Đồng hành vì một Việt Nam khoẻ mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, vì một tương lai tươi sáng
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 13/6/2016

  • |
T5g.org.vn - Nỗ lực chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030; Bác sĩ tuyến xã dù được đào tạo đa khoa nhưng không được phép thực hiện; 14 lần phẫu thuật cứu bệnh nhân bỏng 82% cơ thể…

Nỗ lực chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030

Từ ngày 8-10/6/2016, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) Niu Oóc, Hoa Kỳ, Hội nghị cấp cao của LHQ về phòng, chống HIV/AIDS đã diễn ra, đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dẫn đầu.

Tại hội nghị này, các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc sẽ thảo luận, đi đến thống nhất về một bản Tuyên bố Chính trị nhằm Kết thúc đại dịch AIDS. Một trong những nội dung quan trọng của Tuyên bố này là “Dồn tổng lực cho phòng, chống AIDS” trong 5 năm tới để đạt được “Mục tiêu 90-90-90” vào năm 2020, có nghĩa là 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% số người này được điều trị ARV; và 90% số người được điều trị ARV duy trì tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế. Để thực hiện được mục tiêu này, xét nghiệm phát hiện HIV phải được tăng cường, điều trị ARV phải được mở rộng, đồng thời tiếp tục duy trì các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV, xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV tại các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc để toàn thế giới vững bước trên con đường chấm dứt đại dịch AIDS vào năm

Là quốc gia đầu tiên ở Châu Á-Thái Bình Dương hưởng ứng Mục tiêu 90-90-90 của Liên hiệp quốc, với những thành tựu to lớn đã dành được trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, Việt Nam có tiếng nói rất quan trọng tại Hội nghị cấp cao này. Tính đến năm 2015, Việt Nam ước tính có hơn 250.000 người nhiễm HIV còn sống. Số nhiễm HIV mới được phát hiện trong năm 2015 là 12.000 người - giảm gần 2/3 so với mức đỉnh điểm vụ dịch vào năm 2007. Tính đến cuối năm 2015, đã có tới hơn 105.000 người nhiễm đã được điều trị ARV - tăng gấp 30 lần so với năm 2005, tuy nhiên mới chỉ chiếm 46% tổng số người nhiễm HIV tại Việt Nam. Việt Nam cũng đã thí điểm và triển khai nhiều sáng kiến mới như “Điều trị 2.0” thông qua việc đơn giản hóa, phân cấp điều trị ARV và đưa xét nghiệm HIV xuống cộng đồng do chính các tổ chức dựa vào cộng đồng thực hiện. Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu thực hiện những sáng kiếm mới trong phòng, chống HIV khi nhiều quốc gia khác còn chưa áp dụng. 

Bên lề Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có các cuộc tiếp xúc với Giám đốc điều hành Chương trình phối hợp chung của LHQ về HIV/AIDS, Giám đốc điều hành Quỹ toàn cầu về phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét; Đại sứ, Điều phối viên toàn cầu về AIDS của Hoa Kỳ kiêm Giám đốc Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống HIV (PEPFAR) và Giám đốc chấp hành Quỹ Nhi đồng LHQ. Các đối tác quốc tế đều đánh giá cao những nỗ lực và hoan nghênh những kết quả mà Việt Nam đạt được trong công tác phòng, chống HIV/AIDS trong những năm qua, coi Việt Nam là hình mẫu trong công tác này ở khu vực và trên thế giới. Các đối tác quốc tế khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam nhằm đạt Mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020, hướng tới kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030. 

Tuyên bố Chính trị của Liên Hợp Quốc năm 2016 về Kết thúc dịch AIDS khẳng định toàn thế giới sẽ Dồn tổng lực để đạt được mục tiêu này vào năm 2030. Các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết thực hiện 3 mục tiêu chung và 20 mục tiêu cụ thể đến năm 2020 về Dồn tổng lực cho phòng, chống AIDS, bao gồm tăng gấp đôi số người nhiễm HIV được điều trị ARV và đưa các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV đến với mọi người dân có nhu cầu. 

Các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc đã đạt được đồng thuận về một chương trình nghị sự khẩn cấp và mang tính lịch sử, nhằm thúc đẩy các nỗ lực hướng tới Kết thúc dịch AIDS vào năm 2030.Với việc thông qua Tuyên bố Chính trị này, Dồn tổng lực để đẩy nhanh tiến độ phòng, chống AIDS trong 5 năm tới đã trở thành trách nhiệm của toàn thế giới.

Các nhà lãnh đạo thế giới nhất trí rằng chưa có quốc gia nào đạt được mục tiêu kết thúc dịch AIDS và không một quốc gia nào có thể giảm bớt nỗ lực phòng, chống AIDS vào lúc này. Giờ đây, khi các quốc gia bắt đầu thực hiện Chương trình nghị sự đến năm 2030 vì Phát triển bền vững, toàn thế giới đều nhất trí rằng chỉ có thể kết thúc được dịch AIDS vào năm 2030 nếu thực hiện được các mục tiêu đến năm 2020 về Dồn tổng lực cho phòng, chống AIDS. http://infonet.vn/no-luc-cham-dut-dai-dich-aids-vao-nam-2030-post200985.info

 

Bác sĩ tuyến xã dù được đào tạo đa khoa nhưng không được phép thực hiện

Đây là một trong những bất cập được nêu ra tại hội thảo "Lấy ý kiến góp ý của đại diện người hành nghề, người sử dụng và người đào tạo bác sỹ đa khoa" do Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức ngày 11.6.

Bác sỹ đa khoa (BSĐK) là thuật ngữ  được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên ở nước ta chưa có một khái niệm, định nghĩa rõ ràng về thuật ngữ này.  Quốc hội đã ban hành văn bản số 40/2009/QH12 về luật khám chữa bệnh, quy định quyền và nghĩa vụ của người hành nghề khám bệnh; quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh. Sau 5 năm thực hiện, Luật khám chữa bệnh đã giúp quản lý tốt hơn số lượng người hành nghề y cũng như chất lượng về hoạt động chuyên môn trên địa bàn.

Tuy nhiên, theo khảo sát của ban soạn thảo, một số khó khăn vẫn còn hiện hữu: luật khám chữa bệnh và các thông tư chưa hướng dẫn cách ghi phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề của bác sĩ; chưa hướng dẫn cách ghi khi người hành nghề có sự thay đổi phạm vi hành nghề.

Các ý kiến tại hội thảo cho rằng, vẫn còn nhiều quy định chồng chéo nhau gây “khó” cho bác sĩ như mâu thuẫn giữa chứng chỉ hành nghề và năng lực chuyên môn của người hành nghề dẫn tới việc các bác sỹ công tác tại trạm y tế có bằng chuyên khoa nhưng lại không được làm các kỹ thuật, thủ thuật nằm ngoài phân tuyến kỹ thuật của tuyến xã, gây lãng phí khi các máy móc hiện đại không được sử dụng…

Vì vậy, Hội nghị nhằm lấy ý kiến của các bác sĩ đa khoa về việc đưa ra phạm vi hoạt động chuyên môn của bác sĩ đa khoa như một căn cứ chuẩn xác để người hành nghề thực hiện đúng quy định của pháp luật về khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng quản lý khám chữa bệnh. http://suckhoedoisong.vn/bac-si-tuyen-xa-du-duoc-dao-tao-da-khoa-nhung-khong-duoc-phep-thuc-hien--n117958.html

 

14 lần phẫu thuật cứu bệnh nhân bỏng 82% cơ thể

SKĐS - Ngày 7/6/2016, bệnh nhân N.T.T sau 102 ngày nằm viện với 14 lần phẫu thuật vì bị phỏng xăng đã được xuất viện.

Ngày 7/6/2016, bệnh nhân N.T.T sau 102 ngày nằm viện với 14 lần phẫu thuật vì bị phỏng xăng đã được xuất viện. Gia đình bệnh nhân đã vô cùng hạnh phúc vì “không thể tin là con được cứu sống khi đã bị lửa xăng thiêu sống…”.

ThS.BS. Ngô Đức Hiệp - Trưởng khoa Phỏng – Phẫu thuật tạo hình Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết nơi đây vừa điều trị thành công ngoạn mục 1 trường hợp bị phỏng lửa xăng 82% độ II, III, IV (62% độ III, IV) toàn thân. Đặc biệt, đây là trường hợp mà người nhà bệnh nhân đã không ít lần nản lòng trước tình trạng sức khỏe của con mình và cũng không ít lần xin cho con mình về.

Trước đó, lúc 21 giờ ngày 24/2/2016, anh N.T.T. (sinh năm 1995, ngụ Tây Ninh) hút thuốc lá gần bình xăng đang mở nên bị bắt lửa gây cháy khiến anh T. bị phỏng toàn thân. Sau khi được đưa vào sơ cứu ở Trung tâm y tế huyện Trảng Bàng, ngay trong đêm, bệnh nhân đã được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy. Tại đây, bệnh nhân được xác định bị phỏng lửa xăng 82% độ II, III, IV (62% độ III, IV) toàn thân.

Các bác sĩ đã tiến hành hồi sức tích cực, bồi phụ dịch - điện giải, hồi sức chống sốc… chăm sóc vết bỏng: sử dụng vật liệu mới trong thay băng; phẫu thuật cắt lọc hoại tử, cắt cụt chi, ghép da. Bệnh nhân đã có được sự phối hợp điều trị tốt nhất từ các chuyên khoa của Bệnh viện Chợ Rẫy như Khoa Phỏng – Phẫu thuật tạo hình, Huyết học (truyền tiểu cầu ngạch tán), Chỉnh hình (cắt cụt 1/3 trên 2 cẳng chân) cho đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày cho bệnh nhân… Bệnh nhân cũng đã trải qua 14 lần phẫu thuật, trong đó có 4 lần cắt lọc hoại tử và 1 lần cắt cụt 2 cẳng chân, 9 lần ghép da bao gồm 3 lần ghép da tự thân và 6 lần ghép da đồng loại (từ người thân, đồng loại).

ThS.BS. Ngô Đức Hiệp chia sẻ, khi bệnh nhân nhập viện, nhìn tình trạng của bệnh nhân, không ai dám nói trước điều gì nhưng tất cả các bác sĩ đều có cùng suy nghĩ “còn nước còn tát”. Cứ nỗ lực hết sức để cứu bệnh nhân trước. Và đó cũng chính là động lực giúp các bác sĩ bền bỉ giành giật từng cơ hội mong manh giữa sự sống và cái chết của bệnh nhân. Trường hợp này cũng không ngoại lệ. Và có thể nói, cho đến nay, đây là ca phỏng xăng nặng nhất được điều trị thành công tại Khoa Phỏng – Phẫu thuật tạo hình của Bệnh viện Chợ Rẫy nói riêng và trên cả nước nói chung. Đặc biệt, không chỉ mang lại hồi sinh sự sống cho bệnh nhân mà bệnh nhân còn được Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy vận động sự hỗ trợ từ cộng đồng, giúp trang trải chi phí cho quá trình điều trị của bệnh nhân.

Đánh giá về sự thành công của ca bệnh, ThS.BS. Ngô Đức Hiệp khẳng định, để bệnh nhân có được như ngày hôm nay không chỉ là sự nỗ lực của tập thể y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, sự phối hợp nhịp nhàng và kịp thời giữa các khoa, mà còn có tinh thần lạc quan của bệnh nhân. Sau 102 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, tiếp xúc tốt, tinh thần ổn định, đa số các vết thương đã lành và đã được xuất viện vào ngày 7/6/2016. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ tiếp tục tập vật lý trị liệu và trải qua một số liệu pháp khác để có thể hòa nhập với cuộc sống. Đây là 1 quá trình lâu dài cần sự nỗ lực kiên trì của bệnh nhân trong tương lai và chúng tôi tin rằng, dù khó khăn nhưng bệnh nhân sẽ vượt qua. http://suckhoedoisong.vn/14-lan-phau-thuat-cuu-benh-nhan-bong-82-co-the-n117884.html

Bộ Y tế kiểm tra lại nồng độ phenol trong cá nục

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu Chi cục ATVSTP Quảng Trị gửi gấp mẫu cá nục chứa chất cấm phenol ra Hà Nội để kiểm tra lại.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế cho biết, ngay sau khi biết thông tin gần 30 tấn cá nục tại Quảng Trị nhiễm chất cấm phenol với hàm lượng 0,037mg/kg, Cục đã yêu cầu Chi cục ATVSTP tỉnh Quảng Trị gửi gấp mẫu ra Hà Nội để kiểm tra lại nhưng đến hôm nay (12/6) vẫn chưa nhận được.

“Tôi cũng đã yêu cầu gửi kèm cả quy trình xét nghiệm chi tiết các mẫu nói trên”, ông Phong nói.

Theo ông Phong, lực lượng liên ngành Quảng Trị cung cấp thông tin cá nục nhiễm phenol sau khi nhận được kết quả xét nghiệm từ một trung tâm kiểm nghiệm tại Huế.

“Tuy nhiên tôi có trao đổi với Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia thì được biết, việc xác định chính xác hàm lượng phenol rất khó, phải cất đi chưng lại nhiều lần. Do đó tôi cho rằng Quảng Trị đã hơi nóng vội, việc này cần phải kiểm nghiệm kỹ”, ông Phong thông tin.

Cục trưởng Cục ATTP cho biết, ngay khi nhận được mẫu cá nục từ Quảng Trị gửi ra sẽ giao cho Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia kiểm nghiệm lại. Khi có kết quả sẽ công bố rộng rãi.

“Khi có nghi ngờ, việc bảo vệ sức khoẻ người dân luôn là ưu tiên số 1, tuy nhiên khi thông tin chưa được đối chiếu thì phải làm đi làm lại thận trọng, có khi phải làm nhiều nơi để kiểm tra chéo”, ông Phong nêu quan điểm.

Theo ông Phong, Bộ Y tế cũng đã có chỉ đạo trong giai đoạn này phải xét nghiệm liên tục để phát hiện kim loại nặng, độc tố trong hải sản nếu có. Nếu không đảm bảo chất lượng, phải xử lý ngay tại địa phương nhưng mẫu nào không làm được phải gửi ra trung ương. http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/309815/bo-y-te-kiem-tra-lai-nong-do-phenol-trong-ca-nuc.html

http://vov.vn/tin-24h/bo-y-te-yeu-cau-chuyen-mau-ca-nuc-nhiem-phenol-ra-ha-noi-kiem-tra-lai-519699.vov

http://doanhnghiepvn.vn/ca-nuc-nhiem-doc-phenol-chu-co-so-thu-mua-ca-noi-gi-d72155.html

 

Vụ cá bị nhiễm chất Phenol: Kiểm tra các lô hàng cùng thời điểm

Dân trí Ông Hồ Sỹ Biên, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Trị cho biết, cơ quan này đang giám sát chặt chẽ các lô hàng về thủy hải sản, trong đó có việc kiểm tra các lô hàng cùng thời điểm với lô cá nục có chứa chất cực độc phenol...

Chiều 11/6, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Quảng Trị đã tiến hành niêm phong 25 tấn cá nục tại kho lạnh của bà Lê Thị Thuộc (khu phố An Đức 3, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh), để chờ xử lý theo quy định. Đây là số cá đã qua kiểm nghiệm và có kết quả bị nhiễm chất Phenol, chất cực độc cấm dùng trong thực phẩm.

Niêm phong để chờ xử lý

Sau quá trình làm việc với hộ bà Thuộc, đoàn kiểm tra gồm: đại diện Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản (Sở NN-PTNT), Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế), đại diện Phòng cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (PC 49) Công an tỉnh Quảng Trị tiến hành niêm phong 25 tấn cá nục đã qua kiểm định và có kết quả bị nhiễm chất Phenol để chờ xử lý.

Trước đó, vào ngày 7/6, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) phối hợp với Phòng Y tế và Phòng Nông nghiệp huyện Vĩnh Linh tổ chức kiểm tra số hải sản còn tồn đọng tại các kho đông lạnh ở thị trấn Cửa Tùng. Chi cục VSATTP đã tiến hành lấy 6 mẫu ngẫu nhiên tại kho đông lạnh của hộ bà Thuộc, gồm: 1 mẫu cá ngừ, 1 mẫu cá trích, 1 mẫu cá song và 3 mẫu cá nục (1 mẫu đại diện cho 20 tấn cá thu mua trước thời điểm cá chết, 1 mẫu đại diện cho 20 tấn cá thu mua sau thời điểm cá chết 10 ngày, mẫu còn lại của 30 tấn cá thu mua ngay sau thời điểm cá chết).

Kết quả phân tích, kiểm nghiệm cho thấy 5/6 mẫu các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép. Riêng mẫu cá nục đại diện cho lô hàng thu mua ngay sau thời điểm cá chết đã phát hiện có hàm lượng Phenol 0,037mg/kg là chất cực độc, tuyệt đối cấm, không được phép có trong thực phẩm, dùng trong công nghiệp hoá dẻo.

Theo kết quả này, Sở Y tế đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị các ngành cho phép tiêu thụ 5 lô hàng có kết quả đạt yêu cầu và tiêu hủy 30 tấn cá nục có chứa chất cực độc.

“Cá đánh bắt ngoài 20 hải lý đều được chứng nhận an toàn”

Liên quan đến số cá bị nhiễm chất Phenol, ông Võ Văn Hưng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết: “Khi phát hiện thông tin về một lô hàng nhiễm chất phenol, Ban chỉ đạo khẩn cấp về xử lý cá chết bất thường của tỉnh cũng như đại diện các ngành Y tế, Tài nguyên môi trường, Nông nghiệp và chính quyền địa phương đã khẩn cấp xác nhận lại thông tin cũng như chủ hộ thu mua để nắm thông tin chính xác và có hướng giải quyết kịp thời”.

Ông Hưng khẳng định, tất cả các mẫu cá từ ngày 5/5, qua sự kiểm định từ cơ quan chức năng của ngành NN-PTNT đều ở trong ngưỡng an toàn cho phép. Trong quá trình kiểm tra, theo cơ quan Y tế, có 1 trong 6 mẫu là có hàm lượng phenol ở ngưỡng 0,037mg/kg.

Ông Hưng nói rằng, theo quy định đối với các ngành, ngành NN-PTNT và Chi cục quản lý chất lượng không theo dõi về tiêu chí này. Tuy vậy, ông Hưng giải thích là trong điều kiện bình thường của tự nhiên nước biển cũng như trong quá trình sử dụng và cấp đông, chế biển cũng có thể phát sinh hàm lượng phenol.

Theo người đứng đầu ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Trị, các đơn vị liên quan bắt đầu triển khai việc cấp giấy chứng nhận hải sản an toàn từ ngày 1/5. Đến nay, đã cấp chứng nhận cho 181 tàu cá, với sản lượng 4.300 tấn cá.

Trả lời vấn đề xử lý số cá bị nhiễm độc trong kho của bà Thuộc cũng như các cơ sở thu mua cá trên địa bàn, ông Hưng nói rằng, đối với cơ sở của bà Thuộc, trước mắt cơ quan chức năng niêm phong số cá bị nhiễm độc, còn với các cơ sở khác, cơ quan chức năng đang tiến hành kiểm tra lại các khu thu mua. Nếu phát hiện cá trong thời điểm cá chết bất thường, không đảm bảo về chất lượng sẽ lập biên bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý và hỗ trợ theo quy định, mức hỗ trợ không quá 70% giá trị thị trường.

Về quy trình cấp giấy chứng nhận an toàn cho hải sản đánh bắt xa bờ, ông Hưng cho rằng, chỉ khẳng định đánh bắt xa bờ dựa vào tọa độ hoạt động của tàu chứ không qua khâu kiểm định nào khác. “Trong phân định dưới 20 hải lí, cá có khả năng không an toàn. Vùng ngoài 20 hải lý thì có khả năng cá không bị ảnh hưởng và chỉ mang tính tương đối. Giấy xác nhận này chỉ mang tính chất chứng nhận khai thác xa bờ, chứ muốn biết chính xác hải sản an toàn phải đưa đi xét nghiệm”, ông Hưng nói.

“Đã là chất độc đều cấm vì yếu tố sức khỏe”

Trong khi đại diện ngành Nông nghiệp cho rằng, ngoài phenol và một số chất khác có thể có trong thực phẩm nhưng ở trong hàm lượng cho phép thì không thể nói là chất cực độc, từ đó nhấn mạnh rằng, chất này có thể phát sinh trong quá trình bảo quản, do môi trường… thì phía đơn vị phụ trách về An toàn vệ sinh thực phẩm lại khẳng định, đây là chất cấm, không thể có trong thực phẩm dù bất kỳ hàm lượng nào.

Nói về số cá bị nhiễm chất Phenol, ông Hồ Sỹ Biên, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết: “Sau vụ cá chết, được sự chỉ đạo của Bộ Y tế, Cục an toàn thực phẩm, UBND tỉnh, Chi cục ATVSTP đã kiểm tra 105 mẫu thủy hải sản. Tất cả các mẫu này cho thấy kết quả bình thường, nên chúng tôi mới cho phép lưu thông. Riêng mẫu này nhiễm phenol là cá biệt, theo yêu cầu của UBND huyện Vĩnh Linh cho kiểm tra số cá tồn ở kho đông lạnh để lưu thông, tôi nghĩ lô cá này đã thu mua ngay sau thời điểm khi xảy ra hiện tượng cá chết nên nhiễm phenol”.

Ông Biên khẳng định: “Về phenol nhiễm hàm lượng thấp, nhưng đã quy định không được phép có hàm lượng chất này trong thực phẩm. Hiện tại, nếu ăn vào nói ngộ độc không phải ngộ độc ngay, nhưng sẽ gây tiềm tàng về sau nên cần phải tiêu hủy lô hàng mà chúng tôi kiểm nghiệm để bảo đảm sức khỏe cho người dân. Đây là chất cực độc. Nói về quy chuẩn thì trong nước biển 0,03mg, còn trong bao bì không được phép, bao bì không được phép thì thực phẩm làm sao được phép được”.

Ông Biên nói, thời gian tới Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tiếp tục kiểm tra, giám sát tất cả các kho đông lạnh, các mặt hàng hải sản được đánh bắt xa bờ, phối hợp với Chi cục nông lâm thủy sản của Sở Nông nghiệp để kiểm tra chất lượng, giúp bà con có thủy sản an toàn.

“Đối với việc kinh doanh thủy hải sản, hiện tại chúng tôi đang giám sát chặt chẽ các lô hàng về thủy hải sản, nên người dân yên tâm. Thậm chí, chúng tôi đang quay lại lô hàng cùng thời điểm với lô bị nhiễm phenol này để kiểm tra. Phải nói thêm rằng, trong 30 tấn đã công bố bị nhiễm phenol, có thể chỉ một con bị nhiễm, hoặc vài con chứ không phải 30 tấn. Nhưng để đảm bảo sức khỏe, chúng tôi phải tiêu hủy hết”, ông Biên nói.

Còn ông Trần Văn Thành, Giám đốc Sở Y tế nói, phenol là một chất độc không được phép có trong thực phẩm. Tỉ lệ phenol trong thực phẩm qua kiểm nghiệm là 0,001, còn đây xét nghiệm là 0,037 đã có trong thực phẩm, như thế đương nhiên là cấm sử dụng. http://dantri.com.vn/xa-hoi/vu-ca-bi-nhiem-chat-phenol-kiem-tra-cac-lo-hang-cung-thoi-diem-20160612063305704.htm

http://plo.vn/thoi-su/vu-ca-nuc-co-phenol-se-phai-kiem-nghiem-lai-634278.html

http://dantri.com.vn/suc-khoe/quang-tri-nguoi-dan-phap-phong-lo-lang-sau-vu-ca-nhiem-chat-cuc-doc-20160612082325596.htm

http://danviet.vn/tin-tuc/bo-y-te-se-kiem-tra-muc-do-nhiem-doc-cua-ca-co-phenol-686486.html

 

Sự thật cá nục nhiễm chất Phenol cực độc: Chuyên gia thực phẩm lên tiếng

Phenol dùng để làm gì, dùng vào lúc nào hay do quá trình tự sinh ra khi cấp đông... cần phải được làm rõ. Với lượng phenol 0,037 mg/kg không quá nhiều nhưng cũng không được thờ ơ nếu con người cố tình đưa vào cá.

Về vấn đề cá nục nhiễm phenol ở Quảng Trị, trao đổi với chúng tôi, PGS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ thực phẩm Bách Khoa cho biết: "Người ta sử dụng phenol chủ yếu trong công nghiệp. Đây là dung môi hữu cơ sử dụng trong quá trình sản xuất thuốc nhuộm, làm dung môi cho sản xuất sơn, chất dẻo, sử dụng trong chất tạo màu, chất nhuộm". 

PGS Thịnh cho biết hiện nay ông không rõ hoá chất phenol này dùng trong nông nghiệp để làm gì. “Có những cái có thể sử dụng trong nông nghiệp nhưng không sử dụng được trong thực phẩm. Chúng ta cần làm rõ vai trò của chất này. Thực phẩm người ta chỉ dùng phenol để khử trùng, vì phenol có trong các chất tẩy rửa” – PGS Thịnh nhấn mạnh.

Trên thế giới hiện nay, ở một số khu vực nhà máy sản xuất sơn, thuốc nhuộm hay các ngành công nghiệp chất dẻo người ta có sử dụng hoá chất phenol này làm dung môi công nghiệp, gây ra ô nhiễm môi trường xung quanh, nên ở Mỹ họ đã cho quy định hàm lượng phenol trong môi trường và trong thực phẩm là khác nhau. 

Bộ Y tế Việt Nam quy định năm 2002, trong môi trường phenol có khả năng được phép là 4mg/m3 không khí, mỗi lần tiếp xúc chỉ tối đa là 8mg/m3. Còn trong thực phẩm không thấy nhắc tới vì bản chất hoá chất này đã bị cấm. 

Còn của là Mỹ 5mg/m3 không khí vì phenol kích động nhiều lên hệ thần kinh. Trong quy định của các nước, phenol không được sử dụng trong thực phẩm mà con người chỉ hấp thụ qua đường không khí vì ô nhiễm môi trường. Khi hít phải phenol hàm lượng ở không khí thì nó có thể đào thải.

Quay về phenol trong cá nục với hàm lượng 0,037 mg/kg, PGS Thịnh cho biết đây là chất độc nhưng với hàm lượng này nó còn rất ít để có thể gây độc. 0,037 mg/kg tương đương 0.037mg/ m3, so với ở Mỹ thì đây là mức rất thấp. 

Lượng chất độc là như thế nhưng cũng phải so sánh mức ăn vào trong một ngày. 

Ví dụ ăn 1kg cá nục có chứa 0.037 mg phenol nhưng một người không thể ăn hết được cả 1 kg cá nục. Chúng ta tính một người ăn nửa kg cá nục 1 ngày thì lượng phenol trong cá cũng chỉ là 0,018 mg/ngày. 

Ngoài ra, khi chế biến hay rã đông thì hàm lượng phenol đã bị đào thải thêm ít nhiều nên PGS Thịnh cho biết người tiêu dùng không nên quá lo lắng. Vì phenol có thể bay hơi trong nước nên chế biến bằng chiên, rán, nấu canh hay kho đều bị bay đi ít nhiều.

Nếu họ cố tình bổ sung phenol vào thì nguy cơ sẽ lớn hơn dù hàm lượng thấp hay cao vì đây là hoá chất không được phép sử dụng. Nếu họ đưa phenol vào để che lấp khiếm khuyết của cá là hành động không đúng, cần cảnh giác. 

Ngoài ra, nếu phenol được phép sử dụng trong nông nghiệp thì cũng cần nói rõ nó dùng để làm gì? Chúng ta cần trả lời câu hỏi sử dụng trong trường hợp nào. Do hải sản bị chết nên người dân dùng phenol để tăng chất lượng hải sản lên hay phenol đến từ quá trình cá bị chết? 

Cá biển, nhất là cá nục giàu đạm, khi chết các vi sinh vật hoạt động rất mạnh và chúng có thể thải ra độc tố. http://infonet.vn/su-that-ca-nuc-nhiem-chat-phenol-cuc-doc-chuyen-gia-thuc-pham-len-tieng-post201017.info

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160612/tranh-cai-ve-chuan-phenol-trong-vu-ca-nuc-nhiem-doc/1116904.html

http://plo.vn/ban-doc/ca-nuc-nhiem-phenol-moi-ong-noi-mot-kieu-634292.html

http://thanhnien.vn/thoi-su/30-tan-ca-nuc-nhiem-doc-chi-xet-nghiem-them-chu-khong-co-chuyen-huy-ket-qua-712833.html

http://plo.vn/thoi-su/giam-doc-so-nnptnt-tinh-quang-tri-noi-ve-vu-tranh-luan-ca-nhiem-phenol-634235.html

http://plo.vn/thoi-su/cho-ca-lon-vang-bong-tieu-thuong-sau-vu-25-tan-ca-nuc-nhiem-phenol-634239.html

 

Phòng điều trị dịch vụ tại bệnh viện: Xuống cấp vẫn 1,2 triệu/1 ngày

VOV.VN - Giá phòng dịch vụ theo yêu cầu cao hơn buồng bệnh bình thường, nhưng không phải nơi nào cũng tương ứng với chất lượng.

Lâu nay, tại hầu hết các bệnh viện công lập từ Trung ương đến tuyến huyện đều hình thành những phòng điều trị dịch vụ theo yêu cầu, giá cao hơn hẳn so với buồng bệnh bình thường, thậm chí tương đương giá phòng khách sạn.

Đây là một trong những minh chứng cho thấy rõ hơn về thực trạng “một bệnh viện 2 chế độ” đang tồn tại phổ biến hiện nay. Vậy bao giờ người bệnh mới được đối xử như nhau, ít nhất là được điều trị trong cùng một điều kiện buồng bệnh tốt nhất?

Thuê khách sạn còn đàng hoàng hơn

Không nỡ để vợ vừa mổ xong phải nằm ghép, anh Nguyễn Thế Cường ở xã Thanh Xương, tỉnh Điện Biên đành thuê phòng dịch vụ với giá 1 triệu đồng/1 ngày đêm để vợ anh điều trị tại Viện Tim mạch Quốc gia. Cách đây 2 tuần, vợ anh phải mổ cấp cứu tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương vì bị tiền sản giật, đành phải bỏ con.

Khi chuyển sang Viện Tim mạch Quốc gia, anh muốn vợ được yên tĩnh, an dưỡng để vượt qua những di chứng của tai biến sản khoa. Anh Nguyễn Thế Cường cho biết, vợ anh được hưởng bảo hiểm y tế 80%, số tiền điều trị nửa tháng ở cả 2 bệnh viện lên đến 40 triệu đồng, trong đó chỉ riêng tiền phòng dịch vụ chiếm tới 10 triệu đồng.

“Nằm ở phòng bình thường thì 4 người một giường, nên bắt buộc tôi phải chọn phòng dịch vụ tự nguyện cho vợ. Phòng dịch vụ thì yên tĩnh, thoáng mát hơn. Giá thành hơi đắt so với hoàn cảnh của chúng tôi ở xa về đây điều trị. Nếu số tiền này thuê ngoài khách sạn thì phòng còn đàng hoàng hơn, rộng hơn” – anh Cường nói.

Điều trị tại bệnh viện, ai cũng muốn được nằm phòng dịch vụ vì có điều hòa, TV, tủ lạnh, yên tĩnh và sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện kinh tế và không phải lúc nào bệnh viện cũng còn phòng dịch vụ để thuê.

Giá cả thì mỗi khoa, mỗi bệnh viện một khác. Tại Bệnh viện Việt Đức, nhiều phòng dịch vụ 2 giường, giá  750.000 đồng/1 bệnh nhân/1 ngày đêm. Bệnh viện Lão Khoa Trung ương, phòng dịch vụ 2 giường giá 1,4 triệu đồng/1 người/1 ngày đêm. Bệnh viện Bạch Mai, giá phòng dịch vụ dao động từ 500.000 đồng đến 2 triệu đồng/1 người tùy từng loại, phòng 9 giường, 3 giường hay 1 giường.

Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, phòng dịch vụ 8 giường có giá 200.000 đồng/1 bệnh nhân và chỉ khác phòng bình thường là không nằm ghép và có máy điều hòa.

Theo lý giải của bệnh viện, trong bối cảnh giá dịch vụ y tế chưa được tính đúng, tính đủ như hiện nay và ngân sách Nhà nước cấp cho bệnh viện ngày càng ít đi, bệnh viện phải tổ chức các loại hình dịch vụ theo yêu cầu để lấy thu bù chi.

Bà Nguyễn Thị Bích Hường, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết: “Thời gian qua, giá dịch y tế đang tăng dần nên giá giường bệnh dịch vụ cũng được bệnh viện điều chỉnh theo hướng giảm so với trước. Vừa rồi người bệnh bảo hiểm y tế không những không phải nộp thêm tiền mà có một số dịch vụ còn được lợi ích hơn nhiều. Ví dụ giường dịch vụ theo yêu cầu có loại 450.000 đồng/1 ngày, theo quy định sau khi trừ đi giá mà bảo hiểm y tế trả thì người bệnh phải trả. Trước đây 1 ngày bệnh nhân được bảo hiểm y tế trả 120.000 đồng tiền nằm giường thì phải nộp 330.000 đồng. Nay giá dịch vụ y tế tăng thì người bệnh chỉ phải trả gần 200.000 đồng thôi”.

Xuống cấp vẫn 1,2 triệu đồng/1 ngày

Tuy nhiên, giá phòng dịch vụ không phải nơi nào cũng tương ứng với chất lượng. Mới đây, phòng dịch vụ tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai xuống cấp nghiêm trọng, nhưng bệnh viện vẫn thu với giá 1,2 triệu đồng/1 ngày đối với phòng 3 giường. Khi đoàn kiểm tra của Bộ Y tế vào cuộc, bệnh viện đã xin lỗi bệnh nhân vì chậm điều chỉnh khi viện phí đã tăng thêm và sau đó không áp giá dịch vụ theo yêu cầu đối với những phòng này nữa.

Điều đáng nói hơn cả là giá khám chữa bệnh tự nguyện cũng như giá phòng dịch vụ đều do các bệnh viện đề ra. Bộ Y tế chưa có hướng dẫn cụ thể về tiêu chí, cũng như chưa ban hành được các quy định về việc bệnh viện sẽ được thực hiện bao nhiêu phần trăm số giường bệnh dịch vụ theo yêu cầu, cũng như khu khám và điều trị dịch vụ theo yêu cầu được chiếm tối đa bao nhiêu phần trăm diện tích của bệnh viện.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho biết: “Hiện nay, chúng tôi đang dự kiến những tiêu chí, ví dụ như về cơ sở hạ tầng, bao nhiêu mét vuông trên một giường bệnh và một số tiêu chí khác nữa. Trên cơ sở những tiêu chí này, nếu đơn vị đáp ứng được tốt thì mới được áp dụng tính giá dịch vụ.

Nghị định 85 của Chính phủ đã quy định, các đơn vị khám chữa bệnh theo yêu cầu và xã hội hóa thì được tính đầy đủ chi phí và có tích lũy hợp lý nhưng không quá 10% chi phí. Vấn đề này Bộ Y tế và Bộ Tài chính đang xây dựng”./. http://vov.vn/xa-hoi/phong-dieu-tri-dich-vu-tai-benh-vien-xuong-cap-van-12-trieu1-ngay-519528.vov

 

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng tăng liên tục

TTO - Theo Trung tâm Truyền thông sức khỏe TP.HCM (thuộc Sở Y tế TP), TP.HCM đang vào thời kỳ cao điểm của dịch bệnh tay chân miệng (từ tháng 3 đến tháng 6), do đó số ca mắc bệnh tăng liên tục trong tháng 5-2016. Hiện chưa ghi nhận ca tử vong nào.

Trung tâm này khuyến cáo trước nguy cơ dịch chồng dịch, các đơn vị y tế cần tăng cường giám sát chặt chẽ, phối hợp ngành giáo dục giám sát và báo cáo bệnh truyền nhiễm tại trường học, phát hiện sớm chùm ca bệnh tại cộng đồng cũng như tại trường học, các nhóm trẻ gia đình để kịp thời hỗ trợ, phối hợp với trường học xử lý vệ sinh khử khuẩn, không để dịch bùng phát và lây lan.

Trong khi đó, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết trong tuần 22 (từ ngày 23 đến 29-5) toàn TP có 153 ca tay chân miệng nhập viện.

Số ca bệnh tăng 11% so với trung bình bốn tuần trước (138 ca). Đáng lưu ý có 12 quận huyện có số ca mắc tay chân miệng nhập viện tăng so với trung bình bốn tuần trước. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay toàn TP có 2.008 ca tay chân miệng, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2015 (2.788 ca). http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160612/tre-mac-benh-tay-chan-mieng-tang-lien-tuc/1116754.html

 

Thủ thuật “vàng” trong điều trị tim mạch

Trong bệnh tim mạch, can thiệp nội mạch ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Thành công trong lĩnh vực này có sự đóng góp vô cùng quan trọng của máy chụp mạch máu kỹ thuật số xóa nền DSA. Nói đúng hơn, DSA là thủ thuật “vàng” trong chẩn đoán hình ảnh bệnh lý mạch máu trên thế giới.

Bài viết giới thiệu một số thông tin cơ bản về kỹ thuật thăm dò tim mạch quan trọng này.

Hiện nay, bệnh tim mạch ngày càng gia tăng và trở thành vấn đề sức khỏe trong cộng đồng. Theo WHO, tim mạch đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người trên toàn thế giới và chiếm nhiều nhất ở các nước đang phát triển. Mỗi năm, người chết do bệnh tim và đột quỵ nhiều hơn cả ung thư, lao, sốt rét và HIV cộng lại.

Ở Việt Nam, thống kê của Hội tim mạch học cho thấy, cứ 3 người Việt Nam trưởng thành có 1 người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chủ yếu là bệnh mạch vành. Chỉ tính riêng bệnh tim mạch đã cướp đi sinh mạng của hơn 100.000 người mỗi năm, nếu tính cả tai biến mạch máu não và các bệnh tim khác, con số này lên tới 200.000 người, chiếm hơn 1/4 tổng số người tử vong tại Việt Nam mỗi năm.

Trong điều trị, kỹ thuật can thiệp tim mạch (cardiovascular intervention) đã ra đời và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Thành công trong lĩnh vực này có sự đóng góp vô cùng quan trọng của máy chụp mạch máu kỹ thuật số xóa nền DSA (Digital Subtraction Angiography). Nói đúng hơn, DSA là thủ thuật “vàng” trong chẩn đoán hình ảnh bệnh lý mạch máu trên thế giới.

Đây là thiết bị với công nghệ tiên tiến để thực hiện phương pháp chẩn đoán hình ảnh kết hợp giữa việc chụp X-quang và xử lý số sử dụng thuật toán để xóa nền trên hai hình ảnh thu nhận được trước và sau khi tiêm chất cản quang vào cơ thể người bệnh, nhằm mục đích thấy rõ hơn các thương tổn, bệnh lý mạch máu trước khi chỉ định can thiệp mạch.

Hệ thống DSA gồm 4 thành phần: (1) phát tia X, (2) thu nhận hình ảnh, (3) xử lý hình ảnh số và (4) hiển thị hình ảnh. Trung tâm là bộ xử lý hình ảnh số (digital image processing system).

Ban đầu máy sẽ chụp hình ảnh khi chưa tiêm thuốc cản quang. Sau khi chất cản quang được tiêm vào mạch máu qua ống thông (catheter) luồn qua da vào động mạch đùi qua da, máy sẽ ghi hình ảnh động chất cản quang đi trong mạch máu trong một đơn vị thời gian cài đặt sẵn. Bộ phận xử lý hình ảnh sẽ lấy ảnh khi chưa có cản quang làm ảnh nền (mask image) và tiến hành loại trừ ảnh nền này với ảnh thu được sau khi bơm chất cản quang để làm rõ hệ thống mạch máu cần khảo sát.

DSA có rất nhiều ứng dụng để chẩn đoán và can thiệp điều trị như: (1) đánh giá độ dị thường của động mạch chủ, động mạch cảnh, động mạch thận, động mạch chi và các động mạch ngoại biên; (2) thông tim, nong hẹp van động mạch, đóng lỗ thông tim, đặt bóng đối xung nội động mạch chủ, (3) đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ, lấy dị vật trong hệ tuần hoàn, đặt máy tạo nhịp, siêu âm trong lồng mạch và buồng tim, (4) thăm dò và điều trị điện sinh lý, ung thư gan hoặc u tử cung, u não, bất thường mạch máu não...

Nhờ có máy DSA này, khá nhiều trường hợp bệnh lý tim mạch, đặc biệt là nhồi máu cơ tim đã được xác định chẩn đoán rõ ràng và được can thiệp nhanh chóng, kịp khoảng “thời gian vàng” nên đã được cứu sống. http://dantri.com.vn/suc-khoe/dsa-thu-thuat-vang-trong-dieu-tri-tim-mach-20160610152207446.htmHYPERLINK "javascript:location.href='mailto:?SUBJECT='+document.title+'&BODY='+escape(location.href);"

 

Khập khiễng cách hồi: Coi chừng tắc mạch

Khập khiễng cách hồi có nguyên nhân do thiếu hụt lượng máu đến nuôi chân do mạch máu bị chít hẹp vì xơ vữa. Nếu được chẩn đoán sớm, điều trị thích hợp, cơn đau sẽ biến mất, người bệnh có thể đi lại bình thường.

Đây là dạng đau chân từng lúc, đặc biệt khi đang đi, ngồi nghỉ đỡ đau và sẽ đau trở lại khi đi tiếp; là cơn “đặc trưng” do thiếu máu cung cấp cho chân. Đau thường rõ hơn, gia tăng trong khi tập thể dục, đi bộ nhiều.

Khổ vì cái chân tê

Ông P.C.T. (sinh 1955), nhập viện vì bị tê, đau chân trái nhiều, đi lại rất khó khăn. Bệnh nhân có tiền sử bệnh rối loạn mỡ máu và viêm tắc động mạch chân mãn tính, đang dùng các thuốc bảo vệ thành mạch, thuốc giảm mỡ máu và thuốc chống đông.

Qua thăm khám và kết quả siêu âm Doppler mạch máu, chụp DSA, ông được chẩn đoán: hẹp động mạch đùi trái nặng do xơ vữa thành mạch.

Sau đó, ông T. được chỉ định can thiệp mạch bằng cách đặt stent động mạch qua da mà không cần phẫu thuật.

Thủ thuật được thực hiện qua các công đoạn: đưa một ống thông nhỏ qua da vào động mạch để lấy cục máu đông, dùng một quả bóng nhỏ bơm lên trong lòng mạch để nong rộng chỗ tắc và đặt stent (ống nong) đúng cỡ vào vị trí chít nghẽn để ngăn chặn tái hẹp.

Ông P.C.T. xuất viện 3 ngày sau với tình trạng sức khỏe ổn định, đi lại bình thường và chi không còn tê đau cách hồi.

Vì sao “khập khiễng cách hồi”?

Từ quả tim bơm ra, máu sẽ theo các động mạch đến khắp cơ thể. Cũng như các cơ quan khác, chân cũng có các động mạch đưa máu đến cung cấp dưỡng khí và các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của mô, cơ ở chân.

Khi dòng máu đến bị thiếu hụt, chân sẽ bị đau và tê. Với những trường hợp nghẽn hẹp vừa phải, cảm giác đau thường tăng lên, rõ ràng hơn khi bệnh nhân đi lại, khiến bệnh nhân có lúc phải ngồi nghỉ giữa chừng (khập khiễng cách hồi).

Dòng máu nuôi dưỡng thiếu cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trong trường hợp nặng, động mạch bị hẹp tắc, dòng máu nuôi bị chặn lại, các mô tế bào vùng tương ứng bị hoại tử, nhiễm trùng và nhiều lúc phải cắt cụt chân/tay.

Lúc đầu, cơn đau khập khiễng chỉ có thể nhận thấy khi đang lao động, đi lại nhiều, nhưng về sau khi động mạch chân bị chít hẹp nhiều hơn, cơn đau có thể xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi. Đau cách hồi có nguyên nhân là lưu lượng máu bị sụt giảm, do đó cơn đau sẽ biến mất sau khi can thiệp mạch máu khiến việc tưới máu được phục hồi.

Hãn hữu, có người bị hẹp bệnh động mạch ngoại biên nhưng không có bất cứ một triệu chứng nào, nhất là trong giai đoạn sớm của bệnh. Đây là lý do bệnh chít hẹp động mạch chân bị bỏ sót chẩn đoán. Bệnh thường xảy ra trên cơ địa người béo phì, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, tăng huyết áp...

Do đó, khi có cơn khập khiễng cách hồi, ngoài các thủ thuật để chẩn đoán bệnh lý động mạch ngoại biên, đừng quên tầm soát những bệnh lý nội tiết và chuyển hóa này.

Can thiệp tim mạch là kỹ thuật “vàng” không quá khó để giải quyết những hẹp nghẽn tắc mạch nói chung và khập khiễng cách hồi do chít hẹp động mạch chân.

Thủ thuật can thiệp mạch đòi hỏi hai bước cơ bản: (1) xác định chẩn đoán và (2) đánh giá mức độ và tính chất tổn thương.

Những điều này chỉ đạt được ở cơ sở y tế có đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, cùng với trang thiết bị y tế đầy đủ: máy siêu âm Doppler mạch máu và đặc biệt là máy chụp mạch xóa nền kỹ thuật số hóa DSA. http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160612/khap-khieng-cach-hoi-coi-chung-tac-mach/1116745.html

 

Hệ lụy nguy hiểm nếu tỉ lệ tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh thấp

Dân trí Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh 3 tháng đầu năm 2016 là 15,5%, cao hơn cùng kỳ năm 2015 (14,3%) nhưng vẫn ở mức thấp, kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm khi vẫn còn nhiều trẻ không được tiêm vắc xin viêm gan B mũi sơ sinh.

GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, từ năm 2003, Chương trình TCMR triển khai tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trên toàn quốc bởi đây là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây nhiễm vi rút viêm gan B và phòng ung thư gan.

Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở nước ta khá cao, chiếm khoảng 10-20% dân số. Một số nghiệm cứu cho thấy tỷ lệ mang vi rút viêm gan B ở phụ nữ có thai là khoảng10%. Việc điều trị bệnh viêm gan B cũng rất tốn kém. Các chuyên gia ước tính, trung bình người nhiễm vi rút viêm gan B phải tiêu tốn khoảng 60 - 200 triệu đồng tiền thuốc mỗi năm và thời gian điều trị kéo dài từ 1-2 năm, chưa kể những hệ lụy sau đó do viêm gan B gây ra như xơ gan, ung thư gan.

Theo TS. Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, với vắc xin viêm gan B, tiêm cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh là cách tốt nhất để phòng lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang con, với hiệu quả bảo vệ lên tới 90 %. Nếu trẻ tiêm vắc xin viêm gan B muộn sau khi sinh thì việc phòng tránh lây truyền bệnh từ mẹ sang con sẽ bị giảm.

“Cụ thể nếu tiêm vắc xin viêm gan B vào thời điểm 7 ngày sau khi sinh, khả năng phòng lây nhiễm từ mẹ sang con chỉ đạt 50-57%. WHO cũng khuyến cáo mọi trẻ em cần được tiêm phòng vắc xin viêm gan B sơ sinh trong 24h đầu sau sinh và đến nay đã có khoảng 100 quốc gia thực hiện lịch tiêm này”, bà Hồng nói.

Ngoài ra, tiêm vắc xin viêm gan B sớm không chỉ có hiệu quả tốt, phòng lây truyền viêm gan từ mẹ sang con trong khi sinh mà còn giúp trẻ sơ sinh sớm được bảo vệ phòng lây truyền viêm gan B từ các thành viên khác trong gia đình, người chăm sóc trẻ hoặc từ những trẻ khác qua tiếp xúc trực tiếp với vết xước, chảy máu. Đây chính là thời gian vàng để có được hiệu quả bảo vệ cao nhất của vắc xin viêm gan B trong phòng bệnh viêm gan B.

Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây tử vong do vi rút viêm gan gây tổn thương tế bào gan và dẫn đến hậu quả là viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan. Bệnh viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu của ung thư gan, 25% bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan B sẽ diễn tiến biến chứng xơ gan, ung thư gan nếu không được điều trị. 100% ung thư gan ở trẻ em là do viêm gan B. Vi rút viêm gan B chủ yếu lây qua đường máu, lây từ mẹ sang con trong khi sinh hoặc quan hệ tình dục không an toàn.

Trong khi đó mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm vi rút viêm gan B và nhiễm vi rút viêm gan B ở độ tuổi càng trẻ thì nguy cơ gây viêm gan mạn tính hoặc ung thư gan sau này càng cao. Trẻ dưới 6 tuổi khi bị nhiễm vi rút viêm gan B hầu như đều dẫn tới viêm gan mạn tính.

Là một căn bệnh nguy hiểm nhưng đến nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào đối với bệnh viêm gan B. Tiêm phòng vắc xin viêm gan B được xem là biện pháp hữu hiệu nhất phòng tránh căn bệnh nguy hiểm viêm gan B hiện nay. Với trẻ em, tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh là biện pháp bảo vệ hữu hiệu nhất, bảo vệ đến gần 90% nguy cơ mắc viêm gan.

Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị 13 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24h đầu sau sinh năm 2015 đạt thấp (dưới 50%) cần có biện pháp tăng tỉ lệ tiêm chủng, bảo vệ trẻ em khỏi bệnh viêm gan B nguy hiểm.

Bộ Y tế đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các cơ quan có liên quan tăng cường các biện pháp để tăng tỷ lệ tiêm viêm gan B sơ sinh trong 24h sau sinh. Yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phòng sinh phải tổ chức tiêm phòng viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh. Với các phòng sinh chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng, cần khẩn trương làm thủ tục để được cấp phép.

Bộ Y tế cho biết, mục tiêu đặt ra đến năm 2017 sẽ giảm tỷ lệ mắc viêm gan B sơ sinh cho trẻ dưới 5 tuổi xuống dưới 1%.http://dantri.com.vn/suc-khoe/he-luy-nguy-hiem-neu-ti-le-tiem-vac-xin-viem-gan-b-so-sinh-thap-20160612134012691.htmHYPERLINK "javascript:location.href='mailto:?SUBJECT='+document.title+'&BODY='+escape(location.href);"

 

Vì sao Công ty dược Euvipharm bị Bộ Y tế đình chỉ sản xuất thuốc?

Mới đây, Cục quản lý dược (Bộ Y tế) ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động sản xuất thuốc đối với Công ty cổ phần dược phẩm Euvipharm (huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An) 3 tháng.

Công văn số 242/QĐ-QLD do ông Trương Quốc Cường, Cục Trưởng Cục quản lý dược (Bộ Y tế) ký ngày 9/6/2016,  nêu rõ, căn cứ biên bản kiểm tra ngày 25/5/2016 của đoàn kiểm tra Cục quản lý dược đối với Công ty cổ phần dược phẩm Euvipharm, Cục Quản lý dược tạm đình chỉ hoạt động sản xuất thuốc của Công ty.

Quyết định nêu rõ: Tạm đình chỉ hoạt động sản xuất thuốc đối với Công ty cổ phần dược phẩm Euvipharm 3 tháng kể từ ngày ban hành quyết định này. Công ty đã sử dụng nguyên liệu làm thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ để sản xuất thuốc thành phẩm. Kiểm nghiệm nguyên liệu làm thuốc không đúng theo tiêu chuẩn đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bán thuốc thành phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ sau khi đơn vị đã biết nguyên liệu đó không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Đồng thời văn bản Quyết định xử phạt, Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu Công ty cổ phần dược phẩm Euvipharm nghiêm túc khắc phục các vi phạm nêu trong băn bản kiểm tra ngày 25/5 của đoàn kiểm tra. Chấn chỉnh và nghiêm túc rút kinh nghiệm việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc.  

Được biết Công ty cổ phần Dược phẩm Euvipharm được thành lập ngày 20/4/2005, đăng ký hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dược phẩm tại Việt Nam. http://baodautu.vn/vi-sao-cong-ty-duoc-euvipharm-bi-bo-y-te-dinh-chi-san-xuat-thuoc-d46686.html

 

Hàng trăm bạn trẻ tham gia Ngày hội hiến máu “Mùa hè nhân ái”

Ngày hội đã thu hút sự tham gia của đông đảo các tình nguyện viên đến từ các chi hội, câu lạc bộ cũng như các bạn sinh viên...

Nhân dịp kỉ niệm ngày “thế giới tôn vinh người hiến máu 14/6", sáng 12/6 tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, Hội thanh niên vận động hiến máu Hà Nội phối hợp với Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện TP Hà Nội tổ chức ngày hội hiến máu “Mùa hè nhân ái”.

Ngày hội diễn ra với thông điệp “Hiến giọt máu đào - Trao đời sự sống”, một giọt máu kết nối triệu trái tim, gắn kết cộng đồng, cùng nhau sẻ chia, cùng nhau yêu thương và cùng nhau hiến máu.

Với mục đích phát triển phong trào hiến máu tình nguyện, khắc phục tình trạng khan hiếm máu trong những đợt nắng nóng của màu hè, ngày hội đã thu hút sự tham gia của đông đảo các tình nguyện viên đến từ các chi hội, câu lạc bộ cũng như các bạn sinh viên đến từ các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội tham gia chương trình hiến máu “Trao giọt máu yêu thương”.

“Mùa hè nhân ái” là hoạt động khởi đầu trong chuỗi ngày hiến máu dịp hè 2016, đồng thời kêu gọi mọi người sẵn sàng chia sẻ những giọt máu quý giá đến với những mảnh đời kém may mắn. Ngoài chương trình hiến máu “Trao giọt máu yêu thương” còn có các chương trình bên lề như chương trình “Tri ân người hiến máu tình nguyện”, chương trình hội trại, nhạc hội...

Kết thúc buổi sáng hiến máu khá thành công, Ban Tổ chức đã thu về hơn 600 đơn vị máu quý giá./. http://vov.vn/xa-hoi/hang-tram-ban-tre-tham-gia-ngay-hoi-hien-mau-mua-he-nhan-ai-519758.vov

http://vov.vn/xa-hoi/ha-noi-ton-vinh-nguoi-hien-mau-tinh-nguyen-519722.vov

 

Phòng, chống HIV/AIDS vùng Tây Bắc: Thu hẹp khoảng trống dịch vụ phòng chống HIV/AIDS

https://plus.google.com/share?url=http://baotintuc.vn/news-20160609145020379.htmSau 25 năm, công cuộc phòng chống HIV/AIDS ở nước ta đã đạt được nhiều thành công với các hoạt động triển khai hiệu quả như can thiệp phòng chống HIV/AIDS, truyền thông, dự phòng, can thiệp giảm tác hại, tư vấn xét nghiệm tự nguyện và chăm sóc, điều trị HIV/AIDS.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, các tỉnh vùng Tây Bắc đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và khoảng trống về dịch vụ HIV/AIDS, đặc biệt tại những tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. 

Bất cập tại vùng miền núi, khó khăn 

Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, thời gian gần đây, số người nhiễm mới hàng năm đang có xu hướng chững lại nhưng lại dịch chuyển mạnh về những địa bàn vùng sâu, vùng xa, nơi có mức độ bao phủ của các dịch vụ chăm sóc, tư vấn về HIV/AIDS còn thấp và vẫn còn rất nhiều khoảng trống trong việc cung cấp thông tin tới người dân. 

Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La, Đàm Văn Hưởng cho biết: Sơn La là tỉnh miền núi với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống trong khi trình độ dân trí chưa cao, thêm vào đó địa hình miền núi rộng, chia cắt, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn nên việc tuyên tuyền phòng chống HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục gặp nhiều khó khăn. Trong 10 tháng đầu năm 2015, tổng số người nhiễm HIV phát hiện mới tại tỉnh là 405 người, chuyển sang giai đoạn AIDS là 525 người, số tử vong do AIDS là 110 người. Ước tính số người nhiễm HIV phát hiện mới hàng năm trung bình khoảng 600 người; đặc biệt, số phát hiện mới nhiễm HIV là phụ nữ và trẻ em có xu hướng gia tăng. Trước tình hình đó, để hướng tới mục tiêu 90 - 90 - 90, tỉnh Sơn La đang gặp nhiều khó khăn với các khoảng trống về các dịch vụ HIV/AIDS. 

Ông Đàm Văn Hưởng khẳng định, hiện nay dịch HIV/AIDS không chỉ tập trung ở các khu vực thành thị mà đã và đang có xu hướng lan rộng ra các khu vực giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, gắn liền với tệ nạn buôn bán, sử dụng ma túy cao đặc biệt là khu vực biên giới. Khoảng trống lớn nhất là nhận thức của thanh thiếu niên và dân cư vùng kinh tế kém phát triển về HIV vẫn còn thấp, góp phần gia tăng sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư và làm giảm tỷ lệ người nhiễm HIV đến xét nghiệm, tăng sự kỳ thị trong cộng đồng.

Đồng thời, đối tượng nhiễm HIV/AIDS không khai đúng địa chỉ, họ tên và thường xuyên thay đổi nơi cư trú nên công tác giám sát, phát hiện, tư vấn gặp nhiều khó khăn. Khoảng trống tiếp theo là số người được tiếp cận dịch vụ điều trị HIV/AIDS chưa cao do địa hình Sơn La rộng, phương tiện giao thông đi lại khó khăn. Bên cạnh đó, nhân lực, mạng lưới phòng chống HIV/AIDS từ tỉnh đến cơ sở mỏng, đặc biệt là tuyến huyện, xã; kỹ năng tư vấn, chăm sóc người nhiễm HIV tại nhà của nhân viên chăm sóc còn nhiều hạn chế. Tại các địa phương, cán bộ chuyên trách chương trình chủ yếu là kiêm nghiệm, năng lực còn hạn chế và thiếu về số lượng. 

Triển khai toàn diện

Để thực hiện thành công mục tiêu 90 - 90 - 90 tiến tới kết thúc dịch AIDS, các tỉnh vùng Tây Bắc cần quyết liệt triển khai toàn diện các dịch vụ từ dự phòng, chẩn đoán về chăm sóc, điều trị. Hoạt động dự phòng, can thiệp giảm thiểu cần ưu tiên tập trung vào các địa bàn có tình hình dịch HIV và có nguy cơ xuất hiện dịch HIV cao; triển khai đồng bộ các can thiệp từ dự phòng đến điều trị cho đối tượng nhiễm HIV như truyền thông thay đổi hành vi, mở rộng phân phát bơm kim tiêm, bao cao su, điều trị Methadone. 

Ông Đàm Văn Hưởng, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La cho biết: Sơn La là một trong 5 tỉnh được Bộ Y tế và các nhà tài trợ cùng Dự án Quỹ toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS ưu tiên hỗ trợ nhằm hướng đến việc đạt mục tiêu 90 - 90 - 90 vào năm 2017. Để đạt được mục tiêu này, năm 2016, tỉnh tập trung mở rộng các can thiệp ưu tiên nhằm tăng cường tiếp cận với quần thể đích, hỗ trợ tiếp cận với xét nghiệm HIV, điều trị và duy trì điều trị ARV trên địa bàn. Điều trị ngay cho người nhiễm HIV không phụ thuộc tế bào CD4. Đồng thời, ngành y tế tiếp tục mở rộng phòng xét nghiệm tại các bệnh viện tuyến huyện có thể thực hiện được xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV theo quy định của Bộ Y tế. Thành lập các cơ sở điều trị HIV tại khoa khám bệnh các bệnh viện tại các huyện hiện chưa có dịch vụ này. Mở rộng mạng lưới cấp phát thuốc ARV, cấp phát thuốc Methadone tại xã, phường… 

Các tỉnh trong vùng tiếp tục tập trung mở rộng xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, bao gồm người có hành vi nguy cơ cao; đồng thời mở rộng và phân cấp mạng lưới phòng xét nghiệm khẳng định HIV tại tuyến huyện bằng 3 test nhanh. Ngành y tế sẽ thực hiện điều trị ARV theo tiêu chuẩn mới: Điều trị ARV không phụ thuộc số lượng CD4 (tế bào bạch cầu của con người) cho các đối tượng nhiễm HIV nguy cơ cao, phụ nữ mang thai nhiễm HIV, người nhiễm HIV ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, người nhiễm có CD4 ≤ 500 TB/mm3. Để cung cấp đầy đủ các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, ngành y tế cần tăng cường năng lực và phát triển hệ thống như kiện toàn các cơ sở điều trị HIV/AIDS để tiếp cận được với bảo hiểm y tế, nâng cao năng lực cán bộ y tế trong hệ thống y tế công, tư về chăm sóc và điều trị, thiết lập hệ thống cung ứng thuốc ARV và các sinh phẩm xét nghiệm liên tục, đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý. http://baotintuc.vn/chinh-sach-va-cuoc-song/thu-hep-khoang-trong-dich-vu-phong-chong-hivaids-20160609145020379.htm

http://baotintuc.vn/tay-bac-tay-nguyen-tay-nam-bo/dieu-tri-arv-giai-phap-huu-hieu-20160609150814737.htm

http://baotintuc.vn/tay-bac-tay-nguyen-tay-nam-bo/phong-chong-hivaids-vung-tay-bac-ganh-nang-tu-hivaids-20160609144356618.htm

 

Việc thiếu nguồn kinh phí sẽ khiến công tác phòng chống HIV/AIDS tại nước ta gặp khó khăn và trở ngại trong việc điều trị ARV, Methadone, thanh toán bảo hiểm y tế. Hiện nay, vấn đề đầu tư bền vững vẫn là một thách thức lớn. Nếu kinh phí quốc gia không tăng lên để lấp bù khoảng trống thì những thành tựu đạt được trước đây sẽ khó có thể duy trì.

 

 

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS cam kết loại trừ nhiễm mới HIV trẻ em

 

Tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS, các nhà lãnh đạo đã ra Tuyên bố Chính trị kết thúc đại dịch này.

Ngày 10/6/2016 là ngày thứ ba và cũng là ngày cuối cùng của phiên họp cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc về HIV/AIDS. Một sự kiện quan trọng trong ngày họp cuối cùng là các nhà lãnh đạo trên thế giới đã thống nhất và ra Tuyên bố Chính trị của Liên Hợp Quốc năm 2016 về kết thúc dịch AIDS khẳng định toàn thế giới sẽ Dồn tổng lực để đạt được mục tiêu này vào năm 2030.

Các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết thực hiện 3 mục tiêu chung và 20 mục tiêu cụ thể đến năm 2020 về Dồn tổng lực cho phòng, chống AIDS, bao gồm tăng gấp đôi số người nhiễm HIV được điều trị ARV và đưa các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV đến với mọi người dân có nhu cầu.

Các nhà lãnh đạo thế giới nhất trí rằng chưa có quốc gia nào đạt được mục tiêu kết thúc dịch AIDS và không một quốc gia nào có thể giảm bớt nỗ lực phòng, chống AIDS vào lúc này. Giờ đây, khi các quốc gia bắt đầu thực hiện Chương trình nghị sự đến năm 2030 vì Phát triển bền vững, toàn thế giới đều nhất trí rằng chỉ có thể kết thúc được dịch AIDS vào năm 2030 nếu thực hiện được các mục tiêu đến năm 2020 về Dồn tổng lực cho phòng, chống AIDS.

Các mục tiêu và cam kết được đưa ra trong Tuyên bố Chính trị về Kết thúc dịch AIDS: Dồn tổng lực để đẩy nhanh tiến độ Phòng, chống HIV và Kết thúc dịch AIDS vào năm 2030 sẽ dẫn dắt toàn thế giới trong các nỗ lực nhằm củng cố mối liên kết giữa việc giải quyết các vấn đề về y tế, phát triển, bất công, bất bình đẳng, nghèo đói và xung đột.

Tính đến cuối năm 2015, số người nhiễm HIV được điều trị ARV đã đạt 17 triệu, vượt mức chỉ tiêu đặt ra là 15 triệu. Cũng trong năm 2015, các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết đảm bảo rằng 90% tổng số người nhiễm HIV (bao gồm cả trẻ em, người vị thành niên và người lớn) sẽ biết được tình trạng nhiễm của mình, 90% số người đã biết tình trạng nhiễm sẽ được điều trị ARV và 90% số người tham gia điều trị ARV sẽ đạt được tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế.

Cam kết loại trừ nhiễm mới HIV trong trẻ em và bảo đảm sức khỏe cũng như cuộc sống tốt cho mẹ các em được tái khẳng định trong Tuyên bố Chính trị 2016, đồng thời nhấn mạnh cần bảo đảm rằng các bà mẹ nhiễm HIV đều được điều trị ARV ngay lập tức và điều trị suốt đời.

Triệt tiêu nhiễm mới HIV ở trẻ em thông qua thực hiện mục tiêu đến năm 2020 giảm 95% số ca nhiễm mới ở trẻ em tại tất cả các khu vực trên thế giới.

Ngoài ra, Tuyên bố Chính trị 2016 về kết thúc đại dịch HIV cũng chú trọng phụ nữ, trẻ gái vị thành niên, thanh niên và bình đẳng giới.

Mỗi ngày trên thế giới lại có thêm 2 nghìn ca nhiễm HIV mới trong thanh niên, chiếm một phần ba tổng số các ca nhiễm mới, nhưng chỉ có 28% số nữ thanh niên có kiến thức đúng về HIV. Các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên đóng một vai trò cốt lõi hơn trong công tác phòng, chống AIDS, thông qua thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ các quyền về chăm sóc sức khỏe và giáo dục toàn diện về sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản và dự phòng lây nhiễm HIV. 

Tuyên bố Chính trị 2016 cũng khẳng định tầm quan trọng của tiếp cận phổ cập tới chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản, cùng các quyền về sức khỏe sinh sản.

Các nhà lãnh đạo đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết gánh nặng về HIV đối với phụ nữ, đặc biệt là nữ thanh niên và trẻ gái vị thành niên ở khu vực tiểu vùng Sahara thuộc châu Phi.

Tuyên bố Chính trị 2016 cam kết thực hiện bình đẳng giới, đầu tư nâng cao năng lực cho phụ nữ, và chấm dứt mọi hình thức bạo hành và phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái, nhằm nâng cao năng lực tự bảo vệ mình của phụ nữ và trẻ em gái tránh khỏi bị lây nhiễm HIV. Sự tham gia của nam giới và các trẻ em trai trong những vấn đề này là không thể thiếu được. http://infonet.vn/dai-hoi-dong-lien-hop-quoc-ve-hivaids-cam-ket-loai-tru-nhiem-moi-hiv-tre-em-post200986.info

 

Người bệnh sẽ được lọc thận nhân tạo tại trạm y tế

 (PLO)- Chiều 12-6, Sở Y tế TP.HCM cho biết Sở đã chọn Trạm Y tế phường Bình Chiểu (quận Thủ Đức, TP.HCM) thí điểm lọc thận nhân tạo do trạm y tế này khá xa bệnh viện và tập trung nhiều người lao động.

Theo Sở Y tế TP, sau khi BV quận Thủ Đức chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực, sở sẽ tổ chức thẩm định tại chỗ. Nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu chuyên môn, BV quận Thủ Đức sẽ bắt đầu triển khai lọc thận nhân tạo tại Trạm Y tế phường Bình Chiểu vào cuối tháng 6-2016 theo mô hình phòng khám đa khoa vệ tinh của BV quận tại trạm y tế. \

Người bệnh tham gia BHYT sẽ được BHXH TP.HCM thanh toán chi phí lọc thận nhân tạo theo đúng quy định. Sau thời gian triển khai thí điểm ở Trạm y tế phường Bình Chiểu, BV quận Thủ Đức sẽ đánh giá rút kinh nghiệm và nhân rộng thêm tại các trạm y tế khác trong quận Thủ Đức. Sở Y tế TP.HCM cũng sẽ đánh giá hiệu quả và triển khai mở rộng tại 23 quận, huyện còn lại.

Sở Y tế TP.HCM còn cho biết lọc thận nhân tạo tại trạm y tế là một trong những hoạt động khám, chữa bệnh rất thiết thực. Hoạt động này nằm trong kế hoạch triển khai mô hình “phòng khám đa khoa vệ tinh của BV quận, huyện đặt tại trạm y tế” mà sở đã xây dựng và triển khai trong năm 2016. Mục đích của mô hình này nhằm thu hút và tạo niềm tin cho người dân đến khám, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế, góp phần giảm tải cho các BV. http://plo.vn/suc-khoe/nguoi-benh-se-duoc-loc-than-nhan-tao-tai-tram-y-te-634238.html

 

Quảng Nam: 8 tấn mỡ động vật bốc mùi hôi thối chuẩn bị làm thực phẩm

Dân trí Ngày 11/6, đội CSGT Công an TP Tam Kỳ (Quảng Nam) đã bắt giữ một xe tải vận chuyển một số lượng lớn sản phẩm mỡ động vật không rõ nguồn gốc, bốc mùi hôi thối.

Khoảng 12h cùng ngày, đội CSGT Công an TP Tam Kỳ đi tuần tra trên tuyến đường Trần Phú (phường Hòa Thuận, TP Tam Kỳ, Quảng Nam) thì phát hiện xe tải mang BKS 92K- 4862 do tài xế Hồ Văn Dũng điều khiển có dấu hiệu vi phạm nên tiến hành kiểm tra.

Qua kiểm tra, lực lượng CSGT Công an TP Tam Kỳ phát hiện trên xe tải đang vận chuyển 8 tấn thịt mỡ động vật bốc mùi hôi thối. Khi lực lượng chức năng yêu cầu cung cấp giấy tờ liên quan đến số thịt mỡ này thì lái xe không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc.

Theo điều tra của lực lượng chức năng, ông Dũng đang làm chủ một cơ sở sản xuất mỡ động vật; tuy nhiên qua kiểm tra cơ sở chế biến của ông Dũng thì có giấy phép kinh doanh nhưng đã hết hạn sử dụng 2 tháng trước. Ngoài ra, lực lượng chức năng còn phát hiện thêm 5 tấn mỡ động vật hôi thối đang trong quá trình chế biến tại cơ sở này.

Vụ việc đã được cơ quan chức năng lập biên bản, tạm giữ xe và số thịt mỡ hôi thối này để tiếp tục điều tra, làm rõ.

Được biết, từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam đã bắt giữ gần 10 vụ xe khách và xe tải chở thịt động vật và mỡ không đảm bảo chất lượng, bốc mùi hôi thối… Nếu không bị phát hiện, số thịt và mỡ hôi thối, không đảm bảo chất lượng này sẽ được đưa vào các nhà hàng chế biến thành những món ăn “đặc sản” phục vụ thực khách. http://dantri.com.vn/suc-khoe/8-tan-mo-dong-vat-boc-mui-hoi-thoi-chuan-bi-lam-thuc-pham-20160612082851425.htm

 

Hỗ trợ 50% chi phí khám, chữa bệnh nghề nghiệp

Theo Nghị định 37/2016/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2016, mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp bằng 50% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp, nhưng không quá 10 lần mức lương cơ sở/người; hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp nhưng không quá 1/3 mức lương cơ sở/người/lần khám. Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 2 lần và trong 1 năm chỉ được nhận hỗ trợ 1 lần.

Điều kiện hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp

Người lao động được hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định như sau: 

Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc có đủ 4 điều kiện: đã được chẩn đoán bị bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ điều kiện; đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động đủ 12 tháng trở lên và đang được tham gia tính đến tháng liền kề trước của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động; người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong thời gian người lao động làm các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp; người sử dụng lao động đã tổ chức khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định.

Đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp đã đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp và trong thời gian bảo đảm bệnh nghề nghiệp.

Người lao động có thời gian làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp đã nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển sang đơn vị khác được Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả 100% mức chi khám bệnh nghề nghiệp.

Điều kiện hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp

Người lao động được hỗ trợ chi phí khám bệnh nghề nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định như sau:

Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có đủ điều kiện  sau đây: Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động; người sử dụng lao động thực hiện quan trắc môi trường lao động theo quy định; người lao động được đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp là người đã được phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ điều kiện.

Đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp khi đi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp phải còn trong thời gian bảo đảm bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Nghị định 37 quy định người sử dụng lao động hàng tháng đóng mức 1% trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng. Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình.

Trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm hoặc khoán được thực hiện hàng tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng một lần.

Người sử dụng lao động hàng tháng đóng mức 1% trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động là hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

Từ ngày 01/1/2018 trở đi, Chính phủ quyết định mức đóng thấp hơn mức đóng quy định nêu trên. http://baophapluat.vn/thoi-su/ho-tro-50-chi-phi-kham-chua-benh-nghe-nghiep-278469.html

 

Đừng làm xấu hình ảnh “lương y như từ mẫu”

 (HQ Online)- Chuyện bác sỹ nhận một tập phong bì tại Bệnh viện K chưa khép lại, câu chuyện một nhân viên y tế “nấu cháo” điện thoại để bệnh nhân chờ lại nổi lên. Tuy nhiên câu chuyện sẽ không đẩy lên đỉnh điểm khi có nhiều bác sỹ đã lên tiếng mắng nhiếc người tố cào và coi dư luận là “hâm hấp” khi nêu lên những bức xúc của họ khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

Mới đây, một clip có nội dung miêu t ả một nữ bác sĩ ở Bệnh viện K- nơi bệnh nhân đến đây dường như đều mang án tử cận kề - nhận trong tay một xấp phong bì từ người nhà bệnh nhân được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Không phải nói, cộng đồng có tới 90% người dân Việt bức xúc về hành vi vô tư nhận phong bì của nhân viên y tế như thế nào.

 Họ bức xúc, xót xa trước thái độ của nữ bác sỹ, xem đó là hành vi vô nhân đạo khi vô tư nhận tiền của những bệnh nhân không may sắp bước vào cửa tử. Mạng xã hội lên tiếng, “lãnh đạo” vào cuộc, có hội đồng kỷ luật, kết cục nữ nhân viên nhận mức kỷ luật… cảnh cáo.

Lần này, cũng từ mạng xã hội, nhà báo T. A đăng tải statut kèm bức ảnh chụp nữ nhân viên y tế tại Khoa Sản- Bệnh viện Bạch Mai đang vô tư buôn điện thoại bất chấp nhiều bệnh nhân đang chờ đợi làm thủ tục. Cũng nhân viên này, trước đó đã có thái độ xấc xược, chửi bới với người nhà bệnh nhân từ Nghệ An ra Hà Nội khám bệnh.

Theo lời nhà báo T. A, việc cô này buôn điện thoại khiến chị bức xúc một thì thái độ thiếu thân thiện của nữ nhân viên kia mới thực sự làm chị muốn lên tiếng để “sếp người đó biết họ làm việc như thế nào”.

Hơn 5 nghìn lượt chia sẻ, hơn 2 nghìn bình luận đủ để biết không ít người đứng về phía chị. Là do họ bị lôi kéo? Không hề, bởi đơn giản, họ chính là những người đã từng chứng kiến, nghe những câu chuyện, tình huống tương tự.

Tuy nhiên với cương vị là những người công tác trong ngành Y, một số y, bác sỹ không những không thừa nhận những yếu kém, bất cập của ngành lại có thái độ ứng xử thiếu sáng suốt trước thông tin của bệnh nhân và dư luận.

Cụ thể, một bác sỹ đang công tác tại một bệnh viện trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội đã “nhảy chồm chồm” lên, cho rằng nhà báo này đáng trách khi không là thiếu ý thức, và có những lời xúc phạm đến cư dân mạng và gọi họ là “hâm hấp”.

Vị bác sỹ này biện bạch rằng, tại sao nhà báo không gọi đến đường dây nóng của bệnh viện, sao không góp ý với nhân viên y tế kia mà lại đưa lên mạng xã hội, đẩy cô nhân viên kia tới đường cùng…

Ý của vị bác sỹ này là hãy đừng nóng vội đưa lên mạng xã hội mà phải bình tĩnh, ứng xử có trước, có sau, phải giao giảng đạo đức đã, nếu người ta không nghe mới chửi…

Tuy nhiên vị bác sỹ không hiểu hay cố tình không hiểu, khi viết status trên mạng kia, nữ nhà báo đó không đứng trên cương vị một nhà báo mà là một người bệnh. Và nói như Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh- Bộ Y tế, người bệnh là khách hàng của bệnh viện và khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ y tế nếu không hài lòng có quyền lên tiếng.

Và vị này cũng quên mất rằng, dư luận, hay xã hội không “hâm hấp” như lời bác sỹ này nói, bởi họ là hàng trăm, hàng ngàn người bệnh đã từng một lần đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Họ có quyền nói lên tiếng nói cá nhân của mình và những sự việc mình đã từng trải qua.

Họ cũng không vì thù ghét cá nhân mà nói xấu hay thêu dệt, dồn cô nhân viên kia vào đường cùng mà chỉ phản ánh để bản thân cô nhân viên y tế kia nói riêng và cán bộ trong ngành Y nói chung tự nhìn lại bản thân để hành xử nghiêm túc hơn.

Một bác sỹ đang công tác tại một bệnh viện lớn cần phải thông minh và sáng suốt, ứng xử với bệnh nhân và dư luận một cách có tâm và có tầm. Có oan ức hay “khóc thuê” cho nữ nhân viên đó, cũng cần đưa ra bằng chứng, giả sử biết chính xác là nữ nhân viên kia nghe điện thoại hàng giờ là vì có việc quan trọng liên quan đến sinh mệnh chứ không chỉ là chuyện “tám” với bạn bè.

Là một bác sỹ được đào tạo bài bản với sứ mệnh cứu người lẽ ra vị này cần ứng xử một cách bình tĩnh và sáng suốt chứ không nên quên mất danh xưng danh giá “lương y như từ mẫu” mà xã hội đặt để mà gào lên, chửi rủa cả người viết và dư luận, bởi anh ta cho rằng người khác sai và bản thân anh ta đúng.

Tuy nhiên càng chửi người ta lại càng buồn cười và thấy đáng thương cho vị bác sỹ bởi anh ta đã thể hiện quan điểm bảo vệ nữ nhân viên kia, cho rằng chuyện cô ta “nấu cháo” điện thoại nhiều phút liền là chuyện bình thường, còn người khác là “bất thường” khi cố tình làm quá một chuyện lẽ ra hết sức bình thường của BV Bạch Mai nói riêng và của ngành Y tế nói chung.

Được biết, tại Hội nghị trực tuyến với các bộ ngành, địa phương trên toàn quốc, bàn các giải pháp đẩy mạnh thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân vừa tổ chức chính Bộ trưởng Y tế Kim Tiến cho hay: “Ngành Y tế đặc biệt chú trọng thực hiện đề án đổi mới toàn diện thái độ, phong cách, quy định nghiệp vụ tổ chức của các bệnh viện trong tiếp nhận, chăm sóc người dân, bệnh nhân, đồng thời chấn chỉnh thái độ, xử lý hơn 7.000 nhân viên, cán bộ y tế các tuyến từ cơ sở đến trung ương có hành vi không đúng với người bệnh”.

Vậy thì cố gắng nêu trên vị tư lệnh ngành Y khi cố ban hành và thực hiện Đề án thay đổi thái độ của nhân viên y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh sẽ đổ xuống sông xuống bể khi môi trường bệnh viện còn những nhân viên như vị bác sỹ này và cô nhân viên kia.

Và nhắc tới bệnh viện thay bằng thái độ tôn trọng phần lớn những bác sỹ thầm lặng đang ngày đêm chữa bệnh cứu người, người dân chỉ còn cảm giác sợ hãi và chán chường khi gặp phải những con sâu bỏ rầu nồi canh như vị bác sỹ này và cô y tá trên. http://www.baohaiquan.vn/pages/ca-gian-mat-khon.aspx

 

Nữ sinh viên tử vong sau truyền nước tại phòng khám

 (PLO)- Khi đang truyền nước biển thì bệnh nhân bị sốc, chuyển lên bệnh viện Tân Phú đã tử vong.

Công an quận Tân Phú, TP.HCM đang phối hợp với các đơn vị chức năng điều tra nguyên nhân tử vong của nữ sinh Trần Thị Tố Uyên (20 tuổi, sinh viên một trường cao đẳng tại TP.HCM) sau khi được người nhà đưa đến khám bệnh tại một phòng khám Đa khoa trên đường Tân Hương (phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP.HCM).

Thông tin ban đầu, sáng ngày 12-6, Trần Thị Tố Uyên sau khi bưng quả đám cưới thì được bạn đưa về nhà ở quận Tân Phú trong trạng thái mệt mỏi. Sau đó, ông Trần Thanh Bình (52 tuổi, ba của Uyên) chở con gái đi khám bệnh tại Phòng khám Đa khoa Thành Mỹ. “Mình cứ nghĩ cháu bị bệnh sơ nên đưa lên phòng khám. Đến đây, y bác sĩ nói đóng tiền xét nghiệm máu và truyền dịch. Tôi có hỏi truyền dịch lâu không? Họ nói truyền dịch 2 tiếng. Con tôi có nói tôi đi về rồi 2 tiếng nữa đến đón. Tôi về ăn cơm chừng nửa tiếng đồng hồ thì phòng khám điện báo cháu trở bệnh nặng đưa lên Bệnh viện Tân Phú. Tôi cùng vợ chạy lên phòng khám thì các y tá nói đưa đi rồi” – ông Bình cho hay.

Thông tin từ Bệnh viện quận Tân Phú, bệnh nhân Uyên được chuyển đến trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở. Mặc dù các bác sĩ ở đây đã tích cực cấp cứu hồi sinh tim, phổi suốt 1 tiếng đồng hồ nhưng không thành công.

Trao đổi trong chiều cùng ngày, Bác sĩ Nguyễn Văn Th., người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Uyên tại phòng khám Đa khoa Thành Mỹ nói: “Bệnh nhân được đưa vào phòng khám vào khoảng 11 giờ 30 trong trạng thái sốt, vật vã khó chịu và kích thích. Người nhà có cho biết là bệnh nhân bị sốt 3 đến 4 ngày ở nhà và tự uống thuốc, đã đỡ nhưng ngày hôm nay người mệt mỏi, vã mồ hôi. Khi đo huyết áp thì huyết áp tụt, không lấy được máu. Sau khi chuyền nước được khoảng 10 đến 15 phút thì bệnh nhân khó chịu, nên chuyển đi bệnh viện”.

Chiều cùng ngày, thi thể bệnh nhân Uyên được đưa về Nhà xác Bình Hưng Hòa, nhiều người thân, bè bạn đã đến chia sẻ nỗi đau với gia đình. “Nó rất ngoan và hiền, trong gia đình nó là con gái út nên rất nhút nhát. Mấy ngày trước cháu còn khỏe mạnh bình thường vẫn tự chạy xe hàng chục cây số đi học. Chỉ mong sao có kết luận chính xác về nguyên nhân khiến con gái tôi mất đột ngột như vậy” – ông Bình nén nỗi đau.

Theo Bác sĩ Th., nguyên nhân tử vong có thể là do sốt xuất huyết. “Theo nhận định của tôi, nếu sốt 3 đến 4 ngày, có nôn ói như vậy thì cái đầu tiên phải nghĩ là do sốt xuất huyết. Nếu có sốt xuất huyết và biến chứng sốt xuất huyết thì sẽ có sốc do sốt xuất huyết, sốc Danger là rất nặng” – bác sĩ Th. thông tin. http://plo.vn/suc-khoe/nu-sinh-vien-tu-vong-sau-truyen-nuoc-tai-phong-kham-634261.html

 

Hành nghề thú y phải có bằng trung cấp trở lên

 (PLO) - Theo Nghị định 35/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thú y, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7, quy định tổ chức, cá nhân hành nghề thú y phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 108 Luật Thú y và phải đáp ứng yêu cầu về chuyên môn.

Cụ thể, người hành nghề chẩn đoán, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y tối thiểu phải có bằng trung cấp chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thuỷ sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thuỷ sản. Người hành nghề tiêm phòng cho động vật phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp đào tạo về kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh cấp.

Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở phẫu thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc nuôi trồng thuỷ sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thuỷ sản.

Người buôn bán thuốc thú y phải có bằng trung cấp trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thuỷ sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thuỷ sản.

Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y được quy định như sau: Cơ sở khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc dùng trong thú y cho động vật trên cạn phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học, sinh học; cơ sở khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc dùng trong thú y cho động vật thủy sản phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thuỷ sản, bệnh học thủy sản, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học, sinh học.

Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y được quy định như sau: Đối với cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm thuốc là dược phẩm dùng trong thú y cho động vật trên cạn, người phụ trách kỹ thuật phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, dược sỹ, hóa dược; dùng trong thú y cho động vật thủy sản thì phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, dược sỹ, hóa dược; cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm thuốc là vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y cho động vật trên cạn thì người phụ trách kỹ thuật phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học, sinh học; dùng trong thú y cho động vật thủy sản thì phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học http://baophapluat.vn/ca-phe-luat/hanh-nghe-thu-y-phai-co-bang-trung-cap-tro-len-278532.html

 

Bệnh tật bủa vây, người già cam chịu

 (Dân Việt) Tai nạn “rình rập”, bệnh tật “bủa vây” khắp người nhưng người già và gia đình lại ít kỹ năng phòng tránh và chăm sóc để giảm thiểu các rủi ro. Trong khi đó, tỷ lệ người già đang gia tăng nhanh chóng.

Mệt lả mới đi khám

Bà Nguyễn Thị Thái (65 tuổi, trú tại Chương Mỹ, Hà Nội) ngồi mệt mỏi tại phòng chờ khám Bệnh viện Lão khoa T.Ư. Bà cho biết, mấy hôm nay nắng nóng, bà bị rối loạn tiền đình, lúc nào cũng thấy đau đầu, trời đất “quay mòng mòng”. Nhưng dù mệt bà vẫn ra đồng, chỉ đến khi mệt không dậy nổi các con mới đưa đi khám. “Gia đình làm nông, bận rộn, thu nhập cũng tùng tiệm đủ ăn, làm sao cứ mệt là đi khám bệnh được. Nhưng nghe bác sĩ bảo huyết áp của tôi tăng vọt, xém chút là vỡ mạch máu mà hãi. Nhỡ mà tai biến nằm liệt đó thì khổ mình, khổ con” – bà Thái tâm sự.

Hơn 1 năm nay, vợ chồng ông Vương Sĩ Hiền (75 tuổi, trú tại Ba Đình, Hà Nội) rất chịu khó đi khám bệnh. Ông Hiền cho biết ông có vài người bạn đang khoẻ mạnh bỗng dưng lăn đùng ra, đưa đi cấp cứu thì đã liệt, méo miệng, nằm một chỗ. Bác sĩ bảo họ bị huyết áp cao, không đi khám bệnh, điều trị nên dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc vỡ mạch máu não. Vợ chồng ông sợ quá nên chăm khám bệnh hơn. Khám mới thấy “cơ man” bệnh tật như huyết áp cao, đau khớp, lãng tai, viêm đường hô hấp…

"Người già và người nhà đều chưa có kinh nghiệm chăm sóc giảm thiểu các nguy cơ bệnh tật, tai nạn. Do đó, đã đến lúc Nhà nước cần có chính sách chăm sóc toàn diện người già như nâng cao năng lực của hệ thống y tế từ cơ sở đến trung ương; kiểm soát các bệnh không lây nhiễm ở người già từ tuyến cơ sở; phát triển các mô hình chăm sóc sức khoẻ người già ngay tại cộng đồng...”.
 GS Phạm Thắng

Theo GS-TS Phạm Thắng- Giám đốc Bệnh viện Lão khoa T.Ư, trung bình 1 người  già Việt Nam mắc 7 loại bệnh. Các bệnh phổ biến như- đục thuỷ tinh thể, bệnh hô hấp, sa sút trí tuệ, tăng huyết áp, bệnh cơ xương khớp, bệnh mỡ máu, giảm thính lực, thiếu máu, trầm cảm, đái tháo đường… Tuy nhiên, nhiều người già đang chịu đựng bệnh tật, coi đó như gánh nặng đương nhiên của tuổi già mà không đi khám, điều trị. Chỉ đến khi quá đau đớn hoặc có nguy cơ tàn tật mới đi khám. “Lúc đó bệnh tật đã trầm trọng, điều trị rất khó khăn, tốn kém, nguy cơ biến chứng hoặc để lại các di chứng như mù loà, khuyết tật vận động là rất lớn” – GS Thắng nhận định.

GS Thắng cho biết, hiện nay, tỷ lệ người già trên 60 tuổi ở nước ta là hơn 10% dân số (10 triệu người). Người già cũng chi phí hết 50% tổng chi phí thuốc của cả nước. Do đó, nếu không chăm sóc dự phòng thật tốt, gánh nặng y tế cũng như chi phí xã hội do người già tàn tật sẽ ngày càng “phình to”.

Lơ là là mất mạng

Bác sĩ Tạ Hữu Ánh – Phó trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Lão khoa T.Ư) cũng cho biết, khoa thường xuyên tiếp nhận các ca cấp cứu do nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não hoặc ngã gãy chân, tay của người già. Nguyên nhân chủ yếu là do không biết cách chăm sóc sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn của người già. “Tuy chưa có số liệu cụ thể nhưng tỷ lệ tai biến mạch máu não ở người già Việt Nam rất đáng lo ngại và ngày càng nhiều” – bác sĩ Ánh nhận định.

Theo bác sĩ Ánh, sai lầm thường gặp nhất là người già không được kiểm soát tốt huyết áp. Có đến 70-80% người già sẽ bị tăng huyết áp, tuy nhiên không phải ai cũng được khám và điều trị. Các nguy cơ dễ tai biến khác của người già cũng chưa được kiểm soát như mỡ máu, đái đường… “Tỷ lệ tử vong của tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim rất cao. Nếu sống sót cũng dễ bị liệt, nằm một chỗ,  kéo theo các nguy cơ lở loét, nhiễm khuẩn, viêm phổi. Chi phí lúc đó rất lớn” – bác sĩ Ánh phân tích.

GS Thắng cũng cho biết thêm, số người già gia tăng nhanh chóng nhưng hệ thống cơ sở khám chữa bệnh cho người già chưa đáp ứng được yêu cầu. Cụ thể, bác sĩ lão khoa cần phải biết chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân, biết phục hồi chức năng, đồng thời phải cùng lúc biết điều trị nhiều bệnh mãn tính. Tuy nhiên, hiện nay rất ít bác sĩ có kinh nghiệm và kiến thức về lão khoa. Do đó người già bị bệnh gì sẽ được chuyển đến chuyên khoa đó. “Mỗi chuyên khoa kê đơn ít nhất 2 loại thuốc. Mà một người già thường có 5-7 bệnh mãn tính cần điều trị, như vậy sẽ uống ít nhất 10-14 loại thuốc trong ngày. Bệnh nhân uống quá nhiều thuốc sẽ gây suy gan, suy thận… càng làm trầm trọng các bệnh đang mắc, thậm chí làm bệnh nhân bị mắc thêm bệnh khác” – GS Thắng nhận định. /.http://danviet.vn/y-te/benh-tat-bua-vay-nguoi-gia-cam-chiu-686183.html

 

Báo điện tử Xây dựng online: Lưu ý khi vào mùa viêm não Nhật Bản

 (Xây dựng) - Hàng năm cứ vào thời điểm này, bệnh viêm não Nhật Bản lại bùng phát, khiến các bậc phụ huynh lo ngại về ảnh hưởng của căn bệnh tới sức khỏe con em mình.

Trẻ em hay mắc bệnh viêm não Nhật Bản B nhưng tỷ lệ mắc bệnh theo lứa tuổi thay đổi từ năm này sang năm khác. Trong phần lớn các vụ dịch, trẻ nam mắc bệnh nhiều hơn trẻ nữ. Lứa tuổi mắc bệnh thường từ 2-7 tuổi.

Làm sao để nhận biết trẻ bị Viêm não Nhật Bản và cách phòng tránh bệnh cho trẻ như thế?

Nhân nguyên gây bệnh

Bệnh viêm não Nhật Bản do một loại virus thuộc nhóm Arbovirus gây nên. Virus được phân lập lần đầu tiên năm 1934 trong một vụ dịch ở Nhật Bản. Tên gọi virus viêm não Nhật Bản B để phân biệt với một loại viêm não khác gọi là viêm não Economo A.

Ở Việt Nam có hai nhóm chim có khả năng truyền bệnh: các loài chim sống trong làng mạc, lũy tre trên cây ăn quả như chim sẻ, chim chích chòe; các loài kiếm ăn ngoài đồng, ít vào trong làng như cò, sáo, quạ... Vì vậy vào mùa có nhiều quả chín, tần suất bệnh cũng nhiều lên có thể là do có nhiều chim mang mầm bệnh chứ không phải do có nhiều hoa quả.

Điều trị bệnh

Bệnh viêm não Nhật Bản không có thuốc điều trị đặc hiệu, điều trị triệu chứng là chủ yếu. Để ngăn chặn nguy cơ tử vong và giảm thiểu các biến chứng, việc điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế là rất quan trọng như dùng thuốc hạ sốt, chống co giật, chống suy thở, chống phù não, bồi phụ nước, điện giải. Sau đó điều trị những di chứng phục hồi vận động, tâm thần kinh.

Phòng bệnh

Việt Nam đã có vaccine VNNB, vì vậy biện pháp tích cực nhất để phòng bệnh chính là tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đúng và đầy đủ.

Vaccine viêm não được khuyến nghị tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, tiêm mũi thứ hai sau mũi thứ nhất 1 tuần và tiêm mũi thứ 3 sau một năm, có thể tiêm nhắc lại sau 3-4 năm cho đến 15 tuổi.

Về phương diện cá nhân, cần tránh muỗi đốt bằng cách ngủ màn, sử dụng hương diệt muỗi hoặc thuốc xịt ngoài da chống muỗi đốt, gắn lưới cho tất cả các cửa nhà, cửa sổ. Khi sinh hoạt bên ngoài vào ban đêm, phải mặc quần áo dài, đi tất. Cần thông quang hoặc lấp các cống rãnh, ao vũng tù đọng quanh nhà. http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/suc-khoe/luu-y-khi-vao-mua-viem-nao-nhat-ban.html

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang