10 năm thành lập Trường đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Ngày 8-7, Trường đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương kỷ niệm 10 năm thành lập (12-7-2007 - 12-7-2017) và đóng nhận Huân chương Lao động hạng nhất (lần hai).
Tiền thân là các Trường Y sĩ Hải Dương, Trung học kỹ thuật Y tế T.Ư 1, Cao đẳng kỹ thuật Y tế 1, đến nay, Trường đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương có bề dày truyền thống gần 60 năm đào tạo nhân lực cho ngành y tế. Nhà trường đã trở thành địa chỉ tin cậy và uy tín trong đào tạo kỹ thuật viên y tế; góp phần đáng kể cung cấp nguồn nhân lực Điều dưỡng – kỹ thuật viên y tế.
Sau 10 năm thành lập, Trường đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã đào tạo được hơn 13 nghìn học viên thuộc các chuyên ngành: y đa khoa, điều dưỡng, xét nghiệm, kỹ thuật hình ảnh… Đáng chú ý, tỷ lệ sinh viên của trường tốt nghiệp vào làm việc tại các cơ sở y tế đạt hơn 80%, có chuyên ngành đạt hơn 95%.
Hiện nay, nhà trường đang có sự hợp tác chặt chẽ với nhiều trường đại học ở nước ngoài trong đào tạo giảng viên, xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu giảng dạy… Phấn đấu đến năm 2030 sẽ trở thành trường trọng điểm quốc gia về kỹ thuật y học.
Phát biểu ý kiến tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị Trường đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương tập trung thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo chuẩn năng lực, đáp ứng nhu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế.
Nhà trường cần mạnh dạn áp dụng chương trình tiên tiến và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo điều dưỡng - kỹ thuật y học, bác sĩ đa khoa. Đồng thời, chú trọng nghiên cứu khoa học, tăng cường hợp tác quốc tế, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học và khám, chữa bệnh…
Bộ Y tế kiểm tra nghi vấn ở Phòng khám Đa khoa Tâm Đức
http://www.sggp.org.vn/bo-y-te-kiem-tra-nghi-van-o-phong-kham-da-khoa-tam-duc-454419.html
Theo ông Nguyễn Đồng Thông (Giám đốc Sở Y tế Bình Phước), đoàn công tác của Bộ Y tế bắt đầu vào cuộc kiểm tra dấu hiệu nghi lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) tại Phòng khám Đa khoa Tâm Đức (Phòng khám Tâm Đức), thị xã Đồng Xoài.
Đoàn do một vụ phó Vụ BHYT làm trưởng đoàn với các thành viên gồm đại diện BHXH, Thanh tra bộ, Cục Quản lý khám chữa bệnh và Sở Y tế Bình Phước sẽ làm việc trong khoảng một tuần.
Ông Thông nói, hiện chưa có cơ sở kết luận về việc lạm dụng quỹ BHYT ở Phòng khám Tâm Đức nhưng nếu sau này đoàn kiểm tra kết luận có sai phạm thì Giám đốc Sở Y tế cũng sẽ phải chịu trách nhiệm.
Như Báo SGGP đã phản ánh về việc số tiền đề nghị thanh, quyết toán của Phòng khám Tâm Đức trong quý 4-2016 đã tăng đột biến, gấp 10 lần quý 1 nên chưa được BHXH tỉnh Bình Phước thanh toán. BHXH Việt Nam nghi vấn có sự lạm dụng quỹ BHYT nên đã thông báo tạm dừng hợp đồng khám chữa bệnh của Phòng khám Tâm Đức từ ngày 1-6.
Tuy nhiên, hiện phòng khám này vẫn tổ chức khám chữa bệnh BHYT bình thường.
TPHCM: Từ ngày 1.8 sẽ tăng viện phí đối với người không có bảo hiểm y tế
Hội đồng Nhân dân TPHCM chính thức thông qua tờ trình quy định giá dịch vụ khám chữa bệnh đối với bệnh nhân không có bảo hiểm y tế (BHYT) tại các bệnh viện, cơ sở công lập của TPHCM.
Theo đó, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh công lập của TPHCM sẽ thực hiện điều chỉnh giá theo lộ trình. Đối với các cơ sở khám chữa bệnh công lập tự chủ tài chính hoàn toàn thực hiện giá viện phí mới từ ngày 1.8.2017. Đối với bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh công lập tự chủ tài chính một phần hoặc phụ thuộc ngân sách nhà nước thực hiện từ ngày 1.10.2017.
Về mức giá thu, sẽ thực hiện 100% mức tối đa khung giá dịch vụ khám chữa bệnh, không thuộc phạm vi thanh toán của BHYT trong các cơ sở khám chữa bệnh công lập theo thông tư 02/2017/TT-BYT. Mức giá khám chữa bệnh gồm: Chi phí trực tiếp (thuốc, hóa chất, dịch truyền, vật tư y tế, điện, nước, duy tu bảo dưỡng…) và tiền lương (tiền lương ngạch bậc, chức vụ; các khoản phụ cấp, đóng góp; phụ cấp thường trực, phẫu thuật, thủ thuật).
Như vậy, giá khám chữa bệnh BHYT và giá khám chữa bệnh không BHYT tại các cơ sở y tế công lập đều đã cộng tiền lương, đồng nghĩa là tiền lương của bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế chuyển từ ngân sách chi trả qua người bệnh chi trả. Do đó, các bệnh viện sẽ không còn nhận ngân sách từ nhà nước cấp cho các khoản này, thay vào đó là từ nguồn thu viện phí.
Chuyện lạ: Bệnh viện tư xin tụt hạng để “gom” bệnh nhân
http://laodong.com.vn/suckhoe/chuyen-la-benh-vien-tu-xin-tut-hang-de-gom-benh-nhan-680075.bld
Trong bối cảnh các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân phát triển nhanh ở một số thành phố lớn, bất cập trong vấn đề thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT) cho người bệnh khi đi khám tư cũng sẽ nảy sinh theo. Trong khi các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân cho rằng quỹ BHYT có sự đối xử không công bằng với họ thì quỹ BHYT cũng bày tỏ nhiều “cái khó” của mình.
Bệnh viện tư xin “tụt hạng”
Cho rằng không phân biệt trong thanh toán BHYT giữa bệnh viện công lập và tư nhân, ông Vũ Xuân Bằng - Phó trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam - cho biết, tính đến quý I năm 2017, cả nước có 444 bệnh viện và phòng khám tư nhân ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với quỹ BHXH Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông Bằng, các cơ sở y tế tư nhân chưa được thực hiện đúng các quy định trong khám chữa bệnh BHYT mà Bộ Y tế yêu cầu như: Thực hiện dịch vụ kỹ thuật vượt định mức, vượt thời gian quy định; sử dụng bác sĩ chưa được cấp chứng chỉ hành nghề… Đặc biệt, nhiều bệnh viện tư xin được “tụt hạng” từ hạng 2 xin xuống hạng 3 dù quy mô, nhân lực không thay đổi.
Theo giải thích của ông Nguyễn Minh Thảo, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, một số bệnh viện tư nhân chỉ chăm chăm xin tụt hạng vì… muốn “gom” thật nhiều bệnh nhân: “Mặc dù là cơ sở y tế hạng 2, hạng 1 thì danh mục kỹ thuật rộng hơn, danh mục thuốc nhiều hơn, tiền công khám chữa bệnh cho bác sĩ chúng tôi trả cao hơn. Nhưng các cơ sở y tế tư nhân muốn xuống hạng 3 để áp dụng được thông tuyến với các cơ sở y tế tuyến huyện khác trong cả nước”.
Ở góc độ của cơ sở y tế tư nhân, nhiều cơ sở cho rằng, quỹ BHXH thực hiện chính sách BHYT của các địa phương vẫn còn nhiều bất cập. BS Phan Ngọc Hùng - Giám đốc Bệnh viện An Phước, tỉnh Bình Thuận - cho biết, bệnh viện bị quỹ BHYT từ chối thanh toán các xét nghiệm định nhóm máu A, B, O cho sản phụ. Trong khi đó, theo BS Hùng, đây là xét nghiệm cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho sản phụ. Bên cạnh đó, BHXH cũng từ chối thanh toán giường bệnh nội trú với lý do bệnh viện cho bệnh nhân nằm ghép trong khi thực tế thì không nằm ghép.
Còn theo ông Đào Cảnh Tuất - Giám đốc Bệnh viện Vạn Phúc, tỉnh Bình Dương - năng lực của các giám định viên BHYT còn hạn chế, nhiều vấn đề chuyên môn trong quá trình khám chữa bệnh chưa hiểu rõ dẫn đến khó tìm thấy tiếng nói chung và các bệnh viện thường… bị xuất toán.
BS Nguyễn Đắc Lực - Giám đốc Bệnh viện Y Đức, tỉnh Đồng Nai - cũng thẳng thắn cho rằng, công tác giám định hiện nay vẫn còn quá bất hợp lý. Điển hình như một bác sĩ chuyên khoa 2 về tim mạch chỉ định cho toàn bộ bệnh nhân tim mạch của bệnh viện nhưng khi giám định viên - chỉ là kế toán - đến kiểm tra thì lại bác bỏ một số chỉ định của bác sĩ. Điều này khiến các bác sĩ rất bức xúc và ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của bệnh nhân.
Đồng tình với những bất cập về khám chữa bệnh BHYT trong khối y tế tư nhân, BS Nguyễn Duy Bách - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Bệnh viện Saigon ITO Đồng Nai - nói: "Có những việc áp đặt xuất toán mà BHXH không giải thích được hoặc không thuyết phục. Chúng tôi muốn đồng hành để bảo vệ quỹ BHYT nhưng phải cho chúng tôi biết trước các quy định mới, chứ ai lại đi truy thu xuất toán với những quy định chưa ai biết?”.
Cán bộ giám định của BHXH chỉ có 1/3 là bác sĩ
Ghi nhận những ý kiến của các cơ sở y tế tư nhân, ông Nguyễn Minh Thảo cũng giải thích một số vấn đề chưa thống nhất trong việc thanh toán BHYT đối với khối cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Ví dụ, việc kê thêm giường bệnh, nếu các cơ sở y tế tư nhân kê thêm giường bệnh do bệnh nhân quá đông thì sẽ có 2 vấn đề không tốt. Ông cho rằng: “Nếu cơ sở y tế tư nhân không đảm bảo chỉ số về nhân viên y tế và không đảm bảo diện tích, trang thiết bị thì nếu kê thêm giường bệnh sẽ dẫn đến giảm chất lượng điều trị. Thứ hai là tăng chi phí không cần thiết”.
Riêng giá thuốc, ông Thảo cho rằng, giá thuốc hiện nay được cải thiện rất nhiều do những thông tư ban hành của Bộ Tài chính và Bộ Y tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số bệnh viện tư nhân tồn tại tình trạng giá thuốc cao gấp nhiều lần nơi khác. Đơn cử như Bệnh viện Vinmec (Hà Nội) mua 92 mặt hàng có giá cao chênh lệch so với Bệnh viện Xanh Pôn, tổng chênh lệch lên đến 2,8 tỷ đồng. Theo ông Thảo, Bệnh viện Xanh Pôn cùng là bệnh viện hạng 1, cùng sử dụng thuốc biệt dược như Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec nhưng có những loại, trong khi Bệnh viện Xanh Pôn mua 10 ngàn đồng thì Bệnh viện Vinmec mua 12 ngàn đồng. “Dù là thuốc cùng nhà sản xuất, cùng nhà phân phối. Tôi cho rằng đây là nguyên nhân chủ quan của bệnh viện, nếu lựa chọn tốt thì sẽ không có sự chênh lệch này”.
Bên cạnh sự công bằng, công tâm của quỹ BHXH đối xử với các bệnh viện tư nhân, một câu hỏi mà rất nhiều bệnh viện tư đặt ra là…trình độ của cán bộ thẩm định. Họ có chuyên ngành y? có đủ trình độ để thẩm định các phác đồ, danh mục kỹ thuật mà nhân viên y tế ở bệnh viện tư sử dụng cho bệnh nhân hay không? Khi mà thực tế, có quá nhiều mặt hàng, kỹ thuật, các xét nghiệm cần thiết cho bệnh nhân nhưng không được quỹ BHXH thanh toán.
Ông Nguyễn Minh Thảo giải thích, công tác giám định có 3 phần việc cơ bản là thủ tục hành chính trong thanh toán BHYT, hai là thẩm định chuyên môn về y dược và ba là tài chính kế toán. Do đó, quỹ BHXH có cơ cấu 3.000 cán bộ thì chỉ có hơn 1.000 cán bộ có chuyên ngành về y dược, còn lại là chuyên ngành luật, tài chính, kế toán: “Chúng tôi khẳng định rằng, chất lượng cán bộ giám định trong khối y tế tư nhân và công lập không có sự phân biệt. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong thanh toán BHYT ở khối tư nhân vẫn diễn ra. Thực tế là việc tiếp cận các quy định mới, chính sách mới ở họ còn chậm hơn”.
Ông Nguyễn Minh Thảo - Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam cho biết, sẽ điều tra, thẩm định lại cũng như đề xuất giải pháp để có sự điều chỉnh hợp lý trong thời gian tới. Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam sẽ phối hợp với sở y tế các tỉnh, thành trong việc thực thi khám chữa bệnh BHYT nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để các cơ sở y tế công lập lẫn ngoài công lập thực hiện việc khám chữa bệnh BHYT, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh.
Nạn nhân nhiễm HIV tử vong ở Kon Tum: Khả năng lây truyền HIV sang người khác rất thấp
Mới đây, vụ tai nạn giao thông tại địa phận xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum làm 17 cán bộ y tế và 7 người dân tham gia có tiếp xúc trực tiếp với máu của nạn nhân bị phơi nhiễm HIV, thu hút sự quan tâm của dư luận. Phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trao đổi với TS Hoàng Đình Cảnh, Phó cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS liên quan đến vấn đề này.
Phóng viên (PV): Thưa ông, sau vụ việc nói trên Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã có những chỉ đạo gì?
Ông Hoàng Đình Cảnh: Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã yêu cầu Sở Y tế tỉnh Kon Tum hướng dẫn các cơ sở y tế tiến hành tư vấn, xét nghiệm sàng lọc, cấp miễn phí thuốc ARV để điều trị phơi nhiễm HIV ngay cho những người có liên quan đến ca cấp cứu người nhiễm HIV theo quy định, kể cả người dân tham gia cấp cứu trong vụ tai nạn này. Cục cũng yêu cầu Sở Y tế hướng dẫn việc tiệt trùng, xử lý, mai táng người nhiễm và các vật dụng liên quan theo quy định; tổ chức thăm hỏi, động viên những người dân và cán bộ y tế đã tích cực tham gia cấp cứu người bị nạn; tổ chức tuyên truyền về dự phòng phơi nhiễm HIV; cung cấp thông tin chính thức cho các cơ quan thông tin đại chúng.
PV: Trước phản ánh của một người dân tham gia cấp cứu là nếu muốn dùng thuốc ARV để dự phòng HIV thì phải trả tiền, ông có ý kiến gì về vấn đề này?
Ông Hoàng Đình Cảnh: Theo Quyết định số 265/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với người bị phơi nhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, thuốc ARV dùng điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV chỉ được cấp miễn phí cho những người bị phơi nhiễm do nghề nghiệp như: Cán bộ y tế, cán bộ lực lượng vũ trang, tổ công tác cai nghiện... bị phơi nhiễm khi đang làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, trường hợp này là trường hợp đặc biệt, có 7 người dân tích cực tham gia cấp cứu người bị nạn đã bị phơi nhiễm HIV. Do vậy, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã chỉ đạo Sở Y tế tỉnh Kon Tum tiến hành cấp miễn phí thuốc ARV để điều trị dự phòng cho cán bộ y tế và 7 người dân tham gia cấp cứu, có tiếp xúc trực tiếp với máu của nạn nhân này.
Tư vấn, điều trị cho người nhiễm HIV.
PV: Theo thông tin ban đầu, nạn nhân tử vong nhiễm HIV mới điều trị ARV từ tháng 5 vừa rồi. Ông đánh giá nguy cơ bị phơi nhiễm trong trường hợp này ở mức độ nào?
Ông Hoàng Đình Cảnh: Theo báo cáo của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum, nạn nhân này đã điều trị ARV nhiều năm rồi. Về mặt khoa học, khi người nhiễm HIV đã được điều trị ARV từ 6 tháng trở lên thì nồng độ vi-rút HIV trong máu ở mức rất thấp (dưới ngưỡng ức chế) nên khả năng lây truyền sang những người khác rất thấp. Mặt khác 24 người này lại được điều trị dự phòng phơi nhiễm ngay. Do vậy, hy vọng những người tiếp xúc trực tiếp với máu của nạn nhân này sẽ không ai nhiễm HIV.
PV: Các trường hợp phơi nhiễm sẽ uống thuốc trong thời gian bao lâu, theo dõi như thế nào, khi nào có thể khẳng định họ an toàn, thưa ông?
Ông Hoàng Đình Cảnh: Việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV thực hiện càng sớm càng tốt; tối ưu trong vòng 72 giờ và kéo dài liên tục trong thời gian 28 ngày (4 tuần). Trong thời gian này, họ cần được tư vấn để theo dõi về tác dụng phụ có thể có của thuốc ARV và không nên ngừng điều trị khi có tác dụng phụ nhẹ, thoáng qua. Nếu có các tác dụng phụ nặng cần đến các cơ sở y tế ngay. Những người đang điều trị cũng được tư vấn hỗ trợ tâm lý nếu cần, tư vấn tuân thủ điều trị. Việc xét nghiệm HIV sẽ được làm lại sau 3 tháng theo quy định tại Quyết định số 3047/QĐ-BYT ngày 22-7-2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Cũng cần lưu ý, mặc dù nguy cơ có thể thấp nhưng những người bị phơi nhiễm chưa loại trừ khả năng đã nhiễm HIV. Do vậy, họ không được cho máu và phải sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Nếu là phụ nữ đang nuôi con nhỏ thì không cho con bú cho đến khi loại trừ được tình trạng nhiễm HIV. Sau 3 tháng xét nghiệm lại nếu âm tính với HIV thì có thể khẳng định chắc chắn là họ không nhiễm HIV.
PV: Ông có thể cho biết, đối với những trường hợp này có cần thiết phải nghỉ ở nhà hay vẫn đi làm bình thường?
Ông Hoàng Đình Cảnh: Theo Quyết định số 265/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ quy định về chế độ đối với người bị phơi nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, những người bị phơi nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được nghỉ việc 20 ngày hưởng nguyên lương, phụ cấp để điều trị dự phòng. Hiện nay, các thuốc ARV được lựa chọn điều trị là khá an toàn với người sử dụng, cũng rất ít tác dụng phụ. Tuy vậy, một số người mới uống có thể có cảm giác mệt mỏi, triệu chứng này sẽ nhanh qua. Do đó, nếu những người dùng thuốc mà khỏe mạnh, họ có thể đi làm bình thường nếu muốn. Những trường hợp có phản ứng phụ của thuốc như dị ứng, mệt mỏi nhiều cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và có thể đổi phác đồ điều trị.
PV: Trân trọng cảm ơn ông!
Đã có trung tâm tiêm chủng 5 sao ở HN
http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/da-co-trung-tam-tiem-chung-5-sao-o-hn-382702.html
Trung tâm tiêm chủng VNVC tại 180 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội chính thức đi vào hoạt động từ ngày 29/6/2017, là địa điểm đầu tiên trong chuỗi các Trung tâm tiêm chủng 5 sao của VNVC, dự kiến sẽ có mặt ở tất cả các tỉnh thành.
Cung cấp đủ loại vắc xin
Không chỉ đảm bảo cung cấp đủ loại vắc xin dành cho trẻ em, người lớn, phụ nữ chuẩn bị mang thai, VNVC còn áp dụng các dịch vụ linh hoạt gồm: tiêm lẻ các vắc xin khan hiếm như vắc xin Pentaxim 5:1, vắc xin phòng viêm não mô cầu A+C, B+C, viêm não Nhật Bản, viêm gan A, B…; Hỗ trợ giữ vắc xin theo lịch tiêm chủng của từng bé; Lưu giữ lịch sử tiêm chủng thông qua mã code khách hàng; Nhắc lịch tiêm tự động; Thông báo tình hình dịch bệnh; Thông báo cập nhật danh mục vắc xin…
Với các đặc điểm nổi trội đó, đây được coi là địa chỉ “vàng” tiêm chủng tại Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Đến với VNVC, bạn sẽ dễ dàng được đăng kí vắc xin hiếm cho con, giữ vắc xin theo lịch tiêm với giá ưu đãi, lại được tận hưởng dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo.
Ngoài ra, VNVC đầu tư hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh (Cold train) đạt tiêu chuẩn GSP với kho lạnh trung tâm hiện đại, đảm bảo nhiệt độ bảo quản từ 2-8 độ C, với 3 nguồn điện cấp liên tục. Kho lạnh được trang bị đầy đủ các thiết bị theo dõi nhiệt độ tự động hiện đại, hệ thống cảnh báo khi nhiệt độ vượt ra khỏi ngưỡng kịp thời, kênh tiếp nhận thông tin cảnh báo đa dạng, đảm bảo các loại vắc xin luôn được bảo quản một cách tốt nhất. Các tủ lưu giữ vắc xin tại phòng tiêm hiện đại cho phép bảo quản vắc xin lẻ theo tiêu chuẩn cao nhất trước khi tiêm.
Dịch vụ, chất lượng 5 sao
Lần đầu tiên tại Hà Nội, khách hàng được trải nghiệm dịch vụ tiêm chủng 5 sao, với các tiện ích của VNVC gồm phòng chờ sang trọng, thoáng mát; phòng thay tã, phòng cho bú, nơi pha sữa, khu vui chơi rộng rãi cho trẻ nô đùa trong thời gian chờ đến lượt tiêm hay trong thời gian theo dõi phản ứng sau tiêm.
Hệ thống điều hòa trung tâm 2 chiều giúp các bé tránh nắng nóng vào mùa hè, giữ ấm vào mùa đông khi đến phòng tiêm. Đối với các mẹ đưa bé đi tiêm mà không có người thân hỗ trợ, các nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ giúp bế bé, làm thủ tục đăng kí, giữ đồ đạc, chăm sóc bé trước và sau tiêm… do đó, khách hàng hoàn toàn thoải mái và yên tâm dù đưa bé đi tiêm một mình.
Để khắc phục những sự cố mất sổ tiêm chủng, quên lịch tiêm, quên mũi tiêm của bé hoặc lịch tiêm của bất kỳ thành viên trong gia đình, VNVC cung cấp dịch vụ nhắc hẹn, theo dõi lịch sử tiêm chủng online. Mỗi khách hàng đều được cung cấp 1 mã code định danh để tiện lợi cho lần tiêm sau (khi đến chỉ cần đọc mã code, không mất thời gian điền lại thông tin). Đồng thời dựa vào mã code này, VNVC sẽ liên hệ nhắc lịch tiêm cho khách hàng, tránh trường hợp bỏ sót mũi tiêm.
Đặc biệt, 100% khách hàng đến tiêm phòng tại VNVC đều được khám sàng lọc trước tiêm hoàn toàn miễn phí bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm về tiêm chủng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y Tế. Đây là hoạt động cần thiết nhằm tư vấn chính xác các mũi cần tiêm, lịch tiêm phù hợp… trong đó quan trọng nhất là chỉ định tiêm/ hoãn tiêm tùy theo thể trạng của trẻ.
Mùa dịch bệnh đang bắt đầu với những diễn biến xấu của nhiều bệnh lí nguy hiểm với trẻ nhỏ và cả người lớn. Do đó, các cơ quan chức năng đều phát đi thông điệp, khuyến cáo cộng đồng về việc tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin theo đúng lịch. Đó chính là cách đơn giản và tiết kiệm để phòng tránh các bệnh lý.
Nỗi ám ảnh của ngành y
http://www.sggp.org.vn/noi-am-anh-cua-nganh-y-454387.html
Làm nhiệm vụ cứu người nhưng nhiều y sĩ, bác sĩ lại bị chính bệnh nhân và người nhà hành hung trọng thương, thậm chí là mất mạng.
Giờ đây, thay vì chỉ lo chữa trị cho bệnh nhân, các cán bộ, nhân viên y tế còn nơm nớp lo sợ, canh cánh đề phòng vì có thể bị hành hung bất kỳ lúc nào…
Bác sĩ ăn đòn như… cơm bữa
Những vụ hành hung cán bộ, nhân viên y tế ngay tại bệnh viện (BV) xảy ra liên tục trong thời gian qua đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng mất an ninh, an toàn trong BV. Tại BV Thể thao Việt Nam, 2 đối tượng (trong đó, có 1 người là bố của bệnh nhi đang điều trị tại BV) đánh bác sĩ ngay ngoài cổng, sau đó lôi vào trong BV và tiếp tục hành hung, bắt bác sĩ phải quỳ xuống xin lỗi. Một trường hợp khác, tại BV Đa khoa Thạch Thất (Hà Nội), người nhà bệnh nhân đã đánh bác sĩ Lê Quang Dương bị chấn thương sọ não. Tiếp đó là vụ một sinh viên y khoa thực tập tại BV Đa khoa Thái Nguyên bị hăm dọa và hành hung. Gần đây nhất, vào cuối tháng 6-2017, trong lúc đang làm nhiệm vụ tại bãi gửi xe của BV Sản - Nhi Nghệ An, ông L.M H. bất ngờ bị một người đàn ông cầm dao đuổi đánh và đâm nhiều nhát, khiến ông H. bất tỉnh tại chỗ. Người dân và bảo vệ BV đã khống chế đối tượng, đưa ông H. đi cấp cứu, nhưng do vết thương quá nặng, ông H. đã tử vong.
"Bệnh viện phải là đơn vị chủ động đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tính mạng cho cán bộ, nhân viên y tế, khu cấp cứu phải bố trí lực lượng bảo vệ giỏi và được trang bị những dụng cụ cần thiết (roi điện, lưới tung…), để khi xảy ra sự cố thì có thể bắt đối tượng một cách nhanh chóng mà không gây thương tích. Bên cạnh đó, đội ngũ bảo vệ cần được tập huấn thường xuyên. Khi có sự cố gây mất trật tự, bác sĩ chỉ cần ấn nút, các bảo vệ có bộ đàm liên lạc với nhau, tập hợp nhanh chóng, xử lý ngay tại chỗ và báo cho công an địa phương phối hợp xử lý"
Mặc dù chưa có con số thống kê cụ thể về các vụ hành hung y bác sĩ, nhưng theo thông tin trên các báo đài, chỉ tính những sự việc gây tổn thương nặng đối với tính mạng của người bị hại, từ năm 2010 đến nay, cả nước đã có trên 22 vụ, trong đó 1 bác sĩ bị hành hung đến tử vong. Chia sẻ về những câu chuyện đắng cay trong nghề, Tiến sĩ Võ Xuân Sơn, bác sĩ từng làm việc tại Khoa Ngoại thần kinh BV Chợ Rẫy, kể lại khi ông còn công tác ở BV Chợ Rẫy, các bác sĩ cấp cứu và ngoại thần kinh hàng ngày đều gặp những tình huống bệnh nhân hành hung, lăng mạ bác sĩ vô căn cứ; từ hành động đạp, đấm đá, phun nước miếng cho đến nắm áo, xé áo… “Túi áo blouse trắng của chúng tôi sau mỗi đêm trực nếu không rách thì cũng bị dơ, do bệnh nhân nắm trúng khi khám cho họ. Còn việc nghe người bệnh chửi rủa thì thường xuyên và là… chuyện nhỏ”, Tiến sĩ Võ Xuân Sơn chua chát nhớ lại.
Còn theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Phó giám đốc BV Từ Dũ, Khoa Sản là nơi mà các y bác sĩ phải chịu nhiều áp lực. Đối với thai phụ, mặc dù có thể tầm soát nhưng cũng không thể dự đoán hết được những biến chứng y khoa sẽ xảy ra. Vì vậy, một số trường hợp dù bác sĩ thực hiện đúng quy trình nhưng vẫn xảy ra tai biến, bị người nhà sản phụ đòi hành hung hoặc chửi rủa xúc phạm danh dự. “Chính điều này tạo nên áp lực lớn đối với người thầy thuốc. Khi tai biến y khoa xảy ra, có những bác sĩ bị đe dọa, bị ám ảnh tới mức không dám đi làm, phải sau một thời gian mới ổn định tâm lý, quay trở lại công việc”, bác sĩ Mỹ Nhi tâm sự.
Cơ chế nào bảo vệ nhân viên y tế?
Theo bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi, việc thành lập hội nghề nghiệp trong thời gian tới được kỳ vọng sẽ là bảo vệ quyền lợi chính đáng của những người hành nghề y, các tai biến y khoa sẽ được xem xét cụ thể hơn. Từ đó, có thể giảm thiểu những hạn chế về việc hành hung, lăng mạ các y bác sĩ. “Hội sẽ xem xét sự cố thuộc về lỗi y khoa hay là tai biến y khoa không mong đợi. Người bệnh và thân nhân sẽ cảm thấy minh bạch hơn khi câu trả lời được đưa ra từ hiệp hội, không có điều gì che giấu cả”.
Vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu ý kiến của ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu về chống bạo hành nhân viên y tế, đồng ý bổ sung Điều 134 Bộ luật Hình sự về tình tiết tăng nặng đối với những trường hợp hành hung người đang chăm sóc sức khỏe cho mình. Việc thông qua bổ sung điều luật này đã nhận được sự ủng hộ của dư luận, đặc biệt là những người làm nghề y. Đây sẽ là cơ sở, là khung pháp lý đầu tiên giúp cho những người hoạt động trong lĩnh vực y tế cảm thấy được bảo vệ, có một môi trường làm việc an toàn. Tuy nhiên, luật pháp cũng nên quy định xử lý đối với người nhà bệnh nhân có hành vi hành hung bác sĩ.
Ký kết hợp tác thực hiện chiến lược dân số, sức khỏe sinh sản
Ngày 7.7, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ, TP.HCM) tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày Dân số thế giới (11.7) và triển khai kế hoạch thực hiện
Dịp này, Chi cục Dân số - KHHGĐ TP ký kết hợp tác với Công ty TNHH Thai Nakorn Pantana VN để thực hiện chiến lược trên.
Chiến lược nhằm truyền thông, lồng ghép cung cấp các dịch vụ, phương tiện chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ, nâng cao chất lượng dân số... Ông Supachai Verapuchong - Tổng giám đốc Công ty TNHH Thai Nakorn Pantana VN, cho biết công ty hợp tác với Chi cục Dân số - KHHGĐ TP.HCM, nhằm chung tay cùng TP chăm sóc sức khỏe cộng đồng, công tác dân số.
Giá 126 loại thuốc trúng thầu cao bất thường
http://www.sggp.org.vn/gia-126-loai-thuoc-trung-thau-cao-bat-thuong-454454.html
Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tỉnh Bình Định đã phát hiện 126 loại thuốc tại địa phương có mức giá cao hơn giá thuốc trúng thầu so với các tỉnh, thành khác từ 10% trở lên. Nhiều loại thuốc có giá cao hơn tới 40%.
BHXH Việt Nam đã yêu cầu BHXH Bình Định gửi công văn lên Sở Y tế tỉnh này đề nghị thương lượng, điều chỉnh giá thuốc với các nhà thầu cho đúng quy định, tương đồng so với các địa phương khác.
Theo báo cáo cụ thể của BHXH Bình Định, tháng 6-2017, Giám đốc Sở Y tế Bình Định đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi, loại thuốc generic thuộc dự toán mua sắm thuốc cung cấp tập trung cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh từ quý II/2017 đến hết quý I/2018. Tuy nhiên, qua rà soát, BHXH Bình Định đã phát hiện một số loại thuốc có giá trị trúng thầu cao bất thường so với các địa phương khác.
Thông tin từ lãnh đạo Sở Y tế Bình Định, tỉnh đã có hẳn một đơn vị mua thuốc tập trung do UBND tỉnh lập ra để thực hiện việc đấu thầu thuốc. Trong đó có Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư, đặc biệt BHXH tỉnh là đơn vị tham gia từ đầu đến cuối… Sở Y tế chỉ thông qua khâu thẩm định.
Ông Lê Quang Hùng, Giám đốc Sở Y tế Bình Định, cho biết: BHXH tỉnh đã rà soát, đối chiếu giá thuốc trúng thầu chỉ với một đơn vị, và tại thời điểm cách đây đã 6 tháng. Trong 126 loại thuốc đó, có 124 mặt hàng lấy giá tham khảo từ cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam để lập giá kế hoạch. Quan trọng nhất là việc lập giá kế hoạch, chúng tôi làm hoàn toàn ổn. Chúng tôi đã xem xét tổng giá trị gói thầu khi trúng thầu thì giá trúng thầu tổng mặt hàng so với tổng giá trị kế hoạch đã giảm xuống 22%.
Cũng theo ông Hùng, Sở Y tế Bình Định đã làm văn bản giải trình lên UBND tỉnh về thông tin giá thuốc cao bất ngờ so với các địa phương khác.
Nói về việc có giá thuốc tăng đến 40%, ông Hùng giải thích: “Căn cứ vào việc lập giá kế hoạch do BHXH Việt Nam lập ra, được công bố rộng rãi thì khi phê duyệt chúng tôi thông qua giá kế hoạch đó hoàn toàn đúng pháp luật. Nói về mặt tổng thể, hiện nay, vẫn chưa có một đơn vị nào, không có một quy định nào để so sánh với giá thuốc toàn quốc. BHXH tỉnh đã phát hiện kịp thời vấn đề này để kịp thời thương lượng với nhà thầu điều chỉnh lại giá thành…”.
Trước đó, Sở Y tế Bình Định đã phát hành văn bản về việc giá thuốc cao bất thường, gửi đến 18 nhà thầu. Hiện có 7 nhà thầu đồng ý giảm giá 40/95 mặt hàng, tỷ lệ giảm từ 2 - 37%; có 8 nhà thầu không đồng ý giảm giá 31 mặt hàng. 3 nhà thầu còn lại vẫn chưa có văn bản trả lời Sở Y tế.
Doanh nghiệp Dược đầu tiên chạm tới “ước mơ” xuất khẩu dược phẩm với nhà máy dược công nghệ cao
Ngày 7.7, doanh nghiệp dược phẩm đầu tiên tại Việt Nam đã được công nhận và cấp giấy phép tại Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc với mục tiêu nghiên cứu, chuyển giao và phát triển các sản phẩm công nghệ Nano, công nghệ chiết xuất và chuyển hóa dược liệu, sản xuất các sản phẩm thành phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Đài Loan, và Hàn Quốc.
Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư các doanh nghiệp, bệnh viện trong lĩnh vực y tế của Hàn Quốc vào khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức ngày 7.7, Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI đã trở thành DN dược phẩm đầu tiên tại Việt Nam được công nhận và cấp giấy phép tại Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc.
Ông Phan Văn Hiệu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần dược phẩm CVI cho biết: “mục tiêu của dự án là nghiên cứu, chuyển giao và phát triển các sản phẩm công nghệ Nano, công nghệ chiết xuất và chuyển hóa dược liệu, nhằm mục đích từ các sản phẩm thông thường chế ra thành các nguyên liệu công nghệ cao, nhằm nâng cao giá trị và chất lượng của các nguyên liệu dược liệu trước khi đưa vào sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng có hiệu quả điều trị cao nhất”.
Phát biểu tại hội nghị, ông Lee Hyuk – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam cho hay, đây là hội nghị xúc tiến đầu tư đầu tiên liên quan đến lĩnh vực y tế tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Đây chính là cơ hội để thúc đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ hợp tác và giao lưu trong lĩnh vực y tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc, thúc đẩy tăng cường giao lưu giữa các bệnh viện của hai nước, giữa các công ty sản xuất về dược phẩm, trang thiết bị y tế. Từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào lĩnh vực y tế tại Việt Nam.
Dự án Nhà máy dược phẩm công nghệ cao CVI Pharma bao gồm ba đơn nguyên: Nhà máy chiết xuất dược liệu công nghệ cao; Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nano; Nhà máy dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP- WHO.
“Bước đệm của thành công nêu trên là DN đã nhận chuyển giao từ đề tài khoa học của Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam khi cơ sở này chế tạo thành công Nano Curcumin, thành sản phẩm CumarGold. Với viên nang mềm CumarGold, CVI đã từng bước thay đổi cách dùng nghệ truyền thống, không chỉ đơn giản trong cách sử dụng mà quan trọng hơn là nâng cao giá trị và hiệu quả của tinh chất nghệ, tạo ra bước đột phá trong việc ứng dụng công nghệ nano để nâng tầm giá trị tinh chất nghệ, mở ra niềm hy vọng mới cho các bệnh nhân ung bướu, dạ dày và nhiều loại bệnh mạn tính khác, sản phẩm đã 3 năm liên tiếp được vinh danh "Thương hiệu Việt Nam tin dùng”.
Hiện nay, dự án công nghệ cao của CVI hợp tác với Nhật Bản, mục tiêu là sản xuất các sản phẩm thành phẩm để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Đài Loan, và cả Hàn Quốc”- ông Phan Văn Hiệu nói.
Năm 2017 CVI quyết định bứt phá với Dự án xây dựng nhà máy trị giá hơn 300 tỷ đồng, rộng 12.032 m2 tại Khu Công nghiệp công nghệ cao 1, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Km29, Đại lộ Thăng Long, Thạch Thất, Hà Nội, tham vọng sản xuất 100 triệu sản phẩm mỗi năm với 2 xưởng sản xuất thuốc rộng 7548 m2, xưởng chiết xuất công nghệ cao 1620 m2.
Nhân viên y tế dễ mắc 5 nhóm bệnh này
http://thanhnien.vn/doi-song/nhan-vien-y-te-de-mac-5-nhom-benh-nay-853482.html
Theo Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế), có 5 nhóm bệnh mà nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm trong quá trình làm việc.
Các nhóm bệnh mà nhân viên y tế có nguy cơ bị nhiễm bệnh trong quá trình điều trị chăm sóc bệnh nhân gồm: bệnh nghề nghiệp do các yếu tố vi sinh vật (vi rút, vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm); các yếu tố vật lý (các chất phóng xạ, bức xạ hồng ngoại, bức xạ tử ngoại, tiếng ồn…); bệnh do các yếu tố hóa học (thuốc, hóa chất tiệt trùng, hóa chất trong phòng xét nghiệm…
Ngoài ra, nhân viên y tế cũng có thể mắc các bệnh do các yếu tố hóa lý, bụi: bụi trong vải, quần áo, ga; các yếu tố ecgonomi (áp lực và cường độ lao động cao, tư thế lao động). Bên cạnh đó, nhân viên y tế cũng dễ mắc các bệnh do yếu tố tổ chức lao động không hợp lý, do căng thẳng trong công việc như: khám, cấp cứu, chăm sóc và điều trị bệnh nhân liên tục, phải làm ca, trực đêm; các công việc đòi hỏi sự tập trung, áp lực và tránh nhiệm cao, tư thế lao động không thoải mái…dẫn đến stress trong công việc, các bệnh cơ xương khớp xuất hiện.
Trong số các nhóm bệnh nghề nghiệp thì nhóm bệnh do yếu tố vi sinh vật là mắc nhiều nhất trong nhân viên y tế, do những người trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân, tiếp xúc với máu và các chế phẩm của máu, dịch tiết bị nhiễm bệnh (nước bọt, đờm dãi, mủ, nước tiểu, phân) thông qua các hoạt động khám, điều trị, làm các xét nghiệm, thí nghiệm động vật, sản xuất vắc xin,…
Hiện nay, môi trường sống ngày càng ô nhiễm, thực phẩm bẩn tràn lan, nguy cơ bệnh tật đang trở thành vấn nạn khiến nhiều người lo lắng, đối mặt hằng ngày.
Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường cũng cho biết, các công việc hoặc khoa/phòng có thể mắc: khoa chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV; khoa truyền nhiễm; khoa lao và các bệnh phổi; hồi sức cấp cứu, khám bệnh; khoa thuộc hệ ngoại (khoa ngoại, chấn thương, sản, tai mũi họng, mắt); giải phẫu bệnh; xét nghiệm sinh hóa, huyết học, tế bào, vi sinh vật; công việc phải tiếp xúc với các ổ dịch (nhân viên y tế đi vào làm việc tại vùng dịch; nhân viên tẩy trùng, tẩy uế các ổ dịch; nhân viên thu gom và xử lý chất thải y tế…).
Đáng lưu ý, một khảo sát do Viện này thực hiện tại một số bệnh viện đa khoa/chuyên khoa tuyến T.Ư và bệnh viện đa khoa/chuyên khoa tuyến tỉnh/thành cho thấy: nhiều bệnh viện không thuờng xuyên khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho nhân viên y tế. Có bệnh viện không có hồ sơ sức khỏe người lao động. Cán bộ phụ trách y tế trong bệnh viện hầu hết kiêm nhiệm và thường xuyên thay đổi nên công tác chăm sóc sức khỏe của nhân viên y tế chưa quan tâm; nhiều bệnh viện không thực hiện khám bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế.
Hô hào anti vaccine: Tội ác!
http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/ho-hao-anti-vaccine-toi-ac-713841.html
Từ năm 2012, tuần lễ cuối tháng 4 hằng năm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn là Tuần lễ chích ngừa thế giới (World Immunisation Week) để nâng cao nhận thức con người về tiêm ngừa. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tiêm ngừa đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em.
Điều đáng sợ nhất sau việc những trang mạng xã hội đưa ra rất nhiều chứng cứ không thuyết phục, mang tính cá nhân kêu gọi người dân anti vaccine là nhận thức của người đọc các thông tin này. Đã có rất nhiều comment kiểu: “Trước giờ rất tin vaccine, giờ mới biết nó tai hại. Giã từ vaccine”, “Té ra chích vaccine chỉ tổ làm mau chết”…
Nhiều chuyên gia y tế, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực nhiễm nhi, phòng chống dịch đã lên tiếng phản bác trào lưu nguy hiểm này.
BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh BV Nhi đồng 1, TP.HCM: Cực đoan, mù quáng
Nếu tôi chế ra được vaccine, tôi sẽ chế ra vaccine chữa tất cả các bệnh, ngăn bệnh từ gốc ban đầu để không còn trẻ phải bị biến chứng, tử vong như bây giờ nữa. Chính từ thực tế số trẻ con mắc một loại bệnh nào đó quá nhiều, căn bệnh để lại quá nhiều biến chứng, dị tật, các nhà khoa học mới bắt tay nghiên cứu vaccine phòng ngừa.
Để sản xuất ra một loại vaccine mới người ta phải bỏ ra thời gian rất lâu nghiên cứu, tốn biết bao nhiêu là công sức. Không những thế, để cho một loại vaccine ra đời phải tốn hàng ngàn tỉ đồng. Họ đã thử nghiệm với nhiều khía cạnh, nếu không hợp họ sẵn sàng rút lại để nghiên cứu tiếp, áp lực của hội đồng y đức rất cao. Do đó, một loại vaccine ra đời, tồn tại từ năm này qua năm khác là cả một thành tựu, một công trình nghiên cứu, không nên chỉ vì một cá thể nhỏ, một nguyên nhân chưa chính xác mà mang nó ra phản đối, lôi kéo người khác không sử dụng. Điều này là tội ác!
Với sức mạnh của mạng xã hội hiện nay, hội anti vaccine đang lôi kéo rất nhanh những người chưa có lập trường vững vàng, những người đang lăn tăn quanh câu chuyện tai biến và tác dụng phụ của chủng ngừa.
Hầu hết những người lên tiếng mạnh mẽ chống lại vaccine đều có điểm giống nhau, họ có người thân trong gia đình, có con cái bị khiếm khuyết gì đó. Thông thường khiếm khuyết mang tính bẩm sinh nhưng họ lại cho rằng suốt thời gian trẻ thơ, thứ con họ tiếp xúc nhiều nhất là vaccine, từ đó họ đổ lỗi hoàn toàn cho vaccine. Hoặc những trường hợp có con tử vong sau tiêm vaccine, nguyên nhân chính là do cơ địa của mỗi trẻ, điều này chỉ mang tính cá thể, cần có thời gian tìm hiểu nguyên nhân xác đáng. Thế nhưng từ đó họ lại kêu gọi, cực đoan tìm nhiều thông tin nghi ngờ với vaccine để đưa lên mạng tạo ra hiệu ứng riêng cho họ, tiếp đó là lôi kéo cộng đồng.
Anti vaccine sẽ rất nguy hiểm, hậu quả không thể hiện ngay thời điểm phản đối vaccine mà sau một thời gian thì cộng đồng mới thấy hậu quả. Bằng chứng là năm 2014, dịch sởi quay lại và bùng phát rất nhanh. Khi đó có một số tai biến xảy ra khiến người dân lo lắng, sợ hãi và dừng tiêm vaccine cho con mình, vì thế khi dịch sởi quay lại ngành y tế gặp khó khăn, người dân phải trả giá bằng mạng sống.
Lưu ý thêm là trào lưu anti vaccine hiện nay nguy hiểm hơn trước, họ phản đối có chủ đích và có người hướng người dân theo nguồn thông tin sai lầm.
PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế: “Hắt hủi” vaccine, dịch bệnh quay lại ngay!
Thực tế đã cho thấy các dịch bệnh như ho gà, sốt bại liệt, bạch hầu ngày xưa rất nhiều nhưng sau khi có vaccine, các dịch bệnh này tại Việt Nam đã giảm hẳn, thậm chí xóa sổ được. Một thời bệnh bạch hầu gần như đã bị đưa vào lãng quên và nhiều người đã chủ quan, không chú ý tiêm loại vaccine này. Kết quả là gì? Dịch bệnh đã lên tiếng, đầu tiên là ổ dịch bạch hầu tại Bình Phước, sau đó là bốn trẻ bị bạch hầu khu vực phía Bắc.
Câu chuyện trên cho thấy vaccine quan trọng như thế nào. Anti vaccine là trào lưu sai lầm, cần loại bỏ lối nghĩ này. Hãy thử vào khoa nhiễm các BV nhi, nhìn các bệnh nhi nằm bất động vì cha mẹ quên tiêm hay không quan tâm tiêm vaccine cho con mới thấy được hậu quả lớn thế nào.
Bộ Y tế luôn mong muốn người Việt Nam và trẻ em đều được tiêm vaccine, nhất là trẻ dưới hai tuổi phải được tiêm đúng lịch. Ngoài tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng mở rộng, Bộ vẫn khuyến khích cộng đồng tiêm thêm các mũi dịch vụ cho con em.
PGS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM: Hãy chỉ tin các bằng chứng khoa học!
Tất cả vaccine ra đời đều có hệ thống báo cáo đầy đủ, được WHO kiểm duyệt, vì vậy nhà sản xuất chắc chắn không dám để sản phẩm không đạt chất lượng ra ngoài cộng đồng.
Chúng ta có thể thông cảm cho những người có con tiêm vaccine xong gặp những sự cố trùng hợp. Họ rất muốn biết rằng nguyên nhân con họ bị sự cố nhưng nguyên nhân thực sự lại không dễ tìm và không hề đơn giản. Do đó, họ đưa ra lý do tất cả là tại vaccine để tâm lý ổn định. Nhưng hành động hùa nhau phản đối gây tác động tâm lý đến cộng đồng là không đúng.
Vaccine bảo vệ cho cả một cộng đồng, khi ai cũng có miễn dịch thì dịch bệnh sẽ được hạn chế ở mức thấp nhất. Nếu chúng ta không coi trọng vaccine, dịch bệnh sẽ bùng lên rất nhanh. Trước những hội nhóm lên tiếng chống đối vaccine, chúng ta không có quyền ngăn cản hay xử lý họ nhưng chúng ta có quyền phản biện, đưa ra những chứng cứ có sức thuyết phục để bác bỏ luận điểm chưa đúng.
Người dân tốt nhất nên tin vào cơ quan y tế, đặt niềm tin vào khoa học chứ đừng tin vào số đông. Nơi nào có bằng chứng khoa học rõ ràng thì hãy nghe nơi đó.
Bùng phát bệnh vì không tiêm vaccine
Theo WHO, nhờ tỉ lệ tiêm chủng vaccine sởi tăng hằng năm kể từ đầu thế kỷ đến nay, ước tính đã có 17,1 triệu người được cứu sống khỏi bệnh sởi.
Tuy nhiên, các dữ liệu mới được công bố của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật của Hoa Kỳ (CDC), WHO, UNICEF, Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) cho thấy sự gia tăng tỉ lệ tiêm chủng vaccine sởi trên toàn cầu gần đây đã có xu hướng chững lại. Các chiến dịch tiêm phòng sởi thường kỳ đã cứu được khoảng 20,3 triệu trẻ em từ năm 2000 đến 2015. Trong năm 2015, khoảng 20 triệu trẻ bỏ lỡ tiêm ngừa sởi và ước tính khoảng 134.000 trẻ đã chết vì căn bệnh này.
Tại Anh, năm 1974, tranh cãi về các phản ứng phụ của vaccine khiến việc tiêm chủng bị tạm dừng, kết quả dịch bệnh đã xảy ra trên 100.000 trẻ, gây ra cái chết cho 31 trẻ. Năm 1975, tại Nhật, khi tạm ngưng tiêm vaccine ho gà toàn tế bào để điều tra trường hợp tử vong, dịch bệnh đã xảy ra trên 13.000 trẻ, trong đó 113 trẻ tử vong.
Gần đây, dịch sởi tại Mỹ, dịch bạch hầu tại Lào bùng phát cũng vì nguyên nhân phụ huynh chủ quan không đưa trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh.
Phong trào anti vaccine khiến các ông bố, bà mẹ Việt nhói lòng, ‘sởn gai ốc’
Nhiều ông bố, bà mẹ sau khi nghe những thông tin sai lệch nghi ngờ vai trò của vắc xin, đã lên tiếng quyết “nói không” với Hội anti vaccine.
"Nói không" với phong trào anti vaccine: Các ông bố, bà mẹ Việt kêu cứu
Gần đây, tại Việt Nam đã có những lời đồn thổi ác ý đối với vaccine. Mặc dù đã có nhiều nhà khoa học lên tiếng, nhiều bác sĩ đã lên tiếng, nhiều cơ quan tổ chức đã lên tiếng và cả cộng đồng đã lên tiếng để khẳng định vai trò quan trọng của vaccine trong việc phòng chống bệnh tật.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít người kỳ thị vaccine, phản đối vaccine, tuyên truyền những điều không đúng về vaccine mà không dựa trên cơ sở khoa học nào hoặc dựa trên các bằng chứng có giá trị khoa học rất thấp.
Một số các bà mẹ suy nghĩ chưa đúng đắn đã tư duy rằng: Con phải sống thuận theo tự nhiên, không tiêm phòng, không thuốc thang,…một số phụ huynh khác thì quyết không cho con tiêm vaccine vì sợ những biến chứng, rủi ro không may có thể gặp phải, thậm chí tin vào một số lời đồn đoán rằng: vaccine là nguyên nhân của một số chứng bệnh như tự kỷ, ung thư...
"Không cho con tiêm vaccine, không bị tự kỉ, ung thư thì chưa thấy đâu, nhưng hậu quả bệnh tật thì đã thấy rõ trước mặt: Đơn cử như, từ đầu năm đến nay, ở bang Minnesota, Mỹ, có 73 ca bị sởi, nhiều hơn tổng số ca ở cả nước Mỹ năm 2016. Dịch bùng phát từ cộng đồng người gốc Somalia, nơi mà tỉ lệ trẻ em được vắc xin giảm thê thảm từ năm 2004, đến năm 2014 chỉ còn 42%... Ngoài ra, việc trẻ em tiêm vaccine bị biến chứng thì đó là một rủi ro mà mỗi người phải chấp nhận, và cái rủi ro đó nó nhỏ hơn nhiều so với xác suất trẻ bị sởi rồi nằm vật vã trong bệnh viện. Tại Việt Nam, thực tế đã chứng minh: Hơn 80% trẻ mắc các bệnh về viêm não, ho gà… nằm tại bệnh viện Nhi đồng 1 (Tp.HCM) đều không được gia đình tiêm vaccine từ nhỏ ” – một bạn đọc chia sẻ với PV Chất lượng Việt Nam.
- Tại các đô thị lớn, khi quỹ đất dùng cho giao thông tĩnh hầu như không có, đất chật người đông, câu chuyện đỗ xe luôn căng thẳng như một cuộc chiến… Đỗ sai quy định thì bị chửi là ngu, đỗ đúng quy định thì cũng “chết” vì mức phí đắt đỏ.
Chị Nguyễn Hồng Hạnh, với vai trò là một người phụ nữ, một người mẹ, sau khi nghe thông tin về Hội anti vaccine cũng thành thật tâm sự: “Nói thật là cũng đã có lần mình sởn gai ốc khi nhắc đến từ vaccin. Hồi em mới đi trực kèm, có một em bé tiêm vaccin về xong rồi sốt, vào khoa lây được hơn 1 ngày thì tử vong, tiếng người nhà la hét, chửi bới, nói "nếu tao không cho cháu tao đi tiêm thì giờ đã không nên cơ sự này rồi"! Nói chung là ám ảnh và sợ hãi. Mãi sau này, mình mới cho cháu đi tiêm, cũng tiêm đủ cả viêm não và quai bị mũi nhắc lại. Kết quả là khi dịch quai bị bùng phát, mình mới thấy quyết định tiêm vắc xin là sáng suốt!”.
Còn bạn Vũ Phương Vy (32 tuổi, cư ngụ tại đường Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) không khỏi ngạc nhiên khi đọc những bài báo nói về anti vaccine - phong trào nguy hiểm này. Chị Vy nói: “Hội Anti-vaccine, nghe thật điên rồ nhưng lại là sự thật. Tôi đọc mà thấy nhói lòng! Các mẹ ai không tiêm vaccine cho con thì mình thấy quá ngớ ngẩn luôn. Vaccine là 1 trong những phát minh ý nghĩa nhất của y khoa trong việc phòng ngừa các dịch bệnh nguy hiểm, đó là cả 1 thành tựu đấy. Trung tâm vaccinen ở Việt Nam có nhiều nơi chất lượng. Nếu mẹ nào lo lắng tiêm chủng mở rộng không đủ vaccine thì có thể đến các trung tâm để tiêm chủng dịch vụ”.
Trên một số diễn đàn dành cho các chị em phụ nữ, nhiều bà mẹ cũng lên tiếng phản đối những tin đồn nghi ngờ về tác dụng to lớn của việc tiêm phòng vaccine. Một thành viên có nickname là Domitrang kể: “Tôi ra ngoài đường đã từng gặp 2 trường hợp bố mẹ khỏe mạnh, đi xe 4 bánh, ăn mặc sành điệu và cũng biết quan tâm chăm sóc con, cả 2 cháu bé mặt mũi đều sáng sủa lanh lợi, đều là bé gái và đều bị liệt chân. Tôi không biết là do không tiêm vắc xin hay các bé đã có bệnh lý từ khi mới sinh ra, nhưng nhìn tội lắm. Cứ nhìn những đứa trẻ như vậy là thấy tội cho các con, nên tôi ít khi trì hoãn việc tiêm phòng”.
Còn một thành viên khác thì nhắn nhủ: “Mình đã từng thấy một gia đình người quen có con bị viêm não Nhật Bản. Tội lắm! Các mẹ đừng tin vào mấy chuyện kiểu “không nên tiêm phòng cho con”, thứ hai là đừng có tiếc tiền trong việc chăm sóc, đảm bảo sức khỏe con trẻ nhé. Cứ tiêm đầy đủ hết mũi vắc xin cho con khỏe mạnh. Tại sao các mẹ lại nghĩ đến việc không tiêm vacxin chỉ vì 1% rủi ro kia chứ?!”.
Các chuyên gia kêu gọi cứu cả một thế hệ
Không chỉ các ông bố, bà mẹ lên tiếng phản đối hội nhóm anti vaccine, không ít các chuyên gia đầu ngành, các bác sỹ, các nhà khoa học đều đã góp tiếng nói nhằm đẩy lùi những thông tin sai lệch, đồn đoán không đúng về vắc xin.
BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, một trong những bác sĩ đầu tiên kêu gọi cộng đồng chống lại trào lưu anti vaccine trên mạng khẳng định trên báo chí: “Nếu tự anti vaccine cho một bé, 1 gia đình nhỏ thì bệnh ráng chịu, chỉ tội cho bé. Nếu anti vắc xin kiểu nhóm, kiểu hùa nhau là có tội với một thế hệ".
Bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn - Giám đốc Y khoa Bệnh viện Victoria Healthcare – đồng tác giả sách “Để con được ốm” cho biết, chích ngừa là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đến tính mạng. Những người cổ súy cho anti vaccine có lẽ chưa từng thấy số phận những bệnh nhân bị những bệnh đó như thế nào.
“Phải trực tiếp chứng kiến một đứa trẻ oằn người ho gà, một đứa trẻ nằm bất động, sống thực vật vì viêm não Nhật Bản, một đứa trẻ tử vong vì bị bạch hầu dẫn đến viêm cơ tim, một đứa trẻ không cử động được vì sốt bại liệt… thì mới hiểu, vaccine có tác dụng như thế nào” - Bác sĩ Trương Hữu Khanh đã trăn trở như vậy.
Trên trang Facebook cá nhân của bác sỹ Hung Ngo – Đại học Y Hà Nội cũng kịch liệt phản đối những thông tin bịa đặt của Hội anti vaccine. Bác sỹ viết: “Hãy nhìn hai cháu viêm não Nhật bản phải nằm 1 giường, các bệnh viện quá tải. Hậu quả là xã hội thêm gánh nặng với di chứng bại não, tương lại nào cho các cháu ấy? … Từ đầu năm đến giờ, tình hình viêm não đã tăng lên báo động, đa số rơi vào trường hợp không tiêm vaccine hoặc tiêm không đủ liều rồi tự bỏ. Có 1 số ít tiêm mà vẫn mắc là do kháng thể đáp ứng không đủ mạnh, tuy vậy, nếu có mắc thì những trường hợp này sẽ nhẹ hơn nhiều”.
Có thể nói, hệ luỵ từ những nhận thức sai lạc về vaccine chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của cả một cộng đồng. Nhiều trường hợp tử vong sau tiêm vaccine chỉ mang tính cá thể, một phần do cơ địa của các bé. Không nên đổ lỗi hoàn toàn do vaccine rồi anti vaccine. Việc làm này vô cùng nguy hiểm, nó có thể tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát.
Về lâu về dài, người anti vắc xin sẽ chính là người gây tội ác với dân tộc. Do đó cần phải hiểu được vaccine quan trọng thế nào.
Vì vậy, bác sỹ Trương Hữu Khanh kêu gọi: “Phụ huynh hãy sáng suốt lựa chọn cho con mình loại vaccine cần thiết, phù hợp nhất. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tìm hiểu thông tin nhiều nguồn trước khi đưa ra quyết định quan trọng về vắc xin”.
Cái giá trả bằng nhiều sinh mạng trẻ nhỏ bởi nỗi oan văcxin gây tự kỷ, động kinh
Báo cáo sai lệch năm 1974, 1998 về văcxin gây động kinh, tự kỷ tại Anh và Mỹ, phải trả bằng hàng trăm nghìn sinh mạng do không chích ngừa.
Gần đây mạng xã hội xuất hiện nhiều cá nhân, hội nhóm kêu gọi chống tiêm văcxin cho trẻ và chia sẻ các nghiên cứu của tổ chức nước ngoài. Khá nhiều bà mẹ hoang mang, dao động đã không cho con đi tiêm ngừa. Phó giáo sư Phan Trọng Lân, Viện trưởng Pasteur TP HCM cho biết làn sóng chống tiêm văcxin xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới từ nhiều năm nay và những nghiên cứu mà người anti-văcxin viện dẫn đã được chứng minh là sai lệch, thậm chí tác giả của nó đã bị kết tội gian lận dữ liệu và có xung đột lợi ích.
Theo phó giáo sư Lân, trước khi có chủng ngừa, những bệnh có thể ngăn chặn được bằng văcxin như sởi, ho gà... khá phổ biến trong cộng đồng. Khi chương trình tiêm chủng hiệu quả, tỷ lệ bao phủ cao, giúp giảm nhiều loại bệnh thì cộng đồng không còn gặp hoặc có rất ít kinh nghiệm trải qua các bệnh này. Khi đó lợi ích của văcxin chỉ là mô tả trên sách báo, còn việc tiêm chủng thì gắn với những khó chịu, đau đớn của trẻ. Khi phụ huynh tra cứu tìm hiểu thì gặp nhiều thông tin không khuyến khích tiêm văcxin. Chưa kể một số trường hợp rủi ro hiếm gặp trùng với các sự kiện nghiêm trọng khác nên văcxin thường bị quy kết là tội đồ.
Năm 1974, tại Anh có tác giả báo cáo 22 trẻ chậm phát triển và động kinh sau khi tiêm văcxin ho gà toàn tế bào. Thông tin này khiến trong nhiều năm sau đó tỷ lệ tiêm chủng ho gà ở Anh giảm mạnh từ 81% xuống còn 31%, hậu quả là 100.000 trẻ mắc bệnh ho gà và 31 bé tử vong. Báo cáo này cũng làm giảm tỷ lệ tiêm chủng ho gà và tăng số ca tử vong do ho gà ở Nhật Bản, Thụy Điển và Wales. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đối chứng sau này đã chỉ ra rằng tỷ lệ chậm phát triển và động kinh ở trẻ sau khi tiêm văcxin ho gà toàn tế bào tương tự với trẻ không tiêm văcxin. Và nhiều trường hợp trong các trẻ này thật ra mắc hội chứng Dravet.
Một nghiên cứu khác về vấn đề mối liên quan giữa văcxin MMR (sởi - quai bị - rubella) và bệnh tự kỷ do một tác giả đăng tải trên tạp chí uy tín thế giới Lancet năm 1998. Bài báo nêu 12 ca bệnh nhiễm trùng đường ruột và tự kỷ có liên quan đến MMR. Lập tức tỷ lệ tiêm chủng MMR giảm và dịch bùng phát tại Anh. Nhiều nghiên cứu khác đã phải tiến hành sau đó và đi đến kết luận là không có mối liên quan nào giữa bệnh tự kỷ và MMR. Tác giả bài báo trên sau đó được kết tội là gian lận dữ liệu và có xung đột lợi ích khi đăng tải thông tin trên. Bài báo bị rút khỏi tạp chí trên sau 12 năm đăng tải thông tin.
"Văcxin đã được nghiên cứu, đánh giá một cách nghiêm ngặt, sử dụng với số lượng lớn trên toàn thế giới qua hàng chục năm, có hệ thống cập nhật đánh giá các biến cố bất lợi, được hoàn thiện dần theo tiến bộ của y học và đã được chứng minh là một trong những biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất", phó giáo sư Lân chia sẻ.
Đồng quan điểm, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM cho biết văcxin là thành quả của khoa học, điều chế một văcxin là vô cùng khó. Không có văcxin, nhiều trẻ phải chết và tàn tật cả đời. Việt Nam từng có thời kỳ phải chứng kiến nhiều trẻ đậu mùa suốt đời sống chung với khuôn mặt rỗ, trẻ sốt bại liệt phải lớn lên với một chân teo hẳn... Bài học dịch sởi năm 2014 khiến hàng chục trẻ tử vong cũng là hậu quả của việc chống tiêm văcxin sởi do tai biến trước đó.
Gần một đời gắn bó với nghề làm nhiễm nhi, bác sĩ Khanh cho biết "đã ngấm đòn chăm sóc bệnh nhiễm trong bất lực, cũng lắc đầu, cũng bực mình vì chuyện không tiêm văcxin, cũng cảm thông vì thiếu hiểu biết và thiếu thông tin của người dân". Theo ông, khoảng 80% bệnh nhi đưa vào điều trị tại khoa là chưa được tiêm ngừa.
"Nếu tự anti-văcxin cho một bé, một gia đình nhỏ thì chỉ tội nghiệp cho bé. Nếu anti kiểu nhóm, kiểu hùa là có tội với một thế hệ, có tội với sức khỏe của dân tộc", bác sĩ Khanh chia sẻ. Những dịch bệnh đã được thanh toán từ lâu, nếu vì bài trừ văcxin mà dịch quay lại thì cộng đồng sẽ phải trả giá bằng hàng loạt sinh mạng. Ở một số nước phát triển, nếu trẻ không có sổ xác nhận chích ngừa đầy đủ sẽ không được cho đi học, vì nếu mắc bệnh sẽ lây cho các trẻ khác.
Trào lưu bài trừ văcxin thường xảy ra khi tình hình dịch bệnh ở mức thấp, vì nếu lúc bệnh đang xảy ra ồ ạt ít ai dám nghĩ đến chuyện không tiêm chủng. "Thường những người này trong gia đình, họ hàng có trẻ gặp vấn đề cá thể, cơ địa khi tiêm văcxin. Hoặc cũng có thể khiếm khuyết sức khỏe của trẻ là mang tính bẩm sinh, cha mẹ cho rằng là do tiêm ngừa", bác sĩ Khanh nói. Một số phụ huynh cho rằng con họ không tiêm ngừa vẫn khỏe mạnh. Bác sĩ cho rằng đó là may mắn vì em bé được sống trong một cộng đồng có tỷ lệ chích ngừa cao. Nếu em bé đi qua một vùng có độ bao phủ văcxin thấp thì khả năng mắc bệnh sẽ rất cao.
Bác sĩ Khanh phân tích, không tránh khỏi trường hợp những loại văcxin vì lợi ích nhóm mà được tuyên truyền chích một cách chưa cần thiết. Tuy nhiên các văcxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng thì đều cần thiết. Các nước trên thế giới đều có chương trình tiêm chủng mở rộng với những loại khác nhau, tùy dịch tễ mỗi nơi. Để đưa một văcxin nào đó vào chương trình miễn phí là sự cân nhắc rất lớn vì sẽ tốn kém vô cùng nhiều nên sẽ không có chuyện dư thừa mà cần chích đầy đủ. Bác sĩ khuyến cáo, với văcxin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng, phụ huynh cần là người tiêu dùng thông minh để tìm hiểu, lựa chọn thứ tự ưu tiên để chích cho trẻ.
Vụ 8 người tử vong chạy thận: Sẽ cách chức Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình?
Những ngày ngần đây, dư luận đang rộ tin đồn Sở Y tế tỉnh Hòa Bình sẽ cách chức đối với ông Trương Quý Dương - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Thầy thuốc Nhân dân Trần Quang Khánh - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hòa Bình khẳng định thông tin Sở Y tế tỉnh Hòa Bình cách chức Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình là chưa chính xác.
Hiện việc kỷ luật đối với ông Trương Quý Dương vẫn đang xem xét, tùy theo mức độ sai phạm của “người đứng đầu” để xảy ra sự cố đáng tiếc ngày 29/5 tại Đơn nguyên thân nhân tạo - Khoa Hồi sức tích cực BVĐK tỉnh Hòa Bình, Hội đồng kỷ luật sẽ có hình thức kỷ luật ở mức độ đó.
Cũng theo ông Khánh, sáng nay 7/7, Sở Y tế Hòa Bình đã thông báo đến BVĐK Tỉnh đề nghị xét kỷ luật người đứng đầu Bệnh viện. Trước mắt, yêu cầu ông Dương làm bản kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật. Sau đó, Hội đồng kỷ luật của ngành họp để xem xét múc độ vi phạm của ông Dương để có hình thức kỷ luật thích đáng.
Trước đó, ông Trương Quý Dương - Giám Đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình với trách nhiệm là người đứng đầu đã 2 lần bị tạm đình chỉ công tác (mỗi lần 15 ngày) và thời hạn của lần 2 là hết ngày 7/7.
Theo quy định thì ông Dương chỉ bị tạm đình chỉ không quá 2 lần, mỗi lần 15 ngày. Như vậy, từ ngày 8/7, ông Dương sẽ tiếp tục đi làm như bình thường.
Tế bào gốc giúp "tái sinh" sức khỏe người bệnh
http://phunuvietnam.vn/khoe/te-bao-goc-giup-tai-sinh-suc-khoe-nguoi-benh-post29754.html
Nếu 10 năm trước, chủ đề tế bào gốc vẫn còn bí ẩn thì hiện nay, nó là một lĩnh vực dẫn đầu về những phát kiến mới trong y học. Tế bào gốc đã được thay đổi thành những loại tế bào đặc hiệu như tế bào não hoặc da…
Tế bào gốc từ răng trẻ em
Răng rất cần thiết để giúp chúng ta nhai thức ăn nhưng khi bị rụng thì răng sẽ trở nên vô dụng. Hiện nay, việc bảo quản lạnh răng đang trở nên phổ biến. Theo nghiên cứu mới đây, các tế bào gốc tìm thấy trong tủy răng có thể được sử dụng để giúp tái tạo răng của người trưởng thành (thay vì chụp răng hoặc lắp răng giả).
Tuy mới chỉ trong giai đoạn đầu nghiên cứu nhưng các nhà khoa học hy vọng, có thể bảo quản răng bằng cách lưu giữ răng sữa hoặc răng trưởng thành cần nhổ bỏ thông qua phẫu thuật, để lấy tế bào gốc giúp điều trị một số bệnh ung thư nhất định hoặc điều trị chấn thương sọ não.
Chữa khỏi ung thư máu?
Bệnh bạch cầu là một loại ung thư máu và nó xuất hiện đầu tiên trong tủy xương - nơi bắt nguồn các tế bào gốc của chúng ta. Phương pháp điều trị ung thư máu truyền thống bao gồm kết hợp hóa trị và xạ trị, ghép tế bào gốc đơn thuần.
Tuy nhiên, các bác sĩ tại Bệnh viện Great Ormond Street (Anh) tin rằng, họ đã chữa khỏi cho 2 em bé bị bệnh bạch cầu bằng phương pháp sử dụng tế bào gốc. Việc điều trị bao gồm lấy tế bào gốc từ người hiến tặng và biến đổi gene của chúng trước khi tiêm vào bệnh nhân. Những tế bào này được biến đổi để có thể tấn công tế bào ung thư.
Theo các nhà khoa học, trong điều trị ung thư bằng tế bào gốc truyền thống cho bệnh nhân bị bệnh bạch cầu, tế bào được lấy từ người cho, sau đó được chuyển thành các tế bào chống ung thư đặc hiệu.
Tuy nhiên, quá trình này cần thời gian - thứ mà nhiều bệnh nhân ung thư nặng không có. Nhóm nghiên cứu tại Bệnh viện Great Ormond Street hy vọng việc lấy tế bào gốc từ người cho và biến đổi gene của chúng thành hàng trăm liều tế bào chống ung thư sẽ tạo ra kho “thuốc” dự trữ sẵn sàng cho bất cứ ai cần đến.
Góp phần trị tiểu đường
Theo các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Washington và Đại học Harvard (Mỹ) công bố, họ có thể biến đổi tế bào gốc lấy từ da của bệnh nhân tiểu đường thành tế bào tiết insulin. Người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 không thể tạo ra insulin, đó là lý do tại sao bệnh nhân phải tự tiêm cho mình loại hormone này thường xuyên.
Mặc dù phương pháp điều trị mới vẫn đang được nghiên cứu nhưng các nhà khoa học hy vọng, việc tiêm các tế bào tiết insulin có nguồn gốc từ tế bào gốc này cho bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm soát lượng đường trong máu mà không cần dùng thuốc.
Tái sinh não của bệnh nhân chết não
Theo lý thuyết, các tế bào gốc có thể biến thành bất kỳ loại tế bào nào và theo đề xuất của một dự án năm 2016, điều này bao gồm cả các tế bào não. Dự án do nhóm nghiên cứu tại Bioquark Inc và Revita Life Science India đứng đầu, dự định tái tạo tế bào não của 20 bệnh nhân đã được tuyên bố là chết não do chấn thương sọ não để xem liệu hệ thần kinh trung ương của họ có thể được phục hồi hay không.
Nhóm nghiên cứu hy vọng, các tế bào gốc sẽ phát triển thành những tế bào não mới để thay thế các tế bào đã chết trong não. Tuy việc điều trị sẽ không giúp những bệnh nhân chết não trở lại cuộc sống bình thường, song nghiên cứu này có thể mở đường cho các liệu pháp mới cho bệnh nhân sống thực vật hoặc bị một số bệnh thoái hóa thần kinh.
Não “mini”
Não “mini” là những bộ não tí hon có hình cầu. Đây là một trong số những phát kiến mới nhất trong nghiên cứu tế bào gốc và có thể giúp điều trị nhiều căn bệnh khác nhau.
Những “quả cầu” não này được tạo ra bằng cách “bắt” một đám tế bào gốc phát triển thành tế bào não, sau đó sử dụng những “bộ não mini” đó để hiểu rõ hơn về tác động của các bệnh khác nhau đến não.
Chưa rõ nguyên nhân cô giáo bị liệt sau tiêm
http://www.sggp.org.vn/chua-ro-nguyen-nhan-co-giao-bi-liet-sau-tiem-454341.html
http://www.sggp.org.vn/chua-ro-nguyen-nhan-co-giao-bi-liet-sau-tiem-454341.html
Ngày 7-7, liên quan tới vụ tai biến khiến chị Hồ Thị Thảo (35 tuổi, ở làng Cúng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) là giáo viên dạy âm nhạc của Trường Mầm non xã Đạo Đức bị liệt nửa người sau khi tiêm 1 mũi thuốc tại khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang, Sở Y tế Hà Giang đã có báo cáo ban đầu về vụ việc này.
Theo đó, chị Thảo được người nhà chuyển tuyến từ Trạm Y tế xã Đạo Đức lên Bệnh viện Đa tỉnh Hà Giang vào ngày 23-6 với chẩn đoán đau thần kinh cánh tay, thoái hóa cột sống cổ, bệnh nhân có tiền sử thoái hóa cột sống cổ đã điều trị từ năm 2016.
Trong quá trình nằm điều trị tại bệnh viện, chị Thảo được làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản và tổ chức 2 lần hội chẩn để đưa ra phác đồ điều trị. Sau khi làm các chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng, bệnh nhân được tiêm thuốc giảm đau nefopam 20mg x 1 ống tiêm bắp sâu (hoạt chất nefopam hydroclorid được chỉ định trong giảm đau cấp tính và mạn tính; đau do nguồn gốc thần kinh, đau đầu, đau cơ và các chứng co thắt) và các thuốc hỗ trợ. Sau tiêm 10 phút, bệnh nhân kêu chóng mặt, tê nhiều hai chi dưới, khám cảm giác nông sâu chi còn tốt. Sau đó, bệnh nhân được truyền dịch, chống viêm, băng niêm mạc dạ dày.
Những ngày sau, người bệnh kêu tê bì 1/2 người phải, giảm vận động hai chân, cảm giác nông sâu còn tốt. Bệnh nhân vẫn tiếp tục được theo dõi, hội chẩn và được chuyển Khoa Hồi sức tích cực và chống độc theo dõi để điều trị tiếp. Sau đó, theo nguyện vọng của gia đình, bệnh nhân Thảo được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai để điều trị. Trong quá trình điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện tỉnh Hà Giang thường xuyên liên hệ trực tiếp với các bác sĩ Khoa Thần kinh - Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bạch Mai để xác minh nguyên nhân bệnh song tới thời điểm này vẫn chưa xác định được nguyên khiến bệnh nhân này bị liệt.
Đại diện Sở Y tế Hà Giang cũng cho biết đã gửi văn bản xin ý kiến chuyên môn từ các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện Bạch Mai. Tới đây, Sở Y tế Hà Giang sẽ thành lập Hội đồng chuyên môn xem xét kỹ về trường hợp này.
Gắp đồng xu 500 đồng mắc trong thực quản bé gái 5 tuổi
http://news.zing.vn/gap-dong-xu-500-dong-mac-trong-thuc-quan-be-gai-5-tuoi-post761315.html
Trong lúc vui đùa, Vy vô tình nuốt đồng xu mệnh giá 500 đồng nên bị mắc kẹt ở thực quản. Sau khi nhập viện, các bác sĩ đã gắp được di vật ra ngoài.
Chiều 8/7, bác sĩ Trần Giám, Trưởng khoa tai mũi họng (Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam), cho biết các nhân viên y tế vừa thực hiện thành công ca cấp cứu gắp đồng xu ra khỏi thực quản của một bé gái.
Theo bác sĩ Giám, khoảng 9h giờ cùng ngày, Bệnh viện đa khoa Quảng Nam tiếp nhận bệnh nhân Ngô Thị Tường Vy (5 tuổi, ngụ TP Tam Kỳ, Quảng Nam) nhập viện trong tình trạng khó thở, nuốt vướng, nôn ói.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện có dị vật ở vùng cổ bệnh nhân. Ngay lập tức, Vy được chuyển lên khoa Gây mê hồi sức để tiến hành soi gắp dị vật.
“Khi tiến hành soi, đến khoảng đốt cổ 6 thì phát hiện thấy dị vật. Kíp phẫu thuật đã gắp ra ngoài một đồng xu mệnh giá 500 đồng, đường kính 22 mm”, bác sĩ Giám nói và cho biết sau đó sức khỏe bệnh nhi đã ổn định.
Anh Ngô Văn Quốc (38 tuổi, bố Vy) cho hay trước khi nhập viện, bé có ngậm một đồng xu trong miệng. Trong lúc đang chơi đùa với bạn bè, bé gái đã vô tình nuốt.
Cứu sống hai bệnh nhân bị vỡ u gan
http://thanhnien.vn/suc-khoe/cuu-song-hai-benh-nhan-bi-vo-u-gan-853480.html
Bằng phương pháp điện quang can thiệp, các bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, đã cứu sống liên tiếp hai bệnh nhân bị vỡ u gan.
Chiều 8.7, nguồn tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết, đơn vị vừa cứu sống hai bệnh nhân vỡ u gan.
Theo đó, khoảng 13 giờ ngày 6.7, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam (đóng tại H.Núi Thành, Quảng Nam), tiếp nhận hai bệnh nhân là ông Đ.X (57 tuổi, ở H.Bình Sơn, Quãng Ngãi) và ông P.H.D (76 tuổi, ởH.Núi Thành), nhập viện trong tình trạng tụt huyết áp nghiêm trọng và đau bụng dữ dội.
Sau khi tiến hành lấy máu xét nghiệm và theo dõi ổ bụng, các bác sĩ tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam đã chẩn đoán hai bệnh nhân nam bị vỡ khối u gan lớn chưa rõ bản chất gây xuất huyết nghiêm trọng vào ổ bụng.
Cả nhà mắc cúm mùa sau chuyến du lịch, một người tử vong
http://phununews.vn/tin-tuc/ca-nha-mac-cum-mua-sau-chuyen-du-lich-mot-nguoi-tu-vong-198745/
Một gia đình 3 người tại TP.HCM bị nhiễm cúm mùa sau chuyến du lịch về. Dù đã nhập viện điều trị, nhưng do bệnh quá nặng, người phụ nữ 38 tuổi đã tử vong.
Thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM xác nhận, trên địa bàn thành phố vừa có 1 trường hợp tử vong do nhiễm cúm mùa.
Được biết sau chuyến du lịch về, cả gia đình có biểu hiện ho, sốt, đau họng. Tình trạng bệnh diễn tiến ngày một nặng nên vợ chồng bệnh nhân đi đến bệnh viện điều trị. Dù các bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa nhưng do bệnh diễn tiến nặng, người vợ rơi vào tình trạng suy hô hấp, tử vong.
Qua điều tra dịch tễ, Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM ghi nhận, cả gia đình đều chưa được tiêm ngừa vắc xin ngừa cúm trước đó.
Các bệnh nhân đều được lấy mẫu và gửi đến Viện Pasteur TP.HCM để làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur cho thấy bệnh nhân nhiễm vi rút cúm B (cúm mùa). Đồng thời, xét nghiệm của chồng và con gái bệnh nhân cũng cho kết quả tương tự.
Căn cứ kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur, Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM nhận định đây là một chùm ca cúm B, trong đó có một trường hợp biến chứng nặng xảy ra trên bệnh nhân thường bị viêm hô hấp trước đó.
Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch của bệnh gồm: xử lý thi hài, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và chế độ kiểm dịch đối với những người tiếp xúc bệnh nhân.
Theo Trung tâm Y tế dự phòng, cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây nên. Bệnh cảm cúm lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Tại Việt Nam, các vi rút gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.
Vi rút cúm B là loại lành tính, đa số người mắc sẽ tự khỏi sau vài ngày nghỉ ngơi. Tuy nhiên, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và những người bị suy giảm hệ miễn dịch nếu mắc phải mà không phát hiện, điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm.
Bệnh có thể được dự phòng bằng vắc xin cúm, do đó, Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM khuyến cáo mọi người dân, đặc biệt là những người có tiền sử bệnh mãn tính nên đi tiêm ngừa bệnh cúm để phòng bệnh mỗi năm. Bên cạnh đó, thường xuyên thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân như: che miệng mũi khi ho, hắt hơi; rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi ho, hắt hơi; sau khi tiếp xúc hoặc chăm sóc người bệnh.
Khi có các triệu chứng sốt, ho, đau họng cần sớm đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Ngoài ra, khi có dấu hiệu cúm nên hạn chế tới nơi đông người tránh lây lan cho người khác.
Cứu sống mẹ con sản phụ bị thấp tim
http://news.zing.vn/cuu-song-me-con-san-phu-bi-thap-tim-post761264.html
Để vừa đảm bảo tính mạng cho mẹ và em bé, các bác sĩ đã trải qua một cuộc đấu trí cam go và cân não, không được phép sai lầm trong mọi trường hợp.
Bệnh viện Bạch Mai cho biết vừa cứu sống thành công sản phụ Nguyễn Thị Na (25 tuổi, Quảng Bình) với chẩn đoán kẹt van nhân tạo khi đang mang thai 32 tuần.
TS.BS Phạm Thị Tuyết Nga, Trưởng phòng C2 Viện Tim mạch Bệnh viện Bạch Mai cho biết sản phụ Na bị bệnh lý thấp tim đã thay van 2 lá nhân tạo tại bệnh viên địa phương cách đây 4 năm. Bệnh nhân vẫn uống thuốc đều đặn, theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe ở bệnh viện tỉnh.
Tuy nhiên, đến tuần thai thứ 32, chị Na đột nhiên xuất hiện khó thở, tăng dần khi đi lại. Kết quả siêu âm chẩn đoán kẹt van nhân tạo do huyết khối ở tuần thứ 32 của thai kỳ, sản phụ được chuyển đến Viện Tim mạch.
Tại đây, các bác sĩ nghe thấy tiếng van nhân tạo còn khá rõ, phổi bình thường, không có tiếng ran ẩm, huyết áp không thấp, tình trạng khó thở lúc này vẫn chưa đến mức dữ dội hoặc phù phổi cấp.
Siêu âm tim thấy mức độ chênh áp qua van nhân tạo không quá cao như các ca bệnh kẹt van tim do huyết khối nặng khác cần phải mổ cấp cứu ngay. Mặc dù vậy, diễn biến nặng lên cũng là điều khó lường ở sản phụ này. Nếu bác sĩ mổ thay van tim cho mẹ có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi.
Ngược lại, nếu mổ lấy thai trước khi mổ thay van tim cho mẹ thì có thể thai nhi chưa thực sự trưởng thành. Lúc này trọng lượng thai đo được trên siêu âm khoảng 1,5-1,7 kg.
Trước tình huống này, các bác sĩ đã tiến hành thăm khám, hội chẩn và cân nhắc mọi điều hơn thiệt đối với sản phụ và thai nhi. Một quyết định rất táo bạo đã được đưa ra là tiếp tục chĐểống đông máu hiệu quả đối với mẹ, tranh thủ thời gian này để thai phát triển và hoàn thiện thêm, cố gắng mổ lấy thai ở tuần thứ 34 và sau đó thay van tim cho mẹ.
“Rất may mắn, trong suốt khoảng thời gian theo dõi và điều trị, tình trạng bệnh nhân khá ổn định, khó thở vừa phải, chênh áp qua van tim trên siêu âm Doppler tim không quá cao, thai nhi phát triển bình thường và có tăng cân. Đến ngày thứ 17 của quá trình theo dõi, cũng là lúc thai nhi bước sang tuần thứ 35 tuần, khoảng 12h, sản phụ đột ngột khó thở nhiều lên, tim đập nhanh và siêu âm tim thấy chênh áp qua van nhân tạo tăng 4-5 lần so với ngày hôm trước”, TS Nga kể lại.
Lúc này, PGS.TS Tạ Mạnh Cường, Phó Viện trưởng đã chỉ đạo chuyển sản phụ ngay đến Phòng Cấp cứu Tim Mạch C1, dùng thuốc trung hòa thuốc chống đông máu trong người sản phụ và liên hệ với PGS.TS Phạm Bá Nha, Trưởng khoa Sản Bệnh viện Bạch Mai, để mổ lấy thai ngay trong chiều cùng ngày.
Một bé gái khỏe mạnh, nặng 2,2 kg đã chào đời trong niềm vui hân hoan của gia đình và các nhân viên y tế. Khi tính mạng của sản phụ đã tạm thời an toàn, sản phụ được chuyển về Viện Tim mạch để tiếp tục hồi sức, chuẩn bị cho cuộc mổ thay van tim nhân tạo bị huyết khối gây kẹt vào ngày hôm sau.
Một tuần sau mổ, sản phụ Na đã khỏe mạnh và xuất viện về với con nhỏ.
Nói về ca bệnh này, PGS Cường cho biết trước đây các bác sĩ Viện Tim mạch đã điều trị cho nhiều sản phụ kẹt van tim. Tuy nhiên đa số ca bệnh đều phải phẫu thuật thay van tim sớm chứ không kéo dài được như sản phụ này.
“Đây thật sự là một cuộc đấu trí cam go và cân não của người thầy thuốc và trong mọi trường hợp không được phép sai lầm. Duy trì an toàn được cho cả sản phụ và thai nhi từ 32 đến 35 tuần, trẻ chào đời khỏe mạnh, người mẹ mổ thay van tim thành công là một điều hiếm gặp”, PGS Cường nhận định.
Cặp bé “sinh ra từ ống nghiệm” đã được xuất viện
Ngày 7/7, thông tin đến Báo Gia đình & Xã hội, anh Tào Đức Lưu (SN 1986, ở xã Thạch Sơn, Thạch Thành, Thanh Hóa) – nhân vật trong bài viết: Quặn lòng người cha trẻ giành giật sự sống cho cặp con “sinh ra từ ống nghiệm” cho biết, sau hơn 1 tháng điều trị tích cực, sức khỏe của 2 con gái anh đã tốt lên và được các bác sỹ cho xuất viện về nhà.
Theo lời anh Lưu, trong ngày 7/7, anh đã đến UBND xã làm giấy khai sinh cho hai cháu. Cặp bé gái có tên Tào Hoài Thanh Ngọc và Tào Hoài Thanh Bích.
Hoàn cảnh của gia đình anh Tào Đức Lưu và chị Bùi Thị Hoa thuộc diện đặc biệt khó khăn của địa phương. Cháu Tào Quang Linh (7 tuổi) - con đầu của anh chị bị bại não bẩm sinh. Từ lúc chào đời đến nay, anh chị khát khao 1 lần cháu gọi tiếng cha, mẹ nhưng vô vọng.
Để có thể có con tiếp, các bác sĩ tư vấn hai vợ chồng phải sử dụng phương pháp hụ tinh trong ống nghiệm. Sau khi vay mượn tiền để tiến hành phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, đến tháng thứ 7, chị Hoa có nguy cơ đẻ non và phải tiến hành mổ cấp cứu.
Sau ca sinh, chị Hoa mất nhiều máu, lại thêm biến chứng của bệnh tiểu đường nên phải nằm lại ở Bệnh viện Nhi Thanh Hóa để điều trị bằng những loại thuốc kháng sinh, giảm đau.
Hai bé song sinh vừa mới ra khỏi bụng mẹ được một ngày thì bị chẩn đoán là nhiễm trùng máu, suy hô hấp nặng nên được chuyển gấp lên Bệnh viện Nhi Trung ương để có điều kiện chăm sóc tốt hơn.
“Đến nay, cháu Ngọc và cháu Bích đã nặng hơn 2kg. Giờ về nhà cả 2 vợ chồng tôi cũng đỡ lo hơn vì ở bệnh viện mọi chi phí tốn kém quá. Theo chỉ định của bác sỹ, 10 ngày sau chúng tôi lại đưa 2 cháu ra Bệnh viện Nhi Trung Ương để thăm khám lại”, anh Lưu chia sẻ.
Vợ chồng anh Lưu cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến Báo Gia đình & Xã hội và những tấm lòng thơm thảo đã đồng hành cùng với gia đình anh trong thời gian qua.
Bé trai tử vong bất thường sau khi tiêm thuốc ở bệnh viện
Được chẩn đoán bị áp xe mi trái, cháu N.M.T (3 tuổi) đã tử vong bất thường sau khi tiêm thuốc tại bệnh viện.
Theo phán ánh của anh Ngô Minh Thiện (SN 1988, trú xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam), khoảng 7h30 ngày 6/7, con trai anh là cháu N.M.T (3 tuổi) bị sốt cao, mắt xuất hiện vết tấy đỏ nên gia đình đưa cháu đến BV Nhi tỉnh Quảng Nam để khám.
Tại đây, bác sĩ chẩn đoán cháu bị áp xe mi trên mắt trái và yêu cầu nhập. Sau đó bác sĩ cho xét nghiệm và chích thuốc nhưng cháu không có dấu hiệu giảm sốt. Anh Thiện cho biết lúc này cháu T. vẫn tỉnh táo....
Đến 20h30 cùng ngày, cháu T. được các bác sĩ đưa đến phòng hồi sức cấp cứu của bệnh viện để chữa trị trong tình trạng sốt cao, trên 40 độ.
Khoảng 23h đêm, cháu có biểu hiện khó thở, chân tay tê cứng tím tái dần.
“Lúc đó bác sĩ có tiêm thêm một liều thuốc gì đó nhưng tôi không rõ. Đến khoảng 1h sáng hôm sau thì con tôi mất. Khi hỏi nguyên nhân tại sao thì các bác sĩ ở bệnh viện giải thích là do cháu T. có nhiều bệnh biến chứng”, anh Thiện cho biết.
Trước giải thích của bác sĩ, gia đình rất bức xúc vì khi nhập viện các sĩ chẩn đoán cháu T. chỉ bị áp xe mi mắt trái, nhưng khi cháu tử vong lại giải thích cháu T. bị nhiều bệnh biến chứng.
“Liều thuốc con tôi được tiêm là thuốc gì? Tại sao trước khi tiêm dù sốt nhưng cháu vẫn còn nhận thức người thân xung quanh được, nhưng sau khi tiêm cháu lại yếu dần rồi tử vong”, anh Thiện bức xúc.
Bệnh viện trở tay không kịp?
Ông Nguyễn Đình Thoại, Phó giám đốc BV Nhi Quảng Nam cho biết theo hồ sơ bệnh nhân, BV tiếp nhận bệnh nhi 3 tuổi lúc 8h15 ngày 6/7 trong tình trạng sốt, mắt sưng đỏ.
Bệnh nhi được chẩn đoán bị áp xe mi mắt trái nên phải nhập viện để điều trị và theo dõi.
“Đến 20h30 cùng ngày, do bệnh tình chuyển biến xấu nên chúng tôi đã chuyển bệnh nhân đến khoa Hồi sức cấp cứu với chẩn đoán: cảnh giác nhiễm trùng máu kèm theo các bệnh như viêm phổi, viêm dạ dày, viêm ruột…. Đến khoảng 1h sáng ngày 7/7 thì bệnh nhân tử vong”, ông Thoại cho biết.
Theo kết luận của bênh viện, trường hợp cháu T. tử vong là do nhiễm trùng máu kèm theo áp xe mi trên mắt trái. Ông Thoại cho rằng nhiễm trùng máu phát sinh trong quá trình điều trị quá nhanh nên không kịp trở tay.
Trước thắc mắc của gia đình bệnh nhi về liều thuốc tiêm cho cháu bé, bác sĩ Thoại cho biết sẽ có kết luận sau.
“Về loại thuốc gì được tiêm, quá trình điều trị ra sao, có đúng với quy định hay không thì phải đợi sau 15 ngày mới kết luận, thông báo được.
Theo quy định của Bộ Y tế, trong vòng 15 ngày sau khi bệnh nhân tử vong thì BV sẽ làm kiểm thảo tử vong để xem lại quá trình điều trị, các chẩn đoán, cách xử lý thì mới kết luận được”, ông Thoại nói.
Chữa thành công cho cô gái bị hội chứng Budd Chiari nặng
Các giáo sư bác sĩ người Nhật, người Hàn Quốc và các bác sĩ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định vừa phối hợp điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng Budd Chiari ở thể nặng.
Ngày 7-7, ThS.BS Nguyễn Đình Luân, trưởng đơn vị X-quang can thiệp khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, cho biết các giáo sư bác sĩ người Nhật, người Hàn Quốc và các bác sĩ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định phối hợp can thiệp tạo luồng thông để điều trị cho chị T.T.M., 21 tuổi, ngụ ở Quảng Trị, bị hội chứng Budd Chiari nặng (trong gan bị tắc các tĩnh mạch) vào ngày 5-7 vừa qua.
Qua những hình ảnh chụp cắt lớp, tĩnh mạch gan bị tắc chỗ đổ vào tĩnh mạch lớn về tim của người bệnh đã được các bác sĩ tạo đường hầm bằng cách đâm trực tiếp xuyên qua gan theo con đường nội mạch, giúp tái thông lại chỗ tắc, nhằm giúp gan hoạt động bình thường trở lại.
Theo ThS.BS Đình Luân, hội chứng Budd Chiari có tiên lượng nặng được chia làm nhiều thể, trong đó thể tối cấp là cấp đưa đến suy gan nhanh chóng.
Theo y văn, tiến triển xơ gan xảy ra từ 3 tháng đến 3 năm kể từ khi có dấu hiệu lâm sàng, điều trị thường khó khăn bao gồm ghép gan hoặc điều trị can thiệp nội mạch, và ngay cả khi được điều trị thì chỉ có 50% người bệnh được cứu sống.
Người mắc hội chứng này có những biểu hiện như vàng da, bụng trướng, gan, lách to.
Hiện nay, các bệnh viện tại Việt Nam chưa thể điều trị cho những trường hợp mắc hội chứng Budd Chiari ở thể nặng như chị M., nên việc phối hợp và học hỏi kinh nghiệm với các chuyên gia hàng đầu trên thế giới hi vọng mở ra hướng điều trị cho những người mắc bệnh này.
Hành trình tìm lại tiếng nói của bệnh nhân ung thư vòm họng
Anh Võ Thanh Nhàn luyện thanh suốt một năm để tìm lại tiếng nói đã mất đi sau phẫu thuật trị ung thư vòm họng.
Với thể chất khỏe mạnh, từ nhỏ đến lớn, chẳng mấy khi anh Nhàn (TP HCM) đến bệnh viện. Năm 2013, khi cơn khàn tiếng lâu khỏi, bác sĩ nghi ngờ anh mắc ung thư vòm họng nhưng đi sinh thiết tới 4 bệnh viện vẫn không cho ra kết quả xác định.
Điều lo sợ cuối cùng cũng đến khi chữ “K” đại diện cho căn bệnh quái ác hiển hiện sau một lần xét nghiệm. Anh Nhàn biết mình phải đối diện với điều gì phía trước. Xung quanh anh, có người vĩnh viễn mất tiếng nói, có người thậm chí lìa bỏ cuộc đời. Anh lang thang khắp công viên, nghĩ về hai đứa con mới vào đại học, cha mẹ già yếu ở nhà và người vợ sẽ sống sao nếu anh ra đi.
Bác sĩ thông báo bệnh anh ở giai đoạn đầu, chỉ cần thực hiện một ca phẫu thuật. Nhưng đó lại là một quyết định khó khăn hơn bao giờ hết. Bác sĩ nói không thể đảm bảo có thể giữ lại tiếng nói, thậm chí là cả mạng sống cho anh dù tỷ lệ thành công 80%. “Chỉ khi phẫu thuật, bác sĩ mới quyết định được có khả năng giữ lại tiếng nói cho tôi hay không”, anh nhớ lại.
Người đàn ông sinh năm 1970 hỏi bác sĩ liệu còn cách nào khác. Vốn là người thích ngoại giao và thường xuyên giao tiếp với mọi người qua công việc của một studio cưới, thông tin này như bản án tử đối với nam bệnh nhân. “Đây là cách duy nhất, bác sĩ nói vậy. Mọi thứ chỉ phụ thuộc vào số phận. Tôi không có lựa chọn nào khác”, anh tâm sự.
Ca phẫu thuật đầu năm 2014 diễn ra dài hơn so với dự tính. Anh Nhàn biết qua lời kể của các y tá sau này. Bệnh nhân chia sẻ: “Bác sĩ làm rất kỹ và cẩn thận để cố gắng giữ lại tiếng nói cho tôi”. Mở mắt tỉnh dậy giữa căn phòng tĩnh lặng thanh âm, xung quanh chỉ người và người nằm la liệt bất động, anh tưởng mình đang ở nhà xác. Bỗng xuất hiện một chiếc bóng đi qua, cánh tay yếu ớt của anh cố gắng vỗ vỗ để gây chú ý. Cuối cùng người đàn ông cũng được đẩy ra khỏi phòng hồi sức sau mổ và gặp lại người thân sau một ngày một đêm đối diện với lằn ranh sinh tử mong manh của đời người.
“Lúc đó tôi mới biết mình còn sống. Bác sĩ nói ca mổ của tôi thành công trong việc bảo tồn khả năng nói chuyện. Tuy nhiên, sau một tháng nằm viện, tôi vẫn không thể nói được tiếng nào, mọi giao tiếp đều phải viết ra giấy”, anh nhớ lại. Nam bệnh nhân không ăn, không ngủ được suốt thời gian đó vì đàm lên liên tục, có lúc ngộp thở suýt chết. Nếu không nhờ có người thân túc trực chăm sóc 24/24, anh có lẽ không sống nổi tới hôm nay.
Bác sĩ cho biết anh phải chịu cực hơn những bệnh nhân khác vì có khả năng giữ lại tiếng nói. Với những bệnh nhân cắt bỏ hẳn thanh quản thì dễ chịu hơn nhưng họ phải lặng im cả phần đời còn lại. Tuy nhiên, hành trình để tìm lại những nốt trầm bổng trong giao tiếp chỉ mới bắt đầu từ đó.
Mấy tháng sau khi trở về nhà, anh Nhàn vẫn không thể thốt ra được lời nào, cổ họng đau rát. Đều đặn mỗi tuần ba buổi, anh cùng vợ lặn lội từ huyện Bình Chánh đến bệnh viện Tai Mũi Họng (quận 3) để học luyện thanh. Như ca sĩ luyện hát, anh cố gắng phát âm “a”, “e” rồi tập giọng dài, cách ém hay lấy hơi.
Mỗi lần học là 15 phút và mỗi sáng khi thức dậy anh đều luyện liên tục. Hễ có thời gian rảnh là tập nói, với khao khát mãnh liệt là giao tiếp trở lại với cuộc sống. Những cơn đau cứ cuộn đến khi vòm họng rung lên với những chuyển động của cơ mặt. Cuối cùng, mọi đau đớn cũng được đền đáp khi người đàn ông tứ tuần dần có thể phát âm từng chữ và ráp lại thành câu hoàn chỉnh.
Một năm kể từ ngày phẫu thuật, anh Nhàn đã có thể cất giọng nói chuyện. Nhưng tiếng nói của anh không còn trầm bổng và truyền cảm như ngày xưa. Anh có thể nói, nhưng thều thào và phải cắt câu cho ngắn bớt, có thể ngồi nói chuyện hàng giờ nhưng phải nói nhẹ, không nói dài.
Cũng từ đó, cuộc sống của người đàn ông này thay đổi hoàn toàn. Anh không mấy khi chủ động tiếp xúc với người xung quanh. "Nhiều người khi nghe tôi nói chuyện lo sợ tôi có thể lây bệnh cho họ nên xa lánh. Vì vậy giờ đây tôi chỉ giao tiếp chủ yếu với bạn bè và người thân thôi", anh tâm tình nhưng không còn mặc cảm nữa vì sau mọi biến cố, việc giữ được sinh mệnh và tiếng nói với anh đã là một bước ngoặt lớn.
Công việc gắn bó hơn 20 năm cũng gác lại một bên, anh lui về phía sau làm hậu kỳ tại studio thay vì phong trần rong ruổi đi chụp hình, quay phim như ngày xưa. Nhưng niềm vui thì không thiếu vì cứ mỗi 2 tuần anh lại sinh hoạt cùng hội viên câu lạc bộ 4T dành cho các bệnh nhân ung thư.
Ở đó chỉ có sự lạc quan, yêu đời và mọi người truyền cảm hứng cho nhau. Chị Nguyễn Thị Cam Thảo, thành viên sáng lập câu lạc bộ 4T tiết lộ anh Nhàn từng lên truyền hình trong vài chương trình tiếp sức cho bệnh nhân ung thư. "Từ một người không thể nói được mà có thể đứng hát trước mọi người là một điều phi thường", chị nhận xét.
Còn anh Nhàn chỉ nói rằng nếu có thể giúp được cộng đồng thì việc gì cũng không ngại. Mấy mươi năm chỉ thỉnh thoảng nghêu ngao những câu hát vậy mà lần đầu anh chịu đứng trước sân khấu Nhạc viện TP HCM cất giọng và sau đó là trong chương trình "Thay lời muốn nói". Chiếc micro được tăng âm vẫn không giấu nét thều thào trong giọng hát nhưng niềm tin, nghị lực của anh đã truyền được đến hàng triệu bệnh nhân ung thư trên khắp Việt Nam.
"Tôi không nghĩ mình là một người bệnh, dù sau phẫu thuật cứ một tháng lại đến bệnh viện kiểm tra, sau này cách giãn dần ra 3 tháng và giờ là 6 tháng. Vì càng nghĩ bệnh càng nặng. Tinh thần là thứ quan trọng nhất có thể giúp chống chọi với căn bệnh ung thư", anh chia sẻ.
Nhầm chai dầu hỏa là nước ngọt, bé 16 tháng tuổi bị ngộ độc phải nhập viện cấp cứu
Do thấy chai dầu để dưới gầm bàn, tưởng nước ngọt cháu T. đã tự ý lấy uống, dẫn đến ngộ độc phải nhập viện cấp cứu.
Liên tiếp trong 2 ngày gần đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang liên tục tiếp nhận các trường hợp trẻ bị ngộ độc do uống nhầm hóa chất, rượu.
Mới đây nhất, ngày 7/7 cháu Hỏa Minh T. (16 tháng tuổi) được gia đình đưa đến viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, toàn thân tím tái, khó thở. Ngay sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu, hồi sức cho cháu T..
Hiện cháu T. vẫn đang được điều trị an thần, truyền dịch, dùng kháng sinh, chống viêm, làm các xét nghiệm cần thiết, theo dõi sát thể trạng và tiếp tục được điều trị tích cực tại khoa Nhi.
Theo gia đình cháu T., ngày 7/7 khi đang chơi trong nhà, cháu thấy chai dầu đốt đèn để dưới gầm bàn thờ, nên tò mò và mở nắp chai ra. Khi mở được nắp chai, thấy bên trong có nước màu nên cháu đã đưa lên miệng uống và xảy ra sự việc.
Gia đình cũng cho biết, chai dầu thắp đó được gia đình để đó khá lâu, bình thường kể cả người lớn cũng không ai để ý hay di chuyển đi đâu. Tuy nhiên, do cháu T. đang tuổi tập đi và thích khám phá mọi thứ xung quanh, hơn nữa dầu để trong trai nhựa lại có màu bắt mắt nên càng kích thích sự tò mò của cháu.
Được biết, sau khi cháu T. uống xong bắt đầu có các biểu hiện ho, tím tái, khó thở... gia đình mới phát hiện và đưa đến bệnh viện huyện cấp cứu, sau đó tiếp tục được chuyển lên bệnh viện tỉnh. Gia đình cũng không biết số lượng cháu uống là bao nhiêu, nên khi đi đến viện gia đình cầm theo chai dầu hỏa để các bác sĩ dễ dàng nhận diện loại hóa chất cháu đã uống phải.
Cũng giống như cháu T., cháu Nguyễn Anh V. (5 tuổi) khi sang nhà hàng xóm chơi, thấy 1 chai C2 để dưới gầm bàn uống nước, trẻ đã uống hết khoảng nửa chai.
Ngay sau uống, gia đình phát hiện thấy trẻ mặt đỏ, nôn, người co giật, hơi thở có nhiều mùi rượu, nên đã đưa trẻ đến Bệnh viện đa khoa huyện Hàm Yên để cấp cứu, sau đó được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh tuyên Quang điều trị.
Từ hai trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo, gia đình không nên đựng rượu, dầu đốt đèn hoặc các loại hóa chất trong chai, lọ như chai lavie, trà xanh, C2… nếu đựng trong các chai, lọ thì cần để cao, xa tầm tay của trẻ nhỏ để trẻ không bị uống nhầm.
Việc uống nhầm rượu có thể gây suy hô hấp, rối loạn nhịp tim, rối loạn thần kinh uống số lượng nhiều có thể gây tử vong, nếu trẻ uống nhầm, cần tìm cách để trẻ nôn hết và đặt nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa), trong tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái để tránh sặc chất nôn.
Nếu uống nhầm phải dầu đốt đèn sẽ có tác dụng kích thích tại chỗ tiếp xúc như miệng, lưỡi, thực quản, dạ dày, gây đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó chịu. Khi nôn ói bệnh nhi hít luôn dầu hỏa vào phổi có thể gây nên tình trạng suy hô hấp, khó thở rất nặng.
Khi trẻ bị ngộ độc dầu đốt đèn, gia đình cần bình tĩnh đưa trẻ đến bệnh viện, không được tự ý gây nôn cho trẻ. Nếu trẻ bị nôn, lúc hóa chất được đưa ra ngoài cũng là lúc hơi hóa chất có cơ hội tràn vào khí quản làm trẻ bị viêm phổi, hơi của dầu hỏa này xâm nhập đường hô hấp gây tổn thương phế nang.
Không chỉ có vậy, tình trạng sặc dầu hỏa vào phổi thì tổn thương ở phổi càng nặng nề hơn. Nên dùng nước muối loãng súc miệng hoặc lau rửa miệng cho trẻ bị ngộ độc dầu hỏa.
Dịch hantavirus ở Mỹ
http://www.sggp.org.vn/dich-hantavirus-o-my-454476.html
Theo các quan chức y tế Mỹ, 5 người đã bị bệnh hantavirus lây lan từ chuột ở bang Washington kể từ tháng 2. Ðến nay, đã có 3 người chết.
Ðây được xem là trận dịch tồi tệ nhất ở bang này trong vòng 18 năm qua. Bệnh này lây từ chuột sang người, thông qua tiếp xúc với nước tiểu, phân, nước bọt hoặc vật liệu làm tổ của loài gặm nhấm bị nhiễm bệnh hoặc hít phải bụi nhiễm virus.
Virus không lây từ người sang người. Triệu chứng giống cúm như sốt, ớn lạnh, đau cơ, sau đó viêm hô hấp. Bệnh phát ra sau 1 đến 3 tuần nhiễm virus.
Dịch hantavirus lớn nhất xảy ra vào năm 2012, khi 10 người khách từ Vườn quốc gia Yosemite ở California mắc bệnh, 3 trong số họ đã chết, dẫn đến cảnh báo trên toàn thế giới.
Nguy cơ bùng phát bệnh dại ở Malaysia
http://thanhnien.vn/the-gioi/nguy-co-bung-phat-benh-dai-o-malaysia-852914.html
Chính quyền Malaysia đang nỗ lực ngăn chặn bùng phát dịch sau khi phát hiện 2 ca tử vong vì bệnh dại đầu tiên ở nước này trong vòng 2 thập niên qua.
Theo AFP, bé gái 6 tuổi và em trai 4 tuổi tử vong vào ngày 4.7 vì nhiễm vi rút bệnh dại tại bang Sarawak trên đảo Borneo. Đây là 2 trong số 3 trường hợp được xác định nhiễm bệnh dại trong thời điểm hiện nay ở nước này.
AFP dẫn lời ông Sim Kui Hian, quan chức chính quyền bang Sarawak, cho biết: “Hai đứa bé bị chết não và cha mẹ đồng ý rút máy thở. Bệnh nhân còn lại vẫn đang trong tình trạng nguy kịch”.
Theo Bộ Y tế Malaysia, đây là lần đầu tiên ghi nhận trường hợp tử vong vì bệnh dại trong vòng 20 năm qua và cơ quan y tế địa phương đang tiến hành kiểm tra hơn 6.000 người tại 19 ngôi làng ở Sarawak.
Bộ Y tế cũng ra lệnh tiêm chủng ngừa bệnh dại cho tất cả chó nuôi ở Sarawak, đồng thời áp dụng nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.
Sao nữ Đài Loan hiến tạng cứu sống 8 người
http://news.zing.vn/sao-nu-dai-loan-hien-tang-cuu-song-8-nguoi-post761349.html
Mạnh Đình Lệ qua đời sau cơn đột quỵ trên phim trường vào năm 2016. Gia đình đồng ý hiến tạng và 8 người đã được cứu sống.
Tờ Mingrenw đưa tin mới đây các bác sĩ Đài Loan xác nhận có 8 người đã được cứu sống nhờ Mạnh Đình Lệ. Nữ diễn viên qua đời do chết não sau cơn đột quỵ bất ngờ. Cô không mắc bệnh truyền nhiễm nên nội tạng cơ thể có thể được cấy ghép cho người khác.
Đây cũng là ý nguyện khi còn sống của Mạnh Đình Lệ. Phía gia đình đồng ý hiến năm bộ phận: tim, lá lách, gan, thận và giác mạc.
“Chúng tôi đã tiến hành ghép tạng trên cơ thể 8 người bệnh trong thời gian qua. May mắn là các ca phẫu thuật đều thành công, sức khỏe bệnh nhân chuyển biến tốt”, đại diện bệnh viện trả lời báo chí.
Câu chuyện về Mạnh Đình Lệ đang tạo nên hiệu ứng lan tỏa. Trước đó, hồi tháng 2/2016, nữ diễn viên Thần bộ đột quỵ trên phim trường Cố gắng lên! Mỹ Linh.
Nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, các bác sĩ bệnh viện Đài Bắc cho biết cô bị chảy máu não. Sau 11 ngày nằm viện, Mạnh Đình Lệ không có dấu hiệu hồi tỉnh. Chiều 6/2/2016, người đại diện xác nhận nữ diễn viên qua đời ở tuổi 50.
Người nhà cho biết Mạnh Đình Lệ đã làm việc quá sức trên phim trường. Cô quay hai phim cùng lúc nên có ngày không ngủ suốt 24 tiếng đồng hồ.
“Chị tôi bị cảm, dẫn đến viêm phổi cộng thêm làm việc không nghỉ ngơi nên rơi vào tình trạng suy hô hấp, huyết áp tăng cao và chảy máu ở não”. em trai Mạnh Đình Lệ cho biết.
Mạnh Đình Lệ, tên thật là Mạnh Tường Lệ, sinh năm 1966 tại Đài Loan. Cô từng là y tá trước khi bước chân vào showbiz. Năm 1990, cô tham gia phim Trung Hoa cảnh hoa và tạo được tiếng vang.
Những tác phẩm đáng chú ý của cô có Hương Soái truyền kỳ, Thần bộ, Gặp lại A lang… Năm 1994, Mạnh Đình Lệ đảm nhận thêm vai trò MC truyền hình.
Về đời tư, cô chưa một lần kết hôn, sống độc thân cho đến khi qua đời.
Cha mẹ quyết phẫu thuật cho con dù bác sĩ lắc đầu
http://news.zing.vn/cha-me-quyet-phau-thuat-cho-con-du-bac-si-lac-dau-post760985.html
Một em bé người Pakistan bị não úng thủy đã được phẫu thuật thành công nhờ sự quyết tâm cứu con của bố mẹ, dù nhiều bác sĩ cho rằng em không có hy vọng sống sót.
Cậu bé Muhammad Anas, 1 tuổi, sống tại Sultanabad, Karachi (Pakistan), được chẩn đoán mắc não úng thủy (hydrocephalus), một tình trạng hiếm gặp do sự tích tụ dịch não tủy bên trong não thất. Sự tích tụ quá nhiều dịch não thất bên trong não sẽ dẫn đến tình trạng tăng áp lực nội sọ, có thể gây tổn thương não vĩnh viễn hoặc thậm chí tử vong.
Khi sáu tháng tuổi, đầu Muhammad bắt đầu to lên một cách bất thường. Em không thể mở được mắt và cử động phần đầu. Cậu bé thường ngủ không được yên giấc, khó khăn khi ăn và khóc rất nhiều mỗi khi bị đau.
Cha mẹ của Muhammad đã đưa con đến bệnh viện kiểm tra và rất sốc khi nhận được kết quả. Các bác sĩ cho biết Muhammad đang trong giai đoạn rất nguy hiểm và chỉ có một biện pháp duy nhất đó là phải phẫu thuật.
Tuy nhiên, các bác sĩ tại bệnh viện này đã từ chối phẫu thuật cho Muhammad vì cho rằng cậu bé còn quá nhỏ, hy vọng sống sót sau ca phẫu thuật là rất mong manh. Muhammad được sinh non khi mới ở tuần thứ 25 của thai kỳ, thể trạng quá yếu nên các bác sĩ lo ngại bé sẽ không chịu đựng được suốt cả quá trình phẫu thuật.
Quyết không từ bỏ hy vọng, cha mẹ của Muhammad đã tích cực liên hệ với rất nhiều bác sĩ, hy vọng tìm được người đứng ra thực hiện ca phẫu thuật cứu con trai mình.
Nỗ lực của họ được đền đáp khi các bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa Medicenter quyết định đứng ra thực hiện ca phẫu thuật này.
Bác sĩ Abid Saleem, chuyên khoa giải phẫu thần kinh tại viện đa khoa Medicenter, nói: “Cậu bé chỉ có 50% cơ hội sống sót nhưng chúng tôi vẫn chấp nhận rủi ro và quyết định phẫu thuật”.
Đầu của Muhammad khá lớn và chứa nhiều dịch dẫn đến tăng áp lực nội sọ, gây nguy hiểm đến tính mạng. Các bác sĩ quyết định áp dụng phương pháp đặt ống dẫn lưu vào não để thoát dịch.
Đây là một ống nhỏ, mềm và được cấy vào não thất nhằm thoát dịch sang một phần khác của cơ thể (thường là khoang bụng, khoảng trống xung quanh ruột). Tại đây, dịch não thất sẽ được hấp thu vào máu.
Ca phẫu thuật diễn ra rất thành công. Sức khỏe Muhammad bắt đầu có những tiến triển khả quan. Sáu tháng sau ca phẫu thuật, kích thước đầu của Muhammad đang dần thu nhỏ lại gần như bình thường.
Hiện tại, cậu bé đã có thể ăn uống bình thường, chơi đùa và phản ứng lại với lời nói của bố mẹ. Tuy nhiên, Muhammad chưa thể tự ngồi dậy được vì trọng lượng của đầu khá nặng so với thân hình nhỏ bé của mình.
Mẹ cậu bé nói: “Đó có lẽ là quãng thời gian khó khăn nhất của gia đình tôi. Nhưng giờ mọi chuyện đã qua Muhammad sẽ có được một cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác”.
Nhiều trẻ em bị não úng thủy trên thế giới nhưng không phải bé nào cũng được may mắn như Muhammad. Mới đây, một cậu bé ba tuổi người Trung Quốc có tên là Xin Xin, cũng được chẩn đoán mắc não úng thủy. Cha mẹ của Xin Xin là là công nhân ngoại tỉnh, đã vay mượn khắp mọi nơi khoản tiền lên đến 100.000 NDT (15.000 USD) để chạy chữa cho con trai mình.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Nhân dân số 4, tại thành phốTrường Sa, cho biết Xin Xin có thể tử vong nếu không được điều trị sớm, bởi não của cậu bé đang bị tổn thương nghiêm trọng vì áp lực gây ra bởi dịch tích tụ. Chu vi đầu của Xin Xin lên đến 70 cm, lớn hơn nhiều so với đầu của một người trưởng thành.