Thực hiện đấu thầu tập trung để "quản" giá thuốc
Hiện nay, phần lớn các địa phương trong cả nước tổ chức đấu thầu thuốc tập trung tại sở y tế để cung cấp thuốc cho các cơ sở y tế trên địa bàn. Nhưng từ năm sau, một số thuốc sẽ không tổ chức đấu thầu tại địa phương hoặc đấu thầu đơn lẻ tại các cơ sở y tế mà sẽ do Trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia thực hiện. Việc đấu thầu thuốc tập trung được cho là giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo đảm tốt hơn quyền lợi người bệnh có thẻ BHYT.
Giám đốc Trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia (Bộ Y tế) Nguyễn Trí Dũng cho biết, hiện nay, đơn vị đang tiến hành tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc ở các địa phương để lập dự trù, xây dựng kế hoạch đấu thầu, đàm phán giá và có thể có kết quả áp dụng cho các địa phương bắt đầu từ năm 2018. Có năm loại hoạt chất sẽ đấu thầu tập trung, tám hoạt chất áp dụng hình thức đàm phán giá. Thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia là những thuốc có tỷ trọng sử dụng lớn về giá trị và số lượng tại các cơ sở y tế trên cả nước, chủ yếu là các nhóm thuốc ung thư, tiểu đường, tim mạch. Thuốc đàm phán giá là các thuốc biệt dược gốc, thuốc hiếm chỉ có từ một đến hai nhà sản xuất và cần thiết cho nhu cầu sử dụng đặc thù của các cơ sở y tế. Hiện nay, các thuốc nói trên đang được đấu thầu tập trung bởi sở y tế các địa phương hoặc các bệnh viện trực tiếp mua sắm, tuy nhiên, do mỗi địa phương là một hội đồng đấu thầu, khiến chất lượng, giá cả của thuốc chênh lệch giữa các địa phương, các bệnh viện; quá trình đánh giá hồ sơ, chấm thầu mất nhiều thời gian; các nhà thầu tốn thời gian đi lại, mất chi phí mua hồ sơ mời thầu, bảo lãnh dự thầu… Thực hiện hình thức đấu thầu tập trung cấp quốc gia sẽ giải quyết được những bất cập nêu trên.
Về cách thức áp dụng kết quả đấu thầu tập trung cấp quốc gia cho địa phương, theo quy định của Thông tư 11/2016/TT-BYT, sau khi có kết quả lựa chọn nhà thầu, đơn vị mua sắm tập trung sẽ ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận khung với các nhà thầu trúng thầu. Trên cơ sở đó, các cơ sở y tế có nhu cầu mua thuốc sẽ ký kết hợp đồng trực tiếp với nhà thầu đã được lựa chọn. Trung tâm mua sắm tập trung sẽ giám sát việc nhà thầu cung cấp thuốc theo số lượng và tiến độ ghi trong hợp đồng đã ký với từng cơ sở y tế để bảo đảm cung ứng đủ thuốc. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, cơ sở y tế và nhà thầu có thể thương thảo, điều chỉnh số lượng tăng hoặc giảm so với số lượng đã ký trong hợp đồng.
Mặc dù đã có quy định cho phép chia ra các gói thầu khác nhau theo khu vực hoặc theo vùng kinh tế xã hội để tránh trường hợp một nhà thầu không có khả năng cung cấp được cả gói thầu nhưng nhiều ý kiến vẫn lo ngại về khả năng cung ứng của đơn vị trúng thầu. Thực tế, đã có trường hợp không bảo đảm cung ứng trong phạm vi một tỉnh khi thực hiện đấu thầu tập trung cấp địa phương, trong khi đó, thực hiện gói thầu cấp quốc gia số lượng thuốc cung ứng tăng lên rất nhiều lần, phạm vi cung cấp rộng sẽ càng khó khăn để cung ứng kịp thời. Nếu để lọt thuốc kém chất lượng cũng sẽ ảnh hưởng hàng loạt cơ sở khám, chữa bệnh và người bệnh. Do đó, cần nâng cao trách nhiệm, sự minh bạch trong việc lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực, đáp ứng các yêu cầu của hình thức đấu thầu mới. Trưởng ban Dược-Vật tư y tế (BHXH Việt Nam) Nguyễn Tá Tỉnh cho rằng, trách nhiệm của hội đồng đấu thầu là phải xây dựng nhu cầu thuốc của các cơ sở y tế sát thực tế, tránh xảy ra thiếu thuốc khi thời gian thực hiện hợp đồng kéo dài ba năm thay vì một năm như hiện nay. Ðại diện của BHXH Việt Nam sẽ tham gia vào quá trình chọn nhà thầu, xây dựng kế hoạch tốt để chọn được thuốc có chất lượng, giá hợp lý cho người bệnh và quỹ BHYT cùng có lợi.
Tại địa phương, các thuốc có tỷ trọng sử dụng lớn về số lượng, giá trị (106 hoạt chất) ở các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, thành phố được đấu thầu tập trung bởi đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương. Những nơi chưa tổ chức sắp xếp lại đơn vị mua sắm tập trung hoặc không có đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng đấu thầu thì tỉnh giao cho sở y tế hoặc bệnh viện đa khoa thực hiện kiêm nhiệm đấu thầu theo Thông tư 11/2016/TT-BYT, Quyết định 08/2016/QÐ-TTg. Tuy nhiên, thực tế đấu thầu thời gian qua cho thấy, sở y tế vừa là cơ quan quản lý, thẩm định kết quả đấu thầu, vừa là một bên trong quan hệ mua-bán thuốc dễ nảy sinh tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi" khi xảy ra tranh chấp với nhà thầu. Nếu bình đẳng quyền, nghĩa vụ với nhà thầu thì sở y tế mất quyền của cơ quan quản lý. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, mô hình một đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức đấu thầu tập trung cấp địa phương sẽ giúp hạn chế được bất cập nói trên. Khó khăn hiện nay là nhiều địa phương lại không có nhân lực chuyên trách cho đấu thầu, trong khi quy định mới không cho phép có thêm biên chế, dẫn đến chưa thành lập được đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương. Có địa phương giao cho đơn vị không có chuyên môn, kinh nghiệm tổ chức đấu thầu là trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm gây băn khoăn cho nhà thầu về chất lượng đấu thầu. Ðây đang là bất cập cần được tháo gỡ để thống nhất hình thức đấu thầu tập trung thuốc ở cấp địa phương. Sắp tới, một số thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương cũng sẽ được chuyển cho BHXH Việt Nam tổ chức đấu thầu, dự kiến 10 hoạt chất, đó là các thuốc có nhu cầu sử dụng lớn và chi phí quỹ BHYT chi trả nhiều. Các địa phương cũng sẽ áp dụng kết quả đấu thầu của BHXH để mua thuốc. Ðược biết, hiện nay, danh mục thuốc đấu thầu do BHXH Việt Nam tổ chức đang chờ Bộ Y tế ban hành.
Cung ứng thuốc cho bệnh viện thông qua những hình thức đấu thầu mới, với kỳ vọng kiểm soát được giá thuốc, chất lượng thuốc. Thực tế, mua sắm thuốc tập trung tại một số địa phương đã chứng minh hiệu quả tiết kiệm cho quỹ BHYT và người dân khi giá thuốc giảm 25 đến 35% so với đấu thầu riêng lẻ. Tuy nhiên, hình thức đấu thầu nào cũng sẽ có những bất cập phát sinh, cần được điều chỉnh kịp thời cho phù hợp của đơn vị tổ chức đấu thầu và sự giám sát thực hiện từ phía cơ quan BHXH.
Bệnh nhân tử vong sau phẫu thuật u ruột tại Việt Đức
http://kienthuc.net.vn/khoe-dep/benh-nhan-tu-vong-sau-phau-thuat-u-ruot-tai-viet-duc-850536.html
Một bệnh nhân tử vong sau phẫu thuật cắt khối u ruột lành tính tại Bệnh viện Việt Đức đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm.
Liên quan đến vụ việc một bệnh nhân tử vong sau phẫu thuật khối u ruột lành tính tại Bệnh viện Việt Đức, ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục Trưởng Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh - Bộ Y tế cho biết, Cục đã có công văn đề nghị Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức xác minh làm rõ vụ việc, đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể liên quan, xử lý sai phạm nếu có và công khai thông tin với các cơ quan truyền thông, thông tin.
Theo thông tin Bệnh viện Việt Đức cung cấp, có thể nguyên nhân tử vong của bệnh nhânlà do biến chứng sau phẫu thuật.
Được biết, vào đầu tháng 02/2017, bệnh nhân Nguyễn Thị T. ở Thạch Thất, Hà Nội đến khám tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Sau khi thăm khám, xét nghiệm bệnh nhân này được kết luận bị u ruột lành tính và chỉ định mổ.
Ngày 12/2, bệnh nhân T. được tiến hành phẫu thuật bằng phương pháp mổ mở. 6 ngày điều trị sau mổ bệnh nhân có biểu hiện xấu, sốt cao liên tục, đi ngoài nhiều...
Sau nhiều lần chụp chiếu, thăm khám lại không xác định được nguyên nhân, nên bệnh nhân này được chỉ định mổ lần 2. Tuy nhiên sau ca mổ bệnh nhân này đã tử vong.
Cổ phần hóa bệnh viện: Nhìn lại sau bước thí điểm
Cùng với việc đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN, cổ phần hóa (CPH) bệnh viện đã từng bước được thực hiện và đem lại nhiều tín hiệu khả quan. Theo các chuyên gia, dù việc cổ phần hóa bệnh viện khó khăn hơn các DNNN đơn thuần khác, nhưng đó là hướng đi đúng và cần có biện pháp phù hợp để thúc đẩy quá trình này.
Hơn 1 năm trước, Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương (GTVT TW) đã chính thức hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cổ phần từ ngày 05/01/2016. Đây là đơn vị thí điểm đầu tiên cả nước về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập y tế sang công ty cổ phần. Sau hơn 1 năm “thay áo” mới, Bệnh viện GTVT TW các thông số như số lượng bệnh nhân, doanh thu, lương của người lao động… tăng đều đặn đã cho thấy hiệu quả bước đầu của chủ trương CPH.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện GTVT TW đã tăng so với cùng kỳ năm 2015 (Tổng số lượt khám bệnh đạt 108,99%; Tổng số người bệnh điều trị ngoại trú đạt 117,08%; bệnh nhân nội trú bảo hiểm y tế đạt 102,74%; Bệnh nhân ngoại trú dịch vụ đạt 114,13%; bệnh nhân ngoại trú dịch vụ đạt 114,13%;...).
Doanh thu tăng so với cùng kỳ năm 2015 (Doanh thu bệnh nhân bảo hiểm y tế là 112,240 tỷ đồng, đạt 145,8%; Doanh thu bệnh nhân dịch vụ là 29,68 tỷ đồng, đạt 116,15%;...). Thu nhập bình quân của người lao động tăng 19,7% so với năm 2015…
Trong văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của Bệnh viện GTVT TW 1 năm sau cổ phần hóa, Bộ GTVT cho rằng: 1 năm hoạt động theo mô hình mới là công ty cổ phần cho thấy công tác cổ phần hoá Bệnh viện GTVT TW đã đạt được thành công bước đầu, chứng minh việc chuyển đổi mô hình hoạt động của bệnh viện công lập sang công ty cổ phần, thu hút được các nguồn lực từ xã hội nâng cao chất lượng dịch vụ cho người dân là hoàn toàn đúng đắn.
Kể từ sau khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần, mặc dù Bệnh viện không còn được nhận khoản hỗ trợ thường xuyên và không thường xuyên của Nhà nước (khoảng 60 tỷ đồng/năm), nhưng với việc tăng cường công tác quản lý, điều hành công khai, minh bạch đã chiết giảm chi phí. Đồng thời, nhà đầu tưchiến lược đã phối hợp, trực tiếp tham gia vào hoạt động điều hành và bước đầu thực hiện cam kết của nhà đầu tư chiến lược, Bệnh viện vẫn hoạt động ổn định và có tăng trưởng.
Từ bước đi đầu tiên này, các chuyên gia cho rằng cần tiếp tục tiến hành cổ phần hóa một số bệnh viện. TS Ngô Minh Hải, Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nghiệp Nhà nước (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương) cho rằng cổ phần hóa DNNN nói chung cũng như các bệnh viện nói riêng là một chủ trương đúng đắn. Thực tế đã chứng minh quản lý kiểu tập thể, thiếu người chịu trách nhiệm cho sức khỏe hoạt động của một đơn vị sẽ là mầm mống nảy sinh sự trì trệ, yếu kém, thậm chí có nguy cơ làm phát sinh nhiều tiêu cực.
“Bất cứ tổ chức, DN nào theo mô hình cha chung không ai khóc thì kiểu gì cũng phát sinh bất cập”, ông Hải chia sẻ.
Nhìn cơ cấu bệnh viện công – tư trên thế giới, ông Nguyễn Văn Tiên, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc 80% là bệnh viện tư nhân. Đặc biệt, Thụy Điển đang rất muốn phát triển các bệnh viện tư và tư nhân hóa bệnh viện công.
Các chuyên gia nhận định, khi chuyển đổi mô hình hoạt động bệnh viện thành công ty cổ phần, việc quản lý sẽ được minh bạch hơn.
Hiện nay, một chủ trương rất lớn liên quan đến mô hình hoạt động của các bệnh viện đang được Bộ Y tế thực hiện. Đó là năm 2018 tính đủ các chi phí vào giá dịch vụ y tế, bởi giá dịch vụ y tế hiện nay mới tính một phần chi phí trực tiếp.
Khi giá dịch vụ y tế được tính đủ, bệnh viện sẽ không được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động nữa. Nguồn kinh phí hoạt động của bệnh viện lúc đó sẽ do Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán (đối với người có thẻ Bảo hiểm y tế) hoặc do người bệnh chi trả (nếu không có thẻ Bảo hiểm y tế). Nhà nước sẽ dành phần ngân sách đang cấp cho các bệnh viện để hỗ trợ cho các đối tượng hoàn cảnh khó khăn mua thẻ Bảo hiểm y tế. Mục tiêu điều chỉnh giá theo hướng tính đủ chi phí để thực hiện chủ trương cải cách tài chính công, xã hội hóa trong lĩnh vực y tế…
Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, điều này sẽ giúp các bệnh viện phải thay đổi cách thức hoạt động khi phải lo lương, lo các chế độ cho nhân viên bệnh viện và các chi phí khác duy trì hoạt động. Đây chính là nền tảng thuận lợi để các bệnh viện có thể hoạt động theo cơ chế CPH.
Thừa nhận rằng việc cổ phần hóa bệnh viện không nên diễn ra ào ạt, nhưng một chuyên gia về dịch vụ công cho rằng cổ phần hóa bệnh viện là hướng đi cần thiết. Theo đó, cần có sự phân loại các bệnh viện để xem xét nhóm bệnh viện nào nên cổ phần hóa, nhóm bệnh viện nào không. Bởi vì dịch vụ công là lĩnh vực đặc thù, khác với các hàng hóa bình thường.
TS Ngô Minh Hải khẳng định: Các bệnh viện phải thúc đẩy cổ phần hóa, quản lý theo kiểu DN tư nhân, khi đó mới tạo được sức cạnh tranh giữa các bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Hướng đi cổ phần hóa bệnh viện cần được nhân rộng.
Chờ ý kiến của Bộ Y tế sẽ trình phương án thoái vốn Nhà nước tại Bệnh viện GTVT
Tiên phong cổ phần hóa, Bệnh viện Giao thông Vận tải được Bộ GTVT đánh giá các chỉ tiêu cơ bản đều có tăng trưởng so với trước khi chuyển thành công ty cổ phần dù bị cắt khoản hỗ trợ của Nhà nước.
Thua lỗ vì bị cắt giảm ngân sách hỗ trợ, tăng lương cho y bác sĩ thêm 20%
Theo thông báo mới đây về tình hình hoạt động kinh doanh của Bệnh viện Giao thông vận tải trung ương (nay là Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông vận tải), số lượng bệnh nhân năm 2016 tăng 8,99% so với năm 2015. Doanh thu năm 2016 cũng tăng, trong đó, doanh thu bệnh nhân bảo hiểm y tế là 112,2 tỷ đồng, tăng 45,8%; doanh thu bệnh nhân dịch vụ là 29,7 tỷ đồng, tăng16,2%.
Tuy nhiên, ngay sau khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần, Bệnh viện đã bị cắt khoản hỗ trợ thường xuyên và không thường xuyên hàng năm từ Nhà nước. Đồng thời, vì theo mô hình công ty cổ phần nên Bệnh viện phải thực hiện trích khấu hao tài sản. Điều này đã khiến chi phí, giá thành tăng lên. Theo tính toán sơ bộ, chi phí khấu hao tài sản và chi hỗ trợ thường xuyên, không thường xuyên của nhà nước bị cắt một năm khoảng 60 tỷ đồng. Nếu loại trừ hai yếu tố trên thì Bệnh viện sẽ có lãi gần 37 tỷ đồng.
Bệnh viện cũng cho biết, tổng quỹ lương năm 2016 tăng 23,45% so với năm 2015. Thu nhập bình quân của người lao động tăng 19,7% so với năm 2015. Công tác tổ chức và hỗ trợ toàn bộ bữa ăn tập thể buổi trưa cho các y bác sĩ, cán bộ công nhân viên Bệnh viện, thưởng cho cán bộ, công nhân viên, người lao động được giữ nguyên là 10 triệu đồng/người.
Hội đồng quản trị Công ty đã quyết định trong năm 2017 sẽ tiếp tục tăng thu nhập cho người lao động trong đó có ưu tiên cho đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Dự kiến quỹ lương năm 2017 sẽ tăng 20% so với năm 2016 và gần 44% so với năm 2015.
Đồng thời, sau cổ phần hóa, nhiều hoạt động được chú ý thực hiện như tổ chức mời các tổ chức tư vấn, chuyên gia đầu ngành các nước Singapore, Hàn Quốc, Tiệp Khắc đến nghiên cứu lập dự án đầu tư nâng cấp bệnh viện nhất là về lĩnh vực sản, nhi, phẫu thuật thẩm mỹ. Bệnh viện cũng đầu tư, mua sắm một số trang thiết bị theo đề xuất, nhu cầu của các khoa, phòng nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Tuy nhiên, việc xây dựng các quy chế nội bộ phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành và hoạt động chuyên môn chưa được kịp thời với mô hình tổ chức mới. Công ty cũng thừa nhận do là bệnh viện công lập đầu tiên trong cả nước được chuyển đổi sang CTCP nên chưa có điều kiện để học tập, rút kinh nghiệm về tổ chức, quản lý điều hành.
Chờ ý kiến của Bộ Y tế sẽ trình phương án thoái vốn Nhà nước
Bộ Giao thông vận tải đánh giá các chỉ tiêu cơ bản nhìn chung đều có tăng trưởng so với trước khi chuyển thành công ty cổ phần. Còn Bộ Y tế hiện chưa có ý kiến đánh giá.
Được biết, Bộ Y tế đã thành lập một đoàn công tác độc lập làm việc với Công ty cổ phần bệnh viện Giao thông vận tải để đánh giá tình hình, kết quả hoạt động của bệnh viện trước và sau khi chuyển sang công ty cổ phần, trọng tâm là về các nội dung thuộc lĩnh vực hoạt động dịch vụ chuyên ngành Y tế.
Bệnh viện Giao thông vận tải Trung Ương là bệnh viện công lập đầu tiên được thí điểm cổ phần hóa theo chỉ đạo của Chính phủ. Hơn 5,04 triệu cổ phần tương ứng 30% vốn điều lệ đã được bán cho nhà đầu tư chiến lược là CTCP Tập đoàn T&T. Sau đó, vào tháng 10/2016, toàn bộ hơn 4,95 triệu cổ phần của Bệnh viện Giao thông vận tải đã được đấu giá thành công với mức giá trung bình 23.597 đồng, thu về hơn 116,8 tỷ đồng.
Theo phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt, Nhà nước sẽ nắm giữ 30% vốn điều lệ tương ứng 5,04 triệu cổ phần; 10,52% vốn điều lệ sẽ bán ưu đãi cho người lao động và 29,48%; 29,48% vốn điều lệ tương ứng 4,952 triệu cổ phần sẽ được bán đấu giá công khai ra công chúng.
Sau khi có báo cáo đánh giá của Bộ Y tế về kết quả hoạt động của Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương (trước và sau khi chuyển sang công ty cổ phần), Bộ Giao thông vận tải sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án thoái bớt phần vốn nhà nước tại CTCP Bệnh viện Giao thông vận tải.
"Trầm cảm - hãy cùng trò chuyện"
http://nhandan.com.vn/suckhoe/item/32526502-tram-cam-hay-cung-tro-chuyen.html
Ngày Sức khỏe thế giới năm nay (7-4), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi mọi người dân nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần, trong đó đặc biệt quan tâm đến trầm cảm, một bệnh ngày càng tăng trong xã hội hiện đại. Chủ đề được WHO chọn là: "Trầm cảm - hãy cùng trò chuyện".
Trầm cảm hiện là một rối loạn phổ biến trên thế giới, với ước tính có hơn 300 triệu người mắc phải (chiếm hơn 4% số dân số toàn cầu). Tỷ lệ mắc trầm cảm giữa các nước, các khu vực trên thế giới có sự khác nhau, từ 3% ở Nhật Bản cho đến 17% ở Mỹ. Trầm cảm có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới. Hội chứng này gặp tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp. Nguy cơ mắc trầm cảm cũng tăng với các bệnh lý thần kinh, tim mạch kèm theo, như đột quỵ, Parkinson.
Tại Việt Nam, hiện có khoảng 30% số dân có rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%. Trong năm 2016, Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) khám và điều trị ngoại trú cho hơn 18 nghìn lượt bệnh nhân trầm cảm (chiếm 30%), điều trị nội trú 446 lượt người bệnh (chiếm 13%). Nếu như khoảng mười năm trước, trung bình mỗi ngày, viện chỉ có một đến ba người đến khám vì các triệu chứng liên quan, thì đến nay con số này đã tăng lên 50 người đến khám và điều trị về trầm cảm. Nghiên cứu mới nhất tại đây cho thấy, ở những người bệnh từ 45 tuổi trở lên bị trầm cảm thì có tới 36,5% có ý tưởng hoặc hành vi tự sát. Ða số tự sát do người bệnh cảm thấy mình vô dụng, tội lỗi, không xứng đáng sống. Phần lớn các trường hợp trầm cảm có khuynh hướng trở thành mãn tính và tái diễn cũng như phục hồi không hoàn toàn giữa các giai đoạn.
Theo TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Sức khỏe tâm thần, nguyên nhân gia tăng trầm cảm là do xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của người dân về sức khỏe tâm thần nói chung và trầm cảm nói riêng ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, nhiều yếu tố xã hội tác động mạnh đến đời sống cũng dễ làm cho con người bị trầm cảm. Những biểu hiện thường gặp ở người trầm cảm là: cảm giác buồn chán, trống rỗng; khó tập trung suy nghĩ, hay quên; luôn cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì; cảm giác mình có tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng; mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều; hay cáu gắt, giận dữ; giảm thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hằng ngày; nghĩ về cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát… Ngoài ra, nhiều bệnh nhân trầm cảm còn được biểu hiện bằng các triệu chứng như đau đầu, đau tức ngực, các rối loạn tiêu hóa…
Một số hoàn cảnh dễ dẫn tới trầm cảm là: mất người thân, ly dị, sống độc thân, thiếu sự hỗ trợ chăm sóc từ xã hội, cộng đồng, tiền sử gia đình có người bị trầm cảm, lạm dụng rượu và các chất ma túy, thay đổi môi trường sống, thay đổi công việc, thất nghiệp, hoặc có các bệnh cơ thể mãn tính, bị lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục, xung đột cá nhân trong các mối quan hệ… Ðáng chú ý, phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm nhiều hơn nam giới hai lần.
Hiện nay, việc điều trị trầm cảm gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Phần lớn người bệnh trầm cảm đều không được nhận biết và điều trị sớm, nhiều người còn kỳ thị hoặc biểu hiện bằng các triệu chứng cơ thể nên đến khám tại các chuyên khoa khác trước khi đến khám tại chuyên khoa tâm thần. Vì vậy, phần lớn người bệnh thường chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị đúng chuyên khoa. Vấn đề khó khăn khác là điều trị trầm cảm cần phải kéo dài, việc dùng liệu pháp hóa dược đôi khi có thể có tác dụng không mong muốn; bản thân người bệnh và gia đình người bệnh không tuân thủ, bỏ điều trị. Mục tiêu của điều trị trầm cảm nhằm đạt được đáp ứng điều trị, cải thiện tình trạng bệnh hoặc ổn định bệnh là không còn các triệu chứng càng sớm càng tốt, khi đó có thể duy trì các chức năng xã hội cho người bệnh và tiến tới hồi phục hoàn toàn. Nhưng hiện nay, hơn 50% số người bệnh có nguy cơ tái diễn sau cơn thứ nhất, tỷ lệ này tăng dần lên đến 70% sau cơn tái diễn thứ hai và sau cơn tái diễn thứ ba là 90% .
Rối loạn trầm cảm có thể chữa được, giúp người bệnh ổn định và tái hòa nhập xã hội, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Việc phát hiện, điều trị trầm cảm cần có sự phối hợp của tất cả chuyên khoa và sự hỗ trợ từ gia đình người bệnh, từ cộng đồng. Bản thân người bệnh cũng cần chủ động trò chuyện với những người thân chung quanh, khi thấy mình có các dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
Như vậy, nếu có sự chia sẻ, chung tay của những người thân chung quanh sẽ giúp nhiều người bệnh trầm cảm được phát hiện và điều trị sớm, từ đó giúp người bệnh có cuộc sống ổn định, cũng như giúp cho xã hội phát triển và tốt đẹp hơn.
Người dân hài lòng với bảo hiểm y tế công lập
http://nhandan.com.vn/suckhoe/item/32516102-nguoi-dan-hai-long-voi-bao-hiem-y-te-cong-lap.html
Sáng 4-4, tại Hà Nội, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) công bố kết quả khảo sát Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2016.
Kết quả khảo sát cho thấy xu hướng tích cực trong cung ứng dịch vụ công, với tỷ lệ người dân hài lòng hơn với dịch vụ y tế công lập và giáo dục tiểu học công lập cao hơn so với những năm khảo sát trước. Tuy nhiên, người dân ngày càng quan ngại về những vấn đề môi trường. Trong quản trị công hiện vẫn tồn đọng những điểm yếu trong việc huy động sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định ở cấp cơ sở, trách nhiệm giải trình của chính quyền với người dân và kiểm soát tham nhũng trong khu vực công.
Cụ thể, trong sáu chỉ số nội dung, chỉ số cung ứng dịch vụ công tăng mạnh nhất ở 35 tỉnh, thành phố so với năm 2011. Nhận thức của người dân về y tế công lập cải thiện rõ rệt do số lượng người có bảo hiểm y tế tăng từ 62% năm 2015 lên 73% năm 2016. Báo cáo cũng cho thấy chất lượng chăm sóc sức khỏe miễn phí cho trẻ em tăng mạnh: 32% người khảo sát cho biết dịch vụ dành cho trẻ em dưới sáu tuổi rất tốt, cao hơn so với tỷ lệ 23% năm 2015... Tuy nhiên, năm 2016 tỷ lệ người dân cho rằng môi trường là mối quan ngại lớn nhất tăng 10%.
Thời của rô-bốt
http://nhandan.com.vn/suckhoe/item/32526402-thoi-cua-ro-bot.html
Những năm gần đây, việc ứng dụng kỹ thuật cao vào chẩn đoán, điều trị bệnh được các bệnh viện tích cực triển khai. Mới đây, hàng loạt bệnh viện như Bạch Mai (Hà Nội), Bình Dân (TP Hồ Chí Minh)… đã ứng dụng thành công rô-bốt phẫu thuật vào điều trị những bệnh lý rất phức tạp về thần kinh, xương khớp, ống mật chủ… Các bệnh viện chuyên khoa nhi ứng dụng rô-bốt phẫu thuật để giải quyết nhiều bệnh lý phức tạp ở trẻ em như: teo đường mật bẩm sinh, thận ứ nước, các bệnh lý về tiêu hóa, tiết niệu...
Sự phát triển không ngừng của khoa học - kỹ thuật đã tạo ra những thế hệ rô-bốt tân tiến, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, phục vụ lại chính con người. Trong y học, rô-bốt phẫu thuật đã phát triển đến thế hệ thứ tư với bốn cánh tay, đầu ca-mê-ra thông minh, góc phẫu thuật rộng 540 độ, hình ảnh 3D… nhờ đó có khả năng phẫu thuật ở vị trí khó và di chuyển tự do ở sáu góc độ, vận động tinh vi. Hiện nay, phẫu thuật bằng rô-bốt đã trở nên phổ biến tại các trung tâm phẫu thuật lớn trên thế giới và tạo nên cuộc cách mạng trong điều trị nhiều loại bệnh lý ngoại khoa phức tạp như: mổ khối u não ở các vị trí sâu đòi hỏi độ chính xác cao, Parkinson, động kinh, phẫu thuật thần kinh chức năng, cắt phổi, cắt u trung thất, phẫu thuật lồng ngực, tim mạch, cơ xương khớp, thần kinh cột sống...
Rô-bốt còn giúp các thầy thuốc, phẫu thuật viên tiết kiệm sức, tăng tỷ lệ thành công và hạn chế thấp nhất tỷ lệ tai biến cho người bệnh.
Chính vì vậy, ứng dụng kỹ thuật cao, nhất là đưa vào sử dụng các hệ thống rô-bốt hiện đại thế hệ mới là tin vui, niềm hy vọng cho người bệnh. Họ có cơ hội tiếp cận phương pháp điều trị cao ngay tại Việt Nam với mức chi phí thấp hơn nhiều lần so với việc ra nước ngoài điều trị.
Khánh kiệt kinh tế vì nằm viện khi không có thẻ bảo hiểm y tế
Khánh kiệt kinh tế khi cả gia đình phải nằm viện cấp cứu vì ngộ độc nấm, giờ đây, ông Chu Văn M. và bà Hà Thị C. (dân tộc Nùng) chưa biết xoay sở đâu số tiền lên tới cả trăm triệu để trang trải viện phí khi cả ông bà đều không có thẻ bảo hiểm y tế.
Ngày 5-3, Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) thông tin, vợ chồng ông Chu Văn M. và bà Hà Thị C. bị ngộ độc nấm đang dần hồi phục sức khỏe với tiên lượng khá tốt. Bà Hà Thị C. sức khỏe tiến triển tốt hơn và đã gần như bình phục. Ông Chu Văn M. cũng đã qua giai đoạn nguy hiểm và đang được tiếp tục theo dõi.
Tuy nhiên, khó khăn mà vợ chồng ông phải đối mặt sau vụ ngộ độc nấm là cả gia đình không có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Ở giai đoạn nguy hiểm, mỗi ngày, chi phí chữa trị lên tới 20-30 triệu/người mỗi ngày. Đến nay, kinh phí nằm viện điều trị của cả gia đình đang nợ lên tới cả trăm triệu mà chưa có cách chi trả.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, tại Trung tâm Chống độc, có không ít ca nhập viện với tình trạng bệnh nặng vì ngộ độc, cấp cứu hồi sức, phải lọc máu liên tục với chi phí lên tới 20-50 triệu/ngày. Nhưng ngặt nỗi, nhiều ca bệnh lại không có BHYT hỗ trợ chi trả.
Từ năm 2015 đến nay, tại Bệnh viện Bạch Mai có khoảng gần 40 người bệnh không có thẻ BHYT phải nằm viện điều trị dài ngày với kinh phí khá cao, có ca lên tới 700 triệu đồng. Ca bệnh này nằm Khoa Hồi sức Tích cực hồi tháng 7-2015 và không có thẻ bảo hiểm y tế. Gia đình chỉ đủ khả năng chi trả hơn 165 triệu, còn lại số tiền hơn 520 triệu được Phòng Công tác Xã hội (Bệnh viện Bạch Mai) kêu gọi hỗ trợ từ nhiều tấm lòng hảo tâm.
Hiện nay, ngoài trường hợp của hai vợ chồng bị ngộ độc nấm, tại Bệnh viện Bạch Mai đang có ca bệnh khác hết sức khó khăn do không có thẻ BHYT. Người bệnh Hoàng Thị Đ. (sinh năm 1994, quê Thanh Hóa) đang mang thai 29 tuần nhưng phải nằm viện điều trị vì suy hô hấp/viêm phổi do cúm AH1. Bệnh nhân suy hô hấp nặng đang thở máy không xâm nhập, hai lá phổi trắng xóa và được điều trị cách ly. Chị Đ. đang được lọc máu để loại bỏ Cytolin, sử dụng kháng sinh mạnh. Thai nhi (được 2.000 gram) được các bác sĩ kiểm tra hàng ngày để duy trì thai.
Dù bệnh nhân đang có tiến triển tốt, nhưng vì không có thẻ BHYT, chi phí nằm viện mỗi ngày tốn kém đến 50 triệu/ngày là một thách thức với gia đình thuần nông, hai vợ chồng làm công nhân như chị Đ.
Bác sĩ Nguyên cho hay, nhiều người có hiểu biết không đúng khi cho rằng sử dụng thẻ BHYT không hiệu quả trong việc khám như phải chờ đợi lâu, thuốc bảo hiểm không tốt. Tuy nhiên, bác sĩ Nguyên khẳng định, việc quản lý thuốc tốt hay không đã có hệ thống bệnh viện giải quyết. BHYT không chỉ giúp người bệnh về mặt khám bệnh, thuốc cấp phát mà còn là cứu cánh cho rất nhiều người bệnh về vấn đề kinh tế như tiền giường bệnh nếu nằm viện, dịch vụ thủ thuật, xét nghiệm.
“Việt Nam có mức đóng BHYT rất thấp, với nhiều người có khi chỉ hơn một bữa nhậu nhưng lại được chi trả rất tốt. Ít nhất người bệnh được hưởng 80% do bảo hiểm chi trả, phần nào giảm bớt gánh nặng kinh tế nếu phải nằm viện điều trị. Đặc biệt đối với những ca bệnh nặng, phải cấp cứu hồi sức, kinh phí có thể lên tới hàng trăm triệu”. Bác sĩ Nguyên dẫn chứng, trường hợp chị Đ. và hai vợ chồng ông Chu Văn M., bà Hà Thị C. bị ngộ độc nấm mỗi ngày phải gánh chi phí điều trị rất cao nhưng gia đình đều rất hoàn cảnh, lại không có thẻ BHYT hỗ trợ chi trả. Do đó, cả ba trường hợp này đều đang được Phòng Công tác Xã hội (Bệnh viện Bạch Mai) kêu gọi các tấm lòng hảo tâm hỗ trợ.
Chứng kiến nhiều trường hợp phải bán cả nhà, vay mượn cũng không đủ tiền trả kinh phí nằm viện điều trị, bác sĩ Nguyên khuyến cáo, không phải lúc nào cũng kêu gọi được các tấm lòng hảo tâm, từ thiện, do đó mua BHYT là con đường chính thức và là cách thức giúp cho người dân khi đi khám chữa bệnh.
Hà Nội: Thu giữ rượu táo mèo, ba kích, rượu trắng không rõ nguồn gốc
Trong tháng cao điểm ra quân kiểm tra mặt hàng rượu, toàn thành phố có gần 700 đoàn kiểm tra, đã tiến hành kiểm tra 5.420 cơ sở, thu hồi trên 55 nghìn lít rượu, tiêu hủy 20 nghìn lít rượu không rõ nguồn gốc, xử phạt hành chính 733 cơ sở với số tiền gần 1,3 tỷ đồng
Ngày 5/4, Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 của thành phố do Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung làm trưởng đoàn đã kiểm tra, giám sát công tác sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn quận Cầu Giấy.
Tại buổi kiểm tra, đoàn liên ngành của thành phố đã trực tiếp kiểm tra cơ sở Gà Mạnh Hoạch (ở 97 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa) và đã thu giữ 11,5 lít rượu táo mèo và rượu ba kích không rõ nguồn gốc. Đoàn đã lấy mẫu rượu táo mèo và ba kích kiểm nghiệm tại la bô. Còn tại cửa hàng “Cây đề quán” (ở 21 Nguyễn Khang, phường Yên Hòa), đoàn cũng thu giữ 40 lít rượu trắng không rõ nguồn gốc. Toàn bộ số rượu của 2 cơ sở được niêm phong và thu giữ giao đội quản lý thị trường số 13 xử lý.
Hiện trên địa bàn quận Cầu Giấy có 1 cơ sở sản xuất rượu là Công ty cổ phần Vang Thăng Long (ở số 3 Lạc Long Quân, phường Nghĩa Đô); 195 cơ sở kinh doanh bán lẻ rượu bia; 1.218 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Trong tổng số 25 bệnh nhân bị ngộ độc rượu methanol (cồn công nghiệp) thời gian qua trên địa bàn Hà Nội, riêng Quận Cầu Giấy có 9 bệnh nhân cư trú trên địa bàn. Ngay sau sự việc, toàn quận đã thành lập 12 đoàn liên ngành kiểm tra công tác sản xuất, kinh doanh rượu. Trong đợt cao điểm từ ngày 16/3 – 4/4, toàn quận Càu Giấy đã kiểm tra 634 cơ sở, phát hiện 78 cơ sở vi phạm, thu giữ và tiêu hủy hơn 5.300 lít rượu và tiến hành xử phạt hơn 117 triệu đồng.
Tính tổng trong quý I/2017, các lự lượng chức năng trên toàn Quận Cầu Giấy đã kiểm tra 1.226 cơ sở, phát hiện 229 cơ sở vi phạm, phạt 939,3 triệu đồng. Mặt khác, quận đã tổ chức cho 100% các cơ sở ký cam kết không bán rượu không rõ nguồn gốc.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung cho biết, trong tháng cao điểm ra quân kiểm tra mặt hàng rượu, toàn thành phố có gần 700 đoàn kiểm tra, đã tiến hành kiểm tra 5.420 cơ sở, thu hồi trên 55 nghìn lít rượu, tiêu hủy 20 nghìn lít rượu không rõ nguồn gốc, xử phạt hành chính 733 cơ sở với số tiền gần 1,3 tỷ đồng. Thời gian tới, các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội tiếp tục ra quân kiểm tra đồng loạt các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, đồng thời đẩy mạnh xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2017 với chủ đề “Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn; kiểm soát rượu, phòng chống ngộ độc rượu”.
Bộ Y tế vừa có công văn số 1086/BYT-PC về việc góp ý đối với dự thảo Nghị định về kinh doanh rượu gửi Văn phòng Chính phủ. Theo đó, tại công văn này, Bộ Y tế đưa ra đề nghị cần quy hoạch, kiểm soát giảm mức độ gia tăng sản lượng rượu, bia, phù hợp với mức độ gia tăng của các nước, điều kiện thực tế của nước ta và yêu cầu phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đề nghị bổ sung một chương riêng về quản lý đối với rượu thủ công. Trong đó có quy định cụ thể biện pháp quản lý đối với rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (bán cho doanh nghiệp để sản xuất) và rượu thủ công sản xuất cho mục đích tiêu dùng trong hộ gia đình. Mặt khác, cần quy định cụ thể về quản lý chất lượng rượu, đăng ký sản phẩm với chính quyền cấp xã, trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý, tuyên truyền và hướng dẫn người dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu thủ công bảo đảm chất lượng.
Bộ Y tế: Tiếp nhận 95 đơn
http://thanhtra.com.vn/thanh-tra/hoat-dong-nganh/bo-y-te-tiep-nhan-95-don_t114c1059n117276
Tháng 3, Bộ Y tế tiếp nhận 95 đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh của công dân. Nội dung khiếu nại, phản ánh về công tác khám chữa bệnh, hành chính và phòng, chống tham nhũng, lĩnh vực dược. Trong đó có 4 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Y tế.
Cũng trong tháng 3, Bộ Y tế đã ban hành các kết luận thanh tra: Thanh tra toàn diện công tác Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế về công tác quản lý Nhà nước về đấu thầu thuốc; cấp chứng chỉ hành nghề dược, chứng nhận đạt tiêu chuẩn GDP, GPP, GSP, chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc; việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế, xã hội hóa công tác y tế và hành nghề khám chữa bệnh tư nhân tại Sở Y tế Kiên Giang.
Kết luận thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài chính, ngân sách; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và công tác đào tạo tại Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.
Đồng thời, đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 35 triệu đồng.
Sản phụ ở Quảng Trị tử vong sau sinh do chảy máu ổ bụng
Ngày 5.4, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cho biết, Hội đồng chuyên môn - Sở Y tế tỉnh đã biểu quyết và nhất trí đưa ra nguyên nhân khiến sản phụ tử vong sau khi sinh mổ vào ngày 17.3.2017 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị.
Theo đó, sản phụ N.T.T (SN 1983, trú tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) tử vong do chảy máu ổ bụng sau mổ lấy thai chăm sóc và điều trị. Hội đồng chuyên môn đưa ra kết luận, quá trình bệnh nhân vào viện được tiếp đón, theo dõi chuyển dạ đầy đủ, được hội chẩn và chỉ định phẫu thuật khẩn trương. kịp thời, đúng quy định, đúng phác đồ hướng dẫn điều trị. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn của phiên trực còn hạn chế, chưa nhận biết được diễn biến của bệnh, chưa nhạy bén trong theo dõi diễn biến của người bệnh.
Hội đồng chuyên môn nhận định: "Công tác theo dõi, chăm sóc bệnh nhân giai đoạn sau mổ chưa tốt" - biên bản họp của Hội đồng chuyên môn Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, nêu.
Được biết, căn cứ vào kết luận trên, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị yêu cầu Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh thành lập hội đồng kỷ luật để xem xét hình thức kỷ luật tất cả những người liên quan thuộc quản lý của bệnh viện và đề xuất hình thức kỷ luật đối với những người thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế; Có kế hoạch củng cố lại tổ chức hoạt động của Khoa Sản phụ, kiểm tra việc thực hiện các quy trình chuyên môn tại khoa này, đặc biệt là công tác theo dõi, chăm sóc người bệnh. Qua sự việc, ông Trần Văn Thành - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị - gửi lời chia buồn, xin lỗi đến gia đình sản phụ đã tử vong, và quyết tâm khắc phục những sai sót trong thời gian tới.
Trước đó, như LĐO đã thông tin, sản phụ N.T.T vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị lúc 8h ngày 16.3 vì chuyển dạ. Ban đầu, sản phụ được chỉ định đẻ tự nhiên. Nhưng đến 17h cùng ngày sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ đình trệ, nên được chỉ định mổ lấy thai cấp cứu. Sau phẫu thuật, sản phụ được chuyển về phòng hồi tỉnh, đến 22h30 cùng ngày được chuyển về Khoa Sản của bệnh viện.
Đến 6h ngày 17.3, sản phụ đau ngực, khó thở, sùi bọt mép, ngừng tim, ngừng thở. Dù được cấp cứu nhưng bệnh nhân đã tử vọng. Sau khi xảy ra vụ việc, Sở Y tế tỉnh này đã có báo cáo, khẳng định từ lúc nhập viện cho đến khi phẫu thuật, sau phẫu thuật sinh mổ tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Quảng Trị, sức khỏe của sản phụ N.T.T tốt, ổn định. Báo cáo nhận định, sản phụ N.T.T tử vong là do "ngừng tuần hoàn, hô hấp không hồi phục khả năng do thuyên tắc mạch phổi sau lấy thai giờ thứ 12".
Đề xuất mở rộng thí điểm thanh tra ATTP tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
Bộ Y tế đang đề xuất mở rộng địa bàn và kéo dài thời gian thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại quận, huyện, thị xã và phường, xã, thị trấn của thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Theo Quyết định 38/2015/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh lựa chọn tại mỗi thành phố 5 đơn vị hành chính cấp quận; 10 đơn vị hành chính cấp phường thuộc các đơn vị hành chính cấp quận được lựa chọn để triển khai thí điểm. Thời gian thực hiện thí điểm: 12 tháng, kể từ ngày 15/11/2015.
Bộ Y tế cho biết, sau một năm thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại cấp quận, cấp phường của thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh theo Quyết định số 38/2015/QĐ-TTg (từ ngày 15/11/2015 đến ngày 15/11/2016) đã ghi nhận những chuyển biến tích cực về an toàn thực phẩm tại các địa bàn thí điểm, cùng với những kết quả bước đầu của một năm thí điểm.
Cụ thể, tại TP Hà Nội, tổng số đoàn thanh tra, kiểm tra được thành lập là 65 đoàn, tiến hành thanh tra, kiểm tra 3.536 cơ sở. Trong đó, thanh tra 781 cơ sở (cùng kỳ năm 2015 không có thanh tra), kiểm tra 2.755 cơ sở. Các đoàn thanh tra, kiểm tra đã xử lý vi phạm 786 cơ sở, phạt tiền 371 cơ sở với tổng số tiền phạt là 1.161.900.000 đồng; đóng cửa 15 cơ sở, đình chỉ lưu hành sản phẩm của 9 cơ sở, tiêu hủy sản phẩm của 37 cơ sở vi phạm.
Tại TP Hồ Chí Minh, tổng số đoàn thanh tra, kiểm tra được thành lập là 29 đoàn, tiến hành thanh tra, kiểm tra 3.968 cơ sở. Trong đó, thanh tra 1.377 cơ sở (cùng kỳ năm 2015 không có thanh tra), kiểm tra 2.591 cơ sở. Các đoàn thanh tra, kiểm tra đã xử lý vi phạm 2.163 cơ sở, phạt tiền 923 cơ sở với tổng số tiền phạt 4.132.656.000 đồng; đóng cửa 3 cơ sở, tiêu hủy sản phẩm của 58 cơ sở vi phạm.
Bên cạnh đó, tại Hà Nội, trong thời gian thí điểm không xẩy ra ngộ độc thực phẩm. Tại TP Hồ Chí Minh xảy ra 1 vụ ngộ độc thực phẩm, với 26 người mắc, không có tử vong, giảm 2 vụ so với cùng kỳ năm 2015.
Theo Bộ Y tế, để có thêm cơ sở thực tiễn đánh giá mô hình thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp quận, cấp phường và để có cơ sở pháp lý cho TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh triển khai mở rộng và kéo dài việc thí điểm thì việc ban hành Quyết định sửa đổi một số điều của Quyết định số 38/2015/QĐ-TTg là cần thiết.
Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất địa bàn thí điểm là các đơn vị hành chính cấp quận, cấp phường của thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Thời gian thực hiện thí điểm: 1 năm.
Mở rộng mô hình điều trị cùng lúc hai bệnh hiểm nghèo
http://baochinhphu.vn/Suc-khoe/Mo-rong-mo-hinh-dieu-tri-cung-luc-hai-benh-hiem-ngheo/302412.vgp
Bệnh lao là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người nhiễm HIV trên toàn cầu, nguy cơ mắc lao ở đối tượng này cao gấp 19 lần so với người không nhiễm HIV.
Vì vậy, phối hợp phòng chống lao/HIV là một thành phần quan trọng của các Chiến lược phòng chống lao và HIV.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, trên toàn cầu có khoảng 390.000 người nhiễm HIV tử vong do lao trong năm 2015, chiếm 25% số tử vong của người bệnh AIDS. Bệnh lao là bệnh nhiễm trùng cơ hội và người nhiễm lao/HIV là đối tượng nguy cơ cao trong kháng đa thuốc và siêu kháng thuốc.
Ở nước ta, số người bệnh đồng nhiễm lao/HIV mới mắc trong cùng năm là 5.500 người.
Chính vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo cần thực hiện mô hình một điểm đồng thời cung cấp dịch vụ điều trị lao và HIV. Mục đích của việc lồng ghép là làm giảm lây nhiễm vi khuẩn lao và HIV; giảm tỷ lệ mắc và chết do lao, do HIV và do các bệnh liên quan đến HIV; cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ của y tế cơ sở; tăng cường quản lý đồng nhiễm lao/HIV theo tiêu chí lấy người bệnh là trung tâm.
Mô hình này đã được xây dựng và thí điểm tại 2 huyện đầu tiên ở nước ta là huyện Nho Quan (Ninh Bình) và huyện Hưng Hà (Thái Bình) vào năm 2013-2015 và mở rộng thí điểm tại 12 tỉnh trên cả nước vào năm 2015-2016.
Theo PGS. TS Lê Văn Hợi, Phó Trưởng Ban điều hành Chương trình Chống lao quốc gia, kết quả sơ bộ tại 12 tỉnh này cho thấy, mô hình lồng ghép này góp phần làm tăng tỷ lệ người bệnh lao được xét nghiệm HIV; tăng tỷ lệ người bệnh đồng nhiễm lao/HIV được điều trị cả 2 bệnh. Chất lượng dịch vụ cũng được tăng cường, nhất là trong chẩn đoán và điều trị sớm cho người bệnh. Những địa bàn triển khai mô hình cũng giảm được nhân lực, chi phí và cơ sở vật chất đầu tư cho triển khai các dịch vụ lao và HIV so với trước khi lồng ghép. Đặc biệt, mô hình cũng tạo sự thuận lợi cho người bệnh tiếp cận cả hai loại dịch vụ tại cùng một địa điểm, giảm chi phí gián tiếp trong sử dụng dịch vụ lao/HIV.
Với những kết quả khả quan trên, Bệnh viện Phổi Trung ương - Chương trình Phòng chống lao quốc gia và Cục Phòng chống HIV/AIDS-Bộ Y tế vừa phối hợp tổ chức Hội thảo "triển khai mở rộng lồng ghép quản lý và cung cấp dịch vụ lao và HIV tại tuyến huyện và xã" ở 18 tỉnh/thành phố trên cả nước có gánh nặng bệnh lao và HIV cao.
PGS. TS Lê Văn Hợi chia sẻ, việc mở rộng mô hình lồng ghép đã được chuẩn bị khá sẵn sàng với những văn bản pháp lý và hướng dẫn kỹ thuật bao gồm khung kế hoạch phối hợp lao/HIV giai đoạn 2016-2020, các thông tư về sử dụng bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh lao và HIV. Quá trình đổi mới về cấu trúc hệ thống y tế chung và y tế dự phòng theo hướng tăng cường lồng ghép dịch vụ ở tuyến cơ sở cũng tạo thêm thuận lợi cho mở rộng mô hình. Bên cạnh đó, có sự hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí của một số tổ chức quốc tế như USAID...
Kinh nghiệm cho thấy sự quan tâm và chỉ đạo của lãnh đạo các Sở Y tế, sự tích cực hoạt động của ban điều phối ở các tuyến tỉnh và huyện là những yếu tố quan trọng hàng đầu.
Bơm tạp chất vào tôm có thể bị xử lý hình sự
http://baochinhphu.vn/Doi-song/Bom-tap-chat-vao-tom-co-the-bi-xu-ly-hinh-su/302405.vgp
Câu chuyện tôm bơm tạp chất đã tồn tại từ nhiều năm qua nhưng thực tế vẫn chưa thể kiểm soát được. Vì thế, phải xử lý mạnh hơn để dứt điểm tình trạng này.
Theo báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), khi giá tôm nguyên liệu trên thị trường tăng cao cũng là thời điểm số lượng tôm bơm tạp chất càng tăng lên.
Tạp chất để bơm vào tôm thường là agar hay còn gọi là rau câu. Đây là một hình thức gian lận thương mại, làm cho con tôm nặng lên khi bán cho doanh nghiệp chế biến chứ không ảnh hưởng đến chất lượng thịt tôm. Tuy nhiên, việc làm này đã nhiều lần gây thiệt hại về thương mại xuất khẩu cũng như làm mất lòng tin của nhiều khách hàng lớn không chỉ trong nước mà cả quốc tế.
Để xử lý tình trạng bơm tạp chất vào tôm, Bộ NN&PTNT đã phối hợp cùng một số bộ liên quan nghiên cứu để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét bổ sung hành vi vi phạm bơm tạp chất vào tôm là tội danh mới trong Bộ luật Hình sự.
Theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) thuộc Bộ NN&PTNT, hiện nay đã có cơ chế xử phạt hành chính về hành vi bơm tạp chất vào tôm và mức phạt khá nghiêm khắc. Theo đó, tại khoản 5, điều 16 Nghị định 178 về xử lý vi phạm hành chính an toàn thực phẩm quy định các khung hình phạt từ cá nhân vi phạm tới tổ chức sơ chế, chế biến đưa tạp chất vào tôm và thủy sản.
Mức xử phạt với cá nhân đơn lẻ thấp nhất là 300.000 đồng; nếu là tổ chức bơm tạp chất vào tôm có thể lên 100 triệu đồng và cao nhất tới 3,5 lần giá trị lô hàng. Vừa rồi ở Cà Mau, liên ngành đã xử phạt một trường hợp hơn 50 triệu đồng.
Tuy nhiên để xử lý triệt để hành vi này thì cần phải có chế tài mạnh hơn. Theo đó, ngày 13/12/2016 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định 2419 phê duyệt Đề án Kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất.
Trong quyết định này, Chính phủ giao cho Bộ Công an cùng các bộ liên quan xác định tội danh đối với hành vi tổ chức, tham gia đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, sản xuất kinh doanh tôm có tạp chất và ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn theo Bộ luật Hình sự. Trong trường hợp không xác định được tội danh tương ứng trong Bộ luật Hình sự, Bộ Công an phối hợp với các bên để có phương án báo cáo Chính phủ trình Quốc hộ xem xét, bổ sung vào tội hình sự.
“Chúng tôi đang làm việc tích cực với các bên liên quan để giải quyết vấn đề này”, ông Tiệp nói.
Theo Quyết định 2419, đến hết năm 2017, 100% các cơ sở nuôi tôm tại 4 tỉnh trọng điểm Càu Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang ký cam kết không đưa tạp chất vào tôm trước khi tiêu thụ. 100% cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến tại 4 địa bàn trên ký cam kết không đưa tạp chất vào tôm, không mua tạp chất. Đến năm 2018 cơ bản chấm dứt tình trạng đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu tại các tỉnh trọng điểm trên phạm vi cả nước.
Gần 40.000 người Việt tự tử mỗi năm do trầm cảm
Khoảng 30% dân số Việt Nam có rối loạn tâm thần, trong đó có 25% mắc trầm cảm, là nguyên nhân khiến 36.000 - 40.000 tự tử mỗi năm.
Viện Sức khoẻ tâm thần, BV Bạch Mai đang điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc trầm cảm nặng, muốn tìm đến cái chết.
Trong số đó, có một nam thanh niên tự cuốn dây điện vào cổ tay, cổ chân rồi cắm điện để tự tử. Một nữ bệnh nhân 20 tuổi tự cầm dao cứa cổ, rạch cổ tay.
Một cô gái 21 tuổi là sinh viên tại Hà Nội, sau khi chia tay người yêu cùng áp lực ở trường đã rơi vào trạng thái trầm cảm.
Từ một cô gái khoẻ mạnh, vui vẻ, nữ sinh viên rơi vào trạng thái chán ăn, mất ngủ liên miên, mỗi đêm chỉ ngủ được 3-4 tiếng. Trong 6 tuần, cô sụt 4kg.
Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không muốn đi học, không muốn làm việc gì. Liên tục trong 6 tuần rơi vào trạng thái chán nản, mất ngủ và hay ngồi khóc một mình.
Bệnh nhân này nhiều lần chia sẻ với mẹ về cảm giác cuộc sống không còn ý nghĩa, thường xuyên cáu gắt, giận dữ, nhiều lần nói với mẹ cô muốn chết để không phải đau khổ như hiện tại.
May mắn, cô gái 21 tuổi này được gia đình đưa đến viện trước khi có hành động dẫn đến tự sát.
Ngoài ra còn có trường hợp một cụ ông 79 tuổi phải nhập viện cấp cứu khi không chịu nói năng gì, cơ thể suy nhược, gầy sút 3kg trong 3 tuần.
Trước khi vào viện 3 ngày, cụ ông buồn chán nói về cái chết, khóc nhiều, sau đó im lặng, không chịu ăn hay uống bất cứ thứ gì, kể cả nước để được chết.
Bệnh nhân sau đó đã được bù nước, hồi tỉnh trở lại và đang điều trị theo phác đồ trầm cảm.
Số lượng bệnh nhân trầm cảm tăng chóng mặt
TS Dương Minh Tâm, Trưởng phòng rối loạn liên quan stress, Viện Sức khoẻ tâm thần cho biết, cách đây 15 năm, mỗi ngày cả viện chỉ có 1-2 bệnh nhân đến khám. Hiện con số này lên tới 200, trong đó có khoảng 50 bệnh nhân đến khám và điều trị trầm cảm.
Trong năm qua, Viện khám và điều trị ngoại trú cho hơn 18.000 bệnh nhân mắc trầm cảm (chiếm 30%), điều trị nội trú 446 lượt bệnh nhân.
Bệnh trầm cảm có xu hướng tăng do áp lực cuộc sống tăng lên, stress nhiều, gặp nhiều sang chấn...
Theo TS Tâm, trầm cảm có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là từ 18-45 tuổi. Phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm gấp đôi nam giới.
PGS.TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần thông tin thêm, hiện có khoảng 30% dân số Việt Nam có rối loạn tâm thần, trong đó 25% mắc trầm cảm.
“Trầm cảm chính là nguyên nhân khiến 36.000-40.000 người tự tử mỗi năm. Nghiên cứu mới nhất ở Viện chúng tôi cho thấy, gần 37% bệnh nhân mắc trầm cảm từ 45 tuổi trở lên có ý tưởng hoặc hành vi tự sát”, PGS Phương chia sẻ.
Đa số các trường hợp tự sát do bệnh nhân cảm thấy mình vô dụng, tội lỗi, không xứng đáng sống.
Việc điều trị trầm cảm gặp nhiều khó khăn do phần lớn người bệnh không biết mình bị mắc bệnh nên thường điều trị tại các chuyên khoa khác trước khi đến chuyên khoa tâm thần.
Do vậy, trầm cảm có xu hướng dễ trở thành mạn tính và tái diễn cũng như phục hồi không hoàn toàn giữa các giai đoạn.
Hà Nội: Nhiều sai phạm trong kinh doanh dược phẩm
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/ha-noi-nhieu-nha-thuoc-benh-vien-365141.html
Kiểm tra đột xuất tại nhà thuốc bệnh viện và trung tâm bán buôn thuốc, Thanh tra Sở Y tế TP Hà Nội phát hiện vi phạm, trốn thuế.
Ngày 4/4, kiểm tra đột xuất tại nhà thuốc bệnh viện và trung tâm bán buôn thuốc, Thanh tra Sở Y tế TP Hà Nội phát hiện vi phạm trong kinh doanh thuốc tân dược.
Không những vậy nhiều cơ sở còn trốn thuế bằng cách không xuất hóa đơn cho khách hàng...
Quảng Ninh: Diễn tập phòng dịch cúm gia cầm khẩn cấp từ Trung Quốc
Đó là mục đích của cuộc diễn tập ứng phó sự xâm nhiễm của virus cúm A/H7N9 và các chủng virus cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây sang người. Cuộc diễn tập do Bộ Y tế và Bộ NNPTNT phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức sáng nay (5.4) tại TP. Móng Cái (Quảng Ninh).
Theo đánh giá của Cục Thú y (Bộ NNPTNT): Virus cúm A/H7N9 được xác định có nguồn gốc từ gia cầm nhưng không biểu hiện bệnh lâm sàng trên gia cầm. Virus lây truyền từ gia cầm sang người và gây bệnh cho người thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của gia cầm trong quá trình chăn nuôi, giết mổ, ăn thịt và các sản phẩm gia cầm không được nấu chín kỹ hoặc tiếp xúc với môi trường bị nhiễm virus cúm A/H7N9. Người bị nhiễm có tỷ lệ tử vong cao, có thể lên đến 36-37%. Hiện chưa có bằng chứng lây từ người sang người và chưa sản xuất được vắc-xin phòng virus cúm A/H7N9.
Tại Trung Quốc, từ tháng 3.2013 đến nay, đã ghi nhận 1.364 trường hợp mắc cúm A/H7N9, trong đó 498 ca tử vong. Trong 2 tuần đầu tháng 3.2017, tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã phát hiện 7 người bị nhiễm cúm A/H7N9 tại thành phố Liễu Châu và Hà Chí do tiếp xúc với gia cầm sống bán tại chợ gia cầm (cách biên giới nước ta khoảng 100km), nâng tổng số lên 17 người bị nhiễm virus cúm tại tỉnh này trong năm 2017. Đầu năm 2017, tỉnh Vân Nam cũng phát hiện 2 người bị nhiễm cúm A/H7N9.
Đến nay Quảng Ninh chưa ghi nhận trường hợp nhiễm Cúm A/H7N9 trên gia cầm, môi trường và trên người, nhưng nguy cơ dịch xâm nhập vào địa bàn tỉnh là rất lớn.
Buổi diễn tập được diễn ra nghiêm túc, nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ cơ quan thú y, y tế trong việc triển khai các biện pháp tổ chức bao vây, khống chế và dập tắt dịch và các biện pháp kỹ thuật có liên quan trong chống dịch tại thực địa. Qua đó, các cơ quan, ban ngành liên quan cũng được huấn luyện để chủ động phát hiện và sẵn sàng ứng phó nhằm ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ nhiễm virus cúm A/H7N9 và các chủng virus cúm gia cầm khác lây nhiễm cho người và gia cầm xâm nhập vào địa bàn.
Quận, huyện lo ngại kinh phí làm hồ sơ sức khỏe cá nhân
http://www.thesaigontimes.vn/158745/quan-huyen-lo-ngai-kinh-phi-lam-ho-so-suc-khoe-ca-nhan.html/
Trước sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Bộ Y tế, Sở Y tế TPHCM đang ráo riết phát triển mạng lưới y tế cơ sở, phấn đấu đến năm 2020 các trạm y tế của thành phố sẽ hoàn thành quản lý sức khỏe cho 90% dân số. Tuy nhiên, các lãnh đạo trung tâm y tế lo ngại không biết kinh phí làm hồ sơ sức khỏe này sẽ lấy ở đâu.
Bà Võ Hồng Ngọc, chuyên viên Phòng nghiệp vụ y, Sở Y tế TPHCM, cho biết thông tin trên trong buổi giao ban y tế tháng 4 với 24 quận huyện trên địa bàn thành phố sáng nay, 5-4.
Bà Ngọc cho biết, trong tháng 3 vừa qua, Sở Y tế đã ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân đến các trung tâm y tế dự phòng quận huyện và các trạm y tế.
Tuy nhiên, ngành y tế mới chỉ có công cụ, chưa có văn bản triển khai. “Sở Y tế không yêu cầu trung tâm y tế quận huyện tổ chức làm hồ sơ ngay mà chỉ nghiên cứu và chuẩn bị tổ chức thực hiện, Sở Y tế sẽ định hướng lộ trình”, bà Ngọc cho biết.
Theo ông Nguyễn Ngọc Duy, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Sở Y tế TPHCM, Bộ Y tế chủ trương bắt buộc tất cả các phường, xã đều phải thực hiện làm hồ sơ sức khỏe cá nhân cho người dân. Vấn đề là, hiện nay chưa biết phải làm như thế nào. Các quận huyện đòi hỏi phải có phần mềm trước rồi mới làm, trong khi đó Sở Y tế bắt buộc làm qua mẫu giấy trước, phải gửi định hướng về cho sở rồi mới triển khai phần mềm.
Nhiều lãnh đạo trung tâm y tế lo ngại việc làm hồ sơ quản lý sức khỏe cho người dân không biết lấy kinh phí từ đâu. Bởi lẽ, một quận quản lý khoảng 500.000-800.000 người dân, riêng tiền giấy và mực in đã rất tốn kém, chưa kể tiền khám và xét nghiệm…
Một giám đốc trung tâm y tế lo lắng, không biết mỗi người dân có nhận được khoản tiền 60.000 đồng làm hồ sơ quản lý sức khỏe từ ngân sách nhà nước hay không. Nếu trung tâm tự bỏ kinh phí sẽ không biết lấy tiền đâu để trang trải, bởi ngoài tiền giấy, mực in ban đầu còn kinh phí khám tầm soát bệnh, tiền làm xét nghiệm. Với dân số khoảng hơn 600.000 người thì kinh phí bỏ ra không hề nhỏ.
Vị bác sĩ này đề nghị Sở Y tế TPHCM nên khảo sát, hoàn thành phần mềm, kết nối phần mềm quản lý bác sĩ gia đình, phần mềm tiêm chủng vào cùng với phần mềm hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân. Làm như vậy vừa đỡ tốn kém ngân sách, vừa khỏi mất công. Khi đã có phần mềm quản lý chung một hệ thống, các quận huyện, thành phố cứ theo đó làm theo.
Mưa trái mùa, bệnh truyền nhiễm diễn biến khó lường
Những cơn mưa trái mùa liên tục xuất hiện tại khu vực Nam Bộ tuần qua đang tạo điều kiện cho sốt xuất huyết và tay chân miệng phát triển. Dự báo, bệnh truyền nhiễm đang vào mùa, thời gian tới sẽ có nhiều diễn biến khó lường.
Sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng cục bộ
Thống kê của Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố trong 3 tháng đầu năm 2017 đã ghi nhận 5.444 trường hợp mắc sốt xuất huyết (2 ca tử vong). Hiện mỗi tuần trên toàn thành có khoảng 350 trường hợp phải nhập viện điều trị vì mắc sốt xuất huyết, ngoài các quận có số ca bệnh giảm so với tháng trước thì 7 quận huyện đang có xu hướng tăng mạnh (từ 20% đến 50%) gồm: Phú Nhuận, Cần Giờ, Hóc Môn, các quận 6; 8; 12; 9. Hiện 63 phường xã có số ca bệnh trong tháng 3 tăng so với tháng 2.
ThS.BS Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm Vắc xin sinh phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố cho hay: thực tế kiểm tra tại các địa phương có số ca bệnh tăng so với tháng trước ghi nhận, còn nhiều yếu tố nguy cơ phát sinh dịch. Tại phường Phước Kiển, huyện Nhà Bè, phường Tân Hưng quận 7 và nhiều phường xã khác, y tế địa phương không lên kế hoạch phòng chống dịch bệnh, không thực hiện công tác giám sát, gom nhiều điểm nguy cơ thành một điểm. Tại các nhà trọ, bãi đất trống, nhà dân, nhiều vật dụng phế thải chứa nước ngổn ngang làm môi trường thuận lợi cho muỗi sinh trưởng, phát triển.
Bên cạnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng cũng có những diễn biến khó lường. Từ đầu năm đến nay toàn thành đã ghi nhận 884 bệnh nhân (không có ca tử vong). Trong tháng 3 trên toàn thành đã ghi nhận 884 bệnh nhân phải nhập viện điều trị, riêng tháng 3 là 355 trường hợp (tăng 53,7% so với tháng 2). Bệnh tay chân miệng đã tăng từ đầu tháng 2 ở hầu hết các quận huyện, những địa phương có số ca bệnh tăng cao gồm quận 7, quận Bình Tân, Thủ Đức... Dự báo, trong thời gian từ tháng 3 đến hết tháng 5 bệnh tay chân miệng sẽ gia tăng mạnh theo chu kỳ.
Chủ động phòng chống dịch bệnh
Theo phân tích của đại diện Trung tâm Y tế Dự phòng, ngoài những tác động bất lợi từ thời tiết, thực trạng một số loại bệnh truyền nhiễm gia tăng là do ngành y tế còn thiếu nhân sự giám sát của tuyến y tế quận huyện nên không thể phân cấp quản lý cho khu phố, ấp. Mặt khác, chế độ đãi ngộ như phụ cấp trợ cấp cho cán bộ y tế hoặc cộng tác viên tham gia phòng chống dịch gần như không có nên chưa kích thích được trách nhiệm và sự năng động của những nhân sự liên quan.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh, BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế thành phố yêu cầu Trung tâm Y tế Dự phòng, tăng cường các phương án phòng chống dịch, đẩy mạnh truyền thông đến người dân, tiến hành vệ sinh môi trường, phun hóa chất diệt muỗi tại những địa bàn xuất hiện yếu tố nguy cơ; kịp thời khoanh vùng, xử lý ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng; kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong trường học, đặc biệt là bệnh tay chân miệng.
Cũng với nỗ lực phòng chống dịch, ngành y tế kêu gọi cộng đồng tăng cường các biện pháp phòng bệnh. Đối với bệnh sốt xuất huyết, cần tăng cường vệ sinh môi trường, loại bỏ các vật dụng phế thải chứa nước mưa, nước sạch để muỗi không còn nơi sinh sản, phát triển; giữ vệ sinh nhà cửa thoáng mát, sử dụng bình xịt muỗi, kem chống muỗi; thường xuyên ngủ mùng, mặc quần áo dài tay chống muỗi đốt.
Với bệnh tay chân miệng, cần vệ sinh hàng ngày, khử khuẩn hàng tuần khu vực sàn nhà, đồ chơi của trẻ; người giữ trẻ và trẻ cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, thực hiện ăn chín, uống chín, không cho trẻ ăn chung muỗng, chén để tránh nguy cơ lây bệnh...