Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Để tránh ngộ độc người dân không ăn các loại nấm mọc dại, nấm lạ hái trên rừng

  • |
T5g.org.vn - Ngày 9/2/2017, tại buổi chia sẻ thông tin cho các cơ quan báo chí về phòng chống ngộ độc nấm mùa Đông xuân, TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, rất khó phân biệt được nấm độc và nấm không độc. Bởi vậy, để tránh ngộ độc người dân không ăn các loại nấm dại, nấm lạ hái trên rừng, trên đồng ruộng…
Bệnh nhân ngộ độc nấm được cấp cứu tại Trung tâm Chống độc

Theo TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng cho biết, ngộ độc nấm thường hay xảy ra ở đồng bào các tỉnh miền núi như: Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Cạn, Sơn La. Ngộ độc thường xảy ra theo vụ và theo hộ gia đình, ít khi lẻ tẻ. Ngộ độc nấm không phải quá nhiều. Từ khi Trung tâm Chống độc được thành lập, mỗi năm Trung tâm thường tiếp nhận, điều trị khoảng vài chục ca do ngộ độc nấm. Tuy nhiên, bệnh nhân ngộ độc từ nhiều loại nấm, khi được chuyển đến Trung tâm Chống độc để cấp cứu thường rất nặng, nhiều ca đã tử vong. Ngoài ra, chi phí điều trị tốn kém, thường mất 100 triệu/1ca nhưng tỷ lệ tử vong do ngộ độc nấm vẫn cao.

Lý giải vấn đề này, TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng cho rằng, trong những năm qua, ngành Y tế đã có những cảnh báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhưng thông tin đến bà con vùng xa vẫn rất khó khăn. Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế khó khăn cùng với tập quán đi rừng hái rau, nấm về ăn, bà con hái phải nấm hoang dại, có độc, nên khi ăn thường cả gia đình đều bị ngộ độc. Có những hậu quả hết sức nặng nề, hơn một nửa gia đình hoặc thậm chí gần như cả nhà bị chết vì ngộ độc nấm. TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng dẫn chứng, từ năm 2003-2009, khi chưa có sự sự can thiệp của truyền thông, tại Cao Bằng đã xảy ra 81 ca ngộ độc nấm; trong đó 17 người tử vong. Có 1 gia đình 9 người thì tới 8 người tử vong 8 do ngộ độc nấm. Từ năm 2010 -2014, khi có sự can thiệp truyền thông trực tiếp thì số người bị ngộ độc nấm ở các tỉnh miền núi giảm nhiều. Số người ngộ độc do nấm chỉ còn 12 người và 01 người tử vong.

Mùa xuân với thời tiết ấm, ẩm rất thuận lợi cho các loại nấm phát triển và đây cũng là thời điểm thường xảy ra các vụ ngộ độc nấm. TS. Dũng khuyến cáo, người dân hãy hết sức thận trọng với các loại nấm mọc hoang dại trong rừng sau mỗi đợt mưa xuân vì rất dễ hái phải nấm độc về ăn. Giai đoạn tháng 4, tháng 5 hàng năm thường có nhiều người ngộ độc nấm nhập viện cấp cứu chính vì lý do này.

 

Hoàng Hiền

 

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang