Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 01/8/2017

  • |
T5g.org.vn - ​Hà Nội quá tải người sốt xuất huyết ở tất cả bệnh viện; Bệnh nhi mổ u não phải chờ 3 tuần vì quá tải; Bệnh viện tuyến huyện thu hút người bệnh; Điều tra nguyên nhân vụ 46 du khách Lào nhập viện cấp cứu ở Đà Nẵng; TP HCM thêm khu tiếp nhận điều trị bệnh nhi sốt xuất huyết; Quảng Ninh lần đầu tiên thực hiện thành công can thiệp đặt stent cầu nối tĩnh mạch hiển; Can thiệp thành công 2 ca mắc suy tĩnh mạch chi dưới bằng phương pháp mới; Quảng Trị: Tử vong do xuất huyết não, người nhà nạn nhân tố bệnh viện thiếu trách nhiệm; ...

 

Hà Nội quá tải người sốt xuất huyết ở tất cả bệnh viện

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170731/ha-noi-qua-tai-nguoi-sot-xuat-huyet-o-tat-ca-benh-vien/1361161.html

Các bệnh viện tuyến trung ương như Bạch Mai, Bệnh nhiệt đới T.Ư, Bệnh viện E và các bệnh viện có khoa truyền nhiễm ở Hà Nội đều đang quá tải người bệnh sốt xuất huyết. Bệnh viện nào cũng đầy cứng người sốt xuất huyết.

Theo bà Trần Thị Nhị Hà, phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, các quận Hoàng Mai, Đống Đa và nhiều quận huyện khác của Hà Nội vẫn tiếp tục gia tăng bệnh nhân sốt xuất huyết, tích lũy toàn thành phố kể từ đầu năm 2017 (đặc biệt gia tăng từ tháng 5) đã xấp xỉ 8.000 người mắc sốt xuất huyết.

Để giảm bớt áp lực cho các bệnh viện đang quá tải bệnh nhân, ngày 2-8 Hà Nội sẽ họp với khối y tế ngoài công lập để chọn các phòng khám có đủ trang thiết bị, nhân lực, đáp ứng điều kiện về danh mục kỹ thuật là chẩn đoán, điều trị ban đầu cho người bệnh sốt xuất huyết tham gia tiếp nhận bệnh nhân.

Các phòng khám này cùng với các phòng khám đa khoa khu vực của trung tâm y tế quận huyện sẽ là điểm tiếp nhận ban đầu, trong đó các phòng khám được chọn sẽ treo biển hướng dẫn nơi tiếp nhận, chẩn đoán, xử trí bệnh nhân sốt xuất huyết.

Người bệnh phát hiện có sốt bất thường cần đến ngay các phòng khám này để được xét nghiệm và theo dõi, trường hợp có dấu hiệu nặng sẽ được chuyển lên tuyến trên, người bệnh điều trị ổn định ở tuyến trên được chuyển trở lại theo dõi ở phòng khám.

 

Bệnh nhi mổ u não phải chờ 3 tuần vì quá tải

http://thanhnien.vn/suc-khoe/benh-nhi-mo-u-nao-phai-cho-3-tuan-vi-qua-tai-860815.html

Trao đổi với PV Thanh Niên, bác sĩ CKII Đặng Xuân Vinh, Phó trưởng khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), cho biết khoa ngoại thần kinh có 33 giường nhưng hiện nay số trẻ nằm trong khoa lên đến 55 bé, nhiều bé phải nằm ngoài hành lang.

Đặc biệt, nhiều bé bị u não phải nằm chờ mổ đến 3 tuần, trừ trường hợp trẻ cấp cứu, bệnh diễn tiến nặng cần mổ ngay. Theo bác sĩ Vinh, mổ u não đòi hỏi có phương tiện, kính vi phẫu, gây mê - hồi sức... tốt, nhưng bệnh viện chỉ có một kính vi phẫu nên mỗi ngày chỉ mổ được một ca. Nguyên nhân trẻ nhập viện mổ u não nhiều do bệnh nhi ở các tỉnh chuyển về Bệnh viện Nhi đồng 2. Hiện khoa đang xin thêm một phòng mổ để mổ các bệnh ngoại thần kinh khác, còn một phòng chuyên mổ u não. Ngày 8.3, Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TP.HCM) cho biết nơi này vừa phẫu thuật lấy trọn khối u não với đường kính to gần bằng quả banh tennis cho bệnh nhân T.Đ (53 tuổi, Tiền Giang).

 

Bệnh viện tuyến huyện thu hút người bệnh

http://nhandan.com.vn/tphcm/item/33640302-benh-vien-tuyen-huyen-thu-hut-nguoi-benh.html

Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay, tổng số lượt người khám, chữa bệnh (KCB) ngoại trú tăng 9,2% so với cùng kỳ, dự báo khả năng năm 2017 sẽ có hơn 35 triệu lượt. Trong khi số lượt KCB ngoại trú tại các bệnh viện (BV) thành phố giảm gần 2% thì số lượt KCB tại BV tuyến huyện tăng đến 2,5%. Điều này cho thấy, các BV tuyến huyện của thành phố ngày càng thu hút người đến KCB…

Ngày 15-7 mới đây, BV quận Thủ Đức đã phẫu thuật thay khớp gối và tái tạo dây chằng thành công cho anh V.V.C (23 tuổi, ngụ tỉnh Thái Bình). Người bệnh (NB) này còn bị chứng rối loạn đông máu. Anh V.V.C cho biết, nghe nói BV Thủ Đức có chuyên khoa nên từ cuối năm 2016 anh đã thường xuyên vào đây thăm khám bởi các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, chảy máu chân răng và xuất huyết khớp gối. Qua kiểm tra, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân thoái hóa khớp gối nặng, đứt dây chằng bên trong và giãn dây chằng bên ngoài gối phải. Sau khi bảo đảm đầy đủ các yếu tố đông máu, các bác sĩ đã phẫu thuật cho C, thay khớp gối nhân tạo kết hợp tái tạo dây chằng gối phải. Hiện anh C đang được tập vật lý trị liệu để phục hồi.

Tại BV đa khoa Xuyên Á, một BV tuyến huyện ở Củ Chi trong ngày 16-7, đã thực hiện thành công ca phẫu thuật tim hở đóng thông liên nhĩ cho nữ bệnh nhân N.T.H (30 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước) bị suy tim, tăng áp lực phổi rất nặng do thông liên nhĩ với lỗ thông có đường kính lên đến 30mm. Ca phẫu thuật được thực hiện dưới dạng tuần hoàn ngoài cơ thể, có tạm làm ngưng tim, với thế hệ máy tim phổi nhân tạo Sorin S5 hiện đại nhất hiện nay. Lỗ thông liên nhĩ được vá lại bằng miếng vá màng ngoài tim tự thân. Sau mổ, tim đã tự đập lại. Hiện NB đã được rút nội khí quản (ống thở), tỉnh táo, mọi thông số, xét nghiệm cũng như siêu âm tim cho kết quả tốt. Một bác sĩ ở BV Xuyên Á cho hay, đây là trường hợp bệnh lý tim bẩm sinh ở người lớn, cần phải phẫu thuật tim hở vì lỗ thông to, khó có thể can thiệp bằng các biện pháp khác. Đây cũng là ca mổ tim hở đầu tiên tại một BV tư…

Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, thành phố hiện có 32 BV đã triển khai kỹ thuật lọc thận nhân tạo, trong đó có 13 BV cấp quận, huyện và bảy BV tư nhân với 518 máy chạy thận nhân tạo. Các BV này đã đáp ứng nhu cầu điều trị cho gần 3.000 NB bị suy thận. Nếu như trước đây, chỉ có các BV tuyến thành phố làm được kỹ thuật này, thì nay, cùng với máy móc hiện đại, các BV tuyến dưới hay thậm chí các Trạm y tế phường, xã cũng có thể đảm trách. Điều này lý giải vì sao nhiều BV tuyến dưới thu hút NB ở các tỉnh đến KCB với nhiều chuyên khoa điều trị khác nhau.

Mới đây nhất, Trường đại học Chosun (Hàn Quốc) và BV quận 2 đã ký kết thỏa thuận hợp tác về đào tạo các chương trình y khoa cho bác sĩ khám và chăm sóc NB, hợp tác nghiên cứu khoa học. Đây là cơ sở để BV tự tin trong điều trị các ca bệnh nguy hiểm. Khuya ngày 3-7, BV quận 2 tiếp nhận một nam thanh niên bị tai nạn giao thông tên Lê Minh Tr. (21 tuổi) trong tình trạng hôn mê hoàn toàn, mạch, huyết áp không đo được. Một bác sĩ ở BV quận 2 cho hay: “Trước đây, khi gặp tình trạng đa chấn thương phức tạp như thế này, chúng tôi thường chuyển lên BV Chợ Rẫy, nhưng do tình trạng NB rất nguy kịch, nếu chuyển lên tuyến trên thì chắc chắn sẽ bị chết trên đường đi nên chúng tôi quyết định phẫu thuật ngay. Khi mở ổ bụng NB thì thấy gan bị vỡ, dây chằng treo gan trong ổ bụng bị tổn thương nặng, phần dưới gan bị xé rách, vết rách còn đi vào sâu trong túi mật khoảng 5cm. NB mất máu nhiều dẫn đến bị rối loạn đông máu, khó cầm máu. Chúng tôi tiến hành tạo hậu môn nhân tạo qua da do NB bị vỡ bàng quang, vỡ đại tràng chậu hông. Bên cạnh xử lý vết thương trong ổ bụng, ê-kíp phẫu thuật cũng xử lý, khắc phục các vết thương bên ngoài như rách da, cơ vùng bụng, gãy cẳng tay bên trái. Ca phẫu thuật kéo dài xuyên đêm. Ba ngày sau phẫu thuật, NB đã tỉnh táo”.

Trước đây, BV quận 9 chỉ đông NB khi bước vào mùa cao điểm dịch bệnh, còn hiện nay, lượng NB đến khám tại BV tăng từng ngày. So với cùng kỳ năm 2016, số lượng NB đến khám và điều trị tăng 30% với khoảng 500 đến 600 lượt/ngày. Ngoài việc các cán bộ y tế thay đổi thái độ phục vụ, coi NB là người nhà, thì một trong những chuyển biến mạnh mẽ nhất của BV quận 9 chính là hoạt động chuyên môn khi ngày càng có nhiều bác sĩ giỏi, vững tay nghề về làm việc. Vì vậy, BV đã chủ động xử trí được những ca bệnh nặng như: thiếu máu cơ tim, viêm tụy cấp, nhiễm trùng, xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng phải truyền máu, hôn mê do tăng đường huyết. Điều này cho thấy ngày càng có nhiều người tin tưởng vào đội ngũ, tay nghề của y bác sĩ ở BV quận 9.

 

 Làm hơn 30 xét nghiệm để chẩn đoán... viêm phế quản cấp

http://danviet.vn/y-te/lam-hon-30-xet-nghiem-de-chan-doan-viem-phe-quan-cap-792042.html

Tình trạng “rộng tay” chỉ định các xét nghiệm, chẩn đoán ở các bệnh viện vẫn có chiều hướng gia tăng. Có những bệnh nhân, làm vài chục xét nghiệm chỉ để chẩn đoán các bệnh lý đơn giản.

 Ông Dương Tuấn Đức – Giám đốc Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế (BHYT) và thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc (Bảo hiểm xã hội Việt Nam - BHXH VN) chia sẻ, hệ thống giám định điện tử vừa phát hiện 1 bệnh nhân chẩn đoán viêm phế quản cấp, bệnh dây thần kinh liên sườn nhưng các bác sĩ chỉ định rất nhiều chiếu chụp không cần thiết như chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, siêu âm Doppler tim, Doople xuyên sọ, Doppler động mạch cảnh. Ngoài ra, bệnh nhân này còn được chỉ định làm 27 xét nghiệm khảo sát chức năng tuyến giáp, tim, gan, thận, mật, tiết niệu, điện giải, sàng lọc ung thư tuyến giáp, chẩn đoán cường giáp, nhồi máu cơ tim. Chi phí cận lâm sàng của ca bệnh này lên đến hơn 3 triệu đồng trên tổng chi phí khám và điều trị là hơn 4,6 triệu đồng. “Tôi nghĩ, bệnh nhân này đi khám sức khoẻ toàn thân hơn là đi khám bệnh. Vì nếu viêm phế quản, đau dây thần kinh đều có các triệu chứng lâm sàng mà bác sĩ khi khám đều có thể định hướng được” – ông Đức nói.

Một bệnh nhân khác được chẩn đoán viêm dạ dày và tá tràng, viêm phế quản cấp nhưng cũng chi phí cho cận lâm sàng  là hơn 6,1 triệu đồng.

“Nếu bệnh nhân nào đi khám các bệnh lý đơn giản và khá phổ biến này đều dùng tới 5-6 triệu đồng quỹ BHYT thì chẳng mấy mà quỹ BHYT âm” – ông Đức nói.

Theo ông Đức, chỉ định quá “rộng tay”, chỉ định trùng lặp, chỉ định đồng loạt cận lâm sàng và đặc biệt là chỉ định quá mức cần thiết vẫn diễn ra tại nhiều cơ sở y tế. Đó là một trong những lý do khiến chi xét nghiệm cận lâm sàng 6 tháng đầu năm 2017 là 4.680 tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2016. Còn chi chẩn đoán hình ảnh toàn quốc là 3.441 tỷ đồng, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, theo ông Đức, thống kê cho thấy nhiều con số “lạ”. Cơ cấu chi quỹ BHYT thay đổi, tỷ trọng chi thuốc giảm từ 43,69% xuống 36,02% nhưng chi tiền khám và tiền giường từ 2,2% tăng lên 21,2% (từ 740,7 tỷ tăng lên 9.214 tỷ đồng).  “Giá tiền giường tăng cao là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng chỉ định vào điều trị nội trú hoặc kéo dài ngày nằm viện quá mức cần thiết” – ông Đức nói.

Qua kiểm tra, nhiều trạm y tế tuyến xã, BV tuyến huyện chỉ định nằm viện từ 3 - 5 ngày với các bệnh lý như viêm họng cấp, viêm amidan cấp, mụn, mẩn ngứa, viêm chân răng, vết thương nông phần mềm… Ngày điều trị bình quân tại các BV chuyên khoa lao toàn quốc là 17,2 ngày nhưng tại Tuyên Quang, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Hà Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn gấp 1,5 - 2 lần. Ngày điều trị bình quân ở bệnh nhân lao phổi tại BV Phạm Ngọc Thạch (Quảng Nam), BV Lao và Bệnh phổi Sơn La, BV Lao và Bệnh phổi Tuyên Quang gấp 6 lần BV Phổi T.Ư.

Báo động tình trạng vượt quỹ

Trong 6 tháng đầu năm 2017, hệ thống thông tin giám định BHYT đã tiếp nhận 75,9 triệu hồ sơ điện tử với số tiền đề nghị thanh toán trên 39.304 tỷ đồng, tăng 10.000 tỷ đồng (tăng 30%) so với cùng kỳ 2016. Lượt khám chữa bệnh cũng tăng 9,5 triệu, tăng 14,3% so với cùng kỳ 2016.

Hiện đã có 56/63 tỉnh, thành chi vượt quỹ khám chữa bệnh được sử dụng 6 tháng đầu năm với số tiền trên 8.480 tỷ đồng.

Theo ông Phạm Lương Sơn – Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, tổng dự toán chi khám chữa bệnh năm 2017 chỉ có 71.000 tỷ đồng, vậy mà 6 tháng chúng ta đã chi hết 39.000 tỷ (chiếm 42% tổng chi phí cả năm). Điều này rất đáng báo động. Nếu chúng ta cứ chi thế này thì cả năm 2017 dự tính sẽ chi khoảng 85.000 tỷ đồng. “Dự toán chi hết thì chúng tôi sẽ phải báo cáo Chính phủ để lấy quỹ dự phòng bù vào. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng bệnh nhân đến viện không có thuốc, không được cung cấp dịch vụ y tế” – ông Sơn chia sẻ.

Theo ông Sơn, BHXHVN sẽ lên “danh sách đỏ” những tỉnh chi vượt quỹ 55-60% số tiền cho phép, lập “danh sách da cam” cho các tỉnh ngấp nghé vượt và yêu cầu các tỉnh phải chấn chỉnh. “Chúng tôi yêu cầu cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, Sở  Y tế, UBND, Tỉnh uỷ đều phải có trách nhiệm đốc thúc việc kiểm soát Quỹ BHYT” – ông Sơn phân tích.

 

Trẻ hôn mê, loạn tri giác vì miếng dán chống say tàu xe

http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/suc-khoe-24h/tre-hon-me-loan-tri-giac-vi-mieng-dan-chong-say-tau-xe-387614.html

http://dantri.com.vn/suc-khoe/tre-hon-me-loan-tri-giac-vi-mieng-dan-chong-say-tau-xe-20170801032444897.htm

Giúp con khỏe mạnh trong những chuyến chơi xa, miếng dán chống say tàu xe được các phụ huynh lựa chọn. Thế nhưng không ít trẻ phải nhập viện trong tình trạng hôn mê, rối loạn tri giác vì thứ rẻ tiền này.

Mới đây bé gái 8 tuổi ở Hóc Môn, TP.HCM được người nhà đưa tới Bệnh viện Nhi đồng 1 thăm khám trong tình trạng lơ mơ, la hét.

Theo gia đình bệnh nhi, do đạt được thành tích tốt trong quá trình học tập, bé được thưởng chuyến đi chơi xa. Do say xe, nhưng không muốn uống thuốc nên bố mẹ mua miếng dán chống say xe, dán hai bên mang tai cho bé.

Trở về sau chuyến đi chơi, bé gái có dấu hiệu mất nhận thức, rối loạn tri giác khiến bố mẹ hết sức lo lắng.

Qua thăm khám, bác sĩ xác định nguyên nhân dẫn tới bệnh tình của bé gái xuất phát từ miếng dán chống say tàu xe. Qua 3 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhi dần hồi phục, các hành vi mất kiểm soát cũng biến mất.

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh BV Nhi Đồng 1 cho hay, đơn vị cũng thường xuyên tiếp nhận những ca trẻ gặp biến chứng khi sử dụng miếng dán chống say xe. Đặc biệt trong dịp hè, khi trẻ được bố mẹ cho đi chơi xa thì số lượng trẻ nhập viện nhiều hơn.

Theo BS Khanh, miếng dán chống say tàu xe thường có chỉ định không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi. Trường hợp trẻ gặp biến chứng vì nguyên nhân này, 1 phần do người bán thiếu trách nhiệm, không hướng dẫn kỹ.

Và các bậc cha mẹ cũng chủ quan, không đọc kỹ cách sử dụng.

"Tác dụng phụ thường gặp ở trẻ là chóng mặt, mất phương hướng, hoảng loạn, gặp ác mộng, tim đập nhanh, nói sảng. Thậm chí nhiều trường hợp bị hôn mê, ngưng thở" - BS Khanh nói và cho biết, điều trị giúp trẻ khỏi bệnh nhưng các biến chứng gây ra sẽ ảnh hưởng tới thần kinh của trẻ sau này.

Trường hợp trẻ nhập viện mà đã tháo miếng dán ra, thì bác sĩ dễ nhầm lẫn với triệu chứng của những bệnh khác, như bệnh viêm não…thì lại càng nguy hiểm hơn.

BS Khanh nói rằng muốn cho trẻ tránh say, cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá no trước khi lên xe, nhưng cũng không nên để trẻ đói.

Khi lên xe không nhắc chuyện say xe, ngồi chỗ tránh gió lùa, cho bé sinh hoạt như bình thường để quên đi chuyện nôn ói, hay cũng có thể dùng gừng xoa hai bên mang tai trẻ.

Trường hợp bất đắc dĩ mới cho trẻ dùng thuốc hoặc miếng dán chống say tàu xe. Tuy nhiên cần đọc kỹ các hướng dẫn, và chỉ nên cho trẻ trên 12 tuổi dùng.

"Say xe không phải bệnh, mà là tật và có thể thay đổi theo thời gian" – BS Khanh khẳng định.

 

Điều tra nguyên nhân vụ 46 du khách Lào nhập viện cấp cứu ở Đà Nẵng

http://doanhnghiepvn.vn/dieu-tra-nguyen-nhan-vu-46-du-khach-lao-nhap-vien-cap-cuu-o-da-nang-d105147.html

http://vov.vn/xa-hoi/da-nang-dieu-tra-nguyen-nhan-doan-du-khach-lao-nhap-vien-cap-cuu-653815.vov

http://dantri.com.vn/suc-khoe/vu-gan-50-du-khach-lao-nhap-vien-se-xu-phat-nha-hang-25-trieu-dong-20170801025820393.htm

Trước đó, vào tối 29/7, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng tiếp nhận 20 bệnh nhân là du khách đến từ quốc gia Lào. Các bệnh nhân đều có các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm là đau quặn bụng, đau đầu, sốt, đi cầu lỏng, nôn mửa, theo tin tức trên báo TNMT.

Đến trưa ngày 30/7, khoa cấp cứu tiếp nhận thêm 26 thành viên trong đoàn bị ngộ độc, tổng số bệnh nhân nhập viện điều trị là 46 người, trong đó có 42 người lớn và 4 trẻ em (em nhỏ nhất chỉ mới 2 tuổi).

Được biết, chiều muộn ngày 29/7 đoàn du khách trên có ăn uống tại một nhà hàng trên địa bàn thành phố, đến tối thì xảy ra hiện tượng các thành viên trong đoàn đồng loạt bị đau bụng, đi cầu lỏng và nôn mửa, sau đó được đưa đi cấp cứu. Tại khoa cấp cứu, các bệnh nhân được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Kết quả xét nghiệm cho thấy các trường hợp ngộ độc thức ăn có biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc. Sau khi dùng thuốc điều trị ngộ độc và truyền dịch, phần lớn các bệnh nhân phục hồi tốt, được các bác sĩ kê đơn thuốc và xuất viện. Còn lại 4 bệnh nhân có các biểu hiện đau bụng nặng và nôn mửa nhiều nên được cho nhập viện điều trị thêm. Đến sáng nay (ngày 31/7), tất cả bệnh nhân đã xuất viện.

Ông Nguyễn Minh Tiến, Chi cục Trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng cho biết, trước khi xảy ra ngộ độc, đoàn du khách này đến ăn uống tại một nhà hàng ở quận Hải Châu, theo tin tức trên báo VOV.

Hiện cơ quan chức năng đã xác định được nhà hàng này và đang tiếp tục xác minh, điều tra nguyên nhân ngộ độc.

 

TP HCM thêm khu tiếp nhận điều trị bệnh nhi sốt xuất huyết

http://nld.com.vn/suc-khoe/tp-hcm-them-khu-tiep-nhan-dieu-tri-benh-nhi-sot-xuat-huyet-20170731162140407.htm

http://dantri.com.vn/suc-khoe/tphcm-tang-cuong-50-giuong-benh-dieu-tri-sot-xuat-huyet-tre-em-20170801025456999.htm

Trước cao điểm dịch bệnh sốt xuất huyết gia tăng, ngành y tế TP HCM nhanh chóng đưa thêm khu tiếp nhận điều trị mới

Ngày 31-7, Sở Y tế TP HCM cho hay đã thống nhất kế hoạch triển khai hoạt động khu điều trị nội trú dành cho bệnh nhi sốt xuất huyết (SXH) của Bệnh viện Nhi Đồng TP. Theo đó, kể từ ngày 1-8, khu điều trị nội trú này sẽ chính thức đưa vào hoạt động với các khoa lâm sàng như: Hồi sức tích cực chống độc, Hồi sức sơ sinh, Nội tổng hợp, Tiêu hoá, Hô hấp, Nhiễm.

Do hiện nay đang trong đợt cao điểm của dịch bệnh SXH, lãnh đạo Sở Y tế yêu cầu Bệnh viện Nhi Đồng TP ưu tiên dành tất cả 50 giường bệnh của Khoa Nhiễm để tiếp nhận điều trị bệnh nhi mắc bệnh SXH có chỉ định nhập viện, bao gồm cả người dân của các quận, huyện cư trú gần bệnh viện và tiếp nhận các trường hợp SXH nặng do các tuyến chuyển đến.

Giám đốc Sở Y tế TP Nguyễn Tấn Bỉnh cũng yêu cầu 2 Bệnh viện Nhi Đồng 1 và 2 tiếp tục cử các chuyên gia phối hợp và hỗ trợ cho hoạt động của Bệnh viện Nhi Đồng TP trong giai đoạn đầu khi đưa khu điều trị nội trú đi vào hoạt động, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong công tác điều trị cho trẻ em TP nói riêng và khu vực phía Nam nói chung.

 

52% người đái tháo đường VN chưa được chẩn đoán

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170731/52-nguoi-dai-thao-duong-vn-chua-duoc-chan-doan/1361155.html

Theo Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế, hơn 52% người bệnh đái tháo đường ở Việt Nam chưa được chẩn đoán và có đến 52,7% người bệnh đái tháo đường ở Việt Nam chết vì bệnh này trước 60 tuổi.

Giáo sư Thái Hồng Quang, chủ tịch Hội Nội tiết và đái tháo đường Việt Nam, cho biết để cải thiện tình hình chẩn đoán bệnh đái tháo đường nhằm phát hiện sớm và điều trị sớm, cần có sự chuẩn hóa trong các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường không chỉ cho bác sĩ chuyên khoa mà cả bác sĩ đa khoa.

Chương trình đào tạo quốc tế chuyên sâu về đái tháo đường vừa có khóa đào tạo đầu tiên về kiểm soát tăng đường huyết nội viện. 600 bác sĩ Việt Nam sẽ được đào tạo chuyên sâu.

Chương trình này do Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ thiết kế dưới sự hỗ trợ của Hội Nội tiết và đái tháo đường Việt Nam.

 

Quảng Ninh lần đầu tiên thực hiện thành công can thiệp đặt stent cầu nối tĩnh mạch hiển

http://suckhoedoisong.vn/quang-ninh-lan-dau-tien-thuc-hien-thanh-cong-can-thiep-dat-stent-cau-noi-tinh-mach-hien-n134659.html

Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh thực hiện thành công ca can thiệp đặt stent cầu nối tĩnh mạch hiển đầu tiên cho nam bệnh nhân 67 tuổi. Sau 2 ngày điều trị, ông H. đã hồi phục sức khỏe, không còn tức ngực, khó thở như trước đây.

Bệnh nhân Phạm Văn H. (67 tuổi) trú tại phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả mắc bệnh mạch vành rất nặng, tắc nghẽn nhiều chỗ, đặc biệt bị tắc hoàn toàn động mạch liên thất trước mạn tính (CTO), tắc mạn tính từ đoạn I động mạch vành phải, hẹp khít động mạch mũ đoạn I và đoạn 2.

Do tổn thương nặng, nguy hiểm, nên cách đây 10 năm, ông H. đã phải mổ mở tiến hành bắc 3 cầu nối từ động mạch chủ đến chỗ tắc để thay thế phần bị tắc, nghẽn và khơi thông dòng máu lên nuôi tim. Tuy nhiên đến nay, cầu nối tĩnh mạch hiển đến đoạn 3 động mạch vành phải của bệnh nhân bị hẹp khít lên tới 90-98%, khiến bệnh nhân thường xuyên tức ngực, khó thở, đau đầu chóng mặt, buồn nôn nên phải nhập viện.

Các bác sĩ khoa Tim mạch Bệnh viện tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành chụp mạch vành nguyên thuỷ, các mạch cầu nối để định vị chính xác vị trí các mạch và có những đánh giá tổn thương, từ đó đưa ra chỉ định điều trị phù hợp nhất. Để tránh cho bệnh nhân phải phẫu thuật làm một cầu nối khác, các bác sĩ Khoa tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh thực hiện kỹ thuật can thiệp cầu nối tĩnh mạch hiển giúp máu lưu thông lên tim bình thường.

Kíp thực hiện do bác sĩ Trần Quang Định, Phó Trưởng khoa Can thiệp và phẫu thuật tim mạch làm trưởng kíp cùng các bác sĩ khoa Tim mạch đã tiến hành can thiệp nong và đặt 2 stent ở những chỗ hẹp cầu nối tĩnh mạch hiển thành công sau 2 giờ. Hiện sức khỏe bệnh nhân tiến triển tích cực, giảm đau ngực, khó thở đáng kể.

Ths. Bs Trần Quang Định, Phó Trưởng Khoa can thiệp và phẫu thuật tim mạch Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh cho biết: Đây là một kỹ thuật can thiệp tim mạch chuyên sâu, rất ít bệnh viện tuyến tỉnh triển khai được. Cái khó của kỹ thuật này ngay từ khi chụp mạch xác định vị trí và mức độ tổn thương của cầu nối, cho đến khi tìm vị trí cầu nối tĩnh mạch hiển trên thực tế để đưa dụng cụ chuyên biệt vào can thiệp, bởi cầu nối được các phẫu thuật viên thực hiện ca mổ 10 năm trước đặt ở vị trí ngẫu nhiên. Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng đã phải sử dụng những dụng cụ hiện đại, chuyên biệt riêng có để có thể triển khai được kỹ thuật này. Việc thực hiện thành công đã làm giảm đáng kể nguy cơ đột tử do nhồi máu cơ tim, suy tim và hạn chế nguy cơ tái nhập viện.

 

Cứu sống bệnh nhân mang hàng trăm khối u trong ổ bụng

http://laodongthudo.vn/cuu-song-benh-nhan-mang-hang-tram-khoi-u-trong-o-bung-57131.html

http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/suc-khoe-24h/cuc-hy-huu-nam-benh-nhan-co-100-khoi-u-trong-bung-387595.html

http://www.nhandan.com.vn/suckhoe/item/33641002-phau-thuat-lay-gan-100-khoi-u-trong-bung-nguoi-benh.html

http://laodong.com.vn/suc-khoe/kinh-hoang-hang-tram-khoi-u-ung-thu-boc-ra-tu-o-bung-nguoi-dan-ong-51-tuoi-688161.bld

Theo các bác sĩ Bệnh viện K cho biết, bệnh viện vừa phẫu thuật thành công cho một người đàn ông 51 tuổi mang trong mình hàng trăm khối u trong ổ bụng gây chảy máu và tắc ruột.

Bệnh nhân may mắn trong trường hợp trên là Tăng Hữu A. (51 tuổi, Nam Định). Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng thượng vị, đau âm ỉ liên tục. Thời gian gần đây, gia đình phát hiện thể trạng bệnh nhân ngày càng gầy, các cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều hơn nên gia đình đưa bệnh nhân vào Bệnh viện K

Theo kết quả xét nghiệm và chụp chiếu các bác sĩ cho biết, bệnh nhân có những khối u xuất phát từ thân vị xâm lấn lách, kích thước lớn nhất 13x8cm. Ngoài ra nằm rải rác khắp ổ bụng có rất nhiều khối u kích thước to nhỏ khác nhau, trong đó có một số khối u gây tắc ruột non, ổ bụng có dịch.

Các bác sĩ bệnh viện K nhận định chẩn đoán u lympho không thỏa đáng và tiến hành bổ sung một số thăm dò cận lâm sàng trong đó có nội soi dạ dày, sinh thiết u, kết quả giải phẫu bệnh nghĩ đến u mô đệm đường tiêu hoá (GIST). Bệnh nhân được chẩn đoán là Gist dạ dày có biến chứng chảy máu.

Các bác sĩ tiên lượng đây là một ca bệnh khó vì có quá nhiều khối u đã biến chứng chảy máu, nguy cơ tắc ruột và chèn ép nhiều cơ quan khác. Bên cạnh đó, thể trạng bệnh nhân ngày càng mệt mỏi, suy yếu, nếu không phẫu thuật kịp thời, nguy cơ bệnh nhân tử vong rất cao. Không còn thời gian chờ đợi, các bác sĩ đã quyết tâm tiến hành phẫu thuật.

Dưới sự chỉ đạo của bác sĩ trưởng khoa Ngoại bụng I – TS.BS Phạm Văn Bình, kíp phẫu thuật đã cắt bỏ một phần dạ dày kèm lách, cắt nhiều đoạn ruột bị u xâm lấn nguy cơ gây tắc ruột tương lai, lấy tối đa u lử tiểu khung và những u rải rác trong ổ bụng. Đúng như dự đoán trước mổ của các bác sĩ, gần 100 khối u đã chiếm phần lớn ổ bụng, nhiều khối u đã vỡ gây chảy máu, đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Các bác sĩ cho biết, đây là một trường hợp đặc biệt- ung thư di căn nhưng có biến chứng nên phải xử lý triệt để, cứu sống bệnh nhân và tạo điều kiện thuận lợi cho phương pháp điều trị đặc hiệu tiếp theo. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được hồi sức tích cực và theo dõi rất sát sao. Hiện tại, bệnh nhân có thể tự thở, các chỉ số huyết động ổn định và tiếp tục được theo dõi.

Theo các bác sĩ chia sẻ, u mô đệm đường tiêu hoá trước đây được xếp vào nhóm u cơ trơn đường tiêu hoá. Gần đây, với những tiến bộ trong nghiên cứu về tế bào và giải phẫu bệnh, bệnh này được xếp vào nhóm riêng với phương pháp điều trị đặc hiệu (phẫu thuật và điều trị trúng đích).

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi (gặp nhiều nhất ở độ tuổi 50-60), không phân biệt giới tính. U gặp nhiều ở dạ dày và ruột non. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, bệnh nhân có thể phải đối mặt với những nguy hiểm khi u vỡ trong ổ bụng gây chảy máu, tắc ruột do hay u to gây chèn ép các cơ quan, bộ phận bên trong hoặc di căn xa. Do vậy, nếu phát hiện cần được mổ sớm để tránh biến chứng và xác định chính xác bản chất khối u.

Bác sĩ khuyến cáo, người dân nên đi khám kiểm tra sức khỏe định kì bao gồm siêu âm và nội soi dạ dày ít nhất 1 lần/năm, nhất là với những người ở độ tuổi trên 40. Nếu có những dấu hiệu bất thường ở ổ bụng: tự sờ thấy u bụng, đau bụng vùng hạ vị, thượng vị, rối loạn tiêu hóa…cần đi khám ngay để loại trừ các khối u mô đệm đường tiêu hóa. Các loại u đường tiêu hóa khi phát hiện sớm, các bác sĩ sẽ có tư vấn cần thiết và chỉ định can thiệp sớm cho bệnh nhân, tránh tình trạng để u quá to, ảnh hưởng tới sức khỏe mới đi thăm khám.

 

Can thiệp thành công 2 ca mắc suy tĩnh mạch chi dưới bằng phương pháp mới

http://vov.vn/suc-khoe/can-thiep-thanh-cong-2-ca-mac-suy-tinh-mach-chi-duoi-bang-phuong-phap-moi-653907.vov

Với việc điều trị bằng laser và sóng cao tần, bệnh nhân không đau đớn, có thể xuất viện trong ngày, không gây biến chứng và gần như không tái phát.

ThS.BS Trịnh Thị Đông – Khoa Khám bệnh, Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E cho biết về tình trạng 2 bệnh nhân T.T.D (nữ, 75 tuổi, ở Thanh Hà, Hải Dương) và bệnh N. T. T. H (nữ, 57 tuổi, ở Đan Phượng, Hà Nội) được can thiệp tĩnh mạch chi dưới tại Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E cách đây 3 ngày, đã phục hồi tốt, không biến chứng và được xuất viện.

Bệnh nhân T.T.D phát hiện giãn các tĩnh mạch chi dưới hai bên từ nhiều năm, khi đứng lâu hay đi lại rất đau đớn. Sau đó, chân của bệnh nhân D bị xuất hiện các tĩnh mạch dưới da tạo thành những búi nổi dưới da. Bệnh nhân D đã đến khám tại khoa Khám bệnh – Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E. Căn cứ vào kết quả thăm khám và siêu âm mạch cho bệnh nhân, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân D bị suy tĩnh mạch hiển lớn hai bên mức độ nặng (CEAP 4 – có triệu chứng).

Bệnh nhân N.T.T. H cũng phát hiện suy tĩnh mạch chi dưới cách đây 5 năm, điều trị nội khoa và đi tất áp lực thường xuyên. Tuy nhiên, cách đây một tháng, tình trạng giãn tĩnh mạch chi dưới càng trở nên trầm trọng. Sau khi thăm khám và siêu âm mạch, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân này cũng suy tĩnh mạch hiển lớn phải mức độ nặng (CEAP 2 – có triệu chứng).

Sau khi được các bác sĩ Trung tâm tim mạch thông báo về tình trạng bệnh tật, các bệnh nhân đều tỏ ra vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, các bác sĩ tư vấn cho 2 bệnh nhân phương pháp điều trị mới căn bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới không cần phẫu thuật ở Trung tâm Tim mạch bằng kỹ thuật can thiệp nội nhiệt tĩnh mạch.

Dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của ThS. BS Trần Tuấn Hải – trưởng khoa C6, Viện tim mạch quốc gia, vào ngày 28/7, các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã tiến hành can thiệp thành công 2 bệnh nhân mắc suy tĩnh mạch chi dưới bằng laser và sóng cao tần.

ThS.BS Trịnh Thị Đông, người thực hiện trực tiếp ca can thiệp cho bệnh nhân D cho biết, với kỹ thuật này bệnh nhân sẽ được nong bóng và đặt giá đỡ tĩnh mạch (stent) chỉ qua một vết đâm kim ở vùng bẹn đùi. Sau khi thực hiện thủ thuật này, người bệnh có thể đi lại vài giờ sau mổ và có thể xuất viện trong ngày.

Tính ưu việt của phương pháp này, theo BS Đông, trước đây, khi điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bệnh nhân phải phẫu thuật rất phức tạp, mất nhiều máu và gây đau đớn, nhưng nguy cơ tái phát rất cao. Còn can thiệp nội nhiệt mạch sẽ không gây đau đớn, có thể xuất viện trong ngày, lại không gây biến chứng và gần như không tái phát. Đây là kỹ thuật lần đầu tiên được ứng dụng tại Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E. Trong 2 năm gần đây, kỹ thuật này mới phát triển mạnh ở Việt Nam.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay suy van tĩnh mạch chi dưới là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh, gây ra các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, vọp bẻ (chuột rút) về ban đêm... có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành (nhất là ở người già), chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạnh nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tần suất mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân mãn tính ở người trưởng thành trên thế giới là khoảng 80% và ở Việt Nam là 62%. Trong đó, tần suất mắc giãn tĩnh mạch ở người trưởng thành 9 – 30%, người lớn tuổi là 50%. Phụ nữ có tỉ lệ mắc bệnh cao gấp 3 - 4 lần nam giới. Khoảng 1% dân số bị loét chi dưới do nguyên nhân tĩnh mạch.

Theo BS Đông, nguyên nhân mắc bệnh suy tĩnh mạch chi dưới thường do các van tĩnh mạch bị hư hỏng hay bị chèn ép từ bên ngoài bởi một khiếm khuyết tự nhiên của cơ thể. Hiện nay phần lớn các trường hợp bị suy tĩnh mạch chi dưới là do hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu. Những bệnh nhân bị suy tĩnh mạch chi dưới giai đoạn cuối có thể gặp nguy hiểm tính mạng, nhưng không thể chữa khỏi bằng những cách điều trị suy tĩnh mạch thông thường.

Bệnh suy tĩnh mạch chi dưới tập trung chủ yếu ở phụ nữ, nhất là phụ nữ sau khi sinh, chiếm khoảng 80%. Bệnh này thường có các triệu chứng đau nhức chân, chủ yếu ở chân trái kèm các cảm giác khó chịu như: mỏi, nặng, cảm giác kiến bò, chuột rút… Những triệu chứng trên sẽ tăng lên khi vận động và giảm xuống khi nghỉ ngơi. Sau đó bệnh nhân bị phù chân, gân xanh đỏ nổi dưới da hoặc có thể loét ở cổ chân.

BS Đông khuyến cáo, nếu không phát hiện sớm để điều trị phù hợp, bệnh giãn tĩnh mạch chân sẽ có những biến chứng. Trước tiên là các biến chứng về rối loạn huyết động học: cẳng chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm. Nặng hơn bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.

Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị. Cục thuyên tắc có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, một biến chứng rất nặng có thể đưa đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Vì vậy, các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân có nguy cơ cao về suy tĩnh mạch như phụ nữ trong độ tuổi 35-50, làm công việc đứng lâu, ngồi nhiều và đang có triệu chứng sớm như đau, sưng, nặng chân về chiều nên đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán và điều trị sớm. Tùy vào cấp độ của bệnh mà các bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp khác nhau: điều trị bệnh dùng thuốc hoặc phẫu thuật chích xơ, rút bỏ tĩnh mạch bị giãn, suy... Ngoài ra, người bệnh cần thay đổi một chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt năng động, đi bộ hằng ngày.../

 

Thêm tin vui cho các vợ chồng hiếm muộn: Tinh trùng bất động vẫn được làm bố

http://laodong.com.vn/suc-khoe/them-tin-vui-cho-cac-vo-chong-hiem-muon-tinh-trung-bat-dong-van-duoc-lam-bo-687932.bld

Cậu nhỏ hoàn thành nhiệm vụ nhưng chất lượng “hàng hóa” quá kém. Nguyên nhân này khiến vợ chồng chị T.T.N, 27 tuổi ở Hà Nội không được lên chức sau nhiều năm về cùng một nhà. Chỉ đến khi tới bác sĩ, hai vợ chồng mới tìm ra đáp án.

Niềm vui của gia đình hiếm muộn

Bế con 5 tháng tuổi đến BV Bưu điện, Hà Nội kiểm tra sức khỏe, chị N. vui mừng khoe với BS Nguyễn Thị Nhã - Phụ trách Trung tâm Hỗ trợ sinh sản: “Em bé sinh ra khi tinh trùng bất động đây ạ. Em bé trộm vía phát triển tốt”.

BS Nguyễn Thị Nhã nhớ ngay trường hợp của chị N. vì đây là ca đặc biệt với bản thân chị và Trung tâm hỗ trợ sinh sản. BS Nhã kể, trường hợp của vợ chồng N. là ca đầu tiên tinh trùng bất động mà trung tâm thực hiện. Chồng N. được xác định tinh trùng liệt đuôi, khả năng có con tự nhiên là không thể. Sau khi xác định được bệnh, cả hai vợ chồng mong muốn, quyết tâm có con nên đã nhờ các bác sĩ giúp đỡ.

“Tinh trùng yếu nhưng vẫn sinh con nhờ sự hỗ trợ của y học hiện nay đã được nhiều cơ sở y tế, trong đó có BV Bưu điện thực hiện. Nhưng tinh trùng bất động 100% thì đây là ca đầu tiên BV Bưu điện thực hiện.

Bạn cứ tưởng tượng tinh trùng xuất ra nhưng bất động, không một con nào có biểu hiện của sự sống. Các bác sĩ đã mang tinh trùng đi lọc rửa, kiểm tra bằng biện pháp Hostest xem trong số đó con nào sống. Số tinh trùng nằm im được cho vào môi trường nhược trương.

Bình thường tinh trùng sống trong môi trường đẳng trương nhưng khi muốn tìm con tinh trùng nào sống, con nào chết thì thả tất cả vào môi trường nhược trương. Những con sống sẽ phản ứng, cong đuôi lên. Con sống là bào tương, nhân có nhiễm sắc thể bắt màu khác.

Khi xác định được con sống, bác sĩ sẽ thực hiện bơm vào tử cung của người vợ. May mắn lần đầu thực hiện vợ chồng chị N. đã thành công. Sau 9 tháng 10 ngày bé được sinh ra khỏe mạnh”, BS Nhã chia sẻ.

Biến không thành có

Đầu tinh trùng là nơi bám dính và xâm nhập vào trứng. Việc di chuyển và chuyển động là nhờ đuôi quẫy để đẩy tinh trùng đi như cơ chế di chuyển của con nòng nọc. Sự sản sinh tinh trùng được thực hiện trong các ống sinh tinh. Sau đó, tinh trùng di chuyển tới túi tinh và được dự trữ ở đó.

Tinh trùng trưởng thành chỉ dài 0,05 mm, nên không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, khác với tinh dịch là chất dịch bạn có thể nhìn thấy được khi xuất tinh.

Tuy nhiên, không thể dựa vào lượng tinh dịch trong mỗi lần xuất tinh nhiều hay ít, tinh dịch loãng hay đặc... để nói là có tinh trùng hay không.

Để phát hiện tinh trùng trong tinh dịch, cần làm xét nghiệm tinh dịch đồ, qua đó đánh giá được số lượng, hình dạng, sự di động của tình trùng. Nếu phân tích tinh dịch không có tinh trùng, bác sĩ có thể sinh thiết tinh hoàn để phát hiện tinh trùng trong trường hợp quá trình sản sinh tinh trùng bình thường song có sự tắc nghẽn hay vấn đề khác của việc vận chuyển tinh trùng.

Theo BS Nguyễn Thị Nhã, lâu nay khi hiếm muộn các ông chồng thường đổ lỗi cho vợ, nhưng thực tế nhiều trường hợp do nam giới. Các điều tra đã cho thấy 40% nguyên nhân do người chồng, 40% do người vợ và 20% không rõ nguyên nhân. Nhiều nguyên nhân gây hiếm muộn, vô sinh ở nam giới như một số phẫu thuật, di chứng tổn thương tủy sống... nhưng chủ yếu tinh trùng ít, tinh trùng yếu, không có tinh trùng.

Hiện một số kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được áp dụng thành công đã giúp các trường hợp nam giới hiếm muộn được điều trị thành công. Đặc biệt, nhiều trường hợp không có tinh trùng trong tinh dịch hay tinh trùng bất động như trường hợp của gia đình chị N. vẫn có thể làm bố. Trong trường hợp này, bệnh nhân được thực hiện thủ thuật theo chỉ dẫn của các cơ sở y tế.

 

Cấp cứu 10 người ngộ độc do ăn hải sản

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170731/cap-cuu-10-nguoi-ngo-doc-do-an-hai-san/1361245.html

Sáng 31-7, bác sĩ Nguyễn Văn Xáng - giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận 10 người ngộ độc khi ăn hải sản tại TP Nha Trang. Tất cả nạn nhân đều là bà con trong gia đình cùng ăn một loại cá biển.

Theo bác sĩ Xáng, trong số bệnh nhân ngộ độc kể trên có bốn ca nặng, trước đó đã được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện 22-12 (TP Nha Trang) rồi mới chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa.

Hiện tại, có ba bệnh nhân nặng đang điều trị tại khoa hồi sức tích cực chống độc. Các bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại các khoa Nhi, Nội tổng hợp thần kinh... của Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa.

Cũng theo bác sĩ Xáng, ngoài vụ ngộ độc hải sản đang được cấp cứu trên, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa cũng vừa tiếp nhận, cấp cứu cho hai mẹ trong tình trạng nguy kịch, nguyên nhân do người mẹ cho con nhỏ cùng uống thuốc tự tự. Theo bác sĩ Xáng, đây là trường hợp rất thương tâm.

 

Ngành y tế “rũ bỏ” trách nhiệm, cô giáo bị liệt 2 chân sau 1 mũi tiêm ở Hà Giang tiếp tục kêu cứu

http://laodong.com.vn/suc-khoe/nganh-y-te-ru-bo-trach-nhiem-co-giao-bi-liet-2-chan-sau-1-mui-tiem-o-ha-giang-tiep-tuc-keu-cuu-688066.bld

Mới đây, Báo Lao Động nhận được công văn phúc đáp của Sở Y tế tỉnh Hà Giang về đơn kiến nghị của gia đình bà Trịnh Thị Mai (thôn Làng Cúng- xã Đạo Đức- huyện Vị Xuyên- tỉnh Hà Giang) về vụ cô giáo Hồ Thị Thảo- con gái bà Mai - bị liệt nửa người sau một mũi tiêm tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hà Giang. Đồng thời, báo Lao Động cũng tiếp tục nhận được đơn thư kêu cứu của bà Mai về vụ việc này.

Theo công văn, Sở Y tế khẳng định: "Quá trình tiếp nhận thăm khám và điều trị tại BVĐK tỉnh Hà Giang là đúng quy định của ngành. Kết quả hội chẩn toàn bệnh viện ngày 7.7 của BV Bạch Mai thông báo kết luận sơ bộ lâm sàng: "Hội chứng liệt mềm 2 chi dưới" và kết quả hội chẩn liên viện với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu của nhiều chuyên ngành khác nhau đã chẩn đoán người bệnh liệt mềm 2 chi dưới ngoại biên, có yếu tố rối loạn phân ly đồng diễn, nhiễm khuẩn tiết niệu. Kết luận người bệnh liệt mềm 2 chi dưới không phải do tiêm thuốc Nefopam 20mg vào mông tại BVĐK tỉnh Hà Giang".

Qua đơn thư gửi báo Lao Động ngày 25.7, gia đình bệnh nhân tiếp tục phản ánh rằng, con mình không hề đau đớn hoặc yếu vận động đến mức phải tiêm thuốc giảm đau và cũng không có chuyện chị Thảo đã điều trị ở Trạm y tế xã Đạo Đức. Việc kết luận thuốc tiêm và cách tiêm không dẫn đến bị liệt là "thừa thãi" trong khi chưa lý giải vì sao lại tiêm thuốc giảm đau khi chị Thảo không hề đau đến mức phải giảm đau, và trong khi chưa đọc kết quả các xét nghiệm hay chụp chiếu?.

"Khoảng 3h chiều, y sĩ Huân đến tiêm và không nói tại sao tiêm. Lúc đó tôi và gia đình cũng chưa biết kết quả chụp chiếu, xét nghiệm ra sao"- bệnh nhân Hồ Thị Thảo đang nằm điều trị tại BV Bạch Mai nói.

Như vậy, qua công văn phúc đáp, Sở Y tế tỉnh Hà Giang đã chối bỏ hoàn toàn trách nhiệm với cô giáo Hồ Thị Thảo, bỏ qua rất nhiều chi tiết đáng nghi vấn về vụ việc này.

Thứ nhất, không hiểu Sở Y tế tỉnh Hà Giang vô tình hay cố ý bỏ qua, đã không chỉ rõ lí do tại sao người bệnh lại được xử trí tiêm thuốc giảm đau Nefopam ngay sau khi làm các xét nghiệm, chụp chiếu và chưa thông báo kết quả đến người bệnh. Sau kết quả chụp MRI cột sống cổ, thắt lưng có hình ảnh phồng đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thắt lưng nhưng bác sĩ lại không đọc kết quả ngay cho bệnh nhân mà chỉ định tiêm thuốc giảm đau luôn. Điều này đã đúng quy trình hay chưa?

Thứ hai, quá trình cấp cứu, chăm sóc bệnh nhân là nguyên nhân khiến gia đình người bệnh bức xúc. "Đến khi con tôi bị liệt, GĐ BV có đến hỏi kết quả đâu thì điều dưỡng trả lời chưa có, vậy mà họ đã dám tiêm thuốc giảm đau cho con tôi? Rồi cháu bất ngờ bị liệt sau khi tiêm mà BV giữ lại 3 ngày tại khoa Y học cổ truyền chỉ vì đó là ngày nghỉ, gia đình kêu thì bảo phải chờ đợi"- bà Trịnh Thị Mai- mẹ chị Thảo viết trong đơn khiếu nại.

Những thắc mắc trên của người nhà bệnh nhân, cũng chỉ được lý giải một cách vắn tắt trong văn bản của Sở Y tế tỉnh Hà Giang. Bệnh viện chỉ thừa nhận: "Việc giải thích, tư vấn không rõ ràng về tác dụng phụ của thuốc Nefopam và các quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được hưởng theo quy định của Luật cho người bệnh (vận chuyển người bệnh lên tuyến trên theo quy định của Luật BHYT) dẫn đến hiểu lầm của người bệnh và người nhà". Qua việc này, Sở Y tế yêu cầu BVĐK tỉnh tiếp tục tổ chức tập huấn cho cán bộ BV về ứng xử và các văn bản quy định về khám chữa bệnh BHYT.

Nhìn thẳng vào vấn đề, cần ghi nhận báo cáo mau lẹ của phía BVĐK tỉnh Hà Giang và sự vào cuộc rất khẩn trương của Sở Y tế tỉnh Hà Giang. Nhưng tất cả những điều đó chưa đủ để có thể giải tỏa được những nghi vấn, những bức xúc của gia đình bệnh nhân trong vụ việc này. Thiết nghĩ, bệnh viện và lãnh đạo ngành y tế tỉnh Hà Giang cần lắng nghe kỹ càng hơn, tìm hiểu và giải thích một cách thấu đáo hơn nữa để giải tỏa nghi vấn cho người bệnh.

Đồng thời, ngành y tế không thể rũ bỏ trách nhiệm với người bệnh, suy cho cùng, cô giáo Hồ Thị Thảo bị bệnh nhưng bị liệt đôi chân ngay sau mũi tiêm thuốc giảm đau là điều chưa được ngành y lý giải rõ ràng. "Gia đình chúng tôi cảm thấy oan ức quá. Không đi viện, đôi chân còn lành, đi viện rồi lại chữa lành thành què. Vậy đi viện chữa bệnh để làm gì?"- mẹ của bệnh nhân nói. Câu hỏi đau đáu đó vẫn còn chờ câu trả lời!

 

Quảng Trị: Tử vong do xuất huyết não, người nhà nạn nhân tố bệnh viện thiếu trách nhiệm

http://laodong.com.vn/suc-khoe/quang-tri-tu-vong-do-xuat-huyet-nao-nguoi-nha-nan-nhan-to-benh-vien-thieu-trach-nhiem-688088.bld

Cho rằng bệnh viện thiếu trách nhiệm trong quá trình điều trị khiến bệnh nhân bệnh nặng rồi tử vong, anh Hoàng Kim Thành (SN 1971, trú tại phường Đông Giang, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) đã viết đơn khiếu nại gửi đến các cơ quan chức năng yêu cầu làm rõ. 

Trong đơn gửi Báo Lao Động, anh Thành trình bày quá trình vợ mình là chị Lê Thị Anh Thi (SN 1973) nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Quảng Trị. Cụ thể, ngày 11.6.2017, chị Anh Thi bị đau đầu dữ dội nên vào thăm khám, và điều trị tại Khoa Nội tổng hợp BVĐK tỉnh Quảng Trị. Quá trình nằm viện, bệnh nhân liên tục kêu đau đầu, ban ngày khi uống thuốc thì đỡ đau, nhưng tối đến lại ôm đầu, kêu la.

Sau 6 ngày nằm điều trị, bệnh viện mới xác định chị Anh Thi bị đa túi phình cổ rộng, thông trước trái và M2 trái (chưa vỡ). Đến ngày 17.6, bệnh nhân có biểu hiện bất tỉnh, đau đầu dữ dội hơn, quá trình kiểm tra bệnh viện phát hiện bệnh nhân đã xuất huyết dưới nhện trên và dưới lều (vỡ phình mạch), phù nề mô não trên và dưới lều mức độ vừa. Tiếp đó, bệnh nhân được chuyển lên tuyến trên bằng xe dịch vụ 115 trong tình trạng hôn mê sâu, và được chuyển thẳng đến khoa hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Trung ương Huế với chẩn đoán bệnh là xuất huyết não. Dù được điều trị tích cực nhưng đến ngày 27.6 thì tử vong.

Theo anh Thành, vợ của anh tử vong do thời gian phát hiện bệnh trong quá trình điều trị tại BVĐK tỉnh Quảng Trị quá chậm. Đến khi phát hiện có bệnh rồi, thì bệnh viện không đưa ra hướng điều trị, cũng không chuyển lên bệnh viện tuyến trên mà đợi đến lúc nguy kịch mới chuyển.

"Vợ tôi kêu đau liên tục, chỉ hết đau khi dùng thuốc và sau đó cơn đau lại tiếp diễn. Dù không tìm ra nguyên nhân, nhưng bệnh viện vẫn không chuyển vợ tôi lên tuyến trên. Sau 6 ngày mới phát hiện ra bệnh, đó là tình huống tối cấp cứu, tính mạng tính bằng giờ nhưng thêm một lần nữa, bác sĩ không chuyển lên tuyến trên mà cứ để như vậy đến lúc nguy kịch mới cho chuyển" - anh Thành, bức xúc.

Ngoài ra, anh Thành cho rằng, quá trình chuyển bệnh nhân cấp cứu lên tuyến trên, bệnh viện đã không đảm bảo điều kiện tốt nhất; tại bệnh án của bệnh nhân, bác sĩ không phải là người trực tiếp điều trị lại bút phê vào đó. Đặc biệt, lúc nhập viện, ở phần tiền sử bệnh người nhà khai là sống khỏe, nhưng ở phần tổng kết bệnh án lại ghi rằng đau đầu đã lâu, điều trị nhiều lần nhưng không thuyên giảm.

Trước những thông tin trên, Bác sĩ Trương Xuân Nhuận - Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Quảng Trị cho biết, chẩn đoán đối với bệnh lý phình mạch não thì biểu hiện rất nghèo nàn. Vì vậy, khi bệnh nhân nhập viện với biểu hiện đau đầu, thì phải xét nghiệm dần để loại trừ bệnh. "Đối với những bệnh lý khó mà đến ngày thứ 6 phát hiện được thì không phải là quá muộn. Khi phát hiện bệnh, vì mạch máu chưa vỡ nên không cấp cứu ngay, mà chúng tôi dự định đến ngày thứ 2 (phát hiện bệnh ngày thứ 6, 16.6) mới chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, khoảng 3h sáng ngày 17.6 bệnh nhân có biểu hiện nặng, sau khi xin ý kiến của bệnh viện tuyến trên thì BVĐK tỉnh Quảng Trị mới làm thủ tục để chuyển đi" - bác sĩ Nhuận, nói.

Cũng theo bác sĩ Nhuận, người tiếp cận bệnh nhân cuối cùng ở BVĐK tỉnh Quảng Trị là bác sĩ Thúy, nên vị bác sĩ này có nhiệm vụ tổng kết bệnh án. Còn việc trong bệnh án đề cập bệnh nhân đau đầu đã lâu, điều trị nhiều lần nhưng không thuyên giảm là do người nhà khai vậy. "Khai thế nào thì ghi vào vậy thôi, chứ thông tin này không có ý nghĩa về chẩn đoán, tiên lượng" - bác sĩ Nhuận, cho biết thêm.

Được biết, trong ngày 31.7, Sở Y tế Quảng Trị đã liên lạc với người nhà nạn nhân để nắm thêm thông tin vụ việc.

 

Quân đội Mỹ mua rất nhiều thuốc cường dương Viagra

http://vov.vn/the-gioi/chuyen-la/quan-doi-my-mua-rat-nhieu-thuoc-cuong-duong-viagra-653903.vov

Số tiền quân đội Mỹ chi cho thuốc chữa trị rối loạn cương dương Viagra lên tới 84 triệu USD, đủ để mua một số máy bay chiến đấu mới.

Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây thông báo rằng người chuyển giới sẽ không được phục vụ trong quân đội nước này nữa và điều này là nhằm tiết giảm chi phí quốc phòng. Trước thực tế đó, phe phản đối thường dẫn ra một số liệu thống kê để chứng minh rằng chi phí chăm sóc sức khỏe cho người chuyển giới thực ra là tương đối nhỏ (so với các khoản chi phí khác).

Theo tờ Military Times (Thời báo Quân sự), con số thống kê được nêu ra nói trên là khoản tiền lớn mà Lầu Năm Góc chi hàng năm cho điều trị rối loạn cương dương, lên tới  84 triệu USD.

Vì sao Bộ Quốc phòng Mỹ lại chi nhiều tiền đến thế cho thuốc cải thiện sinh lý của cánh mày râu?

Tuổi nghỉ hưu cao hơn

Theo tờ Military Times, dựa trên dữ liệu năm 2014 của Cục Quân y Mỹ, năm đó quân đội nước này đã chi tới 84,2 triệu USD cho khoản chữa trị rối loạn cương dương này – lượng tiền này đủ để mua vài chiếc chiến đấu cơ mới.

Năm 2014, các bác sĩ quân y Mỹ đã kê khoảng 1,18 triệu đơn thuốc cho phép dùng thuốc kích dục chủ yếu là Viagra.

Thông thường chứng bệnh yếu này phổ biến ở những người cao tuổi, như các quân nhân về hưu và hưởng chế độ chăm sóc y tế của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Tuy nhiên có tới 10% số đơn thuốc là dành cho các quân nhân tại ngũ, và tỷ lệ những người này đang gia tăng kể từ khi nổ ra chiến tranh Iraq (lần 2) và chiến tranh Afghanistan.

Nguyên nhân tâm lý

Một nghiên cứu năm 2014 do Cơ quan Giám sát Sức khỏe Quân đội Mỹ tiến hành cho thấy có tới 100.248 quân nhân tại ngũ bị rối loạn cương dương trong giai đoạn 2004-2013. Tỷ lệ bị rối loạn cương dương hàng năm tăng trong quãng thời gian này.

Theo nghiên cứu trên, gần nửa số ca bị rối loạn là do yếu tố tâm lý.

Theo Bộ Thương binh Mỹ, một nghiên cứu xuất bản trên Tạp chí Y học Giới tính năm 2015 cho thấy các cựu binh nam bị rối loạn trầm cảm hậu chấn thương (PTSD) thường có nguy cơ bị rối loạn cương dương cao hơn dân thường.

Theo nghiên cứu, tới 85% số nam cựu binh bị PTSD thông báo họ mắc chứng yếu sinh lý nói trên.

Tất nhiên quân nhân Mỹ yếu sinh lý còn do các yếu tố khác như bệnh tim, cao huyết áp và tiểu đường./.

 

Một nam giới tử vong khi đang phẫu thuật tăng kích thước cậu nhỏ

http://dantri.com.vn/suc-khoe/mot-nam-gioi-tu-vong-khi-dang-phau-thuat-tang-kich-thuoc-cau-nho-20170801031938449.htm

Một nam giới 30 tuổi người Thụy Điển đã tử vong khi đang thực hiện phẫu thuật tang kích thước “cậu nhỏ” tại một phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ ở Stockholm.

Theo tờ Forensic Sciences, cuộc phẫu thuật được xem là một quy trình an toàn với việc chuyển mỡ từ bụng sang “cậu nhỏ”. Theo đó phẫu thuật viên sẽ thực hiện kéo dài “cậu nhỏ” bằng cách cắt 1 dây chằng và tiêm 2 ống tế bào mỡ hút từ bụng và dương vật.

Đây được xem là ca tử vong đầu tiên trong phẫu thuật làm lớn kích thước dương vật.

Thủ phạm được xác định chính là một số tế bào mỡ đã thâm nhập vào máu trong quá trình “nong” dây chằng”, theo tĩnh mạch lên phổi, khiến các mao mạch ở vùng này bị tắc nghẽn. Hậu quả là nửa tiếng sau phẫu thuật, bệnh nhân bị ngừng tim và dù được cấp cứu kịp thời nhưng không thành công. Bệnh nhân qua đời 2 tiếng sau đó.

Các chuyên gia y tế kết luận bệnh nhân tử vong do tắc nghẽn phổi và chất béo bơm vào cậu nhỏ chính là thủ phạm.

Trước đó, tại Indonesia cũng đã có 1 trường hợp tử vong khi làm lớn kích thước dương vật.

Còn theo thống kê phẫu thuật thẩm mỹ trên toàn thế giới, có hơn 8.000 ca phẫu thuật “cậu nhỏ” trên khắp thế giới mỗi năm và đang ngày càng trở nên phổ biến.

 

Mỹ: Sinh con từ tinh trùng của người chồng đã mất

http://dantri.com.vn/suc-khoe/my-sinh-con-tu-tinh-trung-cua-nguoi-chong-da-mat-20170731165919351.htm

Một phụ nữ ở thành phố New York đã sinh con hai năm sau cái chết của người chồng bằng thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng được lấy ngay sau khi người chồng qua đời.

Mặc dù gây tranh cãi, nhưng đây không phải là lần đầu tiên tinh trùng lấy sau khi chết được sử dụng để thụ thai một em bé sau khi người cha qua đời.

Năm 2014, thám tử Wenjian Liu thuộc Sở cảnh sát New York, 32 tuổi cùng cộng sự Rafael Ramos, 40 tuổi, đã bị sát hại khi đang ngồi trong xe tuần tra. Ngay sau khi người chồng qua đời, người vợ góa của Liu, Pei Xia Chen đã yêu cầu lấy và đông lạnh tinh trùng của chồng để làm IVF sau này. Mới đây, Chen đã sinh ra con của Liu, một bé gái được đặt tên là Angelina, tờ The Independent đưa tin.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên việc lấy tinh trùng sau khi chết thu hút sự chú ý của dư luận. Vào năm 2016, Irit và Asher Shahar ở Israel, đã được nhiều người biết tới về nỗ lực lấy tinh trùng từ người con trai đã qua đời và tìm người mang thai hộ để thụ thai và sinh đứa cháu của mình.

Người con trai duy nhất của họ là Omri chết vì tai nạn xe hơi ở tuổi 25 và mặc dù vẫn còn hai con gái, cặp vợ chồng này cho biết họ muốn có một đứa cháu từ tinh trùng của con trai để nối dõi tông đường. Mặc dù quyền thụ thai sau khi chết thường được dành riêng cho người vợ của người quá cố, nhưng trong trường hợp đặc biệt này, một thẩm phán đã cho phép cha mẹ sử dụng tinh trùng của người con trai đã qua đời để sinh cháu nhờ mang thai hộ.

Theo The Independent, có thể lấy được tinh trùng khỏe mạnh trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi người đàn ông qua đời, và nếu đông lạnh đúng cách, cơ hội thụ thai thành công sẽ là 70 - 80% nếu người phụ nữ có khả năng sinh đẻ bình thường. Tuy nhiên, có nhiều mối lo ngại về đạo đức đối với việc làm này. Ví dụ, điều gì mang lại lợi ích tốt nhất cho đứa trẻ, cho gia đình của người đã khuất, và những gì phù hợp nhất với ý nguyện của người đã khuất.

Tại Mỹ, chính phủ không quy định về cách xử lý các yêu cầu lấy tinh trùng và IVF sau khi chết, mặc dù hầu hết các tổ chức đều có quy định riêng về quy trình này. Ví dụ, một số yêu cầu di chúc thể hiện mong muốn của người đã khuất muốn có con trong trường hợp mình qua đời. Trong những trường hợp khác khi cái chết nằm ngoài dự kiến, đôi khi lời nói của bạn bè và gia đình rằng người quá cố đã nói về ước muốn có con trước khi ra đi là đủ để cho phép lấy tinh trùng sau sinh.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang