Đồng hành vì một Việt Nam khoẻ mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, vì một tương lai tươi sáng
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 04/6/2017

  • |
T5g.org.vn - Việt Nam khởi động tháng tiêm chủng đầu tiên; Thứ trưởng Bộ Y tế lên tiếng về vụ tai biến sau nâng ngực ở Hà Nội; Bộ Y tế yêu cầu phòng ngừa tránh tái diễn tai biến chạy thận; Nắng nóng kỷ lục, coi chừng sốc nhiệt, tổn thương não; Mổ cứu sống thai nhi có dây rốn bị thắt nút hiếm gặp; Việt Nam có máy điều trị ung thư hiện đại nhất thế giới; Anh phát triển thành công thuốc mới điều trị ung thư cho kết quả khả quan; ...

 

Thứ trưởng Bộ Y tế lên tiếng về vụ tai biến sau nâng ngực ở Hà Nội

http://dantri.com.vn/suc-khoe/thu-truong-bo-y-te-len-tieng-ve-vu-tai-bien-sau-nang-nguc-o-ha-noi-20170603185937762.htm

Trả lời báo chí tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ chiều tối 3/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết đang giao Sở Y tế Hà Nội làm rõ việc tố tai biến sau nâng ngực xảy ra tại Bệnh viện Chuyên khoa tạo hình thẩm mỹ Kim Cương.

Theo ông Nguyễn Viết Tiến, sau khi nắm được thông tin vụ việc xảy ra tại Bệnh viện Chuyên khoa tạo hình thẩm mỹ Kim Cương, Bộ Y tế đã yêu cầu Sở Y tế Hà Nội kiểm tra, trả lời ngay.

“Phía bệnh viện cho rằng những ảnh đưa ra là không thật, ảnh mới mổ và sau 5-10 ngày thì là khác nhau, nhằm hạ uy tín để khách không tới đây nữa. Chính vì thế nên chúng tôi đã yêu cầu Sở Y tế Hà Nội làm rõ”- ông Tiến nói.

Đặc biệt, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: “Nếu bệnh viện được cấp phép nhưng người hoạt động chuyên môn chưa đủ trình độ, chưa đủ bằng cấp thì rút giấy phép ngay. Tuy nhiên phải xem xét triệt để vấn đề này để giải quyết minh bạch”, ông Tiến nói.

Trước đó như Dân trí phản ánh, bà Nguyễn Thị Bích Phượng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Bệnh viện Chuyên khoa tạo hình thẩm mỹ Kim Cương đã có đơn gửi cơ quan báo chí, phản ánh hành vi của nữ bệnh nhân và cộng sự, cho rằng họ đã lợi dụng sự việc nhạy cảm phát tán thông tin sai sự thật, vu khống, bôi nhọ để đánh bóng tên tuổi, trục lợi cá nhân và xâm phạm nghiêm trọng đến uy tín, hình ảnh và hoạt động của BV.

Đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết Sở cần thời gian để xem xét, đánh giá sự việc, khi giải quyết xong sẽ công khai với dư luận sau khi nhận được công văn của Bệnh viện Chuyên khoa tạo hình thẩm mỹ Kim Cương đề nghị thành lập Hội đồng chuyên môn đủ uy tín để giám định đưa ra kết luận đầy đủ, khách quan đối với sự việc của bà N.N.L. Về phía bệnh nhân N.N.L cũng có những phản ánh tương tự.

 

Việt Nam khởi động tháng tiêm chủng đầu tiên

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170603/viet-nam-khoi-dong-thang-tiem-chung-dau-tien/1325547.html

Buổi lễ mở đầu tháng tiêm chủng lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam đã diễn ra hôm nay 3-6 tại tỉnh Quảng Ngãi.

Theo ông Nguyễn Thanh Long, thứ trưởng Bộ Y tế, đây là lần thứ 7 Việt Nam hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng của thế giới, nhưng tại Việt Nam chương trình lần đầu tiên đã được nâng cấp thành tháng tiêm chủng, nhằm mở rộng vận động và truyền thông về lợi ích của tiêm chủng phòng bệnh.

Cũng theo ông Long, năm nay là năm thứ 12 Việt Nam bảo vệ thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh, và là năm thứ 17 bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt, tỷ lệ mắc sởi năm 2016 là thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.

Tuy nhiên, ông Long cho rằng vẫn còn nhiều vùng lõm có tỷ lệ tiêm chủng thấp ở vùng sâu vùng xa, mỗi năm trên 600.000 trẻ em chưa được tiêm vắc xin ngừa viêm gan B mũi sơ sinh, nguy cơ nhiễm virus viêm gan B vẫn còn.

Phát biểu bên lề buổi lễ, ông Đặng Đức Anh, giám đốc Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia, cho hay mục tiêu đến 2020, sẽ đưa thêm ít nhất một vắc xin vào tiêm chủng mở rộng, cụ thể là vắc xin ngừa rota virus Việt Nam đã sản xuất được với giá thành chưa đầy 1/2 giá vắc xin ngoại nhập cùng loại.

Ngoài ra còn một vắc xin nữa sẽ sớm được xem xét đưa vào chương trình là vắc xin ngừa bệnh viêm phổi do phế cầu.

 

Bộ Y tế yêu cầu phòng ngừa tránh tái diễn tai biến chạy thận

http://www.sggp.org.vn/bo-y-te-yeu-cau-phong-ngua-tranh-tai-dien-tai-bien-chay-than-448338.html

Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước, bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, y tế các bộ, ngành chấn chỉnh việc chạy thận nhân tạo.

Ngày 3-6, liên quan tới vụ tai biến y khoa rất nghiêm trọng khiến 18 bệnh nhân chạy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình bị sốc phản vệ, trong đó đã có 7 trường hợp tử vong, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước, bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, y tế các bộ, ngành chấn chỉnh việc chạy thận nhân tạo, nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh chạy thận nhân tạo

Theo đó, Cục Quản lý Khám chữa bệnh nêu rõ, chạy thận nhân tạo lọc máu chu kỳ tại Việt Nam đã triển khai từ nhiều năm nay, có hàng ngàn lượt người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ mỗi ngày tại các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh và tại một số bệnh viện tuyến huyện an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, ngày 29-5 vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đã xảy ra sự cố y khoa, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khiến 18 người đang chạy thận bị ảnh hưởng, trong đó có 7 người đã tử vong.

Hiện nay, Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình và Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai đang tích cực giải quyết các vấn đề chuyên môn liên quan và cùng các cơ quan chức năng tìm nguyên nhân dẫn đến sự cố nghiêm trọng này.

Để phòng tránh các sự việc tương tự, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đề nghị các đơn vị trực tiếp thực hiện chạy thận nhân tạo hoặc chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc có chạy thận nhân tạo tuân thủ đúng Hướng dẫn quy trình lọc máu chu kỳ bằng kỹ thuật thận nhân tạo được ban hành, Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật rửa và sử dụng lại quả lọc thận ban hành của Bộ trưởng Bộ Y tế, cùng các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn.

Các đơn vị rà soát toàn bộ các bước chuẩn bị máy thận nhân tạo, dịch lọc thận, hệ thống xử lý nước, quả lọc thận, dây máu, kim chọc, các loại thuốc chống đông, hộp thuốc chống phản vệ, quy trình vận hành máy, hồ sơ bệnh án và các nội dung liên quan khác đến chạy thận nhân tạo.

Trong khi đó, liên quan tới việc cứu chữa cho Nguyễn Thị Bích Nguyên (45 tuổi) là bệnh nhân chạy thận bị tai biến nặng cuối cùng của sự cố y khoa này đang được điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, GS.TS Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai, Trưởng đoàn công tác tại Hòa Bình cho biết tình trạng của nữ bệnh nhân này vẫn rất nguy kịch.

Từ ngày 29-5 đến nay, bệnh nhân đã có 3 lần ngừng tim và hiện vẫn đang trong tình trạng suy đa phủ tạng. Tất cả 6 tạng chính (tuần hoàn, hô hấp, gan, thận, đông máu và thần kinh trung ương) của cơ thể bệnh nhân Nguyên đều bị suy nặng. Trong khi đó theo y văn thế giới, bệnh nhân suy 6 tạng, tỉ lệ tử vong gần như 100%. Hiện các chỉ số sinh tồn bệnh nhân phụ thuộc gần như hoàn toàn vào máy móc. Tuy nhiên các bác sĩ vẫn đang nỗ lực, tập trung mọi nguồn lực, máy móc, phương tiện tốt nhất  để cứu tính mạng của bệnh nhân dù chi phí lên tới hàng trăm triệu đồng một ngày.

Đối với 10 bệnh nhân còn lại được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai điều trị, tình trạng sức khỏe và tinh thần đã ổn định. Dự kiến các bệnh nhân này sẽ được chuyển sang chế độ lọc máu chu kỳ trong những ngày tới.

 

Bộ Y tế yêu cầu rà soát quy trình chạy thận sau tai biến ở Hòa Bình

http://congly.vn/xa-hoi/suc-khoe/bo-y-te-yeu-cau-ra-soat-quy-trinh-chay-than-sau-tai-bien-o-hoa-binh-212390.html

http://dantri.com.vn/suc-khoe/sau-vu-dong-loat-soc-chay-than-bo-y-te-yeu-cau-ra-sat-quy-trinh-loc-mau-20170603070217001.htm

Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đề nghị những đơn vị chạy thận nhân tạo rà soát toàn bộ các bước chuẩn bị máy thận nhân tạo, dịch lọc thận, hệ thống xử lý nước, quả lọc thận...

Ước tính, Việt Nam hiện có khoảng 5 triệu người mắc bệnh suy thận và mỗi năm ghi nhận thêm khoảng 8.000 ca mắc mới. Chỉ tính riêng số bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu đã có khoảng 800.000 người, chiếm gần 0,1 % dân số.

Ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục quản lý khám, chữa bệnh cho biết chạy thận nhân tạo chu kỳ (lọc máu chu kỳ) tại Việt Nam đã triển khai từ rất nhiều năm nay, có hàng ngàn lượt người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ mỗi

ngày tại các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh và tại một số bệnh viện tuyến huyện một cách an toàn và hiệu quả.

Tuy nhiên, ngày 29/5 vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đã xảy ra sự cố y khoa gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, 7 người tử vong, 1 bệnh nhân đang rất nguy kịch.

Để phòng sự cố tương tự, Cục Quản lý Khám chữa bệnh yêu cầu các đơn vị chạy thận nhân tạo tuân thủ quy trình lọc máu chu kỳ, kỹ thuật rửa và sử dụng lại quả lọc thận, quy định kiểm soát nhiễm khuẩn. Các đơn vị rà soát toàn bộ các bước chuẩn bị máy thận nhân tạo, dịch lọc thận, hệ thống xử lý nước, quả lọc thận, dây máu, kim chọc, các loại thuốc chống đông, quy trình vận hành máy...

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Y tế các Bộ, ngành nghiêm túc triển khai thực hiện; báo cáo kết quả về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ.

Liên quan đến sự việc, ngày hôm nay (3/6), các bác sĩ của BV Bạch Mai cho biết, bệnh nhân nặng nhất trong sự cố chạy thận đang trong tình trạng nguy kịch.

Bệnh nhân cùng lúc bị suy 6 tạng: tim, gan, phổi, ruột, thần kinh, tổn thương cơ, rối loạn máu...

Hiện các chỉ số về sinh tồn gần như bằng 0, nhưng các chuyên gia hàng đầu Việt Nam về hồi sức tích cực, cấp cứu, chống độc… vẫn rất nỗ lực với hy vọng cải thiện tình trạng bệnh nhân.

 

Chuyển bệnh nhân nặng nhất vụ tai biến chạy thận về Hà Nội

http://www.baogiaothong.vn/chuyen-benh-nhan-nang-nhat-vu-tai-bien-chay-than-ve-ha-noi-d211496.html

http://baotintuc.vn/thoi-su/se-dung-xe-chuyen-dung-dua-benh-nhan-tai-bien-chay-than-ve-ha-noi-20170603110245257.htm

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suc-khoe/870414/se-dung-xe-chuyen-dung-dua-benh-nhan-tai-bien-chay-than-ve-ha-noi

Tối nay, bệnh nhân nặng nhất vụ tai biến tập thể tại Hòa Bình sẽ được đưa về BV Bạch Mai điều trị.

Theo các bác sĩ BV Bạch Mai, bệnh nhân nặng nhất trong vụ tai biến y khoa tập thể tại BV ĐK Hòa Bình trong quá trình chạy thận sẽ được chuyển về BV Bạch Mai, Hà Nội trên xe chuyên dụng để điều trị tích cực.

Trước đó, đoàn bác sĩ thứ 6 gồm các chuyên gia hàng đầu về hồi sức cấp cứu, chống độc, thận nhân tạo... đã đến Hòa Bình để thăm khám, đánh giá tình trạng và tìm phương án đưa bệnh nhân Nguyễn Bích Ng. (45 tuổi, bệnh nhân nặng nhất trong vụ tai biến tập thế Hòa Bình) về Bệnh viện Bạch Mai.

Đến thời điểm hiện tại, tình trạng bệnh nhân vẫn rất nguy kịch: Suy đa phủ tạng, tổn thương các cơ, rối loạn đông máu, nhiễm độc, tình trạng suy gan nặng nề hơn, kèm theo xuất huyết tiêu hoá. Bệnh nhân đang được hỗ trợ bởi nhiều máy móc để duy trì chức năng sống.

Theo GS.TS Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực BV Bạch Mai, từ ngày 29/5 đến nay, bệnh nhân đã có 3 lần ngừng tim, 6 tạng chính của cơ thể đều bị suy nặng đó là tuần hoàn, hô hấp, gan, thận, đông máu và thần kinh trung ương. Theo y văn thế giới bệnh nhân suy 6 tạng tỷ lệ tử vong gần như 100%. Hiện các chỉ số sinh tồn bệnh nhân còn phụ thuộc gần như hoàn toàn vào máy móc như máy tim phổi nhân tạo (ECMO), máy thở, máy lọc máu liên tục, máy thay thế huyết tương hỗ trợ gan. "Mặc dù bệnh nhân vẫn rất nguy kịch nhưng chúng tôi sẽ không bỏ cuộc, hy vọng và chờ đợi một điều kỳ diệu" , GS. TS Nguyễn Gia Bình nhấn mạnh.

Như thông tin đã đưa, ngày 29/5 tại Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, 18 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo bất ngờ xuất hiện triệu chứng của sốc phản vệ (bệnh nhân có biểu hiện khó thở, huyết áp tụt, đau bụng, nôn, ngứa). Sự cố y khoa này được nhìn nhận là sự cố nghiêm trọng nhất trong lịch sử của chuyên ngành chạy thận nhân tạo này khiến 7 bệnh nhân tử vong.

Hiện tại, ngoài bệnh nhân Nguyễn Bích Ng. đang nguy kịch; 10 bệnh nhân còn lại được chuyển về BV Bạch Mai, sức khoẻ và tinh thần đã ổn định và dự kiến được chuyển sang chế độ lọc máu chu kỳ trong những ngày tới.

 

 

Vụ 7 người tử vong ở Hòa Bình: Giành giật sự sống cho bệnh nhân 3 lần ngưng tim

http://cand.com.vn/y-te/vu-7-nguoi-tu-vong-o-hoa-binh-benh-nhan-bi-suy-6-tang-nguy-co-tu-vong-rat-cao-443944/

http://news.zing.vn/benh-nhan-chay-than-con-lai-o-hoa-binh-nguy-kich-post751782.html

Sau sự cố y khoa nghiêm trọng ở Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình khiến 7 bệnh nhân tử vong, vẫn còn một bệnh nhân đang được hồi sức cấp cứu tại BV này là chị Nguyễn Bích Ng. (45 tuổi).

GS. Nguyễn Gia Bình, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực của BV Bạch Mai- người đã nhiều lần lên BVĐK tỉnh Hòa Bình để trực tiếp khám bệnh, đánh giá tình trạng của bệnh nhân và đưa ra các phương án xử lý phù hợp.

Tuy nhiên, dù đã được các chuyên gia đầu ngành của BV Bạch Mai điều trị tích cực, bệnh nhân vẫn đang rất nguy kịch khi bị suy đa phủ tạng, tổn thương các cơ, rối loạn đông máu, nhiễm độc, suy gan nặng nề kèm theo xuất huyết tiêu hoá. Bệnh nhân còn bị ngộ độc cấp chưa rõ nguyên nhân.

GS. Bình đang hết sức cố gắng tìm phương án đưa bệnh nhân về BV Bạch Mai để có điều kiện tốt nhất điều trị cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, hiện chức năng sống của bệnh nhân được duy trì bằng sự hỗ trợ của nhiều máy móc hiện đại: máy tim phổi nhân tạo (ECMO), máy thở, máy lọc máu liên tục, máy thay thế huyết tương hỗ trợ gan.

Từ khi xảy ra vụ việc đến nay, bệnh nhân đã có 3 lần ngừng tim và 6 tạng chính của cơ thể đều bị suy nặng gồm tuần hoàn, hô hấp, gan, thận, đông máu và thần kinh trung ương. Mà theo GS. Bình thì chưa từng có bệnh nhân nào cùng lúc phải hỗ trợ nhiều máy móc như vậy. Theo y văn thế giới, bệnh nhân suy 6 tạng thì tỷ lệ tử vong gần như 100%.

Với tình trạng của bệnh nhân như vậy, các bác sĩ của BV Bạch Mai chưa thể di chuyển bệnh nhân về Hà Nội để điều trị. Tuy nhiên, GS. Bình cho biết đang tính tới việc có thể sử dụng một loại xe chuyên dụng để có thể chở cả người bệnh và thiết bị máy móc đảm bảo vận hành cho bệnh nhân về Hà Nội.

BV Bạch Mai và BVĐK tỉnh Hoà Bình đang phối kết hợp chặt chẽ, tập trung mọi nguồn lực: con người, máy móc, phương tiện tốt nhất có thể để cứu chữa bệnh nhân, mặc dù chi phí rất tốn kém, tới hàng trăm triệu một ngày.

Nhưng mục tiêu quan trọng nhất là cứu sống được bệnh nhân, nên hàng ngày, luôn có 1 kíp bác sỹ và điều dưỡng của BV Bạch Mai (5 người) túc trực tại BV ĐK tỉnh Hoà Bình để phối hợp với các bác sĩ của BV Hòa Bình theo dõi, điều trị bệnh nhân cùng với các bác sỹ ở đây, đồng thời liên tục báo cáo tình trạng của bệnh nhân và xin ý kiến chỉ đạo kịp thời về chuyên môn của lãnh đạo BV Bạch Mai.

Tuy vậy, ngoài bệnh nhân Nguyễn Bích Ng. đang nguy kịch, 10 bệnh nhân còn lại được chuyển về BV Bạch Mai đã ổn định về sức khoẻ và tinh thần. Dự kiến trong tuần tới các bệnh nhân này sẽ được chuyển sang chế độ lọc máu chu kỳ.

 

17 giờ cấp cứu 18 bệnh nhân Hòa Bình tai biến chạy thận

http://vnexpress.net/projects/17-gio-cap-cuu-18-benh-nhan-hoa-binh-tai-bien-chay-than-3594062/index.html

“Anh ấy buồn nôn... khó thở… rồi mạch chìm dần… tới khi không thấy nhịp tim nữa...”.

Linh nghẹn lời, dừng kể. Anh khóc. Ban đầu chỉ là một vệt nước chảy từ khóe mắt. Anh đưa ngón tay quệt nhòe nhoẹt, vụng về. Nhưng rồi, nhiều quá, anh đưa cả hai bàn tay bưng mặt khóc rưng rức, không muốn kìm lại nữa.

Nguyễn Mạnh Linh, 29 tuổi, là một trong ba bác sĩ của kíp trực lọc máu chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Khoa lọc máu có ba phòng, Linh phụ trách phòng số 2.

7h sáng 29/5, như mọi ngày, anh tiếp 6 bệnh nhân, thăm khám các chỉ số sinh tồn. 12 bệnh nhân khác do hai bác sĩ còn lại của kíp trực phụ trách. Tình trạng

18 bệnh nhân đều ổn định, có thể chạy máy lọc máu bình thường. Nửa tiếng sau, họ được chia thành 3 nhóm nằm ở 3 phòng có 7 điều dưỡng chăm sóc.

8h tại phòng số 2, bà Nguyễn Thị Minh (64 tuổi) đột nhiên nói bị đau bụng, tức ngực. Liền đó, anh Bùi Văn Chính giường kế bên giọng mệt mỏi: “Bác sĩ ơi, tôi rét, đau bụng”.

Ít phút sau, tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng: đau bụng, khó thở, buồn nôn, tiêu chảy, mẩn ngứa… Hai phòng bên cạnh, những tiếng ọe cùng bước chân người dìu nhau ra vào nhà vệ sinh liên tục…

“Dừng chạy máy tất cả các giường”, Linh ra y lệnh đầu tiên và báo cho lãnh đạo bệnh viện. Các điều dưỡng liên tục đo huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ... Hàng trăm bác sĩ, điều dưỡng khác dồn đến hỗ trợ kíp trực. Tình trạng các bệnh nhân liên tục thay đổi, một số giảm triệu chứng khó chịu, nhưng có người lại chuyển nặng. Họ nôn nhiều hơn, đi ngoài nhiều hơn.

“Khó hiểu quá, quy trình mình vẫn làm như mọi ngày, sao hôm nay lại diễn biến thế này? Lại là toàn bộ bệnh nhân?”, một nữ điều dưỡng không thể tự lý giải.

8h20, bệnh nhân Bùi Văn Pơi được chuyển lên phòng hồi sức tích cực.

8h30, bệnh nhân Bùi Văn Huyển chuyển nguy kịch, huyết áp tụt, mạch trụy, chỉ số sinh tồn xấu đi nhanh chóng. Linh cùng ê kíp gấp rút kích tim, bóp bóng ôxy liên tục trong nửa giờ.

9h sáng tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bác sĩ Bùi Văn Thụ đang theo học chuyên môn thì nhận được điện thoại. Đầu dây bên kia, giọng đồng nghiệp từ quê nhà run rẩy báo tin dữ. Xếp vội công việc, anh cùng đoàn bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai lao về Hòa Bình.

14h, bác sĩ Thụ có mặt tại phòng hồi sức tích cực, tham gia cấp cứu rồi chứng kiến lần lượt 6 bệnh nhân ra đi.

Người thứ 7 vĩnh biệt sự sống là Bùi Văn Pơi. Ông Pơi trút hơi thở cuối cùng lúc đêm muộn 29/5.

“Tôi và nhiều anh chị em không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận cơn ác mộng đã thành sự thật”, Thụ nói.

Thụ lại lên xe cứu thương, dẫn đoàn cấp cứu chuyển những bệnh nhân sống sót xuống Hà Nội trong đêm. “Chưa bao giờ tôi thấy đoạn đường từ Hòa Bình tới Bệnh viện Bạch Mai lại dài như vậy”, bác sĩ nói. Bệnh nhân thứ 10 được ổn định tại Bạch Mai, bác sĩ Thụ lại ngược về Hòa Bình khi ánh mặt trời báo đã sang ngày mới.

Với bác sĩ Linh, ba ngày sau ca tai biến, anh chưa rời bệnh viện, giấc ngủ tích cóp trong nửa tuần được ngót 6 tiếng đồng hồ.

Vợ Linh cũng là một trong hai bác sĩ còn lại cùng kíp trực ấy. Chị đang mang bầu hai tháng. Việc làm yêu thích nhất thường ngày của bác sĩ Linh mỗi lúc giải lao là trò chuyện với đứa con trong bụng vợ. 29/5, một ngày liền, Linh không gặp vợ con dù chỉ cách vài bước chân.

Một ngày sau, vợ chồng gặp nhau ở phòng ăn. “Tôi vừa hơi nhăn mặt, là hắn (vợ) khóc. Tôi cũng không nuốt nổi cơm nữa”. Anh chạy lại quỳ gối trước bụng vợ thì thào: “Con ơi, bố xin lỗi…”. Chỉ nói được thế, hai vợ chồng lại ôm nhau khóc.

“Tôi thèm khát được khóc, được giải tỏa, chia sẻ với bệnh nhân”, bác sĩ Hoàng Công Tình, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình buông từng lời. Nhưng anh không thể làm thế vì còn 40 nhân viên phía dưới, họ cần một chỉ huy, cần người kết nối công việc thật tốt.

Nhiều điều dưỡng đã bật khóc khi thấy bệnh nhân đột ngột diễn biến xấu rồi tử vong. ”Cũng đau đớn như cảm giác mất đi người thân trong gia đình", bác sĩ Tình giãi bày.

Anh cũng cho rằng, thông thường người nhà có thể trách móc y bác sĩ, có thể phản ứng với cảm xúc mạnh, “nhưng hai ngày nay họ chưa nói với tôi câu nào nặng lời", anh Tình gượng cười.

Chuyện của chị Tuyết.

Với chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết, khu chạy thận nhân tạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình như ngôi nhà thứ hai khi mẹ chị - bà Nguyễn Thị Minh (64 tuổi) bị suy thận, ra vào lọc máu gần chục năm nay.

Các buổi sáng ngày chẵn - thứ 2, 4, 6 - em trai út chị Tuyết lại chở mẹ đến bệnh viện chạy máy. Thời gian trôi lâu nhất là hai ngày thứ 7, chủ nhật. Mẹ chị hầu như không dám ăn đồ có nước.

Sáng 29/5, chở mẹ đến bệnh viện nằm ổn định xong, cậu em nhờ người chồng của bệnh nhân kế bên trông giúp. Ca chạy thận tới 4-5 tiếng, em căn hết giờ làm buổi sáng tới đón là kịp.

Nhưng 9h, cả ba chị em Tuyết chạy hết vào viện sau tin nhắn: "có tai biến".

Mẹ chị vẫn nằm trên chiếc giường ban sáng nhưng y bác sĩ đứng khắp phòng. Mặt mẹ xám đi vì cơn đau bụng, buồn nôn, khó thở. Chừng 9h, các cơn đau giảm xuống, nhịp thở cũng dễ dàng hơn. Giường cạnh mẹ, nữ bệnh nhân ngoại tứ tuần Bùi Thị Bích Nguyên tỉnh táo, ngồi dậy, tháo bình ôxy.

Đột nhiên, ở cuối phòng bệnh nhân tên Huyển trợn mắt, co giật. Kíp bác sĩ lao tới, người ép tim, người bóp bóng, người thăm khám. Chị Nguyên sợ hãi xin ra khỏi phòng.

Vừa xoa bụng, bóp chân cho mẹ, chị em Tuyết căng thẳng dõi theo ca cấp cứu cuối phòng. Rồi vợ ông Huyển bật khóc. Các bác sĩ đứng bần thần. Mọi người hiểu, thế là hết.

Khoảng 10h, một nữ bệnh nhân trẻ cũng lên cơn co giật, rồi lần lượt cả 6 bệnh nhân trong đó có bà Minh - mẹ chị Tuyết phải chuyển phòng hồi sức đặc biệt vì những cơn rét run, khó thở.

"11h, mẹ tôi giật đùng đùng, tôi chỉ kịp kêu lên “ôi bác sĩ ơi” rồi phải ra ngoài nhường không gian cho bác sĩ cấp cứu", chị Tuyết nhớ lại.

Nhiều giờ sau đó, chị em Tuyết ruột gan rối bời khi lần lượt chứng kiến thỉnh thoảng lại có người được gọi vào thu xếp hậu sự cho bệnh nhân nào đó không qua khỏi.

3h chiều, khi chị Tuyết và gia đình được gọi vào thì mẹ chị đã ra đi.

"Còn bệnh nhân Hằng, lúc mẹ tôi mất rồi vẫn thấy cô ấy ngồi ăn cháo. Nhưng cũng chỉ một lúc cô ấy co giật. Tôi hiểu rằng, cứ ai bị co giật là không qua khỏi. Tôi cứ ngỡ như mọi người giả vờ vì đang tươi tỉnh thì đột ngột trợn mắt, sùi bọt mép.

Chị bệnh nhân Nguyên cũng vậy. Lên phòng hồi sức đã khỏe, ngồi ở giường ăn bánh mì cùng chồng, nói chuyện rôm rả, tự dưng co giật. Tôi nghe nói chị được mổ đặt ống thở tại chỗ nên giữ được tính mạng", chị Tuyết kể.

Những người tử vong lần lượt được đưa xuống nhà xác bệnh viện. Đêm đó, mẹ chị Tuyết trải qua ca mổ giám định. Lúc ấy 23h - cũng là khoảng thời gian bệnh nhân thứ 7 tử vong. Quá trình giám định pháp y kéo dài tới 6h sáng hôm sau.

Trở về từ cõi chết

Những người không tin nổi mình vẫn còn sống.

Hai ngày nửa mê, nửa tỉnh, ai cũng nghĩ bà Bùi Thị Vân (54 tuổi) khó qua được, nhất là sau khi đã có 7 người tử vong.

May mắn, chiều 31/5, bà Vân đã có thể ngồi dậy. Ngày sau nữa, bà ăn được cơm.

Nước da sạm đen, người gầy khô khốc, bà Vân khoe "tôi ăn hết được một suất cơm từ thiện". Mắt mờ hơn trước, nhưng ký ức về ca chạy thận kinh hoàng vẫn hiện lên mồn một trong tâm trí người phụ nữ.

Như mọi ngày trong hai năm rưỡi qua, bà dậy từ 5h sáng 29/5, nấu cơm ăn với nắm rau dại mới hái được. Nhà ở huyện Lạc Sơn, cách bệnh viện 80 km nên bà ở trọ với 3 người cùng cảnh ngộ khác. Họ nương tựa nhau.

Cơm nước xong xuôi, bà Vân vớ cái điện thoại, cắp nón đi. "Bà thấy mệt thì gọi nhé", tiếng người bạn trọ với theo. Đã quen rồi, bà nghe mà không đáp.

Nằm lên giường lọc thận từ hơn 7h, chừng một tiếng sau bà thấy ngứa hai lỗ tai. Thò tay lên gãi, bà thấy da tê bì, dội lên cảm giác buồn nôn. Bà cố lấy điện thoại trong túi nhưng không kịp nói gì thì gục xuống, nôn liên hồi.

"Trước tôi chỉ một phút thôi trong phòng có một người kêu buồn nôn. Rồi đồng loạt tất cả cùng nôn và bị tiêu chảy, tranh nhau vào nhà vệ sinh", bà hồi tưởng.

Trong khoảng 7 phút, bà trải qua đủ triệu chứng trên rồi ngất xỉu. Chiều tối hôm đó, bà tỉnh lại, nhìn thấy con trai trong chốc lát. Những ngày sau, khi được đưa ra Bạch Mai, bà lại hôn mê.

Nằm trên chiếc giường bệnh chật chội, bà chỉ mong sớm được về nhà. Đứa con trai hôm nọ ra chăm bà đã về gặt hái, thay thế là con rể. "Tôi luôn cố tự chăm mình để người nhà đi làm việc khác. Giờ đang mùa gặt, bận lắm", bà tâm sự.

Hai đầu hành lang khu lọc máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình khóa im lìm. Cửa sổ, cửa chính các phòng đều dán niêm phong, không có ánh sáng lọt vào. “Cả tầng vắng tanh. Trước đó lúc nào cũng chật người”, một lao công thở dài nói.

10 người còn sống trong số 18 bệnh nhân bị tai biến ngày 29/5 đã chuyển xuống Bệnh viện Bạch Mai. Hơn 100 bệnh nhân suy thận mãn tính khác cũng được gửi tới các bệnh viện ở Hà Nội. Khoa Thận nhân tạo dừng hoạt động.

Lãnh đạo bệnh viện cho hay, ngoài 10 bệnh nhân còn sống sau ca tai biến ngày 29/5 được chuyển xuống Bệnh viện Bạch Mai điều trị, hơn 100 bệnh nhân suy thận mãn tính khác cũng được phân bổ xuống các bệnh viện ở Hà Nội. Khoa Thận nhân tạo tạm ngừng hoạt động.

Bệnh nhân Bùi Thị Bích Nguyên bị tai biến nặng nhất còn sống không thể chuyển xuống Bệnh viện Bạch Mai hiện nằm ở phòng hồi sức tích cực.

Giường bệnh của chị nằm ngay gần lối ra vào. Ba cỗ máy y tế đồ sộ bao quanh giường. Chị nằm lọt thỏm giữa những ống truyền nối máy móc với nhiều nơi trên cơ thể. Gương mặt xám ngoét, làn môi thâm cùng đôi mắt nhắm nghiền là dấu hiệu chị đang hôn mê. Bác sĩ Thụ cho hay bệnh nhân chưa tỉnh lại lần nào.

Song đến gần chị sẽ thấy lồng ngừng phập phồng sau lớp vải. Đôi khi, môi chị mấp máy, thều thào “đau quá” trong vô thức. Nhiều bác sĩ từ Bệnh viện Bạch Mai thay ca túc trực. Sáng 2/6, những thông số sinh tồn vẫn trồi sụt, sự sống của chị, theo một giáo sư Bệnh viện Bạch Mai "hoàn toàn phụ thuộc vào máy móc". Phía ngoài, người chồng vẫn chờ đợi.

"Nhân viên y tế tuân thủ theo quy trình. Vậy tại sao lại xảy ra chuyện?"

Đó là câu hỏi xoáy vào tâm tư cả người trong và ngoài cuộc của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Nhiều giả thiết được nêu ra về ca tai biến “nghiêm trọng, hy hữu” trong nhiều năm qua này. Đó có thể là do quy trình, cũng có thể do thiết bị quả lọc, dịch lọc hoặc hệ thống nước đi qua dịch lọc…

Mong muốn của Bộ trưởng là “các đồng chí trung thực, cầu thị để cơ quan điều tra sớm kết thúc, khoa sớm trở lại hoạt động, phục vụ bệnh nhân. Nếu không đẩy nhanh tốc độ sẽ càng áp lực cho y bác sĩ".

Đó cũng là nỗi đau đáu của người nhà những bệnh nhân xấu số. Như chị Tuyết, con gái bệnh nhân Minh chia sẻ, những y bác sĩ ở khu chạy thận bệnh viện Hòa Bình không khác nào người thân của gia đình chị. Chị cảm động vì sự nhiệt tình cứu chữa của họ với mẹ mình dù nỗi mất mát quá đột ngột. Song chị vẫn mong chờ một kết luận chính xác về nguyên nhân tai biến. “Để linh hồn mẹ tôi cũng như những người đã mất được thanh thản”, chị nêu tâm tư.

Hai ngày sau ca tai biến, những lời rì rầm bàn tán ngoài cổng viện Hòa Bình vẫn nhỏ to. Nhiều người trong họ đã đặt ra câu hỏi: “Liệu bệnh nhân suy thận của Hòa Bình phải sơ tán tới bao giờ?”. Hỏi rồi họ tự trả lời ngay: “Chắc chắn không thể niêm phong mãi được, vẫn phải nhanh hoạt động lại thôi”.

"Phải hoạt động lại" là điều bắt buộc với khoa Thận nhân tạo, bởi sự đặc thù của căn bệnh, bởi sự phụ thuộc của các bệnh nhân vào những chiếc máy lọc máu suốt phần đời còn lại của mình.

Nhưng nó sẽ chỉ có thể hoạt động lại bình thường, sau một kết luận công minh.

 

Miền Bắc và Trung bộ nắng nóng gay gắt: Cuộc sống của người dân bị đảo lộn

http://www.sggp.org.vn/mien-bac-va-trung-bo-nang-nong-gay-gat-cuoc-song-cua-nguoi-dan-bi-dao-lon-448345.html

Thời tiết nóng như lửa không chỉ khiến cho nhiều người, nhất là trẻ nhỏ và người già đổ bệnh mà còn khiến cuộc sống của nhiều người dân bị đảo lộn...

Nắng nóng gay gắt đã khiến nhiều bệnh viện quá tải vì số người đau ốm, mệt mỏi nhập viện tăng đột biến

Các tỉnh, thành miền Bắc và Trung bộ đang phải gánh chịu đợt nắng nóng gay gắt nhất từ đầu mùa hè 2017 tới nay, nhiệt độ nhiều nơi lên tới 42 - 43oC. Tại Hà Nội, nhiệt độ vào đầu giờ chiều ở mặt đường nhựa lên đến trên 50oC.

Dù là ngày nghỉ cuối tuần nhưng khoa Khám bệnh ở Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) vẫn đông nghịt người. Trời nóng bức cùng với lượng người bệnh tới khám đông đúc khiến cho không khí càng ngột ngạt, ai cũng cảm thấy mệt mỏi, khó chịu vì nóng bức khủng khiếp. Các bác sĩ tại Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, trong 3 ngày qua, số người tới khám chữa bệnh tăng mạnh. Trung bình mỗi ngày có tới gần 1.000 bệnh nhân, tăng trên 7% so với trước. Trong đó chiếm gần một nửa là trẻ nhỏ với không ít trường hợp được đưa đến bệnh viện trong tình trạng bệnh khá nặng vì sốc nhiệt, viêm đường hô hấp, dẫn đến viêm phổi nặng, sốt cao khó hạ thân nhiệt.

Căng thẳng hơn, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, thời tiết nắng nóng gay gắt đã khiến trẻ đổ bệnh phải nhập viện tăng đột biến tới trên 15% so với trước. Trung bình, mỗi ngày tiếp nhận từ 3.200 - 3.500 bệnh nhi đến khám trong tình trạng ho, viêm hô hấp cấp, sốt cao dài ngày, nôn ói, tiêu chảy, sốt virus, phát ban... TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cảnh báo, trong số trẻ nhập viện điều trị có không ít trẻ phải nhập viện vì sốc nhiệt, viêm đường hô hấp dẫn đến viêm phổi nặng mà nguyên nhân là do trẻ ra, vào phòng máy lạnh liên tục, cơ thể không thích ứng kịp với sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa phòng máy lạnh với thời tiết bên ngoài.

Không chỉ có trẻ nhỏ đổ bệnh mà nắng nóng cũng khiến nhiều người cao tuổi phải nhập viện. Chỉ riêng Bệnh viện Lão khoa trung bình có trên 350 lượt bệnh nhân mỗi ngày. Mặc dù ở Hà Nội và nhiều tỉnh, thành chưa xảy ra tình trạng cắt điện, mất nước luân phiên nhưng tại một số khu đông dân cư ở các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy (Hà Nội)... cũng đã xảy ra không ít sự cố cháy cầu chì, nhảy automat do người dân sử dụng quá nhiều máy lạnh dẫn tới mất điện cục bộ trong thời gian vài giờ. Tổng công ty Điện lực Hà Nội đã quyết định hoãn toàn bộ các lịch cắt điện cao thế, trung thế và hạ thế, trừ các trường hợp đột xuất, bất thường trên lưới điện, để bảo đảm cho người dân có điện đầy đủ sử dụng các thiết bị chống nóng. Trong khi đó, một số khu chung cư cao tầng ở Hà Nội như tòa nhà VP3 khu đô thị Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) đã liên tục xảy ra tình trạng mất nước sinh hoạt khiến cho sinh hoạt của gần 400 hộ dân nơi đây bị đảo lộn. Thời tiết đã nóng bức, ngột ngạt lại không có đủ nước sinh hoạt để tắm giặt, cơm nước khiến nhiều người rất khó chịu.

Các bác sĩ khuyến cáo, thời tiết nóng bức cao điểm khiến cơ thể mất nước, mệt mỏi, kém ăn, sức đề kháng giảm nên đối với người cao tuổi phải đặc biệt theo dõi huyết áp thường xuyên, nhất là phải uống nước đầy đủ, tránh để mất nước, gây rối loạn điện giải, gây ra tăng huyết áp, rối loạn tim mạch, dẫn tới tai biến và có nguy cơ tử vong cao. Đồng thời, những bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh mãn tính càng phải tuân thủ điều trị, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Nắng nóng nhất là vào ban ngày cũng khiến cho nhiệt độ tại nhiều tuyến đường, nhất là ở những nơi không còn cây xanh, nhiều nhà kính, nhiệt độ lên tới trên 50oC, hơi nóng từ mặt đường nhựa bốc lên không khác gì chảo rang người nên lượng phương tiện tham gia thông cũng có chiều hướng giảm. Thậm chí ngay vào giờ cao điểm, tại nhiều nút giao thông lớn Hà Nội cũng không còn quá đông đúc và ùn tắc do nhiều người chờ trời tối, tắt nắng mới rời công sở. 

Trong khi đó, tại các vườn hoa, công viên, đặc biệt là các siêu thị, trung tâm thương mại lớn ngay từ chập tối đông nghịt người nhưng không phải là vào mua hàng mà là vào đi dạo mát vì những nơi này có máy lạnh. Thời tiết nóng bức cũng đã khiến cho các hồ bơi rơi vào tình trạng quá tải. Thậm chí, tại một số khu vực ở hồ Tây, hồ Linh Đàm và sông Hồng, nhiều người bất chấp nguy hiểm kéo nhau đi bơi để... hạ hỏa.

 

Bệnh viện hầm hập ngày nắng nóng 40 độ

http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/suc-khoe/benh-vien-ham-hap-ngay-nang-nong-40-do.html

8h sáng 3/6, Bệnh viện Bạch Mai đông nghịt bệnh nhân đến khám trong cái nóng hầm hập, từ hành lang, gốc cây, ghế đá la liệt người đứng, ngồi, nằm.

Trên tay của mỗi người bệnh hoặc thân nhân đi cùng đều có chiếc quạt hoặc vật dụng để thay quạt mát. Càng về trưa nhiệt độ càng cao, trẻ em khóc quấy, người lớn mệt mỏi, ai nấy đều mồ hôi nhễ nhại. Người cầm quạt giấy, người úp khăn mặt ướt lên đầu, người ăn vội que kem... nhưng cũng chẳng chống nổi cái nóng như đổ lửa.

Trước khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai, người nhà ngồi la liệt trên ghế đá, bờ rào. Một người phụ nữ mắt đỏ hoe hướng về khoa gào khóc nức nở. Thân nhân của chị đang trong phòng cấp cứu. Người nhà chia sẻ, chờ tin người thân trong lòng đã như lửa đốt, ngoài trời lại nóng nực không khác gì lò thiêu càng làm bức bối hơn. Người em bên cạnh chỉ biết phe phẩy chiếc quạt, an ủi động viên chị gái trước tình cảnh này.

Bên cạnh gốc cây, bà Mai ở Quốc Oai ngồi lau mồ hôi chảy như nước trên mặt. Bà cho biết đã đến bệnh viện từ sáng sớm nhưng đến giờ vẫn phải ngồi chờ lượt nội soi. "Hôm nay nắng nóng quá, chờ trong khoa bí bách, ngột ngạt, tôi phải ra đây ngồi cho thoáng", bà Mai than thở.

Tại hành lang bệnh viện, nhiều bệnh nhân mang cả chai nước truyền bên cạnh ra ngoài ngồi chờ tới lượt khám. Chiếc kim truyền vẫn cắm ở tay, chai nước truyền được treo tạm trên tủ gỗ, bà Khánh đang chờ khám. "Từ đầu hè đến giờ hôm nay mới thấy nắng nóng kỷ lục. Phòng bệnh thì ngột ngạt, ra ngoài hành lang thì nóng", bà Khánh chia sẻ.

Trước cửa Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, người nhà bệnh nhân vạ vật ngồi trên ghế đá, gốc cây tránh nắng. Anh Nam trải tấm chiếu dưới gốc cây để ngả lưng cho biết: "Giờ này bệnh viện chưa cho vào thăm bệnh nhân, tôi đành nằm tạm ở đây chứ làm gì có chỗ nào mà ngồi, ở đâu cũng nóng".

Bên cạnh lối ra vào của bệnh viện, một nhóm từ thiện đang vội vã đơm cháo và chè đỗ đen cho người bệnh và người nhà bệnh nhân. Thùng chè đỗ đen nhanh chóng cạn. Những bữa cơm ăn vội dưới gốc cây, những giấc ngủ ngắn trong hành lang bệnh viện càng trở nên khốn khổ trong thời tiết này.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tình trạng trẻ em nhập viện do nắng nóng tăng cao. Đa số trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy... Ngồi quạt cho con trai mới 6 tháng tuổi, vợ chồng anh Tuấn ở Sóc Sơn, cho biết, con trai anh bị tiêu chảy phải nhập viện. Con còn bé nên cả hai vợ chồng phải túc trực trên viện. Trời nắng quá cháu bé quấy khóc suốt, không ăn không ngủ được. Nhiều cha mẹ phải mang thêm quạt điện vào để hỗ trợ con trong những ngày nóng kỷ lục này.

Tiến sĩ Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, bệnh viện là tuyến cuối nên luôn trong tình trạng đông đúc, quá tải. Trong khi đó thời tiết vào mùa nắng nóng càng nhiều người đổ bệnh.

Vấn đề người nhà bệnh nhân nằm vạ vật ở trong bệnh viện khi thời tiết nóng, ông Hùng cũng chia sẻ, bệnh viện chỉ quản lý bệnh nhân, còn về người nhà thì thời tiết nắng nóng thế này viện tạo điều kiện để mọi người vào trong hành lang tránh nắng.

Để giảm tác hại do thời tiết nắng nóng kéo dài, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội phối hợp với các cơ quan tăng cường tuyên truyền cho người dân về cách phòng chống nắng nóng, vệ sinh môi trường phòng chống các dịch bệnh mùa hè.

Sở cũng yêu các bệnh viện chuẩn bị đầy đủ phương tiện đảm bảo việc chống nóng cho người bệnh; đồng thời giảm quá tải khu vực khám bệnh, thu viện phí, khám theo hẹn... để hạn chế tối đa thời gian chờ đợi của người bệnh. Các cơ sở y tế chú ý nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh; không để bệnh nhân nằm ghép; chú ý phân luồng, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn phòng lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Các cán bộ y tế cũng phải được tập huấn về các biện pháp cấp cứu, xử lý các trường hợp say nóng, say nắng…

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, miền Bắc sẽ có nhiều đợt nắng nóng kéo dài với nhiệt độ tăng cao.

 

Nắng nóng liên tục, đề phòng trẻ nhỏ, người già nhập viện vì bệnh đường hô hấp

http://suckhoedoisong.vn/nang-nong-lien-tuc-de-phong-tre-nho-nguoi-gia-nhap-vien-vi-benh-duong-ho-hap-n132420.html

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suc-khoe/870383/gia-tang-nguoi-gia-tre-nho-nhap-vien

Để phòng bệnh khi thời tiết nắng nóng, người già và trẻ nhỏ cần phải uống đủ nước, dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung các loại trái cây để tăng cường sức đề kháng.

Đặc biệt cần tránh ra trời nắng trong khoảng từ 10h-16h bởi đây là thời điểm nắng gắt, tia tử ngoại cao

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, PGS.TS Trần Minh Điển- Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi trung  cho biết, nắng nóng gay gắt khiến lượng bệnh nhi đến khám tại bệnh viện trong mấy ngày gần đây tăng từ 10-15% so với bình thường. Trung bình mỗi ngày, Khoa Khám bệnh của bệnh viện tiếp nhận khoảng từ 3.200-3.500 bệnh nhi đến khám chủ yếu là các bệnh lý sốt vi rút, tiêu chảy, viêm đường hô hấp…

“Để ứng phó với thời tiết nắng nóng, bệnh viện cũng đã tăng cường ghế ngồi, quạt mát, nước uống cho bệnh nhi và người nhà tại các khu chờ khám bệnh và tổ chức đón tiếp từ 5 giờ sáng. Các bác sĩ bắt đầu khám cho bệnh nhi từ 7 giờ sáng”- Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết.

Tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Phó Giám đốc Nguyễn Văn Thường cho biết, lượng bệnh nhi cũng tăng nhẹ từ 5-7%. Điều đáng lo ngại là có nhiều trẻ phải nhập viện vì sốc nhiệt, viêm đường hô hấp dẫn đến viêm phổi nặng, sốt cao khó hạ thân nhiệt. Nguyên nhân là do trẻ được đưa ra, vào phòng điều hoà liên tục, cơ thể không thích ứng kịp với sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn.

Tại Khoa Nhi, Bệnh viện Việt Nam- Cu Ba, trung bình 3 ngày nay có khoảng gần 140 bệnh nhân đến khám/ngày, trong đó có khá nhiều bệnh nhi bị viêm đường hô hấp

Tại Bệnh viện Lão Khoa trung ương, chỉ trong hai ngày Hà Nội nắng nóng gay gắt, lượng bệnh nhân cao tuổi đến khám cũng gia tăng, mỗi ngày, trung bình có khoảng 300 lượt bệnh nhân. Các bệnh chủ yếu như: Bệnh đường hô hấp, tai biến mạch máu não…

Tại khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, đến thời điểm này chưa tiếp nhận ca sốc nhiệt nào. Tuy nhiên, theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương nắng nóng còn kéo dài và lên cao trong những ngày tới. Nguy cơ sốc nhiệt rất dễ xảy ra với những người phải đi ngoài đường.

TS Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sốc nhiệt là tình trạng nghiêm trọng nhất của tổn thương do nhiệt. Sốc nhiệt có thể giết hoặc gây tổn hại cho não và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Mặc dù sốc nhiệt chủ yếu ảnh hưởng tới những người trên 50 tuổi nhưng người trẻ cũng dễ gặp.

Sốc nhiệt thường biểu hiện ban đầu bằng các rối loạn nhẹ liên quan tới nhiệt như chuột rút, ngất xỉu và lả nhiệt (kiệt sức vì nóng). Nhưng sốc nhiệt cũng có thể không có dấu hiệu báo trước. Sốc nhiệt là hậu quả của việc tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài. Các triệu chứng thường gặp khác bao gồm buồn nôn, co giật, lú lẫn, mất định hướng, đôi khi mất ý thức hoặc hôn mê.

Sốc nhiệt rất dễ ảnh hưởng tới người cao tuổi sống trong các căn hộ hoặc nhà thiếu điều hòa không khí hoặc nhà không được thông khí tốt khi nắng nóng. Các nhóm nguy cơ cao khác bao gồm người ở bất cứ lứa tuổi nào không uống đủ nước, có bệnh mạn tính hoặc những người uống quá nhiều bia, rượu. Trẻ em, người mắc các bệnh như tim, phổi, cao huyết áp… có nguy cơ dễ sốc nhiệt.

Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng bệnh khi thời tiết nắng nóng, người già và trẻ nhỏ cần phải uống đủ nước, dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung các loại trái cây để tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt cần tránh ra trời nắng trong khoảng từ 10h-16h bởi đây là thời điểm nắng gắt, tia tử ngoại cao. Ngoài ra, nhiệt độ trong phòng điều hoà và ngoài trời không được để chênh lệch quá lớn, tốt nhất nên bật ở mức từ 25-27 độ C.

Để đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho người dân trong những ngày nắng nóng, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản gửi các cơ sở y tế trên địa bàn về việc tăng cường công tác y tế phòng, chống nắng nóng. Theo đó, đối với các bệnh viện trong và ngoài công lập, Sở Y tế yêu cầu chuẩn bị đầy đủ các phương tiện bảo đảm việc chống nóng cho người bệnh đến khám và điều trị tại bệnh viện. Mặt khác, giảm quá tải tại khu vực khám bệnh, khu vực thu viện phí, khám theo lịch hẹn… để hạn chế tối đa thời gian chờ đợi của người bệnh.

Đặc biệt, Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện chú ý nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh, không để bệnh nhân nằm ghép, chú ý công tác phân luồng, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn phòng lây nhiễm chéo các bệnh truyền nhiễm trong bệnh viện. Cùng với đó, các bệnh viện tổ chức tập huấn cho nhân viên về các biện pháp cấp cứu, xử lý các trường hợp say nóng, say nắng và các bệnh dịch thường gặp trong mùa nắng nóng

 

Nắng nóng gay gắt dễ gây sốc nhiệt cho trẻ và người cao tuổi

http://cand.com.vn/y-te/nang-nong-gay-gat-de-gay-soc-nhiet-cho-tre-va-nguoi-cao-tuoi-443962/

Những ngày qua, Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc nắng nóng gay gắt, nhiệt độ có lúc trên 40 độ, tác động xấu đến cuộc sống của mọi người. Cũng vì thế, số người cao tuổi và trẻ em phải nhập viện dịp này bắt đầu tăng hơn trước.

Ở Bệnh viện Nhi Trung ương, 2 ngày qua, số bệnh nhi đến khám và điều trị tăng từ 10-15% so với bình thường. Trung bình mỗi ngày, Khoa Khám bệnh tiếp nhận 3.200-3.500 bệnh nhi chủ yếu là bị sốt virus, tiêu chảy, viêm đường hô hấp… Lượng bệnh nhi ở Bệnh viện Bạch Mai cũng tăng nhẹ.

Ở Bệnh viện Xanh Pôn, số bệnh nhi cũng tăng 5-7% với nhiều trường hợp sốc nhiệt, viêm phổi nặng, sốt cao khó hạ thân nhiệt. Có một đặc điểm chung là các bệnh nhi phải đưa đến bệnh viện dịp này đều ở tình trạng nặng.

Nhiệt độ tăng quá cao, trong khi sức đề kháng của người cao tuổi giảm nên nắng nóng gay gắt cũng khiến nhiều người cao tuổi không thích nghi được, nên đổ bệnh. Vì thế, số bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Lão khoa gia tăng, chủ yếu là các bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp, viêm phế quản, viêm phổi, viêm da dị ứng gây ngứa và bệnh đường tiêu hóa...

Ở nhiều BV khác, lượng bệnh nhân vào khám và điều trị đều tăng khoảng 20%, chủ yếu là các bệnh viêm phổi, sốt xuất huyết, tiêu chảy. Nắng nóng kéo dài làm xuất hiện tình trạng nhiều người bị mất nước, rối loạn điện giải, say nóng, say nắng đến mức hôn mê, co giật.

Để giữ gìn sức khỏe cho trẻ nhỏ, các thầy thuốc khuyến cáo: hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh, nên các em dễ bị mắc bệnh. Đặc biệt là thời tiết nắng nóng dễ khiến trẻ bị viêm màng não, viêm não với các triệu chứng sốt cao, co giật, rối loạn nhịp thở, nhịp tim, có thể bị rối loạn ý thức, thậm chí hôn mê.

Do đó khi trẻ bị sốt phải chú ý theo dõi để đưa đến cơ sở y tế kịp thời, tránh biến chứng lên não. Không nên cho trẻ ra ngoài trời vào những ngày nắng nóng, đặc biệt từ 10-16h là thời điểm nắng dữ dội nhất.

Cũng không cho trẻ vào ra phòng điều hòa liên tục, vì sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn cũng khiến cơ thể của trẻ không thích ứng kịp, dễ bị bệnh về hô hấp.

Trước diễn biến thời tiết như hiện nay, rất có thể số bệnh nhi nhập viện còn tăng. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo, không nên để trẻ thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột. Các gia đình có sử dụng điều hòa, chỉ nên để ở nhiệt độ 27 - 28 độ, tránh để nhiệt độ quá thấp vì dễ làm cho trẻ bị cảm lạnh, thậm chí mắc các bệnh viêm đường hô hấp. Cũng cần chú ý bổ sung vitamin, dưỡng chất, cung cấp đủ lượng nước cho trẻ hàng ngày; không cho các bé chơi đùa ngoài trời quá lâu.

PGS. Trần Minh Điển, Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương lo ngại nếu nắng nóng kéo dài dễ làm tăng lượng bệnh nhi nhập viện hơn, do các trường hợp bệnh nặng chuyển từ tuyến dưới lên.

Bác sĩ Trần Viết Lực (BV Lão khoa Trung ương) lưu ý, thời tiết nắng nóng dễ dẫn khiến người cao tuổi bị tăng huyết áp, gây tai biến mạch máu não.

Bệnh tai biến mạch máu não có thể dự phòng được nếu người cao tuổi quan tâm uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ, không nên để đến khi mệt, đau đầu vì huyết áp tăng mới uống thuốc, bởi đã có nhiều trường hợp bị tai biến mới uống thuốc và không ít người đã tử vong vì huyết áp tăng vọt, không kiểm soát được.

Nhiều người đi ra nắng rất dễ bị ngất xỉu, kiệt sức, chuột rút, say nắng, say nóng và tình trạng sốc nhiệt này có thể gây tổn hại cho não và các cơ quan nội tạng khác. Vì vậy mọi người hạn chế ra ngoài trời khi nắng nóng gay gắt như những ngày này. Những người lớn tuổi thường dễ bị sốc nhiệt khi ở ngoài trời lâu, như mùa hè năm ngoái đã có nhiều trường hợp phải cấp cứu tại các bệnh viện.

Người lớn tuổi phải đặc biệt theo dõi huyết áp thường xuyên, nhất là phải uống nước đầy đủ, tránh để mất nước, gây rối loạn điện giải, tụt huyết áp, làm những bệnh tiềm ẩn như huyết áp, rối loạn tim mạch thêm nặng và dễ tử vong.

Nhớ bổ sung nước cho người cao tuổi vì người già dù cơ thể thiếu nước nhưng ít có cảm giác khát nước. Những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính càng phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ là uống thuốc đầy đủ khi thời tiết quá nóng như hiện nay.

 

Nắng nóng kỷ lục, coi chừng sốc nhiệt, tổn thương não

http://dantri.com.vn/suc-khoe/nang-nong-ky-luc-coi-chung-soc-nhiet-ton-thuong-nao-20170603125527771.htm

Nắng nóng đã xảy ra trên diện rộng ở Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Phú Yên với nhiệt độ cao nhất phổ biến khoảng 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C. Số liệu quan trắc lúc 13h ngày 2/6, khu vực quận Hà Đông, Hà Nội lên tới 40,3 độ C; Pháo đài Láng 39,5 độ C; huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn 39,5 độ C; Hoà Bình 39,3 độ C…

“Giải nhiệt” cơ thể nhanh chóng khi nắng nóng

Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương cho biết, từ nay đến 5.6, vùng áp thấp nóng phía Tây tiếp tục mở rộng về phía Đông Nam kết hợp với hiệu ứng gió phơn hoạt động mạnh nên nắng nóng gay gắt sẽ tiếp tục xảy ra ở Bắc Bộ và các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đến Phú Yên với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 37-39 độ, có nơi trên 40 độ. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 10-17 giờ.

Nền nhiệt độ cao, kéo dài rất dễ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nắng nóng xảy ra liên tiếp những ngày qua khiến nhiều người mệt mỏi. Tại khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, đến thời điểm này chưa tiếp nhận ca sốc nhiệt nào. Tuy nhiên, theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương nắng nóng còn kéo dài và lên cao trong những ngày tới. Nguy cơ sốc nhiệt rất dễ xảy ra với những người phải đi ngoài đường.

Sốc nhiệt tổn thương não

TS Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sốc nhiệt là tình trạng nghiêm trọng nhất của tổn thương do nhiệt. Sốc nhiệt có thể giết hoặc gây tổn hại cho não và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Mặc dù sốc nhiệt chủ yếu ảnh hưởng tới những người trên 50 tuổi nhưng người trẻ cũng dễ gặp.

Sốc nhiệt thường biểu hiện ban đầu bằng các rối loạn nhẹ liên quan tới nhiệt như chuột rút, ngất xỉu và lả nhiệt (kiệt sức vì nóng). Nhưng sốc nhiệt cũng có thể không có dấu hiệu báo trước. Sốc nhiệt là hậu quả của việc tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài. Các triệu chứng thường gặp khác bao gồm buồn nôn, co giật, lú lẫn, mất định hướng, đôi khi mất ý thức hoặc hôn mê.

Sốc nhiệt rất dễ ảnh hưởng tới người cao tuổi sống trong các căn hộ hoặc nhà thiếu điều hòa không khí hoặc nhà không được thông khí tốt khi nắng nóng. Các nhóm nguy cơ cao khác bao gồm người ở bất cứ lứa tuổi nào không uống đủ nước, có bệnh mạn tính hoặc những người uống quá nhiều bia, rượu. Trẻ em, người mắc các bệnh như tim, phổi, cao huyết áp… có nguy cơ dễ sốc nhiệt.

Nếu sinh sống ở khu vực đô thị, người trong cuộc có thể dễ bị sốc nhiệt trong đợt nóng kéo dài, đặc biệt khi trời không có gió và chất lượng không khí kém.

Bất kỳ ai ra đường những ngày này cũng phải trang bị kín thế này để đối phó với nắng nóng

Đối phó với sốc nhiệt

Nếu nghi ngờ ai đó bị sốc nhiệt, hãy gọi số điện thoại cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Trong khi đợi cán bộ y tế, cần tiến hành sơ cứu. Đưa bệnh nhân tới nơi có điều hòa nhiệt độ hoặc khu vực râm mát và cởi bỏ bớt quần áo không cần thiết. Sau đó, thực hiện các phương pháp làm mát sau:

• Quạt và làm ướt da bệnh nhân bằng khăn ướt hoặc nước.

• Áp túi nước đá vào nách, bẹn, cổ và lưng bệnh nhân. Do các khu vực này có nhiều mạch máu gần với da nên việc làm lạnh có thể giảm được nhiệt độ cơ thể.

• Nhúng bệnh nhân vào vòi hoa sen hoặc bồn tắm có nước mát.

Cũng theo TS Lương Quốc Chính, cách phòng sốc nhiệt tốt nhất là khi chỉ số nhiệt cao gồm:

• Tốt nhất là ở trong môi trường điều hòa, nơi râm mát.

• Nếu phải đi ra ngoài, có thể dự phòng sốc nhiệt bằng mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu; đội một chiếc mũ rộng vành.

• Sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng.

• Uống nhiều nước để tránh mất nước, mỗi ngày uống ít nhất 8 cốc nước, thêm nước trái cây, hoặc nước rau luộc...

• Tránh chất lỏng có cafein hoặc cồn, bởi cả hai chất này có thể khiến bạn mất nhiều dịch hơn và làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn liên quan tới nhiệt.

• Không uống nước chứa muối khi không có chỉ định của bác sĩ.

• Cách dễ và an toàn nhất để tăng cường muối và các chất điện giải khác trong đợt nóng là sử dụng đồ uống dành cho vận động viên thể thao và các loại nước trái cây.

 

Những căn bệnh trẻ em phải đối mặt khi nắng nóng 40 độ C

http://news.zing.vn/nhung-can-benh-tre-em-phai-doi-mat-khi-nang-nong-40-do-c-post751613.html

Với nhiệt độ trên 40 độ như hiện nay, trẻ rất dễ mắc bệnh, thậm chí các bệnh nguy hiểm tới tính mạng.

Hà Nội đang trong đợt nắng nóng đỉnh điểm khi nhiệt độ luôn ở mức 38-40 độ C, gây khó chịu, mệt mỏi. Thậm chí, Zing.vn ghi nhận nhiệt độ buổi trưa tại Hà Nội lên tới gần 48 độ C.

Những căn bệnh trẻ có thể mắc khi nắng nóng

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, ba ngày gần lại đây bệnh nhân tới khám khoảng 3.200 - 3.300 bệnh nhi. Số lượng này không nhiều hơn so với ngày bình thường.

Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Văn Lâm - Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương), với thời tiết nắng nóng ghi nhận mấy ngày gần đây và dự kiến còn kéo dài, trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh. Thời tiết nắng nóng dễ làm thức ăn ôi thiu nên người ăn, đặc biệt trẻ em dễ bị ngộ độc thực phẩm. Nhiều trẻ còn bị sốt, ho, nôn, tiêu chảy, say nắng say nóng, thậm chí viêm não.

Đại tá Phạm Văn Tiến - Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện 103 - cũng cho biết những ngày gần đây, bệnh nhân chưa tăng đột biến nhưng rải rác và có ghi nhận các cháu nhỏ vào cấp cứu.

Theo bác sĩ Tiến, trẻ thường bị sốt viêm họng, viêm phế quản, viêm đường hô hấp nhiều hơn sốt virus. Nguyên nhân là thói quen dùng điều hòa của bố mẹ. Khi nắng nóng, mọi người thường có thói quen bật máy lạnh ở nhiệt độ thấp. Lúc đó nhiệt độ ở trong phòng lạnh nhưng bên ngoài lại quá nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa trong phòng và ngoài trời sẽ làm cơ thể không thích ứng kịp khi từ trong phòng ra ngoài hoặc ngược lại.

Còn thạc sĩ Vũ Thị Thúy Lan - nguyên Trưởng khoa Hô hấp nhi, Bệnh viện Xanh Pôn - cho biết trẻ bị bệnh vào mùa nóng đa số là do mất nước hay nhiễm siêu vi. Đó là những loại virus gây bệnh như siêu vi hợp bào gây bệnh viêm đường hô hấp, siêu vi quai bị, thủy đậu, tiêu chảy hoặc ói cấp tính. Ngoài ra có nhiều loại siêu vi gây bệnh  thành dịch như  cúm, bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, dịch đau mắt đỏ.

Người mắc bệnh có thể lây lan do tiếp xúc với dịch tiết, dịch bắn ra từ hắt hơi, ho sổ mũi, nhanh chóng lan truyền nếu ở chỗ đông người như ở chợ, trường học.

Nhiều loại siêu vi gây bệnh ở đường hô hấp và đường tiêu hóa, khi xâm nhập vào cơ thể trẻ có thể biến chứng sinh một số bệnh khác nhau (viêm hầu, họng, thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng tiêu hóa...).

Tăng cường sức đề kháng giúp trẻ phòng bệnh

Theo các chuyên gia, sức đề kháng yếu là một nguyên nhân lớn khiến trẻ dễ mắc các bệnh khi trời nóng. Do đó, việc chăm sóc trẻ trong chế độ ăn uống rất quan trọng.

Bác sĩ Lan khuyến nghị bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, trái cây, ăn uống đủ chất, đặc biệt chú trọng việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng bởi mùa nóng, trẻ thường ngại ăn, uống.

Về điều này, TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em (Viện dinh dưỡng Quốc gia), chia sẻ những tháng hè trẻ đến khám và tư vấn biếng ăn và suy dinh dưỡng thường tăng cao đột biến.

Để cải thiện tình trạng biếng ăn trong những ngày hè cho trẻ có cách đơn giản nhất là hãy tạo không gian thoáng mát. Ở những gia đình không có điều hòa có thể tắm nhiều cho trẻ. Một ngày có thể tắm 2-3 lần/ngày sẽ giúp giảm bớt nhiệt, trẻ dễ chịu và ăn uống tốt hơn.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần tăng cường cho con ăn rau củ, trái cây tươi, uống nhiều nước. Cho trẻ ăn đủ chất bột đường để sản sinh năng lượng. Trẻ dưới một tuổi cần phải kiểm tra cân nặng hàng tháng. Nếu thấy trẻ sút cân thì phải điều chỉnh chế độ ăn của trẻ ngay.

"Các vi chất nên được bổ sung gồm vitamin A, vitamin C, vitamin D, đặc biệt là kẽm, vi chất thiếu hụt rất nhiều ở trẻ em Đông Nam Á. Thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết tế bào miễn dịch. Bổ sung vi chất này, đặc biệt trong khi trời nắng nóng sẽ giúp làm giảm các trường hợp tiêu chảy, viêm phổi và giúp trẻ tăng cân hiệu quả sau ốm", TS Nga cho biết thêm.

Sau khi trẻ ốm, các gia đình cần chăm sóc trẻ bằng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tránh đi vào chỗ nắng nóng nhiều và đông người.

 

Nắng nóng kỷ lục, cả nghìn trẻ em Nghệ An vào viện

http://baonghean.vn/y-te-suc-khoe/201706/nang-nong-ky-luc-ca-nghin-tre-em-nghe-an-vao-vien-2814147/

Trong 3 ngày qua, thời tiết nắng nóng đã khiến cả nghìn trẻ em ở Nghệ An mắc bệnh, phải đến khám, nhập viện điều trị.

3 ngày vừa qua, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đón nhận rất đông trẻ đến khám, điều trị, tăng gấp 2 lần so với những thời điểm bình thường. Theo tổng hợp của Bệnh viện Sản - nhi Nghệ An, trong hai ngày 01-02/6, có khoảng trên 1.000 trẻ đến khám điều trị. Riêng trong sáng ngày 03/6, có tới 15 trẻ phải nhập viện vào khoa hô hấp, nâng số bệnh nhân ở khoa lên trên 100 cháu....

Số lượng trẻ đến khám đông, thời tiết nóng bức, người nhà và bệnh nhân phải chờ đợi trong mệt mỏi.

Hầu hết các trẻ mắc bệnh do ảnh hưởng của thời tiết như hô hấp, tiêu chảy, sốt phát ban, sốt virus v.v.. Bà Nguyễn Thị Loan ở xã Bài Sơn, Đô Lương đưa cháu ngoại Nguyễn Ngọc Trinh 4 tuổi đến khám cho hay:

“ Bố mẹ cháu đi làm ăn xa, cháu ở với bà. Sáng qua cháu còn vui chơi, ăn uống bình thường; đến khoảng 9-10h thấy cháu sỗ mũi và bảo đau họng. Sờ trên trán cháu thấy bắt đầu sốt, tôi cho cháu uống hạ sốt nhưng không đỡ, đến gần sáng nay thấy cháu sốt cao liên tục, mắt lờ đờ. Tôi lo quá đưa cháu  xuống đây khám thì bác sĩ kết luận cháu bị bệnh viêm phế quản cấp ”.

Không chỉ ở phòng khám mà tại các khoa điều trị cũng rất đông bệnh nhân. Ở Khoa Hô hấp, phần lớn các bệnh nhi nhập viện có biểu hiện ho nhiều, khó thở, thở khò khè, sốt cao, ỉa chảy. Ở Khoa Truyền nhiễm, có nhiều trẻ mắc những chứng bệnh nguy hiểm như bệnh viêm não, uốn ván,  thủy đậu, tay chân miệng. Ngoài ra có khá nhiều trẻ mắc bệnh viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, nhiễm khuẩn da

Thời tiết sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp, nắng nóng từng đợt dài sẽ là điều kiện để một số dịch bệnh phát triển. Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà – Trưởng Khoa Khám bệnh nhận định: Khi các đợt nóng gay gắt xuất hiện, kéo dài thì dịch bệnh mùa hè nhất là ở trẻ em và người già sẽ có dịp bùng phát như: sốt vi rút, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp, viêm màng não phát triển.

Cần chủ động phòng bệnh cho trẻ

Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Anh Sơn - Trưởng Khoa hô hấp cho biết: Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về đường hô hấp ở trẻ là do lạm dụng điều hòa nhiệt độ. Cơ quan cảm thụ của bộ máy hô hấp ở trẻ rất nhạy cảm với không khí lạnh. Khi trẻ hít thở không khí lạnh nhiều, niêm mạc hô hấp phản ứng lại bằng sự xung huyết, phù nề và tăng tiết dịch.

Sự phù nề và xung huyết đường hô hấp kéo dài sẽ là môi trường thuận lợi cho các loại vi sinh gây bệnh phát triển, tạo nên đợt bùng phát các bệnh mạn tính của đường hô hấp.

Để phòng các bệnh đường hô hấp cho trẻ, phụ huynh không nên để quạt điện thổi thẳng vào người trẻ nhỏ, vì trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh; không bật quạt sau khi vừa tắm xong; không đột ngột ra - vào phòng có gắn máy điều hòa đang hoạt động để tránh cảm lạnh.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà – Trưởng Khoa Khám bệnh khuyến cáo: Mùa hè, trẻ em là đối tượng rất dễ nhiễm bệnh, vì vậy các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn đến sức khỏe của trẻ. Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, điều trị bệnh.

Nếu thấy trẻ có dấu hiệu: ho, sốt, tiêu chảy, khó chịu, bú ít, ngủ ít hoặc ngủ nhiều hơn bình thường, quấy khóc và nhịp thở nhanh, dồn dập thì nên đưa trẻ đi khám. Các bậc cha mẹ cũng nên chú ý, không tự chữa cho con tại nhà, bởi cách điều trị không đúng sẽ khiến tình trạng của trẻ càng nặng hơn và dẫn đến nhiều biến chứng khó lường.

Bác sĩ Bùi Anh Sơn - Trưởng khoa Hô Hấp cho biết: Có rất nhiều trẻ bị bệnh đang điều trị ở Khoa có liên quan đến việc sử dụng điều hòa.

Bác sĩ Bùi Anh Sơn - Trưởng khoa Hô Hấp cho biết: Có rất nhiều trẻ bị bệnh đang điều trị ở Khoa có liên quan đến việc sử dụng điều hòa.

Phụ huynh cần quan tâm đến vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho trẻ; thực hiện tiêm chủng đối với những bệnh như thủy đậu, ho gà, quai bị, rubella; cần cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, chế độ ăn cần đa dạng, tăng cường rau quả giàu vitamin C, A để hỗ trợ hệ miễn dịch….

Phòng bệnh đường tiêu hóa, không để trẻ ăn rau sống, thức ăn ôi thiu, không uống nước lã, uống nhiều nước đá; sử dụng lồng bàn đậy đồ ăn và diệt ruồi nhặng; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và chế biến thực phẩm

Theo các bác sĩ:  Trong những ngày hè, ngoài phòng bệnh do thời tiết nắng nóng,  phụ huynh cần chú ý đề phòng những tai nạn thương tích cho trẻ. Đã có nhiều trường hợp trẻ em bị bỏng, điện giật, tai nạn giao thông, ngã gãy tay, gãy chân do leo trèo, súc vật cắn. Phụ huynh cần dạy cho trẻ nhận biết những nguy cơ gây tai nạn cho mình.

 

Mổ cứu sống thai nhi có dây rốn bị thắt nút hiếm gặp

http://thanhnien.vn/suc-khoe/mo-cuu-song-thai-nhi-co-day-ron-bi-that-nut-hiem-gap-841614.html

Sáng 3.6, bác sĩ Nguyễn Hồng Quang, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Cam Ranh (Khánh Hòa), cho biết các bác sĩ của khoa vừa thực hiện an toàn ca mổ cứu thai nhi có dây rốn bị thắt nút một vòng.

Sản phụ Võ Thị D. (34 tuổi, trú ở xã Cam Phước Tây, TP. Cam Ranh) nhập viện lúc 9 giờ ngày 31.5 với chẩn đoán mang thai lần thứ 4, thai 37 tuần tuổi. Sản phụ D. có tiền sử mổ lấy thai 2 lần nên khi có dấu hiệu chuyển dạ, sản phụ được chuyển mổ cấp cứu. Trong quá trình mổ lấy thai, các bác sĩ phát hiện thai nhi có dây rốn thắt nút 1 vòng. Đây là bệnh lý hiếm gặp, nó có thể gây thiếu oxy dẫn đến gây tử vong cho thai nhi trong tử cung, bệnh lý này gần như không thể phát hiện được trước khi sinh thường hoặc sinh mổ.

Sau 1 giờ phẫu thuật, thai nhi được lấy ra kịp thời và an toàn, bé gái cân nặng 2,9 kg. Các bác sĩ đã áp dụng ngay phương pháp "da kề da", nhằm duy trì thân nhiệt, để sớm ổn định sức khỏe cho hai mẹ con.

Hiện tại, sản phụ và thai nhi đều khỏe.

 

Lâm Đồng: 41 du khách nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

http://baotintuc.vn/van-de-quan-tam/lam-dong-41-du-khach-nhap-vien-nghi-do-ngo-doc-thuc-pham-20170603174116239.htm

http://dantri.com.vn/suc-khoe/28-du-khach-nguoi-myanmar-nhap-vien-nghi-do-ngo-doc-thuc-pham-20170603190130597.htm

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170603/28-nguoi-myanmar-nhap-vien-tai-da-lat-nghi-ngo-doc-thuc-pham/1325493.html

Chiều 3/6, Bác sĩ Nguyễn Xuân Tạo, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cho biết: 28 du khách người Myanmar và 1 người Việt Nam nghi ngộ độc thực phẩm đã được xuất viện sau gần 1 ngày điều trị. Hiện chưa có kết quả nguyên nhân dẫn đến 28 du khách nước ngoài phải nhập viện. Tuy nhiên, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Lâm Đồng đã lấy mẫu đưa đi xét nghiệm tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh.

Trước đó, lúc 7h30 sáng cùng ngày, khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng tiếp nhận 28 du khách người Myanmar nhập viện với các triệu chứng tiêu chảy, chóng mặt, đau bụng, nôn ói.

Ngay sau đó, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng đã tích cực cấp cứu, truyền nước cho các bệnh nhân.

Theo thông tin ban đầu, đoàn du khách gồm 28 người Myanmar đến du lịch tại Đà Lạt vào sáng 2/6 trong đó có 19 nữ, 9 nam người nước ngoài. Theo lời các bệnh nhân, đoàn đã lưu trú, ăn cơm tại 2 nhà hàng trên đường Hùng Vương, phường 10 và Nguyễn Du phường 9, thành phố Đà Lạt. Đến rạng sáng 2/6, những du khách bắt đầu có triệu chứng chóng mặt, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.

Cũng trong ngày 3/6, tại Lâm Đồng cũng xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm khác cũng khiến 13 du khách khác người Việt Nam đang đi du lịch và ăn uống tại 2 nhà hàng Đà Lạt phải nhập viện. Trong đó có 9 nữ, 4 nam đến từ Thành phố Hồ Chí Minh. Các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tiêu chảy, nôn ói. Đến chiều, các bệnh nhân nghi ngộ độc đã dần hồi phục và được xuất viện.

 

Việt Nam có máy điều trị ung thư hiện đại nhất thế giới

http://news.zing.vn/viet-nam-co-may-dieu-tri-ung-thu-hien-dai-nhat-the-gioi-post751772.html

http://khoe360.tienphong.vn/gia-dinh-suc-khoe/benh-vien-dau-tien-o-viet-nam-co-may-xa-tri-hien-dai-nhat-the-gioi-1154951.tpo

Hệ thống gia tốc xạ trị cho phép phối hợp xạ phẫu, có phần mềm tính toán chính xác liều lượng, vị trí và giảm thời gian xạ trị xuống còn 1-2 phút.

Từ 3/6, hệ thống gia tốc xạ trị hiện đại tại Bệnh viện K đi vào hoạt động theo chủ trương đầu tư của Bộ Y tế. Đây là hệ thống xạ trị hiện đại nhất trên thế giới hiện nay, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên của khu vực sở hữu hệ thống này.

PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc bệnh viện, cho biết hệ thống xạ trị gia tốc có bộ chuẩn trực 160 lá, cho phép xạ trị hướng dẫn hình ảnh, xạ trị điều biến thể tích, xạ phẫu khối u não, xạ trị cố định toàn thân khối u di động như phổi, tiền liệt tuyến nhờ kết hợp với kỹ thuật đồng bộ nhịp thở chủ động.

Hệ thống này cũng có phần mềm tính toán chính xác liều lượng, vị trí cần xạ trị, giảm thời gian xạ trị xuống còn 1-2 phút, giúp bệnh nhân hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của tia xạ tới các mô lành. Đặc biệt, bệnh nhân khi xạ phẫu bằng hệ thống này vẫn được bảo hiểm y tế chi trả như bình thường.

Song song thiết bị điều trị là hệ thống PET/CT với khả năng phát hiện ung thư ở những giai đoạn sớm nhất mà các thiết bị chẩn đoán hình ảnh như CT, MRT không thể phát hiện được. PET/CT cũng được sử dụng để đánh giá hiệu quả điều trị, xác định bệnh nhân có còn tế bào di căn hay không. Tại miền Bắc, mới có ba bệnh viện có hệ thống PET/CT gồm: Việt Đức, Bệnh viện 108 và K.

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Viết Tiến đánh giá khi đưa đồng bộ hai hệ thống này vào hoạt động, sẽ giúp bệnh nhân ung thư tăng cơ hội điều trị ở giai đoạn sớm, tăng hiệu quả điều trị, giảm chi phí.

Theo Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, ước tính tại Việt Nam có khoảng 94.000 người chết vì ung thư/năm, tỷ lệ tử vong đứng thứ 78/172 quốc gia được điều tra. Đáng lo ngại, số người mắc mới ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một tăng nhanh, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 ca năm 2010 và dự kiến sẽ vượt 190.000 ca vào năm 2020.

 

Ung thư, không hẳn trời kêu ai nấy dạ!

http://plo.vn/suc-khoe/bac-si-noi/ung-thu-khong-han-troi-keu-ai-nay-da-706483.html

Dưới góc nhìn bi quan thường tình của nhiều người, ung thư là chuyện may rủi trời kêu ai nấy dạ. Sai, vì trong cùng bối cảnh sinh hoạt không hẳn ai cũng bị mắc bệnh như nhau.

Bên cạnh yếu tố di truyền, cơ tạng, các căn bệnh đòn bẩy như viêm gan, loét dạ dày…, ung thư tuy là chuyện không của riêng ai nhưng rõ ràng là chuyện không ai giống ai.

Chữa cháy đừng chữa cầm canh

Nếu thầy thuốc chuyên khoa ung bướu trước đây vài thập niên chỉ tập trung vào giải pháp cắt lóc trên bàn mổ, vào sức đốt của chiếc máy xạ trị, vào tác dụng diệt bào của hóa chất tổng hợp để “bướu đâu chữa đó” thì nhà điều trị thời nay đã thay đổi quan điểm từ khi phát hiện bệnh ung thư là bệnh có thể phòng ngừa cho dù gián tiếp trong khi chưa có thuốc chủng. Đó là:

Không thể nào loại trừ mầm bệnh ung thư từ độc chất trong môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, thực phẩm không an toàn vệ sinh, phế phẩm của rối loạn biến dưỡng, tia tử ngoại trong ánh nắng gay gắt, từ phế phẩm ôxy hóa do rối loạn nội tiết tố… Tế bào ung thư vì thế chực chờ trong mỗi cơ thể. Tuy vậy, ung bướu ác tính chỉ có thể thành hình khi tế bào ung thư tập trung được số lượng đủ sức gây bệnh. Phân tán lực lượng tế bào ung thư bằng cách “hai mặt giáp công”, vừa giải độc kịp thời cho cơ thể vừa cung ứng hoạt chất trung hòa chất sinh ung thư, vì thế là biện pháp mang ý nghĩa phòng ngừa.

Trong tình huống đằng nào cũng phải sống chung với lũ, nguyên tắc ngăn chặn ung thư là làm sao một mặt giới hạn các yếu tố tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát tán như stress, rượu bia, thuốc lá… Mặt khác cần liên tục tiếp sức để bảo vệ cấu trúc khỏe mạnh của tế bào, thay vì đem tế bào bỏ chợ trước móng vuốt của chất gây rỉ sét, chất gây biến thể tế bào của tập thể chất ôxy hóa ngoại lai cũng như nội tại.

Mài thật nhọn khả năng phát hiện của thực bào và bạch cầu để lực lượng này truy diệt tế bào ung thư ngay khi bệnh nguyên còn trong trứng nước.

Trong nhiều trường hợp, nếu được phát hiện sớm, càng sớm càng tốt, không quá nhiêu khê để cầm chân bệnh ung thư.

Thắng bại ở hiệp hai!

Hiệu quả của liệu pháp chống ung thư, từ thao tác ngoại khoa bước qua hóa trị cho đến xạ trị, rõ ràng đã hiệu quả hơn xa rất nhiều nhờ tiến bộ nhảy vọt trong kỹ thuật chẩn đoán và phương tiện điều trị. Nếu trong vài thập niên trước đây mục tiêu điều trị hầu như chỉ là chữa cháy cầm canh, còn nước còn tát, ít nhiều may rủi thì thầy thuốc hiện nay không còn thất thế khi phải đối đầu với ung bướu ác tính. Khác với quan điểm sớm muộn cũng thua, thống kê của ngành y trong thập niên gần đây cho thấy tỉ lệ sống còn sau khi được điều trị bằng liệu pháp đặc hiệu đang và sẽ tiếp tục được cải thiện nếu biết sớm, chữa sớm.

Chuyện gì cũng có lý do

Điều đáng nói là tỉ lệ tử vong vì ung thư rõ ràng không đồng nhất nếu so sánh nơi này với nơi khác. Số trường hợp đau buồn tất nhiên tùy thuộc mức độ bệnh lý trước đó, loại ung bướu, cơ tạng của bệnh nhân khi phát hiện bệnh cũng như kinh nghiệm điều trị của thầy thuốc. Bên cạnh đó, yếu tố quyết định chính là liệu pháp hỗ trợ trong giai đoạn hậu ung thư. Nhờ nhiều công trình thống kê kéo dài hàng chục năm với cả trăm ngàn đối tượng, có thể khẳng định là bệnh nhân không chỉ sống còn, không chỉ sống lâu mà sống với chất lượng cuộc sống như mong muốn nếu nạn nhân, sau khi qua cơn cấp bách, được tiếp tục theo dõi định kỳ để thầy thuốc can thiệp đúng lúc. Hay hơn nữa nếu bệnh nhân được hỗ trợ sức đề kháng bằng hoạt chất sinh học có công năng bảo vệ cấu trúc toàn diện của tế bào. Khéo hơn nhiều nếu dược liệu thiên nhiên thuộc nhóm “phòng ngừa ung thư” được kết hợp càng sớm càng tốt trong phác đồ điều trị để vừa nâng đỡ

tổng trạng của người bệnh, vừa giới hạn phản ứng phụ khó tránh của hóa-xạ trị, liệu pháp có hiệu quả nhanh hơn và thời gian trị liệu ngắn hơn. Quan trọng vô cùng là tỉ lệ di căn trong giai đoạn hậu ung thư rõ ràng thấp hơn.

Trận chiến còn dài sau ngày xuất viện

Giai đoạn hậu ung thư là thời điểm vô cùng nhạy cảm không chỉ vì đòn đánh nguội, đánh lén của tế bào ác tính. Đó là cơ hội để nhiều bệnh chứng nghiêm trọng khác thừa nước đục thả câu vì sức kháng bệnh của nạn nhân chẳng khác nào ngọn đèn leo lét trước gió. Đó chính là lý do tại sao thầy thuốc coi trọng quan điểm điều trị toàn diện, đang đặt mục tiêu tăng cường sức đề kháng trong giai đoạn hậu ung thư ngang hàng với liệu pháp đặc hiệu. Đó cũng là động cơ khiến càng lúc càng có nhiều nhà điều trị trên khắp năm châu trong thập niên gần đây đã vận dụng hoạt chất sinh học trong dược liệu đã được xác minh tác dụng qua kiểm nghiệm lâm sàng như nhân sâm, lộc nhung, linh chi, đông trùng hạ thảo… để vừa bọc lót các cơ quan trọng yếu về mặt giải độc như lá gan, trái thận, khung ruột, vừa mài nhọn sức đề kháng thay vì phó mặc may rủi cho định mệnh.

Phòng tránh ung thư có điểm tương đồng với kinh tế. Tất nhiên thuận tiện nếu có được ngoại viện. Nhưng khéo hơn nhiều nếu khỏe nhờ nội lực. Vỏ quýt khó dày nếu móng tay đủ nhọn. Cho dù ung thư có trăm mưu ngàn chước vẫn có thể ngăn chặn căn bệnh này nếu biết cách tận dụng sức bật của hệ thống phòng vệ bằng cách tiếp hơi đúng lúc thông qua hoạt chất sinh học vừa hiệu quả lại thêm an toàn.

 

Đắp thuốc nam, hàng trăm ấu trùng ký sinh trên vết thương

http://dantri.com.vn/suc-khoe/dap-thuoc-nam-hang-tram-au-trung-ky-sinh-tren-vet-thuong-20170603055910406.htm

Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết, các bác sĩ của BV này vừa thực hiện phẫu thuật làm sạch ổ áp xe nhiễm trùng cánh tay cho bệnh nhân Lý Phúc K, 51 tuổi, trú tại Minh Khương, Hàm Yên, Tuyên Quang.

Bệnh nhân nhập viện từ ngày 31/5 trong tình trạng đau nhức vùng cánh tay phải kèm theo chảy dịch mủ thối và nhiều ấu trùng đang sống ký sinh tại vị trí ổ nhiễm trùng.

Gia đình bệnh nhân cho biết: Trước khi nhập viện khoảng gần 1 tháng, bệnh nhân K bị nhọt ở cánh tay, đã tự điều trị ở nhà nhưng không khỏi, sau đó có đi “bốc thuốc nam” về để hàng ngày rửa vết thương, sau 1 tuần rửa thấy sưng đau nhiều hơn, rỉ máu nên gia đình đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh khám và điều trị.

Thạc sỹ - Bác sỹ Quàng Văn Hải, Phó trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang - Bác sỹ trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân Kim cho biết: Trong hơn 1 giờ phẫu thuật, kíp mổ đã tiến hành cắt lọc các tổ chức hoại tử, loại bỏ những ấu trùng đang sống trong tổ chức cơ trên cánh tay phải của bệnh nhân Kim.

Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, giảm hẳn cảm giác đau do ấu trùng bò trong cơ và tiếp tục được điều trị, theo dõi, chăm sóc sau mổ tại khoa Chấn thương chỉnh hình.

Bác sỹ Hải khuyến cáo: Việc tự ý sử dụng thảo dược không rõ nguồn gốc rất nguy hiểm, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi trùng, vi khuẩn phát triển trên các

vết thương hở. Người bệnh không nên tự ý đi “bốc thuốc nam” ở các “thầy lang” về để uống, bôi hoặc rửa vết thương mà nên đến các cơ sở y tế sớm để được khám bệnh và điều trị bệnh.

 

Bán mật ong nuôi quảng cáo ong rừng: Coi chừng mang họa

http://plo.vn/an-sach-song-khoe/ban-mat-ong-nuoi-quang-cao-ong-rung-coi-chung-mang-hoa-706024.html

Mật ong rừng có nhiều tác dụng “thần kỳ” nên được bán với giá rất cao, dựa vào đặc điểm này nhiều người bán đã tìm cách pha giả mật ong để bán. Lỗi này bị xử lý rất nặng mà nhiều người không biết.

Mật ong được coi như một loại thuốc quý, có nhiều công dụng rất tuyệt vời như phòng chống nhiễm trùng, làm tăng sức đề kháng, trị ho, viêm loét dạ dày, làm đẹp da,… chính vì những lý do trên mà hiện nay trên thị trường nhiều người đổ xô nhau đi bán mật ong. Bán từ các cửa hàng, bán tại nhà, ở các chợ và ngay trên các vỉa hè.

Làm giả và giới thiệu không đúng hàng

Vì mật ong rừng hiện nay rất quý hiếm nên giá thành rất cao, nhiều nơi bán dao động 600.000-1.500.000 đồng/lít, tùy nơi xuất xứ của mật ong.

Đáng chú ý là có nhiều nơi dùng công nghệ để lấy đường làm mật ong. Nguyên liệu chính để làm mật ong giả là đường, nước lọc, phèn hoặc chanh tươi và vỏ cây núc nác. Sau khi chế biến “mật ong” bằng những loại nguyên liệu này người làm mật ong giả rót vào chai và cho thêm một ít sáp ong và một vài giọt mật ong thật lên phía trên để có mùi thơm giống mật ong rừng. Sau khi thành phẩm những người làm mật phân phối cho nhiều nơi để bán với nhiều mức giá khác nhau. Phổ biến là giá khoảng 200.000-400.000 đồng/lít.

Hiện nay có trường hợp nhiều người lấy mật ong của những hộ nuôi với số lượng lớn với giá khoảng 100.000-150.000/lít, sau đó rao bán trên mạng hoặc mang bày bán ở một số chợ với giá 500.000-700.000 đồng/lít vì những người này giới thiệu với người mua là mật ong lấy từ rừng. Trường hợp bán ở chợ còn có người mang thêm cả một ít lá tràm, sáp ong để người mua tin đó là mật ong rừng.

Tiếp xúc với một hộ nuôi ong ở Long An, chị N. cho biết “nhà tôi nuôi ong khoảng ba năm nay, tôi cung cấp chủ yếu cho công ty, công ty lấy với giá khoảng 50.000-60.000 đồng/lít tùy thời điểm, họ lấy với số lượng lớn mới có giá đó. Những người mua lẻ mỗi lần trên 10 lít tôi lấy giá 100.000 đồng/lít, mua một hay hai lít thì lấy giá 150.000 đồng/lít. Đa số những người mua khoảng 10 lít là để bán lại, họ rao đó là mật ong rừng và bán giá khoảng 500.000 đồng/lít".

Cách xử lý người bán mật ong không đúng chất lượng

Theo luật sư Đặng Thành Trí, tại điểm a, b khoản 5 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP thì hành vi quảng cáo “lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo” và hành vi quảng cáo “sai sự thật,  không đúng chất lượng, công dụng, chủng loại của hàng hóa” sẽ bị phạt tiền 50-70 triệu đồng.

Ngoài ra, việc làm giả mật ong nếu gây thiệt hại cho “tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe” của người tiêu dùng sẽ bị xử lý hình sự.

 

Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn

http://www.sggp.org.vn/benh-vien-cho-ray-phnom-penh-tim-giai-phap-thao-go-kho-khan-448262.html

Sau 3 năm đi vào hoạt động, BV Chợ Rẫy Phnom Penh ở Vương quốc Campuchia đã đạt được một số thành quả nhưng vẫn còn khó khăn.

Ban lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh đã nêu những khó khăn đang đặt ra với đoàn lãnh đạo TPHCM do đồng chí Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND TP, làm trưởng đoàn, trong chuyến làm việc với Hội đồng quản trị Công ty Liên doanh TNHH BV Chợ Rẫy Phnom Penh ở Vương quốc Campuchia vừa qua.

Sẽ có lãi, nếu…

Với tinh thần hợp tác hữu nghị và  xuất phát từ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Campuchia, BV Chợ Rẫy Phnom Penh được khởi công vào năm 2010, hoạt động từ năm 2014. Quy mô BV Chợ Rẫy Phnom Penh 500 giường bệnh, hiện đã hoàn thành giai đoạn 1 và đi vào hoạt động với 200 giường bệnh; gồm các chuyên khoa nội, ngoại, nhi, sản, khu cấp cứu, khu khám đa khoa và điều trị ngoại trú, khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa xét nghiệm... Ngoài cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu, công nghệ quản lý điều hành, đội ngũ nguồn nhân lực được sự trợ giúp từ các y, bác sĩ của BV Chợ Rẫy TPHCM và nhiều BV lớn khác tại TP. Để thêm thuận tiện cho người dân Campuchia không nhất thiết phải sang TPHCM chữa trị, mới đây, BV Chợ Rẫy Phnom Penh còn thêm 2 khoa mới là Điều trị hóa trị và Chạy thận nhân tạo.  

Sau 3 năm đi vào hoạt động, đến nay BV đã đạt những hiệu quả nhất định như số thu tăng dần qua từng năm, nhân lực được đào tạo tại chỗ và chuyển giao công nghệ cho các bác sĩ nước bạn… Các số liệu từ Hội đồng quản trị Công ty Liên doanh TNHH BV Chợ Rẫy Phnom Penh cho thấy, đến nay các bác sĩ Campuchia đã có thể đảm đương được toàn bộ mảng cấp cứu. Năm 2016 đã cấp cứu 4.568 ca; phẫu thuật trong quý 1-2017 cũng tăng 10% so với cùng kỳ 2016. Hầu hết các lĩnh vực được trên 90% người bệnh đánh giá hài lòng…

Tuy nhiên, theo Hội đồng quản trị BV này, hiện BV vẫn chưa có lãi, tức là đang trong giai đoạn từ lỗ nhiều sang lỗ ít và 2 năm nữa bắt đầu có lãi nếu các khó khăn được giải quyết.

Xem xét cho vay bằng nguồn vốn kích cầu

Những khó khăn thách thức đang đặt ra với BV là từ khi đi vào hoạt động đến nay chưa được tăng vốn đầu tư, giải ngân chậm, nguồn nhân lực tại chỗ không ổn định… Bên cạnh đó còn là sự cạnh tranh gay gắt từ các BV có vốn nước ngoài khác đang hoạt động ở Camphuchia. Các BV này luôn nâng cấp, trang bị thiết bị mới nên lãnh đạo BV Chợ Rẫy Phnom Penh  đã đề xuất thúc đẩy nhanh việc tăng vốn đầu tư, cơ cấu lại nợ, có chế độ khen thưởng, động viên với cán bộ y tế sang BV Chợ Rẫy Phnom Penh làm việc... 

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Thu đánh giá cao những kết quả mà đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên của BV Chợ Rẫy Phnom Penh đã đạt được thời gian qua. Không chỉ giỏi tay nghề, chính sự ân cần, tận tụy phục vụ của đội ngũ này đã tạo niềm tin cho người bệnh. Hơn nữa, BV đã trở thành cầu nối thắt chặt mối quan hệ giữa 2 TP nói riêng và 2 nước nói chung.

Với các kiến nghị đề xuất tăng vốn của ban lãnh đạo BV Chợ rẫy Phnom Penh, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thu cho biết TPHCM đã gửi văn bản xin ý kiến Thủ tướng nhưng đến nay chưa có kết quả trả lời. Đồng chí Nguyễn Thị Thu đề nghị lãnh đạo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND TPHCM về việc xem xét cho BV vay bằng nguồn vốn kích cầu của TP nếu chờ đợi Trung ương trả lời quá lâu. Còn những kiến nghị về chế độ khen thưởng, động viên với cán bộ y tế sang BV Chợ Rẫy Phnom Penh làm việc, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thu cho rằng: “Việc này không khó khăn, TP luôn sẵn sàng nhưng BV Chợ Rẫy Phnom Penh phải có những đề xuất cụ thể”.

Trong chuyến công tác này, đoàn lãnh đạo TPHCM cũng đến làm việc tại Tòa đô chính Phnom Penh Ông Pa Socheatevong, Đô trưởng thủ đô Phnom Penh, chân tình, thẳng thắn cho rằng: “Dù có nhiều kết quả nhưng thời gian qua, BV Chợ Rẫy Phnom Penh chưa phát huy hết tiềm năng của mình, nhiều ca bệnh nặng vẫn phải chuyển về TPHCM để điều trị hoặc đưa bác sĩ từ TPHCM sang, nên rất cần đầu tư thêm trang thiết bị, đào tạo nhân lực tại chỗ”.

 

Anh phát triển thành công thuốc mới điều trị ung thư cho kết quả khả quan

http://cand.com.vn/kham-pha-chuyen-la/anh-phat-trien-thanh-cong-thuoc-moi-dieu-tri-ung-thu-cho-ket-qua-kha-quan-443968/

Một loại thuốc mới điều trị ung thư buồng trứng có thể tạo ra bước đột phá quan trọng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh này trong một thập niên qua, theo các nhà nghiên cứu.

Trong quá trình thử nghiệm, ONX-0801 giảm đáng kể khối u cho 7/15 bệnh nhân và các chuyên gia cho biết nó có thể kéo dài sự sống của bệnh nhân hơn 6 tháng. Các bác sĩ miêu tả kết quả là một “sự kỳ diệu” sau khi có nhiều bệnh nhân có phản ứng tốt.

Mục đích của thử nghiệm là kiểm chứng độ an toàn, tuy kết quả tốt, các nhà nghiên cứu vẫn muốn tiếp tục đạt đến cấp độ cao hơn càng sớm càng tốt.

Thử nghiệm là một phần chương trình nghiên cứu có quy mô lớn hơn của Viện khoa học Nghiên cứu Ung bướu (ICR) và Qũy Y tế Hoàng gia Marsen ở London, Vương quốc Anh.

ONX-0801 đi vào tế bào ung thư bằng cách giả làm axít folic, ung thư buồng trứng có một số lượng lớn thụ thể đối với axít folic.

Sau đó, nó tiêu diệt các tế bào bằng cách ngăn chặn hoạt động của một loại protein có tên gọi thymidylate synthase.

Tiến sĩ Udai Banjeri, người chỉ đạo hoạt động nghiên cứu cho biết, công tác tại  ICR cho biết cần có nghiên cứu sâu hơn để loại thuốc mới kéo dài hơn nữa sự sống cho bệnh nhân.

Bà Marianne Heath 68 tuổi, tiếp nhận thuốc mới như một phần giai đoạn thử nghiệm tại Marsen.

Người phụ nữ sống ở Oxshott được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng giai đoạn 3 vào năm 2011.

Bà bắt đầu dùng ONX-0801 vào tháng 9-2016, với liều lượng 2 tuần/lần trong 12 tuần liên tục, và toàn bộ khối u đã co lại.

Bệnh nhân cho biết có cảm giác mệt mỏi, nhưng không đáng kể, điều đó chứng tỏ tác dụng phụ của thuốc mới là rất ít.

Annwen Jones, giám đốc điều hành Qũy nghiên cứu thuốc chống ung thư buồng trứng Anh quốc [TOC] cho biết: “Nghiên cứu này cho thấy kết quả khả quan, mặc dù chỉ cần 1 mẫu nhỏ và đang trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu”

“Vì hiện chỉ có vài sự lựa chọn điều trị hiệu quả đối với ung thư buồng trứng, nên cách tiếp cận để tạo ra phương pháp điều trị ung thư mới hiệu quả và ít tác dụng phụ hơn đáng được hoan nghênh”, ông chia sẻ.

 

Đòi bồi thường "tuổi thơ bị hủy hoại" vì xét nghiệm nhầm HIV

http://anninhthudo.vn/doi-song/doi-boi-thuong-tuoi-tho-bi-huy-hoai-vi-xet-nghiem-nham-hiv/730223.antd

Một phụ nữ 20 tuổi đang kiện Bộ Y tế Thái Lan, đòi bồi thường  cho "tuổi thơ bị hủy hoại" vì đã chẩn đoán nhầm rằng chị mang HIV từ năm 8 tuổi, nhưng mãi gần đây chị mới phát hiện mình không có virus này.

ảnh 1Suthida Saengsumat (ảnh), người nội trợ đang sống ở tỉnh Roi-et, đông bắc Thái Lan cho biết, do bị cho là dương tính với HIV nên từ nhỏ, chị thường bị chúng bạn và trẻ con ghẻ lạnh. “Đêm nào tôi cũng khóc một mình. Không có khoản tiền nào có thể bù đắp lại với những gì tôi đã mất và muốn nói với bác sĩ”.

Saengsumat nhận thông báo là bị nhiễm HIV sau khi được giáo viên đưa đi xét nghiệm 12 năm trước. Thời điểm đó, bố chị đã chết vì AIDS còn mẹ thì dị ứng nghiêm trọng. Saengsumat không được xét nghiệm lần thứ hai và bắt đầu dùng thuốc kháng virus hàng ngày.

Sự kỳ thị khiến người phụ nữ này đã phải bỏ học. Sau khi kết hôn, mặc dù sử dụng biện pháp tránh thai, cô đã mang thai và sinh con đầu lòng cách đây 5 năm. Sau khi kết quả xét nghiệm HIV của con mình là âm tính, Saengsumat quyết định làm xét nghiệm cho mình. Kết quả cho thấy, chị không có virus HIV.

Vẫn nghi ngờ về tình trạng sức khỏe của mình, hôm 2-6, Saengsumat đã xét nghiệm lại sau một tuần. Nhận kết quả âm tính, Saengsumat bật khóc. Chị nói với Bangkok Post: “Hai con của tôi giờ sẽ không phải xấu hổ hoặc trốn tránh người khác vì tôi không phải là người có HIV”.

Bà Preeyanant Lorsermwattana, Chủ tịch mạng lưới những người bị ảnh hưởng bởi sự sơ suất y tế của Thái Lan cho biết, thực tế đã xảy ra một vài trường hợp bị chẩn đoán sai tương tự. Cụ thể, một y tá tại Phuket do chẩn đoán nhầm nhiễm HIV nên phải uống thuốc chống virus trong 4 năm và mất cơ hội đi làm việc ở nước ngoài.

 

Hóa chất trong dầu gội, rượu và khói xe gây ung thư như thế nào?

http://dantri.com.vn/suc-khoe/hoa-chat-trong-dau-goi-ruou-va-khoi-xe-gay-ung-thu-nhu-the-nao-20170603093336939.htm

Các nhà khoa học Anh và Thụy Sĩ vừa khám phá ra cơ chế gây ung thư của một nhóm hóa chất có trong các loại dầu gội đầu, rượu và khói xe. Các hóa chất này đã được biết đến như nguyên nhân gây ung thư.

Các hóa chất như aldehyd “đi” vào cơ thể với lượng nhỏ và có thể tìm thấy ở mọi nơi, từ tự nhiên cho tới nhân tạo (mỹ phẩm, vật liệu xây dựng, khói thuốc…).

GS Ashok Venkitaraman, trưởng nhóm nghiên cứu, công tác tại ĐH Cambridge, cho biết: “Chúng ta đều biết aldehyde không tốt và có liên quan với ung thư nhưng chúng ta chưa bao giờ biết chúng gây hại cho các protein trong tế bào quan trọng đối với sự ngăn ngừa những tổn thương ADN mà cũng có thể gây ung thư”.

Các gen BRCA2 khỏe mạnh đi theo cặp sẽ tạo ra một protein giúp sửa chữa ADN và điều chỉnh sự tăng trưởng của tế bào. Sự đột biến gen BRCA2 có thể dẫn đến sự tăng trưởng tế bào không kiểm soát mà có thể gây ra ung thư vú, ung thư buồng trứng ở nữ và ung thư tuyến liền liệt ở nam giới.

Do đó, nghiên cứu do các nhà khoa học trường ĐH Cambridge và Viện Sinh học hệ thống phân tử và ĐH Zurich (Thụy Sĩ) thực hiện, tập trung vào gen BRCA2 và tác động của aldehyd lên gen này.

Nghiên cứu được đăng tải tạp chí Cell, đã sử dụng các tế bào người được biến đổi để xem aldehyde từ các nguồn khác nhau gây ung thư như thế nào.

Kết quả cho thấy rằng tiếp xúc với aldehyd làm giảm lượng protein sửa chữa ADN mà gen BRCA2 có thể tạo ra. Và ở những người mang sẵn gen BRCA2 lỗi thì aldehyde tiếp tục làm giảm số lượng protein có khả năng sữa chữa. Điều này khiến ADN tổn thương không thể phục hồi, làm tăng nguy cơ ung thư.

Do nghiên cứu mới ở giai đoạn đầu nên chưa thể nói mức độ tiếp xúc với aldehyde ở lượng như thế nào là an toàn hay độc hại

 

Cậu bé nặng 190 kg cắt dạ dày để giảm cân

http://news.zing.vn/cau-be-nang-190-kg-cat-da-day-de-giam-can-post751690.html

Arya Permana, 11 tuổi, sống tại Karawang, Tây Java, Indonesia, nặng tới 190 kg là người trẻ nhất thế giới thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày để giảm cân.

Arya được mệnh danh là “cậu bé nặng nhất thế giới”, có trọng lượng cơ thể gấp 6 lần những người bạn đồng trang lứa.

Sau nhiều năm duy trì chế độ ăn 5 bữa một ngày, cha mẹ của Arya bị thuyết phục rằng con trai họ cần phải nhanh chóng tiến hành phẫu thuật hoặc cậu bé sẽ chết.

Tháng 4 vừa qua, sau khi trải qua ca phẫu thuật kéo dài 5 tiếng tại Bệnh viện Omni, Jakarta, Arya trở thành người trẻ tuổi nhất trên thế giới thực hiện cắt bỏ một phần dạ dày để giảm cân.

Chỉ một tháng sau ca phẫu thuật, Arya đã giảm được gần 31 kg, tương đương với khoảng 1/6 trọng lượng cơ thể. Các bác sĩ hy vọng cân nặng của Arya sẽ giảm thêm 100 kg trong vòng 12 tháng tới sau khi đã cắt bỏ một phần lớn dạ dày.

Các bác sĩ cho biết tình trạng của Arya trước khi phẫu thuật là rất nguy hiểm và nếu không kiểm soát được cân nặng, cậu bé có thể tử vong. Mục đích của phẫu thuật thu nhỏ dạ dày khiến Arya nhanh có cảm giác no hơn, qua đó làm giảm sự thèm ăn cũng như lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

Trước khi phẫu thuật, Arya đã sống bằng một chế độ ăn hàng ngày gồm có gà rán, cơm, mì và kem chocolate. Ảnh: Channel 5/Barcroft Productions.

Cha mẹ của Arya đã cố gắng giúp con mình giảm cân bằng các bài tập thể dục. Nhưng họ vẫn tiếp tục cho con ăn các loại cà ri có nhiều mỡ và các thức ăn chứa nhiều cholesterol, chẳng hạn như cá cơm ướp muối và trứng luộc.

Chỉ khi tình trạng sức khoẻ của Arya dần trở nên nguy hiểm, bố mẹ cậu bé mới chấp nhận sự thật rằng con trai của họ cần được trợ giúp về y tế khẩn cấp.

Cha của Arya, ông Soemantri, 45 tuổi, một nhân viên an ninh, nói: “Mỗi bữa thằng bé ăn hai gói mì, hai quả trứng, khoảng nửa kg thịt gà và cơm. Mỗi ngày, nó có thể ăn từ 4-6 bữa như thế”.

Mẹ cậu bé chia sẻ: “Thật buồn khi nhìn Arya cố gắng đứng dậy, thằng bé thở nặng nhọc sau khi đi bộ được 5 m. Tôi là người đáng trách nhất vì không kiểm soát lượng thức ăn của con. Tôi cho thằng bé ăn vì tôi yêu nó”.

Bác sĩ Handy Wing, người đã thực hiện ca phẫu thuật nói rằng Arya có nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ mặc dù còn rất trẻ.

Cậu bé trở nên béo phì từ khi nào?

Khi chào đời, cân nặng Arya là 3,7 kg và phát triển bình thường cho đến khi 5 tuổi. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 4 năm tiếp theo, trọng lượng cơ thể của cậu bé

đã lên đến 127 kg, kích thước quá khổ của Arya khi 9 tuổi bắt đầu thu hút sự chú ý của mọi người.

Mọi người thường dừng lại và chụp ảnh Arya trước khi các đơn vị truyền thông trong nước và quốc tế đưa tin về “đứa trẻ nặng nhất thế giới”. Ảnh: Ade Soemantri/Barcroft Images.

Sau sự cố ngã quỵ trong buổi lễ chào cờ ở trường, các bác sĩ hàng đầu của Indonesia đã bắt đầu quan tâm đến Arya. Một nhóm các chuyên gia đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm để tìm hiểu các bất thường trong hormone di truyền của cậu bé. Họ phát hiện thấy nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) của Arya khá cao, tuy nhiên điều này là không đủ để giải thích về tình trạng béo phì của cậu bé.

Các bác sĩ đã quyết định theo dõi chặt chẽ lượng tiêu thụ của mình với nhật ký. Họ nhận thấy sự khác biệt giữa những gì mà cậu bé 11 tuổi nói rằng mình đã ăn và cha mẹ cho em ăn.

Cách chăm sóc con của cha mẹ Arya đang “giết chết” cậu bé

Một chuyên gia hàng đầu về kiểm soát cân nặng, bác sĩ Grace Judio, làm việc tại Bệnh viện Omni, Banten (Indonesia) đã dành hai ngày tại gia đình Arya để tìm hiểu về thói quen ăn uống và sinh hoạt của cậu bé.

Bác sĩ Judio đã giải thích tình huống nghiêm trọng như thế nào và đưa ra một chế độ ăn uống nghiêm ngặt khi trao đổi với cha mẹ cậu bé.

Nhưng chỉ một tuần sau, cha mẹ của Arya thừa nhận họ phải rất khó khăn mới đảm bảo con trai của họ tuân thủ đúng chế độ ăn kiêng do bác sĩ Judio đưa ra.

Không thể làm gì khác, bác sĩ Judio đưa ra phương sách cuối cùng đó là phẫu thuật. Ban đầu gia đình đã từ chối nhưng họ đã nhận ra tình trạng nguy hiểm đang cận kề con trai mình và quyết định tiến hành phẫu thuật.

Arya, cậu bé “muốn ăn tất cả mọi lúc, mọi nơi”, có rất nhiều kế hoạch để thực hiện sau khi giảm cân: “Cháu sẽ đi bơi với bạn bè, chơi bóng đá và đạp xe nữa”.

Emcó thể phải đối mặt với các cơn đau dạ dày sau khi phẫu thuật và nguy cơ thiếu dinh dưỡng khi , bởi một số vitamin và khoáng chất bị hấp thu kém hơn do dạ dày nhỏ.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang