Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Bộ Y tế tổ chức họp báo về tình hình dịch Cúm A(H7N9), A(H5N1), A(H1N1)

  • |
T5g.org.vn - Chiều ngày 4/5/2013, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí để cung cấp thông tin về công tác phòng, chống cúm Cúm A(H7N9), A(H5N1) và A(H1N1). PGS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì buổi họp báo, tham dự có đại diện các Vụ, Cục, Trung tâm trực thuộc Bộ Y tế và phóng viên các báo, đài.
PGS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Buổi họp báo

Chiều ngày 4/5/2013, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí để cung cấp thông tin về công tác phòng, chống cúm Cúm A(H7N9), A(H5N1) và A(H1N1). PGS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì buổi họp báo, tham dự có đại diện các Vụ, Cục, Trung tâm trực thuộc Bộ Y tế và phóng viên các báo, đài.

Phát biểu khai mạc Buổi họp báo, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện nay Việt Nam chưa xuất hiện ca cúm A(H7N9) nào trên người và gia cầm nhưng có sự xuất hiện trở lại cúm A(H1N1) và cúm A(H5N1), trong khi diễn biến dịch cúm A(H7N9) tại Trung Quốc chưa có dấu hiệu dừng lại. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tăng cường giám sát tình hình diễn biễn phức tạp của dịch cúm. Bộ Y tế cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai các biện pháp phù hợp để phòng, chống dịch.

Theo PGS.TS. Trần Đắc Phu, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, tính đến thời điểm hiện tại đã có 128 trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) ở 10 tỉnh/thành phố của Trung Quốc và 1 trường hợp ở Đài Loan (trong đó có 27 trường hợp tử vong). Tại Việt Nam, chưa ghi nhận trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) nhưng nguy cơ dịch xâm nhập, lan truyền và bùng phát rất cao.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được bằng chứng cúm A(H7N9) có lây từ người sang người và cũng chưa đủ lý lẽ xác nhận cúm A(H7N9) không lây từ người sang người. Tuy nhiên, mầm mống gây bệnh cúm vẫn tồn tại trong sản phẩm, trứng gia cầm đã làm sạch và trong quá trình vận chuyển, chế biến; đặc tính của virus cúm A dễ biến đổi, tính thích nghi cao của chủng virus cúm A(H7N9) ở động vật có vú, do đó nguy cơ lây từ người sang người là có thể xảy ra. Hiện tại, chưa có vắc-xin phòng bệnh cũng như không có thuốc đặc hiệu nên khi môi trường bị nhiễm virus cúm A (H7N9) khả năng lây sang người và bùng phát thành dịch trong cộng đồng cao, đặc biệt là khó khăn trong việc điều trị. Chính vì thế, người dân cần có ý thức phòng bệnh bằng cách nấu chín sản phẩm và trứng gia cầm.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên giết mổ, chế biến, tiếp xúc với gia cầm bị bệnh. Đồng thời, chú ý giữ gìn, vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng để ngăn ngừa lây truyền tại cộng đồng. Những người trở về nước từ khu vực có bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức khỏe. Khi có các biểu hiện cúm như ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Tin, ảnh: Hoài Nam

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang