Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 29/9/2016

  • |
T5g.org.vn - Thêm hàng trăm công nhân miền Tây nhiễm virus cúm H1N1; Bộ Y tế muốn bệnh viện thuê CEO; Thanh Hóa: Sẽ ngưng hoạt động cơ sở y tế vi phạm trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; Sản phẩm từ cây hoàn ngọc hỗ trợ điều trị ung thư...

Thêm hàng trăm công nhân miền Tây nhiễm virus cúm H1N1

Trong vòng một tuần, số người bị nhiễm virus cúm AH1N1 ở huyện Gò Quao (Kiên Giang) tăng từ 16 ca lên 149.

Ngày 28/9, Sở Y tế tỉnh Kiên Giang cho biết, từ ngày 20 đến chiều 28/9, Bệnh viện đa khoa huyện Gò Quao tiếp nhận thêm 149 công nhân của nhà máy may trên địa bàn đến khám với các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi, đau họng. 61 trường hợp phải nhập viện theo dõi.

Theo Sở Y tế, kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur TP HCM trên 5 mẫu bệnh phẩm của các công nhân trước đó đều dương tính với cúm H1N1. Số công nhân vừa nhập viện để theo dõi, điều trị cũng nghi bị cúm H1N1 và đã được lấy mẫu bệnh phẩm gởi đi xét nghiệm.

“Người bị nhiễm cúm có các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi, đau họng, nhưng không quá nguy hiểm đến sức khoẻ nếu được điều trị đúng cách”, bác sĩ nói. Đơn vị y tế dự phòng đã khử trùng khu vực các công nhân làm việc, tăng cường tuyên truyền đến người dân cách phòng tránh.

Cúm H1N1 hiện được xem như loại cúm mùa bình thường không quá nguy hiểm, song cũng không nên chủ quan vì nếu bệnh nặng có thể gây tử vong. http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/them-hang-tram-cong-nhan-mien-tay-nhiem-virus-cum-h1n1-3475345.html

Bộ Y tế muốn bệnh viện thuê CEO

Đó là chủ trương mới vừa được Bộ Y tế chính thức đưa ra tại hội thảo chuyên gia về đổi mới tổ chức và tài chính y tế được Bộ Y tế tổ chức ngày 28-9 tại Hà Nội.

Theo đó, thay vì các giám đốc yêu cầu phải có học hàm và học vị (tùy hạng cơ sở y tế, như bệnh viện tuyến T.Ư yêu cầu giám đốc phải có học vị tiến sĩ), thì Bộ Y tế đang có chủ trương để các bệnh viện thí điểm thuê giám đốc điều hành (CEO), giám đốc không cần phải là giáo sư, tiến sĩ mà yêu cầu là giỏi về quản lý y tế và điều hành bệnh viện.

Trao đổi với Tuổi Trẻ bên lề hội thảo, vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế Phạm Văn Tác cho rằng đây là một chủ trương mới, tuy nhiên các quy định hiện hành thì đang vướng.

Theo ông Tác, quy định hiện hành khi bổ nhiệm cán bộ vẫn phải trải qua các khâu giới thiệu, lấy phiếu tín nhiệm từ cấp cơ sở…, và như vậy sẽ rất khó nếu thay đổi hình thức bổ nhiệm lãnh đạo bệnh viện sang hình thức thuê CEO.

Tuy nhiên Bộ Y tế đang tìm cách tháo gỡ vướng mắc này. Giữa tháng 10 tới, chủ trương này sẽ được đưa ra bàn thảo tại hội nghị toàn quốc về đổi mới tổ chức và tài chính y tế tổ chức ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc.

Dịp này, Bộ Y tế cũng công bố nhiều dự thảo quan trọng như quy định về hoạt động và giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở y tế công lập, quy định về giá trần dịch vụ đối với bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế, quy định về tự chủ hoạt động tại cơ sở y tế công lập…

Theo đó, Bộ Y tế đưa ra dự kiến tại khu vực khám theo yêu cầu, mỗi bác sĩ khám không quá 35 bệnh nhân/ngày, phòng bệnh theo yêu cầu phải đảm bảo 10 loại thiết bị y tế, 10 loại thiết bị sinh hoạt và nhân lực bao gồm bác sĩ, điều dưỡng trực 24/24g và bảo vệ chung cho cả khu vực. Giá phòng theo yêu cầu loại đắt nhất tại bệnh viện công lên tới 1,2-2,4 triệu đồng/phòng.

Bộ Y tế cũng yêu cầu bệnh viện khống chế giường dịch vụ dưới 10%/tổng số giường, trong khi hiện hành có bệnh viện xếp tới gần 30% giường làm dịch vụ theo yêu cầu, mặc dù khu vực còn lại quá tải trầm trọng.

Bộ Y tế cũng dự kiến điều chỉnh viện phí với bệnh nhân chưa có bảo hiểm y tế thêm 30-50% so với hiện hành (tương đương mức thu từ 1-3-2016 đối với bệnh nhân bảo hiểm y tế) từ 1-1-2017, trong đó ngoài chi phí trực tiếp cho người bệnh còn bao gồm cả phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật thủ thuật.

Từ 1-7-2017 dự kiến sẽ đưa thêm lương vào viện phí và viện phí với nhóm bệnh nhân chưa có thẻ BHYT sẽ tăng thêm một lần nữa. Tính đến hết tháng 8-2016, còn khoảng 22% dân số chưa tham gia BHYT, chủ yếu là nhóm cận nghèo, người làm nghề nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình.

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160928/bo-y-te-muon-benh-vien-thue-ceo/1179192.html

Thanh Hóa: Sẽ ngưng hoạt động cơ sở y tế vi phạm trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Sở Y tế và Bảo hiểm xã hội tỉnh này thanh kiểm tra các hoạt động tuyên truyền quảng bá, quảng cáo, khuyến mãi trái quy định pháp luật của một số cơ sở khám, chữa bệnh. Đồng thời yêu cầu ngừng các hoạt động có dấu hiệu tiếp tay cho việc lạm dụng, trục lợi Quỹ khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế.

Qua kiểm tra, hiện nay, Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) tại Thanh Hóa đang lạm chi rất lớn, lên đến gần 400 tỷ đồng. Từ thực trạng đó, ông Phạm Đăng Quyền - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng, việc tăng cường quản lý Qũy BHYT phải chặt chẽ, đúng quy định pháp luật là cấp thiết, nhưng phải đảm bảo tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó có người tham gia BHYT.

Ông Quyền yêu cầu, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội (BHXH) Thanh Hóa và các đơn vị có liên quan căn cứ quy định pháp luật, theo chức năng nhiệm vụ được giao tiếp tục tăng cường công tác thanh kiểm tra công tác khám, chữa bệnh BHYT tại tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh.

Cùng với việc thanh kiểm tra là tập huấn, phổ biến quán triệt các quy định, quy trình hành chính, chuyên môn trong khám, chữa bệnh BHYT; rà soát chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện các giải pháp hiệu quả chống lạm dụng, trục lợi Quỹ khám, chữa bệnh BHYT.

Đồng thời, thanh tra, kiểm tra các hoạt động tuyên truyền quảng bá, quảng cáo, khuyến mãi trái quy định pháp luật của một số cơ sở khám, chữa bệnh. Đề xuất biện pháp ngăn ngừa, khuyến cáo, yêu cầu ngừng các hoạt động có dấu hiệu tiếp tay cho việc lạm dụng, trục lợi Quỹ khám, chữa bệnh BHYT.

Đối với cơ quan BHXH Thanh Hóa, tăng cường chỉ đạo nghiêm túc triển khai công tác giám định BHYT, kiên quyết không xuất toán những khoản chi trái quy định, bất hợp lý trong thanh toán khám, chữa bệnh của các cơ sở khám, chữa bệnh; xử lý đúng quy định pháp luật; dừng hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT đối với những cơ sở y tế cố tình vi phạm hoặc tái phạm quy định trong khám, chữa bệnh BHYT.

Sở Y tế và BHXH Thanh Hóa kiểm tra, rà soát vận hành liên thông hệ thống kết nối dữ liệu, thực hiện thanh quyết toán dựa trên kết quả dữ liệu; giải quyết những vướng mắc trong vận hành hệ thống; thực hiện đồng bộ thống nhất trên toàn hệ thống với BHXH Việt Nam; đảm bảo quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người tham gia BHXH và tính hiệu quả, công khai, minh bạch trong quản lý Quỹ BHYT.

http://dantri.com.vn/suc-khoe/se-ngung-hoat-dong-co-so-y-te-vi-pham-trong-kham-chua-benh-bao-hiem-y-te-20160928141156648.htm

30 bệnh viện tầm soát miễn phí bệnh do vi rút Zika

Để chủ động phát hiện sớm, tránh nguy cơ phát tán dịch ra cộng đồng, 30 bệnh viện trên địa bàn thành phố sẽ tiến hành tầm soát miễn phí bệnh Zika. Người được thụ hưởng chương trình là những bệnh nhân có biểu hiện các triệu chứng mắc bệnh.

Tính đến nay, bệnh Zika đã lưu hành tại 72 quốc gia và vùng lãnh thổ, đây là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế. Riêng khu vực Đông Nam Á, dịch đang bùng phát mạnh tại Singapore với 342 người mắc; Thái Lan cũng ghi nhận hơn 200 trường hợp. Tại Việt Nam, hiện đã xác định 3 trường hợp dương tính với bệnh, trong đó có 2 ca tại TPHCM và 1 ca tại Khánh Hòa.

Ngày 27/9, trong cuộc họp giao ban trực tuyến giữa các vùng miền trên cả nước, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng nhận định, Việt Nam là quốc gia có sự lưu hành của muỗi truyền bệnh Zika, với sự giao lưu, thông thương toàn cầu như hiện nay, nếu không có giải pháp phòng chống hiệu quả, chúng ta sẽ đối mặt với nguy cơ bùng phát Zika, Cục Y tế Dự phòng đã yêu cầu các địa phương tăng cường biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe người dân.

Trước tình hình trên, tại TPHCM cùng với nỗi lực tăng cường truyền thông, triển khai biện pháp diệt lăng quăng, diệt muỗi truyền bệnh, ngành y tế dự phòng và lĩnh vực điều trị đang có những hoạt động hỗ trợ cộng đồng ứng phó với dịch Zika.

Cụ thể, theo thông tin từ Trung tâm Y tế Dự phòng, sau khi thông nhất phương án triển khai, 30 bệnh viện trên địa bàn thành phố gồm 24 bệnh viện quận huyện và các bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Xuyên Á, Nhân dân Gia Định, Bệnh Nhiệt Đới, Đa khoa khu vực Thủ Đức, Đa khoa khu vực Hóc Môn, Đa khoa khu vực Củ Chi.... sẽ thực hiện tầm soát, miễn phí xét nghiệm liên quan đến bệnh Zika cho cộng đồng.

Chương trình sẽ diễn ra từ nay đến hết ngày 31/12/2016. Đối tượng được thụ hưởng là tất cả những người nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Zika với các triệu chứng phát ban, sốt, đau khớp hoặc phù quanh khớp, đau cơ, mắt đỏ. Bệnh nhân sẽ được lấy mẫu máu, gửi về Viện Pasteur để xét nghiệm miễn phí, truy tìm vi rút Zika.

http://dantri.com.vn/suc-khoe/tphcm-30-benh-vien-tam-soat-mien-phi-benh-do-vi-rut-zika-20160928120059176.htm

Nguy hiểm khi chữa trị tại nhà: Mũi tiêm “đoạt mạng” người đàn ông hơn 50 tuổi

Bị đau lưng, một người đàn ông hơn 50 tuổi đã được một người cùng khu dân cư tiêm thuốc giảm đau. 3- 4 ngày sau, quanh khu vực tiêm bị sưng tấy, hoại tử. Bệnh nhân bị suy đa tạng và tử vong dù đã tốn tới 250 triệu đồng tiền điều trị.

Vết tiêm “chí mạng”

Cách đây hơn 10 ngày, ông N.V.M (ở Hải Phòng) bị đau lưng nên đã đến nhà một người cùng khu dân cư để tiêm thuốc giảm đau. Tuy nhiên, sau 3 - 4 ngày thì quanh khu vực tiêm truyền bị viêm tấy, vùng viêm ngày càng lan rộng nhanh chóng. Bệnh nhân bị sốt cao, vàng da, gia đình vội vã chuyển bệnh nhân đến Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai).

Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhân M nhập viện trong tình trạng sốc nặng, suy đa tạng, kèm theo những tổn thương viêm tấy, lan tỏa toàn bộ vùng lưng lan xuống đùi, bẹn hai bên. Kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng nặng, suy đa tạng, các vết hoại tử trên da đã lan toàn thân, suy đa thận. Mặc dù đã được điều trị tích cực nhưng không có kết quả, bệnh nhân diễn tiến thành suy đa tạng nên phải chuyển sang Khoa Hồi sức tích cực để điều trị tiếp. Kết quả cấy máu cho thấy, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng.

BS Phạm Thế Thạch (Khoa Hồi sức tích cực) cho biết, tụ cầu vàng là vi khuẩn gây nên các bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng nề, dễ tử vong. Tụ cầu vàng thường có dưới da, tuy nhiên chỉ khi cơ thể có các vết xước, lở loét, đặc biệt là tiêm truyền không đảm bảo vệ sinh thì tụ cầu vàng mới xâm nhập và gây nên các bệnh nhiễm trùng nặng, trong đó có nhiễm trùng máu, gây suy đa tạng, người mắc rất dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. “Đối với bệnh nhân này, có thể vết tiêm không đảm bảo vệ sinh là điểm “chí mạng” dẫn đến sự xâm nhập của vi khuẩn tụ cầu vàng”, BS Thạch cho biết.

Theo BS Thạch, sau gần 10 ngày điều trị hồi sức tích cực bằng các kỹ thuật cao như lọc máu liên tục, kháng sinh đặc hiệu liều cao… với chi phí lên đến 250 triệu đồng, nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi. Do bệnh nhân không có BHYT nên gia đình phải chi trả toàn bộ chi phí điều trị.

Hiện tại, Khoa Hồi sức tích cực cũng đang tiếp nhận một bệnh nhân mà hình ảnh cản quang cho thấy kim loại “lấp lánh” trong cơ thể bệnh nhân. Bệnh nhân này cho biết đã uống thuốc tễ của một bà mế. Đối với các trường hợp ngộ độc kim loại, các bác sĩ cho hay, việc điều trị cũng rất khó khăn, tốn kém.

Mũi tiêm rẻ, nhưng chi phí giải quyết hậu quả rất đắt

BS Phạm Thế Thạch cũng chia sẻ, có nhiều bệnh nhân gánh chịu hậu quả của việc tiêm truyền tại nhà, đặc biệt là tiêm các thuốc giảm đau (đau lưng, đau xương khớp…) hoặc truyền dịch. Do tâm lý người bệnh ngại đến bệnh viện, thích tiêm truyền với suy nghĩ bệnh nhanh khỏi hơn nên thường tìm đến những cơ sở không được phép tiêm truyền, khám bệnh gần nhà. Các cơ sở này không đảm bảo vô trùng, kỹ thuật tiêm truyền không đảm bảo, không có phương tiện cấp cứu khi bệnh nhân bị sốc thuốc. Do đó, nguy cơ bệnh nhân bị nguy hiểm đến tính mạng là rất lớn.

Trước đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang từng tiếp nhận bệnh nhân Hứa Thị C (trú tại huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) trong tình trạng chân trái sưng tấy đỏ, loét chảy mủ, hoại tử toàn bộ đùi và cẳng chân trái. Người nhà cho biết, bệnh nhân C thường đau mỏi xương khớp toàn thân, nhất là vai và chân, nghe người cùng làng nói có “Thần y – Đau đâu tiêm đấy” đã chữa khỏi bệnh cho nhiều người, nên bà đã bảo con cháu trong gia đình đưa đi tiêm. Tuy nhiên, sau tiêm khoảng 3 ngày, thấy chân bệnh nhân sưng nề, đau nhiều và chảy mủ nên gia đình đã đưa bà đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh để khám và điều trị bệnh.

BS Lê Mậu Thành, Khoa Chấn thương Chỉnh hình (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang) cho hay, trong hơn 2 tuần điều trị, các bác sĩ đã thực hiện 3 lần phẫu thuật, gồm 2 lần cắt lọc tổ chức hoại tử và một lần vá da, điều trị nâng cao thể trạng, chăm sóc tích cực. May mắn, bệnh nhân đã được các bác sĩ cứu sống bởi nếu không, bà đã đối diện với nguy cơ thiệt mạng vì nhiễm trùng máu rất cao.

BS Nguyễn Trung Cấp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, từ trước đến nay, Bệnh viện vẫn hay gặp trường hợp bệnh nhân là nạn nhân của việc tiêm truyền của các lang vườn. Trong đó, có những bệnh nhân bị sốc phản vệ, nhiễm trùng huyết do nhiễm trùng vết tiêm. Nguyên nhân nhiễm trùng do kỹ thuật tiêm không chuẩn, không đảm bảo vô trùng khiến vi trùng trên da xâm nhập qua vết tiêm gây nhiễm trùng. Có những bệnh nhân đau lưng thì phù nề hoại tử vùng lưng, có bệnh nhân tiêm khoeo chân thì bị phù nề hoại tử ở vùng khoeo chân dẫn đến nhiễm trùng máu, nguy cơ tử vong rất cao. Nếu cứu thành công thì cũng để lại biến chứng và chi phí điều trị vô cùng đắt đỏ.

http://dantri.com.vn/suc-khoe/nguy-hiem-khi-chua-tri-tai-nha-mui-tiem-doat-mang-nguoi-dan-ong-hon-50-tuoi-20160928093022961.htm

Người không có bảo hiểm y tế sẽ chịu viện phí tăng 30-50%

Từ 1/1/2017, viện phí của người không có bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ tăng khoảng 30% và đến 1/7/2017 sẽ tăng 50% so với hiện nay. Có không ít dịch vụ tăng gấp 2, 3 lần.

Ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế) cho biết, Bộ này đã xây dựng Dự thảo Thông tư điều chỉnh viện phí đối với người không có thẻ BHYT.

Theo ông Liên, từ tháng 3 đến nay, viện phí đã có 2 lần điều chỉnh đối với nhóm người có thẻ BHYT. Cụ thể, ngày 1/3, viện phí của người có BHYT tăng khoảng 30% do tính thêm các chi phí phụ cấp ngày trực, phụ cấp thủ thuật. Để tránh tác động lớn đến xã hội, hiện nay mới có 16 tỉnh có tỷ lệ tham gia BHYT trên 85% tính theo mức giá viện phí mới này. Theo lộ trình, từ nay đến hết năm 2016, các tỉnh còn lại sẽ điều chỉnh viện phí theo giá mới.

“Hiện người chưa có thẻ BHYT vẫn chịu viện phí theo giá cũ chưa điều chỉnh. Tuy nhiên, điều này tạo ra sự mất bình đẳng giữa người có và không có BHYT. Việc điều chỉnh viện phí ở nhóm không có BHYT cũng tạo động lực khuyến khích người dân tham gia BHYT” – ông Liên cho biết.

Theo dự thảo, từ 1/1/2017, viện phí của người không có BHYT sẽ tăng khoảng 30% và đến 1/7/2017 sẽ tăng 50% so với hiện nay. Có không ít dịch vụ tăng gấp 2, 3 lần. Mức giá này giống như giá của nhóm có BHYT, tuy nhiên, người bệnh không có BHYT sẽ phải thanh toán 100%. Đây là chi phí khổng lồ, nếu như các ca bệnh đắt tiền, chi phí lên đến vài chục triệu, thậm chí vài trăm triệu đồng.

Cụ thể, tiền khám bệnh trong tháng 3 ở bệnh viện (BV) hạng 1 vẫn là 20.000 đồng/lượt khám; BV hạng 2 là 15.000 đồng, BV hạng 3 là 10.000 đồng, BV hạng 4 là 7.000 đồng. Đến tháng 7, tiền khám sẽ tăng lên tương đương các hạng BV là 39.000 đồng; 35.000 đồng, 31.000 đồng và 29.000 đồng. Còn từ 1/3, tiền giường điều trị Hồi sức tích cực ở BV hạng đặc biệt tăng từ 335.000 lên 354.000 đồng, còn tháng 7 tăng lên 677.000 đồng/người. Ngoài ra giá viện phí cũng được điều chỉnh với khoảng 1.900 dịch vụ y tế. Mức giá này cũng tương đương với giá của nhóm BHYT.

Theo ông Liên, Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các địa phương chuyển phần ngân sách đang cấp tiền lương cho các bệnh viện hiện nay để hỗ trợ 30% còn lại cho người cận nghèo tham gia BHYT, nâng mức hỗ trợ người làm nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, lâm nghiệp có mức sống trung bình để họ tham gia BHYT (hiện nay đang hỗ trợ tối thiểu 30%).

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã đề nghị các tỉnh phải bố trí ngân sách và huy động các nguồn vốn cho Quỹ hỗ trợ khám chữa bệnh người nghèo của tỉnh, chỉ đạo các bệnh viện sử dụng một phần chênh lệch thu chi để lập Quỹ hỗ trợ khám chữa bệnh, để hỗ trợ các trường hợp có khó khăn trong chi trả viện phí.

http://dantri.com.vn/suc-khoe/nguoi-khong-co-bao-hiem-y-te-se-chiu-vien-phi-tang-30-50-20160928072155968.htm

Em bé “ba bố mẹ” đầu tiên trên thế giới

Em bé có “ba bố mẹ” đầu tiên của thế giới, một bé trai tên là Abrahim, đã chào đời năm tháng trước từ một cặp vợ chồng người Jordan. Việc điều trị, nhằm tránh cho người mẹ truyền ADN ti thể bị khiếm khuyến sang con cái, được thực hiện ở Mexico.

Thông tin đăng tải trên tờ New Scientist, được xem là bước tiến cách mạng trong lĩnh vực y học sinh sản. Quy trình - dựa trên kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm mới kết hợp AND từ ba bố mẹ - là cần thiết vì mẹ của Abrahim, cô Shaban Hassan, mang đột biến ADN ti thể gây hội chứng Leigh, một rối loạn thần kinh chết người.

Vì đột biến này, cô và chồng, anh Mahmoud Hassan, đã bị mất hai đứa con, vì vậy họ yêu cầu sự trợ giúp của nhóm các nhà khoa học tại Trung tâm sinh sản New Hope, thành phố New York. Nhóm do bác sĩ John Zhang đứng đầu đã thiết kế một kỹ thuật “ba bố mẹ” mới.

Cách truyền thống để làm điều này là sử dụng phương pháp pronuclear transfer, trong đó cả trứng của người mẹ và trứng của người cho được thụ tinh với tinh trùng của người cha. Khi cả hai trứng bắt đầu phân chia thành phôi giai đoạn đầu, các nhà khoa học sẽ lấy nhân ra. Nhân từ trứng của người cho sẽ bị loại bỏ, và nhân từ trứng của người mẹ được thế vào vị trí đó. Đây là kỹ thuật đã được pháp luật công nhận ở Anh vào năm 2015.

Tuy nhiên, cặp vợ chồng đã từ chối kỹ thuật này vì lý do tôn giáo - họ không muốn bỏ đi một phôi thai. Vì thế, một kỹ thuật "ba bố mẹ" khác, được gọi là spindle nuclear transfer, đã được sử dụng: đầu tiên nhân được lấy ra từ trứng của người mẹ và đưa vào trứng của người cho đã loại bỏ nhân. Chỉ sau đó trứng mới được thụ tinh với tinh trùng của người cha.

Mexico được chọn làm điểm đến để thực hiện kỹ thuật này vì quy định ở đây tương đối lỏng lẻo. Kết quả sẽ được trình bày tại Hội nghị Khoa học của Hội Y học Sinh sản Mỹ ở Salt Lake City trong tháng Mười, nhưng nó tiêu biểu cho một bước tiến lớn của một kỹ thuật mà thường thu hút nhiều sự tranh cãi.

Tại sao sự ra đời của Abrahim lại gây tranh cãi?

Ý tưởng về những em bé “ba bố mẹ” đã từng làm dấy lên sự chỉ trích từ một số nhóm cho rằng nó có thể mở đường cho những “đứa trẻ theo đơn đặt hàng”. Tại thời điểm được phê chuẩn tại Anh, Bộ trưởng Y tế Dame Sally Davies đã nhận xét: "Mục đích của việc đưa ra những quy định này là để đảm bảo rằng các bà mẹ mang ti thể bị lỗi có thể sinh con khỏe mạnh, không bị những căn bệnh tàn phá và thường gây tử vong do bệnh nghiêm trọng ở ti thể.

"Điều quan trọng cần nhớ là ADN ti thể đại diện cho chưa đến 0,054% tổng số ADN, và không phải là một phần của ADN nhân, là thứ quyết định các đặc điểm cá nhân như tính cách, màu tóc và màu mắt của chúng ta".

Tuy kĩ thuật chuyển ti thể đã được hợp pháp hóa ở Anh từ năm 2015, song chưa có quốc gia nào khác chính thức hợp pháp hóa điều này. Các bác sĩ đã thực hiện qui trình tại Mexico, cách xa các cơ quan quản lý y tế nghiêm ngặt.

BS John Zhang cho biết họ chọn Mexico vì "không có các quy định" và "cứu sống sinh mạng là việc làm hợp đạo đức", ông nói.

Còn Dusko Ilic, một chuyên gia về tế bào gốc tại trường King’s College London thì cho rằng tuy kĩ thuật đã cho ra đời một em bé khỏe mạnh, ông đặt câu hỏi về lý do tại sao các bác sĩ lại không muốn kỹ thuật này chịu "những quy định nghiêm ngặt giống như một số khác nước sẽ áp dụng".

Các chuyên gia gọi việc chọn địa điểm ở Mexico của các bác sĩ là "rủi ro" và đặt câu hỏi về những gì đã diễn ra trong quá trình cho ra đời một em bé khỏe mạnh từ trường hợp chuyển ti thể này.

“Đây có phải là lần đầu tiên họ thực hiện kỹ thuật này hay đã có những nỗ lực khác, và họ báo cáo trường hợp này bởi vì nó thành công?” Dusko Ilic đặt câu hỏi.

"Câu hỏi này và nhiều câu hỏi quan trọng khác vẫn chưa được trả lời vì công trình chưa được công bố và cộng đồng khoa học chưa thể xem xét chi tiết. Công việc này rất cần được thực hiện sớm".

ADN ti thể là gì?

Ti thể là bào quan chịu trách nhiệm tạo ra năng lượng cần thiết cho tế bào hoạt động. Chúng được tìm thấy trong cơ thể của mọi tế bào sống, riêng biệt với nhân là nơi giữ ADN nhân - những đặc điểm di truyền được thừa hưởng từ cả bố và mẹ.

Nhưng ti thể cũng có một lượng nhỏ ADNA của chính mình. ADN ti thể chứa 37 gen truyền từ mẹ sang con. Đột biến gen ở gen ti thể có thể dẫn đến những căn bệnh chết người ở đứa con. Các đột biến ở một trong số nhiều gen khác nhau của ti thể có thể gây ra hội chứng Leigh, một rối loạn tiến triển của hệ thần kinh thường biểu hiện ngay từ khi còn nhỏ.

http://dantri.com.vn/suc-khoe/em-be-ba-bo-me-dau-tien-tren-the-gioi-20160928122236588.htm

Sản phẩm từ cây hoàn ngọc hỗ trợ điều trị ung thư

Dự án cấp nhà nước “Quy trình sản xuất hai chế phẩm Tanu Gold, Tanu Green hỗ trợ điều trị ung thư từ cây hoàn ngọc” vừa được nghiệm thu ngày 10/9/2016.

Phân lập hoạt chất quý trong cây hoàn ngọc

Theo bà Bùi Kim Nga - Giám đốc DN Hoàn ngọc 7 Nga Tây Ninh, đơn vị thực hiện dự án: Ung thư là căn bệnh vẫn còn nhiều thách thức đối với các nhà khoa học; phương pháp điều trị từ hóa trị, xạ trị đến phẫu thuật vẫn còn có các tác dụng phụ không mong muốn. Chính tác dụng không mong muốn này làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Các nhà khoa học trên thế giới đã và đang cố gắng tìm ra loại thuốc để điều trị nội khoa. Trong khi đó, thuốc từ thảo dược điều trị ung thư, hiện vẫn chưa được tìm ra.

Ở Việt Nam, nguồn dược liệu rất phong phú và các nhà khoa học đang cố gắng tìm kiếm trong các dược thảo những hoạt chất sinh học mới có tác dụng điều trị căn bệnh này. Chính vì vậy nhà nước đã triển khai Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Công nghệ Hóa dược. Dự án sản xuất hai chế phẩm hỗ trợ điều trị ung thư từ cây hoàn ngọc nằm trong chương trình này.

Để có được thành quả ngày hôm nay là hai loại viên nang hỗ trợ điều trị ung thư, DN Hoàn ngọc 7 Nga Tây Ninh đã dồn hết tâm lực vào nghiên cứu khoa học để chứng minh hiệu quả điều trị bệnh của loài cây này. Kết quả là từ một loại thảo dược dân gian, cây hoàn ngọc đã được các nhà khoa học thuộc Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam phân lập được hàng loạt những chất quý có tính năng điều trị nhiều chứng bệnh; đặc biệt có khả năng ức chế khối u, trong đó rễ cây (7 năm tuổi) là bộ phận chứa nhiều chất nhất, có hàm lượng tritecpen cao nhất.

Sau đó, năm 2012, DN Hoàn ngọc 7 Nga Tây Ninh đã được nhà nước cấp kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu quy trình tạo chế phẩm điều trị ung thư từ cây hoàn ngọc. Đề tài đã hoàn thành xuất sắc, nhà nước lại tiếp tục cấp kinh phí lần hai để thực hiện dự án sản xuất 2 sản phẩm viên nang hỗ trợ điều trị ung thư.

Căn cứ khoa học vững chắc để sản xuất đại trà

Đến nay dự án đã hoàn thiện, theo đó ngày 31/8 2016 Bộ trưởng Bộ Công thương đã ra quyết định3570/QĐ-BCT thành lập hội đồng và tổ chuyên gia để nghiệm thu. Ngày 10/9 hơn 10 Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành đã đến khảo sát thực tế tại doanh nghiệp. Tại trung tâm nuôi trồng, nhân giống, bảo tồn gene dược liệu hoàn ngọc tại Xã Phan, huyện Dương Minh Châu,tỉnh Tây Ninh các nhà khoa học đánh giá dự án đã hoàn thiện và đạt loại khá.

Dự án đã hoàn thành các nội dung, mục tiêu đề ra, với tổng mức đầu tư gần 10 tỷ đồng trong đó có phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước 2,7 tỷ. Nhà máy chiết xuất dược liệu được đầu tư máy móc hiện đại, phù hợp với quy trình, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đạt chuẩn ISO 22000:2005 do Đức chứng nhận; nguồn nguyên liệu ổn định, gần 50ha vườn trồngtheo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới, sẽ đủ phục vụ nhu cầu của người dân.

Hội đồng đánh giá cao sự nỗ lực đóng góp của một doanh nghiệp tư nhân đầu tiên được nhà nước giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, xác định kết quả đạt được là rất đáng khích lệ, đây là căn cứ khoa học vững chắc để sản xuất đại trà, góp phần chăm sóc sức khỏe bệnh nhân.

Theo dõi từ đề tài đến dự án, GS.TS Nguyễn Văn Hùng (Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc, Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho rằng: “Đây là một công trình nghiên cứu bài bản, đầy đủ. Kết quả như ngày hôm nay, trên cả mong đợi. Nhóm nghiên cứu và thực hiện rất ăn ý, cộng tác chuyên nghiệp”.

TS Phùng Hà (nguyên Cục trưởng Cục hóa chất, Bộ Công thương) nhận định: “Đề tài thực hiện quy mô, không chỉ nằm trong phòng thí nghiệm mà đã tạo ra sản phẩm. Mô hình nghiên cứu này cần được nhân rộng, đây là mô hình liên kết rất thành công giữa nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp”.

PGS.TS Phan Phước Hiền (nguyên chủ nhiệm khoa hóa sinh hóa dược Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM) khen: “DN Hoàn ngọc 7 Nga Tây Ninh là một điểm sáng trong nghiên cứu khoa học. Thành công của dự án không chỉ là tiếng vang ở Tây Ninh mà là niềm tự hào của cả nước. Báo cáo nghiệm thu rất công phu, đầy đủ, chỉ cần thêm ảnh minh họa các hoạt động là hoàn chỉnh”.

Bác sĩ chuyên khoa II Hoa Công Hậu (Giám đốc Sở Y tế Tây Ninh) vui mừng: “Giờ đây cây hoàn ngọc đã trở thành loài cây “đặc sản” của tỉnh Tây Ninh, tạo hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm đa dạng, chất lượng. Đây là dự án cấp nhà nướcđầu tiên của tỉnh Tây Ninh. Hy vọng lộ trình đến năm 2020, Việt Nam sẽ có nhiều sản phẩm chất lượng thực sự, được khoa học chứng minh rõ ràng góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân”.

http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/330250/san-pham-tu-cay-hoan-ngoc-ho-tro-dieu-tri-ung-thu.html

Sắp tăng giá dịch vụ y tế cho người không có thẻ BHYT

Bộ Y tế dự kiến đầu năm 2017 sẽ tăng giá nhiều dịch vụ y tế của bệnh nhân không có thẻ BHYT.

Đại diện Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết, hiện nay giá dịch vụ khám chữa bệnh của người không có thẻ BHYT vẫn thực hiện theo quy định cũ.

Song thời gian tới, dự kiến khoảng đầu năm 2017,  giá dịch vụ ngoài BHYT sẽ tính thêm tiền lương, phụ cấp, mức giá tối đa bằng mức giá của các dịch vụ do BHYT thanh toán. Tuy nhiên mức giá mới này vẫn chưa tính chi phí sửa chữa lớn, khấu hao, đào tạo, nghiên cứu khoa học, như vậy sẽ bình đẳng giữa người có thẻ BHYT và người không có thẻ BHYT để khuyến khích người dân tham gia BHYT, thực hiện chủ trương BHYT toàn dân.

Cũng theo đại diện Vụ Kế hoạch tài chính, việc tăng giá sẽ thực hiện từng bước. Bước 1, mức giá bao gồm chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù dự kiến thực hiện từ ngày 1-1-2017. Bước 2, mức giá bao gồm các chi phí tại bước 1 nêu trên và chi phí tiền lương dự kiến thực hiện từ ngày 1-7-2017.

Được biết hiện nay đã có gần 80% dân số có thẻ BHYT, chỉ còn 20% chưa tham gia, trong đó phần lớn là người có mức sống trung bình trở lên, để giảm bớt gánh nặng cho đối tượng này thì giải pháp quan trọng nhất là phải tham gia BHYT. Tuy nhiên hiện Luật BHYT quy định, tham gia BHYT là bắt buộc, vậy nên thời gian tới Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các địa phương chuyển phần ngân sách đang cấp tiền lương cho các bệnh viện hiện nay để hỗ trợ 30% còn lại cho người cận nghèo tham gia BHYT, nâng mức hỗ trợ người làm nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, lâm nghiệp có mức sống trung bình để họ tham gia BHYT (hiện nay đang hỗ trợ tối thiểu 30%).

Để việc tăng giá tương xứng với tăng chất lượng theo đại diện Vụ Kế hoạch tài chính, hiện Bộ Y tế đã chỉ đạo và toàn hệ thống bệnh viện đã nỗ lực để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, cụ thể nhiều bệnh viện đã vay vốn, huy động vốn, sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để mua thêm giường, ghế, cải tạo, sửa chữa phòng khám khang trang hơn, các buồng bệnh đã có sự thay đổi cơ bản phần nào đáp ứng nhu cầu của người bệnh.

Bộ Y tế đã chỉ đạo tăng cường công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên xuống tuyến dưới, thực hiện các dự án bệnh viện vệ tinh (đến nay hầu hết các tỉnh đều có bệnh viện là bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện trung ương), luân phiên cán bộ xuống tuyến dưới, ban hành các quy định, quy trình chuyên môn, thực hiện đánh giá chất lượng bệnh viện bằng bộ tiêu chí mới với 83 tiêu chí.

 

Bộ Y tế đã chỉ đạo và các bệnh viện đã thực hiện đổi mới phong cách, thái độ để làm vừa lòng người bệnh, triển khai các giải pháp để từng bước xây dựng các bệnh viện xanh - sạch - đẹp

Mới đây nhất, tháng 8-2016, đợt tăng giá viện phí đối với người có thẻ BHYT được triển khai với 16 tỉnh, thành có tỉ lệ người dân tham gia BHYT trên 85%. Theo đó, mức viện phí đã được tính thêm lương nhân viên y tế.

http://www.baohaiquan.vn/pages/sap-tang-gia-dich-vu-y-te-cho-nguoi-khong-co-the-bhyt.aspx

GE hướng đến các giải pháp y tế bền vững tại Việt Nam

Tại hội nghị Quản lý Bệnh viện châu Á 2016 vừa được tổ chức tại TP. HCM mới đây, cộng đồng y tế Việt Nam đã có dịp tìm hiểu về Nhóm giải pháp y tế bền vững (Sustainable Healthcare Solutions) của GE Healthcare.

Trao đổi bên lề hội nghị, bà Myra Eskes, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành GE Healthcare ASEAN cho biết Nhóm giải pháp y tế bền vững của GE Healthcare có mục tiêu phục vụ 5,8 tỷ người ở các nước đang phát triển trên toàn thế giới, chưa có hoặc ít có điều kiện tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng. Theo đó, GE hiện đang tập trung phát triển các sản phẩm y tế công nghệ tiên tiến với chi phí hợp lý dành riêng cho các quốc gia đang phát triển tại các khu vực Ấn Độ, Nam Á, châu Phi và Đông Nam Á.

Trong năm 2015, GE đã công bố dành 300 triệu USD phát triển các giải pháp dành riêng cho các nền kinh tế mới nổi trong đó có Việt Nam. Đây là phần đầu tư cho dòng sản phẩm tiết kiệm (Affordable Care Portfolio) của công ty, đáp ứng nhu cầu của ngành y tế tại các thị trường này.

Cụ thể tại Việt Nam, hai dòng sản phẩm Revolution ACT và Lullaby Warmer Prime được GE Healthcare giới thiệu năm 2015 và 2016 đã được giới y khoa Việt Nam đón nhận. Các sản phẩm này vừa thừa hưởng những công nghệ tân tiến của các dòng sản phẩm hiện đại vừa được tinh giản giữ lại những tính năng hữu dụng và đơn giản, phù hợp trang bị cho các cơ sở y tế tuyến đầu còn hạn chế về cơ sở vật chất và thiếu thốn nguồn nhân lực.

Bên cạnh GE Healthcare tập trung vào việc hỗ trợ các chương trình giáo dục và đào tạo cho đội ngũ y bác sỹ. Tại Việt Nam, tháng 6-2016, GE Healthcare đã dành hơn 300.000 USD phối hợp với bệnh viện Việt Đức và Hội gây mê – hồi sức Việt Nam thành lập phòng thực hành lâm sàng và mô phỏng trong gây mê hồi sức. Trước đó, tháng 3-2015, GE Healthcare đã tài trợ 250.000 USD cho bệnh viện Bạch Mai nhằm hỗ trợ phát triển và nâng cao kĩ năng cho các bác sĩ khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực. Tháng 4-2015, GE Healthcare và Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo giáo dục y khoa về tim mạch cho 100 bác sĩ Việt Nam nhằm cải thiện việc chẩn đoán và điều trị các bệnh tim mạch ở Việt Nam.

http://www.baohaiquan.vn/Pages/GE-huong-den-cac-giai-phap-y-te-ben-vung-tai-Viet-Nam.aspx

Lo lắng chất lượng nhân lực y tế

Đào tạo y khoa hiện mới chỉ quan tâm đến số lượng, chưa chú trọng chất lượng, dẫn đến thực tế sinh viên ra trường chưa nắm vững kiến thức, kinh nghiệm, ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh, tính mạng của nhân dân.

Dễ dãi trong đào tạo

Theo đại diện Vụ Khoa học và Đào tạo, Bộ Y tế, trước năm 2000 cả nước chỉ có 8 trường đào tạo y khoa, nhưng đến năm 2016 đã lên tới 24 trường. Nhiều cơ sở thành lập mới chỉ trong thời gian ngắn với tiêu chí thành lập đơn giản, chuyên môn giảng viên chưa được đánh giá đúng mực… Số sinh viên tăng nhiều ở mỗi trường nhưng cơ chế kiểm soát chất lượng chưa rõ ràng; việc đánh giá sinh viên cũng chưa có chuẩn chung, nặng về đánh giá kiến thức, chưa tiếp cận đánh giá theo năng lực.

Khi được hỏi nhiều chuyên gia y tế đều chung nhận định cho rằng, sở dĩ có việc nở rộ việc đào tạo nhân lực y khoa là do cơ chế mở ngành, mở trường đào tạo còn dễ dãi, bên cạnh đó thời gian đào tạo chuyên khoa của bác sỹ ở Việt Nam còn khiêm tốn. Theo đó, một trong những nguyên tắc ở nước ngoài đối với đào tạo y khoa là cơ sở đào tạo phải có bệnh viện của riêng mình, cho dù chỉ đào tạo trình độ trung cấp hay cao đẳng. Ở nước ta chỉ cần trường ký hợp đồng với một bệnh viện là đủ điều kiện về cơ sở thực hành để mở ngành. Điều này sẽ khó đảm bảo chất lượng thực hành bởi số lượng, chất lượng đội ngũ y bác sĩ tại cơ sở thực hành và năng lực tiếp nhận sinh viên của bệnh viện không được kiểm soát.

Bác sỹ Trần Văn Phúc, Khoa chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Xanh Pôn cho rằng, học xong 6 năm y khoa tại các trường đào tạo trong nước mới chỉ xóa mù về y khoa, chưa thể nói tới chuyện chữa bệnh cứu người. Ở các nước, sinh viên học 4 năm đại học cơ bản, 5 năm đại học y; tốt nghiệp cầm bằng chưa được khám chữa bệnh mà phải học nội trú, hệ nội khoa 3 năm, hệ ngoại khoa 4 năm, chẩn đoán hình ảnh học 5 năm. Bên cạnh đó, 100% bác sỹ phải học nội trú, nghĩa là những bệnh viện đào tạo chỉ 50% biên chế, còn lại 50% là nhận đào tạo nội trú. Trong 5 năm học ấy, sinh viên nội trú được hưởng 50% lương và các khoản thu nhập khác. Trong khi đó ở Việt Nam hiện nay đào tạo 6 năm ra trường, nhiều sinh viên ra trường tự đi xin việc, sau đó “học lỏm” từ bác sỹ đi trước, nên trình độ còn rất nhiều hạn chế.

Đồng quan điểm, ông Trần Bình Giang, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức thông tin, trong khi các nước khác như Pháp, Mỹ phải mất 13 năm để đào tạo ra một bác sỹ, nhưng ở Việt Nam chỉ mất 6 năm. Tuy nhiên, thời gian sau đó họ phải lăn lộn thực tập tại các bệnh viện lớn. Còn Việt Nam đang đào tạo bác sĩ 6 năm, sinh viên ra trường tự tìm kiếm công việc tại một bệnh viện và tự xoay xở. Đương nhiên, với kiến thức thuần lý thuyết, chắc chắn bác sỹ đó không làm được mà phải học tập các bác sỹ đi trước, nếu người nào tiếp thu nhanh thì sẽ nhanh vào nghề, ngược lại sẽ rất khó khăn.

Bàn về chất lượng đào tạo nhân lực y khoa hiện nay, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng thừa nhận, hiện nay đào tạo nhân lực ngành Y tế vẫn lẫn lộn giữa hệ hàn lâm và hệ thực hành. Hệ thống đạo tạo sau Đại học đối với ngành y vẫn chưa rõ ràng khi mà chương trình đào tạo thạc sỹ y khoa vẫn chỉ là chương trình đào tạo bác sỹ chuyên khoa có thêm một luận án tốt nghiệp.

"Ngoài ra, quy định đào tạo y khoa ở nước ta còn nhiều bất cập. Trong khi ở Nhật Bản sau 40 năm mới có thêm 1 trường đại học đào tạo bác sỹ thì ở Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2016 đã có thêm 16 cơ sở đào tạo ngành y. Một phần do tiêu chí thành lập trường đơn giản, bệnh viện thực hành, chuyên môn của giảng viên chưa được đánh giá đúng mức, mới chỉ có kiểm định cơ sở đào tạo chứ chưa tiếp cận kiểm định chương trình đào tạo", Bộ trưởng Bộ Y tế chia sẻ.

Cần thay đổi

Để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Bộ Y tế đang chủ trương triển khai đổi mới căn bản, toàn diện đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế theo hướng tiếp cận với các phương thức đào tạo của các nước tiên tiến trên thế giới. Trước mắt đổi mới đào tạo nhân lực y tế đi sâu vào đổi mới một số chương trình đào tạo chủ chốt theo hướng hình thành năng lực nhằm tạo ra nguồn nhân lực y tế đáp ứng với mô hình bệnh tật và hoàn cảnh thực tế của Việt Nam, gắn đào tạo với sử dụng nhân lực y tế.

Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, phụ trách Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho rằng, nghề y là nghề đặc biệt, song chế độ đãi ngộ lại chưa đặc biệt. Nếu muốn kêu gọi nâng cao chất lượng, trước tiên phải thay đổi chế độ trả lương cho y, bác sỹ. Tại Mỹ trung bình để thành bác sỹ điều trị cần ít nhất 9 năm, thành phẫu thuật viên cần 12 năm. Nhưng lương phẫu thuật viên cao gấp đôi lương cơ trưởng, nhưng ở Việt Nam lương bác sỹ thấp gần nhất trong hệ thống thang bảng lương của Nhà nước.

Còn ông Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển cộng đồng, Liên hiệp Các hội khoa học Việt Nam, cho biết, muốn có sự thay đổi cơ bản về chất lượng đào tạo ngành Y cần phải có sự bắt đầu ngay từ khâu đào tạo, trong đó các điều kiện để đảm bảo sinh viên được thực hành là khâu then chốt. Khi nào việc đào tạo ngành Y còn tình trạng thầy giảng trò chép thì sinh viên ngành Y vẫn tiếp tục "lơ ngơ" khi đứng trước người bệnh. Cốt lõi trong đào tạo ngành Y là cho sinh viên học lâm sàng, tiếp xúc với người bệnh nhiều hơn.

Một số chuyên gia thì cho rằng, cơ quan quản lý cần xây dựng lộ trình riêng cho những cử nhân y khoa sau khi tốt nghiệp (thời gian 4 năm). Nếu cử nhân lựa chọn hệ hành nghề khám chữa bệnh do Bộ Y tế quản lý thì nên tiếp tục học lên bác sỹ y khoa (2 năm) sau đó phải hành nghề ít nhất 1 năm rồi mới tiếp tục học chuyên khoa vào chuyên khoa sâu. Sinh viên trong giai đoạn tiến hành nghề nên có sự hỗ trợ của Nhà nước giúp họ yên tâm công tác và học hỏi, cống hiến.

http://www.baohaiquan.vn/Pages/Lo-lang-chat-luong-nhan-luc-y-te.aspx

Bộ Y tế triển khai bệnh viện vệ tinh chuyên ngành nội tiết

Lần đầu tiên Bộ Y tế cho phép Bệnh viện Nội tiết chuyển giao các kỹ thuật chuyên ngành nội tiết và rối loạn chuyển hóa cho các bệnh viện vệ tinh.

Sáng 28/9, tại thành phố Nam Định, Bộ Y tế tổ chức lễ ký kết chuyển giao kỹ thuật theo Đề án bệnh viện vệ tinh giữa Bệnh viện Nội tiết Trung ương và Bệnh viện Nội tiết tỉnh Nam Định, giai đoạn 2016- 2020.

Đây là lần đầu tiên Bộ Y tế cho phép Bệnh viện Nội tiết Trung ương chuyển giao các kỹ thuật chuyên ngành nội tiết và rối loạn chuyển hóa cho các bệnh viện vệ tinh.

Bệnh viện Nội tiết Nam Định mỗi năm khám và điều trị cho trên 40.000 lượt người, trong đó điều trị nội trú cho trên 500 lượt bệnh nhân. Do năng lực còn hạn chế nên hàng năm bệnh viện này phải chuyển gần 800 bệnh nhân nặng lên tuyến trên điều trị bệnh đái tháo đường và bệnh lý tuyến giáp.

Sau lễ ký kết hôm nay, Bệnh viện Nội tiết Trung ương sẽ chuyển giao cho Bệnh viện Nội tiết Nam Định 18 kỹ thuật y tế. Trong đó, từ nay đến 2017, tập trung chuyển giao các kỹ thuật điều trị, cấp cứu bệnh đái tháo đường và các biến chứng, bệnh nội tiết tuyến giáp, những năm sau sẽ chuyển giao thêm các kỹ thuật điều trị những tuyến nội tiết khác; đồng thời Bệnh viện Nội tiết Nam Định sẽ từng bước tiếp cận để đến năm 2020 có thể tự triển khai phẫu thuật được tuyến giáp.

Để chuẩn bị cho kế hoạch vừa nêu, từ năm ngoái, Bệnh viện Nội tiết Nam Định đã mua các máy xét nghiệm sinh hóa, máy siêu âm 4 chiều, máy xét nghiệm miễn dịch cùng nhiều trang thiết bị khác và đang triển khai Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nhà điều trị 8 tầng với diện tích gần 6000 m2.

Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: “Bệnh về nội tiết hiện nay như một “cơn bão” trong đó có “đại dịch” đái tháo đường typ 2. Đối với Bệnh viện Nội tiết Trung ương, đây là lần đầu tiên Bộ Y tế cho phép chuyên ngành nội tiết, rối loạn chuyển hóa được triển khai Đề án bệnh viện vệ tinh.

Trước đây trong giai đoạn 2012-2015 chỉ có 5 chuyên khoa quá tải nhất được tham gia Đề án bệnh viện vệ tinh là các chuyên ngành: tim mạch, ung thư, sản, nhi, chấn thương- chỉnh hình…”

Sau Bệnh viện Nội tiết Nam Định sẽ là Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên được Bệnh viện Nội tiết Trung ương chuyển giao các kỹ thuật chuyên ngành nội tiết và rối loạn chuyển hóa. Như vậy sau 3 năm triển khai Đề án bệnh viện vệ tinh, cả nước có hơn 20 bệnh viện hạt nhân thường xuyên chuyển giao kỹ thuật cho gần 50 bệnh viện tuyến tỉnh, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn cho bệnh viện tuyến dưới, giúp người bệnh được khám chữa bệnh tại tuyến tỉnh, không phải đi xa, tiết kiệm được thời gian, giảm được chi cho việc khám chữa bệnh.

http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/xa-hoi/bo-y-te-trien-khai-benh-vien-ve-tinh-chuyen-nganh-noi-tiet.html

Từ năm 2017, người không có BHYT sẽ chịu mức viện phí nào?

Theo dự thảo thông tư điều chỉnh viện phí với người không có thẻ BHYT, từ 1/1/2017 mức viện phí sẽ tăng lên 30-50%.

Ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế cho biết, từ tháng 3/2016 đến nay, viện phí đã có 2 lần điều chỉnh đối với nhóm người có thẻ BHYT. Cụ thể, ngày 1/3, viện phí của người có BHYT tăng khoảng 30% do tính thêm các chi phí phụ cấp ngày trực, phụ cấp thủ thuật. Và lần 2, tăng từ tháng 8/2016 với 16 tỉnh có tỷ lệ tham gia BHYT trên 85%. Theo lộ trình, từ nay đến hết năm 2016, các tỉnh còn lại sẽ điều chỉnh viện phí theo giá mới.

Theo dự thảo này, từ 1/1/2017, viện phí của người không có BHYT sẽ tăng khoảng 30% và đến 1/7/2017 sẽ tăng 50% so với hiện nay. Đây cũng là mức giá của nhóm có BHYT, tuy nhiên, người bệnh không có BHYT sẽ phải thanh toán 100%. Do vậy, có những ca bệnh điều trị thậm chí chi phí lên đến con số hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra giá viện phí cũng được điều chỉnh với khoảng 1.900 dịch vụ y tế. Mức giá này cũng tương đương với giá của nhóm BHYT. Báo Giao thông đưa tin.

Đặc biệt, theo dự thảo Thông tư, sẽ có không ít dịch vụ tăng gấp 2 lần. Cụ thể, tiền khám bệnh trong tháng 3 ở BV hạng 1 vẫn là 20.000 đồng/lượt khám; BV hạng 2 là 15.000 đồng, BV hạng 3 là 10.000 đồng, BV hạng 4 là 7.000 đồng. Đến tháng 7, tiền khám sẽ tăng lên tương đương các hạng BV là 39.000 đồng; 35.000 đồng, 31.000 đồng và 29.000 đồng. Còn từ 1.3, tiền giường điều trị hồi sức tích cực ở BV hạng đặc biệt tăng từ 335.000 lên 354.000 đồng, còn tháng 7 tăng lên 677.000 đồng/người.Báo PLVN đưa tin.

Ngoài ra, Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các địa phương chuyển phần ngân sách đang cấp tiền lương cho các bệnh việnhiện nay để hỗ trợ 30% còn lại cho người cận nghèo tham gia BHYT; nâng mức hỗ trợ mua BHYT cho người làm nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, lâm nghiệp. Ngoài ra, cũng đề nghị các tỉnh phải bố trí ngân sách và huy động các nguồn vốn cho Quỹ hỗ trợ khám chữa bệnh người nghèo của tỉnh. Các bệnh viện cũng sẽ sử dụng một phần chênh lệch thu chi lập Quỹ hỗ trợ khám chữa bệnh, hỗ trợ các trường hợp có khó khăn trong chi trả viện phí.

http://doanhnghiepvn.vn/tu-nam-2017-nguoi-khong-co-bhyt-se-chiu-muc-vien-phi-nao-d80836.html

Đảm bảo cung ứng đủ vắc xin phòng dịch

Chiều 27.9, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chủ trì hội nghị trực tuyến về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh nguy hiểm tại 4 đầu cầu: TP.HCM, Khánh Hòa, Tây nguyên và Hà Nội.

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm đến nay, trên cả nước đã ghi nhận hơn 72.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 52 tỉnh, TP; 21 ca tử vong do sốt xuất huyết. 10 tỉnh có số mắc tích lũy tăng cao gồm: TP.HCM, Gia Lai, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Bình Định, Đồng Tháp, Bình Dương, Đồng Nai, Kon Tum, Đà Nẵng. Đã có 3.000 ca sốt rét, chủ yếu là các trường hợp đi xuất khẩu lao động về.

Một số tỉnh giáp biên, lượng người di cư đông, nên việc khống chế nếu có dịch sẽ gặp khó khăn.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến lưu ý thêm, thời tiết giao mùa dễ bùng phát nhiều dịch bệnh, người dân nếu chủ quan bệnh cúm mùa cũng có thể dẫn tới tử vong. Bộ trưởng cũng lo ngại về sự xuất hiện trở lại một số dịch bệnh như: bạch hầu, ho gà và yêu cầu giám sát, kiểm tra, tăng cường công tác tiêm chủng mở rộng.

Đồng thời, Bộ trưởng thông báo, Chính phủ đã cung cấp kinh phí để mua đủ vắc xin tiêm chủng miễn phí, đồng thời cố gắng đảm bảo nguồn cung vắc xin Pentaxim “5 trong 1” cho tiêm chủng dịch vụ. Vừa qua, Bộ Y tế đàm phán với nhà sản xuất, nhằm mua đủ lượng vắc xin này phục vụ nhu cầu của người dân.

http://thanhnien.vn/doi-song/dam-bao-cung-ung-du-vac-xin-phong-dich-749151.html

Kiểm định trang thiết bị y tế: Cần có mạnh thường quân

Báo Thanh tra ngày 26/9/2016 đã có bài viết “Kiểm định trang thiết bị y tế: Nhiều lỗ hổng giật mình!”. Tiếp tục tìm hiểu, chúng tôi được biết, công tác này gặp không ít khó khăn về cơ sở pháp lý, cơ sở vật chất, nhân lực… TS Lê Thanh Hải, Viện trưởng Viện Trang thiết bị và Công trình y tế (TTB&CTYT) cho rằng, cần có mạnh thường quân để rút ngắn thời gian và sớm đưa kiểm định trang thiết bị y tế (TTBYT) vào thực tiễn.

+ Ông có đồng ý với đánh giá về thực trạng công tác kiểm định TTBYT mà Báo Thanh tra đã phản ánh?

- Quả thực TTBYT là loại hàng hóa đặc biệt, có tác động trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh, người sử dụng, môi trường y tế và thực tế hiện nay, trong số khoảng 10.500 chủng loại TTBYT thì mới có 1 số rất ít các thiết bị được đưa vào chế tài phải kiểm định như nhiệt kế y học, áp kế, huyết áp kế, điện tim, điện não và X quang… Các TTBYT còn lại chưa được kiểm định.

Đáng nói là, việc kiểm định các TTBYT hiện nay còn gặp nhiều khó khăn vì là lĩnh vực đòi hỏi phải có sự đầu tư về nguồn lực, kinh phí và lộ trình thời gian để triển khai.

+ Còn thông tin cho rằng hoạt động này đang được “thả nổi”, thưa ông?

- Mới đây Chính phủ ban hành Nghị định số 36/NĐ-CP quy định việc quản lý TTBYT bao gồm các nội dung liên quan tới phân loại TTBYT, sản xuất, lưu hành, mua bán, cung cấp dịch vụ, quản lý, sử dụng TTBYT tại các cơ sở y tế.

Nghị định 36 ra đời quy định về quản lý TTBYT theo vòng đời của nó, từ lúc nghiên cứu thiết kế, chế tạo đã phải minh bạch (giai đoạn tiền thị trường) - giai đoạn lưu thông trên thị trường (giai đoạn thị trường) - giai đoạn ngành Y tế lắp đặt khai thác sử dụng TBYT (giai đoạn hậu thị trường).

Trong quá trình sử dụng TTBYT sẽ suy hao, sai số theo thời gian thì việc bảo trì bảo dưỡng, kiểm định chất lượng để đảm bảo máy buộc phải tốt trong suốt quá trình khai thác sử dụng đối với tất cả bệnh nhân cho đến khi thanh lý. Do đó, việc quan trọng trong quản lý TTBYT giai đoạn này đó là việc kiểm định chất lượng TTBYT.

Ngay sau khi có nghị định, Bộ Y tế có quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai, trong đó giao Viện chuẩn bị các điều kiện về con người, cơ sở, trang thiết bị thực hiện kiểm định TTBYT. Bộ Y tế đang giao cho Viện TTB&CTYT xây dựng để công bố đủ điều kiện kiểm định chất lượng TTBYT toàn bộ các TTBYT còn lại.

Với chức năng được giao, Viện TTB&CTYT sẽ làm theo lộ trình, TTBYT sẽ từng bước được kiểm soát từ các nhóm có yếu tố nguy cơ cao nhất (nhóm D) trở xuống. Tuy nhiên, bài toán khó nhất bây giờ là nguồn đầu tư cho trang thiết bị để xây dựng phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025.

+ Ông có thể nói rõ hơn về câu chuyện đầu tư này?

- Đầu tư cho 1 cơ sở (trung tâm, phòng kiểm định) bài bản cần giải bài toán không nhỏ về cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, nhân lực… Dù rất tốn kém nhưng hiệu quả của việc này rất lớn.

Hiện, Viện đã có phòng thí nghiệm kiểm định đạt chuẩn ISO/IEC17025 nhưng mới chỉ có 2 quy trình. Như thế nghĩa là mới chỉ có 2 TTBYT được kiểm định. Chúng tôi cũng hoàn tất 30 quy trình kỹ thuật đánh giá hợp chuẩn, 22 quy trình kỹ thuật kiểm tra chất lượng thiết bị y tế.

Dự kiến, từ nay đến tháng 3/2017, Viện TTB&CTYT sẽ xây dựng và hoàn thiện được 60 quy trình nữa. Viện đã có về cơ sở và kỹ thuật, nhân lực có trình độ nhưng trang thiết bị để phục vụ và chuẩn hóa nó ra ngoài xã hội thì lại chưa có.

Chúng tôi không cần đầu tư nhiều, chỉ cần ngang bằng với một bệnh viện tuyến huyện (700 - 800 tỷ đồng - PV) cho hệ thống phòng thí nghiệm, phương tiện vận chuyển và đào tạo cán bộ. Đặc biệt là trong nước chưa đào tạo được nguồn đánh giá viên, phải gửi đào tạo tại nước ngoài.

Vừa qua, Viện TTB&CTYT tế đã làm việc với Tập đoàn Vingroup về khó khăn này. Lãnh đạo Vingroup hứa sẽ tài trợ cho Viện 20 tỷ đồng để xây dựng phòng thử nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025.

+ Xin cảm ơn ông!

 Phòng thử nghiệm 17025 là gì?

ISO/IEC 17025 là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu nhằm đảm bảo năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn (gọi tắt là PTN). Tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu mà các PTN phả đáp ứng nếu muốn chứng minh rằng phòng thử nghiệm: Đang áp dụng một hệ thống chất lượng; có năng lực kỹ thuật. Nội dung tiêu chuẩn bao quát tất cả các điều của ISO 9001 đồng thời bổ sung các yêu cầu kỹ thuật mà một PTN phải đáp ứng.Áp dụng đối với các phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn (để xây dựng một hệ thống quản lý); cơ quan công nhận (để đánh giá, công nhận) và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (để lựa chọn các PTN có đủ năng lực phục vụ hoạt động quản lý Nhà nước). Hoạt động công nhận PTN tại Việt Nam do Văn phòng Công nhận Chất lượng thực hiện (được gọi là công nhận PTN theo VILAS).

http://thanhtra.com.vn/xa-hoi/y-te/kiem-dinh-trang-thiet-bi-y-te-can-co-manh-thuong-quan_t114c9n109777

Triển khai thi hành Luật dược 2016

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa yêu cầu các Bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hoàn thành việc soạn thảo và trình các văn bản hướng dẫn Luật dược 2016.

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ trên khẩn trương hoàn thành việc soạn thảo và trình các văn bản hướng dẫn Luật dược theo Quyết định số 931/QĐ-TTg ngày 30.5.2016 về việc ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành các luật được thông qua tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ hoàn thiện lại nội dung dự thảo kế hoạch triển khai thi hành Luật dược 2016 theo hướng: Xác định cụ thể kế hoạch và tiến độ thực hiện từng nội dung, nhiệm vụ; không quy định lại những nội dung, nhiệm vụ đã được quy định tại Luật dược và các văn bản liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ.

http://laodongthudo.vn/trien-khai-thi-hanh-luat-duoc-2016-42915.html

Bệnh viện Nội tiết Nam Định tiếp nhận 50 kỹ thuật chẩn đoán và điều trị

Ngày 28-9, tại TP Nam Định, Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh Nam Định đã tổ chức ký kết chuyển giao kỹ thuật theo Đề án Bệnh viện (BV) vệ tinh giữa BV Nội tiết Trung ương và BV Nội tiết tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2020.

Đến dự có ông Trần Lê Đoài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định; PGS. TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (KCB); bà Bùi Minh Thu, Giám đốc Sở Y tế Nam Định; đại diện nhiều đơn vị của Bộ Y tế và tỉnh Nam Định.

Phát biểu tại buổi chuyển giao, PGS. TS. Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh: Với công tác chuyển giao kỹ thuật, các địa phương làm chủ được kỹ thuật, góp phần phát triển y tế và kinh tế -xã hội ở địa phương, có ý nghĩa nhân văn và chính trị. Đặc biệt, người dân được hưởng lợi khi được KCB ngay tại địa bàn với chi phí giảm hơn nhiều.

Theo PGS.TS. Trần Trung Lương, Giám đốc BV Nội tiết Trung ương, BV đã và đang tiến hành chuyển giao trên 50 quy trình kỹ thuật, phác đồ chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế. Trong năm 2016 – 2017, BV sẽ  tập trung chuyển giao các kỹ thuật cấp cứu, hồi sức về các biến chứng cấp tính, mãn tính của bệnh đái  tháo đường, bệnh tuyến giáp...

Tiếp theo, BV sẽ chuyển giao kỹ thuật mổ mở tuyến giáp; phẫu thuật nội soi tuyến giáp; kỹ thuật siêu âm tuyến giáp, gây mê hồi sức chuyên ngành nội tiêt; kỹ thuật chọc hút, chẩn đoán tế bào tuyến giáp và các kỹ thuật khác theo nhu cầu của BV…

BS. Trần Ngọc Minh, Giám đốc BV Nội tiết tỉnh Nam Định cho biết, việc chuyển giao kỹ thuật theo Đề án BV vệ tinh có ý nghĩa đặc biệt. BV được đầu tư về nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế..

Từ đó, người dân được KCB ngay tại tuyến tỉnh, không phải đi xa, tiết kiệm được thời gian, giảm chi phí; góp phần củng cố lòng tin của người dân với BV, tăng tỉ lệ người tới khám, điều trị tại BV; giảm tỉ lệ người bệnh vượt tuyến về các BV trung ương; tăng tỉ lệ chuyển tuyến phù hợp từ các BV hạt nhân về BV vệ tinh; giảm quá tải tại BV tuyến Trung ương. Dự kiến đến 2020 BV có thể phẫu thuật được tuyến giáp.

Ông Trần Lê Đoài cho biết, tỉnh luôn quan tâm đến công tác y tế và mong rằng, Bộ Y tế tiếp tục hỗ trợ về chuyên môn và nhân lực cho BV địa phương để người dân sẽ được KCB ngay tại quê hương, mà không phải đi xa như trước.

http://cand.com.vn/y-te/Benh-vien-Noi-tiet-Nam-Dinh-se-tiep-nhan-50-ky-thuat-chan-doan-va-dieu-tri-410178/

Việt Nam có khoảng 45.000 bệnh nhân suy giảm miễn dịch bẩm sinh

Đây là thông tin do các chuyên gia Hoa kỳ cho biết tại hội nghị về miễn dịch, dị ứng và khớp nhi do Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương tổ chức ngày 28-9 ở Hà Nội.

Theo bác sĩ Vinay Mehta (Hoa kỳ), tỉ lệ các bệnh dị ứng ngày càng tăng trong xã hội phát triển, do ảnh hưởng của môi trường và lối sống. Trước đây, các bác sĩ vẫn quan niệm rằng suy giảm miễn dịch tiên phát là bệnh lý hiếm gặp.

Tuy nhiên, giáo sư Roger Kobayashi của Trường đại học California, Los Angeles (UCLA) đã cảnh báo khi tần suất mắc suy giảm miễn dịch tiên phát khoảng 1:2000 dân, do đó, tại Việt Nam có khoảng 45.000 bệnh nhân phải chung sống với căn bệnh này. Thực tế, trong vòng 6 năm từ khi thành lập, khoa Miễn dịch-Dị ứng-Khớp của BV Nhi Trung ương đã chẩn đoán, điều trị cho gần 100 bệnh nhi mắc căn bệnh hiểm nghèo này.

Tại hội nghị, thành công của các bác sĩ khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp (BV Nhi Trung ương) được các chuyên gia đánh giá rất cao, đặc biệt là trường hợp điều trị cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch thể nặng kết hợp bằng phương pháp ứng dụng kỹ thuật tiên tiến nhất là ghép tế bào gốc không đồng nhất hoàn toàn hệ HLA. Thành công này mở ra cơ hội điều trị và mang lại sự sống cho nhiều bệnh nhân suy giảm miễndịch thể nặng trong tương lai.

http://cand.com.vn/y-te/Viet-Nam-co-khoang-45-000-benh-nhan-suy-giam-mien-dich-bam-sinh-410191/

Bệnh nhân nguy kịch do thai ngoài tử cung vỡ đã xuất viện

Chị Ánh được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Hoài Nhơn (Bình Định) với nguy cơ tử vong rất cao, sau ca mổ kéo dài 2h bệnh nhân đã được cứu thoát khỏi lưỡi hái tử thần.

Chiều 26-9, bác sĩ Lưu Kim Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết, bệnh nhân Nguyễn Thị Xuân Ánh (36 tuổi, ở khối 7, thị trấn Tam Quan, huyện Hoài Nhơn) đã xuất viện sau 10 ngày nhập viện điều trị trong tình trạng nguy kịch.

Trước đó, lúc 5h ngày 16-9, chị Ánh được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Hoài Nhơn (Bình Định) trong tình trạng đau bụng dữ dội, da tái, vã mồ hôi, choáng, huyết áp không đo được.

Bệnh nhân được chẩn đoán sốc mất máu, thai ngoài tử cung vỡ, nguy cơ tử vong rất cao; được chỉ định mổ cấp cứu vừa hồi sức tích cực chống sốc.

Êkip phẫu thuật do Phó Giám đốc Trung tâm Trịnh Thị Thúy Vân trực tiếp chủ trì cùng 2 bác sĩ khác tiến hành gây mê, mổ khẩn cấp. Sau 2 giờ đồng hồ, ca mổ kết thúc thành công, lấy được túi thai, cầm máu và truyền máu cho bệnh nhân.

Bác sĩ Lưu Kim Hoàng cho biết: “Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân Ánh cần một lượng máu lớn nên các cán bộ, nhân viên của Trung tâm đã hiến 2 đơn vị máu O để có máu truyền cho bệnh nhân.

Đến sáng 17-9, Trung tâm đã cử người vào Trung tâm Huyết học - Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định) để nhận máu về truyền tiếp 2 đơn vị cho bệnh nhân.

Sau đó, bệnh nhân tiếp tục được hồi sức tích cực, theo dõi điều trị chặt chẽ. Bệnh nhân hồi phục nhanh, sức khỏe ổn định, đến nay thì xuất viện”.

http://cand.com.vn/y-te/Benh-nhan-nguy-kich-do-thai-ngoai-tu-cung-vo-da-xuat-vien-410100/

Điều trị thành công u vùng miệng không cần phẫu thuật

Ngày 28-9, Bệnh viện (BV) Nhi cho biết đã điều trị thành công u vùng miệng bằng thuốc tiêm không cần phẫu thuật. Đây là tin rất vui với những em bé mắc bệnh này vì sẽ có nhiều cơ hội cải thiện cuộc sống một cách nhẹ nhàng.

Bệnh nhân vừa được điều trị thành công là cháu Nguyễn Tiến B. (15 tháng tuổi, ở Bắc Ninh). Cháu B. bị dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt, khiến lưỡi phì đại, đầy lồi ra phía ngoài miệng. Gia đình cho biết, ngay từ khi sinh ra, cháu  đã có khối u tại vùng miệng.

Sau khi được các bác sĩ BV Nhi Trung ương khám và siêu âm, chụp MRI, cháu được kết luận bị u nang bạch huyết tại sàn miệng lưỡi. Khối u phát triển đẩy lồi lưỡi ra phía, trước không chỉ khiến trẻ bú kém, mà còn gây mất thẩm mỹ.

Theo Ths.BS Đặng Hoàng Thơm, Trưởng khoa Tạo hình và Sọ mặt (BV Nhi Trung ương) thì u nang bạch huyết là một bất thường bẩm sinh của hệ bạch huyết. Tuy lành tính nhưng mức độ tiến triển và xâm lấn như u ác tính. Trong nhiều trường hợp, khối u có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân do chèn ép vào các cơ quan xung quanh, đặc biệt là hệ hô hấp.

Để điều trị bệnh nhân này, phương pháp điều trị u nang bạch huyết phổ biến hiện nay là phẫu thuật cắt bỏ, hoặc dùng các thuốc gây xơ hóa mô u. Tuy nhiên với trường hợp cháu B., rất khó áp dụng.

Vì thế các bác sĩ đã bàn bạc kỹ càng rồi đi đến thống nhất chọn liệu pháp tiêm thuốc làm  xơ hóa khối u. Trẻ được tiêm Bleomycin với liều 1mg/kg 2 lần: lần 1 khi trẻ được 3 tháng, lần 2 khi trẻ được 9 tháng. Sau 6 tháng theo dõi, khối u bạch huyết của cháu đã nhỏ dần lại, lưỡi tụt vào trong miệng, trẻ có thể ăn uống bình thường.

Rõ ràng, việc điều trị khối u bằng phương pháp tiêm thuốc mà không cần phẫu thuật đã thành công.

http://cand.com.vn/y-te/Benh-vien-Nhi-Trung-uong-Dieu-tri-thanh-cong-u-vung-mieng-khong-can-phau-thuat-410190/

BV Thủ Đức điều trị thành công đa khối u ruột già

Chiều 28-9, BS Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu và ngoại tổng quát Bệnh viện (BV) quận Thủ Đức, cho Pháp Luật TP.HCMbiết đầu tháng 9-2016, BV đã tiếp nhận ba bệnh nhân trẻ tuổi (20-28 tuổi) bị đa khối u ở ruột già.

Theo BS Vũ, tất cả bệnh nhân trên đều có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nhiều lần (có khi trên 20 lần/ngày), thiếu máu, mệt mỏi kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và học tập. “Các bác sĩ BV quận Thủ Đức đã cắt toàn bộ ruột già bệnh nhân qua nội soi ổ bụng. Sau phẫu thuật, sức khỏe ba bệnh nhân hồi phục tốt, các triệu chứng nói trên giảm nhiều và trở lại công việc hằng ngày” - BS Vũ nói.

BS Vũ cho biết đa khối u ở ruột già là tình trạng lòng ruột già có hàng trăm đến hàng ngàn khối u nhỏ. Những khối u này gây tiêu chảy, tiêu máu kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nguy hiểm nhất là khối u sẽ tiến triển thành ung thư nếu không điều trị kịp thời. “Hiện nay cách phòng ngừa và điều trị tốt nhất cho bệnh nhân bị tình trạng nói trên là phẫu thuật cắt toàn bộ ruột già qua nội soi. Tuy nhiên, đây là trường hợp phẫu thuật khó, đòi hỏi bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và vững chuyên môn” - BS Vũ cho biết thêm.

“Bệnh nhân chẳng may mắc phải bệnh lý đa khối u ở ruột già cần được phẫu thuật sớm và xét nghiệm thêm gen để xác định tình trạng đột biến. Điều này giúp bác sĩ theo dõi bệnh tình cho bệnh nhân và người thân sau này” - BS Vũ khuyên.

http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/bv-thu-duc-dieu-tri-thanh-cong-da-khoi-u-ruot-gia-655291.html

Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu: 7 tiếng cứu sống bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở

Ngày 28/9, bác sĩ Trần Ích Tuấn - Trưởng Khoa Cấp cứu (Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu) cho biết, các y, bác sĩ của bệnh viện vừa cứu sống một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở.

Thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu cho biết, sáng ngày 26/9, bệnh nhân Nguyễn Văn Hận (45 tuổi, ngụ xã Phong Tân, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) được người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở.

Qua kiểm tra tức thời, bác sĩ cho biết bệnh nhân Hận bị ngưng hô hấp tuần hoàn do nhồi máu cơ tim cấp. Ngay sau đó, ê-kíp của Khoa Cấp cứu liền triển khai các biện pháp như hồi sức tim và một số phương án điều trị khác để cứu sống bệnh nhân.

Sau khoảng 7 tiếng đồng hồ được các y, bác sĩ của bệnh viện tích cực điều trị, bệnh nhân Hận qua cơn nguy kịch. "Ngay sau khi được cứu sống, bệnh nhân được chuyển lên tuyến trên để tiếp tục điều trị thêm", bác sĩ Tuấn cho hay.

Theo người nhà của anh Hận cho biết, sáng sớm ngày 26/9, anh Hận ra ruộng làm việc thì thấy đau bên ngực trái, rồi bị ngất. Người nhà kịp thời đưa anh Hận vào bệnh viện cấp cứu.

http://dantri.com.vn/suc-khoe/7-tieng-cuu-song-benh-nhan-ngung-tim-ngung-tho-20160928093044177.htm

Tuyển điều dưỡng viên, hộ lý làm việc tại Nhật lương 30 triệu/tháng

Từ ngày 3 - 23.10, Bộ LĐ-TB-XH sẽ nhận hồ sơ đăng ký chương trình đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý VN sang Nhật Bản.

Mức lương điều dưỡng khoảng 130.000 - 140.000 yen/tháng (tương đương 28 - 30 triệu đồng/tháng), hộ lý là 140.000 - 150.000 yen/tháng.

Nếu ứng viên thi đỗ chứng chỉ nghề và được ở lại Nhật Bản làm việc mức lương có thể lên tới 270.000 - 300.000 yen/tháng. Hồ sơ nộp tại Cục Quản lý lao động ngoài nước, địa chỉ 41B Lý Thái Tổ (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội). Thông tin tại: www.dolab.gov.vn hoặc liên hệ: 04.39366633 (số máy lẻ 612).

http://thanhnien.vn/doi-song/tuyen-dieu-duong-vien-ho-ly-lam-viec-tai-nhat-luong-30-trieuthang-749056.html

Đình chỉ công tác giám đốc bệnh viện chôn rác thải y tế sai quy định

Sở Y tế tỉnh Hòa Bình đình chỉ công tác ông Lương Văn Thịnh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Đà Bắc vì liên quan đến việc chôn rác thải y tế không đúng quy định.

Ông Thịnh bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày để giải trình và phối hợp với cơ quan chức năng làm rõ việc xử lý rác thải y tế không đúng quy định tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đà Bắc.

Trước đó người dân thị trấn Đà Bắc phản ánh nhiều năm qua bệnh viện này đã chôn lấp rác thải y tế nguy hại ngay trong khuôn viên. Trong viện có hố chôn rác thải y tế gồm kim tiêm, ống truyền dịch, chai lọ thuốc thủy tinh… Người dân chỉ dám dùng nước giếng khoan để tắm giặt vì sợ rác thải y tế độc hại ngấm vào nguồn nước.

Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) yêu cầu Sở Y tế Hòa Bình phối hợp làm rõ sự việc.

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/dinh-chi-cong-tac-giam-doc-benh-vien-chon-rac-thai-y-te-sai-quy-dinh-3475306.html

Cứu sống người đàn ông tự cứa cổ

Vì buồn chuyện gia đình, người đàn ông trung niên dùng dao cứa cổ tự sát. Vết cắt dài 15cm sâu 5cm làm đứt khí quản, máu ra rất nhiều.

Ngày 28/9, bệnh viện đa khoa Đồng Nai cho biết đã cứu sống thành công bệnh nhân N.V.S (45 tuổi, ngụ TP.Biên Hòa, Đồng Nai) dùng dao cứa cổ tự sát.

Trước đó, vào khoảng 10h20phút ngày 27/9, ông S. được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với vết thương ở cổ. Qua kiểm tra, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị một vết cắt ở cổ dài 15cm sâu 5cm, vết cắt đã khiến đứt khí quản, máu ra nhiều.

Khi được đưa vào viện, ông S. đã được kíp trực với hơn 10 y bác sĩ tiến hành phẫu thuật. Các bác sĩ đã mở khí quản dưới vết thương, sau đó khâu vết đứt khí quản và các cơ vùng cổ, truyền 4 đơn vị máu.

Sau gần 3 giờ cấp cứu, ca phẫu thuật đã thành công, bệnh nhân được cứu sống.

Theo bác sĩ Quản Minh Trị, Phó khoa ngoại lồng ngực, đây là một ca rất nặng.

Hiện bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và đang dần hồi phục sức khỏe.

Theo người nhà nạn nhân, ông S. đã tự dùng dao cắt vào cổ mình để tự tử vì buồn chuyện gia đình.

http://dantri.com.vn/suc-khoe/cuu-song-nguoi-dan-ong-tu-cua-co-20160928141834128.htm

Nâng cao năng lực y tế vùng Tây Bắc

Bộ Y tế vừa tổ chức lễ ký kết phối hợp công tác với Ban chỉ đạo Tây Bắc, với mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giúp người dân vùng sâu được hưởng thụ dịch vụ khám chữa bệnh tiên tiến.

Ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc nhận định, Tây Bắc có địa bàn rộng, hiểm trở, nhiều bản làng cách xa trung tâm hàng chục, hàng trăm km, nhận thức của người dân lạc hậu. Có những huyện tới 90% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, có thôn xóm 100% người dân tộc. Do xa xôi, dịch vu y tế chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, nhân lực y tế còn thiếu thốn.

Trong khi đó phong trào nông thôn mới lại đòi hỏi điều kiện y tế cao. Chương trình phối hợp giữa Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo Tây Bắc nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc phối hợp, tổ chức các hoạt động liên quan đến công tác y tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần tham gia phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách an sinh xã hội vùng Tây Bắc. Xây dựng chính sách đào tạo, tập huấn, huấn luyện nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và bảo đảm cơ sở vật chất cho các cơ sở y tế vùng Tây Bắc.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng nhận định, thời gian qua, sự phối hợp quân dân y tại các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Y tế quân dân đã phối hợp để khám chữa bệnh cho bà con dân tộc, vùng hải đảo, tăng cường phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an sinh quốc phòng vùng Tây Bắc nói riêng và các vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa nói chung. Chương trình hợp tác với Ban Chỉ đạo Tây Bắc càng thắt chặt hơn nữa mối quan tâm về y tế đối với đồng bào vùng sâu.

Chương trình hợp tác đã đặt ra các mục tiêu rất cục thể như: phấn đấu nâng tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế vùng Tây Bắc là 75% vào năm 2020; tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ làm việc đạt 80% vào năm 2020; cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng đến tất cả y tế tuyến huyện. Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư vùng Tây Bắc dưới 0,3% vào năm 2020, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Xây dựng các trung tâm y tế khu vực chất lượng cao tại Phú Thọ, Lào Cai đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh và thụ hưởng các dịch vụ tiên tiến cho nhân dân. Tiếp tục tăng cường giữ gìn, kế thừa và phát triển việc khám chữa bệnh bằng đông y và sử dụng các loại cây thuốc nam trên địa bàn vùng Tây Bắc. Đến năm 2020 vùng Tây Bắc cơ bản đủ về số lượng và nâng cao về chất lương nhân lực y tế đáp ứng phục vụ hoạt động khám, chữa bệnh và y tế dự phòng.

Chương trình hợp tác giữa Ban Chỉ đạo Tây Bắc và Bộ Y tế cũng nhằm phối hợp nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước về chính sách, hoạch định, các Đề án, Dự án, chương trình phát triển y tế, chương trình phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, thực hiện an sinh xã hội gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc.

http://danviet.vn/y-te/nang-cao-nang-luc-y-te-vung-tay-bac-711500.html

Harvard và MIT chế được văcxin khô, khỏi bảo quản lạnh

Những ngày cuối tháng 9, Trường ĐH Harvard và Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã trình bày công trình tạo ra loại văcxin dạng bột và dạng viên mà chỉ cần hòa nước là có thể sẵn sàng tiêm.

Với kỹ thuật mới được đặt tên là “kỹ thuật sản xuất sinh học phân tử di động”, nhóm nghiên cứu tại Harvard cho biết tất cả các loại văcxin đều có thể sản xuất dưới dạng bột hòa nước.

Một bộ sản phẩm văcxin dạng bột sẽ bao gồm một chiếc hộp chứa hóa chất thành phần chính của văc xin, một hộp chứa chất “DNA hướng dẫn” (có nhiệm vụ hướng dẫn cách pha trộn các loại hóa chất như thế nào để tạo ra loại văcxin cần dùng theo yêu cầu). Sau khi trộn 2 loại chất này với nhau, bác sĩ chỉ cần hòa thêm nước theo tỉ lệ được quy định là văcxin có thể sẵn sàng để tiêm.

Còn các nhà khoa học MIT tạo ra văcxin dạng viên. Mỗi viên thuốc bao gồm các phân tử cần thiết để chuyển hóa DNA thành protein. Protein này được tạo ra dưới dạng các hợp chất cơ bản để sản xuất các loại thuốc hoặc văcxin theo yêu cầu.

James Collins, giáo sư công nghệ sinh học thuộc MIT, cho biết: “Các thành phần được chiết xuất từ tế bào bao gồm hàng chục loại enzyme, DNA, DRA, ribôxôm và một số phân tử khác để phiên mã và dịch”.

Để kích hoạt sản xuất protein, người dùng chỉ cần thêm nước là có thể sử dụng được như một dạng văcxin lỏng.

“Đó là một hệ thống được tạo ra dưới dạng môđun và giúp bạn tạo ra bất kỳ loại văcxin nào ngay tại chỗ. Bạn có thể có hàng trăm các loại viên đông khô DNA khác nhau để hòa với nước và sẵn sàng tiêm cho bệnh nhân”, James Collins nói.

Dạng văcxin bột hoặc dạng viên đông khô có đường kính khoảng vài milimet có ưu điểm là dễ bảo quản và có thời gian lưu trữ lên tới một năm.

Keith Pardee, một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Toronto, cho biết để sử dụng loại văcxin như vậy có thể được lưu trữ trong thời gian dài ở nhiệt độ phòng. Qua đó, các y bác sĩ ở vùng hẻo lánh, quốc gia nghèo cũng có thể tự trang bị được cho mình.

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160928/harvard-va-mit-che-duoc-vacxin-kho-khoi-bao-quan-lanh/1179201.html

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang