Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Bộ Y tế tổ chức công bố kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng 2019 - 2020

  • |
T5g.org.vn - Ngày 15/04/2021 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị công bố kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019 - 2020. Tham dự Hội nghị có đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế; Bà Rana Flower, Trưởng đại diện UNICEF kiêm quyền Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam; Lãnh đạo một số cục, vụ, viện trực thuộc Bộ Y tế; đại diện các bộ, ban, ngành, viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế; cùng các phóng viên đài, báo, truyền hình đến tham dự và đưa tin.

Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc được tiến hành thường kỳ 10 năm một lần, do Viện Dinh dưỡng quốc gia phối hợp với Tổng cục Thống kê triển khai, được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế thực hiện.

Thứ Trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu khai mạc Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ Trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, cuộc Tổng điều tra lần này (2019 - 2020) có quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở phạm vi quốc gia, với sự tham gia của 22.400 hộ gia đình tại 25 tỉnh thành, đại diện cho 6 vùng sinh thái.

Thông tin tại Hội nghị, GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, kết quả tổng điều tra cho thấy sau 10 năm, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về dinh dưỡng như tăng trưởng chiều cao, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi…Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức như tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em hay tiêu thụ thịt tăng nhanh.

Theo kết quả công bố, sau 10 năm, chiều cao của thanh niên Việt Nam đã có sự thay đổi đáng ghi nhận ở nhóm thanh niên nam 18 tuổi. Năm 2020, chiều cao của nhóm nam thanh niên đạt 168,1 cm, tăng 3,7 cm so với năm 2010. Chiều cao của nhóm nữ thanh niên đạt 156,2 cm (năm 2010 là 154,8 cm).

Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng mới nhất cũng cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ học đường  từ 5-19 tuổi còn 14,8% (năm 2010 là 23,4%). Đáng lưu ý, tỉ lệ thừa cân, béo phì tăng từ 8,5%  ở năm 2010 lên 19% sau 10 năm. Trong đó, khu vực thành thị là 26,8%, nông thôn và 18,3%, miền núi la 6,9%.

Số liệu về năng lượng trong khẩu phần ăn của người Việt cho thấy, năng lượng trung bình trong khẩu phần ăn đạt 2.023 kcal/người/ngày, tăng nhẹ so với mức năng lượng 1.925 kcal/người/ngày vào năm 2010. Cơ cấu sinh năng lượng từ protein, lipid và glucid (15,8%; 20,2% và 64%) được cho là cân đối theo khuyến nghị cho người Việt.

Ngoài ra, mức ăn rau quả của người dân đã tăng bình quân đầu người từ 190,5 gr rau/người/ngày; 60,9% quả chín/người/ngày (năm 2010) lên thành 231 gr/người/ngày và 140,7 gr quả chín/người/ngày sau 10 năm (năm 2020). Tuy vậy, mức tiêu thụ rau quả mới đạt khoảng 66,4%- 77,4% so với nhu cầu khuyến nghị.

Đáng chú ý, mức tiêu thụ thịt tăng nhanh, từ 84 gr/người/ngày (năm 2010) tăng lên 136,4 gr/người/ngày (năm 2020), trong đó khu vực thành phố tiêu thụ cao hơn, ở mức 155,3 gr/người/ngày. Bên cạnh đó, tiêu thụ gạo có xu hướng giảm.

Bà Rana Flower, Trưởng đại diện UNICEF kiêm quyền Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, bà Rana Flower, Trưởng đại diện UNICEF kiêm quyền Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam nhận định, Việt Nam đang đối mặt với 3 gánh nặng về dinh dưỡng gồm suy dinh dưỡng thấp còi, thừa cân béo phì và thiếu vi chất dinh dưỡng.

Các kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng 2019 -2020 sẽ giúp các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách xác định các điểm ưu tiên, thiết kế các chương trình can thiệp, phân bổ ngân sách trong việc thực hiện chiến lược cải thiện dinh dưỡng, tầm vóc ở cấp trung ương và cấp tỉnh phù hợp tình hình thực tế tại các vùng miền.

Các đại biểu tham dự Hội nghị cùng chụp ảnh lưu niệm

Nguyễn Hiển

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang