Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến phòng chống Covid-19 với 63 tỉnh/thành phố

  • |
T5g.org.vn - Ngày 16/4/2021, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến phòng chống Covid-19 với 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế tham dự, chủ trì Hội nghị.

Tham dự điểm cầu tại cơ quan Bộ Y tế còn có đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam; lãnh đạo một số cục, vụ, viện, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; đại diện Cục Quân y, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng- Bộ Quốc phòng; Cục Quản lý xuất nhập cảnh- Bộ Công an; Cục Y tế- Bộ Giao thông vận tải…

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, thời gian qua nhiều nước đã triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19, nhưng số ca mắc trên thế giới vẫn đang tăng rất nhanh, đây là thách thức rất lớn đối với toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Tính đến ngày 16/4, là ngày thứ 21, Việt Nam không có ca mắc trong cộng đồng. Có được điều này, là sự nỗ lực của các ban, ngành và địa phương, cũng như sự chung tay góp sức của từng người dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh các nước láng giềng có số ca nhiễm tăng cao; Việt Nam đang duy trì thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các chuyến bay đưa công dân về nước, vì thế nước ta phải đối mặt với nguy cơ cao dịch bùng phát trở lại.. Bộ trưởng yêu cầu các địa phương cần đẩy mạnh tăng cường công tác phòng, chống dịch, đặc biệt không chủ quan, không lơ là.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, hiện nay khu vực biên giới Tây Nam và các tỉnh Tây Nam Bộ là một trong những điểm nóng nhất về nguy cơ dịch bệnh. Chính bởi vậy, Bộ Y tế thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin với các địa phương. Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát tại các địa phương này. Bộ trưởng đề nghị các địa phương có đường biên giới với các nước bạn cần có những chỉ đạo mạnh mẽ để giữ vững khu vực biên giới. Bộ trưởng nhấn mạnh: Nếu chúng ta chỉ buông lỏng, lơ là, xảy ra trường hợp nhập cảnh trái phép, để lây nhiễm trong cộng đồng, nhất là vi rút biến chủng của Anh và Nam Phi thì công tác kiểm soát rất khó khăn.

Bộ Y tế đề nghị tất cả các địa phương phải chuẩn bị sẵn sàng kịch bản cho có dịch: nâng cấp cơ sở xét nghiệm để đáp ứng tình hình lấy mẫu xét nghiệm; chuẩn bị cho kịch bản cách ly trên diện rộng; chuẩn bị hậu cần cho cách ly; chuẩn bị tình huống cho công tác điều trị…

Về công tác tiêm chủng, Bộ trưởng thông tin, Việt Nam tiếp tục tiêm vắc xin Covid-19 theo đúng kế hoạch. Hiện nay, Ngành Y tế đã tiêm chủng cho hơn 73.000 người. Hệ thống giám sát của Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia ghi nhận gần 33% người được tiêm xuất hiện phản ứng nhẹ thông thường sau khi tiêm và hầu hết là phản ứng tại chỗ như đau, ngứa, nóng đỏ, có trường hợp bị sốt nhẹ, tuy nhiên những phản ứng này đều tự hết sau 1-2 ngày mà không cần phải điều trị, chăm sóc y tế. Không ghi nhận ca phản ứng nặng như đông máu và huyết khối xảy ra sau khi tiêm chủng vắc xin Astra Zeneca.

Đại diện WHO tại Việt Nam đánh giá cao nỗ lực và hiệu quả của Việt Nam trong phòng chống dịch

Phát biểu tại Hội nghị, đại diện WHO tại Việt Nam đánh giá cao nỗ lực và hiệu quả của Việt Nam trong phòng chống dịch, đồng thời, khẳng định vắc xin là một trong những biện pháp phòng chống Covid-19. Những lợi ích mà vắc xin mang lại vượt trội hơn so với nguy cơ có thể xảy ra. Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho rằng, vắc xin không phải là biện pháp duy nhất phòng, chống dịch. Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch như đã thực hiện hơn 1 năm nay.

Hình ảnh một số điểm cầu của Hội nghị

Như Hiển

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang