Chuẩn bị cho thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng: Toàn ngành y tế vào cuộc
Trong không khí tưng bừng cả nước chào mừng Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII, ngành y tế được giao nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau khi kết thúc Đại hội. Đây là trách nhiệm quan trọng và là vinh dự và tự hào cho toàn ngành y tế.
Tất cả đã sẵn sàng
Để đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại hội Đảng, trước đó, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch số 995/KH-BYT triển khai tới từng Vụ, Cục, Bệnh viện, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội.
Về phía Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), Bộ yêu cầu bám sát kế hoạch kiểm soát có hiệu quả an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn để không xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của các đại biểu tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tại Hà Nội.
Theo TS. Nguyễn Hùng Long - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Cục đã lên kế hoạch từ đầu năm, từ thời điểm diễn ra Đại hội Đảng các cấp. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trên, Cục ATVSTP bắt đầu tập trung cho Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII. Công tác chuẩn bị chia làm 3 giai đoạn: Trước, trong và sau đại hội. Từ tháng 6, Cục đã yêu cầu Sở Y tế, các Chi cục chuẩn bị tuyên truyền, tiếp đó kiểm tra những danh sách các khách sạn, Trung tâm hội nghị Quốc gia và kể cả các dịch vụ ăn uống xung quanh các khu vực đó. Đến tháng 12, sau khi đã có danh sách cụ thể các đại biểu, Sở Y tế Hà Nội và Chi cục ATVSTP lại tiếp tục đi kiểm tra lại toàn bộ các khâu. Đến tháng 1.2016, Cục ATVSTP cùng với Sở Y tế, các chi cục đi kiểm tra toàn bộ các khách sạn, nơi có các đại biểu, khách mời nghỉ để rà soát lại toàn bộ các khâu lần cuối trước khi đón tiếp các đại biểu.
Về công tác khám, chữa bệnh, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) - cho biết, Cục đã chỉ đạo y tế các tỉnh, thành phố thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh cho các cán bộ tham gia Đại hội Đảng.
Về công tác y tế dự phòng, theo ông Đặng Quang Tấn - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) - Cục đã thành lập nhóm công tác, luôn cập nhật tình hình dịch bệnh trong và ngoài nước; chỉ đạo các đơn vị của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội và Trung tâm Kiểm dịch Hà Nội tăng cường công tác giám sát dịch bệnh; duy trì, phân công cán bộ trực đường dây nóng 24/24h. Ngoài ra, Cục Y tế dự phòng đã xây dựng nhiều văn bản gửi các địa phương nhằm tăng cường công tác phòng, chống dịch; giám sát chặt chẽ công tác nhập cảnh tại sân bay quốc tế Nội Bài; tiếp tục đẩy mạnh công tác giám sát môi trường, phun hóa chất môi trường tại các nhà khách, khách sạn nơi có đại biểu ăn, nghỉ trên địa bàn Hà Nội.
Để đảo bảo an toàn mọi khâu, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên: Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) sẽ là đơn vị thường trực đầu mối, phối hợp với các Cục Y tế dự phòng, Quản lý môi trường y tế, Cục An toàn thực phẩm, Sở Y tế Hà Nội và các Cục Quân y (Bộ Quốc phòng), Cục Y tế (Bộ Công an), Cục Y tế (Bộ Giao thông Vận tải) và giám đốc các bệnh viện kiểm tra, giám sát điều hành trực tiếp các công tác triển khai kế hoạch của các đơn vị tham gia phục vụ Đại hội. Đơn vị này cũng sẽ phối hợp với các đơn vị bảo đảm sức khỏe các đại biểu, khách mời tham dự Đại hội tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia – nơi diễn ra Đại hội và tại các khách sạn, nhà khách trong thời gian diễn ra Đại hội. Là đầu mối phối hợp với các Vụ, phòng của Ban Tổ chức Trung ương, Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương, bảo đảm sức khỏe các đại biểu tham dự Đại hội Đảng và các khách mời; trực tiếp chỉ đạo công tác cấp cứu, khám, chữa bệnh cho đại biểu; chuẩn bị các đội cấp cứu lưu động, dự phòng để ứng cứu trong trường hợp xảy ra những tình huống cấp cứu chấn thương, cháy nổ, ngộ độc hàng loạt, thảm hoạ (nếu có); phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Công an chăm sóc, bảo vệ sức khỏe khi đón và tiễn các đoàn đại biểu tại sân bay quốc tế Nội Bài; phối hợp các đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, dụng cụ, trang thiết bị cho các tổ y tế...
Không để xảy ra sai sót
TS. Nguyễn Hùng Long - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) - cho biết: “Những nơi được bố trí để đón tiếp các đại biểu dự Đại hội đã chuẩn bị sẵn sàng. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, do đó các đơn vị đều có ý thức trách nhiệm rất cao. Toàn bộ các khâu như: Thuốc men, các cán bộ y tế thường trực và đặc biệt là vấn đề ATVSTP được đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên, qua quá trình kiểm tra, vẫn còn một số khâu chuẩn bị chưa thực sự đạt yêu cầu, Cục đã yêu cầu khắc phục.
Trong thời gian diễn ra Đại hội, sẽ có 2 cán bộ y tế chuyên về AVSTTP kèm theo bộ test nhanh (bộ kiểm tra ATVSTP) để cùng khách sạn kiểm tra từ đầu vào của nguyên liệu sản phẩm, trong quá trình chế biến, sau khi chế biến xong sẽ lấy mẫu thực phẩm lưu và đồng thời thường trực tại khách sạn để phối hợp xử lý. Khi Đại hội kết thúc, các cán bộ y tế được giao nhiệm vụ vẫn phải ở lại đến khi đại biểu cuối cùng rời khỏi khách sạn mới được rời vị trí.
“Đây thực sự là một trách nhiệm rất lớn lao của ngành y tế, bởi mỗi đại biểu tham dự Đại hội đều phải được đảm bảo an toàn tuyệt đối, không để xảy ra sai sót, dù là nhỏ nhất. Vì vậy, Cục ATVSTP đã yêu cầu các đồng chí có nhiệm vụ trực tại các điểm đón tiếp đại biểu tham dự Đại hội Đảng lần thứ XII hàng ngày trước 15 giờ 30 chiều phải báo cáo cụ thể về số lượng xuất ăn, các món ăn, tình hình phục vụ khách mời...” - TS. Long khẳng định.
Phát biểu tại buổi lễ ra quân và kiểm tra các đơn vị, các bệnh viện, các Tổ Y tế tham gia phục vụ Đại hội lần thứ XII của Đảng, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên yêu cầu: “Sở Y tế Hà Nội chịu trách nhiệm phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục Y tế Dự phòng, Cục An toàn thực phẩm, Cục Quản lý Môi trường y tế triển khai phương án, kế hoạch, tổ chức công tác y tế tại TP. Hà Nội phục vụ Đại hội; kiểm tra, giám sát các tổ y tế thường trực cấp cứu tại các khách sạn, nhà khách theo phân công và tại sân bay quốc tế Nội Bài; kiểm tra, giám sát tổ kiểm thực ba bước tại các khách sạn và kiểm dịch y tế biên giới tại sân bay quốc tế Nội Bài. Giám đốc các bệnh viện chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và Trưởng Tiểu ban Y tế về việc đảm bảo sức khỏe cho các đại biểu tham dự Đại hội tại các nhà khách, khách sạn được phân công. Các đơn vị y tế bố trí tổ y tế thường trực tại các bệnh viện, tổ cấp cứu lưu động, giường bệnh chất lượng cao tiếp nhận, điều trị bệnh nhân. Các bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa bố trí các giáo sư đầu ngành thường trực hỗ trợ khi có yêu cầu và bố trí sẵn cơ số giường bệnh để phục vụ Đại hội khi cần thiết”.
Toàn ngành y tế thực hiện nghiêm túc và sẵn sàng triển khai và nâng cao trách nhiệm công tác y tế phục vụ Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII.
http://laodongthudo.vn/toan-nganh-y-te-vao-cuoc-32205.html
Gần 15% học sinh tiểu học ở TP.HCM mắc bệnh tăng huyết áp
Đó là thực trạng về học sinh mắc bệnh tăng huyết áp được Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM đưa ra tại Hội nghị tổng kết hoạt động dinh dưỡng năm 2015 và triển khai kế hoạch năm 2016 vào chiều 19.1.
Trong năm qua, các đơn vị y tế đã cùng với Trung tâm Dinh dưỡng TP tổ chức những hoạt động kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng. Đặc biệt, Trung tâm Dinh dưỡng TP đã tổ chức tư vấn dinh dưỡng và xây dựng thực đơn chế độ ăn sinh lý và bệnh lý cho các đối tượng, nhất là trẻ em và phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, qua khảo sát, đánh giá dinh dưỡng học sinh, tình trạng tăng huyết áp cho thấy tỷ lệ béo phì và một số bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng như: đái tháo đường, tăng huyết áp… tiếp tục tăng lên.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, cho biết đến năm 2014 tỷ lệ thừa cân và béo phì của học sinh các cấp là 41,4%, trong đó tỷ lệ thừa cân là 22,4%, tỷ lệ béo phì là 19%.
“Điều đáng lo ngại là tình trạng học sinh các cấp mắc bệnh tăng huyết áp khá cao, đặc biệt tình trạng tăng huyết áp đã xuất hiện ở học sinh tiểu học lên đến 13,4%”, bà Diệp nói.
Theo phân tích của bà Diệp, ngoài những nguyên nhân khách quan, còn có nhiều yếu tố chủ quan dẫn đến nhiều học sinh tiểu học mắc bệnh tăng huyết áp. Đó là sự thay đổi lối sống theo chiều hướng không có lợi cho sức khỏe cũng như nhận thức của các bậc phụ huynh, học sinh về dinh dưỡng và sức khỏe còn nhiều hạn chế. Điều này làm gia tăng các rối loạn chuyển hóa và bệnh mạn tính.
Trước thực trạng trên, theo bà Diệp, trong năm 2016 này, ngoài việc triển khai và mở rộng các hoạt động can thiệp phòng chống thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học, Trung tâm Dinh dưỡng TP sẽ xây dựng thực đơn chuẩn cho trẻ 5 tuổi; thực hiện cân đo trẻ hằng tháng tại tuyến y tế cơ sở và điều trị thừa cân, béo phì cho trẻ tại cơ sở y tế.
Đặc biệt, Trung tâm Dinh dưỡng TP sẽ biên soạn các tài liệu hướng dẫn, phác đồ điều trị suy dinh dưỡng, béo phí, đái tháo đường và các bệnh lý có liên quan đến dinh dưỡng…
http://motthegioi.vn/suckhoe/dinhduong/gan-15-hoc-sinh-tieu-hoc-o-tphcm-mac-benh-tang-huyet-ap-280535.html
Tăng cường kiểm tra TPCN, mỹ phẩm, dược liệu dịp Tết Nguyên đán
Trong công văn gửi UBND các tỉnh thành phố, Bộ Y tế cho biết, từ nay đến Tết Nguyên đán Bính thân 2016 tiềm ẩn nguy cơ bùng phát buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái… với các mặt hàng thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm.
Trước tình hình đó, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Ban chỉ đạo 389 tỉnh, Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Hải quan, Sở Công thương, Sở Y tế và các đơn vị liên quan tăng cường đấu tranh với những hành vi buôn bán, gian lận thương mại, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ… dưới mọi hình thức trong lĩnh vực y tế.
Đặc biệt, ưu tiên nguồn lực tập trung kiểm tra, giám sát, đấu tranh phát hiện đối với các nhóm mặt hàng như thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc, mỹ phẩm, dược liệu có nhu cầu trao đổi lớn dịp Tết nguyên đán.
Sở Y tế tăng cường kiểm tra, giám sát liên ngành, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm, dược liệu.
Bộ Y tế cũng đề nghị Chi cục quản lý thị trường, Hải quan, công an… cung cấp thông tin kịp thời và công khai về những vụ việc đã phát hiện, xử lý trên phương tiện thông tin đại chúng.
Các cơ quan truyền thông được kêu gọi vào cuộc để khuyến khích cá nhân, tổ chức tố giác hành vi buôn lậu, gian lận thương mại đối với hàng hóa nói chung và nhóm mặt hàng y tế nói riêng.
Đồng thời các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức người dân về các mặt hàng là mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, thuốc.
http://doanhnghiepvn.vn/tang-cuong-kiem-tra-tpcn-my-pham-duoc-lieu-dip-tet-nguyen-dan-d62499.html
Bắt hơn 10 tấn nguyên liệu thuốc bắc nhập lậu về Hà Nội
Chiều 19/1, lực lượng liên ngành Hà nội đã bắt giữ một vụ vận chuyển hơn 10 tấn là nguyên liệu thuốc bắc từ tỉnh biên giới vào nội địa.
Hàng trăm bao hàng là nguyên liệu thuốc bắc bị lực lượng chức năng gồm Công an quận Hoàng Mai, Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường và Quản lý thị trường Hà Nội bắt quả tang trên đường vận chuyển.
Vào thời điểm kiểm tra, tài xế đã không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc số hàng hóa trên. Tài xế Tô Văn Học, trú tại Lạng Giang, Bắc Giang khai nhận được Cty CP Ngũ Phúc Hội tại thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn) thuê vận chuyển, trọng lượng là 7 tấn nguyên liệu thuốc bắc, nhưng khi kiểm tra thực tế lực lượng chức năng xác định tổng trọng lượng của số hàng này lên tới 10,3 tấn, gồm 59 loại dược liệu như: ngọc trúc, đại hoàng, đỗ trọng, tam thất, đây là những dược liệu được sử dụng trong điều trị đông y.
“Chúng tập kết từ trên Lạng Sơn, sau đó đưa về Hà Nội và các tỉnh phía Nam tiêu thụ, thủ đoạn là đưa hàng qua các đường tiểu ngạch từ TQ về VN, và các vị thuốc bắc này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu như đưa và các cửa hàng bán thuốc bắc”, Trung tá Phạm Văn Minh, Đội Cảnh sát môi trường, Công an Quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết.
Theo quy định của pháp luật, các mặt hàng là nguyên liệu dùng bào chế thuốc phải tuân thủ theo Thông tư số 4/2008 của Bộ Y tế về hướng dẫn ghi nhãn thuốc và nhãn mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục xác minh, làm rõ.
http://www.tienphong.vn/phap-luat/bat-hon-10-tan-nguyen-lieu-thuoc-bac-nhap-lau-ve-ha-noi-961161.tpo
Cận cảnh khu điều trị hiện đại của Bệnh viện Đa khoa Đức Giang
Chiều 19-1, Sở Y tế Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ Khánh thành và gắn biển "Công trình chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII" đối với công trình Khu điều trị nội trú, khu hậu cần dinh dưỡng nằm trong tổng thể dự án Đầu tư nâng cấp Bệnh viện đa khoa Đức Giang.
Dự buổi lễ có Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư Ngô Văn Quý, đại diện Bộ Y tế và đông đảo các y bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.
Công trình Khu điều trị nội trú, khu hậu cần dinh dưỡng nằm trong tổng thể dự án Đầu tư nâng cấp Bệnh viện đa khoa Đức Giang bao gồm Nhà kỹ thuật nghiệp vụ - hành chính và cấp cứu; Nhà điều trị nội trú; Nhà Đông y - dược... công trình cao 7 tầng với diện tích sàn 21.095 mét vuông với tổng giá trị đầu tư 203 tỷ đồng. Đây là công trình hiện đại, toàn bộ hệ thống được quản lý bằng phần mềm máy tính thông minh. Khi đưa vào sử dụng, công trình sẽ đảm bảo phục vụ 1.000 lượt khám bệnh mỗi ngày; có chỗ cho 600 bệnh nhân nội trú...
Thầy thuốc Nhân dân, PGS,TS Nguyễn Thái Sơn, Giám đốc bệnh viện khẳng định, với công trình mới, hiện đại này, các y bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang sẽ tiếp tục nỗ lực phục vụ nhân dân tốt hơn nữa cũng như không ngừng cố gắng đưa Bệnh viện Đa khoa Đức Giang trở thành bệnh viện chất lượng hàng đầu của TP.
http://anninhthudo.vn/thoi-su/can-canh-khu-dieu-tri-hien-dai-cua-benh-vien-da-khoa-duc-giang/657368.antd
Bệnh viện Trung ương Huế: Phẫu thuật thành công cắt u trực tràng sớm qua đường hậu môn
Ngày 19/1, tin từ Khoa Ngoại Nhi 0 Cấp cứu bụng, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết vừa thực hiện thành công ca mổ khối ung thư trực tràng giai đoạn sớm kích thước 3 cm cho bệnh nhân nữ T.T.K.Tr. (85 tuổi, trú tỉnh TT-Huế) cách đây 3 tuần."
Theo đó, vào ngày 20/12/2015, ca mổ được thực hiện bởi kíp phẫu thuật Khoa Ngoại nhi - Cấp cứu bụng do PGS.TS Phạm Như Hiệp, PGĐ Bệnh viện kiêm Trưởng khoa Ngoại nhi - Cấp cứu bụng làm Phẫu thuật viên chính. Sau gần 1h 30 phút phẫu thuật, khối u hoàn toàn được cắt bỏ qua đường hậu môn, bệnh nhân được xuất viện 4 ngày sau đó.
TS.BS Phan Hải Thanh, Phó trưởng Khoa Ngoại nhi- Cấp cứu bụng cho biết: “Trước đây, những khối u như thế này cần phải phẫu thuật bằng phương pháp mổ mở hoặc nội soi truyền thống. Tuy nhiên với sự phát triển của phẫu thuật nội soi và kinh nghiệm ngày càng cao của đội ngũ bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế, với chỉ định thích hợp Khoa Ngoại nhi- Cấp cứu bụng đã triển khai kĩ thuật mới hiện đại-ít xâm nhập cắt khối u trực tràng hoàn toàn qua đường hậu môn (TEM). Phương pháp này có nhiều ưu điểm như không để lại sẹo trên thành bụng, ít mất máu, không dùng thuốc giảm đau, xuất viện sớm và hồi phục những hoạt động bình thường nhanh hơn.
Đến nay, sau hơn 3 tuần phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định hoàn toàn, sinh hoạt bình thường đang chuẩn bị điều trị bổ trợ sau mổ.
Cũng theo TS.BS Phan Hải Thanh: “Chi phí để thực hiện kỹ thuật này tại Bệnh viện Trung ương Huế thấp hơn nhiều so với các Trung tâm tiên tiến khác trên thế giới do cần phải dùng các dụng cụ chuyên dụng đặc biệt rất tốn kém. Tuy nhiên tại Bệnh viện Huế chỉ sử dụng những dụng cụ nội soi thông thường kết hợp với dao mổ siêu âm có thể cắt khối u trực tràng một cách dễ dàng, hướng phẫu thuật này sẽ mở ra một tương lai mới trong phẫu thuật nội soi
http://dantri.com.vn/suc-khoe/phau-thuat-thanh-cong-cat-u-truc-trang-som-qua-duong-hau-mon-20160119135308166.htm
Người Việt chi 2 tỉ USD/năm chữa bệnh ở nước ngoài
Con số này cũng tương đương ước tính của Bộ Y tế công bố về chi phí người Việt khám chữa bệnh ở nước ngoài.
Đây là ước tính của ông Joel Leroy, chuyên gia về nội soi người Pháp, phát biểu tại Hà Nội ngày 18-1, nhân chuyến làm việc cùng đoàn chuyên gia Pháp ở VN hướng dẫn về phẫu thuật nội soi bệnh lý tiêu hóa, nội soi can thiệp và nội soi chẩn đoán, theo lời mời của ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
Theo ông Leroy, nếu số tiền kể trên được sử dụng để đầu tư phát triển kỹ thuật và hạ tầng y khoa, sẽ phát triển và ứng dụng được nhiều kỹ thuật y khoa mới tại VN.
Ngoài các dịch vụ y tế ở Singapore và Thái Lan, người VN có điều kiện tài chính có xu hướng đi Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc và một số quốc gia khác để khám chữa bệnh, do nhu cầu khám chữa bệnh không phải chờ đợi và dịch vụ chăm sóc người bệnh chu đáo ở nước ngoài.
Tuy nhiên về mặt kỹ thuật, ông Leroy đánh giá bác sĩ VN đã triển khai nhiều kỹ thuật y khoa tương đương ở nước ngoài.
Trong chuyến làm việc tại VN lần này, đoàn chuyên gia Pháp đào tạo cho các bác sĩ của Hà Nội về nội soi điều trị bệnh lý tiêu hóa, nội soi chẩn đoán sớm và nội soi can thiệp.
Ông Nguyễn Đình Hưng, giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), cho biết ngoài hợp tác với Pháp, bệnh viện đang hợp tác với Ý, Hàn Quốc và Đài Loan để phát triển ghép tạng, nội soi, điều trị giảm đau...
http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160119/nguoi-viet-chi-2-ti-usd-nam-chua-benh-o-nuoc-ngoai/1040413.html
Đà Nẵng đưa vào hoạt động Trung tâm đột quỵ
Sáng 19-1, BS. Nguyễn Tường Vân - giám đốc Bệnh viện C Đà Nẵng, thuộc Bộ Y tế - cho biết, bệnh viện vừa đưa vào hoạt động Trung tâm đột quỵ.
Theo BS. Vân đây là Trung tâm đột quỵ đầu tiên được thành lập tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên nhằm phục vụ cán bộ, nhân dân ở Đà Nẵng cũng như khu vực.
Trung tâm đột quỵ có quy mô giai đoạn đầu khoảng 30 giường, ngoài các trang bị cấp cứu thông thường, còn có buồng oxy cao áp đặc trị bệnh nhân đột quỵ, cùng các trang thiết bị y tế hiện đại khác.
Trung tâm có chức năng điều trị các bệnh lý như đột quỵ nhồi máu não, xuất huyết não, di chứng mạch máu não, sa sút trí tuệ sau tai biến, dự phòng tái phát đột quỵ, tầm soát nguy cơ đột quỵ và điều trị oxy cao áp đối với bệnh lý đột quỵ cũng như các bệnh lý khác.
Trung tâm còn tư vấn, khám sàng lọc nhằm kịp thời phát hiện sớm bệnh nhân đột quỵ, chăm sóc, điều trị, phục hồi chức năng sống để cứu sống bệnh nhân và dự phòng các rối loạn tinh thần…
BS. Vân cũng cho biết, năm 2016, Trung tâm đột quỵ sẽ được trang bị thêm các trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật cao như MRI, DSA, siêu âm Doppler xuyên sọ (TCD), Điện thế gợi (EP).
http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160119/da-nang-dua-vao-hoat-dong-trung-tam-dot-quy/1040689.html
Từ tháng 5, VN sử dụng văcxin bại liệt mới
Thông tin từ Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết từ tháng 5-2016, chương trình tiêm chủng chuyển sang sử dụng văcxin bại liệt nhị giá phòng bệnh cho trẻ em.
Theo đó, văcxin mới phòng được hai type virút gây bệnh là type 1 và 3, thay thế cho văcxin hiện nay phòng cả 3 type 1, 2, 3.
Theo ông Đặng Đức Anh, giám đốc Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, nguy cơ mắc bại liệt type 2 hầu như không còn trên toàn thế giới, trong khi việc trẻ uống văcxin có type virút này có thể đào thải ra môi trường mầm bệnh type 2. Vì vậy, từ tháng 5-2016, chương trình chuyển sang sử dụng loại văcxin mới phòng hai type virút 1 và 3, trẻ sẽ uống 3 liều vào thời điểm 2-3-4 tháng tuổi.
Từ cuối năm 2016, Liên minh văcxin và tiêm chủng toàn cầu - GAVI - tài trợ cho VN văcxin bại liệt tiêm. Từ thời điểm đó, trẻ được tiêm một mũi duy nhất phòng bệnh vào lúc 5 tháng tuổi. Văcxin này nằm trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và miễn phí.
http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160119/tu-thang-5-vn-su-dung-vacxin-bai-liet-moi/1040422.html
TPHCM: Không có khoa dinh dưỡng, bệnh viện có nguy cơ bị xuống hạng
Hiện trên địa bàn thành phố mới chỉ có khoảng 80% các bệnh viện có khoa dinh dưỡng, đây là vấn đề gây ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Sở Y tế yêu cầu trong năm 2016, tất cả các bệnh viện phải lập khoa dinh dưỡng nếu không muốn xuống hạng.
Thông tin trên được đại diện Sở Y tế cho biết tại Hội nghị tổng kết các hoạt động dinh dưỡng năm 2015 tại TPHCM và triển khai kế hoạch năm 2016.
Theo đó, công tác dinh dưỡng được xem là một trong những nội dung trọng tâm của công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, đến nay trên địa bàn thành phố mới chỉ có khoảng 80% các bệnh viện trên địa bàn có khoa dinh dưỡng – tiết chế.
Tình trạng trên cho thấy, công tác chăm sóc dinh dưỡng cho cộng đồng tại các bệnh viện chưa có khoa dinh dưỡng không được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, việc chăm sóc dinh dưỡng hỗ trợ cho bệnh nhân sau điều trị cũng đang bị bỏ ngỏ.
Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế cho hay, theo quy định của Bộ Y tế, tất cả các bệnh viện phải thành lập khoa dinh dưỡng - tiết chế thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh tại các khoa lâm sàng và tổ chức khám, tư vấn điều trị dinh dưỡng tại phòng khám dinh dưỡng.
Năm 2016, Sở Y tế thành phố sẽ kiểm tra và giám sát công tác dinh dưỡng tại các bệnh viện trực thuộc. Những bệnh viện chưa có khoa dinh dưỡng sẽ phải nhanh chóng thành lập. Đối với bệnh viện không lập khoa dinh dưỡng sở sẽ xem xét các vấn đề liên quan có hình thức xử lý phù hợp, trường hợp nặng nhất bệnh viện có thể sẽ bị xuống hạng.
Liên quan đến vấn đề dinh dưỡng trên địa bàn thành phố, BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng cho hay: “Trong năm qua, mặc dù tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ ngày càng giảm, các chương trình phòng chống thiếu máu, thiếu i-ốt, thiếu vitamin A đã được cộng đồng hưởng ứng tích cực, song tỷ lệ trẻ trong độ tuổi học đường bị thừa cân béo phì lại gia tăng nhanh. Hiện có tới 41,4% học sinh ở tất cả các cấp bị thừa cân, béo phì với 15,4% trong số đó bị tăng huyết áp. Đây được xem là gánh nặng dinh dưỡng trong xã hội công nghiệp hóa, đô thị hóa.”
http://dantri.com.vn/suc-khoe/khong-co-khoa-dinh-duong-benh-vien-co-nguy-co-bi-xuong-hang-20160119160222408.htm
Sẽ có kỳ thi quốc gia để cấp chứng chỉ hành nghề y, dược
Ngày 19-1, ông Nguyễn Minh Lợi, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo Bộ Y tế, cho biết Bộ Y tế đang kiến nghị với Chính phủ và Quốc hội sửa Luật Khám, chữa bệnh.
Theo đó, bổ sung quy định cần phải có kỳ thi quốc gia để cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.
Theo luật hiện hành, sau khi tốt nghiệp hệ đào tạo sáu năm người có bằng bác sĩ phải thực hành 18 tháng tại bệnh viện thì mới đủ điều kiện đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ hành nghề được cấp một lần, tuy nhiên phải đảm bảo điều kiện cán bộ y tế có nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 48 tiết học trong hai năm liên tiếp nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhiệm. Nếu không, người có chứng chỉ sẽ không được phép tiếp tục hành nghề.
Theo ông Nguyễn Minh Lợi, hiện nay Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, theo xu hướng hội nhập quốc tế thì Việt Nam cần phải có các hoạt động, nội dung theo thông lệ quốc tế. Luật Khám, chữa bệnh có quy định về cấp chứng chỉ hành nghề. Để thỏa thuận khung trong ASEAN có tính khả thi, Bộ Y tế đã xây dựng chuẩn năng lực cơ bản, là cơ sở để các cơ sở đào tạo xác định chuẩn đầu ra của mình.
“Chúng tôi đang rà soát để đề nghị chỉnh sửa, bổ sung quy định này trong thời gian tới như thông lệ quốc tế đã làm, theo hướng cần phải có kỳ thi quốc gia để cấp chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ có giá trị trong một thời gian nhất định (thông thường là năm năm)” - ông Lợi nói.
Ông Lợi cũng cho biết thêm, kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề quốc gia dự kiến sẽ được tổ chức theo các khu vực. Bộ Y tế sẽ chủ trì kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề quốc gia.
Được biết Bộ Y tế và Bộ Nội vụ cũng đã có Thông tư liên tịch số 26/2015 ban hành tiêu chuẩn chức danh hạng viên chức y tế đối với điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên. Theo thông tư này, từ 1-1-2021, để trở thành viên chức điều dưỡng, hộ sinh hay kỹ thuật viên, người dự tuyển phải có trình độ tối thiểu là cao đẳng.
http://phapluattp.vn/giao-duc/se-co-ky-thi-quoc-gia-de-cap-chung-chi-hanh-nghe-y-duoc-607972.html
TP.HCM quản lý chặt thuốc gây nghiện, tiền chất ma túy
Sở Y tế TP.HCM vừa có công văn gửi các cơ sở điều trị trên địa bàn và các đơn vị sản xuất kinh doanh, các sở ngành liên quan đề nghị báo cáo và dự trù thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc.
Sở Y tế TP yêu cầu các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất phải dự trù số lượng phù hợp với nhu cầu sử dụng của đơn vị, nếu số lượng dự trù vượt quá 50% so với số lượng sử dụng kỳ trước, đơn vị dự trù phải giải thích rõ lý do. Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm về dự trù của mình. Các đơn vị chỉ được mua bán, cấp phát, sử dụng khi bản dự trù đã được Sở Y tế duyệt.
Bên cạnh đó, đối với các đơn vị điều trị và đơn vị sản xuất, kinh doanh phải báo cáo cho Sở Y tế số lượng thuốc nhập, xuất, tồn kho. Riêng đối với đơn vị xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn còn phải cung cấp địa chỉ khách hàng cho Sở Y tế.
http://phapluattp.vn/suc-khoe/tphcm-quan-ly-chat-thuoc-gay-nghien-tien-chat-ma-tuy-607986.html
Ngăn chặn thực phẩm bẩn mùa Tết
Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng liên tục phát hiện các cơ sở cung cấp các loại thực phẩm bẩn, hết hạn, ôi thiu, không rõ nguồn gốc… ra thị trường, khiến nhiều gia đình không khỏi lo lắng.
Đặc biệt, khi thời điểm Tết Nguyên đán sắp tới, người dân đang tự hỏi mua thực phẩm sạch, an toàn ở đâu để đón Tết.
Thực phẩm bẩn chạy đua dịp Tết
Tối 18/1, Cảnh sát giao thông của tỉnh Thanh Hóa làm nhiệm vụ trên quốc lộ 1A đoạn qua xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đã kiểm tra xe tải BKS 75C-046.99, do Trần Việt Dũng (SN 1984, trú tại phường Thuận Hòa - TP Huế) điều khiển. Khi kiểm tra, phát hiện xe tải chở đầy các bao tải chứa mực khô bốc mùi hôi thối. Toàn bộ số hàng có khối lượng 20,4 tấn, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và đang được vận chuyển từ Quảng Ngãi ra Hà Nội tiêu thụ. Đây cũng vụ bắt giữ thực phẩm bẩn lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Cũng trong ngày 18/1, lực lượng chức năng xã Gia Kiệm, Đội quản lý thị trường số 11 và Công an huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) bất ngờ kiểm tra lò giết mổ heo tại ấp Đông Kim (xã Gia Kiệm) do Trương Hoàng Mộng Ngân (27 tuổi) làm chủ. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện nhiều thịt và nội tạng heo được vứt bừa bãi giữa sàn nhà. Kiểm tra các thùng xốp trong nhà, cơ quan chức năng phát hiện nhiều con heo đã được xẻ thịt, ngả màu, bốc mùi hôi thối, ướp trong thùng đá, chờ mang đi tiêu thụ. Tổng trọng lượng số thịt và nội tạng heo bị cơ quan phát hiện hơn 900 kg. Cơ quan chức năng huyện Thống Nhất đã lập biên bản vi phạm hành chính đồng thời tiến hành tiêu hủy toàn bộ số thịt heo trên theo quy định của pháp luật.
Trước đó, ngày 14/1, lực lượng chức năng cũng đã phát hiện một số lượng lớn rau, củ, quả và thực phẩm của Công ty Trung Thành cung cấp cho trường Tiểu học Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) không có nguồn gốc. Theo cam kết của công ty và nhà trường với phụ huynh học sinh, rau cung cấp cho nhà trường phải là rau an toàn và có nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, số rau và thịt này lại không hề có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Thực trạng trên khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, càng dịp Tết, các vụ buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, thực phẩm bẩn, hết hạn… càng nhiều. Gần đây, các cơ quan chức năng phát hiện ra hàng tấn thịt thối, chuẩn bị được tẩm ướp để đưa ra thị trường.
“Người tiêu dùng ngày càng lo lắng trước tình hình an toàn thực phẩm. Ví dụ rau, mua ở đâu an toàn? Vào siêu thị, mặc dù rau có gắn mác an toàn nhưng thực tế vẫn chưa an toàn, vì nhiều vụ việc rau không an toàn trà trộn vào siêu thị bị phát hiện. Người tiêu dùng còn lo ngại về thịt tạo nạc, gà nuôi bằng vàng o, chuối rấm bằng thuốc diệt cỏ… không khỏi hoang mang, đặc biệt khi Tết Nguyên đán sắp tới”, ông Hùng nói thêm.
Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho rằng, dịp Tết Nguyên đán đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng tăng rất cao trong nhân dân. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu sẽ hoạt động hết công suất. Đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất theo mùa vụ, ví dụ như một số cơ sở sản xuất mứt Tết, nhập khẩu cũng tăng lên đột biến trong một thời gian ngắn. Nếu không có kế hoạch đảm bảo tốt an toàn thực phẩm thì rất dễ dẫn đến tình trạng các sản phẩm không đảm bảo an toàn, trà trộn, đưa ra thị trường.
Lấy mẫu xét nghiệm để xử lý tại chỗ
Để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân trong dịp Tết, Bộ NN&PTNT cũng như Bộ Y tế sẽ tăng cường kiểm tra đột xuất, lấy mẫu tại chỗ và xử lý ngay những cơ sở vi phạm.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, với vai trò là cơ quan tham mưu chỉ đạo giúp việc về an toàn thực phẩm, chúng tôi đã tham mưu lãnh đạo Bộ Y tế, thường trực Ban chỉ đạo liên ngành TƯ về an toàn thực phẩm ban hành kế hoạch 1066, bảo đảm an toàn thực phẩm cho Tết Nguyên đán 2016, lễ hội mùa xuân 2016. Trong đó, tập trung vào hai hoạt động chủ yếu là: truyền thông pháp luật, kiến thức mua bán, sử dụng thực phẩm an toàn vệ sinh và tăng cường kiểm tra.
“Chúng tôi sẽ thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành từ TƯ xuống địa phương. Trong đó tập trung vào các cơ sở sản xuất lớn trong dịp Tết, từ thịt, cá, trứng tới bánh mứt kẹo, rượu bia, nước giải khát, rau củ quả. Ngoài ra, sẽ tập trung thanh tra ở các thành phố lớn, chợ đầu mối, các địa điểm trung chuyển các nguồn hàng đi về các tỉnh, cửa khẩu. Kết hợp lấy mẫu để có thể xử lý tại chỗ. Đồng thời, công bố các sai phạm này trên phương tiện truyền thông đại chúng”, ông Phong cho biết thêm.
Cùng với Bộ Y tế, đại diện lực lượng Thanh tra Bộ NN&PTNT cho biết, tiếp tục xác định năm 2016 là năm an toàn thực phẩm. Bộ đã ban hành Kế hoạch tháng cao điểm hành động về an toàn vệ sinh thực phẩm kéo dài cho tới hết Tết Nguyên đán. Tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Bộ NN&PTNT đã xúc tiến hai chương trình cung ứng sản phẩm an toàn. Hai thành phố cũng đã công nhận nhiều địa điểm bán sản phẩm an toàn. Trên thực tế, có tới 95% sản phẩm là an toàn, phải chỉ cho người dân thấy điều đó. Bộ NN&PTNT cũng đã tăng cường kiểm tra, giám sát hàng nhập khẩu, chỉ đạo các đơn vị liên quan quyết liệt ngăn chặn từ cửa khẩu.
Bên cạnh công tác thanh tra, ông Nguyễn Văn Chí, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại Hà Nội cho biết, khi một địa phương nào có một sản phẩm lỗi thì chi cục quản lý chất lượng hoặc các đơn vị đang thực hiện liên kết sẽ thông báo ngược trở lại, để từ đó có biện pháp kiểm soát sản phẩm. Đặc biệt, dịp cuối năm, sẽ tổ chức khoảng 10 hội chợ thực phẩm an toàn để phục vụ người dân Thủ đô.
Hiện Việt Nam có 10 triệu hộ nông dân chăn nuôi, trồng rau, thả cá… hơn 500.000 cơ sở chế biến thực phẩm, trong đó 85% là quy mô vừa và nhỏ, quy mô hộ gia đình, sản xuất theo mùa vụ. Đơn vị quản lý chính các hộ này là cơ quan quản lý thực phẩm ở tuyến xã, phường, quận, huyện. Do đó, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, ngoài Nhà nước, vai trò của hiệp hội ngành hàng là quan trọng. Vì Nhà nước không thể giám sát mãi được.Ví dụ, vụ việc rau sạch tại Đông Anh, đây là làng nghề thì phải giữ, giám sát lẫn nhau, không thể để tình trạng mỗi hộ có luống rau dùng riêng cho nhà mình, các luống rau còn lại để bán ra thị trường. Do đó, khi phát hiện các cơ hộ gia đình vi phạm an toàn thực phẩm, thì các hộ khác phải báo cho cơ quan chức năng.
http://baotintuc.vn/suc-khoe/ngan-chan-thuc-pham-ban-mua-tet-20160119222629985.htm
Bắt xe tải chở hơn 20 tấn thực phẩm hôi thối
Toàn bộ số hàng hóa trên xe lên tới 20,4 tấn, gồm cá, mực khô đang trong giai đoạn phân hủy và bốc mùi hôi thối.
Sáng 19/1, lực lượng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành cân và xác định được trọng lượng số mực khô và cá bốc mùi hôi thối lên đến 20,4 tấn do lái xe Trần Việt Dũng, sinh năm 1984 thường trú tại phường Thuận Hòa, thành phố Huế vận chuyển không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đây cũng vụ bắt giữ "thực phẩm bẩn" lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Trước đó vào lúc 21 giờ 30 phút ngày 18/1, tại km 380 trên tuyến Quốc lộ 1A (đoạn qua địa phận xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa), tổ tuần tra kiểm soát giao thông (Trạm cảnh sát giao thông Quốc lộ 1A, Công an tỉnh Thanh Hóa) phát hiện xe ô tô tải mang biển kiểm soát 75C - 046.99 có dấu hiệu vi phạm luật an toàn giao thông.
Qua kiểm tra hành chính, lái xe Trần Việt Dũng không có giấy phép lái xe theo quy định. Tiếp tục kiểm tra số hàng hóa chở trên xe, lực lượng chức năng phát hiện trên xe chở một lượng lớn mực khô và một số thùng xốp cá biển không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Toàn bộ số hàng hóa kể trên đang trong giai đoạn phân hủy và bốc mùi hôi thối.
Theo lời khai của lái xe, số hàng hóa kể trên được chở từ Quảng Ngãi ra Hà Nội để tiêu thụ nhằm kiếm lời. Khi đến địa phận tỉnh Thanh Hóa thì bị phát hiện và bắt giữ.
http://baotintuc.vn/phap-luat/bat-xe-tai-cho-hon-20-tan-thuc-pham-hoi-thoi-20160119214610513.htm
Phát hiện hàng loạt sản phẩm mứt tết phơi cạnh nhà vệ sinh, trên bãi rác
Sáng 19.1, Cục An toàn thực phẩm đã phát hiện hàng loạt cơ sở sản xuất mứt tết tại làng nghề Xuân Tảo (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đang phơi các sản phẩm mứt bí, mứt gừng, đu đủ... ngay cạnh nhà vệ sinh công cộng và bãi đổ rác thải.
Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, ông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết: Sáng 19.1, đoàn kiểm tra liên ngành thực phẩm đã bất ngờ đến kiểm tra các làng nghề mứt tết Xuân Đỉnh, Xuân Tảo, Xuân La (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Qua kiểm tra, đoàn đã phát hiện một số cơ sở sản xuất thực phẩm ở phường Xuân Tảo đang phơi mứt bí, mứt gừng, mứt đu đủ... số lượng lớn cạnh nhà gửi xe, nhà vệ sinh không có bạt che chắn, nơi công trường, bãi hoang...
Cục An toàn thực phẩm đã chỉ đạo phường Xuân Tảo và quận Bắc Từ Liêm xử lý các chủ cơ sở sản xuất mứt tết không đảm bảo an toàn vệ sinh này. Ngay khi đoàn vừa đến kiểm tra, một số chủ cơ sở đã bỏ chạy để lại sản phẩm và những công nhân đang sản xuất mứt tết. Sản phẩm mứt tết không đảm bảo này chỉ cần nhìn qua là biết không đảm bảo chất lượng. "Việc này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng nên chúng tôi đã chỉ đạo tiêu hủy toàn bộ sản phấm mứt tết không an toàn. Những cơ sở nào không có giấy đăng ký kinh doanh mà tự ý sản xuất sẽ bị đình chỉ, xử lý nghiêm. Địa phương chắc chắn phải biết chủ cơ sở là ai, chứ không thể nói là không biết được. Thế nhưng, tại sao họ lại không xử lý? Cần phải quy trách nhiệm cho cơ quan chức năng của Hà Nội. Ngay hôm nay, chúng tôi sẽ gửi công văn yêu cầu Sở Y tế Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội làm rõ", ông Phong cho hay.
Sắp tới, Cục An toàn thực phẩm sẽ tiếp tục đi kiểm tra đột xuất các cơ sở chế biến thực phẩm khác trên địa bàn Hà Nội để đảm bảo tối đa việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm trước và sau Tết Nguyên đán 2016.
Trao đổi với báo chí ngay sau khi các cơ sở sản xuất mứt tết tại làng nghề này bị kiểm tra, ông Nguyễn Duy Tuấn - Phó chủ tịch UBND phường Xuân Tảo cho biết ông thường xuyên đi qua khu vực này nhưng hôm nay ông mới... phát hiện. Hiện nay, chính quyền hiện đã tịch thu và tiêu hủy số sản phẩm vi phạm, đồng thời sẽ tiến hành kiểm tra kỹ hơn về giấy phép đăng ký kinh doanh theo chỉ đạo của Cục An toàn thực phẩm.
Ông Nguyễn Thanh Phong cũng cho hay: Nhu cầu về thực phẩm của người dân trước Tết rất cao nhưng không phải vì thế mà các cơ sở sản xuất làm ăn "chộp giật", ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng và ảnh hưởng đến các hộ làm ăn nghiêm túc khác. Cần nghiêm túc tiêu hủy sản phẩm và xử phạt thật nặng đối với hành vi "kinh doanh bất chấp sức khỏe người tiêu dùng".
Trước đó, trên một số phương tiện thông tin đại chúng đã có những hình ảnh phản ánh tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở nói trên mà không hề có sự theo dõi và can thiệp của cơ quan chức năng.
http://motthegioi.vn/tieu-diem/phat-hien-hang-loat-san-pham-mut-tet-phoi-canh-nha-ve-sinh-tren-bai-rac-280518.html
http://phapluattp.vn/suc-khoe/kinh-hoang-co-so-phoi-mut-tet-gan-nha-ve-sinh-607939.html
http://vtv.vn/suc-khoe/ha-noi-phat-hien-co-so-phoi-nguyen-lieu-lam-mut-canh-nha-ve-sinh-20160119175649556.htm
http://dantri.com.vn/suc-khoe/phat-hien-san-phoi-mut-bi-lo-thien-ngay-sat-nha-ve-sinh-20160119120530521.htm
http://baotintuc.vn/van-de-quan-tam/ha-noi-nguyen-lieu-lam-mut-phoi-lo-thien-gan-nha-ve-sinh-20160119162506372.htm
Thay van tim không cần phẫu thuật
Ngày 19/1, bác sĩ Nguyễn Hoàng Định - Trưởng khoa phẫu thuật tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - cho biết, bệnh viện đã thành công khi thay van động mạch chủ qua ống thông (phương pháp TAVI) cho 2 bệnh nhân bị thoái hóa van tim, mà không cần phải tiến hành đại phẫu như trước đây.
Theo bác sĩ Định, so với cách mổ hở truyền thống, kỹ thuật mới TAVI trong điều trị van thoái hóa, hẹp van tim… giúp cho bệnh nhân tránh được nhiều tai biến trong và sau phẫu thuật. Thời gian phục hồi của bệnh nhân cũng nhanh hơn, phù hợp với những bệnh nhân lớn tuổi, thể trạng kém.
Hai bệnh nhân đầu tiên được áp dụng kỹ thuật mới này là ông Trần Sỹ C. (81 tuổi, ngụ TPHCM) và bà Lê Thị K. (78 tuổi, ngụ Gia Lai). Cả hai bệnh nhân đều bị hẹp van động mạch chủ nặng, nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Nếu không được điều trị kịp thời, họ có thể tử vong sau 2-3 năm kể từ khi phát hiện các triệu chứng hẹp van tim. Các bác sĩ đã chỉ định can thiệp thay van tim và quyết định dùng phương pháp TAVI cho 2 bệnh nhân.
Ông C. và bà K. cùng được thay van động mạch chủ qua ống thông vào ngày 30/12/2015. Chỉ trong chiều cùng ngày, ông C. đã tỉnh, tiếp xúc tốt, mọi dấu hiệu hoạt động của tim qua siêu âm, điện tim đều trở về mức bình thường. Sau khi ra khỏi phòng hồi tỉnh, ông có thể đi dạo ngoài hành lang bệnh viện. Tương tự, bà K. cũng hồi tỉnh ngay trong buổi tối cùng ngày, sức khỏe ổn định.
Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, chi phí cho một ca can thiệp bằng kỹ thuật TAVI nói trên là hơn 800 triệu đồng. Do chi phí dụng cụ quá cao, nên số lượng bệnh nhân được thực hiện thay van động mạch chủ qua ống thông chưa nhiều.
http://khoe360.tienphong.vn/gia-dinh-suc-khoe/thay-van-tim-khong-can-phau-thuat-961072.tpo
Chữa ung thư bằng phương pháp mới: Liệu pháp miễn dịch tự nhiên tại bệnh viện Vinmec Times City
Lần đầu tiên, liệu pháp miễn dịch tự nhiên điều trị ung thư đã đến Việt Nam, tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City.
Liệu pháp miễn dịch tự nhiên điều trị ung thư là phát minh y học tiêu biểu điều trị ung thư do các chuyên gia y tế hàng đầu Nhật Bản chuyển giao cho Vinmec cùng với các phương pháp mới trong phẫu thuật tiêu hóa – gan mật; chuyên khoa răng hàm mặt … diễn ra trong tháng 1/2016.
Hy vọng mới của bệnh nhân ung thư
Là một trong những phát minh y học tiêu biểu, liệu pháp miễn dịch tự nhiên điều trị ung thư đã mở ra cơ hội mới cho các bệnh nhân ung thư khắp thế giới. Nắm bắt được sự ưu việt của phương pháp này, vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã mời các chuyên gia hàng đầu Nhật Bản sang Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ.
“Đây là một phương pháp điều trị ung thư an toàn. Trong 16 – 17 nghìn bệnh nhân được điều trị với phương pháp này trong vòng 5 năm, từ 2008 – 2013 tại Nhật, chỉ ghi nhận 0,024% bệnh nhân bị các tác dụng không mong muốn là ho, khó thở nhẹ. Không chỉ áp dụng điều trị bệnh nhân ung thư sau xạ trị và phẫu thuật để phòng tránh tái phát, phương pháp này có thể sử dụng với cả những người khỏe mạnh muốn ngăn ngừa ung thư” - GS Terunuma, Giám đốc Viện liệu pháp sinh học Nhật Bản chia sẻ tại hội thảo “Điều trị ung thư bằng tế bào miễn dịch giết tự nhiên và Lympho T gây độc” thu hút đông đảo giới chuyên môn ngày 8/1 vừa qua.
Trước khi nhận sự chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm điều trị bằng liệu pháp tế bào miễn dịch, Vinmec Times City đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Ngay từ tháng 6/2014, với sự hợp tác với các chuyên gia Nhật Bản, Vinmec đã trang bị cơ sở vật chất, thiết bị và đào tạo nhân lực để có thể sớm áp dụng phương pháp điều trị ung thư tiên tiến này.
“Vinmec đã hoàn toàn sẵn sàng về kỹ thuật áp dụng liệu pháp tế bào miễn dịch điều trị những ca ung thư đầu tiên”, GS.TS Nguyễn Thanh Liêm – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City khẳng định. Là bệnh viện tiên phong nghiên cứu áp dụng phương pháp mới, Vinmec đã mở ra lựa chọn mới, đem lại hy vọng cho người bệnh ung thư tại Việt Nam, thay vì phải xuất ngoại để được điều trị bằng phương pháp này.
Khám chữa bệnh theo chuẩn quốc tế cùng chuyên gia
Liệu pháp chữa ung thư theo phương pháp mới chỉ là một trong nhiều hoạt động hợp tác, chuyển giao công nghệ đang được Hệ thống Y tế Vinmec triển khai trong năm 2016.
Để hiện thực hóa chiến lược tăng cường hợp tác quốc tế, đón đầu các công nghệ điều trị tiên tiến nhất, ngày 18/1, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và Trung tâm hỗ trợ Y tế quốc tế Nhật Bản (IFMS) đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác đào tạo, nâng cao kỹ thuật chẩn đoán, điều trị các bệnh lý gan mật và ung thư tiêu hóa. Theo đó, IFMS sẽ hỗ trợ Bệnh viện Đa Khoa Quốc tế Vinmec Times City thành lập Trung tâm dịch vụ hoàn hảo điều trị các bệnh tiêu hóa – gan mật, trong tương lai sẽ là chuyển giao kỹ thuật ghép gan.
Trước đó, ngày 14/1, Cty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cũng đã ký biên bản hợp tác với Cty TNHH Dental Support – Cty đi tiên phong hàng đầu tại Nhật cung cấp toàn diện các dịch vụ trong lĩnh vực nha khoa, bao gồm việc nghiên cứu, sản xuất vật liệu nha khoa cao cấp. Cty Dental Support sẽ cử các bác sĩ nha khoa Nhật Bản có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm sang làm việc tại Vinmec Times City. Trung tâm Nha khoa kỹ thuật cao Vinmec & DS Nhật Bản cũng sẽ được thành lập nhằm cung cấp tới khách hàng các dịch vụ chăm sóc răng toàn diện và cao cấp với chi phí hợp lý nhất. Trong đó, nổi trội là trồng răng giả bằng phương pháp tối ưu nhất hiện nay là cấy ghép Implant. Phương pháp này sử dụng phần mềm hướng dẫn nên đảm bảo độ chính xác cao, thực hiện trong thời gian ngắn và ít xâm lấn nhất.
“Đem đến dịch vụ khám chữa bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế, cùng với các chuyên gia hàng đầu” luôn là tôn chỉ hoạt động của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Với sự đầu tư bài bản cơ sở vật chất và trang thiết bị; thông qua hợp tác quốc tế để cập nhật kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới, từ khi đi vào hoạt động, Vinmec đã khẳng định luôn là địa chỉ chăm sóc sức khỏe chất lượng, tin cậy và ngang tầm quốc tế tại Việt Nam.
Thăm khám với bác sĩ ung bướu hàng đầu Singapore tại Vinmec Times City
Từ ngày 31/1 – 2/2, Đoàn chuyên gia Ung bướu Singapore nổi tiếng thế giới (SOC) sẽ có chuyến thăm & làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Trong khuôn khổ chương trình này, TS Wenson Hsieh (Giám đốc điều hành SOC) – chuyên gia dày dạn kinh nghiệm điều trị ung thư, đặc biệt là ung thư đầu mặt cổ, hạch/lympho, gan, máu sẽ có buổi hội thảo “Cập nhật những tiến bộ về điều trị ung thư”, tư vấn hỏi đáp trực tiếp cho bệnh nhân và người nhà vào buổi chiều 31/1; khám, tư vấn miễn phí cho bệnh nhân ung thư vào trong ngày ½ và sáng 2/2.
Quý khách muốn tham gia hội thảo và thăm khám với bác sĩ Wenson Hsieh có thể đặt hẹn theo điện thoại: 04.39473556. Người bệnh nhân sẽ khám sàng lọc với bác sĩ ung bướu của Vinmec trước khi thăm khám với TS Wenson.
http://khoe360.tienphong.vn/gia-dinh-suc-khoe/lieu-phap-mien-dich-tu-nhien-tai-benh-vien-vinmec-times-city-961035.tpo
Hàng chục người chết vì nước nhiễm độc?
Người dân thôn Lâm Xuân (xã Gio Mai, huyện Gio Linh, Quảng Trị) vô cùng lo lắng vì kể từ năm 2014 đến nay, cả thôn có đến 53 trường hợp mắc bệnh ung thư, trong đó 47 người đã mất.
Bệnh diễn ra quá nhanh khiến cả làng rất hoang mang, người mắc bệnh tập trung trong độ tuổi lao động, trong đó không ít người đang rất trẻ, mà nguyên nhân chính gây ra điều này chính là do nguồn nước nơi đây nhiễm phèn quá nặng.
Những cái chết bất thường
Thôn Lâm Xuân hiện có 369 hộ dân với hơn 1.600 nhân khẩu. Nơi đây là cái nôi cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước. Sau ngày đất nước thống nhất, người dân Lâm Xuân cùng nhau xây dựng quê hương từ nơi bom cày, đạn xới. Song do xuất phát điểm quá thấp, điều kiện thổ nhưỡng không thuận nên cái nghèo vẫn dai dẳng đeo bám cuộc sống người dân.
Điều đáng ngại là nguồn nước ở đây nhiễm phèn nặng, nước sạch rất khan hiếm. Hầu hết các gia đình đều xây bể chứa để lọc nước, những chiếc bể xây bằng xi măng như được nhuộm một màu đỏ chói của phèn.
Theo người dân địa phương, nguồn nước nhiễm phèn là một trong những tác nhân lấy đi 47 mạng sống của người dân trong thôn kể từ năm 2014 đến nay.
Lâm Xuân là cái túi hứng bom đạn trong chiến tranh. Bom đạn rải thảm xuống đây phát nổ, nằm dưới mặt đất chỉ chừng 1-2 mét, nước giếng vốn được tập trung về từ những mạch nước đều bị nhiễm chất độc của bom đạn. Không ít trường hợp bom đạn nằm ngay cạnh giếng nước, còn nồng nặc mùi thuốc súng, thuốc bom.
Giếng đào ở Lâm Xuân ở mức vơi cạn, thường bị ảnh hưởng bởi những hoạt động của sản xuất gây ra tình trạng bị nhiễm phèn nặng. Không chỉ bị nhiễm phèn, nguồn nước ở đây còn nhiễm độc bom đạn trong chiến tranh sót lại. Chỉ đào sâu xuống 1 đến 2 mét là đã thấy nước nhiễm phèn ngập ứ dâng lên. Biết là nguồn nước nhiễm độc nhưng bà con vẫn đào giếng để lấy nước ăn uống, sinh hoạt.
Tiếp phóng viên, Trưởng thôn Thân Hữu Toàn buồn bã tâm sự: “Số người chết do ung thư ở Lâm Xuân hai năm nay tăng đột biến với 47 người, 2 trường hợp khác bệnh viện đã trả về. Người bị dính bệnh nằm trong độ tuổi 40-50, thậm chí 20-30 tuổi cũng có…”. Có những cái chết đau đớn, ám ảnh như con gái ông Võ Văn Thỏn (Đội 1) khi đang là sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành Kế toán tại Đà Nẵng, chưa đầy 20 tuổi.
Cụ Trương Trung (80 tuổi) cho biết: “Người chết vì mắc bệnh ung thư ở đây đa dạng lắm, có người ung thư gan, dạ dày, phổi, tụy, u não. Con gái làng ni họ sợ không dám ưa vì sợ mắc bệnh chú ơi…”. Nói dứt lời, cụ Trung chỉ tay lên chiếc bể lọc đỏ quạch do nước phèn tạo ra và thở dài nói không biết bao giờ làng mới có nước sạch.
Chứng kiến bà Nguyễn Thị Cúc (60 tuổi, trú đội 4) đang chuẩn bị bữa ăn trưa cho gia đình, chúng tôi không khỏi rùng mình khi thấy chậu nước đã được lọc nhưng màu vẫn đỏ sẫm và đầy rêu.
Bà Cúc cho biết: “Biết là nước bẩn nhưng vẫn phải chấp nhận dùng thôi chú ơi, chứ đi chở nước cũng xa lắm. Mấy năm nay nghe chết nhiều cũng sợ, nhưng biết làm răng chừ? Không chỉ riêng nhà tui mà cả làng ai cũng dùng nguồn nước phèn ni cả...”.
Bên hàng xóm, bà Nguyễn Thị Mỹ nói với sang: “Giếng nhà tui nước nhiễm phèn nặng quá, quần áo trắng còn không dám giặt, nước ăn thì phải đi mua từng bình. Nhưng mà muốn mua nước sạch phải qua tận xã Gio Thành, xa quá mà chi phí lại cao, ước gì có nước máy để dùng...”.
Bao giờ người dân có nước sạch để dùng…?
Chủ tịch UBND xã Gio Mai, ông Hoàng Thanh Lương cho hay: “Trước đây, thôn Lâm Xuân đã được khảo sát, lập dự án xây dựng công trình nước sạch từ chương trình “Nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ” đầu tư. Do địa bàn thôn nằm biệt lập so với các thôn khác gây tốn kém về chi phí kéo đường ống nên kinh phí chương trình chỉ đủ cấp cho 2 thôn Mai Xá Chánh, Mai Xá Thị thôi. Tôi cũng có kiến nghị lên trên mà vẫn chưa thấy kết quả…!?”.
Qua tìm hiểu của phóng viên, thôn Lâm Xuân chỉ cách thôn Mai Xá Thị, Mai Xá Chánh đúng một cây số, và cách thôn Nhỉ Hạ (xã Gio Thanh) một cây cầu bắc qua sông Cánh Hòm rộng chỉ vài chục mét nhưng người dân ở các thôn bên kia đã được thụ hưởng nguồn nước sạch an toàn từ cách đây 10 năm.
Ông Toàn, Trưởng thôn Lâm Xuân bức xúc: “Không chỉ riêng tôi mà người dân đã nhiều lần kiến nghị xin nước máy, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Chính quyền xã kêu cứu lên huyện, huyện cầu cứu tỉnh cũng không thấy đâu. Người dân chúng tôi hàng ngày vẫn tiếp tục ăn, uống nước nhiễm phèn.”.
Hiện chưa có kết luận chính thức của cơ quan chuyên môn về nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư đã cướp đi sinh mạng của 47 người dân Lâm Xuân trong vòng 2 năm qua nên không thể kết luận những cái chết “bất đắc kỳ tử” đó là do nguồn nước. Tuy vậy, rõ ràng việc người dân phải sử dụng nguồn nước nhiễm phèn, nhiễm độc là không bảo đảm vệ sinh an toàn, cần phải sớm khắc phục.
Thực tế trên các cấp chính quyền và ban ngành chức năng không phải là không biết, nhưng phải chờ đến bao giờ người dân Lâm Xuân mới được dùng nước sạch thì vẫn là câu hỏi còn đang bỏ ngỏ…
Ngày 23/12/2015, Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị đã có kết quả phân tích chất lượng nước sinh hoạt tại thôn Lâm Xuân (xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị).13 mẫu nước dùng để ăn, uống được lấy ở thôn Lâm Xuân có độ pH, hàm lượng sắt tổng số Amoni không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống; chỉ tiêu hàm lượng Hydro sunfua cao gấp nhiều lần so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống, các giếng khoan nước có mùi H2S, chỉ số pecmanganat và coliform vượt giới hạn cho phép.
http://baophapluat.vn/xa-hoi/hang-chuc-nguoi-chet-vi-nuoc-nhiem-doc-243971.html
Hà Nội chủ động đối phó với các ca chấn thương, ngộ độc hàng loạt
Ngày 18.1, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị tăng cường phòng, chống dịch bệnh phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Theo nhận định của ngành y tế, khả năng dịch bệnh luôn tiềm ẩn và có khả năng bùng phát. Bên cạnh đó, nguy ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm luôn có nguy cơ xảy ra.
Theo đó, Trung tâm kiểm dịch quốc tế tiếp tục giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, tăng cường kiểm tra thân nhiệt của hành khách bằng máy đo thân nhiệt, đặc biệt hành khách từ các quốc gia có dịch do virus Ebola, MERS-CoV, cúm A/H7N9, H7N6…; áp dụng biện pháp cách ly, chuyển điều trị với những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, báo cáo tình hình giám sát dịch tại sân bay quốc tế Nội Bài…
Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội và Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã tổ chức giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại bệnh viện phân cấp và tại cộng đồng, kịp thời lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán tác nhân gây bệnh; phối hợp với cơ quan thú y giám sát tình hình bệnh truyền nhiễm trên động vật có thể lây sang người để có biện pháp phòng chống.
Củng cố các đội cơ động, đáp ứng nhanh phòng, chống dịch bệnh với đầy đủ trang thiết bị, thuốc men, hóa chất sẵn sàng khoanh vùng xử lý dịch, không để dịch lan rộng và kéo dài. Đẩy mạnh công tác tiêm chủng phòng bệnh; tăng cường kiểm tra vệ sinh ATTP trên địa bàn, tăng cường giám sát, phát hiện các ca ngộ độc thực phẩm cộng đồng; chuẩn bị đẩy đủ vật tư, hóa chất phục vụ công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm.
Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Hà Nội, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Hà Nội, các cơ sở khám chữa bệnh… thực hiện tuyên truyền biện pháp chống dịch, tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát về vệ sinh ATTP, phòng ngừa ô nhiễm, tổ chức việc phân tuyến, điều trị cho bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế; chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, dịch truyền, phương tiện cấp cứu dự phòng… để chủ động xử lý các ca chấn thương, ngộ độc hàng loạt…
http://laodong.com.vn/suc-khoe/ha-noi-chu-dong-doi-pho-voi-cac-ca-chan-thuong-ngo-doc-hang-loat-509473.bld
Giữ an ninh trật tự ngay trong bệnh viện
Người dân mỗi khi đau ốm vào bệnh viện chữa trị phải đối mặt với nhiều khó khăn, mệt mỏi, nhưng điều đáng ngại hơn là khi môi trường nhiều bệnh viện đang có quá nhiều bất an. Không chỉ có cò mồi, lừa đảo, trộm cắp tài sản mà còn xảy ra hàng loạt các vụ phá hoại, bắt cóc, hành hung, truy sát nhằm vào cả người bệnh và y, bác sĩ.
Bác sĩ, bệnh nhân đều bất an
Bệnh viện Mắt Trung ương đầu giờ sáng đã đông nghịt bệnh nhân từ ngoài cổng cho tới các phòng khám bệnh. Không ít người vừa mới dừng xe trước cổng bệnh viện đã bị đội quân cò mồi vây kín, chèo kéo mua sổ y bạ, hay gợi ý dẫn đi khám bệnh, làm xét nghiệm mà không phải xếp hàng chờ đợi. Thế nhưng, thực tế các cò ở đây đều hoạt động theo kiểu lừa đảo... Hớt hải chạy đi tìm hai người phụ nữ cầm sổ y bạ vào đóng giúp viện phí để được vào khám nhanh, chị Lê Thanh Thúy (ở huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc) bức xúc: “Vì bệnh viện đông quá, lại sốt ruột muốn bác sĩ khám sớm cho cháu nên tôi đã đưa cho họ sổ y bạ và 200.000 đồng để nộp viện phí. Thế nhưng, suốt gần 2 giờ qua, chẳng thấy con tôi được gọi vào khám…”. Thì ra, lợi dụng khu vực phòng khám đông đúc, sau khi lừa được tiền của chị Thúy, hai cò trên đã lặn mất tăm.
Tình trạng cò mồi, lừa đảo người bệnh xảy ra tại không ít bệnh viện lớn ở Hà Nội và TPHCM. Tệ hơn, nhiều bệnh viện còn bất an khi các đối tượng lưu manh, côn đồ, trộm cắp cũng thường xuyên lui tới để hành nghề đạo chích. Thậm chí, có cả những đối tượng bắt cóc trẻ sơ sinh để bán, hoặc với mục đích xấu. Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), thẳng thắn nhìn nhận: Không chỉ có nạn lừa đảo, trộm cắp mà nhiều đối tượng côn đồ còn đập phá bệnh viện, thanh toán lẫn nhau, hành hung người bệnh và cán bộ y tế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường khám chữa bệnh. Mới đây nhất là vụ việc xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long, khi đối tượng Khưu Văn Minh (27 tuổi, ở xã An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) giả là người thân của bệnh nhân, vào khoa Cấp cứu của bệnh viện rút dao đâm bệnh nhân Lâm Kim Hoàng (36 tuổi, ở huyện Long Hồ, Vĩnh Long) dù trước đó Minh đã chém anh Hoàng trọng thương phải nhập viện cấp cứu.
Quá tải và thái độ ứng xử
Theo Bộ Y tế, cho tới nay dù chưa có thống kê cụ thể về số vụ lừa đảo, trộm cắp, hành hung, phá hoại xảy ra trong môi trường bệnh viện, nhưng thực tế số vụ việc về mất an ninh trật tự trong bệnh viện từ trung ương tới cơ sở đang có chiều hướng phức tạp. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, tình trạng nói trên đã làm ảnh hưởng đến tinh thần của đội ngũ cán bộ nhân viên y tế, người bệnh và làm hư hỏng trang thiết bị y tế, tài sản của bệnh viện. Không ít người khi vào bệnh viện vừa là bệnh nhân cũng vừa là nạn nhân. Bệnh nhân chưa kịp chữa trị thì tiền bạc, giấy tờ tùy thân đã bị lấy mất, khiến cuộc sống càng thêm khó khăn cùng cực.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới mất an ninh trật tự trong bệnh viện là tình trạng quá tải bệnh nhân, trong khi đó các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường bệnh viện chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt, việc giải quyết các sự cố, tai biến về y khoa nhiều khi chưa được xử lý tốt, giải thích cặn kẽ thấu đáo cho người bệnh dẫn tới sự bức xúc của người nhà bệnh nhân. Bên cạnh đó, thái độ ứng xử của số ít cán bộ y tế, nhân viên bệnh viện đối với người bệnh cũng chưa đúng mức, dẫn tới mâu thuẫn. Chia sẻ với chúng tôi, lãnh đạo một bệnh viện tuyến trung ương cho rằng, mất an ninh trật tự trong bệnh viện chủ yếu xảy ra tại khu vực tập trung đông người bệnh. Người bệnh, người nhà bệnh nhân khi tới bệnh viện luôn trong tâm lý lo lắng, mong muốn được phục vụ tốt nhất nên rất dễ nảy sinh mâu thuẫn, bức xúc khi không vừa ý. Do đó, để bảo đảm an ninh trật tự trong bệnh viện cần phải kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng trước hết là công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về y tế, để người dân hiểu rõ hơn quy trình cũng như thủ tục khám chữa bệnh. Đồng thời, phải thường xuyên giáo dục nhân viên y tế nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử với người bệnh.
Được biết, để khắc phục và tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự tại các bệnh viện trong thời gian tới, Bộ Y tế đã yêu cầu lãnh đạo các bệnh viện trong cả nước tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm các nội dung tại Quy chế phối hợp số 03 giữa Bộ Công an và Bộ Y tế về công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong lĩnh vực y tế. Đồng thời, tăng cường phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an trên địa bàn, tăng cường đề cao cảnh giác, phát hiện các đối tượng gây rối tại các khu vực cấp cứu, khám chữa bệnh. Triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cán bộ, nhân viên y tế. Bộ Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện phối hợp với công an địa phương tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ tại các bệnh viện, tăng cường chế độ trực ban, ngăn chặn kịp thời các hành vi đe dọa tấn công cán bộ y tế và người dân đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện, đồng thời xây dựng kế hoạch, phương án phối hợp trong trường hợp có vụ việc mất an ninh trật tự xảy ra.
http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2016/1/409698/
"Phù phép" thuốc hết hạn quá dễ, mắt thường khó nhận biết
Hơn 500.000 đơn vị thuốc “lên đời” từ thuốc hết hạn sử dụng vừa bị bắt giữ tại Hà Nội khiến dư luận lo ngại. Sức khoẻ của hàng triệu người bị đe doạ, tuy nhiên mắt thường khó phân biệt loại thuốc này.
“Phù phép” quá dễ
Chỉ bằng những dụng cụ thô sơ, đơn giản như cây kéo, dao rọc giấy, bút, lọ cồn, “bà trùm” Trần Thị Anh Tuyết (SN 1966, trú tại phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã “phù phép” biến thuốc quá hạn sử dụng (quá đát) thành thuốc còn hạn sử dụng bán ra thị trường.
Theo cơ quan chức năng, tính đến thời điểm bị phát hiện, Tuyết đã chỉ đạo nhân viên tẩy, sửa hạn sử dụng khoảng 200 loại thuốc tân được và thực phẩm chức năng, ước chừng hàng trăm nghìn viên thuốc. Đối với những loại tân dược đóng trong hộp giấy, Tuyết cho tẩy xoá hoặc cạo ngày in trên vỏ hộp rồi in hoặc sửa ngày sử dụng mới vào.
Còn với những loại thuốc là viên nén đóng trong bao phim in date (đát) bằng dấu chìm thì vỉ thuốc được cắt góc, khiến người mua không phát hiện thuốc đó còn hạn hay đã hết hạn. Có khá nhiều loại tân dược là những thuốc đặc trị phải được bác sĩ kê đơn, có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người bệnh như thuốc thần kinh, dạ dày, cai nghiện ma túy, thuốc chữa bệnh tiểu đường, hen suyễn, an thần, dạ dày, thuốc hạ sốt trẻ em, thuốc bổ sung sắt cho phụ nữ có thai, thuốc cai nghiện…
Theo cơ quan chức năng, để phục vụ cho việc tiêu thụ thuốc quá hạn sử dụng, Ánh Tuyết đã mở hơn 30 cơ sở bán thuốc trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thủ đoạn này của Tuyết đã kéo dài nhiều năm trước khi bị bắt giữ. Khó có thể ước đoán được bao nhiêu triệu đơn vị thuốc đã được bán ra thị trường và bao nhiêu người tiêu dùng đã bị ảnh hưởng sức khoẻ khi dùng thuốc hết hạn.
GS Hoàng Tích Huyền – nguyên Chủ nhiệm bộ môn Dược lý (Đại học Y Hà Nội) cho biết, các nhà khoa học, nhà sản xuất đã nghiên cứu ra thời hạn sử dụng thuốc là “có nguyên tắc chặt chẽ”. Chỉ trong thời gian quy định thuốc mới không bị biến chất, giảm hàm lượng, làm tăng nguy cơ gây tác dụng phụ. Tùy từng loại thuốc sẽ có mức độ nguy hại khác nhau nếu người bệnh sử dụng phải thuốc quá hạn. “Trước hết là người bệnh không khỏi bệnh và khiến bệnh nặng hơn, làm mất thời gian vàng để điều trị bệnh khi bệnh đang còn nhẹ, thậm chí làm bệnh nhân tử vong nếu là các thuốc đặc trị.
Thuốc quá hạn có thể làm giảm hàm lượng thuốc, gây nhờn thuốc. Nếu là thuốc kháng sinh thì gây kháng thuốc, lần sau bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc kháng sinh thế hệ cao hơn, bệnh khó trị hơn, tốn tiền hơn. Bệnh nhân cũng có thể gặp các biến chứng, phản ứng phụ nguy hại của thuốc nếu dùng thuốc quá hạn” – GS Huyền phân tích.
Đáng nói, đây không phải lần đầu cơ quan chức năng bắt giữ được thuốc hết hạn sử dụng được tuồn vào nhà thuốc, bán ra thị trường. Trước đó, tháng 9.2015, cơ quan chức năng cũng đã bắt giữ 38kg tân dược hết hạn sử dụng được trà trộn vào thuốc còn hạn tại một nhà thuốc ở TP.An Giang. Tháng 4.2014, tại thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân, Thanh Hoá, hơn 160 loại thuốc và 25 loại thực phẩm chức năng (tổng cộng hơn 200kg) hết hạn sử dụng từ năm 2011, 2012, 2013 cũng được phát hiện tại một nhà thuốc nhỏ.
Khó nhận biết
Theo dược sĩ Nguyễn Huy Am – nguyên Trưởng khoa Dược (Bệnh viện 198), đa số người dân Việt Nam mua thuốc không kê đơn, khi cảm cúm, ốm toàn tự mua thuốc, mua lẻ vài viên, vài vỉ, không lấy bao thuốc… Điều này “tiếp tay” cho các nhà thuốc gian lận tuồn thuốc quá hạn sử dụng vào bán mà không lo bị phát hiện. Thậm chí, có người dân còn đề nghị nhà thuốc giúp mình chia thuốc thành từng liều nhỏ vào các túi nylon, lúc này, thuốc quá hạn hay còn hạn đều có thể bị trộn lẫn.
Một người bán thuốc tại quận Hoàn Kiếm cho biết, việc trộn thuốc quá hạn đưa cho người dân là quá dễ dàng vì khó phát hiện. Người dân không có hiểu biết về thuốc nên người bán đưa thuốc gì thì biết thế. Việc tẩy hạn sử dụng trên các vỉ thuốc cũng khá dễ dàng, chỉ cần dùng dao cạo, nạo ngày thật khéo, hoặc dùng cồn lau rồi sửa lại hạn sử dụng như năm 2015 sửa thành 2016. Còn ngày dập trên vỉ thuốc có thể cắt đi mà người dân cũng khó phát hiện. “Ai biết vỉ thuốc ấy dài ngắn thế nào mà so sánh. Chỉ tinh ý mới nhận ra đường cắt sắc hơn mà thôi” – chị này cho biết.
Hiện nay, theo quy định của Bộ Y tế, những loại thuốc cận ngày sử dụng, công ty sản xuất, phân phối phải có trách nhiệm thu hồi và tiêu huỷ. Các Sở Y tế phải có trách nhiệm thông báo và giám sát việc thu hồi, hoàn trả thuốc quá hạn (hoặc thuốc kém chất lượng mà Bộ Y tế vừa kiểm nghiệm phát hiện) hoàn trả thuốc về nhà cung ứng. Đồng thời, cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải ngừng phân phối và trong thời gian không quá 5 ngày, phải thông báo thu hồi đến tất cả các cơ sở phân phối, đơn vị sử dụng đã mua thuốc và báo cáo về cơ quan quản lý trong vòng 30 ngày.
Tuy nhiên theo một số nhân viên nhà thuốc, trên thực tế, thuốc đã mua về rồi thì việc tiêu huỷ thuốc quá hạn thuộc về các chủ cửa hàng thuốc. Không ít người đã “tiếc của” nên lén tẩy xoá, trà trộn vào thuốc còn hạn bán cho người bệnh hoặc gom vào bán cho những “đầu nậu” như bà Tuyết. Lực lượng kiểm tra dù có năng nổ cũng không thể ngày ngày đi săm soi từng vỉ thuốc tại các cửa hàng nhỏ lẻ.
Ông Nguyễn Văn Yên - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, các vụ vi phạm lớn về hành nghề y dược tư nhân bị phát hiện trong thời gian qua chủ yếu là nhờ các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, trong đó ngoài lực lượng thanh tra y tế còn có sự hỗ trợ của các đơn vị nghiệp vụ khác như công an, quản lý thị trường.
Tuy nhiên, mức xử phạt bán thuốc quá hạn sử dụng chỉ 40 triệu đồng/vụ, kèm đó là tước giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là chưa đủ mạnh, bởi chỉ 5-6 tháng sau cơ sở bị phạt có thể xin giấy phép hoạt động trở lại. “Cần phải xử lý nghiêm khắc hơn đối với hành vi kinh doanh thuốc kém chất lượng, thuốc giả, thuốc hết hạn sử dụng như phạt tiền, đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép hành nghề, thậm chí đề nghị khởi tố hình sự” – ông Yên nói.
Ngày 9.1, các cơ quan chức năng TP. Hà Nội đồng loạt kiểm tra 3 cửa hàng thuốc tây thuộc cùng một hệ thống có địa chỉ ở số 11A An Dương (Tây Hồ), số 20 Nguyễn Biểu và 129 Phúc Xá (Ba Đình, Hà Nội), phát hiện và thu giữ trên 500.000 đơn vị thuốc tây các loại hết hạn sử dụng đã bị tẩy xóa, sửa “đát”. Theo đó, chủ của các cửa hàng trên là bà Trần Thị Ánh Tuyết (SN 1966, trú tại phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Qua tra cứu hồ sơ Công an lưu giữ cho thấy, người phụ nữ này đã có 3 tiền án, bản thân không có trình độ về y dược, nhưng lại mở tới hơn 20 quầy bán thuốc tân dược, trải rộng trên địa bàn nhiều quận, huyện của Hà Nội.
Mua thuốc phải đủ liều, đủ vỉ
Để hạn chế mua phải thuốc rởm, thuốc quá hạn, người dân cần mua thuốc ở những cửa hàng thuốc lớn, có ghi số cấp phép trên biển hiệu. Khi mua thuốc phải kiểm tra cẩn thận ngày tháng sử dụng ghi trên bao bì thuốc hoặc mua cả vỉ thuốc. Ngày tháng sử dụng thường được dập chìm trên các vỉ thuốc có thể nhìn thấy. Nếu thấy chữ ghi hạn sử dụng không ngay ngắn, có dấu hiệu tẩy xoá thì không mua và báo cho cơ quan chức năng.
Dược sĩ Nguyễn Huy Am
Mắt thường khó nhận biết
Việc phân biệt thuốc thật – giả đã khó, việc phân biệt thuốc thật quá hạn sử dụng còn khó hơn. Về cảm quan, chỉ có thể nhận biết được thuốc biến dạng, mốc, ẩm ướt, hộp thuốc méo mó, nứt, vỡ, biến màu, chảy nước… Nhưng đương nhiên những kẻ “phù phép” thuốc quá hạn sẽ không dại gì mà xử lý các loại thuốc như vậy. Còn những thuốc bị “phù phép” ngày tháng thì bác sĩ, thậm chí dược sĩ cũng chịu. Do đó phải trông chờ vào sự nghiêm minh của cơ quan chức năng.
PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng -nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai)
Là hành vi sản xuất thuốc giả
Theo quy định Thực hành tốt bảo quản thuốc do Bộ Y tế ban hành, nhà sản xuất và phân phối (bán buôn, bán lẻ) phải chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc sản xuất và lưu hành trên thị trường, trong đó có thời hạn dùng của thuốc đã được đăng ký với Cục Quản lý dược và hạn dùng này đã in trên bao bì của thuốc. Còn Luật Dược coi việc “Thay đổi, sửa chữa thông tin về hạn dùng ghi trên nhãn mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” là hành vi sản xuất thuốc giả. Tuỳ thuộc hành vi có thể bị phạt tiền, thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc xử lý hình sự.
PGS-TS Lê Văn Truyền - chuyên gia cao cấp về dược học của Bộ Y tế
http://danviet.vn/y-te/phu-phep-thuoc-het-han-qua-de-mat-thuong-kho-nhan-biet-655719.html