Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 12/4/2016

  • |
T5g.org.vn - Các nhà khoa học Brazil đã phát hiện virus Zika có thể gây ra bệnh viêm não tủy cấp lan tỏa ADEM, tấn công não bộ và tủy sống ở cả người lớn; Bộ Y Tế: Đã giao các bệnh viện nghiên cứu về thông tin "virus Zika có thể gây rối loạn não người lớn"; Bối rối với thực phẩm nhuộm màu...

Virus Zika tấn công cả não người lớn: Bộ Y tế phát ngôn nóng

PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khẳng định đó là thông tin chưa chính xác.

Thông tin về việc virus Zika có thể tấn công cả não người lớn, cụ thể theo nguồn tin này cho biết các nhà khoa học Brazil vừa phát hiện ra hiện tượng rối loạn não liên quan đến nhiễm trung virus Zika ở người lớn gây hoang mang dư luận.

Trao đổi với Phụ nữ TP.HCM cùng ngày (chiều 11/4) PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có phản hồi chính thức về vấn đề này.

"Thông tin đó chưa chính xác, những thông tin đó trên thế giới cũng chưa xác nhận, kiểm chứng, WHO cũng chưa đưa bất cứ cảnh báo nào về việc này", PGS.TS Trần Đắc Phu khẳng định.

Cũng theo Cục trưởng cục Y tế dự phòng, nếu có thông tin đó, hoặc có bất cứ thông tin mới liên quan đến virus Zika này được xác thực và công nhận thì Bộ Y tế chắc chắn sẽ công bố chính xác đến người dân.

Trước đó, nguồn tin cho hay, loạt công trình nghiên cứu trước đây chỉ cho biết virus Zika gây bệnh teo não ở trẻ sơ sinh. Do đó, căn bệnh này được cảnh báo là đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên gần đây, các nhà khoa học Brazil đã phát hiện ra một triệu chứng rối loạn não mới có liên quan đến virus Zika ở người lớn. Triệu chứng này được gọi là hội chứng cấp tính gây viêm não, hay ADEM, gây tổn hại não và tủy sống.

Vi rus Zika được cho là có mối liên kết với hội chứng Guillain-Barre - hội chứng tấn công các dây thần kinh ngoại vi bên ngoài não bộ và tủy sống, gây tê liệt tạm thời, một số trường hợp mắc có thể phải cần dùng đến máy thở.

Phát hiện mới này của các nhà nghiên cứu Brazil cho thấy, Zika có thể gây nên một cuộc tấn công miễn dịch trên hệ thống thần kinh trung ương cực nhanh.

Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định, ngoài hội chứng Guillain-Barre, virus Zika có thể gây ra các khuyết tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh, mặc dù bằng chứng kết luận có thể mất vài tháng hoặc vài năm.

Ngoài các hội chứng trên, một số nhà nghiên cứu cũng đã báo cáo trường hợp các bệnh nhân nhiễm virus Zika có triệu chứng phát triển viêm não và viêm tủy. Khi các tế bào thần kinh bị tổn thương, có thể dẫn đến rối loạn thần kinh. Thông tin này lập tức gây lên nỗi lo lắng cho người dân.

http://phunuonline.com.vn/thoi-su/xa-hoi/virus-zika-tan-cong-ca-nao-nguoi-lon-bo-y-te-phat-ngon-nong-72745/

http://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/phat-hien-moi-virus-zika-co-the-tan-cong-ca-nao-nguoi-lon-a140896.html

Hà Nội khẩn trương bảo vệ học sinh khỏi virus Zika

Sở Giáo dục&Đào tạo Hà Nội (GD&ĐT) đã có công văn số 1583/SGD&ĐT-HSSV về việc tăng cường phòng chống bệnh do virus Zika và sốt xuất huyết trong trường học.

Theo đó, Sở Giáo dục&Đào tạo yêu cầu các đơn vị trường học triển khai việc thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh qua các phương tiện thông tin và thông báo chính thức từ các đơn vị chức năng của ngành Y tế. Tăng cường tuyên truyền về tình hình dịch bệnh, cơ chế lây bệnh, mức độ nguy hiểm và các biện pháp phòng bệnh để giáo viên, học sinh, phụ huynh chủ động tự phòng tránh, không gây tâm lý hoang mang,lo lắng.

Các trường tổ chức ngay việc tổng vệ sinh thu gom phế liệu, diệt bọ gậy trong toàn trường (chú ý các bể nước, chậu cây cảnh, hòn non bộ...), duy trì tổng vệ sinh 1 tuần/lần, tăng cường các biện pháp chống muỗi đốt. Phối hợp phun thuốc diệt muỗi khi có yêu cầu của cơ quan Y tế địa phương.

Huy động giáo viên học sinh tích cực tham gia và là cầu nối tuyên truyền vận động gia đình và cộng đồng thực hiện chiến dịch “Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng (bọ gậy) phòng chống bệnh virus Zika và bệnh sốt xuất huyết.”

Hàng ngày đảm bảo việc theo dõi sĩ số và diễn biến tình hình sức khỏe học sinh, giáo viên, cán bộ, công nhân viên tại trường học phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Tất cả các trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nghi ngờ phải nghỉ học, nghỉ làm việc đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị. Phải thực hiện nghiêm việc cách ly và chăm sóc y tế theo đúng hướng dẫn.

Thông báo cho các cơ quan y tế địa phương danh sách cán bộ, giáo viên, học sinh đến từ vùng có dịch bệnh do virus Zika hoặc tiếp xúc với người đến từ các quốc gia đang có dịch bệnh do virus Zika để thực hiện biện pháp theo dõi giám sát theo quy định.

Khi có dịch bệnh xảy ra tại trường học phải phối hợp với cơ quan y tế địa phương giám sát và xử lý ổ dịch.

 http://www.kinhtedothi.vn/xa-hoi/giao-duc/2016/04/810332d4/ha-noi-khan-truong-bao-ve-hoc-sinh-khoi-virus-zika/

Bộ Y Tế: Đã giao các bệnh viện nghiên cứu về thông tin "virus Zika có thể gây rối loạn não người lớn"

Chiều 11/4, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hai bệnh nhân nhiễm virus Zika đã khỏe mạnh và được xuất viện. Về thông tin các nhà khoa học phát hiện ra virus Zika có thể gây rối loạn não ở người lớn, ông Phu cho biết, đang giao cho các bệnh viện nghiên cứu.

Hai bệnh nhân nhiễm virus Zika đầu tiên ở Việt Nam đã được xuất viện

Chiều 11/4, thông tin với chúng tôi, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hai bệnh nhân nhiễm virus Zika đầu tiên tại Việt Nam đã khỏe mạnh và được xuất viện cách đây vài ngày.

Theo đó, trường hợp thứ nhất là bà Châu Tú Liên (64 tuổi), cư trú tại phường Phước Hòa, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa khởi phát ngày 26/3 với các triệu chứng sốt nhẹ, đau đầu, nổi ban ở hai chân và đau mắt đỏ. Bệnh nhân tự uống thuốc hạ sốt ở nhà nhưng không đỡ, đến ngày 28/3 bệnh nhân được người nhà đưa đến khám tại Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa.

Kết quả xét nghiệm ngày 31/3 tại Viện Pasteur Nha Trang dương tính với virus Zika; xét nghiệm khẳng định lại tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP. HCM 4/4 đều cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus Zika. Hiện sức khỏe bệnh nhân ổn định, không sốt và được xuất viện trong ngày 4/4.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã trực tiếp đến thăm hỏi bệnh nhân và đã kiểm tra Chùa Linh Khứu, Phường Tân Lập, TP Nha Trang, nơi bà Liên đến lễ trước khi phát hiện nhiễm virus Zika và kiểm tra các hộ dân quanh chùa. Khu vực này có nhiều muỗi, loăng quăng.

Theo bà Liên, thời gian trước và khi phát hiện nhiễm virus zika bà không đi đâu xa nơi sinh sống. Hàng ngày, bà đến Chùa Linh Khứu. Trong gia đình bà không ai mắc bệnh gì. Nơi bà Liên sinh sống có khá nhiều muỗi.

Sau khi bà Liên có xét nghiệm dương tính với virus zika, Viện Pasteur Nha Trang đã bắt muỗi ở các hộ gia đình xung quanh, trong phường và các phường xung quanh, xét nghiệm kết quả muỗi ở đây âm tính với virus zika. Hiện khu vực này đã phun thuốc diệt muỗi đợt 1 tại gia đình bệnh nhân, khu vực chùa Linh Khứu và các hộ dân xung quanh.

Trường hợp thứ hai: bệnh nhân nữ, 33 tuổi, đang mang thai 8 tuần cư trú phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP. Hồ Chí Minh, khởi phát ngày 29/3 với triệu chứng phát ban, viêm kết mạc, mệt mỏi và đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Quận 2 cùng ngày do lo ngại bị bệnh rubella; nhập viện, kết quả xét nghiệm ngày 31/3 và 1/4 tại Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh dương tính với vi rút Zika; sau đó kết quả xét nghiệm tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương ngày 2/4 và của Trường Đại học Nagasaki đặt tại Viện ngày 4/4 cũng cho kết quả dương tính với vi rút Zika. Sau vài ngày theo dõi và điều trị bệnh nhân mới đây cũng đã được xuất viện.

"Với cả hai trường hợp mắc virus Zika đều có triệu chứng nhẹ, không đáng lo ngại. Về trường hợp thai phụ, bác sĩ khuyên vẫn nên theo dõi và khám thai định kỳ chứ không phải theo dõi hằng ngày", ông Phu cho hay.

Bộ Y tế đang nghiên cứu virus Zika gây rối loạn não ở người lớn

Mới đây, các nhà khoa học Brazil vừa phát hiện virus Zika có thể gây bệnh viêm não tủy cấp lan tỏa ADEM, tấn công vào não và tủy sống ở người lớn. Về vấn đề này, ông Trần Đắc Phu cho biết, virus Zika không gây ra não ở người lớn mà chỉ gây ra triệu chứng viêm đa rễ dây thần kinh.

"Vấn đề này Bộ Y tế giao cho các bệnh viện nghiên cứu nhưng vấn đề đó chưa dễ dàng nên người dân không nên hoang mang, lo lắng. Trước mắt để phòng chống với virus Zika người dân nên có biện pháp diệt muỗi, chống người phụ nữ đang mang thai bị muỗi đốt", ông Phu cho hay.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh do virus Zika, Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Phụ nữ có thai cần áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt để tránh lây truyền virus Zika và khám thai định kỳ.

- Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai không nên đi đến vùng dịch khi không thực sự cần thiết.

- Đối với phụ nữ có thai tại vùng dịch hoặc/và đi về từ vùng có dịch nếu có triệu chứng như sốt, phát ban hoặc các dấu hiệu khác của bệnh cần đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn.

- Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu đang sinh sống hoặc đã từng đến vùng có dịch mà có sốt hoặc phát ban và có ít nhất một trong các triệu chứng như đau mỏi cơ/khớp, viêm kết mạc mắt cần xét nghiệm để phát hiện virus Zika.

- Vợ, chồng, bạn tình đang sống hoặc trở về từ vùng dịch nếu có ý định mang thai cần đến cơ sở y tế để khám, tư vấn trước khi quyết định mang thai.

- Người từ vùng dịch trở về cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) trong quá trình mang thai để tránh lây truyền virus Zika cho mẹ và con.

Khuyến cáo chung cho cộng đồng phòng bệnh Zika

Để chủ động phòng chống dịch bệnh do virus Zika, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp sau:

- Áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt, chủ động diệt muỗi và bọ gậy (loăng quăng):

+ Phòng muỗi đốt: ngủ màn, mặc quần áo dài kể cả ban ngày, dùng kem xua muỗi, hương muỗi.

+ Diệt muỗi: dùng vợt bắt muỗi, xịt hóa chất diệt muỗi; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

+ Loại bỏ bọ gậy (loăng quăng): đậy kín dụng cụ chứa nước sinh hoạt, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ; thu dọn các vật dụng, lật úp dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

- Không hạn chế việc đi lại của người dân giữa các khu vực và địa phương. Tuy nhiên, người đi/đến/về từ vùng có dịch bệnh do virus Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 12 ngày. Nếu có biểu hiện bệnh hãy đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn, điều trị.

- Người đang sinh sống ở vùng có dịch bệnh hoặc đi/đến/về từ vùng dịch do virus Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe, nếu có biểu hiện bệnh hãy đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị; sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) trong ít nhất 28 ngày để phòng lây truyền virus Zika qua đường tình dục.

http://kenh14.vn/bo-y-te-da-giao-cac-benh-vien-nghien-cuu-ve-thong-tin-virus-zika-co-the-gay-roi-loan-nao-nguoi-lon-20160411163443553.chn

Giao mùa, trẻ nhập viện tăng cao

Nhiệt độ nóng lạnh thất thường, đặc biệt tiết trời mưa nhiều, độ ẩm cao là yếu tố thuận lợi cho việc sinh sôi, phát tán mầm bệnh. Đó là nguyên nhân vì sao thời điểm này, nhiều trẻ nhỏ phải nhập viện do mắc các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, sốt xuất huyết…

Nhiều bệnh nhi hô hấp, tiêu hóa

Theo BS Trương Thúy Vinh, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), một tuần trở lại đây, mỗi ngày Bệnh viện Nhi Trung ương có khoảng 3.500 bệnh nhi đến khám chữa bệnh. Trong đó, khoảng 7% bệnh nhân phải nhập viện do: Sốt cao co giật, tiêu chảy cấp có mất nước, viêm phổi có suy thở. Nếu so với cùng thời điểm các năm trước thì số lượng bệnh nhân không tăng, nhưng so với các tuần trước thì số lượng bệnh nhi tăng hơn (thông thường trung bình 2.500 - 3.000 trẻ/ngày - PV).

“Thời tiết thất thường nên nhiều trẻ mắc bệnh hô hấp. Trong buổi khám gần đây của tôi tại phòng khám cho thấy, có đến 70 - 80% số bệnh nhi là mắc bệnh hô hấp. Vì số giường bệnh có hạn nên chúng tôi buộc phải khống chế “đầu vào”, chỉ bệnh nhân viêm phổi nặng mới cho nhập viện; còn những trường hợp viêm phổi nhẹ hoặc viêm tiểu phế quản thì được hướng dẫn, cho điều trị tại nhà”, BS Nguyễn Thị Mai Hoàn, Phó trưởng Khoa Hô hấp, BV Nhi Trung ương cho biết.

Những ngày này, khoa Hô hấp luôn ở trong tình trạng quá tải, dù khoa đã tận dụng cả khu vực hành lang, khoảng trống giữa các buồng bệnh, kê thêm vài chiếc cũi nhỏ… song một số cháu vẫn phải nằm ghép 2 bệnh nhi/giường. BS Mai Hoàn cho hay, thời tiết chuyển mùa, tỷ lệ trẻ có yếu cố cơ địa dị ứng nhập viện cao hơn. Bên cạnh đó, cũng có một tỷ lệ không nhỏ bệnh nhi viêm phổi nặng chỉ vì cha mẹ chăm sóc, điều trị chưa đúng cách hoặc tự ý dùng thuốc kháng sinh khiến sức khỏe của trẻ trầm trọng hơn.

 

Tại TP Hồ Chí Minh, thời điểm này, ngoài nỗi lo lắng về nguy cơ gia tăng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết và dịch bệnh do virút Zika, ngành y tế còn tiếp tục thực hiện các biện pháp giám sát bệnh tay chân miệng và các dịch bệnh qua đường hô hấp như: Thủy đậu, quai bị, rubella, cúm…

“Tuần qua, qua giám sát ghi nhận 84 ca bệnh tay chân miệng nhập viện (chủ yếu là trẻ nhỏ), tăng 12% so với trung bình 4 tuần trước (69 ca). Số ca bệnh cộng dồn đến tuần 14 là 952 ca”, một đại diện Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho hay.

Tại Tiền Giang, do ảnh hưởng của nóng kéo dài, khoảng từ giữa tháng 3/2016 đến nay, số trẻ đến điều trị tại các trạm y tế, bệnh viện trên địa bàn cũng tăng đột biến. Trẻ chủ yếu mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh sốt xuất huyết, tiêu chảy, tay chân miệng...

“Đến cuối tháng 3/2016, tỉnh Tiền Giang có gần 600 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 234% so với cùng kỳ năm trước; 140 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng và 19 ca thủy đậu… Tại bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận và điều trị cho hơn 100 trẻ với các chứng bệnh trên”, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang Trần Thanh Thảo cho biết.

Giữ vệ sinh và thân nhiệt ổn định

Để phòng tránh bệnh cho trẻ trong thời điểm giao mùa, BS Trương Thúy Vinh khuyến cáo: “Các bậc cha mẹ nên chú ý cho trẻ mặc quần áo thông thoáng, không để trẻ nóng vã mồ hôi, không để gió lạnh lùa vào cơ thể và mặt. Mặt khác, cần thông thoáng cửa sổ, không đóng quá kín. Nếu có máy hút ẩm thì nên sử dụng”.

Đối với bệnh tiêu chảy, cần đảm bảo nguyên tắc ăn chín uống sôi để phòng bệnh, không ăn thức ăn lưu giữ lâu trong tủ lạnh. Trường hợp trẻ bệnh, phải cho uống đủ nước điện giải, tránh tình trạng mất nước. Chú ý pha gói Oresol theo hướng dẫn, cho uống từ từ, tránh uống từng cốc lớn nhất là khi trẻ quá khát. Về dinh dưỡng, cần chia nhỏ bữa ăn để tránh nặng gánh đường ruột mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho trẻ. Chỉ đưa đến bệnh viện gần nhất trong trường hợp: Sốt cao trên 39oC liên tục, dùng thuốc hạ nhiệt không giảm; từ chối uống nước điện giải, nôn nhiều, tiêu chảy mạnh, lượng nước không đảm bảo hồi phục đủ.

Riêng bệnh tay chân miệng, người chăm sóc trẻ nên thực hiện: Ăn (uống) sạch; ở sạch; bàn tay sạch. Mọi người cần rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, thực hiện tốt vệ sinh ăn uống. Thường xuyên lau chùi các bề mặt tường, sàn nhà, đồ vật, tay nắm cửa, vịn cầu thang, đặc biệt là đồ chơi, vật dụng học tập của trẻ bằng các dung dịch tẩy rửa, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa đi khám ngay và thông báo cho y tế địa phương. Đối với trẻ đang đi học, phụ huynh cần cho trẻ mắc bệnh nghỉ học để tránh lây lan bệnh trong trường học.

http://baotintuc.vn/suc-khoe/giao-mua-tre-nhap-vien-tang-cao-20160411223556545.htm

Độ ẩm cao, số người nhiễm cúm gia tăng

Ngày 10-4, theo tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương (BV), liên tiếp trong các tuần gần đây, BV tiếp nhận nhiều trường hợp đến khám, điều trị do hội chứng cúm, viêm phổi do vi rút.

Hiện nay, tại BV đang có 3 bệnh nhân điều trị viêm phổi, trong đó có một người phải thở máy do suy hô hấp. Trước khi nhập viện, cả ba trường hợp này đều có triệu chứng của hội chứng cúm như sốt, đau đầu, đau cơ…

Kết quả xét nghiệm cho thấy, các ca viêm phổi sau nhiễm cúm được xác định hầu hết là nhiễm vi rút cúm A (H1N1). Vi rút này còn có thể gây viêm cơ tim; với người có bệnh mạn tính, người già, người có sức đề kháng kém, vi rút xâm nhập có thể gây bệnh nặng khiến bệnh nhân tử vong.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), hằng năm, nước ta ghi nhận khoảng 1,5 - 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm, nguyên nhân chủ yếu do các chủng vi rút cúm A (H3N2), cúm A (H1N1) và cúm B gây nên. Bệnh được ghi nhận quanh năm, tập trung vào mùa xuân, khi độ ẩm trong không khí tăng cao. Để phòng bệnh, người dân cần vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối; ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng; tiêm vắc xin; hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suc-khoe/830876/do-am-cao-so-nguoi-nhiem-cum-gia-tang

Chủ quan cúm thường, tử vong như chơi

Nhiều bệnh nhân mắc cảm cúm thông thường nên chủ quan, khi nặng mới đến bệnh viện khám thì đã viêm phổi nặng, suy hô hấp dẫn đến tử vong.

PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hôm nay cho biết, trong mấy tuần gần đây, bệnh viện tiếp nhận nhiều ca viêm phổi nặng do cúm.

Mới nhất, bệnh viện tiếp nhận 3 trường hợp viêm phổi nghi nhiễm cúm, cả 3 đều đang phải thở máy. 2 tuần trước đó, cũng có 2 ca dương tính cúm A H1N1 viêm phổi phải nhập viện, 1 ca là bệnh nhân 40 tuổi (Hà Nội) đã được xuất viện sau hơn 3 tuần điều trị.

Nặng nhất là trường hợp một bệnh nhân người nước ngoài, sau khi đến Việt Nam vài ngày bị sốt liên tiếp gần 1 tuần, khi chuyển vào bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã suy hô hấp nặng do viêm phổi. Dù được các bác sĩ tích cực điều trị trong hơn 1 tháng nhưng bệnh nhân đã tử vong.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Kính, các chủng cúm kể cả cúm A H1N1, H5N1, H3N2, cúm B đều tiến triển nhanh, nhưng đa phần lành tính, có thể tự khỏi sau vài ngày, chỉ một tỉ lệ rất nhỏ diễn tiến nặng thêm.

BS Nguyễn Trung Cấp, khoa Cấp cứu, bệnh viện Bệnh nhiệt đới cho biết thêm, virus cúm khi vào cơ thể gây suy giảm miễn dịch, một tỉ lệ nhỏ virus tấn công trực tiếp gây viêm phổi với tổn thương lan tỏa. Khi đó bệnh diễn biến nhanh, đe dọa tính mạng.

"Khi có dấu hiệu cúm như sốt, đau nhức toàn thân, hắt hơi, chảy nước mũi... mọi người vẫn thường tự điều trị triệu chứng ở nhà, sau vài ba ngày là bệnh lui. Tuy nhiên, nếu cảm thấy mệt mỏi quá mức bình thường thì cần đến bệnh viện để kiểm tra, đặc biệt với các ca đột ngột sốt cao sau vài ngày sốt nhẹ, kèm đau ngực, khó thở", BS Cấp khuyến cáo.

PGS.TS. Phan Thu Phương - Phó GĐ trung tâm hô hấp Bạch Mai cũng lưu ý, với một số bệnh nhân mắc những bệnh mãn tính như các bệnh về tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản, giãn phế quản, bệnh nhân suy giảm miễn dịch và nhóm đối tượng trên 65 tuổi... khi nhiễm cúm thường không thể tự khỏi, dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Do thời tiết miền Bắc đang ẩm ướt nên virus cúm tồn tại trong môi trường lâu hơn. Để phòng bệnh, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, giữ vệ sinh mũi, miệng, mắt. Nếu có điều kiện, nên tiêm phòng vắc xin cúm.

http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/suc-khoe/chu-quan-cum-thuong-tu-vong-nhu-choi.html

Nguy cơ sốt xuất huyết bùng phát thành dịch tại Cần Thơ

Theo dự báo của Sở Y tế thành phố Cần Thơ, trong thời gian tới, bệnh sốt xuất huyết có khả năng bùng phát thành dịch.

Tính đến cuối tháng 3 năm nay, thành phố Cần Thơ xảy ra 211 trường hợp ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2015, chưa có trường hợp tử vong. Các địa phương có số ca mắc tăng cao là quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng.

Trước diễn biến phức tạp của bệnh, ngành Y tế Cần Thơ đề nghị các quận, huyện trên địa bàn tăng cường phối hợp với chính quyền  và các  ban ngành ở địa phương tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh.

Đặc biệt, tổ chức thực hiện tốt chiến dịch người dân  tham gia diệt lăng quăng, diệt muỗi phòng chống bệnh sốt xuất huyết trong tháng cao điểm.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Minh Trúc – Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Cần Thơ, lưu ý về bệnh sốt xuất huyết: “Trong năm nay, tại các tỉnh phía Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng, đang tăng cao dịch sốt xuất huyết. Thành phố Cần Thơ, từ đầu năm 2016 đến nay, bệnh sốt xuất huyết tăng so với cùng kỳ. Mọi người cần chú ý đến các vật chứa nước, các vật phế thải xung quanh nhà, diệt lăng quăng. Chúng ta có thể dùng những biện pháp dân gian để diệt muỗi và phòng tránh muỗi đốt”./.

http://vov.vn/suc-khoe/nguy-co-sot-xuat-huyet-bung-phat-thanh-dich-tai-can-tho-499375.vov

TP. HCM có 239 trường hợp sốt xuất huyết trong một tuần

Sở Y tế TP. HCM vừa có thông báo, trong tuần qua trên toàn thành phố có 239 trường hợp sốt xuất huyết, không có người tử vong.

Cụ thể, theo số liệu công bố,  toàn thành phố có 239 trường hợp sốt xuất huyết nhập viện, giảm nhẹ so với số ca trung bình của 4 tuần trước (258 ca) và số ca bệnh cộng dồn đến tuần 14/2016 (6.378 ca) tăng 89% so với cùng kỳ năm 2015 (3.375 ca). Trong tuần không ghi nhận trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.

Sở Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp tục giám sát các điểm nguy cơ, vùng nguy cơ. Phối hợp với địa phương truyền thông vận động người dân diệt muỗi, diệt loăng quăng. Giám sát tình hình dịch bệnh và tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp phù hợp.

Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, cần tích cực thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, diệt muỗi và tránh bị muỗi đốt. Bên cạnh đó, người dân cần phối hợp với chính quyền và y tế địa phương trong công tác phun hoá chất diệt muỗi để phòng chống dịch sốt xuất huyết.

Khi phát hiện người có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh sốt xuất huyết như sốt cao liên tục trên 2 ngày kèm theo một trong các triệu chứng: nhức đầu, đau cơ khớp, nổi ban, chấm xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng... phải nhanh chóng đưa người bệnh đi khám bệnh và thông báo cho trạm y tế địa phương.

Bên cạnh đó, trong tuần qua toàn thành phố cũng ghi nhận 84 ca bệnh tay chân miệng nhập viện, tăng 12% so với trung bình 4 tuần trước (69 ca). Số ca bệnh cộng dồn đến tuần 14/2016 (952 ca) giảm 43% so với cùng kỳ năm 2015 (1.671 ca). Trong tuần không ghi nhận trường hợp tử vong.

Để phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, Sở Y tế cũng đề nghị tiếp tục thực hiện các biện pháp giám sát ca bệnh trong trường học và cộng đồng.

Hơn nữa, để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, mọi người và nhất là trẻ em, người chăm sóc trẻ nên thực hiện 3 sạch: ăn uống sạch; ở sạch; bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch. Mọi người cần rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, thực hiện tốt vệ sinh ăn uống. Thường xuyên lau chùi các bề mặt tường, sàn nhà, đồ vật, tay nắm cửa, vịn cầu thang đặc biệt là đồ chơi, vật dụng học tập của trẻ bằng các dung dịch tẩy rửa, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám và thông báo cho y tế địa phương. Đối với trẻ đang đi học, phụ huynh  phải cho trẻ nghỉ học để tránh lây lan bệnh tay chân miệng trong trường học.

http://khampha.vn/suc-khoe/tp-hcm-co-239-truong-hop-sot-xuat-huyet-trong-mot-tuan-c11a400578.html

TP.HCM chưa thể kiểm tra chất ô vàng trong măng, dưa cải

Đây là hóa chất chỉ được sử dụng trong công nghiệp nhuộm và dùng để làm màu sơn quét tường, cấm dùng trong thực phẩm.

“Măng tươi, dưa cải muối được mua bán trên địa bàn TP.HCM rất nhiều. Đây cũng là thực phẩm phổ biến được nhiều người sử dụng. Vậy cơ quan chức năng TP.HCM có kiểm tra và xử phạt những người sử dụng chất ô vàng để ngâm măng và dưa cải không?” - bạn đọc thắc mắc.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Dương Đức Trọng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật TP.HCM, cho biết muốn xử phạt người dùng ô vàng ngâm măng và dưa cải buộc phải có cơ sở pháp lý, tức phải có kết quả xét nghiệm của đơn vị được Bộ NN&PTNT chỉ định.

Tuy nhiên, hiện nay Bộ NN&PTNT chưa chỉ định đơn vị có chức năng phân tích chất vàng ô trong thực phẩm. Do vậy, cho dù kết quả xét nghiệm ghi nhận có sử dụng chất vàng ô thì cơ quan chức năng TP.HCM cũng không thể xử lý. Vì thế TP.HCM chưa có kế hoạch kiểm tra việc sử dụng chất vàng ô trong thực phẩm” - ông Trọng giải thích.

“Sở NN&PTNT TP.HCM đã có kiến nghị Bộ NN&PTNT chỉ định đơn vị có chức năng xét nghiệm chất vàng ô trong thực phẩm. Khi kiến nghị có kết quả, Chi cục Bảo vệ thực vật TP.HCM sẽ tiến hành kiểm tra chất ô vàng trong măng, dưa cải…” - ông Trọng cho biết thêm.

Cùng ngày, bà Nguyễn Thị Lệ Thoa, Trưởng phòng Quản lý an toàn thực phẩm Chi cục Bảo vệ thực vật TP.HCM, cho biết đã có kết quả 8/11 mẫu táo, lê, bắp cải nhập từ Trung Quốc và các loại rau, cà rốt trồng trong nước được kinh doanh tại chợ đầu mối Thủ Đức (TP.HCM). “Tất cả tám mẫu đều an toàn với dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Ba mẫu còn lại sẽ có kết quả trong tuần này” - bà Thoa nói.

Như Pháp Luật TP.HCM thông tin, sau khi phạt ba chủ vựa rau trong các chợ đầu mối ở TP.HCM vì kinh doanh cần tây, cần tàu và bông cải trắng chứa tồn dư hoạt chất Chlorpyrifos vượt mức cho phép trong tháng 2-2016, Chi cục Bảo vệ thực vật TP.HCM đã kiểm tra đột xuất các vựa kinh doanh rau, củ, quả tại chợ đầu mối Thủ Đức vào đêm 31-3. Chi cục cũng đã lấy 11 mẫu rau, củ, quả để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

http://plo.vn/suc-khoe/tphcm-chua-the-kiem-tra-chat-o-vang-trong-mang-dua-cai-622678.html

Chất cấm gây ung thư, ai nói đâu mà biết?

 “Bột vàng bỏ vô măng, tụi tui dùng từ lâu rồi... Tui cũng không biết nó là chất cấm vì nhà tui cũng sử dụng hằng ngày trong bữa ăn”, “Chất cấm gây ung thư, ai nói đâu mà biết?”... là ý kiến của các tiểu thương.

Hết nhuộm gà lại đến tẩm măng, muối dưa bằng chất vàng ô. Người tiêu dùng thêm một phen điếng hồn khi biết nhiều tiểu thương dùng vàng ô để tẩm măng, muối dưa... cho đẹp mắt, dễ bán.

Auramine O - còn gọi là chất vàng ô - thường được dùng trong công nghiệp nhuộm sợi và tuyệt đối không được dùng để tẩm, nhuộm thực phẩm. Trước đó, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện có người dùng vàng ô để nhuộm gà, nhuộm cá trê cho vàng.

Một vấn đề cần báo động là ngay cả những người sử dụng vàng ô để tẩm, muối thực phẩm cũng không biết về sự độc hại của chất này. Không chỉ bán cho người tiêu dùng, ngay cả bản thân họ và gia đình cũng ăn chính những loại rau, dưa được muối bằng chất nhuộm vải có thể gây ung thư.

Khi nào mới ngừng tẩm hóa chất, bán theo phong trào?

Đó là câu hỏi mà nhiều bạn đọc TTO đã đặt ra khi đọc thông tin này. Và có lẽ đó cũng là thắc mắc chung của nhiều người rằng đến bao giờ người bán hàng mới thôi đầu độc người mua và có khi đầu độc chính mình bằng những chất cấm.

“Thực phẩm độc hại treo lơ lửng mạng sống con người. Mong cơ quan chức năng mạnh tay với tội ác này” - chị Nguyệt Mai nêu ý kiến.

Tuy vậy, nhiều bạn đọc lại cho rằng không thể đổ hết lỗi cho tiểu thương bởi họ không biết về sự độc hại của chất vàng ô này. Các cơ quan chức năng đã tuyên truyền, hướng dẫn cho họ chưa?

“Khi họ mua hóa chất trôi nổi, đâu có thấy ghi thành phần, độc tính của chất này trên bao bì, họ cứ nghĩ bỏ vô cho có màu đẹp mắt và hút khách hàng mua mà thôi. Nên cái lỗi chưa hẳn là của duy nhất tiểu thương!” - độc giải Thái Thư nói.

Khi sự thiếu hiểu biết phải trả giá

Theo PGS.TS Lê Văn Thọ - ĐH Nông lâm TP.HCM - chất vàng ô được Bộ NN&PTNT đưa vào danh sách những chất cấm sử dụng trong chăn nuôi và thực phẩm vì độc hại cho người ăn nhưng có thể vì thiếu hiểu biết, vì lợi nhuận nhiều người vẫn sử dụng.

Ông Thọ nhận định rằng cũng có nhiều người chế biến măng khô, cải chua, giết mổ gia cầm hầu như không biết đến tác hại của chất vàng ô đối với sức khỏe của người tiêu dùng.

Đồng tình, PGS.TS Phạm Ngọc Thạch, giảng viên ĐH Nông nghiệp Hà Nội, cho rằng chính vì sự thiếu hiểu biết và chỉ đánh giá bằng cảm quan rằng sử dụng vàng ô thì măng, cải chua nhìn sẽ đẹp mắt hơn, dễ bán hơn nên nhiều người cứ thế làm theo.

“Tôi cho rằng phần lớn là họ làm theo phong trào, làm theo sự mách bảo của những người khác” - PGS.TS Lê Văn Thọ nói.

Một phần khác là do tâm lý của người tiêu dùng mua hàng bằng mắt, cứ thấy măng, cải chua hoặc gà, cá trê vàng ươm thì thích hơn và mua về dùng.

PGS.TS Lê Văn Thọ cho biết những nghiên cứu mới đây trên động vật cho thấy chất vàng ô gây ung thư ở chuột.

Chất vàng ô cũng được báo cáo là làm hư hại DNA của tế bào gan, thận và tủy xương khi thí nghiệm trên thú sống. Hư hại DNA của người cũng được ghi nhận sau khi thí nghiệm trong ống nghiệm.

“Như vậy nếu chất vàng ô được trộn vào thức ăn cho gà, trộn vào thức ăn cho cá trê, trộn vào măng khô, trộn vào cải chua hoặc pha nước nhúng gà sau khi đã giết mổ để tạo màu vàng hấp dẫn cho sản phẩm thì người ăn các thực phẩm có chứa chất vàng ô vào cơ thể, được tích lũy lâu ngày sẽ có nguy cơ bị ung thư” - PGS.TS Lê Văn Thọ nói.

Đâu phải ai cũng am hiểu về chất cấm, chất độc

TS.LS Nguyễn Hữu Thế Trạch cho rằng dù đã có danh mục các chất cấm không được sử dụng nhưng không phải người dân nào cũng biết.

PGS.TS Lê Văn Thọ đặt vấn đề nên chăng ban quản lý các chợ cũng như các đơn vị liên quan phải có một chiến dịch tuyên truyền rộng rãi để cho người bán lẫn người mua biết đến tác hại của chất vàng ô cũng như các chất cấm khác.

Việc tuyên truyền này một mặt để người mua tẩy chay không những loại thực phẩm có nhuộm màu đẹp mắt. Mặt khác, để cho người chế biến biết được tác hại và từ đó họ không vì lợi nhuận mà làm theo phong trào nữa.

TS.LS Nguyễn Hữu Thế Trạch nhận định cần đặt ra vấn đề trách nhiệm tuyên truyền, quản lý của các cơ quan hữu quan ở địa phương.

“Đâu phải người dân nào cũng biết rằng đó là chất cấm, chất độc. Do đó, các cơ quan hữu quan phải đưa thông tin cụ thể, phổ biến kiến thức đến người dân để họ ý thức rằng những chất này là độc hại, không được sử dụng” - TS.LS Nguyễn Hữu Thế Trạch nói.

http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/tieu-diem/20160411/chat-cam-gay-ung-thu-ai-noi-dau-ma-biet/1081648.html

Bối rối với thực phẩm nhuộm màu

Ông Phạm Tiến Dũng, trưởng phòng thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho hay ông từng mua phải loại dưa cải muối nhìn vàng rộm, nhưng khi ăn không hề chua.

 “Đến giờ khi phát hiện dưa cải muối có chứa vàng ô, có lẽ dưa tôi mua cũng có chất nhuộm màu này” - ông Dũng nói.

Có rất nhiều loại hóa chất công nghiệp được sử dụng nhuộm màu cho thực phẩm từng bị phát giác, nhưng “nổi” nhất là tình trạng sử dụng Rhodamin B nhuộm màu đỏ cho hạt dưa, tương ớt và gần đây là dùng vàng ô tạo màu vàng hấp dẫn cho da gà, măng tươi và dưa cải muối chua. Cả hai loại chất nhuộm màu này đều gây ung thư.

Nhiều chất nhuộm màu nguy hiểm

“Trong đợt thanh tra cuối năm 2015 đầu 2016, chúng tôi phát hiện hai công ty sử dụng vàng ô trộn vào thức ăn chăn nuôi, tuy nhiên đợt kiểm tra gần nhất với 207 mẫu thì chưa phát hiện lại vàng ô trong thức ăn chăn nuôi, nhưng lại xuất hiện biến tướng vàng ô trong dưa muối và măng tươi. Điều này cực kỳ nguy hiểm, nguy hiểm hơn cả vàng ô trong thức ăn chăn nuôi do dưa muối, măng là thực phẩm ăn liền, vàng ô lại là chất không hoàn nguyên, không đào thải, không tan trong nước và đã gây ung thư ở động vật thực nghiệm” 
- ông Dũng cho biết.

Theo phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Dương, đợt thanh tra cuối năm 2015 đầu 2016 là lần thứ 2 cơ quan chức năng phát hiện vàng ô trong thức ăn chăn nuôi, lần đầu tiên ghi nhận tình trạng này là năm 2014 ở Hải Phòng.

Đây là hóa chất được sử dụng trong công nghiệp dệt nhuộm và xây dựng, rất bền màu và giá chỉ 120.000 - 170.000 đồng/kg. Khi đưa vào thực phẩm, hóa chất này tạo màu vàng rất bắt mắt hay được gọi là “màu vàng hoa cúc” nhưng thực tế rất độc hại.

Trong khi đó, ông Khương Trần Phúc Nguyên - trưởng phòng thanh tra chuyên ngành Chi cục Thú y TP.HCM - cho biết trong quá trình kiểm tra, Chi cục Thú y TP phát hiện chất vàng ô được sử dụng phổ biến tại các lò giết mổ gia cầm trái phép.

Biết là chất vàng ô nguy hiểm cho người dùng khi ăn phải, nhưng mức xử phạt hành vi vi phạm các cá nhân, cơ sở lạm dụng chất này là khá nhẹ, chưa đủ sức răn đe.

Chưa kể, theo ông Nguyên, hiện nay chưa có công bố danh mục cơ quan nào được chỉ định xét nghiệm chất vàng ô nên các đơn vị đang lúng túng khi không biết gửi cơ quan nào có chức năng kiểm tra xét nghiệm chất này để xử lý.

“Bột hoa hiên”, chưa rõ lành hay độc!

Những hóa chất nhuộm màu như Rhodamin B, vàng ô dù nguy hiểm nhưng đã được định danh, ngoài thị trường còn có những chất nhuộm màu thực phẩm không nhãn mác, không nguồn gốc xuất xứ.

Khảo sát tại một số quán bán chim quay ngay khu vực phố Long Biên, Hà Nội gần đây, chúng tôi thấy những rổ chim cút quay vàng rộm rất bắt mắt và hấp dẫn người mua.

Nhưng để món ăn có màu đẹp mắt như vậy, người bán đang dùng loại bột nhuộm màu có tên là “bột hoa hiên”, chỉ 6.000 đồng/gói, mỗi gói có thể pha vào 10 lít nước. Loại chất nhuộm chim quay không có nhãn mác, nguồn gốc và chưa được xét nghiệm đánh 
giá mức độ nguy hại.

Nhiều người kinh doanh vì muốn bắt mắt người tiêu dùng đã nhuộm màu thực phẩm. Một nguồn cung cấp màu thực phẩm là chợ Kim Biên (Q.5, TP.HCM). Khi chúng tôi hỏi mua màu thực phẩm tại cửa hàng M ở chợ này, chủ cửa hàng đưa cho chúng tôi các hộp đủ loại màu phụ gia, mỗi hộp nặng nửa ký.

Mỗi loại tùy theo màu có giá khác nhau, màu đỏ 150.000 đồng/hộp, màu xanh 200.000 đồng, màu vàng 110.000 đồng... Khách hàng mua số lượng bao nhiêu cũng có. Cùng loại màu của một công ty sản xuất nhưng tại cửa hàng cách đó không xa giá hộp màu xanh chỉ bán 140.000 đồng, màu vàng 100.000 đồng.

Ghi nhận của chúng tôi xung quanh khu vực chợ Kim Biên còn có nhiều cửa hàng bán hóa chất công nghiệp. Do các cửa hàng này không nằm trong chợ nên ban quản lý chợ rất khó để quản lý, kiểm tra.

Ông Nguyễn Văn Tèo Em - quản lý ngành hàng, ban quản lý chợ Kim Biên - cho biết hiện có 16 hộ kinh doanh hương liệu, phụ gia thực phẩm tại chợ. Các mặt hàng bán tại đây đều nằm trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm do Bộ Y tế quy định.

Hằng tuần, ban quản lý chợ tiến hành kiểm tra, nếu thấy thực phẩm mới, lạ sẽ yêu cầu chủ cửa hàng trình ra giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm. Do sản phẩm không bị cấm nên rất khó quản lý số lượng bán ra.

“Quan trọng là người chế biến thực phẩm phải có cái tâm, chứ hương liệu, phụ gia không quản lý số lượng mua bán như hiện nay, nếu dùng không đúng thì rất nguy 
hiểm” - ông Em nói.

Biết nguồn gốc mới mua

Về cách nhận biết việc gà được tẩm ướp chất vàng ô, ông Nguyên tư vấn: với gà tẩm thì sẽ có những chỗ không ăn màu, do đó có chỗ trắng chỗ vàng không vàng đều, đặc biệt ở chỗ chân lông, trong khi gà không nhuộm thì có màu đặc trưng vàng từ da vào mỡ.

Theo ông Nguyên, việc người dân sử dụng gà nhuộm chất vàng ô khi vào cơ thể sẽ không đào thải, tích tụ lâu ngày và khả năng lớn gây ung thư. Do đó, người tiêu dùng nên chọn mua những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có uy tín, bao bì... tại các chuỗi bày bán thực phẩm sạch do Nhà nước quản lý sẽ an toàn nhất.

“Để đoạn tuyệt với việc sử dụng chất vàng ô thì người tiêu dùng phải thay đổi tư duy mua hàng, tránh đề cao chú ý màu sắc bên ngoài mà nên kiểm tra kỹ nguồn gốc xuất xứ của các loại hàng hóa” - ông Nguyên nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Lê Thanh Hiền - trưởng bộ môn bệnh truyền nhiễm và thú y cộng đồng (ĐH Nông lâm TP.HCM) - nói thêm: chất vàng ô khi tiếp xúc với cơ thể thì tế bào bị tiếp xúc sẽ mất chức năng của màng tế bào nên không thể hoạt động. Vàng ô còn được cho là có thể gây hư hại cấu trúc di truyền (ADN) của tế bào, từ đó có thể gây ung thư và các rối loạn về di truyền không 
thể lường được.

Theo TS Hiền, người tiêu dùng không nên quá quan trọng về cảm quan màu sắc, cần thận trọng với những sản phẩm có màu vàng tươi chói hơn bình thường. Những gà nhuộm thường không có mỡ màu vàng so với gà vàng tự nhiên. Gà thả vườn có màu vàng nhạt và 
thịt chắc hơn.

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160411/boi-roi-voi-thuc-pham-nhuom-mau/1082215.html

Bộ Y tế báo cáo khẩn về việc cấp phép nhập khẩu chất cấm Salbutamol

Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia về việc cung cấp thông tin liên quan đến quản lý, cấp phép nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol (chất tạo nạc).

Theo đó, hiện có 150 công ty có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu và 153 công ty sản xuất có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc được nhập khẩu nguyên liệu nói chung, trong đó có Salbutamol. Trong 2 năm 2014-2015 chỉ có 20 công ty đề nghị cấp phép nhập Salbutamol với số lượng năm 2014 là 3,9 tấn và năm 2015 là 5,2 tấn.

Từ 20-11-2015, Cục Quản lý dược - Bộ Y tế triển khai công tác hậu kiểm 10 cơ sở nhập Salbutamol, trong đó phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường kiểm tra 6 cơ sở. Quá trình kiểm tra đã phát hiện có vi phạm trong việc bán nguyên liệu Salbutamol cho các cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

Cục Quản lý dược đã đình chỉ hoạt động kinh doanh thuốc, tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, ngừng tiếp nhận hồ sơ xuất nhập khẩu thuốc của các cơ sở  vi phạm và chuyển 3 trường hợp vi phạm cho Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường điều tra.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Y tế, sau khi xem xét hồ sơ, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường cho biết chưa đủ cơ sở để khởi tố, xử lý hình sự về hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm theo quy định. Đơn vị này cũng khẳng định, chưa có cơ sở tài liệu chứng minh số lượng Salbutamol bán không đúng quy định được sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi.

 http://anninhthudo.vn/xa-hoi/bo-y-te-bao-cao-khan-ve-viec-cap-phep-nhap-khau-chat-cam-salbutamol/672049.antd

Dùng que cấy ngừa thai, sao vẫn có thai?

 Nhiều chị em phụ nữ chỉ biết chết lặng trước thông tin mình có thai mặc dù đã sử dụng que cấy ngừa thai đúng theo hướng dẫn.

Lấy chồng trễ hơn so với bạn bè đồng trang lứa, chị TNHY (44 tuổi, Long Thành, Đồng Nai) vừa đón nhận đứa con thứ ba (15 tháng tuổi) do vỡ kế hoạch và vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh dài ngày. Chị Y. cho biết sau khi sinh đứa con thứ hai, hai vợ chồng chị quyết định kế hoạch hóa gia đình bằng cách sử dụng biện pháp tránh thai.

Được gia đình đồng ý, chị đến bệnh viện tư vấn, làm các xét nghiệm và hơn một tuần sau thì được các bác sĩ cấy que vào người. “Lúc đó tôi chọn que cấy Norplant gồm sáu que, có tác dụng trong 5-7 năm, đến tuổi mãn kinh rút ra là vừa đẹp. Về nhà vợ chồng vẫn sinh hoạt bình thường nhưng cách đấy không lâu tôi có dấu hiệu mệt mỏi, buồn nôn, đi khám bác sĩ thì kết quả đã có thai ba tuần” - chị Y. kể.

Que cấy ngừa thai đã được các bệnh viện phụ sản áp dụng từ nhiều năm nay. Nhưng ngoài chuyện có thai ngoài ý muốn, rất nhiều chị em phụ nữ rơi vào lo lắng, bất ổn với những triệu chứng kèm theo dở khóc dở mếu. Kèm theo các dấu hiệu như mặt nổi mụn, tăng cân, rong kinh… là tính khí thay đổi bất thường. Đã có không ít trường hợp các chị muốn rút que ra trước thời điểm, cũng có những trường hợp đi rút nhưng que lại đi vào người quá sâu làm các chị em hoang mang.

Theo BS Nguyễn Ngọc Hải, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV Từ Dũ, que cấy ngừa thai là một dạng thuốc ngừa thai được sử dụng dưới dạng que cấy, vì đây là thuốc ngừa thai nên việc sử dụng sẽ còn rất nhiều vấn đề. Thứ nhất là phù hợp với người này nhưng lại không phù hợp với người khác tùy theo từng cơ địa của mỗi người. Chúng ta không thể khẳng định rằng thuốc nào là tốt cho tất cả mọi người bởi nó phụ thuộc và phân theo từng nhóm như nhóm theo tuổi bắt đầu hoạt động sinh dục, tuổi hoạt động sinh dục mạnh mẽ và tuổi gần mãn kinh. Thứ hai, do đặc điểm sinh lý của người đó theo chỉ số BMI, cao, thấp, béo phì... Trên lý thuyết, nếu sử dụng biện pháp ngừa thai vẫn có trường hợp có thai ngoài ý muốn. Ngay cả với những người đã đình sản, tỉ lệ có thai vẫn có thể là 0,5%, không có biện pháp nào là tuyệt đối.

Một trong những sai lầm mà nhiều người thường mắc là không chú ý đến thời hạn sử dụng của que cấy dưới da hoặc lơ là việc khám định kỳ. Que cấy dưới da nếu đi quá thời gian quy định, dụng cụ sẽ mất tác dụng hoặc que cấy để lâu trong cơ thể có thể gây ra các phản ứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, việc các chị em tự ý đặt que tránh thai mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chọn cơ sở y tế không uy tín, que cấy không an toàn, kém chất lượng, thiết bị y tế, phương pháp cấy không đúng cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

http://plo.vn/suc-khoe/dung-que-cay-ngua-thai-sao-van-co-thai-622510.html

Cá và khô cũng nhiễm chất cấm

Trong ba tháng đầu năm 2016, 41/143 mẫu (gần 29%) thủy sản kinh doanh tại TP.HCM chứa dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm.

 “Thực trạng cá và khô các loại kinh doanh trên địa bàn TP.HCM còn tồn dư hóa chất, kháng sinh cấm đã và đang xảy ra. Điều này cần cảnh báo để các cơ quan quản lý địa phương vào cuộc và có giải pháp ngăn chặn” - ông Trần Đình Vĩnh, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Chi cục) TP.HCM, cho biết.

Không thể biết cá nhiễm chất cấm

Tối 8-4, phóng viên (PV) Pháp Luật TP.HCM đã có chuyến đi thực tế cùng ông Nguyễn Chí Thành, Trưởng phòng Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) chợ đầu mối Bình Điền, gặp gỡ và trò chuyện với các tiểu thương kinh doanh thủy hải sản tại chợ này.

Ông Nguyễn Thanh Bình - một nhà cung cấp cá kèo từ lâu ở chợ cho biết cá kèo kinh doanh tại chợ Bình Điền là do ông tự nuôi ở tỉnh Bạc Liêu.

“Cơ quan chức năng tỉnh thường xuyên kiểm tra nguồn nước, thức ăn, kháng sinh trị bệnh… trong suốt quá trình nuôi. Do vậy, cá kèo tôi bán ở chợ đảm bảo các điều kiện ATVSTP” - ông Bình nói.

PV hỏi người mua cá kèo có được cấp hóa đơn để làm căn cứ truy xuất khi có ngộ độc thực phẩm do cá kèo gây ra hay không, ông Bình lắc đầu.

Trong khi đó, cá rô và cá lóc bán tại chợ Bình Điền được bà Trần Kim Trị mua lại của các thương lái. “Cá lóc do ba thương lái ở tỉnh Trà Vinh cung cấp, còn cá rô được hai bạn hàng ở tỉnh Hậu Giang bỏ mối. Cá mua về được để chung trong thau chứa” - bà Trị nói.

Bà Trị cho biết luôn yêu cầu thương lái cung cấp cá không nhiễm hóa chất, kháng sinh cấm. Bà Trị cũng cẩn thận ghi rõ số lượng nhập cá hằng ngày vào sổ để theo dõi. PV thắc mắc: “Cá mua về chị để lẫn lộn, nếu phát hiện nhiễm chất cấm thì biết thương lái nào mà đền?”. Bà Trị chỉ cười…

Tương tự, bà Vũ Kim Phượng cho rằng không thể biết cá có nhiễm chất cấm hay không nên chỉ thu mua của những thương lái quen biết, tin tưởng. “Tôi đâu muốn bán cá còn tồn dư chất cấm. Nếu xét nghiệm cá bị nhiễm chất cấm mà phạt tôi thì oan quá. Tôi sẽ buộc người cung cấp cá đóng tiền phạt và không nhận hàng của người đó nữa” - bà Phượng nói.

Cá kèo, cá điêu hồng, khô cá tra… vào “danh sách đen”

Để đảm bảo nguồn cá an toàn cung cấp cho người tiêu dùng, Chi cục thường xuyên lấy mẫu kiểm tra và xử phạt đúng luật.

Tháng 1-2016, Chi cục lấy mẫu cá điêu hồng kinh doanh trong Metro An Phú (quận 2, TP.HCM) gửi Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 4 (Bộ NN&PTNT) phân tích chỉ tiêu chất cấm. Kết quả cá bị nhiễm enrofloxacin với hàm lượng 18,8 µg/kg. Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 13 và khoản 3 Điều 4 Nghị định 178/2013 do Chính phủ ban hành, Chi cục phạt Metro An Phú 8 triệu đồng.

Tương tự, Chi cục cũng ra quyết định phạt ông Võ Công Túy (kinh doanh thủy sản tại chợ đầu mối Bình Điền, TP.HCM) 3 triệu đồng do kinh doanh cá kèo chứa chất cấm leucomalachite với hàm lượng 0,1 µg/kg.

Không chỉ cá tươi, kết quả phân tích còn phát hiện khô cá tra kinh doanh trong chợ đầu mối Bình Điền “dính” chất cấm trichlorfon chứa hàm lượng 0,57 µg/kg. Chi cục TP.HCM phạt chủ lô hàng khô cá tra nói trên là ông Thái Phước Lộc với số tiền 4 triệu đồng.

Sau đó, Chi cục tiếp tục lấy mẫu và “soi” chất lượng tôm, cá, cua… bày bán trên địa bàn TP.HCM. “Kết quả phân tích trong ba tháng đầu năm 2016 cho thấy 41/143 mẫu (gần 29%) thủy sản kinh doanh tại TP.HCM chứa dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm” - ông Trần Văn Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM, công bố.

Truy tìm nguồn gốc cá nhiễm chất cấm

Ông Nguyễn Chí Thành, Trưởng phòng Quản lý ATVSTP chợ đầu mối Bình Điền, cho biết chợ đầu mối Bình Điền hiện có gần 500 hộ kinh doanh thủy hải sản. Mỗi ngày chợ tiêu thụ từ 1.100 tấn đến 1.200 tấn thủy hải sản tươi sống và sơ chế. Một số tiểu thương cho rằng họ không thể biết cá bị nhiễm chất cấm. Do vậy, nếu cơ quan chức năng phát hiện và phạt do kinh doanh cá nhiễm chất cấm thì chưa thuyết phục. Tuy nhiên, ban quản lý chợ đầu mối Bình Điền đã kiên trì giải thích người kinh doanh phải có trách nhiệm với sản phẩm mình kinh doanh, có trách nhiệm với sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, họ phải có trách nhiệm tìm nguồn cung cấp tôm, cá đáng tin cậy để kinh doanh.

Sau khi có kết quả phân tích hóa chất, kháng sinh cấm trong cá, Chi cục gửi công văn đề nghị cơ quan chức năng các tỉnh thanh tra, kiểm tra những hộ nuôi, các điểm thu mua có mẫu chứa dư lượng chất cấm để kịp thời xử lý, ngăn chặn.

Trước thực trạng cá kèo, cá điêu hồng, khô cá tra từ các tỉnh đưa vào TP.HCM tiêu thụ chứa tồn dư hóa chất và kháng sinh, Chi cục yêu cầu các hộ kinh doanh thủy sản trong chợ đầu mối Bình Điền lập bộ hồ sơ quản lý chất lượng. “Chủ hộ kinh doanh phải cập nhật thông tin người bán, người mua tôm, cá hằng ngày để dễ truy tìm nguồn gốc khi xảy ra sự cố. Chi cục sẽ phạt nếu hộ kinh doanh không thực hiện yêu cầu trên” - ông Vĩnh nói.

http://plo.vn/suc-khoe/ca-va-kho-cung-nhiem-chat-cam-622714.html

Chi quản lý BHXH chiếm 2,3%

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định về mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2018.

Theo đó, mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội bằng 2,3% dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm xã hội), được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội.

Mức chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp bằng 2,3% dự toán thu, chi bảo hiểm thất nghiệp (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp), được trích từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Mức chi phí quản lý bảo hiểm y tế bằng 5% dự toán thu tiền đóng bảo hiểm y tế, được trích từ khoản 10% số tiền đóng bảo hiểm y tế dành cho quỹ dự phòng và chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế.

Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 25-5-2016 và được áp dụng cho các năm ngân sách từ năm 2016 đến năm 2018.

http://plo.vn/suc-khoe/chi-quan-ly-bhxh-chiem-23-622703.html

Nhập viện vì ngộ độc thuốc nhỏ mũi Naphazolin 0,5%

Ngày 8/4, bệnh nhi N.H.M. (2 tuổi, ở Từ Liêm, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng hạ thân nhiệt, nhịp tim nhanh. Theo gia đình bệnh nhi thì trong lúc chơi đùa cháu bé đã uống khoảng 1/2 lọ thuốc nhỏ mũi Naphazolin 0,5%.

Khoảng 1 giờ sau, cháu rơi vào trạng thái lơ mơ, li bì, vã mồ hôi, chân tay lạnh nên gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ đã truyền dịch, giải độc...điều trị và theo dõi chặt chẽ trong nhiều giờ. Hiện cháu bé đã tỉnh trở lại.

Theo các bác sĩ, thuốc Naphazolin là một loại thuốc nhỏ mũi được dùng khá phổ biến. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng chỉ định của thầy thuốc hoặc kéo dài sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm.       

http://daidoanket.vn/suc-khoe/nhap-vien-vi-ngo-doc-thuoc-nho-mui-naphazolin-05/96565

Cần Thơ: Cứu sống nữ bệnh nhân tự tử bằng dao Thái Lan

Ngày 11/4, nguồn tin từ bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa ngoại tổng hợp của bệnh viện này vừa cứu sống một phụ nữ 23 tuổi bị thủng dạ dày do tự đâm dao vào bụng.

Cụ thể, đêm 10/4/2016, bệnh nhân N.D. (23 tuổi, ở Cần Thơ) nhập viện trong tình trạng say rượu, hoảng loạn, kích động mạnh, người nhà phải trói bệnh nhân cho các bác sĩ thăm khám. Theo thân nhân, bệnh nhân tự tử, tự đâm hai nhát dao thấu bụng.

Bác sĩ Trần Hiếu Nhân- phẫu thuật viên chính cho biết, bệnh nhân bị mất khá nhiều máu nên phải phẫu thuật nội soi cầm máu và truyền máu, khâu dạ dày bị thủng cho bệnh nhân. Hiện tại sức khỏe của bệnh nhân tiến triển tốt.

http://dantri.com.vn/suc-khoe/can-tho-cuu-song-nu-benh-nhan-tu-tu-bang-dao-thai-lan-20160411214155089.htm

Các nhà khoa học Brazil đã phát hiện virus Zika có thể gây ra bệnh viêm não tủy cấp lan tỏa ADEM, tấn công não bộ và tủy sống ở cả người lớn.

Theo Telegraph, nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh virus Zika có mối liên quan với hội chứng Guillain-Barre, tấn công các dây thần kinh ngoại vi bên ngoài não bộ và tủy sống, gây tê liệt tạm thời. Trong một số trường hợp, bệnh nhân phải sử dụng bình dưỡng khí để thở.

Mới đây, các nhà khoa học Brazil đã phát hiện virus Zika còn tấn công vào hệ thống thần kinh trung ương ở cả người lớn, gây ra căn bệnh viêm não tủy cấp lan tỏa, hay còn gọi là ADEM. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ADEM thường xảy ra do hậu quả của một căn bệnh nhiễm trùng nào đó, gây sưng dữ dội trong não và tủy sống, làm thiệt hại myelin, các lớp phủ bảo vệ màu trắng xung quanh sợi thần kinh. Kết quả khiến cơ thể mệt mỏi, tê, mất thăng bằng, tầm nhìn và một số triệu chứng tương tự như bệnh đa xơ cứng.

Tiến sĩ Maria Lucia Brito, nhà thần kinh học tại Bệnh viện phục hồi chức năng Recife công bố phát hiện của nhóm nghiên cứu tại cuộc họp của Viện Hàn lâm Thần kinh học Mỹ hôm 10/4.

Nghiên cứu theo dõi 151 bệnh nhân đã tới khám tại Bệnh viện của tiến sĩ Brito từ tháng 12/2014 đến 6/2015. Tất cả đều bị nhiễm một trong số bệnh do nhóm virus Arbo gây ra (bao gồm virus Zika, sốt xuất huyết và virus Chikungunya). 6 người trong số đó có các triệu chứng của hội chứng rối loạn tự miễn dịch, 4 người bị hội chứng Guillain-Barre và 2 người bị nhiễm ADEM.

Ở cả 2 trường hợp ADEM, các bác sĩ tiến hành kiểm tra quét não cho thấy các lớp myelin màu trắng xung quanh sợi thần kinh bị thiệt hại. Các triệu chứng ADEM này thường kéo dài khoảng 6 tháng.

Tiến sĩ Brito cho biết: "Mặc dù nghiên cứu nhỏ nhưng có thể cung cấp bằng chứng khẳng định việc virus Zika có tác động lên não nhiều hơn so với các nghiên cứu trước đó".

Trước đó, virus Zika gây ra hội chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh, dẫn đến khó khăn về các vấn đề phát triển. Theo ghi nhận, Brazil cho biết họ đã xác nhận hơn 940 trường hợp nhiễm virus Zika ở các bà mẹ mang thai và đang xét nghiệm gần 4.300 trường hợp nghi ngờ mắc hội chứng đầu nhỏ.

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suc-khoe/830960/virus-zika-gay-roi-loan-than-kinh-o-nguoi-lon

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang