Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 16/11/2015

  • |
T5g.org.vn - An toàn sinh sản tiến triển tốt; Cảnh báo rủi ro khi tiêm vắc xin dịch vụ 'chui'…

An toàn sinh sản tiến triển tốt

Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố trên tạp chí y khoa The Lancet cho biết tỉ lệ tử vong bà mẹ (tử vong trong quá trình mang thai, sinh nở hoặc trong vòng sáu tuần sau sinh) toàn cầu đã giảm gần một nửa trong vòng 25 năm qua.

Năm 1990, Liên Hiệp Quốc (LHQ) công bố tám mục tiêu trong Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ bao quát các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, sức khỏe. Khảo sát được thực hiện ở 171 nước cho thấy từ đó trung bình số trường hợp tử vong bà mẹ đã giảm từ 532.000 trường hợp mỗi năm xuống còn 303.000 trường hợp. Năm 1990 trung bình có 385 trường hợp tử vong/100.000 ca sinh thành công, năm 2015 con số tử vong giảm xuống còn 216, tương đương 43,9%.

 

Đây là nỗ lực đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu trong năm 2015 này sẽ giảm 75% trường hợp tử vong bà mẹ so với năm 1990 và thanh toán hoàn toàn việc tử vong bà mẹ vào năm 2030 mà LHQ, WHO và Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) đã đề ra.

Theo Phó Giám đốc điều hành UNICEF Geet Rao Gupta, có ba yếu tố quan trọng để hạn chế tử vong bà mẹ. Đó là phát triển y tế; phát triển hệ thống y tế; và đầu tư giáo dục, cung cấp kiến thức về sức khỏe sinh sản cho phụ nữ. http://phapluattp.vn/suc-khoe/an-toan-sinh-san-tien-trien-tot-591298.html

Cảnh báo rủi ro khi tiêm vắc xin dịch vụ 'chui'

Trao đổi với PV Thanh Niên hôm qua, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, cho hay vắc xin dịch vụ sẽ tiếp tục khan hiếm trong năm 2016.

Tuy nhiên Cục Quản lý dược có công văn cho biết dự kiến khoảng 49.000 liều sẽ được cung cấp trong năm tới.  

Trước đây, tại thời điểm nguồn cung ổn định, mỗi năm có khoảng 200.000 trẻ dưới 1 tuổi tiêm vắc xin dịch vụ “5 trong 1”, “6 trong 1”, trong tổng số khoảng 1,5 triệu trẻ dưới 1 tuổi có chỉ định tiêm.

Lợi dụng việc khan hiếm vắc xin, hiện nay ở Hà Nội xuất hiện tình trạng tiêm chủng dịch vụ "chui", rao giá 6 triệu đồng/mũi vắc xin “6 trong 1” và 5,5 triệu đồng/mũi vắc xin "5 trong 1", đến tận nhà tiêm.

Bộ Y tế khuyến cáo tuyệt đối cấm tiêm vắc xin tại nhà. Tiêm vắc xin chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế đủ điều kiện đã được cơ quan thẩm quyền cấp phép; trước tiêm, trẻ cần được khám sàng lọc để xác định tình trạng sức khỏe phù hợp; cần được theo dõi phản ứng sau tiêm chủng.

Theo ông Phu, các gia đình cũng không được mua vắc xin từ nước ngoài để tự tiêm chủng, bởi việc nhập khẩu vắc xin phải do Bộ Y tế cấp phép; vắc xin sử dụng tại VN phải có số đăng ký lưu hành hợp pháp do Bộ Y tế cấp. Các vắc xin không được lưu hành hợp pháp sẽ không được kiểm soát chất lượng.

Ngoài ra, vắc xin đòi hỏi được bảo quản nghiêm ngặt về nhiệt độ trong khi nguồn không chính thống sẽ không được kiểm soát việc duy trì các điều kiện này, do đó không đảm bảo hiệu quả phòng bệnh, thậm chí nguy hiểm cho người tiêm.

Chiều cùng ngày, tại TP.HCM, đại diện Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại VN triển khai tuần lễ đầu tiên truyền thông phòng chống kháng thuốc trên cả nước.

Theo Bộ Y tế, việc kê đơn không hợp lý, sử dụng kháng sinh bừa bãi, lạm dụng làm gia tăng tình trạng vi khuẩn kháng thuốc. Tuần lễ được triển khai với nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cả giới y khoa và cộng đồng ý thức trong việc phòng kháng thuốc. http://www.thanhnien.com.vn/suc-khoe/canh-bao-rui-ro-khi-tiem-vac-xin-dich-vu-chui-634327.html

Vì sao Việt Nam phải chi 6,4% GDP cho phòng chống dịch bệnh?

TS BS Võ Xuân Sơn cho rằng theo Fobes, hiện nay, ngân sách dành cho y tế của Việt nam chiếm 6,4% GDP, thuộc hàng cao trên thế giới nếu tính theo tỉ lệ phần trăm GDP.

Họp hội nghị trực tuyến báo cáo, đánh giá công tác phòng chống dịch

Nhiều đại dịch xảy ra thời gian những năm gần đây đã phải "chào thua" ở Việt Nam, đó thực sự là niềm tự hào. Nhớ về ám ảnh những đại dịch đã qua, TS BS Võ Xuân Sơn - Giám đốc trung tâm y khoa EXSON chia sẻ đây thực sự là điều đáng mừng của ngành y tế Việt Nam, điều này một phần may mắn và một phần là nỗ lực, cố gắng của ngành y.

Báo điện tử Infonet.vn xin trân trọng giới thiệu bài viết của TS. BS Võ Xuân Sơn về công tác phòng chống dịch. Qua cái nhìn của ông, ngành y nước nhà đang thay đổi từng ngày.

"Hồi đó tôi còn sinh viên, thường hay trực tại phòng cấp cứu bệnh viện Chợ rẫy. Có một địa danh ám ảnh tôi suốt: Nông trường Sông Ray. Ngày nào tôi trực cũng gặp những ca sốt rét ác tính từ nông trường này chuyển về.

Tôi còn nhớ cái phiếu xét nghiệm phết máu ngoại biên với câu trả lời gần như giống hệt nhau ở phần đầu Plasmodium falciparum, chỉ khác nhau số dấu cộng đằng sau. Và gần như ngày nào cũng có người chết vì sốt rét ác tính thể não. Có lúc tôi phải tự hỏi, sao ở đó có nhiều người đến như vậy.

Cũng vào những năm căng thẳng đó, một cậu em con của một người quen với gia đình tôi, bị sốt xuất huyết. Cậu ấy bị cô đặc máu và xuất huyết dưới da. Dịch truyền do các bệnh viện tự pha chế được rất ít, lại đang mùa dịch nên số lượng cho một người cũng rất hạn chế. Nhờ sự giúp sức của các đàn anh ở nhiều bệnh viện, chúng tôi “thu gom” được vài thùng dịch truyền từ khắp các chợ ở Sài gòn và vài tỉnh miền Tây.

Đó là thời kì rất khó khăn, gia đình cậu em và cả gia đình tôi phải tập trung toàn lực về tài chính để trang trải các chi phí mua dịch truyền cho cậu ấy. Cậu em nằm phòng hồi sức với 3 đường truyền cắm vào hai tay và một chân, cùng với 2 kim rút nước từ màng phổi và màng bụng ra. Vậy mà máu vẫn cứ đặc quánh lại.

Thế giới đã trải qua nhiều đại dịch. 100 năm trước đây, dịch cúm Tây Ban Nha trở thành đại dịch toàn cầu lớn nhất với 500 triệu người, tức một phần ba dân số thế giới vào thời điểm đó, nhiễm bệnh, làm khoảng 20-50 triệu người thiệt mạng. Một trận đại dịch có sức ảnh hưởng mạnh xảy ra vào năm 2009 là dịch cúm H1N1, lan ra tới 214 quốc gia, khiến 575.000 người nhiễm bệnh, trong đó, 18.000 người thiệt mạng.

Trận dịch cực kì nguy hiểm mà cả thế giới đang phải đối phó là dịch Ebola. Cho đến cuối tháng 10 năm 2015, theo Tổ chức Y tế Thế giới, đã có 28.575 người bị nghi là nhiễm bệnh, và 11.313 người tử vong. Ngân hàng thế giới dự đoán, rằng sẽ có 32,6 tỉ đô la được tiêu tốn cho bệnh dịch này tính cho đến thời điểm cuối năm nay.

Theo Fobes, hiện nay, ngân sách dành cho y tế của Việt nam chiếm 6,4% GDP, thuộc hàng cao trên thế giới nếu tính theo tỉ lệ phần trăm GDP. Như vậy, với GDP cao nhất mà Việt nam đạt được là 186,2 tỉ USD (năm 2014), ngân sách dành cho toàn ngành y tế là 11 tỉ 917 triệu USD, bằng khoảng 1/3 chi phí cho một vụ dịch chưa phải là nghiêm trọng nhất, con số tử vong còn thua rất xa so với những bệnh khác như tim mạch, ung thư…

Hàng loạt những hệ lụy sẽ đến với chúng ta khi có một vụ dịch xảy ra. Ngoài những thiệt hại về nhân mạng và sức khỏe, dịch còn làm rối loạn các hoạt động xã hội, lan truyền tâm lí bất an, làm cho người dân hoảng loạn. Ngoài số tiền phải bỏ ra để chạy chữa cho những người bị bệnh, để dập tắt ổ dịch và ngăn không cho nó lan rộng, những thiệt hại kinh tế bắt nguồn từ dịch bệnh sẽ là vô cùng lớn.

Do vậy, phòng dịch luôn luôn là vấn đề cốt lõi mà ngành y tế của bất cứ nước nào cũng phải hướng tới. Một đồng bỏ ra cho phòng dịch có thể tiết kiệm cho ngân sách hàng trăm đồng dùng để chống dịch. Số tiền bỏ ra cho phòng dịch, trên thực tế chỉ là rất nhỏ so với số tiền phải bỏ ra để chống dịch nếu để dịch xảy ra. Ngoài ra, việc phòng dịch tốt sẽ làm giảm thiểu thiệt hại về nhân mạng, giảm thiểu thiệt hại về tinh thần, giảm thiểu bất ổn xã hội, và giảm thiểu các thiệt hại kinh tế mang tính dây chuyền.

Một trong các nội dung của công tác phòng dịch là tiêm ngừa. Kể từ khi Pasteur phát minh ra vaccin, việc tiêm ngừa vaccin đã ngăn ngừa được rất nhiều dịch bệnh. Có những loại bệnh đã được thanh toán hoàn toàn trên thế giới, một số bệnh khác đang trong quá trình được xóa sổ. Việc tiêm vaccin phòng ngừa các bệnh dịch là biện pháp phòng dịch hiệu quả và ít tốn kém nhất hiện nay đối với đa số các loại bệnh.

Hiện nay, do điều kiện lưu thông dễ dàng, dịch bệnh có thể lan truyền trên phạm vi toàn cầu, việc phòng ngừa dịch bệnh phải thực hiện ở cấp độ toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã trở thành người lãnh đạo công tác phòng chống dịch bệnh trên toàn thế giới. Do đặc điểm khí hậu, văn hóa, đặc biệt là đặc điểm dịch tễ học và khả năng kinh tế của các khu vực khác nhau, nên mặc dù phòng chống dịch là công việc toàn cầu, nhưng với mỗi khu vực, WHO có cách thực hiện khác nhau. Mặc dù Nhà nước ta đã tập trung cho y tế tới 6,4% GDP, một tỉ lệ khá lớn, nhưng chúng ta không thể so bì với các nước khác, khi họ chi cho y tế tỉ lệ thấp hơn, nhưng số tiền trên đầu người lớn hơn ta gấp nhiều lần.

Ngoài vấn đề không để cho dịch bệnh xảy ra, việc phòng dịch còn phải chuẩn bị các phương án để hạn chế tối đa mức độ lây lan, dập tắt ngay các ổ dịch từ khi chúng còn rất nhỏ. Do vậy, việc dự trữ một số thuốc và phương tiện để đối phó với dịch bệnh có thể sẽ tiêu tốn một phần tiền của ngân sách. Và khi dịch bệnh không xảy ra, chúng ta phải hiểu rằng đó là do phòng dịch hiệu quả, do may mắn. Chính xác, đó là điều đáng vui mừng, chứ không phải ném tiền qua cửa sổ.

Ngoài những nỗ lực của ngành y tế, truyền thông đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh. Cộng đồng cần phải hiểu rõ những khó khăn mà chúng ta đang gặp phải, và những giải pháp mà chúng ta đang áp dụng trong việc phòng chống dịch bệnh. Truyền thông cần truyền tải những thông tin chính xác, tránh gây tâm lí hoảng loạn trong xã hội, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như vụ dịch sởi năm nào." http://infonet.vn/vi-sao-viet-nam-phai-chi-64-gdp-cho-phong-chong-dich-benh-post182349.info

378 trẻ em làng Đông Mai sẽ được điều trị nhiễm độc chì

Mới đây, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) và Sở Y tế tỉnh Hưng Yên đã họp bàn và đưa ra phương án điều trị thải chì cho 378 trẻ em làng Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.

Ông Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, cho biết sẽ tiến hành đào thải chì miễn phí cho 378 trẻ em làng Đông Mai bằng sản phẩm Pectin complex vào tháng 12. Đây là một sản phẩm của Ukraine giúp ngăn chặn và đào thải các ion kim loại nặng, chất phóng xạ, thuốc trừ sâu và các ô nhiễm hữu cơ khác.

Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Hưng Yên, 13 hộ dân đang sản xuất, tái chế chì xen lẫn trong khu dân cư hiện đã di chuyển ra cụm công nghiệp làng nghề Đông Mai để loại trừ hoàn toàn chì ra khỏi môi trường sinh sống hằng ngày của người dân. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đông, Giám đốc Sở Y tế Hưng Yên cho biết, tình trạng ô nhiễm chì tại làng Đông Mai vẫn đang ở mức đáng báo động. Nguyên nhân là trước đây có tới 100 hộ gia đình sản xuất, tái chế chì ngay trong làng. Kết quả kiểm nghiệm mẫu đất, nước, không khí và rau xanh tại làng Đông Mai cao hơn nhiều lần cho phép, đặc biệt mẫu nước lấy tại kênh và rãnh thoát nước vượt 1.000 lần mức cho phép.

“Nhiễm độc chì gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là cho trẻ em. Khi bị nhiễm độc chì nặng, chì tấn công não và hệ thống thần kinh T.Ư gây hôn mê, co giật và thậm chí tử vong. Trẻ em sống sót sau nhiễm độc chì nghiêm trọng có thể để lại di chứng chậm phát triển tâm thần và rối loạn hành vi”, ông Đông nói.

Hiện, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên đang tìm biện pháp di dời bãi rác ở làng Đông Mai. Tuy nhiên, việc này đang gặp khó khăn về kinh phí. http://www.thiennhien.net/2015/11/15/378-tre-em-lang-dong-mai-se-duoc-dieu-tri-nhiem-doc-chi/

62 tỉnh thành có bệnh nhân mắc tay chân miệng

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận hơn 44.000 ca mắc tay chân miệng (TCM) tại 62 tỉnh thành, trong đó có 5 trường hợp tử vong tại khu vực phía nam.

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết số mắc TCM giảm 30% so với cùng kỳ 2014. Tuy nhiên, vẫn còn nguy cơ tử vong nếu trẻ không được xử trí kịp thời khi có diễn biến nặng, đặc biệt lưu ý các tỉnh phía nam do nhiều ca bệnh có nguyên nhân do vi rút Entero 71 (EV 71).

Đây là vi rút có độc lực mạnh, có thể gây biến chứng tim, não. Triệu chứng ban đầu của TCM là trẻ sốt, loét miệng, nổi hồng ban có bóng nước ở bàn tay, bàn chân, gối hoặc mông.

Khi có triệu chứng nặng như: sốt cao, quấy khóc liên tục, khó ngủ hoặc ngủ li bì, giật mình, hốt hoảng, chới với, run giật tay chân, co giật, nôn ói nhiều, bỏ bú, yếu liệt tay chân thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. http://www.thanhnien.com.vn/suc-khoe/62-tinh-thanh-co-benh-nhan-mac-tay-chan-mieng-634305.html

Bộ Y tế: Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh không liên quan đến vắcxin

Mới đây, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết giai đoạn từ 2-4 tháng tuổi là thời kỳ cao điểm dễ xảy ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Đây cũng là thời điểm trẻ được tiêm phòng nhiều loại vắcxin khác nhau để phòng ngừa bệnh tật.

Thống kê của Bộ Y tế, hàng năm Việt Nam có khoảng 27.000 trẻ nhỏ tử vong tự nhiên. Như vậy mỗi ngày ước tính có khoảng 75 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tử vong đột ngột do nhiều nguyên nhân khác nhau, tập trung chủ yếu ở những tháng đầu đời.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Mỹ (CDC), hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là trường hợp trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chết đột ngột, bất ngờ, không rõ nguyên nhân, ngay cả sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước điều tra chuyên môn.

Điều tra trên bao gồm thực hiện khám nghiệm tử thi, kiểm tra hiện trường và xem xét lại lịch sử lâm sàng của trẻ tử vong. Cho đến nay, y học vẫn chưa biết rõ những nguyên nhân gây ra các trường hợp đột ngột tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi. Các bác sĩ và các nhà nghiên cứu khoa học đã và đang nỗ lực hết mình để tìm ra nguyên nhân của SIDS.

Một số nghiên cứu cho thấy có trẻ tử vong đột ngột có một số dấu hiệu ở não bộ bất thường. Trong đó, hệ thống các tế bào thần kinh có vai trò kiểm soát nhịp thở, nhịp tim, áp lực máu, nhiệt độ cơ thể có những dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể nhận diện được những trẻ em có các dấu hiện nguy cơ. Các nhà khoa học vẫn tiếp tục phát triển các nghiên cứu để quét não chuyên sâu nhằm giúp phát hiện sớm các trường hợp trên.

Mặc dù vậy, nhiều nhà khoa học tin rằng những phát hiện liên quan đến não bộ trẻ chưa thể giải thích đầy đủ nguyên nhân gây ra SIDS. Các bằng chứng cho thấy vẫn có những vấn đề khác liên quan và gây nên cái chết đột ngột của trẻ dưới 1 tuổi. Có quan điểm cho rằng có 3 nhân tố sau cùng lúc xảy ra sẽ có thể khiến trẻ tử vong: (1) Sức khỏe bẩm sinh vốn yếu; (2) Quá trình phát triển gặp khó khăn, xung đột; (3) Ảnh hưởng xấu do tác động từ môi trường bên ngoài. Khi cùng lúc trẻ gặp cả 3 vấn đề này, nguy cơ tử vong đột ngột là rất cao.

Đã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau để tìm kiếm mối liên hệ giữa vắcxin và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Kết quả đều cho thấy vắcxin hoàn toàn không phải là nguyên nhân gây ra hội chứng này.

Đối với phản ứng của cơ thể trẻ trong tiêm chủng, các bác sỹ chuyên khoa khẳng định chỉ có vài tác dụng phụ có thể xảy ra mà cả thế giới ghi nhận là đau, sốt phát ban (cao hơn nữa là sốc phản vệ) và các hiện tượng này chỉ xảy ra vài ngày rồi chấm dứt.

Trên thực tế, có những trường hợp trẻ bị hội chứng đột tử trùng với thời điểm tiêm chủng. Điều này khiến dư luận băn khoăn và nghi ngờ nguyên nhân xuất phát từ quá trình tiêm chủng. Khoa học đã chứng minh những nghi ngờ trên là vô căn cứ.

Cục Y tế dự phòng nêu rõ: Hiện nay, khoa học chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác của hội chứng đột tử ở trẻ dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, phụ huynh hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ của hội chứng này cho trẻ nhờ chú ý đến tư thế nằm của bé. Cụ thể như phụ huynh nên chọn đệm không quá mềm cho bé, bỏ những vật nhỏ như đồ chơi ra khỏi giường của trẻ, không hút thuốc ở gần nơi trẻ nằm, luôn để trẻ nằm ngửa khi ngủ, hạn chế dùng chăn mà chỉ cần mặc đủ ấm cho trẻ, để nơi trẻ nằm gần giường của cha mẹ…

Bên cạnh đó, để tránh nguy cơ trẻ bị hội chứng đột tử, thai phụ nên chú trọng việc chăm sóc sức khỏe thai sản từ sớm, thường xuyên và liên tục. Phụ nữ tránh hút thuốc, uống rượu, sử dụng chất cấm khi mang thai và sau khi sinh.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ được bú mẹ trong 6 tháng đầu ít có nguy cơ bị đột tử so với trẻ không được bú mẹ. Ngoài ra, cần chăm sóc sức khỏe ban đầu cho bé và lưu tâm đến từng thay đổi nhỏ của trẻ để phản ứng kịp thời trong các trường hợp nguy hiểm. http://phunutoday.vn/xa-hoi/bo-y-te:hoi-chung-dot-tu-o-tre-so-sinh-khong-lien-quan-den-vacxin-90574.html

Hàng trăm người tham gia hành động Vì ngày đái tháo đường thế giới

Sáng 15-1, hưởng ứng chương trình hành động Vì ngày đái tháo đường thế giới, Bệnh viện quận Thủ Đức, TP.HCM tổ chức chương trình tư vấn về bệnh lý đái tháo đường thu hút hàng trăm người tham gia.

Những người đang được điều trị bệnh đái tháo đường tại Bệnh viện quận Thủ Đức và nhiều người dân sống trên địa bàn quận được các bác sĩ hướng dẫn cách phòng ngừa, cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp, cách điều trị khi mắc bệnh đái tháo đường.

Ngoài ra bệnh viện còn tiến hành tư vấn và kiểm tra đường huyết miễn phí cho người dân.

 

Bệnh đái tháo đường đang ngày càng tăng nhanh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp, nhưng phần lớn là do thừa cân, béo phì và ít hoạt động thể lực. 

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh ở người trưởng thành tăng cao. Nhưng đa số người bệnh chưa được chẩn đoán sớm và không có kiến thức về bệnh đái tháo đường. http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20151115/hang-tram-nguoi-tham-gia-hanh-dong-vi-ngay-dai-thao-duong-the-gioi/1003345.html

Nguy cơ lây lan dịch cúm vào Việt Nam là lớn

Việt Nam là nước có đường biên giới giáp với Trung Quốc, việc buôn bán gia cầm nhập lậu vẫn xảy ra. Do đó nguy cơ lan truyền dịch cúm A (H7N9) qua biên giới là rất lớn...

Ngày 15/11, PGS.TS. Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế)- cho biết: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo có thêm 2 trường hợp mắc cúm A(H7N9) tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Đó là 2 bệnh nhân nữ, 62 tuổi và 51 tuổi, đều nuôi gia cầm tại nhà.

Theo PGS.TS. Trần Đắc Phu, các trường hợp mắc cúm A(H7N9) trên người đều được phát hiện tại tỉnh Chiết Giang đều có tiếp xúc với gia cầm sống. Riêng những trường hợp mắc cúm A(H7N9) ở Malaysia và Canada đều từng đi từ Trung Quốc về.

Việt Nam là nước có đường biên giới giáp với Trung Quốc, việc buôn bán, giao lưu, đi lại giữa 2 nước rất phổ biến, đặc biệt là việc buôn bán gia cầm nhập lậu vẫn xảy ra. Do đó nguy cơ lan truyền dịch bệnh qua biên giới là rất lớn nếu không thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh một cách hiệu quả, nhất là trong mùa đông xuân và dịp tết Nguyên Đán.

WHO tiếp tục khuyến cáo du khách khi đến các nước có dịch cúm gia cầm thì không nên đến các trang trại gia cầm, tránh tiếp xúc với gia cầm tại chợ gia cầm sống hoặc khu vực giết mổ gia cầm, tránh tiếp xúc với bất kỳ bề mặt nào bị nhiễm phân của gia cầm hoặc động vật khác. Du khách nên rửa tay bằng xà phòng và thực hiện biện pháp an toàn thực phẩm. Du khách khi xuất hiện các triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính nặng trong khi du lịch hoặc sau khi trở về từ vùng dịch nên được chẩn đoán nhiễm cúm gia cầm. http://cand.com.vn/y-te/nguy-co-lay-lan-dich-cum-vao-viet-nam-la-lon-372812/

Nhiều trẻ em được phẫu thuật tim ngay tại Hải Phòng

Ngày 15/11 tại Hải Phòng, Bộ Y tế và Sở Y tế Hải Phòng đã tổ chức Lễ ra quân chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật tim giai đoạn II theo Đề án Bệnh viện vệ tinh giữa Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng.

Theo thống kê, số trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh nhập viện năm 2011 tại Bệnh viện (BV) Trẻ em Hải Phòng là 287 ca, trong đó nhóm bệnh thông liên thất, thông liên nhĩ chiếm 45,3%, Fallot 4 chiếm 8,4%. BV Trẻ em Hải Phòng thường xuyên phải chuyển bệnh nhân lên BV Nhi Trung ương, BV Việt Tiệp và một số trung tâm tim mạch khác tại Hà Nội để phẫu thuật.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, việc triển khai kỹ thuật phẫu thuật tim mạch ở trẻ em là nhu cầu cấp thiết đối với BV Trẻ em Hải Phòng, tạo thuận lợi cho gia đình người bệnh tại Hải Phòng cũng như các tỉnh lân cận.

Đây là việc làm không chỉ mang tính nhân văn mà còn góp phần giảm tải cho các BV tuyến trung ương. Phẫu thuật tim mở là một kỹ thuật khó, đòi hỏi BV tiếp nhận kỹ thuật phải có đầy đủ trang thiết bị và nhân lực theo yêu cầu. Vì vậy, kỹ thuật này mới chỉ được chuyển giao cho các BV tuyến tỉnh. BV Trẻ em Hải Phòng là một trong số ít BV chuyên ngành được chuyển giao kỹ thuật này.

Từ tháng 2/2012, BV Trẻ em Hải Phòng triển khai kế hoạch tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật tim giai đoạn I từ BV Nhi Trung ương như: Cử các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên học tập liên tục tại BV Nhi Trung ương, khi có ca mổ tim tại BV Trẻ em Hải Phòng, những cán bộ này cùng theo đoàn chuyên gia mổ tim của BV Nhi Trung ương về tham gia phẫu thuật.

BV Nhi Trung ương đã giúp đỡ BV Trẻ em Hải Phòng cán bộ trực tiếp chẩn đoán, phẫu thuật, gây mê, chạy máy, hồi sức sau mổ, điều dưỡng, kỹ thuật viên phụ gây mê, phụ chạy máy và toàn bộ trang thiết bị phục vụ phẫu thuật tim.

Đến nay, BV Trẻ em Hải Phòng đã hoàn toàn độc lập chẩn đoán, phẫu thuật, gây mê, chạy máy, hồi sức sau mổ với 30 cán bộ được đào tạo chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật tim mở tại BV Nhi Trung ương. Đồng thời BV đã khẩn trương xây dựng 1 phòng phẫu thuật tim mở tiêu chuẩn, 1 phòng hồi sức tim mở và 2 phòng hồi sức tim kín.

Đã có 108 bệnh nhi được thực hiện phẫu thuật tim tại BV Trẻ em Hải Phòng. Trong đó, BV đã độc lập hoàn thành 58 ca mổ dưới sự giám sát của chuyên gia đào tạo của BV Nhi Trung ương. Tất cả bệnh nhi sau mổ đều ra viện an toàn, khỏi bệnh. Bộ Y tế đã công nhận kết quả chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật tim giai đoạn I giữa hai BV.

Đây là cơ sở quan trọng để BV Nhi Trung ương và BV Trẻ em Hải Phòng triển khai kỹ thuật phẫu thuật tim giai đoạn II với các ca bệnh khó, phức tạp hơn.

Bộ Y tế cho biết hiện cả nước đã có 38 tỉnh tham gia hệ thống BV vệ tinh. Nhiều BV vệ tinh đã giảm được tỉ lệ chuyển tuyến. Ví dụ tại khoa Tim mạch và khoa Ung bướu (BVĐK tỉnh Phú Thọ), tỉ lệ chuyển tuyến chỉ còn 5%.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế nhân rộng mô hình BV vệ tinh ra tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, đến 12/2016, tất cả các tỉnh, thành phải thực hiện xây dựng BV vệ tinh. Đây được coi là một trong những giải pháp căn bản để đào tạo cán bộ y tế chất lượng cao cho tuyến dưới nhằm giảm tải cho các BV tuyến trên.

Bộ Y tế đang nghiên cứu, đề xuất bổ sung vào Đề án BV vệ tinh giai đoạn 2016-2020 các chuyên khoa quá tải trầm trọng như: Nội tiết, thần kinh, Hồi sức cấp cứu- Chống độc. http://baochinhphu.vn/doi-song/nhieu-tre-em-duoc-phau-thuat-tim-ngay-tai-hai-phong/241441.vgp

Phát hiện một cơ sở chăn nuôi dùng chất Auramine có khả năng gây ung thư

Sáng mai (16.11.2015), Thanh tra Bộ NNPTNT phối hợp với Cục Cảnh sát môi trường tiến hành niêm phong, xử lý cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) để nuôi gia cầm. Đây là hoạt chất cực độc, có khả năng gây ung thư nếu sử dụng lâu dài.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Phạm Tiến Dũng – Trưởng phòng Thanh tra (Bộ NNPTNT) cho biết, sau khi lấy mẫu, xét nghiệm, cơ quan Thanh tra chuyên ngành – Bộ NNPNT đã phát hiện chất cấm mới có khả năng gây ung thư đã được Cty TNHH TACN Trường Phú (có địa chỉ tại phường Cẩm Thượng, TP.Hải Dương, tỉnh Hải Dương) sử dụng để sản xuất TACN nhằm tạo màu vàng hấp dẫn trên thịt gia cầm.

Chất cấm đó có tên khoa học là Auramine, không thuộc danh mục sử dụng trong sản xuất TACN, là chất cực độc, có khả năng gây ung thư cao, xếp thứ 5 trong số 20 chất có khả năng gây ung thư nếu tồn dư trong cơ thể. Chất độc này có khả năng gây ung thư chỉ sau Asen trong nước uống.

Thanh tra Bộ NNPTNT, Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) phối hợp với Cục cảnh sát môi trường tiến hành niêm phong, xử lý “kho” TACN có chứa chất cấm Auramine Yellow O của Cty TNHH TACN Trường Phú.

Trước đó, ngày 12.11.2015, đoàn công tác của Bộ NNPTNT và Cục Cảnh sát môi trường bất ngờ kiểm tra cơ sở TACN này và phát hiện đơn vị này sử dụng chất vàng ô - là chất được sử dụng trong công nghiệp giấy và dệt nhuộm, có khả năng gây ung thư cao. Các cơ quan chức năng đã tiến hành niêm phong, lấy mẫu xét nghiệm để kiểm tra hoạt chất cấm như Sabutamol thì phát hiện chất Auramine Yellow O như đã nói ở trên.

"Đây là hành vi cực kỳ tàn độc, tàn phá sức khỏe con người, cần phải nghiêm trị" - Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh. http://laodong.com.vn/xa-hoi/phat-hien-mot-co-so-chan-nuoi-dung-chat-auramine-co-kha-nang-gay-ung-thu-397207.bld

50% trẻ em không đủ vi chất dinh dưỡng để phát triển chiều cao

PGS-TS Lê Bạch Mai cảnh báo, tình trạng thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng có thể dẫn đến những hậu quả đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Hiện nay có đến 50% trẻ em Việt Nam không đủ các vitamin A, B1, C, D và Sắt (theo Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trẻ em khu vực Đông Nam Á - SEANUTS) để phát triển não bộ và chiều cao.

Điều đáng quan tâm là những biểu hiện của tình trạng thiếu hụt vi chất thường diễn ra rất âm thầm và khó nhận biết, cộng với sự hiểu biết chưa đầy đủ của các bậc cha mẹ, nên lại càng dễ bị bỏ qua ở giai đoạn sớm.

Đó là thông tin được đưa ra tại buổi thảo luận "Con bạn đã đủ dưỡng chất chưa?" do nhãn hàng Dutch Lady (thuộc công ty FrieslandCampina Việt Nam) tổ chức mới đây tại TP HCM dành cho các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi từ 2- 6 tuổi với sự tư vấn của PGS-TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Trong buổi chia sẻ, PGS-TS Lê Bạch Mai cảnh báo, tình trạng thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng có thể dẫn đến những hậu quả đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Quá trình phát triển trí não của trẻ bị ảnh hưởng từ những năm tháng đầu đời có thể làm trẻ kém tập trung, tiếp thu chậm hơn và học tập không hiệu quả trong những năm sau này. Thêm vào đó, trẻ cũng sẽ chậm đạt được các mốc phát triển về vận động. Trẻ có thể kém linh hoạt hơn và thậm chí lười vận động hơn nhiều so với các bạn đồng trang lứa.

Thiếu vi chất dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng nên trẻ rất dễ mắc các bệnh theo mùa, nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu chảy. Đây là những bệnh khá phổ biến, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự tăng trưởng của bé.

Theo PGS-TS Lê Bạch Mai, các biểu hiện thiếu vi chất dinh dưỡng thường kín đáo và khó nhận biết với các dấu hiệu rất thông thường nên dễ bị các bậc cha mẹ bỏ qua. Trẻ ít vận động, chóng mệt, hay quấy khóc, bứt rứt, khó chịu; trẻ hay bị ốm mỗi khi thay đổi thời tiết, dễ mắc nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu chảy; trẻ có vẻ chậm đạt được các mốc phát triển về vận động (chậm biết đi...); cơ bắp mềm, nhẽo; khi trẻ bị các tổn thương ngoài da thường chậm lành; tóc thưa, khô ráp, móng tay giòn, dễ gãy… có thể là các dấu hiệu của việc thiếu hụt một số vi chất.

Nhận xét về nguyên nhân khiến 50% trẻ em Việt Nam bị thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn, PGS-TS Lê Bạch Mai cho biết: “Nguyên nhân có thể là do bữa ăn của trẻ chưa đa dạng thực phẩm (chưa đủ ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm: lương thực; trứng các loại, sữa và chế phẩm; thịt, cá và thủy sản; hạt thực vật giàu đạm; rau củ quả có màu sắc rực rỡ; các loại rau củ quả khác; dầu mỡ; trong đó nhóm dầu mỡ là bắt buộc), do cách chế biến thức ăn chưa hợp lý làm hao hụt dưỡng chất, hoặc do khả năng hấp thu của trẻ kém, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao… đã khiến trẻ không có đủ dưỡng chất để đáp ứng nhu cầu phát triển và tăng trưởng nhanh cả về não bộ và chiều cao”./. http://vov.vn/suc-khoe/nhi-khoa/50-tre-em-khong-du-vi-chat-dinh-duong-de-phat-trien-chieu-cao-450546.vov

Bảo đảm nguồn lực để duy trì thành quả

Tiêm chủng mở rộng (TCMR) là chương trình mục tiêu quốc gia y tế liên quan trực tiếp tới sức khỏe của hàng chục triệu người dân, thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng dự phòng chủ động, tích cực. Nhiều năm qua, với những cố gắng của ngành y tế, công tác TCMR đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân, đưa Việt Nam đạt các mục tiêu Thiên niên kỷ trong lĩnh vực y tế.

Chương trình TCMR trong nhiều năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng cũng là chương trình phức tạp nhất trong các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Đánh giá 5 năm thực hiện TCMR giai đoạn 2011 - 2015, GS.TS. ĐẶNG ĐỨC ANH, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Trưởng ban Điều hành Dự án TCMR đã có cuộc trao đổi với PV Báo ĐBND về những kết quả triển khai thực hiện Dự án.

Duy trì những thành quả quan trọng

 

- Xin Giáo sư cho biết những kết quả nổi bật của Chương trình TCMR đã được triển khai những năm qua và tác động của chương này mang lại với cộng đồng?

- Chương trình TCMR đã được triển khai ở Việt Nam từ năm 1985. Qua 30 năm triển khai, hàng trăm triệu liều vaccine đã được tiêm miễn phí cho trẻ em và phụ nữ để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, sởi... Nhờ có vaccine và tỷ lệ tiêm chủng đạt ở mức cao, Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt, bệnh uốn ván sơ sinh, giảm hàng chục đến hàng trăm lần tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ so với trước khi triển khai chương trình.

 Chương trình TCMR triển khai trên toàn quốc tại 11.000 xã phường, 700 huyện thị của 63 tỉnh/thành phố. 5,1 triệu trẻ em dưới 1 tuổi, trẻ 1 - 5 tuổi và phụ nữ được thụ hưởng hằng năm. Cung cấp miễn phí 45 - 50 triệu mũi tiêm chủng hằng năm để phòng 12 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phổ biến; đưa 10/12 vaccine mới được sản xuất trong nước vào TCMR; hầu hết các chỉ số đều đạt tiêu chuẩn của WHO (>80%).

Đặc biệt trong giai đoạn 2011 - 2015, Dự án TCMR tiếp tục duy trì và bảo vệ thành quả đã đạt được trước đó; Duy trì thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh 100% số huyện đạt tiêu chuẩn loại trừ uốn ván sơ sinh; Tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi… cho trẻ dưới 1 tuổi. Dự án TCMR đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác tiêm chủng thường xuyên cho trẻ em để bảo đảm hạn chế tối đa trẻ bỏ mũi. Khống chế, tiến tới loại trừ các loại dịch bệnh trong cộng đồng.

Nhìn lại những khó khăn, thách thức và kết quả đạt được trong giai đoạn 2011 - 2015, cho thấy những nỗ lực công sức của các cán bộ làm công tác TCMR các tuyến. Những thành quả này cũng đánh dấu bước tiến của Chương trình TCMR trong quá trình nâng cao chất lượng và tỷ lệ tiêm chủng, đưa dịch vụ tiêm chủng đến gần người dân hơn.

Còn nhiều thách thức

- Công tác TCMR ở nước ta hiện nay đang gặp phải những khó khăn, thách thức gì thưa Giáo sư?

- Công tác TCMR luôn nhận được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành có liên quan cũng như sự ủng hộ của cộng đồng và xã hội, sự hỗ trợ về vaccine và dụng cụ tiêm chủng cũng như về kỹ thuật của các tổ chức quốc tế: UNICEF, WHO, GAVI... Tuy vậy công tác TCMR vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Số lượng cán bộ làm công tác tiêm chủng tại các tuyến nhiều nơi còn thiếu. Đội ngũ cán bộ làm công tác TCMR ở tuyến huyện, xã thường xuyên bị thay đổi cần được tập huấn về kỹ năng thực hành và quản lý tiêm chủng. Kinh phí cấp các địa phương hạn chế, ưu tiên chi trả tiền công tiêm chủng đầy đủ các vaccine trong TCMR, chưa đáp ứng được nhu cầu tập huấn và hoạt động giám sát hỗ trợ các tuyến.

Bệnh bại liệt còn xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam. Tỷ lệ sinh tại nhà cao, việc chăm sóc sản khoa vô khuẩn chưa được phổ biến ở miền núi, vùng khó khăn. Những yếu tố trên có thể ảnh hưởng tới việc duy trì mục tiêu thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh. Các mục tiêu loại trừ bệnh sởi và khống chế tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở trẻ nhỏ đang gần đến, song để đạt được các mục tiêu này vẫn còn nhiều thách thức đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa, đòi hỏi sự phối hợp giữa hệ thống y tế dự phòng và điều trị, sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể nhằm xã hội hóa hơn nữa công tác TCMR.

 Đầu tư ngân sách nhà nước cho Dự án TCMR 2011 - 2015: Năm 2011 là 220 tỷ đồng; năm 2012 là 240 tỷ đồng; năm 2013 là 240 tỷ đồng; năm 2014 là 284 tỷ đồng; năm 2015 là 311 tỷ đồng.

Nhìn lại những khó khăn, thách thức và kết quả đạt được trong năm 2014 cho thấy những nỗ lực công sức của các cán bộ làm công tác TCMR các tuyến. Những thành quả này cũng đánh dấu bước tiến của Chương trình TCMR trong quá trình nâng cao chất lượng và tỷ lệ tiêm chủng, đưa dịch vụ tiêm chủng đến gần người dân hơn.

- Từ góc độ quản lý Dự án TCMR, xin Giáo sư chia sẻ những kinh nghiệm, trăn trở cũng như các giải pháp để duy trì thành quả TCMR trong thời gian tới?

-           Thời gian qua, công tác TCMR đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đặc biệt, có sự quan tâm của Đảng, Quốc hội và Nhà nước; sự tham gia tích cực và chủ động của chính quyền, các đoàn thể quần chúng phối hợp liên ngành và người dân. Cơ quan điều phối chương trình đã bảo đảm công bằng trong TCMR và chăm sóc y tế, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; sự cố gắng của ngành y tế, đặc biệt của các cán bộ y tế cơ sở, trong việc triển khai nâng cao và giữ vững tỷ lệ, chất lượng và an toàn TCMR; sự chủ động trong sản xuất và cung cấp vaccine trong nước; đồng thời có sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả của các tổ chức quốc tế cho một chương trình mục tiêu ưu tiên của Nhà nước.

-           Để tiếp tục duy trì Dự án TCMR hiệu quả Nhà nước cần bảo đảm đầy đủ kinh phí cho TCMR theo Mục 5, Điều 30 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm bao gồm cung cấp đủ vaccine và vật tư tiêm chủng, đồng thời hỗ trợ hoạt động nâng cao chất lượng tiêm chủng: đào tạo, tập huấn, giám sát hỗ trợ, Tăng cường sự quản lý nhà nước của UBND các cấp trong đầu tư, hỗ trợ cho công tác TCMR. http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=362239

“Đi sớm đón đầu” để tiêm chủng hiệu quả

Sau 5 năm triển khai thực hiện Dự án Tiêm chủng mở rộng (TCMR) giai đoạn 2011 - 2015, công tác này đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, với hơn 11.000 xã/phường áp dụng, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 90%... Tuy nhiên, vẫn còn những băn khoăn về chất lượng tiêm chủng, đòi hỏi ngành y tế cần “đi sớm đón đầu” trong việc dự đoán dịch bệnh, từ đó nâng cao hiệu quả tiêm chủng.

Cái khó đang bó cái khôn

ĐBQH NGUYỄN THỊ KHÁ: “Chúng ta đầu tư cho y tế dự phòng đồng nghĩa đầu tư cho tương lai đất nước. Đây là việc rất quan trọng, cần được đầu tư thỏa đáng. Bởi nếu để xảy ra dịch bệnh do không được tiêm phòng đầy đủ sẽ gây hậu quả khôn lường”.

 

Ngày 21.11.2007, tại Kỳ họp thứ 2, QH Khóa XII đã thông qua Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Theo đó, việc sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc áp dụng với trẻ em, phụ nữ có thai thuộc Chương trình TCMR; Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho việc sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế. Đây là nội dung quan trọng bảo đảm tính pháp lý trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, góp phần nâng cao chất lượng sống của cộng đồng. Nhằm cụ thể hóa Chương trình TCMR, ngành y tế đã triển khai thực hiện Dự án TCMR giai đoạn 2011 - 2015. Sau 5 năm, công tác này đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, mỗi năm, có 5,1 triệu đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ được thụ hưởng.

Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Nguyễn Thị Khá, qua quá trình giám sát thực hiện tại các địa phương chứng tỏ công tác TCMR đang rất hiệu quả. Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã dành sự quan tâm cho công tác y tế dự phòng theo tinh thần Nghị quyết 18 QH Khóa XII, trong đó có TCMR. Việc nghiên cứu để tự sản xuất vaccine trong nước đưa vào chương trình TCMR là nỗ lực, cố gắng không ngừng trong thời gian qua của ngành y tế.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Dự án cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức. Khó khăn lớn nhất hiện nay là các trạm y tế cơ sở không có phương tiện để bảo quản vaccine. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng vaccine trong quá trình vận chuyển; nguyên nhân bởi kinh phí hạn hẹp, không đủ sức đầu tư thiết bị. Thời gian qua, nhiều địa phương vẫn chưa thực hiện phân bổ tối thiểu 30% ngân sách y tế cho công tác y tế dự phòng... Rõ ràng, cái khó đang thực sự bó cái khôn, ảnh hưởng tới quyền lợi của trẻ em và bà mẹ mang thai. Thêm vào đó, công tác truyền thông chưa thực sự như mong đợi, nhiều nơi người dân còn chủ quan vì không nhận thức được lợi ích của tiêm chủng.

Không thể ỷ lại vào hỗ trợ quốc tế

Khó khăn trong kinh phí thực hiện Dự án TCMR không chỉ đến từ ngân sách. Số liệu của Ban Điều hành Dự án TCMR giai đoạn 2011 - 2015 cho biết, nguồn ngân sách nhà nước cung cấp cho công tác này đều tăng qua các năm, nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 24% tổng kinh phí. Đáng chú ý, kinh phí từ các nguồn viện trợ đang có xu hướng giảm dần. Đơn cử, năm 2011, Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) hỗ trợ Dự án khoảng hơn 310 tỷ đồng, giảm qua các năm, xuống còn khoảng 270 tỷ đồng vào năm 2014.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh các địa phương chưa cân đối đủ tiền cho công tác y tế dự phòng, việc các tổ chức quốc tế giảm hỗ trợ đang đặt ra yêu cầu Chính phủ cần xem xét lại khâu phân bổ ngân sách cho y tế dự phòng, tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra việc phân bổ ngân sách cho y tế dự phòng theo đúng tinh thần Nghị quyết 18 và xem xét nguồn ngân sách đối ứng bù vào khoản hỗ trợ thiếu hụt từ bên ngoài.

Bên cạnh đó, hiện nay bệnh dịch đang có những diễn biến phức tạp. Do đó, ngành y tế cần dự đoán, dự báo về tình hình dịch bệnh để chủ động phòng chống dịch, tức là cần “đi sớm đón đầu” chứ không phải đợi dịch đến chân mới tiêm phòng, chữa trị. Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới cộng đồng về vai trò của công tác TCMR; Đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế; từ đó mới mong công tác tiêm chủng đạt hiệu quả như mong đợi. http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=362241

Một ngày với “Bác sĩ và những người bạn”

Cuối tháng 10 vừa qua, chúng tôi có dịp theo câu lạc bộ “Bác sĩ và những người bạn” tới xã Ngọc Lâu (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) thực hiện chương trình “Tri ân mùa thu 2015”.

Cuối tháng 10 vừa qua, chúng tôi có dịp theo câu lạc bộ “Bác sĩ và những người bạn” tới xã Ngọc Lâu (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) thực hiện chương trình “Tri ân mùa thu 2015”. Đây là chương trình nhân đạo với sự góp mặt của nhiều y, bác sĩ... đến từ các đơn vị khác nhau, nhưng khi trở thành tập thể thì họ có chung mục đích là hết lòng sẻ chia, chăm lo cho sức khỏe nhân dân theo lời Bác Hồ dạy “Lương y như từ mẫu”.

Hành trình kết nối

Rời Thủ đô Hà Nội ồn ào và náo nhiệt vào cuối giờ chiều, chiếc xe ô tô đưa đoàn thiện nguyện chúng tôi tới xã Ngọc Lâu - một trong sáu xã nghèo nhất của huyện Lạc Sơn khi màn đêm đã giăng kín bầu trời. Bốn tiếng di chuyển cho một chặng đường dài gần 150km, có đoạn từ trung tâm huyện Lạc Sơn về xã Ngọc Lâu là những con dốc cao với một bên vực sâu một bên vách núi, nhiều đoạn lởm chởm đất đá làm xe chao đảo như muốn hất chúng tôi ngã xuống sàn xe, nhiều người không quen đi xa sẽ rất mệt mỏi. Thế nhưng khi tới địa điểm tập kết ở xã Ngọc Lâu, các thành viên trong đoàn thiện nguyện vẫn nở nụ cười tươi thắm, hân hoan và hứng khởi trước sự đón tiếp trọng thị, ân tình của lãnh đạo địa phương cũng như người dân bản địa. Trước tình cảm ấm áp, tất cả thành viên trong đoàn có thêm động lực và chỉ mong sao trời nhanh sáng để thăm khám, phát thuốc, tặng quà... cho đồng bào với 270 hộ nghèo (1.146 người) và có 29 hộ thuộc diện gia đình chính sách.

Một ngày với “Bác sĩ và những người bạn”

Các y bác sĩ trong câu lạc bộ “Bác sĩ và những người bạn” tận tình thăm khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân ở xã Ngọc Lâu.

Ít ai biết rằng hoạt động chính của câu lạc bộ “Bác sĩ và những người bạn” (thuộc Trung tâm UNESCO phát triển văn hóa thể thao - Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam) là làm công tác từ thiện xã hội, trong đó phần lớn là các chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe và phát thuốc miễn phí. Đây không phải lần đầu tiên câu lạc bộ đi đến những nơi khó khăn, vùng sâu vùng xa thực hiện chương trình thiện nguyện. Theo bác sĩ Ngô Tuấn Anh (đang công tác tại Bệnh viện Quân y 108) - Phó chủ nhiệm câu lạc bộ, từ đầu năm 2015 đến nay, “Bác sĩ và những người bạn” đã làm được 7 chương trình, trong đó 2 chương trình “Sống khỏe với tiểu đường” tặng hơn 200 máy đo đường huyết; 4 chương trình khám bệnh tư vấn sức khỏe và phát thuốc miễn phí cho khoảng 1.350 người; 1 chương trình tặng 300 suất quà trị giá khoảng 750 triệu đồng cho thương, bệnh binh thuộc Trung tâm Điều dưỡng thương binh Lạng Giang và các đối tượng thương, bệnh binh, gia đình chính sách các xã: Thái Đào; Đại Lâm; Hương Gián; Dĩnh Kế, tỉnh Bắc Giang.

Đến với xã Ngọc Lâu dịp này với chủ đề “Tri ân mùa thu 2015”, đoàn thiện nguyện có trên 60 thành viên, trong đó có hơn 50 bác sĩ; dược sĩ; điều dưỡng viên. “Về chuyên môn, đoàn được hình thành dựa trên nòng cốt là nhóm các bác sĩ Bệnh viện Quân đội 108; Bệnh viện Bạch Mai; Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga; Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình; Trung tâm Hỗ trợ tiểu đường G5; Phòng khám Nha Dr. Beam; Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương” - bác sĩ Ngô Tuấn Anh cho biết. Đặc biệt, chuyến đi này còn có sự hiện diện của các bác sĩ thuộc các bệnh viện đa khoa của các tỉnh Hải Dương; Đà Nẵng; Đại học Y Thái Bình; Thanh Hóa và nhiều phòng khám chuyên khoa khác ở Hà Nội và cả salon tóc Xuân Ba nổi tiếng đất Hà thành, sẽ cắt tóc miễn phí cho đồng bào. Tất cả những con người ấy đều có chung một mục đích, mục việc làm, đó là được đến với đồng bào còn ít được chăm lo về y tế, chia sẻ với họ những khó khăn, đem lại cho họ niềm vui nho nhỏ và góp phần nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. “Với lực lượng hùng hậu như vậy, chúng tôi muốn đem đến cho nhân dân ở Ngọc Lâu sự chăm sóc về mặt y tế tốt nhất trong phạm vi cho phép” - ông Nguyễn Đức Văn, Chủ nhiệm câu lạc bộ “Bác sĩ và những người bạn” chia sẻ.

Có những niềm vui, lưu luyến

Sau một đêm với giấc ngủ yên bình của vùng sơn cước, đầu giờ sáng hôm sau, “Bác sĩ và những người bạn” hành quân đến trụ sở UBND xã Ngọc Lâu để thực hiện chương trình thiện nguyện. Để không trễ giờ, các thành viên trong đoàn thiện nguyện đã khẩn trương di chuyển, mang vác trang thiết bị thăm khám, thuốc men... tới UBND xã Ngọc Lâu trước 8 giờ sáng. Do chính quyền địa phương thông báo chương trình từ trước khi đoàn tình nguyện lên, nên từ tờ mờ sáng người dân nơi đây, có người đi bộ hàng chục kilômet đường đồi núi, không quản xa xôi cách trở tìm về các bác sĩ để được thăm khám, tư vấn sức khỏe.

Chương trình “Tri ân mùa thu 2015” chính thức diễn ra, trên các cung đường đất đỏ đổ về UBND xã Ngọc Lâu tiếng chân người, tiếng động cơ xe máy vang cả vùng trời. Khu vực hành chính xã mỗi lúc đông người, không khí náo nhiệt phủ khắp một vùng quê nghèo. Những cụ già váy áo dân tộc Mường, các em nhỏ dắt tay nhau theo từng tốp đến với các bác sĩ ở “miền xuôi” mà lòng phấn khởi “lần đầu tiên được khám, phát thuốc không phải trả tiền”.

“Thích lắm, lần đầu tiên có đoàn bác sĩ về cho thuốc và khám bệnh đấy. Thường khi ốm đau bà mới ra trạm y tế xã khám, có lúc còn không ra trạm, tự mua thuốc nam uống cả chục ngày chưa hết ốm. Ở đây chủ yếu là như vậy mà. Đi ra huyện thì xa, mà đường khó đi lắm” - bà Bùi Thị Nẵm, xóm Xê 1, xã Ngọc Lâu cho biết. Thậm chí bà Nẵm cũng không hiểu “khám sức khỏe định kỳ” là gì khi thành viên trong đoàn đặt câu hỏi. Phải giải thích cho bà Nẵm hồi lâu thì bà mới  hiểu và bà ngạc nhiên nói “khám sức khỏe định kỳ tốt vậy à, thế từ nay 2 tháng phải ra huyện xem cái sức khỏe trong người, chứ không bị con bệnh là ốm yếu không đi nương rẫy được”.

Hầu hết bà con ở xã Ngọc Lâu đến với các thành viên trong “Bác sĩ và những người bạn” đều được tận tình đón tiếp, hướng dẫn, thăm khám chu đáo của các y, bác sĩ. Do chương trình chỉ diễn ra trong một ngày, số lượng người đông nên các bác sĩ, y sĩ, dược sĩ làm việc hết công suất. Dẫu vậy, các bác sĩ vẫn giữ thái độ điềm đạm, ân cần, một trách nhiệm lớn với người dân. Mỗi người một việc, người đo huyết áp, người hướng dẫn đồng bào khai vào tờ đăng ký khám, người khác lại chỉ cho bà con vào khu vực khám, siêu âm, phát thuốc... Tất cả đều diễn ra như một dây chuyền tự động hóa hết sức trơn tru. Chỉ khác một điều, các y bác sĩ với đồng bào ở xã Ngọc Lâu thân tình như người một nhà chứ không phải là lần đầu họ gặp nhau. Các bác sĩ nở nụ cười hạnh phúc vì đã giúp cho người dân biết bệnh, cấp phát thuốc và sau đó tư vấn cách phòng tránh bệnh. Trong khi đó, đồng bào dù ở nơi xa xôi và khó khăn, trình độ dân trí đa số còn hạn chế nhưng không quên lời cảm ơn tới các bác sĩ. Tất cả những gì diễn ra vượt qua sự mong đợi” như lời ông Nguyễn Đức Văn chia sẻ.

Dù chương trình đặt ra mục tiêu khám bệnh, tư vấn sức khỏe và phát thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách; hoàn cảnh khó khăn với khoảng 500 người  chỉ trong một ngày, nhưng theo ông Nguyễn Đức Văn, khi chương trình kết thúc đã có hơn 600 người được khám, tư vấn và phát thuốc miễn phí. “Chúng tôi thật sự cảm thấy hạnh phúc vì đã nhận được sự hưởng ứng, tích cực tham gia của đồng bào. Có như vậy chúng tôi mới góp một phần nâng cao kiến thức bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật của đồng bào để có một cuộc sống an lành” - ông Văn chia sẻ. Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Thỏa - Phó trưởng phòng Văn hóa xã, tỉnh Hòa Bình hồ hởi: “Các y bác sĩ dù chỉ đến Ngọc Lâu một ngày nhưng qua đó đã chia sẻ với đồng bào những thiếu thốn, từ viên thuốc đến tập sách, quyển vở. Đó thật sự là một việc làm đầy tính nhân văn của người thầy thuốc như lời Bác Hồ dạy “Lương y như từ mẫu”. Người dân Ngọc Lâu thật may mắn khi được đón tiếp những thầy thuốc có tâm và tài như thế”.

Một ngày “Tri ân mùa thu 2015” kết thúc khi trời nhá nhem tối. Các thành viên trong câu lạc bộ “Bác sĩ và những người bạn” lại trở về với công việc tại các bệnh viện. Khi xe chúng tôi di chuyển dọc đoạn đường xã Ngọc Lâu để về Hà Nội, phía bên đường có các cụ già, em nhỏ... nhìn theo và vẫy tay chào trên nhà sàn gỗ hoặc dưới sân. Dường như họ hiểu được tình cảm của đồng bào, những thành viên của “Bác sĩ và những người bạn” trên xe cũng vẫy tay chào đồng bào qua cửa kính với luyến nhớ trong lòng...  http://suckhoedoisong.vn/thoi-su/mot-ngay-voi-bac-si-va-nhung-nguoi-ban-20151111161728646.htm

Hiểm họa đề kháng kháng sinh!

“Tuần lễ truyền thông phòng chống kháng thuốc” diễn ra từ ngày 16 đến 22-11 tại nước ta hướng đến mục tiêu nâng cao ý thức cộng đồng về vấn nạn đề kháng kháng sinh

Gần như hằng năm, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đều đưa ra cảnh báo mạnh mẽ về vấn nạn đề kháng kháng sinh (KS). Khẩu hiệu “Chống kháng thuốc - không hành động hôm nay, ngày mai không có thuốc chữa” được WHO tiếp tục quảng bá dựa trên các dữ liệu của 114 quốc gia cho thấy KS không hiệu quả trước nhiều loại vi khuẩn đang phổ biến khắp thế giới.

Kinh hoàng “siêu mầm bệnh”

Cách đây không lâu, một sinh viên khoa dược đã bị bệnh lao phổi. Điều rất nguy hiểm là sinh viên này bị lao siêu kháng thuốc, tức không thể dùng các thuốc kháng lao thông thường như isoniazid, rifampicin, ethambutol, pyrazinamid, streptomycin… để trị bệnh. Rất may, nhờ liên hệ với nước ngoài (Pháp) để có capreomycin, thuốc trị lao siêu kháng thuốc hữu hiệu, nên sinh viên này đã được trị khỏi bệnh.

Đây là một trong những trường hợp đề kháng KS đang xảy ra hằng giờ, hằng ngày không chỉ ở nước ta mà còn khắp thế giới. Nói nôm na, đề kháng KS là với liều dùng thông thường, KS bị lờn, chẳng có tác dụng gì đối với vi khuẩn mà trước đây nó tỏ ra rất hiệu quả.

Đề kháng KS xuất hiện rất sớm, gần như song hành với sự xuất hiện KS. KS đầu tiên là penicillin được sản xuất và chính thức dùng trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn vào năm 1945 thì đến năm 1948, người ta phát hiện vi khuẩn Staphylococcus aureus (S.aureus) đề kháng (tức lờn) với KS này. Vài năm sau, con người chống lại S.aureus đề kháng bằng cách tìm ra KS mới là nhóm methicillin. Đến năm 1961, S.aureus lại đề kháng methicillin để được gọi tên MRSA (Methicillin-resistant staphylococcus aureus). Khi đó, muốn chống lại MRSA phải dùng vancomycin là KS quý hiếm, dự trữ sau cùng. Đến năm 1997, tai họa lại đến vì MRSA đề kháng được cả vancomycin để nghiễm nhiên mang tên VRSA (Vancomycin-resistant staphylococcus aureus).

Hiện nay, các vi khuẩn đề kháng được gọi là “super bugs” (tạm dịch “siêu mầm bệnh” hoặc “vi khuẩn siêu đề kháng”). Bởi lẽ, không chỉ VRSA mà gần đây có thêm vi khuẩn rất nguy hiểm đã đột biến gien mang gien tiết ra enzym New Delhi Metallo beta-lactamase (viết tắt là NDM-1) đề kháng các KS thuộc nhóm carbamenem (gồm imipenem, meropenem…) là nhóm KS rất mạnh, thuộc loại dự trữ sau cùng chỉ dùng khi bị nhiễm khuẩn rất nặng. “Siêu mầm bệnh” này được nhận diện là Klesiella pneumoniae, thường gây bệnh viêm phổi và nay được gọi tắt là CRKP (Carbapenem-resistant klebsiella pneumoniae).

Hiện nay, tên MRSA, VRSA, CRKP được xem là nỗi kinh hoàng của giới chức y tế. Chỉ riêng MRSA hằng năm gây chết khoảng 20.000 người ở Mỹ, vượt xa HIV/AIDS.

Biết rõ những vấn đề vừa nêu, chúng ta mới thấy thảm họa đề kháng KS là có thật và sự cảnh báo đưa ra là luôn cần thiết.

6 điều cần làm

Người dân có thể góp phần cải thiện tình trạng đề kháng KS bằng cách thực hiện mấy điều sau đây:

1. Người bệnh nên dành quyền chỉ định KS cho thầy thuốc (tức bác sĩ kê đơn KS thì mới dùng). Không nên tự ý sử dụng KS một cách bừa bãi, không đúng lúc, không đủ liều.

2. Khi được bác sĩ ghi đơn chỉ định dùng KS, nên dùng thuốc đúng liều lượng, đủ thời gian; không nên ngưng, bỏ thuốc nửa chừng cho dù thấy bệnh cải thiện.

3. Lưu ý, có một số KS chống chỉ định (tức là không được dùng) đối với phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ con. Đây là các đối tượng phải để bác sĩ khám bệnh và chỉ định KS khi cần thiết. Sử dụng KS bừa bãi ở các đối tượng này có khi gặp nguy hiểm.

4. Một số bệnh nhiễm khuẩn thường có triệu chứng sốt nhưng không phải tất cả trường hợp bị nóng sốt đều là do nhiễm khuẩn. Hơn nữa, nếu thực sự bị nhiễm khuẩn, việc dùng KS đủ liều thường kéo dài trong nhiều ngày (thông thường từ 5 đến 7 ngày). Vì vậy, hoàn toàn không nên chỉ mới thấy cảm sốt sơ sơ là vội uống vài viên KS rồi thôi!

5. Trên nguyên tắc, nếu vi khuẩn còn nhạy cảm với KS cổ điển, thông dụng thì sử dụng KS loại này và tránh dùng KS loại mới. Những KS mới thường được khuyến cáo chỉ dùng trong bệnh viện hoặc khi có sự chỉ định cân nhắc của bác sĩ điều trị. Đó là thuốc quý có tính dự trữ, nếu sử dụng bừa bãi thì chắc chắn trong thời gian ngắn sẽ bị lờn. Thử tưởng tượng đến lúc nào đó, tất cả KS đều bị đề kháng và không tìm được thuốc mới để thay thế, đây sẽ là thảm cảnh của nhân loại.

6. Nhiều mầm bệnh thường lây lan qua đường tiêu hóa (như vi khuẩn E.Coli, kể cả bệnh nhiễm siêu vi như tay chân miệng). Do đó, nên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; nên nấu chín thức ăn, tránh ăn rau cải sống chưa được rửa kỹ, tránh dùng thức ăn còn từ hôm trước mà không được nấu lại ở nhiệt độ sôi thích hợp...

Những điều cần thực hiện trên đây tưởng là đơn giản nhưng thực tế, nhiều người đã không làm được. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của mỗi người trong chúng ta.

Chính việc sử dụng KS bừa bãi, không đúng cách, không đủ liều làm cho vi khuẩn không bị tiêu diệt hết. Một số vi khuẩn có khả năng thích ứng, đặc biệt có sự đột biến gien trên nhiễm sắc thể kiểm soát sự nhạy cảm đối với KS. Số này tồn tại, phát triển thành “chủng” vi khuẩn mới mà KS đã sử dụng không còn tác dụng đối với chúng nữa. http://nld.com.vn/suc-khoe/hiem-hoa-de-khang-khang-sinh-20151115202602348.htm

Bệnh nhân được... “mổ xẻ” bệnh viện

Dựa trên kết quả kiểm tra, “chấm điểm” bệnh viện mà lần đầu tiên bệnh nhân được tham gia đánh giá, Bộ Y tế sẽ công bố phân loại chất lượng của 200 bệnh viện tuyến trung ương, hạng 1 và tương đương trong quý I/2016

Bộ Y tế vừa triển khai việc đánh giá chất lượng bệnh viện (BV) và khảo sát sự hài lòng của người bệnh cũng như nhân viên y tế. Theo đó, lần đầu tiên, bệnh nhân sẽ cùng “mổ xẻ” BV với 5 tiêu chí: khả năng tiếp cận thông tin khi vào BV; sự minh bạch thông tin, thủ tục khám, điều trị; cơ sở vật chất; thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn và kết quả dịch vụ. Nội dung khảo sát là các tiêu chí về sơ đồ, biển báo; quy trình, thủ tục nhập viện; điều kiện phòng bệnh, an ninh BV...

Bệnh nhân cũng sẽ đánh giá sự quan tâm của bác sĩ, điều dưỡng thông qua một loạt câu hỏi về việc giao tiếp, sự quan tâm, thăm hỏi, động viên tại phòng điều trị và biểu hiện gợi ý bồi dưỡng của nhân viên y tế.

Theo PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế, việc khảo sát này nằm trong hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng BV năm 2015 để tìm hiểu nguyện vọng nhằm đáp ứng sự hài lòng của bệnh nhân, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

TS Lương Ngọc Khuê cho biết không chỉ bệnh nhân mà nhân viên y tế cũng “chấm điểm” BV về sự hài lòng của môi trường làm việc, về đồng nghiệp, quy chế tiền lương, phúc lợi, cơ hội học tập... “Các ý kiến của bệnh nhân sẽ giúp ngành y tế khắc phục khó khăn, từng bước cải tiến chất lượng và môi trường làm việc của nhân viên” - ông kỳ  vọng.

Ông Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng - chuyên gia phản biện y tế, cho rằng đây là điểm tiến bộ trong các tiêu chí chấm điểm BV. Theo ông, chất lượng BV tốt hay không phải được đo đếm bằng sự hài lòng, thuận tiện, hiệu quả của bệnh nhân khi đi khám chữa bệnh.

 

“Nếu áp dụng được đánh giá của 3 bên - bệnh nhân, nhân viên y tế và cơ quan quản lý - chắc chắn chất lượng khám chữa bệnh sẽ được cải tiến. Khi được nhìn nhận và có sự quan tâm, ngành y tế và BV sẽ điều chỉnh, cải thiện những vấn đề yếu kém” - ông nhận định.

Tuy nhiên, theo ông Tuấn, để khách quan thì rất có sự giám sát, đánh giá độc lập. “Nếu đoàn đánh giá chỉ toàn là cán bộ ngành y tế, lãnh đạo BV thì có đưa ra kết quả khách quan, dư luận cũng không phục. Do vậy, trong đoàn cần một chuyên gia độc lập ngoài ngành y tế tham gia chấm điểm BV” - ông Tuấn đề xuất.

Trước đó, năm 2013, Bộ Y tế đã chính thức áp dụng Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng BV gồm 83 tiêu chí. Trong đó, quan điểm chủ đạo là “lấy bệnh nhân làm trung tâm của hoạt động chăm sóc, điều trị” tại cơ sở y tế.

Theo ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, bộ tiêu chí đã giúp các BV tự nhìn lại thực trạng, xác định các vấn đề tồn tại, lựa chọn vấn đề cấp bách và những việc cần làm ngay để nâng cao chất lượng. Sau 2 năm áp dụng bộ tiêu chí, nhiều BV đã phần nào cải tiến chất lượng, cung ứng dịch vụ y tế an toàn, hiệu quả, mang lại sự hài lòng cho bệnh nhân, người nhà và nhân viên y tế.

Ông Khoa cho biết dựa trên kết quả kiểm tra chất lượng BV tới đây, Bộ Y tế sẽ công bố phân loại chất lượng của 200 BV tuyến trung ương, tuyến cuối, hạng 1 và tương đương trong quý I/2016.

Đánh giá việc xếp hạng BV là hướng đi đúng nhưng ông Tuấn cho rằng lẽ ra, quy chuẩn chất lượng phải được định hình trước khi xây dựng giá dịch vụ y tế. Có như vậy mới bảo đảm bệnh nhân được hưởng chất lượng dịch vụ tương xứng với số tiền bỏ ra. Để làm được điều này, theo ông Tuấn, cơ quan BHXH cũng cần phải tham gia quy trình chấm điểm BV. BHXH nên có các “chỉ tiêu” BV ở mức chất lượng nào thì quỹ BHYT mới chi trả, mức nào thì trả cao hay thấp... Việc trả viện phí kiểu “cào bằng” theo các hạng BV chưa thực sự bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT.

Trong khi đó, bác sĩ Nguyễn Công Hoàng, Phó Giám đốc BV Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, nhìn nhận có gắn chất lượng với viện phí thì các BV mới nỗ lực thay đổi. Lúc đó, BV làm tốt sẽ thu hút được bệnh nhân, được BHYT chi trả cao hơn.

Theo bác sĩ Hoàng, bộ tiêu chí “chấm điểm” BV được xem như thước đo sự nỗ lực của các BV nhưng các tiêu chuẩn chưa thực sự công bằng. “Chẳng hạn, cùng là BV hạng 1 nhưng tiêu chuẩn ở trung ương khác ở tỉnh. Dù vậy, khi “đếm” tiêu chí, nếu có đủ thì các BV sẽ được xếp cùng hạng và hưởng viện phí như nhau” - ông so sánh.

Nhiều ý kiến còn cho rằng có không ít tiêu chí “làm khó” BV. Nhiều tiêu chí nếu thực hiện thì BV sẽ phải đập đi xây mới hoặc phải đầu tư kinh phí rất lớn, thậm chí hàng chục năm mới có thể làm được. Chưa kể, việc đánh giá còn liên quan nhiều đến yếu tố con người, rất khó tránh được chuyện “yêu” thì cho điểm cao và ngược lại.

Bộ Y tế đang xây dựng Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng BV mới, dự kiến áp dụng trong năm 2016. Bộ tiêu chí này sẽ bổ sung 20 tiêu chí mới với nhiều điều khoản nới lỏng, giảm nhẹ cho các BV.

Theo ông Lương Ngọc Khuê, bộ tiêu chí mới vẫn xem “bệnh nhân là trung tâm của hoạt động điều trị và chăm sóc, nhân viên y tế là then chốt”. Đây sẽ là công cụ đánh giá thực trạng chất lượng BV Việt Nam, hỗ trợ BV xác định mình đang ở mức chất lượng nào để tiến hành các hoạt động can thiệp nâng cao chất lượng; định hướng cho các BV xác định vấn đề ưu tiên để cải tiến chất lượng... http://nld.com.vn/suc-khoe/benh-nhan-duoc-mo-xe-benh-vien-20151115213410388.htm

Phẫu thuật thành công khối u 19 kg trong bụng người phụ nữ

Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Ung Bước đã phẫu thuật thành công, lấy khối u khổng lồ nặng 19kg ở bụng cho bệnh nhân nữ sống ở Sài Gòn.

Phẫu thuật khối u buồng trứng “khổng lồ” nặng đến 40 kg

Cuộc đời cơ cực của chàng trai mang khối u "khổng lồ" khiến khuôn mặt biến dạng

Kinh hãi người đàn ông hơn 10 lần tự tay cắt khối u trong miệng của mình

Theo tin tức trên báo Tuổi Trẻ , khoa ngoại II Bệnh viện Ung bướu TP. HCM đã phẫu thuật và lấy khối u bướu 19kg ra khỏi cơ thể của nữ bệnh nhân L.T.N.

Thông tin trước đó cho biết, cách đây 2 năm, chị N đã xuất hiện một cục to bằng quả cam và chị đã đến Bệnh viện Chợ Rẫy để khám bệnh.

Tại đây, các bác sĩ đã dự đoán chị bị bướu sau phục mạc bên trái và yêu cầu phẫu thuật nhưng chị không điều trị.

Sau đó, chị đã mua trinh nữ hoàng cung và bồ công anh về uống nhưng bướu càng ngày càng to. Đến khi bướu quá lớn và khiến chị cảm thấy đau đớn, chị mới đến BV Ung bướu TP. HCM để phẫu thuật.

Phẫu thuật khối u buồng trứng “khổng...Cuộc đời cơ cực của cụ bà mang khối u khổng...Kinh hãi người đàn ông hơn 10 lần tự tay cắt...Chữa khỏi ung thư buồng trứng và vúNÊN ĐỌC

Qua khám lâm sàng và cận lâm sàng cho thấy chị N. bị u sau phúc mạc, bướu chiếm trọn ổ bụng đường kính lớn nhất khoảng 35cm.

Kết quả chụp CT cho thấy bướu có cấu trúc hỗn hợp, vị trí sau phúc mạc bên (T), cực dưới bướu xuống sát trước đáy bàng quang, kích thước 260 x 330mm.

Còn tiến sĩ, bác sĩ Bùi Chí Viết, Trưởng khoa Ngoại II cho biết những ca phẫu thuật bướu khổng lồ 19 kg như bệnh nhân N. hiếm và nguy hiểm.

Nếu không tính toán kỹ khi phẫu thuật, kỹ thuật viên vô tình tuột tay lúc lấy khối bướu ra sẽ nguy hiểm cho bệnh nhân.

Nữ bệnh nhân trải qua ca mổ kéo dài 2 tiếng, lượng máu mất là 500 ml và bướu có đường kính lớn nhất 350 mm, nặng 19 kg. Do bướu to đẩy ngược hết các cơ quan nội tạng, trong đó thận bị mỡ bao quanh nên các bác sĩ phải vất vả lấy hết mỡ ra. Khi mổ phải đẩy ruột ra trước mới lấy khối bướu. Do tim của bệnh nhân đã quen với áp lực khi có bướu to nên cũng phải truyền máu, dịch thêm cho bệnh nhân.

Sau phẫu thuật bệnh nhân hiện đã tỉnh, sinh hiệu ổn. http://doanhnghiepvn.vn/phau-thuat-thanh-cong-khoi-u-19-kg-trong-bung-nguoi-phu-nu-d58354.html

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang