Bộ trưởng Bộ Y tế chia buồn với gia đình nạn nhân trong sự cố chạy thận
Sáng 31.5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến chia buồn, thắp hương cho các nạn nhân tử vong trong sự cố tai nạn y khoa hy hữu xảy ra khi chạy thận tại BVĐK Hòa Bình.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ sâu sắc với các gia đình có thân nhân tử vong và mong muốn các gia đình nguôi ngoai nỗi đau. Bộ trưởng cũng cho biết đã chỉ đạo ngành y tế Hòa Bình phối hợp cùng các chuyên gia đầu ngành thành lập hội đồng chuyên môn tìm nguyên nhân của sự cố đáng tiếc này.
Vừa thấy Bộ trưởng đến nhà, bà Nguyễn Thị Thu, mẹ nạn nhân Đinh Thị Thu Hằng (37 tuổi) òa khóc. Bà Thu cho biết con mình mất sớm, đứa cháu ngoại 14 tuổi giờ bơ vơ không còn mẹ. Chị Hằng đã chạy thận 14 năm. Khi vừa sinh con, chị Hằng có dấu hiệu suy thận. Rồi vợ chồng chia tay, mẹ con chị được ông bà ngoại cưu mang. Cứ cách 1 ngày, chị lại đến viện chạy thận, về vẫn ăn uống sinh hoạt bình thường, giúp mẹ bán vé số và tíu tít chơi, dạy con gái học hành.
Còn người nhà của nạn nhân Nguyễn Thị Minh (65 tuổi) cho biết, bệnh nhân Minh đã chạy thận 6-7 năm. Năm ngoái chồng vừa mất còn chưa giỗ đầu.
Tại nhà nạn nhân Lê Thị Chung( 61 tuổi), chia sẻ với Bộ trưởng, người nhà bệnh nhân cho biết, bà Chung đã chạy thận nhiều năm, tuy nhiên trước ngày vào viện chạy thận vừa rồi vẫn khỏe. Gia đình rất đau buồn trước sự mất mát đột ngột này và cũng mong cơ quan chức năng sớm tìm ra nguyên nhân sự việc.
Ngay sau đó, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến thăm bà Nguyễn Thị Bích Nguyên (SN 1972), nữ bệnh nhân nặng cuối cùng hiện đang nằm điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu . Báo cáo với Bộ trưởng, BS Phạm Cơ Thạch - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sức khỏe của nữ bệnh nhân này đang có dấu hiệu tốt lên, hệ thống ecmo của BV Bạch Mai đã được mang lên cùng với các trang thiết bị y tế chuyên dụng khác để làm sao phục vụ tốt nhất công tác điều trị cho bệnh nhân. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã yêu cầu cần có khu vực cách ly riêng để đảm bảo vô trùng tuyệt đối cho bệnh nhân.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, hiện ngành y tế đã huy động các chuyên gia đầu ngành cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, thuốc… để quyết tâm điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Mong gia đình bệnh nhân yên tâm, tin tưởng vào các bác sĩ.
Trong buổi làm việc với UBND tỉnh và ngành y tế Hòa Bình, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, đây là nỗi đau quá lớn. Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thật để phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn sớm tìm ra nguyên nhân sự cố.
Bộ trưởng yêu cầu tìm nhanh nguyên nhân tai biến chạy thận
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có yêu cầu như vậy trong cuộc làm việc sáng nay 31-5 với Sở Y tế và Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Bộ trưởng Tiến cũng đã đến thắp hương và chia buồn với gia đình bà Nguyễn Thị Minh (65 tuổi), bà Lê Thị Chung (61 tuổi) và chị Đinh Thị Thu Hằng (34 tuổi), ba trong số bảy nạn nhân đã qua đời sau tai biến y khoa hôm 29-5 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Đồng thời bà Tiến đã đến thăm chị Nguyễn Thị Bích Nguyên (45 tuổi), người bị nặng nhất trong số 11 bệnh nhân còn sống sau tai biến này.
Tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Tiến đã yêu cầu Sở Y tế sớm thành lập hội đồng chuyên môn tìm nguyên nhân vụ tai biến, ổn định tình hình và sớm đưa Khoa Thận nhân tạo trở lại hoạt động.
“Lỗi đến đâu xác minh đến đó, phải khách quan, trung thực, cầu thị” - bộ trưởng Tiến yêu cầu.
Bà Tiến đặt vấn đề vì sao khoa Thận nhân tạo vận hành bình thường trong 10 năm vừa qua, giờ xảy ra bất thường chắc chắn có sự cố ở một khâu nào đó.
Theo giám đốc Sở Y tế Hòa Bình Trần Quang Khánh, hiện Sở Y tế đã thành lập hội đồng chuyên môn gồm lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Hòa Bình, bác sĩ điều trị, đại diện Sở Y tế, Phòng nghiệp vụ Y dược Sở Y tế cùng bốn chuyên gia đầu ngành tham gia xác minh nguyên nhân.
Hiện Khoa Thận nhân tạo của Bệnh viện đang bị tạm đình chỉ hoạt động. Dự kiến cần 10 ngày khắc phục trong khi có khoảng 120 bệnh nhân đang điều trị. Những bệnh nhân này đã được chia về bốn bệnh viện để điều trị trong những ngày chờ Bệnh viện đa khoa Hòa Bình khắc phục sự cố.
Trao đổi với Tuổi Trẻ cùng ngày, trưởng Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Hữu Dũng cho hay đây là một sự cố y khoa lớn, các chuyên gia đang cùng phối hợp tìm nguyên nhân ở nhiều khâu và khi thật chắc chắn sẽ công bố nguyên nhân dẫn đến tai biến này.
Bộ trưởng Y tế thắp hương, nói lời xin lỗi nạn nhân vụ sốc chạy thận
Sáng 31/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến thắp hương, chia buồn tới các gia đình có người thân bị tử vong trong vụ việc sốc phản vệ khi chạy thận tại Hòa Bình. Bộ trưởng hứa sẽ tìm ra nguyên nhân sớm nhất để trả lời câu hỏi của các gia đình: Vì sao các nạn nhân lại tử vong?
Sẽ sớm tìm ra nguyên nhân để trả lời gia đình nạn nhân
Vừa thấy Bộ trưởng Tiến đến nhà, bác Nguyễn Thị Thu, mẹ bệnh nhân Đinh Thị Thu Hằng ( 37 tuổi) đã không kìm được nước mắt vì con mình mất sớm, đứa cháu ngoại 14 tuổi giờ bơ vơ không còn mẹ.
Chị Hằng đã có thâm niên 14 năm chạy thận. Khi vừa sinh con chị Hằng có dấu hiệu suy thận. Rồi vợ chồng chia tay, mẹ con chị được ông bà ngoại cưu mang. Cứ cách ngày chị lại đến viện chạy thận, về vẫn ăn uống sinh hoạt bình thường, giúp mẹ dán vé số và tíu tít chơi, dạy cô con gái học hành.
"Giờ cháu mất rồi, con gái thì bơ vơ. Hai ngày hôm nay cả nhà sốc, con gái cháu còn sốc hơn. Giờ Bộ trưởng đến chia sẻ, người thì đã chết rồi, chỉ mong Bộ trưởng trả lời hai câu hỏi vì sao con tôi chết? Ai là người chịu trách nhiệm cho sự cố này?” – bác Nguyễn Thị Thu nói trong nước mắt.
Chia sẻ nỗi đau cùng gia đình bệnh nhân Đinh Thu Hằng, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói: Đây là một sự cố mà không ai mong muốn, chúng tôi hứa sẽ cùng cơ quan chức năng sớm tìm ra nguyên nhân.
Đến thăm hỏi nhà bệnh nhân Nguyễn Thị Minh 65 tuổi, người nhà bệnh nhân chia sẻ bác Minh chạy thận 6-7 năm nay. Năm ngoái chồng vừa mất còn chưa giỗ đầu.
“Mong ngành y tế tìm ra nguyên nhân. Giờ người thì cũng mất rồi chúng tôi không biết nói sao”, bác Nguyễn Thị Khánh em gái bệnh nhân cho biết.
Bà Lê Kim Chung (61 tuổi) cũng là 1 trong 7 bệnh nhân xấu số đã không qua khỏi trong vụ 18 bệnh nhân sốc khi chạy thận. Em trai bệnh nhân chia sẻ: “Người thì đã mất rồi. Nhưng tôi mong muốn tìm ra được nguyên nhân, để đừng mất mát thêm gì nữa”.
Bộ trưởng chia sẻ, sự cố là không ai mong muốn, mong gia đình vơi bớt nỗi đau. Thay mặt ngành y tế Bộ trưởng nói lời xin lỗi gia đình người bệnh. Bộ trưởng hứa toàn ngành sẽ nỗ lực để sớm tìm ra nguyên nhân.
Bệnh nhân nặng còn hi vọng!
Sau khi viếng 3 bệnh nhân xấu số, Bộ trưởng Bộ Y tế đến BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình thăm nữ bệnh nhân 45 tuổi đang trong tình trạng nặng phải hồi sức tích cực. Bệnh nhân này đã chạy thận 10 năm, 3 năm ở BV Bạch Mai và 7 năm nay ở BV tỉnh.
Hiện tại tình trạng bệnh nhân vẫn nặng nhưng đã có những hi vọng, khi mà huyết áp bệnh nhân được kiểm soát, gọi hỏi biết, đồng tử bớt giãn, phản xạ ánh sáng tốt.
Bộ trưởng chỉ đạo cần sắp xếp phòng bệnh riêng để cách ly tuyệt đối cho người bệnh. Cần thiết chỉ định ecmo sớm để có nhiều cơ hội chữa trị hơn.
Báo cáo với Bộ trưởng, BS Phạm Cơ Thạch, khoa Hồi sức tích cực (BV Bạch Mai) cho biết, êkip bác sĩ của BV Bạch Mai sáng nay đã mang đầy đủ hệ thống máy ecmo lên. Cũng đã mời chuyên gia tim mạch đánh giá để có thể làm ecmo cho bệnh nhân.
“Nếu có chỉ định phải làm sớm cho bệnh nhân. Phải huy động phương tiện, thuốc men tối tân nhất từ BV mang lên chữa trị chon người bệnh. 45 tuổi còn quá trẻ, có cơ hội cứu chữa”, Bộ trưởng chỉ đạo. Bộ trưởng cũng động viên chồng bệnh nhân, hứa sẽ huy động máy móc thiết bị tốt nhất. Tốn kém đến đâu các bệnh viện sẽ chịu trách nhiệm.
Bộ trưởng Bộ Y tế: Đúng quy trình không thể xảy ra sự cố!
http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/khan-truong-tim-nguyen-nhan-vu-tai-bien-chay-than-705779.html
Liên quan đến sự cố 18 bệnh nhân sốc phản vệ khi chạy thận tại BV Đa khoa Hoà Bình, Bộ trưởng Bộ Y tế gay gắt “truy”: “Tôi nghe đồng chí Giám đốc Sở Y tế nói các đồng chí tuân thủ theo quy trình, theo quy trình sao xảy ra chuyện?"
Thành thực để tìm ra nguyên nhân
Trong nghề nghiệp của chúng ta, có những cái không cần cơ quan điều tra vào chúng ta cũng biết. Chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật, trung thực. Chúng ta dám làm, dám chịu trách nhiệm”.
Tại buổi làm việc với Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình, BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình sáng 31/5, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết bà chia sẻ với các đồng nghiệp vì sự cố quá lớn, khiến các y bác sĩ đau đớn, hoang mang.
“Bệnh nhân đau một, nhiều khi các bác sĩ đau hai. Thân nhân gia đình chia sẻ với tôi, bệnh nhân gặp sự cố họ rất đau đớn, nhưng bệnh nhân dù gì cũng đã ra đi. Nhưng người ở lại, nhất là các đồng chí làm trực tiếp sẽ còn rất nhiều áp lực, hoang mang. Vì thế, tôi mong muốn các đồng chí trung thực, cầu thị để cơ quan điều tra sớm kết thúc, sớm trở lại hoạt động của khoa phục vụ bệnh nhân. Nếu không đẩy nhanh tốc độ tôi sợ sẽ làm căng thẳng anh em, sẽ càng áp lực cho bác sĩ”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Tiến cũng cho rằng, sự cố y khoa là điều không ai mong muốn, bác sĩ, người chăm sóc bệnh nhân không bao giờ mong muốn. Tai biến y khoa luôn rình rập cả nước phát triển, nhưng sự cố này rất nghiêm trọng, chắc chắn phải có nguyên nhân. Và dù không mong muốn, khi đã xảy ra chúng ta phải tìm nguyên nhân để khắc phục, phải có người chịu trách nhiệm. Dù không muốn nhưng phải có trách nhiệm với việc ngoài ý muốn.
Vì thế, Bộ trưởng yêu cầu ngành y tế, BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra để làm rõ sự việc.
“Có những cái không cần cơ quan điều tra vào, nhưng trong nghề nghiệp, trong quá trình từ lúc nhận bệnh nhân vào, đến khi bắt đầu vận hành, sửa soạn, rửa dụng cụ, quy trình đó các đồng chí nắm được hết, ai làm khâu nào trong đó đều nắm được hết.
Vì thế tôi nói, có những cái nếu chúng ta trung thực không cần cơ quan chức năng nhảy vào. Chúng ta cầu thị thì dư luận, người nhà, cơ quan ban ngành, cơ quan chức năng cũng thấy được tính cầu thị, sự trung thực, trách nhiệm với ngành, với bệnh nhân, với chính chuyên môn của chúng ta”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Cũng theo bà Tiến, về quy trình của Bộ Y tế đã ban hành theo chuẩn y tế thế giới, mỗi năm có hàng triệu người chạy thận an toàn. “10 năm nay các đồng chí vận hành bình thường, giờ không bình thường, chắc chắn phải có sự cố ở một khâu nào đó”, Bộ trưởng đặt nghi vấn.
Muốn sớm vận hành phải tìm ra nguyên nhân sớm
Bộ trưởng Tiến lại một lần nữa chia sẻ mong muốn ngành y tế nói thẳng, nói thật để thúc đẩy nhanh quá trình tìm ra nguyên nhân, thậm chí cơ quan công an không vào những người trực tiếp làm cũng tự biết.
Trước mong muốn của Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình Trần Quang Khánh sớm khôi phục lại hoạt động của khoa Thận nhân tạo để hơn 100 bệnh nhân suy thận không phải vất vả di chuyển Hà Nội chạy thận, Bộ trưởng Y tế cho biết hôm qua khi họp tại BV Bạch Mai, Bộ trưởng và BV Bạch Mai đều mong muốn hỗ trợ sớm nhất để khôi phục hoạt động sau khi rà soát quy trình chuyên môn đảm bảo an toàn.
“Tuy nhiên hiện giờ rất khó khăn về mặt pháp lý bởi mọi hồ sơ, dụng cụ đang niêm phong chúng ta không thể vào được. Vì thế, để 100 bệnh nhân được quay lại, không phải tốn kém vất vả, ổn định bệnh viện, thì phải nhanh chóng làm rõ nguyên nhân, để cuộc điều tra chấm dứt, công bố nguyên nhân, công khai dư luận”, Bộ trưởng nói.
Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình cũng cho biết đã mời 4 chuyên gia đầu ngành tham gia Hội đồng khoa học. Hi vọng Hội đồng chuyên môn tích cực phân công thành viên để có báo cáo khách quan nhất, trong thời gian sớm nhất.
Bộ trưởng Y tế: 'Cần trung thực để tìm nguyên nhân tử vong bệnh nhân Hòa Bình'
Làm việc với ngành y tế tỉnh Hòa Bình sáng 31/5, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị cần trung thực, khách quan để tìm ra nguyên nhân tai biến 18 bệnh nhân.
Bộ trưởng cũng yêu cầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình lập hội đồng chuyên môn để tự xác định nguyên nhân 18 bệnh nhân bị tai biến khi chạy thận nhân tạo mà không cần đợi cơ quan điều tra.
Theo bà Tiến, tai biến y khoa luôn rình rập từng giây từng phút, xảy ra mọi nơi mọi lúc nhưng sự việc xảy ra tại Hòa Bình là rất bất thường. Do đó Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cần rà soát lại quá trình từ khâu tiếp nhận bệnh nhân, rửa dụng cụ đến vận hành trang thiết bị trong ca chạy thận gây tai biến.
"Ngành y tế cần nhìn thẳng vào sự thật, trung thực, khách quan để làm rõ nguyên nhân, phối hợp với cơ quan chức năng để sớm kết thúc điều tra, khoa Thận hoạt động trở lại phục vụ bệnh nhân", Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh. Bà yêu cầu trong vòng một tuần sau khi xảy ra sự cố tai biến, bệnh viện phải có kết quả kiểm thảo nguyên nhân bệnh nhân tử vong.
Bộ trưởng cho rằng 126 bệnh nhân đang chạy thận tại khoa Thận nhân tạo, nếu dừng lọc máu 1-2 ngày là có thể tử vong. Trong khi đó sau sự cố, nếu khôi phục lại hoạt động của khoa Thận thì cần ít nhất 10 ngày để chạy toàn bộ hệ thống.
Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình Trương Quý Dương cho biết bệnh viện đã thành lập hội đồng chuyên môn để đánh giá sự việc. Tuy nhiên cái khó hiện nay là tất cả hồ sơ, chỉ số đều đã được công an niêm phong để phục vụ điều tra nên chỉ dựa vào giải trình của nhân viên y tế.
Bác sĩ Dương cũng cho biết khoa Thận nhân tạo của bệnh viện đã hoạt động từ 7 năm nay chưa xảy ra vấn đề bất thường nào.
Trong một diễn biến khác, sáng nay cơ quan điều tra đã làm việc với Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn là đơn vị đã bảo trì hệ thống nước lọc thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình chỉ một ngày trước khi xảy ra tai biến.
Sáng 29/5, 18 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình thì có dấu hiệu nghi sốc phản vệ. 7 người lần lượt tử vong, một người đang trong tình trạng nguy kịch, 10 bệnh nhân còn lại được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai điều trị tiếp, hiện sức khỏe đã ổn định. Sáng 30/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình bố trí 2 chiếc xe 30 chỗ cùng y bác sĩ đi kèm đưa 62 bệnh nhân về Hà Nội chạy thận nhân tạo. Công an tỉnh Hòa Bình khởi tố vụ án để điều tra nguyên nhân tai biến.
Vụ cấp cứu 18 bệnh nhân chạy thận: Xem xét 4 nguyên nhân chính
Sau 3 ngày xảy ra tai biến y khoa nghiêm trọng khiến 18 bệnh nhân đang chạy thận đồng loạt có biểu hiện nghi sốc, 7 bệnh nhân tử vong, ban giám đốc BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình yêu cầu các bộ phận liên qua xem xét lại toàn bộ quá trình, đánh giá nguyên nhân gây ra tai biến hàng loạt này.
Theo BS Hoàng Công Tình, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, với chạy thận nhân tạo, một vài lỗi trong quá trình có thể gây đe dọa tính mạng cho bệnh nhân khi chạy thận.
Đầu tiên về quy trình, nếu làm sai quy trình có thể gây tình huống này. Tuy nhiên, trong 7 năm qua chạy thận không xảy ra vấn đề gì. Hơn nữa, nếu quy trình sai, máy móc sẽ không thể vận hành.
Thứ hai nếu quả lọc không đảm bảo cũng có thể gây tai biến cho người dùng. Theo đó, trong quá trình sử dụng, tái sử dụng có thể tồn dư hóa chất gây sốc, ngộ độc. Tuy nhiên trong 18 bệnh nhân chạy thận sáng 29/5 thì có 1/3 bệnh nhân sử dụng quả lọc mới cũng xuất hiện triệu chứng tương tự.
Nguyên nhân thứ 3 có thể do dịch lọc. Dịch lọc cho 18 bệnh nhân này vẫn còn nguyên đai nguyên kiện nhận về từ phòng vật tư. Số dịch lọc này chiều thứ 7 vẫn tiến hành lọc thận cho các bệnh nhân không xảy ra tai biến. Được biết lô dịch lọc cho 18 bệnh nhân này cũng giống lô đang chạy tại bệnh viện đa khoa thành phố.
Nguyên nhân thứ 4 có thể là do hệ thống nước đi qua dịch lọc. Trước sự cố một ngày, hệ thống nước được bảo trì theo định kỳ, như vẫn thực hiện từ khi thành lập đơn nguyên chạy thận đến nay.
BS. Hoàng Đình Khiếu, Phó Giám đốc bệnh viện, Phụ trách đơn nguyên thận (BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình), cho biết, khi nhận định về sự cố này, GS Đoàn dị ứng BV Bạch Mai gọi đây là hiện tượng ngộ độc, do bệnh nhân xuất hiện triệu chứng giống nhau hàng loạt một lúc. Còn nếu là triệu chứng sốc phản vệ thì xảy ra trên từng cơ địa bệnh nhân, không bệnh nhân nào giống triệu chứng bệnh nhân nào.
Bác sĩ Khiếu cho biết thêm, kể từ khi thành lập đến nay, trong quá trình chạy thận có những trường hợp có biến chứng, lẻ tẻ như có 1 bệnh nhân rét run, choáng váng, xử lý ổn ngay. Đợt này sau chạy thận 45 phút đồng loạt 18 bệnh nhân đều xuất hiện triệu chứng, tôi cho rằng đó là một vấn đề gì đó có thể liên quan tất cả các máy.
Theo ông Khiếu, hiện toàn bộ quá trình điều tra được chuyển sang cơ quan công an. Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế có sự tham gia của 4 chuyên gia đầu ngành sẽ tiếp tục kiểm thảo tử vong, đưa ra đánh giá độc lập về nguyên nhân gây sự cố trên. Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu trong vòng 7 ngày Hội đồng khoa học phải đưa ra được kết quả kiểm thảo tử vong.
Phó Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình Phạm Văn Sử cho biết cơ quan công an đang tiếp tục điều tra về vụ việc. Công an đề nghị Bệnh viện và đơn nguyên thận nhân tạo cung cấp một số nội dung liên quan. Cơ quan công an sẽ thúc đẩy quá trình điều tra, sớm hoàn tất điều tra để có kết luận nguyên nhân về vụ việc.
Bệnh viện xác nhận hệ thống nước lọc thận được xử lý một ngày trước tai biến hàng loạt
Trước thông tin hệ thống lọc nước được bảo trì một ngày trước khi diễn ra sự cố 18 bệnh nhân đồng loạt có biểu hiện nghi sốc phản vệ khi lọc thận, ông Hoàng Đình Khiếu xác nhận hệ thống này được bảo trì ngày 28/5 (tức chủ nhật), khi không có bệnh nhân chạy thận.
Việc bảo trì do phòng vật tư và một công ty tại Hà Nội phụ trách. Sau khi bảo trì xong họ đã bàn giao, có biên bản kí nhận đảm bảo chất lượng. Việc bảo trì này là thường quy.
Sau khi được bàn giao, vào ca chạy thận, bác sĩ kiểm tra máy, chuẩn bị bệnh nhân đủ điều kiện đưa vào lọc máu. Suốt từ khi thành lập đến nay, quy trình này vẫn đảm bảo và không gây tai biến gì cho đến sáng 29/5 sự cố đã đồng loạt xảy ra cho 18 bệnh nhân chạy thận.
Vụ tai biến chạy thận, trong 1 tuần phải có kết quả kiểm thảo nguyên nhân
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cần rà soát lại toàn bộ quá trình trong ca chạy thận gây tai biến...Trong vòng một tuần phải có kết quả kiểm thảo nguyên nhân bệnh nhân tử vong.
Ngày 31-5, liên quan tới vụ tai biến y khoa nghiêm trọng khiến 18 bệnh nhân chạy thận tại Khoa Thận nhân tạo của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình bị sốc phản vệ, trong đó đã có 7 trường hợp tử vong, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Hòa Bình, Sở Y tế Hòa Bình và Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế thẳng thắn cho rằng sự cố y khoa này quá đau xót và nghiêm trọng. Bộ Y tế đã chỉ đạo Sở Y tế Hòa Bình thành lập Hội đồng chuyên môn, có sự tham gia của các chuyên gia để làm rõ nguyên nhân vụ tai biến này. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng bày tỏ sự chia sẻ với các đồng nghiệp về sự cố này nhưng đã là khoa học thì phải trung thực. “Tôi chia sẻ với đồng nghiệp về sự cố này. Bệnh nhân ra đi và gia đình bệnh nhân cũng mong muốn làm rõ nguyên nhân, do đó chúng ta cần phối hợp với cơ quan chức năng để sớm làm rõ nguyên nhân. Chúng ta thành thật, cầu thị về sự cố y khoa này. Quy trình đã ban hành, tự chúng ta biết quy trình của chúng ta chỗ nào cần khắc phục… để việc tìm nguyên nhân nhanh hơn, công bố nguyên nhân cho gia đình bệnh nhân, cho công luận để giảm bớt áp lực cho bệnh viện, sớm ổn định tình hình hoạt động của bệnh viện...”- Bộ trưởng Bộ Y tế bày tỏ.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết, tai biến y khoa luôn rình rập từng giây từng phút, xảy ra mọi nơi mọi lúc nhưng sự việc xảy ra tại Hòa Bình là rất bất thường. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cần rà soát lại quá trình từ khâu tiếp nhận bệnh nhân, rửa dụng cụ đến vận hành trang thiết bị trong ca chạy thận gây tai biến. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng yêu cầu trong vòng một tuần sau khi xảy ra sự cố tai biến, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình phải có kết quả kiểm thảo nguyên nhân bệnh nhân tử vong. "Ngành y tế cần nhìn thẳng vào sự thật, trung thực, khách quan để làm rõ nguyên nhân, phối hợp với cơ quan chức năng..."- Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh. Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, về quy trình chạy thận của Bộ Y tế đã ban hành theo chuẩn y tế thế giới, mỗi năm có hàng triệu người chạy thận an toàn. “10 năm nay các đồng chí báo cáo vẫn vận hành bình thường, giờ không bình thường, chắc chắn phải có sự cố ở một khâu nào đó...”- Bộ trưởng Y tế chất vấn lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Về phía Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, TS Trương Quý Dương- Giám đốc bệnh viện cho biết, mặc dù nguyên nhân chưa tìm ra nhưng trước mắt chúng tôi xin nhận lỗi, nhận trách nhiệm cả về phía bệnh viện và ban lãnh đạo bệnh viện. TS Dương cũng bày tỏ, mặc dù cố này khiến khiến tập thể bệnh viện rất đau lòng nhưng trong giao ban toàn bệnh viện, lãnh đạo bệnh viện đã đề nghị toàn thể cán bộ bình tĩnh để tiếp tục làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho 1.000 bệnh nhân khác thường xuyên thăm khám và điều trị tại bệnh viện. Trong khi đó, ông Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình cho biết đã mời các chuyên gia đầu ngành tham gia Hội đồng chuyên môn.
Hiện nay, Hội đồng chuyên môn đang tích cực làm việc để có báo cáo khách quan nhất, trong thời gian sớm nhất. Sở Y tế Hòa Bình cũng mong muốn sớm khôi phục lại hoạt động của khoa Thận nhân tạo để hơn 100 bệnh nhân suy thận không phải vất vả di chuyển về Hà Nội chạy thận. Trước đề xuất này của lãnh đạo Sở Y tế Hòa Bình, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Bộ Y tế và Bệnh viện Bạch Mai đều mong muốn hỗ trợ Bệnh viện đa khoa Hòa Bình để khôi phục hoạt động của Khoa Thận nhân tạo sớm nhất sau khi rà soát quy trình chuyên môn, đảm bảo an toàn. “Tuy nhiên, hiện giờ rất khó khăn về mặt pháp lý bởi mọi hồ sơ, dụng cụ đang niêm phong chúng ta không thể vào được. Vì vậy để 100 bệnh nhân chạy thận ở Hòa Bình không phải tốn kém vất vả, ổn định bệnh viện thì phải nhanh chóng làm rõ nguyên nhân, để cuộc điều tra chấm dứt, công bố nguyên nhân, công khai dư luận”- Bộ trưởng Y tế chỉ rõ.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng đoàn công tác của Bộ Y tế đã đến phúng viếng và chia buồn với gia đình một số bệnh nhân tử vong trong vụ tai biến.
Đến thăm và chia buồn với các gia đình bệnh nhân Nguyễn Thị Minh (65 tuổi), Lê Thị Chung (61 tuổi) và Đinh Thị Thu Hằng (36 tuổi) đều ở thành phố Hòa Bình, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến bày tỏ chia sẻ sâu sắc với các gia đình có thân nhân tử vong và mong muốn các gia đình nguôi ngoai nỗi đau. Đồng thời khẳng định Bộ Y tế sẽ chỉ đạo Sở Y tế, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Công an tỉnh Hoà Bình để sớm tìm ra nguyên nhân vụ việc. Về phía gia đình bệnh nhân tử vong đều bày tỏ sự chia sẻ với sự cố không mong muốn này, đồng thời mong muốn sớm tìm ra nguyên nhân của sự cố này và làm rõ trách nhiệm với từng cá nhân, tập thể.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đến thăm nữ bệnh nhân Nguyễn Thị Bích Nguyên (45 tuổi) là bệnh nhân bị tai biến nặng cuối cùng của sự cố y khoa này hiện đang nằm điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Sau hơn 2 ngày được điều trị sức tích cực, sức khỏe của bệnh nhân Nguyên đang có dấu hiệu tốt lên. Hiện nay, bệnh nhân Nguyên đang được hồi sức bằng thở máy, lọc máu liên tục, truyền thuốc co mạch và trợ tim. Huyết động của bệnh nhân tạm ổn định, oxy hoá máu đảm bảo. Tuy nhiên Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã yêu cầu các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai và các bác sĩ của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình phải cùng phối hợp chặt chẽ để điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Vụ 7 người chết khi chạy thận: Công ty Thiên Sơn sửa máy lọc thận trước 1 ngày xảy ra sự cố
Sáng 31.5, lực lượng công an, cán bộ y tế, cán bộ phường Trung Hòa đang tổ chức làm việc với đại diện Công ty Thiên Sơn (có địa chỉ tại đường Trung Yên 3, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Đây là đơn vị cung ứng thiết bị vật tư và bảo hành, bảo trì các thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, trong đó có các thiết bị lọc máu chạy thận. Có mặt tại công ty này, theo ghi nhận của chúng tôi, lực lượng công an đang tổ chức làm việc với lãnh đạo bệnh viện này. Ngôi nhà 3,5 tầng nơi công ty lấy làm trụ sở đã được khóa trái cửa. Thi thoảng có nhân viên ra vào nhưng sau đó lại khóa kín cửa. Một số cán bộ mặc sắc phục cảnh sát ra vào ngôi nhà này.
Trao đổi với Lao Động, ông Lai Mạnh Tiến - Chủ tịch UBND phường Trung Hòa cho biết, sáng nay, đoàn công tác có Phó chủ tịch UBND phường làm tổ trưởng cùng một số cán bộ y tế, công an phường, cán bộ tư pháp... đến kiểm tra hành chính Công ty Thiên Sơn. Việc làm này được đơn vị kiểm tra thường xuyên, định kỳ. Trước đó, tối ngày 30.5, lực lượng công an cũng đã đến làm việc với công ty này.
Còn TS Trương Quý Dương - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết: "Đúng là ngày 28.5, phía Công ty Thiên Sơn có qua bảo trì máy lọc thận. Hiện nay, chúng tôi chưa thể khẳng định được nguyên nhân vụ việc là do đâu. Cơ quan công an vẫn đang điều tra".
Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Sơn (địa chỉ nhà số 5, đường Trung Yên 3, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) là đơn vị cung ứng thiết bị vật tư và bảo hành, bảo trì các thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, trong đó có các thiết bị lọc máu chạy thận. Theo tìm hiểu, Giám đốc công ty cổ phần dược phẩm Thiên Sơn là ông Nguyễn Bá Thọ, còn người đại diện pháp luật, cũng là chủ sở hữu của công ty này là ông Đỗ Anh Tuấn.
Theo hồ sơ của Bệnh viện ĐK tỉnh Hòa Bình, ngày 28.5, một ngày trước khi xảy ra vụ tai biến y khoa, Công ty Thiên Sơn đã tiến hành bảo trì, sửa chữa hệ thống lọc nước tinh khiết liên quan đến các thiết bị lọc máu để phục vụ bệnh nhân tại Khoa điều trị lọc máu Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình .
Đến sáng 29.5, khi 18 bệnh nhân vào chạy thận ca 1 thì xảy ra tai biến y khoa khiến 7 bệnh nhân tử vong, 11 bệnh nhân còn lại phải cấp cứu, trong đó có 1 trường hợp bệnh nhân nguy kịch.
Đến sáng nay ngày 31.5 bệnh nhân Nguyễn Thị Bích Nguyên (SN 1972) trú tại huyện Lương Sơn, bệnh nhân cuối cùng được cấp cứu tại BVĐK tỉnh Hòa Bình hiện đã qua cơn nguy kịch.
Khám nghiệm máy móc tại khoa thận để làm rõ nguyên nhân 7 người tử vong
Theo nguồn tin Dân trí, cơ quan CSĐT (Công an tỉnh Hoà Bình) và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an đã tiến hành mở niêm phong một số phòng tại Khoa thận nhân tạo; khám nghiệm các máy móc thiết bị để làm rõ nguyên nhân 7 bệnh nhân tử vong trong quá trình chạy thận. Nguồn tin cho biết, chiều qua (30/5), Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Hòa Bình) cùng với lực lượng nghiệp vụ Bộ Công an đã mở niêm phong một số phòng trong Khoa thận nhân tạo, khám nghiệm các máy móc mà bệnh viện đã sử dụng để chạy thận nhân tạo, lọc máu cho các bệnh nhân; đồng thời lấy mẫu dịch để giám định và thu thập thêm các tài liệu liên quan phục vụ công tác điều tra vụ án.
Trước đó, cũng trong ngày 30/5, Công an tỉnh Hòa Bình đã khởi tố vụ án theo điều 242, Bộ luật Hình sự quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác xảy ra tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình ngày 29/5.
Như Dân trí đã đưa tin, sáng 29/5, tại đơn nguyên Thận nhân tạo của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình, trong lúc chạy thận chu kỳ 40 phút của 18 bệnh nhân suy thận đã xuất hiện hiện tượng sốc phản vệ.
Ngay lập tức, bệnh viện đã cho ngừng chạy thận, chuyển khoa Hồi sức Cấp cứu để xử trí. Đến 16h chiều cùng ngày, có 6 bệnh nhân tử vong.
Đêm 29/5, thêm một bệnh nhân nam bị tử vong đưa con số bệnh tử vong lên con số 7 trường hợp.
Số bệnh nhân còn lại đã được chuyển xuống bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) ngay trong đêm 29/5 để điều trị và đã qua cơn nguy kịch.
Hiện các bệnh nhân vẫn đang được cơ quan y tế tích cực cứu chữa.
Nguyên nhân của vụ việc đang được cơ quan điều tra làm rõ.
Vụ 7 người tử vong khi chạy thận: Mở thiết bị lọc máu để điều tra
http://news.zing.vn/vu-7-nguoi-tu-vong-khi-chay-than-mo-thiet-bi-loc-mau-de-dieu-tra-post750904.html
Lực lượng điều tra đã mở niêm phong các thiết bị lọc máu tại Khoa thận nhân tạo (Bệnh viện đa khoa Hòa Bình) để khám nghiệm trong vụ 7 bệnh nhân tử vong khi chạy thận tại đây.
Bác sĩ cấp cứu nói về sự cố 7 bệnh nhân tử vong khi chạy thận “Sự cố lần này như một cơn ác mộng, nhưng đó là sự thật mà chúng tôi phải chấp nhận”.
Sáng 31/5, trao đổi với Zing.vn, lãnh đạo Công an tỉnh Hòa Bình cho biết lực lượng chức năng phối hợp các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an đang khám nghiệm các thiết bị phục vụ điều trị chạy thận, lọc máu trong Khoa Thận nhân tạo (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình).
Ông Trương Quý Dương, Giám đốc bệnh viện cho biết quá trình chạy thận cho các bệnh nhân gồm nhiều công đoạn. "Công an đang điều tra nên phải chờ kết luận lỗi ở đâu", ông Dương nói và cho biết thêm, máy chạy thận sử dụng trong Khoa thận nhân tạo được bệnh viện mua và nhập từ nguồn tài trợ.
Một trong số các doanh nghiệp cung cấp máy móc, thiết bị lọc máu cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, có trụ sở ở phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Theo ghi nhận của phóng viên, sáng 31/5, đoàn công tác gồm lãnh đạo UBND và Công an phường Trung Hòa đã đến làm việc với công ty trên. "Tối một ngày trước, một số đơn vị công an cũng đã đến công ty này để làm việc. Sáng nay, lực lượng chức năng phường đến để kiểm tra hành chính, giấy tờ kinh doanh của công ty", một cán bộ Công an phường Trung Hòa nói với Zing.vn.
Trưa cùng ngày, cổng trụ sở công ty trên vẫn đóng kín. Nhiều người đến công ty liên hệ làm việc nhưng không có phản hồi. Bên trong, một số nhân viên vẫn có mặt.
Sáng 31/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có buổi làm việc với ngành y tế tỉnh Hòa Bình.
Tại đây, nữ bộ trưởng nhấn mạnh quy trình làm việc đã có, ai làm khâu nào hôm đó đều đã rõ. "10 năm nay các đồng chí vẫn chạy bình thường, nhưng giờ có sự cố chắc chắn không có bình thường ở một khâu nào đó. Vấn đề chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thật, trung thực, khách quan, khoa học để làm rõ".
Trước đó, sáng 29/5, 18 bệnh nhân chạy thận ở Khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình xuất hiện tình trạng khó thở, buồn nôn, đau bụng. Dù được bác sĩ thuộc nhiều bệnh viện cấp cứu, 7 người đã không qua khỏi.
Khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng đã niêm phong toàn bộ đơn nguyên thận nhân tạo - nơi các bệnh nhân điều trị ban đầu - để phục vụ công tác điều tra. Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ vào cuộc làm nguyên nhân sự việc.
Tại buổi họp báo do UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức sáng 30/5, ông Trương Quý Dương, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, đã đứng lên nhận toàn bộ trách nhiệm. Ông Dương đồng thời thay mặt cán bộ, y bác sĩ xin lỗi gia đình các bệnh nhân.
Ngày 30/5, Công an tỉnh Hòa Bình khởi tố vụ án Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác để điều tra nguyên nhân và làm rõ trách nhiệm cá nhân liên quan.
Hàng nghìn trẻ bị câm, điếc suốt đời vì không được tầm soát sớm
Do không được tầm soát từ khi mới sinh nên nhiều trẻ bị điếc bẩm sinh mà gia đình không biết, đưa trẻ đến can thiệp quá muộn dẫn đến việc điều trị không hiệu quả, nhiều trường hợp phải chấp nhận bị câm, điếc suốt đời chỉ vì can thiệp quá trễ.
Theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ trẻ bị điếc bẩm sinh chiếm khoảng 3/1.000. Như vậy cứ 1.000 trẻ sinh ra có khoảng 3 trẻ bị điếc bẩm sinh. Đây là một tỷ lệ khá lớn, nhưng hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa thực hiện tầm soát một cách đồng bộ đối với trẻ sơ sinh.
Phần lớn, các bệnh viện ở Việt Nam chỉ tầm soát điếc bẩm sinh những trường hợp trẻ sinh ra gặp những bất thường về sức khỏe, phải nằm điều trị ở các khoa, phòng chăm sóc đặc biệt. Như vậy đã bỏ sót một lượng lớn trẻ bị điếc bẩm sinh mà không phát hiện.
Phân tích của các chuyên gia y tế cho thấy trẻ càng lớn việc can thiệp càng trở nên khó khăn, bởi trong não có một vùng thần kinh điều khiển việc nghe – nói, nếu vùng đó không được kích thích trong 2-3 năm đầu đời sẽ bị thoái triển. Quá thời gian trên, dù có được kích thích âm thanh thì trẻ chỉ có thể nghe nhưng khả năng nói thì không phát triển.
Ngày 31.5 chia sẻ với báo chí, bác sĩ Nguyễn Tuấn Như - Trưởng khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM) cho biết hiện mỗi năm bệnh viện này tiếp nhận khoảng 500 trẻ bị điếc bẩm sinh cần được can thiệp. Phương pháp để can thiệp trẻ bị điếc bẩm sinh hiệu quả nhất hiện nay là cấy ốc tai điện tử. Sau khi cấy ốc tai điện tử, các bé có thể nghe thấy ngay các âm thanh, và mất khoảng 6 tháng tập luyện, các bé mới quen dần và có thể nói.
“Trong vòng 3 ngày sau sinh có thể tầm soát để phát hiện bệnh, sau 6 tháng có thể can thiệp bằng cấy ốc tai điện tử”, bác sĩ Như nói.
Theo bác sĩ Như phương pháp này rất hiệu quả đối với các trường hợp trẻ bị điếc bẩm sinh dưới 5 tuổi, giúp trẻ nghe và phát triển ngôn ngữ bình thường. Tuy nhiên, đa số phụ huynh đưa trẻ đến khám, tầm soát khá muộn, nhiều trường hợp trẻ chuẩn bị vào lớp 1 gia đình mới đưa đến bệnh viện thăm khám.
"Chính vì trẻ không được tầm soát điếc bẩm sinh sớm nên khi phát hiện có dấu hiệu bị điếc đưa đến bệnh viện can thiệp thì đã quá muộn. Do đó sau 7 năm triển khai kỹ thuật cấy ốc tai điện tử chúng tôi chỉ mới thực hiện được 40 trường hợp; còn lại hàng nghìn trẻ khác phải chịu cảnh câm, điếc suốt đời”, bác sĩ Như cho biết.
Bác sĩ Như cho rằng độ tuổi có thể can thiệp bệnh điếc bẩm sinh ở trẻ hiệu quả nhất là từ 2 đến 5 tuổi. Nếu quá độ tuổi trên việc can thiệp sẽ không hiệu quả. Đối với những trường hợp trên 5 tuổi việc cấy ốc tai điện tử chỉ có thể cải thiện được khả năng nghe, không cải thiện được khả năng ngôn ngữ; còn những trẻ từ 7 tuổi trở lên mới can thiệp bằng kỹ thuật cấy ốc tai điện tử thì không có giá trị.
Bác sĩ Như cho hay tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới, 100% trẻ sinh ra được tầm soát điếc và thực hiện cấy ốc tai điện tử ngay từ khi trẻ mới 8-12 tháng. Trong khi đó ở Việt Nam hiện nay mới chỉ quan tâm tầm soát ở nhóm trẻ có nguy cơ cao, đó là nhóm nằm ở các phòng chăm sóc đặc biệt sau sinh.
Bên cạnh đó, các cơ sở tầm soát điếc bẩm sinh hiện nay tại Việt Nam còn rất khiêm tốn. Ngay tại TP.HCM, một địa phương lớn của cả nước cũng chỉ có 2 cơ sở tầm soát điếc bẩn sinh là Bệnh viện Tai Mũi Họng và Bệnh viện Nhi đồng 1.
Bệnh viện bay đến Việt Nam
http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170531/benh-vien-bay-den-viet-nam/1323462.html
Sáng 30-5, bệnh viện bay thế hệ thứ 3 của Orbis lần đầu tiên đến TP Quy Nhơn, Bình Định (từ 29-5 đến 9-6) để triển khai chương trình đào tạo chuyên môn nhãn khoa cho các bác sĩ, nhân viên y tế của Bệnh viện Mắt và Bệnh viện Đa khoa Bình Định.
Orbis là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, hoạt động hỗ trợ tại nhiều quốc gia đang phát triển trong lĩnh vực chăm sóc mắt phòng chống mù lòa.
BS Jonathan Lord - giám đốc y khoa toàn cầu, Tổ chức Orbis quốc tế - cho biết khảo sát của Tập đoàn Orbis về tình hình mù lòa tại Việt Nam năm 2015 ước tính đã có khoảng 100.000 người mù trong khu vực. Nguyên nhân chính là đục thủy tinh thể chiếm 70%.
Tại Bình Định và khu vực Nam Trung Bộ ước tính có 75.000 trẻ em có bệnh về mắt, khoảng 400.000 trẻ em bị tật khúc xạ.
Ông Nguyễn Tuấn Thanh, phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết đây là chương trình nằm trong khuôn khổ hợp tác của Tổ chức Orbis nhằm hỗ trợ Bình Định thành đơn vị chăm sóc mắt tuyến cuối cho khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Trong 2 tuần tại Bình Định, chương trình sẽ triển khai các nội dung đào tạo thực hành lâm sàng từ cơ bản đến chuyên sâu về khả năng phẫu thuật nhãn khoa liên quan đến đục thể thủy tinh, võng mạc nội khoa, lác/lé trẻ em...
Chương trình cũng đào tạo năng lực tầm soát và quản lý bệnh võng mạc trẻ đẻ non (ROP) tại Bệnh viện Đa khoa Bình Định, thực hiện các bài giảng lý thuyết, đào tạo thực hành phẫu thuật, khám và tư vấn cho các bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên gây mê, kỹ thuật viên trang thiết bị.
Trước đó, Bệnh viện bay Orbis đã hoạt động tại Cần Thơ, huấn luyện chuyên môn dành cho các bác sĩ điều dưỡng chuyên khoa mắt của Cần Thơ và chương trình phẫu thuật cho một số người bệnh mắc các bệnh về mắt có nguy cơ gây mù.
Bệnh viện bay Orbis hoạt động từ năm 1982, đến nay đã thực hiện 200 chương trình tại 89 nước. Đây là mô hình bệnh viện bay nhãn khoa hiện đại và đào tạo về nhãn khoa duy nhất trên thế giới, được thực hiện trên máy bay MD-10.