Từ kết quả khảo sát “không hài lòng của người bệnh” đến hành động “cải tiến chất lượng của bệnh viện”
Đó là kế hoạch của Sở Y tế TP.HCM trong đợt giám sát chuyên đề “Hoạt động QLCL bệnh viện hướng đến sự hài lòng của người bệnh” tại các bệnh viện được bắt đầu từ trung tuần tháng 5/2017. Đó là kế hoạch của Sở Y tế TP.HCM trong đợt giám sát chuyên đề “Hoạt động QLCL bệnh viện hướng đến sự hài lòng của người bệnh” tại các bệnh viện được bắt đầu từ trung tuần tháng 5/2017, căn cứ vào kết quả giám sát thời gian thực từ xa tình hình “không hài lòng của người bệnh” qua hệ thống ki-ốt đã được lắp đặt tại tất cả 53 bệnh viện công lập.
Từ kết quả khảo sát “không hài lòng của người bệnh” đến hành động “cải tiến chất lượng của bệnh viện”Phần mềm phân tích tổng hợp tình hình “không hài lòng của người bệnh” đang vận hành tại Sở Y tế TP.HCM
Sau 1 tuần thử nghiệm, Sở Y tế TP.HCM đã chính thức vận hành phần mềm phân tích tổng hợp tình hình không hài lòng của người bệnh tại 53 bệnh viện công lập trên địa bàn Thành phố thông qua kết nối dữ liệu thu thập được từ hệ thống ki-ốt khảo sát đã được lắp đặt tại khoa khám bệnh của các bệnh viện. Với phần mềm này, Sở Y tế dễ dàng giám sát từ xa hoạt động của hệ thống ki-ốt, biết được ki-ốt tại bệnh viện nào đang hoạt động hoặc không hoạt động để kịp thời nhắc nhỡ. Quan trọng hơn, với thời gian thực, Sở Y tế kịp thời nắm bắt những bệnh viện nào được người bệnh phản ánh không hài lòng cao, tập trung vào khâu nào của quy trình khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh của các bệnh viện.
Căn cứ vào kết quả phân tích tổng hợp, hàng tuần Sở Y tế sẽ phản hồi đến các bệnh viện có số lượng phản ánh không hài lòng cao để lãnh đạo bệnh viện lưu ý hơn trong hoạt động cải tiến chất lượng của bệnh viện. Đây là phần việc thiết thực đối với phòng chức năng chuyên trách của bệnh viện, phòng Quản lý chất lượng bệnh viện.
Bên cạnh việc phản hồi, Sở Y tế sẽ tổ chức đoàn giám sát thực tế tại các bệnh viện, ưu tiên cho các bệnh viện có số phản ánh không hài lòng cao, nhằm nắm bắt thực tiễn và góp ý, hướng dẫn cho bệnh viện đẩy mạnh hoạt động cải tiến chất lượng bệnh viện, tất cả đều hướng đến mục đích cuối cùng là tăng sự hài lòng của người bệnh.
Từ kết quả khảo sát “không hài lòng của người bệnh” đến hành động “cải tiến chất lượng của bệnh viện” Tổng hợp kết quả khảo sát không hài lòng trong tuần 8-12/5/2017 tại các bệnh viện
“Khảo sát không hài lòng của người bệnh” là một hoạt động mới nhưng rất thiết thực, thật sự là điểm khởi đầu cho hoạt động cải tiến chất lượng bệnh viện hướng đến người bệnh, do đó Hội đồng QLCL KCB Sở Y tế đã xây dựng tiêu chí giám sát hoạt động này theo bậc thang chất lượng nhằm giúp cho các bệnh viện không ngừng phấn đấu, các tiêu chí cho hoạt động này sẽ được Sở Y tế hoàn thiện dần sau khi đi giám sát thực tế tại các bệnh viện.
Bên cạnh hoạt động giám sát thực tế, tổ công nghệ thông tin của Sở Y tế cũng được giao nhiệm vụ giám sát kỹ thuật và hỗ trợ các bệnh viện về việc vận hành và bảo quản hệ thống ki-ốt.
Kịp thời chấn chỉnh về vi phạm An toàn vệ sinh thực phẩm
http://suckhoedoisong.vn/kip-thoi-chan-chinh-ve-vi-pham-an-toan-ve-sinh-thuc-pham-n131556.html
Vừa qua, Đoàn kiểm tra Liên ngành về ATVSTP tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh, kho đông lạnh, các chợ và xử phạt 17 cơ sở với số tiền gần 100 triệu đồng vì vi phạm về ATVSTP.
Thực hiện Quyết Định 1000/QĐ-UBND, ngày 14/4/2017 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm “Tháng hành động vì an toàn vệ sinh thực phẩm” năm 2017, từ ngày 17/4 đến 14/5, Đoàn kiểm tra Liên ngành về ATVSTP tỉnh đã tiến hành kiểm tra 44 cơ sở sản xuất, kinh doanh, kho đông lạnh, chợ Thị xã Hồng Lĩnh, Chợ Sơn - Hương Khê tại 7 huyện, thị xã, thành phố. Qua kiểm tra đoàn đã tiến hành xử phạt 17 cơ sở với số tiền gần 100 triệu đồng vì vi phạm về ATVSTP.
Kịp thời chấn chỉnh về vi phạm An toàn vệ sinh thực phẩmKiểm tra một cơ sở làm bún truyền thống tại huyện Đức Thọ
Trong đợt này, Đoàn đã tập trung kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo ATTP trong sản xuất, kinh doanh rượu; thực phẩm; thực phẩm tươi sống; chế biến, dịch vụ ăn uống và việc thực hiện và việc thực hiện các cma kết về đam rbaor ATTP; lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP theo quy định khi cần thiết… Qua kiểm tra cho thấy, các lỗi vi phạm chủ yếu như: không tổ chức lưu mẫu thực phẩm theo quy định; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa; cơ sở sản xuất, kinh doanh không đảm bảo ATVSTP. Đoàn đã tiến hành xử lý nghiêm, kịp thời các lỗi vi phạm về ATTP theo đúng quy định của pháp luật.
Bên cạnh việc xử phạt về hành chính, Đoàn cũng đã tập trung tuyên truyền, hướng dẫn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến, bảo quản thực phẩm tươi sống an toàn, nâng cao vai trò trách nhiệm, tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các quy định bảo đảm an toàn sản xuất rau, thịt, quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực phẩm trên rau, sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh trong chăn nuôi, phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm rau, củ, quả, nông sản do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục…
Bộ trưởng Bộ Y tế: “Hoàn thiện thủ tục pháp lý để thực phẩm chức năng phát triển đúng hướng”
Ngày 14.5, tại lễ khánh thành nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng tiêu chuẩn châu Âu, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Bộ Y tế đang hoàn thiện các quy định về quản lý thực phẩm chức năng nhằm tạo điều kiện để phát triển đúng hướng.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, thị trường thực phẩm chức năng thế giới tăng trưởng mạnh trong hơn 30 năm qua và trở thành nhóm hàng hóa không thể thiếu trong cuộc sống và xã hội hiện đại. Với công dụng, tính năng, hiệu quả tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, góp phần giữ gìn bảo vệ sức khỏe con người, các nhóm thực phẩm chức năng đã phát triển mạnh. Tại Việt Nam, chúng ta có nền y học cổ truyền phát triển – một tiêu chí quan trọng trong việc phát triển ngành thực phẩm chức năng.
Theo thống kê, tại Nhật Bản, 80% người trưởng thành sử dụng thưc phẩm chức năng thường xuyên. Tại Mỹ, tỷ lệ này là hơn 60%. Tại Việt Nam, thị trường thực phẩm chức năng đã được phát triển 15 năm qua với hơn 20.000 sản phẩm được cấp phép lưu hành và hơn 4.000 cơ sở sản xuất kinh doanh. Tại các đô thị, bình quân 50% dân số - những người trưởng thành sử dụng thực phẩm chức năng thường xuyên.
Cũng theo Bộ trưởng, để ngành sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng, đặc biệt là nhóm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe phát triển đúng hướng, lành mạnh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, hướng tới các chuẩn mực quốc tế, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản về quản lý thực phẩm chức năng. Mới đây nhất, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 4288/QĐ-BYT ngày 8.6.2016 “Quyết định ban hành tài liệu hướng dân thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe”. Bên cạnh đó, để hoàn thiện các quy định quản lý và hành lang pháp lý trong việc sản xuất, phát triển và sử dụng thực phẩm chức năng, Bộ Y tế cho biết đang soạn thảo nghị định về quản lý thực phẩm chức năng.
Về sản xuất thực phẩm chức năng, mới đây, Bộ Y tế đã cấp giấy chứng nhận cho nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng của Cty Savipharm là cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm để sản xuất thực phẩm chức năng, nhà xưởng kiên cố, đảm bảo trang thiết bị sản xuất thế hệ mới, hiện đại. Đây là một trong những Cty tiên phong trong việc xây dựng nhà máy thực phẩm chức năng tiêu chuẩn châu Âu tại Việt Nam với công nghệ “không sinh bụi, không tiếp xúc và quản lý bằng hệ thống SCADA”. Trong dịp này, Cty cũng khai trương 2 dây chuyền đóng gói thuốc tự động, hiện đại với mục tiêu kiểm soát tốt chất lượng dược phẩm, giảm chi phí nhân công, tăng năng suất sản xuất.
Gia tăng bệnh lạ Kawasaki
http://www.baogiaothong.vn/gia-tang-benh-la-kawasaki-d208471.html
Nếu như trước đây bị coi là bệnh hiếm thì giờ đây, Kawasaki liên tục được phát hiện. Tại Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư, bệnh có dấu hiệu gia tăng đột biến trong khoảng một tháng qua. Ngày 11/5, BS. Nguyễn Minh Đức, Khoa Hồi sức cấp cứu tim mạch (BV Nhi T.Ư) cho hay, nơi đây đang điều trị ba bệnh nhi mắc Kawasaki; Trước đó, vừa có hai bệnh nhân mới được xuất viện. “Căn bệnh này thông thường xuất hiện rải rác, không theo đợt nhưng trong tháng qua có dấu hiệu gia tăng đột biến”, BS. Nguyễn Minh Đức nhận định. Được biết, Kawasaki là bệnh sốt có mọc ban cấp tính kèm viêm lan tỏa hệ mạch máu vừa và nhỏ chưa rõ căn nguyên, thường gặp ở nhũ nhi và trẻ dưới 5 tuổi. Biểu hiện lâm sàng của bệnh là trẻ sốt kéo dài 5 ngày trở lên, kèm theo tổn thương động mạch vành nhưng không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán. Chính vì thế, rất dễ nhầm với các bệnh lý tương tự như: Nhiễm khuẩn máu, nhiễm tụ cầu trùng, liên cầu nhóm A, hội chứng Stevens-Johnson, phản ứng dị ứng thuốc, nhiễm virus như sởi, sốt xuất huyết, sốt phát ban nhiệt đới có bội nhiễm... “Đáng chú ý, với những bệnh nhân mắc Kawasaki, một số có khả năng tự hết sốt khiến nhiều bậc phụ huynh chủ quan. Tuy nhiên, hậu quả có thể âm thầm để lại, đặc biệt là gây ra các tổn thương tim, đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân sau này. Do đó, khi phát hiện trẻ sốt, đặc biệt kéo dài, các gia đình không nên chủ quan dẫn đến việc bỏ sót bệnh và phải đưa trẻ tới cơ sở y tế kịp thời”, BS. Đức cảnh báo.
Ngồi thất thần bên con trai hơn bốn tháng tuổi, chị N.T.L. (Hải Dương) chia sẻ: “Ở nhà, tôi chỉ nghĩ con trai bị sốt virus mà không ngờ khi nhập viện, các bác sĩ phát hiện cháu bị biến chứng nguy hiểm, động mạch vành đã bị dãn, ảnh hưởng đến tim”. Theo chị L., cách đây nửa tháng, con đột ngột sốt cao và kéo dài. Dù uống thuốc hạ sốt nhưng chỉ sau 2 - 3 tiếng, nhiệt độ cơ thể lại lên tới 38,5 - 39,5OC. Sau ba ngày không cắt sốt, bé bị phồng rộp đầu lưỡi nên bắt đầu bỏ bú mẹ và thường xuyên quấy khóc. Lúc này, gia đình mới tá hỏa đưa cháu vào BV Đa khoa tỉnh để điều trị. Sau khi nhập viện, do nghi ngờ cơ thể phản ứng vì bị nhiễm khuẩn nên cháu được các bác sĩ cho truyền kháng sinh. Tuy nhiên, các triệu chứng sốt cao, rộp miệng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Sau hai ngày điều trị, BV kết luận cháu bị mắc bệnh Kawasaki và phải chuyển lên BV Nhi T.Ư để điều trị. Tới thời điểm này, do cơ thể kháng thuốc nên sau khi truyền thuốc đặc trị, con trai chị L. vẫn tiếp tục sốt cao khiến các bác sĩ phải truyền thuốc lần thứ hai. Lúc này, toàn bộ vùng da ở đầu ngón tay và đầu ngón chân của cháu bé đều bị bong tróc, mu bàn chân, bàn tay sưng đỏ. Một trong những biến chứng thường gặp nhất của Kawasaki là bệnh nhân bị tổn thương động mạch vành, khiến động mạch vành bị giãn, thậm chí phình to. Ngoài ra, có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây bệnh viêm gan, vàng da, men gan tăng hay viêm màng não và viêm tim… Còn nhớ, năm 2016, BV Nhi T.Ư tiếp nhận một trường hợp nhập viện sau khi sốt kéo dài hơn 10 ngày. Bên cạnh các biểu hiện điển hình, khi siêu âm, các bác sĩ phát hiện động mạch vành của trẻ bị phình to và có cục máu đông. Do nhập viện quá muộn nên trẻ đã tử vong vì nhồi máu cơ tim.
Bệnh Kawasaki được chẩn đoán từ năm 1961 tại Nhật Bản và xuất hiện tại Việt Nam vào những năm 90, bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Tới nay, Kawasaki không còn được xem là căn bệnh hiếm ở Việt Nam. Cụ thể, tỷ lệ mắc bệnh từ 50 - 100 trẻ/100 nghìn trẻ, còn tại BV Nhi T.Ư, con số này là 80-100 trẻ/năm. Theo BS. Cao Việt Tùng, Trưởng khoa Gây mê hồi sức tim mạch (BV Nhi T.Ư), Kawasaki tới nay vẫn còn là một “bí ẩn” đối với giới y học. “Phần lớn căn nguyên chỉ dừng lại ở giả thiết và không có loại xét nghiệm đặc hiệu. Để kết luận bệnh nhân mắc căn bệnh này phải dựa vào các triệu chứng lâm sàng, với 6 biểu hiện bệnh. Cụ thể, trẻ sốt liên tục trên 5 ngày; Có phát ban ở thân, chi, mặt; Mắt có triệu chứng đỏ, viêm kết mạc và gỉ; Lưỡi đỏ, nổi gồ như quả dâu tây; Có hạch cổ sưng to; Đầu chi đỏ, phù sưng mọng, giai đoạn muộn có thể bong da”, BS. Tùng nhận định. Trước tình trạng có nhiều bệnh nhân nhập viện vì căn bệnh Kawasaki trong thời gian qua, nhiều phụ huynh lo ngại bệnh có nguy cơ lây lan. Tuy nhiên, theo BS. Tùng, hiện chưa có bằng chứng nào về việc Kawasaki có thể lây nhiễm, truyền từ người qua người. “Tại Nhật Bản, bệnh thường xuất hiện vào mùa đông - xuân nhưng ở Việt Nam lại rải rác. Còn tại BV Nhi T.Ư, trong những năm trước, bệnh thường xuất hiện nhiều hơn vào thời điểm tháng 9 và tháng 10”, BS. Tùng nói. Được biết, tại BV Nhi T.Ư, các bệnh nhân mắc Kawasaki hiện đang được điều trị bằng phương pháp truyền IVIG (Immuno Globuline tĩnh mạch) và đem lại hiệu quả cao nhất khi sử dụng vào thời điểm sau 6 ngày và trước 10 ngày kể từ thời gian trẻ bắt đầu sốt. “Các nghiên cứu cho thấy, điều trị bệnh trước 6 ngày sẽ dẫn đến tỷ lệ kháng thuốc cao. Điều trị bệnh đúng thời điểm, tuy không thể giảm 100% các biến chứng, song sẽ làm giảm tỷ lệ mắc tổn thương động mạch vành hoặc làm tăng khả năng phục hồi bệnh”, BS. Tùng thông tin.
Nước muối sinh lý ‘bẩn’ tung hoành, thận trọng kẻo gặp họa
Nước muối sinh lý được sản xuất theo quy trình cực “bẩn” mấy ngày gần đây đã khiến người tiêu dùng lo lắng. Trong khi đó, hiện trên thị trường lại bày bán nhiều loại nước muối sinh lý khác nhau càng khiến người dùng lo sợ. Theo ghi nhận từ báo VTV, hiện nay trên thị trường bán nhiều loại nước muối không có số đăng ký lưu hành thuốc dùng ngoài do Bộ Y tế cấp song trên sản phẩm đều ghi công dụng như thuốc dùng ngoài. Cụ thể, theo số liệu của Thanh tra y tế TP.HCM cho thấy, có đến 6 nhãn hàng nước muối đang lưu hành trên thị trường chưa có cơ sở nào có số đăng ký thuốc, hầu hết đăng ký ở dạng mỹ phẩm. Trong khi thông tư Bộ Y tế quy định rõ, mỹ phẩm mục đích chính dùng để làm sạch, làm thơm. Trong khi đó giá cả quá rẻ chỉ từ 3000 đến 8000 đồng/chai. Đáng sợ hơn một số tiệm thuốc chỉ căn cứ vào giá của sản phẩm mua vào để đánh giá chất lượng.
Mặc dù trên nhãn của các loại nước muối sinh lý có ghi công dụng phòng chống bệnh răng miệng, các bệnh lây qua đường hô hấp. Nhưng theo đại diện Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết, những công dụng như thế này như một thuốc dùng ngoài là không hợp lý. Sở Y tế TP.HCM cho biết, sẽ có văn bản báo cáo về tình trạng nước muối bày bán trên thị trường đến Bộ Y tế nhằm có ý kiến chỉ đạo đến các địa phương, tránh gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Nói về nước muối sinh lý không đảm bảo, báo Gia đình & Xã hội đã dẫn thông tin từ các chuyên gia cho biết, không phải cứ gọi là nước muối sinh lý là có thể dùng tùy tiện mà phải dùng loại đúng chỉ định. Nước muối sinh lý có 3 loại: Loại để tiêm truyền, loại để nhỏ mắt và loại để nhỏ mũi, súc miệng, rửa vết thương. Trên các chai NaCl 09% đều có ghi rõ chỉ định dùng. Hiện nhiều người vẫn có thói quen mua loại chai to, thường là 500ml về dùng chung cho việc rửa mắt, miệng, mũi, thậm chí dùng cho cả trẻ sơ sinh. Có người còn tự pha chế nước muối sinh lý tại nhà để dùng. Điều này là rất sai lầm. Nước muối sinh lý là sản phẩm y tế khá thông dụng trong mỗi gia đình. Tuy nhiên người tiêu dùng không khỏi giật mình khi nghe công nghệ sản xuất thủ công cực bẩn của loại nước muối được cho là sát khuẩn này.
Khi nước muối sinh lý không đảm bảo mà nhỏ mắt có thể bị nhiễm khuẩn gây hại cho mắt, nhỏ mũi gây nhiễm trùng dù trước đó bạn có thể không bị… Tốt nhất khi muốn sử dụng nước muối sinh lý, mọi người nên đến các hiệu thuốc uy tín mua và cần xem có được cấp số đăng ký lưu hành không. Chưa kể nếu dùng nước bẩn chưa qua xử lý sản xuất sẽ chứa nhiều tạp chất, vi khuẩn. Nồng độ nước muối không phù hợp có thể gây hại như khi rửa mũi làm tổn thương niêm mạc mũi, giảm khả năng tự miễn dịch của mũi… Hơn nữa, nước muối sinh lý không tiêu diệt được vi khuẩn như mọi người nghĩ. Mục đích của việc dùng NaCl 0,9% chỉ có tác dụng làm sạch vết thương, loại bỏ chất bẩn. Nếu muốn sát khuẩn, bác sĩ sẽ cho dùng dung dịch sát khuẩn kèm theo hoặc không có thể không. Vì vậy, mọi người không nên lạm dụng để tránh tác dụng ngược với sức khỏe.
Đề xuất quy định về tủ thuốc trên tàu biển
http://daidoanket.vn/tin-tuc/suc-khoe/de-xuat-quy-dinh-ve-tu-thuoc-tren-tau-bien-365975
Theo thông tin từ Bộ Y tế, Bộ đang dự thảo Thông tư quy định về tủ thuốc, trang thiết bị y tế, tài liệu hướng dẫn y tế trên tàu biển và biểu mẫu báo cáo y tế.
Theo dự thảo, tủ thuốc trên tàu biển chứa các thuốc và trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh cho thuyền viên mắc bệnh trên tàu khi không tiếp cận được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên đất liền.
Tủ thuốc trên tàu biển Việt Nam được quy định như sau: Tủ thuốc cho tàu biển có từ 100 người trở lên, thực hiện chuyến đi quốc tế dài hơn 3 ngày và có ít nhất một bác sĩ.
Tủ thuốc cho tàu biển có dưới 100 người, không có bác sĩ trên tàu, có ít nhất 1 thuyền viên chịu trách nhiệm chăm sóc y tế và quản lý thuốc hoặc một thuyền viên có khả năng sơ cứu y tế, bao gồm các loại sau: Tủ thuốc cho tàu biển loại A (tàu biển có số sỹ quan và thuyền viên từ 25 đến dưới 100 người, thời hạn đi biển không hạn chế); Tủ thuốc cho tàu biển loại B (tàu biển có số sỹ quan và thuyền viên từ 15 đến dưới 25 người, đi biển trong nước hoặc các nước lân cận, có thể cập bến gần nhất khi cần thiết không quá 24 giờ); Tủ thuốc cho tàu biển loại C (tàu biển có số sỹ quan và thuyền viên dưới 15 người, là tàu hàng nhỏ, tàu biển pha sông, chỉ hoạt động trên biển trong vài ba ngày hoặc có thể cập bến trong vòng 5 đến 6 giờ); Tủ thuốc cho tàu chở hàng độc hại, nguy hiểm (tàu được thiết kế đặc biệt dùng để chở hàng hóa có độ nguy hiểm cao đối với môi trường, sức khỏe và tính mạng người đi tàu như tàu chở xăng dầu, hóa chất hay nguyên liệu hạt nhân).
Danh mục thuốc trên tàu biển Việt Nam gồm 84 hoạt chất thuộc các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, chống dị ứng, chống say sóng, chống nôn, kháng sinh, tiêu hóa, tim mạch, nội tiết chuyển hóa, hô hấp, tai – mũi – họng… với số lượng cho từng loại tủ thuốc khác nhau.
Cụ thể, hoạt chất Paracetamol, tủ thuốc cho trên 100 người là 300 viên nén 500mg; tủ thuốc cho tàu biển loại A, B gồm 200 viên, tủ thuốc cho tàu biển loại C 50 viên nén. Kháng sinh Amoxicillin, tủ thuốc cho trên 100 người là 400 viên nén 500mg; tủ thuốc cho tàu biển loại A, gồm 300 viên, tủ thuốc tàu biển loại B gồm 200 viên, tủ thuốc cho tàu biển loại C 100 viên nén. Kháng sinh Cefadroxyl chỉ yêu cầu có trên tủ thuốc cho trên 100 người với số lượng 300 viên 500mg; Cefixim 50 viên…
6 loại thuốc thuộc danh mục thuốc dùng tàu chở hàng độc hại, nguy hiểm gồm: Furosemid; Glucose; Metoclopramide HCl; Morphin (hydroclorid, sulfat); Naloxone HCl; Xanh Methylene.
Ngoài ra, 34 dụng cụ dùng để hồi sức cấp cứu, băng bó và khâu vết thương và các dụng cụ khác cũng được dự thảo nêu số lượng cụ thể cho từng loại tủ thuốc trên tàu biển.
Bệnh nhi “mở hàng” máy chụp MRI hiện đại nhất miền Nam
http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/benh-nhi-mo-hang-may-chup-mri-hien-dai-nhat-mien-nam-701769.html
Hệ thống máy chụp tích hợp những chức năng tiên tiến và thiết kế đặc biệt cho bệnh nhân nhi đã chính thức được sử dụng tại BV Nhi Đồng TP.
BS Nguyễn Trần Nam, Trưởng Khoa Nhiễm - Nội Tổng quát BV Nhi Đồng Thành phố (huyện Bình Chánh, TP.HCM) cho biết ngày 12-5 BV tiếp nhận bé trai bé T.A (5 tuổi, quê Tiền Giang) đến BV thăm khám trong tình trạng chân yếu và có dấu hiệu bị liệt, sốt kéo dài, lé và sụp mí mắt bên phải, tổn thương não diễn tiến. Để xác định đứa bé đang mắc căn bệnh gì, các BS đã tiến hành chụp MRI cho bệnh nhi trong ngày 12-5. Theo bác sĩ Nam, đây là bệnh nhi đầu tiên được chụp MRI bằng hệ thống máy chụp tích hợp những chức năng tiên tiến và được thiết kế đặc biệt cho bệnh nhân nhi. Hệ thống máy chụp cộng hưởng từ thế hệ mới, công suất chụp 1.5 tesla, cho phép chụp nhiều bộ phận trên cơ thể bệnh nhân trong cùng một thời điểm với thời gian ngắn hơn. Máy có thể phát hiện các tổn thương nhỏ nhất, phân biệt các khối u lành và ác tính với độ chính xác cao, giúp các bác sĩ chẩn đoán toàn diện từ thần kinh, tim, các loại tổn thương mạch máu, bệnh lý vùng bụng, chấn thương, ung bướu...
Ngoài ra, phòng chụp MRI của BV cũng được trang trí thân thiện, với hệ thống đèn màu và âm nhạc sống động. Các nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh được trưng bày bên trong, giúp bệnh nhi giảm tối đa cảm giác sợ hãi khi vào phòng chụp.
“Ngoài chụp MRI, chúng tôi phải kết hợp với khám, theo dõi diễn tiến và các xét nghiệm kết hợp đi kèm mới có thể chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh nhi. Hiện tại, bệnh nhi vẫn đang điều trị nội trú và theo dõi tại BV” - BS Nam nói.
“Hệ thống máy chụp Cộng hưởng từ được đưa vào khai thác tại BV là một tin vui cho các bệnh nhân nhi khoa và các bác sĩ điều trị, bởi nó giúp giảm thiểu thời gian xét nghiệm, chẩn đoán bệnh cho bệnh nhi, từ đó giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn. Trước đây muốn tiến hành chụp cộng hưởng từ cho bệnh nhi, các BS bắt buộc phải chuyển các em đến BV khác. Điều này sẽ mang đến nhiều nguy cơ cho bệnh nhân hơn là chụp tại chỗ, vì vừa tốn thời gian, nhân lực lẫn không phải lúc nào cũng có sẵn máy” - BS Nam chia sẻ thêm. Được biết đến thời điểm hiện tại, BV Nhi đồng Thành phố là BV nhi duy nhất của toàn miền Nam được trang bị máy MRI kỹ thuật cao.
Ung thư không phải là dấu chấm hết!
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suc-khoe/868840/ung-thu-khong-phai-la-dau-cham-het
Bệnh ung thư đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng không chỉ ở Việt Nam mà còn với thế giới. Do quá lo sợ, nhiều người tìm mua những loại thuốc, thực phẩm chức năng được “thổi phồng” về khả năng phòng chống ung thư. Tuy nhiên, thực tế, căn bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu mỗi người biết duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống, luyện tập hợp lý. Đề cập đến sự gia tăng số ca mắc ung thư tại nước ta, PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K dẫn chứng: Nếu như năm 2000, số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam là hơn 68.000 trường hợp thì vào thời điểm hiện tại, hằng năm có khoảng 126.000 ca mắc mới, trong đó có khoảng 94.000 trường hợp tử vong. Ước tính đến năm 2020, nước ta sẽ có khoảng 196.000 trường hợp mắc mới ung thư mỗi năm. Tỷ lệ mắc ung thư tại Việt Nam ở cả hai giới là 140 trường hợp/100.000 dân, xếp thứ 78/172 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cũng theo PGS.TS Trần Văn Thuấn, ung thư là bệnh lý không phải do một nguyên nhân gây ra, mà do nhiều nguyên nhân kết hợp. Qua nhiều nghiên cứu dịch tễ học, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, chỉ có 10% trong số bệnh ung thư phát sinh do các rối loạn từ bên trong cơ thể, gồm các rối loạn nội tiết, tổn thương có tính di truyền… Những nguyên nhân này thường không thay đổi được. Chẳng hạn, một người sống trong gia đình có mẹ hay chị em gái mắc ung thư vú thì người đó có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 4-6 lần so với người bình thường. Thậm chí, nguy cơ mắc ở những người này còn cao hơn nữa khi họ sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong hơn 10 năm. Ngoài ra, PGS.TS Trần Văn Thuấn cho biết thêm: Hơn 80% số bệnh ung thư phát sinh do những yếu tố bên ngoài cơ thể như lối sống thiếu khoa học, duy trì các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, lười vận động, ăn nhiều đồ chiên xào, đồ muối lên men, thực phẩm “bẩn”… Thêm vào đó là yếu tố liên quan đến nghề nghiệp và ô nhiễm môi trường - những yếu tố mà con người có thể thay đổi được. “Trong số các nguyên nhân liên quan đến yếu tố môi trường thì việc hút thuốc, duy trì chế độ dinh dưỡng không hợp lý và nạn ô nhiễm thực phẩm chiếm tới 65% nguyên nhân gây ung thư”, PGS.TS Trần Văn Thuấn khẳng định.
"Hiện có 5 loại ung thư thường gặp nhiều nhất ở nữ là: Ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung và ung thư dạ dày. Đối với nam giới, 5 loại ung thư phổ biến là ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đầu trực tràng và ung thư thực quản. Để phòng bệnh, người dân nên thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi năm/lần. Người hơn 40 tuổi hoặc gia đình có tiền sử ung thư thì nên khám tầm soát 6 tháng/lần". Mới đây, Cục Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã ra lời cảnh báo về 65 sản phẩm (gồm thuốc viên, kem bôi, thuốc mỡ, dầu bôi, thuốc dạng nước và các loại trà) được “thổi phồng” về khả năng phòng chống ung thư. Dù không có tác dụng phòng chống, chữa trị ung thư như quảng cáo nhưng các sản phẩm này được rao bán tràn lan trên mạng xã hội. Vì vậy, các chuyên gia ung bướu lo ngại rằng nhiều sản phẩm trong số này có thể đã được tuồn vào Việt Nam qua đường "hàng xách tay". Những loại "thần dược trôi nổi" có thể gây tác hại cho sức khỏe của người dùng, ngăn cản quá trình điều trị dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Tại các bệnh viện ung bướu, các bác sĩ đã gặp không ít trường hợp đang điều trị ung thư nhưng tự ý cắt ngang để uống “thần dược” được đồn thổi là có tác dụng chữa bệnh ung thư. Sau một thời gian tự ý dùng “thần dược”, một số bệnh nhân quay trở lại bệnh viện khi bệnh đã trở nặng, không thể điều trị được nữa do đã qua khoảng “thời gian vàng” và khối u phát triển nhanh hơn. Sự thiếu hiểu biết của người bán, người mua về “thần dược” trị ung thư khiến cho nhiều bệnh nhân sớm lìa đời một cách oan uổng. PGS.TS Trần Đình Hà (Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu thuộc Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng, mắc bệnh ung thư không phải là dấu chấm hết. Quan trọng là bệnh nhân không được bỏ dở lộ trình điều trị của bác sĩ để chạy theo cách chữa bệnh “truyền miệng” chưa được kiểm chứng. Người bệnh có thể chữa khỏi ung thư hoặc kéo dài thời gian sống nếu được điều trị tích cực ngay từ khi phát hiện bệnh. PGS.TS Trần Đình Hà đưa ra lời khuyên: Dự phòng đúng cách, sàng lọc và phát hiện bệnh sớm, điều trị tích cực ngay từ khi phát hiện bệnh là ba cách để ngăn ngừa cũng như chữa bệnh ung thư.
GS.TS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam khẳng định: Khi nghe nói mình mắc bệnh ung thư, hầu hết bệnh nhân suy sụp tinh thần, không thiết ăn, uống do nghĩ mình sắp chết. Thế nhưng, thực tế cho thấy bệnh ung thư hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Hiện nay, tỷ lệ điều trị thành công căn bệnh ung thư ngày càng cao. Với nhiều loại ung thư, nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ kéo dài sự sống hoặc được chữa gần như khỏi bệnh là rất lớn.
Điều quan trọng nhất để trị bệnh hiệu quả là bệnh nhân phải giữ tâm lý vững vàng, tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ, thay đổi lối sống theo hướng tích cực, chăm tập luyện thể thao và duy trì chế độ ăn uống khoa học. Để phát hiện bệnh sớm, người dân nên đi khám định kỳ. Nếu có bệnh thì không nên tin lời quảng cáo về những loại “thần dược” để khỏi lâm vào cảnh mất tiền - mất cơ hội điều trị tích cực.
Bệnh xá đảo Sinh Tồn cấp cứu kịp thời ngư dân bị bệnh tim
Sáng 14-5, Trung tá Lương Quốc Anh, Chỉ huy trưởng đảo Sinh Tồn cho biết, bệnh nhân Nguyễn Tưởng, sinh năm 1988, quê ở thôn Trương Châu, xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận đã dần hồi phục.
Trước đó vào lúc 21 giờ 30 phút ngày 13-5, anh Nguyễn Tưởng là ngư dân của tàu cá BTh 98327 TS đang đánh bắt hải sản ở khu vực đảo Sinh Tồn có triệu chứng bị choáng ngất. Thuyền trưởng tàu cá đã liên lạc với đảo đề nghị cấp cứu. Đảo Sinh Tồn đã hướng dẫn tàu cá vào âu tàu neo đậu. Anh Nguyễn Tưởng nhanh chóng được đưa vào bệnh xá cấp cứu trong tình trạng, tức ngực, khó thở, mạch 150, huyết áp 150/80. Bệnh nhân Nguyễn Tưởng được cấp cứu kịp thời tại Bệnh xá đảo Sinh Tồn
Các bác sĩ đã chẩn đoán, kết luận bệnh nhân Tưởng bị bệnh tim, cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất và nhanh chóng xử trí bằng cách cho thở oxy; chống loạn nhịp an thần, truyền dịch.
Hiện tại sức khỏe bệnh nhân đang dần hồi phục, các bác sĩ cử người trực, theo dõi sát để kịp thời xử trí các tình huống. Chỉ huy đảo đã thăm hỏi, động viên bệnh nhân và hướng dẫn cho tàu cá vào neo tại âu tàu an toàn.
Cắt cơn động kinh cười cho bệnh nhi nhờ phẫu thuật nội soi
http://www.qdnd.vn/xa-hoi/y-te/cat-con-dong-kinh-cuoi-cho-benh-nhi-nho-phau-thuat-noi-soi-507334
Anh Nguyễn Đình Chiến (xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) thở phào nhẹ nhõm và hạnh phúc hơn bao giờ hết bởi sau phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Việt Đức cuối tháng 4 vừa qua, cậu con trai 8 tuổi của anh không còn những trận cười bất thường trong suốt 8 năm qua. Anh Nguyễn Đình Chiến kể, cháu Nguyễn Đình Ph. con trai anh bắt đầu có biểu hiện từ lúc 4 tháng tuổi với những điệu cười khác thường, đến 1 tuổi thì cứ cười xong là nôn, khoảng 30 trận cười/tuần, bắt đầu từ 2 tuổi, các cơn cười xuất hiện nhiều hơn, lúc này gia đình mới đưa cháu đi khám. Ròng rã suốt 6 năm qua, cháu Ph. và gia đình đi khắp các bệnh viện từ tuyến tỉnh đến bệnh viện Trung ương, rồi hết trong Nam ra ngoài Bắc để tìm cách chữa bệnh “cười” cho con. Lúc bình thường thì cháu Ph. cũng nô đùa, học tập như các bạn cùng lứa, nhưng khi “lên cơn” thì cháu cười thành tiếng, cười sằng sặc bất cứ lúc nào, và chẳng có lý do gì; ở bất cứ đâu, đang học, đang chơi, thậm chí trong lúc ngủ. Thời gian ít là xuất hiện 4-5 trận cười/ngày nhưng cũng có khi 15-16 trận cười/ngày, lúc nhỏ là 5-10 giây/ trận cười, khi lớn có trận cười kéo dài 30-60 giây… Khi điều trị tại các bệnh viện, được kê nhiều loại thuốc uống, ban đầu thì có giảm, nhưng khi không dùng thuốc, các trận cười lại xuất hiện, càng về sau, sự kháng thuốc càng tăng, uống thuốc vào lại cười nhiều hơn. “Cách đây 6 tháng, qua tìm hiểu tôi đã đưa con đến khám tại Trung tâm Phẫu thuật thần kinh - Bệnh viện Việt Đức và đưa kết quả hành trình khám chữa bệnh từ lúc cháu 2 tuổi cho bác sĩ. Sau khi khám, tìm hiểu, bác sĩ Trần Đình Văn đã cho cháu đi chụp cộng hưởng từ và phát hiện u thịt thừa trong não của cháu. Bác sĩ Trần Đình Văn cho biết, đây là nguyên nhân gây nên các cơn cười của cháu, đồng thời chỉ định mổ nội soi và giải thích các nguy cơ cho gia đình, nhưng để chữa bệnh cho cháu gia đình đã đồng ý mổ. May mắn thay, một tuần sau phẫu thuật, con tôi đã không còn cơn cười bất thình lình như trước nữa, hoàn toàn như những đứa trẻ bình thường ”, bố cháu bé xúc động nói. Theo bác sĩ Trần Đình Văn, trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Đình Ph. là bị thể động kinh cơn cười, nguyên nhân do “u” ở não tên khoa học là Harmatoma (chuyển sang tiếng Việt là u mô thừa) . Ngoài cháu Ph., Trung tâm Phẫu thuật thần kinh còn đang quản lý 3 bệnh nhân khác với ba biểu hiện khác nhưng cùng nguyên nhân “u” này gây ra. Đó là một bệnh nhân nữ 10 tuổi có biểu hiện dậy thì sớm, rối loạn hành vi, dù mới 10 tuổi nhưng cơ thể phát triển như thiếu nữ và hành vi, trí tuệ kém phát triển. Một bệnh nhân khác là bé trai 2 tuổi có biểu hiện dậy thì sớm, giọng ồm, mọc lông mu ở bộ phận sinh dục. Và một bé mới 9 tháng tuổi có biểu hiện thể động kinh kích động, cháu có thể kêu, rít kéo dài 7 tiếng và chỉ nghỉ mấy phút.
Trao đổi với chúng tôi, GS, TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật thần kinh (Bệnh viện Việt Đức) cho biết, có thể hiểu nôm na Harmatoma như một cục thịt thừa trong não, nhưng ở vị trí dưới đồi nên gây ra nhiều triệu chứng khác nhau như động kinh, dậy thì sớm, rối loạn hành vi, nội tiết… Vì Harmatoma có kích thước rất nhỏ, có thể như hạt mụn cơm nên chụp cắt lớp không nhìn thấy mà phải chụp bằng cộng hưởng từ và đôi khi chụp cộng hưởng từ cũng bị che lấp. Do ở vị trí nguy hiểm vì nếu sai một ly sẻ ảnh hưởng đến cuộc sống của các cháu, nên khi phẫu thuật các bác sĩ sẽ không cắt hẳn “u” này mà chỉ là cắt rời cuống dính vào não. Ca phẫu thuật có thể thành công ngay trong lần cắt đầu tiên như trường hợp cháu Nguyễn Đình Ph., nhưng cũng có thể phải phẫu thuật 2-3 lần; tỉ lệ dính lại ít có thể xảy ra.
Dưới sự chủ trì của GS, TS Đồng Văn Hệ, cùng nhóm điều trị bệnh động kinh cùng với sự chuyển giao kỹ thuật mổ của GS, TS Olivier Delalande (chuyên gia đầu ngành về phẫu thuật động kinh Nhi của Pháp), cháu Ph. là bệnh nhân đầu tiên được phẫu thuật bằng phương pháp nội soi cắt rời cuống dính não tại Việt Nam và bước đầu cho thấy thành công. "Kỹ thuật phẫu thuật nội soi này được GS, TS Olievier Delanlaude thực hiện gần 100 ca tại Pháp với 80% ca thành công. Nếu kỹ thuật này được phổ biến tại Việt Nam sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân, bởi hiện nay tỉ lệ trẻ dậy thì sớm, rối loại hành vi, động kinh do “u” thừa là bắt đầu tăng. Trong khi đó, tại một số bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện tuyến dưới thường không nhận biết được các triệu chứng, hoặc không có đủ chuyên khoa nên thường điều trị bệnh động kinh tại các khoa tâm thần, bằng cách uống thuốc kéo dài. Do đó, khi thấy con có triệu chứng khác thường cần cho đi khám đúng chuyên khoa về thần kinh, đặc biệt là chuyên khoa nội thần kinh", GS, TS Đồng Văn Hệ nói.
Hơn 40 du khách nhập viện nghi ngộ độc hải sản
http://cand.com.vn/doi-song/Hon-40-du-khach-nhap-vien-nghi-ngo-doc-hai-san-440998/
Sáng 14-5, khoa Cấp cứu Bệnh viện Việt- Tiệp (Hải Phòng) liên tục tiếp nhận 26 bệnh nhân vào cấp cứu trong tình trạng đau bụng, buốn nôn, đầu óc choáng váng, khó thở... nghi ngộ độc thức ăn. Được biết toàn bộ số bệnh nhân nhập viện đều nhân viên Công ty Cổ phần Anova Feed (địa chỉ Khu công nghiệp Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, Hải Phòng). Sau khi thăm khám, bác sỹ đã cho các bệnh nhân truyền dịch, uống thuốc và chuyển đến các khoa Nội 1, Nội 4 và khoa Nhiệt đới để tiếp tục theo dõi và điều trị. Theo các bệnh nhân, từ chiều 12-5, hơn 100 nhân viên Công ty Cổ phần Anova Feed tổ chức đi du lịch tham quan Cát Bà. Tối cùng ngày, khi đang tham gia tiệc buffer hải sản trên bãi biển, thì một số người có biểu hiện buồn nôn, đau bụng, đi ngoài, đầu óc choáng váng.
Đến trưa hôm sau (13-5), hàng chục người trong đoàn cũng có biểu hiện như trên nên đã được đưa vào Bệnh viện đa khoa Cát Bà cấp cứu. Các bệnh nhân cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên do ngộ độc hải sản. Trao đổi với PV, ông Phạm Văn Hoàng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Cát Bà cho biết, từ trưa đến tối 13-5, bệnh viện đã tiếp nhận 11 trường hợp đều là nhân viên Công ty du lịch Anova Feed đến Cát Bà du lịch, nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau bụng, buồn nôn, đầu óc choáng váng, đi ngoài. Sau khi thăm khám, truyền dịch, tiêm thuốc giảm đau và cho uống thuốc Oresol, 8 người đã xuất viện. Riêng 3 bệnh nhân được xác định bị rối loạn tiêu hoá, phải nằm theo dõi, điều trị đến sáng 14-5 thì được cho về. Cũng theo ông Phạm Văn Hoàng, trong số những trường hợp được điều trị tại Cát Bà có người vẫn chưa dứt điểm cùng nhiều người khác có biểu hiện muộn hơn nên đã chuyển về đất liền để điều trị.
Phía bệnh viện Việt Tiệp cho biết thêm, đến trưa ngày 14-5, tiếp tục nhận được thông tin, có 7 trường hợp là nhân viên của Công ty Cổ phần Anova Feed được đưa từ Cát Bà về cấp cứu.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng làm rõ.
Bao bì nhựa: Dùng sai rất nguy hiểm!
http://nld.com.vn/suc-khoe/bao-bi-nhua-dung-sai-rat-nguy-hiem-20170514221039461.htm
Một cách sử dụng bao bì nhựa dẻo tương đối an toàn là không dùng chúng để đựng thực phẩm có nhiệt độ cao hoặc không đun nóng Hiện nay ở nhiều nước, đặc biệt là các nước tiên tiến, người ta luôn cảnh giác và sử dụng rất thận trọng các loại bao bì như hộp xốp, túi ni-lông, chai, can nhựa, đầu núm vú, bình sữa trẻ con... Bởi lẽ, nếu dùng không đúng cách, chúng có thể gây tác hại cho sức khỏe.Trước hết, các vật đựng làm bằng mút xốp như bao xốp, ly xốp uống nước, ly xốp đựng cà phê, hộp xốp đựng thức ăn... có cấu tạo bởi loại nhựa nhiệt dẻo là polystyrene (PS). Cần lưu ý, bao bì mút xốp chỉ được sử dụng một lần rồi bỏ. Còn các loại bao bì nhựa dẻo như bao túi ni-lông là các hóa chất cao phân tử: PP (polypropylene), PE (polyethylene), HDPE (high-density polyethylene), PETE (polyethylene terephthalate)…, có thể tái sử dụng.
PE được dùng chế tạo các chai nước uống và nước ngọt đóng chai; còn PP, HDPE, PETE là loại nhựa cứng được sử dụng để chế tạo vật đựng thức ăn, thức uống đóng sẵn, bình sữa, bình đựng dầu ăn, kể cả đồ chơi và một số túi nhựa. Các thứ này có thể tái sử dụng, nghĩa là người dùng bao bì là các loại nhựa dẻo vừa kể, ăn uống xong vẫn có thể dùng lại để đựng nước uống hay thực phẩm nhiều lần nữa. Tuy nhiên, có lời khuyên rằng bao bì là các loại nhựa dẻo nêu trên không được rửa bằng chất tẩy rửa vì chất này sẽ thấm nhiễm vào nhựa, có thể gây hại khi đựng nước uống, thực phẩm.
Để đúc khuôn tạo dáng cho các bao bì này, người ta phải thêm chất hóa dẻo (plasticizer) là các hóa chất có cấu trúc tương tự tạo thành nhóm gọi là các "dẫn chất phtalat" như monobutyl phtalat (MBP), dibutyl phtalat (DBP), benzylbutyl phtalat (BZBP), monomethyl phtalat (MMP)… Các dẫn chất phtalat này tuyệt đối không được dùng trong bao bì đựng thực phẩm và dược phẩm.
Tuy nhiên, hiện nay, các dẫn chất phtalat vẫn có thể được dùng làm chất hóa dẻo cho các bao bì nhựa dẻo đựng thực phẩm và rất khó để biết bao bì nhựa có chứa các chất gây hại này hay không. Nếu bao bì đó đựng thực phẩm và trong quá trình sử dụng lại chế biến đun nóng ở nhiệt độ cao, các dẫn chất phtalat bị thôi ra, nhiễm vào thực phẩm và theo đường tiêu hóa vào cơ thể con người sẽ gây hại. Như vậy, một cách sử dụng bao bì nhựa dẻo tương đối an toàn là không dùng chúng để đựng thực phẩm, đồ vật có nhiệt độ cao hoặc không đun nóng chúng.
Các dẫn chất phtalat khi vào trong cơ thể gây hại nhiều mặt nhưng cái hại lớn nhất là làm xáo trộn nội tiết hay phá vỡ nội tiết (endocrine disruptors). Đặc biệt, bé gái bị nhiễm phtalat sẽ dậy thì trước tuổi.
Giống như nhiều nước trên thế giới, ở nước ta cũng đang xảy ra hiện tượng bé gái dậy thì sớm. Hiện tượng dậy thì sớm ở bé gái có thể do hai nguyên nhân. Trước hết, do tự thân cơ thể bé gái có những rối loạn về mặt sinh dục đưa đến dậy thì sớm. Chẳng hạn, có bướu ở vùng dưới đồi hoặc tại tuyến tùng nằm ở não bộ có thể gây tăng tiết estrogen sớm khiến bé gái chưa đến 8 tuổi đã dậy thì. Nguyên nhân tự thân rối loạn có tính chất cá biệt và rất hiếm xảy ra. Nguyên nhân thứ hai đáng quan tâm hơn vì xuất phát từ môi trường và rối loạn có thể xảy ra cho một quần thể gồm nhiều bé gái do tiếp xúc môi trường gây rối loạn như bị nhiễm các dẫn chất phtalat.
Những chất từ bên ngoài môi trường được đưa vào cơ thể con người hoạt động như estrogen, trong đó có các phtalat, được gọi là xenoestrogen (nghĩa là chất tương tự, có tác dụng giống như estrogen từ bên ngoài đưa vào cơ thể). Cơ thể bé gái chưa dậy thì nhưng do tiếp xúc xenoestrogen xem như có một lượng estrogen trong cơ thể. Estrogen này sẽ kích hoạt vùng dưới đồi và tuyến yên ở não tiết ra các hormone hướng dục (gonadotropins), đánh thức buồng trứng hoạt động và làm xuất hiện sớm những hiện tượng đặc trưng của giới tính nữ. Không nên chế biến thức ăn quá nóng hoặc để tô chén, bao bì bằng nhựa trong lò vi ba mà nên thay bằng vật đựng thủy tinh, sành sứ (nhiệt độ quá nóng, các phtalat dễ thôi ra). Có thể thay các chai, hũ nhựa bằng chai lọ thủy tinh chứa nước mắm, tương chao, dầu ăn hoặc thực phẩm nước.
Không cho trẻ con chơi các đồ chơi bằng nhựa. Bởi lẽ, trẻ hay mút tay hoặc ngậm đồ chơi vào miệng.
Dùng lá chuối hoặc giấy làm bao bì thay vì dùng bao bì bằng nhựa, plastic là tốt hơn cả xét về phương diện bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe.
Chúng ta cần tăng cường truyền thông mạnh hơn về những việc tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng rất cần thiết là không dùng bọc ni-lông đựng thức ăn nóng hoặc bỏ hộp nhựa xốp vào lò vi sóng. Một số bệnh viện đã bắt đầu khuyến cáo người nhà bệnh nhân không dùng bọc ni-lông để đi nhận canh từ thiện còn bốc khói nghi ngút.
Mở phòng khám bác sĩ gia đình tại chung cư
http://nld.com.vn/suc-khoe/mo-phong-kham-bac-si-gia-dinh-tai-chung-cu-20170514221152469.htm
Ngày 14-5, phòng khám bác sĩ gia đình (BSGĐ) đầu tiên thuộc hệ thống Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ dành cho khu chung cư, căn hộ đã chính thức đi vào hoạt động. Phòng khám BSGĐ này đặt tại chung cư Lexington Residence, quận 2, TP HCM - nơi có khoảng 3.000 người sinh sống.
Ngoài hoạt động khám chữa bệnh, phòng khám BSGĐ này còn thực hiện quản lý theo dõi sức khỏe toàn gia đình. Cụ thể là lập hồ sơ theo danh sách đăng ký từ các hộ dân cư trong khu vực và lân cận, giúp theo dõi sát bệnh sử của cá nhân trong gia đình, hướng đến thực hiện công tác tầm soát phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu, tham gia công tác truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Theo PGS-TS-BS Phạm Lê An, Trưởng Trung tâm Đào tạo BSGĐ Trường ĐH Y Dược TP HCM, BSGĐ không phải là bác sĩ riêng của từng gia đình, cũng không phải là bác sĩ của nhà giàu mà là bác sĩ của những bệnh nhân có nhu cầu được thăm khám chu đáo. Ngoài nhiệm vụ quản lý bệnh nhân cùng các thành viên trong gia đình một cách toàn diện và liên tục từ lúc sinh ra đến cuối đời, BSGĐ có trách nhiệm cung cấp thông tin về bệnh sử khi chuyển bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa nhằm giúp bác sĩ ở nơi mới nắm bắt diễn biến bệnh tật, chẩn đoán nhanh và đầy đủ hơn.
Hệ thống phòng khám BSGD này vừa giúp giảm tải cho các cơ sở y tế vừa nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống tại các trung tâm đô thị lớn.
Các bệnh lý xương khớp, đặc biệt thoái khớp gối ngày càng gia tăng
Tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân thoái hóa khớp có xu hướng tăng lên do tuổi thọ người Việt được nâng cao đáng kể; hiện có khoảng 50% người trên 50 tuổi đang chịu những tác động tiêu cực của căn bệnh này. Thông tin trên được GS. TS. Trần Ngọc Ân - Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam đưa ra tại Hội nghị khoa học thường niên của Hội Thấp khớp học Việt Nam 2017 tổ chức từ ngày 12-14/5 tại Hà Nội.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch Hội thấp khớp học Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh thoái hoá khớp tăng theo tuổi tác và thời gian. Cụ thể, chỉ tính riêng thoái hoá khớp gối, nếu trong độ tuổi từ 26 trở xuống, chỉ có khoảng 4,9% đối với nữ và 4,6% đối với nam mắc bệnh thì ở độ tuổi 27-45, tỉ lệ này là 19,3% với nữ và 18,6% đối với nam và tăng vọt lên gần 50% khi ở tuổi 46-60…. và 100% ở người trên 90 tuổi. Ảnh hưởng của bệnh thoái hoá khớp đối với các vùng trên cơ thể có xu hướng khác nhau ở các châu lục. Nếu ở châu Âu, thoái hoá khớp gặp chủ yếu ở tay thì ở Việt Nam, thoái hoá khớp chủ yếu là ở khớp gối, khớp háng, trong đó khớp gối là nhiều nhất.
Khớp gối là khớp chịu tải và là vị trí thường gặp nhất của thoái hóa khớp, chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố nghề nghiệp, tính chất công việc và các thói quen sinh hoạt. Nghiên cứu của Hội Thấp khớp học Việt Nam đưa ra cho thấy đa số bệnh nhân thoái hóa khớp gối là người lao động với đặc thù là công việc chân tay (chiếm 80,6%). Thường xuyên nâng vật nặng, gấp gối, quỳ, đứng lâu (trên 2 giờ mỗi ngày), đi bộ trên 3km/ngày... là nguyên nhân làm thúc đẩy thoái hóa khớp gối.
Nguy cơ thoái hóa khớp gối càng cao với những phụ nữ thừa cân và béo phì
Bên cạnh đó thừa cân và béo phì là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh thoái hóa khớp gối, nhất là phụ nữ tuổi mãn kinh; người bị loãng xương hay đái tháo đường có nguy cơ thoái hóa khớp gối cao gần 2 lần so với người khỏe mạnh. Thoái hóa khớp gối gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới (có đến 80% người bị thoái hóa khớp gối là nữ trên 50 tuổi), điều này có thể do sự thay đổi hóc môn ở phụ nữ làm cho họ dễ mắc thoái hóa khớp gối hơn.
PGS. TS. Nguyễn Thị Xuyên - Chủ tịch tổng hội Y học tặng hoa chúc mừng tân Chủ tịch Hội thấp khớp học Việt Nam nhiệm kỳ 2017-2022. Ảnh: HH
Cũng trong dịp này Hội Thấp khớp học Việt Nam đã tiến hành Đại hội toàn quốc lần thứ VII. Giáo sư Trần Ngọc Ân đã tái đắc cử Chủ tịch hội nhiệm kỳ tiếp theo.
Tăng huyết áp - Kẻ giết người thầm lặng
http://www.nguoitieudung.com.vn/tang-huyet-ap--ke-giet-nguoi-tham-lang-d57796.html
http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=390105
Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp năm 2017, trong sáng ngày 13/5/2017 tại UBND xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới, UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Mít tinh và các hoạt động truyền thông nhằm mục đích tăng cường vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành, truyền thông vận động xã hội và nâng cao nhận thức của cộng đồng về gánh nặng bệnh tật và các biện pháp hiệu quả phòng, chống tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.
Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận.... và những bệnh tim mạch này đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới. Ước tính mỗi năm toàn cầu có khoảng 17 triệu ca tử vong do các bệnh tim mạch, trong đó 9,4 triệu ca là do biến chứng của tăng huyết áp. Vì vậy, ngày 17 tháng 5 hằng năm được Hiệp hội Tăng huyết áp thế giới chọn làm Ngày Thế giới phòng, chống tăng huyết áp nhằm nâng cao hiểu biết của cộng đồng, xã hội về gánh nặng bệnh tật và các biện pháp hiệu quả phòng, chống tăng huyết áp.
Hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, tức là cứ trong năm người trưởng thành thì có một người mắc. Tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim… làm cho hàng trăm ngàn người bị liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm và các bệnh tim mạch này đang là nguyên nhân tử vong số một tại Việt Nam, chiếm tới 33% tổng số ca tử vong toàn quốc. Hầu hết người bị tăng huyết áp không có biểu hiện triệu chứng nào cả và thậm chí họ còn không biết mình bị bệnh. Vì vậy tăng huyết áp được gọi là ”Kẻ giết người thầm lặng”. Theo điều tra, trong 12 triệu người mắc tăng huyết áp hiện nay thì có tới gần 60% chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị.
Tăng huyết áp có nguyên nhân quan trọng là do các hành vi nguy cơ như dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực, hút thuốc và lạm dụng rượu bia. Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế: năm 2015 có 45% nam giới hút thuốc; 77% nam giới uống rượu bia và gần một nửa uống ở mức nguy hại; hơn một nửa dân số ăn thiếu rau/trái cây; người dân ăn muối nhiều gấp hai lần so với khuyến nghị của WHO và có khoảng 1/3 người trưởng thành thiếu hoạt động thể lực. Đây là những yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp hoặc làm cho bệnh tiến triển nặng gây biến chứng tim mạch. Để tăng cường phòng, chống tăng huyết áp nói riêng và bệnh không lây nhiễm nói chung, cùng với triển khai chương trình mục tiêu y tế, năm 2015 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015-2025, trong đó đề ra các mục tiêu và giải pháp cụ thể để kiểm soát tăng huyết áp và bệnh tim mạch. Bộ Y tế đang tăng cường phối hợp để xây dựng và thực thi các chính sách phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu bia, giảm tiêu thụ muối ở cộng đồng, bảo đảm dinh dưỡng và hoạt động thể lực cho người dân. Đồng thời tiếp tục củng cố y tế tuyến cơ sở để mở rộng cung cấp các dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, quản lý bệnh lâu dài tại cộng đồng. Công tác dự phòng rất quan trọng đặc biệt là phòng chống các yếu tố nguy cơ và phát hiện bệnh sớm. Bằng chứng khoa học cho thấy nếu loại trừ được các hành vi nguy cơ thì sẽ giúp phòng tránh được ít nhất 80% các bệnh tim mạch, đái tháo đường týp II và trên 40% các bệnh ung thư. Tăng huyết áp là bệnh mạn tính và tiến triển một cách âm thầm, nếu không được phát hiện sớm để điều trị kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển nặng, gây biến chứng tim mạch trầm trọng và việc điều trị sẽ rất tốn kém, trong khi việc phát hiện sớm bằng đo huyết áp rất đơn giản, ít tốn kém.
Phòng, chống tăng huyết áp không phải của riêng ngành y tế vì nó liên quan đến các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, đòi hỏi trách nhiệm của nhiều ngành và lĩnh vực, trong đó truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng có vai trò thiết yếu. Hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống tăng huyết áp năm 2017, Bộ Y tế đề nghị các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, đặc biệt là các cơ quan truyền thông, phóng viên các báo đài tích cực phối hợp và đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền đến tận mỗi người dân để biết cách phòng tránh tăng huyết áp, biết thường xuyên đo huyết áp phát hiện sớm bệnh để được điều trị kịp thời, đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, vận động cộng đồng xã hội chung tay phòng, chống tăng huyết áp nói riêng và bệnh không lây nhiễm nói chung, góp phần chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Mỗi người dân cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, kiểm soát cân nặng của mình, tăng cường ăn rau và trái cây, giảm ăn muối xuống dưới 5 gam/ngày, tích cực vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày, không hút thuốc và hạn chế uống rượu bia để dự phòng tăng huyết áp nói riêng cũng như các bệnh không lây nhiễm nói chung.
Đo huyết áp thường xuyên là biện pháp đơn giản nhất và quan trọng nhất để phát hiện sớm tăng huyết áp, đặc biệt người trên 40 tuổi. Mỗi người hãy nhớ số đo huyết áp của mình.
Người mắc tăng huyết áp vẫn có thể sống khỏe và có cuộc sống bình thường nếu được phát hiện sớm, tuân thủ việc dùng thuốc và thực hiện đầy đủ chế độ dinh dưỡng, vận động theo lời khuyên của thầy thuốc.
Vụ tiêu hủy gần 20.000 viên thuốc đặc trị ung thư: Dự trù thuốc hiến tặng không sát thực tế
Trước sự bức xúc của người dân về thông tin gần 20.000 viên thuốc Tasigna đặc trị ung thư bị tiêu hủy vì hết hạn, Bộ Y tế đã đề nghị Sở Y tế TPHCM phải rà soát lại toàn bộ quy trình nhập khẩu thuốc. Kết quả cho thấy còn nhiều sơ hở trong quy trình nhập khẩu thuốc “viện trợ nhân đạo”, nhất là trách nhiệm của Bệnh viện Truyền máu Huyết học TPHCM.
Ngày 10.5, Sở Y tế TPHCM đã có văn bản gửi Bộ Y tế, Cục Quản lý dược để giải trình toàn bộ quá trình tiếp nhận, quản lý và sử dụng thuốc viện trợ Tasigna. Theo đó, một trong những lý do dẫn đến việc dư thuốc, phải tiêu hủy vì hết hạn là Bệnh viện (BV) Truyền máu Huyết học ngay từ ban đầu đã dự trù sai số lượng thuốc Tasigna. BS CKII Phù Chí Dũng - Giám đốc BV Truyền máu Huyết học TPHCM cho biết, BV là đơn vị đầu tiên của cả nước đề xuất thực hiện chương trình thuốc viện trợ nhân đạo tên là Tasigna Copay. Chương trình dành cho những bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu mạn dòng tủy và kháng thuốc Glivec theo chương trình GPAP (bệnh nhân được sử dụng miễn phí). Theo ước tính đến cuối tháng 7.2013 thì chương trình GPAP có khoảng 25% số người bệnh kháng thuốc Glivec, tương đương khoảng 200 người cần được điều trị tiếp tục bằng thuốc Tasigna. Tuy nhiên, dù viện trợ nhân đạo, song Tasigna là chương trình “viện trợ có điều kiện”. Điều kiện của chương trình là bệnh nhân phải đồng chi trả 42 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, chương trình có quy định nghiêm ngặt là bệnh nhân không được sử dụng thuốc miễn phí hoàn toàn và BV không được chủ động sử dụng nếu chưa có sự đồng thuận của Cty dược. Ban đầu, BV Truyền máu Huyết học dự tính sẽ có 50 bệnh nhân có điều kiện tham gia chương trình và đưa ra kế hoạch dự trù lượng thuốc. BV đã làm thủ tục để gửi đến Cty Novartis cho nhập khẩu 34.608 viên thuốc Tasigna 200mg. Tuy nhiên, khi thuốc “cập bến” sau 1 năm nhập khẩu lòng vòng, chương trình Tasigna mới được bắt đầu với 26 bệnh nhân tham gia chứ không phải 50 bệnh nhân như dự tính ban đầu của BV.
Nói về vấn đề này, GS-TS Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế TPHCM - cho rằng, BV phải “rút kinh nghiệm sâu sắc”. Bởi lẽ, việc lập kế hoạch dự trù thuốc đề nghị hiến tặng của BV không sát với thực tế sử dụng. Do vậy, mặc dù dự trù lượng thuốc dùng cho 6 tháng nhưng ngay cả 10 tháng trôi qua BV vẫn không sử dụng được một nửa số thuốc đã nhận về. BV tiếp nhận 34.608 viên thuốc thì chỉ sử dụng được 14.611 viên, còn tồn kho 19.997 viên phải tiêu hủy vì hết hạn.
Bên cạnh đó, cũng theo người đứng đầu Sở Y tế TPHCM thì: “Nếu BV xét thấy nhu cầu sử dụng thuốc Tasigna là cần thiết cho người dân thì lẽ ra phải tìm nguồn viện trợ khác theo đúng nghĩa viện trợ nhân đạo, chứ không bao hàm điều kiện bệnh nhân phải chi trả một số tiền nhất định như Cty Novartis đã làm”. Sở Y tế cũng xác nhận sự cố gắng của BV khi biết chắc sẽ không sử dụng hết thuốc trước khi hết hạn. BV đã chủ động đề nghị Cty Novartis cho phép mở rộng chương trình đến các BV khác trong toàn quốc hoặc thông báo cho các nơi chuyển bệnh đến. Tuy nhiên, theo quy định chặt chẽ của Cty mẹ, Cty Novartis quyết định tiêu hủy thuốc nếu thuốc hết hạn chứ không thay đổi quy định ban đầu, không cho bệnh nhân sử dụng miễn phí. Cty cũng chấp nhận thiệt hại khi phải tiêu hủy thuốc. Theo Sở Y tế TPHCM thì lẽ ra, ngay từ đầu thực hiện chương trình này, BV Truyền máu Huyết học và phía Cty dược phải xác định rõ chủ sở hữu của lô thuốc Tasigna là ai? BV hay Cty dược? Nếu BV là người sở hữu thì BV đã có quyền phân phối thuốc cho bệnh nhân không đủ điều kiện tham gia chương trình trước khi hết hạn, thay vì mang đi tiêu hủy như cách mà Cty dược đã làm.
Theo giải trình của BV Truyền máu Huyết học gửi Thanh tra TPHCM thì thời điểm BV tiếp nhận thư hiến tặng thuốc Tasigna theo chương trình Tasigna Copay cho bệnh nhân vào ngày 15.7.2013, sau đó, BV gửi công văn cho Cty Novartis Việt Nam về việc dự trù thuốc của BV trong vòng 6 tháng. Vào ngày 26.11.2013, BV nhận được chứng từ thuốc Tasigna 200mg (hạn dùng 24 tháng kể từ tháng 6.2013) để thực hiện thủ tục nhập theo quy định. Theo Sở Y tế TPHCM thì phải đến tháng 7.2014, Cục Quản lý dược mới cấp giấy phép nhập khẩu thuốc Tasigna. Theo quy định nhập khẩu thuốc viện trợ, khi BV đề xuất nhập thuốc được sự chấp thuận của Cục Quản lý dược thì BV mới báo cho phía Cty dược lên kế hoạch sản xuất. Lô thuốc nhập về phải luôn có hạn sử dụng sát với ngày Cục Quản lý dược cấp phép và phải còn hạn trên 12 tháng khi về tới hải quan. Tuy nhiên, lô thuốc mà Cty Novartis “viện trợ” cho BV Truyền máu Huyết học là thuốc sản xuất vào tháng 6.2013, hạn dùng đến tháng 5.2015. Và khi về đến Hải quan Việt Nam, lô thuốc chỉ còn hạn dùng 10 tháng. Biết là thuốc cũ, nhưng Cty Novartis vẫn gửi về “viện trợ nhân đạo” cho bệnh nhân ung thư của Việt Nam. Theo GS-TS Nguyễn Tấn Bỉnh thì trách nhiệm này thuộc về BV Truyền máu Huyết học lẫn Cty dược Novartis. BV phải rút kinh nghiệm không được nhận thuốc viện trợ có hạn dùng ngắn.
Sở Y tế cũng cho rằng, BV trì trệ trong quy trình hoàn thiện thủ tục ở nhiều khâu, không bổ sung kịp thời các văn bản mà các cơ quan chức năng yêu cầu dẫn đến việc nhập khẩu thuốc từ thời điểm nhận được thư hiến tặng đến lúc nhận được thuốc về kéo dài 13 tháng 8 ngày. Và để rút kinh nghiệm chung cho toàn ngành y tế TPHCM, Sở Y tế cho biết đã có công văn ngày 16.3.2017 về hướng dẫn việc tiếp nhận, quản lý tiền, hàng viện trợ, quà biếu, tặng cho các đơn vị trực thuộc Sở Y tế TPHCM... Ngày 8.5 vừa qua, Sở Y tế TPHCM đã có buổi làm việc với Cty Novartis Pharma Services AG để trao đổi về tình hình tiếp nhận và sử dụng lô thuốc viện trợ Tasigna với điều kiện đồng chi trả.
Cô bé ghép gan đi vào lịch sử ngành y Việt Nam sắp thành dược sĩ
13 năm trước, ca ghép gan đầu tiên của Việt Nam kéo dài 16 tiếng của Nguyễn Thị Diệp được dư luận cả nước đặc biệt quan tâm. Thoát khỏi “cửa tử”, cô bé Diệp ngày nào giờ đã lớn, chuẩn bị trở thành dược sỹ.
Đầu tháng 4, tiết trời Hà Nội khá oi nồng, anh Nguyễn Văn Phòng (SN 1972), quê ở xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, dắt tay con gái Nguyễn Thị Diệp (SN 1997) vào Bệnh viện 103 để tái khám. Anh Phòng kể: “Tháng nào bố con tôi cũng lên Hà Nội để kiểm tra sức khỏe, có tháng khám hai lần”. Trìu mến nhìn con, anh bảo: “Con bé phải uống thuốc hàng ngày, sức khỏe không thể như người bình thường nhưng chưa bao giờ nó bi quan, than thở hay kêu ca mệt mỏi, đau đớn”.
Anh Phòng cho biết, 13 năm qua, Bệnh viện 103 đã trở thành ngôi nhà thứ hai của 2 cha con. Bác sỹ Trần Văn Mạnh, PGS. TS, Chủ nhiệm bộ môn Hồi sức cấp cứu (Học viện Quân y), người chịu trách nhiệm chính theo dõi, điều trị cho Diệp sau ca mổ, đã nhận Diệp là con nuôi. Được sự quan tâm của Ban Giám đốc Bệnh viện, sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Quân y, Diệp đã nộp hồ sơ và đang hoàn thiện thủ tục để vào công tác tại bệnh viện. “Từ khi được cứu sống sau ca ghép gan 13 năm trước, em luôn mong sau này trở thành dược sĩ, được biết nhiều loại thuốc để chăm sóc tốt sức khỏe cho mình và cho mọi người. Mơ ước của em sắp thành hiện thực”, Diệp nói, ánh mắt lấp lánh niềm vui.
Nhìn cô gái trẻ xinh xắn, ánh mắt rạng rỡ khi nói về tương lai, khó tin rằng 13 năm trước, gia đình đã hết hy vọng về cơ hội được sống của em. Anh Phòng kể, khi sinh ra, Diệp bụ bẫm như người bình thường nhưng da vàng vọt, rất còi cọc. Đưa con lên Bệnh viện Đa khoa Hải Hậu điều trị cả tháng, bệnh tình Diệp càng nặng hơn, ăn gì thì đại tiện ra cái đó. Gia đình đưa Diệp lên Bệnh viện Nhi Trung ương, Diệp được chẩn đoán bị chứng teo đường mật bẩm sinh. Ba tháng tuổi, Diệp lên bàn mổ phẫu thuật mở đường mật nhưng sau phẫu thuật, Diệp bị biến chứng dẫn tới xơ gan. “Từ đó, bụng con cứ to dần lên. Gia đình đưa con đi khắp các Bệnh viện Nhi, Bạch Mai, Việt Đức... nhưng lá gan của con đã xơ lại thành một cục nhỏ, thêm biến chứng tăng áp lực tĩnh mạch và liên tục chảy máu tiêu hoá. 10 tuổi, bụng Diệp căng như quả bóng. Các bác sỹ nói, sự sống của con chỉ được tính bằng tháng...”, anh Phòng nhớ lại.
Đúng lúc gia đình đang ở giai đoạn bi quan nhất, Học viện Quân y quyết định chọn bé Diệp thực hiện ca ghép gan đầu tiên ở Việt Nam. Thời điểm đó, ghép gan còn là một khái niệm xa lạ, nên đoàn bác sỹ đến từ Nhật Bản, Học viện Quân y, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tìm về tận huyện Hải Hậu (Nam Định) để thuyết phục anh Phòng. Lúc đó, bé Diệp cùng ông nội vừa rời bệnh viện Nhi Trung ương sang Bệnh viện Việt Đức, nên anh Phòng mời đoàn bác sỹ ăn cơm, rồi anh đưa cả đoàn lên Hà Nội thăm bé Diệp. Thời điểm đó, có 6 cặp được lựa chọn để thực hiện ghép gan nhưng cuối cùng chỉ mình bố con anh Phòng giữ quyết tâm đến cùng, còn 5 cặp kia đều lần lượt bỏ cuộc. “Tết năm đó, bố con tôi ăn Tết tại Bệnh viện 103 để ăn kiêng, nằm phòng cách ly chờ đợi ghép gan. Đó là một cái Tết vừa nặng nề, có thể hai bố con sẽ chẳng có cơ hội trở về nhà nhưng cũng là cái Tết cho chúng tôi le lói hy vọng cứu sống con”, anh Phòng nhớ lại. Ngày 31/1/2004, ca phẫu thuật đi vào lịch sử ngành y Việt Nam đã diễn ra trong 16 giờ, với sự trợ giúp của các y bác sĩ Nhật Bản và chuyên gia Việt Nam. Sau ca mổ, anh Phòng hồi phục tốt, cơ thể Diệp thích nghi tốt với 33% lá gan của bố hiến tặng. Sau 8 tháng nằm viện, cô bé Diệp đã hồi sinh, trở về nhà. Sự kỳ diệu của y học cùng lá gan và tình yêu thương của người cha đã theo cơ thể của bé Diệp mà lớn lên, để hôm nay em sắp trở thành dược sỹ tại chính bệnh viện đã cứu sống em. Con người ai cũng có thăng trầm, điều quan trọng là dũng cảm đối mặt với nó và kiên nhẫn tìm cách giải quyết tốt nhất, may mắn sẽ mỉm cười với người nỗ lực hết mình.
Sau phẫu thuật thẩm mỹ, 15% người Việt muốn chỉnh sửa lại nhan sắc
Lúc 9h ngày 19/5, Báo điện tử Phụ nữ TP.HCM phối hợp với Bệnh viện Quận 2 tổ chức buổi tư vấn trực tuyến “Hạn chế tai biến trong phẫu thuật thẩm mỹ”.
Theo thống kê của thế giới, có 5% khách hàng sau khi phẫu thuật thẩm mỹ phải mổ lại, nhưng tỷ lệ này ở Việt Nam ước chừng đến 15%. Ngoài nguyên nhân khách quan, còn có những trường hợp do khách hàng không hài lòng với kết quả phẫu thuật trước đó. Các chuyên gia khuyến cáo đây là điều không nên, vì mổ lại vẫn được xem là một cuộc phẫu thuật, cũng phải dùng thuốc gây tê, gây mê, vẫn có thể xảy ra những rủi ro như: tai biến, sốc thuốc, chảy máu, nhiễm trùng…
Gu thẩm mỹ của bác sĩ đôi khi ”vênh” với khách hàng, do đó bác sĩ phải giải thích cặn kẽ cho khách. Thế nhưng, vì tham lợi, nhiều cơ sở thẩm mỹ đã chiều lòng khách. Để giải đáp tất cả băn khoăn trước khi quyết định phẫu thuật thẩm mỹ, lúc 9h00 ngày 19/5, Báo điện tử Phụ nữ TP.HCM phối hợp với Bệnh viện Quận 2 tổ chức buổi tư vấn trực tuyến “Hạn chế tai biến trong phẫu thuật thẩm mỹ” trên website phunuonline.com.vn.
Bạn đọc có thể đặt câu hỏi đến TS-BS Phan Minh Hoàng, Trưởng khoa Tạo hình – Thẩm mỹ, Bệnh viện Quận 2, kiêm giảng viên Bộ môn Phẫu thuật – Tạo hình thẩm mỹ, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM để được tư vấn.
Lập phòng khám bệnh tan máu bẩm sinh tại An Giang
Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM vừa triển khai phòng phám huyết học vệ tinh tại Bệnh viện Đa khoa An Giang, chẩn đoán và điều trị người bệnh Thalassemia. Bác sĩ Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM cho biết phòng khám nhằm giúp người bệnh Thalassemia tại An Giang cũng như miền Tây được khám, điều trị tại địa phương, đỡ tốn kém và vất vả di chuyển xa.
Theo bác sĩ Dũng, việc chẩn đoán và điều trị bệnh Thalassemia không quá phức tạp, có thể thực hiện ở các cơ sở y tế địa phương. Tuy nhiên những năm qua đa phần người bệnh đều tập trung về các trung tâm huyết học lớn tại Hà Nội và TP HCM, gây quá tải tuyến trên và tốn kém cho người bệnh. Năm 2015 bệnh viện bắt đầu thực hiện đề án chuyển giao điều trị bệnh Thalassemia cho bệnh viện tuyến quận trong thành phố tại Bình Tân và Đa khoa Khu vực Thủ Đức.
Bệnh viện đang đẩy mạnh chuyển giao ở các tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ. Điều này giúp các tuyến điều trị cơ sở có cơ hội nâng cao kiến thức về bệnh và sẽ là lực lượng tầm soát người mang gen, tư vấn di truyền và tư vấn tiền sản tốt nhất cho người dân.
Thalassemia hay còn gọi tan máu bẩm sinh là một nhóm những bệnh lý huyết học di truyền phổ biến nhất trên thế giới, biểu hiện chính là thiếu máu và ứ sắt. Người bệnh thể nặng có hình thể khá đặc trưng như chậm lớn, mũi tẹt, răng hô, xương sọ biến dạng, da xạm, gan, lách lớn. Những người bệnh này phụ thuộc vào việc truyền máu từ khi còn rất nhỏ và tuổi thọ thường rất ngắn, không quá 30 tuổi.
Những người bệnh thể ẩn chỉ mang gen bệnh mà không có biểu hiện thiếu máu nhưng lại có thể di truyền lại bệnh cho thế hệ sau. Những người này sống hòa lẫn trong cộng đồng, kết hôn với nhau và sinh ra những đứa trẻ Thalassmia thể nặng hoặc những đứa trẻ thể ẩn mang gen bệnh và làm lan rộng quần thể mang gen trong cộng đồng.
Tại Việt Nam ước tính hiện có khoảng 20.000 người bị Thalassemia thể nặng. Mỗi năm có thêm 2.000 trẻ em sinh ra bị bệnh,10 triệu người mang gen bệnh. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần xây dựng một chương trình phòng chống Thalassemia toàn diện từ tầm soát người mang gen, tư vấn di truyền, tư vấn tiền sản... để không nhân rộng một thế hệ mới những người mang gen bệnh.
Đại dịch kinh hoàng Ebola đang quay trở lại
http://www.baogiaothong.vn/dai-dich-kinh-hoang-ebola-dang-quay-tro-lai-d208682.html
Tổ chức Y tế Thế giới đã xác nhận các trường hợp nhiễm vi rút Ebola ở tỉnh Bas-Uele, Congo. Theo Theguardian cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch Ebola đã bùng phát tại Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi có ba người được xác nhận là đã tử vong do sốt xuất huyết và 6 người khác bị nghi ngờ nhiễm vi rút. Trong số ba người đã tử vong vì sốt xuất huyết, có một trường hợp do vi rút Ebola gây ra, người đàn ông này đã bị sốt cao tháng 4/2017 tại phòng khám địa phương và được yêu cầu đi khám bệnh tại bệnh viện gần nhất. Tuy nhiên, nạn nhân đã tử vong trên đường được đưa tới bệnh viện và lái xe taxi cùng một hành khách khác trên xe này cũng đã tử vong sau đó không lâu, hiện lực lượng chức năng tại Congo và tổ chức Y tế Thế giới đang điều tra nguyên nhân. Bộ trưởng Y tế của Congo - Oly Ilunga Kalenga cho rằng vụ bộc phát này là "tình trạng khẩn cấp về y tế quốc gia có ý nghĩa quốc tế" tuy nhiên ông cũng kêu gọi mọi người "đừng hoảng sợ".
Đại dịch Ebola đã từng bùng phát tại Congo vào năm 2014 tại tỉnh Bas-Uele làm chết 49 người dân địa phương. Sự bùng phát Ebola tồi tệ nhất thế giới bắt đầu ở Tây Phi vào năm 2013 - khiến 11.300 người từ vong và lây nhiễm đến 28.600 người khi nó quét qua Liberia, Guinea và Sierra Leone. Hàng ngàn người còn sống sót đã bị bỏ lại với các vấn đề về sức khoẻ lâu dài và Liberia chỉ được tuyên bố là không có vi rút Ebola đang hoạt động vào tháng 6/2016. WHO gần đây đã phát triển một loại vắc xin Ebola mới để sử dụng trong trường hợp dịch Ebola bùng phát. Tiến sĩ Seth Berkleycho biết "Hiện có 300.000 liều vắc-xin Ebola sẵn sàng để ngăn chặn vụ bộc phát này trở thành đại dịch. Vắcxin mới đã cho hiệu quả cao trong các thử nghiệm lâm sàng và có thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con người".
Tuổi thọ của người nhiễm HIV sẽ gần như người bình thường nhờ loại thuốc mới
Người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng virus ART mới, có thể sống đến 78 tuổi. Nghiên cứu cho thấy rằng điều trị bằng cách sử dụng kết hợp một số loại thuốc mới (ART hay antiretroviral therapy) giúp cải thiện tuổi thọ của bệnh nhân nhiễm virus HIV. Những người được điều trị bằng ART mới trong năm 2010 được mong đợi là sống lâu hơn 10 năm so với những người điều trị ART lần đầu tiên vào năm 1996. Theo các bác sĩ, điều trị sớm là rất quan trọng để có cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh. Trong khi đó, các tổ chức từ thiện cho rằng vẫn còn quá nhiều người không biết mình đã mang virus.
Các tác giả nghiên cứu, từ Đại học Bristol, cho biết thành công trên của các phương pháp điều trị HIV là nhờ các loại thuốc mới có ít tác dụng phụ hơn và ngăn ngừa virus nhân lên trong cơ thể tốt hơn, tỉ lệ kháng thuốc thấp hơn. Bên cạnh đó, cũng có những cải thiện trong chương trình kiểm tra và dự phòng HIV.
Các nhà nghiên cứu đã khảo sát 88.500 người nhiễm HIV ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Tuổi thọ của họ được dự đoán dựa trên tỷ lệ tử vong trong 3 năm đầu tiên theo dõi sau khi bắt đầu điều trị bằng thuốc. Những người bắt đầu điều trị khoảng thời gian 2008 - 2010 có tỉ lệ tử vong thấp hơn so với nhóm người bắt đầu điều trị trong khoảng 1996 - 2007. Theo ước tính, tuổi thọ của một bệnh nhân 20 tuổi bắt đầu điều trị ART sau năm 2008 (với nồng độ virus không quá cao), sau năm điều trị đầu tiên là 78 năm - tương tự như tuổi thọ người bình thường.
Liệu pháp điều trị kháng virus (ART) sử dụng kết hợp từ ba loại thuốc trở lên nhằm ngăn chặn sự tiến triển bình thường của HIV. ART giúp phòng ngừa sự phá huỷ hệ thống miễn dịch do HIV gây ra, đồng thời phần nào ngăn chặn căn bệnh lây lan sang người khác. Các loại thuốc mới gần đây tỏ ra hiệu quả hơn và có ít tác dụng phụ hơn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng liệu pháp kháng retrovirus nên được bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi chẩn đoán.
Giáo sư Helen Stokes-Lampard, từ Royal College, cho biết: "Đó là một thành tựu y học to lớn mà một bệnh truyền nhiễm rất nghiêm trọng như HIV/AIDS giờ có thể kiểm soát được và bệnh nhân mang virus đang sống lâu hơn đáng kể. Chúng tôi hy vọng kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp xóa bỏ bất kỳ sự kỳ thị nào liên quan đến HIV và đảm bảo rằng bệnh nhân HIV có thể sống lâu và khỏe mạnh mà không gặp khó khăn trong việc làm và bảo hiểm y tế."
Mổ ruột thừa, bác sĩ cắt nhầm... buồng trứng
http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/mo-ruot-thua-bac-si-cat-nham-buong-trung-201705141254442.htm
Vị bác sĩ cắt nhầm buồng trứng của bệnh nhân nữ thay vì ruột thừa vừa bị tước bằng hành nghề với lý do "gây nguy hiểm cho bệnh nhân", Daily Mail cho biết hôm 13-5. Ngoài vụ cắt "nhầm" buồng trứng của nữ bệnh nhân nêu trên, ông này còn có 2 ca phẫu thuật sai sót khác trong vòng 2 năm qua.
Lý do ông Haruna đưa ra cho vụ cắt nhầm buồng trứng là do ruột thừa và ống dẫn trứng đều có cấu trúc giống con sâu, đều ở cùng một khu vực.
Người phụ nữ được giấu tên, gọi là bệnh nhân B, đã được bác sĩ Haruna tiếp nhận điều trị khi vào bệnh viện Sheffield Teaching trong tình trạng đau bụng dữ dội. Trong quá trình phẫu thuật, một buồng trứng của bệnh nhân B đã bị đưa ra khỏi cơ thể. Bác sĩ Haruna còn mắc sai lầm trong 2 cuộc phẫu thuật khác: cắt nhầm một phần mỡ thay vì ruột thừa và cắt nhầm một phần da thay vì khối u!
Trường hợp đầu tiên là một người đàn ông, được gọi là bệnh nhân A. Anh ta tới để điều trị ruột thừa nhưng bác sĩ Haruna đã cắt nhầm một phần mỡ trong nội tạng của bệnh nhân.
Các đồng nghiệp cho rằng cuộc phẫu thuật này của bác sĩ Haruna là chuyên môn kém cỏi và "sai lầm không bao giờ được xảy ra".
Trong khi các lãnh đạo bệnh viện kết hợp với các cơ quan chức năng điều tra, bác sĩ Haruna lại làm hỏng một cuộc phẫu thuật khác với nữ bệnh nhân C. Cô nhập viện để điều trị một khối u ở hậu môn và bị bác sĩ Hurana cắt nhầm một mảnh da.
Một chuyên gia điều tra các vụ nhầm lẫn này cho biết: "Bác sĩ Haruna đã sai sót trong việc nhận dạng ruột thừa để rồi cắt nhầm buồng trứng và ống dẫn trứng của một bệnh nhân. Đây là một sai sót nghiêm trọng. Haruna còn cắt nhầm một phần mỡ thay vì ruột thừa của bệnh nhân khác và không thể giải quyết được vấn đề này, cho thấy năng lực phẫu thuật của ông ta quá kém".
Ông Haruna - vốn có 25 năm kinh nghiệm - đã bác bỏ trách nhiệm trong những vụ việc nêu trên với lý do đó là "những sai lầm vặt vãnh", "ống dẫn trứng và ruột thừa có cấu trúc con sâu giống nhau và ở cùng một khu vực".
Tuy nhiên, Tòa án Y khoa đã yêu cầu Ủy ban Kỷ luật cấm ông Haruna điều trị cho bệnh nhân và tuyên bố ông có tội vì những hành vi sai trái trong điều trị.
Chủ tịch bệnh viện, ông Clare Sharp, đã nói với bác sĩ Haruna rằng việc để ông điều trị cho bệnh nhân là một sự "liều lĩnh", đồng thời bảo ông hãy hỏi những bệnh nhân của mình xem hành động của ông khiến họ cảm thấy như thế nào.
Ông Clare Sharp cho biết: "Trong khi xin lỗi các bệnh nhân, ông Haruna còn cho thấy sự thiếu đồng cảm với họ cũng như không thừa nhận những sai lầm của mình đã để lại những hậu quả nghiêm trọng như thế nào".
Theo ông Clare Sharp, bệnh nhân A đã đau đớn 1 tháng sau phẫu thuật và phải trải qua một cuộc phẫu thuật loại bỏ ruột thừa khác sau thất bại lần đầu tiên.
"Nếu bệnh nhân B đang ở trong độ tuổi mang thai. Việc cắt bỏ ống dẫn trứng, buồng trứng còn nghiêm trọng hơn rất nhiều và có khả năng sẽ thay đổi cuộc đời của cô ấy ra sao, liệu ông có suy nghĩ tới những hậu quả tiềm ẩn này? Ông nói bệnh nhân C có vẻ rất tốt khi ông gặp sau cuộc phẫu thuật cắt u hậu môn. Thế nhưng, cô ấy bị nhiễm trùng hậu phẫu nặng. Sau đó, bệnh nhân C đã viết rằng cô mất tự tin và lo lắng về bất cứ cuộc phẫu thuật nào cho mình và người thân trong gia đình. Ông không có khái niệm thực tế về cảm giác của bệnh nhân và ảnh hưởng tác động đến họ sau phẫu thuật. Tòa án cho rằng những hành động của ông không cố ý nhưng rất nguy hiểm cho bệnh nhân" - vị giám đốc nói với bác sĩ Haruna.
Các sự cố của bác sĩ Haruna xảy ra trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2015.