Tìm hiểu danh mục các chất có khả năng gây dị ứng của Ủy ban Codex về thực phẩm được quản lý bởi Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) các nhóm chất gây dị ứng gồm hải sản, cá, các cây họ đậu, trứng, sữa, ngũ cốc chứa gluten và nhóm thực phẩm chứa sulphit trên 10mg/kg nhưng không nhắc đến bột ngọt. Vậy liệu những triệu chứng nổi mẫn đỏ, tê mỏi...sau khi dùng bột ngọt được giải thích như thế nào? Thật ra, ngoài “tính dị ứng thực phẩm”, còn có hiện tượng gọi là ‘tính không chấp nhận thực phẩm” đôi khi có những triệu chứng biểu hiện dễ gây nhầm lẫn.
Tính dị ứng thực phẩm: là một đáp ứng của hệ miễn dịch cơ thể: người thật sự dị ứng với một thực phẩm nào đó sẽ xuất hiện các triệu chứng nêu trên khi ăn 1 lượng dù rất nhỏ. Chỉ có khoảng 2 – 4% (người lớn) và 6 – 8% (trẻ em) dân số thế giới thật sự dị ứng với nhóm thực phẩm nhất định.
Tính không chấp nhận thực phẩm: thường là đáp ứng của hệ tiêu hóa, vì thế các triệu chứng xuất hiện khi ăn một lượng lớn thực phẩm là do một số người (tùy vào cơ địa nhạy cảm) có thể không chấp nhận loại thực phẩm nào đó như bột ngọt hay bia, rượu... Thực tế, tính không chấp nhận thực phẩm phổ biến hơn tính dị ứng thực phẩm.
Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi TƯ