Từ hôm nay (1-3) tăng giá 1.880 dịch vụ y tế
http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2016/3/413260/
(SGGP)- Theo Thông tư liên tịch số 37/2015-TTLT giữa liên Bộ Y tế - Tài chính có hiệu lực từ hôm nay (1-3), quy định thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.
Đối với dịch vụ KCB không thuộc phạm vi thanh toán từ quỹ BHYT thì khung giá và thẩm quyền quy định mức giá cụ thể thực hiện theo quy định tại Luật Giá, Luật KCB và các văn bản hướng dẫn liên quan. Ngoài ra, thông tư cũng quy định điều chỉnh mức tăng giá khoảng 1.880 dịch vụ kỹ thuật với mức tăng bình quân 30% so với mức giá hiện hành.
Đợt điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tăng lên do được tính thêm chi phí phụ cấp thường trực và phẫu thuật. Đến 1-7 tới, giá dịch vụ y tế sẽ thêm một lần điều chỉnh theo hướng tăng lên do bổ sung thêm tiền lương, chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù. Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cơ quan có thẩm quyền phân loại là đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư sẽ được thực hiện cùng lúc việc điều chỉnh gồm chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù và tiền lương kể từ ngày 1-3.
Viện phí tăng 30% từ ngày 1/3
http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/vien-phi-tang-30-tu-ngay-1-3-3362371.html
Gần 1.900 dịch vụ kỹ thuật y tế được điều chỉnh giá theo hướng tăng lên với mức tăng bình quân khoảng 30%.
Giá dịch vụ y tế các bệnh viện áp dụng từ ngày 1/3 tính thêm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù. Riêng 9 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đã tự chủ hoàn toàn về tài chính gồm: Bạch Mai, Việt Đức, Chợ Rẫy, Răng Hàm mặt Trung ương, Răng hàm mặt TP HCM, Nội tiết, Phụ sản Trung ương, Tai Mũi Họng Trung ương, Mắt Trung ương, sẽ tính luôn cả lương bác sĩ. Các cơ sở y tế còn lại áp dụng từ ngày 1/7.
Theo đó, giá khám bệnh và giá ngày giường (tính theo đồng) được phân theo hạng bệnh viện với mức tăng cụ thể như sau:
Giá khám bệnh Giá tối đa cũ Giá từ ngày 1/3 Giá từ ngày 1/7
BV đặc biệt và hạng 1 20.000 20.000 39.000
BV hạng 2 15.000 15.000 35.000
BV hạng 3 10.000 10.000 31.000
BV hạng 4 7.000 7.000 29.000
Giá ngày giường bệnh thông thường
BV hạng đặc biệt 80.000 99.000 215.000
BV hạng 1 80.000 99.000 199.100
BV hạng 2 65.000 80.000 178.000
BV hạng 3 60.000 51.000 149.800
BV hạng 4 55.000 41.000 140.000
Giá ngày giường điều trị hồi sức tích cực
BV hạng đặc biệt 335.000 354.000 677.100
BV hạng 1 335.000 354.000 632.200
BV hạng 2 335.000 350.000 368.000
Với các dịch vụ kỹ thuật khác, các bệnh viện sẽ áp dụng chung một mức giá. Ví dụ phẫu thuật cắt thực quản giá cũ 4.056.600 đồng, giá từ ngày 1/3 là 5.633.000 đồng và khi tính thêm tiền lương là 6.907.000 đồng. Giá phẫu thuật lấy thai trên người bệnh mắc bệnh toàn thân hoặc bệnh lý sản khoa điều chỉnh từ 3.514.700 đồng lên 3.551.000 và 4.135.000 đồng.
Theo Bộ Y tế, tính bình quân các dịch vụ y tế tăng khoảng 30% khi tính thêm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù. Nếu tính thêm tiền lương thì mức tăng bình quân khoảng 50%.
“Lần điều chỉnh giá này là cho nhóm có thẻ bảo hiểm y tế, vì thế không gây xáo trộn nhiều. Ngày xưa, quỹ Bảo hiểm y tế chi trả 3 đồng thì nay chi 4 đồng, bệnh nhân không phải bỏ tiền túi ra”, ông Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) nhấn mạnh
Tăng viện phí, có tăng chất lượng khám chữa bệnh?
http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=368234
(ĐBNDO)- Từ 1.3, giá của gần 1.900 dịch vụ y tế sẽ tăng giá lên khoảng 30% và từ 1.7, mức tăng viện phí là khoảng 50% so với mức giá cũ. Phần lớn người dân băn khoăn, tăng viện phí có đồng nghĩa với việc tăng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh? Người bệnh nghèo có được miễn giảm, hỗ trợ gì hay không?
Không tăng giá, chỉ tính đủ chi phí
Theo Cục Quản lý khám, chữa bệnh (KCB), Bộ Y tế, điểm mới trong Bảng giá lần này về cơ bản vẫn thực hiện theo bảng giá cũ nhưng có điều chỉnh cho hợp lý một số danh mục giá dịch vụ không còn phù hợp, bổ sung một số nhóm dịch vụ kỹ thuật mới. Quan trọng nhất là bổ sung thêm 2 cấu phần quan trọng là phụ cấp đặc thù và lương cho nhân viên y tế. Bộ Y tế khẳng định, khi đã kết cấu vào giá, Nhà nước sẽ không chi trả các khoản này nữa, do vậy cần hiểu rõ đây không phải là đợt tăng giá viện phí. Bên cạnh đó, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế cho rằng, về bản chất đợt điều chỉnh giá này không phải là tăng chi phí để thực hiện các dịch vụ mà chuyển các khoản chi trước đây nhà nước bao cấp trực tiếp cho các bệnh viện vào giá sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 25% dân số chưa tham gia BHYT. Trong lần điều chỉnh viện phí thứ nhất thực hiện theo Thông tư 37/2015 của liện Bộ Y tế - Tài chính, nhóm đối tượng này chưa chịu ảnh hưởng, bởi trước mắt, thông tư này chỉ áp dụng đối với thanh toán BHYT. Người chưa tham gia BHYT vẫn áp dụng mức giá hiện nay đang thực hiện. Tuy nhiên, trong số 75% dân số tham gia BHYT, Bộ Y tế cho biết, mức độ tác động của lần điều chỉnh giá dịch vụ y tế này cũng khác nhau theo từng nhóm.
Cụ thể, khoảng 23,7 triệu người là người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách xã hội có thẻ BHYT không bị ảnh hưởng. Nhóm này sẽ không phải chi trả thêm một số chi phí mà trước đây chưa kết cấu vào giá. Hoặc nhóm người cận nghèo cũng được BHYT thanh toán 95% chi phí KCB, chỉ phải đồng chi trả 5% (trước đây chỉ được hưởng 80%, phải đồng chi trả 20%) nên mức độ tác động không nhiều.
Nhóm được xác định ảnh hưởng lớn hơn, đó là các đối tượng có thẻ BHYT phải đồng chi trả 20% chi phí KCB BHYT. Dù có tác động nhưng theo Bộ Y tế, mức độ không nhiều vì trước đây, khi chưa tính đủ giá, người bệnh thường phải trả thêm, nay được tính đủ thì sẽ không phải trả thêm. Mặt khác, từ ngày 1.1.2015, người tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên đi KCB đúng tuyến, khi số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì chỉ phải thanh toán tối đa 6 tháng lương cơ sở.
Bộ Y tế cũng cho biết, giá dịch vụ y tế các bệnh viện áp dụng từ ngày 1.3 tính thêm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù. Riêng 9 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đã tự chủ hoàn toàn về tài chính gồm: Bạch Mai, Việt Đức, Chợ Rẫy, Răng Hàm mặt Trung ương, Răng hàm mặt TP HCM, Nội tiết, Phụ sản Trung ương, Tai Mũi Họng Trung ương, Mắt Trung ương, sẽ tính luôn cả lương bác sĩ. Các cơ sở y tế còn lại áp dụng từ ngày 1.7.
Tăng viện phí, mức đóng giảm
Cũng theo quy định mới, dù giá viện phí tăng nhưng mức đóng có thể giảm đi. Bộ Y tế khẳng định, quyền lợi của người bệnh sẽ tăng lên, không phải chi trả thêm hoặc tự mua một số loại vật tư, hóa chất, thuốc mà trước đây chưa tính vào giá. Khoản chênh lệch giữa giá BHYT chi trả và giá dịch vụ KCB theo yêu cầu; giá của các dịch vụ kỹ thuật trên các máy xã hội hóa mà người bệnh phải đóng thêm cũng giảm.
Ông Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp, BV Bạch Mai khẳng định, lần điều chỉnh giá này là cho nhóm có thẻ BHYT, vì thế không gây xáo trộn nhiều. Hình dung đơn giản, theo giá cũ, Quỹ BHYT chi trả 3 đồng thì nay giá mới, BHYT chi 4 đồng, bệnh nhân không phải bỏ tiền túi ra. Theo ông Hùng, với bệnh nhân đồng chi trả, phần đóng góp tăng thêm nhưng không đáng kể. Người dân chính là đối tượng được hưởng lợi với việc điều chỉnh giá viện phí lần này. Việc tăng giá theo lộ trình như hiện nay sẽ không gây xáo trộn đột ngột và chính những đối tượng thu nhập vừa và thấp được hưởng lợi nhiều nhất từ việc tăng giá, do có BHYT.
BS Nguyễn Thành Trung, Giám đốc BV Đa khoa Trung ương Thái Nguyên cho biết, việc áp dụng viện phí mới từ ngày 1.3 không khó khăn gì cho BV dù tồn tại nhiều bảng giá. Hiện BV này đã có phần mềm Bệnh viện thông minh, bệnh nhân cũng không có tác động nhiều. Cụ thể, tại BV, chỉ khoảng 50% là bệnh nhân khám BHYT, nhưng số điều trị nội trú thì đến gần 95% là có BHYT. Với nhóm KCB ngoại trú chi phí không nhiều, nên dù nhiều người bệnh có thẻ BHYT nhưng vẫn vượt tuyến, bỏ tiền túi khám bệnh. Còn với bệnh nhân điều trị nội trú chi phí lớn nên hầu hết đều chuyển tuyến. Đặc biệt tại Thái Nguyên, có đến 88% dân có BHYT nên dù giá có tăng cao, người dân được BHYT chi trả nên không tác động nhiều.
Theo Bộ Y tế, thời gian đầu, những người chưa có thẻ BHYT phải tự chi trả viện phí vẫn thực hiện theo mức giá cũ. Tuy nhiên, trong tương lai mức giá này cũng sẽ áp dụng cho cả người không có thẻ. Vì thế, Bộ Y tế mong muốn người dân tham gia BHYT, đặc biệt mua theo hộ gia đình để được giảm mức đóng. Mức đóng BHYT cao nhất hiện này là 621.000 đồng, người thứ hai chỉ phải đóng 70% là khoảng 435.000 đồng, người thứ ba đóng 60% khoảng 372.000 đồng, từ người thứ năm 5 trở đi chỉ phải đóng 40% với khoảng 248.000 đồng...
Các bệnh viện chính thức áp giá mới cho gần 1.900 dịch vụ y tế
http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=368223
(ĐBNDO)- Từ 1.3, các bệnh viện trên cả nước chính thức điều chỉnh giá của 1.887 dịch vụ y tế tăng bình quân 30%. Mức giá này trước mắt được áp dụng cho đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế - hiện chiếm 77% dân số.
Theo Bộ Y tế, tính bình quân các dịch vụ y tế tăng khoảng 30% khi tính thêm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù. Nếu tính thêm tiền lương thì mức tăng bình quân là khoảng 50%
Riêng 9 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đã tự chủ hoàn toàn về tài chính gồm: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Răng Hàm mặt Trung ương, Bệnh viện Răng hàm mặt Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Bệnh viện Mắt Trung ương sẽ tính luôn cả lương bác sỹ (các cơ sở y tế còn lại áp dụng từ ngày 1.7).
Trước mắt, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này chỉ áp dụng đối với người có thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh.
Để chuẩn bị cho việc áp dụng viện phí mới, các bệnh viện đã tiến hành điều chỉnh phần mềm công nghệ thông tin tính giá viện phí.
Theo quy định, giá viện phí được áp dụng từ ngày 1.3 mới áp dụng cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế. Vì vậy, các bệnh viện phải có một bảng giá dịch vụ mới áp dụng, một bảng giá dịch vụ cũ áp dụng cho người bệnh không có bảo hiểm y tế và một bảng giá khám theo yêu cầu, các dịch vụ xã hội hóa.
Người bệnh: 'Chấp nhận viện phí cao nếu chất lượng y tế tốt'
http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/nguoi-benh-chap-nhan-vien-phi-cao-neu-chat-luong-y-te-tot-3362784.html
Thanh toán giá dịch vụ y tế sáng 1/3 theo mức vừa điều chỉnh tăng, nhiều người bệnh cho biết chấp nhận chi phí cao nếu chất lượng dịch vụ bệnh viện ngày càng tốt hơn.
Ngày đầu tiên áp dụng giá viện phí mới, tất cả bệnh viện cả nước đều niêm yết bảng giá điều chỉnh cho gần 1.900 dịch vụ bảo hiểm y tế. Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) dán bảng giá mới bên cạnh bảng giá dịch vụ dành cho bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế không điều chỉnh trong lần này. Ở Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM), từ 0h ngày 1/3 trực lãnh đạo và một số trưởng khoa đã có mặt tại bệnh viện để kiểm tra, theo dõi việc áp dụng tăng giá, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh. Tiến sĩ Nguyễn Đình Phú, Phó giám đốc Bệnh viện 115 cho biết đây là lần tăng giá viện phí thứ ba nên việc triển khai khá đồng bộ.
Sáng 1/3, lượng bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương rất đông, nhiều người chưa biết tin viện phí bảo hiểm y tế tăng. Mỗi ngày trung bình bệnh viện tiếp nhận khoảng 1.000 lượt bệnh nhi khám bệnh. Anh Nguyễn Văn Hùng ở Hưng Yên đưa con gái đi khám, chia sẻ: “Người bệnh đến bệnh viện có mấy khi hỏi giá trước đâu. Bệnh viện bảo làm thủ tục thế nào thì làm theo, bảo đóng phí bao nhiêu thì nộp bấy nhiêu, chứ giá cả không biết làm sao mà đối chứng".
Ông Hạnh ở Hà Nội đưa cháu nội đi khám cho biết, nếu tăng viện phí mà chất lượng khám chữa bệnh được cải thiện thì chắc chắn dân sẽ không có ý kiến gì. Song tình trạng khám bệnh vẫn phải chờ đợi, vẫn bị nhân viên y tế cáu gắt, vẫn phải nằm ghép giường, quá tải… trong khi viện phí tăng, thì không công bằng. "Mỗi bệnh viện nên công khai chi phí khám từng loại bệnh để người dân biết. Người bệnh chấp nhận viện phí cao nếu dịch vụ y tế cải thiện tốt”, ông Hạnh nói.
Nhiều phụ huynh đưa con đi khám tại Khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai vẫn bức xúc về vấn đề nằm ghép và quá tải. “Lúc nào viện cũng trung bình 2-3 trẻ một giường, nhiều hôm lên đến 4-5 trẻ, cứ người kia ra người khác lại chuyển vào. Con chúng tôi nằm ghép như vậy, khi ra viện có chia tiền giường hay không?”, chị Loan bức xúc nói.
Tái khám bệnh tiểu đường tại Bệnh viện Chợ Rẫy theo diện bảo hiểm y tế, sáng 1/3 bà Lan 52 tuổi cho biết bình thường mỗi lần khám và nhận thuốc hết khoảng 400.00-500.000 đồng. Sáng nay tổng số tiền phải chi của bà hơn 500.00 đồng.
"Tôi không thấy có sự chênh lệch chi phí lớn, mỗi lần khám là được phát các loại thuốc khác nhau nên giá cả có thể khác. Tôi không rõ lần tăng giá này cụ thể thế nào, miễn là chất lượng dịch vụ tốt hơn thì tăng một chút cũng có thể chấp nhận được", bà Lan chia sẻ.
Thuộc diện được bảo hiểm chi trả 100%, ông Phạm Trọng Các (Hà Nội) cho biết chưa thấy sự thay đổi gì về giá dịch vụ y tế trong ngày 1/3. Mắc bệnh nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, hàng tháng ông đều đến bệnh viện khám định kỳ. Phần lớn các khoản đều được bảo hiểm y tế chi trả, có đợt phải chụp mạch vành chỉ phải trả thêm mấy trăm nghìn tiền chênh lệch.
Từ ngày 1/3, giá của 1.887 dịch vụ thanh toán từ quỹ bảo hiểm y tế được điều chỉnh theo hướng tăng do tính thêm chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù vào cơ cấu giá. Quyền lợi của người bệnh sẽ tăng lên, không phải chi trả thêm hoặc tự mua một số loại vật tư, hóa chất, thuốc mà trước đây chưa tính vào giá. Giá viện phí đợt đầu sẽ tăng bình quân khoảng 30% so với hiện nay và chỉ áp dụng với người có thẻ bảo hiểm y tế.
Nhiều bệnh nhân không để ý viện phí tăng
http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2016/3/413319/
(SGGPO).- Thực hiện Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT/BYT-BTC của Bộ Y tế và Bộ Tài chính, hôm nay 1-3, đồng loạt các bệnh viện trong cả nước điều chỉnh tăng giá gần 1.900 dịch vụ y tế kỹ thuật.
Mức tăng trung bình lần này được tính toán khoảng 30%-40% so với giá cũ do được cộng bổ sung thêm chi phí phụ cấp tiền trực và phẫu thuật. Ghi nhận ngày đầu điều chỉnh giá dịch vụ y tế cho thấy nhiều người bệnh không biết.
Ngồi chờ tại bệnh viện, bà Trần Hoàng H. (51 tuổi, ngụ Thủ Đức, TPHCM) ngáp dài: “Tới từ 6 giờ sáng mà giờ 9 giờ vẫn còn ngồi đây”. Có khối u ở ngực, bà H. đã đến khám nhiều lần ở Bệnh viện Ung Bướu TPHCM nhưng chưa mổ được. Hàng tháng, bà H. vẫn phải đi tái khám và lấy thuốc uống. Khi được hỏi có biết tăng giá viện phí, bà H. lắc đầu nguầy nguậy!
Trong khi đó, chị Nguyễn Anh T. (37 tuổi, ngụ Bình Dương) cũng đến khám tại Bệnh viện Ung Bướu sáng 1-3 xem ra có tìm hiểu hơn nói đã nhìn thấy bệnh viện dán thông báo điều chỉnh giá tới mấy trang giấy nhưng nhỏ quá nên ít ai thấy. “Tui có bảo hiểm y tế. Nhìn sơ qua thì chắc cũng được chi trả nên tiền khám, xét nghiệm này nọ không lo. Chỉ lo có phẫu thuật sợ tốn kém thêm”.
Tương tự, tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, bệnh nhân vẫn chen chúc đông kín cả lối đi lên lầu. Khi được hỏi về tăng viện phí, nhiều bệnh nhân cũng không biết và cho rằng có BHYT nên không lo!
Ghi nhận ngày 1-3 cho thấy hầu hết các bệnh viện đã dán thông báo điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế kỹ thuật công khai cho người bệnh biết. Song, hầu hết bệnh nhân không biết hoặc mấy quan tâm. Họ chỉ mong ngóng được khám chữa bệnh sớm.
Theo lãnh đạo các bệnh viện, tình trạng quá tải chưa giải quyết ngay được. “Hy vọng sau đợt điều chỉnh tăng dịch vụ lần này, được trích lại 15% viện phí để có điều kiện nâng cấp, sắm sửa thêm”, một lãnh đạo bệnh viện cho biết. Để chuẩn bị cho đợt thay đổi viện phí này, các bệnh viện cũng đã lên kế hoạch tập huấn cho đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng và thông báo đến các khoa phòng. BS Lê Hoàng Minh, Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu cho biết bệnh viện có phương án sẽ tiếp tục giữ nguyên giá viện phí cho những bệnh nhân đã nằm nội trú từ trước ngày 1-3 cho đến 0h ngày 15-3 thì mới thực hiện thay đổi giá viện phí. Còn bệnh nhân nhập viện từ 1-3 được tính theo giá mới. Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, TS Nguyễn Trường Sơn, cũng cho biết đã yêu cầu các khoa phòng có liên quan trực tiếp đến người bệnh giảm tối đa thủ tục hành chính như photo giấy tờ khi người bệnh tái khám hoặc giảm thiểu các quy định như cam kết đóng tiền, cam kết phẫu thuật… để rút ngắn thời gian chờ đợi!
Theo Bộ Y tế, với đợt điều chỉnh tăng gần 1.900 dịch vụ y tế kỹ thuật lần này mức tăng trung bình từ 30%-40%. Tuy nhiên, với bệnh nhân có BHYT hưởng 100% thì được quỹ BHYT chi trả toàn bộ. Những bệnh nhân đồng chi trả BHYT từ 5%-20% thì mức chi trả tính thêm cũng không đáng kể. Theo đó, tăng nhiều nhất là giá khám chữa bệnh và giá ngày giường. Cụ thể, giá khám bệnh bệnh viện hạng đặc biệt và hạng 1 tăng từ 20.000 đồng lên 39.000 đồng; Bệnh viện hạng 2 tăng từ 15.000 đồng lên 35.000 đồng; Bệnh viện hạng 3 từ 10.000 đồng lên 31.000 đồng... Giá giường nằm điều trị hồi sức tích cực của bệnh viện hạng đặc biệt sẽ tăng từ 354.000 đồng lên 677.000 đồng/ngày… Một số dịch vụ kỹ thuật có mức điều chỉnh tăng thấp như siêu âm từ 30.000 đồng lên 49.000 đồng, chụp X-quang thường từ 36.000 đồng lên 47.000 đồng, chụp và can thiệp tim mạch từ 6,3 triệu đồng lên 6,7 triệu đồng; chụp PET/CT từ 19,3 triệu đồng lên 20,1 triệu đồng...
Ngày đầu tăng viện phí: Bệnh nhân vẫn “khát” thông tin
http://www.baohaiquan.vn/pages/ngay-dau-tang-vien-phi-nhieu-benh-nhan-van-khat-thong-tin.aspx
(HQ Online)- Theo ghi nhận của phóng viên Báo Hải quan tại một số bệnh viện trong ngày đầu (1-3) thực hiện tăng giá gần 1.900 dịch vụ y tế, rất nhiều người bệnh cho biết họ vẫn chưa nắm được thông tin cụ thể.
Theo tìm hiểu của phóng viên tại các bệnh viện ở Hà Nội như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương..., tại TP Hồ Chí Minh như: Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Nhân dân Gia định... nhiều bệnh nhân khi được hỏi đều cho biết, họ chỉ được biết thông tin tăng giá dịch vụ y tế qua ti vi, còn lại cũng chưa biết tăng cụ thể ra sao.
Cá biệt có bệnh nhân khi được phóng viên hỏi mới ngỡ ngàng biết được thông tin tăng giá dịch vụ y tế.
Vẫn biết rằng chính sách viện phí liên quan tới mỗi người dân song theo quan sát của phóng viên có thể do công tác tuyên truyền chưa tới được với đại bộ phận người dân dẫn đến thực tế họ vẫn “lờ mờ” về quy định nêu trên.
Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) bảng điện tử thông báo giá dịch vụ y tế mới đặt ngay tại quầy thu viện phí nhưng khá nhiều bệnh nhân ngồi chờ đóng tiền trả lời không biết về điều chỉnh giá của nhiều dịch vụ y tế.
Ông Nguyễn Văn Trung- 70 tuổi ngụ tại quận Bình Thạnh- TP. HCM chia sẻ: Tôi bị bệnh cao huyết áp, đến khám định kỳ tại bệnh viện. Từ sáng ngồi ở đây cũng nghe mọi người bàn tán chuyện tăng viện phí nhưng do mắt kém không đọc được bảng điện tử chạy thông báo. Lẽ ra bệnh viện nên có loa thông báo cho người dân biết.
Còn tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), khu vực thanh toán viện phí cho bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của Bệnh viện đã dán bảng giá áp dụng giá dịch vụ y tế mới ở phía trên. Thế nhưng, phần lớn người nhà bệnh nhân không ai để ý tới.
Không những không nắm rõ thông tin về tăng giá dịch vụ y tế, nhiều bệnh nhân cũng không biết được cụ thể việc tăng giá ra sao.
Anh Nguyễn Trường Giang (Vụ Bản- Nam Định) cho biết: Tôi đưa bố đi tái khám tai biến mạch máu não. Đến viện bác sỹ chỉ định là đưa bố nhập viện để theo dõi do vậy tôi cầm 5 triệu đồng đi đóng tiền cọc nhập viện, sau đó khi vào viện bác sỹ mới chỉ định các chụp chiếu liên quan nên cũng chưa biết rõ viện phí sẽ tăng ở mức nào.
Theo ghi nhận, mặc dù các bệnh viện đều áp dụng giá dịch vụ y tế tăng 30% so với giá cũ nhưng chất lượng khám chữa bệnh chưa có nhiều thay đổi. Tình trạng phải đợi chờ nhiều ngày mới khám bệnh xong vẫn xảy ra khá phổ biến ở khoa khám bệnh.
Theo quan sát của phóng viên, tại một số cơ sở y tế, tình trạng quá tải vẫn diễn ra. Nhiều giường nằm 3, 4 người, thậm chí có những bệnh nhân phải nằm đất, hành lang để điều trị.
Chị Vũ Thị Soi (40 tuổi, ngụ tại quận Phú Nhuận, TP.HCM) đến khám tại u xơ cổ tử cung tại Bệnh viện Ung Bướu cho biết: Giá viện phí tăng, nhưng tôi có BHYT nên cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, tôi thấy việc khám bệnh vẫn phải chờ đợi khá lâu, chưa tương xứng với giá dịch vụ tăng.
Chị Hoàng Thị Loan (ngụ tại quận 11, TP.HCM) bức xúc: Tôi đến bệnh viện nhiều lần để khám bướu cổ, nhưng khám theo dạng BHYT lần nào cũng phải chờ đợi khá lâu từ khâu chờ khám, siêu âm đến xét nghiệm.
“Hôm nào nhanh thì trong ngày, còn không phải mất buổi sáng hôm sau mới có kết quả xét nghiệm. Mặc dù, hôm nay, thấy bệnh viện thông báo tăng giá dịch vụ y tế, nhưng nghĩ đến cảnh phải chờ đợi mệt mỏi nên tôi cũng đành chấp nhận khám dịch vụ cho nhanh”, chị Loan chia sẻ.
TP.HCM: Nhiều bệnh nhân còn bỡ ngỡ trong ngày đầu tăng giá dịch vụ y tế
http://vtv.vn/suc-khoe/tp-hcm-nhieu-benh-nhan-con-bo-ngo-trong-ngay-dau-tang-gia-dich-vu-y-te-20160301174542764.htm
Theo ghi nhận thực tế ở một bệnh viện tại khu vực TP.HCM, nhiều bệnh nhân vẫn còn rất bỡ ngỡ với thông tin tăng giá dịch vụ y tế, do lần đầu tiên đi khám bệnh.
Hôm nay (1/3), tất cả các bệnh viện trên cả nước đồng loạt thực hiện điều chỉnh giá gần 1.900 dịch vụ trong danh mục bảo hiểm y tế với mức điều chỉnh tăng 30%. Để chuẩn bị cho việc điều chỉnh giá, các sở y tế đã xây dựng hệ thống phần mềm thanh toán viện phí mới.
Sáng nay, việc khám chữa bệnh tại các bệnh viện tại Hà Nội diễn ra bình thường, người dân đã được thông báo về việc điều chỉnh giá đối với những người tham gia bảo hiểm y tế. Với những trường hợp nhập viện trước ngày 1/3, giá dịch vụ y tế vẫn được tính như cũ. Còn tại khu vực miền Trung, do phần mềm hỗ trợ thanh toán viện phí mới tại một số bệnh viện còn thiếu nhiều hạng mục nên việc thanh toán còn gặp nhiều khó khăn.
Người có thẻ bảo hiểm y tế cho biết, giá khám bệnh tăng nhẹ và không ảnh hưởng gì. Còn những bệnh nhân nhập viện từ hôm nay sẽ được tính theo giá mới. Các cơ quan chức năng cũng cho biết, trong lần điều chỉnh này, sẽ sử dụng giá thống nhất đối với các bệnh viện đồng hạng trên toàn quốc.
Tăng giá viện phí, trước giờ G
http://daidoanket.vn/suc-khoe/tang-gia-vien-phi-truoc-gio-g/90054
Hôm nay (1/3), các BV cũng như các cơ sở y tế trên toàn quốc bắt đầu tăng giá hơn 1.800 dịch vụ y tế BHYT 30% theo Thông tư Liên tịch số 37 của liên Bộ Y tế - Tài chính. Đến giờ chót (29/2), các bệnh viện cũng như người bệnh đón nhận chủ trương này như thế nào?
Đợt tăng giá này không ảnh hưởng bất lợi gì đến người bệnh, nhất là những người chưa tham gia BHYT - đó là thông tin được Báo Đại Đoàn Kết cũng như các tờ báo khác phản ánh đậm nét nhất trong thời gian gần đây, từ trước Tết Nguyên đán. Bởi một lẽ, đợt điều chỉnh này chỉ tác động đến giá dịch vụ BHYT. Có chăng là làm tăng mức cùng chi trả đối với người tham gia BHYT thông thường (phải chi 20%), nhưng không những mức tăng này không đáng kể mà ngược lại, người tham gia BHYT lại được thụ hưởng số lượng dịch vụ tăng lên từ 834 trước đây, nay lên đến 1898 dịch vụ y tế.
Sáng 29/2, PV Báo Đại Đoàn Kết có dịp tiếp cận với BS Lê Hữu Nghị - Phó Giám đốc BV Xây dựng. Ông cho hay: Đây là một bước tiến bộ vượt bậc của ngành trong việc tháo gỡ cơ chế tài chính. Nó giúp cho BV tháo gỡ được nhiều khó khăn khi được tính nhiều dịch vụ cơ bản vào giá BHYT. Vừa qua, BV Xây dựng đã giao cho các bộ phận áp giá trên mạng toàn viện để sẵn sàng đợi đến ngày 1/3 (tức hôm nay) bắt đầu áp dụng giá mới trong thanh toán.
“Tôi nói tiến bộ vì đây là lần đầu tiên tiền lương, bao gồm cả phụ cấp trực 24/24, phụ cấp phẫu thuật được tính vào giá để BHYT chi trả - khoản mà trước đây chúng tôi vẫn phải tự lo một cách rất vất vả” - ông Nghị nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông chia sẻ: Trước đây, khi đi khám BHYT, người bệnh chỉ được thanh toán theo chế độ BHYT 1 lần khám. Nay với Thông tư 37 của Liên bộ Y tế - Tài chính, ngoài được thanh toán đầy đủ chế độ chuyên khoa đầu tiên, trong một lần khám, người bệnh được thanh toán 30% chi phí đối với chuyên khoa tiếp theo. Tổng chi phí được khống chế không quá chi phí của 2 lần khám.
BV Xây dựng hiện có 370 giường theo thiết kế. Trước đây khi quá tải, BV buộc phải kê thêm giường thì số giường được kê thêm chỉ được tính giá dịch vụ theo giá giường ghép. Nay với cách tính giá mới, số này được tính theo cùng mức giá với giường chính. “Đây giúp chúng tôi cải thiện đáng kể trong việc đảm bảo phục vụ người bệnh trong điều trị, nhất là trong những tháng quá tải như thời gian các tháng 8-9-10/2015 vừa qua” - ông Nghị nói.
Còn bà Trần Thị Châu Khanh (khu đô thị Linh Đàm, TP Hà Nội), bệnh nhân thường xuyên đến khám BHYT tại đây băn khoăn: “Tăng giá ư? Hay thì thật là hay vì BV có thêm nguồn thu, nhưng chắc gì chất lượng khám chữa bệnh cũng như thái độ phục vụ của các vị được nâng lên?”.
Đem nỗi băn khoăn này đến với lãnh đạo BV Xây dựng, Phó Giám đốc Lê Hữu Nghị quả quyết: Sau này tiến tới khi số thẻ BHYT tăng lên, các BV sẽ tự chủ được tài chính nếu đáp ứng được sự hài lòng của người bệnh. Giá tăng lên là tốt nhưng là tốt với điều kiện buộc các thầy thuốc chúng tôi cũng phải phục vụ tốt. Nếu không, số người bệnh đến với BV sẽ ngày càng giảm hoặc sẽ bị giảm trừ nhiều khoản thanh toán với BHYT. Năm 2015, BV này quản lý hơn 70.000 thẻ BHYT. Số thu từ nguồn này khoảng từ 65-70% trong tổng nguồn thu/năm. Trong đó, 2/3 là tiền thuốc, mua về bao nhiêu tình với người bệnh bấy nhiêu, không được tăng. Số còn lại 1/3 nguồn thu BHYT này chúng tôi phải trang trải cho nhiều chi phí nên buộc phải “căn cơ” để làm sao vừa khuyến khích đội ngũ cán bộ, nhân viên, vừa phải ngày càng đáp ứng sự hài lòng.
Ông Nghị cho hay BV đang thực hiện thưởng, phạt theo quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế thi đua khen thưởng. Tới đây, những quy chế này ngày càng được siết chặt. Nếu ai để cho người bệnh phàn nàn dù chỉ một lần điện thoại hay gửi thư phản ánh đến BV mà qua xác minh, đối chất có cơ sở khẳng định có sai phạm thì tháng đó người đó sẽ bị giảm loại xếp hạng từ A xuống B hoặc C. Mức chênh lệch giá trị tiền thưởng giữa các hạng không ít đã đành, người này còn có nguy cơ bị mất danh hiệu thi đua của năm. Nếu ai để BHYT giảm trừ nhiều khoản thanh toán trong tháng thì tháng đó họ cũng bị giáng hạng xếp loại. Nếu ai để xảy ra tình trạng đơn thư vượt cấp thì sẽ bị xử lý nặng hơn, thậm chí bị buộc thôi việc.
Đảo qua một số BV khác tại Hà Nội, nét chung nữa cho thấy tại đây, chưa thấy sự hiện diện niêm yết của những bảng giá mới theo Thông tư 37 của Liên bộ Y tế - Tài chính. “Đúng ngày 1/3 chúng tôi sẽ hoàn tất công tác chuẩn bị, trong đó có việc niêm yết giá mới này”- Phó Giám đốc BV Bạch Mai Nguyễn Văn Hiền quả quyết.
Còn BS Trần Văn Lực- Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, BV Lão khoa Trung ương cho hay: “Mãi đến ngày 24/2 vừa qua, BV chúng tôi mới nhận được văn bản hướng dẫn số 511, thực hiện Thông tư 37, từ phía Bảo hiểm xã hội Việt Nam (mới được ký từ ngày 19/2)- quá gấp để hoàn tất công tác chuẩn bị”.
Tuy nhiên, cũng giống như lãnh đạo BV Xây dựng và các BV khác, người phát ngôn của BV này cũng cam kết đúng ngày 1/3, mọi việc cũng được hoàn tất. BV đã gửi văn bản đến tất cả các khoa phòng quán triệt tinh thần Thông tư 37 nói trên cũng như chỉ đạo bộ phận công nghệ thông tin áp giá mới sẵn sàng chờ đến giờ thực hiện ngay trong ngày hôm nay.
“Việc ảnh hưởng có lợi sát sườn đến không chỉ những người thầy thuốc chúng tôi mà còn với cả các bệnh nhân nữa, sao chúng tôi có thể thờ ơ?”- BS Lực nói.
Ngày đầu áp viện phí mới: Còn cập rập
http://plo.vn/suc-khoe/ngay-dau-ap-vien-phi-moi-con-cap-rap-614938.html
Trước mắt, việc tăng giá viện phí chỉ áp dụng đối với bệnh nhân có BHYT.
Các bệnh viện (BV) dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng để phục vụ “thượng đế” nhưng do ngày đầu chạy ứng dụng công nghệ thông tin mới, có nơi trơn tru, cũng có nơi nghẽn cục bộ.
Làm hết mức để bệnh nhân hài lòng
Sáng 1-3, tại BV Chợ Rẫy vào khoảng 10 giờ sáng, bệnh nhân Nguyễn Văn Nhơn (68 tuổi, An Giang) đang ngồi chờ lấy thuốc. Ông Nhơn bị suy tim độ II, thiểu năng tuần hoàn não… nên được chuyển viện đến BV Chợ Rẫy khám đã lâu. Ngày 29-2, ông đón xe lên TP.HCM và sáng nay vào sớm lấy số khám bệnh.
“Tôi thấy hôm nay có khác, bác sĩ (BS), điều dưỡng tế nhị, thăm hỏi ân cần và nhiều hơn, chờ đợi cũng giảm bớt dù phải đợi xét nghiệm máu. Đặc biệt lần này, sau khi lấy thuốc thì đem lại cho BS xem lại thuốc có đúng không, điều này các lần khám trước là không có” - ông Nhơn nói. Về viện phí, theo lời ông Nhơn, đợt đầu tháng 2 vừa qua ông đi khám, viện phí đồng chi trả là 170.000 đồng, đợt này tăng lên 250.000 đồng.
11 giờ trưa, bà Phạm Thị Tuyết Hồng (58 tuổi, Long An) ngồi chờ lãnh thuốc tại BV 115. Trong tổng số hơn 440.000 đồng viện phí, bà Hồng đồng chi trả 20%, tức hơn 87.000 đồng. Mặc dù viện phí khám, lấy thuốc có tăng nhưng theo bà Hồng là không đáng kể vì tăng có 25.000 đồng so với tháng trước bà khám lấy thuốc (hơn 62.000 đồng). Bà Hồng cho biết mình bị bệnh tim, số tiền viện phí phải đóng chênh lệch là không đáng kể. Bên cạnh đó, thái độ phục vụ của nhân viên y tế rất tận tình, khi hỏi thì được chỉ dẫn cụ thể. BS đối đãi với bệnh nhân rất đàng hoàng.
BS Lê Quang Thanh, Giám đốc BV Từ Dũ, cho biết BV này đã áp dụng nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ như: cải cách hành chính trong BV, giảm thời gian chờ đợi, nhập viện, xuất viện chính xác phù hợp, giảm các sự cố. “Hiện BV đã giảm 1/3 thời gian chờ đợi so với trước đây. Thí dụ như quá tải cục bộ, dồn vào buổi sáng ở các khoa cấp cứu, khoa sinh, khoa sản A thì chúng tôi nhắm trọng tâm vào nơi đó để giải quyết, tránh quá tải” - ông Thanh nói.
Nơi trơn tru, nơi nghẽn
BS Nguyễn Hữu Bảo Hoài, Phó khoa Khám bệnh BV Chợ Rẫy, cho biết trước khi áp dụng Thông tư 37, BV cũng đã chuẩn bị rất chu đáo. Ban giám đốc BV đã lập bộ phận để giải quyết các vấn đề liên quan khi cần thiết. “Chúng tôi luôn nhắc nhở phong cách thái độ, giao tiếp phải tốt hơn nữa. Bệnh nhân đến thì phải hướng dẫn tận tình, BS phải tư vấn chu đáo, giải thích rõ cho bệnh nhân về viện phí” - BS Hoài cho biết.
Ngoài ra BV còn bố trí bảng hướng dẫn điện tử, cử nhân viên hướng dẫn bệnh nhân. Bên cạnh đó, khoa Khám bệnh theo dõi lượng bệnh của mỗi phòng khám, nếu bệnh có nguy cơ ùn ứ thì sẽ bố trí thêm bàn khám, điều tiết thêm BS để bệnh nhân được giải quyết nhanh chóng hơn.
Đại diện khoa Khám bệnh BV 115 cho biết Thông tư 37 đã mở ra cho bệnh nhân được khám nhiều chuyên khoa trong một buổi khám nhưng tổng số chi phí không quá 40.000 đồng/ngày (trước đây muốn khám tiếp phải hội chẩn BHYT mới thanh toán). Theo đó, nếu một bệnh nhân khám nội khoa (20.000 đồng) thì lượt khám chuyên khoa tiếp theo (như mắt, tai mũi họng) được thanh toán 30% và BS sau cũng sẽ biết BS trước đã cho làm xét nghiệm nào, thuốc nào để chỉ định, cho thuốc không trùng lắp.
Ông này dự đoán số lượt khám bệnh tại BV ngày đầu tăng lên gấp 2-3 lần (bình thường 1.700-1.800 lượt/ngày), có thời điểm sẽ quá tải. Trong khi đó, do ngày đầu bộ phận vi tính chưa cập nhận đầy đủ thông tin nên có thể sẽ đứng máy, nghẽn mạng nhưng vài ngày sau sẽ quen.
Tại BV quận 10, đến gần 12 giờ nhưng nhiều bệnh nhân cao tuổi vẫn ngồi đợi. Một bệnh nhân cho biết mọi khi đến khám, bệnh nhân lấy số đi thẳng lên phòng trên lầu và đăng ký, tự dưng hôm nay BV bắt phải đứng xếp hàng lấy số ở dưới đất chờ nhập liệu máy tính nên bệnh nhân đứng kín cả sân BV. Có người nhập sai phải làm lại, rất mất thời gian. Nhiều người la ó phản ứng vì đợi quá lâu nên lãnh đạo BV phải điều thêm nhân viên xuống giải quyết.
BS Lê Thanh Tùng, Phó Giám đốc BV quận 10, giải thích rằng do BV vừa triển khai phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin để đáp ứng thông tuyến và điều chỉnh giá viện phí mới xong đêm hôm trước. Cả ba người trong ban giám đốc đã cùng xuống giải quyết và phát loa xin lỗi bà con.
Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), cho biết việc tính đủ chi phí trực tiếp và tiền lương vào giá dịch vụ y tế là một đòi hỏi thực tế khách quan. “Không phải là tăng chi phí để thực hiện các dịch vụ y tế mà là chuyển các khoản chi phí trước đây Nhà nước bao cấp trực tiếp cho các BV vào giá, chuyển phần ngân sách này sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT” - ông Liên lý giải.
Cũng theo ông Liên, giá dịch vụ y tế tính đúng, tính đủ phải bao gồm bảy yếu tố chi phí. Trước thời điểm 1-3 mới tính 3/7 yếu tố, lần tăng này tính thêm chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp. Năm 2018 sẽ tính thêm chi phí quản lý; năm 2020 sẽ tính thêm chi phí khấu hao tài sản cố định.
Từ ngày 1-3, gần 1.900 dịch vụ kỹ thuật y tế điều chỉnh giá với mức tăng trung bình từ 30% đến 50%. Trước mắt, việc tăng giá chỉ áp dụng với các bệnh nhân có thẻ BHYT. Đây là nội dung cơ bản của Thông tư liên tịch số 37 của liên bộ Y tế - Tài chính, ban hành tháng 10-2015.
Ngày đầu thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế: Minh bạch và không gây xáo trộn
http://www.nhandan.org.vn/xahoi/suckhoe/item/28905202-ngay-dau-thuc-hien-dieu-chinh-gia-dich-vu-y-te-minh-bach-va-khong-gay-xao-tron.html
Ngày 1-3 việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng “tính đúng, tính đủ” bắt đầu được áp dụng thực hiện trên toàn quốc. Theo đó, có 1.887 dịch vụ trong danh mục Bảo hiểm y tế được điều chỉnh với mức tăng bình quân khoảng 30%. Ghi nhận của Nhân Dân điện tử trong ngày đầu thực hiện việc điều chỉnh giá tại các bệnh viện.
Tại các bệnh viện, bảng giá các dịch vụ kỹ thuật y tế mới (gồm: giá khám chữa bệnh, giá ngày giường bệnh, giá các dịch vụ kỹ thuật) đã được niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận bệnh nhân. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, hầu hết người đến khám chữa bệnh, người nhà bệnh nhân được hỏi đều không biết về thông tin này, số ít có nghe nói hoặc để ý đến nhưng cảm thấy không hiểu vì “hoa mắt” trước các hạng mục được niêm yết.
Xếp hàng tại nơi dành cho bệnh nhân BHYT, Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội, cô Công Thị Trang, 57 tuổi ở Hà Nội là bệnh nhân đã ghép tim không để ý hệ thống bảng giá mới được dán phía trên cao. Cô cũng cho biết mình không có thông tin về việc ngày hôm nay nhiều dịch vụ y tế đã được điều chỉnh, tuy vậy cô cũng không băn khoăn đến mức giá và hoàn toàn tin tưởng vào một bệnh viện lớn như nơi đây.
Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội dành hẳn một bức tường lớn tại khu khám bệnh để niêm yết thông tin giá các dịch vụ y tế điều chỉnh được áp dụng tại bệnh viện với phông chữ nổi bật. Anh Vũ Mạnh Cầm (24 tuổi) ở Hưng Yên cho biết sáng nay khi lên khám anh đã dành thời gian đọc kỹ các thông tin này.“Quá nhiều thông tin, nên cũng không hiểu lắm” - anh Cầm thú thực - "Bác sĩ kê đơn thế nào, thu bao nhiêu thì tôi thanh toán như vậy thôi, không có gì băn khoăn cả".
“Không rõ lắm”, “cũng nghe qua”, “không hiểu”, “vào đây rồi cũng không thắc mắc nhiều”… là câu trả lời của rất nhiều bệnh nhân khi được hỏi về bảng giá mới được niêm yết tại các bệnh viện trong sáng 1-3.
Thông tư liên tịch số 37/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính quy định định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc (gọi tắt là thông tư 37) ban hành ngày 29-10-2015, áp dụng đối với người bệnh có thẻ BHYT đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên cả nước.
Theo lộ trình từ 1-3-2016 mức giá bao gồm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù của ngành y tế sẽ tăng bình quân khoảng 30% so với hiện nay và đến 1-7-2016 mức giá tính thêm lương sẽ tăng khoảng 50% so với hiện nay.
Đánh giá tác động của việc điều chỉnh lần này đến người bệnh, bà Nguyễn Thị Bích Hường, Phó giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết: Việc điều chỉnh viện phí lần này mới thực hiện ở nhóm người bệnh BHYT, mà trong đó phần lớn chi phí do BHYT chi trả, người bệnh chỉ đồng chi trả hoặc chi trả một phần rất nhỏ. Nhưng có rất nhiều khoản chi phí người bệnh trước đây phải nộp thì bây giờ không phải nộp nữa. Trước đây giá chưa tính đủ nên quá trình đi khám chữa bệnh người bệnh phải nộp thêm những mục chưa có trong cơ cấu chi phí giá. Hiện nay thì cơ cấu giá đã tính đủ nên người bệnh không phải nộp thêm khoản chi phí đó nữa. Cho nên phần chi phí nộp thêm của người bệnh về cơ bản không bị ảnh hưởng nhiều trong khi chất lượng dịch vụ sẽ được hưởng chắc chắn là tốt hơn nhiều.
Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc bệnh viện Bạch Mai cho biết đúng 0 giờ ngày 1-3 bệnh viện đã thực hiện biểu giá mới. Ông Hiền cho biết để chuẩn bị cho công tác này, Bệnh viện Bạch Mai đã thành lập tổ công tác, xây dựng phần mềm, tổ chức hướng dẫn, tập huấn đến cán bộ, điều dưỡng, y tá, hành chính trong đơn vị. “Chúng tôi có in nguyên bảng giá của Bộ Y tế, đồng thời cũng thực hiện “phiên ngang”, tức là đối chiếu với giá cũ để mọi người dễ hiểu và tổ chức thực hiện. Trước đó, sáng 29-2, Bệnh viện đã lập tổ hỗ trợ, giao nhiệm vụ cho từng bộ phận, cá nhân cụ thể để giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
“Từ ngày 29 đến hôm nay, qua đêm hôm qua là tôi chưa rời bệnh viện, máy điện thoại luôn trong trạng thái sẵn sàng” – ông Hiền chia sẻ.
Đến thời điểm chiều 1-3, sau 14 tiếng thực hiện, lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai cho biết mọi việc tại đây đang diễn ra tốt, cũng có một số nhầm lẫn nhỏ nhưng đã được phát hiện và giải quyết ngay. Thống kê của Bệnh viện Bạch Mai hiện 70% bệnh nhân đến khám chữa bệnh là diện BHYT. Lãnh đạo bệnh viện khẳng định “Không có xáo trộn nào trong công tác khám chữa bệnh”.
Bệnh viện Việt Đức đã áp dụng điều chỉnh mức giá mới từ 7 giờ 30 phút sáng ngày 1-3. Theo đánh giá sơ bộ của lãnh đạo bệnh viện, số lượng người thực hiện thanh toán theo mức mới chưa nhiều, mới có khóm ngoại trú, còn nội trú sẽ có giao thoa trong khoảng một tuần.
Bà Nguyễn Thị Bích Hường cho biết bệnh viện đã tổ chức đường dây nóng, làm các văn bản hướng dẫn. “Hôm nay, toàn bộ cán bộ tài chính tập trung kiểm tra, đối soát để có vướng mắc gì thì hỗ trợ giải đáp, đề phòng trường hợp bất thường như máy tính trục trặc, chạy nhầm giá thì xử lý ngay”.
Mặc dù khối lượng công việc rất lớn, có đến mười mấy nghìn loại dịch vụ, nếu không thực hiện một cách khoa học thì sẽ rất mất thời gian, dễ nhầm lẫn nhưng lãnh đạo Bệnh viện Việt Đức khẳng định đến thời điểm này chưa xảy ra vướng mắc hay phát sinh.
Về vấn đề minh bạch các khoản thu, bà Nguyễn Thị Bích Hường nhấn mạnh cần phải có thông tin rành mạch cho người dân bằng cách đưa ra hệ thống bảng giá. Ngoài ra, nếu người bệnh có yêu cầu thì mình sẽ in bảng kê chi tiết (hiện nay chỉ in theo yêu cầu do bảng kê rất dài và nhiều) công khai cho bệnh nhân. Còn các công đoạn sau đã có các giám định viên của phía BHYT giám sát rất chặt chẽ.
Tăng viện phí, tăng sự hài lòng
http://nld.com.vn/suc-khoe/tang-vien-phi-tang-su-hai-long-20160301211557459.htm
Từ ngày 1-3, gần 1.900 dịch vụ kỹ thuật y tế được điều chỉnh giá với mức tăng trung bình 30%-50%. Mức giá này trước hết được áp dụng với đối tượng là người bệnh có thẻ BHYT
Ghi nhận tại một số bệnh viện (BV) tuyến cuối ở Hà Nội như: Bạch Mai, Việt Đức, Nội tiết trung ương… cho thấy hầu hết người bệnh đã được tuyên truyền về thông tin điều chỉnh viện phí.
Khám nhanh hơn, thái độ niềm nở hơn
Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc BV Bạch Mai, cho biết tại Khoa Khám bệnh, bảng viện phí mới với giá chi tiết của gần 1.900 dịch vụ được niêm yết công khai cùng với bảng viện phí hiện hành (gần 900 dịch vụ) được thực hiện với bệnh nhân chưa có thẻ BHYT. Phần mềm quản lý viện phí đã được cập nhật tương thích với danh mục viện phí mới do Bộ Y tế ban hành nên BV triển khai rất thuận lợi.
Theo ghi nhận của phóng viên, rất đông bệnh nhân và người nhà đứng xem bảng giá các dịch vụ trong ngày đầu tiên thực hiện viện phí mới. Bà Trần Thị Xuyến - 68 tuổi; ở quận Hoàng Mai, TP Hà Nội - cho biết ngay khi được tư vấn khám định kỳ bệnh đái tháo đường sáng 1-3 tại BV Bạch Mai, bà đã nghe nhân viên y tế nói về việc điều chỉnh viện phí với nhóm bệnh nhân BHYT.
“Bình thường, tôi chỉ phải đồng chi trả vài chục ngàn đồng nên nếu có tăng 50%, tôi nghĩ mình vẫn tự lo được. Chất lượng khám chữa bệnh hiện tốt hơn rất nhiều, thái độ nhân viên y tế cũng niềm nở hơn nhưng khám bệnh còn đợi chờ lâu quá” - bà Xuyến phàn nàn.
Bà Nguyễn Thị Hường, Phó Giám đốc BV Việt Đức, cho biết trước đây, các BV chỉ chia các dịch vụ theo nhóm bệnh, nhóm kỹ thuật nên chỉ có dưới 1.000 dịch vụ. Còn hiện nay, Bộ Y tế đã chia nhỏ các dịch vụ theo từng kỹ thuật khác nhau nên có tới 1.887 dịch vụ. Giá mới nhiều, áp dụng cho bệnh nhân có BHYT; giá cũ vẫn giữ, dành cho người không có BHYT nhưng có sự phân biệt bệnh nhân nhập viện sau hay trước ngày 1-3.
“Trong ngày đầu thực hiện, số bệnh nhân được áp dụng viện phí mới chưa nhiều. Với nhóm bệnh nhân nhập viện trước ngày 1-3, viện phí vẫn tính theo bảng giá cũ. Như vậy, nhóm bệnh nhân bị tác động bởi viện phí mới sẽ là những trường hợp cấp cứu hoặc chuyển tuyến kể từ ngày 1-3” - bà Hường giải thích.
Nhiều dịch vụ giảm mức đóng
Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính - Bộ Y tế, cho biết khi tăng giá dịch vụ, người dân có thẻ BHYT không bị tác động nhiều. Đơn cử, với giá khám bệnh theo yêu cầu tại BV hạng 1 là 50.000 đồng, giá khám cũ là 20.000 đồng thì người có thẻ BHYT phải nộp chênh lệch 30.000 đồng. Tuy nhiên, từ ngày 1-7, khi giá khám bệnh của BV hạng 1 nâng lên 39.000 đồng thì người bệnh chỉ phải nộp phần chênh lệch 11.000 đồng.
Với các loại máy móc, dịch vụ đầu tư theo hình thức xã hội hóa, khi tăng giá, phần cùng chi trả của người bệnh cũng giảm đi. Cụ thể, giá chụp CT scanner 64 lát cắt theo hình thức xã hội hóa là 2,5 triệu đồng nhưng BHYT chỉ duyệt khung 1,7 triệu đồng nên người bệnh có thẻ BHYT phải nộp chênh 800.000 đồng. Nhưng từ ngày 1-3, giá chụp CT scanner được BHYT duyệt tăng lên 2,167 triệu đồng và từ ngày 1-7 lên 2,266 triệu đồng nên bệnh nhân chỉ phải nộp thêm lần lượt 333.000 đồng và 234.000 đồng.
Tăng giá: Không mấy đắn đo
Tại TP HCM, đa số người bệnh tỏ ra không bất ngờ về thông tin tăng giá dịch vụ y tế, trong khi các BV đã có nhiều cố gắng thay đổi cách phục vụ để làm hài lòng bệnh nhân.
Tại BV quận Thủ Đức sáng 1-3, dù hàng ngàn bệnh nhân ra vào khám bệnh nhưng không còn cảnh chen lấn, căng thẳng chờ đợi như trước. Khu tiếp đón bệnh nhân được BV sửa sang lịch sự, khang trang với hàng chục màn hình, bảng hướng dẫn điện tử liên tục thông tin. Kế đó, hàng chục bàn nhân viên chuyên trách, kể cả bàn trực lãnh đạo, được bố trí tại sảnh tiếp đón để giải đáp thắc mắc khi người bệnh có yêu cầu.
Cầm trên tay kết quả xét nghiệm bệnh đái tháo đường và đang chờ bác sĩ giải thích, bà Trần Thị Thoa (SN 1948, ngụ quận Thủ Đức) cho biết trước đây đi khám mất nhiều thời gian nhưng hiện nay, khâu này đã rút ngắn được 50%. “Tiền khám bệnh trả thêm có 17.000 đồng nhưng được cái là nhanh chóng, không phải đợi” - bà nói. Theo ThS-BS Hồ Hải Trường Giang, Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp BV quận Thủ Đức, BV đã đổi mới quy trình sao cho thuận tiện nhất cho người bệnh.
Tại BV Cấp cứu Trưng Vương, nhiều người bệnh biết thông tin tăng viện phí nhưng không mấy đắn đo. Sau khi thanh toán tiền khám bệnh, thuốc men BHYT tại Khoa Khám bệnh, anh Ng.V.T (29 tuổi; ngụ quận 10, TP HCM) cho biết: “Tôi bị chấn thương đầu gối phải sau một vụ té xe cách đây 2 tháng, giờ đi tái khám. Lúc lấy hóa đơn đóng tiền thì thấy phần đồng chi trả là 188.000 đồng, hơn mấy lần trước chỉ khoảng 20.000-30.000 đồng, dù thuốc thì cũng tương đương. Với tôi, mấy chục ngàn đồng không ảnh hưởng gì lắm”.
Chủ động chuẩn bị
Để đáp ứng nhu cầu của “thượng đế”, các BV đã chủ động chuẩn bị cho việc tăng viện phí. Ngoài việc bố trí đội ngũ hướng dẫn, nhiều BV đã nâng cấp và ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục tiếp nhận bệnh nhân diện BHYT, giảm thiểu thời gian khám chữa bệnh so với trước. Bệnh nhân chỉ cần đăng ký, nộp thẻ BHYT rồi nhận số thứ tự, đi khám, làm các xét nghiệm cận lâm sàng..., đến khi lãnh thuốc mới phải thanh toán một lần, gọn gàng và nhanh chóng. Mọi hoạt động tại các khoa được kết nối, liên thông qua mạng, giảm được thời gian ghi chép hồ sơ cũng như chờ đợi thực hiện các thủ tục rườm rà.
TS-BS Lê Thanh Chiến, Giám đốc BV Trưng Vương (TP HCM), cho biết BV đã chỉ đạo đội ngũ nhân viên y tế có trách nhiệm giải thích, tư vấn cho người dân khi họ thắc mắc về đợt điều chỉnh viện phí này. Theo ông, phần lớn người dân đến khám chữa bệnh đã biết thông tin này qua các phương tiện truyền thông.
Theo BS Trần Văn Khanh (BV quận 2), để giảm thời gian chờ đợi của người bệnh, BV đã tăng thêm phòng khám, nâng tổng số phòng khám lên gần 50. Ngoài đội ngũ nhân viên y tế, BV còn huy động thêm nhiều sinh viên y khoa tình nguyện trợ giúp, hướng dẫn các cụ già, người bệnh nặng đến từng khoa, phòng.
Theo Sở Y tế TP HCM, việc tăng viện phí chỉ thực hiện trên bệnh nhân diện BHYT. Việc điều chỉnh giá về cơ bản không làm ảnh hưởng đến người nghèo, cận nghèo, trẻ dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách xã hội vì chi phí khám chữa bệnh của các đối tượng này đã được BHYT thanh toán và ngân sách hỗ trợ.
Trong tương lai gần, viện phí mới sẽ được áp dụng đồng loạt nên người không có thẻ BHYT sẽ nặng gánh hơn nếu chẳng may ốm đau.
Bệnh viện Chợ Rẫy: Giảm tối đa thủ tục hành chính
PGS-TS-BS Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc BV Chợ Rẫy, cho biết BV đã sửa sang lại khu tiếp đón người bệnh; xây dựng quy trình khám chữa bệnh rõ ràng để hướng dẫn bệnh nhân đến khám, chữa bệnh; yêu cầu các khoa, phòng phải có cam kết với bệnh nhân về thời gian thông báo kết quả hay giải đáp các thắc mắc; giảm tối đa các thủ tục hành chính.
Trong thời gian tới, BV sẽ lắp đặt một số bảng hướng dẫn trên tường, video clip, bảng điện tử… để thông báo đến bệnh nhân những nội dung cần thiết, góp phần giúp họ hài lòng. BV đang tập trung vào 3 chương trình lớn trong năm 2016: Xây dựng những quy trình kỹ thuật mới; chỉnh sửa và thiết lập mới các phác đồ điều trị; xây dựng thêm các quy trình lâm sàng liên quan đến người bệnh.
Người bệnh không có BHYT “thức tỉnh” vì viện phí tăng
http://dantri.com.vn/suc-khoe/nguoi-benh-khong-co-bhyt-thuc-tinh-vi-vien-phi-tang-20160301232558208.htm
Ngày đầu áp dụng giá viện phí mới, hoạt động khám chữa bệnh tại các bệnh viện vẫn diễn ra bình thường. Nhiều người bệnh tâm sự, chính nhờ việc có người thân ốm phải nằm viện, rồi khi đi khám bệnh thấy dịch vụ khám BHYT tốt hơn nhiều đã “thức tỉnh” để họ mua BHYT.
Đã chuẩn bị kỹ càng
Ngày 1/3, ngày đầu tiên áp dụng giá viện phí mới tại các cơ sở y tế trên toàn quốc. Ghi nhận tại một số bệnh viện (BV) tuyến cuối ở Hà Nội như Bạch Mai, Việt Đức, Nội tiết Trung ương… cho thấy hầu hết người bệnh đã được tuyên truyền, không bất ngờ vì viện phí tăng.
Ngồi chờ kết quả tại khoa Khám bệnh (BV Bạch Mai), bác Vũ Thị Nhưng (64 tuổi, Đình Lập, Lạng Sơn) cho biết, bác tái khám ung thư tuyến giáp. Bác đi khám từ sáng ngày 29/2, phải ngủ trọ một đêm ở phòng trọ gần bệnh viện mất 50 nghìn để hôm nay làm nốt các xét nghiệm cần thiết.
Theo bác Nhưng, thủ tục khám chữa bệnh đã nhanh hơn rất nhiều, nhưng lượng bệnh nhân đông quá, nên bác vẫn mong muốn có sự cải tiến hơn để thuận lợi cho người bệnh.
Như trước kia khi tái khám ung bướu, bác được nộp BHYT ngay tại khoa để khám, thì nay thủ tục nộp BHYT đều ở khoa Khám bệnh, sau đó xong xuôi mới lên khoa xếp số tiếp.
Nói về tăng viện phí, bác Nhưng không lo ngại bởi BHYT hưu trí của bác được thanh toán đến 95%. “Tôi là tôi lo cho người chưa có BHYT và nhóm chi trả 20%. Nhất là người không có BHYT sẽ rất khổ. Thấy nói viện phí tăng đến 30%. Chưa kể bệnh nhân ung thư như chúng tôi mà không có BHYT thì sao theo đuổi điều trị được”, bác Nhưng lo lắng bày tỏ.
Bác Nhưng cho biết thêm, toàn bộ chi phí điều trị ung thư tuyến giáp của bác được BHYT chi trả, chỉ phải đồng chi trả 5%. Ngoài ra mỗi tháng, bác Nhưng phải mua thêm thuốc ở ngoài hết 100 nghìn đồng.
Tại các BV đều đã có sự chuẩn bị kỹ càng nên khâu khám bệnh, thanh toán giữa bệnh nhân BHYT, bệnh nhân không BHYT, bệnh nhân khám theo yêu cầu dù có các mức giá khác nhau nhưng thanh toán đều thuận lợi.
Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết tại Khoa Khám bệnh, bảng giá viện phí mới với giá chi tiết của gần 1.900 dịch vụ được niêm yết công khai cùng với bảng giá viện phí hiện hành (gần 900 dịch vụ) đang được thực hiện với bệnh nhân chưa có thẻ BHYT. Phần mềm quản lý giá viện phí đã được cập nhật tương thích với danh mục viện phí mới Bộ Y tế ban hành nên BV triển khai không có gì vướng mắc.
Bà Nguyễn Thị Bích Bà Hường, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, cho biết, để thực hiện Thông tư 37, tăng viện phí từ ngày 1/3, BV Việt Đức đã có sự chuẩn bị kỹ càng.
Theo bà Hường, trước đây chỉ chia các dịch vụ theo nhóm bệnh, nhóm kỹ thuật nên bảng giá là dưới 1.000 dịch vụ tương được 1.000 loại giá. Còn hiện nay Bộ Y tế đã chia nhỏ các dịch vụ ra theo từng kỹ thuật khác nhau nên có tới 1.887 dịch vụ. Trong khi đó, giá viện phí mới chỉ áp dụng bệnh nhân có BHYT, giá cũ áp cho người không có BHYT, rồi giá khám yêu cầu; rồi phân loại bệnh nhân nhập viện trước hay sau 1/3… Vì thế, phần mềm thông tin đã sẵn sàng nhưng vẫn được tập huấn kỹ cho cán bộ để hạn chế sai sót.
Mất tiền triệu, vội vàng mua bảo hiểm
9h sáng tại khoa Khám bệnh (BV Bạch Mai), anh Bùi Mạnh Tuấn (Phú Thọ) đang cùng vợ ngồi chờ kết quả tái khám ung thư máu. 6 tháng trước, lần đầu vào BV Bạch Mai phải nhập viện chờ chẩn đoán bệnh, điều trị trong vòng 16 ngày, gia đình anh phải nộp 23 triệu đồng vì không có BHYT.
“Hoảng quá, nộp 23 triệu trong cho 16 ngày điều trị. Thời gian vợ nằm viện cả nhà liêu xiêu vì vay chỗ nọ, mượn chỗ kia để đóng viện phí. Thấy giường bên cạnh có bệnh nhân ung thư máu như vợ mình, cả đợt truyền phải thanh toán có gần 6 triệu, hỏi ra họ có BHYT. Lúc này mới giật mình, thấm thía. Cả 3 đứa con đi làm đều có BHYT, mỗi hai vợ chồng không ai mua. Lúc ấy, dù viện phí khó khăn là thế cũng phải ưu tiên hơn triệu mua BHYT cho cả hai vợ chồng. Đợt này tái khám có phải nhập viện, giá viện phí thấy nói có tăng nhưng thú thực, tâm lý gia đình ổn hơn rất nhiều vì đã có BHYT”, anh Tuấn nói.
Đưa bố đi khám ung thư không có BHYT ở BV Bạch Mai, chị Nguyễn Thị Quỳnh (Tân Mai, Hà Nội) cho biết, vì bố chị mới có thẻ BHYT, hơn nữa lại ở một bệnh viện tuyến thành phố không chuyên ung bướu nên chị không yên tâm, đưa bố đi khám vượt tuyến.
Đây là khám thôi, chứ khi vào điều trị chắc phải chuyển BHYT cho cụ, không chi phí điều trị khó gánh.
Chị Quỳnh cũng cho biết, trước đây nghĩ đến khám BHYT là chị sợ, sợ đông, sợ thái độ của y bác sĩ. Nhưng bản thân chị 2 lần gần đây đi khám BHYT về răng hàm mặt và đau tức ngực thì rất bất ngờ bởi khám BHYT giờ nhanh hơn, thái độ cư xử của cán bộ y tế rất đúng mực. Đến mức, chồng chị vốn là người bảo thủ luôn không tin BHYT mà giờ thấy bố bị bệnh, chi phí điều trị đội lên cũng đã mua BHYT tự nguyện. “Bỏ tiền ra mua không may có bệnh còn đỡ lo. Mà may mắn không phải dùng đến thì cũng coi như làm từ thiện. Vì từ sáng ngồi đây, hỏi những người xung quanh có bệnh nhân chi phí cả chục triệu đồng mỗi tháng. Nếu không có những người khỏe mạnh như mình đóng BHYT thì lấy đâu tiền chi trả. Ngay giờ người thân của mình cũng đang chuẩn bị được nhờ nguồn quỹ ấy”, chị Quỳnh nói.
Theo bà Hường, việc điều chỉnh giá viện phí là một sự chuyển biến tích cực trong ngành y tế. Bởi giá tăng nhưng về thực chất người bệnh sẽ được lợi. Trước hết là người bệnh được coi trọng, đặt đúng vị trí là người trả tiền cho các dịch vụ, bệnh viện là người phục vụ. Đồng thời, chất lượng khám chữa bệnh tăng. Đặc biệt giá viện phí tiến tới tính đúng, tính đủ chi phí, người bệnh có BHYT được chi trả những chi phí ấy sẽ không phải bỏ tiền túi chi thêm.
Theo lộ trình, từ 1/3 giá của 1.887 dịch vụ kỹ thuật y tế sẽ được điều chỉnh với mức tăng bình quân khoảng 30% và từ ngày 1/7/2016 tăng khoảng 50% so với giá hiện nay. Việc tăng giá này theo tính toán không tác động đến khoảng 77% dân số có BHYT vì mức tăng này được quỹ BHYT gánh chi trả, người bệnh chỉ thực hiện đồng chi trả theo quy định.
Ngư dân Hà Tĩnh ngộ độc tử vong nghi do ăn phải ốc bùn bóng?
http://tintuc.vn/suc-khoe/ngu-dan-ha-tinh-ngo-doc-tu-vong-nghi-do-an-phai-oc-bun-bong-107063
Sau khi ăn phải ốc lạ có vỏ màu trắng, hình xoắn, một ngư dân ở Hà Tĩnh đã có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm và tử vong sau đó không lâu.
Xác nhận với báo Kiến Thức vào tối 29/2, ông Hoàng Văn Ngọ - Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho biết, trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ việc một ngư dân ngộ độc thực phẩm tử vong nghi do ăn phải ốc lạ khi đang đánh bắt hải sản trên biển.
Theo ông Ngọ, vào tối 28/2, một nhóm 5 ngư dân ở xã Cẩm Lộc đi chung trên chiếc thuyền do ông Tư (ngụ xóm 5) làm chủ ra thả lưới đánh bắt hải sản trên vùng biển thuộc huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Đến trưa 29/2, sau khi kéo lưới xong, nhóm ngư dân này luộc ốc ăn, trong đó có một con ốc lạ màu trắng, hình xoắn.
Chỉ vài tiếng sau, một ngư dân tên Khánh (ngụ xóm 6) có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn nên những người còn lại đã quyết định nhổ neo chạy vào bờ để đưa người bị nạn đi cấp cứu. Khi vào đến bờ, anh Khánh được chuyển lên xe cấp cứu đưa ra bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, khi chưa đến bệnh viện thì ngư dân này yếu dần rồi tử vong.
Đáng chú ý, trước đó vào ngày 5/1/2015, 3 ngư dân người Thanh Hoá gồm ông Trần Văn Thức (45 tuổi), anh Trần Văn Dương (29 tuổi) và anh Dương Văn Tình (22 tuổi); cùng trú tại huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa cũng phải bỏ mạng vì ngộ độc thực phẩm do ăn phải loại ốc có hình xoắn, màu trắng khi đang đánh bắt hải sản trên vùng biển thuộc huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Được biết, sau khi sự việc xảy ra, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Quốc gia xác định, loài ốc biển khiến 3 ngư dân Thanh Hóa tử vong sau khi ăn thuộc chi Nassarius spp (một số nơi người dân gọi là ốc bùn bóng). Báo Vietnamnet dẫn lời ông Đỗ Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Thanh Hóa cho biết, loài ốc bùn bóng (thuộc chi Nassarius spp) có chứa độc tố Tetrodotoxin với hàm lượng 60mg/kg là nguyên nhân dẫn tới vụ ngộ độc thức ăn khiến 3 người tử vong nói trên.
Theo ông Hòa, đây là loại độc tố thần kinh cực mạnh, có trọng lượng phân tử thấp, do cấu trúc hóa học khá đặc biệt nên không bị phân hủy, biến tính trong quá trình xử lý, chế biến kể cả ở nhiệt độ cao. Độc tố vẫn tồn tại và gây độc trong thức ăn đã được chế biến, xào nấu hay đóng hộp và cấp đông.
Loại độc tố này không do ốc Nassarius spp. sản sinh ra mà do một số loài vi khuẩn như Shewanella spp. và Vibrio spp. cộng sinh, sinh ra trong một số loài sinh vật biển. Sau khi ăn phải thức ăn có chứa độc tố Tetrodotoxin, triệu chứng ngộ độc cấp tính thường xảy ra trong vòng 20 phút đến 3 giờ. Các triệu chứng có thể xuất hiện sớm như tê, rát bỏng ở môi và đầu lưỡi rồi bụng, buồn nôn, nôn khó thở, ngưng thở… Bệnh nhân suy hô hấp cấp, truy tim mạch và dẫn đến tử vong chỉ sau 30 phút hoặc 8 giờ nếu không được cấp cứu kịp thời.
Hiện nay vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho các trường hợp ngộ độc do độc tố Tetrodotoxin. Biện pháp cấp cứu, điều trị cần thực hiện ngay là kích thích cho bệnh nhân nôn: nôn càng sớm, càng nhiều càng tốt để thải loại độc tố ra khỏi đường tiêu hóa. Sau khi gây nôn có thể cho bệnh nhân uống than hoạt (nếu có). Tiếp theo cần đưa bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm đến ngay bệnh viện càng sớm càng tốt để được cứu chữa kịp thời, ông Hòa khuyến cáo.
Mô hình phòng khám bác sĩ gia đình: Nơi nhộn nhịp, chỗ vắng hoe
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/mo-hinh-phong-kham-bac-si-gia-dinh-noi-nhon-nhip-cho-vang-hoe-975306.tpo
Đã có 149 phòng khám bác sĩ gia đình (BSGĐ) được triển khai tại 20 bệnh viện quận huyện và 136 trạm y tế ở TPHCM. Một số phòng khám thu hút được người bệnh trong khi số khác hoạt động hai năm nay nhưng bệnh nhân đến khám chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Cả nhà đều thích khám BSGĐ
Sáng 29/2, đến định kỳ tái khám tại phòng khám BSGĐ như thường lệ, bà Nguyễn Thị Thu, 73 tuổi ở phường 9, quận 10 nói chân bị nhức nên không đi được. Qua hướng dẫn từ bác sĩ, bà Thu ngồi ở nhà gọi điện tới phòng khám BSGĐ của bệnh viện quận 10 và được bác sĩ của phòng khám tư vấn, khám bệnh trực tuyến qua hệ thống internet. Tháng 10/2012, phòng khám BSGĐ đầu tiên của TPHCM được triển khai tại Bệnh viện quận 10, lúc đó bà Thu vận động cả gia đình đăng ký khám ban đầu tại đây.
Từ chỗ phải lặn lội lên bệnh viện xếp hàng ngồi chờ đợi, nay đăng ký khám ban đầu ở phòng khám BSGĐ bà Thu được bác sĩ trực tiếp theo dõi và khám rất nhiệt tình. “Các con cháu của tôi cũng vậy, ai cũng có một mã số thẻ ban đầu về tiền sử bệnh tật, nhóm máu, các dị ứng cơ địa thường gặp… nên bác sĩ theo dõi biết rõ được quá trình bệnh tật của mình”- bà Thu khoe.
Bác sĩ Đào Xuân Tùng - giám đốc bệnh viện quận 10 nói lúc đầu mới mở, phòng khám BSGĐ có 5 bàn khám và mỗi ngày chỉ tiếp nhận 20-30 bệnh nhân. “Mô hình còn mới nên cứ sợ vắng vẻ nhưng đến nay người dân nơi đây đã tin tưởng vào phòng khám”- bác sĩ Tùng nói và cho biết thêm: hiện mỗi ngày phòng khám tiếp nhận từ 250-300 người bệnh. Mọi thủ tục thăm khám và xét nghiệm, theo bác sĩ Tùng, “đều thực hiện khép kín”. “Người bệnh gọi điện để đặt lịch hẹn khám, thậm chí chọn bác sĩ riêng cho mình, sau đó đến khám rồi làm chẩn đoán, xét nghiệm và nhận thuốc tại chỗ, khép kín không phải đi lại nên người bệnh rất hài lòng”- bác sĩ Tùng nói.
Sau gần ba năm hoạt động, mô hình phòng khám BSGĐ của Bệnh viện quận 2 với sự hỗ trợ của 15 chuyên gia y học gia đình thuộc Trường ĐH Y dược TPHCM đã trở thành địa chỉ tin cậy cho hàng nghìn người dân nơi đây. Hiện mỗi ngày đơn vị BSGĐ này đã tiếp nhận 200 người bệnh đến khám, tăng hơn 100% so với những ngày đầu thành lập, số phòng khám cũng tăng từ 2 lên 4 phòng.
Bác sĩ Trần Văn Khanh nói, hút được người bệnh vì ở góc độ chuyên môn, phòng khám có đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên ngành y học gia đình nên dân rất tin cậy. Còn về lợi ích kinh tế - xã hội, theo bác sĩ Khanh, đó là người dân không phải chờ đợi, mỗi lần khám đều được khép kín nên không phải mệt mỏi đi lại. “Hầu hết người bệnh đăng ký khám BSGĐ đều đánh giá bác sĩ nơi đây khám từ 15-20 phút, bệnh nhân được hỏi han thoải mái và rất ân cần nên họ rất thích”- bác sĩ Khanh chia sẻ.
Thành lập 2 năm chỉ có… 10 bệnh nhân
Trái với sự tấp nập ở các phòng khám trên, nhiều mô hình BSGĐ tại các trạm y tế lại vắng hoe. Lãnh đạo một trạm y tế ở quận 7 cho biết triển khai được 2 năm qua nhưng chỉ tiếp nhận được 10 bệnh nhân. “Mô hình này còn mới, ở trạm y tế chưa có các chẩn đoán lâm sàng cơ bản trong khi danh mục thuốc bảo hiểm y tế còn hạn chế nên người dân cũng không mấy mặn mà”- bác sĩ này buồn bã. Triển khai 5 phòng khám BSGD tại các trạm y tế phường ở quận Gò Vấp nhưng trong 6 tháng cuối năm 2015, quận Gò Vấp cho biết cả 5 phòng khám chỉ tiếp nhận được… 9 bệnh nhân. Bác sĩ Lê Bình ở trạm y tế phường 12 quận Gò Vấp cho biết phòng khám chỉ tiếp nhận số ít người dân mắc các bệnh lý thông thường như cảm cúm và theo dõi các bệnh lý mãn tính.
Những gợi ý của GS Trần Đông A với Bí thư thành ủy Đinh La Thăng mới đây về phát triển BSGĐ cho thấy xu hướng bác sĩ theo sát bệnh nhân từ lúc mới sinh cho đến lúc chết là cần thiết. Tuy nhiên, thực tế mô hình này vẫn còn nhiều thách thức khi nhiều năm qua chưa thu hút được người bệnh. Bác sĩ Tăng Chí Thượng - Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM nói rằng mới chỉ 43% trạm y tế xã phường đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực để lập phòng khám BSGĐ. Vì vậy, theo ông hầu hết người dân khi bị bệnh đều tự ý đến bệnh viện tuyến trên để điều trị mà không thông qua khám, chỉ định cũng như giới thiệu chuyển tuyến của BSGĐ như tôn chỉ của mô hình đề ra.
Bác sĩ Nguyễn Thế Dũng - nguyên giám đốc Sở Y tế TPHCM, người đặt nền móng cho mô hình BSGĐ tại TPHCM cho rằng phòng khám BSGĐ vẫn chật vật tìm bệnh nhân vì người dân vẫn còn mù mờ về mô hình này. Thực tế BSGĐ là tuyến khám chữa bệnh đầu tiên, theo dõi sức khỏe của người dân ban đầu để sàng lọc và chữa các bệnh thông thường, trong trường hợp bệnh nặng cần chuyên môn thì BSGĐ mới chuyển lên tuyến trên để xử lý. “Với cách làm này các bệnh viện sẽ không bị quá tải khi hằng ngày phải gồng mình tiếp nhận hàng vạn người dân bệnh thông thường cũng tới chầu chực chờ khám”- bác sĩ Dũng nói. Theo ông, tuy nhiên hiện tại người dân dù chỉ nhức đầu, sổ mũi là đã chạy thẳng lên tuyến trên.
Bệnh viện Nhi Trung ương thu phí lưu trữ máu cuống rốn
http://vietq.vn/benh-vien-nhi-trung-uong-thu-phi-luu-tru-mau-cuong-ron-d83646.html
Bệnh viện Nhi Trung ương vừa thông báo sẽ tiến hành thu phí lưu trữ máu cuống rốn đối với các mẫu lưu trữ từ năm 2010 – 2014.
Từ năm 2010 đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiến hành chương trình lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn, nhằm cung cấp thêm nguồn tế bào gốc cho bệnh nhân có nhu cầu ghép tế bào gốc tạo máu và dự phòng cho các trường hợp có thể phải dùng để ghép tế bào gốc cho tương lai. Chương trình thuộc hai đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước. Trong các mẫu lưu trữ, bệnh viện này đã thực hiện được một số trường hợp ghép đồng loài cho anh chị em ruột như bệnh Thalasemia, có kết quả tốt.
Hiện nay các đề tài khoa học công nghệ đã kết thúc, Bệnh viện Nhi trung ương ra thông báo tới các gia đình đã đăng ký lưu trữ máu cuống rốn.
Theo đó, các mẫu lưu trữ từ năm 2010 – 2014 sẽ tiến hành thu phí lưu trữ từ 1/1/2015, và cấp chứng chỉ lưu trữ. Đối với các mẫu lưu trữ từ 1/1/2015 đến nay sẽ tiến hành thu phí thu thập, xử lý và phí lưu trữ, và cấp chứng chỉ lưu trữ .
“Nếu các gia đình đồng ý tiếp tục lưu trữ mẫu máu cuống rốn tại Bệnh viện Nhi Trung ương, đề nghị đến làm các thủ tục cần thiết tại đơn vị Ngân hàng Tế bào Máu cuống rốn, khoa Ngân Hàng Máu, Bệnh viện Nhi Trung ương”, bệnh viện này hướng dẫn.
Đồng thời Bệnh viện Nhi Trung ương nhấn mạnh: Nếu không có phản hồi trong vòng 3 tháng kể từ ngày có thông báo, cơ quan này sẽ ngừng lưu trữ và hủy mẫu máu cuống rốn theo trình tự.
Hiện nay, tế bào gốc máu cuống rốn đã được dùng để điều trị khoảng trên 70 loại bệnh trong đó có nhiều loại bệnh lý của hệ tạo máu, những bệnh lý rối loạn miễn dịch di truyền. Như: ung thư máu, u tủy, suy tủy, U lympho, Thalassemia (huyết tán), bệnh tiểu cầu, ly thượng bì… Thậm chí, đang trong thời kỳ nghiên cứu các khả năng chữa được nhiều bệnh khác như tự kỷ, tiểu đường, alzheimer, parkinson, bại não, đột quỵ.
Các điều kiện lưu máu cuống rốn bao gồm tiền sử gia đình khỏe mạnh, không có người thân mắc các bệnh di truyền như down hay các bệnh về máu khác như thalassemia (huyết tán), ung thư máu, u tủy. Nếu gia đình có người mắc, sản phụ cần được tư vấn và làm xét nghiệm chẩn đoán trước sinh.
Hóa chất từ núm vú giả trẻ em có thể gây ung thư
http://www.nguoitieudung.com.vn/hoa-chat-tu-num-vu-gia-tre-em-co-the-gay-ung-thu-d40157.html
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, một loại hóa chất hiện diện trong bao cao su, núm vú giả của trẻ sơ sinh,… có thể gây ung thư tương tự như khả năng gây ung thư của thịt đỏ.
Telegraph dẫn nguồn tin từ Daily mail cho biết, các nhà khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kết luận chất MBT có thể gây ung thư cho người. Theo đó, chất MBT có tên khoa học đầy đủ là 2-mercaptobenzothiazole. Loại chất này có trong găng tay cao su, núm vú giả của trẻ sơ sinh, bề mặt sân chơi mềm, ống thông y tế và lốp xe
Tại một cuộc họp ở Lyon, Pháp, 24 chuyên gia đến từ 8 quốc gia cho hay, họ có đủ bằng chứng để liệt kê chất MBT vào danh sách các hóa chất gây ung thư.
Cơ quan quốc tế về nghiên cứu ung thư của WHO thực hiện cuộc kiểm tra loại hóa chất này với các công nhân tại một nhà máy hóa chất ở Welsh. Nghiên cứu do Giáo sư Tom Sorahan, thuộc Đại học Birmingham (Anh) thực hiện, cho thấy, chất MBT có liên quan đến ung thư ruột, ung thư bàng quang và một loại ung thư máu. Tuy nhiên, bởi vì các công nhân tiếp xúc với nhiều loại hóa chất khác nên họ vẫn chưa xác định chất MBT là nguyên nhân gây bệnh duy nhất.
Trong khi đó, trên trang Dailymail, người đại diện của Who cho biết: "Công nhân làm việc trong ngành công nghiệp hóa chất và cao su là những người tiếp xúc trực tiếp với chất MBT. Vì thế, họ có nguy cơ cao mắc nhiễm loại hóa chất độc hại này. Ngược lại, người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm cao su như găng tay, giày dép .. chỉ tiếp xúc một hàm lượng nhỏ chất MBT qua da. Các chuyên gia vẫn chưa nghiên cứu về nguy cơ gây hại của loại hóa chất này đối với người dân
Tuy nhiên, Tiến sĩ Michael Warhurst của nhóm chiến dịch CHEM Trust khuyến cáo mọi người nên thận trọng trước khi họ quyết định mua sản phẩm.
"Chúng ta cần có một hệ thống quản lý và giám sát hiệu quả hơn. Người tiêu dùng có quyền yêu cầu nhà bán lẻ liệt kê các loại hóa chất có trong sản phẩm của họ", TS.Michael chia sẻ.
Trước đó, theo báo cáo từ một nghiên cứu của WHO trên tạp chí Lancet Oncology, các nhà khoa học cũng chứng minh chất MBT có thể gây ung thư cho động vật và là nguyên nhân gây dị ứng da ở người.
Gia tăng dịch bệnh tay chân miệng
http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2016/3/413261/
(SGGP).- Sở Y tế TPHCM cho biết trong tuần qua đã ghi nhận thêm 65 ca mắc bệnh tay chân miệng nhập viện trên toàn thành phố, tăng 19% so với trung bình 4 tuần trước đó.
Đối với giám sát ca bệnh tay chân miệng trong trường học, thành phố chưa ghi nhận chùm ca bệnh tại trường học; đồng thời trong tuần qua không ghi nhận trường hợp tử vong… Để chủ động phòng chống tay chân miệng, mọi người và nhất là trẻ em, người chăm sóc trẻ nên thực hiện 3 sạch: ăn (uống) sạch; ở sạch; bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch.
Riêng dịch sốt xuất huyết, trong tuần qua toàn thành phố có 396 trường hợp mắc phải nhập viện, giảm 19% so với số ca trung bình của 4 tuần trước (487 ca). Tuy nhiên, cộng dồn ca bệnh từ đầu năm đến nay đã có 4.725 ca, tăng 97% so với cùng kỳ năm 2015 (2.404 ca). Trong tuần, không ghi nhận trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Từ cuối năm 2015 đến nay, số ca sốt xuất huyết nhập viện vẫn tiếp tục có xu hướng giảm dần.
Đề phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu
http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2016/3/413268/
Trong các tuần qua, tình trạng nhiều người mắc phải bệnh viêm não, màng não do não mô cầu gia tăng. Trong đó, có cả những người trưởng thành khỏe mạnh. Đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningtidis gây nên, tiềm ẩn nguy cơ lây lan và nguy hiểm tính mạng do diễn tiến bệnh nhân, trở nặng khó cứu chữa.
Bệnh do vi khuẩn não mô cầu gồm có 4 nhóm chính: A, B, C và D; trong đó não mô cầu nhóm A và B thường hay gặp nhất. Ổ chứa vi khuẩn não mô cầu trong tự nhiên là ở người. Do vậy, nguồn lây bệnh chủ yếu là bệnh nhân và người lành mang vi khuẩn. Bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh. Mọi người đều có cảm nhiễm với vi khuẩn não mô cầu.
Bệnh xuất hiện đột ngột với triệu chứng: Sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn, cứng gáy, mệt mỏi, có thể có đau họng, chấm hay mảng xuất huyết, ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước. Bệnh viêm não, màng não do não mô cầu lưu hành ở mọi nơi trên thế giới. Bệnh thường tản phát và có thể gây dịch. Tại Việt Nam, bệnh viêm não, màng não do não mô cầu nhóm A lưu hành ở nhiều nơi, trước kia có thể gây thành dịch, tuy nhiên hiện nay bệnh chỉ xuất hiện rải rác trong năm.
Để phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu, tránh lây lan trong cộng đồng, Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt một số biện pháp sau: Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, súc họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, nơi làm việc. Chủ động tiêm phòng vaccine phòng bệnh cho trẻ (vaccine được tiêm tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ). Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
TP.Hồ Chí Minh: Bệnh tay chân miệng rục rịch gia tăng
http://congly.com.vn/xa-hoi/suc-khoe/tp-ho-chi-minh-benh-tay-chan-mieng-ruc-rich-gia-tang-139504.html
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP ghi nhận 539 trường hợp mắc tay chân miệng, bệnh đang bắt đầu gia tăng trong tuần qua. Cùng với tay chân miệng, 1 số loại bệnh truyền nhiễm khác cũng rục rịch tăng, ngành y tế khuyến cáo tăng cường phòng chống bệnh.
Thông tin từ Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh ngày 29/1 cho hay, qua công tác giám sát dịch bệnh, tuần qua đã ghi nhận 65 ca mắc tay chân miệng phải nhập viện điều trị. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, toàn thành phố đã có 539 ca bệnh. Các tuần trước, bệnh chỉ ở mức trung bình 55 ca, sự gia tăng số bệnh nhân (tăng 19%) tuần qua cho thấy tay chân miệng bắt đầu gia tăng.
Để tránh nguy cơ bệnh bùng phát trên diện rộng, ngành y tế khuyến cáo cộng đồng cần tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ, thực hiện nguyên tắc ba sạch: ăn (uống) sạch; ở sạch; bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch. Cụ thể, người chăm sóc trẻ và trẻ nhỏ cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, thực hiện tốt vệ sinh ăn uống.
Thường xuyên lau chùi các bề mặt tường, sàn nhà, đồ vật, tay nắm cửa, vịn cầu thang, đặc biệt là đồ chơi, vật dụng học tập của trẻ bằng các dung dịch tẩy rửa, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám và thông báo cho y tế địa phương. Đối với trẻ đang đi học, phụ huynh phải cho trẻ nghỉ học để tránh lây lan bệnh tay chân miệng trong trường học.
Cùng với bệnh tay chân miệng, Sở Y tế thành phố cho biết, một số dịch bệnh khác như: thủy đậu, quai bị, cúm đang có số ca bệnh cao so với trung bình 4 tuần trước. Các bậc phụ huynh cần chú ý những biện pháp bảo vệ sức khỏe cho con em mình, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
TP. HCM: Một tuần gần 400 trường hợp bị sốt xuất huyết
http://eva.vn/tin-tuc/tp-hcm-mot-tuan-gan-400-truong-hop-bi-sot-xuat-huyet-c73a256839.html
Chỉ riêng trong tuần cuối tháng 2 vừa qua, toàn TP. HCM có 396 trường hợp bị sốt xuất huyết nhập viện, không có trường hợp tử vong.
Theo thống kê của Sở Y tế TP. HCM, trong tuần cuối tháng 2 vừa qua, toàn thành phố có 396 trường hợp sốt xuất huyết nhập viện, không ghi nhận trường hợp tử vong. Số ca bệnh cộng đến tuần qua (4.725 ca) tăng 97% so với cùng kỳ năm 2015 (2.404 ca).
Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, Sở Y tế đề nghị người dân cần tích cực thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng, diệt muỗi và tránh bị muỗi đốt. Bên cạnh đó, người dân cần phối hợp với chính quyền và y tế địa phương trong công tác phun hoá chất diệt muỗi để phòng chống dịch sốt xuất huyết.
Khi phát hiện người có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh sốt xuất huyết như sốt cao liên tục trên 2 ngày kèm theo một trong các triệu chứng: nhức đầu, đau cơ khớp, nổi ban, chấm xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng... phải nhanh chóng đưa người bệnh đi khám bệnh và thông báo cho trạm y tế địa phương.
Cũng trong cuối tuần tháng 2 vừa qua, toàn thành phố ghi nhận 65 ca bệnh tay chân miệng nhập viện. Đối với giám sát ca bệnh tay chân miệng trong trường học, chưa ghi nhận chùm ca chùm ca bệnh tại trường học nào. Đồng thời trong tuần không ghi nhận trường hợp tử vong.
Để phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, ngành y tế tiếp tục thực hiện các biện pháp giám sát ca bệnh trong trường học và cộng đồng. Hơn nữa, để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, mọi người và nhất là trẻ em, người chăm sóc trẻ nên thực hiện 3 sạch: ăn (uống) sạch; ở sạch; bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch.
Mọi người cần rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, thực hiện tốt vệ sinh ăn uống. Thường xuyên lau chùi các bề mặt tường, sàn nhà, đồ vật, tay nắm cửa, vịn cầu thang đặc biệt là đồ chơi, vật dụng học tập của trẻ bằng các dung dịch tẩy rửa, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám và thông báo cho y tế địa phương. Đối với trẻ đang đi học, phụ huynh phải cho trẻ nghỉ học để tránh lây lan bệnh tay chân miệng trong trường học.
Hà Nội: Tăng cường giám sát và phòng, chống bệnh do não mô cầu
http://www.phapluatplus.vn/ha-noi-tang-cuong-giam-sat-va-phong-chong-benh-do-nao-mo-cau-d7396.html
(PL+) - Theo Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, đến nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh do virus Zika.
Cụ thể, theo TS Trần Đắc Phu, kết quả xét nghiệm 83 trường hợp có triệu chứng tương tự bệnh do virus Zika đầu năm 2016 tại 8 tỉnh có mật độ lưu hành muỗi Aedes cao khu vực phía Nam đã phát hiện 9 trường hợp dương tính với Chikungunya tại Cần Thơ và 5 trường hợp dương tính với sốt xuất huyết Dengue tại Đồng Nai và Đồng Tháp.
Tuy nhiên không có trường hợp nào dương tính với virus Zika. Cũng theo Cục Y tế Dự phòng, đầu năm 2016 đã ghi nhận các trường hợp mắc não mô cầu tại một số tỉnh, thành như: TP Hồ Chí Minh, Sơn La, Hòa Bình, Hải Dương…
Hiện nay, Hà Nội chưa ghi nhận ca mắc. Tuy nhiên, thời tiết mùa đông - xuân là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh não mô cầu phát triển và lây lan.
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, Sở Y tế Hà Nội đã có công văn khẩn về tăng cường giám sát và phòng, chống bệnh do não mô cầu.
Theo đó, Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng thành phố và các quận, huyện, thị xã tăng cường các hoạt động giám sát tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh do não mô cầu, các ổ dịch mới phát sinh.
Mặt khác, quản lý chặt, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc với người bệnh mắc não mô cầu và các đối tượng nguy cơ để phát hiện sớm người lành mang trùng nhằm có các biện pháp điều trị dự phòng và cách ly không để dịch bệnh lan rộng.
Đối với các cơ sở khám, chữa bệnh cần tăng cường khám sàng lọc để phát hiện sớm ca bệnh, thực hiện nghiêm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện, đồng thời đáp ứng đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, thuốc men, tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị cho bệnh nhân nhằm hạn chế thấp nhất tử vong
Bắt giữ kịp thời phụ phẩm bò thối được tuồn vào TP.HCM
http://plo.vn/suc-khoe/bat-giu-kip-thoi-phu-pham-bo-thoi-duoc-tuon-vao-tphcm-614723.html
Sáng 29-2, đoàn kiểm tra liên ngành tại Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức đã bắt giữ hai bao tải phụ phẩm bò với trọng lượng 234 kg bốc mùi hôi thối khi đang trên đường vận chuyển vào TP.HCM.
Khoảng 7 giờ sáng 29-2, đoàn liên ngành Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức phối hợp với Đội CSGT Rạch Chiếc tuần tra trên tuyến quốc lộ 1A. Tại ngã ba 621 thuộc địa bàn phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM thì phát hiện xe khách giường nằm biển số 69B-001.88 do tài xế Nguyễn Tấn Khoa (quê Tiền Giang) lưu thông theo hướng Đồng Nai đi TP.HCM có dấu hiệu nghi vấn nên yêu cầu dừng xe kiểm tra.
Đoàn phát hiện trong hầm xe chứa hai bao tải chứa phụ phẩm bò nên áp tải xe trên về trạm kiểm dịch để kiểm tra. Tại Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức, hai bao tải có trọng lượng 234 kg phụ phẩm bò đã bốc mùi hôi thối và rỉ dịch. Tài xế không xuất trình được giấy tờ kiểm dịch, toàn bộ số phụ phẩm không rõ nguồn gốc trên không có nguồn gốc xuất xứ.
Theo lời khai của tài xế Khoa, có người đã thuê ông chở lô hàng trên từ chợ Sặt (Biên Hòa, Đồng Nai) đi Cần Thơ. Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức đã lập biên bản xử phạt hành chính và tiêu hủy toàn bộ số hàng kể trên.
Nối thành công bàn tay bị máy cắt lìa
http://plo.vn/suc-khoe/noi-thanh-cong-ban-tay-bi-may-cat-lia-614785.html
Sau bốn ngày điều trị, hiện bàn tay đứt lìa của bệnh nhân Nguyễn Văn Dài (46 tuổi, ở phường Long Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai) đã dần hồi phục.
Bệnh nhân có thể vận động nhẹ các đầu ngón tay” – BS Hoàng Trí, Phó Trưởng khoa Ngoại-Chấn thương chỉnh hình BV Đa khoa Thống nhất (Đồng Nai) cho Pháp Luật TP.HCM biết thông tin trên vào sáng 1-3.
Trước đó, 25-2, bệnh nhân Dài nhập viện trong tình trạng tay trái đứt lìa, nát một phần thịt, mạch hơi nhanh, huyết áp cao… Các BS nhanh chóng phẫu thuật cấp cứu, cắt lọc những phần mô dơ, dập rồi tiến hành ghép xương, nối mạch máu, dây thần kinh, gân, cơ… Ca phẫu thuật kéo dài suốt 10 giờ.
Được biết trong quá trình cắt gỗ, ông Dài sơ ý dùng tay phải bật nguồn điện, trong khi tay trái vẫn để trong máy cắt. Khi máy hoạt động, tay trái của ông Dài bị cắt đứt lìa.
Cần Thơ: Cứu sống bệnh nhân vỡ thực quản vì nôn ói nhiều
http://dantri.com.vn/suc-khoe/cuu-song-benh-nhan-vo-thuc-quan-vi-non-oi-nhieu-20160301085341344.htm
Ngày 29/2/2016, nguồn tin từ Bệnh viện Đại học Y dược Cần Thơ cho biết, bệnh viện này phẫu thuật cứu sống bệnh nhân bị vỡ thực quản do… nôn ói.
Cụ thể, bệnh nhân D. Tr. L. (SN 1961, ngụ quận Ninh Kiều) nhập viện trường Đại học Y dược Cần Thơ lúc 15h ngày 21/2 trong tình trạng đau vùng ngực trái và bụng trên rốn, đau liên tục và nôn ói.
Lúc mới vào viện các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị rối loạn và nhiễm trùng tiêu hóa. Bác sĩ cho truyền dịch, kháng sinh, giảm đau, nhưng sáng hôm sau bệnh nhân bị đau lại. Lúc này bệnh viện tổ chức hội chẩn, cho bệnh nhân chụp CT và chẩn đoán vỡ thực quản.
Bệnh nhân có chỉ định phải mổ gấp. Các bác sĩ đã khâu 1/3 thực quản dưới bị vỡ và làm sạch màng phổi có mủ. Sau mổ một tuần sức khỏe bệnh nhân ổn định, tỉnh táo.
Bác sĩ CKII Lại Văn Nông, Phó Giám đốc Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ cho biết, trong nhiều năm làm nghề, đây là lần đầu tiên ông gặp trường hợp bệnh hiếm này. Cũng theo bác sĩ Nông nguyên nhân vỡ thực quản do bệnh nhân nôn nói dữ dội, tạo áp lực đột ngột, gây rách, vỡ thực quản, dịch thực quản tràn vào trung thất màng phổi, gây nhiễm trùng, nhiễm độc và nguy cơ tử vong là rất cao.
Còn theo người nhà bệnh nhân, đêm 20/2, bệnh nhân ói dữ dội, đau ngực trái và bụng. Khoảng 2h sáng ngày 21/2, bệnh nhân vào một bệnh viện lớn của thành phố, được thực hiện các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa nên cho thuốc về uống. Khi về nhà, bệnh nhân vẫn không hết ói, tiếp tục đau, thở khó nên lại nhập viện ở một bệnh viện lớn khác. Tại bệnh viện này vẫn được chẩn đoán rối loạn tiêu hóa và uống thuốc không khỏi. Sau đó người nhà của bệnh nhân xin chuyển đến BV đại học Y dược Cần Thơ.
Điều trị bệnh hiếm, lần đầu xuất hiện ở Việt Nam
http://plo.vn/an-ninh-trat-tu/dieu-tri-benh-hiem-lan-dau-xuat-hien-o-viet-nam-614799.html
Sáng nay, 1-3, BS Huỳnh Quang Đại, khoa Hồi sức Cấp cứu - BV Chợ Rẫy, cho biết vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho nam bệnh nhân Nguyễn Thành T. (20 tuổi, Bình Dương) bị mắc Hội chứng thoát dịch mao mạch hệ thống vô căn, hay còn gọi là Clarkson's disease. Đây là bệnh cực kỳ hiếm gặp, từ năm 1960 đến nay chỉ có 200 ca, tại Việt Nam thì đây là ca đầu tiên được báo cáo.
Theo bệnh án, chiều trước nhập viện một ngày, bệnh nhân tập thể dục ở trường, chạy điền kinh 1 km. Về nhà, bệnh nhân thấy đau nhẹ hai bắp chân, mệt mỏi, vã mồ hôi, ói.
Sáng hôm sau bệnh nhân đi khám tại bệnh viện (BV) địa phương trong tình trạng sốc nặng, huyết áp không đo được. Kết quả xét nghiệm cho thấy máu bị cô đặc nặng dung tích hồng cầu tăng lên 70% (bình thường 40%), bạch cầu máu cũng tăng gấp năm lần (bình thường 8.000-10.000/1 mm3).- Bệnh nhân được truyền hơn 4 lít dịch nhưng huyết áp vẫn chưa được cải thiện nên được chuyển đến BV Bình Dương.
Tại đây huyết áp bệnh nhân vẫn không đo được, cơ lạnh, cơ tứ chi căng cứng, đau cơ nhiều. Kết quả siêu âm, X-quang vẫn không ghi nhận bất thường, máu cô đặc rất nặng. Bệnh nhân được tiếp tục truyền dịch, nâng huyết áp và chuyển đến BV Chợ Rẫy.
Ghi nhận tại BV Chợ Rẫy cho thấy huyết áp vẫn không đo được, mạch nhanh, nhẹ, khó bắt. Bàn chân phải sưng nề và tím tái, căng đau. Xét nghiệm máu cho thấy lúc này bạch cầu tăng gấp 10 lần, hồng cầu vẫn tăng ở mức 70%. Bệnh nhân xuất hiện tình trạng chèn ép khoang hai cẳng chân, hoại tử cơ và suy thận.
Ngay lập tức BV đã tổ chức hội chẩn và loại trừ sốt xuất huyết, sốc nhiễm trùng, sốc phản vệ hay thuyên tắc phổi, viêm tuỵ cấp... Sau khi tra cứu y văn, các BS xác định bệnh nhân bị sốc do hội chứng thoát dịch mao mạch hệ thống vô căn hay còn gọi là Clarkson's disease.
Các bác sĩ đã quyết định nâng huyết áp bằng truyền albumin, dịch phân tử, truyền globulin miễn dịch và thuốc ức chế miễn dịch. Sau đó tình trạng huyết áp bệnh nhân cải thiện. Sau bảy ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và xuất viện. Tuy nhiên, hai chân bệnh nhân vẫn còn yếu và sẽ tái khám sau một tháng hoặc ba tháng.
"Bệnh có thể tái phát 3-5 năm và tử vong ngay ngày đầu tiên nếu không được cấp cứu kịp thời. Tỉ lệ tử trong trước đây là 75% hiện nay còn 25%. Đây là bệnh theo dõi suốt đời và tuổi thọ trung bình của bệnh nhân khi phát hiện mắc bệnh là 15 năm" - BS Đại nói.
Hội chứng thoát dịch mao mạch hệ thống vô căn có ba triệu chứng gồm: Tụt huyết áp, cô đặc máu nặng và giảm albumin máu. Mọi đối tượng từ người già, thanh niên và trẻ em đều có thể mắc. 30%-50% biểu hiện ban đầu giống như cúm, kích thích, mệt mỏi, đau cơ, thỉnh thoảng có buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy... và thường khởi phát sau stress thể chất hoặc tâm lý. Sau đó bệnh nhanh chóng tiến triển đến sốc và có thể gây ra các biến chứng suy thận, thuyên tắc tĩnh mạch sâu, chèn ép khoang, hủy cơ, phù phổi cấp... và tử vong.
Cứu sống nam thanh niên bị bệnh hiếm lần đầu ghi nhận ở Việt Nam
http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2016/3/413309/
(SGGPO)- Sáng 1-3, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM cho biết vừa cứu sống một nam sinh viên mắc phải căn bệnh hiếm gặp đã được chuyển đến nhiều nơi nhưng không chấn đoán đúng bệnh.
Đó là bệnh nhân Nguyễn Thành T. (sinh viên, 20 tuổi, ngụ ở Bình Dương), nhập viện trong tình trạng huyết áp không đo được, mạch nhanh, khó bắt, sưng nề và tím tái chân phải, đặc biệt máu cô đặc, bạch cầu trong máu tăng gấp 10, tính mạng nguy kịch.
Trước đó, bệnh nhân được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, được truyền hơn 4 lít dịch nhưng huyết áp không cải thiện, kết quả siêu âm tim, X-quang ngực vẫn chưa phát hiện bất thường. Sau khi được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy thăm khám, xét nghiệm lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán mắc phải căn bệnh thoát dịch mao mạch hệ thống vô căn (Clarkson’s disease), căn bệnh lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam và rất hiếm gặp trên thế giới.
Theo Bác sĩ Huỳnh Quang Đại, Khoa hồi sức cấp cứu- Bệnh viện Chợ Rẫy, sau khi xác định chính xác căn bệnh của bệnh nhân, các bác sĩ đã tiến hành nâng huyết áp bằng phương pháp truyền dịch, hồi sức tích cực nên tình trạng lâm sàng cải thiện, huyết áp nâng lên 110/60 mmHg. Hiện sức khỏe bệnh nhân T. đã bình phục, cho xuất viện và tái khám định kỳ.
Theo người nhà của bệnh nhân, trước đó, T. có tập thể dục ở trường, chạy điền kinh được khoảng 1km. Về nhà, bệnh nhân thấy đau nhẹ hai bắp chân, mệt mỏi, vã mồ hôi, ói 1 lần. Đến sáng hôm sau, bệnh nhân chóng mặt, vã mồ hôi, mệt nhiều, đau hai bắp chân nhiều hơn và đến khám tại phòng khám ở địa phương.
Theo phân tích của bác sĩ Đại, bệnh nhân mắc phải căn bệnh thoát dịch mao mạch hệ thống vô căn thường có 3 triệu chứng cổ điển là: tụt huyết áp, cô đặc máu nặng và giảm albumin máu, do tăng tính thấm thành mạch, thoát huyết tương và các đại phân tử vào mô. Căn bệnh này có thể tái phát bất cứ lúc nào. Do đó, sau khi xuất viện, bệnh nhân phải tái khám để theo dõi thường xuyên, khi phát hiện có dấu hiện bất thường phải đưa đến bệnh viện xử lý kịp thời.
Thường khi tái phát trở lại bệnh sẽ nặng và dễ tử vong hơn. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ sơ sinh, trẻ nhỏ, trẻ lớn và người già. Bệnh tiến triển qua ba giai đoạn, với triệu chứng ban đầu giống như cúm. Sau đó bệnh nhân nhanh chóng tiến triển đến sốc và có thể gây ra các biến chứng như suy thận, thuyên tắc tĩnh mạch sâu, chèn ép khoang, hủy cơ, phù phổi cấp… Theo y văn thế giới, trong 50 năm qua chỉ có gần 200 trường hợp mắc phải căn bệnh này, còn ở Việt Nam đây là trường hợp đầu tiên.
80% bệnh viện tuyến Trung ương cam kết không còn bệnh nhân nằm ghép giường
http://daidoanket.vn/suc-khoe/80-benh-vien-tuyen-trung-uong-cam-ket-khong-con-benh-nhan-nam-ghep-giuong/90056
Tại Hội nghị Tổng kết công tác khám chữa bệnh ngành Y tế, khu vực phía Bắc diễn ra ngày 29/2, Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết, trong năm 2015 vừa qua, hệ thống hơn 1.300 bệnh viện (BV) trên cả nước đã khám và điều trị nội trú cho hơn 146 triệu lượt người bệnh. Nhiều dự án xây mới và cải tạo nâng cấp bệnh viện hoàn thành, góp phần tăng số giường bệnh, giảm quá tải BV.
Hiện nay, số giường bệnh/vạn dân thực kê tại 3 tuyến Trung ương, tỉnh, huyện (bao gồm cả BV tư nhân và y tế ngành) là 32,1 giường, tăng được 7,4 giường bệnh/vạn dân so với năm 2012 (24,7 giường bệnh/vạn dân). Nhờ vậy, việc thực hiện cam kết giảm quá tải bệnh viện bước đầu đã có những thành công nhất định.
Đến nay đã có 90% (35/39 BV) số BV tuyến Trung ương đã ký cam kết không để người bệnh nằm ghép giường bệnh trong BV tùy theo từng cấp độ: cam kết không nằm ghép ngay sau khi vào viện; cam kết không nằm ghép sau 24 giờ vào viện; cam kết không nằm ghép sau 48 giờ vào viện.
Tại TP HCM có tới 29/31 bệnh viện tuyến cuối cam kết không để người bệnh nằm ghép trong BV. Tại tuyến Trung ương có tới 80% số BV khẳng định cũng như qua theo dõi, giám sát không còn tình trạng người bệnh nằm ghép. 1.273 BV các tuyến hoàn thành việc tự đánh giá chất lượng theo Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng, chiếm 98,6%. Năm 2016, công tác khám chữa bệnh tiếp tục được triển khai với các giải pháp thực hiện đề án giảm quá tải BV.
Vinamilk hỗ trợ tư vấn dinh dưỡng và sức khỏe cho hơn 2.100 người cao tuổi
http://congly.com.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep/vinamilk-ho-tro-tu-van-dinh-duong-va-suc-khoe-cho-hon-2-100-nguoi-cao-tuoi-139606.html
(Công lý) - Ngày 27/2/2016 vừa qua, Vinamilk tiếp tục phối hợp với Trung tâm Tư vấn và Chăm sóc Người cao tuổi Tp.Hồ Chí Minh đã tổ chức ngày hội tư vấn dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho hơn 2.100 người cao tuổi ở TP.Hồ Chí Minh.
Chương trình thu hút sự quan tâm của các người cao tuổi đến tham dự để tham gia hoạt động đo loãng xương, và nghe tư vấn về các sản phẩm đặc trị chuyên biệt dành cho người cao tuổi của Vinamilk. Đặc biệt, nhiều người cao tuổi hưởng ứng nhiệt tình nội dung tư vấn dinh dưỡng của Bác sĩ và đặt rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Chương trình được tổ chức nhằm giúp cho người cao tuổi có định hướng tiêu dùng sản phẩm an toàn, chất lượng và đảm bảo về dinh dưỡng để bảo vệ sức khoẻ. Tại chương trình, Phó Giáo sư - Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Đại học Y Dược Tp. HCM đã chia sẻ thông tin “Dinh dưỡng ở người cao tuổi”. Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn cho biết “Người cao tuổi có đặc điểm sinh lý cơ thể như sau: khó ăn, ăn không ngon miệng; khó ngủ; đau xương khớp; thường bị các bệnh lý như viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, xương khớp, tim mạch, đái tháo đường, cườm mắt, … Nguyên nhân do men tiêu hóa giảm, răng yếu, các cơ quan trong hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, thoái hóa thần kinh, sức đề kháng giảm, chế độ sinh hoạt (ăn uống, làm việc) không hợp lý khi còn trẻ. Hậu quả của chế độ ăn không hợp lý như sau: thiếu đạm, năng lượng dẫn đến suy dinh dưỡng; thừa mỡ động vật, ít vận động dẫn đến thừa cân, bệnh tim mạch; thiếu nước gây táo bón; thiếu calci, vitamin D dẫn đến loãng xương; thừa muối: tăng huyết áp… Các vấn đề tiêu hóa người cao tuổi hay gặp phải: người cao tuổi khi mất răng ít được quan tâm, họ chỉ nghĩ “đơn thuần là thẩm mỹ” và “răng yếu thì chọn thức ăn phù hợp” và chọn ăn thức ăn lỏng. Hậu quả: thức ăn không được nhai và tiêu hóa một phần bởi nước bọt dẫn đến dạ dày phải “chịu đựng”, môn vị không mở cho thức ăn xuống dẫn đến ứ trệ trong dạ dày và đầy bụng, khó tiêu.
Ngoài ra, người cao tuổi thường uống không đủ nước, do trung tâm “báo thiếu nước” trên não hoạt động kém đi nên ít có cảm giác khát nước, dẫn đến da khô, miệng đắng, tim đập nhanh, khó ngủ. Cơ thể thiếu nước dẫn đến đại tràng sẽ tăng tái hấp thu nước cho cơ thể dẫn đến táo bón. Táo bón dẫn đến rặn nhiều và dễ bị bệnh trĩ. Và ít uống nước cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư đại tràng: tích tụ chất cặn bã. Vì vậy người cao tuổi nên uống mỗi ngày 3-5 ly nước lớn, do người cao tuổi hay quên và mất cảm giác khát nên cần tập thói quen uống nước, tuy nhiên cần hạn chế uống nước ngọt, và không uống nhiều nước vào buổi tối.
Ngoài ra, người cao tuổi cần bổ sung đây đủ Calci – Vitamin D, vì nó có vai trò quan trọng trong tạo xương. Vitamin D: tham gia vào nhiều chuyển hóa trong cơ thể, hỗ trợ miễn dịch. Thiếu vitamin D có liên quan đến nhiều bệnh tật: chuyển hóa calci, bệnh tự miễn, một số ung thư, đái tháo đường typ 2, bệnh nhiễm trùng, bệnh tim mạch. Người cao tuổi cũng cần quan tâm đến bệnh loãng xương, là vấn đề sức khỏe cộng đồng rất quan trọng trên toàn thế giới (đau đớn, tàn tật, giảm chất lượng sống và tử vong...). Loãng xương là một bệnh phổ biến ở người lớn tuổi, nữ nhiều hơn nam, là một rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm tổn thương sức mạnh của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy xương, do mất cân bầng giữa hủy xương và tạo xương. Để phòng ngừa loãng xương, người cao tuổi cần cung cấp calcium theo nhu cầu, cung cấp vitamin D theo nhu cầu, tập thể dục thường xuyên, giảm nguy cơ té ngã, giữ cân nặng hợp lý, ngưng hút thuốc, giảm rượu bia. Người cao tuổi cũng nên dùng sữa và các chế phẩm từ sữa như yaourt, sữa chua, phômat. Vì sữa giúp người cao tuổi bù năng lượng, tăng dưỡng chất, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu.
Cũng tại chương trình, đại diện lãnh đạo của Vinamilk, đại diện ngành hàng sữa bột đã giới thiệu đến người cao tuổi các thông tin về công ty và các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt cho người cao tuổi. Hiện nay Vinamilk có nhiều sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi. Sản phẩm Vinamilk Sure Prevent là giải pháp dinh dưỡng thiết yếu trong chế độ chăm sóc sức khỏe hàng ngày của người lớn tuổi với công thức 3 TỐT: giúp ăn ngủ tốt, tốt cho tim mạch và tốt cho xương. Vinamilk Sure Prevent còn được bổ sung Plant Sterol – chất béo được chiết xuất tự nhiên từ thực vật giúp giảm cholesterol và hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch; Vinamilk CanxiPro - sản phẩm bổ sung Canxi giúp xương chắc khoẻ, đặc biệt Vinamilk CanxiPro là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường được bổ sung đạm Collagen thủy phân giúp nuôi dưỡng, củng cố các khớp xương và sụn, nhờ vậy khớp thêm dẻo dai và linh hoạt; Vinamilk Diecerna - sản phẩm dành cho người bệnh tiểu đường và những người có nguy cơ mắc bệnh cao.
Cứu sống kịp thời cháu bé bị sốc phản vệ sau tiêm vắc xin
http://khampha.vn/suc-khoe/cuu-song-kip-thoi-chau-be-bi-soc-phan-ve-sau-tiem-vac-xin-c11a390150.html
Theo Sở Y tế Phú Thọ, ngày 29/2 trên địa bàn tỉnh xảy ra một trường hợp sốc sau tiêm vắc xin Quinvaxem và hiện đã qua cơn nguy kịch.
Theo ông Lê Quang Thọ - Phó giám đốc Sở Y tế Phú Thọ, cháu bé bị sốc phản vệ sau khi tiêm mũi 3 vắc xin Quinvaxem là cháu Nguyễn Vân Trang (6 tháng tuổi) ở Khu 6A, phường Nông Trang, TP. Việt Trì.
Trước đó, khoảng 7h30phút, ngày 21/2/2016, bé Trang được gia đình đưa đến Trạm Y tế phường Nông Trang theo lịch tiêm chủng thường xuyên. Tại đây, trẻ được Y sỹ Quách Văn Lương khám phân loại và chỉ định tiêm vắc xin Quinvaxem mũi 3 và uống vắc xin ngừa bại liệt lần 3.
Sau khi tiêm phòng cháu bé đã được theo dõi 30 phút tại trung tâm theo quy định và không ghi nhận phản ứng phụ sau tiêm, được mẹ bé đưa về đến nhà lúc 9h. Sau khoảng 1 tiếng trẻ được gia đình cho ăn bột và bắt đầu có biểu hiện nôn, tím tái, co giật. Ngay sau đó, đình vội đưa cháu đến Trạm Y tế phường Nông Trang và tiếp tục đưa vào Khoa nhi Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Phú Thọ, lúc 11h trưa. Tại đây, bệnh nhi được hồi sức tích cực và chuyển Bệnh viện Nhi Trung ương cùng ngày.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ được chuẩn đoán: TD sốc phản vệ sau tiêm phòng Quinvaxem mũi 3 suy đa tạng và được xử trí: thở máy, điều trị sốc, lọc máu liên tục, cân bằng nước điện giải, kháng histamine…
Theo lãnh đạo Sở Y tế Phú Thọ, hiện tại bé Trang đã hoàn toàn tỉnh báo, đã ăn được và hết sốt, nhiều khả năng cuối tuần sẽ ra viện.
Được biết, đây là trường hợp tiêm vắc xin Quinvaxem đầu tiên của Phú Thọ bị sốc thuốc từ khi thực hiện năm 2010 đến nay và rất may mắn bé đã được cấp cứu kịp thời và không nguy hiểm đến tính mạng.
Theo điều tra về vắc xin và thực hành tiêm chủng tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Thọ, lô vắc xin Quinvaxem 1453330.01, HSD 27/07/2017 tiêm cho cháu Trang thuộc chương trình TCMR được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương vận chuyển giao tại kho Trung tâm YTDP tỉnh Phú Thọ ngày 29/12/2015 với số lượng 12.000 liều, hiện còn 1.702 liều.
Viện SKNN & MT kiểm tra máy lọc nước Karofi đem tặng “làng ung thư”
http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160301/vien-sknn-mt-kiem-tra-may-loc-nuoc-karofi-dem-tang-lang-ung-thu/1059760.html
Trong khuôn khổ chương trình “Tận tâm vì tương lai Việt” hợp tác giữa Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường – Bộ Y Tế (VSKNN&MT) và Công ty Cổ phần Karofi Việt Nam. VSKNN&MT đã tiến hành triển khai đánh giá mẫu máy lọc nước Karofi trước và sau khi đem trao tại các “làng Ung thư”.
Trước khi chương trình "Tận tâm vì tương lai Việt" bắt đầu, Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã tiến hành đánh giá khả năng lọc của máy lọc nước Karofi K70 dùng để trao tặng cho các hộ nghèo và các trường học tại các điểm nóng bị ô nhiễm trên toàn quốc. Quá trình đánh giá phải trải qua các bước: pha mẫu nước đầu vào chứa các chất độc hại (vi khuẩn, kim loại nặng, các hợp chất nito, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, chất phóng xạ…) ở nồng độ cao gấp nhiều lần nồng độ cho phép, cho lọc qua máy lọc nước Karofi lấy mẫu và làm xét nghiệm hóa lý, vi sinh, phân tích mẫu đầu vào, đầu ra để đánh giá khả năng lọc của máy lọc nước Karofi.
Sau khi tiến hành làm các xét nghiệm thì máy lọc nước Karofi K70 đã được Viên SKNN&MT cấp chứng nhận “Nước qua máy lọc nước Karofi đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước uống trực tiếp (QCVN06-1:2010 BYT).
Theo ông Trần Trung Dũng – Tổng Giám Đốc công ty cổ phần Karofi Việt Nam thì quy trình sản xuất ra máy lọc nước Karofi đạt ISO 9001:2008, và tất cả các sản phẩm đều được đồng bộ và đảm bảo về chất lượng.
Tuy nhiên để đánh giá khả năng lọc của máy lọc nước Karofi đối với nhiều nguồn nước khác nhau, sau nhiều thời gian sử dụng, trong suốt quá trình triển khai chương trình "Tận tâm vì tương lai Việt", song song với quá trình kiểm tra và đánh giá nguồn nước tại các “làng ung thư”, cán bộ của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường cũng tiến hành lấy mẫu để đánh giá khả năng lọc của máy tại các điểm nóng bị ô nhiễm. Gần đây nhất là tại thôn Thống Nhất, xã Đông Lỗ, Ứng Hòa, Hà Nội.
Kết quả cho thấy, các mẫu nước sau khi lọc qua máy lọc nước Karofi K70 đều đạt các tiêu chuẩn trong Quy chuẩn quốc gia đối với nước uống trực tiếp (QCVN06-1:2010/BYT)
Được biết, Làng Thống Nhất huyện Ứng Hòa- Hà Nội là làng lọt vào “top 10 làng có tỉ lệ ung thư cao nhất cả nước”. Năm 2014, cả thôn có 347 hộ( 1.200 khẩu) nhưng có tới 11 người chết trong đó có 5 người chết vì ung thư, đa phần dưới 50 tuổi. Thôn Thống Nhất được ví như một "ốc đảo" bởi nằm cách biệt với các thôn khác của xã Đông Lỗ. Muốn sang địa phận thôn, từ trung tâm xã phải đi qua một cây cầu bắc qua sông Nhuệ. Thôn được bao bọc bởi con sông Nhuệ có tiếng là ô nhiễm nặng, dòng nước luôn đen kịt và bốc mùi hôi thối.
Theo người dân trong làng, từ nhiều năm trước, người dân vẫn "vô tư" sử dụng nguồn nước ngầm cho sinh hoạt hằng ngày. Vào khoảng năm 2008, sau khi có kết quả xét nghiệm hơn 100 mẫu nước từ các giếng khoan trong làng của Sở Khoa học công nghệ Hà Tây (cũ) người dân mới kinh hoàng biết bấy lâu nay họ phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen rất cao, một trong những căn nguyên có thể gây nên căn bệnh ung thư. Trước thông tin này, người dân trong xã đã bảo nhau xây dựng bể chứa nước mưa để sử dụng vào việc ăn uống hằng ngày. Trước tình trạng trên Karofi đã trao tặng 60 máy lọc nước cho bà con và trường học xã Đông Lỗ.
Kết quả đánh giá của Viện SKNN&MT về chất lượng nước sau khi được lọc qua máy lọc nước Karofi là tuyệt đối an toàn và có thể uống được trưc tiếp, được phổ biến rộng rãi cho bà con yên tâm sử dụng. Anh Vũ Đình Quý hiệu trưởng trường THCS Đông Lỗ vui mừng cho biết: “Trước đây nhà trường phải sử dụng nước đóng bình cho các em học sinh uống, dù biết là chưa thực sự an toàn nhưng không còn giải pháp nào khác cả. Nay được Karofi tặng máy lọc nước lại được Viện SKNN&MT trực tiếp về lấy mẫu xét nghiệm thì cả thày và trò chúng tôi đều rất an tâm sử dụng…”
Được biết, xuyên suốt chương trình "Tận Tâm Vì Tương Lai Việt", máy lọc nước Karofi vẫn được kiểm tra và đánh giá ngẫu nhiên ở một số “làng ung thư”.
Chuyên gia phẫu thuật tạo hình Mỹ sang Việt Nam
http://vov.vn/suc-khoe/chuyen-gia-phau-thuat-tao-hinh-my-sang-viet-nam-484288.vov
GS J. Mark Rosen dẫn đầu đoàn phẫu thuật sẽ đến Bệnh viện Saint Paul để thực hiện chương trình đào tạo, mổ thị phạm tại Việt Nam.
Từ ngày 4 – 12/3/2016, Tổ chức Phẫu thuật tạo hình Hoa Kỳ do GS Joseph Mark Rosen dẫn đầu sẽ đến Bệnh viện Saint Paul để thực hiện chương trình đào tạo, mổ thị phạm, trao đổi kinh nghiệm với các bác sĩ Việt Nam về lĩnh vực phẫu thuật tạo hình.
Tham gia đoàn chuyên gia của GS Joseph Mark Rosen có nhiều chuyên gia hàng đầu của các bệnh viện, trường đại học y lớn ở Mỹ như Bệnh viện Đại học y Dartmouth, Pittsburgh, Griffin…
Chương trình hợp tác giữa Tổ chức Phẫu thuật tạo hình Hoa Kỳ (RICE) với Bộ môn Phẫu thuật tạo hình Trường Đại học Y Hà Nội, cùng Khoa Phẫu thuật tạo hình Bệnh viện Saint Paul gồm: Phẫu thuật bàn tay (chuyển ngón chân lên ngón tay, các tổn thương gân gấp bàn tay, khuyết phần mềm lớn ở bàn tay); tạo hình vú sau ung thư bằng vạt vi phẫu; che phủ khuyết phần mềm vùng đầu, mặt, cổ, chi bằng vạt vi phẫu; điều trị khớp giả xương chày bằng vạt xương mác; điều trị các tổn thương đám rối thần kinh cánh tay…
Tại sao phải tạo hình?
“Tạo hình” theo nghĩa đen là “tạo nên hình dáng” của một cơ quan, một bộ phận trên cơ thể. Trẻ em sinh ra bị dị tật, bệnh nhân bị biến dạng cơ thể sau phẫu thuật, vết thương chiến tranh, vết thương trong sinh hoạt và lao động, tai nạn ô tô và xe máy… tất cả tạo nên một dòng suối bệnh nhân không bao giờ kết thúc. Khuyết tật làm cho nạn nhân sống trong mặc cảm, người thân bị tẩy chay. Công việc của bác sĩ phẫu thuật tạo hình là cắt bỏ những khối u thừa, sửa chữa những dị tật bẩm sinh, khắc phục những biến dạng cơ thể. Nhưng đó mới chỉ là bước khởi đầu cho một quá trình làm thay đổi cuộc sống.
Khoa Phẫu thuật tạo hình Bệnh viện Saint Paul cũng chính là Bộ môn Phẫu thuật tạo hình của Trường Đại học Y Hà Nội, do GS.TS Trần Thiết Sơn vừa làm trưởng Bộ môn cũng đồng thời là Trưởng khoa. Tại đây, ngoài công tác giảng dạy, các bác sĩ thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ đến người già, với đủ các mặt bệnh. Sau từng ca mổ, nhiều những nụ cười của niềm vui đã nở trên khuôn mặt người bệnh, bởi cuộc phẫu thuật đã làm thay đổi cuộc sống của họ.
Ca bệnh của 2 năm trước: tôi biết ơn các bác sĩ!
31 tuổi, Nguyễn Khắc Kiên cùng với người vợ trẻ làm công nhân chế biến thức ăn gia súc. Trong một lần điều khiển máy, do sơ suất tay phải của anh bị cuốn vào trục nghiền cám. Tai nạn đã cướp đi cả 4 ngón tay, còn lại duy nhất ngón út, tỉ lệ thương tật cơ thể khoảng 43%.
Khi được hỏi về những tháng ngày khó khăn nhất, vợ anh Kiên rùng mình kể lại: “Nhiều tháng sau tai nạn, chồng tôi vẫn bị sốc nặng về mặt tinh thần. Mọi công việc bắt đầu đè nặng lên vai tôi, gia đình tôi nhanh chóng rơi vào khó khăn, bởi trước đó chồng tôi là lao động trụ cột”.
“Tôi đã cố gắng rất nhiều, nhưng vẫn không tránh khỏi cảm giác bực bội khó chịu, bởi tôi không thể làm được những việc người khác làm” – anh Kiên chia sẻ thêm.
Tháng 3/2014, anh Kiên nghe thấy có đoàn chuyên gia phẫu thuật tạo hình hàng đầu của Mỹ đến Bệnh viện Saint Paul, anh nhờ vợ đến xin đăng kí vào danh sách khám sàng lọc.
Giáo sư Rosen đã khám, tư vấn và trực tiếp mổ cho anh Kiên. GS Trần Thiết Sơn, người tham gia cuộc mổ cùng Gs Rosen đã kể lại: “Ca phẫu thuật chuyển ngón chân lên làm ngón tay cái cho anh Kiên hết sức phức tạp, kéo dài nhiều giờ đồng hồ, bởi liên quan đến kĩ thuật nối vi phẫu gân, mạch máu và thần kinh”.
“Tôi cảm thấy bất ngờ và hạnh phúc khi ngón tay cái được sinh ra một lần nữa từ chính ngón chân của tôi. Sau mổ tôi đã đi được xe máy, trở lại xưởng chế biến thức ăn gia súc làm việc. Tôi có thể cử động gần như bình thường ngón “tay cái”, đặc biệt là có cảm giác khi cầm nắm hay làm việc gì đó” – anh Nguyễn Khắc Kiên tâm sự.
“Đó là điều vô cùng kỳ diệu, tôi rất biết ơn các bác sĩ” – anh Kiên nhớ lại./.
Sốc: Phát hiện chất gây ung thư trong núm vú giả và bao cao su
http://laodong.com.vn/suc-khoe/soc-phat-hien-chat-gay-ung-thu-trong-num-vu-gia-va-bao-cao-su-
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hóa chất độc hại MBT có trong núm vú giả và bao cao su là một chất có thể gây ung thư.
WHO cho biết MBT có tên đầy đủ là 2-mercaptobenzothiazole đã có mặt trong một loạt các sản phẩm cao su, bao cao su, núm vú giả của trẻ sơ sinh, găng tay cao su, lốp xe, ống nhựa và nhiều sản phẩm từ nhựa khác.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh rằng, công chúng không nên lo lắng về các sản phẩm hàng ngày này, bởi các công nhân làm việc trong các nhà máy sản xuất hàng cao su có nguy cơ gặp nguy hiểm cao hơn.
Một cuộc họp được tổ chức tại Lyon, Pháp với sự tham gia của 24 chuyên gia đến từ 8 quốc gia cho biết, đến nay chưa có đủ bằng chứng để thêm hóa chất này vào danh sách các chất gây ung thư.
Giáo sư Hans Kromhout, một thành viên của ủy ban nghiên cứu hóa chất, cho biết: "Hóa chất MBT đã được xác định trong găng tay, núm vú bình sữa và núm vú giả. Hơn những thế hóa chất này cũng được xác định có trong bụi đường mà chúng ta có thể hít phải.”
Theo MailOnline, một phát ngôn viên của WHO cho biết: "MBT được sử dụng chủ yếu trong sản xuất sản phẩm cao su. Người tiếp xúc nhiều nhất với hóa chất này là những người lao động trong ngành công nghiệp hóa chất và cao su. Người dân có thể tiếp xúc một lượng nhỏ MBT khi da của họ tiếp xúc với một số mặt hàng cao su, chẳng hạn như găng tay và giày dép, hoặc do hít phải bụi từ lốp xe trong không khí. Rủi ro đối với người dân khi tiếp xúc với chúng đến nay vẫn chưa được nghiên cứu."
Theo kết quả cuộc khảo sát do WHO tiến hành tại nhà máy hóa chất Welsh cho hay, MBT có liên quan đến các căn bệnh ung thư ruột và một loại ung thư máu. Tuy nhiên, vì công nhân tiếp xúc với các hóa chất khác, nên MBT có thể không phải là thủ phạm duy nhất gây ung thư.
Giáo sư Tom Sorahan, thuộc Đại học Birmingham, người đứng đầu cuộc nghiên cứu tại nhà máy Welsh, cho biết một lượng nhỏ của MBT trong các sản phẩm hàng ngày là không có khả năng gây hại. Ông cũng nói thêm rằng, công nhân sản xuất hoặc tiếp xúc với hóa chất này phải được bảo vệ.
Trong khi đó, Tiến sĩ Michael Warhurst của nhóm chiến dịch CHEM Trust cho biết mọi người nên thận trọng và cần có các hệ thống quản lý làm việc nhanh hơn để bảo vệ cơ thể khỏi các hóa chất. Những nhà bán lẻ các sản phẩm cao su phải cho khách hàng biết liệu sản phẩm mà họ mua có chứa hoát chất độc hại MBT hay không.
WHO cảnh báo: Chất sử dụng làm bao cao su có thể gây ung thư
http://vtv.vn/chuyen-dong-24h/who-canh-bao-chat-su-dung-lam-bao-cao-su-co-the-gay-ung-thu-20160301122814536.htm
Tổ chức Y tế thế giới WHO vừa công bố chất với tên khoa học viết tắt là MBT, có trong nguyên liệu sản xuất cao su có thể gây ung thư.
Loại hóa chất này hay thường được sử dụng để làm ra các sản phẩm thường ngày như lốp xe, lót giày, nệm hơi, kính bảo hộ, găng tay, cho đến núm vú giả và cả... bao cao su. WHO sẽ tiếp tục xác định rõ mức độ nguy hại và cân nhắc đưa loại chất này vào danh sách cảnh báo. Đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng nên kiểm tra thành phần MBT trong các sản phẩm làm từ cao su trước khi sử dụng.