Một bệnh nhân tâm thần đâm chết một bệnh nhân khác
Một bệnh nhân điều trị tâm thần tại Viện Pháp y Tâm thần trung ương Biên Hòa bị một bệnh nhân khác đang điều trị cùng viện đâm chết.
Sáng 15-4, ông Nguyễn Hữu Tý - phó viện trưởng Viện Pháp y Tâm thần trung ương Biên Hòa - cho biết đang phối hợp các cơ quan điều tra tỉnh Đồng Nai để làm rõ vụ án mạng xảy ra giữa hai bệnh nhân điều trị tại viện vào sáng sớm cùng ngày.
Hai bệnh nhân trên gồm M.N.T. (25 tuổi) và N.V.Đ. (34 tuổi). Trong đó, bệnh nhân Đ. đã tử vong sau vụ ẩu đả.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 5h45 cùng ngày, nhân viên tại viện mở cửa các khu cho bệnh nhân đang điều trị ra ngoài vệ sinh cá nhân. Lúc này, bệnh nhân T. đã dùng vật nhọn chạy sang đâm bệnh nhân Đ. Mặc dù đã đưa đi cấp cứu, nhưng bệnh nhân Đ. đã không qua khỏi.
Được biết cả hai bệnh nhân trên đều đang điều trị tâm thần bắt buộc tại Viện Pháp y Tâm thần trung ương Biên Hòa.
Trước đó vào ngày 9-5-2016, cũng tại cơ sở này đã từng xảy ra vụ ẩu đả giữa hai bệnh nhân đang điều trị tâm thân bắt buộc, khiến cả hai đều tử vong.
Bệnh nhân cấp cứu phải chờ 12 tiếng mới được mổ
http://thanhnien.vn/thoi-su/benh-nhan-cap-cuu-phai-cho-12-tieng-moi-duoc-mo-825937.html
Đó là thực trạng được TS-BS Phạm Thị Ngọc Thảo, Phó giám đốc Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy, TP.HCM, nêu ra tại hội nghị giao ban khám chữa bệnh quý 1/2017 do Sở Y tế TP.HCM tổ chức.
Theo đó quý 1/2017, BV Chợ Rẫy tiếp nhận 28.000 ca cấp cứu (hơn một nửa là tuyến dưới chuyển lên). BV liên tục quá tải, có ngày tiếp nhận cấp cứu gần 400 ca, mổ 150 ca. Có bệnh nhân cấp cứu nằm chờ 12 tiếng mới được mổ, điều này nguy hiểm tính mạng bệnh nhân.
Đứng đầu danh sách chuyển viện đến BV Chợ Rẫy là BV H.Củ Chi. Nguyên nhân được lý giải là vì những ca bệnh nặng như chấn thương sọ não, nhồi máu cơ tim… là quá sức điều trị của BV, bên cạnh đó là do một phần yêu cầu của người nhà bệnh nhân chuyển.
BV Chợ Rẫy đã phải đề nghị Sở Y tế TP chỉ đạo các BV trực thuộc nếu bệnh thuộc phạm vi chuyên môn của mình thì không chuyển.
Cũng tại hội nghị giao ban do Sở Y tế TP.HCM tổ chức vào chiều 14.4, PGS-TS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TP, cho biết Sở yêu cầu các BV tuyến dưới chuyển bệnh nhân đến các BV tuyến chuyên khoa phù hợp.
Sóc Trăng báo cáo Bộ Y tế trường hợp sản phụ tử vong
http://news.zing.vn/soc-trang-bao-cao-bo-y-te-truong-hop-san-phu-tu-vong-post737875.html
"Bác sĩ đã nỗ lực rất lớn nhưng không cứu được bệnh nhân. Việc này là trăn trở và là bài học kinh nghiệm để chúng tôi cố gắng làm tốt hơn", lãnh đạo Sở Y tế Sóc Trăng nói.
Trao đổi với Zing.vn chiều 15/4, bác sĩ Trần Văn Khải, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng, cho biết đơn vị đang hoàn tất báo cáo về trường hợp sản phụ Trà Thị Bích Liên (30 tuổi, ngụ huyện Mỹ Xuyên) tử vong, để gửi Bộ Y tế. Báo cáo này là kết quả họp của Hội đồng chuyên môn cấp tỉnh với các chuyên gia của Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM).
Theo biên bản cuộc họp, diễn biến bệnh tình của sản phụ Liên tương tự bệnh cảnh thuyên tắc ối. Diễn biến bệnh từ phù phổi cấp đến tím tái, sau đó là hội chứng rối loạn đông máu, cuối cùng là đi vào hôn mê.
Từ đó, kết quả chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến tử vong của thai phụ là do sốc phản vệ trong thai kỳ (thuyên tắc ối) và mất máu cấp gây ra tử vong. Tuy nhiên, đó mới chỉ là chẩn đoán, còn kết quả kết luận cuối cùng sẽ dựa vào kết quả giải phẫu bệnh của Viện Pháp y Quốc gia.
"Từ kết quả cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo Bệnh viện Sản nhi tiếp tục quan tâm chia sẻ với gia đình thai phụ, đặc biệt quan tâm chăm sóc tốt cho bé trai là con của chị Liên đang được chăm sóc tại bệnh viện", bác sĩ Khải nói.
Theo bác sĩ Khải, Bệnh viện Sản nhi và Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng đang phối hợp tổ chức kiểm thảo tử vong để rút ra những bài học kinh nghiệm trong cấp cứu, điều trị những trường hợp thuyên tắc ối sau này.
"Bác sĩ đã nỗ lực rất lớn nhưng không cứu được bệnh nhân. Việc này là trăn trở và là bài học kinh nghiệm để chúng tôi cố gắng làm tốt hơn", lãnh đạo Sở Y tế Sóc Trăng nói.
Gần hai tuần trước, ngày 2/4, chị Liên được người thân đưa đến Bệnh viện Sản nhi tỉnh Sóc Trăng để theo dõi sinh con. Chiều 5/4, sản phụ được mổ bắt con nhưng đứa bé vừa chào đời thì chị Liên bị ngưng tim. Khoảng 17h, sản phụ được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Trò chuyện với Zing.vn, anh Lê Quốc Sang (chồng chị Liên) cho biết trong quá trình thăm khám và tiến hành mổ bắt con cho vợ, người chồng thấy các bác sĩ nhiệt tình, không có dấu hiệu tắc trách.
"Tôi thấy bác sĩ chăm sóc cho vợ tôi tốt lắm nhưng không biết khi đưa vào phòng mổ có sai sót gì không. Vợ tôi hàng ngày đi đứng, buôn bán rất khỏe. 5 năm trước vợ tôi sinh thường, lần này bác sĩ cho sinh mổ", anh Sang nói.
Hệ lụy khi sử dụng thuốc giả, thuốc kém chất lượng
http://suckhoedoisong.vn/he-luy-khi-su-dung-thuoc-gia-thuoc-kem-chat-luong-n130301.html
Thuốc dùng để chữa bệnh và người ta chỉ sử dụng thuốc khi mắc một bệnh nào đó. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng phải thuốc giả hoặc thuốc kém chất lượng, thì việc điều trị bệnh không mang lại hiệu quả
Thuốc dùng để chữa bệnh và người ta chỉ sử dụng thuốc khi mắc một bệnh nào đó. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng phải thuốc giả hoặc thuốc kém chất lượng, thì việc điều trị bệnh không mang lại hiệu quả và còn để lại những hậu quả khôn lường.
Tình hình kiểm soát thuốc giả trên thế giới và Việt Nam
Với sự phát triển của mạng lưới buôn bán thuốc trên mạng internet giữa các quốc gia, các cơ sở sản xuất nguyên liệu, hóa chất không được kiểm soát, số lượng thuốc giả ngày càng tăng lên không chỉ ở một số nước đang phát triển ở châu Á mà còn ở các nước công nghiệp phát triển. Buôn bán, sử dụng thuốc giả đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng. Để bảo vệ sức khỏe người dân và cộng đồng, nhiều quốc gia đã thông qua luật pháp nghiêm ngặt hơn. Mặc dù có rất nhiều cố gắng của các cơ quan tại nhiều nước cũng như các tổ chức quốc tế nhằm ngăn chặn nạn thuốc giả, nhưng một vài quốc gia chưa thực sự hành động. Tại các quốc gia này chính phủ và cơ quan quản lý vẫn xem nhẹ việc làm giả thuốc và coi việc đó như làm giả quần áo, đồng hồ, trang sức dù thuốc giả tác động trực tíếp đến sức khỏe và tính mạng người dân.
Theo PGS.TS. Lê Văn Truyền nguyên Thứ trưởng bộ Y tế, cố vấn của WHO cho biết: “Thuốc giả và thuốc kém chất lượng về cơ bản đã được kiểm soát. Những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ trước, tỷ lệ thuốc giả và thuốc kém chất lượng khoảng 8-9% (do không kiểm soát được nguồn nhập qua quà biếu gia đình, xách tay...). Giữa thập kỷ 90 tỷ lệ này tương đương với các nước trong khu vực theo báo cáo kết quả điều tra độc lập của WHO tiến hành tại Việt Nam năm 1995. Kết quả này ngày càng được cải thiện trong những năm gần đây. Năm 2010, đã đưa được tỷ lệ thuốc kém chất lượng xuống dưới 3% và khống chế tỷ lệ thuốc giả dưới 0,1% là những chỉ tiêu ấn tượng so với các nước Đông Dương và khối ASEAN. Có được các kết quả đáng mừng nói trên là nhờ chủ trương của Bộ Y tế tăng cường hệ thống Viện và các Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, tăng cường và nâng cao năng lực cán bộ, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ của hệ thống kiểm nghiệm thuốc…”.
Các chiêu trò làm thuốc kém chất lượng, thuốc giả
Một số thuốc kém chất lượng là các sản phẩm thuốc thật đã hết hoặc gần hết hạn dùng có nguồn gốc từ các nhà sản xuất, nhà thuốc, công ty phân phối. Các sản phẩm thuốc không còn hạn sử dụng được xóa bỏ hạn cũ và đóng bao bì với hạn dùng mới. Cách thức này khiến người bệnh không nghi ngờ về sản phẩm. Tuy nhiên, độ ổn định và nồng độ hoạt chất giảm đáng kể theo thời gian. Hơn nữa, các sản phẩm tạo ra khi thuốc bị phân hủy rất dễ gây phản ứng có hại cho người bệnh.
Nguồn thuốc giả có thể chứa đúng thành phần hoạt chất nhưng sản xuất trái phép tại một số cơ sở sản xuất nước ngoài. Ở các quốc gia này luật bản quyền rất khó áp dụng. Bởi vì các cơ sở sản xuất thuốc giả không đầu tư chi phí vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và có nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ, thuốc được bán với giá rẻ hơn rất nhiều so với thuốc thật.
Một nguồn lớn thuốc giả không chứa hoạt chất mà chỉ chứa tinh bột hay các thành phần thảo dược hoặc các chất hóa học có thể gây độc cho cơ thể. Thuốc chứa hoạt chất ở nồng độ biến đổi, nếu nồng độ thuốc quá cao có thể gây phản ứng bất lợi nghiêm trọng.
Những loại thuốc hay bị làm giả
Với công nghệ tinh vi như hiện nay, hầu hết các thuốc đều có nguy cơ bị làm giả với hình dạng, bao bì, nhãn mác giống như thuốc thật. Rất nhiều loại thuốc chữa bệnh mạn tính hay bị làm giả như thuốc chữa bệnh tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, thuốc kháng sinh, corticoid, thuốc ung thư, thuốc ức chế virut.
Cách đây không lâu, ở một số nước châu Phi đã xảy ra tình trạng thuốc dành cho trẻ chứa propylen glycol độc hại (trộn vào glycerin giả mạo tá dược này) làm nhiều trẻ bị tử vong tại một số quốc gia.
Heparin là một loại thuốc chống đông máu dùng trong phẫu thuật tim, truyền máu, mổ tĩnh mạch cho đến chạy thận nhân tạo. Các nhà sản xuất thuốc không có lương tâm đã thêm một chất tương tự heparin nhưng rẻ tiền và có thể gây chết người là chondritin sulfat có hàm lượng sulfat vượt mức. Chất độc này có thể gây ra những phản ứng nghiêm trọng, đôi khi gây chết người, hạ huyết áp và thở gấp hoặc nôn mửa và tiêu chảy. Heparin giả có cấu trúc hóa học rất gần với heparin thật nên rất khó bị phát hiện. Giá của heparin giả rẻ hơn heparin thật 100 lần. Heparin kém chất lượng đã xuất hiện ở 11 nước khác nhau và vẫn có mặt ở các phòng mổ và trung tâm phẫu thuật.
Tác hại của thuốc giả - thuốc kém chất lượng
Kể cả thuốc sản xuất chính hãng vẫn có các tác dụng phụ, tuy nhiên nếu bác sĩ, dược sĩ nhận thức đầy đủ về tiền sử bệnh và tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân, tỷ lệ xảy ra tác dụng phụ giảm xuống. Với thuốc giả, những tác dụng phụ có khả năng xảy ra thường xuyên do không biết chính xác thành phần hoạt chất trong thuốc giả.
Thuốc giả có nhiều dạng khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng là khi sử dụng cả bác sĩ và người bệnh đều thất bại trong điều trị, tăng độc tính, tăng tình trạng kháng thuốc, thậm chí người bệnh tử vong. Nếu tác dụng phụ của thuốc thật nằm trong khoảng 1/100.000 đến 1/10.000 thì nguy cơ độc hại của thuốc giả lên tới 1/10. Trong đó nguy hiểm nhất là ngộ độc thuốc và dị ứng thuốc, đặc biệt nghiêm trọng là sốc phản vệ. Phản ứng dị ứng và biểu hiện rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy là các biểu hiện của tác dụng phụ phổ biến.
Thuốc giả có thể gây chết người: Thuốc không chứa thành phần hoạt chất hoặc chứa các chất hóa học khác không có hiệu lực điều trị bệnh mà còn làm bệnh nặng hơn. Ngoài ra sử dụng thuốc giả đẩy mạnh quá trình phát triển bệnh tật khi cả bác sĩ và người bệnh đều cho rằng đã sử dụng đúng loại thuốc. Một số thuốc sản xuất tại cơ sở không hợp vệ sinh chứa nhiều vi khuẩn và nấm mốc.
Đối với người bị tăng huyết áp, đái tháo đường hay những người mắc bệnh mạn tính nói chung gần như phải dùng thuốc suốt đời. Thế nhưng nếu người bệnh dùng phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng thì tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng. Nguy hại hơn, hoạt chất, thậm chí tá dược chứa trong thuốc kém chất lượng, không tinh khiết và lẫn độc chất thì người dùng thuốc có thể tử vong.
Thuốc kháng sinh kém chất lượng, không đủ hàm lượng hoạt chất, khi dùng không tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh, vi khuẩn trở thành chủng đề kháng mà kháng sinh đã sử dụng trước đó không còn tác dụng. Điều này dẫn đến tình trạng tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng cao.
Đánh giá về mức độ gây hại của thuốc giả, thứ nhất thuốc giả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, thứ hai thuốc giả ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của nhà sản xuất, của các hãng dược phẩm chân chính.
Làm sao để chống thuốc giả, thuốc kém chất lượng?
Hầu hết các sản phẩm của hãng có uy tín, có thương hiệu, được nhiều bác sĩ, dược sĩ biết đến đều có nguy cơ bị làm giả do thuốc giả đem lại lợi nhuận khổng lồ.
Để chống nạn hàng giả các ngành công nghiệp dược phẩm, thực phẩm và hàng tiêu dùng sử dụng bao bì chống giả mạo (đóng gói ba lớp niêm phong: Miệng lọ, nắp bảo hiểm, màng có in chữ bao lấy cổ lọ), tem chống hàng giả, mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên điện thoại thông minh hoặc tin nhắn điện thoại.
Đối với người tiêu dùng, có thể tránh việc dùng thuốc giả bằng cách:
Nên mua thuốc tại địa chỉ tin cậy, tuyệt đối không mua thuốc xách tay, các thuốc được bán trên mạng internet tại các quốc gia chưa có luật pháp kiểm soát loại hình bán thuốc này.
Khi mua thuốc cần quan sát kỹ thuốc. Nếu là loại thuốc đã quen dùng, cần xem kỹ bao bì, dạng bào chế (dạng viên nén, viên nang…), mùi vị thuốc khi uống. Nếu có sự nghi ngờ nên nhờ các dược sĩ, bác sĩ tư vấn.
Luôn luôn kiểm tra hạn sử dụng của thuốc để tránh dùng thuốc hết hạn, cảnh giác với những thuốc có giá thấp bất thường.
Tìm hiểu và sử dụng các công nghệ xác minh, tem chống hàng giả để tránh mua phải hàng giả, chủ động bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bản thân và gia đình. Về phía cơ quan chức năng, viện kiểm nghiệm nên tăng cường lấy mẫu kiểm tra đánh giá chất lượng thuốc, phát hiện và thu hồi kịp thời thuốc kém chất lượng, đảm bảo quyền lợi chính đáng được sử dụng thuốc chất lượng để điều trị bệnh của người dân.
Thuốc giả theo Luật Dược sửa đổi năm 2016
Theo Luật Dược sửa đổi năm 2016 định nghĩa thuốc giả, thuốc kém chất lượng như sau:
a) Không có dược chất.
b) Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu.
c) Có dược chất, nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành, trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định nhà sản xuất đã đăng ký với cơ quan quản lý xảy ra trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối.
d) Sản xuất, trình bày, dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ.
Mổ vịt lậu 'ngon ăn', bị 'vịn' 2 lần vẫn không chừa
http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/mo-vit-lau-ngon-an-bi-vin-2-lan-van-khong-chua-695791.html
“Bị phát hiện giết mổ gia cầm trái phép, ông Dương Hỷ Nhỏ (49 tuổi, ở A31/3, ấp 1, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM) tự nguyện tiêu hủy 110 con vịt sống, 115 kg vịt làm sẵn và phụ phẩm”.
Sáng 15-4, ông Khương Trần Phúc Nguyên, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành Chi cục Thú y TP.HCM, cho biết thông tin trên.
Trước đó, khoảng 4 giờ 30 cùng ngày, Chi cục Thú y TP.HCM phối hợp cùng phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an TP bất ngờ kiểm tra địa chỉ nói trên và phát hiện ông Nhỏ đang tổ chức giết mổ vịt trái phép. Tại thời điểm kiểm tra có gần 10 người đang cắt tiết và nhổ lông, mổ vịt trên sàn nhà dơ bẩn, đọng nước lẫn tiết vịt...
Làm việc với đoàn kiểm tra, ông Nhỏ cho biết vịt sống được ông thu mua từ Long An, không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Sau khi giết mổ, thịt vịt được phân phối tới các quán nhậu, tiệm cơm…
Ngoài tự nguyện tiêu hủy lô hàng nói trên, ông Nhỏ còn phải chịu toàn bộ chi phí phát sinh. "Điều đáng nói đây không phải lần đầu mà đã là lần thứ ba ông Nhỏ bị phát hiện tổ chức giết mổ gia cầm trái phép” - ông Nguyên cho biết thêm.
Bài 3: Bếp rượu truyền thống lao đao sau những ngày biến cố
http://www.vietnamplus.vn/bai-3-bep-ruou-truyen-thong-lao-dao-sau-nhung-ngay-bien-co/440745.vnp
Sản xuất kinh doanh rượu tại Việt Nam đã hình thành một ngành công nghiệp với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
Theo thông tin từ Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế), thống kê gần đây nhất cho thấy, ở Việt Nam có khoảng 328 cơ sở sản xuất rượu lớn với sản lượng 360 triệu lít/năm, 320 cơ sở sản xuất nhở với sản lượng dưới 1 triệu lít/năm, hộ gia đình tự sản xuất ước tính khoảng 250 triệu lít/năm.
[Bài 1: Rượu có Methanol: "Lưỡi hái tử thần" lướt trên đầu những "ma men"]
Bên cạnh những lợi ích mang lại cho nền kinh tế thì việc lạm dụng rượu bia, vấn đề chất lượng, an toàn rượu bia và những hệ lụy của nó đã và đang gây ra nhiều hậu quả cho cộng đồng như ngộ độc rượu, tổn hại về mặt sức khỏe, tâm thần, tính mạng của người tiêu dùng, trật tự xã hội, tai nạn giao thông…
Không thể phân biệt được “rượu độc”
Hệ lụy xã hội nghiêm trọng của việc ngộ độc rượu không chỉ là những ca ngộ độc cấp tính nghiêm trọng mà còn để lại những hậu quả lâu dài về giống nòi, trí tuệ, và sức khỏe của người dân.
Việc sử dụng rượu có Methanol khiến cho nhiều người nguy hiểm tới tính mạng và sức khỏe. Bên cạnh đó là nhiều làng nghề sống bằng nghề nấu rượu truyền thống này trở nên lao đao trước những hậu quả của loại rượu trên gây ra.
Bà N.T.Đ – một người nấu rượu thủ công, ở xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai cho hay: “Loại rượu pha chế đó ở có một nhà đầu làng cũng bán, tôi không mua bao giờ. Ở đây có 1-2 bà đi bán loại rượu như vậy, chúng tôi bảo đừng có làm như thế, rượu đó không có thật đâu.”
Bà Đ. cho hay, khi nấu rượu, cứ 10kg gạo với men nấu lên mới được 10 lít rượu. Giá bán 1 lít rượu dao động từ 35-40.000 đồng/lít.
Nhiều người nấu rượu khẳng định rượu thủ công không bao giờ có giá dưới 10.000 đồng/lít. Vì công sức và số tiền người nấu rượu bỏ ra đã vượt gấp mấy lần mức giá bán đó. Nên những loại rượu giá rẻ như vậy chỉ có thể do pha chế mà ra.
[Thêm 2 trường hợp nguy kịch vì uống rượu có Methanol]
Ông Nguyễn Văn Tác - ở Thiển Xuyên, Yên Phong, Bắc Ninh cho hay, tại đây cũng có người dân nơi khác đến làm ăn. Người ta mang theo rượu quê của họ. Có trường hợp mang rượu quê ở huyện Vân Đình nhưng giờ thì không bán được nữa.
“Người ta mang rượu ở địa phương đến và loại rượu đó họ đóng chai sẵn. Họ lên đây bán được một thời gian. Qua đợt vừa rồi, trước thông tin về rượu có Methanol gây nguy hại thì người dân người ta bắt đầu sợ. Rượu của chúng tôi chỉ bán loanh quanh trong vùng nên người dân mua quen thấy yên tâm, còn rượu không có xuất xứ, đóng chai sẵn thì người ta sợ rồi. Làm như thế này thì rõ trắng rõ đen, chứ mập mờ thì người mua sợ không mua hàng nữa. Người sản xuất thật bị ảnh hưởng, bị chậm bán hàng,” ông Tác bộc bạch.
Người dân bao đời nay vẫn chỉ có một thói quen là mua rượu tại một cơ sở sản xuất trong làng hay rượu quê về uống. Trước thực tế rượu pha chế Methanol gây ngộ độc như trên, điều mà người tiêu dùng lo lắng và muốn biết để làm sao phân biệt được đâu là rượu truyền thống, đâu là rượu pha chế với cồn Methanol?
Về vấn đề này, thạc sỹ Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho hay, với các trường hợp ngộ độc Methanol ở Việt Nam, hầu hết là các trường hợp uống rượu trắng trôi nổi, không có nguồn gốc xuất xứ.
Người bị ngộ độc rượu pha Methanol có biểu hiện chậm, 24-48 tiếng sau khi uống mới nhập viện khi đó đã muộn. Người dân uống vào không có cơ hội phát hiện sớm, chừng nào chúng ta vẫn chấp nhận uống loại rượu không có nguồn gốc xuất xứ như thế thì nguy cơ rủi ro cho bản thân vẫn còn.
“Cho tới nay, chúng ta không có cách nào để phân biệt được giữa loại rượu trắng nấu nghiêm chỉnh của người dân với những loại rượu có pha trộn Methanol cao. Người dân chỉ bằng cảm quan thông thường thì không thể phân biệt được. Methanol cũng có vị ngọt, dễ uống, không khác gì rượu bình thường. Vì thế, người dân cần cảnh giác với những loại rượu không nhãn mác, giá siêu rẻ, thậm chí giá chỉ vài nghìn đồng mỗi lít vì đó rất có thể là rượu pha cồn công nghiệp Methanol,” bác sỹ Nguyên chỉ rõ.
Cùng quan điển này, ông Nguyễn Hùng Long - Phó Cục trưởng An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng cho rằng nếu nhìn bằng mắt, ngửi hoặc nếm thì khó biết được rượu có Methanol hay không, mà chỉ có thể phát hiện được thông qua công tác kiểm nghiệm. Nhìn chung, rượu chứa Methanol có vị hơi ngọt.
Nhiều làng nghề nấu rượu lao đao
Sau một loạt ca tử vong vì ngộ độc rượu được thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng từ Tết Nguyên đán đến nay. Nhiều cơ sở nấu rượu truyền thống cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Tại xã tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì có 35 cơ sở sản xuất rượu. Từ sau Tết đến nay, tại đây có nhiều cơ sở sản xuất rượu không đảm bảo phải đóng cửa.
Một xã khác là xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, nhiều hộ gia đình sản xuất cũng lao đao khi phát hiện tại đây có 1 hộ kinh doanh rượu pha cồn công nghiệp chứa Methanol vượt ngưỡng cho phép hàng nghìn lần.
[Bài 2: Rượu bán khắp nơi, giá rẻ như mua một chai nước lọc]
Thôn Cự Đà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội – đầu mối buôn bán rượu, thời gian vừa qua cơ quan chức năng đã kiểm nghiệm và có mẫu rượu tại đây có chứa Methanol vượt nhiều ngưỡng cho phép. 26 hộ nấu rượu tại làng Cự Đà đã phải đóng cửa, dừng toàn bộ hoạt động chưng cất, nấu rượu sau nhiều sự cố gần đây. Gần một tháng nay, không hộ dân nào còn nấu rượu.
Chúng tôi tìm về thôn Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh sau những ngày thông tin về rượu giả, rượu kém chất lượng tràn lan trên thị trường. Không khí nơi đây cũng có phần kém nhộn nhịp hơn trước. Mùi men rượu, mùi hơi rượu thơm nồng quanh làng đã không còn như trước, các bếp rượu không còn đỏ lửa.
Thôn Đại Lâm vốn nổi tiếng với nghề làm rượu truyền thống từ nhiều đời nay với khoảng 60% hộ dân sống bằng nghề làm rượu.
Ông Trần Văn Hạ - Trưởng thôn Đại Lâm cho biết, toàn thôn có 1.500 hộ dân với khoảng 8.000 nhân khẩu.
Những bếp rượu của các cơ sở sản xuất đa phần nằm ngay tại các hộ gia đình. Các gian ủ men được che chắn cẩn thận để duy trì được nhiệt độ thích hợp cho việc lên men.
Khi được hỏi về việc có cách nào để khẳng định rượu của gia đình sản xuất đảm bảo an toàn hay không? Bà Trần Thị Chỉnh – chủ một cơ sở sản xuất rượu tại thôn Đại Lâm cho hay: “Rượu của gia đình tôi được nấu bằng gạo nếp. Từ lúc ngâm đến ủ và đổ nước hoàn thành ra rượu là mất 15 ngày. Sau đó có sử dụng nhiệt kế để đảm bảo chắc chắn độ rượu. Các chum gạo ủ men của gia đình bà được bảo quản trong một gian nhà tối và che chắn rất cẩn thận đảm bảo cho quá trình lên men.”
Về quy trình nấu rượu ông Trần Văn Công – một người có hơn 20 năm kinh nghiệm nấu rượu tại thôn Đại Lâm cho biết: “Chúng tôi vẫn nấu rượu thủ công theo cổ truyền từ ngày xưa. Nấu ra là đem đi bán. Sau khi nấu gạo đem đi ủ men được mấy ngày thì cho vào ang rồi đổ nước ngâm thêm một thời gian nữa. Quá trình đó mất khoảng từ 10-15 ngày.”
Bên bếp rượu những ngày này không còn nhộn nhịp, tất bật như trước, ông Công giãi bày: “Bây giờ nhà nước bảo đi bán phải có giấy tờ, tem nhãn, thì hiện nay chúng tôi cũng không biết đi làm cái này ở đâu. Các cơ quan chức năng phải tạo điều kiện cho chúng tôi có giấy tờ để chúng tôi đi bán được hàng. Hiện nay, đầu ra cho rượu rất khó khăn.”
Ông Công cho biết, cách đây vài năm vào thời kinh doanh thuận lợi nhất, mỗi tuần cơ sở tôi có thể xuất đi được một đến hai chuyến rượu. Mỗi chuyến khoảng 5 đến 7 phi rượu (mỗi phi rượu 200 lít). Thế nhưng gần đây mỗi tháng chỉ đi được hai chuyến là nhiều.
Trước thông tin hàng loạt những thông tin về rượu có chứa cồn công nghiệp Methanol, nấu rượu không cần bếp, bà Chỉnh cho biết: “Dù mình có bếp thật nhưng dù sao mình vẫn là người Đại Lâm, rượu Đại Lâm. Việc con sâu làm hỏng cả nồi canh như thế khiến người mua hiểu nhầm về rượu của làng. Gia đình tôi đã làm rượu từ nhiều đời nay nhưng nếu những người làm việc pha chế rượu như thế rất có thể khiến mình bị bị mất nghề. Tôi mong muốn làm sao các cấp chính quyền vào cuộc để nạn rượu giả giảm và rượu truyền thống làm sao có thương hiệu.”
Khi nói về những giấy phép cần thiết để sản xuất rượu, ông Trần Văn Công bộc bạch: “Mới đây người ta yêu cầu cơ sở của tôi phải có giấy phép sản xuất rượu, giấy phép đủ điều kiện sản xuất rượu, giấy phép kinh doanh, công bố hợp quy. Giờ tôi mới đi làm giấy phép kinh doanh và công bố hợp quy còn giấy phép sản xuất rượu và vệ sinh an toàn thực phẩm mới đang đi làm.”
Nhìn lặng lẽ về phía bếp rượu và vừa vân vê những chiếc thùng ủ rượu, Công ngậm ngùi: “Sau những ngày thông tin về rượu kém chất lượng vừa qua thì đoàn liên ngành của tỉnh đã đến kiểm tra và đã có kết quả là rượu của cơ sở tôi âm tính với Methanol. Tôi cũng như những hộ dân khác ở làng cũng chỉ mong là các cơ quan chính quyền tạo điều kiện để đầy đủ thủ tục giấy tờ, việc buôn bán được thuận lợi.”
Đề cập đến công tác cấp phép để sản xuất rượu, phó giáo sư Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam nhấn mạnh: “Tôi thấy đúng là công tác thực thi của chúng ta có vấn đề. Các văn bản không thiếu, nhưng nhắc tới việc cấp phép thì tôi được biết một báo cáo hiện nay là ta mới cấp phép được rượu dân tự nấu khoảng 15%. Tuần trước, cách đây 4 ngày tôi đi xuống Ninh Bình – một tỉnh sản xuất được coi là đứng đầu Việt Nam về sản xuất rượu thủ công, tỉnh báo cáo có 2.500 cơ sở sản xuất rượu thủ công, song chođến nay mới cấp phép được 6 giấy phép – tức là 0,4%. Nếu như vậy thì tại Việt Nam, tôi nghĩ là rượu không quản lý được rượu tự nấu trong dân. Quản lý rượu dân tự nấu đúng là có vấn đề.”
Thực tế, trong nhiều năm nay, nhiều hộ gia đình sản xuất rượu thủ công tại các làng nghề đều không có giấy phép kinh doanh, thiếu nhiều loại giấy tờ do việc buôn bán đều mang tính tự phát và nhỏ lẻ.
Chỉ khi nhiều vụ việc ngộ độc rượu Methanol xảy ra liên tiếp trong thời gian gần đây thì nhiều cơ quan chức năng mới vào cuộc mạnh mẽ để truy tìm nguyên nhân, lấp những lỗ hổng trong công tác quản lý.
Bài 4: Bắt buộc Methanol phải pha màu sắc sặc sỡ
Cảnh giác với hóa chất trong mỹ phẩm
http://suckhoedoisong.vn/canh-giac-voi-hoa-chat-trong-my-pham-n130358.html
Trong hầu hết các loại mỹ phẩm đang lưu hành trên thị trường, bên cạnh dưỡng chất đều có chứa một số hóa chất để bảo quản, tạo mùi hương...
Trong hầu hết các loại mỹ phẩm đang lưu hành trên thị trường, bên cạnh dưỡng chất đều có chứa một số hóa chất để bảo quản, tạo mùi hương... Các chất này có thể xâm nhập, hấp thu vào máu đi đến các mô của cơ thể gây hại...
Chất chống ôxy hóa
Butylated hydroxyanisole (BHA) là một chất chống ôxy hóa tổng hợp, được sử dụng rộng rãi làm chất bảo quản để ngăn ngừa sự biến chất của sản phẩm, ổn định hoạt chất. Do đó, BHA được sử dụng như một chất bảo quản trong thực phẩm có chứa chất béo, bao gồm cả đồ uống, kem, kẹo, bánh nướng, các loại dầu ăn, ngũ cốc, men bia khô và xúc xích... Ngoài ra, BHA còn có mặt trong nhiều loại sản phẩm mỹ phẩm như: sữa dưỡng thể, son môi... Khi sử dụng BHA với liều lượng 50 - 100mg/kg thể trọng sẽ được chuyển hóa và đưa ra khỏi cơ thể ở dạng nước tiểu, dưới nồng độ cho phép này không gây ngộ độc cho cơ thể. Mặc dù vậy, đây là chất nghi ngờ gây ung thư, dị ứng, ngộ độc, gây rối loạn cơ thể trên động vật thí nghiệm như khỉ, chó, chuột, mèo... khi được sử dụng liều cao (khoảng 0,8g/kg thể trọng một ngày). Do đó, nếu bạn sử dụng quá nhiều mỹ phẩm chứa BHA, đặc biệt là đối với các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, trôi nổi trên thị trường, không được kiểm định hàm lượng chất ôxy hóa này lại kết hợp với thức ăn chế biến sẵn cũng chứa chất này thì không an toàn cho cơ thể.
Chất bảo quản
Chất DMDM hydantoin: Chất này được tạo ra từ công nghệ dầu mỏ và được sử dụng như một hoạt chất chống đông trong xe hơi. DMDM Hydantoin là một chất bảo quản ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tăng trưởng của vi sinh vật, do đó được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc da và tóc. Nó được xem là chất bảo quản được cho phép sử dụng thay thế cho parabens, với nồng độ khoảng 0,2-0,6%. Tuy nhiên, chất này có thể giải phóng formaldehyde - một chất gây ung thư. Ngoài ra, hoạt chất này có thể gây đau cơ, ung thư, viêm da tiếp xúc, viêm da kích thích, trầm cảm, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, mất ngủ... Nếu tiếp xúc chất này nhiều, nồng độ cao trong thời gian dài có thể gây tình trạng hen suyễn, tim đập nhanh, kích ứng đường hô hấp
Chất parabens: Có mặt trong các sản phẩm làm đẹp, được dùng để ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc, là một chất bảo quản được sử rộng rộng rãi cho các sản phẩm mỹ phẩm. Parabens có cơ chế hoạt động như một oestrogen tổng hợp, vì vậy có thể phá vỡ hệ thống nội tiết, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và sức khỏe của thai nhi, có khả năng gây viêm da biểu bì, ung thư vú, gây tình trạng mạn kinh sớm, chứng loãng xương, giảm khả năng sinh sản ở nam giới.
Chất tạo mùi hương
Các hương liệu tự nhiên có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như hoa oải hương làm tăng sự trao đổi chất trong cơ thể, giúp tinh thần và thể xác ổn định, giảm stress, nhức đầu, mất ngủ, khử khuẩn, chống viêm da... Hương bạc hà giúp tăng cường năng lượng cơ thể, mùi hương chocolate giúp tăng cường trí nhớ. Tuy nhiên, mùi hương được làm từ chất tạo mùi thì lại khác. Chẳng hạn như một sản phẩm có hương chanh không có nghĩa là chúng được làm từ quả chanh tươi... Hầu hết các mùi hương có trong mỹ phẩm đều được tạo ra từ các chất tạo mùi là hóa chất phthales, mang hương liệu tổng hợp, còn được sử dụng để diệt côn trùng... chất này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn là tác nhân gây dị ứng, kích ứng đường hô hấp. Theo báo cáo của WHO, đây là chất có thể gây ung thư. Phthales thường có trong son môi, nước hoa, nước sơn móng, xịt tóc... có các ký hiệu được ghi trên bao bì sản phẩm như: BZBP, DBP, DEP... đôi khi ghi là pragrance.
Khi sử dụng sữa tắm, dầu gội, mỹ phẩm chăm sóc da, kem chống nắng... bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường trên cơ thể thì rất có thể bạn đang bị dị ứng với hương liệu chứa trong mỹ phẩm. Với những biểu hiện: ngứa họng, ngứa mũi, hắt xì, ngứa mắt, phát ban, ngứa ngoài da, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt... nên dừng ngay sản phẩm.
Hương liệu có thể xâm nhập cơ thể thông qua việc hít thở hoặc qua tiếp xúc với da. Nếu như hóa chất được đưa vào cơ thể với nồng độ và hàm lượng thấp thì có thể cơ thể tự giải độc và đào thải ra bên ngoài. Nếu chất độc ở nồng độ cao sẽ gây tổn thương các tế bào trong cơ thể. Và đó là lý do các cơ quan quản lý luôn buộc các nhà sản xuất phải ghi rõ hàm lượng và nồng độ hương liệu trên các sản phẩm để không ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Khi mua mỹ phẩm, bạn nên tìm thông tin cho thấy sản phẩm đó không có hương liệu bằng dòng chữ “fragrance-free”.
Chất dưỡng da
Retinyl palmitate (vitamin A) được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm dưỡng da, chống lão hóa. Tuy nhiên, theo Ủy ban Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng của châu Âu mới đưa ra thông tin, vitamin A trong mỹ phẩm có thể thấm qua da, cộng hưởng với vitamin A có sẵn trong cơ thể hoặc từ thực phẩm chức năng, thức ăn... mà người tiêu dùng đã tiêu thụ, từ đó có thể dẫn đến quá liều gây tác hại cho sức khỏe như biến đổi bào thai, loãng xương...
Chất cân bằng PH
Triethanolamine (TEA) là một hợp chất hữu cơ bao gồm ethylene oxide và amoniac. Hợp chất hóa học này thường được tìm thấy trong một số sản phẩm mỹ phẩm như: sữa dưỡng thể, phấn mắt, mascara, bút kẻ mắt, nước hoa, kem che khuyết điểm... Đôi khi, nó cũng được thêm vào các sản phẩm chăm sóc tóc như thuốc nhuộm tóc, kem cạo râu... Tác dụng chính của chất này là cân bằng độ pH, nhưng nó còn có tác dụng giúp giữ cho sản phẩm ổn định, làm mềm sản phẩm trên da.
Mặc dù Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt triethanolamine là an toàn để sử dụng, nhưng sản phẩm không được chứa quá 5% nồng độ chất này. Mặc dù đây là chất có nhiều công dụng nhưng nếu sử dụng lâu dài nó cũng gây nguy hiểm cho da và hệ thống miễn dịch (gây khô, ngứa da, gãy tóc, chảy nước mắt, mụn nước, nóng bỏng...).
Nếu bạn thường xuyên sử dụng màu mắt và bút kẻ mắt có chứa các hợp chất này thì cần phải làm sạch da hoàn toàn trước khi đi ngủ. Không nên để loại hóa chất này lưu lại trên da trong suốt 24 giờ.
Bé gái thoát chết trong gang tấc nhờ sớm phát hiện virus trong não
Chứng kiến bé gái 11 tuổi nằm cùng phòng với con được người nhà đưa về an táng; tôi phập phồng lo sợ nghĩ đến con mình cũng đang bị virus trong não.
Giữa ranh giới của sự sống và cái chết cận kề, may mà bé nhà tôi đã được cứu sống”, chị Bé, mẹ của bệnh nhi T.Q.G. (16 tuổi, sống ở huyện Nhà Bè, TP.HCM) kể lại trong niềm phấn khởi.
Bệnh gì mà sốt hoài không hạ
Cuối năm 2016, bỗng bé G. bị sốt cao, có ngày sốt đến 3 lần rồi bé bị tiêu chảy mà không chẩn đoán ra bệnh. Gia đình đưa em đến Bệnh viện huyện Nhà Bè, các bác sĩ nghi bé bị sốt siêu vi, dù cho uống thuốc kháng sinh nhưng bệnh vẫn không giảm.
Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhi được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2 để theo dõi, các bác sĩ chẩn đoán bé bị lupus ban đỏ.
Tiến sĩ bác sĩ Hoàng Thị Diễm Thúy, Trưởng khoa Thận – Nội tiết, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, kể: Ngay khi nhập viện, các bác sĩ làm xét nghiệm phát hiện bé bị bệnh lupus ban đỏ. Đây là bệnh tự miễn, không rõ nguyên nhân và gây tổn thương đến khắp các cơ quan nội tạng quan trọng trong cơ thể như: gan, thận, mắt, hệ tiêu hóa...
Sau khi điều trị lupus ban đỏ, bé được xuất viện thì đến cuối tháng 2/2017, bệnh nhân đột ngột nhập viện trở lại với tình trạng thận phù lên, da bị đỏ lên tổn thương nghiêm trọng hơn kèm tiêu chảy nhiều lần. Khi mắc lupus ban đỏ, hệ miễn dịch của cơ thể không còn giúp cơ thể tạo ra kháng thể bảo vệ các “vật thể lạ” mà quay sang tấn công chủ nhân.
Bác sĩ Thúy nhớ lại: “Khi chúng tôi điều trị xong bệnh lupus ban đỏ cho cháu thì bệnh viện cũng lo lắng. Vì hệ miễn dịch yếu nên các bé bị lupus ban đỏ dễ bị các bệnh nhiễm trùng cơ hội tấn công sau đó và tử vong”.
Theo thống kê của thế giới, có 60% ca lupus ban đỏ tử vong là do nhiễm trùng cơ hội (lợi dụng cơ thể đang suy giảm miễn dịch nên các loại virus hoặc vi khuẩn khác tấn công vào cơ thể).
Những siêu vi này là lành tính đối với cơ thể có sức đề kháng bình thường nhưng trở nên “ác” đối với các cơ địa suy giảm miễn dịch. Vì nghi ngờ bé nhiễm vi khuẩn, bệnh viện Nhi đồng 2 tung tất cả các kháng sinh mạnh nhất nhưng bệnh vẫn không giảm.
Loại virus 'thân quen' lại tấn công não
Và lần đầu tiên, nhờ kỹ thuật mới lần đầu tiên được triển khai tại TP.HCM với sự hỗ trợ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, các bác sĩ đã tìm được virus CMV trong bệnh nhân. Nhờ bằng chứng này nên bệnh nhân mới được bảo hiểm y tế cho sử dụng thuốc Ganciclovir để diệt virus CMV.
Ngay lập tức, các bác sĩ đã thay thế kháng sinh thông thường bằng thuốc diệt CMV và bé đã hồi phục kỳ diệu sau 1 tuần. Bệnh nhi cũng hết sốt, không còn tiêu chảy và vài ngày nữa sẽ xuất viện.
Sau ca đầu tiên thành công này, nhờ phát hiện rõ nguyên nhân gây chết người trên bệnh nhi lupus ban đỏ là CMV, bệnh viện cũng lấy lại mẫu máu của bé gái 11 tuổi chết trước đó cũng phát hiện do CMV.
Sau ca này, các bác sĩ đã mạnh dạn tìm CMV trong mô khác như tủy xương, nước tiểu của các ca khác và tiếp tục điều trị thành công.
Nếu như Việt Nam triển khai kỹ thuật này sớm hơn thì đã cứu được nhiều cháu bé.
Tuy nhiên, sự hiện diện CMV trong máu cũng là xét nghiệm có giá trị để chẩn đoán bệnh, Việt Nam đã làm được từ lâu nhưng chưa đủ sức thuyết phục hội đồng khoa học chấp nhận cho bệnh nhân được điều trị.
Theo bác sĩ Thúy, CMV là loại vi rút phổ biến gặp ở trên 80% người trưởng thành. Bình thường, loại vi rút này sống hòa bình với cơ thể người, nhưng khi cơ thể suy yếu thì chúng phát triển ồ ạt, quay sang tấn công cơ thể.
Và nhiễm CMV nặng như trường hợp trên không nhiều trên thế giới, thống kê của y văn thế giới đên năm 2012 ghi nhận toàn cầu chỉ có 7 bệnh nhi lupus ban đỏ nhiễm CMV nặng, còn người lớn đến thời điểm hiện tại là 26 ca.
Khi mắc bệnh trẻ phải điều trị đến 3 tháng và chi phí rất tốn kém.
Gạt nước mắt, chị Bé kể: Gia đình gom tất cả tài sản và mượn của bên ngoại hơn 90 triệu đồng để trả viện phí cho bé, dù bảo hiểm y tế đã chi trả một phần. Sắp tới, tôi lo sợ không biết bé có bị bệnh cơ hội nào tấn công nữa không, chứ ba bé chỉ đi quét rác, dọn dẹp vệ sinh ở quận 7 mỗi tháng có 7 triệu đồng mà nuôi hai con ăn học, còn tôi sức khỏe xuống dốc nên mới nghỉ việc giao thư được vài tháng nay.
PGS Nguyễn Thị Minh Thái: Tôi chọn bác sĩ Việt Nam để điều trị ung thư
Không may phát hiện bệnh ung thư đại tràng phải phẫu thuật, trong thời gian điều trị bệnh PGS Nguyễn Thị Minh Thái vẫn làm việc bình thường. Bà cho rằng chỉ khi biết mình ung thư mới biết sợ là như thế nào.
Mổ cấp cứu phát hiện ung thư
Tại buổi chia sẻ với sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn về vấn đề “Ung thư, ghép tạng và những thách thức với truyền thông y tế”, PGS Nguyễn Thị Minh Thái đã chia sẻ về câu chuyện điều trị ung thư của mình.
Với PGS Thái, mọi người chỉ nghe đến từ ung thư, những con số báo động về ung thư đã thấy khủng khiếp, nhưng khi trở thành bệnh nhân ung thư rồi thì sự khủng khiếp đó còn lớn hơn rất nhiều.
PGS Thái không hề biết mình bị bệnh. Khi bà bị đau bụng, phải vào bệnh viện cấp cứu, sau khi mổ xong mới biết là ung thư.
GS Trịnh Hồng Sơn – Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức là bác sĩ điều trị cho PGS Thái.
Lúc ấy, bà rất hoảng loạn và hỏi bác sĩ nên làm gì. Trong ba biện pháp trên, bác sĩ đã chọn là mổ phanh.
PGS Thái kể lại “Tôi chưa bao giờ bị mổ, tôi rất kinh ngạc, liệu mổ thế có chết không. Bác sĩ Sơn cười "nếu chị chết thì em và chị cùng dắt tay nhau xuống mồ cho vui". Bác sĩ đã chọn mổ phanh thì tôi hoàn toàn đồng ý. Sau khi tỉnh dậy tôi mới biết là ung thư. Bác sĩ bảo đã mổ và nạo vét sạch sẽ cho tôi”.
Lúc ấy PGS Thái chỉ còn biết khôi hài nói với bác sĩ rằng “chị có phải kênh mương đâu mà bác sĩ nạo vét”, nhưng thực chất là hài hước để quên đi hai từ ung thư.
Từ khi bị bệnh ung thư, bà là nhà khoa học nên luôn luôn nghĩ rằng nếu phải chết thì chết nhưng mình phải có lý do và phải được đối thoại.
Dù yên tâm mổ vì GS Sơn là người trực tiếp mổ ung thư đại tràng cho bố của bà và đến nay cụ vẫn sống đến 90 tuổi, PGS Thái tin rằng mình sẽ điều trị bệnh ổn. Chỉ có điều, PGS Thái bị ung thư trên nền bệnh tiểu đường, nên phải qua bệnh viện nội tiết trị tiểu đường xong mới vào Bệnh viện K3 Tân Triều điều trị tiếp.
Vẫn chọn bác sĩ Việt
Khi xuống Bệnh viện K, bác sĩ không thể điều trị cho bà vì vừa hậu phẫu, hóa trị và thêm tiểu đường, bà được bác sĩ khuyên về uống thuốc. Bà về và uống thuốc đến tháng thứ 4.
“Bác sĩ bảo phải hóa trị và tôi điều trị hóa trị 12 đợt, mỗi đợt như một quả bom chạy qua người, tiêm thuốc và đeo thuốc tôi vẫn đi làm, như lên chương trình Giai điệu tự hào, mà không ai biết” - PGS Thái kể lại.
Trong thời gian điều trị bệnh, PGS Thái đã được nhiều bạn bè khuyên nên bán nhà ra nước ngoài điều trị. Bạn bè có người ung thư phổi bỏ vài tỷ đồng ra nước ngoài điều trị. Nhưng PGS Thái vẫn nói không và chọn điều trị ở Việt Nam.
Với chỉ định của bác sĩ, PGS Thái vui khi 12 đợt hóa xạ trị của bà không bị rụng tóc, sức khỏe ổn, làm việc được.
Là bệnh nhân ung thư, PGS Thái cho rằng, bệnh ung thư cần phải được kiểm soát. Những người bị bệnh phải được giải thích và điều trị tử tế: “Bác sĩ Sơn điều trị cho tôi bảo bệnh ung thư là bệnh 50/50, tức 50 là tinh thần, 50 là thể chất. Tôi nói với bác sĩ Sơn mình chọn 60 và tôi đã cố là 60 đó”.
GS Trịnh Hồng Sơn cho biết, PGS Nguyễn Thị Minh Thái bị ung thư biểu mô tuyến đại tràng và đã làm phẫu thuật điều trị. Tại Việt Nam bệnh nhân phát hiện ung thư đại trực tràng giống như PGS Thái không phải hiếm, chỉ đến khi tắc ruột, đau bụng mổ cấp cứu mới phát hiện ra ung thư.
Có những bệnh nhân mổ ra có tới 425 hạch trong bụng. Việc thường xuyên nội soi, kiểm tra đại trực tràng sau tuổi 40 rất quan trọng để phát hiện sớm bệnh.
BV Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí: Khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh miễn phí cho 170 lượt trẻ
Nhằm phát hiện và điều trị sớm bệnh tim bẩm sinh ở trẻ nhỏ bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí tổ chức đợt khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em dưới 7 tuổi tại các trường Mầm non, Tiểu học trên đại bàn thành phố Uông Bí từ tháng 4/2017 đến hết 12/2017
Trong ngày đầu tiên của đợt khám tại trường Mầm non Hoa Lan diễn ra vào ngày 15/4/2017, Đoàn công tác bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã tiến hành khám sàng lọc, siêu âm, và tư vấn cho 170 lượt trẻ, qua đó có 3 trường hợp trẻ nghi mắc bệnh lý tim bẩm sinh, trong đó có 2 trường hợp nghi mắc thông liên nhĩ, 1 trường hợp nghi có dòng rối trong thân chung động mạch phổi. Các bác sĩ cũng phát hiện thêm 4 trường hợp trẻ bị viêm phế quản. Đối với 2 trường hợp trẻ nghi mắc bệnh lý tim bẩm sinh, các bác sĩ khuyên phụ huynh cần đưa trẻ tới khám chuyên sâu tại bệnh viện để có phương án điều trị sớm nhất.
Bên cạnh việc khám sàng lọc, các bác sĩ còn lồng ghép tư vấn về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ cho các bậc phụ huynh. Chương trình khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh được bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển tổ chức nhằm phát hiện sớm các em nhỏ bị bệnh tim bẩm sinh nhằm có phương án can thiệp, điều trị kịp thời. Qua đó giúp cho các bé có một trái tim khỏe mạnh, phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần để hòa nhập cộng đồng.
Đợt khám sàng lọc tim bẩm sinh tiếp theo dự kiến sẽ được bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí tổ chức tại trường mầm non Thanh Sơn vào ngày 29/4/2017.
Cứu sống bé trai bị cành cây dài 8cm đâm xuyên vùng cổ
http://www.vietnamplus.vn/cuu-song-be-trai-bi-canh-cay-dai-8cm-dam-xuyen-vung-co/441382.vnp
Ngày 12/4, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận trường hợp cấp cứu khẩn cấp là một bé trai 9 tuổi trong lúc chơi ngã lao vào bụi cây và không may bị cành cây đâm xuyên cổ.
Các bác sỹ cho hay, khi nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng vết thương nhiễm trùng và hoại tử rất nguy kịch. Nếu không được phẫu thuật kịp thời, bệnh nhi rất có khả năng bị sốc nhiễm trùng dẫn đến tử vong.
Bé trai 9 tuổi, Nghệ An bị ngã vào bụi cây vào khoảng 20 giờ ngày 10/4. Ngay sau sự cố, bé được gia đình đưa vào bệnh viện huyện và bệnh viện tỉnh Nghệ An.
Sau khi tiến hành sơ cứu và loại bỏ một phần dị vật, cháu bé được các bác sỹ bệnh viện tỉnh chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương.
Các bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiến hành thăm khám và chụp CT cho bệnh nhi.
Trong quá trình thăm khám và băng bó vết thương, các bác sỹ phát hiện một dị vật cứng nằm trong cổ bệnh nhi, nên đã quyết định mổ cấp cứu để cứu tính mạng bệnh nhân.
Tiến sỹ Nguyễn Tuyết Xương, Trưởng khoa Tai-Mũi-Họng cho biết, cháu bé bị một chạc cây đâm từ thành cổ trái xuyên sau gáy, một cành ngang gây rách toàn bộ cổ phía trước sát khí quản.
Khi được chuyển đến viện, bé đã bị tràn khí toàn bộ dưới da từ thái dương trái lan xuống bên trái cổ. Ngoài ra, vết thương bị nhiễm trùng và nhiễm độc rất nặng do đã kéo dài đến ngày thứ ba.
Ca phẫu thuật diễn ra trong 2 giờ đồng hồ căng thẳng. Các bác sỹ đã loại bỏ thành công dị vật là một mảnh cành cây dài 8cm, đường kính 1,2cm đồng thời cắt bỏ tổ chức hoại tử, cầm máu, ngăn chặn tình trạng tràn khí…
8 tiếng sau mổ, sức khỏe của cháu bé ổn định, giảm sốt và được chuyển về Khoa Tai-mũi-họng để tiếp tục chăm sóc.
Theo bác sỹ Nguyễn Tuyết Xương, đây là một trong những tai nạn sinh hoạt nghiêm trọng có thể xảy đến với trẻ em.
Các bác sỹ khuyến cáo, thời điểm học sinh được nghỉ Hè cũng đồng thời là giai đoạn cao điểm xảy ra các tai nạn sinh hoạt đáng tiếc.
Với trẻ em, phụ huynh cần hướng cho con những hình thức giải trí lành mạnh, an toàn đồng thời giáo dục ý thức tự bảo vệ bản thân cho trẻ.
Bệnh viện Thu Cúc kết luận nhầm ca ung thư tụy mật?
http://kienthuc.net.vn/khoe-dep/benh-vien-thu-cuc-ket-luan-nham-ca-ung-thu-tuy-mat-855720.html
Nữ bệnh nhân bức xúc phản ánh 3 lần nhận kết luận nhầm ung thư tụy mật tại bệnh viện Thu Cúc.
Theo thông tin trên báo Giao Thông, sau khi đến khám tổng thể và tầm soát ung thư tại bệnh viện Thu Cúc (Thụy Khuê, Hà Nội), chị Nguyễn Lan Anh (24 tuổi, trú tại Thái Nguyên) đã bất ngờ với kết quả khám bệnh khi chỉ số VA 19-9 của mình cao bất thường lên tới 148,32 IU/ml và kèm theo đó là kết luận ung thư tụy mật của bác sĩ bệnh viện Thu Cúc.
Không tin tưởng vào kết luận này, chị Lan Anh tiếp tục yêu cầu khoa xét nghiệm bệnh viện Thu Cúc kiểm tra lại lần 2 vẫn trên mẫu máu thì lại nhận được kết quả khá khác so với lần thứ nhất đó là 50,93 IU/ml, vẫn vượt chỉ số an toàn (37IU/ml).
Sau những thắc mắc của bệnh nhân, bệnh viện Thu Cúc đã đề nghị với chị Lan Anh rằng sẽ đưa mẫu sinh tiết của chị sang Singapore để xét nghiệm lại nhưng chị phải trả mức phí là 2,5 triệu đồng cho chuyên gia phía nước bạn kiểm tra. Và kết luận cuối cùng vẫn khẳng định bệnh nhân ung thư tụy mật.
Vẫn không an tâm với kết quả xét nghiệm, người thân của chị Lan Anh đã khuyên chị đi xét nghiệm tại bệnh viện đầu ngành của Việt Nam về ung thư là bệnh viện K và Viện Huyết học Truyền máu TƯ, Khoa Sinh Hóa. Tại các địa điểm này, kết quả thể hiện với các chỉ số hoàn toàn khác, là 31,2% < 35. Đây là các chỉ số thể hiện ở người bình thường, khỏe mạnh.
Cũng theo báo Giao Thông, phóng viên đã liên hệ qua đường dây nóng của bệnh viện Thu Cúc để làm rõ vấn đề này thì phía bệnh viện cho hay, "sẽ chuyển toàn bộ nội dung này sang bộ phận chăm sóc khách hàng và hẹn sẽ trả lời”.
BS. Đặng Thế Căn - nguyên Giám đốc BV K Trung ương - cho biết trên báo Giao Thông rằng, ung thư tụy mật vốn khó chuẩn đoán. Việc tầm soát ung thư tụy mật là rất khó. Hiện mới chỉ thực hiện tầm soát đối với các loại ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư đại trực tràng và ung thư khoang miệng… Do tụy không có diện sinh học đặc hiệu nên xét nghiệm máu với chỉ số CA chỉ có thể xem là gợi ý tương đối. Mới chỉ xét nghiệm máu mà kết luận ung thư là không được, cần dựa vào dấu hiệu lâm sàng, siêu âm... trước khi khẳng định.
Cảnh báo: Việt Nam xuất hiện siêu vi khuẩn kháng mọi kháng sinh
http://laodongthudo.vn/viet-nam-xuat-hien-sieu-vi-khuan-khang-moi-khang-sinh-51789.html
Trong khi nhiều quốc gia phát triển đang còn sử dụng kháng sinh thế hệ 1 có hiệu quả thì Việt Nam đã sử dụng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4. Đáng lo ngại hơn, ở nước ta đã xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại kháng sinh…
Trong hai ngày 13 và 14/4 tại Bệnh viện Bạch Mai, Hội Hồi sức cấp cứu và Chống độc đã tổ chức Hội nghị Khoa học thường niên chuyên ngành Hồi sức cấp cứu (HSCC) và Chống độc với sự tham gia của hơn 830 đại biểu là các bác sĩ chuyên ngành HSCC và Chống độc trên toàn quốc.
Tại hội nghị, kháng kháng sinh là một trong 8 chủ đề được các đại biểu đặc biệt quan tâm thảo luận.
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế cho biết, hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh ở Việt Nam đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng của các vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh.
Trong khi nhiều quốc gia phát triển đang còn sử dụng kháng sinh thế hệ 1 có hiệu quả thì Việt Nam đã sử dụng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4. Đáng lo ngại hơn, ở nước ta đã xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại kháng sinh…
GS. Vũ Văn Đính, Nguyên Chủ tịch Hội HSCC và Chống độc Việt Nam cũng thông tin, vấn đề kháng sinh và đặc biệt là tình trạng đa kháng thuốc của vi khuẩn rất nan giải, nhất là tại các khoa Hồi sức tích cực. Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh vào loại cao nhất, kéo dài ngày điều trị trung bình, tăng tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân tại khoa cấp cứu và hồi sức.
Để giải quyết vấn đề này, các tham dự viên của Hội nghị đã tập trung tham luận về những vấn đề mang tính thời sự của chuyên nghành như cập nhật những hiểu biết mới về sinh bệnh học của nhiễm khuẩn (sepsis) và các ứng dụng trong thực hành lâm sàng ở Việt Nam để làm giảm tỉ lệ tử vong do nhiễm khuẩn.Bên cạnh các vi khuẩn kháng thuốc là thực trạng và các giải pháp của tình trạng gia tăng nhiễm nấm trong các khoa hồi sức cấp cứu cũng được các báo cáo đề cập đến.
Cũng trong khuôn khổ hội nghị đã diễn ra một hoạt động hết sức ý nghĩa, đó là việc xuất bản sách “Kháng sinh dùng trong Hồi sức cấp cứu”. Đây được coi là một trong các hướng dẫn thực hành sử dụng kháng sinh thích hợp trong kỉ nguyên đa kháng.
Chữa bệnh hiểm nghèo: Chi phí bằng 1/100 thế giới
Trong 15 năm qua, kĩ thuật lọc máu hiện đại trong hồi sức đã được áp dụng và phổ biến trên toàn quốc đã giúp cứu sống hàng chục ngàn bệnh nhân. Năm 2016, cụm công trình lọc máu liên tục tiến hành ở đa trung tâm trong cả nước đã được nhà nước ghi nhận bằng “Giải thưởng nhà nước” cho 28 tác giả tham gia nghiên cứu.
Bên cạnh đó,Việt Nam đã và đang đối mặt với các vấn đề y tế thời sự như đại dịch cúm A/H1, H5..., dịch sởi đã dẫn đến nhiều bệnh nhân tử vong do suy hô hấp nặng. Để cứu sống các bệnh nhân mắc SARS, cúm A/H5N1...có biến chứng suy đa tạng cần sử dụng các biện pháp kĩ thuật cao như tim phổi nhân tạo (ECMO), lọc máu...Các biện pháp này, hiện nay đã được áp dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến như Hàn Quốc, Nhật, Mỹ... với chi phí lên đến hàng triệu đô la Mỹ.
Trong điều kiện Việt Nam, các thầy thuốc đã áp dụng kĩ thuật này vào để cứu sống nhiều bệnh nhân suy hô hấp nặng, sốc tim do viêm cơ tim cấp có biến chứng suy đa tạng với tỉ lệ thành công trên 70%.
Điều đáng chú ý, hiệu quả điều trị bệnh cao như vậy nhưng chi phí điều trị của bệnh nhân tại Việt Nam chỉ bằng 1/100 (khoảng 150 - 200 triệu đồng) so với các nước tiến tiến. Nếu được bảo hiểm y tế thanh toán thì chi phí do người bệnh phải chi trả còn là con số rất nhỏ.
Từ thực tiễn đó, các bác sĩ khuyến cáo toàn dân tham gia bảo hiểm y tế hằng năm để làm giảm gánh nặng về tài chính cho gia đình và xã hội trong trường hợp không may mắc các bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là các bệnh cấp tính không lường trước được.
Hiện nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp tốt với các bệnh viện để từng bước thanh toán chi phí các kĩ thuật cao như lọc máu liên tục, thay huyết tương và bắt đầu thanh toán cho kĩ thuật ECMO. Qua đó giúp cho người bệnh và bệnh viện đỡ đi phần lớn gánh nặng về tài chính.
Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết vẫn còn một số kĩ thuật chưa được hoặc chỉ mới được thanh toán một phần trong tổng số chi phí đến hàng trăm triệu đồng. Nếu các bệnh nhân không có bảo hiểm y tế, chi phí có thể lên đến 300 - 400 triệu đồng.
Với những lý do nói trên, các thầy thuốc tham dự hội nghị hồi sức cấp cứu và Chống độc đã đề xuất với Bộ Y tế và cơ quan BHXH Việt Nam phê duyệt chủ trương thanh toán toàn bộ hoặc một phần đối với các kỹ thuật cao này.
Bé trai 4 tuổi tử vong, người nhà "vây" bệnh viện
Người nhà kéo tới "vây" Bệnh viện Sản-Nhi Nghệ An bởi cho rằng bé trai 4 tuổi tử vong là do bệnh viện tắc trách.
Tối ngày 14-4, rất đông người thân gia đình anh Nguyễn Độ (41 tuổi, ở xã Nghi Đức, TP Vinh, tỉnh Nghệ An) đã kéo đến tập Bệnh viện Sản-Nhi Nghệ An, yêu cầu các y, bác sĩ làm rõ nguyên nhân tử vong của cháu Nguyễn Phúc T. (4 tuổi, con trai anh Độ).
Trước đó, vào ngày 13-4, anh Độ và vợ đưa con đến Bệnh viện Quốc tế Vinh để thăm khám thì được các bác sĩ chẩn đoán bị viêm tai giữa và viêm phế quản cấp.
Đến khoảng 1 giờ ngày 14-4, thấy cháu T. sốt cao gia đình đã đưa đến Bệnh viện Sản-Nhi Nghệ An để cấp cứu. Cháu T. được đưa vào Khoa Nhiệt đới, lúc này cháu bé sốt 39 độ, các bác sĩ cấp cứu bằng cách truyền nước và tiêm hai liều thuốc. Khoảng 30 phút sau, bệnh nhi lên cơn co giật, chị Nhung (mẹ cháu T.) gọi bác sĩ đến thăm khám.
Đến 3 giờ sáng cùng ngày, theo chị Nhung, cháu T. đã được chuyển sang Khoa Hồi sức tích cực. Đến 4 giờ sáng, các bác sĩ thông báo "não của cháu gần như đã chết". Đến chiều cùng ngày 14-4, các bác sĩ thông báo cho gia đình bé T. đã tử vong và đưa xuống nhà xác bệnh viện.
Tối ngày 14-4, anh Độ và người thân đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bệnh viện Sản-Nhi Nghệ An. Theo bác sĩ Trần Văn Sơn, Trưởng khoa Nhiệt đới, phân tích thời điểm cháu T. tới khám có triệu chứng sốt cao, sau đó lên cơn co giật. "Dấu hiệu này được chẩn đoán bị viêm não cấp. Bệnh chuyển biến rất nhanh, nhiệt độ của bệnh nhi không có dấu hiệu giảm, dẫn đến tử vong”.
Cũng theo bác sĩ Sơn, bệnh này diễn biến rất nhanh, cực kỳ khó, do cháu T. đã có triệu chứng 1-2 ngày nên càng khó cứu chữa hơn.
Người nhà và bệnh viện đã có buổi làm việc trước sự chứng kiến của đại diện Công an phường Hưng Dũng (TP Vinh).
Liên quan đến cái chết mà gia đình cho rằng bất thường của cháu T., Bệnh viện Sản-Nhi Nghệ An cho biết sẽ báo cáo lên Sở Y tế tỉnh Nghệ An để làm rõ vụ việc.
Việt Nam có tỉ lệ kháng thuốc cao trên thế giới
http://congly.vn/xa-hoi/suc-khoe/viet-nam-co-ti-le-khang-thuoc-cao-tren-the-gioi-205430.html
Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị khoa học toàn quốc về hồi sức cấp cứu và chống độc năm 2017 vừa diễn ra tại Hà Nội.
GS-TS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam, cho biết tình trạng kháng thuốc kháng sinh và kháng đa thuốc đang rất nan giải, nhất là ở các khoa hồi sức tích cực. Đây là nơi tập trung bệnh nhân nặng nhất, qua rất nhiều tuyến điều trị, bị kháng thuốc khiến việc điều trị càng khó khăn. Vì kháng thuốc, vi khuẩn khó bị tiêu diệt, bệnh tật sẽ nặng hơn, chi phí tốn kém hơn.
GS Bình giải thích rõ: “Đa kháng là tình trạng không nhạy cảm với ít nhất một kháng sinh trong ít nhất là 3 nhóm kháng sinh. Kháng mở rộng là chỉ còn nhạy cảm với một hoặc hai nhóm kháng sinh. Toàn kháng là không nhạy cảm với tất cả các nhóm kháng sinh. Tôi muốn nói rõ các khái niệm này để mọi người có thể dễ hiểu hơn, nôm na nếu bị kháng kháng sinh, nhất là rơi vào tình trạng toàn kháng thì không có loại kháng sinh để điều trị, tiêu diệt vi khuẩn đó".
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết hầu hết cơ sở khám, chữa bệnh ở Việt Nam đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh. Trong khi các quốc gia phát triển đang còn sử dụng kháng sinh thế hệ một, Việt Nam đã sử dụng tới kháng sinh thế hệ ba và bốn. Đáng lo hơn, nước ta đã xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả loại thuốc kháng sinh.
Một khảo sát của Bộ Y tế cho thấy ở khu vực thành thị có đến 88% kháng sinh được bán ra mà không cần kê đơn, trong khi ở nông thôn tỉ lệ này còn cao hơn, lên đến 91%.
Trước tình trạng kháng kháng sinh, mới đây Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra quyết định thành lập nhóm kỹ thuật về giám sát kháng thuốc giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020. Nhóm sẽ có nhiệm vụ tham gia phối hợp, đánh giá, báo cáo giám sát về kháng thuốc và đưa ra các giải pháp ngăn chặn sự gia tăng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp.
Cũng trong khuôn khổ hội nghị đã diễn ra một hoạt động hết sức ý nghĩa, đó là việc xuất bản sách “Kháng sinh dùng trong Hồi sức cấp cứu”. Đây được coi là một trong các hướng dẫn thực hành sử dụng kháng sinh thích hợp trong kỷ nguyên đa kháng thuốc.