Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Bệnh viện Mắt Trung ương mít tinh hưởng ứng Ngày thị giác thế giới năm 2015

  • |
T5g.org.vn - Ngày 8/10/2015, Bệnh viện Mắt Trung ương phối hợp với Tổ chức quốc tế CBM tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thị giác thế giới năm 2015 với chủ đề “Chăm sóc mắt cho mọi người”. Tới dự Lễ mít tinh có ông Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh Bộ Y tế; đại diện Ban Giám đốc Bệnh viện cùng đông đảo cán bộ y bác sỹ; bệnh nhân các khoa, phòng của Bệnh viện.
PGS.TS. Trần Văn An phát biểu tại Lễ mít tinh

PGS.TS. Trần Văn An, Phó giám đốc phụ trách, quản lý, điều hành Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết: Việt Nam hiện có khoảng trên 400 nghìn người mù lòa, 1/3 trong số đó là những người nghèo không có tiền điều trị mang lại ánh sáng. Tuy nhiên, 83% tỷ lệ người mù ở Việt Nam có thể phòng, chữa được nếu chúng ta có các biện pháp phòng chống hiệu quả. Hưởng ứng Ngày thị giác thế giới năm 2015, Bệnh viện Mắt Trung ương triển khai tư vấn, khám mắt miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách tại Phòng Khám mắt nhân đạo tại Bệnh viện; đồng thời, thực hiện 100 ca phẫu thuật mắt nhân đạo trên xe mổ mắt lưu động tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang từ ngày 8-10/10/2015.

Trên thế giới hiện có khoảng 314 triệu người mù và thị lực thấp, trong đó khoảng 39 triệu người mù, những người trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 80%. Cứ 5 giây thế giới có thêm một người bị mù và cứ 1 phút thế giới có thêm 1 trẻ bị mù. 90% người mù sống ở các nước nghèo và đang phát triển với các điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế khó khăn, Việt Nam được xếp trong nhóm các nước này. Các nguyên nhân gây mù hiện nay qua điều tra cho thấy, tật khúc xạ là nguyên nhân chính gây giảm thị lực; đục thể thủy tinh vẫn là nguyên nhân chủ yếu gây mù lòa hàng đầu ở những nước có thu nhập trung bình và thấp. Tại Việt Nam, đục thủy tinh chiếm tới 66,1%, sau đó là các bệnh lý đáy mắt chiếm 10,5%, bệnh glôcôm 6,4%, tật khúc xạ 2,5% và bệnh mắt hột là 1,7%. Đặc biệt hiện nay tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) đang ngày càng phổ biến trong thanh thiếu niên với tỷ lệ mắc khoảng 10-15% ở học sinh nông thôn, 35-40 ở thành phố. Nếu tính riêng nhóm trẻ từ 6-15 tuổi, cả nước có gần 3 triệu em mắc tật khúc xạ cần chỉnh kính, trong đó 2/3 trẻ bị cận thị.

Bác sỹ nhãn khoa khuyến cáo, người dân nên đi kiểm tra mắt định kỳ, người bình thường 1 lần/1 năm; khám sàng lọc các bệnh như tật khúc xạ từ 3-6 tháng/lần; những bệnh nhân bị bệnh glôcôm nên đo nhãn áp định kỳ. Trong trường hợp khi có bất thường về mắt cần phải đến ngay các cơ sở chuyên khoa mắt để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Phát biểu tại buổi Lễ, ông Cao Hưng Thái cho biết: tại Việt Nam, Ngày Thị giác thế giới được tổ chức hàng năm nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng về những nguy cơ và thách thức về tình hình mù lòa để tất cả cùng nhau sát cánh tìm giải pháp giúp những người mù có được ánh sáng trong tương lai. Trong những năm qua, công tác phòng chống mù lòa luôn được thực hiện với nhiều cố gắng và đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên cũng như trên thế giới, do sự gia tăng dân số, tăng tuổi thọ và một số nguyên nhân khác nên số người mù lòa ở nước ta có xu hướng gia tăng. Để kiểm soát và giảm tỷ lệ mù lòa trong cộng đồng, ngoài sự cố gắng nỗ lực của ngành Mắt rất cần có sự đóng góp của các cấp, các ngành, sự huy động các nguồn lực xã hội trong hoạt động phòng chống mù lòa tại Việt Nam.

Thứ 5, tuần thứ hai của tháng 10 hàng năm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Quốc tế về phòng chống mù lòa (IAPB) chọn là Ngày Thị giác Thế giới. Theo đó, Ngày Thị giác thế giới năm nay sẽ là Thứ 5 ngày 8/10/2015. Đây là năm thứ 13, Việt Nam tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Thị giác thế giới.

Tin, ảnh: Hoàng Hiền

 

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang