Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 18/7/2017

  • |
T5g.org.vn - Vụ 80 bé trai bị sùi mào gà sau khi cắt bao quy đầu: Các bác sĩ điều trị nói gì về vụ việc?; Vụ chạy thận 8 người tử vong: Lộ nhiều bản hợp đồng “có vấn đề”; Việt Nam đang có tốc độ già hóa dân số nhanh; Chuyên gia WHO phủ nhận sự liên quan của vaccine đến chứng tự kỷ; Không vắc xin - Gia tăng trẻ nhập viện; Tiến bộ trong điều trị ung thư; BS dùng tinh trùng của mình cấy cho nhiều bệnh nhân; ...

 

Vụ 80 bé trai bị sùi mào gà sau khi cắt bao quy đầu: Các bác sĩ điều trị nói gì về vụ việc?

http://doisongvietnam.vn/tre-sui-mao-ga-sau-cat-bao-quy-dau-van-tiep-tuc-nhap-vien-25518-9.html

http://vtc.vn/suc-khoe/hang-chuc-tre-bi-sui-mao-ga-noi-an-han-cua-cac-gia-dinh.1-336404.htm

http://www.baomoi.com/hang-loat-tre-mac-sui-mao-ga-tinh-tiet-moi-nhat/r/22776870.epi#suc-khoe-y-te|contentlist

http://www.sggp.org.vn/hang-loat-tre-bi-sui-mao-ga-sau-khi-cat-bao-quy-dau-456090.html

http://www.nguoiduatin.vn/nhieu-tre-cat-bao-quy-dau-bi-mac-benh-viem-nhiem-cua-nguoi-lon-a332557.html

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170717/hung-yen-46-tre-em-bi-sui-mao-ga/1353622.html

Các bác sĩ tại bệnh viện Da liễu Trung ương xác nhận, trong số 39 trẻ ở Hưng Yên đến BV điều trị Sùi mào gà thì 37 trường hợp ở huyện Khoái Châu (Hưng Yên).

Chị Đỗ Thị Thắm (31 tuổi, ở xã Đông Kết, Khoái Châu, Hưng Yên) cho hay, con trai chị là cháu Đỗ Văn Đức (4 tuổi) được chuyển lên BV Da liễu T.Ư trong tình trạng sưng nặng đầu dương vật. Tại đây, bé được kết luận bị sùi mà gà và được phẫu thuật sau đó 2 ngày. Hiện tại, bé vẫn đang được theo dõi và điều trị.

Theo chị Thắm, khoảng tháng 4/2017, gia đình đã đưa bé đi chít dương vậttại phòng khám ở địa chỉ ở thôn 5 (xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu). Đến tháng 6/2017, bé  có các biểu hiện bị nốt trắng đầu dương vật như bã đậu. Nghi con bị bệnh, chị đưa đến BV Da liễu TƯ thăm khám và phát hiện ra con bị sùi mào gà.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Hiền (29 tuổi, xã Liên Khê, Khoái Châu, Hưng Yên) cũng cho biết con trai chị mới được chuyển lên BV Da liễu Tư trong tình trạng tương tự. Trước đó, chị cũng đưa con trai đến điều trị tại phòng khám trên và sau một thời gian thì phát bệnh. “Thấy người quen giới thiệu, chúng tôi đưa con đến phòng khám, đâu có ngờ lại sinh bệnh thế này”, chị Hiền nói.

Theo báo PNVN.VN, bác sĩ Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc BV Da liễu T.Ư, cho biết, trong 2 tháng gần đây (từ 1/5 - 15/7), BV tiếp nhận 39 bệnh nhi bị sùi mào gà ở Hưng Yên. Đặc biệt, trong số này thì bệnh nhi đến từ huyện Khoái Châu là 37 ca chủ yếu là trẻ rất nhỏ.

Qua khai thác bệnh sử, phụ huynh các bệnh nhi cho biết đều đã đến khám, điều trị chít hẹp bao quy đầu tại một phòng khám tư nhân ở thôn 5, xã Dạ Trạch (huyện Khoái Châu, Hưng Yên). Đây có thể là một nguyên nhân khiến các bé bị sùi mào gà.

“Qua điều trị tại BV, chúng tôi nhận thấy nhiều trẻ mắc bệnh trước đó có tiền sử đã sử dụng các biện pháp điều trị chít hẹp bao quy đầu trước đó. Do vậy dù chưa thể kết luận song có thể đánh giá nguy cơ cao do quá trình điều trị này gây nên”, bác sĩ Doanh nói.

Báo ANTD.VN đưa tin, trưa ngày 17/7, ông Bùi Quang Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hưng Yên xác nhận, Sở đã cử đoàn thanh tra về xác minh thông tin nhiều trẻ bị sùi mào gà sau khi cắt bao quy đầu tại cùng một địa chỉ phòng khám tư ở huyện Khoái Châu.

Theo ông Chung, Sở Y tế Hưng Yên đã tiến hành xác minh, bước đầu xác định sự việc trên là đúng. Tuy nhiên, số lượng trẻ bị mắc bệnh là bao nhiêu, tình trạng hiện nay như thế nào thì chưa nắm được.

“Sở Y tế Hưng Yên đã cử Đoàn thanh tra về Khoái Châu để làm rõ vụ việc. Nếu phát hiện cơ sở phòng khám tư chữa hẹp bao quy đầu có vi phạm, chúng tôi cam kết sẽ xử lý nghiêm và công bố trên cơ quan truyền thông” – Phó Giám đốc Sở Y tế Hưng Yên nói.

Bác sĩ Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc BV Da liễu T.Ư, cho biết:

Bệnh sùi mào gà là do virus HPV gây ra, dễ lây qua tiếp xúc. Virus HPV có hơn 100 type khác nhau, trong đó có khoảng 20-30 type gây bệnh ở bộ phận sinh dục. Bệnh có thể lây truyền, ở người lớn chủ yếu do quan hệ tình dục gây nên, còn với trẻ em chủ yếu là do quá trình chăm sóc, can thiệp y tế, vệ sinh bộ phận sinh dục hoặc đôi khi cũng có thể là do bố mẹ bị bệnh lây sang.

Hiện nay virus HPV đến nay chưa có thuốc đặc trị nên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo trẻ nên được chủ động tiêm phòng vaccine để phòng bệnh. Còn về điều trị, thông thường với trẻ nhỏ việc hợp tác trong điều trị ít hơn nên các bác sĩ sẽ ưu tiên phương pháp bôi thuốc điều trị tại chỗ hơn so với giải pháp can thiệp. Trong trường hợp điều trị thuốc bôi, tại chỗ không có hiệu quả thì mới sử dụng các biện pháp can thiệp, tức làm các thủ thuật.

Điều trị sùi mào gà không phải điều trị một lần là khỏi, nên đối với trẻ nhỏ thường các bác sĩ sẽ hẹn 2-3 tuần đến khám định kỳ, nếu xét nghiệm lại vẫn còn tổn thương thì sẽ điều trị tiếp, thường trong vòng vài tháng.

Đối với trẻ nhỏ, trong tất cả trường hợp, nếu điều trị đáp ứng tốt và theo dõi định kỳ đến khi khỏi hoàn toàn thì khả năng bị bệnh mãn tính sau này có thể loại bỏ được hoàn toàn. Tuy nhiên nếu trường hợp nhiễm HPV để lâu ngày, kéo dài không được điều trị thì có thể gây ra nhiều biến chứng, trong đó có biến chứng gây ung thư.

 

Phòng khám khiến trẻ lây nhiễm sùi mào gà hoạt động không phép

http://dantri.com.vn/suc-khoe/phong-kham-khien-tre-lay-nhiem-sui-mao-ga-hoat-dong-khong-phep-20170717173549825.htm

http://laodong.com.vn/suc-khoe/bo-y-te-yeu-cau-som-lam-ro-thu-pham-khien-hang-chuc-tre-mac-sui-mao-ga-684141.bld

Liên quan đến vụ nhiều nhiều bé trai bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục (sùi mào gà) sau khi cắt bao quy đầu tại một phòng khám tư ở huyện Khoái Châu (Hưng Yên), Sở Y tế Hưng Yên đã thành lập một đoàn đến kiểm tra phòng khám tư trên.

Theo thanh tra Sở Y tế Hưng Yên, tại thời điểm kiểm tra, phòng khám này đóng cửa. Đoàn đã lập biên bản, giao trạm y tế mời người phụ trách phòng khám chiều ngày 18/7 lên Sở Y tế làm việc. Qua kiểm tra ban đầu, phòng khám này hoạt động không phép.

Chiều cùng ngày, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tế Hưng Yên, Bệnh viện Da liễu Trung ương để cùng phối hợp làm rõ sự việc.

Theo đó, Cục Quản lý Khám chữa bệnh yêu cầu Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hưng Yên phối hợp với Bệnh viện Da liễu Trung ương khẩn trương xác minh thông tin báo chí nêu trên; Xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan. Xử lý các tập thể, cá nhân theo đúng quy định hiện hành (nếu có sai phạm).

Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương phối hợp cung cấp thông tin hồ sơ bệnh án cho Sở Y tế tỉnh Hưng Yên để xem xét điều tra, xác minh sự việc.

Báo cáo của Sở Y tế tỉnh Hưng Yên đề nghị gửi về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế trước ngày 28/7/2017 để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ.

Trước đó như Dân trí đưa tin, thống kê của bệnh viện Da liễu Trung ương, trong gần 2 tháng rưỡi qua (1/5 -13/7), bệnh viện đã khám và điều trị cho 52 trường hợp trẻ em sống ở Hưng Yên mắc bệnh sùi mào gà, trong đó riêng địa bàn huyện Khoái Châu, Hưng Yên đã có tới 46 bệnh nhân.

Khai thác bệnh sử từ bố mẹ bệnh nhi cho thấy, hầu hết các bệnh nhi nói trên đều đến khám, điều trị và chít hẹp bao quy đầu tại một phòng khám tư nhân.

 

Vụ chạy thận 8 người tử vong: Lộ nhiều bản hợp đồng “có vấn đề”

http://laodong.com.vn/phap-luat/vu-chay-than-8-nguoi-tu-vong-lo-nhieu-ban-hop-dong-co-van-de-683962.bld

Để có được những thiết bị phục vụ cho hoạt động chạy thận, vị giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã ký nhiều hợp đồng với một công ty dược. Ngay khi tiếp cận hồ sơ vụ việc, các chuyên gia pháp lý đã nhận ra hàng loạt nội dung “có vấn đề”, với nhiều chiêu thức lách luật tinh vi.

Bán “đàn vịt trời”...

Theo đó, ngày 25.5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình (BVĐK Hoà Bình) đã ký bản hợp đồng kinh tế với Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Sơn, do ông Đỗ Anh Tuấn làm giám đốc. Nội dung hợp đồng thể hiện gói thầu cung cấp vật tư sửa chữa hệ thống nước RO số 02 cho BV Hoà Bình, với các hạng mục: Cát thạch anh, sỏi đỡ, than hoạt tính Norit, hạt nhựa Cation làm mềm nước, van inox 3x4 loại cửa mở, màng RO 404AG 90, bộ đèn UV dưới nước, khởi động từ MC22A LS, tiệt trùng hệ thống nước và xét nghiệm kiểm tra sinh hoá tiêu chuẩn AAMI...

Tuy nhiên, ngay trong ngày 25.5, Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Sơn (Cty Thiên Sơn) đã “bán” lại hợp đồng cho bên thứ ba. Cụ thể, Cty Thiên Sơn đã ký hợp đồng 05/2017 với Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh, do ông Bùi Mạnh Quốc làm giám đốc, với nội dung thay mặt Cty Thiên Sơn cung cấp các hạng mục nêu trên.

Với chi tiết rất “có vấn đề” này, tiến sĩ, luật sư Lê Văn Thiệp, Trưởng văn phòng luật sư Toàn Cầu, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ việc, nhận định: “Rõ ràng ở đây đã chứng minh phía Cty Thiên Sơn không có năng lực để tham gia gói thầu, và ngay khi ký hợp đồng với BVĐK Hoà Bình đã vội vã “sang tay” ngay trong ngày. Điều đó cho thấy, Cty Thiên Sơn đã bán thứ mình không có. Hay nói cách khác, BVĐK Hoà Bình đã ký với hợp đồng kinh tế với một công ty kinh doanh... "vịt trời”.

Vì sao nhiều bản hợp đồng đều dưới 100 triệu đồng?

Theo tài liệu vụ việc, trong quá trình ký kết hợp đồng kinh tế với Cty Thiên Sơn, giá trị của nhiều hợp đồng đều không quá 100 triệu đồng. Đơn cử như bản hợp đồng ký ngày 25.5 giữa BVĐK Hoà Bình với Cty Thiên Sơn có trị giá 99.360.800 đồng.

Phân tích tình huống này, tiến sĩ luật Lê Văn Thiệp cho hay, đây chính là chiêu thức lách luật của BVĐK Hoà Bình, nhằm đối phó với cấp trên, bởi theo quy định của hệ thống văn bản pháp lý, việc hợp đồng có giá trị dưới 100 triệu đồng, các đơn vị sẽ có quyền tự quyết, Sở Y tế coi như “đứng ngoài cuộc”.

Cụ thể, tại Điều 54 - Hạn mức chỉ định thầu, Nghị định 63/2014, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu nêu: “Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ, dịch vụ công; không quá 1 tỉ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công; không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên”.

Trước đó, ngày 29.5, xảy ra sự cố y khoa tại khoa Điều trị tích cực - đơn nguyên thận nhân tạo thuộc BVĐK Hoà Bình, làm 18 người hôn mê, sau đó 8 người tử vong. Quá trình thu thập tài liệu, nhận thấy dấu hiệu tội phạm hình sự, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hoà Bình đã khởi tố vụ án vào ngày 30.5, với hành vi: Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, quy định tại Điều 242 Bộ luật Hình sự.

 

Thêm trẻ co giật vì ngộ độc chì từ thuốc cam

http://www.baogiaothong.vn/them-tre-co-giat-vi-ngo-doc-chi-tu-thuoc-cam-d217020.html

http://dantri.com.vn/suc-khoe/be-trai-6-thang-tuoi-hon-me-phai-tho-may-vi-dung-thuoc-cam-24-ngay-20170717121429939.htm

BV Bạch Mai vừa tiếp nhận thêm 2 trường hợp trẻ ngộ độc chì vì thuốc đông y, thuốc cam

Bệnh nhi Bùi Anh D., (6 tháng tuổi, ở Thái Thụy, Thái Bình) được chuyển đến khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng nhiễm khuẩn nặng, suy hô hấp phải thở máy, kèm theo triệu chứng co giật, có tổn thương não. Theo lời người nhà, trẻ có tiền sử bị viêm da cơ địa từ lúc 1 tháng tuổi đã được khám và điều trị theo đơn của bác sỹ tư nhân. Mặc dù được dùng cả thuốc bôi và uống theo đơn nhưng bệnh không dứt, nên gia đình đã chuyển sang dùng thuốc đông y, dạng thuốc cam đã 24 ngày. 2 ngày trước khi vào viện, trẻ xuất hiện nôn nhiều, da xanh, co giật toàn thân, mỗi cơn kéo dài khoảng 5 phút.

Qua khai thác bệnh sử và các biểu hiện lâm sàng, các bác sỹ của Khoa Nhi, BV Bạch Mai đã nghĩ đến bệnh nhi bị ngộ độc chì cấp do dùng thuốc cam không rõ nguồn gốc. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị tích cực: thở máy, dùng kháng sinh liều cao…bệnh nhi được lấy mẫu máu gửi đi định lượng nồng độ chì. Kết quả, nồng độ chì trong máu lên đến 105 microgam/100 ml (cao gấp nhiều lần mức cho phép) buộc phải dùng phác đồ thải độc chì cho bệnh nhi.

 “Sau hơn 2 tuần điều trị, bệnh nhi đã có những tiến triển rõ ràng, rút được máy thở sau 2 ngày, tình trạng viêm da cơ địa đã ổn định, xét nghiệm máu cho thấy nồng độ chì đã giảm. Tuy không còn nguy hiểm đến tính mạng song nhưng sẽ để lại di chứng”, BS. Kim Anh, Khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết.

Tương tự, cháu Đỗ Thị Thu H., 7 tháng tuổi, ở Hoài Đức, Hà Nội, cách đây 2 tháng, cũng được gia đình cho dùng thuốc cam trị loét miệng, sau đó trẻ xuất hiện nôn nhiều, đi phân đen. Qua thăm khám, xét nghiệm trẻ được chẩn đoán bị tổn thương đường tiêu hóa, phổi và gan, do ngộ độc chì nên buộc phải phác đồ thải độc chì tốt nhất.

Ths. BS Nguyễn Thành Nam, Phụ trách Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo để tránh nhiễm độc chì cho trẻ, các bậc phụ huynh không nên tự ý dùng các loại thuốc, nhất là thuốc cam, thuốc nam mua của những ông lang, bà mối bán ở chợ, không rõ nguồn gốc, không có giấy phép kinh doanh. Nếu có biểu hiện bất thường, nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

 

Việt Nam đang có tốc độ già hóa dân số nhanh

http://www.nhandan.com.vn/suckhoe/item/33489902-viet-nam-dang-co-toc-do-gia-hoa-dan-so-nhanh.html

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/dan-so-viet-nam-dang-gia-voi-toc-do-nhanh-gap-4-lan-nuoc-giau-3614691.html

Thứ trưởng Y tế Phạm Lê Tuấn nhấn mạnh, hiện tượng dân số già hóa không chỉ là một thách thức đối với Việt Nam, mà còn là cơ hội cho những doanh nghiệp biết nắm bắt cơ hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam đang có tốc độ già hóa dân số nhanh

Già hóa dân số là một trong những biến đổi nhân khẩu lớn nhất trên thế giới hiện nay. Sự chuyển đổi nhân khẩu học do già hóa dân số đang và sẽ tạo ra những tác động rất lớn đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc.

Theo WHO, trung bình cứ một giây có hai người bước vào tuổi 60, tức mỗi năm thế giới có thêm khoảng 58 triệu người 60+ tuổi. Trung bình cứ chín người sẽ có một người 60+ tuổi và tỷ số này sẽ là 5:1 vào năm 2050. Hiện nay, thế giới có khoảng 901 triệu người cao tuổi (năm 2015), chiếm 12,3% dân số. Số này sẽ tăng lên hơn hai tỷ người vào năm 2050, chiếm 22% dân số thế giới.

Thứ trưởng Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, dân số các nước thành viên APEC chiếm 40,5% tổng dân số thế giới nhưng chiếm tới gần 50% tỷ trọng người cao tuổi trên thế giới. Hầu hết các nền kinh tế thành viên APEC đã và đang đối mặt với già hóa dân số, trong đó một số có số lượng và tỷ trọng người cao tuổi lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản...

Tại Việt Nam, vấn đề thách thức đang đặt ra là dù chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011, nhưng tốc độ già hóa nhanh trong bối cảnh vẫn là một nước có mức thu nhập trung bình thấp.

Hiện nay Việt Nam có khoảng 10,1 triệu người cao tuổi, chiếm 11% dân số. Riêng số người từ 80 tuổi trở lên là hai triệu người. Dự báo đến năm 2030, tỷ trọng người cao tuổi Việt Nam chiếm 18% và năm 2050 là 26%. Nếu như các nền kinh tế phát triển mất vài thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ để chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn dân số già thì với tốc độ già hóa như hiện nay, Việt Nam chỉ mất 15 năm.

Già hóa dân số: Cơ hội và thách thức

Chia sẻ về nhận thức người cao tuổi đang là gánh nặng với xã hội, Thứ trưởng Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, cần phải có nhìn nhận đúng đắn về việc này.

Thực tế, già hóa dân số là thách thức nhưng cũng là cơ hội. Thí dụ, để chăm sóc người cao tuổi, tất cả các vấn đề từ giáo dục, đào tạo, an sinh, xã hội, y tế, kinh tế... đều cần có những phát triển riêng. Sẽ có nhiều vấn đề liên quan đến người cao tuổi như thiết kế xây dựng nhà ở, đường sá, các phương tiện hỗ trợ người già, đào tạo cho điều dưỡng, bác sĩ... để phục vụ đối tượng này. Theo đó, đây là cơ hội để các doanh nghiệp có thể nghiên cứu và phát triển những lĩnh vực để phục vụ nhu cầu cho người cao tuổi. Do đó, người cao tuổi, cũng là đối tượng góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn thí dụ, tại Úc, có những Tập đoàn lớn với khoảng tám công ty con phục vụ những nhu cầu rất riêng cho người cao tuổi và hiện đã được xuất khẩu công nghệ này sang Trung Quốc.

Nhận định Việt Nam đang có tốc độ già hóa dân số nhanh so với bối cảnh kinh tế hiện nay, Thứ trưởng Y tế cho biết Việt Nam đã có nhiều chính sách và hoạt động thiết thực để thích ứng với già hóa dân số.

Gần đây, Bộ Y tế ban hành Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi với nhìn nhận một cách toàn diện, tăng cường chăm sóc người cao tuổi ngay tại cộng đồng. Vì nếu chỉ dựa vào bệnh viện hay nhà dưỡng lão chi phí sẽ cao và tốn kém.

“Người Việt Nam có văn hóa gia đình, là việc các thế hệ cùng chung sống trong một gia đình được thế giới đánh giá là nét văn hóa tốt, là điểm mạnh để tiến hành tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại cộng đồng. Hiện nay, Bộ Y tế cũng triển khai mô hình chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng và khuyến khích các doanh nghiệp và tư nhân cùng tham gia” - Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn cho biết,

Hiện nay, Bộ Y tế đã và đang tiếp tục nghiên cứu xây dựng chính sách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dài hạn. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi triển khai chính sách này, nhất là về kinh tế khi người cao tuổi luôn có ít nhất hai bệnh mãn tính trở lên và điều kiện kinh tế khá khó khăn. Vì thế, thích ứng với già hóa dân số, là một công việc nhiều thách thức đòi hỏi sự tham gia của các ngành, các cấp.

Trong hai ngày, 17 và 18-7, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Ban Thư ký APEC tổ chức "Hội thảo quốc tế thích ứng với Già hóa dân số". Tại đây, các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia và nhà khoa học của các nền kinh tế thành viên APEC và các đối tác cùng nhau chia sẻ, thảo luận về thực trạng, thách thức của già hóa dân số. Đồng thời, các chuyên gia cũng sẽ chia sẻ các kinh nghiệm, mô hình, sáng kiến hay trong phát triển kinh tế, xây dựng hệ thống an sinh xã hội, chăm sóc xã hội và chăm sóc y tế trong bối cảnh già hóa dân số để Việt Nam học tập.

 

Chuyên gia WHO phủ nhận sự liên quan của vaccine đến chứng tự kỷ

http://www.nguoiduatin.vn/bac-bo-thong-tin-vaccine-lien-quan-den-chung-tu-ky-dong-kinh-o-tre-a332530.html

Tẩy chay vaccine đang là trào lưu lan rộng trên các trang mạng xã hội với tin đồn trẻ có thể mắc chứng tự kỷ. Tuy nhiên, chuyên gia WHO khẳng định, vaccine không liên quan đến căn bệnh này.

Trước những thông tin tiêm vaccine khiến trẻ bị tự kỷ, động kinh khiến các bà mẹ tẩy chay vaccine lan truyền rầm rộ trên mạng, bộ Y tế đã lên tiếng và khẳng định đây là một trào lưu rất nguy hiểm, khiến nhiều bệnh dịch truyền nhiễm quay trở lại.

Điển hình, chỉ trong tháng Sáu vừa qua, bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận 26 trẻ bị viêm não Nhật Bản, hầu hết đều bị di chứng thần kinh hoặc di chứng vận động. Điều đáng nói là phần lớn các trẻ này đều chưa tiêm hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ.

TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng cục Y tế dự phòng (bộ Y tế) khẳng định, y tế thế giới coi vaccine là một trong những thành tựu quan trọng nhất của thế kỷ 20.

Đại diện cục Y tế Dự phòng cho hay, tại Việt Nam, thành công của công tác tiêm chủng mở rộng đã đem lại hiệu quả rõ rệt, làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em. Cụ thể, Việt Nam đã thanh toán bại liệt vào năm 2000, đạt mục tiêu loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005. Ngoài ra, tỉ lệ mắc hầu hết các bệnh có vaccine phòng trong chương trình tiêm chủng mở rộng đều giảm qua các năm. So sánh năm 1985 (năm bắt đầu triển khai tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc) với năm 2010, tỉ lệ này giảm từ hàng chục đến hàng trăm lần.

Chuyên gia của tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định, thông tin vaccine liên quan đến tự kỷ là không đúng và hoàn toàn không có căn cứ khoa học.

Cục Y tế dự phòng nêu rõ, phải thấy rằng nguy cơ của các dịch bệnh trên vẫn tiềm ẩn, cụ thể, nguy cơ virus bại liệt xâm nhập từ các nước lưu hành bại liệt vào Việt Nam là rất lớn; uốn ván vẫn là bệnh có tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt uốn ván sơ sinh có tỉ lệ chết/mắc cao nhất (53 - 82%). Do vậy, việc tiêm chủng để phòng bệnh hết sức quan trọng, tránh xảy ra nguy cơ dịch bệnh bùng phát.

Trả lời báo chí, BS. Iijima Makiko, chuyên gia tiêm chủng thuộc WHO tại Việt Nam cho biết: "Trẻ không được tiêm vaccine sẽ đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như sởi, bạch hầu, viêm não trong khi những bệnh này đều có thể phòng tránh bằng việc tiêm vaccine. Thêm nữa, việc con bạn không được tiêm vaccine sẽ khiến những bé khác trong cộng đồng gặp rủi ro và làm bệnh dịch lây lan.

Bằng chứng là năm 2014, dịch sởi lan ra từ những người không được tiêm hoặc tiêm không đủ liều vaccine. Điều đáng tiếc này cho thấy, không tiêm vaccine cho trẻ sẽ gây ra rủi ro cực kỳ lớn cho cộng đồng".

WHO tin rằng bộ Y tế Việt Nam đang rất nỗ lực để đảm bảo chất lượng cũng như tính hiệu quả của vaccine và bảo vệ cộng đồng khỏe mạnh, an toàn.

 

Các biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ

http://bnews.vn/cac-bien-phap-phong-chong-dich-benh-mua-mua-lu/51260.html

Mùa mưa bão cũng là thời diểm các nguy cơ dịch bệnh đe dọa sức khỏe người dân.

Ngày 17/7, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Tháng 7, nhiều đợt mưa, bão lớn xảy ra ở các tỉnh, thành phố trên cả nước gây lũ lụt trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân, đặc biệt tại các tỉnh miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung. Đây cũng là thời điểm các nguy cơ dịch bệnh mùa mưa lũ đe dọa sức khỏe cộng đồng.

Trong và sau mưa bão, lũ lụt, nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa như: tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bệnh nước ăn chân, cảm cúm, đau mắt đỏ…

Bộ Y tế khuyến cáo: Để chủ động phòng tránh dịch bệnh trong mùa mưa lũ, người dân cần lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi; thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

Mọi người nên thực hiện vệ sinh cá nhân hàng ngày; mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày; rửa chân sạch, lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.

Người dân cần tích cực tiêu diệt loăng quăng, bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.

Đặc biệt, trong mùa mưa lũ, người dân nên thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế; đồng thời, thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác xúc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, người dân cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất...

 

Không vắc xin - Gia tăng trẻ nhập viện

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suc-khoe/873426/khong-vac-xin---gia-tang-tre-nhap-vien

Không tiêm ngừa vắc xin cho trẻ là "phong trào" của không ít phụ huynh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, "phong trào" này âm thầm diễn ra từ những năm trước, nhưng gần đây phát triển mạnh hơn nhờ có các diễn đàn mạng xã hội. Trong khi đó, tại các bệnh viện, trẻ nhập viện ngày càng tăng.

Do dự vì dư luận

Trên trang facebook có tên “vaccine nên hay không?” thu hút khoảng 10.000 người theo dõi, thảo luận về việc có nên cho trẻ tiêm ngừa vắc xin. Trang này thường xuyên dẫn các bài báo phản ánh một vài trường hợp trẻ tử vong sau khi tiêm vắc xin, và một số bài báo nước ngoài về việc trẻ bị tự kỷ, chậm phát triển sau khi tiêm ngừa.

 Những thông tin này trên trang facebook đã thu hút hàng trăm phụ huynh tham gia thảo luận và không ít người lựa chọn quyết định không tiêm ngừa cho con. Điển hình là D.L, thành viên trên trang facebook cho biết, qua tham khảo các ý kiến trong hội, cô đã quyết định ngừng tiêm mũi thứ 3 vắc xin viêm não Nhật Bản cho con.

Không chỉ trang facebook trên, lúc con chào đời, một phụ huynh tên P.V đã được y tá hỏi tiêm phòng viêm gan B ngay cho bé. Trong khi đang phân vân do thông tin trên mạng, P.V đọc được cuốn sách của Tổ chức giải phóng tiêm chủng (Vaccination Liberation) nội dung đề cập đến tai biến tiêm chủng, và việc bác sĩ bắt tay với các công ty sản xuất vắc xin... P.V quyết định không cho con tiêm ngừa và còn dịch cuốn sách này cho các phụ huynh tham khảo, thu hút hơn 1.000 lượt chia sẻ trên cộng đồng mạng.

Ngoài ra, mạng xã hội tiếp tục sinh ra nhiều diễn đàn khác cùng đề cập về tác hại của tiêm vắc xin như “Hội các mẹ mang thai lần đầu”, “Hội nuôi con bằng sữa mẹ” đã gây hoang mang không nhỏ cho các ông bố bà mẹ.

Trái ngược lại với "không khí" trên mạng, tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh, số trẻ nhập viện do các bệnh truyền nhiễm đang tăng lên nhanh chóng. Từ đầu năm 2017 đến nay bệnh viện tiếp nhận trên 30 ca trẻ bị viêm não Nhật Bản, trong đó có 10 em phải thở máy. Năm nay, trẻ bị viêm não nặng phải thở máy nhiều hơn, để lại di chứng nặng nề, một số trẻ sẽ phải sống thực vật, chậm phát triển trí tuệ, động kinh, yếu liệt chi. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết: “Có khoảng 80% trẻ em mắc các bệnh truyền nhiễm nhập viện do không được tiêm ngừa vắc xin".

Cần tỉnh táo

Phần lớn các phụ huynh tham gia "chống đối" việc tiêm ngừa vắc xin ở các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội nơi mà việc tiêm ngừa, lịch tiêm chủng cho trẻ được kiểm soát tốt. Do đó, có thể một số cháu không được phụ huynh tiêm ngừa nhưng không mắc bệnh. Các phụ huynh này cho rằng, thành quả này do họ nuôi con tốt, để con tự sinh ra kháng thể. Thực tế, theo các chuyên gia dịch tễ thì các em bé này may mắn sinh sống ở trong cộng đồng tiêm ngừa đầy đủ, nên không có nguồn lây nhiễm.

Theo ông Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, phòng ngừa dịch bệnh mang tính cộng đồng. Có thể thời điểm này phụ huynh sinh ra con khỏe mạnh, tình hình dịch bệnh chưa nhìn thấy nên do dự, không tiêm phòng cho trẻ.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh nói: “Chống đối hay không tiêm ngừa vắc xin sẽ rất nguy hiểm nếu để kéo dài. Bởi dịch bệnh truyền nhiễm trước đây đã được thanh toán có thể sẽ quay trở lại. Lúc đó, y tế tuyến cơ sở có thể trở tay không kịp, số lượng trẻ tử vong, chịu di chứng sẽ tăng lên nhanh chóng”.

Thực tế cho thấy, dịch sởi năm 2014 đã khiến 100 trẻ em tử vong. Đây là căn bệnh trước đây đã được thanh toán nhờ vắc xin, thế nhưng do tâm lý lo sợ tai biến tiêm chủng, nhiều phụ huynh đã không đưa con đi tiêm ngừa dẫn đến hậu quả đau lòng.

Kêu gọi phụ huynh tiêm phòng vắc xin cho con, không ủng hộ "phong trào" chống tiêm vắc xin, nhưng ông Phan Trọng Lân cũng bày tỏ: “Ngược lại, ngành Y tế phải nhìn nhận đúng mức tác động của thông tin đa chiều, khiến phụ huynh do dự. Chúng ta phải thuyết phục phụ huynh bằng các bằng chứng khác, đặc biệt là hiệu quả chủ yếu và rất rõ ràng của vắc xin qua thời gian dài”.

 

Khối u quái nặng một kg trong ngực bé trai 2 tuổi

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/khoi-u-quai-nang-mot-kg-trong-nguc-be-trai-2-tuoi-3614477.html

Bệnh nhi nặng 9 kg trong khi khối u quái gồm mỡ, tóc... ở lồng ngực đã hơn một kg, được bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 mổ tách.

Bé trai thường xuyên bị viêm hô hấp, khó thở mỗi khi chơi đùa, ăn uống khó khăn dẫn đến suy dinh dưỡng. Hình ảnh chụp CT Scan lồng ngực bệnh nhi phát hiện khối u khổng lồ chèn ép làm xẹp phế quản gốc trái, bé chỉ còn hô hấp bằng một phổi bên phải. Phẫu thuật cắt trọn khối u là hy vọng duy nhất để cứu cháu bé.

Khối u đã lớn nằm ở vị trí nguy hiểm trong vùng trung thất trước, đè vào động mạch chủ và các mạch máu lớn, đè xẹp phế quản gốc bên trái nên việc gây mê cho bệnh nhi rất khó khăn. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 đã lên phương án kỹ để đảm bảo gây mê và cắt u trọn thành một khối không vỡ, vì nếu vỡ sẽ tái phát.

Sau 3 giờ mổ, khối u nặng gần một kg được bác sĩ bóc tách trọn vẹn. Kíp phẫu thuật đã tránh mổ như thông thường là mở ngực bên kèm theo cắt nhiều khớp ức sườn có thể để lại nhiều di chứng cho bệnh nhi, mà thực hiện đường mổ giữa ngực chẻ xương ức giúp tạo thuận lợi cho việc phẫu tích.

Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy đây là u quái trưởng thành chứa các thành phần dịch, vôi, mỡ, tóc... Đây là dạng u quái tuyến ức ở trẻ em vô cùng hiếm, thường có kích thước lớn và vị trí khó tiếp cận khiến phẫu thuật rất khó khăn.

Bệnh nhi đã hồi phục tốt sau mổ, bớt tình trạng khó thở, ăn uống khó khăn.

 

ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tăng học phí, cao nhất 4,4 triệu/tháng

http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20170717/dh-y-khoa-pham-ngoc-thach-tang-hoc-phi-cao-nhat-44-trieu-thang/1353466.html

Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch vừa công bố mức học phí dự kiến cho năm học 2017-2018. Mức học phí dự kiến cao nhất là 4,4 triệu đồng/tháng

Theo đó, học phí chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: từ tháng 9 đến tháng 12-2017: học phí áp dụng cho sinh viên có hộ khẩu TP.HCM là 1.070.000 đồng/tháng và không có hộ khẩu TP.HCM là 2.200.000 đồng/tháng (vì không được TP.HCM cấp bù kinh phí đào tạo).

Giao đoạn 2: kể từ tháng 1-2018 (khi trường được UBND TP.HCM phê duyệt đề án tự chủ toàn phần), học phí tất cả các ngành đều tăng và áp dụng cho tất cả sinh viên, không phân biệt có hộ khẩu TP.HCM hay không.

Mức tăng tùy theo ngành, trong đó học phí cao nhất 4,4 triệu đồng/tháng và thấp nhất 2,5 triệu đồng/tháng.

Mức học phí giai đoạn 2 của trường dự kiến thu theo ngành như sau:

Các ngành đào tạo niên học 2017-2018         Từ tháng 1-2018

Mức thu học phí/ 1 tháng (VNĐ)

Y đa khoa (chính quy)                                  4.400,000

Răng hàm mặt (chính quy)                            4.400.000

Dược sĩ Đại học                                           4.400.000

Cử nhân điều dưỡng (chính quy)                  3.000.000

Cử nhân điều dưỡng (VHVL)                         3.000.000

Cử nhân KTYH(chính quy)                            3.000.000

Cử nhân xét nghiệm Y học (chính quy)         3.600.000

Cử nhân Y tế công cộng (chính quy)             2.500.000

Cử nhân Khúc xạ (chính quy)                       4.400.000

 

Tiến bộ trong điều trị ung thư

http://daidoanket.vn/tin-tuc/dan-toc/tien-bo-trong-dieu-tri-ung-thu-373265

Mới đây, Bệnh viện K đã tổ chức hội thảo ung thư vú, với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về ung thư vú đến từ Pháp và Việt Nam. Tới nay, ung thư vẫn là căn bệnh nan y, tỉ lệ tử vong cao, cuộc sống bệnh nhân bị rút ngắn. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại, việc điều trị ung thư cũng đã có những bước tiến đáng kể.

Thành công của Bệnh viện K

Hội thảo ung thư vú Việt - Pháp có sự tham gia của 15 chuyên gia của Pháp đến từ các trường Đại học Y khoa danh tiếng và các Bệnh viện có chuyên ngành ung bướu hàng đầu nước Pháp. Tại đây, bác sĩ chuyên ngành hai nước đã cùng chia sẻ kiến thức chuyên sâu về chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu khoa học về ung thư vú cũng như  thực hành chẩn đoán và điều trị căn bệnh này.

Theo báo cáo của Tổ chức Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAN), trên thế giới  có khoảng 35 triệu người hiện đang sống cùng bệnh ung thư (trong vòng 5 năm sau chẩn đoán). Với phụ nữ, ung thư vú được coi là phổ biến nhất trong các dạng ung thư, với khoảng trên dưới 35%. Con số đó ở Việt Nam ước tính là 28,1/100.000 phụ nữ bị ung thư vú.

Tuy nhiên, cũng tại Việt Nam, việc điều trị ung thư có nhiều tiến bộ đáng kể. Theo PGS.TS Trần Văn Thuấn (Bệnh viện K), hiện công tác phát hiện sớm bệnh ung thư, kỹ thuật sinh thiết bằng định vị kim dây được thực hiện tại bệnh viện  này, giúp chẩn đoán sớm các khối u chưa phát hiện được trên lâm sàng.

Bệnh viện cũng đã áp dụng những kỹ thuật mới nhất phân loại chi tiết các thể bệnh học giúp cho từng bệnh nhân có phương pháp điều trị thích hợp. Đáng chú ý, các kỹ thuật chụp cắt lớp đa dãy, chụp cộng hưởng từ với từ lực cao, chụp xạ hình, PET-CT đã giúp đánh giá giai đoạn bệnh, đánh giá kết quả điều trị tốt hơn thay vì chỉ có X-quang thường và siêu âm ổ bụng như trước.

Trong phẫu thuật, với các bệnh nhân ở giai đoạn sớm, khối u nhỏ đã được phẫu thuật bảo tồn chỉ lấy rộng u thay vì cắt toàn bộ vú như trước đây. Đối với bệnh nhân có khối u lớn, không thể giữ được tuyến vú thì phẫu thuật tái tạo vú sẽ giúp bệnh nhân có được tâm lý tự tin sau điều trị.

Cùng đó, tuổi thọ bệnh nhân cũng được kéo dài nhờ các loại thuốc điều trị: thuốc hóa chất, nội tiết, chống di căn xương mới nhất và hoạt tính chống u cao, tác dụng phụ thấp đều đã có mặt và được áp dụng tại Bệnh viện K.

Phát hiện bệnh sớm, cơ hội điều trị rất  tích cực

Nhờ vào những tiến bộ vượt trội của khoa học y học, ngày nay người ta đã có thể phân biệt được cả trăm loại ung thư, biết khối u nằm ở đâu, diễn tiến thế nào và tùy loại, tùy giai đoạn mà dùng phẫu trị, xạ trị, hóa trị, nhắm trúng đích hay kết hợp đa mô thức để điều trị.

Hiện điều trị cho bệnh nhân ung thư được tiến hành với nhiều phương pháp, như nội soi, cắt lớp điện toán (chụp CT), chụp cộng hưởng từ (chụp MRI)... Nhưng rất quan trọng, theo chuyên gia chuyên ngành là “y học đổi đời nhờ chẩn đoán phân tử”. Theo đó, xét nghiệm sinh học phân tử cho biết được các xáo trộn gen (đột biến) của các loại tế bào ung thư như phổi, vú, ruột già... Từ đó giúp thầy thuốc chọn liệu pháp tốt nhất cho người bệnh.

Cùng đó, việc phẫu trị (mổ) cũng có những bước tiến quan trọng. Thường được dùng nhất là lưỡi dao mổ bứng tận gốc khối bướu.  Hiện người ta phối hợp phương pháp này với xạ, hóa trị, trong đó phẫu thuật nội soi được cho là mang đến nhiều điều kỳ diệu: Chỉ cần rạch vài lỗ nhỏ ngoài da để nhìn và thao tác trong bụng, trong lồng ngực. Mổ lấy các khối bướu thông qua các ống đưa tới ruột, thực quản hoặc bọng đái.

Các thiết bị dùng kỹ thuật sợi cáp quang và máy ghi hình giúp các bác sĩ nhìn vào trong cơ thể. Cũng có thêm cách mới phá bỏ các khối bướu, đó là dùng tia laser cắt hoặc đốt bỏ các ung thư; các sóng radio cao tần được truyền tới một ăng ten đặt trong khối bướu để đốt các tế bào ung thư.

Phương pháp xạ trị cũng thường được áp dụng với nhiều thể ung thư. Xạ trị là dùng tia phóng xạ diệt tế bào ung thư. Đầu thế kỷ 20, các tia phóng xạ (tia X, tia gamma) được dùng tàn phá các khối bướu ác tính. Ngày nay bằng cách sử dụng các chùm tia, được coi là một bước tiến thần kỳ. Có hai cách: xạ trị ngoài dùng các máy gia tốc bắn tia từ bên ngoài cơ thể. Còn xạ trị trong là dùng các máy đưa nguồn phóng xạ vào sát khối bướu. Cách này giúp đưa liều xạ mạnh tới thẳng khối ung thư.

Còn với phương pháp hóa trị: người ta dùng các loại hóa chất luân lưu trong cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư trôi nổi trong máu hoặc các ổ ung thư lan tràn. Có thể dùng hóa trị trước mổ để làm nhỏ khối bướu. Hóa trị hỗ trợ sau mổ đi khắp cơ thể để diệt các tế bào rơi rớt.

Đây là phương pháp điều trị đã trở nên phổ biến. Tuy rằng cũng giống như các phương pháp khác, người bệnh vẫn không thể trị hết bệnh, và phải chịu nhiều đau đớn, sức khỏe giảm sút nhưng tuổi thọ sẽ kéo dài thêm.

Ung thư là bệnh nan y, tới nay vẫn không thể chữa khỏi. Nhưng, giới y học cho rằng, nếu phát hiện sớm, điều trị sớm, điều trị tích cực thì sẽ ngăn chặn được sự phát triển của tế bào ung thư, giảm bớt sự suy nhược cơ thể của bệnh nhân, đồng thời kéo dài tuổi thọ. Vì thế, các bác sĩ khuyên rằng nên sớm đi xét nghiệm ung thư, cho dù cơ thể không cho thấy mầm mống bệnh.

Hiện nay, việc xét nghiệm ung thư sớm đã không quá khó khăn và tốn kém như trước. Nếu phát hiện bệnh sớm, khả năng điều trị là rất tích cực. Ví dụ, với ung thư vú, ung thư cổ tử cung nếu phát hiện sớm 90% trị tốt, ung thư tuyến giáp gần 95% trị khỏi... Với ung thư phổi, nếu phát hiện sớm ở giai đoạn 1, kết quả trị tốt khoảng 60-70%; giai đoạn 2 khoảng 50%.

Với ung thư gan, kết quả là khoảng 30%, nhưng nếu khi bệnh đã lan ra vùng lân cận thì kết quả chỉ còn 10%. Với ung thư dạ dày giai đoạn 1 kết quả điều trị 50-70%; nhưng nhìn chung chỉ vào khoảng 25%...

 

Phòng thí nghiệm InVivo Labs đổi tên thành Upscience

http://danviet.vn/y-te/phong-thi-nghiem-invivo-labs-doi-ten-thanh-upscience-788313.html

Phòng phân tích, thí nghiệm hàng đầu trong các lĩnh vực phân tích thức ăn chăn nuôi, thực phẩm InVivo Labs vừa chính thức đổi tên thành Upscience, đồng thời, mở rộng phát triển tại Việt Nam.

Invovo Labs dẫn đầu thị trường Pháp trong lĩnh vực phân tích thức ăn chăn nuôi, các phòng phân tích thí nghiệm của doanh nghiệp này từng bước mở rộng chuyên môn phân tích đến các lĩnh vực khác.

Hiện tại, Upscience thực hiện nghiên cứu trên diện rộng các phân tích hóa lý, vi sinh và sinh học phân tử trong các lĩnh vực khác nhau như dinh dưỡng cho con người và vật nuôi, ngành công nghiệp thực phẩm, môi trường, thuốc thú y và dược phẩm.

Tại Việt Nam, Upscience được thành lập từ năm 2009, với gần 50 chuyên viên và kỹ thuật viên, Upscience Việt Nam được biết đến như một công ty hàng đầu trong các lĩnh vực phân tích thức ăn chăn nuôi, thực phẩm và các nghiên cứu chuyên sâu khác. Các thế mạnh của Upscience Việt Nam gồm phân tích Amino Acid, Vitamin, Khoáng chất, Acid Béo cũng như cung cấp các dịch vụ như Dịch vụ NIR, Dịch vụ đánh giá phòng thí nghiệm nội bộ… Tại đây, khách hàng cũng có thể truy cập và nhận kết quả online trong thời gian sớm nhất với độ chính xác cao.

Ngoài Upscience, cả nước hiện có khoảng 45 phòng thí nghiệm, phân tích trong lĩnh vực nông nghiệp được chỉ định của Cục chăn nuôi, tuy nhiên, chất lượng kết quả vẫn còn là vấn đề đáng lo ngại. Chỉ có 1 vài phòng thí nghiệm kiểm soát tốt quy trình phân tích và tham gia thử nghiệm thành thạo.

Thời gian phân tích của các phòng thí nghiệm hiện nay thường từ 5-10 ngày tùy vào chỉ tiêu, phân tích nhanh có thể lên đến 1-3 ngày. Upscience VN có thể đáp ứng các yêu cầu phân tích nhanh của khách hàng từ 1-2 ngày, phân tích thường 4-5 ngày.

 

Hy hữu: Bé trai chào đời khỏe mạnh với 4 vòng dây rốn quấn cổ tại Hà Nội

http://khampha.vn/suc-khoe/hi-huu-be-trai-chao-doi-khoe-manh-voi-4-vong-day-ron-quan-co-c11a549592.html

Trưa ngày 17/7, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã mổ sinh thành công, chào đón bé trai với 4 vòng dây rốn quấn cổ hiếm gặp.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, mới đây, bệnh viện vừa mổ lấy thai một trường hợp rất hiếm gặp. Theo đó, sản phụ 29 tuổi mang thai lần thứ 2 tới ngày đau bụng chuyển dạ đã nhập viện cấp cứu.

Các bác sĩ tại bệnh viện đã đưa sản phụ vào phòng sinh để kiểm tra và theo dõi. Bs. Lê Thị Hiếu- người đứng mổ chính trong ca phẫu thuật cho biết: “Qua kiểm tra tình trạng thai nhi và cổ tử cung, tôi khuyên bệnh nhân đẻ thường vì khung chậu tốt, ngôi thai thuận lợi, cổ tử cung đã mở 5 cm, con ước khoảng 3000gr. Tuy nhiên, thai phụ và gia đình nhất quyết xin mổ với lý do lần đầu đẻ khó khăn phải chuyển mổ".

Sau thời gian ngắn trong phòng mổ, các y bác sĩ tại BV Phụ sản Hà Nội đã mổ bắt con thành công, chào đón bé trai nặng 3,1kg trong sự hân hoan của  sản phụ và nhiều người. Đặc biệt, bé trai đã để lại ấn tượng lớn với các bác sĩ khi có 4 vòng dây rốn quấn cổ siết chặt.

Bs. Hiếu cho hay, không phải trường hợp dây rốn quấn cổ thai nhi nào cũng phải mổ bắt con. Trong trường hợp sản phụ sinh thường, thai phụ và em bé cũng sẽ được theo dõi chặt.

Hiện nay, tất cả các ca vào đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đều được theo dõi tim thai và cơn co tử cung liên tục, nếu thai nhi có biểu hiện suy thai thì phải mổ.

“Dây rốn quấn cổ 4 vòng là trường hợp rất hiếm gặp. Việc dây rốn quấn nhiều vòng có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Hiện tại trong chuyển dạ thường, bé sẽ được theo dõi  liên tục, nếu có ảnh hưởng sẽ mổ cấp cứu ngay lập tức.

Vì vậy, các mẹ bầu không nên quá lo lắng nhiều đến việc dây rốn quấn cổ. Thay vào đó, sản phụ nên theo dõi cử động thai và thăm khám định kỳ”, Bs. Hiếu khuyến cáo.

 

Sự kỳ diệu của cặp song sinh non nhất nước Anh ra đời cách nhau 5 ngày

http://phunuvietnam.vn/khoe/su-ky-dieu-cua-cap-song-sinh-non-nhat-nuoc-anh-ra-doi-cach-nhau-5-ngay-post30155.html

Ra đời khi mới được 23 tuần thai, bé Dolly và Albert đã trở thành cặp song sinh sinh non nhất nước Anh. Kỳ diệu hơn là hai bé còn chào đời cách nhau tới 5 ngày.

Trải qua 22 tuần mang thai khỏe mạnh, tuy nhiên khi cái thai được 22 tuần 6 ngày, chị Shona Jeffery, 27 tuổi bất chợt có những cơn đau thắt kỳ lạ.

Tại Bệnh viện Darent Valley, Kent, Anh, chị và chồng mình, anh Darren Turrall, 24 tuổi, như rụng rời khi các bác sĩ cho biết với tình hình hiện tại, cái thai của chị quá nhỏ để có thể cứu sống.

“Họ nói rằng họ không thể làm gì cho chúng tôi và xin lỗi vì chúng tôi có thể sẽ mất đi những đứa con của mình”, chị Shona nhớ lại.

Vậy nhưng, điều kỳ diệu đã xảy ra khi chị bắt đầu chuyển dạ vào lúc nửa đêm. Các bác sĩ đã quyết định sẽ giúp anh chị đến cùng dù cơ hội là rất mong manh. Họ cho biết họ chỉ có thể cứu 2 bé nếu như 2 bé ra đời mà vẫn sống sót.

Các bác sĩ quyết định tiêm cho Shona một mũi tiêm steroid hỗ trợ trong quá trình chuyển chị tới Bệnh viện Brighton. Họ cũng không quên cảnh báo nếu 2 bé ra đời trên đường chuyển viện thì khả năng sẽ là không thể qua khỏi.

Và lần này may mắn đã mỉm cười với chị Shona. Vào ngày 11/11/2016, bé Dolly ra đời khi được 23 tuần 1 ngày tuy chỉ nặng 0,48 kg.

5 ngày sau đó, bé Albert mới chịu ra đời và cũng chỉ nặng 0,62 kg.

Chị Shona chia sẻ: “Khi đó mới là lúc trận chiến thực sự bắt đầu. Tôi phải nhìn con đấu tranh sinh tồn từng ngày. Nhưng mỗi ngày con lại nặng thêm một chút và khỏe mạnh hơn một chút”.

Khi Dolly được 6 tuần tuổi, bé đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật vì có một lỗ hổng trong tim. Ngoài ra cả hai bé đều phải phẫu thuật mắt.

Vào tháng 3 vừa qua, Albert đã được đón về nhà chăm sóc. Còn Dolly vừa mới được rời bệnh viện từ tháng trước.

Chia sẻ về trường hợp hy hữu trên, tiến sĩ Asma Khalil, phát ngôn viên của Hiệp hội song thai và đa thai của Anh (Tamba) nói: “Những đứa trẻ này hiện đang phát triển rất tốt và đó là điều đáng kinh ngạc. Thực tế thì hai sinh đôi sinh non ở tuần thứ 23 thường sẽ có nhiều cơ hội sống sót hơn so với thai đơn. Tuy nhiên, nhìn chung, trong số trẻ sinh ra trong khoảng từ 23 đến 24 tuần thai, chỉ có khoảng 50% cơ hội sống sót và 50% trong số trường hợp sống sót sẽ có một số khuyết tật bẩm sinh. Chính vì vậy, nó là hợp lý khi các bác sĩ phải thông báo cho thai phụ về trường hợp tồi tệ nhất. Với tỷ lệ trên thì sự phát triển kỳ diệu của cặp song sinh này qua từng hàng thực sự là điều kỳ diệu”.

 

Sốc: Đã có thuốc chống ung thư được FDA phê duyệt

http://vietq.vn/da-co-thuoc-chong-ung-thu-duoc-fda-phe-duyet-d125487.html

Một loại thuốc trị liệu gen mới chống lại bệnh ung thư vừa được Ủy ban Cố vấn phê duyệt cho Cục Quản lý Thực phẩm và Dược Hoa Kỳ. Đây sẽ được coi là liệu pháp trị liệu gen đầu tiên xuất hiện trên thị trường.

Thuốc mang đến cơ hội thứ hai cho một số bệnh nhân bị bạch cầu mà các thuốc chữa trị đường huyết đầu tiên đã thất bại.

Một nhóm các chuyên gia đã bỏ phiếu tán thành loại thuốc trị liệu miễn dịch, gọi là Tisagenlecleucel, với căn bệnh bạch cầu mà thường phổ biến hơn ở trẻ em. Mười thành viên của ủy ban đã bỏ phiếu ủng hộ và một người bỏ phiếu sớm mất quyền biểu quyết mà không có phiếu chống lại.

Thuốc cho phép các tế bào miễn dịch của bệnh nhân nhận ra và tiêu diệt nguồn ung thư: đồng nghĩa với việc một tế bào miễn dịch khác cũng bị tiêu diệt.

Tiến sĩ Catherine Diefenbach, giám đốc lâm sàng của bệnh ung thư hạch ở Trung tâm Ung thư Perlmutter ở New York nói rằng: "Cái nào sẽ thắng thực sự là câu hỏi của sự sống và cái chết".

Nghiên cứu trình bày cho ủy ban nghiên cứu thuốc như là một phương pháp để điều trị cho trường hợp tái phát bệnh ung thư máu được biết đến như bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp B tế bào... Theo Viện Ung thư Quốc gia, đây là dạng ung thư phổ biến nhất ở trẻ em.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ, gần 5.000 người được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính vào năm 2014, đây là năm ghi nhận gần đây nhất. Mặc dù hơn một nửa số người bị chẩn đoán này là trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng chỉ có 14% số người tử vong trong năm đó.

Phần lớn những người bị bệnh đều hồi phục thông qua các phương pháp điều trị như cấy ghép hóa học, xạ trị và tế bào gốc. Nhưng một khi ung thư tái phát, dự đoán có thể sẽ rất nguy hiểm.

Tiến sĩ Stephan Grupp, Giám đốc Chương trình Miễn dịch Ung thư tại Bệnh viện Nhi Đồng Pennsylvania, cho biết: "Những bệnh nhân không phản ứng với hóa trị thường gặp rất nhiều khó khăn". Bệnh viện của ông là một trong 26 trung tâm lâm sàng tham gia nghiên cứu, và ông giữ cương vị như là điều tra viên hàng đầu ở đó. Ông đã nghiên cứu và điều trị bệnh nhân với Tisagenlecleucel trong hơn năm năm và nhận được hỗ trợ nghiên cứu từ Novartis (Tập đoàn chăm sóc y tế Thụy Sĩ).

Tiến sĩ Diefenbach cho biết thuốc có tác dụng phụ có thể gây tử vong, như hội chứng giải phóng cytokine hoặc CRS, trông giống như tình trạng bị nhiễm trùng và khiến huyết áp giảm xuống mức nguy hiểm. Điều này có thể hạn chế tính khả dụng của thuốc đối với những bệnh viện được trang bị đặc biệt để đối phó với sự phức tạp này.

Trong nghiên cứu quan trọng này có thông báo quyết định của ủy ban, khoảng một nửa trong số 68 bệnh nhân nhận thuốc CRS cao cấp. Mặc dù không có ai chết nhưng một số ít bệnh nhân bị các phản ứng phụ về thần kinh như chứng động kinh và ảo giác.

Và bởi vì phương pháp điều trị này giết chết một loại tế bào miễn dịch nên bệnh nhân có nhiều khả năng bị nhiễm trùng. Có ít nhất ba bệnh nhân tử vong do các bệnh nhiễm trùng khác nhau bao gồm virut, vi khuẩn và nấm sau hơn một tháng truyền thuốc.

Tuy nhiên, hiệu quả tổng thể của thuốc và tình trạng thiếu các lựa chọn khác dường như đã giành được sự ủng hộ của Ủy ban: Trên cơ sở dữ liệu sẵn có, bệnh nhân có 89% cơ hội sống sót ít nhất 6 tháng và 79% cơ hội sống sót từ một năm trở lên, phần lớn là không tái phát tại thời điểm đó.

Tiến sĩ Joshua Brody, Giám đốc Chương trình Miễn dịch Lymphoma tại Trường Y học Icahn của Mount Sinai nói rằng: "Họ đang dùng một số người bị các bệnh không thể chữa khỏi để biến chúng thành các bệnh có thể chữa khỏi."

Brody đã thiết kế thử nghiệm các loại thuốc tương tự nhưng không cho Novartis.

Tisagenlecleucel là một loại liệu pháp miễn dịch được gọi là thụ thể kháng nguyên chimerzym, hoặc CAR-T. Thuốc CAR-T như tisagenlecleucel được tạo ra bằng cách loại bỏ các tế bào miễn dịch khỏi bệnh nhân, biến đổi gen chúng bằng cách sử dụng virut và đưa trở lại cơ thể bệnh nhân. Virus này tạo ra một thụ thể tế bào mới nhắm đến thụ thể trên các tế bào ung thư: được gọi là CD19. Sự thay đổi của các tế bào khiến chúng tấn công tế bào ung thư.

Phương pháp sửa đổi DNA của tế bào miễn dịch về mặt lý thuyết có thể dẫn đến các loại ung thư khác - một mối quan tâm lâu dài cho liệu pháp gen. Nhưng cho đến nay các nhà nghiên cứu đã không tìm thấy trường hợp này xảy ra với việc điều trị CAR-T. Brody cho biết có thể phải mất hàng chục năm để kết luận rằng điều này không xảy ra. Tuy nhiên khả năng xảy ra bất cứ sự bất lợi nào chắc chắn nhỏ hơn khả năng chết do ung thư tái phát.

Brody nói các phương pháp điều trị miễn dịch cá nhân như thế này đòi hỏi bệnh nhân sử dụng các tế bào miễn dịch của chính mình bởi vì họ sẽ gần như không bao giờ tìm thấy một kết hợp có sẵn giống như vậy.

Giống như việc bạn có thể đưa các tế bào hồng cầu của người khác vào cơ thể, nhưng gần như không bao giờ có thể làm vậy với các tế bào miễn dịch.

Tiến sĩ John Maris, chuyên gia ung thư nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Đồng Philadelphia, đồng thời là lãnh đạo của SU2C-St nói: "Liệu pháp này có thể cứu được cuộc sống của nhiều trẻ em và thanh thiếu niên không còn cách chữa".

Nhóm nghiên cứu về giấc ngủ Ung thư Trẻ em của Baldrick cũng cho rằng đây thực sự là một bước ngoặt trong việc quản lý căn bệnh này.

Trước đó Kite Pharmaceuticals có một loại thuốc CAR-T khác đưa ra cho FDA xem xét ưu tiên để điều trị u Lymphoma. Thuốc Novartis sẽ không phải là thuốc duy nhất được FDA chấp thuận để nhắm mục tiêu CD19.

Novartis dự kiến FDA sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào tháng 10 nhưng từ chối bình luận về mức giá của thuốc.

 

BS dùng tinh trùng của mình cấy cho nhiều bệnh nhân

Vị bác sĩ đã bí mật làm cha của hơn 200 đứa con khi mẹ chúng tìm đến phòng khám của ông làm thụ tinh nhân tạo từ nguồn tinh trùng hiến tặng, theo The Guardian.

25 năm trước, bà Esther-Louise Heij, khi ấy 35 tuổi, quyết định làm thụ tinh nhân tạo. Nhưng bà không thể ngờ quyết định ấy lại đưa gia đình mình vào bão tố kéo dài.

Bà Heij định làm mẹ đơn thân và thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng hiến tặng, đồng thời vẫn muốn giữ lai lịch của người hiến để con có thể tìm lại cha. Bà đã chọn thụ tinh ở một phòng khám gần Rotterdam, tại đây một bác sĩ tên là Jan Karbaat hứa sẽ tìm cho bà người hiến tặng phù hợp.

Do bà Heij đã bị sẩy thai hai lần nên phải qua chín lần thụ tinh nhân tạo bà mới sinh được con gái Lotte vào năm 1994. Hai năm sau, bà sinh thêm một người con trai là Yonathan cũng từ nguồn tinh trùng của người hiến cũ.

Không như một số người mẹ đơn thân khác, bà Heij luôn cởi mở với các con về nguồn gốc của chúng và hứa với các con rằng vào một ngày nào đó, chúng sẽ được gặp cha mình. Trong hai đứa con của bà, cậu con trai Yonathan đặc biệt thông minh, đã học vượt cấp từ tiểu học lên trung học không chút khó khăn.

Năm 2011, Yonathan và mẹ đã đi tìm thông tin người hiến tặng tinh trùng từ phòng khám của BS Karbaat. Tuy nhiên, hồ sơ tại đây đã bị sắp xếp hỗn loạn, dữ liệu không được lưu giữ đúng cách khiến mọi người rất khó khăn để tìm ra người hiến tinh trùng ngày ấy. Tuy vậy, hai mẹ con bà Heji không nản lòng mà tiếp tục kiên trì tìm kiếm trong nhiều năm nữa. Tuy nhiên, trong thời gian này lại rộ lên tin đồn rằng người hiến tinh trùng cho phòng khám này chính là các bác sĩ, thực tập sinh làm việc ở đó và chính BS Karbatt đã cung cấp rất nhiều tinh trùng cho bệnh nhân của mình.

Sốc trước thông tin này, Yonathan đã gửi thư cho BS Katbatt nhưng thư bị gửi trả về mà không được mở. Sau đó một phim tài liệu chiếu trên truyền hình Hà Lan cho biết có thể có khoảng 200 người con được sinh ra từ tinh trùng của vị bác sĩ này. Nhiều người trong số đó cực kỳ thông minh, có vẻ ngoài khá giống Yonathan và cô chị Lotte.

Phát hiện này gây nên sự hỗn loạn, nhiều người đi xét nghiệm ADN và phát hiện mình còn có rất nhiều chị em khác. Trong vòng 18 tháng, nhóm các gia đình có con thụ tinh nhân tạo từ phòng khám của Karbatt bắt đầu quá trình hợp pháp để xét nghiệm ADN với tế bào lấy từ bác sĩ này. Tuy nhiên, BS Karbatt từ chối hợp tác và ông qua đời vào tuổi 89. Sau đó cảnh sát lấy dụng cụ trong nhà ông để xét nghiệm nhưng việc xét nghiệm gặp khó vì thiếu tính chính xác.

Bộ trưởng Y tế Hà Lan Edith Schippers đã kêu gọi những người hiến tinh trùng trước năm 2005, thời điểm luật cho phép người hiến ẩn danh, ra mặt lần nữa để những người con có thể tìm được họ. Còn theo bà Heij, BS Karbatt đã giúp đỡ bà được làm mẹ nhưng ông ấy cũng "quá kiêu ngạo và tự yêu mình. Ông ấy có vẻ nghĩ rằng mình tốt hơn những người hiến khác và mình đang làm ơn phước cho những phụ nữ "được" mang thai với tinh trùng của mình".

Yonathan cho rằng BS Karbatt là một người thông minh nhưng nguy hiểm, làm việc không có giới hạn. “Ông ấy có quá nhiều quyền lực và cái tôi vô cùng lớn. Ông ấy không nói thật với ai cả. Tôi nghĩ ông ấy có mục đích tốt nhưng phương pháp sai lầm” - Yonathan nói.

Bản thân Yonathan cũng quyết định trở thành người hiến tặng tinh trùng vì anh cho rằng mình là người hiểu tâm trạng của những đứa trẻ thụ tinh nhân tạo hơn hết. Nhưng anh chắc chắn một điều những người con sinh học có thể tìm được anh và nhận được sự giúp đỡ của anh nếu có thể.

 

Sản phụ bất ngờ tử vong do mặc quá ấm trong thời gian ở cữ

http://eva.vn/tin-tuc/nguoi-me-tre-bat-ngo-tu-vong-do-mac-qua-am-trong-thoi-gian-o-cu-c73a317222.html

Sợ vừa sinh con sẽ bị nhiễm bệnh hay bị lạnh, một gia đình ở Trung Quốc đã giữ ấm quá mức cho sản phụ để rồi cuối cùng dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Ngày 9/7 vừa qua, bệnh viện địa phương ở Sơn Đông, Trung Quốc, tiếp nhận cấp cứu một phụ nữtrẻ vừa sinh con trong tình trạng cơ thể sốt 40 độ, các cơ quan nội tạng như gan, tim, phổi đã tổn thương và dần mất chức năng.

Người nhà của sản phụ cho biết vì sợ cô bị lạnh hay nhiễm bệnh trong thời gian ở cữ, nên họ cho cô mặc quần áo dày, mang tất và găng tay trùm kín, ngoài ra cũng không bật quạt hay điều hòa trong phòng.

Dù nhiều lần người mẹ trẻ kêu nóng, nhưng gia đình nhất quyết kiên trì không bật quạt hay máy lạnh vì sợ gió độc thổi vào sẽ khiến cô mắc bệnh trong thời gian ở cữ sau sinh. Chồng cô cũng nghe lời người lớn trong nhà nên nhất quyết thực hiện.

Bác sĩ chịu trách nhiệm ca bệnh cho biết sản phụ nhập viện với tình trạng hôn mê sâu, mất ý thức, cơ thể nóng bừng và nội quan đã tổn thương từ mức độ vừa đến nặng. Dù đã cố gắng hết sức chữa trị nhưng sản phụ xấu số đã không qua khỏi.

Trước đây ở Trung Quốc cũng xảy ra nhiều tình trạng tương tự. Cuối năm 2015, một sản phụ trẻ ở Thượng Hải cũng bị sốc nhiệt do ở trong môi trường phòng quá nóng và ăn mặc quá kín đáo.

Dù gia đình đã phát hiện kịp thời nhưng các bước sơ cứu hay khắc phục quá chậm trễ và thiếu chuyên nghiệp, dẫn đến việc người mẹ này đã qua đời sau đó ít lâu. Cô gái ra đi để lại đứa bé chỉ mới 10 ngày tuổi.

Qua những câu chuyện thương tâm kể trên, các bác sĩ và chuyên gia y tế cho biết hiện nay vẫn còn rất nhiều gia đình sử dụng những phương pháp bảo vệ sai lệch trong thời gian sản phụ ở cữ, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Theo các bác sỹ, điều cần nhất trong thời gian này vẫn là vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đủ chất, giờ giấc sinh hoạt ngủ nghỉ hợp lý để nhanh chóng lấy lại sức sau sinh, chứ không nên nằm yên một chỗ và trùm chăn kín để tránh gió lạnh, sẽ dẫn đến những tình huống ngoài ý muốn.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang