Đồng hành vì một Việt Nam khoẻ mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, vì một tương lai tươi sáng
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 06/8/2017

  • |
T5g.org.vn - GS Hoàng Đình Cầu: Tấm gương học tập và tận tụy cống hiến trọn đời; Các bệnh viện ứng phó khẩn cấp với sốt xuất huyết, bác sĩ hủy nghỉ phép chống dịch; Đã có 19 trường hợp chết do sốt xuất huyết; Nhiều thai phụ bị sốt xuất huyết nguy hiểm; Hà Nội "nóng" sốt xuất huyết do nhiều người tự làm bác sỹ; Hà Nội: Trẻ sốt xuất huyết tăng ở Cầu Giấy; Liên thông xét nghiệm, bệnh nhân hưởng lợi; BV Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ cấp cứu người dân Mù Cang Chải mưa lũ; Tàn ác khi bơm tạp chất vào tôm ngay ở chợ đầu mối phía Nam Hà Nội; ...

 

GS Hoàng Đình Cầu: Tấm gương học tập và tận tụy cống hiến trọn đời

http://www.nhandan.com.vn/suckhoe/item/33692902-gs-hoang-dinh-cau-tam-guong-hoc-tap-va-tan-tuy-cong-hien-tron-doi.html

Sáng 5-8, tại Hà Nội, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam tiếp nhận hơn 6.000 tài liệu hiện vật của GS, AHLĐ, NGND Hoàng Đình Cầu - người khai sinh ngành Phẫu thuật phổi ở Việt Nam. Đây là một nghĩa cử đẹp theo nguyện ước của GS và gia đình với hậu thế.

Trong suốt cuộc đời hơn 60 năm tận tụy cống hiến cho y học, vì sức khỏe của nhân dân, GS Hoàng Đình Cầu đã đảm nhận nhiều cương vị quan trọng: Hiệu trưởng trường Y sĩ Liên khu 3-4 (1949 - 1954), Giám đốc Sở Y tế Liên khu III (1954 - 1957), Giám đốc Bệnh viện Phủ Doãn (1954 - 1955), Vụ trưởng Vụ Huấn luyện, Bộ Y tế (1960 - 1970), Thứ trưởng Bộ Y tế (1971 - 1989), kiêm Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội (1985 - 1989), Chủ tịch Ủy ban Quốc gia điều tra hậu quả các chất hóa học dùng trong chiến tranh (1982 - 2000), Chủ tịch Tổng hội Y - Dược học Việt Nam (1985 - 2000), Đại biểu Quốc hội khóa IX... nhưng mọi người nhớ nhiều, nhắc nhiều đến ông là người sáng lập và là chuyên gia đầu ngành phẫu thuật phổi ở Việt Nam, người đã cứu sống nhiều bệnh nhân tưởng chừng không qua khỏi một trong “tứ chứng nan y” (phong, lao, cổ, lại)

GS, AHLĐ, NGND Hoàng Đình Cầu (1917 - 2005) quê ở xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Với mong muốn học một nghề tự do, có thể giúp đỡ được nhiều người, năm 1937, người thanh niên giàu hoài bão Hoàng Đình Cầu đã quyết định học trường Y khoa Đông Dương, tiếp tục học nội trú bệnh viện và tốt nghiệp năm 1944. Trong kháng chiến chống Pháp, BS Hoàng Đình Cầu vừa tham gia công tác đào tạo, vừa phục vụ cứu chữa thương binh ở bệnh viện và ở các mặt trận. Năm 1955, ông được cử đi tu nghiệp tại Liên Xô (trước đây). Trong ba năm đi học, BS Hoàng Đình Cầu dành dụm tiền riêng để mua trọn bộ 35 tập Đại từ điển bách khoa toàn thư y học (tiếng Nga), mỗi tập trên 1000 trang. Chỉ một việc đó thôi đã đủ nói về tâm huyết với nghề và tầm nhìn lâu dài trong việc xây dựng nền y học của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

còn non trẻ. Về nước năm 1958, GS Hoàng Đình Cầu là người đi đầu xây dựng Khoa phẫu thuật phổi đầu tiên ở miền Bắc và trở thành người sáng lập chuyên ngành Phẫu thuật phổi ở Việt Nam. Ông đã có những sáng tạo tiên phong trong việc cắt thùy phổi khi điều trị ung thư phổi, truyền dung dịch điện giải để tiết kiệm máu và thực hiện thành công nhiều ca mổ phức tạp. Ông cũng là người đề xuất phương pháp điều trị miễn dịch không đặc hiệu ung thư phổi bằng BCG chết, dùng chất kích thích miễn dịch LH1 (ASLEM) kết hợp với tam thất, vitamin C liều cao sau mổ, nhờ đó nhiều bệnh nhân được kéo dài cuộc sống, có thể tới hơn mười năm.

Sau khi GS Tôn Thất Tùng từ trần (1982), GS Hoàng Đình Cầu kế nhiệm cương vị Chủ tịch Ủy ban Quốc gia điều tra hậu quả các chất hóa học dùng trong chiến tranh (từ năm 1982 đến năm 2000). Ông dành nhiều tâm huyết cho việc nghiên cứu hậu quả lâu dài của chiến tranh hóa học, ảnh hưởng của chất độc da cam (dioxin) với hệ sinh thái và con người Việt Nam đồng thời đề ra các biện pháp khắc phục. Trên lĩnh vực này, GS Hoàng Đình Cầu có nhiều công trình tiêu biểu như: Hậu quả các chất hóa học đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam từ 1961 đến 1971 (1999), Bản đồ băng rải chất diệt cỏ Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam từ 1962 đến 1971 (1999), tập kỷ yếu công trình Hậu quả các chất hóa học đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam (2000)... GS Hoàng Đình Cầu còn là người sáng lập Làng Hòa bình ở Việt Nam (năm 1991) cho trẻ em khuyết tật bị ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin với sự giúp đỡ của Làng Hòa bình quốc tế Oberhauzen.

Là tác giả của trên 50 công trình nghiên cứu, ngoài lĩnh vực phổi, GS Hoàng Đình Cầu có nhiều đóng góp về lý luận thuộc các vấn đề: sư phạm y tế, công tác dân số, chăm sóc sức khỏe ban đầu và chiến lược của ngành y tế 1995 - 2000, xây dựng trạm y tế cơ sở, bảo hiểm y tế cộng đồng v.v. Ông còn góp nhiều công sức đào tạo nhiều thế hệ y, bác sĩ giỏi cho đất nước.

Với những đóng góp lớn cho sự nghiệp y tế, GS Hoàng Đình Cầu được phong học hàm Giáo sư (năm 1980), phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 1985), danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ (năm 2000) nhưng trong đời thường ông rất giản dị, khiêm nhường. GS Hoàng Đình Cầu để lại tấm gương sáng về tinh thần học tập suốt đời, về tinh thần tận tụy cống hiến cho nhân dân, cho đất nước.

 

Các bệnh viện ứng phó khẩn cấp với sốt xuất huyết, bác sĩ hủy nghỉ phép chống dịch

http://suckhoedoisong.vn/cac-benh-vien-ung-pho-khan-cap-voi-sot-xuat-huyet-bac-si-huy-nghi-phep-chong-dich-n134853.html

Trước tình hình dịch sốt xuất huyết đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, các bệnh viện trên địa bàn TP.Hà Nội đã và đang tập trung mọi nguồn lực ứng phó khẩn cấp với SXH. Để chống dịch, nhiều y bác sĩ đã phải gạt bỏ mọi công việc riêng nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa của người bệnh.

Luân chuyển điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết, giảm tải cho ngành truyền nhiễm

Tại BV Bạch Mai, PGS.TS Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc BV Bạch Mai cho biết đã chỉ đạo các đơn vị/khoa/phòng dành mọi sự hỗ trợ kể cả về thuốc, dịch, nhân lực, vật lực để Khoa Truyền nhiễm - là nơi chuyên điều trị các bệnh nhân SXH được hoạt động tốt nhất.

"Nếu quá tải bệnh nhân, Khoa Da liễu sẽ bố trí dành ra 1 cơ số buồng bệnh để luân chuyển BN từ khoa Truyền nhiễm về điều trị; các chuyên khoa cần chủ động giải quyết các tình trạng nhiễm trùng tại chỗ để giảm tải cho Khoa Truyền nhiễm tập trung tiếp nhận, cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân SXH Dengue; Khoa Dược cần tiên lượng và dự trù đủ lượng dịch truyền và các thuốc phối hợp trong điều trị SXH; Phòng Hành chính Quản trị khảo sát, bổ sung thêm cáng, giường bệnh không để tình trạng BN đến không có giường cấp cứu; Phòng Công tác xã hội chủ động in ấn tờ rơi, áp phích, chiếu các clip – phóng sự hướng dẫn tuyên truyền cho người bệnh về kỹ năng phòng chống SXH…"- lãnh đạo BV Bạch Mai cho biết.

Theo dự báo, tình hình dịch SXH từ nay đến cuối năm còn diễn biến phức tạp khó lường, nguy cơ gia tăng vì năm nay lượng mưa lớn, xảy ra trên diện rộng; tốc độ đô thị hóa tiếp tục tăng tạo điều kiện cho muỗi phát triển, năm 2017 SXH có thể bùng phát thành dịch lớn nếu không có phương án chủ động ứng phó.

Bố trí khu điều trị riêng, kê thêm giường bệnh

Theo số liệu thống kê tại khoa Các bệnh Nhiệt đới, BVĐK Hà Đông từ đầu năm đến nay khoa đã điều trị nội trú cho 600 trường hợp SXH, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 50 người bệnh sốt đến khám và điều trị, trong đó có khoảng 20 người bệnh được chẩn đoán SXH.

Tại thời điểm bùng phát dịch SXH, BVĐK Hà Đông đã điều động nhân lực, vật lực: Bổ sung 3 điều dưỡng về khoa Các bệnh Nhiệt đới; Bổ sung 2 kíp trực 24/24 tăng cường trực trong giờ hành chính vào ngày thứ 7, chủ nhật; Tăng cường 40 giường bệnh cho khoa Các bệnh Nhiệt đới để hạn chế người người bệnh nằm ghép. Từ đầu năm đến nay tổ chức phun thuốc diệt muỗi 2 lần; Thực hiện vệ sinh tại các khoa, phòng, tránh các vũng nước đọng, thau rửa bể nước và thực hiện diệt lăng quăng, bọ gậy. Thường xuyên tổ chức tập huấn, tập huấn lại phác đồ điều trị SXH cho cán bộ khoa Các bệnh Nhiệt đới; Cử cán bộ tham dự tập huấn công tác điều trị bệnh dịch: SXH, Viêm não, Ho gà do Bộ Y tế tổ chức.

BSCKII. Nguyễn Thị Cương, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, BVĐK Hà Đông cho biết: “Hiện nay dịch SXH đang bùng phát mạnh, và hiện trạng quá tải tại khoa Các bệnh Nhiệt đới do vậy phòng Kế hoạch tổng hợp phối hợp cùng các khoa phòng khác nhằm giảm thiểu tình trạng quá tải. Bên cạnh đó, phân luồng bệnh nhân tại khoa Các bệnh Nhiệt đới, bổ sung nhân lực, và giường bệnh giúp người bệnh được hưởng quyền lợi và dịch vụ tốt nhất khi thăm khám, điều trị tại BV".

Tại BV Thanh Nhàn - nơi điều trị cho rất đông bệnh nhân SXH ở hai "điểm nóng" là quận Hoàng Mai và quận Hai Bà Trưng, đại diện BV cho biết, do số lượng bệnh nhân nhập viện quá đông, các khoa, phòng của BV đã phải tập trung mọi nguồn lực cũng như kê thêm số giường bệnh, dành riêng một khu khám và điều trị để thu dung bệnh nhân SXH.

Bác sĩ hủy nghỉ phép chống dịch

Theo ThS.BS Nguyễn Trung Cấp, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương - nơi tiếp nhận khoảng 1000 bệnh nhân SXH đến khám mỗi ngày, trước tình hình dịch bệnh SXH gia tăng như hiện nay, nhân viên y tế đã phải làm việc hết công suất để phục vụ người bệnh. Để chống dịch, các bác sĩ đã phải làm ngoài giớ, làm việc cả ngày nghỉ, hủy bỏ nghỉ phép, tuân thủ mọi lệnh điều động đáp ứng cho nhu cầu khám chữa của người bệnh.

Tại khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai các bác sĩ cũng làm việc vất vả cả thứ 7, chủ nhật, khám và tái khám, điều trị liên tục cho bệnh nhân SXH. Trước số lượng bệnh nhân quá đông như hiện nay, TS.BS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm của BV cho biết: Hiện nay khoa có gần 200 bệnh nhân nội trú, trong đó có khoảng 70 bệnh nhân SXH. Về cơ bản nhân lực của Khoa cũng cố gắng phân công, bố trí sắp xếp một cách khoa học để vẫn đảm bảo công tác chuyên môn thường quy, tái khám và điều trị các mặt bệnh khác vừa làm tốt công tác khám điều trị SXH vừa ngoại trú vừa nội trú.

Theo ThS.BS Tạ Quang Mậu, Trưởng khoa Các bệnh Nhiệt đới, BVĐK Hà Đông: Bệnh SXH là nhiễm trùng cấp do vi rút Dengue, có thể gây ra biến chứng nặng như sốc do thoát huyết tương, xuất huyết nặng và suy tạng nếu không được chuẩn đoán đúng và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Hiện tại đây là thời điểm SXH bùng phát cao nhất cho nên nhân viên y tế tại khoa Nhiệt đới luôn nỗ lực, tận tâm phục vụ người dân tại thời điểm dịch bệnh đang phát triển mạnh.

Các bác sĩ khuyến cáo, SXH là bệnh chưa có vắc-xin và thuốc điều trị đặc hiệu, do đó biện pháp phòng chống hiệu quả là diệt muỗi, bọ gậy. Đặc điểm của muỗi truyền virus gây bệnh SXH thường sống ở đô thị, gần người, trong nhà hoặc quanh nhà. Chúng hoạt động mạnh vào sáng sớm và buổi chiều tối. Nếu trong nhà có người bị SXH, người dân cần thực hiện ngay các biện pháp tránh bị muỗi đốt (như nằm màn, bôi kem chống muỗi, dùng nhang hoặc phun hoá chất diệt muỗi...), đồng thời vệ sinh môi trường, không để các vật dụng chứa nước đọng là nơi muỗi đẻ trứng.

SXH có biểu hiện ban đầu giống hệt các triệu chứng sốt virus khác nên nhiều người chủ quan tự điều trị tại nhà. Thậm chí nhiều người tự ý truyền dịch và dùng kháng sinh, điều này có thể nguy hiểm đến tính mạng. Dù SXH là bệnh tự khỏi trong vòng 7 ngày, nhưng khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm tiểu cầu, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gây tử vong.

 

Ùn ùn nhập viện vì sốt xuất huyết

http://www.baohaiquan.vn/pages/benh-nhan-sot-xuat-huyet-un-un-nhap-vien.aspx

http://nhandan.com.vn/suckhoe/item/33689102-ha-noi-qua-tai-benh-nhan-sot-xuat-huyet.html

Tại các bệnh viện trên địa bàn TP. Hà Nội đang có tình trạng quá tải trầm trọng vì bệnh nhân sốt xuất huyết (SXH).

Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, mỗi ngày có khoảng 300 trường hợp đến khám SXH, trong đó nhập viện điều trị tới 500 ca. Bệnh viện tăng gấp đôi số giường bệnh vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu điều trị. Tình trạng này cũng xảy ra tại các bệnh viện khác tại tuyến Trung ương khi bệnh nhân nhập viện vì SXH vẫn tiếp tục gia tăng. 

Ghi nhận của phóng viên ngày 4/8 tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương hiện rất đông người tới khám, ngồi la liệt ở cả bậc thềm lối vào sảnh chính bệnh viện. Bệnh viện phải dành năm phòng khám riêng chuyên khám SXH, thay đổi thời gian làm việc của bệnh viện đẩy sớm lên từ 7 giờ sáng kéo dài đến 17 giờ chiều; tổ chức cán bộ viên chức đi làm cả thứ Bảy, Chủ nhật; huy động toàn bộ lực lượng phòng khám dịch bệnh, không được nghỉ phép... để tập trung phòng chống dịch.

Cụ thể tại Khoa Nhi của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, mỗi ngày có khoảng 20 trẻ đến khám vì SXH, trong số đó có 7- 8 ca phải nhập viện, những ca nhẹ hơn được chuyển xuống tuyến dưới. Hiện, ở đây có 20 bệnh nhi nằm điều trị, 4 - 5 ca nặng. Còn Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông mỗi ngày tiếp nhận 20- 25 bệnh nhi. Tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, mỗi ngày trung bình khám cho khoảng 20-30 ca SXH, có hôm lên tới 50 ca SXH, số ca SXH phải nhập viện khoảng 2-3 ca. Bác sỹ Nguyễn Thành Nam, quyền Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai thông tin, các ca mắc SXH nhập viện chủ yếu do sốt cao liên tục, đáp ứng kém với thuốc hạ sốt paracetamol.

“Cũng có nhiều trường hợp vào đây, chúng tôi nhận thấy bố mẹ không biết cách tự điều trị cho con, liên tục sử dụng thuốc hạ sốt phối hợp như Ibrufen, Topshop. Những thuốc hạ sốt này sẽ gây nguy hiểm cho các cháu bé vì nó sẽ gây ra tình trạng xuất huyết”, bác sỹ Nam cho hay.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, ông Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện cho biết, so với cùng kỳ năm ngoái, năm nay, số trẻ đến khám SXH tăng cao gần 10 lần, với 185 trẻ, trong đó hiện có 28 bệnh nhi điều trị nội trú. Đáng chú ý, 5 bệnh nhi trong số này có dấu hiệu cảnh báo vì đã bị biến chứng.

Theo các chuyên gia y tế SXH là một bệnh rất nguy hiểm ở trẻ nhỏ tuy nhiên, biểu hiện bệnh lại không rõ ràng khiến nhiều bậc cha mẹ dễ dàng bỏ qua. Bác sỹ Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho rằng, SXH sẽ nguy hiểm trên cơ địa là trẻ em do hệ miễn dịch kém. Vì vậy, các bậc phụ huynh phải theo dõi sát sao con em mình khi có dấu hiệu tăng nhiệt độ cơ thể để nhận biết đúng bệnh và điều trị kịp thời.

"Khi trẻ mắc SXH nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, trụy tim mạch, hôn mê dẫn đến tử vong. Thực tế, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho rất nhiều bệnh nhi do phát hiện muộn, gia đình tự điều trị nhưng không khỏi, đến khi đến cấp cứu thì bệnh đã ở giai đoạn nặng", bác sỹ Lâm cảnh báo.

Không chỉ có trẻ em mắc bệnh tăng mà số lượng thai phụ mắc SXH cũng tăng. Bác sỹ Đỗ Duy Cường, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai cho biết khoảng 15-20% bệnh nhân mắc SXH đang điều trị tại Khoa là phụ nữ có thai.

Theo bác sỹ Cường do diễn biến SXH trên phụ nữ có thai rất khó lường, do vậy bác sỹ Cường khuyến cáo phụ nữ có thai mắc SXH nên nhập viện điều trị Bởi khi nhập viện bệnh nhân sẽ được theo dõi công thức máu, đông máu, chức năng gan, thận,.. cũng như tình trạng của thai nhi hàng ngày để xem có dấu hiệu: dọa sảy hay sảy thai, đẻ non (đặc biệt trong những tháng cuối của thai kỳ) hoặc rong kinh, rong huyết hay không. Một số trường hợp thai phụ ở giai đoạn cuối có dấu hiệu chuyển dạ, SXH dễ làm chảy máu cùng với đó là chảy máu trong lúc sinh nở sẽ dễ khởi động quá trình rối loạn đông máu, dẫn đến sốc mất máu, nguy hiểm tính mạng cho mẹ và thai nhi.

Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ đang mang thai cần cố gắng phòng tránh mắc bệnh SXH, để làm được điều đó nên mặc quần áo dài, chân đi tất, ngủ màn tuyệt đối, thoa kem để tránh muỗi đốt, dùng hương muỗi, bình xịt muỗi,… để đuổi và diệt muỗi. Các vật dụng đựng nước sạch dùng trong sinh hoạt nên được che đậy tránh muỗi đẻ trứng và nên thay nước hàng tuần để diệt lăng quăng. Không để nước đọng ở các nơi như lốp xe hỏng, vỏ dừa, chai lọ, ao tù, cống rãnh. Nên tích cực tham gia và vận động mọi người cùng tham gia vệ sinh môi trường ở nơi mình đang sinh sống để góp phần phòng tránh SXH cho phụ nữ có thai.

 

Đã có 19 trường hợp chết do sốt xuất huyết

http://vtc.vn/suc-khoe/da-co-19-truong-hop-chet-do-sot-xuat-huyet.1-340888.htm

Thông tin từ Cục Y tế Dự phòng, từ đầu năm đến nay, cả nước có hơn 71.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 19 trường hợp tử vong.

Số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nhập viện điều trị đã tăng 25% so với cùng kì năm 2016. Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết vẫn tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam chiếm 60% cả nước; tại khu vực phía Bắc, Hà Nội là địa phương có số trường hợp mắc nhiều nhất, chiếm 74% khu vực.

Dịch bệnh sốt xuất huyết năm nay đến sớm và có xu hướng gia tăng nhanh, Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân phòng bệnh sốt xuất huyết cần thực hiện chiến dịch người dân tự diệt muỗi, loăng quăng phòng bệnh sốt xuất huyết; thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước, thay rửa bình hoa…

Hàng tuần người dân cần loại bỏ, lật úp các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảng chai, vỏ dừa, hốc tre, bẹ lá; ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Người dân khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.

 

Nhiều thai phụ bị sốt xuất huyết nguy hiểm

http://phununews.vn/suc-khoe/nhieu-thai-phu-bi-sot-xuat-huyet-nguy-hiem-210221/

http://thanhnien.vn/doi-song/sot-xuat-huyet-o-phu-nu-mang-thai-rat-kho-luong-862757.html

http://baotintuc.vn/van-de-quan-tam/dien-bien-dang-chu-y-gia-tang-so-benh-nhan-sot-xuat-huyet-la-phu-nu-mang-thai-20170805083553104.htm

Sản phụ thai 37 tuần vào viện cấp cứu trong tình trạng sốt cao liên tục, đau bụng, tiểu cầu xuống thấp, được chẩn đoán sốt xuất huyết.

Tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), thai phụ lập tức được chuyển vào phòng cấp cứu theo dõi đặc biệt. Sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ. Các bác sĩ khoa Truyền nhiễm, khoa Sản, khoa Huyết học cùng kết hợp theo dõi, liên tục truyền khối tiểu cầu cho người bệnh. May mắn một bé gái nặng 2,8 kg chào đời an toàn. Người mẹ sau đó được chuyển về khoa Truyền nhiễm tiếp tục điều trị.

Ngày 3/8, bệnh nhân đã ổn định, tiểu cầu trở về mức an toàn và được xuất viện. Trước đó, thai phụ đã đi khám tại nhiều cơ sở y tế nhưng không phát hiện ra bị sốt xuất huyết dengue.

Dịch sốt xuất huyết dengue đang bước vào đợt cao điểm, số bệnh nhân đến khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai khám tăng liên tục. Trong đó, phụ nữ có thai chiếm15-20% số bệnh nhân sốt xuất huyết tại khoa. Khoa đang điều trị cho 10 bà bầu bị sốt xuất huyết.

Theo tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, diễn biến bệnh trên thai phụ rất khó lường, vì thế bác sĩ thường khuyên nhập viện điều trị. Bệnh nhân được theo dõi công thức máu, đông máu, chức năng gan, thận, tình trạng của thai nhi hàng ngày. Qua đó, bác sĩ đánh giá xem người bệnh có dấu hiệu dọa sảy hay sảy thai, đẻ non (đặc biệt trong những tháng cuối của thai kỳ) hoặc rong kinh, rong huyết hay không.

Trong quá trình điều trị cũng cần thận trọng khi dùng thuốc (truyền dịch, truyền máu, thuốc hạ sốt, kháng sinh,…) vì những ảnh hưởng của nó đối với thai. Một số thai phụ ở giai đoạn cuối có dấu hiệu chuyển dạ, bệnh sốt xuất huyết dễ khiến bệnh nhân chảy máu, cộng với việc chảy máu trong lúc sinh nở sẽ có thể dẫn đến bệnh nhân bị rối loạn đông máu dẫn đến sốc mất máu, nguy hiểm tính mạng cho mẹ và thai nhi.

Bác sĩ khuyến cáo, thai phụ cần phòng tránh mắc bệnh sốt xuất huyết. Nên mặc quần áo dài, chân đi tất, ngủ màn tuyệt đối, thoa kem để tránh muỗi đốt, dùng hương muỗi, bình xịt muỗi,… để đuổi và diệt muỗi. Các vật dụng đựng nước sạch dùng trong sinh hoạt nên được che đậy, tránh muỗi đẻ trứng và nên thay nước hàng tuần để diệt lăng quăng.

Dù vậy, bà bầu mắc bệnh cũng không nên quá lo lắng. Trên thực tế, các em bé sinh ra từ bà mẹ bị sốt xuất huyết không bị ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, khi có sốt, chị em nên đi khám sớm để được theo dõi chặt.

 

Hà Nội "nóng" sốt xuất huyết do nhiều người tự làm bác sỹ

http://khoe360.tienphong.vn/gia-dinh-suc-khoe/ha-noi-nong-sot-xuat-huyet-do-nhieu-nguoi-tu-lam-bac-sy-1173948.tpo

Tính đến thời điểm hiện tại, Hà Nội đã ghi nhận gần 9.000 ca mắc SXH, 5 người tử vong khiến địa phương này đang trở thành một trong những "điểm nóng" của SXH. Điều đáng báo động là khá nhiều trường hợp nhập viện với diễn biến nặng do tự điều trị sai cách hoặc không tuân thủ phác đồ theo hướng dẫn của BS.

Theo các bác sĩ, một sai lầm hay gặp ở bệnh nhân SXH là nhiều người tự ý điều trị, chỉ đến khi người mệt li bì mới vào viện thì bệnh đã trở nặng. Trường hợp bệnh nhân Tạ Quang B (Hoàng Mai, Hà Nội) đang điều trị tại BV Thanh Nhàn là một ví dụ điển hình. Các bác sĩ cho biết, anh B. tự uống kháng sinh và hạ sốt tại nhà và đã phải nhập viện cấp cứu với biểu hiện hiện xuất huyết chân răng, men gan cao bất thường, tiểu cầu giảm…

TS.BS Đỗ Duy Cường, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai cho biết, các bác sĩ đã gặp nhiều trường hợp bệnh nhân SXH nhập viện trong tình trạng nặng, có những ca bệnh trong tình trạng suy thận và tổn thương gan do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ những sai lầm trong điều trị căn bệnh này như: Tự ý sử dụng thuốc hạ sốt và hạ sốt dồn dập; Hạ sốt bằng aspirin và ibuprofen gây  tình trạng chảy máu trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.; Truyền dịch tại nhà có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp; Dùng kháng sinh trị SXH…

Theo ThS.BS Nguyễn Trung Cấp - BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, việc tự ý truyền dịch rất nguy hiểm, bệnh nhân chỉ truyền dịch khi có chỉ định của bác sĩ và phải đến cơ sở y tế tiến hành truyền. “Sau giai đoạn thoát dịch ở bệnh nhân SXH là giai đoạn tái hấp thu trở lại nên việc truyền dịch cần đảm bảo đúng liều lượng và hết sức thận trọng, nếu không dễ dẫn đến biến chứng suy tim, phù phổi cấp...”.

 

Hà Nội: Trẻ sốt xuất huyết tăng ở Cầu Giấy

http://www.phapluatplus.vn/ha-noi-tre-sot-xuat-huyet-tang-o-cau-giay-d49934.html

Ngoài khu vực Hoàng Mai thì Cầu Giấy cũng là điểm nóng của dịch bệnh sốt xuất huyết ở Hà Nội, đặc biệt lượng trẻ nhỏ mắc bệnh đang tăng mỗi ngày.

Ghi nhận tại một số bệnh viện tuyến TW của Quận Cầu Giấy, lượng bệnh nhân đang tăng mỗi ngày, đặc biệt là trẻ em. Điều đáng nói là có nhiều trẻ đã bị biến chứng nặng.

Theo bênh viện nhi TW cho biết, so với cùng kỳ năm trước, năm nay, số trẻ sốt xuất huyết đến khám tăng cao gần 10 lần với 185 trẻ. Trong đó có 28 bệnh nhi điều trị nội trú và 5 bệnh nhi trong số này có dấu hiệu cảnh báo vì bị biến chứng.

Khoa Nội nhi tổng hợp bệnh viện E, lượng bệnh nhi bị sốt xuất huyết đang gia tăng. Hiện tại khoa nhi có 18 trong tổng số 42 bệnh nhi đang điều trị sốt xuất huyết với nhiều bệnh nhân có biến chứng nặng, phần lớn đang cư trú tại khu vực Cầu Giấy.

Người lớn cần theo dõi sát sao con em mình khi có dấu hiệu tăng nhiệt độ cơ thể để nhận biết đúng bệnh và điều trị kịp thời. Khi trẻ mắc sốt xuất huyết, nếu không phát hiện kịp t hời sẽ dấn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, trụy tim mạch, hôn mê dẫn đến tử vong.

 

3 người bệnh/giường, Bệnh viện Bạch Mai bố trí thêm giường cho bệnh nhân SXH

http://www.infonet.vn/3-nguoi-benhgiuong-benh-vien-bach-mai-bo-tri-them-giuong-cho-benh-nhan-sxh-post233699.info

Theo thông tin từ Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai hiện nay dịch sốt xuất huyết đang tăng, trong đó có nhiều phụ nữ có thai mắc SXH chiếm khoảng 15 - 20% trong tổng số bệnh nhân SXH tại khoa.

Gia tăng số ca bệnh

Trước diễn biến của dịch sốt xuất huyết, Bệnh viện Bạch Mai có kế hoạch để Khoa Da liễu bố trí dành ra 1 cơ số buồng bệnh để luân chuyển BN từ khoa Truyền nhiễm về điều trị; các chuyên khoa cần chủ động giải quyết các tình trạng nhiễm trùng tại chỗ để giảm tải cho Khoa Truyền nhiễm tập trung tiếp nhận, cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân SXH Dengue; Khoa Dược cần tiên lượng và dự trù đủ lượng dịch truyền và các thuốc phối hợp trong điều trị SXH; Phòng Hành chính Quản trị khảo sát, bổ sung thêm cáng, giường bệnh không để tình trạng bệnh nhân đến không có giường cấp cứu.

Theo TS.BS Đỗ Duy Cường – Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai: Hiện nay trung bình khoa có khoảng 70 bệnh nhân sốt xuất huyết dengue (SXHD) trên tổng số gần 200 bệnh nhân điều trị nội trú. Trong số đó, 15-20 % là phụ nữ có thai.

Theo TS Cường diễn biến SXHD trên phụ nữ có thai rất khó lường, chúng tôi khuyên phụ nữ có thai mắc SXHD nên nhập viện điều trị. Bệnh nhân sẽ được theo dõi công thức máu, đông máu, chức năng gan, thận,.. cũng như tình trạng của thai nhi hàng ngày để xem có dấu hiệu: dọa sảy hay sảy thai, đẻ non (đặc biệt trong những tháng cuối của thai kỳ) hoặc rong kinh, rong huyết hay không.

Một số trường hợp thai phụ ở giai đoạn cuối có dấu hiệu chuyển dạ, SXHD dễ làm chảy máu cùng với đó là chảy máu trong lúc sinh nở sẽ dễ khởi động quá trình rối loạn đông máu, dẫn đến sốc mất máu, nguy hiểm tính mạng cho mẹ và thai nhi.

Phụ nữ có thai bị sốt xuất huyết rất khó tiên lượng. Cần phải theo dõi chặt chẽ tại các cơ sở y tế có đầy đủ các chuyên khoa khác cùng phối hợp như sản, huyết học, hồi sức,... để kịp thời xử trí khi có biến chứng xảy ra.

Trong quá trình điều trị cũng cần thận trọng khi chỉ định dùng thuốc (truyền dịch, truyền máu, thuốc hạ sốt, kháng sinh,…) vì những ảnh hưởng của nó đối với thai. Ngay cả các thuốc có thể chỉ định dễ dàng cho bệnh nhân khác thì khi sử dụng cho thai phụ vẫn phải có sự thống nhất của bác sỹ truyền nhiễm và bác sỹ sản khoa sau khi đã cân nhắc rất kỹ.

Làm gì để phòng SXH

SXHD là bệnh chưa có vắc-xin và thuốc điều trị đặc hiệu, do đó biện pháp phòng chống hiệu quả là diệt muỗi, bọ gậy. Đặc điểm của muỗi truyền virus gây bệnh SXH thường sống ở đô thị, gần người, trong nhà hoặc quanh nhà. Chúng hoạt động mạnh vào sáng sớm và buổi chiều tối. Nếu trong nhà có người bị SXHD, người dân cần thực hiện ngay các biện pháp tránh bị muỗi đốt (như nằm màn, bôi kem chống muỗi, dùng nhang hoặc phun hoá chất diệt muỗi...), đồng thời vệ sinh môi trường, không để các vật dụng chứa nước đọng là nơi muỗi đẻ trứng.

Các chuyên gia chia sẻ phụ nữ đang mang thai cần cố gắng phòng tránh mắc bệnh SXHD, để làm được điều đó nên mặc quần áo dài, chân đi tất, ngủ màn tuyệt đối, thoa kem để tránh muỗi đốt, dùng hương muỗi, bình xịt muỗi,… để đuổi và diệt muỗi. Các vật dụng đựng nước sạch dùng trong sinh hoạt nên được che đậy tránh muỗi đẻ trứng và nên thay nước hàng tuần để diệt lăng quăng. Không để nước đọng ở các nơi như lốp xe hỏng, vỏ dừa, chai lọ, ao tù, cống rãnh. Nên tích cực tham gia và vận động mọi người cùng tham gia vệ sinh môi trường ở nơi mình đang sinh sống để góp phần phòng tránh SXHD cho bà bầu.

Hiện Khoa Truyền nhiễm đang điều trị cho khoảng 10 bà bầu bị SXHD và từ đầu vụ dịch, đã có 3 ca chuyển dạ thành công “mẹ tròn con vuông” ngay tại bệnh viện Bạch Mai. Do đó, BS. Trà cũng khuyến cáo các bà bầu không nên quá lo lắng. Trên thực tế, các em bé được sinh ra từ những bà mẹ mắc SXH đều không bị ảnh hưởng gì. Trong vụ dịch năm 2015, khoa Truyền nhiễm cũng đã điều trị SXHD thành công cho khoảng 100 bà bầu, sinh con khỏe mạnh, an toàn.

 

Tỉ lệ mắc sốt xuất huyết của Đà Nẵng cao nhất nước

http://khoe360.tienphong.vn/gia-dinh-suc-khoe/ti-le-mac-sot-xuat-huyet-cua-da-nang-cao-nhat-nuoc-1174093.tpo

Ngày 4/8, đoàn công tác của Bộ Y tế đã có buổi làm việc với thành phố Đà Nẵng về tình hình sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn.

Ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay tình hình SXH đang diễn biến rất phức tạp. Đà Nẵng là địa phương có số ca mắc SXH nhiều thứ tư trên cả nước, sau TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Bình Dương. Hiện Đà Nẵng ghi nhận hơn 4.900 ca, trong đó 4.700 ca nhập viện. Theo tỉ lệ  mắc/100.000 dân thì Đà Nẵng cao nhất cả nước.

Báo cáo với đoàn công tác, Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng cho hay tính tới thời điểm này tất cả các quận huyện trên địa bàn đều có xu hướng gia tăng SXH, điển hình như quận Thanh Khê tăng 150%, Liên Chiểu tăng 100% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 7 tháng đầu năm, ghi nhận 276 ổ dịch, riêng tuần gần đây nhất (23 – 30/7) có 7 ổ dịch. Trung tâm Y tế dự phòng cũng nêu thực tế dù chính quyền và các lực lượng chức năng đã triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền, phòng chống SXH nhưng người dân vẫn chưa hoàn toàn ý thức. Đặc biệt một số hộ không đồng tình phun thuốc, loại bỏ các vật dụng chứa nước, khó làm việc với một số công trường…

 

Sinh viên loay hoay "đối phó" dịch sốt xuất huyết

http://congly.vn/xa-hoi/suc-khoe/sinh-vien-loay-hoay-doi-pho-dich-sot-xuat-huyet-220674.html

Hiện trên địa bàn Hà Nội, dịch sốt xuất huyết (SXH) đang bùng phát mạnh mẽ và đang vào giai đoạn cao điểm. Đặc biệt, phần lớn trường hợp nhập viện là sinh viên, cư dân xóm trọ.

Theo báo cáo của ngành y tế, Hà Nội hiện đứng thứ 2 cả nước về số người mắc SXH. Tính đến nay, Hà Nội có gần 9.000 trường hợp SXH với hơn 1.200 ổ dịch. 30/30 quận, huyện, thị xã ghi nhận ca mắc; hiện còn gần 1.000 trường hợp đang điều trị tại các bệnh viện.

Một phòng 3 người mắc SXH

Dịch SXH tại Hà Nội đang diễn biến hết sức phức tạp, nhất là vào thời điểm đang vào mùa mưa như hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người dân, đặc biệt là các cư dân xóm trọ, sinh viên vẫn còn thờ ơ, lơ là trong phòng chống SXH.

Nhiều trường hợp sinh viên bị SXH nhưng cứ đinh ninh là cảm sốt bình thường, tự mua thuốc trị cảm về uống đến khi bệnh trở nặng, ốm vật vã, bạn bè mới hoảng hốt chở vào viện. Điển hình như trường hợp  Đặng Anh Tuấn - sinh viên trường ĐH Kiến trúc Hà Nội. Trở về nhà sau hơn một tuần nằm viện điều trị SXH, Tuấn nói: "Em bị sốt 3 ngày nhưng cứ chủ quan do mấy ngày đi mưa bị ngấm nên chỉ ra hiệu thuốc mua thuốc hạ sốt uống; 2 ngày sau thấy nổi ban và ngày càng mệt rũ, tình trạng nặng hơn nên vào bệnh viện kiểm tra thì kết quả bị mắc SXH và phải nhập viện điều trị".

Trần Hà Phương - sinh viên trường ĐH Luật Hà Nội chia sẻ, vừa trải qua giai đoạn "kinh hoàng" khi cả 3 chị em trong nhà đều bị SXH. Cách đây nửa tháng em gái út bị mắc bệnh phải nhập viện, Phương và chị cả phải thay nhau vào viện trông em. "Trong khi em gái chưa ra viện thì chị cả cũng nhập viện điều trị SXH; tiếp đó chính mình lại bị "dính" bệnh... thành thử bố mẹ ở quê phải "khăn gói" ra Hà Nội chăm cả 3 chị em", Phương kể.

Nhiều sinh viên ở trong khu trọ cũng cho biết, hễ trời mưa to là các phòng đều bị ngập nước. Tìm đến một khu trọ trên đường Cầu Diễn, Bùi Văn Hiệp - sinh viên trường Học viện Tài chính tỏ ra lo lắng khi nghe tin có dịch SXH. "Không lo lắng sao được khi nơi ở của 2 anh em đang ở là căn phòng trong dãy trọ chật

hẹp, ẩm thấp, thiếu ánh sáng, chung quanh nhiều nước bẩn, rác thải bừa bãi, dễ phát sinh mầm bệnh, đặc biệt là SXH. Giờ hễ có ai trong khu này có biểu hiện sốt là mọi người lại cuống hết cả lên", Hiệp nói

Chủ động hơn trong việc phòng ngừa SXH, Nguyễn Bích Ngọc - sinh viên trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội cho biết: "Em khá quan tâm đến bệnh này. Bản thân em cũng rất sợ phải đi bệnh viện, chưa kể dạo gần đây nghe tin tức số lượng người tử vong do bệnh SXH ngày càng tăng cao nên cứ chủ động phòng ngừa cho tốt đã".

"Trong phòng em thường đốt đèn tinh dầu sả chanh, mắc màn khi ngủ và chú ý dọn vệ sinh sạch sẽ, phun thuốc diệt muỗi... theo như khuyến cáo của ngành y tế nhưng vẫn thấy có muỗi xuất hiện trong nhà nên không yên tâm lắm", Ngọc cho hay.

Phòng dịch ở xóm trọ - "cha chung không ai khóc"

Một thực tế là rất nhiều khu trọ, sinh viên đang phải nhắm mắt mà sống ở những nơi nhếch nhác, mất vệ sinh. Bởi với số tiền thuê phòng có hạn, họ không được lựa chọn những chỗ ở tốt hơn. Lại thêm cuộc sống tập thể nên vấn đề vệ sinh luôn trong tình trạng "cha chung không ai khóc".

Đã từng mắc bệnh, cuộc sống đảo lộn một thời gian do SXH nên Tuấn luôn chú ý mắc màn khi đi ngủ dù trước đó việc này không phải thói quen của mình. Tuy nhiên không phải ai cũng giống như Tuấn, rất nhiều bạn dù đã từng bị ốm vì muỗi đốt nhưng vẫn hết sức lơ là. Không chỉ lười nhác việc mắc màn, nhiều bạn còn hết sức ẩu trong cách sinh hoạt. Phòng trọ vốn đã chật hẹp nhưng sinh hoạt lộn xộn, không thường xuyên dọn dẹp. Ngoài hành lang, thùng rác, bát đũa sạch vứt lẫn lộn...

Thế nhưng, khi được hỏi về mối lo ngại bị muỗi đốt dẫn đến phát bệnh, nhiều bạn vẫn tỏ ra thản nhiên, không hề lo lắng. Thái độ chủ quan này phổ biến hơn ở những xóm trọ chưa từng có ai bị SXH tấn công.

Sinh viên loay hoay "đối phó" dịch sốt xuất huyết

Ông Nguyễn Huy Chiến - chủ một dãy trọ cấp bốn cho biết: “Nhà trọ của tôi có 7 phòng với khoảng 20 người thuê trọ, đa phần là sinh viên đang học tại các trường xung quanh. Tôi thường xuyên nhắc nhở người thuê chú ý giữ gìn vệ sinh, thu gom rác, không để cho muỗi sinh sản để phòng bệnh SXH và có thuê người đến dọn dẹp vệ sinh khu vực sân dãy trọ. Tuy nhiên cũng đâu lại vào đấy, sinh viên sống theo kiểu tạm bợ, không ở lâu dài nên ý thức phòng vệ sinh hay phòng bệnh không được như những nhà dân”.

Trao đổi với PV báo Công lý, ông Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, các công trường xây dựng, các khu nhà trọ và sinh viên là vấn đề vô cùng nhức nhối và khó khăn trong việc phòng chống SXH hiện nay.

Theo ông Cảm, tại các khu trọ sinh viên, do điều kiện sống còn thấp, nên việc giữ vệ sinh, thực hiện phòng chống SXH theo đúng khuyến cáo của ngành y tế còn hạn chế.

Cùng quan điểm, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu (BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cũng cho hay, số lượng người nhập viện vì SXH tại bệnh viện năm nay cao hơn cùng kỳ năm ngoái. Sinh viên cũng là một trong những đối tượng dễ bị lây nhiễm căn bệnh này.

Bác sĩ Cấp cũng đưa ra lời khuyên cho mọi người, đặc biệt là cho các bạn sinh viên để phòng tránh dịch SXH cần diệt bọ gậy, loăng quăng bằng cách đậy kín hoặc vệ sinh các dụng cụ chứa nước, không cho muỗi đẻ trứng. Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn để diệt lăng quăng/bọ gậy. Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ... Khi ở trong vùng dịch, nếu có dấu hiệu sốt, tuyệt đối không nên chủ quan...

 

Liên thông xét nghiệm, bệnh nhân hưởng lợi

http://khoe360.tienphong.vn/gia-dinh-suc-khoe/lien-thong-xet-nghiem-benh-nhan-huong-loi-1174081.tpo

Quy định của Bộ Y tế về việc 38 bệnh viện (BV) trực thuộc Bộ liên thông kết quả xét nghiệm từ 1/8 vừa qua bước đầu khiến bệnh nhân hài lòng vì giảm chi phí, thời gian và công sức. Tuy nhiên, không phải khi đã có quy định này thì mọi xét nghiệm đều mặc nhiên được công nhận.

Tại Bệnh viện Nhi T.Ư, bệnh nhi N.M.H (3 tuổi) được chuyển từ BV Đa khoa T.Ư Thái Nguyên xuống. Thay vì phải làm lại các xét nghiệm máu và men gan thì kết quả xét nghiệm do BV Đa khoa T.Ư Thái Nguyên làm được công nhận tại BV Nhi T.Ư. Vì thế, bệnh nhân này chỉ việc thực hiện một số xét nghiệm mà BV Đa khoa T.Ư Thái Nguyên chưa chỉ định. Mẹ cháu H. cho biết, đã vài lần chị đưa con đi khám ở BV Nhi T.Ư, nhưng là lần đầu tiên không mất thời gian và tiền để làm lại xét nghiệm máu vì các bác sĩ ở Hà Nội nói kết quả xét nghiệm ở Thái Nguyên được BV Nhi T.Ư công nhận.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư) cho biết đã từ lâu tại khoa Cấp cứu, việc công nhận kết quả xét nghiệm đã được thực hiện. Theo bác sĩ Cấp khó có BV nào giỏi tất cả các chuyên khoa nên việc công nhận kết quả của các BV chuyên ngành có uy tín là mặc nhiên, cho dù cơ sở y tế đó không thuộc tuyến trung ương. Bác sĩ Cấp cho ví dụ, mới đây khoa tiếp nhận bệnh nhân N.V.T (40 tuổi, ở Hà Nội) mắc viêm não Herpes. Trước đó, bệnh nhân đã chụp cộng hưởng từ (MRI) và các xét nghiệm từ một đơn vị y tế tư nhân có hệ thống xét nghiệm tốt. Kết quả MRI được bác sĩ đầu ngành trực tiếp thực hiện và đọc kết quả. Vì thế, khi được chuyển đến khoa Cấp cứu trong tình trạng nguy cấp, các bác sĩ không mất thời gian chỉ định bệnh nhân phải làm lại một số xét nghiệm, hay chụp lại MRI. Bệnh nhân tiết kiệm được rất nhiều chi phí (nếu không có BHYT sẽ phải mất từ hơn 1.745.000 – 2.336.000 đồng tuỳ loại). Chưa kể, việc chuyển bệnh nhân nặng từ phòng cấp cứu xuống phòng chụp MRI có thể nguy hiểm đến tính mạng. Theo bác sĩ Cấp, thường những xét nghiệm tại các bệnh viện chuyên ngành đầu ngành (như Tim mạch, Da liễu, Nội tiết, Sản…) sẽ được công nhận, vì đó là nơi có trang thiết bị, máy móc, nhân lực xét nghiệm chuyên sâu hơn bệnh viện sở tại.

TS Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (BV Bạch Mai) cho biết, từ ngày 1/8, BV đã liên thông kết quả xét nghiệm với nhiều BV trung ương khác. Đã có nhiều BV cùng tuyến chuyển bệnh nhân đến mà không cần làm lại một số xét nghiệm theo quy định của Bộ Y tế. Theo TS Dương Đức Hùng: “Việc sử dụng lại kết quả xét nghiệm có thể tiết kiệm được chi phí khám chữa bệnh. Tuy nhiên, mục tiêu lớn nhất để liên thông kết quả xét nghiệm là giảm được nhiều chi phí gián tiếp như thời gian đi lại, chờ đợi xét nghiệm của bệnh nhân. BV không bị quá tải các xét nghiệm, cũng tiết kiệm được nhân lực, thời gian của nhân viên y tế”.

Vẫn có trường hợp phải xét nghiệm lại

Tuy nhiên với bệnh nhân H.T.T (5 tuổi) được chuyển đến từ Bệnh viện Phong Da liễu T.Ư Quỳnh Lập (Nghệ An) lại phải làm lại xét nghiệm sinh hoá vì kết quả xét nghiệm sinh hoá của bệnh nhân này đã quá thời gian Bộ Y tế quy định. Danh mục đều ghi rõ thời gian tối đa có thể dùng lại xét nghiệm từ 1-7 ngày. PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám Chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, có một số xét nghiệm, thời gian xét nghiệm còn hiệu lực để dùng lại tùy thuộc vào bệnh lý và diễn biến lâm sàng của người bệnh. Riêng xét nghiệm định lượng HbA1c có thời hạn tối đa đến 60 ngày nhưng trong một số trường hợp cụ thể tùy thuộc vào bệnh lý và diễn biến lâm sàng của người bệnh.

Với kỹ thuật tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng máy đếm laser), không quy định thời gian tối đa mà phụ thuộc vào đánh giá của bác sĩ và tình trạng bệnh nhân. Ví dụ một bệnh nhân thông thường, xét nghiệm này không thay đổi trong 1-2 ngày. Tuy nhiên, nếu có xuất huyết hay mất dịch nặng, kết quả này thậm chí thay đổi trong 1-2 giờ nên rất có thể khi chuyển viện, bệnh nhân phải làm lại xét nghiệm để đảm bảo tính chính xác trong chẩn đoán. Hoặc kỹ thuật xét nghiệm máu lắng (bằng máy tự động) được quy định thời gian tối đa để công nhận là 5 ngày. Bác sĩ Cấp phân tích: “Sự thay đổi trong kết quả xét nghiệm máu lắng khá chậm. Để sự thay đổi có ý nghĩa đánh giá, xem có điều chỉnh phác đồ điều trị hay không thì phải qua 5 ngày”. Với bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa, lúc này hồng cầu đạt mức 3 triệu chưa phải truyền máu, nhưng vì có xuất huyết nên chỉ một lúc sau, hồng cầu có thể giảm xuống còn 2 triệu, sẽ phải truyền máu. Những gì có diễn biến nhanh chóng đều phải chỉ định xét nghiệm lại.

Với quy định này, các BV tuyến T.Ư bắt đầu thực hiện liên thông kết quả đối với 65 loại xét nghiệm khác nhau với thời gian tối đa khác nhau. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc liên thông kết quả xét nghiệm giữa các BV không chỉ giúp tiết kiệm được chi phí xét nghiệm mà còn nâng cao chất lượng khám chữa bệnh khi người dân không còn phải tốn tiền, mất thời gian để chờ đợi làm các xét nghiệm như nhau khi đi khám chữa bệnh.

Bác sĩ cân nhắc khi chỉ định xét nghiệm lại

Có ý kiến cho rằng, việc liên thông xét nghiệm có thể sẽ khiến các bác sĩ bị ép dùng lại các kết quả xét nghiệm dù bệnh nhân cần phải xét nghiệm lại, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám Chữa bệnh cho biết, quy định về việc liên thông kết quả xét nghiệm không phải để bó chặt các bác sĩ trong việc chỉ định xét nghiệm mà các bác sĩ vẫn là người có quyết định cao nhất trong điều trị. Theo đó, nếu ca bệnh nào thấy cần phải xét nghiệm thì các bác sĩ vẫn có quyền chỉ định xét nghiệm. Ông Khoa nhấn mạnh: “Tuy nhiên, các bác sĩ không được phép lãng phí nếu kết quả xét nghiệm vẫn sử dụng được”.

 

Một bệnh viện ngoài công lập được công nhận ISO quốc tế về xét nghiệm

http://www.sggp.org.vn/mot-benh-vien-ngoai-cong-lap-duoc-cong-nhan-iso-quoc-te-ve-xet-nghiem-459866.html

Sáng 4-8, Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn đã đón nhận chứng chỉ ISO 15189:2012 về xét nghiệm lâm sàng tiêu chuẩn quốc tế, do Văn phòng Công nhận chất lượng (Bureau of Accredititaon - BOA Việt Nam) chứng nhận.

Đây là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu về năng lực và chất lượng đối với các phòng xét nghiệm y tế.

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trâm Em, Giám đốc Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, kết quả cận lâm sàng có ảnh hưởng 60% - 70% đến quyết định của bác sĩ về phương pháp điều trị.

Việc áp dụng ISO đạt chuẩn xét nghiệm giúp hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra hướng điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh.

 

Chiếm đoạt, trục lợi trợ cấp ốm đau - thai sản hàng chục tỉ đồng

http://dantri.com.vn/suc-khoe/chiem-doat-truc-loi-tro-cap-om-dau-thai-san-hang-chuc-ti-dong-20170804183800761.htm

Theo bà Nguyễn Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, có nhiều tổ chức, cá nhân đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật và một số quy định chưa chặt chẽ về BHXH, BHTN đặc biệt là quỹ ốm đau - thai sản

Ngày 4/8, tại TP Huế đã diễn ra Hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện quy chế phối hợp số 1853/QCPH-TCCSPCTP-BHXHVN giữa Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an – Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và Lễ ký quy chế phối hợp giai đoạn 2017-2022.

Tỉnh nào cũng chiếm đoạt, trục lợi quỹ BHXH về ốm đau - thai sản

Trong 5 năm qua, BHXH Việt Nam đã phối hợp với công an và các cơ quan liên quan địa phương thực hiện 835 cuộc thanh tra, kiểm tra, xác minh tại 2.308 đơn vị, trong đó có 2.228 đơn vị sử dụng lao động, 80 cơ sở Khám chữa bệnh BHYT

Đặc biệt nhiều trường hợp vi phạm về chiếm đoạt, trục lợi quỹ BHXH về Ốm đau – Thai sản đã được phát hiện, tiêu biểu tại tỉnh thành như TP Hồ Chí Minh, một số cá nhân phối hợp, tổ chức chiếm đoạt tiền trợ cấp thai sản và BHXH một lần với số tiền hơn 1,3 tỷ đồng (gồm 39 hồ sơ: 35 hồ sơ hưởng chế độ thai sản với số tiền hơn 1,28 tỷ và 4 hồ sơ hưởng chế độ BHXH một lần với số tiền 29 triệu đồng).

Tại tỉnh Đồng Nai phát hiện đối tượng làm giả các chứng từ như Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, Giấy khai sinh, Giấy ra viện, Giấy Chứng minh nhân dân… nộp đến cơ quan BHXH để thanh toán các chế độ BHXH. Qua phối hợp điều tra giữa 2 ngành, cơ quan BHXH đã chuyển 116 hồ sơ, giấy tờ làm giả để hưởng chế độ ốm đau, thai sản với số tiền 394 triệu đồng cho cơ quan công an để xác minh, làm rõ.

Tại Cần Thơ, có đơn vị lập thủ tục tuyển lao động là phụ nữ mang thai, thực hiện đăng ký đóng BHXH nhưng thực tế không làm việc tại đơn vị để trục lợi BHXH thông qua việc giải quyết chế độ thai sản khi sinh con.

Ở tỉnh Hải Dương, nhân viên nhân sự và kế toán của 1 đơn vị đã cấu kết lập khống 36 hồ sơ, làm giả 44 hồ sơ thanh, quyết toán chế độ thai sản tại cơ quan BHXH để chiếm đoạt số tiền 867 triệu đồng.

Tại tỉnh Bến Tre, nhân viên đơn vị lập hồ sơ khống của 13 công nhân hoàn toàn không có mang thai, sinh con và đang làm việc tại đơn vị để đề nghị thanh toán chế độ thai sản với cơ quan BHXH số tiền 255 triệu đồng.

Ở Đồng Tháp, có đơn vị đề nghị thanh toán chế độ thai sản cho người lao động theo mức lương đã đăng ký tham gia BHXH là 18 triệu đồng/ tháng trong khi đăng ký mức lương với cơ quan Thuế là 2,5 triệu đồng/tháng; việc đăng ký chênh lệch mức lương này để lạm dụng chế độ thai sản…

Kết quả, đã yêu cầu thu hồi, xuất toán hơn 48 tỷ đồng do lạm dụng các chi phí khám chữa bệnh BHYT, đồng thời kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính 459 tổ chức, cá nhân vi phạm…

Lợi dụng kẻ hở pháp luật

Sở dĩ các tổ chức, cá nhân trục lợi liên tục và trong nhiều năm là do kẽ hở của pháp luật và một số quy định chưa chặt chẽ về BHXH, bảo hiểm tự nguyện, đặc biệt là quỹ Ốm đau -Thai sản.

Ví dụ quy định lao động nam tham gia BHXH có vợ sinh con được hưởng chế độ nhưng trong thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12/5/2016 quy định giấy

chứng sinh không ghi tên cha nên khó xác định việc tham gia BHXH của người vợ trong trường hợp lao động nam hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con.

Bên cạnh đó điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật BHXH đóng BHXH từ đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con; người lao động nghỉ hưởng hết chế độ thì ngừng tham gia BHXH.

Hay các cá nhân lợi dụng kẻ hở của chính quyền địa phương trong việc chứng thực các văn bản giấy tờ để làm giả Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh bản sao và thực hiện lập hồ sơ giả mạo đề nghị cơ quan BHXH thanh toán tiền trợ cấp thai sản.

Cũng qua kiểm tra của BHXH Việt Nam và công an cho thấy, cán bộ nhân viên tại một số cơ sở y tế đã tranh thủ lạm dụng sự thiếu hiểu biết của người dân khi cấp phát thuốc trong khám chữa bệnh để thực hiện thay đổi các loại thuốc có giá trị thấp hơn với đơn thuốc do bác sỹ đã kê cho bệnh nhân nhằm trục lợi.

Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng, cấp phát thuốc quá mức cần thiết hoặc không đúng chủng loại thanh toán với cơ quan BHXH.

 

BV Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ cấp cứu người dân Mù Cang Chải mưa lũ

http://suckhoedoisong.vn/bv-da-khoa-khu-vuc-nghia-lo-cap-cuu-nguoi-dan-mu-cang-chai-mua-lu-n134864.html

Trong 2 ngày 3- 4 /8/2017 trận lũ quét lịch sử đã gây thiệt hại rất lớn cho nhân dân các dân tộc huyện vùng cao Mù Cang Chải, bệnh viện Đa khoa Khu vực Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã thành lập tổ cấp cứu lưu động tới Trung tâm Y tế Mù Cang Chải hỗ trợ việc cấp cứu những nạn nhân bị thương sau mưa lũ.

Tại Trung tâm Y tế Mù Cang Chải, kíp cấp cứu lưu động đã cấp cứu cho 4 nạn nhân: 1 nạn nhân bị gãy hở xương đòn trái kèm theo tràn khí màng phổi trái đã được phẫu thuật kết hợp xương và dẫn lưu khí màng phổi; 1 nạn nhân bị gãy hở  phức tạp đầu dưới 2 xương cẳng chân phải đã được phẫu thuật kết hợp xương và hồi sức tích cực và 2 nạn nhân khác bị chấn thương.

Bên cạnh đó, đoàn bác sĩ cũng chuyển 1 bệnh nhân 70 tuổi bị bỏng sâu vùng cẳng chân trái, 1 bệnh nhân 13 tuổi bị đa chấn thương do hội chứng vùi lấp về Bệnh viện Đa khoa Khu vực Nghĩa Lộ điều trị.

Cũng trong sáng trong sáng ngày 4/8, tổ cấp cứu đã tiến hành sơ cấp cứu và chuyển về Bệnh viện Đa khoa Khu vực Nghĩa Lộ 1 bệnh nhân bị trôi suối có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sau mưa lũ để tiếp tục điều trị.

Để chia sẻ động viên người bệnh và thân nhân, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Khu vực Nghĩa Lộ cũng tặng 2 xuất quà cho 2 bệnh nhân.

Hiện tại tình hình sơ cấp cứu người bị nạn sau mưa lũ tại Trung tâm Y tế Mù Cang Chải bước đầu đã ổn định, các bệnh nhân bị thương được cấp cứu kịp thời và tình trạng sức khỏe hồi phục tốt.

kíp gây mê phẫu thuật chấn thương và hồi sức của Bệnh viện Đa khoa Khu vực Nghĩa Lộ

Theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Sở Y tế Yên Bái và đề xuất của tâm Y tế Mù Cang Chải, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Nghĩa Lộ tiếp tục duy trì 1 kíp cấp cứu thường trực tại Mù Cang Chải trong một vài ngày tới để kịp thời xử trí khi có tình huống xấu xảy ra.

  

Vô tư bán thuốc không cần đơn: Thói quen hay thiếu chế tài nghiêm khắc?

http://dantri.com.vn/suc-khoe/vo-tu-ban-thuoc-khong-can-don-thoi-quen-hay-thieu-che-tai-nghiem-khac-20170805044728556.htm

Chỉ cần cho biết biểu hiện bệnh, nhân viên bán thuốc có thể kê ngay một loạt thuốc mà không cần đơn thuốc chỉ định của bác sĩ. Tình trạng bán thuốc không cần kê đơn diễn ra tại rất nhiều hiệu thuốc trên địa bàn Thanh Hóa vì kiểm tra thì "khó" trong khi người dân lại "hưởng ứng".

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 05/2016/TT-BYT sau Quyết định 04/2008/QĐ-BYT ngày 1/2/2008 “Quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú” thế nhưng có lẽ do tâm lý chủ quan, ngại đi khám bệnh và một phần do sự thiếu hiểu biết về các nguy cơ mà thuốc có thể gây ra, nên rất nhiều người dân mỗi khi ốm đau, thay vì đi khám bệnh, thường tự mua thuốc điều trị theo hướng dẫn của người bán thuốc. Tình trạng mua và bán thuốc không cần đơn của bác sĩ trên địa bàn Thanh Hóa vẫn đang diễn ra như “chuyện cơm bữa”.

Theo khảo sát của PV tại một số cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn Thanh Hóa, gần như 100% cơ sở bán thuốc cho người dân không cần đơn của bác sĩ. Việc mua bán kháng sinh dễ như “mua mớ rau, con cá” ngoài chợ.

Chỉ trong vài phút “cắm chốt” tại một số nhà thuốc lớn của TP Thanh Hóa, dù đây là những nhà thuốc đã được công nhận đạt JPP nhưng khi chúng tôi có mặt, hầu hết người dân vào mua thuốc đều không có đơn của bác sĩ.

Người dân chỉ cần nói tên thuốc cần mua hay kể ra một vài triệu chứng với người bán thuốc, ngay lập tức, yêu cầu sẽ được đáp ứng với đủ các loại thuốc nội, ngoại khác nhau.

Không chỉ những căn bệnh thông thường như cảm cúm được nhân viên bán thuốc nhanh chóng cắt thuốc không cần đơn mà ngay cả những bệnh cần điều trị bằng kháng sinh như: tràn dịch khớp gối, đau thần kinh liên sườn, đau cột sống….cũng đều được nhân viên bán thuốc đáp ứng bằng hàng loạt thuốc.

Anh Hải, một khách hàng đến mua thuốc cho biết: “Mình đi đá bóng bị trật khớp gối, đến thầy thuốc đông y họ nắn lại khớp nhưng chẩn đoán là bị tràn dịch, mình ra hiệu thuốc nói triệu chứng thì nhân viên ở đây kê cho một loạt thuốc. Mình cũng không biết thuốc gì, chỉ thấy nhân viên nói là kháng sinh uống để tiêu dịch”.

Hay như cô Lê Thị Hà, phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa cho hay, cô bị chứng bệnh về tim mạch nên thi thoảng hay bị tụt huyết áp. Mỗi lần như vậy, cô lại chạy ra hiệu thuốc gần nhà nói triệu chứng là nhân viên cắt thuốc cho uống. Do một vài lần uống thấy đỡ nên cứ có dấu hiệu bị là cô lại ra lấy thuốc do nhân viên bán thuốc kê.

Để ghi nhận tình trạng mua bán thuốc “dễ như mua rau” ngoài chợ, chúng tôi đến một loạt các hiệu thuốc khu vực gần chợ Nam Thành, hay dọc tuyến đường Quang Trung, Trần Phú, Nguyễn Trãi, không khó để có thể mua những loại kháng sinh cơ bản như: ampicillin, ammoxicilin, cephalexin... dù rằng những loại kháng sinh này trong danh mục quy định của Bộ y tế là loại thuốc muốn mua được cần có đơn của bác sĩ.

Được biết, hiện toàn tỉnh Thanh Hóa có 3.101 cơ sở hành nghề y dược được cấp phép, trong đó có 86 cơ sở bán buôn; 263 nhà thuốc; 2060 quầy thuốc; 530 tủ thuốc trạm y tế; 84 cơ sở bán lẻ thuốc đông y và dược liệu; 78 đại lý bán lẻ thuốc.

Trao đổi với PV Dân trí về vấn đề trên, ông Đoàn Dũng Chiến, Trưởng phòng Quản lý dược, Sở y tế Thanh Hóa cũng thừa nhận rằng, việc mua, bán thuốc không có đơn đang là một trong những vấn đề nóng hiện nay và là thực trạng chung của cả nước chứ không riêng gì tỉnh Thanh Hóa.

“Thói quen rất dở của người dân là tự dùng thuốc còn các cửa hàng thì biết rõ việc bán thuốc không có đơn là sai những vẫn làm vì liên quan đến lợi nhuận. Tuy nhiên, cái khó để có thể chấn chỉnh tình trạng này đó là việc chế tài xử phạt quá nhẹ, chỉ 200-500 nghìn đồng cho một lần phạt, vì thế, không đủ sức răn đe. Hơn nữa, quy định của Bộ y tế không thanh kiểm tra quá 1 lần trong 1 năm cùng một nội dung. Không những vậy trước khi xuống kiểm tra, nguyên tắc là phải báo trước nên họ có sự chuẩn bị. Mình có mặt ở đó thì họ lại không bán khi có khách đến mua thuốc mà không mang theo đơn”, ông Chiến cho biết thêm.

Cũng theo ông Chiến thì liên quan đến vi phạm này, trong thời gian vừa qua, Sở cũng có xử phạt nhưng không nhiều, chủ yếu là nhắc nhở.

Ông Chiến cũng khuyến cáo, thuốc là con dao hai lưỡi, việc người dân tự ý dùng thuốc mà không có đơn của bác sĩ là vô cùng nguy hiểm, tình trạng người dân tự dùng thuốc dẫn đến hệ lụy vi khuẩn kháng kháng sinh rất nặng nề.

 

Việt Nam phát hiện hơn 3.500 ca mắc HIV mới

http://congly.vn/xa-hoi/suc-khoe/viet-nam-phat-hien-hon-3-500-ca-mac-hiv-moi-220662.html

http://www.sggp.org.vn/gia-tang-nguoi-nhiem-hiv-tai-nhieu-dia-phuong-459867.html

Cục Phòng chống HIV/ADIS cho biết, số ca mắc HIV mới được phát hiện trong 5 tháng đầu năm 2017 là hơn 3500 trường hợp.

PGS.TS Nguyễn Hùng Long - Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết, thống kê mới nhất đến nay cả nước có gần 210.000 người nhiễm HIV còn sống. Đã có 90.882 trường hợp tử vong do HIV/AIDS tính từ đầu vụ dịch đến nay.

Trong 5 tháng đầu năm 2017, số trường hợp HIV dương tính mới phát hiện khoảng 3.546 ca, số tử vong khoảng 641 ca. So với cùng kỳ năm 2016, số nhiễm HIV mới giảm 11%, số bệnh nhân AIDS giảm 21%, số tử vong giảm 34%. Như vậy nhìn chung dịch HIV vẫn đang có xu hướng giảm ở 3 tiêu chí là số người nhiễm mới HIV, số người chuyển sang giai đoạn AIDS và số người tử vong do AIDS.

Tuy nhiên, 20 tỉnh thành có số bệnh nhân HIV tăng so với cùng kỳ 2016, đặc biệt là Hà Nội, Tây Ninh, Yên Bái, Tiền Giang, Kiên Giang, TP.HCM và Phú Thọ.

Riêng Hà Nội và TP.HCM chiếm 25% bệnh nhân mới phát hiện trong cả nước. Trong đó Hà Nội ghi nhận 311 ca mới, tăng 61 ca so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự tại TP.HCM, con số này là 572, tăng 25 ca.

Cục trưởng Phòng chống HIV/AIDS cho biết, có tới 48% người mới nhiễm HIV tại Việt Nam là do quan hệ tình dục, 33% qua đường máu, 3% từ mẹ sang con. Hầu hết bệnh nhân đều phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Thực tế này cảnh báo, HIV đang lây lan ra cộng đồng và ngày càng trở nên khó kiểm soát. Từ năm 2013 đến nay, tỷ lệ HIV trong nhóm người tiêm chích ma túy, phụ nữ bán dâm giảm nhưng tăng nhiều ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (tỷ lệ này là 7,36% theo nguồn giám sát trọng điểm năm 2016).

Tính đến tháng 4/2017, ngành y tế đã điều trị ARV được 118.028 bệnh nhân đạt 56% số người nhiễm HIV được phát hiện. Khi mở rộng điều trị bằng ARV tại trạm y tế để bệnh nhân dễ dàng tiếp cận thì đến nay, đã có 7.844 bệnh nhân nhận thuốc ARV tại xã. Đồng thời, Cục Phòng chống HIV/AIDS cũng đang mở rộng triển khai xét nghiệm tải lượng virus như một xét nghiệm thường quy.

 

Cảnh báo hiểm họa từ các loại ma túy mới du nhập vào Việt Nam

http://vietq.vn/bat-dong-san-ha-noi-cuoi-nam-phan-khuc-can-ho-trung-binh-nguon-cung-doi-dao-d126314.html

Theo đó, các loại ma túy mới du nhập vào Việt Nam “núp bóng” dưới nhiều cái tên như “muối tắm”, “tem giấy”, được giới học sinh sử dụng như một trào lưu thời thượng , mặc kệ những cảnh báo của các chuyên gia.

Thông tin từ báo Tiền phong, tại Hội nghị quốc gia lần VI về “Rối loạn sử dụng chất và HIV”, BS CK II Huỳnh Thanh Hiển (Bệnh viện Tâm thần TPHCM), đã tỏ ra quan ngại về tình trạng nhiều người trẻ sử dụng các loại ma túy mới, mặc những hiểm họa chết người đang rình rập.

Theo BS Hiển, ma túy được chia thành hai loại dựa vào tác động trên hệ thần kinh: nhóm gây ức chế trầm dịu (nhựa thuốc phiện, các thuốc giảm đau được sử dụng hạn chế với mục đích y học) và nhóm gây kích thích thần kinh. Trong đó, các loại ma túy mới như “cỏ Mỹ”(từ lóng chỉ một loại cần sa mới), “tem giấy”(những miếng giấy nhỏ như con tem, được tẩm chất gây ảo giác LSD và được sử dụng bằng cách liếm), “muối tắm”(tên lóng của loại ma túy có tên hóa học là mephedrone hoặc cathinone) thuộc nhóm ma túy thứ hai. Đây đều là những chất gây loạn thần, ảo giác, hoang tưởng, dẫn đến những mối nguy hại khôn lường về sức khỏe và thậm chí có thể tử vong, BS Hiển cho biết.

Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh cũng thêm thông tin về vấn đề này, hiện nay đã có thêm 2 chất ma túy mới ngoài 3 chất trên, nhưng chưa thấy xuất hiện tại Việt Nam là Benzylpiperazine (BZP- một dẫn xuất từ thuốc xổ giun piperazine trước đây và hiện không còn sử dụng) và Gama hydroxyl-butyric (GHB), nhưng có lẽ do 2 chất này có tác động yếu hơn các chất kể trên, nên mức độ lan rộng kém hơn.

Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số lượng người sử dụng và người nghiện gia tăng nhanh, từ đầu 2017 đến nay đã ghi nhận được 210.751 trường hợp, trung bình mỗi năm tăng 10%. Trong đó TPHCM có số người nghiện cao nhất, tiếp đến là Hà Nội, Điện Biên...Nhóm nghiện ma túy có xu hướng tăng nhanh ở giới trẻ, học sinh.

Số lượng người nghiện đông kéo theo các vấn đề an ninh, trật tự liên quan đến ma túy càng phức tạp hơn. Chỉ riêng năm 2016, tòa án đã thụ lý 18.916 vụ với 24.360 bị cáo phạm các tội về ma túy.

 

Tốc độ gia tăng bệnh đái tháo đường ở Việt Nam nhanh nhất thế giới

http://www.sggp.org.vn/toc-do-gia-tang-benh-dai-thao-duong-o-viet-nam-nhanh-nhat-the-gioi-459901.html

Theo GS Thái Hồng Quang- Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam (VADE), Bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Theo dự báo của WHO, tỷ lệ đái tháo đường trên toàn thế giới có thể tăng 54% trong vòng 20 năm (2010 – 2030).

Tại chương trình đào tạo Quốc tế chuyên sâu về Đái tháo đường (iSTEP-D), vừa được tổ chức tại TPHCM GS Thái Hồng Quang- Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết thêm, tại Việt Nam số người mắc đái tháo đường chiếm khoảng 5,4% dân số (với hơn 5 triệu người mắc) xếp hàng đầu thế giới. Tỷ lệ này tăng gấp đôi so với đầu những năm 2000.

Bên cạnh đó, tỷ lệ người bị bệnh nhưng chưa được chẩn đoán còn rất cao, chiếm 50%. Trong số đó, có đến hơn 50% bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường tại nước ta không nhận thức được tình trạng bệnh của mình.

Trong số 50% số người được chẩn đoán và điều trị thì có đến 50% số người có biến chứng về đái tháo đường đó là biến chứng về tim mạch, tổn thương mắt…..

Nhằm thể hiện sự cam kết của các chuyên gia trên toàn thế giới trong việc chung tay phòng chống bệnh đái tháo đường và cải thiện cuộc sống cho bệnh nhân đái tháo đường tại Việt Nam, Hiệp Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) phối hợp với Hội Nội tiết và đái tháo đường Việt Nam và  Sanofi tổ chức Chương trình Đào tạo quốc tế chuyên sâu về đái tháo đường (chương trình iSTEP-D) giai đoạn 2017-2018.

Đây là chương trình nhằm hỗ trợ các bệnh viện lớn ở Việt Nam xây dựng các phác đồ điều trị nội trú và củng cố chất lượng điều trị ngoại trú, từ đó cải thiện chất lượng chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tại các bệnh viện này.

Dự kiến 600 bác sĩ nội tiết và không chuyên khoa nội tiết tại bốn trung tâm đào tạo hợp tác gồm BV Bạch Mai, BV Nội tiết Trung ương, BV Chợ Rẫy, Đại học Y dược TPHCM.

 

Xót xa bé trai 1 tuổi bầm dập khắp người nghi bạo hành

http://laodongthudo.vn/xot-xa-be-trai-1-tuoi-bam-dap-khap-nguoi-nghi-bao-hanh-57413.html

http://dantri.com.vn/phap-luat/khoi-to-vu-chau-be-1-tuoi-bi-bao-hanh-nghiem-trong-20170805192542088.htm

PGS.TS Lê Thị Minh Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Trưa ngày 4/8, bệnh viện đã tiếp nhận bé trai khoảng 12-14 tháng tuổi trong tình trạng mệt mỏi, hoảng sợ. Đặc biệt trán, chân tay và nhiều vùng trên cơ thể bị bầm tím bất thường”.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, trước đó cháu bé được đưa đến bệnh viện Việt Nam - Cu Ba, sau đó được đưa đến Xanh Pôn và được chuyển thẳng lên khoa Cấp cứu Viện Nhi Trung ương.

Trao đổi với phóng viên, PGS. Minh Hương cho biết, qua thăm khám ban đầu cho thấy, cháu bé bị nhiều vết thương ở phần mềm, không nguy hiểm đến tính mạng. Những vết bầm ở trên cơ thể cháu bé vẫn còn màu tím vừa hồng, cho thấy đây là những vết thương khá mới. Đặc biệt, ở cơ quan sinh dục của bé có nhiều vết tụ máu còn đỏ tươi.

"Điều quan trọng nhất, đó là theo bệnh án từ bệnh viện Xanh Pôn chuyển sang thì kết quả chụp CT cho thấy có tụ máu dưới màng cứng. Do vậy, chúng tôi sẽ phải kiểm tra lại để rà soát, đánh giá xem có tổn thương cũ trong xương hay không. Đồng thời, cũng phải đánh giá tình trạng chức năng sống, tim phổi của cháu bé" – PGS. Hương cho biết.

Về phương pháp điều trị, các bác sĩ khoa cấp cứu sẽ phải hội chẩn với khoa thần kinh, khoa ngoại, nếu tụ máu không nhiều, không tìm thấy tổn thương về nội tạng như gan, lách, thận…. hay vết thương cũ ở xương (có thể đã tự liền) thì sẽ chăm sóc nội khoa. Còn nếu bệnh nhân tiến triển nặng lên, cần phải phẫu thuật để lấy phần máu tụ thì sẽ dùng phương pháp ngoại khoa.

Hiện tại do bé không có người thân đi cùng nên phòng công tác xã hội của Bệnh viện Nhi Trung ương sẽ cắt cử người lo chăm sóc, cho bé ăn uống. Bác sĩ Hương cho biết, về mặt tinh thần cháu bé khá hoảng sợ. “Khi được các nhân viên y tế thay nhau bế và chăm sóc, ai bé cũng theo và ôm rất chặt. Điều đó chứng tỏ cháu bé bị sợ hãi, thiếu sự quan tâm chăm sóc của người thân”, PGS. Hương phân tích.

Được biết, đến nay vẫn chưa có một thông tin nào về người thân của cháu bé. Theo các bác sĩ cho biết, trong hồ sơ bệnh án cũng chỉ có một số điện thoại của một người đàn ông tự xưng là hàng xóm của bé đưa vào viện, nhưng gọi điện thì người này luôn tắt máy.

PGS.TS Minh Hương cũng cho biết trường hợp này sẽ được điều trị miễn phí. "Nhưng với những trẻ nghi ngờ bạo hành với những dấu hiệu tương đối rõ ràng như thế này thì chúng tôi đã mời Cơ quan công an đến điều tra. Chiều 4/8, công an phường Láng Thượng đã làm việcvới bác sĩ khám ban đầu để xác minh điều tra vụ việc”, PGS Minh Hương cho biết thêm.

 

Cứu sống bệnh nhân có khối u lớn trong tim

http://www.sggp.org.vn/cuu-song-benh-nhan-co-khoi-u-lon-trong-tim-459878.html

Khi nhập viện bệnh nhân trong tình trạng khối u đã gây biến chứng nặng: hở van 2 lá nhiều, suy tim (giãn buồng tim trái, phân suất tống máu giảm nhiều), đi kèm tai biến mạch máu não.

Ngày 5-8, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An cho biết, đã thực hiện thành công ca phẫu thuật, cứu sống bệnh nhân có khối u lớn trong tim.

Trước đó, bệnh nhân Dương Thanh Xuân (55 tuổi, Nghi Thủy, TX Cửa Lò, tỉnh Nghệ An) phát hiện bị u nhầy nhĩ trái kích thước lớn trong tim. Do đến bệnh viện muộn nên bệnh nhân đã bị nhiều biến chứng nguy hiểm, đe doạ trực tiếp tính mạng.

Sau khi được điều trị nhồi máu não ổn định tại khoa Thần kinh, các bác sĩ liên khoa đã hội chẩn và nhận định đây là ca bệnh khó, nguy cơ tử vong cao, nhưng nếu bệnh nhân không được can thiệp kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh viện cũng cho lời khuyên gia đình đưa bệnh nhân lên tuyến trên, nhưng gia đình đồng ý phẫu thuật tại bệnh viện.

Ngày 22-7, bệnh nhân Xuân được đại phẫu. Sau khi cắt bỏ khối u nhầy kích thước 5x4cm trong buồng tim, các bác sĩ đã sửa và bảo tồn thành công được van 2 lá.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Nam, Trưởng khoa Ngoại Lồng ngực, cho biết: “Đây là kỹ thuật khó, nhưng ưu việt hơn rất nhiều so với thay van tim nhân tạo, mang lại lợi ích rất nhiều cho bệnh nhân, đó là tiết kiệm được khoản chi phí lớn, tốt cho chức năng tim và thuận lợi cho việc điều trị nội khoa về sau”.

Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân Xuân được đưa về các khoa Hồi sức Ngoại khoa, Hồi sức ngoại, Nội Tim mạch, Ngoại Lồng ngực tiếp tục điều trị, chăm sóc.

Đến nay, sức khỏe bệnh nhân Xuân đã ổn định và có tiến triển tốt.

 

Cứu sống bệnh nhân bị loạn nhịp tim hiếm gặp

http://www.sggp.org.vn/cuu-song-benh-nhan-bi-loan-nhip-tim-hiem-gap-459865.html

Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy cho biết vừa tiến hành đặt máy tạo nhịp tim cứu sống một trường hợp bị yếu cơ tim thất phải gây loạn nhịp hiếm gặp.

Bệnh nhân là chị K.H. (26 tuổi, ngụ huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng).

Trước đó, chị đột ngột thấy choáng váng, hoa mắt, đứng không vững, cảm giác tim đập nhanh và hồi hộp, kèm vã mồ hôi, thở dốc. Gia đình đưa chị H. đến BV Đa khoa tỉnh Lâm Đồng điều trị và được chẩn đoán loạn nhịp nhanh thất. Các bác sĩ xử lý sốc điện và nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến BV Chợ Rẫy.

Tại đây, qua kiểm tra, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị yếu cơ tim thất phải gây loạn nhịp tim (250 lần). Bệnh này có thể dẫn đến ngất xỉu, đột tử bất cứ lúc nào. Các bác sĩ đã điều trị nội khoa kèm cấy vĩnh viễn vào người bệnh máy tạo nhịp tim để xung điện điều chỉnh nhịp tim, dự phòng những bất trắc sức khỏe có thể xảy đến.

Sau hơn 2 tuần điều trị, nhịp tim của chị H. dần ổn định, tiếp xúc tốt, nguy cơ đột tử được ngăn chặn.

 

Hồi sinh nhờ phẫu thuật nội soi cắt gan

http://phunuvietnam.vn/khoe/hoi-sinh-nho-phau-thuat-noi-soi-cat-gan-post30970.html

So với mổ hở thì phẫu thuật nội soi cắt gan điều trị ung thư gan hiện được biết đến với nhiều ưu việt hơn. Đây là phương pháp điều trị triệt để, ít xâm lấn, giúp người bệnh ít đau, giảm biến chứng, phục hồi nhanh với sẹo mổ thẩm mỹ.

Như một phép màu

Đã sau 7 năm kể từ ngày được phẫu thuật ung thư gan nhưng ông Trần Văn Tiến (68 tuổi, ngụ Vĩnh Long) vẫn chưa thể quên được cảm giác vừa lo lắng, lại rất hạnh phúc lúc đó.

Ông Tiến kể, vào năm 1997, ông đi khám thì phát hiện ra bị viêm gan C. Đến năm 2010, ông choáng váng khi được bác sĩ chẩn đoán bị ung thư gan trong một lần đi khám. “Lúc đó tôi bị sốc rất nặng. Ở cơ quan tôi thời điểm đó cũng đã có vài ba người bị ung thư gan, đã điều trị ở nhiều bệnh viện khác nhau nhưng đều lần lượt qua đời. Điều này càng khiến cho tôi lo lắng ngàn lần”, ông Tiến nhớ lại.

Tuy trong đầu lúc đó rối như tơ vò nhưng ông Tiến không chấp nhận bỏ cuộc. Ông gọi điện cho một người em trai là bác sĩ đang làm việc, sinh sống ở Mỹ để nhờ tư vấn thì được trả lời “bệnh của anh chỉ sống được khoảng 2 tháng đến 1 năm nữa thôi. Nếu qua Mỹ điều trị thì chi phí rất đắt đỏ mà phẫu thuật cũng chỉ 50/50”.

Câu trả lời thành thật của người em như một gáo nước lạnh dội vào ông Tiến lần nữa. Ông bàng hoàng và nghĩ đến viễn cảnh mờ mịt đang chờ đón mình ở phía trước.

Sau đó ít hôm, ông Tiến được một người bạn giới thiệu lên BV Đại học Y Dược TPHCM. Tại đây, ông được bác sĩ cho biết, bệnh của ông phát hiện sớm, thể trạng tốt nên có thể thực hiện phẫu thuật nội soi cắt gan. Lúc này, hy vọng sống lại được lóe lên trong ông Tiến.

Về nhà, ông lên internet xem thông tin về phẫu thuật nội soi cắt gan và thấy tin tưởng. “Ca phẫu thuật lúc đó đã thành công và đến nay tôi đã sống được 7 năm. Tôi thực sự nghĩ mình là một người rất may mắn và đã được cứu sống một lần nữa”, ông Tiến chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Trang (SN 1981, ngụ TPHCM) cũng là một trong những bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt gan cho biết, vào đầu tháng 3/2017, khi phát hiện mình bị ung thư gan thì chị xỉu ngay tại chỗ.

Chị được người thân giới thiệu đến nhiều bệnh viện khác nhau, kể cả trong và ngoài nước nhưng cuối cùng chị chọn BV Đại học Y Dược TPHCM và được phẫu thuật nội soi cắt gan. Đến nay, thì sức khỏe của chị đã ổn định trở lại, tiếp tục với công việc và chăm sóc cho gia đình. “Các bác sĩ đã tư vấn cho tôi rất tận tình. Không chỉ chữa được bệnh mà việc phẫu thuật còn đảm bảo được tính thẩm mỹ. Hiện tại thì sức khỏe của tôi đã tốt hơn rất nhiều”, chị Trang chia sẻ.

Phát hiện sớm, hiệu quả cao

PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Bắc - Giám đốc BV Đại học Y Dược TPHCM - cho biết, trong những năm qua phẫu thuật gan đã có những bước tiến rất mạnh.Trong điều trị ung thư gan thì phẫu thuật là phương pháp hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, hầu hết ung thư gan xuất hiện ở người bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan. Do đó, việc điều trị phẫu thuật luôn được cân nhắc, đánh giá cẩn trọng và kỹ lưỡng. Trước đây, việc đánh giá chức năng gan, tính toán phần gan còn lại có đủ và an toàn cho người bệnh hay không được xem là thách thức lớn. Do vậy, BV Đại học Y Dược TPHCM đã tiên phong trong việc đánh giá chức năng gan và tính toán thể tích gan giữ lại cho người bệnh.

TS BS. Trần Công Duy Long, Phó trưởng Khoa gan mật tuy  - BV Đại học Y Dược TPCHM cho biết, hiện nay phẫu thuật cắt bỏ một phần gan mang khối u là một trong những biện pháp điều trị triệt để nhất, đem lại tiên lượng sống tốt nhất cho người bệnh. Mặc dù gan có khả năng tân sinh phì đại bù trừ, nhưng việc cắt bỏ một phần gan ở người bệnh bị viêm xơ gan là vấn đề khá gay go, luôn được các phẫu thuật viên cân nhắc kĩ càng trước khi phẫu thuật.

Để giải quyết vấn đề này, các bác sĩ phải tính toán, xác định phần gan còn lại bao nhiêu là đủ, đảm bảo việc cắt hết các tế bào ung thư nhưng vẫn đảm bảo an toàn chất lượng sống cho người bệnh.          

Cũng theo TS BS Trần Công Duy Long, nếu bệnh  được phát hiện bệnh sớm, thể trạng  tốt thì phẫu thuật nội soi sẽ rất hiệu quả. Phẫu thuật nội soi cắt gan được xem là phương pháp ít xâm lấn, giúp người bệnh ít đau, giảm biến chứng, phục hồi nhanh với sẹo mổ thẩm mỹ.

Trong số các người bệnh phẫu thuật cắt gan, có từ 1/3 đến 1/4 số lượng được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi. Thay vì đường mổ dài dưới xương sườn, người bệnh chỉ phải chịu vết mổ nhỏ từ 4 mm - 1 cm, thời gian nằm viện chỉ từ 4 - 6 ngày. So với mổ hở, phí phẫu thuật nội so có cao hơn một chút nhưng tổng chi phí điều trị thấp hơn.

Tại Việt Nam, ung thư gan là một loại bệnh ác tính thường gặp nhất. Đa số, nguyên nhân dẫn đến ung thư gan là do viêm gan, xơ gan và một số bệnh lý khác. Ung thư gan là một loại bệnh tiến triển thầm lặng, khó nhận biết sớm, do đó, người bệnh thường tìm đến bác sĩ khi thời gian đã trễ, tổng trạng kém, dẫn đến việc tiên lượng xấu, điều trị khó khăn.

 

Cứu thuyền trưởng nghi bị thủng dạ dày trên biển

http://dantri.com.vn/suc-khoe/cuu-thuyen-truong-nghi-bi-thung-da-day-tren-bien-2017080514495307.htm

Chiều 5/8, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (đóng tại Đà Nẵng) cho biết - tàu SAR274 đang hành trình đưa bệnh nhân nghi bị thủng dạ dày trên biển vào đất liền để chữa trị.

Trước đó, vào lúc 6h55 ngày 5/8/, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam nhận được thông tin tàu ĐNa 90684 TS do ông Đỗ Văn Tài (thường trú 18 Lê Hữu Kiều, Nại Hiên Đông, Sơn Trà, Đà Nẵng) làm chủ tàu có thuyền trưởng Cao Minh Tâm (sinh năm 1989) bị đau bụng dữ dội. Vị trí tàu cách Cửa Lò (Nghệ An) khoảng 75 hải lý, yêu cầu được cứu nạn khẩn cấp.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam đã phối hợp với Viện Y học biển tư vấn y tế cho bệnh nhân.

Theo chẩn đoán của bác sỹ có khả năng bệnh nhân bị thủng dạ dày cần đưa vào bờ cấp cứu khẩn cấp. Tổng giám đốc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam quyết định điều động tàu SAR274 đang thực hiện nhiệm vụ tại vùng biển Nghệ An đi cứu nạn lúc 07h40 ngày 05/8/2017.

Đến11h40 cùng ngày, tàu SAR274 tiếp cận tàu ĐNa 90684 TS, chuyển bệnh nhân sang tàu SAR274 để các nhân viên cứu nạn tiến hành cấp cứu đồng thời tàu tìm kiếm cứu nạn khẩn trương đưa bệnh nhân về đất liền chữa trị.

Dự kiến chiều tối ngày 5/8 tàu SAR274 sẽ cập cảng Cửa Lò, Nghệ An.

 

Tàn ác khi bơm tạp chất vào tôm ngay ở chợ đầu mối phía Nam Hà Nội

http://www.phapluatplus.vn/tan-ac-khi-bom-tap-chat-vao-tom-ngay-o-cho-dau-moi-phia-nam-ha-noi-d50013.html

Vì lợi nhuận, nhiều cơ sở kinh doanh tôm đã bơm tạp chất arga (thạch rau câu) vào tôm để tăng trọng lượng. Hành vi này chẳng những vi phạm pháp luật mà còn táng tận lương tâm khi chỉ vì đồng tiền, người ta sẵn sàng “giết hại” chính đồng bào mình.

Khoảng 4h30 sáng ngày 2/8 mới đây, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Cục Cảnh sát môi trường (Bộ Công an) bắt quả tang chủ cơ sở kinh doanh Lê Quang Long (nằm ngoài chợ đầu mối phía Nam, đường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) có 2 người đang bơm tạp chất arga (thạch rau câu) còn nóng vào 8kg tôm nguyên liệu, hiện trường còn khoảng 10kg.

Theo thông tin bước đầu, cơ sở kinh doanh của ông Long đã bơm tạp chất arga vào tôm từ 3-4 tháng qua. Đoàn Kiểm tra đã tiến hành niêm phong và tạm giữ tang vật để xem xét xử lý theo quy định.

Ảnh hưởng khôn lường tới sức khỏe

Để biến tôm đông lạnh chết nhợt nhạt trở nên căng mọng, tươi ngon, nhiều cơ sở sản xuất đã dùng các gói bột agar (chuyên làm thạch rau câu) hòa vào với nước. Sau đó, họ dùng kim tiêm bơm thứ nước đó vào lưng con tôm.

Không chỉ có màu sắc đẹp đẽ và bắt mắt, thứ nước này còn giúp tôm tăng thêm trọng lượng. Sau khi được bơm tạp chất, trung bình mỗi con tôm sẽ tăng thêm 2 - 3 lạng, giúp người sản xuất dễ dàng tăng thêm lợi nhuận.

Theo các chuyên gia về hải sản, khi tôm có chứa tạp chất ở dạng lỏng sẽ trở thành môi trường thuận lợi để phát triển nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm. Khi người dùng ăn phải loại tôm này sẽ có nguy cơ ngộ độc và mắc một số chứng bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, thương hàn, tả…

Cụ thể, vi khuẩn shigella gây bệnh kiết lị, vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn, nhiễm trùng máu, ngộ độc. Ngoài ra, còn có vi khuẩn vibrio cholarae gây bệnh thổ tả, vi khuẩn escheria coli gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy…

Không chỉ vậy, nếu nguồn nước sử dụng để bơm tạp chất vào tôm bị ô nhiễm, lấy từ các con sông, kênh rạch, nước ruộng bẩn thì các vi khuẩn càng có cơ hội tấn công cơ thể, khiến người ăn dễ bị mắc bệnh.

Ngoài tiêm nước hay tạp chất, người bán còn dùng các loại chất bảo quản hay chất hóa học để giữ tôm được tươi ngon sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dùng như hại gan hay thận.

Cách nhận biết

Việc liên tục phát hiện các trường hợp bơm tạp chất vào tôm sú gần đây đang khiến dư luận vô cùng lo lắng và hoang mang. Thực tế nhiều người không thể nhận diện được đâu là tôm tươi ngon và đâu là tôm đã bơm tạp chất.

Dấu hiệu bên ngoài: Với tôm bị bơm hóa chất, mang tôm thẳng đơ và rất cứng. Thân tôm phồng căng hơn so với bình thường, các đốt trên thân tôm bị giãn ra.

Trong khi tôm tươi thì mềm mại hơn và thân hình cong tự nhiên. Ngoài ra, đuôi tôm bị tiêm tạp chất thường bị xòe ra, trong khi đó thì tôm sạch đuôi lại cụp xuống. Trong khi chế biến: Đối với tôm tiêm tạp chất, phần thịt thường bị teo lại, thịt bở và ăn cảm giác bị nhạt.

Tôm tươi thì thịt ngọt, không bị chảy nhiều nước, không bị bở. Ngoài ra, khi tôm bị tiêm bằng bột rau câu, sau khi nấu chín, bạn có thể thấy một lớp rau câu giữa phần thịt và vỏ tôm.

Bên cạnh đó, để chọn được tôm ngon, bạn nên chọn những con tôm còn tươi sống, nhảy tanh tách, vỏ trông sáng bóng, thịt tôm còn gắn chặt với vỏ. Khi chọn mua tôm sú, không nên chọn những con đã chuyển sang màu hồng vì nó đã bị ươn.

 

Phát hiện mới về vi rút Zika

http://thanhnien.vn/suc-khoe/phat-hien-moi-ve-vi-rut-zika-862576.html

Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố thông tin thú vị là bạn có thể không nhiễm vi rút Zika từ hôn hoặc dùng chung chén đũa với người bệnh.

Nghiên cứu trên loài khỉ, các nhà khoa học thuộc Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) phát hiện vi rút Zika dường như không lây truyền qua nước bọt. Theo Hãng tin UPI dẫn lời các chuyên gia, cấu trúc của nước bọt có thể là lý do chính khiến Zika không thể di chuyển từ người này sang người khác. Chuyên gia Dawn Dudley tại đại học trên giải thích rằng đặc tính sền sệt và dính của nước bọt cản trở khả năng vi rút di chuyển đến các tế bào chúng có thể lây nhiễm. Các nhà khoa học cũng lưu ý là nghiên cứu được thực hiện trên động vật thường chưa chắc đem lại kết quả tương tự ở người. Công trình nghiên cứu này được công bố trên chuyên san Nature Communications.

 

Khoảnh khắc kỳ diệu bé sơ sinh vừa chào đời đã ôm hôn mẹ

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/khoanh-khac-ky-dieu-be-so-sinh-vua-chao-doi-da-om-hon-me-3623213.html

Vừa sinh ra, bé Agata (Brazil) đã ôm chặt và hôn lên má mẹ khiến cả gia đình cùng đội ngũ y tế xúc động.

Gặp gỡ đứa con trong bụng sau 9 tháng chờ đợi là giây phút hạnh phúc quý báu với mọi người mẹ. Đối với Brenda Coelho de Souza (Brazil), niềm vui còn tăng lên gấp bội nhờ những cử chỉ âu yếm, tình cảm bất ngờ của con gái Agata.

Theo Metro, ngày 5/4, Brenda hạ sinh Agata bằng phương pháp đẻ mổ. Sau khi chào đời, bé được tiếp xúc da kề da với mẹ và lập tức ôm chặt, hôn má Brenda. Bà mẹ 24 tuổi chăm chú ngắm con với nụ cười hạnh phúc. "Ngay cả đội ngũ y tế cũng rất ngạc nhiên", Brenda kể lại. "Họ không tin được con lại tình cảm đến thế".

Video bé Agata vừa chào đời đã ôm hôn mẹ thu hút hàng trăm nghìn lượt xem cùng bình luận. "Khoảnh khắc này kỳ diệu", một tài khoản Facebook chia sẻ.

Hiện bé Agata đã 3 tháng tuổi, sức khỏe rất tốt. "Mỗi ngày đều là một sự bất ngờ", Brenda nói. "Tôi vô cùng hạnh phúc vì được làm mẹ".

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang