Đồng hành vì một Việt Nam khoẻ mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, vì một tương lai tươi sáng
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 16/2/2016

  • |
T5g.org.vn - Những bước tiến vững chắc; Hóa chất Pyriproxyfen 'gây teo não' đang được dùng ở Việt Nam; Ăn thịt trâu chết, 34 người nhập viện khẩn cấp…

Những bước tiến vững chắc

Nguyên Khôi

Báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, đến cuối năm 2015, cả nước đã có hơn 70,2 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp, tăng 4,46 triệu người (6,8%) so năm 2014. Trong đó, riêng số tham gia BHXH bắt buộc là 12,1 triệu người; số tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 10,3 triệu người; số tham gia BHXH tự nguyện là 230 nghìn người và 70 triệu người tham gia BHYT. Tính theo tỷ lệ tương đối, các chỉ tiêu này đều có sự gia tăng khá mạnh so với năm 2014 (đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tăng 5,3%, bảo hiểm thất nghiệp tăng 11,6%, BHYT tăng 5,31% và BHXH tự nguyện tăng 19%).

Nếu đặt trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội đất nước năm qua còn không ít khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thực hiện chính sách BHXH, BHYT…, thì những kết quả nêu trên cho thấy sự cố gắng, nỗ lực của cơ quan BHXH các cấp cũng như tính hiệu quả từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện hai trụ cột quan trọng của chính sách an sinh xã hội.

So sánh những kết quả vừa đạt được với những con số cách đây 5 năm, chúng ta thấy rõ những bước tiến trong lĩnh vực này. Theo đó, số người tham gia BHXH tăng hơn hai triệu người; số tham gia bảo hiểm thất nghiệp cũng tăng hơn hai triệu người; số tham gia BHXH tự nguyện tăng hơn hai lần; riêng số tham gia BHYT tăng gần 13 triệu người, đưa tổng số người tham gia chiếm tỷ lệ 76,52% dân số… Từ việc mở rộng đối tượng tham gia, riêng trong năm 2015, đã có hơn tám triệu lượt người (chưa bao gồm những người trong lực lượng vũ trang) được thụ hưởng các chế độ BHXH, hơn 530.000 lao động mất việc được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp và hơn 130 triệu lượt người được thụ hưởng chế độ khám, chữa bệnh BHYT, với tổng kinh phí hơn 202.000 tỷ đồng. Trên thực tế, việc được bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền lợi về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp đã giúp không ít người được bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động, nhiều người vượt qua được những khó khăn khi gặp rủi ro về sức khỏe hay khi mất việc làm… Trên cơ sở những kết quả đã đạt được cũng như ý thức rõ nhiệm vụ của mình và ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách BHXH, BHYT, ngành BHXH sớm xác định những nhiệm vụ, giải pháp cho năm 2016, trong đó trọng tâm là tiếp tục thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT; tích cực đưa Luật BHXH (sửa đổi) vào cuộc sống; đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo yêu cầu của Chính phủ; thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22-11-2012 của Bộ Chính trị và Đề án “Lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020”, Đề án “Chiến lược phát triển ngành BHXH giai đoạn 2013-2020”… cùng những chỉ tiêu quan trọng như phát triển đối tượng đạt hơn 12,455 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, hơn 306.000 người tham gia BHXH tự nguyện, hơn 10,485 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp; hơn 72,141 triệu người tham gia BHYT.

Với những giải pháp và sự quyết tâm trong mùa Xuân mới, chúng ta có thể tin tưởng rằng ngành BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục tạo nên những bước tiến vững chắc trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT.

http://www.nhandan.com.vn/xahoi/item/28775302-nhung-buoc-tien-vung-chac.html

 

Hóa chất Pyriproxyfen 'gây teo não' đang được dùng ở Việt Nam

Lê Phương

Hóa chất Pyriproxyfen được dùng ở Việt Nam từ năm 2015 và sử dụng chất này trong nguồn nước thải để tiêu diệt ấu trùng muỗi gây bệnh sốt xuất huyết.

Gần đây, thông tin về việc hóa chất Pyriproxyfen mới là nguyên nhân gây teo não ở trẻ sơ sinh chứ không phải do virus Zika gây nên khiến nhiều người lo ngại. Đáng nói hơn, một bang ở Brazil, nơi có khá nhiều trẻ sinh ra bị teo não đã tạm ngưng sử dụng hoá chất Pyriproxyfen trong nước sinh hoạt nhằm ngăn chặn sự sinh sôi ấu trùng muỗi gây bệnh sốt xuất huyết sau khi có nghiên cứu cho rằng, hoá chất này liên quan đến căn bệnh teo não ở trẻ sơ sinh.

Trước những thông tin trên, ngày 15/2, Bộ Y tế cho hay, hiện nay một số nước trong khu vực và trên thế giới như: Campuchia, Brazil… sử dụng hoá chất Pyriproxyfen trong nguồn nước ăn uống.

Tuy nhiên, Việt Nam chỉ sử dụng hoá chất này trong nguồn nước thải để diệt ấu trùng muỗi trưởng thành gây bệnh sốt xuất huyết và Việt Nam đã cấp phép cho sử dụng Pyriproxifen từ 2015 đến nay. Đồng thời phía Bộ Y tế cũng cho biết, thông tin về việc Pyriproxyfen gây teo não ở trẻ sơ sinh hiện chưa có bằng chứng khoa học chính xác.

Cũng theo Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh trong dịp tết Nguyên đán Bính Thân đã được kiểm soát, không ghi nhận trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A như: tả, cúm A(H5N1).

Các bệnh dịch lưu hành như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não vi rút, viêm màng não do não mô cầu, sởi, tiêu chảy cấp chỉ ghi nhận lẻ tẻ một số trường hợp rải rác tại một số tỉnh, thành phố.

Các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi đã được kiểm soát ngay từ cửa khẩu và không ghi nhận trường hợp như: Ebola, bệnh do vi rút Zika, MERS-CoV, cúm A(H7N9)… xâm nhập. Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân nên tích cực và chủ động tham gia phòng chống bệnh, bởi với điều kiện thời tiết giao mùa như hiện nay dịch bệnh rất dễ bùng phát.

Để chủ động phòng chống bệnh do virus Zika xâm nhập và lây lan tại nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

- Người nhập cảnh về từ các quốc gia có lưu hành virus ZIKA chủ động tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày, nếu có biểu hiện sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

- Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ chứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch.

 

http://khampha.vn/suc-khoe/hoa-chat-pyriproxyfen-gay-teo-nao-dang-duoc-dung-o-viet-nam-c11a387657.html

 

Ăn thịt trâu chết, 34 người nhập viện khẩn cấp

L.V

Sức khỏe của 34 người Mông ở Yên Bái bị tiêu chảy cấp sau khi ăn thịt trâu chết đã ổn định.

Tin từ Sở Y tế tỉnh Yên Bái chiều 14/2 cho biết, sức khỏe của 34 người Mông ở huyện Trạm Tấu (Yên Bái) bị tiêu chảy cấp sau khi ăn thịt trâu chết đã ổn định.

Trước đó, ngày 7/2 (29 Tết Âm lịch), tại thôn Tấu Trên, xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu, người dân mổ 1 con trâu bị ốm chết. Thịt trâu để ở nhiệt độ thường, không được bảo quản lạnh trong 4 ngày, tới ngày 10/2 (mùng 3 Tết Âm lịch), người dân đem ra chế biến để ăn.

Trong 13 hộ gia đình là anh em trong nhà thuộc 2 thôn Tấu Trên và Tấu Giữa, tất cả những người ăn thịt trâu đều bị tiêu chảy với các triệu chứng đau bụng, nôn kèm theo đi ngoài nhiều lần, phân toàn nước, người mệt mỏi.

Trong số 34 người mắc tiêu chảy, có 9 người được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Nghĩa Lộ, 11 người được điều trị tại Trạm Y tế xã Trạm Tấu và 14 người được cấp thuốc điều trị tại nhà.

http://www.baogiaothong.vn/an-thit-trau-chet-34-nguoi-nhap-vien-khan-cap-d138164.html

http://khampha.vn/suc-khoe/9-nguoi-nhap-vien-do-an-thit-trau-chet-trong-dip-tet-c11a387548.html

 

Quai bị, thủy đậu: Đến hẹn lại bệnh dù có văcxin

LAN ANH (lananh@tuoitre.com.vn)

Từ trước Tết khoảng hai tuần, chị Trần Minh Hà - đại diện phụ huynh có con học lớp 5 một trường tiểu học ở Hà Nội - đã chuyển thư thông báo khẩn của nhà trường đến toàn thể phụ huynh, cho biết bệnh quai bị đang lây lan trong trường.

"Nghe đọc bài: Quai bị, thủy đậu: Đến hẹn lại bệnh dù có văcxin"

Thư đề nghị các phụ huynh chuẩn bị ly uống nước riêng cho trẻ và nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, cần được nghỉ học ít nhất 10 ngày để tránh lây lan.

Có nguy cơ bùng phát

Trong những ngày nghỉ tết, bác sĩ Đỗ Duy Cường, phụ trách khoa truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai, cho biết số bệnh nhân quai bị, thủy đậu đến khám có tăng đột biến so với cùng kỳ các năm, trong đó có nhiều bệnh nhân là người lớn.

Mùng 6 tết (ngày 12-2), bác sĩ Cường cho biết tại khoa truyền nhiễm đang có một bệnh nhân quai bị là người lớn được tiếp tục điều trị.

Là bệnh lây qua đường hô hấp và xuất hiện nhiều vào mùa đông xuân, có nguy cơ bệnh lan rộng trong cộng đồng. Đáng chú ý biến chứng ở bệnh nhân là nam giới hoặc bé trai mắc quai bị là viêm tinh hoàn, dễ dẫn đến nguy cơ vô sinh sau này.

“Từ thời điểm cuối tháng 1 đã có nhiều trẻ trong trường con tôi học bị bệnh quai bị. Nhà trường nhắc trẻ không uống nước ở trường, bé nào bị sốt, sưng một bên má rồi dần sưng qua bên má còn lại, nhức đầu, sợ gió - những dấu hiệu bệnh quai bị - phải nghỉ học ít nhất 10 ngày để tránh lây sang bạn khác. Vì đây là bệnh lây rất dễ lan rộng ở môi trường đông người như trường học nên chúng tôi 
rất lo” - chị Hà nói.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ Cường cho biết bệnh nhân quai bị và rải rác có bệnh nhân thủy đậu đã vào viện từ thời điểm trước và trong tết. Riêng trong tháng 1-2016, có khoảng 30 bệnh nhân quai bị vào viện khám.

Trong những ngày tết, hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân quai bị đến khám và đây là một trong những bệnh lây thường gặp trong dịp Tết Nguyên đán vừa 
qua tại khoa truyền nhiễm.

“Mọi năm chúng tôi ít gặp bệnh nhân quai bị nhưng năm nay số bệnh nhân vào viện nhiều hơn hẳn. Đây vẫn là bệnh lưu hành, có mầm bệnh là lây lan vì quai bị lây qua đường hô hấp. Tuy là bệnh thường gặp ở trẻ nhưng năm nay lại thấy nhiều người lớn mắc bệnh. Những năm gần đây chúng ta thấy nhiều người lớn mắc các bệnh thường gặp ở trẻ em, như có năm là bệnh sởi, năm nay lại là bệnh quai bị” - bác sĩ Cường cho biết.

Thiếu văcxin?

Hiện văcxin ngừa quai bị đang nằm trong nhóm văcxin dịch vụ, khá phổ biến ở các thành phố, thị xã lớn, nhưng năm 2015 thì văcxin ngừa quai bị (ở Việt Nam phổ biến loại văcxin ngừa sởi - quai bị - rubella) thường xuyên ở trong tình trạng hết hàng, bởi sau dịch sởi năm 2014 nhu cầu tiêm chủng tăng lên rất cao, dẫn đến các công ty văcxin trở tay không kịp, văcxin cung cấp không đủ nhu cầu.

Bên cạnh đó, bác sĩ Nguyễn Minh Quang, phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội, cho biết rải rác trước tết đã có trẻ em bị thủy đậu vào khám.

Đây là bệnh do virút và là bệnh tiên phát, những người từng bị thủy đậu khi còn nhỏ, sau này khi bị stress kéo dài, dịp tết ăn ngủ không điều độ, thức khuya, uống bia rượu... dẫn đến sức đề kháng giảm và có khả năng bị zona thần kinh, là căn bệnh thứ phát ở nhóm bệnh nhân từng mắc thủy đậu.

Văcxin ngừa thủy đậu ở Việt Nam nằm trong nhóm văcxin dịch vụ và nửa đầu năm 2015 cũng luôn trong 
tình trạng hết hàng.

Khảo sát mới nhất ngày 14-2 cũng cho thấy trong ba loại văcxin có thành phần ngừa quai bị có số đăng ký ở Việt Nam thì chỉ một loại còn hàng, văcxin thủy đậu cũng trong tình trạng tương tự, chỉ một trong ba loại có số đăng ký là 
đang còn văcxin.

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160215/quai-bi-thuy-dau-den-hen-lai-benh-du-co-vacxin/1051474.html

 

Hà Nội: Tiếp nhận 59 trường hợp ngộ độc thực phẩm dịp Tết

CAO THUỲ LIÊN  

Sở Y tế Hà Nội cho biết từ ngày 6.2 đến 13.2, các bệnh viện của Hà Nội đã tiếp nhận, cấp cứu cho 11.482 trường hợp; trong đó có 59 trường hợp ngộ độc thực phẩm.

Theo đó, các bệnh viện cũng đã tổ chức tiếp nhận điều trị 5.378 lượt bệnh nhân, phẫu thuật hơn 750 ca các loại, trong đó 38 ca chấn thương sọ não. Nhiều trường hợp bệnh nhân đã được cấp cứu kịp thời. Điển hình như trường hợp bệnh nhân Nguyễn Nhật Ánh (19 tuổi, Phú Xuyên) đã được các y, bác sỹ Bệnh viện đa khoa Hà Đông cứu sống khi khối thai khoảng 6 tuần tuổi nằm ngoài dạ con bị vỡ. 

Khoảng 15 giờ ngày mùng 4 Tết, bệnh nhân Ánh vào cấp cứu tại Bệnh viện huyện Phú Xuyên trong tình trạng sốc, mất máu nặng do chửa ngoài dạ con vỡ, mạch và huyết áp không đo được, da tái nhợt. Tiên lượng được tình trạng nguy kịch của bệnh nhân và do tại cơ sở không có máu dự trữ, Bệnh viện huyện Phú Xuyên đã yêu cầu sự giúp đỡ khẩn cấp của Bệnh viện đa khoa Hà Đông. Ngay lập tức, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã kịp thời cử 1 êkíp y, bác sỹ đem theo máu dự trữ của Bệnh viện xuống hỗ trợ Bệnh viện huyện Phú Xuyên.

Nhờ sự phối hợp khẩn trương với quy trình chuẩn giữa hai bệnh viện, bệnh nhân đã được hồi sức, phẫu thuật cắt khối chửa ngoài dạ con kịp thời. Đến chiều ngày 13.2, bệnh nhân Ánh đã hoàn toàn tỉnh táo, các chỉ số xét nghiệm đã trở lại ổn định, dự kiến sau 1 tuần có thể xuất viện.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong các ngày Tết, các đơn vị đã duy trì trực 4 cấp với số người tham gia trực trung bình 1.235 người/ngày tại các bệnh viện; bố trí 41 đội cấp cứu cơ động với đầy đủ cơ số thuốc ,dịch truyền, phương tiện cấp cứu để dự phòng tiếp nhận điều trị cấp cứu chấn thương và ngộ độc hàng loạt.

http://laodong.com.vn/xa-hoi/ha-noi-tiep-nhan-59-truong-hop-ngo-doc-thuc-pham-dip-tet-517497.bld

 

BV Chợ Rẫy: Máu sử dụng dịp tết tăng gần 23%

DUY TÍNH

Sáng nay (15-2), BV Chợ Rẫy cho biết trong chín ngày nghỉ lễ tết Bính Thân (từ ngày 6 đến 14-2, tức từ 28 đến mùng 7 tết), BV đã tiếp nhận hơn 2.270 ca cấp cứu, tăng hơn 2% so với dịp tết năm 2015.

Trong đó, phẫu thuật cấp cứu 296 ca, giảm so với năm 2015 (310 ca). Dịp tết 2016, BV tiếp nhận hơn 560 ca TNGT nhập viện, giảm hơn 15% so với tết năm 2015, tương tự tai nạn sinh hoạt cũng chỉ hơn 100 ca, giảm gần 30%, đả thương đâm chém gần 60 ca, giảm gần 28%. Ngộ độc, tự tử, rắn rít, côn trùng cắn cũng giảm nhiều.

Tuy số ca phẫu thuật, tai nạn… có giảm nhưng số lượng máu sử dụng để cấp cứu lại tăng rất cao. Nếu như tết năm 2015 BV chỉ sử dụng gần 600 đơn vị máu (loại 350 ml) thì năm nay BV lại sử dụng đến hơn 732 đơn vị máu (cùng loại), tức tăng gần 23%.

Lãnh đạo BV Chợ Rẫy cho biết BV đã chủ động chuẩn bị tốt kế hoạch trực tết Bính Thân năm 2016. Tình hình an ninh trật tự, phòng cháy tốt, không xảy ra sự cố. Lãnh đạo khoa đi buồng giải quyết bệnh nhân hiệu quả trong những ngày qua, không gây ứ đọng bệnh. Các khoa có kế hoạch chủ động giải quyết tốt, không có vấn đề gì xảy ra đặc biệt nổi bật.

http://plo.vn/suc-khoe/bv-cho-ray-mau-su-dung-dip-tet-tang-gan-23-611866.html

 

Cảnh báo virus Zika truyền từ mẹ sang con khi sinh nở

MINH KHANG

Virus Zika tiềm ẩn nguy cơ truyền từ mẹ sang con khi sinh, dù điều này chưa được chứng minh. Do đó phụ nữ mang thai có triệu chứng nhiễm virus Zika nên đến cơ sở y tế để được theo dõi chặt chẽ tình trạng thai nhi... Đây là khuyến cáo mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trước sự lan rộng của virus Zika và mối nguy hiểm của loại virus này đối với thai phụ.

Theo Bộ Y tế, trước sự lan rộng của virus Zika và mối nguy hiểm của loại virus này đối với thai phụ khi gây ra chứng bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh, WHO đã có khuyến cáo nêu rõ: Mặc dù hầu hết triệu chứng của bệnh do virus Zika là nhẹ nhưng có sự liên quan giữa việc gia tăng bất thường các trường hợp nhiễm virus Zika và các trường hợp mắc chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh tại Brasil. Do đó, WHO khuyến cáo phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai nên áp dụng các biện pháp phòng tránh muỗi truyền bệnh đốt để tự bảo vệ mình không bị nhiễm virus Zika như: sử dụng các thuốc xua muỗi, sử dụng các màng chắn, đóng cửa để tránh muỗi bay vào trong nhà; ngủ màn, kể cả thời gian ban ngày khi muỗi Aedes hoạt động.

Tuy nhiên, WHO không khuyến cáo các biện pháp nhằm hạn chế sự đi lại đến các khu vực có virus Zika nhưng cảnh báo phụ nữ đang mang thai và dự định có thai phải tự quyết định trên cơ sở nguy cơ nhiễm virus Zika. Đáng chú ý, WHO cũng khuyến cáo virus Zika tiềm ẩn nguy cơ truyền từ mẹ sang con khi sinh, dù điều này chưa được chứng minh. Do đó phụ nữ mang thai có triệu chứng nhiễm virus Zika nên đến cơ sở y tế để được theo dõi chặt chẽ tình trạng thai nhi. Hơn nữa virus Zika đã được phát hiện trong sữa mẹ nhưng không có bằng chứng cho thấy rằng virus có thể truyền cho con trong khi bú sữa mẹ nhưng WHO tiếp tục khuyến cáo cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

Theo các chuyên gia y tế, chứng đầu nhỏ là một triệu chứng chỉ tình trạng vòng đầu của trẻ nhỏ hơn vòng đầu trung bình so với trẻ cùng tuổi, giới và tuổi thai. Tuy nhiên định nghĩa chứng đầu nhỏ hiện nay vẫn còn chưa được thống nhất. Một số tác giả cho rằng chứng đầu nhỏ khi vòng đầu dưới 2 độ lệch chuẩn so với vòng đầu trung bình trong khi một số khác chọn mốc dưới 3 đô lệch chuẩn. Trong khi đó nhiều bác sĩ đòi hỏi vòng đầu của trẻ cần phải được hiệu chỉnh theo tuổi thai đối với trẻ đẻ non cũng như vòng đầu của cha mẹ. Trong năm 2015 và đến tháng 2- 2016, tại Brasil đã ghi nhận 4.783 trường hợp mắc chứng đầu nhỏ hoặc có sự bất thường hệ thần kinh trung ương, trong đó có 76 trường hợp tử vong. Ngành Y tế Brasil đã điều tra 1.113 trường hợp trong số 4.783 trường hợp mắc chứng đầu nhỏ, kết quả cho thấy có 709 trường hợp không liên quan, 17 trường hợp có kết quả xét nghiệm nhiễm virus Zika và 387 trường hợp có sự nhiễm trùng bẩm sinh. 

Trong khi đó, Bộ Y tế cho biết, hiện nay, Việt Nam chưa ghi nhận có ca nhiễm virus Zika nào nhưng thế giới đã có hơn 36 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận virus Zika. Trong đó khu vực châu Mỹ đã có 26 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo có sự lây lan virus Zika, còn tại khu vực Đông Nam Á cũng ghi nhận một số quốc gia như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia.

http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2016/2/411792/

 

Việt Nam có dùng chất Pyriproxyfen để diệt muỗi

D.TH

Trước thông tin một nhóm bác sĩ người Argentina đã công bố bằng chứng cho thấy sự liên quan giữa bệnh teo não ở trẻ tại Brazil và hóa chất Pyriproxyfen - chất hòa tan trong nước dùng để diệt ấu trùng muỗi, ngày 15-2, Bộ Y tế cho biết hiện Việt Nam cũng có sử dụng hóa chất này.

Theo đó, Việt Nam có cấp phép cho sử dụng Pyriproxifen để ngăn ấu trùng muỗi trưởng thành từ năm 2015. Tuy nhiên, Việt Nam không bơm chất này vào nước sinh hoạt như một số nước mà chỉ sử dụng trong nước thải ở một số khu vực như công trường xây dựng. ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho hay hiện chưa có bằng chứng rõ ràng về việc Pyriproxyfen gây teo não.

Cũng theo ông Phu, hiện Việt Nam đã tăng cường giám sát hành khách đến từ các nước châu Mỹ, nước có dịch Zika, tuy nhiên chưa ghi nhận ca bệnh nào. Trong khi đó, hiện virus Zika đã tiến sát biên giới Việt Nam khi Trung Quốc, Thái Lan đã thông báo có ca nhiễm virus Zika đầu tiên.

http://plo.vn/suc-khoe/viet-nam-co-dung-chat-pyriproxyfen-de-diet-muoi-611949.html

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160215/vn-co-su-dung-piryproxifen-de-ngan-benh-sot-xuat-huyet/1051759.html

 

Bộ Y tế lập đường dây nóng, kêu gọi người dân phòng virus Zika

Đức An (Tổng hợp)

Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế đã lập đường dây nóng nhằm kêu gọi người dân phòng chống virus Zika.

Theo báo An ninh Thủ đô, tính đến thời điểm này Việt Nam vẫn chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm virus Zika (virus gây teo não ở trẻ nhỏ).

Tuy nhiên, trước tình hình dịch đang lan rộng và các nước láng giềng đã ghi nhận ca nhiễm, để chủ động phòng chống bệnh do virus Zika xâm nhập, Bộ Y tế đã công bố số điện thoại đường dây nóng tư vấn, điều trị bệnh do virus Zika (ĐT liên hệ: 0989.671.115), đồng thời khuyến cáo những người về từ quốc gia đang có dịch bệnh do virus Zika chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 12 ngày, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe hãy đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn điều trị.

 

Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp như: Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai trong vòng 6 tháng tới không nên đến các quốc gia đang có dịch bệnh do virus Zika khi không cần thiết; người dân cần chủ động áp dụng các biện pháp chống muỗi đốt, diệt muỗi và bọ gậy (loăng quăng). Hiện đã có 36 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới ghi nhận các trường hợp nhiễm virus Zika. 

Trước đó, báo Phụ nữ TP HCM đưa tin, phát biểu với báo giới tại Geneva, Phó giám đốc phụ trách các hệ thống y tế và sáng kiến của WHO, bà Marie-Paule Kieny thông tin cho biết, khoảng 15 công ty và tập đoàn đã bắt đầu nghiên cứu điều chế vaccine phòng virus Zika nghi "ăn não người" nguy hiểm.

Thông tin này được tuyên bố trong bối cảnh virus Zika đang lây lan mạnh mẽ tại Mỹ Latinh và có nguy cơ bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia khác. Trước đó, nhận thức được hiểm họa khôn lường của virus nguy hiểm này, WHO đã phải lập tức ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu.

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có vaccine phòng ngừa hay phương pháp điều trị bệnh do virus Zika được WHO chấp nhận hoặc được thử nghiệm lâm sàng. Bà Kieny cho biết hiện tại đã có hai loại vaccine hứa hẹn (một là loại vaccine do Viện y tế quốc gia Mỹ phát triển và một loại khác của Tập đoàn công nghệ sinh học Bharat có trụ sở tại Ấn Độ.).

Tuy nhiên, để có thể tiến hành thử nghiệm quy mô lớn đối với hai loại vaccine này, cũng phải mất ít nhất là 18 tháng nữa. "Sẽ mất khoảng 4 đến 8 tuần để các chuyên gia y tế có thể xác định liệu có phải virus Zika gây ra dị tật đầu nhỏ và hội chứng rối loạn thần kinh ở trẻ sơ sinh hay không", Bà Kieny cũng cho biết thêm.

Hiện virus Zika đã xuất hiện tại hơn 30 quốc gia trên thế giới từ Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Á... Số lượng các ca nhiễm ngày càng tăng, báo động bản đồ dịch bệnh đang lây lan một cách rộng rãi và nhanh chóng.

http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/tin-trong-nuoc/bo-y-te-lap-duong-day-nong-keu-goi-phong-virus-zika-a132834.html

 

9 ngày tết, trên 267.500 lượt người khám chữa bệnh, cấp cứu

MINH TÂM - QUỐC LẬP

Theo Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), trong 9 ngày Tết Nguyên đán Bính Thân, từ sáng 6-2 đến sáng 14-2 (từ 28 tháng Chạp đến mùng 7 Tết Bính Thân), các bệnh viện trên toàn quốc đã điều trị khỏi bệnh ra viện cho 123.153 người bệnh về gia đình ăn tết. Hiện số người bệnh còn nằm điều trị tại các bệnh viện đến sáng mùng 7 Tết là 117.569 trường hợp. 

Các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư, thực hiện khám, cấp cứu cho 267.576 trường hợp (bao gồm cả số khám tại các trạm y tế xã), nhập viện điều trị nội trú 177.471 trường hợp, chuyển viện 14.457 trường hợp (chiếm 8% số nhập viện điều trị nội trú), thực hiện 18.086 ca phẫu thuật, trong đó 460 trường hợp phẫu thuật chấn thương sọ não (do các nguyên nhân). Các y, bác sĩ đã đỡ đẻ, mổ đẻ thành công đón thêm 23.436 trẻ chào đời. 

Trong 9 ngày tết, tổng số lượt khám, cấp cứu do tai nạn giao thông là 43.787, trong đó 5.401 trường hợp ghi nhận chấn thương sọ não từ nhẹ đến nặng. Đây là tổng hợp số liệu ghi nhận tại khoa khám bệnh các bệnh viện, theo lời khai của người bệnh và người nhà người bệnh, bao gồm nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, chưa loại trừ số liệu trùng lặp do các trường hợp chuyển tuyến, 1 trường hợp đến khám tại nhiều bệnh viện. 

Ngoài ra, tại các bệnh viện, tổng số lượt khám, cấp cứu tai nạn do pháo nổ là 96 lượt bao gồm cả số chuyển viện, 1 nạn nhân đến khám, cấp cứu tại nhiều bệnh viện khác nhau và số 11 nạn nhân bị nạn do sự cố pháo hoa tại Quảng trường Phạm Văn Đồng, Quảng Ngãi. Không có trường hợp tử vong do tai nạn pháo nổ. Tổng số lượt khám, cấp cứu tai nạn do chất nổ khác là 43 lượt, bao gồm cả số chuyển viện, 1 nạn nhân đến khám, cấp cứu tại nhiều bệnh viện khác nhau, không có ca tử vong. 

Tết năm nay đã ghi nhận tổng số lượt khám, cấp cứu do đánh nhau, xô xát là 5.121 trường hợp. Đây là số liệu ghi nhận tại khoa khám bệnh các bệnh viện, bao gồm nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, số liệu chưa loại trừ trùng lặp do các trường hợp chuyển tuyến đến khám tại nhiều bệnh viện khác nhau. Số ca tử vong do tai nạn đánh nhau là 13 ca. 

Tổng số lượt khám, cấp cứu do rối loạn tiêu hóa, ngộ độc rượu (say rượu) là 1.468 lượt; ghi nhận 2 ca tử vong. 

Tổng số lượt khám, cấp cứu tai nạn do các nguyên nhân khác là 11.425 lượt, trong đó ghi nhận 936 trường hợp tử vong. 

Theo Cục Quản lý khám, chữa bệnh, từ ngày 15-2, hết đợt nghỉ tết, các cơ sở khám chữa bệnh đi làm bình thường.

http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2016/2/411755/

 

9 ngày tết, hơn 250.000 người nhập viện cấp cứu

CAO THUỲ LIÊN

Sáng 15.2, thông tin từ Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, tính từ ngày 6.2 – 14.2, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đã cấp cứu cho hơn 250.000 trường hợp bao gồm cả số trường hợp khám tại một số Trạm Y tế xã.

Theo đó, các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư, thực hiện khám, cấp cứu cho 267.576 trường hợp, nhập viện điều trị nội trú 177.471 trường hợp, chuyển viện 14.457 trường hợp (chiếm 8% số nhập viện điều trị nội trú), thực hiện 18.086 ca phẫu thuật, trong đó 460 trường hợp phẫu thuật chấn thương sọ não (do các nguyên nhân). Đỡ đẻ/mổ đẻ thành công đón thêm 23.436 trẻ chào đời.

Cũng theo thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), từ ngày 6.2 – 14.2, tổng số lượt khám, cấp cứu do TNGT là 43.787, trong đó 5.401 trường hợp ghi nhận chấn thương sọ não từ nhẹ đến nặng. Tử vong do TNGT (bao gồm cả tử vong trước khi đến bệnh viện, những trường hợp bị tai nạn từ những ngày trước đó) là 224 trường hợp (số đã xác định danh tính là 170 trường hợp).

Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng cho biết, tổng số lượt khám, cấp cứu tai nạn do pháo nổ là 96 lượt bao gồm cả số chuyển viện, 1 nạn nhân đến khám, cấp cứu tại nhiều bệnh viện khác nhau. Mặc dù không có trường hợp tử vong do tai nạn pháo nổ nhưng số người nhập viện do tai nạn này cũng là con số đáng báo động.

Tổng số lượt khám, cấp cứu tai nạn do chất nổ khác là 43 lượt, bao gồm cả số chuyển viện, 1 nạn nhân đến khám, cấp cứu tại nhiều bệnh viện khác nhau (số người bị nạn sau khi xác định danh tính là 30 trường hợp).

Đặc biệt, tổng số lượt khám, cấp cứu do đánh nhau, xô xát là 5.121 trường hợp. Đây là số liệu ghi nhận tại khoa khám bệnh các bệnh viện, bao gồm nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, số liệu chưa loại trừ trùng lặp do các trường hợp chuyển tuyến đến khám tại nhiều bệnh viện khác nhau (số người bị nạn đã được xác định danh tính là 1.437 trường hợp). Số ca tử vong do tai nạn đánh nhau là 13 trường hợp.

Trong những trường hợp nhập viện còn phải kể đến tổng số lượt khám, cấp cứu do rối loạn tiêu hoá, ngộ độc rượu (say rượu) là 1.468 lượt trong đó có 2 ca tử vong.

Ngoài ra, tổng số lượt khám, cấp cứu tai nạn do các nguyên nhân khác là 11.425 lượt. Ghi nhận 936 trường hợp tử vong tai nạn do nguyên nhân khác.

http://laodong.com.vn/xa-hoi/9-ngay-tet-hon-250000-nguoi-nhap-vien-cap-cuu-517332.bld

 

Bệnh viện Đà Nẵng: hơn 130 trường hợp chấn thương sọ não do tai nạn giao thông

Khánh Hồng

Ngày 15/2, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, trong 9 ngày Tết (từ ngày 28 tháng Chạp đến mùng 7 tháng Giêng) có 1.975 trường hợp đến khám và cứu cấp, trong đó có 132 trường hợp chấn thương sọ não do tai nạn giao thông.

379 trường hợp bị tai nạn giao thông (chiếm 19,2%), trong đó có 132 trường hợp chấn thương sọ não do tai nạn giao thông (chiếm 35% so với tổng số bị tan nạn giao thông); 193 trường hợp bị tai nạn do sinh hoạt; 6 trường hợp ngộ độc thực phẩm; 2 trường hợp tai nạn pháo nổ (ở Quảng Ngãi chuyển ra), 26 trường hợp bị tai nạn do đánh nhau.

Tổng số tử vong và xin về: 31 trường hợp, trong đó tử vong và xin về do tai nạn giao thông: 11 trường hợp (Đà Nẵng: 1 trường hợp, Quảng Nam: 9 trường hợp và Quảng Ngãi: 1 trường hợp).

Trong 9 ngày Tết, bệnh viện cũng đã cung cấp 10.280 suất ăn cho các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện theo mức hỗ trợ của thành phố.

Bs.CK2 Võ Thị Thu Hà, trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện Đà Nẵng) cho biết, số lượng bệnh nhân nhập viện do các tai nạn năm nay đều tăng hơn so với Tết năm 2015.

http://dantri.com.vn/suc-khoe/benh-vien-da-nang-hon-130-truong-hop-chan-thuong-so-nao-do-tai-nan-giao-thong-20160215154427007.htm

 

Ăn Tết xong vào thẳng bệnh viện

Bùi Lan - Thục Anh

Nhiều bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính liên quan mật thiết tới chế độ ăn uống, dinh dưỡng như tiểu đường, gút, … đã phải nhập viện ngay sau kì nghỉ Tết.

Sướng miệng, khổ thân

Bị tiểu đường tuýp 2, bà Thanh (62 tuổi, quận Đống Đa, Hà Nội) thực hiện chế độ ăn kiêng khá nghiêm ngặt. Tuy nhiên suốt 7 ngày Tết vừa qua, bà ăn vặt khá nhiều, bánh kẹo thức ăn đều ngon nên bà không kiềm chế được.

Hậu quả là tối mùng 6 Tết, đường huyết của bà tăng cao. Bà phải gọi điện cho bác sỹ xin tư vấn, hướng dẫn và dùng thuốc để ổn định tình hình.

Với bệnh nhân tiểu đường, do mức độ nhạy cảm của bệnh liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống nên việc phải cấp cứu hoặc xin ‘trợ giúp’ giữa những ngày nghỉ Tết không phải chuyện hiếm, dù trước kì nghỉ họ đã được các bác sỹ tư vấn dặn dò kĩ lưỡng.

Bệnh nhân gút cũng không khá khẩm hơn. Rất nhiều người đang bình thường nhưng chỉ vì ham vui, quên bệnh để mải ăn uống nhậu nhẹt nên các đốt chân, tay sưng vù, đau nhức không chịu nổi. Có bệnh nhân khi tái khám sau Tết đã ở tình trạng ‘ngồi yên một chỗ’, di chuyển trên xe vì chân đau không nhấc lên được.

Khốn khổ không kém là bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Chị L. ở Hà Đông (Hà Nội) cho biết mẹ chồng chị bị trĩ 1 năm nay, đã chữa nhưng chưa khỏi hẳn. Mấy ngày Tết, dù thực hiện chế độ ăn theo tư vấn của bác sỹ nhưng rau xanh gần như không có, thức ăn chủ yếu là bánh chưng, giò, thịt, cá các loại. Đến mùng 4 Tết, bệnh trĩ trở nặng khiến mẹ chồng chị phải đến một bệnh viện tư khám, chữa trị trong tình trạng đau rát, táo bón nghiêm trọng.

Ồ ạt nhập viện sau Tết

Trao đổi với VietNamNet, bác sỹ chuyên khoa 2 Nguyễn Phương Mai (Khoa Nội tiết, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết trong thời gian nghỉ Tết thì bệnh viện tương đối nhàn dỗi vì bệnh nhân không nằm viện, chỉ có những bệnh nhân năng ở lại điều trị. Còn sau Tết bắt đầu bệnh nhân ồ ạt đến và có sự dao động rất lớn.

Bệnh nhân thường đến nhập viện với nhiều tình trạng như: bị tăng đường máu quá cao do trong dịp tết mọi người ăn ngon miệng, cả nể uống rượu, ăn không kiểm soát.

Tình trạng hạ đường huyết xuất hiện ở không ít bệnh nhân do ăn uống không đúng giờ, ăn vặt bánh chưng, bánh kẹo… gây cảm giác không muốn ăn dẫn đến bỏ bữa.

Ngoài ra, những người bị tiểu đường trong mùa rét cơ thể có sức đề kháng kém nên dễ bị viêm nhiễm, dẫn đến viêm phổi. Những người bị tiểu đường bị biến chứng thần kinh khi sưởi trong mùa rét cũng rất dễ bị bỏng dẫn đến viêm loét, tổn thương bàn chân.

Theo BS Mai, quan trọng nhất là bệnh nhân phải kiểm soát được mức độ đường huyết ngay từ đầu trong giới hạn cho phép. Các yếu tố liên quan như mỡ máu, huyết áp cũng phải được kiểm soát tốt. Bằng cách tuân thủ chế độ ăn uống sinh hoạt tập thể dục, uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ sẽ giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh và tránh được nhiều biến chứng.

http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/289366/an-te-t-xong-va-o-tha-ng-be-nh-vie-n.html

 

Cần Thơ: Sinh thành công 5 bé thụ tinh trong ống nghiệm dịp Tết 2016

   NGỌC DÂN

Chiều 15-2, Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, các bác sĩ của bệnh viện đã đem lại niềm vui cho gia đình 4 sản phụ khi thụ tinh trong ống nghiệm thành công cho 5 em bé khỏe mạnh chào đời.

Theo đó, sản phụ N. T. X. 29 tuổi, ngụ tại Cần Thơ đã sinh được hai bé trai khỏe mạnh. Chị X. có tiền sử sảy thai hai lần, nhưng bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và sự chăm sóc chu đáo của các bác sĩ tại bệnh viện, đã giúp chị X. sinh con thành công. Sản phụ L. M. T. 29 tuổi, ở Kiên Giang, từng bị vô sinh nguyên phát và tìm đến bệnh viện để điều trị bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Cuối cùng vợ chồng chị T. đón chào một bé trai nặng 3,5kg trong dịp xuân mới. Ngoài ra, sản phụ N.T.T. 22 tuổi, ngụ quận Bình Thủy (Cần Thơ) và sản phụ N.T.T. 31 tuổi, ngụ thị xã Bình Minh (Vĩnh Long)  cũng thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm tại bệnh viện thành công…

Bác sĩ Nguyễn Hữu Dự, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ cho biết, đã thực hiện phương pháp trữ phôi, góp phần làm giảm chi phí điều trị cho gia đình sản phụ, làm tăng tỉ lệ thành công; đồng thời tạo điều kiện để sản phụ có thể tiếp tục thụ thai mà không cần phải chọc hút trứng thêm một lần nữa…

Hiện tại, Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ là một trong những trung tâm điều trị hiếm muộn hàng đầu ở khu vực ĐBSCL.

http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2016/2/411799/

 

8 ngày Tết hơn 23.000 em bé chào đời

Lê Nga

23.436 em bé đã được các y bác sĩ bệnh viện khắp cả nước đỡ chào đời thành công trong 8 ngày Tết Bính Thân.

Từ sáng 6/2 đến sáng 14/2 (từ 28 tháng Chạp đến mùng 7 Tết Bính Thân) các bệnh viện đã khám chữa cho hàng chục nghìn bệnh nhân. Ngoài nỗi đau vì ngộ độc thực phẩm, rượu bia, chấn thương sọ não do tai nạn giao thông... vẫn có nhiều niềm vui chào đón những công dân mới của năm Bính Thân. Cục Quản lý Khám Chữa bệnh (Bộ Y tế) thống kê, các y bác sĩ đã đỡ đẻ thành công đón thêm 23.436 trẻ em chào đời.

Đúng vào thời khắc đón năm mới, lúc 0h00 sáng mùng 1 Tết, chị Nguyễn Thị Thanh Thảo ngụ Mỹ An, Thủ Thừa, Long An, đã hạ sinh một bé gái nặng 2,5 kg. Bé được sinh tự nhiên và hoàn toàn khỏe mạnh tại Bệnh viện Từ Dũ. Sản phụ sinh con vào giao thừa ở Hà Nội là chị Nguyễn Thị Bích Hằng, mổ ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương khi thai đang ở tuần thứ 39. Đây là lần thứ hai chị sinh con. 

Với các bác sĩ, những đêm trực Tết là những đêm dài bận rộn, song niềm hạnh phúc khi đón một em bé chào đời mạnh khỏe, bác sĩ coi đó là may mắn đầu năm. Năm nay bác sĩ Lưu Quốc Khải, Trưởng khoa Đẻ A2, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trực thường trú. Bác sĩ Khải tâm sự, ngày Tết người ta có thể hoãn đi khám bệnh, hoãn làm việc gì đó nhưng không thể hoãn đẻ. Vì vậy, các bác sĩ tại bệnh viện vẫn làm việc bình thường, thậm chí còn vất vả hơn. Có khi vừa đỡ đẻ xong, bác sĩ chưa kịp nghỉ tay thì nhận được thông báo có sản phụ băng huyết hay nhiều vấn đề nguy kịch khác... Vậy là cả ê kíp lao vào cấp cứu cho bệnh nhân.

Bác sĩ Khải nói, người dân vẫn có quan niệm ngại thăm gái đẻ đầu tháng, hơn nữa là dịp đầu năm vì sợ đen đủi, xui xẻo. Với các bác sĩ sản khoa thì không bao giờ có chuyện quan niệm gặp bà đẻ là đen. "Nếu có suy nghĩ như vậy thì các bác sĩ sản khoa sẽ đen cả năm sao", bác sĩ Khải nói.

Bác sĩ Vũ Thế Khanh, Phó khoa Đẻ, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cũng có suy nghĩ tương tự. Với bác sĩ Khanh, niềm vui, món quà đầu năm là những ca sinh mẹ tròn con vuông. Vào dịp đầu năm, bế trên tay những đứa trẻ vừa chào đời, bao giờ bác sĩ cũng có những cảm xúc khác lạ với ngày thường. Bác sĩ coi đó là lộc đầu năm, là khởi đầu cho một năm đầy may mắn, tràn ngập niềm vui.

Theo số liệu từ Cục Quản lý Khám chữa bệnh, trong 8 ngày Tết, các bệnh viện trên toàn quốc đã khám, cấp cứu cho 267.576 trường hợp, điều trị khỏi bệnh ra viện cho 123.153 người bệnh về gia đình ăn Tết. Số bệnh nhân còn nằm điều trị tại các bệnh viện đến sáng mùng 7 Tết là 117.569 trường hợp. Từ ngày 15/2, hết đợt nghỉ Tết, các cơ sở khám chữa bệnh làm việc bình thường.

 

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/8-ngay-tet-hon-23-000-em-be-chao-doi-3355249.html

 

Angola: Dịch sốt vàng da bùng phát, hơn 50 người tử vong

Giới chức Y tế Angola cho biết đã có 51 người tử vong do sốt vàng da tại nước này chưa đầy hai tháng sau khi dịch bệnh bắt đầu lây lan tại thủ đô Luanda.

Phát biểu tại một diễn đàn cuối tuần qua, người đứng đầu cơ quan y tế Angola Adelaide de Carvalho nêu rõ tổng cộng có 240 người đã bị nhiễm bệnh tại quốc gia châu Phi này.

Theo thống kê, hơn 450.000 người đã được tiêm vắcxin tại thủ đô Luanda trong mục tiêu tiêm vắcxin cho gần 1,6 triệu người.

Các chuyên gia y tế cho rằng dịch bệnh đã trở nên trầm trọng do hệ thống vệ sinh và việc thu gom rác thải bị đình trệ tại Luanda và các thành phố khác dẫn đến gia tăng số muỗi mang mầm bệnh. 

Chính quyền các thành phố đã cắt giảm kinh phí thu gom rác nhằm giải quyết tình trạng khủng hoảng ngân sách, khiến rác thải chất đống tại các khu ngoại ô nghèo, trong đó có Viana, nơi ca nhiễm sốt vàng da đầu tiên được phát hiện vào cuối tháng 12/2015. 

Bên cạnh đó, các ca nhiễm sốt rét, tả và tiêu chảy cũng tăng lên.

Nguồn thu ngoại tệ của Angola phụ thuộc 95% vào xuất khẩu dầu thô và việc giá dầu giảm 70% kể từ giữa năm 2014 đã gây khó khăn cho nền kinh tế lớn thứ ba châu Phi này và làm đồng nội tệ kwanza bị mất giá.

Theo Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh, bệnh sốt vàng da gây các triệu chứng đau đầu, nôn mửa, mệt mỏi./.

http://www.vietnamplus.vn/angola-dich-sot-vang-da-bung-phat-hon-50-nguoi-tu-vong/371198.vnp

 

Tranh cãi virus Zika hay thuốc trừ sâu gây bệnh đầu nhỏ ở trẻ

Theo VnExpress

Trong một báo cáo mới đây, các nhà khoa học hoài nghi chính thuốc trừ sâu pyriproxyfen là thủ phạm gây dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh tại Brazil chứ không phải do virus Zika.

Theo Health Inquisitr, thời gian qua một nhóm nghiên cứu gồm các bác sĩ phối hợp với nhiều chuyên gia của Đại học Mạng lưới Môi trường và Sức khỏe đã sống cùng với người dân Brazil ở ngôi làng có đông trẻ sơ sinh bị dị tật đầu nhỏ. Qua quan sát, nhóm nhận thấy những khu vực người dân sử dụng nguồn nước sinh hoạt được cho thêm hóa chất trừ sâu pyriproxyfen để diệt virus Zika có sự gia tăng đột biến trẻ đầu nhỏ. Từ những chứng cứ thu thập được, các nhà nghiên cứu cho rằng chính hóa chất pyriproxyfen gây teo não ở trẻ sơ sinh chứ không phải virus Zika do muỗi truyền.

Quan điểm trên đã vấp phải chỉ trích gay gắt của tiến sĩ, chuyên gia miễn dịch Tirumalai Kamala. Bà dẫn ra 2 báo cáo khoa học gần đây được thực hiện bởi các nhóm độc lập chứng minh có "những bằng chứng rõ ràng và thuyết phục về sự hiện diện của virus Zika trong nhau thai và não của bào thai chết lưu, cũng như những đứa trẻ bị tật đầu nhỏ sinh ra bởi các bà mẹ được chẩn đoán nhiễm Zika trong 3 tháng đầu thai kỳ".

Ở góc độ khác, các bác sĩ Brazil ghi nhận vùng đông bắc nước này tập trung nhiều trường hợp trẻ bị dị tật đầu nhỏ nhất. Tại vùng này, hóa chất pyriproxyfen đã được thêm vào nước uống của người dân trong chiến dịch phòng chống muỗi truyền virus Zika. Pyriproxyfen là thuốcdiệt côn trùng có khả năng gây dị tật ở ấu trùng muỗi. Hóa chất này đã được thêm vào nước uống của người dân Brazil trong 18 tháng qua nhằm ngăn chặt sự phát triển của loài muỗi mang mầm bệnh Zika.

Nhóm nghiên cứu cũng lưu ý rằng các đợt bùng phát virus Zika trước đây đã xảy ra ở nhiều khu vực khác nhưng không có báo cáo về dị tật đầu nhỏ. Vì vậy giới chức y tế Brazil phải chịu trách nhiệm về vấn đề này khi họ cho thêm vào nước uống của người dân loại hóa chất diệt côn trùng pyriproxyfen. 

Hiện chưa có thống kê chính xác về các trường hợp nhiễm virus Zika, song Bộ Y tế Brazil ước tính có thể từ 440.000 đến 1,3 triệu người đã nhiễm Zika trong năm 2015. Trong đó nhiều người nhiễm virus này có thể không biểu hiện triệu chứng hoặc chỉ thoáng qua.

Tiến sĩ Kamala khẳng định hóa chất pyriproxyfen đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều năm qua, nằm trong khuyến cáo cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới. Bà khẳng định chất này không gây độc cấp tính hay tồn dư trong cơ thể, do đó khó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Pyriproxyfen được sử dụng để diệt côn trùng trên cây trồng họ cam quýt ở Nam Phi, Israel, Italia, Tây Ban Nha và diệt kiến ​​lửa ở California, Mỹ.

Tiến sĩ Kamala đặt câu hỏi về việc tại sao là hóa chất này được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong thời gian dài nhưng không gây dị tật đầu nhỏ. Hơn nữa pyriproxyfen được thêm vào nước sinh hoạt của người dân trong các khu vực bị ảnh hưởng bởi Zika trong nhiều năm mà chưa từng xuất hiện trường hợp dị tật đầu nhỏ nào cho đến tháng 12/2015. Trả lời thắc mắc này, nhóm nghiên cứu cho rằng "liều lượng có thể là yếu tố quyết định". Người dân Brazil uống nước có pyriproxyfen trong một thời gian dài nên tồn dư một lượng lớn hóa chất này trong cơ thể, đặc biệt đối với thai nhi non nớt trong bụng mẹ. 

Hầu hết cư dân ở các vùng dịch cũng không tin virus Zika chịu trách nhiệm cho sự tăng đột biến các trường hợp trẻ đầu nhỏ. Họ cho rằng chính văcxin rubella, muỗi biến đổi gene và thuốc pyriproxyfen mới là thủ phạm thực sự. Muỗi biến đổi gene đã được nuôi thả tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi Zika ở Brazil nhằm cho chúng giao phối với muỗi Aedes cái để tạo ra các thế hệ ấu trùng không còn khả năng sinh sản hay mang mầm bệnh. Các nhà khoa học kỳ vọng theo thời gian loài muỗi Aedes sẽ bị "tha hóa giống nòi và tuyệt chủng". Tuy nhiên các bác sĩ ở Nam Mỹ chịu trách nhiệm nghiên cứu khẳng định chiến dịch sử dụng muỗi biến đổi gene đã "thất bại hoàn toàn". 

Virus Zika được ghi nhận đầu tiên vào năm 1947 tại khu rừng Zika của Uganda. Bệnh nhân nhiễm virus này thường bị sốt, nổi mẩn, đau cơ, nhức đầu, đau mắt. Phương thức lây truyền chủ yếu của Zika là qua trung gian muỗi Aedes (loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết). Một số bằng chứng cho thấy virus này có thể lây truyền qua đường máu, tình dục và từ mẹ sang con khi sinh, song rất hiếm. 

Virus Zika tiếp tục được ghi nhận ở Nigeria vào năm 1954 và nhiều nước châu Phi, châu Mỹ, châu Á. Thái Lan cũng báo cáo một số trường hợp mắc bệnh này. Gần đây Bộ Y tế Brazil thông tin về virus Zika gây teo não ở trẻ sơ sinh đã dấy lên sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo có hàng nghìn ca nghi ngờ mắc chứng não nhỏ, 40 trường hợp đã tử vong. Trong số trẻ sơ sinh mắc dị tật não nhỏ, có những bé xét nghiệm dương tính với virus Zika và một số âm tính.

http://khoe360.tienphong.vn/gia-dinh-suc-khoe/tranh-cai-virus-zika-hay-thuoc-tru-sau-gay-benh-dau-nho-o-tre-969637.tpo

 

Virus Zika có cơ chế "trốn" hệ miễn dịch

authorQuang Minh - Reuters http://streaming1.danviet.vn/images/2014/icon-dot1.png

Virus Zika có thể “ẩn nấp” trong nội tạng, tránh xa hệ miễn dịch cơ thể người khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Đây là khẳng định được các chuyên gia y tế Mỹ tuyên bố mới đây.

   Các nghiên cứu cho thấy virus “ăn não” Zika tồn tại trong tinh dịch người 62 ngày kể từ khi nhiễm bệnh. Điều này củng cố thêm bằng chứng virus Zika có thể xuất hiện trong tế bào não, nhau thai và nước ối.

“Chúng ta biết rằng virus Zika tồn tại trong máu khoảng từ 7 đến 10 ngày. Ngoài ra, tinh dịch người cũng xuất hiện virus Zika. Sau khi điều trị dứt điểm virus Zika, chúng ta không biết liệu chúng còn ẩn nấp ở đâu nữa không”, Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Trung tâm Bệnh truyền nhiễm và Dị ứng quốc gia Mỹ cho biết.

 “Đây là những thứ cần phải được xét nghiệm cẩn thận và có phương án dự phòng”, ông Fauci nói.

Bác sĩ Fauci nói rằng sự ẩn nấp của virus Zika trong cơ thể người giống trường hợp dịch bệnh Ebola bùng phát năm 2014. Có bệnh nhân virus Ebola tồn tại trong tinh dịch và nước mắt hàng tháng trời.

Zika gây ra những triệu chứng không rõ ràng và 80% không có dấu hiệu bệnh. Virus Zika được cho là liên quan tới chứng teo não và rối loạn thần kinh ở trẻ nhỏ. Tổ chức Y tế Thế giới WHO ban bố tình trạng khẩn cấp với virus Zika ngày 1.2 vừa qua.

Nhiều cơ quan trong cơ thể gồm mắt, nhau thai, não “có cơ chế miễn dịch kì diệu” giúp bảo vệ chúng khỏi sự tấn công từ hệ miễn dịch trong cơ thể người. Những mô, tế bào quan trọng tại não, nhau thai sẽ được bảo vệ trước những đợt tấn công của bạch cầu từ hệ miễn dịch. Tuy nhiên nếu virus Zika xâm nhập vào những khu vực này, việc tiêu diệt sẽ trở nên rất khó khăn.

 “Virus có thể tiếp tục phát triển và sinh sôi”, bác sĩ William Schaffner, chuyên gia truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế đại học Vanderbilt (Mỹ) trả lời Reuters.

Bác sĩ Fauci cho biết không ngạc nhiên khi virus Zika tồn tại lâu đến thế trong tinh dịch người. Hiện có ít nhất 2 trường hợp truyền virus Zika qua đường tình dục.

http://danviet.vn/the-gioi/virus-zika-co-co-che-tron-he-mien-dich-660984.html

 

Các nước tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch ngăn chặn virus Zika

Hoàng Lê/VOV- Trung tâm Tin Tổng hợp

Từ ngày 15/2, 50.000 binh sỹ Brazil được huy động để tham gia chiến dịch diệt muỗi trên cả nước trong một nỗ lực kiểm soát virus Zika lây lan.

Tổng thống Brazil Dilma Rousseff, Bộ trưởng Quốc phòng Aldo Rebelo cùng nhiều quan chức chính phủ Brazil đã tham gia lễ phát động chiến dịch diệt muỗi trên cả nước nhằm ngăn chặn virus Zika tiếp tục lây lan.

Chiến dịch được phát động cuối tuần qua với tên gọi Ngày Quốc gia “Không Zika”, với sự tham gia của quân đội Brazil, tập trung nâng cao nhận thức của người dân về sự nguy hiểm của loại virus này. 

Phát biểu tại lễ phát động diễn ra tại Sao Paulo, Bộ trưởng Quốc phòng Brazil Aldo Rebelo cho biết, các binh sỹ quân đội tham gia chiến dịch này sẽ vận động tuyên truyền và diệt muỗi tại hàng triệu hộ gia đình ở hơn 350 thành phố và thị trấn trên khắp Brazil. Tất cả giới chức Brazil cũng tích cực tham gia vào chiến dịch diệt muỗi toàn quốc này.

Bộ trưởng Aldo Rebelo nói: “Việc nhà chức trách Brazil tới từng hộ gia đình để tuyên truyền về virus nguy hiểm Zika là rất quan trọng và nâng cao hiệu quả của chiến dịch vận động. Bên cạnh đó, tất cả nhà chức trách tại Brazil tham gia chiến dịch diệt muỗi trên cả nước sẽ thể hiện trách nhiệm của họ và cho thấy virus Zika sẽ không trừ một ai”.

Chính phủ Brazil xác định loại muỗi truyền virus Zika là “kẻ thù số 1” tại nước này, do đó, tiêu diệt muỗi là trọng tâm của chiến dịch chống Zika trên cả nước Brazil. 

Từ ngày 15/2, 50.000 binh sỹ Brazil sẽ triển khai chiến dịch này. Trong đó, tại cửa ngõ vào các thành phố và tại khu vực trung tâm của các thành phố binh sỹ quân đội sẽ phát tờ rơi về những cách thức tiêu diệt muỗi và giảm sự sinh sản của loại muỗi truyền virus Zika.

Chiến dịch này cũng tập trung vào những đối tượng là trẻ em, theo đó, các binh sỹ quân đội sẽ nghĩ ra các trò chơi để qua đó dạy trẻ em cách tiêu diệt muỗi quanh khu vực mình sinh sống. Quốc gia Nam Mỹ Brazil là nơi virus Zika bùng phát mạnh với khoảng 1,5 triệu người nhiễm loại virus nguy hiểm này tính từ đầu năm 2015.

Đến nay, đã có 31 quốc gia ở Mỹ Latinh, châu Âu và châu Á ghi nhận các trường hợp nhiễm virus Zika. Tại châu Á, Thái Lan và Indonesia đã ghi nhận các ca nhiễm đầu tiên, trong khi các chuyên gia y tế cảnh báo nhiều nước tại châu lục này rất dễ bùng phát dịch do virus Zika.

Bên cạnh đó, tại sân bay quốc tế Narita ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản, giới chức sân bay ngày 15/2 bắt đầu triển khai các biện pháp y tế để phát hiện những hành khách có thể mang theo virus Zika vào nước này. Các hành khách tới Nhật Bản qua sân bay Narita sẽ đi qua máy quét thân nhiệt.

Nếu phát hiện có triệu chứng sốt, những hành khách này sẽ được yêu cầu kiểm tra y tế và nếu phát hiện virus Zika thì các trường hợp này sẽ được thông báo cho giới chức y tế cộng đồng. 

Cơ quan kiểm soát y tế sân bay Narita cũng khuyến cáo hành khách khi tới các vùng đang bùng phát virus Zika phải mặc quần áo dài và sử dụng thuốc chống côn trùng. Giới chức Nhật Bản cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai cẩn trọng với loại virus nguy hiểm này.  

Virus Zika lây nhiễm qua trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes. Triệu chứng phổ biến nhất khi nhiễm virus là sốt, viêm kết mạc, nhức đầu, đau cơ và khớp, phát ban. 

Đối với phụ nữ có thai, virus có thể để lại dị tật thai nhi với chứng teo não. Hiện chưa có vaccine phòng ngừa virus Zika. Các đợt bùng phát virus Zika từng được ghi nhận tại khu vực châu Phi, Đông Nam Á, các quần đảo ở Thái Bình Dương và một số nước ở châu Mỹ./.

http://vov.vn/thegioi/cac-nuoc-tiep-tuc-day-manh-chien-dich-ngan-chan-virus-zika-479503.vov

 

Chứng teo não: Không phải Zika mà là hóa chất diệt ấu trùng muỗi?

Nhân Hà, Tổng hợp

Báo cáo của nhóm bác sĩ Argenitna ở Physicians in the Crop-Sprayed Towns (PCST) bày tỏ sự nghi ngờ chất pyriproxyfen – một thuốc diệt các ấu trùng muỗi được đưa vào nguồn nước nhằm chấm dứt sự phát triển của các ấu trùng muỗi mới là thủ phạm gây dị tật đầu nhỏ bẩm sinh ở thai nhi.

Đại dịch Zika đang có nguy cơ lây lan trên toàn thế giới và những phụ nữ mang thai đã được cảnh báo là không nên du lịch tới những vùng có Zika lưu hành bởi có thể sinh ra những đứa trẻ bị tật đầu nhỏ. Và trong khi mối liên quan giữa vi rút Zika và chứng đầu nhỏ chưa được chứng minh rõ ràng, các bác sĩ Argentina và Brazil tuyên bố hóa chất diệt ấu trùng muỗi mới là thủ phạm gây dị tật đầu nhỏ.

Báo cáo của Nhóm các bác sĩ Argenitna ở Physicians in the Crop-Sprayed Towns (PCST) bày tỏ sự nghi ngờ chất pyriproxyfen – một thuốc diệt các ấu trùng muỗi được đưa vào nguồn nước nhằm chấm dứt sự phát triển của các ấu trùng muỗi trong các bể chứa nước – mới là thủ phạm gây dị tật đầu nhỏ bẩm sinh ở thai nhi.

Các tác giả cho biết, hóa chất này có tên thương mại SumiLarv, được sản xuất bởi công ty hóa chất Sumitomo Nhật Bản.

Theo PCST, vào năm 2014, Bộ Y tế Brazil đã cho phép sử dụng pyriproxyfen để đưa vào các hồ nước tự nhiên của bang Pernambuco, nơi mà tốc độ phát triển của loài muỗi chứa mầm bệnh Zika đang rất mạnh.

“Không phải ngẫu nhiên mà hàng ngàn đứa trẻ bị dị tật đầu nhỏ là con của các bà mẹ sống ở những khu vực sử dụng pyriproxyfen”, PCST cho biết.

Trên thực tế, bang Đông Nam Brazil này có tỉ lệ trẻ bị tật đầu nhỏ chiếm 35% tổng số trẻ mắc bệnh - đứng đầu trong cả nước về tỉ lệ mắc bệnh.

“Những đại dịch Zika trước đây không gây ảnh hưởng đến trẻ mới sinh, mặc dù 75% dân số bị nhiễm vi rút này. Tương tự, ở các nước khác như Colombia, không ghi nhận trường hợp nào mắc tật đầu nhỏ dù có rất nhiều ca Zika”, báo cáo chỉ rõ. Cụ thể, theo báo cáo PCST, tại Colombia, đã có 3.177 phụ nữ nhiễm vi rút Zika nhưng những đứa trẻ sinh ra từ những người mẹ này hoàn toàn khỏe mạnh.

Trước thông tin trên, trên trang web của mình, công ty hóa chất Sumitomo cho rằng sản phẩm của họ “không chỉ an toàn với các động vật có vú, chim và cá mà nó còn được cho phép đưa thẳng vào nguồn nước uống của người".

Còn theo báo cáo của Abrassco, Tổ chức các bác sĩ và các nhà nghiên cứu y học Brazil, có sự liên quan giữa hóa chất này với sự bất thường ở thai nhi. Họ nêu đích danh Pyriproxyfen như là 1 thủ phạm gây tật đầu nhỏ

Trên mạng internet, có rất nhiều quan điểm khác nhau về sự nguy hại của vi rút này và ngay cả tổ chức Y tế thế giới WHO cũng rất thận trọng khi đưa ra nhận định về mối liên quan giữa Zika và tật đầu nhỏ.

Bởi tháng trước, sau khi xem xét kỹ lượng 732 trường hợp trên tổng số 4180 trường hợp tật đầu nhỏ được cho là liên quan với Zika, các chuyên gia nhận thấy hơn một nửa trường hợp không bị tật đầu nhỏ hoặc thậm chí chẳng liên quan gì với Zika. Trên thực tế, chỉ có 270 trường hợp tật đầu nhỏ được xác nhận là có liên qua với Zika hay một bệnh truyền nhiễm khác.

Còn tuần trước, một nhóm các nhà nghiên cứu Pernambuco cho rằng có bằng chứng rõ ràng về mối liên quan giữa tật đầu nhỏ - Zika. “Các nhà nghiên cứu đã xét nghiệm dịch tủy của 12 trẻ bị tật đầu nhỏ, những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ có biểu hiện nhiễm Zika khi mang thai. Và cả 12 trẻ này đều có bằng chứng về sự hiện diện của Zika”. Tuy nhiên, quan điểm này đã bị 1 tổ chức y tế uy tín của Brazil khẳng định đây không phải là một nghiên cứu khoa học mà chỉ là một đề xuất đáng chú ý về sự liên quan của zika với tật đầu nhỏ.

Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng ngay sau công bố của PCST 1 ngày, vào ngày 14/2, chính quyền bang Rio Grande do Sul ở cực nam Brazil đã lập tức tuyên bố dừng sử dụng hóa chất Pyriproxyfen tại 19 địa phương thuộc quyền quản lý của bang này.

http://dantri.com.vn/suc-khoe/chung-teo-nao-khong-phai-zika-ma-la-hoa-chat-diet-au-trung-muoi-20160215154211029.htm

 

Căn bệnh chết chóc đe dọa hàng triệu người nhưng không phải ai cũng biết về nó

Tham khảo Iflscience, ScienceAlert

Trên quy mô toàn cầu chỉ tính riêng năm 2015, Melioidosis đã cướp đi sinh mạng của 90.000 người - chỉ thấp hơn con số 95.000 người tử vong bởi bệnh sởi.

Melioidosis (còn được gọi là bệnh Whitmore) là một loại bệnh lý rất ít được biết đến nhưng mỗi năm nó cướp đi sinh mạng của hơn 90.000 người và 70% bệnh nhân mắc phải sẽ cầm chắc "tấm vé đi gặp Tử Thần". Bên cạnh đó, căn bệnh này có thể chống lại hầu hết các loại kháng sinh hiện nay và nhiều người nhận định nó có đủ tiềm năng để sử dụng như một thứ vũ khí sinh học. Vậy tại sao nó không hề thu hút một sự chú ý nhất định nào? Đó chính là điều mà nghiên cứu của các nhà khoa học tại đại học Oxford (Anh) và đại học Mahidol (Thái Lan) muốn đề cập.

Được biết đến từ khoảng 100 năm trước, Melioidosis là một bệnh nhiễm khuẩn ở người hoặc động vật được gây ra bởi trực khuẩn Burkholderia pseudomallei. Thường được tìm thấy ở môi trường nhiệt đới, trực khuẩn Burkholderia pseudomallei có thể tồn tại tới 6 năm ở điều kiện tự nhiên và thậm chí nó có thể xâm nhập vào các nguồn nước. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cho biết vi khuẩn Burkholderia pseudomallei xuất hiện thường trực ở hơn 34 quốc gia có khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và phía bắc Australia. Việt Nam tuy nằm trong vùng dịch tễ của bệnh nhưng các báo cáo về bệnh Melioidosis còn hạn chế.

Con người có thể mắc bệnh Melioidosis khi tiếp xúc trực tiếp với đất và nước bề mặt bị nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei. Người và động vật có thể nhiễm khuẩn mắc phải do hít phải hạt nước hoặc bụi có nhiễm vi khuẩn, uống nguồn nước nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với đất nhiễm khuẩn, đặc biệt là qua xây xước nhỏ ngoài da. Bệnh rất khó lây từ người sang người. Điểm đặc biệt của Melioidosis là không có vaccine hay loại kháng sinh nào để hạn chế tác động của nó đối với người bệnh, đây là lý do vì sao Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) lại xếp trực khuẩn Burkholderia pseudomallei vào nhóm vũ khí sinh học tiềm năng.

Ngoài ra, các triệu chứng của Melioidosis thường rất giống với nhiều loại bệnh khác do vậy có thể bị bỏ sót hoặc chẩn đoán nhầm với bệnh lao và các bệnh lý viêm phổi thông thường, chính vì thế rất nhiều bác sỹ trên thế giới đã đặt cho nó biệt danh "kẻ bắt chước đại tài". Các thể bệnh thường gặp của Melioidosis là: viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng cơ, nhiễm trùng phần mềm, viêm hạch, viêm xương... Thời kỳ ủ bệnh của Melioidosis đã được đánh giá ở một nghiên cứu duy nhất đã được công bố, theo đó thời gian ủ bệnh từ 1 đến 21 ngày (trung bình 9 ngày). Thời kỳ ủ bệnh ngắn nhất được ghi nhận là 1 ngày, trái lại thời kỳ ủ bệnh dài nhất đã ghi nhận được là 62 năm.

Chuyên gia vi sinh học Bart Currie đến từ Trường đại học Y Menzies (Australia) cho biết ngay cả khi bệnh nhân được chẩn đoán chính xác, việc điều trị cũng hết sức khó khăn vì phải dùng kháng sinh (thường là thuốc ceftazidime, kháng sinh cephalosporin thế hệ 3) tiêm liều cao kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng nữa. Điều nguy hiểm là bệnh dễ tái phát, sức khỏe của bệnh nhân rất dễ suy kiệt do bệnh tái đi tái lại hoặc nếu điều trị không đúng phác đồ. Ngoài ra, việc điều trị bệnh phải mất nhiều thời gian và tốn kém nên không ít bệnh nhân không có đủ khả năng để theo điều trị đến cùng. Đây là những nguyên nhân gây thất bại điều trị và tử vong.

Tác giả chính của nghiên cứu này, nhà sinh học Direk Limmathurotsakul cho biết khi thực hiện khảo sát để nghiên cứu tại Indonesia và Thái Lan thì ông đã không hề ngạc nhiên trước những số liệu thống kê về loại vi khuẩn chết người này vì nó cũng giống như những gì ông dự đoán trước đó. Thậm chí, ông thống kê được cứ 2 đến 3 bệnh nhân tử vong mỗi ngày vì Melioidosis trong mùa mưa tại miền Bắc Thái Lan. Trên quy mô toàn cầu chỉ tính riêng năm 2015, Melioidosis đã cướp đi sinh mạng của 90.000 người - chỉ thấp hơn con số 95.000 người tử vong bởi bệnh sởi. Ngoài ra, sự nguy hiểm của căn bệnh này còn đến từ việc trực khuẩn Burkholderia pseudomallei có thể tồn tại tới 16 năm trong nước cất nếu không có ai tiêu diệt chúng - điều này khiến việc kiểm soát sự lây lan lại càng trở nên phức tạp hơn.

Hiện tại, những bệnh nhân tiểu đường, có bệnh lý liên quan đến thận hoặc ung thư nằm trong danh sách những đối tượng dễ bị nhiễm trực khuẩn Burkholderia pseudomallei. Mặc dù vậy, những người khỏe mạnh vẫn có nguy cơ không hề nhỏ rơi vào danh sách bệnh nhân của Melioidosis. Bên cạnh đó, Direk Limmathurotsakul cũng khẳng định mặc dù nguy cơ nhiễm của trực khuẩn Burkholderia pseudomallei là không hề nhỏ nhưng nếu phòng tránh đúng cách thì mọi chuyện sẽ không đáng lo, ví dụ như những người sống ở khu vực nhiệt đới có thể mang thêm ủng hay găng tay mỗi khi ra ngoài vào mùa mưa, hoặc nếu có bị thương ngoài da thì nên hạn chế tiếp xúc với đất và nước bẩn.

Với nghiên cứu này, các nha khoa học hy vọng các cơ quan y tế sẽ chú ý hơn về căn bệnh nguy hiểm nhưng "ẩn mình" cực tốt này khi mà một trong những yếu tố thuận lợi để nó tiến vào bên trong cơ thể con người là bệnh tiểu đường đang trở thành một vấn đề nóng hiện nay. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng khẳng định nếu được quan tâm và điều trị đúng mức thì tỷ lệ tử vong sẽ giảm xuống còn con số 10%, thậm chí đa số bệnh nhân ở độ tuổi trưởng thành có thể sống sót nếu bị mắc phải.

http://genk.vn/kham-pha/can-benh-chet-choc-de-doa-hang-trieu-nguoi-nhung-khong-phai-ai-cung-biet-ve-no-20160129155221202.chn

 

Nga ghi nhận trường hợp nhiễm virus Zika đầu tiên

Cơ quan Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Nga Rospotrebnadzor ngày 15/2 cho biết Nga đã ghi nhận trường hợp nhiễm virus Zika đầu tiên ở một phụ nữ Nga, sau khi người này trở về từ CH Dominica.

Phóng viên TTXVN tại Moskva dẫn thông tin từ Rospotrebnadzor cho biết khi trở về Moskva từ CH Dominica, các biểu hiện lâm sàng ở người phụ nữ này đã không được lưu ý, song vài ngày đó cô đã phải nhập viện vì sốt phát ban và sau quá trình xét nghiệm bác sĩ kết luận cô đã nhiễm virus Zika gây teo não.

Hiện bệnh nhân này đang được điều trị trong Bệnh viện truyền nhiễm số 1 của Nga và tình trạng sực khỏe đã ổn định. Nhân viên y tế đang giám sát các thành viên gia đình bệnh nhân, song không phát hiện các biểu hiện lâm sàng và kết quả giám định virus Zika trong phòng thí nghiệm cũng âm tính.

Rospotrebnadzor cho biết thêm chiếc máy bay chở hành khách trên từ CH Dominica về sân bay Domodedovo của Nga đã được xử lý bằng các biện pháp phòng dịch, tránh nguy cơ nhiễm bệnh cho các hành khách khác. Cơ quan này lưu ý các điều kiện khí hậu của Nga không cho phép virus Zika lây lan, song khuyến cáo người dân có kế hoạch đi nghỉ tại các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới nên chọn các quốc gia an toàn về dịch tễ học.

Cùng ngày, Trung Quốc cũng đã xác nhận trường hợp nhiễm virus Zika thứ hai, 6 ngày sau khi nước này phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm loại virus nguy hiểm này vào ngày 9/2 sau khi bệnh nhân đi du lịch từ vùng tâm dịch Nam Mỹ trở về. Bệnh nhân đầu tiên là nam giới 34 tuổi, đến từ tỉnh Giang Tây và đã xuất viện trong ngày 14/2. Trước đó, Ủy ban Chăm sóc sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc (NHFPC) cho biết theo đánh giá của giới chuyên gia y tế, nguy cơ virus Zika lan rộng tại Trung Quốc hiện nay là rất thấp do hiện nền nhiệt độ ở mức thấp.

Virus Zika lây nhiễm qua trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes. Triệu chứng phổ biến nhất khi nhiễm virus là sốt, viêm kết mạc, nhức đầu, đau cơ và khớp, phát ban. Đối với phụ nữ có thai, virus có thể để lại dị tật thai nhi với chứng teo não. Đến nay, đã hơn 30 quốc gia ở Mỹ Latinh, châu Âu và châu Á ghi nhận các trường hợp nhiễm virus Zika. Tại châu Á, Thái Lan và Indonesia đã ghi nhận các ca nhiễm đầu tiên, trong khi các chuyên gia y tế cảnh báo nhiều nước tại châu lục này rất dễ bùng phát dịch do virus Zika. Hiện trên thế giới chưa có vaccine phòng ngừa loại virus nguy hiểm này.

http://baotintuc.vn/the-gioi/nga-ghi-nhan-truong-hop-nhiem-virus-zika-dau-tien-20160215210852399.htm

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang