Tạo đột phá trong thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm
Sau một năm thực hiện Quyết định số 38/2015/QĐ-TTg (Quyết định 38) của Thủ tướng Chính phủ, việc thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm (TTCN ATTP) tại quận, huyện, thị xã và phường, xã, thị trấn của TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã thu được kết quả bước đầu. Việc trao quyền thanh tra nói trên cho cơ sở không chỉ nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về ATTP, mà còn nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của đơn vị sản xuất, hộ kinh doanh; nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân.
Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước
Đống Đa là một trong những quận đông dân của TP Hà Nội. Tại 21 phường có tổng số 4.928 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, trong đó thành phố quản lý 232 cơ sở, quận quản lý 786 cơ sở và phường quản lý 3.910 cơ sở.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Ngân, Phó Trưởng phòng Y tế quận Đống Đa cho biết: Năm 2015, quận Đống Đa và hai phường Láng Hạ, Trung Liệt là một trong năm quận, huyện và mười phường, xã của Hà Nội được chọn triển khai thí điểm TTCN ATTP theo Quyết định 38 của Thủ tướng Chính phủ; thời gian từ tháng 11-2015 đến tháng 11-2016.
Chia sẻ về những khó khăn, thuận lợi khi thí điểm triển khai TTCN ATTP trên địa bàn, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Ngân cho biết: Việc triển khai TTCN ATTP lần đầu được áp dụng cho nên gặp rất nhiều bỡ ngỡ, nhất là các bước chuẩn bị các giấy tờ liên quan cho mỗi cuộc, đợt thanh tra. Mặt khác trên địa bàn có nhiều đơn vị, cơ sở, hộ kinh doanh thực phẩm nằm sâu trong ngõ, ngách, không có địa điểm cố định, cho nên việc phát hiện, điều tra, rà soát và tổ chức thanh tra cũng gặp rất nhiều khó khăn. Cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn, nhất là tuyến xã, phường do đội ngũ này vẫn chủ yếu là kiêm nhiệm...
Tuy nhiên, nhờ sự động viên, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND thành phố Hà Nội, UBND quận, các sở, đoàn giám sát của TP Hà Nội, của Bộ Y tế, cho nên mọi vướng mắc, khó khăn đã từng bước được tháo gỡ kịp thời. Phòng Y tế quận đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của thành phố tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ thanh tra; tập huấn kỹ năng chuyên môn, chuyên ngành ATTP. Thông qua các khóa đào tạo, tất cả thành viên tham gia đoàn thanh tra đều được cấp chứng chỉ TTCN ATTP; được cấp trang phục riêng và UBND các cấp đã ra quyết định thành lập 12 đoàn TTCN ATTP, với sự tham gia đầy đủ của các đơn vị chức năng theo quy định.
Sau một năm thực hiện kết quả cho thấy: Các đoàn TTCN ATTP đã tiến hành thanh tra được 195 cơ sở, phát hiện 107 cơ sở vi phạm về ATTP, trong đó số cơ sở vi phạm bị xử lý là 66, với tổng số tiền gần 190 triệu đồng. Ngoài việc xử phạt các đơn vị, hộ kinh doanh thực phẩm vi phạm, thông qua việc triển khai thí điểm TTCN ATTP, các đoàn thanh tra đã kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục các kiến thức, quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP. Kịp thời ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn quận và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm. Tại các quận và các địa phương triển khai đã có những chuyển biến rõ nét, đó là nhận thức, kiến thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và người dân trên địa bàn quận được nâng lên một cách rõ nét. Việc hình thành và hoạt động của lực lượng TTCN ATTP ở tuyến quận, huyện, xã, phường đã góp phần tăng hiệu lực quản lý nhà nước về ATTP, huy động nguồn lực cho công tác quản lý ATTP, nhất là nhận được sự nhiệt tình, ủng hộ của người dân trên địa bàn…
Chị Nguyễn Thị Vịnh (kinh doanh rau, củ, quả tại chợ Láng Hạ A, quận Đống Đa) cho biết: "Cũng như nhiều hộ kinh doanh trong chợ, trước đây gia đình tôi vẫn chủ yếu nhập rau, củ, quả từ các bạn hàng quen biết đến từ các huyện ngoại thành như Thanh Trì, Ứng Hòa. Do là bạn hàng lâu năm, cho nên khi nhập hàng về bán, chúng tôi chỉ cần quan tâm các sản phẩm tươi, ngon, bắt mắt, chứ không đòi hỏi giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Tuy nhiên, khi được chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, ban quản lý chợ vận động, tuyên truyền, nhất là sau khi quận, phường thí điểm triển khai TTCN ATTP, việc kinh doanh của không chỉ gia đình tôi mà nhiều hộ kinh doanh khác trong chợ đã có những chuyển biến khá rõ rệt. Cụ thể, chúng tôi yêu cầu người cung cấp rau, củ, quả cho biết rõ nguồn gốc xuất xứ; thường xuyên tổ chức vệ sinh khu vực bán hàng, khu vực chung quanh nơi bán hàng; chấp hành việc cung cấp mẫu thực phẩm kịp thời cho các cơ quan chức năng khi có yêu cầu... Đáng mừng, hiện nay người tiêu dùng đến mua hàng đông hơn, tin tưởng hơn khi mua các loại thực phẩm trong chợ".
Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai thí điểm TTCN ATTP tại năm quận, huyện và 10 xã, phường, thị trấn gồm: quận 3, quận 5, quận Bình Tân, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn và mỗi quận, huyện đều chọn ra hai xã, phường, thị trấn triển khai thí điểm. Sau một năm thực hiện, các địa phương đã thành lập được 15 đoàn TTCN ATTP các cấp, các đoàn đã tiến hành thanh tra được 1.377 cơ sở, trong đó phát hiện và xử phạt 638 cơ sở, với tổng số tiền phạt hơn 2,2 tỷ đồng. Đánh giá về hiệu quả của công tác TTCN ATTP, Phó Chi cục trưởng Vệ sinh ATTP TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Huỳnh Mai khẳng định: Việc Chính phủ cho phép quận, huyện, phường, xã thực hiện thí điểm TTCN ATTP là một sự đột phá, bởi vốn dĩ công tác này không được quy định trong pháp luật trước đây. Tức là, việc thanh tra chuyên ngành trước đây chỉ được thực hiện ở cấp tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thấy chính quyền cấp xã, phường có thẩm quyền mạnh trong quản lý ATTP, sẽ thực hiện nghiêm túc hơn các quy định của Nhà nước về ATTP. Người dân nhận thấy sự quan tâm của chính quyền đối với vấn đề mình đang lo lắng về ATTP, do vậy tích cực phản ánh kịp thời các cơ sở có dấu hiệu vi phạm đến các cơ quan chức năng... Với những ưu điểm mà TTCN ATTP mang lại, TP Hồ Chí Minh sẽ kiến nghị Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thí điểm tại các địa phương đã triển khai và nhân rộng ở các địa phương còn lại trên toàn thành phố.
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn và nhân rộng mô hình thanh tra ở cơ sở
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết: Sau một năm thực hiện Quyết định 38 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã tiến hành triển khai thí điểm TTCN ATTP tại 10 quận, huyện và 20 xã, phường trên địa bàn. Kết quả cho thấy, các địa phương đã thành lập được 94 đoàn thanh tra, kiểm tra và đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 7.504 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, trong đó có 2.158 cơ sở được thanh tra (so với cùng kỳ năm 2015 không có thanh tra). Các đoàn thanh tra, kiểm tra đã xử lý vi phạm 2.949 cơ sở, trong đó phạt tiền 1.294 cơ sở, với tổng số tiền hơn 5,2 tỷ đồng. Đáng chú ý, số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm sản và thủy sản nâng hạng xếp loại (từ xếp loại C lên A, B) tăng lên rõ rệt. Trước khi thí điểm TTCN ATTP tại Hà Nội, có 37 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm sản và thủy sản xếp loại C, sau thí điểm đã có 34 cơ sở được nâng lên xếp loại A, B; tại TP Hồ Chí Minh, không còn cơ sở xếp loại C sau thí điểm...
Tuy nhiên, theo chân các đoàn TTCN ATTP chúng tôi nhận thấy, trong quá trình thực hiện còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc như: nhân sự đoàn TTCN ATTP tuyến quận, huyện, phường, xã, thị trấn còn hạn chế, kiêm nhiệm nhiều công tác khác tại cơ quan, cho nên thời gian dành cho công tác thanh tra không nhiều, khó tập trung đủ thành viên khi thanh tra thực tế tại cơ sở, nhất là lực lượng công chức, viên chức cơ cấu vào đoàn thanh tra. Vì theo quy định, khi phân công công chức, viên chức không thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp quận, phường thực hiện nhiệm vụ TTCN ATTP, phải có sự thống nhất của thủ trưởng đơn vị quản lý công chức, viên chức khi ra quyết định... Bên cạnh đó, về trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP theo quy định tại Điều 61 Luật ATTP đã quy định rõ: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ATTP; Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ATTP; các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về ATTP; UBND các cấp thực hiện quản lý Nhà nước về ATTP trong phạm vi địa phương. Tuy nhiên, khi thực hiện sở y tế không chỉ đạo được các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương. Ở cấp quận, huyện, phòng y tế không chỉ đạo được phòng kinh tế, phòng nông nghiệp, đội quản lý thị trường. Do vậy, ở địa phương nào lãnh đạo UBND trực tiếp phụ trách lực lượng thanh tra, thì kết quả thực hiện rõ nét hơn so với địa phương giao cho y tế phụ trách... Ngoài ra, do số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn xã, phường chủ yếu là các cơ sở nhỏ lẻ, thường xuyên biến động, còn tồn tại nhiều chợ tạm, chợ cóc dẫn đến việc kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc các loại thực phẩm tại khu vực này còn gặp nhiều khó khăn…
Để khắc phục những khó khăn, cũng như tiếp tục nhân rộng mô hình TTCN ATTP, Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Nguyễn Tấn Bỉnh kiến nghị: Trong thời gian tới các cơ quan có thẩm quyền cần tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn và cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên ngành, chứng nhận tập huấn chuyên môn, kỹ thuật kiểm soát ATTP cho các đối tượng mới được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Cho phép giữ lại 100% số tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP, để đầu tư lại cho công tác thanh tra, kiểm tra ATTP; kéo dài thêm thời hạn thanh tra tại tuyến xã, phường, thị trấn so với quy định hiện nay, nhằm bảo đảm chất lượng của các cuộc thanh tra. Đồng thời, kiến nghị mức bồi dưỡng cho công chức, viên chức là thành viên đoàn TTCN ATTP phải bằng nhau là 80 nghìn đồng/ngày, thay vì theo quy định hiện hành: công chức 80 nghìn đồng/ngày, còn viên chức chỉ hưởng 50 nghìn đồng/ngày...
Từ thực tiễn triển khai Quyết định 38, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết: Bộ Y tế sẽ đề nghị Quốc hội đưa vào Nghị quyết của Quốc hội cho phép thí điểm triển khai TTCN ATTP tại tất cả các quận, huyện, xã, phường, thị trấn trên địa bàn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và sáu tỉnh, thành phố, gồm: Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Gia Lai. Bộ Y tế cũng đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc đánh giá Luật ATTP, xem xét, điều chỉnh, bổ sung trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, ngành, UBND các cấp về ATTP. Các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Bộ Y tế trong công tác đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, tập huấn, chỉ đạo hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện; Bộ Tài chính cần có hướng dẫn cụ thể trong việc thu chi tài chính từ nguồn thu xử phạt để phục vụ công tác TTCN ATTP tại địa phương... Có như vậy, công tác TTCN ATTP ở các địa phương mới phát huy tác dụng.
Vẫn chưa có báo cáo cụ thể vụ hai nghìn viên thuốc điều trị ung thư hết hạn dùng
Ngày 8-5, lãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, theo yêu cầu tại Công văn hỏa tốc số 6110 ngày 3-5 của Cục, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh phải báo cáo trước ngày 7-5 về việc hai nghìn viên thuốc Tasigna điều trị ung thư được tài trợ từ Công ty Novartis bị tiêu hủy do hết hạn dùng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, Cục Quản lý Dược vẫn chưa nhận được báo cáo từ Sở Y tế TP Hồ Chí Minh.
Liên quan đến quá trình giải quyết cấp phép nhập khẩu của Cục Quản lý Dược, Cục cho biết, các thủ tục đã thực hiện theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 47/2010/TT-BYT hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc và đúng thời gian không quá 15 ngày làm việc.
Cụ thể, ngày 28-11-2013, Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP Hồ Chí Minh có công văn gửi Cục đề nghị tiếp nhận thuốc Tasigna viện trợ. Ngày 12-12-2013, Cục yêu cầu hồ sơ phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tiếp nhận viện trợ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 16 Thông tư 47/2010/TT-BYT. Ngày 1-7-2014, bệnh viện có công văn gửi Cục kèm theo Quyết định 3126/QĐ-UBND ngày 24-6-2014 của UBND TP Hồ Chí Minh phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ. Ngày 14-7-2014, Cục có công văn đồng ý để bệnh viện nhận thuốc Tasigna theo quy định tại Thông tư số 47/2010/TT-BYT, trong đó quy định rõ hạn dùng còn lại kể từ ngày cập cảng Việt Nam không được dưới 12 tháng. Ngày 22-8-2014, bệnh viện có công văn gửi Cục Quản lý Dược đề nghị tiếp nhận thuốc Tasigna có hạn dùng dưới 12 tháng. Ngày 28-8-2014, căn cứ vào giải trình và cam kết của bệnh viện, Cục có văn bản đồng ý cho bệnh viện tiếp nhận thuốc có hạn dùng dưới 12 tháng lô thuốc Tasigna số lô S0052A hạn dùng tháng 5-2015.
Trước đó, thông tin trên báo chí cho biết, theo Kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh, do quá trình lập thủ tục xin tiếp nhận lô thuốc viện trợ Tasigna kéo dài nên đến thời điểm bệnh viện nhập kho hạn sử dụng của thuốc chỉ còn 10 tháng, dẫn đến bệnh viện còn tồn 19.997 viên không sử dụng hết phải hủy bỏ, gây lãng phí thuốc. Thuốc Tasigna là thuốc điều trị bệnh bạch cầu mãn dòng tủy. Thời điểm bệnh viện nhập về là để thay thế thuốc Glivec sử dụng cho nhiều người bệnh có tình trạng không dung nạp thuốc Glivec. Để có thông tin chính thức cho người dân, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế TP Hồ Chí Minh khẩn trương rà soát, báo cáo vụ việc.
Cục Quản lý dược cấp phép cho 20.000 viên thuốc ung thư bị tiêu hủy đúng quy định
Ngày 8.5, Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế khẳng định việc cấp phép nhập khẩu 20.000 viên thuốc Tasigna đặc trị ung thư đã được thực hiện đúng theo quy định về thời gian không quá 15 ngày làm việc.
Liên quan đến thông tin về gần 20.000 viên thuốc Tasigna đặc trị ung thư buộc phải tiêu hủy, chiều ngày 8.5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, ngay khi nhận được thông tin phản ánh về gần 20.000 viên thuốc Tasigna đặc trị ung thư buộc phải tiêu hủy, trong ngày 3.5, cơ quan này đã có công văn số 6610/QLD-KD đề nghị Sở Y tế TP Hồ Chí Minh báo cáo sự việc về Cục Quản lý Dược và Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) trước ngày 7.5. Tuy nhiên đến hết ngày hôm nay 8.5, Cục Quản lý Dược vẫn chưa nhận được báo cáo về vụ việc này của Sở.
Liên quan đến vụ việc này, trong thông tin gửi cho báo chí cuối giờ chiều ngày 8.5, Cục quản lý Dược khẳng định việc cấp phép nhập khẩu thuốc Tasigma đã được thực hiện đúng theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 47/2010/TT-BYT hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc và đáp ứng quy định về thời gian không quá 15 ngày làm việc.
Cụ thể, ngày 28.11.2013, Bệnh viện Truyền máu huyết học (TMHH) TP.HCM có Công văn số 1639/TMHH-KHTC gửi Cục Quản lý Dược đề nghị tiếp nhận thuốc Tasigna do Công ty Novartis Pharma viện trợ.
Tiếp đó, đến ngày 12.12.2013, Cục Quản lý Dược có Công văn số 20956/QLD-KD trả lời Bệnh viện, yêu cầu phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tiếp nhận viện trợ. Việc yêu cầu này căn cứ điểm C khoản 1 Điều 16 Thông tư 47/2010/TT-BYT, yêu cầu trong hồ sơ phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cho phép cơ sở nhận thuốc viện trợ, viện trợ nhân đạo.
Ngày 01.07.2014, Bệnh viện có Công văn số 1011/TMHH-KHTH gửi Cục QLD kèm theo Quyết định số 3126/QĐ-UBND ngày 24/06/2014 của UBND Tp.HCM phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ từ Công ty Novartis Pharma.
Ngày 14.7.2014, Cục Quản lý Dược có Công văn số 11978/QLD-KD đồng ý để Bệnh viện nhận thuốc Tasigna từ Công ty Novartis theo quy định tại Thông tư số 47/2010/TT-BYT trong đó quy định rõ hạn dùng còn lại kể từ ngày nhập cập cảng Việt nam không được dưới 12 tháng.
Ngày 22.8.2014, Bệnh viện có Công văn số 1449/TMHH-KHTH gửi Cục Quản lý Dược đề nghị tiếp nhận thuốc Tasigna có hạn dùng dưới 12 tháng. Tại công văn này, Bệnh viện Truyền máu huyết học cho biết thuốc Tasigna là thuốc điều trị bệnh Bạch cầu mãn dòng tủy thay thế thuốc Glivec sử dụng cho nhiều bệnh nhân đang có tình trạng không dung nạp thuốc Glivec, đồng thời Bệnh viện cam kết sử dụng thuốc Tasigna đúng mục đích và quy định chuyên môn hiện hành.
Cục Quản lý Dược cho biết, căn cứ vào giải trình và cam kết của bệnh viện, ngày 28.08.2014, Cục quản lý Dược có Công văn số 14735/QLD-KD đồng ý cho Bệnh viện Truyền máu huyết học tiếp nhận thuốc có hạn dùng dưới 12 tháng lô thuốc Tasigna số lô S0052A hạn dùng tháng 5.2015. Trước đó, ngay khi báo chí phản ánh lùm xùm về việc 20.000 viên thuốc đặc trị ung thư với trị giá gần 3,9 tỷ đồng bị buộc phải tiêu hủy vì hết hạn dùng, Cục Quản lý Dược đã có công văn hỏa tốc yêu cầu Sở Y tế TP Hồ Chí Minh báo cáo về vụ việc.
Trước đó, ngày 3.5, thông tin trên báo chí cho biết theo kết luận Thanh tra TP Hồ Chí Minh vừa công bố cho thấy qua kiểm tra việc xuất sử dụng và quyết toán thuốc viện trợ tại khoa Dược- Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TP Hồ Chí Minh cho thấy, đến ngày 31.12.2015, kho thuốc của Bệnh viện còn tồn kho 19.997 viên Tasigna 200mg thuốc đặc trị ung thư, đã hết hạn sử dụng từ tháng 5.2015. Đây là số thuốc được nhập về dưới hình thức viện trợ phi dự án bằng thuốc điều trị bệnh Bạch cầu mãn dòng tuỷ (CML).
Tổng cục Hải quan "trần tình" vụ tiêu huỷ 20.000 viên thuốc chữa ung thư
Lô hàng thuốc đặc trị ung thư khi được bốc xếp lên máy bay, tính đến ngày cập cảng Việt Nam đã không đáp ứng được yêu cầu về hạn sử dụng nhưng vẫn được thông quan vì lý do nhân đạo.
Chiều nay 8-5, Tổng cục Hải quan (TCHQ) đã chính thức lên tiếng về trách nhiệm của mình trong vụ việc Bệnh viện huyết học truyền máu TP HCM phải tiêu huỷ hơn 20.000 viên thuốc đặc trị ung thư vì không đủ điều kiện sử dụng.
Theo đó, TCHQ cho biết việc lô hàng thuốc còn lại hạn sử dụng quá ít sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu không phải do lỗi của hải quan kéo dài thời gian làm thủ tục. Số thuốc bị tiêu huỷ nằm trong lô hàng 34.608 viên thuốc Tasigna (nilotinib) đặc trị ung thư do công ty Novatis Pharma AG trao tặng cho Bệnh viện huyết học truyền máu TP HCM. Thuốc có ngày sản xuất tháng 6-2013, hạn dùng đến tháng 5-2015.
Tháng 7-2013, bệnh viện huyết học truyền máu TP HCM nhận được thư hiến tặng thuốc của doanh nghiệp nhưng do thiếu văn bản phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền và một số loại chứng từ khác nên đến tháng 7-2014 mới được Cục quản lý dược (Bộ Y tế) cho phép tiếp nhận lô hàng. Trong đó ghi rõ hạn dùng còn lại kể từ ngày cập cảng Việt Nam không được dưới 12 tháng.
Theo vận đơn, ngày 23-7-2014, lô hàng được xếp lên máy bay để vận chuyển sang Việt Nam, như vậy thời điểm hàng được chuyển đến Việt Nam đã không còn đáp ứng được yêu cầu về hạn sử dụng. Ngày 1-8-2014, Bệnh viện truyền máu huyết học TP HCM có công văn gửi Cục Hải quan TP HCM giải trình về lý do hạn dụng lô hàng còn lại dưới 12 tháng và xin được thông quan vì lý do nhân đạo. Ngày 6-8-2014 lô hàng được đăng ký tờ khai và hải quan đã làm thủ tục thông quan vào ngày 7-8-2014.
Thanh tra TP HCM vừa công bố kết luận của thanh tra cho thấy 19.997 viên thuốc Tasigna 200 mg trị ung thư máu được nước ngoài viện trợ cho Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM phải hủy bỏ vì hết hạn sử dụng vào năm 2015. Cụ thể, kết luận Thanh tra về việc kiểm tra kho thuốc tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM cho thấy, đến ngày 31-12-2015 kho thuốc còn tồn 19.997 viên thuốc Tasigna 200mg. Đáng nói, tất cả gần 20.000 viên thuốc này đều đã hết hạn sử dụng từ tháng 5-2015. Được biết, số thuốc này là nguồn viện trợ, với giá khoảng 700.000 đồng/viên. Ước tính số thuốc hết hạn sử dụng này có giá trị 14 tỉ đồng.
Vụ tiêu hủy gần 20.000 viên thuốc ung thư: “Đỉnh cao của hành vi hành chính vô cảm!”
Mặc dù trước thềm Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp dự kiến diễn ra vào 17/5 sắp tới không có sự kiện nào mang tính “điểm nhấn” tương tự vụ quán cà phê Xin Chào hồi năm 2016, tuy nhiên, tại buổi họp báo chiều nay (8/5), một số vấn đề “nóng” vẫn được báo chí đề cập vào ban chủ tọa.
Chẳng hạn, câu chuyện gần đây nhất là vụ gần 20.000 viên thuốc đặc trị ung thư buộc phải tiêu hủy do hết hạn sử dụng, nguyên nhân xuất phát từ chậm trễ trong thủ tục xác nhận viện trợ của các cơ quan có thẩm quyền.
Bình luận về sự kiện này, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá, đó là một hành vi hành chính “vô cảm, thiếu trách nhiệm”. Vị Chủ tịch VCCI thậm chí còn gọi đây là “đỉnh cao của hành vi vô cảm”, gây tác động lớn.
Ông Lộc cho rằng, sự kiện nói trên mới chỉ là một hành vi điển hình, thực tế còn rất nhiều hành vi liên quan đến thủ tục hành chính khác xảy ra hàng ngày, hàng giờ gây khó dễ cho doanh nghiệp. Trong khi đó, sự chậm trễ về thời gian có thể quyết định sự tồn tại hay phá sản của một doanh nghiệp. Theo đó, “chậm 1 ngày thì DN có thể bị mất hợp đồng, bị phạt”.
Lãnh đạo VCCI bình luận: Ngày nay có câu, “dân có cần nhưng quan chưa vội, dân có vội dân lội dân sang”, nhưng người dân làm sao có thể vượt qua được những trở ngại về thủ tục hành chính đó!
Về vấn đề này, ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng nhìn nhận, việc tiêu hủy gần 20.000 viên thuốc nói trên tưởng nhỏ, nhưng không hề nhỏ. Giải quyết hành chính mà mất tới 1 năm trời là việc “không bình thường”. Do đó, theo ông Hà, cần phải rút ra được những bài học từ vấn đề này.
Tham gia buổi họp báo, ông Hồ Sĩ Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển DN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, những sự việc đáng tiếc như trên không ai mong muốn xảy ra nhưng một khi đã phát sinh rồi thì cần phải tạo dư luận để có sự quan tâm, xử lý và giải quyết rốt ráo, không để lặp lại những sự cố tương tự.
Bình luận về vụ “cà phê Xin Chào” trước thềm Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp hồi năm ngoái, ông Lê Mạnh Hà cho rằng, tuy đây là một sự cố, song khi vụ việc này được mổ xẻ và giải quyết thì đã tạo nên một hiệu ứng tích cực.
Cụ thể, qua vụ việc nói trên, trong Nghị quyết 35 của Chính phủ được ban hành ngay sau đó đã đưa vào nội dung không hình sự hóa quan hệ kinh tế, đồng thời, tư duy của chính quyền cũng được chuyển từ “quản lý” sang “phục vụ”. Việc chuyển biến về tư duy là cơ sở quan trọng để có được những chuyển biến về hành vi công chức, về thực tiễn thực hiện.
Theo thông báo của ban tổ chức, dự kiến năm nay, số lượng đại biểu tham dự Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp sẽ đông gấp 4 lần năm ngoái, khoảng 2.000 người. Trong đó, chiếm đa số là đại diện đến từ các doanh nghiệp tư nhân trong nước (khoảng 1.500 người).
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo sơ kết về việc thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ trong vòng 1 năm qua. Bên cạnh đó, các bộ ngành sẽ đối thoại với các doanh nghiệp về những vướng mắc, giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp trên tinh thần “đồng hành cùng doanh nghiệp” trước khi có một cuộc họp do Thủ tướng chủ trì diễn ra trong chiều cùng ngày (17/5).
Ai chịu trách nhiệm trong vụ 20.000 viên thuốc bị hủy?
Lô thuốc trị ung thư đã bị để hết hạn sử dụng do một loạt quy trình lòng vòng của cơ quan nhận viện trợ và cấp phép nhận viện trợ, lãng phí 14 tỉ đồng.
Thông tin từ Bộ Y tế cho hay hôm qua 7-5 là hạn chót Sở Y tế TP.HCM phải có báo cáo gửi Vụ Bảo hiểm y tế và Cục Quản lý dược, giải trình về đường đi của lô thuốc gần 20.000 viên Tasigna tồn kho của Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM.
Lô thuốc trị ung thư đã hết hạn sử dụng từ tháng 5-2015 do một loạt quy trình lòng vòng của cơ quan nhận viện trợ và cấp phép nhận viện trợ, dẫn đến lãng phí 14 tỉ đồng (tính theo đơn giá xuất kho loại thuốc tương tự vào tháng 8-2015 là trên 700.000 đồng/viên).
Theo các chuyên gia pháp lý, trong vụ việc này vấn đề giải quyết thủ tục hành chính một cách máy móc, chậm chạp của các cơ quan nhà nước là nguyên nhân dẫn đến hậu quả lãng phí, ảnh hưởng đến cơ hội được chữa trị của người bệnh.
Theo Thanh tra TP.HCM, quá trình lập thủ tục xin tiếp nhận lô hàng kéo dài quá lâu (từ tháng 11-2013 đến tháng 8-2014), cho nên thời gian đến khi thuốc hết hạn chỉ còn 10 tháng.
Trong đó tính riêng từ khi Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM có văn bản gửi Sở Y tế TP.HCM xin chấp thuận cho bệnh viện thực hiện chương trình Tasigna là 3 tháng.
Tiếp đó, từ khi Sở Y tế TP.HCM có văn bản xin chấp thuận, UBND TP.HCM quyết định phê duyệt tiếp nhận lô hàng cũng mất hơn 3 tháng. Như vậy, chỉ tính riêng mỗi thủ tục chấp thuận cho Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM tiếp nhận thuốc viện trợ đã mất hơn 6 tháng.
Ngoài ra từ khi Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM nhận được thư hiến tặng thuốc đến khi bệnh viện có đề nghị tiếp nhận viện trợ gửi Cục Quản lý dược là gần 4,5 tháng. Trách nhiệm này của Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM.
Trong kết luận thanh tra hồi tháng 2-2017, Thanh tra TP.HCM đã yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm cá nhân của từng đơn vị liên quan.
Theo luật gia Phạm Văn Chung, trong vụ việc trên có đến 5 cơ quan cùng giải quyết nhiều thủ tục hành chính nhiêu khê, vòng vo, dẫn đến thời gian giải quyết quá dài.
“Không thể chấp nhận tình trạng cơ quan hải quan - đơn vị không có chuyên môn về y tế - nhưng chỉ mất một thời gian ngắn để thông quan lô hàng, trong khi các cơ quan chuyên môn về y tế lại mất gần một năm trời cho việc giải quyết các thủ tục hành chính.
Điều này cho thấy tinh thần trách nhiệm, ý thức đối với công việc của đội ngũ cán bộ, công chức tham gia giải quyết thủ tục đối với lô thuốc nhân đạo này là có vấn đề” - ông Chung nói.
Đồng quan điểm trên, nguyên một lãnh đạo Cục Quản lý dược cho rằng hiện còn quá nhiều cơ quan có thẩm quyền tham gia giải quyết các thủ tục trong quản lý thuốc nhập khẩu. Trong khi đó, khi xảy ra vụ việc, sự cố thì không có cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm.
“Trong vụ việc này, ngoài vấn đề về tình người, tinh thần trách nhiệm trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì chính thủ tục hành chính, sự máy móc, cứng nhắc của những cơ quan, tổ chức liên quan đã cướp đi cơ hội sống của rất nhiều người đang cận kề với cái chết” - vị này nói.
Chiều 7-5, trao đổi với Tuổi Trẻ về việc xử lý trách nhiệm của các cá nhân liên quan, đại diện Bộ Y tế cho rằng sau khi có báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, bộ sẽ tiến hành xem xét.
Quy trình liên quan đến... con người
Trong những ngày qua, báo chí đã nhiều lần đặt câu hỏi gửi Bộ Y tế, đặc biệt là hỏi Cục Quản lý dược, Vụ Kế hoạch tài chính và Vụ Bảo hiểm y tế về quy trình giải quyết đối với lô thuốc viện trợ nhân đạo.
Đại diện các cơ quan này cho rằng quy trình hiện có gồm thông tư 47/2010, thông tư 45/2011, các tỉnh thành khác đều áp dụng và đã nhận nhiều viện trợ, vướng mắc chỉ xảy ra ở TP.HCM do “quy trình nào cũng còn liên quan đến con người thực hiện quy trình ấy”.
Thanh tra TP.HCM đang giao Sở Tài chính chủ trì xây dựng quy trình tiếp nhận viện trợ để áp dụng thống nhất trên toàn TP.
Các đối tượng xông vào BV ĐH Y chém đứt khí quản bệnh nhân đã bị bắt
Đại tá Võ Hồng Phương, Trưởng Công an quận Đống Đa, Hà Nội cho biết, sau khi khởi tố vụ án, Công an Quận Đống Đa đã triển khai các lực lượng xác minh, điều tra, truy bắt các
Cơ quan Công an đã làm rõ và xác định 6 đối tượng liên quan gồm: Lê Tất Đạt (24 tuổi, ở Lô 9 Đền Lừ, Phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai), Lê Công Thành (22 tuổi), Nguyễn Xuân Huy (21 tuổi), Vương Văn Nam (20 tuổi) cùng ở Ứng Hòa, Hà Nội và Nguyễn Minh Đức (20 tuổi, ở Mỹ Hòa, Tân Lạc, Hòa Bình, Doãn Tiến Nam (18 tuổi, ở Nam Phương Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội).
Đến thời điểm này, cơ quan Công an đã bắt giữ 5 đối tượng liên quan trong vụ án và tập trung lực lượng truy bắt đối tượng còn lại, đồng thời củng cố hồ sơ, xem xét khởi tố nhóm đối tượng với tội danh giết người.
Trước đó, vào khoảng 4h ngày 7/5, Công an phường Trung Tự, quận Đống Đa nhận được tin báo xảy ra vụ chém bệnh nhân đến cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Sau khi nhận được tin báo, lực lượng Công an Đống Đa đã khẩn trương có mặt tại hiện trường, tổ chức điều tra.
Tiến hành điều tra, cơ quan công an xác định, vào khoảng 3h10’ ngày 7/5, tại khu vực cầu Trung Tự, phường Trung Tự, quận Đống Đa xảy ra cãi vã giữa Đinh Giang Nam (37 tuổi, ở phòng 115, H1, Tập thể Viện Năng lượng, Phường Trung Tự - Hà Nội) với các đối tượng Lê Tấn Đạt (24 tuổi, ở Lô 9 Đền Lừ, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai) cùng Huy, Thành, “Nam con”, “Nam béo” và Cương.
Do nghĩ rằng Đạt “nhìn đểu” mình nên Nam đã lấy chiếc máy tính bảng mang theo đập vào đầu Đạt. Hai bên bắt đầu to tiếng chửi bới và lao vào đánh nhau. Nam đã bị các đối tượng đánh ngã, gục xuống đường. Sau đó, nhóm của Đạt đã bỏ đi. Chứng kiến sự việc, một số người dân tại khu vực đã đưa Nam đi cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Khi biết thông tin Nam được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nhóm của Đạt đã tiếp tục đi xe máy vào bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tại đây, nhóm này đã khống chế đe dọa nhân viên bảo vệ và các bác sỹ, xông vào phòng cấp cứu.
Đạt cầm 2 con dao cùng 2 đối tượng khác đến gần giường cứu thương, chém liên tiếp nhiều nhát vào người Nam, sau đó bỏ đi. Vụ việc xảy ra khiến anh Nam bị các vết tương vùng đầu, cổ và 2 bàn tay. Do được cấp cứu kịp thời nên anh Nam hiện đã tỉnh táo và đang trong quá trình hồi sức tích cực.
Vụ việc đang được nhà chức trách tiến hành điều tra, làm rõ.
Bộ Y tế yêu cầu bệnh viện ĐH Y Hà Nội tăng cường an ninh
Yêu cầu vừa được Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế Nguyễn Trọng Khoa gửi Bệnh viện ĐH Y Hà Nội sau khi một bệnh nhân cấp cứu tại đây bị côn đồ chém đứt khí quản rạng sáng 7-5.
Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu bệnh viện phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an điều tra, làm rõ và truy cứu trách nhiệm người tổ chức và hành hung người bệnh trong vụ việc kể trên.
Tăng cường lực lượng bảo vệ, phương tiện để xử lý khi có tình huống tương tự. Đảm bảo nhân lực bảo vệ bệnh viện 24/24h, đặc biệt tăng cường nhân lực trong các ca trực đêm.
Đồng thời Bộ Y tế cũng yêu cầu bệnh viện diễn tập quy trình phản ứng nhanh và có giải pháp chủ động phòng ngừa mất an ninh trật tự bệnh viện, bảo đảm tính mạng và an toàn cho nhân viên y tế và người bệnh. Theo Bộ Y tế, đây là vụ gây rối/mất an ninh bệnh viện nghiêm trọng thứ 5 xảy ra từ đầu 2017 đến nay.
TPHCM: Bệnh nhân nữ tố điều dưỡng quấy rối tình dục
http://laodong.com.vn/suc-khoe/tphcm-benh-nhan-nu-to-dieu-duong-quay-roi-tinh-duc-662628.bld
Một nữ bệnh nhân (27 tuổi, ở TPHCM) cho rằng đã bị nam điều dưỡng tên N.Đ.L (32 tuổi) đang làm việc tại khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện quận Thủ Đức TP.HCM có hành vi lạm dụng tình dục trong lúc thay băng, cắt chỉ vết thương.
BS Lan Anh - Phó Giám đốc Bệnh viện quận thủ Đức cho biết, sự việc xảy ra khoảng 20-21h tối 7.5, khi đó bệnh nhân N (27 tuổi, ngụ tại quận Thủ Đức) đến bệnh viện để thay băng, cắt chỉ vết mổ tiểu phẫu u mắt cá chân tại khoa Chấn thương chỉnh hình do điều dưỡng N.Đ.L thực hiện. Sau đó, bệnh nhân chạy ra phòng bảo vệ trong tình trạng hoảng sợ, khóc lóc nói rằng bị điều dưỡng nam chọc ghẹo trong quá trình thay băng. Bảo vệ đã báo cho công an phường Tam Phú đến làm việc và điều dưỡng L bị mời về trụ sở để làm việc ngay trong tối hôm đó.
“Sau khi sự việc xảy ra, điều dưỡng L bị mời về trụ sở công an và bị giữ lại để lấy lời khai nên suốt từ hôm qua đến giờ chúng tôi chưa gặp được anh để hỏi rõ ngọn ngành sự việc”, BS Lan Anh cho biết.
BS Phạm Thị Tâm - Chủ tịch Công đoàn của BV quận Thủ Đức cho biết, đã tìm cách động viên và an ủi chị N sau khi xảy ra sự việc đáng tiếc. Tuy nhiên, vào sáng 8.5, sau khi hẹn gặp chị N, chị N cho biết đang rất vội đến gặp cơ quan công an để lấy lời khai nên không nói chuyện với bác sĩ: “Bởi vậy, chúng tôi cũng không biết được bệnh nhân N bị anh L chọc ghẹo như thế nào”.
Thông tin ban đầu từ phía cơ quan điều tra cho biết, khi chị N đến thay băng, cắt chỉ vết thương tối 7.5, lúc chị N. đứng dậy ra về thì bất ngờ bị điều dưỡng L đóng cửa phòng, ẵm chị đè lên giường, cởi áo, kéo khoá váy của chị nhưng bị chị chống cự quyết liệt và chạy thoát ra ngoài.
Cũng trong chiều 8.5, phía Công an quận Thủ Đức TPHCM xác nhận, hiện đang điều tra làm rõ thông tin trình báo của của chị N (27 tuổi, ngụ quận Thủ Đức) và các bên liên quan để làm rõ vụ việc. Công an cũng đã tạm giữ hình sự đối với nhân viên điều dưỡng tên N.Đ.L.
'Bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam đang là trận đại thủy triều đỏ'
http://vtc.vn/suc-khoe/benh-khong-lay-nhiem-tai-viet-nam-dang-la-tran-dai-thuy-trieu-do-d321370.html
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định: “Nếu Tổ chức Y tế Thế giới coi bệnh không lây nhiễm là cơn thủy triều đỏ thì tại Việt Nam hiện đang là trận đại thủy triều đỏ".
Cụ ông 4 lần tai biến, bệnh viện Mỹ trả về, bỗng phục hồi thần kỳ nhờ lọ thuốc thời Lê Thần kỳ bài thuốc nam chữa bệnh gút giúp hàng ngàn người thoát đau đớn
Hôm nay 8/5, tại Hội nghị phòng chống bệnh không lây nhiễm khu vực phía Nam, diễn ra tại TP.HCM, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, ước tính mỗi năm trên cả nước có khoảng 520.000 người tử vong. Trong đó, gần 380.000 trường hợp liên quan đến bệnh lý không lây nhiễm, trong số này có đến 40% tử vong trước 70 tuổi.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp, các bệnh rối loạn tâm thần, ung thư... không chỉ làm quá tải bệnh viện mà còn khiến tuổi thọ, chất lượng sống người dân giảm xuống.
"Nếu Tổ chức Y tế Thế giới coi bệnh không lây nhiễm là "cơn thủy triều đỏ" thì tại Việt Nam hiện đang là "trận đại thủy triều đỏ", bởi công tác dự phòng chưa rốt ráo, vấn đề điều trị dựa vào cộng đồng vẫn chưa làm được”, ông Long nhận định.
Nói về nguyên nhân, ông Long cho rằng, một phần do người dân Việt Nam sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.
Cùng đó, nhiều người dân chưa có ý thức phòng ngừa bệnh, vẫn còn 49% dân số nam giới hút thuốc lá, 77% dân số uống rượu (trong đó có 11% uống tới mức nguy hại).
Tiến sỹ Lokky Wai, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, ở Việt Nam, tỷ lệ tim mạch đang ngày một tăng và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.
Theo đó, tiến sỹ khuyến cáo Việt Nam cần kiểm soát tốt các bệnh không lây nhiễm để giảm chi phí điều trị, giảm tải bệnh viện, giảm gánh nặng kinh tế cho người dân và cho đất nước.
Muốn làm được điều này cần có những thay đổi về chính sách, cách quản lý bệnh không lây nhiễm.
Trước tình hình trên, Bộ Y tế đã đề ra chiến lược đến năm 2025 chỉ còn 20% số tử vong. Để đạt được mục tiêu này, Bộ Y tế cũng đã đưa ra các giải pháp, chính sách kiểm soát yếu tố nguy cơ như xây dựng luật Phòng chống tác hại thuốc lá, kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng, luật Phòng chống tác của rượu, bia,...
Ngoài ra, Bộ Y tế sẽ kiện toàn mạng lưới để cung cấp các dịch vụ giám sát, dự phòng, quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm từ Trung ương đến tận mạng lưới y tế