Đồng hành vì một Việt Nam khoẻ mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, vì một tương lai tươi sáng
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 04/11/2015

  • |
T5g.org.vn - Sốt xuất huyết đã lan 54 tỉnh thành; Đắk Lắk: Hơn 1.600 người mắc sốt xuất huyết; Siết quảng cáo thực phẩm chức năng…

Sốt xuất huyết đã lan 54 tỉnh thành

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/271098/sot-xuat-huyet-da-lan-54-tinh-thanh.html

Tính đến hôm nay, cả nước đã ghi nhận trên 53.000 ca mắc sốt xuất huyết, 34 trường hợp tử vong.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, hiện sốt xuất huyết đã lan 54/63 tỉnh thành. Trong đó TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương vẫn dẫn đầu về số ca mắc và tử vong.Ông Phu cho biết thêm, hiện dịch có xu hướng giảm ở phía Bắc do thời tiết đã bắt đầu chuyển lạnh, trong khi tại các tỉnh phía Nam phải đến hết tháng 12 và dự báo vẫn còn diễn biến phức tạp do mưa, nắng kéo dài và thất thường.

“So với đỉnh dịch những năm trước và so với các nước xung quanh, số ca mắc và tử vong do sốt xuất huyết ở nước ta vẫn thấp”, ông Phu nói.

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng dẫn chứng, hiện 9/10 nước Đông Nam Á đang phải đối phó với sốt xuất huyết, trong đó Malaysia có hơn 100.000 ca mắc với gần 270 trường hợp tử vong, Philippines có 110.000 ca mắc với gần 320 trường hợp tử vong.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh, biện pháp dự phòng chủ yếu là diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) và phòng chống muỗi đốt.

Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như: trụy mạch, sốc, chảy máu nội tạng, nguy cơ tử vong rất cao.

Ông Phu khuyến cáo, người dân không tự ý điều trị sốt xuất huyết tại nhà. Khi có các biểu hiện nghi ngờ như sốt cao liên tục 2-7 ngày, khó hạ sốt; đau cơ, đau khớp; buồn nôn, nôn, đau bụng, đau đầu; phát ban, xuất huyết dưới da... thì cần đến ngay cơ sở y tế.

T.Hạnh

 

Đắk Lắk: Hơn 1.600 người mắc sốt xuất huyết

http://daidoanket.vn/khoa-giao/dak-lak-hon-1600-nguoi-mac-sot-xuat-huyet/73526

Ngày 3/11, theo báo cáo UBND tỉnh Đắk Lắk tính đến ngày 31/10, trên địa bàn tỉnh này đã ghi nhận 1.662 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 14,4 lần so với cùng kỳ năm 2014, trong đó đã có một ca tử vong.

Chỉ tính trong tháng 10 toàn tỉnh Đắk Lắk có đến 713 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, tập trung nhiều nhất là tại TP Buôn Ma Thuột với 334 ca, huyện Cư M’gar với 109 ca, huyện Krông Pắk với 50 ca, thị xã Buôn Hồ với 40 ca mắc bệnh…

Qua theo dõi, ngành y tế tỉnh này đã phát hiện trên địa bàn tỉnh hiện có đến 39 ổ dịch SXH với 208 người sinh sống trong vùng ổ dịch mắc bệnh.

Trước diễn biến phức tạp của bệnh sốt xuất huyết, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức phun hóa chất, ngâm màn vào thuốc chông muỗi, vệ sinh môi trường tại những vùng có ổ dịch, tăng cường phát hiện và xử lý ổ dịch, diệt muỗi tại các hộ gia đình…  

Đồng thời tuyên truyền tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân các kỹ năng phát hiện và diệt lăng quăng, bọ gậy nơi sinh sống, ngủ màn.

Tuấn Anh

 

Siết quảng cáo thực phẩm chức năng

http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2015/11/401512/

Với quyết tâm chấn chỉnh hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng (TPCN), trong thời gian qua, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) kết hợp cùng các đơn vị liên quan liên tiếp xử phạt nhiều đơn vị vi phạm. Tuy nhiên, đó chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” khi thị trường có hơn 10.000 sản phẩm TPCN các loại và nhiều cách thức quảng cáo cũng rất tinh vi. Chưa kể, đã không ít cơ sở bị xử phạt nhưng vẫn… tiếp tục sai phạm!

Lờn thuốc!

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), chỉ trong tháng 10-2015,  đơn vị này đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 40 công ty vi phạm về an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt trên 751 triệu đồng. Cùng với đó là đã thu hồi hiệu lực 19 giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Hầu hết các công ty vi phạm đều liên quan đến TPCN với các hành vi như quảng cáo sai phép, ghi sai nhãn hàng hóa, quảng cáo thổi phồng công dụng…

Trong tháng 10 vừa qua, Công ty TNHH SXTM và DV Tinh Tấn (quận Tân Bình, TPHCM) đã bị cơ quan chức năng phát hiện và lập biên bản xử lý hành vi nhập khẩu, bán ra thị trường lô sản phẩm TPCN viên Happygra có chứa chất Sildenafil (một hoạt chất có trong thuốc điều trị rối loạn cương dương) và kinh doanh lô sản phẩm này vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa. Một trường hợp khác là Công ty TNHH TM Lê Huyền Trang (Long Biên, Hà Nội), với việc quảng cáo các sản phẩm TPCN mà không được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo và bán sản phẩm TPCN viên nang Vita G2, Omega 3 có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, đơn vị này cũng vừa bị Cục An toàn thực phẩm xử phạt gần 34 triệu đồng…

“Điều đáng nói, có những cơ sở cùng một lúc có tới 2 - 3 hành vi vi phạm, thậm chí có trường hợp tái phạm nhiều lần”, một chuyên gia Bộ Y tế cho biết. Công ty cổ phần Bảo Thanh Đường (210 Lê Lai, phường Bến Thành, quận 1, TPHCM) cùng lúc có 3 hành vi vi phạm: Không duy trì việc kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm theo quy định; quảng cáo TPCN mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo; sản xuất TPCN khi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hiệu lực. Trước đó, Công ty cổ phần Bảo Thanh Đường cũng đã từng bị Cục An toàn thực phẩm xử phạt do thực hiện quảng cáo sản phẩm TPCN Uy Linh Phong và Cường lực Hồi xuân trên website baothanhduong.com.vn với nội dung quảng cáo không đúng với nội dung đã đăng ký được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, từ đầu năm đến nay, cục đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 216 công ty vi phạm về an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt 4 tỷ đồng. Trong đó, chiếm đa số các hành vi vi phạm là về quảng cáo TPCN với 169 cơ sở vi phạm; ngoài ra là các vi phạm khác như ghi nhãn, chưa xác nhận công bố, điều kiện bảo quản…

Quyết liệt xử lý

Thực tế, trong thời gian qua, tình trạng vi phạm quảng cáo TPCN ngày càng phổ biến, phức tạp trên các phương tiện truyền thông, phương tiện mạng xã hội và các trang tin điện tử. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, mà còn cả sức khỏe của họ nếu mua phải những sản phẩm kém chất lượng. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, gần đây bộ này cũng đã ráo riết kiểm tra, xử phạt một số đơn vị vi phạm, như đã xử phạt Báo Sức khỏe cộng đồng do quảng cáo sản phẩm TPCN Yuca TD không phù hợp nội dung được cơ quan thẩm quyền xác nhận; phạt Báo Đời sống và Pháp luật do quảng cáo TPCN An Thụy Khang không đúng nội dung đã được phê duyệt.

Trước thực trạng trên, nhằm chấn chỉnh tình trạng “bát nháo” trong quảng cáo TPCN, Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 8742 truyền đạt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các bộ, ngành Y tế, Thông tin và Truyền thông, Công thương, Khoa học - Công nghệ, Tài chính rà soát, hoàn thiện các quy định. “Mục tiêu là quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh TPCN đảm bảo chất lượng, an toàn cho người sử dụng”, chỉ đạo của Phó Thủ tướng nêu rõ. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tăng cường phối hợp, phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi sản xuất, kinh doanh, quảng cáo TPCN không đúng quy định của pháp luật. Các quyết định xử phạt này sẽ được công khai trên những phương tiện truyền thông đại chúng để người dân, xã hội nắm bắt được thông tin…

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, việc siết chặt quảng cáo TPCN đã triển khai từ các năm qua, nhưng hiện nay đang siết chặt hơn nhằm bảo vệ sức khỏe và lợi ích của người dân. Bộ Y tế cũng đã có Thông tư 09/2015/TT-BYT có hiệu lực từ tháng 7 vừa qua quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế. Trong đó, tại Điều 7 quy định điều kiện xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm (gồm cả TPCN - PV) là phải có giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy của cơ quan nhà n­ước có thẩm quyền cấp… Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cho biết cục đã, đang và tiếp tục cường quản lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo TPCN; xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, thu hồi hiệu lực giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và giấy xác nhận nội dung quảng cáo nếu cơ sở tái phạm hoặc vi phạm có tính chất nghiêm trọng; thực hiện công bố công khai cơ sở vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

Điều 7 Thông tư 09/2015/TT-BYT quy định không được quảng cáo thực phẩm dưới hình thức bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh…

TƯỜNG LÂM

 

Đề xuất tính luôn tiền ăn vào bảo hiểm y tế cho bệnh nhân

http://dantri.com.vn/suc-khoe/de-xuat-tinh-luon-tien-an-vao-bao-hiem-y-te-cho-benh-nhan-20151103154149395.htm

 “Nên nghiên cứu đưa cấu phần dinh dưỡng vào lộ trìnhtăng viện phí trong thời gian tới” – đây là một trong những ý kiến đề xuất của PGS-TSLương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế tại hội thảoNâng cao chất lượng quản lý công tác dinh dưỡng tiết chế trong bệnh viện doTrung tâm dinh dưỡng-Sở Y tế TP.HCM tổ chức ngày 3-11.

Theo PGS – TS Khuê cho rằng nếu cứ nghĩ tăng viện phí là khổ cho người nghèo là không phải, nếu chúng ta điều chỉnh giá viện phí đưa vào BHYT thì người nghèo sẽ là bộ phận được hưởng 100% quyền lợi từ BHYT.

Hiện nay thực trạng hoạt động khoa dinh dưỡng - tiết chế (DD-TC) tại các bệnh viện còn thấp, nhân lực làm công tác DD-TC ít, một số BV chưa quan tâm đến vai trò DD-TC trong điều trị. Bên cạnh đó hiểu biết và nhận thức của người dân về DD-TC chưa cao khiến hiệu quả của DD-TC trong bệnh viện chưa được phát huy đúng mức.

DD-TC đang nắm một vai trò rất quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe của bệnh nhân. Nếu được quan tâm hợp lý về DD-TC quá trình hồi phục và tiến triển của người bệnh sẽ đi theo hướng tốt hơn.

“Vì vậy nên đề xuất thanh toán BHYT cho chế độ ăn của bệnh nhân, tức thành phần dinh dưỡng của mỗi bữa ăn, được các bác sĩ thiết kế các thành phần DD-TC phù hợp khác nhau, và toàn bộ các chi phí ăn uống, chế độ chăm sóc được tính vào bảo hiểm y tế cho bệnh nhân” - Bác sĩ CK2 - Đỗ Thị Ngọc Diệp, GĐ Trung tâm dinh dưỡng TPHCM phát biểu tại hội thảo.

Theo Hà Phượng

Pháp luật TPHCM

 

Cảnh báo nguy cơ dịch bệnh bạch hầu từ Lào xâm nhập vào Việt Nam

 

http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2015/11/401493/

(SGGP).- Ngày 2-11, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, hiện nay, bệnh bạch hầu ở nước ta đã cơ bản được khống chế nhờ việc tiêm vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm này xâm nhập vào nước ta qua khu vực biên giới Việt - Lào và có thể lan rộng.

Dịch bạch hầu đang bùng phát tại Lào với số ổ dịch được ghi nhận tại 6/17 tỉnh, thành phố kể từ ca mắc đầu tiên ghi nhận tại thủ đô Vientiane ngày 3-6 năm nay. Đến nay, Lào đã có 588 trường hợp mắc bạch hầu trên tổng số 6,7 triệu dân số, trong đó có 11 trường hợp tử vong. Các trường hợp mắc chủ yếu trẻ dưới 15 tuổi.

Trước tình hình dịch bạch hầu diễn ra phức tạp và lan rộng ở Lào, Bộ Y tế Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh này và thường xuyên trao đổi thông tin với cơ quan y tế Lào để triển khai các biện pháp phòng chống phù hợp nhằm ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm này xâm nhập.

NGUYỄN QUỐC

 

Lấy 1 triệu chữ ký ủng hộ phòng, chống kháng thuốc

http://phapluattp.vn/suc-khoe/lay-1-trieu-chu-ky-ung-ho-phong-chong-khang-thuoc-588875.html

(PLO)- Từ ngày 16 đến ngày 22-11, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế phát động và triển khai tuần lễ truyền thông phòng, chống kháng thuốc.

Trong hoạt động này có chương trình tổ chức lấy 1 triệu chữ ký của người dân ủng hộ việc phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam.

PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, cho biết hiện mức độ và tốc độ kháng thuốc gia tăng đáng báo động do tình trạng sử dụng kháng sinh không theo chỉ định, mua bán tùy tiện, nhiễm khuẩn trong bệnh viện, lây nhiễm chéo… làm tăng chi phí điều trị và dẫn đến việc kháng thuốc, tăng gánh nặng cho xã hội.

Một khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh tại các hiệu thuốc ở nông thôn và thành thị khu vực phía Bắc cho thấy có khoảng 90% kháng sinh được nhà thuốc bán ra mà không có đơn của bác sĩ. Ngoài ra, kháng sinh góp 13% doanh thu của các nhà thuốc ở thành thị và gần 19% ở nông thôn.

Dịp này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cũng lập trang fanpage trên facebook “Tuần lễ Kháng thuốc kháng sinh 2015 - AMR Week 2015 Viet Nam” nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng.

DUY TÍNH

 

 

Liên tiếp phản ứng sau tiêm vaccine "5 trong 1" Quinvaxem: Còn lâu mới có vaccine dịch vụ!?

http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2015/11/401501/

(SGGPO).- 16 ca phản ứng nặng sau tiêm vaccine "5 trong1" Quinvaxem trong đó có 8 ca tử vong, đặc biệt trong vòng 1 tuần qua đã xảy ra 2 trường hợp tử vong sau khi loại vaccine này. Thực tế này đã khiến những gia đình có trẻ nhỏ rất lo lắng và mong muốn được tiêm vaccine dịch vụ "5 trong 1" Pentaxim và "6 trong 1" Infanxix thay thế Quinvaxem dù chi phí cao. Tuy nhiên đại diện Bộ Y tế cho biết hiện nay cả 2 loại vaccine dịch này đều rất khan hiếm...

Muốn nhập cũng không được

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, từ nay tới cuối năm 2015 sẽ khó có thể có vaccine dịch vụ và cả sang năm 2016 cũng chưa biết được chúng ta có được là bao nhiêu liều, vì thế 2 loại vaccine dịch vụ "5 trong 1" Pentaxim và "6 trong 1" Infanxix sẽ vẫn còn rất khan hiếm trong thời gian tới. "Không phải vì Bộ Y tế không cho các công ty nhập khẩu vaccine dịch vụ để phục vụ nhu cầu người dân mà chính là việc các hãng sản xuất vaccine của nước ngoài không có vaccine để cung cấp cho chúng ta" - PGS.TS Trần Đắc Phu giải thích.

Để làm rõ hơn việc khan hiếm 2 loại vaccine dịch vụ trên, đại diện Bộ Y tế cho biết, tại Singapore và một số quốc gia phát triển vẫn có đủ vaccine dịch vụ "5 trong 1" Pentaxim và "6 trong 1" Infanxix là do họ có kế hoạch đặt hàng và với số lượng lớn từ nhiều năm trước đó. Bình thường, muốn có vaccine phải đặt hàng 2-3 năm. Trong khi đó, các công ty nhập khẩu của Việt Nam thường mua theo lô lẻ, số lượng không nhiều nên các hãng sản xuất luôn ưu tiên đơn hàng lớn và đặt hàng dài hạn.

"Việt Nam giờ muốn nhập cũng không được vì họ không đủ nguồn vaccine. Ngoài ra các vaccine dịch vụ khác như: thủy đậu, sởi, viêm não mô cầu... cũng trong tình trạng khan hiếm như 2 loại vaccine "5 trong 1" và "6 trong 1", khó đáp ứng nhu cầu của người dân."- PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh. Tuy nhiên dù vaccine dịch vụ đang rất khan hiếm, Bộ Y tế luôn kiên quyết nghiêm cấm việc tiêm vaccine dịch vụ tại nhà, cũng như việc nâng giá vaccine.

Nguy cơ tử vong tương đương nhau

Trước tình trạng khan hiếm vaccine dịch vụ và nỗi lo lắng của những gia đình có trẻ nhỏ về nguy cơ phản ứng, tai biến sau khi tiêm vaccine "5 trong 1" Quinvaxem miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng, đại diện cơ quan Phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế cho biết, thực tế bất kỳ loại vaccine nào cũng có tỷ lệ phản ứng nhất định sau tiêm, trong đó kể cả dẫn đến tử vong. Ngay như vaccine có thành phần ho gà toàn tế bào Quinvaxem và vaccine có thành phần ho gà vô bào (vaccine dịch vụ), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng chỉ rõ, tỷ lệ phản ứng nhẹ của vaccine vô bào là thấp hơn, nhưng còn phản ứng nặng và tử vong là tương đương giữa 2 loại vaccine.

Tính từ đầu năm 2015 tới nay, cả nước đã ghi nhận 16 ca phản ứng nặng sau tiêm vaccine Quinvaxem được báo cáo, trong đó 8 ca tử vong. Tuy nhiên, khi Hội đồng chuyên môn đánh giá nguyên nhân các ca tử vong sau tiêm vaccine Quinvaxem đã làm rõ có 7 trường hợp là trùng hợp ngẫu nhiên, một trường hợp sốc phản vệ. "Trẻ tử vong sau tiêm vaccine có thể do trùng lặp ngẫu nhiên với bệnh lý của trẻ. Nguyên nhân thứ hai có thể do vaccine gây nên, thứ ba là có thể do thực hành tiêm chủng và thứ tư là do chính cơ địa của cháu bé. Cùng lô vaccine, cùng loại vaccine tiêm 10 cháu khác không sao nhưng cũng có thể có một cháu bị phản ứng...", PGS.TS Trần Đắc Phu lý giải.

Đáng chú ý, Bộ Y tế cũng cho biết, tỷ lệ phản ứng sau tiêm Quinvaxem ở Việt Nam là 4,5 ca/1 triệu liều sử dụng, trong khi khuyến cáo của nhà sản xuất và WHO là 20 ca phản ứng/1 triệu liều sử dụng. Do tỷ lệ phản ứng sau tiêm vaccine Quinvaxem ở nước ta vẫn nằm trong khuyến cáo cho phép của WHO nên loại vaccine này vẫn được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng vì nếu không tiêm vaccine thì khi dịch bệnh bùng phát nguy cơ tử vong của trẻ sẽ rất lớn. "Như bài học qua vụ dịch sởi năm năm 2014, hay gần đây là bệnh ho gà, bạch hầu tái bùng phát... qua giám sát cho thấy phần lớn các trường hợp mắc bệnh là do không được tiêm vaccine, hoặc tiêm vaccin phòng bệnh không đầy đủ. Vì thế, việc chờ đợi tiêm vaccine dịch vụ sẽ rất nguy hiểm, trẻ có thể bị mắc bệnh ở giai đoạn chờ đợi này. Người dân cần phải thay đổi nhận thức giữa tiêm dịch vụ và tiêm chủng mở rộng. Các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng được tổ chức tiêm đầy đủ trong tháng, đảm bảo số lượng theo nhu cầu và an toàn....”, PGS.TS Trần Đắc Phu chỉ rõ.

 

Bé gái 4 tuổi tử vong sau uống thuốc sirô

http://dantri.com.vn/suc-khoe/be-gai-4-tuoi-tu-vong-sau-uong-thuoc-siro-20151103102350992.htm

Khi được mẹ rót thực sirô cho uống, bé gái kêu thuốc rất đắng. Khoảng 10 phút sau, bé bị ngất xỉu tại chỗ và được gia đình đưa đi viện cấp cứu thì tử vong sau 1 giờ uống sirô.

Tối 2/11, Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành công tác khám nghiệm tử thi của cháu Trần Mai Khánh Băng (4 tuổi, ngụ thị trấn Krông Kmar, huyện Krông Bông, Đắk Lắk) để làm rõ nguyên nhân tử vong của cháu bé.

Trước đó, vào khoảng 19h30, ngày 01/11, chị Mai Thị Tâm Khuê (mẹ cháu Băng) lấy chai sirô thực phẩm chức năng nhãn hiệu UNIKIDS (mua trước đó) rót khoảng 5ml cho cháu Băng uống, khi đang uống sirô cháu Băng có nói với mẹ thuốc rất đắng.

Khoảng 10 phút sau, cháu Băng đột nhiên lăn đùng ra nhà ngất xỉu, gia đình chị Khuê vội vàng đưa con gái đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Krông Bông nhưng đến khoảng 20h30 thì cháu Băng không qua khỏi và đã tử vong.

Bức xúc trước cái chết tức tưởi của con gái, gia đình chị Khuê đã yêu cầu Cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi của cháu bé.

Hiện vụ việc đang được Công an huyện Krông Bông điều tra, làm rõ.

Thúy Diễm

 

Trốn" chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân “mọc thêm đầu” trên mặt

http://dantri.com.vn/suc-khoe/tron-chi-dinh-cua-bac-si-benh-nhan-moc-them-dau-tren-mat-20151102213703598.htm

 Hơn hai tháng sau phẫu thuật, bệnh nhân trở lại bệnh viện với một khối bướu to như chiếc đầu thứ hai mọc trên mặt. Bác sĩ nhận định, tình trạng phì đại của tế bào ung thư ác tính xảy ra là do bệnh nhân không tuân thủ chỉ định điều trị.

Ca bệnh thương tâm trên là trường hợp của bà Trần Thị Đông (52 tuổi, ngụ tại Bến Tre).

Chiều 2/11, các bác sĩ tại bệnh viện Chợ Rẫy đã không khỏi ngỡ ngàng khi ca bệnh đã được phẫu thuật thành công trước đó, quay lại bệnh viện với một khối thịt lớn như quả dừa mọc ra từ hốc mắt. Khối thịt có biểu hiện bị hoại tử, bốc mùi hôi thối.

BS Hoàng Bá Dũng, Trưởng khoa Tai mũi họng, cho biết: “Đây là trường hợp đã được bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức phối hợp liên chuyên khoa thực hiện cuộc phẫu thuật rất phức tạp vào ngày 20/8/2015. Trước đó, bà Đông được bệnh viện địa phương chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng trên mặt có một khối bướu lớn, diện tích 8x10cm”.

Khai thác bệnh sử từ người nhà ghi nhận, khối bướu đã xuất hiện trên mặt bệnh nhân hơn 20 năm trước. Tuy nhiên, do kinh tế quá khó khăn nên bà Đông không chữa trị. Đến tháng 6/2015, khối bướu phát triển nhanh khiến bệnh nhân bị tịt hoàn toàn hai lỗ mũi kèm theo đau đớn. Trước cảnh bà Đông chỉ ngồi thở bằng đường miệng, chờ ngày kết thúc của số phận, người dân đã quyên góp tiền để bà đến bệnh viện.

Tại bệnh viện Chợ Rẫy, kết quả kiểm tra hình ảnh ghi nhận, khối bướu đã xâm lấn, gây mù hoàn toàn mắt phải, ăn thủng xương sàn sọ và màng cứng, tấn công vào mô não. Sau khi hội chẩn liên chuyên khoa: Chẩn đoán hình ảnh, Tai mũi họng, Ngoại thần kinh, Mắt, Gây mê hồi sức, các bác sĩ đã thống nhất hội chẩn với chẩn đoán bệnh nhân bị u dây thần kinh.

Trước nguy cơ khối u xâm lấn lên não sẽ khiến bệnh nhân tử vong bất kỳ lúc nào, nhờ sự hỗ trợ viện phí cho bệnh nhân từ phòng Công tác Xã hội, các bác sĩ thuộc hai chuyên khoa Tai mũi họng và Ngoại thần kinh đã phối hợp thực hiện cuộc mổ với hy vọng giữ được sinh mạng của người bệnh.

Ca mổ đối mặt với nhiều rủi ro, do vùng u xâm lấn có sự tập trung của hệ thần kinh thị giác, khứu giác, khối u xâm lấn lên não... có thể khiến bệnh nhân bị liệt nửa người hoặc tử vong ngay trên bàn mổ. Sau hơn 6 tiếng phẫu thuật, ê kíp đã mở hộp sọ hai bên, lấy được toàn bộ u ở hốc mắt, hốc mũi đồng thời vá màng cứng, đặt lưới titanium lót sàn sọ để tránh nguy cơ bị vi khuẩn theo đường mũi tấn công lên não,…

Sau phẫu thuật, kết quả giải phẫu bệnh phẩm chỉ ra, người bệnh đã gặp phải dạng u xương ác tính (Sarcoma) hiếm gặp. TS Nguyễn Ngọc Khang, Phó trưởng khoa Ngoại thần kinh giải thích: “Loại bệnh này trong y văn thế giới mới chỉ ghi nhận rất ít trường hợp mắc. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, nhiều năm mới tiếp nhận một ca. Nguyên nhân gây bệnh hiện vẫn chưa rõ”.

Gần 20 ngày sau phẫu thuật, nhờ được hồi sức và chăm sóc tích cực, sức khỏe người bệnh bình phục, các bác sĩ quyết định cho xuất viện. Xác định, bệnh nhân gặp phải dạng u ác tính nên bác sĩ đã chỉ định khám tại khoa Ung bướu để bước tiếp vào quá trình hóa trị, xạ trị tiến tới tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư. Tuy nhiên, sau khi xuất viện, do hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn, bà Đông đã không trở lại bệnh viện điều trị theo lịch hẹn.

Chiều 2/11, ông Thạch Văn Quý (53 tuổi) đưa vợ trở lại bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng, hốc mắt phải của bà Đông lồi ra một khối thịt lớn như chiếc đầu thứ hai mọc trên mặt. Lớp băng gạc mỏng che phủ bên ngoài đẫm máu mủ, hoại tử bốc mùi hôi thối.

Trong nỗi lo lắng cho tình trạng của vợ, ông Quý ngậm ngùi: “Vợ chồng tôi cứ tưởng mổ xong là hết bệnh, không ngờ hơn một tuần trước, hốc mắt bên phải đã được mổ bắt đầu sưng lớn, liên tục chảy máu, chảy mủ. Chẳng còn tiền nên tôi cứ chần chừ chờ cho lui bệnh, không ngờ nó ngày càng nặng thêm.”

Ngay sau khi hay tin bệnh nhân trở lại bệnh viện trong tình trạng xấu, TS Nguyễn Ngọc Khang đã tiến hành thăm khám lâm sàng và nhận định: “Sau khi phẫu thuật bóc khối u thì toàn bộ hốc mắt, hốc mũi của người bệnh gần như trống rỗng. Việc bệnh nhân không tuân thủ chỉ định hóa trị, xạ trị đã tạo điều kiện cho tế bài ung thư ác tính phát triển nhanh, dẫn đến tình trạng phì đại mô thịt qua hốc mắt. Chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện tình trạng của người bệnh để tìm hướng xử lý tiếp theo”.

Trường hợp của bà Đông sau khi được phẫu thuật bóc tách khối u, các bác sĩ đều tin tưởng vào chất lượng sống tốt đẹp hơn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, do hoàn cảnh khó khăn và sự thiếu hiều biết, người bệnh đã vô tình gây họa cho mình. Qua trường hợp trên bác sĩ khuyến cáo, dù là bệnh nhẹ hay bệnh nặng, việc điều trị đều phải tuân thủ quy trình thì mới mang lại kết quả tốt. Người bệnh không nên làm sai hoặc chống chỉ định của bác sĩ với bất kỳ lý do gì.

Vân Sơn   

 

Ghép tế bào dây rốn cho cặp song sinh suy tủy xương

http://dantri.com.vn/suc-khoe/ghep-te-bao-day-ron-cho-cap-song-sinh-suy-tuy-xuong-20151103121317793.htm

 Cặp song sinh 5 tuổi suy tủy xương, trong tình trạng nguy kịch có thể tử vong bất cứ lúc nào bởi lượng tiểu cần xuống thấp, luôn ngấp nghé con số 0. Cơ hội sống đã mở ra với hai bé gái xinh đẹp này, khi các bác sĩ tìm được tế bào dây rốn phù hợp trong ngân hàng máu cuống rốn.

 Cặp song sinh Nguyễn Yến Phương và Nguyễn Hải Phương (Bắc Ninh) như là “người nhà” với các bác sĩ khoa Nhi (Viện huyết học truyền máu TƯ) bởi thời gian nằm viện là liên tục. Cứ ra rồi vào, cuộc sống của hai bé gắn liền với bệnh viện, với truyền máu bởi căn bệnh suy tủy xương hiếm gặp. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, truyền máu cũng không còn đáp ứng, tính mạng hai bé rất nguy kịch.

Trước đó, cặp song sinh này được chẩn đoán là bị suy tủy xương bẩm sinh, điều trị ở bệnh viện Nhi TƯ đến năm 2 tuổi thì chuyển sang khoa Nhi Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương điều trị tiếp được 3 năm. Từ trước đến giờ, phương pháp điều trị cho 2 bé là truyền máu 1 lần/ tuần. Tuy nhiên tình trạng hiện tại lượng tiểu cầu của hai bé xuống quá thấp, có thời điểm là về 0, tính mạng đang hết sức nguy kịch và bệnh nhân có thể tử vong bất cứ lúc nào. Phương pháp cuối cùng có thể mang lại sự sống cho các bé là ghép tế bào gốc.

GS.TS. Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, trước tình cảnh nguy kịch của hai bệnh nhi, ghép tế bào gốc là cơ hội cuối cùng. Tuy nhiên để tiến hành đồng thời một lúc 2 ca ghép tế bào gốc là không đơn giản không chỉ bởi chi phí mà quan trọng hơn, cần tìm nguồn dây rốn phù hợp.

Sau khi báo Dân trí đăng tải về hai trường hợp này, rất nhiều tấm lòng hảo tâm đã hỗ trợ, chia sẻ kinh phí để cặp song sinh có thể được ghép tủy. Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã “lục tung” dữ liệu từ ngân hàng tế bào gốc dây rốn cộng đồng để tìm nguồn tế bào gốc phù hợp với hai bé.

Khi tìm thấy nguồn tế bào gốc phù hợp với hai bé, các bác sĩ, gia đình như trút bớt được nỗi lo đè nặng trong tim bởi nguy cơ trẻ tử vong bất cứ lúc nào là hiện hữu. Ngay lập tức, bệnh nhân được chỉ định điều trị hóa chất một tuần và đến 30/10/2015, cặp song sinh mắc bệnh suy tủy xương đã được các bác sỹ của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tiến hành truyền tế bào gốc từ nguồn máu dây rốn cộng đồng. Tuy nhiên, bệnh nhi vẫn đang được theo dõi chặt chẽ tại phòng vô cùng bởi để đánh giá sinh tủy tốt hay không phải đợi thêm thời gian.

BSCKII Võ Thị Thanh Bình, Trưởng khoa ghép của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết: "Đây là hai ca ghép vô cùng phức tạp. Bởi bệnh nhi đã trải qua quá trình điều trị dài ngày, phải truyền máu nhiều. Hơn nữa, do cặp song sinh không có anh chị em ruột để hiến tế bào gốc, nên phải dùng nguồn tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng với nguy cơ thải ghép rất cao, tỷ lệ thành công là rất thấp (tỷ lệ thành công chỉ đạt khoảng 30% - 40% ngay tại các nước phát triển)".

Tuy rất khó khăn, nhưng chỉ còn một cơ hội cuối cùng, nếu không thử thì cuộc đời hai bé chắc chắn sẽ khép lại, vì thế, ban lãnh đạo, đội ngũ y bác sĩ của Viện đã tìm được 2 mẫu tế bào máu dây rốn phù hợp nhất; đồng thời cùng với sự giúp đỡ của các chuyên gia quốc tế, cũng như các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong xã hội và sự đồng lòng, nhất trí của gia đình hai bé vẫn quyết định truyền tế bào gốc máu dây rốn.

Trước đó do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Lãnh đạo Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã phối hợp với Báo Dân trí, kêu gọi nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ, quyên góp kinh phí cho các cháu được tiến hành ca ghép. Theo ước tính chi phí cho mỗi ca ghép máu dây rốn ngoài bảo hiểm chi trả, gia đình phải đóng thêm từ 600 đến 800 triệu đồng cho mỗi ca ghép.

 

Hồng Hải – Vương Tuấn

 

Lần đầu tiên xạ phẫu khối u ở gan

http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2015/11/401482/

 (SGGP).- Ngày 2-11, Bệnh viện Trung ương Huế đã tiến hành xạ phẫu thành công bằng hệ thống máy xạ trị gia tốc Axesse Elekta để triệt tiêu khối u (khoảng 8x6,7x6,5cm) ở gan cho bệnh nhân ung thư, 88 tuổi tại Thừa Thiên - Huế. 
Trước đó, Bệnh viện Trung ương Huế đã hội chẩn với các chuyên gia thuộc Viện Maria Curie (Pháp) về tình trạng sức khỏe bệnh nhân này. PGS-TS Phạm Như Hiệp, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, bệnh nhân tuổi cao, khối u lại quá lớn và nằm ở vị trí không thể thực hiện các biện pháp điều trị khác như phẫu thuật, đốt diệt bằng sóng cao tầng hay tắt mạch hóa dầu… Đây là ca điều trị xạ phẫu đầu tiên bằng hệ thống xạ trị gia tốc Axesse Elekta thế hệ mới đối với bệnh nhân có khối u ở gan tại Việt Nam. Qua đó, mở ra cơ hội kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống cho các bệnh nhân ung thư không thể áp dụng các biện pháp điều trị khác.

VĂN THẮNG

 

Bác sĩ Pháp công du chữa lành dị tật bàn tay cho trẻ em Việt

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/270976/bac-si-phap-cong-du-chua-lanh-di-tat-ban-tay-cho-tre-em-viet.html

Mỗi chuyến công tác tới Việt Nam, bác sĩ Stephane Guero (sáng lập viên của Viện Phẫu Thuật Bàn Tay Pháp) đều “đem phép màu” chữa lành các dị tật bàn tay cho trẻ em. Vị bác sĩ này làm những điều kỳ diệu, di chuyển ngón, tái tạo chức năng cầm nắm, ghép xương, tách ngón đối với bàn tay dính liền...

Ngày 3/11, Bệnh viện FV TP.HCM cho biết một ca phẫu thuật vi phẫu cực kỳ phức tạp đã diễn ra thành công tại đơn vị mình.

Bệnh nhi tên Nguyễn Quang Anh, tới khám trong tình trạng có khối u mạch máu to như quả chanh và choán gần hết bàn tay.

Bác sĩ Stephane Guero (sáng lập viên của Viện Phẫu Thuật Bàn Tay Pháp, với 20 kinh nghiệm trong nghề đã tiến hành hàng ngàn ca nối chi, tạo chi cho bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em) đã phối hợp chuyển giao kỹ thuật với các bác sĩ tại đây để thực hiện ca phẫu thuật này.

Theo gia đình bệnh nhi kể lại, từ khi Quang Anh lên 2 tuổi khối u xuất hiện ở kẽ tay nhỏ như cục mụn, càng ngày càng lớn dần. Đi khám, bác sĩ chẩn đoán đó là mụn cóc nhưng bôi thuốc mãi không khỏi, tình trạng bàn tay của bé ngày càng nặng nề.

Các bác sĩ tiên lượng, nếu không phẫu thuật sớm, bàn tay của bé Anh sẽ mất chức năng cầm nắm, chưa kể chất lượng sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng do khối u choán hết bàn tay, phồng tím gây đau nhức.

Phương pháp được lựa chọn để tiến hành điều trị cho Quang Anh là thiết bị sóng siêu âm Sonopet. Đây là một hệ thống dao mổ đặc biệt cho phép phẫu thuật viên cắt bỏ khối u gọn ghẽ, loại bỏ tổ chức bệnh mà không xâm phạm các tế bào khỏe mạnh xung quanh. Nhờ thế tránh làm tổn thương những thành phần quan trọng như mạch máu, dây thần kinh, giảm nguy cơ chảy máu và biến chứng sau mổ, rút ngắn thời gian hồi phục của bệnh nhân...

Sau thời gian hậu phẫu, mẹ của Quang Anh vô cùng hạnh phúc vì con trai đã tự cầm muỗng ăn cơm và đồ chơi, vật dụng (điều mà trước kia gia đình đều nghĩ là không tưởng).

Chia sẻ về thành công của ca phẫu thuật, bác sĩ Stephane Guero cho biết, mỗi chuyến công tác tới VN, ông đều kết hợp cùng bác sĩ ở đây để thực hiện các ca phẫu thuật bàn tay cho cả trẻ em và người lớn.

Khi được hỏi lý do nào khiến ông trở lại Việt Nam hàng năm, bác sĩ nở nụ cười: "Vì còn nhiều bàn tay trẻ em Việt mong chờ tôi trở lại".

Vào năm 2006, chính bác sĩ Stephane đã phẫu thuật cho cô bé trú ở quận Bình Tân (TP.HCM) bị dị tật mỏm cụt ngón tay út và áp út. Ông đã dùng xương ngón chân của bé để nối vào hai mỏm cụt, giúp nối dài hai ngón tay dị tật. Ca phẫu thuật không chỉ giúp bé cải thiện chức năng thẩm mỹ cho bàn tay mà hai ngón tay này của bé lần đầu tiên có thể co, duỗi và cầm, nắm được những vật nhẹ.

Những ca di chuyển ngón (ghép ngón) cho bệnh nhân bị mất ngón tay cái để tái tạo chức năng cầm nắm, ghép xương cho các trường hợp mất ngón bẩm sinh, tách ngón đối với bàn tay dính liền... do bác sĩ Stephane thực hiện thực sự là phép màu đối với hàng trăm trẻ em Việt Nam.

 

Ẩn hoạ từ những trái cây "chín vàng" nhờ hoá chất

http://dantri.com.vn/suc-khoe/an-hoa-tu-nhung-trai-cay-chin-vang-nho-hoa-chat-20151102234018669.htm

 Trình bày là một phần quan trọng trong ẩm thực. Với rau, củ, quả màu sắc vô cùng quan trọng, trái chín vàng ươm, đỏ mọng tạo cảm quan ngon miệng qua cái nhìn đầu tiên. Nhưng hiện nay, quá nhiều trái cây được cho chín “ép”, chín “sượng” bằng hóa chất, đã thật sự là một vấn nạn, bất an cho xã hội .
Ủ chum, bã đất đèn và hơi etylen

Trước đây, bà con nông dân thường cho ủ chum kín có xông nhang cho hết oxy, dùng đất đèn để “giấm chín” trái cây. Vì tác dụng kém và không đồng đều, độc hại và dễ cháy nổ nên sau này ít ai dùng nữa.

Sau đó, etylen được đưa vào ứng dụng. Trên thế giới, từ lâu etylen đã được sử dụng trong trồng trọt để đẩy nhanh quá trình nẩy mầm, ra rễ, chín quả, gây rụng lá nhân tạo, kích thích tiết nhiều mủ cao su… Vì ethylen là một chất khí nên việc sử dụng thường khó khăn, do đó, trong sản xuất nông nghiệp, người ta thường sử dụng các chất tổng hợp có tác dụng tương tự ethylen là ethephon (ethrel, bromeflor, arvest, vinylchlorid …). Ethephon hòa tan trong nước, ít độc với người, gia súc, ong, tôm cá, (liều chết LD 50 với chuột cống= 7g/kg). Khi phun vào cây, quả, ethephon bị nước có trong tế bào phân hủy thành etylen.

Chất kích thích tăng trưởng, IAA, 2.4 D, 2,4,5 T

Chất kích thích tăng trưởng, auxin, bắt nguồn từ ngôn ngữ Hy Lạp – auxein, có nghĩa là tăng trưởng.Trong số các chất tiêu biểu, phải kể đến axit β - indolylaxetic (IAA), axit α – naphtylaxetic.

Người ta đã tổng hợp được auxin để sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp: NAA (axit naphtylaxetic) được dùng như hocmon ra rễ và nảy mầm; axit 2,4-diclophenoxiaxetic (2,4-D), axit 2,4,5-triclophenoxiaxetic (2,4,5-T) có tác dụng kích thích tăng trưởng ở nồng độ phần triệu (ppm).

Vì 2,4 D và 2,4,5 T với nồng độ cao lại có tác dụng diệt cây cỏ, nên chúng được sản xuất ở quy mô công nghiệp dùng làm chất diệt cỏ phát quang rừng rậm. Trong quá trình sản xuất thuốc diệt cỏ (2,4-D và 2,4,5-T) này luôn luôn  tạo ra một lượng nhỏ tạp chất dioxin. Dioxin là chất độc, nồng độ phần tỷ (ppb) cũng đủ gây ra ung thư, quái thai, dị tật….

Gây độc là do cách sử dụng

Theo tài liệu khoa học nông nghiệp, những hóc môn thực vật, chất kích thích tăng trưởng, đã được con người sử dụng rất lâu trong canh tác, chế biến nông sản thực phẩm như cho đâm chồi, mọc rễ, ra hoa, kết trái…

Với những chất làm chín, nếu được sử dụng đúng quy trình chắc chắn sẽ cho ta những món ăn bắt mắt, hấp dẫn, ngon và an toàn.

Nhưng, vì những lợi ích nhất thời, như có sản vật trái vụ, cho chín ép để kịp xuất hàng.v.v… những nhà sản xuất, thương lái đã sử dụng không đúng quy cách, sai liều chỉ dẫn khiến thực phẩm trở thành chất độc gây hai cho người. Đặc biệt với 2.4 D và 2,4,5 T là những chất chỉ được dùng để trộn vào phân bón với liều cực thấp, chứ không dùng liều cao lại ngâm trực tiếp trái cây vào để thúc chín như một số gian thương thực hiện.

Đôi điều bàn luận

Trình bày là một phần quan trọng trong ẩm thực. Riêng rau quả, màu sắc vô cùng quan trọng, trái chín vàng ươm đỏ mọng tạo cảm quan ngon miệng qua cái nhìn đầu tiên. Nhưng hiện nay, quá nhiều trái cây được cho chín “ép”, chín “sượng” bằng hóa chất là một vấn nạn.

Dù cũng có những hướng dẫn cách nhận biết củ quả tốt xấu, nhưng đây là những nhận xét cảm quan nhiều hơn là chứng cứ khoa học, Người tiêu dùng cần lưu ý hai điều: một là sử dụng sản phẩm có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và hai là hạn chế tối đa chất độc trong thực phẩm bằng cách rửa nhiều nước các loại trái cây hay rau củ để loại bỏ hết dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng trước khi đem chế biến, sử dụng. Với các cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là cục vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) phải tích cực kiểm tra và quyết liệt xử lý những hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ nhằm lành mạnh hóa thị trường và ổn định tâm lý người tiêu dùng.

Theo TS.BS Trần Bá Thoại    

Ủy viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM

 

Tự mua thuốc điều trị, nguy cơ cao

http://phapluattp.vn/suc-khoe/tu-mua-thuoc-dieu-tri-nguy-co-cao-588959.html

(PL)- Phụ huynh tuyệt đối không tự dùng kháng sinh cho trẻ nhỏ khi có biểu hiện ốm sốt mà không có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

Người bệnh tự dùng kháng sinh điều trị không hợp lý, kéo dài không chỉ làm bệnh nặng thêm mà còn khiến vi khuẩn kháng thuốc dẫn đến khả năng không có thuốc chữa trị.

Nguy hiểm khi khuẩn kháng thuốc

Ngày 3-11, tại BV Bạch Mai, bệnh nhi Nguyễn Quang Đ. (12 tuổi) ở Nam Định, đang điều trị trong tình trạng viêm phổi nặng. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt, khó thở, tím tái, lơ mơ do sốc nhiễm khuẩn. Theo bác sĩ, bệnh nhân được điều trị theo đúng phác đồ nhưng bệnh không thuyên giảm. Kết quả làm kháng sinh đồ cho thấy trẻ kháng đa phần với kháng sinh đang dùng. Các bác sĩ phải chuyển sang kháng sinh thế hệ cuối là cephalosporin, rất đắt tiền. Qua tìm hiểu, gia đình cho biết nhiều lần trẻ bị sốt, ho, cảm lạnh… đã tự ra hiệu thuốc gần nhà mua thuốc về uống.

Cũng tại bệnh viện này, bệnh nhi Nguyễn Văn Lợi (14 tuổi) ở Hà Nội phải điều trị kéo dài gần hai tháng tại khoa Nhi vì kháng kháng sinh. Lợi nhập viện trong tình trạng sốt cao, mạch nhanh, hạ huyết áp, suy hô hấp, tổn thương phổi…, được các bác sĩ chẩn đoán bị nhiễm trùng huyết do vi khuẩn tụ cầu. PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai, cho biết bệnh nhân được thở máy và sử dụng lần lượt các thế hệ kháng sinh thứ nhất (Oxacicllin) và thứ hai (Vancomycin) để tiêu diệt vi khuẩn tụ cầu nhưng không có kết quả dù Vancomycin ít ghi nhận trường hợp kháng thuốc. Các bác sĩ đã quyết định cho bệnh nhân sử dụng loại kháng sinh thế hệ thứ ba là Linezolid thì thấy có đáp ứng với thuốc, tuy nhiên lúc này bệnh đã bị biến chứng phổi, tràn khí và mủ ra ngoài màng phổi.

“Nhiễm khuẩn tụ cầu hiện chỉ có ba nhóm kháng sinh để chữa trị. Thông thường, đối với vi khuẩn tụ cầu việc điều trị khá đơn giản nhưng với bệnh nhân này thì việc điều trị rất khó khăn. Nếu đến nhóm thứ ba cũng kháng thuốc thì điều trị sẽ rất tốn kém, thậm chí người bệnh có thể không qua khỏi vì không đáp ứng điều trị” - TS Dũng nói.

Trường hợp anh Đặng Văn Chuẩn (33 tuổi, Hà Nội) đang điều trị lao phổi tại khoa Lao hô hấp BV Phổi Trung ương cũng là một điển hình. Anh Chuẩn được chẩn đoán là mắc lao thể nặng, siêu kháng thuốc chống lao. Nguyên nhân là do bệnh nhân bỏ giữa chừng, không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Bệnh nhân ho ra máu, có khả năng nguy hiểm tính mạng, thời gian điều trị dài và rất khó khăn.

Mua kháng sinh dễ như mua rau

Theo khảo sát của Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế, việc mua bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc cho thấy nhận thức về kháng sinh và kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn rất thấp. Trong số gần 3.000 nhà thuốc được khảo sát thì có tới 88% hiệu thuốc ở thành thị và 91% hiệu thuốc ở nông thôn bán kháng sinh không có đơn. Thậm chí nhiều người sử dụng kháng sinh đối với trường hợp bệnh lý không do nhiễm khuẩn gây ra (qua khảo sát có 20% mua thuốc kháng sinh để điều trị ho), sử dụng không đúng liều lượng, hàm lượng và thời gian... Theo PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, việc sử dụng quá liều, dưới liều hoặc lạm dụng thuốc kháng khuẩn đều gây ra tình trạng kháng thuốc, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn kháng thuốc xuất hiện, biến đổi và lây lan.

“Việc mua bán kháng sinh tại các hiệu thuốc ở nước ta hiện nay dễ như mua rau. Người Việt cũng có thói quen sử dụng kháng sinh như ăn cơm, hễ ốm là tự ra hiệu thuốc mua kháng sinh về uống, rất nguy hiểm” - ông Dũng cảnh báo. Ngoài ra thói quen tự chữa trị và “bắt chước” đơn thuốc của người dân dẫn đến tình trạng sử dụng kháng sinh tùy tiện, góp phần làm gia tăng vi khuẩn kháng thuốc.

Còn theo PGS-TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc BV Phổi Trung ương, nguyên nhân xuất hiện số ca đa kháng lao cao thứ 14 thế giới là do thuốc chống lao ở đâu mua cũng được.

Bệnh sẽ không có thuốc chữa!

PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế, cho rằng kháng thuốc đang làm giảm hiệu quả điều trị các bệnh nhiễm trùng. Nếu không có những biện pháp khẩn cấp, con người sẽ tiến dần tới kỷ nguyên “hậu kháng sinh”, khi các căn bệnh nhiễm trùng thông thường hay những thương tích đơn giản, vốn có thể điều trị dễ dàng, sẽ lại gây chết người như khi chưa hề có kháng sinh. Hàng loạt bệnh nguy hiểm trở nên khó kiểm soát do tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm.

“Gánh nặng do kháng thuốc ngày càng tăng do chi phí điều trị tăng, ngày điều trị kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, cộng đồng và sự phát triển chung của xã hội. Trong tương lai, các quốc gia có thể phải đối mặt với khả năng không có thuốc để điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm nếu không có các biện pháp can thiệp phù hợp” - ông Khuê lo lắng.

 

Cần Thơ: Cứu sống sản phụ bị biến chứng tiền sản giật

http://dantri.com.vn/suc-khoe/can-tho-cuu-song-san-phu-bi-bien-chung-tien-san-giat-20151103212231895.htm

Dân trí Ngày 3/11, nguồn tin từ Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của bệnh viện này vừa cấp cứu thành công cứu sống hai mẹ con sản phụ bị hội chứng HELLP (thiếu máu tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu) - một biến chứng rất nặng của bệnh lý tiền sản giật.

Cụ thể, ngày 22/10/2015, sản phụ Lâm Thị Bé Đ., 22 tuổi, mang thai lần đầu, con so 38 tuần, nhập viện trong tình trạng huyết áp cao, có rối loạn tri giác, vàng da niêm mạc, rối loạn đông máu, suy thận, suy thai cấp.

Ngay lập tức các bác sĩ đã tiến hành thăm khám, chẩn đoán, tư vấn cho bệnh nhân, đồng thời hồi sức tích cực và mổ lấy thai. Bé gái sinh ra khỏe mạnh, khóc tốt, cân nặng 3.200g.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân đã được cho thở máy và truyền 24 đơn vị máu bao gồm 12 đơn vị hồng cầu lắng, 4 đơn vị tiểu cầu, 6 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh và 2 đơn vị máu toàn phần. Hiện tại, sức khỏe sản đang hồi phục và đang được theo dõi tại khoa Phẫu thuật gây mê - Hồi sức tích cực - Chống độc.

Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Hữu Dự, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ, đây là trường hợp sản phụ bị hội chứng HELLP - một biến chứng rất nặng của bệnh lý tiền sản giật. Hội chứng HELLP xảy ra với tần suất khoảng 0.,5 - 0,9% tổng số thai phụ và chiếm 10 - 20% các trường hợp tiền sản giật. Đây là trường hợp thứ 2 được chuyển lên từ Bệnh viện Bạc Liêu và được cấp cứu thành công.

Bác sĩ Dự cũng khuyến cáo, trong thời gian mang thai các sản phụ cần thường xuyên đến các cơ sở y tế khám thai định kỳ để phát hiện nguy cơ của các bệnh nguy hiểm. Đồng thời, các bệnh viện tuyến dưới nếu phát hiện được các trường hợp bệnh nặng, vượt quá khả năng cần nhanh chóng kịp thời chuyển người bệnh lên tuyến trên để đảm bảo điều trị cho bệnh nhân được hiệu quả.

Phạm Tâm

 

Sợ mổ mắt, nhiều người bị mù oan

http://phapluattp.vn/suc-khoe/so-mo-mat-nhieu-nguoi-bi-mu-oan-588957.html

(PL)- “Hai rào cản lớn nhất khiến những người bệnh không phẫu thuật đục thể thủy tinh là do tâm lý sợ mổ hoặc kết quả mổ không tốt và thứ hai là do nơi mổ xa, người dân không có khả năng chi trả”.

Kết quả điều tra quốc gia về các bệnh gây mù có thể phòng tránh công bố ngày 3-11 tại Hà Nội cho biết.

Nghiên cứu trên thực hiện với người trên 50 tuổi ở 28.000 hộ gia đình tại 14 tỉnh, thành trên cả nước. Tỉ lệ mù lòa toàn quốc hiện nay chiếm gần 2% dân số, giảm gần hai lần so với giai đoạn 2000-2002, tuy nhiên số người trên 50 tuổi có thị lực kém cả hai mắt tăng gần 500.000 người.

Ông Hoàng Văn Thành, Cục phó Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây thị lực kém cả hai mắt của người dân (chiếm 75%), tiếp theo là bệnh bán phần sau, biến chứng sau phẫu thuật đục thể thủy tinh, glocom… Ước tính 75% nguyên nhân gây mù hai mắt ở người trên 50 tuổi là có thể chữa được.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tại Hà Tĩnh, Quảng Ngãi hơn 44% người được nghiên cứu có tình trạng từ giảm thị lực đến mù lòa cả hai mắt, trong khi ở các tỉnh khác dao động 15%-30%. Từ kết quả nghiên cứu, Bộ Y tế sẽ tìm giải pháp để hỗ trợ người dân, nâng cao tỉ lệ bệnh nhân đục thể thủy tinh được phẫu thuật, góp phần giảm tỉ lệ mù lòa ở nước ta.

HUY HÀ

Vụ sản phụ tử vong ở Cà Mau: Giấy chứng sinh sai thời gian!

http://dantri.com.vn/suc-khoe/vu-san-phu-tu-vong-o-ca-mau-giay-chung-sinh-sai-thoi-gian-20151103212923707.htm

Dân trí Ngày 3/11, anh Cao Văn Tư (chồng chị Cao Thị Liêu- sản phụ tử vong trên bàn sinh vào ngày 21/9 vừa qua) cho biết, anh và người nhà đã trả lại giấy chứng sinh của bé gái con anh cho Trạm Y tế xã An Xuyên vì nghi giấy chứng sinh “có vấn đề”.

Cụ thể, theo anh Cao Văn Tư và gia đình thì bé gái sơ sinh con anh lọt lòng mẹ vào lúc 9h ngày 21/9, nhưng trong giấy chứng sinh của Trạm Y tế xã An Xuyên lại ghi con anh sinh vào lúc 10h ngày 21/9. Người nhà anh Tư nhận định, có thể Trạm Y tế muốn lùi giờ sinh của con anh để “đảo lộn” sự thật về nguyên nhân tử vong của vợ anh là sản phụ Cao Thị Liêu.

 “Sau khi làm lễ mai táng cho vợ tôi xong và đưa con gái sơ sinh về nhà, gia đình tôi đã nhiều lần đến Trạm Y tế xin giấy chứng sinh để làm giấy khai sinh thì lãnh đạo Trạm Y tế cứ viện hết lý do này đến lý do khác không chịu cấp giấy chứng sinh cho con tôi.

Đến ngày 30/10 vừa rồi, Trạm Y tế kêu tôi ra lấy giấy chứng sinh thì phát hiện trong giấy ghi bé sinh lúc 10h. Thấy ghi sai thời gian, tôi yêu cầu sửa lại cho đúng thì lãnh đạo Trạm Y tế không chịu sửa nên tôi nghi có vấn đề gì đó mờ ám và đã trả lại giấy”, anh Tư trình bày lại sự việc.

Như Dân trí đã thông tin, khoảng 5h30 sáng ngày 21/9, chị Cao Thị Liêu được người nhà đưa đến Trạm Y tế xã An Xuyên thăm khám, chờ sinh. Đến khoảng 9h cùng ngày, sản phụ Liêu sinh bé gái nặng 3,2kg.

Sau khi sinh, sản phụ vẫn cười nói bình thường nhưng đến khi nữ hộ sinh tên Anh Kim đến lấy nhau thai thì chị Liêu bất ngờ chảy máu nhiều, không cầm được và đã tử vong ngay trên bàn sinh. Người nhà sản phụ cho rằng, do cán bộ nhân viên Trạm Y tế đã tắc trách nên mới dẫn đến cái chết của sản phụ Liêu.

Trao đổi với phóng viên vào ngày 3/11, anh Cao Văn Tư thông tin, đến thời điểm này cơ quan chức năng vẫn chưa thông báo kết luận về cái chết của vợ anh.

Tuấn Thanh

 

Đột nhập xưởng sản xuất bim bim “bẩn” công nghệ Trung Quốc

http://dantri.com.vn/suc-khoe/dot-nhap-xuong-san-xuat-bim-bim-ban-cong-nghe-trung-quoc-2015110321562986.htm

Công nghệ Trung Quốc, nguyên liệu Trung Quốc và cả người Trung Quốc trực tiếp điều hành xưởng bim bim quy mô lớn ngay ngoại thành Hà Nội gây lo ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm.

“Ai ăn cái của nợ này làm gì”

Ngay đầu con đường đi vào khu công nghiệp (KCN) Cầu Gáo (huyện Đan Phượng, Hà Nội), một cột khói đen xì tỏa ra làn hương liệu ngây ngấy, hăng hắc. “Bim bim Trung Quốc đấy, xưởng ở gần cuối đường. Quản lý, công nhân người Trung Quốc vẫn ra đây uống nước lúc giải lao. Ban đầu, khi xưởng mới về đây, thấy mùi bim bim, người lớn, trẻ con đua nhau hít ngửi nhưng rồi càng ngày càng thấy ngấy, nhất là buổi trưa oi nắng thì đau đầu phải biết”, chị Hoa, chủ quán nước đầu KCN nói.

Theo lời chị Hoa, xưởng bim bim đã có mấy năm nay, dân quanh vùng hễ nông nhàn là lại xin vào làm ở xưởng. “Người ở thì ít, người đi thì nhiều. Cực chẳng đã, không tìm được việc khác mới phải đi làm bim bim”, chị Hoa nói.

Không biển hiệu, cổng đóng kín mít, duy nhất chỉ có số điện thoại liên hệ in trên tấm băng rôn tuyển lao động là cầu nối với xưởng. Không đắn đo, tôi bấm điện thoại xin vào làm việc. Đầu kia, giọng một người phụ nữ: “Đang tuyển lao động làm bim bim, nhưng xưởng này đủ người rồi, chị qua xưởng mới tại KCN thị trấn làm nhé. Không có biển tên gì đâu, cứ đi thẳng vào, nói là cô Thủy giới thiệu”.

Xưởng tại KCN thị trấn Phùng nằm cách xưởng chính khoảng 2km. Trái ngược với bên ngoài có vẻ tạm bợ bằng những miếng tôn ráp lại, xưởng bim bim bên trong có quy mô hoành tráng hàng trăm mét vuông với gần trăm công nhân, đa phần đều là nữ tất bật làm việc.

Đang loay hoay không biết di chuyển như thế nào trên nền nhà ướt nhẹp, dính nhép thì một chị công nhân nói: “Thay dép ra, đi đôi dép màu xanh ấy”. “Vậy là cũng có khâu khử trùng đấy”, ý nghĩ đó vừa lóe lên trong tôi, ngay lập tức bị dập tắt khi cùng lúc hai công nhân vô tư đi đôi dép xanh thẳng ra khu vệ sinh ngay sát cửa xưởng.

Đặt chân vào đôi dép dinh dính nhớp nháp, tôi bước vào khu xưởng chính. Nơi đây được ngăn cách thành hai khu riêng biệt: Bên ngoài là đóng gói dán mác, bên trong là khu máy sản xuất. Ngay đầu xưởng, dãy thùng sản phẩm chất cao đầy một gian nhà. Trên đó ghi tên: Công ty TNHH Vela Việt Nam: Hương Bò Béo.

Bất ngờ, một nhân viên xuất hiện, dò xét: “Gặp ai?”. Khi nghe tôi nói tới xin việc, nhân viên quản lý khá trẻ tên Y. bước ra nhìn tôi chốc lát rồi bảo: “Về đi, sáng mai 6h, chậm nhất là 6h30 đến, sẽ có người giao việc”.

“Làm việc gì?”, tôi hỏi lại.“Đóng gói bim bim”. Nói rồi, Y. chỉ sang bàn bên cạnh: “Đây là hàng dài, mai sẽ làm hàng xiên”.

Khi hỏi có cần giấy tờ gì không, Y. lắc đầu, ghi lại số điện thoại và cho tôi một mã số: “Chị phải nhớ mã số này để tính công hàng ngày”.

Lấy cớ học việc, tôi nán lại bàn bên cạnh với bốn nữ công nhân, bịt khẩu trang kín mít, đang thoăn thoắt xếp những thanh dài nửa gang như chiếc nem chua rán song lại được tẩm ướp màu đỏ bắt mắt. Cầm thử một  thanh lên, bóp lại nước mỡ và hương liệu phòi ra, vừa xốp vừa dai, tôi hỏi: “Cái này ăn ngon không các chị?”.

Nghe tôi hỏi, cả bốn người cùng ngước mắt lên nhìn ngạc nhiên: “Ai ăn cái của nợ này làm gì! Nhưng mà thấy bảo bọn trẻ con thích lắm vì nó cay cay ngọt ngọt”, một chị cất tiếng trả lời.

Khi hỏi về thu nhập, một chị nói: “Nhìn thế này thôi nhưng không dễ xơi đâu. Xếp 100 hộp, mỗi hộp 60 thanh mới được 35 nghìn. Mai làm hàng xiên thì tính theo cân que. Mới học việc thì ngày cũng chỉ được vài ba chục thôi. Liệu sức chọn việc khác mà làm cho đỡ phí”.

Chỉ ngửi mùi cũng đã đau đầu

Dù chưa đến 7h tôi đã có mặt song cả xưởng đã ai vào việc nấy, tất bật tranh nhau làm như sợ “mất hàng”. Trên những dãy bàn, hàng đống bim bim cao ngang mặt người ngồi. Thi thoảng, lại có tiếng thúc: “Làm nhanh tay lên”. Được biết, mùa làm bim bim cao điểm từ tháng 9 tới tháng 2 năm sau. Đây cũng là thời điểm xưởng làm hết công suất, liên tục tuyển lao động cho kịp “tiến độ”.

Vừa thấy tôi, Y. tỏ vẻ không hài lòng vì đến muộn. Sau đó, cô gọi nhân viên tên L. ra hướng dẫn tôi. Theo chân L. đi lấy đồ, tôi có dịp quan sát kho chứa đồ. Tất cả nguyên liệu từ bột, hương liệu tới cả những bó tăm xiên đều dán mác chữ Trung Quốc.

Giữa tiếng máy chạy ầm ầm xen hệ thống quạt gió bật hết công suất, cái mùi hương liệu ngây ngấy đậm đặc xộc thẳng vào mũi, khiến tôi có cảm giác ngột ngạt đến tức ngực. Cân đủ 2 kg tăm xiên đưa cho tôi, L. nói, hôm nay làm hàng xiên, mỗi kg que xiên sẽ được trả 50 nghìn đồng. Nói là vậy, tính ra mỗi cân có hàng nghìn chiếc.

Thấy tôi tỏ vẻ khó chịu với mùi bim bim, L. động viên: “Em là người mới, phải cố lên, ai cũng phải mất mấy ngày đầu mới quen được. Trước đây chị mới làm buồn nôn, đau đầu, đã tính xin nghỉ rồi nhưng vì không tìm được việc khác đành quay trở lại!”. L. cho biết, hầu hết lao động ở đây đều làm thời vụ theo tháng, rất ít người gắn bó được một năm trở lên.

Hướng dẫn tôi, L nói: “Mỗi xiên phải đúng 7 viên, thừa hay thiếu đều không được tính. Làm nhanh nhưng phải cẩn thận kẻo chọc vào tay, hôm trước có người không may đâm thủng lòng bàn tay, phải đi mổ mất tiền triệu”.

Khi làm việc, tất cả nhân viên được yêu cầu phải đi găng tay. Tuy nhiên, những viên bim bim trơn, que xiên nhọn nên để giảm độ ma sát, mỗi góc bàn lại được “bố trí” búi giẻ lau đen sì nhánh mỡ để công nhân lau chùi... Làm tới gần trưa, găng tay của tôi nát bươm, mỡ, hương liệu ngấm vào da tay gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Đầu ngón tay cầm xiên đã bắt đầu tê cứng. Thấy vậy, chị H. ngồi bên cạnh mách nước: “Làm hàng xiên phải biết cách phòng thân, đi thêm găng tay len vải vào, quấn thêm rẻ ở các đầu ngón tay nữa”.

Trong lúc làm, thi thoảng lại có người nhỡ tay đánh rơi bim bim xuống đất, rồi lại nhặt lên xếp ngay ngắn vào giá. Tới lượt mình đánh rơi, tôi toan vứt đi, người làm cùng nhắc: “Đừng vứt bỏ, chủ nói đấy, trừ khi hàng bị cháy, lỗi thì gom vào một chỗ, cuối giờ chiều có người đi thu về để bán lại đấy”.

Đang làm, bỗng có hai thanh niên khiêng xô nguyên liệu lặc lè đi vào khu sản xuất, H. chỉ, người Trung Quốc đấy: “Chỉ có người Trung Quốc, người làm tin cậy mới được vào khu chế biến”. Theo đó, chỉ trừ khi nhập nguyên liệu, chuyên gia Trung Quốc rất ít khi lộ mặt ra ngoài.

Giờ nghỉ, lấy cớ uống nước, tôi tiến vào khu máy sản xuất thì có tiếng gọi thất thanh: “Làm gì đấy, công nhân thường không được vào khu này, bị phạt đấy”. Vậy là kế hoạch thâm nhập khâu sản xuất của tôi dường như thất bại.

 

Choáng với dịch vụ bơm 20 phút, ngực nở trong… một ngày

http://dantri.com.vn/suc-khoe/choang-voi-dich-vu-bom-20-phut-nguc-no-trong-mot-ngay-20151103212132525.htm

Dịch vụ bơm ngực kiểu “mì ăn liền” này đã xuất hiện tại Nhật Bản từ năm 2012. Theo đó, người có nhu cầu bơm ngực sẽ được tiêm một loại dung dịch (có thành phần gần giống dịch cơ thể) vào ngực và dung dịch ấy sẽ giúp làm căng phồng vòng một trong vòng 24 giờ.

Một trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ ở Tokyo (Nhật Bản) đã cho ra mắt dịch vụ bơm ngực trong ngày có tên Cinderella (Cô bé Lọ Lem). Giống như câu truyện cổ tích về nàng Lọ Lem trở thành công chúa chỉ trong một đêm và trở về làm thường dân khi đồng hồ điểm 12 giờ, dịch vụ bơm ngực này cũng mang đến cho người sử dụng một khuôn ngực căng tròn trong vòng 24 tiếng.

Theo đó, thay vì phải phẫu thuật cấy ghép, người sử dụng dịch vụ này sẽ được bơm một hỗn hợp gồm nước, axit lactic và chất điện giải (gần giống với thành phần của dịch cơ thể) vào ngực. Dung dịch này thường được sử dụng trong việc điều trị các bệnh nhân mất nước, mất máu nên khi tiêm vào ngực sẽ không gây nguy hiểm.

Người sử dụng dịch vụ sẽ được tiêm chất gây tê tại chỗ trước đó nên sẽ không cảm thấy đau đớn. Toàn bộ quá trình bơm ngực kéo dài khoảng 20 phút và không để lại sẹo.

Trung tâm phẫu thuật này quảng cáo đây là dịch vụ dành cho những người phụ nữ sợ phẫu thuật nhưng vẫn muốn có được khuôn ngực tròn đầy trong những dịp đặc biệt cần phải ăn diện.

Chi phí cho một lần bơm ngực này vào khoảng 5.000 yên Nhật (tương đương hơn 900.000 đồng). Số đo vòng một của khách hàng sau khi bơm sẽ tăng lên từ ½ đến 1 cup.

Tuy nhiên, trung tâm này cảnh báo rằng: việc chơi thể thao, ăn uống không hợp lý hoặc tác động vào ngực quá nhiều sẽ đẩy nhanh tốc độ chất lỏng được tiêm hấp thụ vào cơ thể, do đó ngực sẽ “xẹp” về như cũ nhanh hơn.

Theo Minh Hạnh

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang