Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh đau mắt đỏ
http://www.phapluatplus.vn/bo-y-te-khuyen-cao-phong-benh-dau-mat-do-d24373.html
Trước nguy cơ lây lan dịch đau mắt đỏ, chiều 16/9 Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo phòng bệnh đau mắt đỏ đối với mọi người.
Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do vi rút Adenovirus, hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra.Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… Là những thời điểm mà cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh.Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm, dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch.
Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện chính bằng mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai. Thông thường người bệnh vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm nhưng nếu để bệnh nặng, mắt người bệnh có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc… thì hậu quả sẽ lớn hơn. Bệnh đau mắt đỏ có thể lây khi tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều vi rút.
Cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại; đồ vật, đồ dùng cá nhân của nguời bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt Dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối; Sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi. Thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng. Những nơi tập trung đông người như bệnh viện, công sở, lớp học, nơi làm việc, nơi công cộng, trên xe buýt, tàu hỏa, máy bay…Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng.
Tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh.Mầm bệnh có khả năng sống ở môi trường bình thường trong vài ngày và người bệnh vẫn có thể là nguồn lây bệnh sau khi đã khỏi bệnh một tuần.
Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh và cách ly với người bệnh Khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ, người bệnh cần tuân thủ những điều sau: Lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại. Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn. Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.
Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác.Những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đau mắt đỏ cần phải đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị. Tuyệt đối không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu...Trước tình hình dịch bệnh đau mắt đỏ đang có khả năng lây lan mạnh trong cộng đồng, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân:
1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…
2. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nước súc họng thông thường.
3. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.
4. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ.
5. Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác. Cần nghỉ học/ nghỉ làm để tránh lây nhiễm người xung quanh và lây lan cộng đồng.
Đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.
Nguy hại khi dùng giấy báo bọc thực phẩm
http://www.nguoiduatin.vn/nguy-hai-khi-dung-giay-bao-boc-thuc-pham-a258570.html
Thật không khó để nhận thấy nhiều người bán hàng xôi, bánh rán, bánh chiên phồng, chân gà nướng….dùng giấy báo để đựng thức ăn của mình màng không biết, đó là thứ vô cùng độc hại.
Theo khảo sát của PV báo Người Đưa Tin, 10 hàng xôi thì có tới 9 hàng dùng giấy báo gói thức ăn. Họ cũng không ngần ngại chia sẻ, một gói xôi giá chỉ có 5.000 đồng- 10.000 đồng thì việc tận dụng giấy báo, giấy viết của con để đựng xôi là hợp lý. Việc mua thêm hộp nhựa hay túi bóng kính cũng tốn một khoản không nhỏ.
Cũng theo chia sẻ của những người bán xôi, họ chỉ lờ mờ biết việc không nên dùng giấy báo gói xôi vì có chì, chứ họ không chắc chắn là nó có độc nguy hại tới sức khỏe.Chị Thu bán xôi ở ngõ Phan Văn Trường, Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: “Tôi bán xôi bấy lâu nay gói bằng giấy báo, nhưng ăn có thấy ai kêu đau bụng đâu. Thậm chí khách hàng của tôi cũng chẳng ai than phiền về vấn đề gói giấy báo là không vệ sinh an toàn thực phẩm cả”.
Một nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy, việc dùng giấy báo có nhiều chất độc hại như: ethanol, isopropanol, toluen,… đặc biệt là PCBs (Polychlorinated Biphenyls). Dù chúng đã được sấy khô nhưng yếu tố độc hại vẫn không hề thay đổi nếu chẳng may chúng ta ăn nuốt chúng vào cơ thể.
Chưa kể, bất kỳ là báo in màu hay in trắng đen cũng đều dùng mực in. Cùng với đó là loại mực dùng để in giấy báo cần phải có độ bám dính cao, trong đó có thành phần chì rất nặng.
Do chì không có khả năng hòa tan trong nước cũng như việc oxy hóa chúng là không thể nên khi chì được đưa vào cơ thể chúng ta sẽ được các cơ quan như: gan, thận, biểu mô mỡ tích trữ lại và gây hại cho sức khỏe. Theo các nhà khoa học thì có tới 0,1 – 1mg chất độc của chì trong 1kg giấy báo. Trong khi đó cơ thể người sẽ bị nhiễm độc khi lượng chì trong cơ thể lên đến 0,5 – 2mg.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc sử dụng giấy báo để gói xôi, bọc bánh hiện nay lại vô cùng phổ biến khiến nguy cơ nhiễm độc chì ở những người thường xuyên ăn thực phẩm bọc bằng giấy báo là rất cao.Nhiễm độc chì có thể gây biến đổi gen, tác động đến quá trình di truyền của cơ thể. Chì còn gây độc đối với hệ thần kinh, với các cơ quan nội tạng như gan, thận, não, máu...Bàn về vấn đề trên, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, trong luật về an toàn thực phẩm của tất cả các nước đều quy định việc cấm dùng giấy báo gói thực phẩm.
Có điều đó vì giấy in dùng để đọc thì không có vấn đề gì phải bàn, nhưng việc tận dụng chúng để bao gói thực phẩm, nhất là thực phẩm chín thì vô cùng nguy hại, bởi giấy in sử dụng mực in có hàm lượng muối chì cao, dễ hòa tan vào trong dung môi nước hay chất béo (dầu, mỡ) trong quá trình gói thực phẩm (mực in sẽ hòa tan trong thực phẩm). Sử dụng thức ăn chín được bao gói bằng loại giấy này, người tiêu dùng đang tự đưa chất độc (chì) vào cơ thể.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, không chỉ giấy in, giấy báo có chữ, mà ngay cả giấy trắng được sử dụng để bao gói thực phẩm cũng gây nguy hiểm cho người dùng bởi trong quá trình sản xuất giấy, người ta cho vào đó chất tẩy rửa. Chất này, sau khi tiếp xúc với thực phẩm sẽ gây ra các phản ứng có hại, chất độc hại sẽ lưu lại trên thực phẩm. Nếu ăn những loại thực phẩm đó trong thời gian dài, người dùng có thể bị ngộ độc.Cũng theo ông Thịnh, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, mọi người không nên dùng giấy màu đã in rồi, dù là quảng cáo, quyển sách, tờ quảng cáo, tờ lịch,… đã có in là không được dùng gói thực phẩm (đặc biệt thực phẩm ướt). Bởi nó sẽ dẫn tới quá trình hòa tan vì trong giấy có kim loại. Trong đó, giấy có chữ màu đen bởi chúng chứa lượng chì rất cao.
Thêm 1 người nước ngoài nhiễm virus Zika tại Việt Nam
http://www.phapluatplus.vn/them-1-nguoi-nuoc-ngoai-nhiem-virus-zika-tai-viet-nam-d24369.html
Bệnh nhân là Trương Thụy Minh, người Đài Loan (Trung Quốc) bị nhiễm virus Zika mới nhất sau một thời gian lưu trú tại tỉnh Trà Vinh.Chiều nay (16/9), Bộ Y tế đã thông tin về trường hợp một công dân Đài Loan (Trung Quốc) nhiễm virus Zika mới nhất sau một thời gian lưu trú tại tỉnh Trà Vinh. Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu cho biết: ngày 13/9, đơn vị này nhận được thông tin từ Cơ quan đầu mối thực hiện điều lệ y tế quốc tế Đài Loan (Trung Quốc) vừa thông báo về việc ghi nhận một nam giới 63 tuổi, người Đài Loan (Trung Quốc) nhiễm virus Zika sau khi tham dự đám cưới của con trai tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 28/8 đến 4/9.
Ngày 6/9 bệnh nhân có biểu hiện sốt, sưng hạch và đau đầu. Bệnh nhân nhập viện tại Đài Loan (Trung Quốc) ngày 8/9, kết quả xét nghiệm cho thấy mẫu nước tiểu của bệnh nhân dương tính và mẫu huyết thanh âm tính với virus Zika.
Chị Tăng Thị Yến Phương - con dâu của bệnh nhân này tại Việt Nam cho biết, tên của bệnh nhân là Trương Thụy Minh, người Đài Loan, 63 tuổi. Ông Minh có tham dự đám cưới con trai và ở tại Khách sạn Duy Tùng, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh trong khoảng thời gian nêu trên.
Để chủ động triển khai các biện pháp đáp ứng phòng chống dịch do virus Zika, không để dịch lây lan rộng trong cộng đồng, Cục Y tế Dự phòng đề nghị Sở Y tế tỉnh Trà Vinh chỉ đạo các đơn vị liên quan trên địa bàn tinh khẩn trương tổ chức điều tra, xác minh ổ dịch.
Bên cạnh đó, đơn vị trên cần điều tra véc tơ truyền bệnh tại khu vực bệnh nhân người Đài Loan (Trung Quốc) lưu trú trong thời gian ở tại Trà Vinh cũng như các khu vực xung quanh để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ, lấy mẫu gửi về Viện Pasteur TP HCM để chẩn đoán xác định, đồng thời triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.
Sở Y tế tỉnh Trà Vinh cần thực hiện tốt việc truyền thông phòng chống dịch bệnh do virus Zika và sốt xuất huyết trên hệ thống phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh, đồng thời tiếp tục đẩỵ mạnh phòng trào người dân tự diệt muỗi, loăng quăng (bọ gậy) để phòng chống dịch bệnh Zika, sốt xuất huyết trên địa bàn.
Trước đó, ngày 5/9, nữ bệnh nhân này có biểu hiện nhức đầu và phát ban. Ngày 8/9 bệnh nhân đến Nhật Bản và ngày 9/9 đi khám tại Tokyo, được xét nghiệm dương tính với virus Zika, được điều trị và cách ly kịp thời tại đây. Ngay khi nhận được thông tin về trường hợp này, Bộ Y tế Việt Nam đã liên hệ với Cơ quan đầu mối quốc gia Điều lệ y tế quốc tế Nhật Bản đề nghị cung cấp thông tin chi tiết cũng nơi thường trú của bệnh nhân tại Việt Nam để phục vụ việc giám sát, điều tra xác minh ổ dịch.
Lo bị 'bóp chết', các trường trung cấp y dược kêu cứu
http://www.phapluatplus.vn/lo-bi-bop-chet-cac-truong-trung-cap-y-duoc-keu-cuu-d24316.html
30 trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đào tạo y dược tại Hà Nội và TPHCM vừa nhóm họp để kiến nghị việc Thông tư liên tịch của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ có thể 'bóp chết' họ.
Sáng 15/9, trường Trung cấp Y dược Lê Hữu Trác đã tổ chức hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo cao đẳng và trung cấp y dược. Với sự tham gia của 30 trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đào tạo y dược tại Hà Nội và TP.HCM, các đại biểu đã thống nhất kiến nghị một số nội dung quan trọng liên quan đến sựu sống còn của các trường trong thời gian tới.
Tại hội thảo, một trong những vấn đề đại biểu bức xúc nhất là thông tư liên tịch 26, 27 của liên Bộ Y tế và Bộ Nội vụ về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y và Dược. Ông Phạm Văn Minh, Chủ tịch hội đồng quản trị, trường trung cấp (TC) Y – Dược Tuệ Tĩnh cho biết thông tư liên bộ đã tạo nguy cơ không tuyển sinh được, đóng cửa trường cận kề hơn.
“Trường chúng tôi hình thành được 25 năm với thông tư vừa rồi, ảnh hưởng bởi chữ trung cấp, nên phụ huynh hoang mang không muốn cho con học” – ông Minh nhấn mạnh.ThS Đặng Văn Sáng, Chủ tịch kiêm hiệu trưởng trường TC Bách khoa TPHCM thì phân tích: Khi nhà nước cần, nhà nước kêu gọi, chúng ta hưởng ứng, đầu tư. Nhưng giờ nhà nước nói không cần là không cần ngay. Vậy tài sản, công sức của chúng ta có nguy cơ phá sản thì ai chịu trách nhiệm?
Mặt khác, ông Sáng cũng cho hay các trường sẽ rất vui nếu Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT và các Bộ khác chỉ cho biết các trường đào tạo không đáp ứng ở chỗ nào để sửa, nâng cao chất lượng đào tạo.“Nhưng với các văn bản vừa rồi, Bộ Y tế đã “bóp chết” chúng tôi mà không phải nói câu nào. Bộ Y tế, Bộ Nội vụ ban hành văn bản vội vàng, không lấy ý kiến của các trường” – ông Sáng gay gắt.Không những thế, ông Sáng cho biết tháng 7/2015, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định 2992, ban hành kế hoạch phát triển nhân lực y tế từ 2015 – 2020. Theo kế hoạch này, thì chúng ta cần trên 300.000 cán bộ y tế. Riêng điều dưỡng cần trên 82.000 điều dưỡng viên có trình độ TC, CĐ, ĐH, dược sĩ cần trên 60.000.
Cũng trong Quyết định 2992, Bộ cũng chỉ ra phấn đấu số điều dưỡng viên trình độ CĐ, ĐH đạt 30%. Nhưng sau đó, chưa được 3 tháng, Bộ Y tế và Bộ Nội vụ liên tiếp ban hành thông tư quy định chuẩn nghề nghiệp. Thông tư 27 quy định về ngành dược không tác động nhiều đến người học. Vì việc làm tại các bệnh viện chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Nhưng điều dưỡng thì tác động vô cùng. Vì liên quan đến các bệnh viện.
Các đại biểu tại hội thảo cũng khẳng định hai thông tư liên bộ được ban ra vội vàng. Vì dù hạn dừng đào tạo trung cấp cho ngành điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y và dược là năm 2018 và không tuyển dụng vào năm 2021 nhưng nó lập tức tác động đến lựa chọn của phụ huynh. Và hệ quả của nó còn là đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế hiện hành đổ xô đi học để hợp thức hóa tấm bằng. “Có những trường, học viên đăng ký từ giờ nhưng đến năm 2020 mới được cấp bằng vì hết chỉ tiêu” – một lãnh đạo trường trung cấp chia sẻ. Tại hội thảo đại diện các trường trung cấp cho rằng, để đảm bảo chất lượng đào tạo thì phải chuẩn hóa hệ thống giáo dục đào tạo, do đó, Chính phủ nên giao toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân cho Bộ GD&ĐT quản lý sẽ phát huy tốt nhất chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.
Ông Lương Quang Ngọc, chủ tịch, kiêm hiệu trưởng trường TC Nguyễn Tất Thành, TPHCM cho ngành giáo dục mang rất nhiều rủi ro do bị tác động bởi cơ chế chính sách không nhất quán của Đảng và Nhà nước.“Tôi không hiểu tại sao Bộ giáo dục quản lý hai đầu (từ mầm non đến phổ thông và ĐH, còn khúc giữa (TC và CĐ) lại giao cho Bộ LĐTB&XH” – ông Ngọc băn khoăn.
Do đó, theo ông Ngọc, các trường TC, CĐ thực sự hoang mang. Không biết thế nào. Vì không an cư không lạc nghiệp được. “Đi đâu về đâu, khi nào, mô hình ra sao. Tôi vẫn muốn chính phủ xem xét lại nghị quyết này để đưa ra một nghị quyết sáng suốt hơn” – ông Ngọc đề xuất. Thứ hai về liên thông. Nếu bị cắt khúc kiểu này thì liên thông kiểu gì?
Bà Trần Lệ Hằng, Chủ tịch kiêm hiệu trưởng trường TC y dược Vạn Hạnh, TPHCM cũng cho hay, trường bà tồn tại hai hệ: trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp. Chính vì vậy,bà hiểu rất rõ khó khăn của hệ thống nghề nếu muốn liên thông lên CĐ, ĐH. Vì ở Việt Nam chưa có ĐH nghề.
Kết luận hội thảo, ông Lê Ngọc Trọng, nguyên thứ trưởng Bộ Y tế cho biết kết, thúc hội thảo, các trường thống nhất kiến nghị 4 vấn đề đến các Bộ ngành liên quan. Thứ nhất, đưa các trường TC, CĐ về trực thuộc Bộ GD&ĐT. Thứ hai, Chính phủ có chính sách bảo hộ đối với những trường hưởng ứng chủ trương xã hội hóa giáo dục. Thứ ba, cần điều chỉnh thông tư liên tịch 26, 27 của Bộ Y tế và Nội vụ. Cuối cùng, Chính phủ xem xét cơ chế để các trường TC y dược được nâng cấp thành trường CĐ đào tạo y dược 3 năm theo yêu cầu của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ.
Bố mẹ coi thường sổ mũi “xoàng”, trẻ có nguy cơ bị điếc
http://giadinh.net.vn/song-khoe/bo-me-coi-thuong-so-mui-xoang-tre-co-nguy-co-bi-diec-2016091712293472.htm
Viêm tai giữa là bệnh viêm cấp tính ở lớp niêm mạc lót trong tai giữa, thường xuất hiện sau viêm mũi họng. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ và rất dễ xảy ra biến chứng nếu không được điều trị kịp thời, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực của trẻ.
Thấy cô con gái 2 tuổi thỉnh thoảng bị chảy nước mũi, chị Nguyễn Thị Hòa (trú tại Chương Mỹ, Hà Nội) chỉ nghĩ đơn giản con bị sổ mũi nhẹ nên thường bắt con xì mũi rồi lau sạch bằng khăn giấy. Sau đó, khi bé ngày càng sụt sịt nhiều hơn, chị Hòa liền ra hàng thuốc cạnh nhà mua thuốc cảm cúm về cho con uống, đồng thời dùng thuốc nhỏ mũi để giúp thông mũi cho con.
Thế nhưng, hơn 1 tuần sau đó, bé nhà chị không những không khỏi sụt sịt mũi mà còn kêu ngứa ngáy ở trong tai. Lúc ấy, chị Hòa mới vội vàng cho con đi khám thì nhận được thông tin con chị đang ở giai đoạn đầu của bệnh viêm tai giữa, cần nhập viện để theo dõi, điều trị.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, trường hợp trẻ bị biến chứng viêm tai giữa do bệnh đường hô hấp kéo dài không khỏi như con chị Hòa không phải là hiếm. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ, phổ biến sau các bệnh viêm đường hô hấp. Nguyên nhân gây bệnh có thể do vi khuẩn và virus. Ở giai đoạn đầu, biểu hiện của bệnh viêm tai giữa không rõ rệt, trẻ không sốt, không đau tai nên rất khó phát hện.Đến giai đoạn sau, các triệu chứng rõ ràng hơn như trẻ bị sốt cao (39-40 độ C), quấy khóc, ăn kém, nôn trớ… Nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn này, bệnh sẽ khỏi sau 1-2 tuần, không để lại di chứng. Các chuyên gia khuyến cáo, khi trẻ bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, cần được điều trị dứt điểm, tránh biến chứng gây ra bệnh viêm tai giữa. Ảnh: N.Mai
Các chuyên gia khuyến cáo, khi trẻ bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, cần được điều trị dứt điểm, tránh biến chứng gây ra bệnh viêm tai giữa. Ảnh: N.Mai
Giai đoạn đặc trưng của viêm tai giữa là khi trẻ có các biểu hiện như sốt cao, tai có mủ, thậm chí bị đau khi dùng tay ấn vào vùng tai hoặc kéo vành tai của trẻ. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng 2 yếu tố để chẩn đoán chắc chắn bệnh là viêm và có tiết dịch ở tai giữa. Dấu hiệu quan trọng nhất là khi soi tai thấy màng nhĩ phồng lên, thấy ứ dịch, mủ đục bên trong. Một số trường hợp còn thấy chảy nước, mủ ra tai ngoài.
Nếu không được điều trị ở giai đoạn đầu, viêm tai giữa sẽ biến chứng thành những bệnh nguy hiểm như viêm tai giữa mạn tính, viêm xương chũm, viêm màng não dẫn đến nguy cơ bị điếc ở trẻ. Nguy hiểm hơn, với những trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi nếu không được điều trị viêm tai giữa triệt để sẽ làm giảm khả năng phản ứng lại với môi trường xung quanh, lâu dần sẽ mất khả năng nói, trở nên câm điếc.
Bên cạnh đó, theo PGS.TS Võ Thanh Quang, Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, trong nhiều trường hợp trẻ bị viêm tai giữa, dù đã uống thuốc đặc trị nhưng không khỏi và có ứ mủ. Tình trạng này xuất hiện có thể do trẻ bị viêm mũi hoặc viêm Amidan quá nặng. Do vậy, để điều trị những trường hợp như vậy, ngoài việc tuân thủ uống thuốc theo đơn của bác sĩ tai mũi họng, trẻ nhỏ cần được hút rửa mũi cho sạch. Nếu tai bị viêm ứ mủ nhiều, điều trị lâu không khỏi, có thể phải trích rạch màng nhĩ để tháo mủ ra. Sau khi khỏi cần xem xét và có thể phải nạo viêm Amidan. Vì vậy, để phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ, người lớn phải giữ gìn vệ sinh mũi họng hằng ngày cho bé sạch sẽ, hạn chế tối đa trẻ bị viêm mũi họng; chữa dứt điểm các bệnh đường hô hấp, tránh để vi trùng, vi khuẩn lây lan lên tai. Khi thấy tai có các biểu hiện như ngứa, khó chịu, chảy nước, dịch vàng, sờ vào thấy đau thì nên đi khám và điều trị kịp thời.
Nguy cơ đột tử cao vì tự ý mua và dùng các loại thuốc thiếu máu cơ tim
http://suckhoe.com.vn/thuoc/nguy-co-dot-tu-cao-vi-tu-y-mua-va-dung-cac-loai-thuoc-thieu-mau-co-tim-72943
Rất nhiều trường hợp hồi hộp tim làm người bệnh rất chủ quan. Đôi khi người bệnh không đi khám mà nghe mách của người quen, người thân rồi tự ý mua các loại thuốc thiếu máu cơ tim để sử dụng, điều này dẫn đến nguy cơ khiến bệnh nhân đột tử. BS Bùi Thế Dũng, Phó trưởng khoa Nội tim mạch BV Đại học Y dược TP.HCM, rối loạn nhịp tim là một trong những loại bệnh thường gặp trong dân số. Tỷ lệ các loại rối loạn nhịp như sau: rung nhĩ (1 – 2%), nhịp nhanh trên thất (1 – 2/1000)…. Tim bình thường có tần số từ 60 – 100 lần/phút, nếu vượt ngoài tần số trên được xem là rối loạn nhịp tim. Rối loạn nhịp tim bao gồm hai loại là rối loạn nhịp tim nhanh (tần số tim lớn hơn 100 lần/phút) và rối loạn nhịp tim chậm (tần số nhỏ hơn 60 lần/phút).Rối loạn nhịp tim có thể xảy ra trên hai đối tượng là người có bệnh lý về tim mạch thật sự và người có trái tim bình thường. Những người có bệnh lý về tim như nhồi máu cơ tim, bệnh lý tim bẩm sinh, người lớn tuổi, hoặc người có các bệnh lý kèm theo như đái tháo đường, phổi, tăng huyết áp, hẹp van tim …sẽ dễ bị rối loạn nhịp tim hơn.
Đối với những ai trong độ tuổi lao động thì tỷ lệ bị rối loạn nhịp tim nguy hiểm không cao. Các loại rối loạn nhịp ít ảnh hưởng đến sức khỏe như: nhanh xoang không thích hợp, ngoại tâm thu, tim đập nhanh/ chậm do các yếu tố tâm lý.
thiếu máu cơ tim
Theo BS Nguyễn Viết Hậu, thông thường các trường hợp hồi hộp tim làm người bệnh rất chủ quan. Đôi khi người bệnh không đi khám mà nghe mách của người quen, người thân rồi tự ý mua các loại thuốc thiếu máu cơ tim để sử dụng cho chính mình. Trong đời sống hằng ngày, không ít những trường hợp đột tử xảy ra.
Rối loạn nhịp tim nguy hiểm thường gặp ở các người bệnh có bệnh lý tim mạch như: bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ. Tuy nhiên có một tỉ lệ không nhỏ rối loạn nhịp thất nguy hiểm xảy ra trên một trái tim chưa thấy có biểu hiện bệnh nền tảng nào. Nếu không tìm được nguyên nhân để điều trị triệt để thì có nhiều khả năng rối loạn nhịp thất sẽ tái phát và có thể gây tử vong.
Vì vậy, phương pháp chẩn đoán bệnh sớm và hiệu quả là người bệnh sẽ được đo ECG 24 giờ để xác định nguyên nhân dạng rối loạn nhịp thất cùng mức độ nguy hiểm của bệnh.
Hiện nay, có 3 nhóm thuốc chính được sử dụng nhằm giảm các triệu chứng thiếu máu cơ tim, hạn chế biến chứng và cải thiện chức năng tim. Cụ thể như nhóm nitrat giúp làm giãn mạch để tăng lưu lượng máu tới tim; nhóm beta blocher làm giảm huyết áp và nhịp tim, giảm nhu cầu sử dụng oxy của cơ tim; nhóm chẹn kênh canxi có cả hai công dụng trên.
Ngoài ra, người bệnh thiếu máu cơ tim có thể uống các thuốc như aspirin, thuốc chống kết tập tiểu cầu, ngăn ngừa cục máu đông, thuốc hạ cholesterol.
Để phòng ngừa, chúng ta có thể loại trừ những yếu tố khởi phát cơn nhịp tim nhanh như tránh các chất kích thích trà, café, thuốc lá, giảm stress,… Ngoài ra, chúng ta phải điều trị những bệnh lý có sẵn của tim như tăng huyết áp, đái tháo đường, thiếu máu cơ tim…
Để có thuốc uống điều trị thiếu máu cơ tim phù hợp, chị nên đưa mẹ tới trực tiếp bệnh viện có phòng khám chuyên khoa Tim mạch để các bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể. Qua làm các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết, bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán tình trạng và mức độ bệnh. Từ đó đưa ra đơn thuốc điều trị phù hợp.
Khi nghi ngờ các triệu chứng liên quan đến rối loạn nhịp tim thì phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa tim mạch để có hướng điều trị phù hợp, vì việc sử dụng thuốc chống loạn nhịp cũng có thể gây ra những rối loạn nhịp khác và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Suy giảm miễn dịch ở trẻ: Chủ quan là mất con!
http://www.giadinhvietnam.com/tin-nhanh/suy-giam-mien-dich-o-tre-chu-quan-la-mat-con-d99789.html
Do không được chẩn đoán và phát hiện kịp thời nhiều bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh đã phải trả giá bằng cả tính mạng.
Nhiều gia đình thiếu kiến thức về bệnh
Ngày 15/08 cháu Vũ Nhật Huy ( 4 tuổi, Hưng Yên) được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng rất nặng: sốt cao liên tục, nổi rất nhiều mụn mủ ở mặt, đầu, cổ. Kết quả cấy dịch mủ và cấy máu tìm ra trực khuẩn mủ xanh. Đây chính là thủ phạm gây mụn mủ toàn thân của trẻ . Cháu được chẩn đoán nhiễm trùng huyết và phải dùng kết hợp 2 kháng sinh để điều trị.
Khi khai thác bệnh sử của cháu bé, các bác sĩ được gia đình cho biết từ khi Huy được 2 tuổi đến nay, hầu như tháng nào bé cũng bị nhiễm trùng khi thì viêm tai giữa, lúc thì viêm phổi và viêm khớp gối. Những thông tin thu được khiến các bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương nghi ngờ về khả năng miễn dịch của trẻ.
Vì thế, ngoài việc chăm sóc điều trị nhiễm khuẩn huyết bằng kháng sinh, các bác sĩ đã thực hiện các thăm dò chức năng miễn dịch cho trẻ. Kết quả xét nghiệm miễn dịch của cháu Huy đã khẳng định chẩn đoán Huy bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh thể dịch.
Với tình trạng nhiễm trùng nặng và suy giảm miễn dịch, cháu Huy đã được điều trị kháng sinh nặng và thuốc tăng cường miễn dịch. May mắn, sau 20 ngày được các bác sĩ tích cực can thiệp, tình trạng sức khỏe bệnh nhi đã ổn định: cháu không còn sốt, các vết mủ liền da, có thể ra viện và điều trị ngoại trú.
Tuy nhiên, không phải gia đình nào có con mắc suy giảm miễn dịch cũng may mắn như bé gia đình bé Huy. Công tác tại khoa Miễn dịch-Dị ứng-Khớp, bác sĩ Quỳnh Lê từng chứng kiến nhiều câu chuyện đau lòng về các trường hợp suy giảm miễn dịch. Hầu hết các bệnh nhi tử vong đều được đưa vào bệnh viện quá muộn, khi tình trạng nhiễm trùng đã diễn biến quá nặng và không đáp ứng bất kỳ phương pháp điều trị nào.
Câu chuyện về gia đình anh chị Tuấn-Ngà ở Hà Nam, cặp vợ chồng có 3 người con trai cùng mắc suy giảm miễn dịch trong đó 2 bé đã không may qua đời là một trong rất nhiều trường hợp thương tâm như vậy. Năm 2007, anh Tuấn chị Ngà đón đứa con đầu lòng chào đời trong hạnh phúc vô bờ. Hạnh phúc làm cha mẹ chưa được bao lâu thì anh chị phải ăn chực nằm chờ ở bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh hàng tháng khi bé Đức Cảnh liên tiếp mắc các đợt nấm miệng, viêm phổi rồi tiêu chảy.
Sau gần 2 tháng, đứa con đầu lòng đã bỏ bố mẹ ra đi. Năm 2011, cặp vợ chồng sinh con trai thứ 2 khỏe mạnh lành lặn. Tuy nhiên, đến 6 tuần tuổi khi đưa con khám tại Bệnh viện Nhi trung ương thì anh chị được bác sĩ thông báo con bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Chưa đầy hai tháng tuổi, bé Đức Chính cũng mất giống như anh đầu của mình.
Đứa con út của anh chị, bé Đức Anh ra đời trong sự phấp phỏng lo lắng của cả nhà và không may mắn, bé được chẩn đoán cũng mắc căn bệnh giống hai anh trai và là thể nặng nhất của suy giảm miễn dịch ngay từ khi chào đời.Tuy nhiên, nhờ được phát hiện bệnh từ khi mới 13 ngày tuổi, may mắn đã mỉm cười với bé Đức Anh. Ca ghép tế bào gốc của bố cho Đức Anh đã diễn ra thành công. Bé trở thành bệnh nhi mắc suy giảm miễn dịch thể kết hợp rất nặng đầu tiên được cứu sống tại Việt Nam.
Theo PGS. BS. Lê Thị Minh Hương-Trưởng khoa Miễn dịch- Dị ứng-Khớp, suy giảm miễn dịch bẩm sinh là bệnh khiếm khuyết về di truyền khiến cơ thể bệnh nhi không có khả năng sản xuất đủ các loại tế bào miễn dịch dẫn đến thiếu hụt kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn hoặc nấm.
Vì vậy, trẻ thường hay bị ốm, mắc các bệnh nhiễm trùng nặng, dai dẳng hoặc tái phát nhiều đợt có thể dẫn đến biến chứng nặng nề hoặc tử vong sớm. Tùy theo bản chất của loại suy giảm miễn dịch, bệnh nhân sẽ có nguy cơ mắc những bệnh nhiễm trùng khác nhau. Mặc dù đây là căn bệnh di truyền, mãn tính nhưng trên thế giới nếu trẻ được phát hiện bệnh trước 3-6 tháng tuổi và điều trị kịp thời thì cơ hội khỏi bệnh có thể đạt tới 80- 90%.
Trẻ bị bệnh ở thể thiếu hụt IgG, nếu được truyền chế phẩm miễn dịch thay thế đều đặn hàng tháng thì trẻ vẫn có thể học tập, vui chơi và có cuộc sống bình thường như các bạn. Đối với thể suy giảm thể kết hợp cả tế bào và dịch thể nặng thì phương pháp ghép tế bào gốc mở ra tương lai trong điều trị.
Bác sĩ Lê Thị Minh Hương cho biết thêm, kể từ khi thành lập đến nay, trong vòng 6 năm (2010-2016), mỗi năm khoa Miễn dịch-Dị ứng-khớp tiếp nhận thêm 10-15 trường hợp mới được chẩn đoán suy giảm miễn dịch các thể. Mục tiêu mà các nhà chuyên môn hướng tới là sàng lọc để sớm phát hiện bệnh, chẩn đoán chính xác thể bệnh và điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh biến chuyển nặng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên, để làm được điều này, các bác sĩ gặp không ít khó khăn do hiểu biết về bệnh của các gia đình và nhân viên y tế các tuyến còn rất hạn chế. Khi nhiễm trùng nhiều đợt, gia đình thường hay cho trẻ đi khám ở các cơ sở y tế khác nhau. Đây chính là trở ngại lớn cho các của các bác sĩ trong quá trình theo dõi tiến triển bệnh của bệnh nhân.
Vụ chở thi thể bằng xe máy: Phê bình bệnh viện thiếu trách nhiệm
http://dantri.com.vn/xa-hoi/vu-cho-thi-the-bang-xe-may-phe-binh-benh-vien-thieu-trach-nhiem-20160918103706832.htm
Chiều 17/9, tại cuộc họp với ngành Y tế tỉnh Sơn La, ông Cầm Ngọc Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La đã phê bình tập thể lãnh đạo Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Sơn La thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, để xảy ra tình trạng người nhà bệnh nhân bị bệnh lây nhiễm chở bệnh nhân về gia đình bằng phương tiện xe gắn máy.
Ông Minh đề nghị ngành y tế, các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo theo Quyết định của Chính phủ. Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La yêu cầu ngành Y tế tỉnh Sơn La tăng cường kiểm tra, giám sát tất cả các cơ sở y tế trong tỉnh không để tình trạng gia đình đưa người mắc bệnh truyền nhiễm bị tử vong về nhà bằng phương tiện xe gắn máy, xe thô sơ mà chưa thực hiện các biện pháp phòng, chống nguy cơ phát tán vi khuẩn gây bệnh ra môi trường hoặc không tư vấn cho gia đình bệnh nhân thực hiện việc mai táng người chết do mắc bệnh truyền nhiễm.
Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cũng đề nghị ngành Y tế tỉnh xem xét những trường hợp bệnh nhân nghèo, không có khả năng thuê xe dịch vụ thì tỉnh hỗ trợ chở miễn phí để giúp gia đình nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa giảm khó khăn hơn.
Trước đó, vào ngày 12/9/2016 bệnh nhân Lò Thị P. (sinh năm 1977, dân tộc Thái) trú tại bản Ít B, xã Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La được người nhà chở bằng phương tiện xe gắn máy từ Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Sơn La về nhà thì bị tử vong trên đường. Bệnh nhân tử vong được bó chiếu và tiếp tục chở bằng xe máy về Mường Sại cách bệnh viện trên 100 km.
Theo báo cáo của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Sơn La, bệnh nhân P. có tiền sử điều trị bệnh phổi nhiều lần, đã được xét nghiệm tets nhanh HIV dương tính, có chồng bị nhiễm HIV đã chết, gia đình lại thuộc diện hộ nghèo. Vụ việc trên không chỉ gây phản cảm mà còn liên quan đến vấn đề môi trường, dễ bị lây lan bệnh trong cộng đồng, liên quan đến áp dụng chính sách đối với hộ nghèo của tỉnh Sơn La.
Một vụ việc khác xảy ra vào ngày 8/9/2016, bệnh nhân Lù Văn S., 57 tuổi, dân tộc Thái có địa chỉ ở bản Lọng Mường, xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đến Khoa cấp cứu Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Sơn La; bệnh nhân mắc bệnh lao tái phát, tử vong sau hơn 1 giờ vào cấp cứu tại bệnh viện này. Sau đó, người bệnh cũng được người thân bó xác bằng chăn và buộc nẹp sau xe máy rồi chở về nhà ở huyện Quỳnh Nhai (các bệnh viện khoảng 130 km).
Nhiều khó khăn trong duy trì điều trị ARV
http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=378438
Là một trong những giải pháp quan trọng nhất trong phòng, chống HIV/AIDS hiện nay, điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng virus (ARV) được tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị các quốc gia cần mở rộng điều trị. Tuy nhiên, hiện nay việc duy trì và mở rộng điều trị ARV ở nước ta đang gặp nhiều khó khăn.
Nguy cơ thiếu kinh phí
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), điều trị ARV vừa mang lại sức khỏe, giảm tử vong cho người nhiễm HIV. Điều trị ARV là điều trị liên tục, suốt đời, việc điều trị ARV gián đoạn là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng HIV kháng thuốc và bùng phát dịch HIV kháng thuốc. Tuy nhiên, nước ta đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình nên các nguồn viện trợ nước ngoài cho phòng, chống HIV/AIDS đang cắt giảm mạnh. Kế hoạch Cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về Phòng, chống HIV/AIDS (PEPFAR) đã công bố năm 2017 sẽ cắt 40% tiền thuốc ARV và năm 2018 sẽ cắt toàn bộ thuốc ARV viện trợ cho Việt Nam. Trong khi đó, cam kết viện trợ hiện tại của Quỹ Toàn cầu cho Việt Nam chỉ còn đến tháng 12.2017. Từ năm 2018 trở đi, Quỹ Toàn cầu chưa có cam kết hỗ trợ.
Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế Nguyễn Hoàng Long cho biết, trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ xây dựng Dự án và vận động Quỹ Toàn cầu tiếp tục hỗ trợ tiền mua thuốc ARV cho Việt Nam trong giai đoạn 2018 - 2020. Nếu huy động tốt, kinh phí viện trợ ước có thể đạt khoảng 1.306 tỷ đồng, chiếm 45% tổng kinh phí mua thuốc ARV giai đoạn 2016 – 2020. Tuy nhiên, cũng theo ông Long, đây cũng mới chỉ là một ước tính nếu có thể huy động tốt. Trong khi đó, nguồn kinh phí trong nước cho công tác này đang ngày càng hạn hẹp. Theo ước tính của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, hiện nay, trên toàn quốc có 112.000 người đang điều trị ARV, đến 2020 cần điều trị ARV cho khoảng 170.000 người. Như vậy cần 2.916 tỷ đồng để mua ARV, trong đó huy động viện trợ khoảng 1.306 tỷ đồng, bảo hiểm y tế khoảng 1.050 tỷ đồng, còn lại 559 tỷ đồng cần bổ sung từ ngân sách nhà nước. Nhưng hiện nay Bộ Tài chính dự kiến chỉ phân bổ 100 tỷ đồng cho ARV. “Mức này là rất thấp, chỉ chiếm 3% tổng nhu cầu kinh phí thuốc ARV và không thể bù đắp những thiếu hụt tiền thuốc ARV khi viện trợ cắt giảm, trong khi tỷ lệ người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế còn rất thấp” – ông Long nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, để thực hiện mục tiêu 90 - 90 - 90 (90% số người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị thuốc ARV; 90% số người điều trị ARV có tải lượng virus HIV thấp dưới ngưỡng ức chế) mà Việt Nam đã cam kết với Liên hợp quốc, cần nhanh chóng mở rộng điều trị ARV, đến năm 2020 tối thiểu phải điều trị cho khoảng 170.000 người nhiễm HIV/AIDS, chiếm 90% số người nhiễm HIV còn sống được quản lý… Như vậy, nếu không đủ kinh phí, Bộ Y tế sẽ rất khó khăn trong việc bảo đảm đủ thuốc ARV điều trị cho người bệnh, tình trạng bỏ điều trị và tỷ lệ HIV kháng thuốc sẽ gia tăng, khả năng dịch HIV/AIDS bùng phát trở lại là có thể xảy ra – Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long cho biết.
Bảo hiểm y tế được coi là nguồn tài chính cơ bản và bền vững để điều trị ARV cho người bệnh HIV/AIDS trong thời gian tới khi nguồn viện trợ cho công tác điều trị ARV bị cắt giảm. Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã nỗ lực phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sớm thực hiện chi trả điều trị HIV/AIDS qua bảo hiểm y tế như chỉ đạo các địa phương, các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường truyền thông, cung cấp thông tin cho người bệnh, gia đình và cộng đồng về tầm quan trọng, cách thức tham gia và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế đối với người nhiễm HIV/AIDS. Bên cạnh đó, chỉ đạo các địa phương kiện toàn các cơ sở điều trị HIV/AIDS theo hướng lồng ghép vào hệ thống khám, chữa bệnh chung, bảo đảm các điều kiện để bảo hiểm y tế có thể chi trả cho điều trị HIV/AIDS.
Tuy nhiên, theo Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long, cho đến nay, tỷ lệ người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế bình quân chỉ đạt khoảng 40%, chỉ bằng 1/2 so với mức 79% chung của cả nước. Nguyên nhân là do điều kiện kinh tế khó khăn không có tiền mua thẻ bảo hiểm y tế; quy định phải tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình; nhiều người nhiễm HIV sống lang thang, không có hộ khẩu, không có nơi cư trú ổn định nên không được hưởng các chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế của nhà nước... Vì vậy, tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế rất khó tăng nhanh trong thời gian tới. Trong khi theo ước tính, từ năm 2017 bắt đầu thực hiện chi trả thuốc ARV từ nguồn bảo hiểm y tế, chiếm khoảng 15% số bệnh nhân; tăng dần trong những năm tiếp theo và phấn đấu đạt 70% bệnh nhân điều trị HIV/AIDS được thanh toán qua bảo hiểm y tế vào năm 2020. Nếu thực hiện được theo lộ trình này, kinh phí cho thuốc ARV từ nguồn bảo hiểm y tế chiếm 1.050 tỷ đồng, chiếm 36,0% tổng kinh phí ARV.
Hiện, ngành y tế vẫn đang nỗ lực đẩy nhanh việc thanh toán thuốc ARV qua bảo hiểm y tế, chỉ đạo các địa phương mở rộng tỷ lệ người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế, đồng thời tích cực huy động các nguồn viện trợ quốc tế cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long hy vọng, trong thời gian tới sẽ được tăng phân bổ ngân sách Nhà nước cho việc mua thuốc ARV để duy trì và mở rộng điều trị HIV/AIDS, đồng thời hỗ trợ kinh phí cho bảo hiểm y tế vì hầu hết người nhiễm HIV là người nghèo, giúp họ tiếp cận điều trị, cải thiện sức khỏe, góp phần trực tiếp vào an ninh, trật tự và phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
“Tem giấy” lại khiến phụ huynh lo âu
http://nld.com.vn/suc-khoe/tem-giay-lai-khien-phu-huynh-lo-au-20160918204514673.htm
Loại ma túy tổng hợp có hình dạng mẩu giấy dán trên lưỡi, được gọi với tên lóng là “bùa lưỡi” hay “tem giấy”, có thể gây ra một số dạng rối loạn tâm thần nguy hiểm Vừa qua, thông tin trên mạng về một loại ma túy có tên gọi là “tem giấy” xuất hiện ở cổng trường khiến không ít phụ huynh lo âu. Không lo sao được bởi nếu dùng “tem giấy” một thời gian, các bạn trẻ thường có biểu hiện như người tâm thần: nhìn thấy ma quỷ, thần thánh, nghĩ người thân là những kẻ muốn hãm hại mình...
Thực ra, “tem giấy” không mới mà chỉ là một cái tên khác của LSD - “bùa lưỡi”, từng làm dậy sóng dư luận vài năm trước. Nó có hình dạng mẩu giấy nhỏ mà người dùng dán lên lưỡi để ma túy thẩm thấu vào cơ thể trong nhiều giờ.
Trả lời phỏng vấn Báo Người Lao Động vào tháng 7-2012 cho loạt bài “Ma túy và tội ác”, ThS-BS Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực TP HCM, từng đưa ra lời cảnh báo về LSD. Theo ông, thời gian ấy, cơ quan chức năng đã phát hiện ra những vụ buôn lậu loại ma túy mới này. Đó là một dạng ma túy có tác dụng gây ảo giác mạnh, tương tự các loại ma túy thuộc nhóm gây hưng phấn khác như hàng đá, thuốc lắc. Vào giai đoạn đó, dư luận xôn xao bởi hàng loạt vụ án do người dùng ma túy tổng hợp gây ra trong cơn loạn thần cấp.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động cuối tuần qua, BS Quang cho biết tác dụng của LSD “nhẹ nhàng” hơn hàng đá. LSD xuất hiện với nhiều chủng loại tại Việt Nam, được bán từ nhiều nguồn và có thể được chính những người buôn bán bào chế lại nhưng nhìn chung vẫn là một loại ma túy tổng hợp gây ảo giác mạnh. Cũng giống như hàng đá, để thực sự “phát huy tác dụng”, gây “phê” nhiều, LSD cần được kết hợp với yếu tố môi trường (như sử dụng tập thể, ở nơi có bia rượu, tiếng nhạc lớn...). Do đặc tính gây ảo giác mạnh nên nhiều người sử dụng LSD cho biết họ nhìn thấy ma quỷ hay những hiện tượng đáng sợ hoặc kỳ lạ.
“Ngoài cơn ảo giác cấp khi vừa sử dụng, nếu bị lạm dụng lâu dài, loại ma túy này có thể khiến người dùng mắc các rối loạn tâm thần. Trong đó, thường gặp nhất vẫn là ảo giác và thay đổi hành vi (tính tình đổi khác, thiếu kiềm chế...)” - BS Quang phân tích.
Theo Nghị định số 82/2013 về “các danh mục chất ma túy và tiền chất”, LSD được xếp vào mục I (các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền).
Theo Viện Nghiên cứu quốc gia về lạm dụng ma túy Mỹ (NIDA), LSD (D-lysergic acid diethylamide) là một loại vật liệu không mùi rõ ràng hoặc trắng làm từ lysergic acid. Đây là một trong nhóm các loại ma túy tổng hợp gây ảo giác.
Với cơ chế gây gián đoạn một phần thông tin liên lạc giữa các hệ thống hóa học trong não bộ và tủy sống, LSD cũng như các ma túy gây ảo giác khác làm trở ngại cho một số hoạt động não bộ như khí sắc, nhận thức giác quan, cảm giác đói, thân nhiệt, hành vi tình dục, kiểm soát cơ bắp, nhận biết đau, phản ứng với môi trường, sự xúc động, hành vi học tập, trí nhớ...Một số tác động ngắn hạn khác có thể đi kèm ảo giác như tăng huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ cơ thể, ăn mất ngon, khô miệng, khó ngủ, giác quan hỗn hợp (như “nhìn” âm thanh, “nghe” màu sắc), cảm giác thư giãn hay “giải thoát” khỏi thực tại, đổ mồ hôi, hoảng loạn... Cũng theo NIDA, những người lạm dụng ma túy gây ảo giác nói chung cũng có thể gặp phải các tác động lâu dài như gặp vấn đề về giao tiếp - lời nói, suy giảm trí nhớ, sụt cân, hay lo âu, thậm chí trầm cảm và có ý nghĩ tự tử.
Thành phần chính của LSD được bào chế từ nấm cựa gà - một loại nấm ký sinh mọc trên lúa mì, lúa mạch đen. Vào thời Trung cổ, ở nhiều nước phương Tây, lúa mạch bị nhiễm nấm này đã khiến nhiều người và gia súc tử vong khi ăn phải. Triệu chứng được mô tả giống như một cơn tê liệt thần kinh dữ dội dẫn đến tử vong. Vừa qua, một nhóm nhà khoa học tại Anh đã thực hiện một nghiên cứu gây tranh cãi khi cố tìm cách đưa LSD ứng dụng vào mục đích y học.Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động xung quanh một số thông tin trên mạng về việc “tem giấy” có dấu hiệu xuất hiện trở lại trước cổng trường, bác sĩ Vương Anh Tài, Phó Phòng Nghiệp vụ y Sở Y tế TP HCM, cho biết sở chỉ mới nghe sự việc qua phản ánh của báo chí, công luận. Các trường học, bệnh viện hiện chưa có báo cáo gì. Sở Y tế sẽ đề nghị Bệnh viện Tâm thần báo cáo tình hình cụ thể, đồng thời phối hợp với các sở, ngành liên quan vào cuộc để làm rõ, ngăn chặn tình trạng trên
Khóc cười trong phòng cấp cứu
http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/khoc-cuoi-trong-phong-cap-cuu-653202.html
Có mặt tại khoa Cấp cứu BV Nhân dân Gia Định (TP.HCM) đêm 17 và rạng sáng 18-9, chúng tôi ghi lại nhiều câu chuyện buồn.
Một cô gái trẻ đẹp, độ 24 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau chân phải do tai nạn giao thông. Cô gái mặc quần jean bó sát nên bác sĩ phải cắt bỏ để kiểm tra phần xương bị gãy. Mặc dù tiếc hùi hụi cái quần đẹp đẽ nhưng cô gái phải bấm bụng chấp nhận.
“Tôi sợ vô bệnh viện quá, vừa bị đau vừa phải bỏ chiếc quần mắc tiền. Sau này tôi cẩn thận hơn khi ra đường để không phải vô bệnh viện nữa” - cô gái vừa gượng đau vừa nói.
Một thanh niên độ 24 tuổi nằm bất động trên băng ca do tai nạn giao thông. Một thanh niên khác cũng chừng tuổi đó đứng cạnh, thỉnh thoảng cúi xem vết thương trên đầu bạn rồi sụt sùi.
“Tôi với nó (người bị nạn – PV) là bạn thân thời đại học. Hồi chiều tôi qua nhà rủ rồi chở nó đi uống cà phê. Trước khi ra cổng mẹ nó dặn tôi chạy xe cẩn thận. Dè đâu một ông say rượu đi ngược chiều tông mạnh vào xe tôi khiến nó ngã và đập đầu xuống đất, nón bảo hiểm bể nát. Tôi đã gọi điện thoại cho ba má nó và họ cũng sắp vào. Thiệt tình tôi không biết nói sao với hai bác. Nó mà có mệnh hệ gì chắc tôi sống không nổi” - người thanh niên thổn thức.
Một ông độ 50 tuổi say rượu bị tông xe, chấn thương đầu nhưng không quá nặng. Trong lúc chờ kết quả chụp CT Scan, ông ta liên tục nói nhảm, rầy rà vợ con. Ông ta bảo vợ: “Tôi thèm bánh mì thịt quá, bà mua cho ổ bự. Ăn rồi tôi chết cũng được”.
Bà vợ tất tả ra cổng bệnh viện tìm mua, rồi quày quả trở vô. Ăn chưa hết nửa ổ bánh mì, ông ta đưa cho vợ. “Khổ thân ông ta, không biết rượu bia thì thôi, nể lời bạn bè uống vài lon rồi ra nông nổi này. Ổng nói nhảm nãy giờ, toàn chuỵện chết chóc khiến tôi bồn chồn ruột gan" - bà vợ thở dài, lo lắng giữa đêm khuya...
Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ tiểu đường
http://thanhnien.vn/suc-khoe/o-nhiem-khong-khi-lam-tang-nguy-co-tieu-duong-745555.html
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu sức khỏe môi trường Helmholtz ở Đức phát hiện rằng sống trong môi trường không khí ô nhiễm do khí thải từ xe cộ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Cụ thể, tiếp xúc với không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ bị kháng insulin, từ đó dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.
Khảo sát ở gần 3.000 người, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Annette Peters thuộc trung tâm trên thấy rằng những người có quá trình chuyển hóa glucose kém, tức những người có dấu hiệu tiền tiểu đường, rất dễ phát bệnh tiểu đường nếu sống trong môi trường không khí ô nhiễm.
Trẻ sinh mổ dễ béo phì
http://nld.com.vn/suc-khoe/tre-sinh-mo-de-beo-phi-20160918204617173.htm
Khảo sát của các nhà khoa học Mỹ tại Học viện Y tế công Harvard TH Chan ở TP Boston mới được công bố trên tạp chí JAMA Pediatrics nêu khả năng biện pháp sinh mổ khiến trẻ dễ có nguy cơ bị béo phì sau này.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của 22.068 trẻ em, trong đó có 4.921 trường hợp sinh mổ. Họ nhận thấy biện pháp sinh mổ làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em lên thêm 15% so với trẻ được mẹ sinh ra bình thường. Hơn nữa, trẻ sinh mổ có nguy cơ bị béo phì cao hơn 64% so với anh chị em ruột được mẹ sinh bình thường.
Các nhà khoa học giả định rằng nguy cơ béo phì có thể là do hậu quả khác nhau của việc hình thành vi khuẩn đường ruột khi sinh nở. Trẻ được sinh qua đường âm đạo thụ hưởng vi khuẩn đường ruột từ người mẹ tốt hơn so với trẻ được sinh mổ. Những nghiên cứu khác đã cho thấy biện pháp mổ bắt con cũng làm thay đổi đáng kể khuôn mẫu vi khuẩn đường ruột của trẻ.
Nhóm nghiên cứu ghi nhận thêm thai phụ sinh mổ thường có chỉ số thể hình (BMI) cao hơn, dễ bị đái tháo đường, cao huyết áp khi mang thai và dễ bị tiền sản giật hơn thai phụ sinh thường.
WHO: Virus Zika sẽ tiếp tục lan truyền trong thời gian tới
http://cafef.vn/who-virus-zika-se-tiep-tuc-lan-truyen-trong-thoi-gian-toi-20160918211731807.chn
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, sự lan truyền của virus Zika sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.
Virus Zika đang có nguy cơ lan rộng. 80 nước và vùng lãnh thổ đã có bệnh nhân nhiễm virus Zika với số lượng bệnh nhân gia tăng nhanh chóng. Trước tình hình này, Tổ chức Y tế Thế giới đã tổ chức cuộc họp Ủy ban khẩn cấp, tiếp tục khẳng định tình trạng dịch bệnh do virus Zika hiện nay là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp, gây quan ngại quốc tế.
Tổ chức này cũng cảnh báo sự liên quan giữa virus Zika với chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh cũng như hội chứng viêm đa rễ dây thần kinh, đồng thời cho rằng sự lan truyền của virus Zika sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.
Tại khu vực Đông Nam Á, virus Zika đang dần được kiểm soát tại Singapore trong khi các nước khác trong khu vực cũng tiếp tục tăng cường nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của loại virus này. Thực tế cho thấy: Cuộc chiến chống virus Zika là cuộc chiến lâu dài, đòi hỏi nỗ lực không ngừng nghỉ của các chính phủ cũng như từ mỗi người dân.
Không có ca nhiễm virus Zika mới nào được thông báo vào cuối tuần này tại Singapore. Kể từ khi phát hiện ca đầu tiên ngày 27/8, tổng số ca nhiễm virus Zika tại Singapore hiện là 369 trường hợp. Singapore xác định cuộc chiến chống virus Zika là lâu dài bởi loài muỗi Aedes truyền bệnh vẫn luôn tồn tại ở mọi nơi.
Sau Singapore, Thái Lan là nước có số ca nhiễm virus Zika cao thứ hai trong khu vực với hơn 200 trường hợp được ghi nhận kể từ đầu năm nay. Các ca nhiễm virus Zika cũng được ghi nhận tại một số nước khác như Malaysia, Philippines hay Việt Nam.Hầu hết các nước đều thiết lập các trạm kiểm soát tại các cửa khẩu, sân bay nhằm phát hiện các trường hợp nghi nhiễm Zika, song đều cho rằng biện pháp hiệu quả nhất vẫn là tìm và loại bỏ các nguồn phát sinh muỗi.
Những tấm biến chứa thông tin biểu ngữ phòng chống Zika cũng như các biện pháp phòng ngừa hiện diện tại tất cả các khu dân cư tại Singapore. Trong khi chưa có vaccine điều trị Zika, biện pháp thiết thực và hiệu quả nhất chống Zika mà Chính phủ Singapore thúc đẩy chính là làm cho người dân hiểu để có ý thức phòng tránh và tham gia loại bỏ muỗi tại nơi ở của mình.
Các nhà khoa học phát triển thành công phổi "mini"
http://genk.vn/cac-nha-khoa-hoc-phat-trien-thanh-cong-phoi-mini-20160916225140067.chn
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu tế bào gốc và Y học tái sinh Eli và Edythe Broad, Đại học UCLA, Mỹ đã thành công trong việc tạo ra phổi "mini" (organoid) ba chiều.
Phổi là cơ quan đóng vai trò quan trọng, giúp cơ thể duy trì sự sống. Phổi hoạt động bắt đầu từ lúc chúng ta sinh ra cho đến lúc chết đi. Do vậy, sự hoạt động của bộ máy này gắn liền với sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng có hai lá phổi khỏe mạnh. Cùng với lối sống và các tác nhân khác trong cuộc sống, khiến chúng ta càng mắc nhiều bệnh về phổi hơn. Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu tế bào gốc và Y học tái sinh Eli và Edythe Broad, Đại học UCLA, Mỹ, đã tạo ra phổi "mini". Với mục đích nghiên cứu và đưa ra các liệu pháp phù hợp để điều trị các bệnh về phổi bao gồm cả xơ phổi vô căn.
Các nhà nghiên cứu đã phủ các hạt gel nhỏ bởi các tế bào gốc có nguồn gốc từ phổi và sau đó cho phép chúng tự lắp ghép thành các hình dạng của các túi khí trong phổi của con người, họ đã thành công trong việc tạo ra phổi "mini" (organoid) ba chiều (chưa phải cơ quan hoàn chỉnh). Các mô giống phổi phát triển trong phòng thí nghiệm có thể được sử dụng để nghiên cứu các bệnh.
Mặc dù các nhà khoa học chưa xây dựng được một lá phổi đầy đủ chức năng. Nhưng họ có thể lấy các tế bào phổi và đặt chúng trong khoảng cách hình học chính xác và mô hình để bắt chước phổi người, để nghiên cứu các bệnh như xơ phổi vô căn. Xơ phổi vô căn là một bệnh phổi mãn tính đặc trưng bởi sẹo (xơ hóa) ở phổi. Các sẹo làm cho phổi dày và cứng, người bênh càng ngày khó thở, thiếu oxy lên não và các cơ quan quan trọng. Sau khi chẩn đoán, hầu hết những người bị bệnh sống khoảng 3 – 5 năm. Xơ phổi vô căn có thể do nhiễm virus, một tỷ lệ phần trăm nhỏ do di truyền, hút thuốc lá và tiếp xúc một số loại bụi có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh…
Trước đây, các nhà khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của các đột biến gen hoặc thuốc trên các tế bào ung thư phổi dựa trên nuôi cấy tế bào hai chiều. Tuy nhiên, khi họ lấy tế bào của người bị xơ phổi vô căn và nhân rộng trong môi trường nuôi cấy phẳng các tế bào có vẻ khỏe mạnh. Việc không hình thành các sẹo (xơ hóa) – một đặc điểm quan trọng của bệnh - ở các tế bào xơ hóa phổi vô căn trong phòng thí nghiệm khiến quá trình nghiên cứu sinh học và thiết kế phương pháp điều trị bệnh trở nên khó khăn.
Brigitte Gomperts và các đồng nghiệp của cô bắt đầu với các tế bào gốc được tạo ra sử dụng các tề bào từ phổi người lớn. Họ đã sử dụng các tế bào đó để dính bọc các hạt hydrogel, và sau đó phân chia những hạt này vào trong các giếng nhỏ. Bên trong mỗi giếng, các tế bào phổi phát triển xung quanh các hạt, liên kết chúng và hình thành một mô hình ba chiều phân bố đều. Để chứng minh rằng những organoid nhỏ bắt chước cấu trúc phổi thực tế, các nhà nghiên cứu đã so sánh các mô phát triển trong phòng thí nghiệm với các bộ phận thực của cấu trúc phổi con người.
Kỹ thuật này rất đơn giản, và có thể tạo hàng ngàn organoid tương tự như phổi và chứa các tế bào của bệnh nhân cụ thể. Hơn nữa khi các nhà nghiên cứu thêm một số yếu tố phân tử nào đó tới môi trường nuôi cấy 3-D, các organoid này phát triển những vết sẹo tương tự như những gì nhìn thấy trong xơ phổi vô căn, những điều không thể thực hiện được bằng nuôi cấy hai chiều của các tế bào này.
Sử dụng các phổi organoid mới, các nhà nghiên cứu có thể nghiên cứu các nền tảng sinh học của các bệnh phổi bao gồm cả xơ phổi vô căn, và đồng thời thử nghiệm phương pháp điều trị có thể thực hiện được cho người bệnh. Để nghiên cứu bệnh của một cá nhân hay những loại thuốc gì có thể hoạt động tốt nhất trong trường hợp này, các bác sĩ có thể thu nhận các tế bào từ con người, biến chúng thành các tế bào gốc, biến các tế bào gốc biệt hóa thành các tế bào phổi, sau đó sử dụng những tế bào này trong nuôi cấy 3-D. Bởi vì nó rất dễ dàng để tạo ra nhiều organoid nhỏ cùng một lúc, các nhà nghiên cứu có thể sàng lọc các tác dụng của nhiều loại thuốc. "Đây là cơ sở cho y học chính xác và y học cá thể hóa." – Brigitte Gomperts , người đứng đầu của nghiên cứu cho biết.
Đứa trẻ đầu tiên được chết không đau đớn trên thế giới
http://danviet.vn/the-gioi/dua-tre-dau-tien-duoc-chet-khong-dau-don-tren-the-gioi-709112.html
Một em bé mắc bệnh nan y đã trở thành trường hợp đầu tiên trên thế giới được áp dụng “cái chết êm ái”.Trường hợp em bé mắc bệnh nan y đầu tiên trên thế giới lựa chọn "cái chết êm ái".
Cách đây hai năm, Bỉ gỡ bỏ quy định về tuổi dành cho các trường hợp buộc phải chọn cái chết êm ái vì bệnh tật. Một em bé tại đất nước này vừa thực hiện biện pháp chết không đau đớn sau khi mắc phải chứng bệnh không thể chữa khỏi.
Một nghị sĩ Bỉ cho CNN biết rằng các bác sĩ đã thực hiện biện pháp chết êm ái cho em bé vào cuối tuần qua. Theo đó, em mắc một chứng bệnh nan y và chết không đau đớn là giải pháp phù hợp nhất. Danh tính và tuổi tác của em bé không được tiết lộ.“Tôi nghĩ rằng cộng đồng chúng ta nên trao cơ hội để người bệnh tự quyết nên làm gì trong hoàn cảnh bệnh tật giằng xé”, nghị sĩ Jean-Jacques De Gucht, nói.
Wim Distelmans, chủ tịch Ủy ban Đánh giá và Kiểm soát quốc gia về biện pháp chết không đau đớn cho biết nhiều trẻ em mong muốn được thực hiện biện pháp nhân đạo này.
Bỉ hợp thức hóa hình thức chết êm ái năm 2002 đối với những trường hợp “sức khỏe thể chất hoặc tinh thần quá yếu, không thể khôi phục”. Trẻ em cũng có thể áp dụng quy định này tuy nhiên sau đó bị loại bỏ do phe đối lập phản đối.
Năm 2014, quy định cho phép áp dụng “quyền được chết” với những trường hợp dưới 18 tuổi nhưng với điều kiện đứa trẻ đó phải hiểu được “chết không đau đớn” là gì. Ngoài ra bố mẹ hoặc người giám hộ phải đồng ý.Bỉ là quốc gia duy nhất cho phép mọi lứa tuổi được chọn hình thức chết êm ái. Hà Lan cũng đồng ý biện pháp nhân đạo này cho trẻ em trên 12 tuổi. Đây là quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa chết không đau đớn năm 2002.
Hiện nay tại Mỹ có 5 bang cho phép bệnh nhân được chọn chết không đau đớn gồm Oregon, Vermont, Washington, California và Montana. Bệnh nhân phải đang mắc bệnh nan y, giai đoạn cuối và được chẩn đoán chỉ sống được ít hơn 6 tháng.