Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Bộ Y tế tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước về dược liệu và các sản phẩm dược liệu tại Kon Tum

  • |
T5g.org.vn - Trong các ngày 14-16/8/2023, tại tỉnh Kon Tum, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước về dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu trong triển khai nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn I (2021-2025).

Tham dự Hội nghị có đại diện Lãnh đạo Cục YDCT Bộ Y tế, Vụ/Cục/Viện/Văn phòng Bộ, Văn phòng Đảng Ủy Bộ Y tế, các chuyên gia đầu ngành về Y Dược cổ truyền ; đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ Công thương, Văn phòng điều phối chương trình mục tiêu quốc gia- Ủy Ban dân tộc, Ngân Hàng chính sách xã hội, cùng đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc, UBND, Sở Y tế, Hội nông dân, UBND các tỉnh, huyện của 18 tỉnh khu vực Miền Trung, Tây Nguyên từ Nghệ An đến Lâm Đồng đang triển khai dự án.

TS. Trần Minh Ngọc, Phó cục trưởng Cục Quản lý Y, dược cổ truyền
phát biểu tại buổi tập huấn

Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1719/QĐ-TTg về phê duyệt phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; trong đó Bộ Y tế làm đầu mối với phối hợp với Bộ, Ban, ngành và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tổ chức thực hiện nội dung: Đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu nhằm nuôi trồng phát triển dược liệu và xây dựng hệ thống cơ sở sơ chế, chế biến, chiết xuất và bảo quản dược liệu để hoàn thiện Chuỗi giá trị của dược liệu.


Cùng với sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, trong thời gian qua Bộ Y tế đã tích cực xây dựng các thông tư, văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện, phối hợp với các Bộ/Ngành xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đối với nội dung đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là nội dung mới, phức tạp lần đầu tiên triển khai thực hiện thí điểm ở 21 tỉnh với 22 dự án ở 22 huyện. Cục Quản lý Y dược cổ truyền, Bộ Y tế mong muốn thông qua Hội nghị tập huấn sẽ đảm bảo sự thống nhất và hiệu quả trong triển khai Nghị quyết 1719 của Thủ tướng Chính phủ.

Toàn cảnh Hội thảo

Tại Hội nghị, các đại biểu đại diện Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia - Ủy Ban dân tộc đã trình bày về Hệ thống hóa các cơ chế chính sách về phát triển dược liệu trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021-2025; Đại diện Ngân Hàng chính sách xã hội phổ biến nội dung cho vay đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý trong Nghị định 28/2022/NĐ-CP các văn bản hướng dẫn triển khai, được phổ biến Nghị định 27/2022/NĐ-CP và Nghị định 38/2023/NĐ-CP cũng như hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực dược liệu, dược cổ truyền trong hệ thống pháp luật hiện hành: Vụ Công tác Quốc hội địa phương và đoàn thể - Văn phòng Chính phủ giải đáp và làm rõ thêm 1 số điểm liên quan đến việc tiếp cần và triển khai dự án để ác địa phương rõ hơn. Trên cơ sở đó các đại biểu cũng đưa ra nhiều ý kiến thảo luận về những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn khi triển khai dự án tại địa phương mình. 
Đại diện các Bộ/Ban/Ngành đã cùng lắng nghe tiếp thu cung cấp thông tin và giải đáp các vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khai tại các đơn vị. 
Cục Y học cổ truyền, Bộ Y tế cũng đã báo cáo, chia sẻ về Chính sách phát triển Dược liệu Việt Nam, trong đó chỉ ra tiềm năng rất lớn, sự gần gũi, gắn liền với đời sống người dân từ nguồn dược liệu (hơn 5.117 loài dược liệu) có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh, làm mỹ phẩm, đồ uống, thực phẩm chức năng, thực phẩm thực dưỡng,làm thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt làm thức ăn hàng ngày cho người dân…  
Trước đó ngày 14/8 các đại biểu tham dự Hội nghị đã đi thực tế thăm quan vùng trồng sâm Ngọc Linh và dược liệu tại huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương
 

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang