Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 21/5/2017

  • |
T5g.org.vn - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Tuyển người là việc của bệnh viện, miễn là đừng tuyển ồ ạt khi sắp…… về hưu; Bộ trưởng Y tế: Nhiều nơi thầy thuốc đã nói lời cảm ơn với bệnh nhân; Bộ Y tế khẳng định không tăng viện phí đồng loạt; Trạm y tế hiện đại đầu tiên giữa lòng Sài Gòn; Cẩn trọng với tai nạn đuối nước khi con bạn nghỉ hè ở nhà; Bệnh viện quận Thủ Đức cứu sống bệnh nhân vỡ tim do tai nạn giao thông; Bệnh viện Bạch Mai cấm giặt, phơi đồ trong bệnh viện; ...

 

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Tuyển người là việc của bệnh viện, miễn là đừng tuyển ồ ạt khi sắp…… về hưu

http://dantri.com.vn/suc-khoe/tuyen-nguoi-la-viec-cua-benh-vien-mien-la-dung-tuyen-o-at-khi-sap-ve-huu-2017052018234342.htm

Nhiều Bệnh viện (BV) đã tự chủ nhưng lại chưa được toàn quyết các vấn đề, “xin” Bộ Y tế, Chính phủ cho được tự quyết tuyển dụng nhân lực theo yêu cầu, tự quyết về giá dịch vụ, được hoạt động theo đúng mô hình doanh nghiệp, không còn “công chức, viên chức” để thúc đẩy sự cố gắng của nhân viên.

Bệnh viện “mang tiếng” tự chủ vẫn chưa được tự quyết tuyển nhân sự

Tại Hội nghị diễn ra ngày 20/5 do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì tại Bộ Y tế, nhiều bệnh viện đã lên tiếng xin được tự chủ nhiều vấn đề liên quan, không riêng tự chủ tài chính.

Theo PGS.TS Trần Ngọc Lương, Giám đốc BV Nội tiết Trung ương, bệnh viện tự chủ 100%, đã vay tiền ngân hàng xây dựng cơ sở 2 với 400 giường bệnh, nhưng nay thực kê đã là 800 giường vẫn quá tải, với hàng nghìn lượt bệnh nhân khám mỗi ngày.

Với số tiền đã vay thì mỗi năm BV phải trả lãi 100 tỷ, hạn cuối đến năm 2020 bệnh viện phải thanh toán toàn bộ số nợ này, trong khi nguồn thu của bệnh viện mỗi năm 400 – 450 tỷ.

Theo PGS Lương, với việc tự chủ 100%, không có nguồn kinh phí ngân sách, BV tự làm, tự ăn. Tuy nhiên thực tế còn nhiều phụ thuộc vào Bộ Y tế.

Giám đốc BV Nội tiết dẫn chứng: “BV muốn xây một khu nhà ăn, nhà lưu trú cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân vào vị trí khu đại thể (không thể xây như ban đầu vì chiếm diện tích lớn), BV đã xin ý kiến Bộ trưởng và đã được đồng ý, BV cũng đã chuẩn bị tiền cho xây dựng nhưng kế hoạch đã gửi từ lâu đến giờ vẫn chưa được phép. Hay như việc tuyển dụng nhân sự, BV mong muốn bệnh viện được tự chủ tuyển dụng nhân lực, dựa theo nhu cầu, theo khả năng của BV"

Trước ý kiến của PGS Lương, Phó Thủ tướng đánh giá việc tự chủ của các BV còn rất... nửa vời. “Đã tự chủ 100% rồi thì lấy bao nhiêu người làm việc là của BV, miễn là không giảm thu nhập, đừng sắp về hưu thì tuyển 1 loạt”, Phó Thủ tướng nói.

Cũng có những kiến nghị liên quan đến tuyển dụng nhân sự, PGS.TS Nguyễn Quốc Anh, BV Bạch Mai cho biết BV là một trong những đơn vị đầu tiên tự chủ toàn bộ về kinh phí chi thường xuyên cũng “xin” để BV được tự quyết định số lao động cần tuyển dụng.

“Khi tự chủ, lãnh đạo BV tự chi trả lương, họ sẽ quyết định nhân lực làm sao để công việc tốt, không được dư thừa”, ông Quốc Anh nói.

Đồng thời ông cũng kiến nghị khi tuyển dụng lao động xin được áp dụng như luật doanh nghiệp chứ không tồn tại hình thức công chức, có thế mới thúc đẩy được sự nỗ lực, cố gắng của nhân viên y tế.

BV Bạch Mai cũng xin được tự chủ giá dịch vụ khám chữa bệnh, hoặc Bộ Y tế ban hành trần sau đó các đơn xây dựng giá phù hợp.

Nhiều ca bệnh sẽ phải “bó tay” nếu không có xã hội hoá

Chia sẻ tại hội nghị, PGS Quốc Anh cho rằng, lâu nay nhiều người cho rằng BV công phải ra công, tư ra tư.

“Điều này hoàn toàn đúng nhưng với điều kiện nhà nước lo được kinh phí. Trong khi kinh phí đầu tư chưa đủ, BV nhờ xã hội hóa mới có máy móc trang thiết bị hiện đại, cứu chữa nhiều bệnh hiểm nghèo mà trước phải bó tay vì không có trang thiết bị.

Như trước đây không có hệ thống Ecmo, không thể cứu nổi bệnh nhân viêm cơ tim. Nay bệnh hiểm này đã được cứu chữa nhờ có máy móc. Nếu không có máy móc xã hội hoá, chắc chắn nhiều bệnh nhân nặng không thể qua khỏi”, PGS Quốc Anh dẫn chứng.

Liên quan đến nghị định của Chính phủ về đội ngũ lãnh đạo BV chỉ có 1 trưởng và 3 phó, PGS Quốc Anh xin Chính phủ tùy vào BV, quy mô tổ chức đến đâu để tăng số lượng Ban giám đốc BV,

Như tại BV Bạch Mai hiện có 1 Giám đốc, 5 phó giám đốc, công việc “bở hơi tai”, nguyên đi hội chẩn bệnh nhân nặng đã tối tăm mặt mày.

“Một ngày BV Bạch Mai khám 7.000 bệnh nhân ngoại trú, 4.000 bệnh nhân nội trú. Con số này bệnh viện nước ngoài nghe thấy khiếp kinh”, TS Quốc Anh nói.

Chính vì thế, TS Quốc Anh cho rằng, với khối lượng công việc khổng lồ, nếu theo Nghị định chỉ có 3 phó giám đốc sẽ rất lúng túng.

Bộ trưởng Tiến cho biết, có những bệnh viện đặc thù các vị trí này cũng cần nhiều hơn. Như tại BV K có 6 phó giám đốc. Tuy nhiên Bộ trưởng nhấn mạnh, BV nhất định phải có phó Giám đốc phụ trách về tài chính có năng lực.

Trước kiến nghị này, Phó Thủ tướng khẳng định: “BV đã tự chủ về tài chính thì cũng tự chủ luôn về bộ máy, nhân sự, tuyển mấy phó giám đốc cũng được. Cũng như một bác sĩ có bao nhiêu điều dưỡng cũng được, nhưng nguyên tắc là không giảm thu nhập và có cơ chế kiểm soát”.

Đầu tư, “hút” bệnh nhân về y tế cơ sở

Tại cuộc họp này, Phó Thủ tướng quan tâm đến số lượng đơn vị sự nghiệp y tế công ở các tuyến còn nhiều, đặc biệt hệ thống y tế dự phòng quá chồng chéo, quá đông.

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, hiện cả nước có đến hơn 13.000 cơ sở y tế, trung ương 83, 913 ở cấp tỉnh, gần 1.200 ở huyện, hơn 11.700 ở cấp xã. Hệ thống y tế hiện có quá nhiều đầu mối vì thế ngành đang tiến hành sáp nhập các trung tâm y tế thành Trung tâm kiểm soát dịch bệnh. Cả nước hiện có 700 trung tâm, hiện mới sáp nhập được một nửa. Bước đầu giúp giảm được 300 đầu mối và giảm được 1.200 cán bộ quản lý.

Phó Thủ tướng chỉ đạo phải làm đột phá. “Nếu sắp xếp gộp lại ước giảm tới 450 đầu mối trên toàn quốc, giúp giảm khoảng 1.800 cán bộ quản lý”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Trước tình trạng quá tải của BV tuyến cuối, Phó Thủ tướng cho rằng bệnh viện mà dân tin thì 2-3 người một giường vẫn nằm, chỗ không nằm ghép thì dân không tin. Vì thế các BV tuyến cuối phải đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật, đào tạo giỏi bác sĩ tuyến dưới. Như BV Nội tiết, phải khẩn trương làm việc với Đại học Y Hà Nội để mở đào tạo bác sĩ nội tiết.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết 70% nhu cầu chăm sóc ban đầu có thể giải quyết được tại y tế cơ sở. Tuyến dưới hiện nay yếu, cần được nâng cao chất lượng, quan tâm xây dựng đầu tư. “Nếu quyết tâm làm, đầu tư cho tuyến dưới thì sau này sẽ tiết kiệm rất nhiều. Nếu tiếp tục đầu tư vào bệnh viện thì bệnh nhân tiếp tục hút về bệnh viện, có trường hợp không cần thiết cũng về”.

Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ cho phép được tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa; thực hiện cơ chế kết hợp công tư về nhân lực; thống nhất trong cả nước việc quản lý theo ngành ở địa phương, theo đó Sở Y tế quản lý thống nhất trên địa bàn cả chuyên môn, nhân lực và tài chính.

Bộ Y tế cũng đề nghị có cơ chế đặc thù về số lượng lãnh đạo đối với một số đơn vị có nhiều cơ sở, đối với các đơn vị do sáp nhập các đơn vị trong quá trình sắp xếp, tinh giản bộ máy. Đối với các đơn vị theo yêu cầu phải tăng số giường bệnh, được quyết định số lượng hợp đồng đối với cả người làm chuyên môn y tế.

Cho phép thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) xã hội nhiều mức đóng theo lương, có mức cơ bản, có mức nâng cao để khuyến khích các tầng lớp nhân dân tham gia BHYT. Nhà nước mua và hỗ trợ cho một số đối tượng theo mức BHYT cơ bản, được hưởng gói quyền lợi cơ bản. Các đối tượng có nhu cầu, có khả năng tài chính có thể tham gia và hưởng các dịch vụ ngoài gói cơ bản.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng kiến nghị sửa đổi luật BHYT theo hướng có lộ trình bổ sung một số dịch vụ y tế dự phòng và khám, sàng lọc một số bệnh do bảo hiểm y tế chi trả theo nguyên tắc mức hưởng phù hợp với mức đóng.

 

Không phân biệt đối xử tạo công bằng cho Bệnh viện tư phát triển

http://cand.com.vn/y-te/Tu-chu-gan-voi-xa-hoi-hoa-phai-ranh-mach-co-co-che-kiem-tra-kiem-toan-441926/

Ngày 20-5, tại Bộ Y tế, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã làm việc với Bộ Y tế về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp y tế công lập.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, việc thực hiện cơ chế quản lý các đơn vị sự nghiệp y tế công lập đã tạo sự đổi mới căn bản. Thay vì thụ động chờ kế hoạch giao, chờ cấp ngân sách, các đơn vị đã chủ động các giải pháp hoạt động.

Nhiều bệnh viện (BV) đã hiểu rõ không có người bệnh thì BV phải đóng cửa nên bác sĩ trở thành người cung cấp dịch vụ và người bệnh có quyền chọn nơi khám chữa bệnh (KCB).

Bộ Y tế đang từng bước tiến tới xoá bỏ "chế độ chủ quản" đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, tạo điều kiện để các đơn vị tự chủ tài chính, dành ngân sách hỗ trợ cho người nghèo và đối tượng chính sách; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng chỉ ra nhiều vướng mắc tồn tại. Đó là chưa xây dựng được mô hình quản trị tương tự doanh nghiệp với việc minh bạch hoạt động, tài chính của các đơn vị đã tự chủ; nhiều đơn vị chưa muốn tự chủ, vẫn muốn ngân sách bao cấp nên chưa phát huy sự năng động, sáng tạo; các địa phương chưa phân cấp, phân quyền khi việc tuyển dụng không giao cho Sở Y tế mà do Sở Nội vụ thực hiện.

Tại buổi làm việc, đại diện các BV công và tư đã nêu ra nhiều vướng mắc: Nhiều BV đã tự chủ về tài chính nhưng lại không được tự chủ về tuyển người, bổ nhiệm, xây dựng kế hoạch hoạt động. Là đơn vị tự chủ 100% nhưng BV Nội Tiết Trung ương không được tự tuyển dụng, thậm chí xây khu nhà ăn, nhà lưu trú cho bệnh nhân cũng phải chờ được duyệt.

Giám đốc BV Bạch Mai cũng đề xuất cho BV tự chủ được quyết định giá trần dịch vụ. Đại diện BV Tràng An băn khoăn tại sao BV đã tự chủ lại không được quyền tự quyết mua máy móc, trang thiết bị?

Trả lời những ý kiến này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định: Các BV đã tự chủ có quyền tuyển nhân lực để thu hút người tài, chỉ đừng ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của những người đang làm, nhất là đừng có sắp về hưu thì tuyển một loạt vào là được.

Một vấn đề khá nóng từng được nhiều BV tư phản ánh cũng được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đặt ra với lãnh đạo Bộ Y tế: Có sự phân biệt giữa BV công và BV tư không? Tại sao có gói dịch vụ cho người nghèo, người bị chất độc da cam, lại chỉ do BV công làm?

Thừa nhận vẫn có sự phân biệt giữa BV công và tư, xong Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cũng giải thích: Do BV tư thường chỉ lựa chọn những gói dễ làm và nhiều lợi nhuận, nên những gói khó khăn đều phải do BV công đảm nhiệm, như y tế dự phòng, ở vùng sâu, vùng xa...

Nhấn mạnh việc đẩy mạnh tự chủ trong các cơ sở KCB, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đặc biệt lưu ý Bộ Y tế: Tự chủ gắn với xã hội hóa phải rành mạch, không được công tư lẫn lộn. Trong một BV có cả dịch vụ công và tư, liên doanh, liên kết, thì vấn đề là cơ chế kiểm tra, kiểm toán, để tránh xảy ra việc trục lợi.

Việc tự chủ mạnh mẽ tạo điều kiện cho các cơ sở KCB phát triển, áp dụng công nghệ cao trong KCB, nhưng nếu thực hiện không tốt sẽ dẫn đến tình trạng bệnh nhân dồn về tuyến cuối, làm trầm trọng thêm tình trạng quá tải ở tuyến trên, còn tuyến dưới không hoạt động, mà người dân phải chi trả quá khả năng. Vì thế, ngành y tế cần phải đưa ra giải pháp cho vấn đề này.

"Cũng không được phân biệt đối xử giữa BV công và BV tư, để tạo công bằng cho các BV tư phát triển."- Phó Thủ tướng đề nghị.

 

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu rành mạch công tư trong y tế

http://danviet.vn/y-te/pho-thu-tuong-vuong-dinh-hue-yeu-cau-ranh-mach-cong-tu-trong-y-te-771741.html

Sáng 20.5, tại buổi làm việc với Bộ Y tế, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, tự chủ y tế là tốt, tuy nhiên, nếu thực hiện không khéo, bệnh nhân dồn hết về tuyến cuối có thể gây nên tình trạng quá tải bệnh viện.

Đây là buổi làm việc của Đoàn khảo sát của Ban chỉ đạo Nhà nước do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dẫn đầu về việc xây dựng Đề án đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập. 

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: “Vấn đề tự chủ gắn với xã hội hóa nhưng phải rành mạch về công tư, không được công tư lẫn lộn; không được phân biệt bệnh viện công và bệnh viện tư. Ngoài ra, là việc tự chủ mạnh mẽ tại bệnh viện tuyến Trung ương rõ ràng khi Nhà nước không đủ khả năng, giúp bệnh viện áp dụng được công nghệ cao trong khám chữa bệnh, nhưng nếu thực hiện không tốt thì sẽ dẫn đến tình trạng bệnh nhân dồn hết về tuyến cuối, làm trầm trọng thêm tình trạng quá tải tại tuyến trên, mà tuyến cơ sở không được quan tâm”.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, cơ sở y tế tuyến dưới vẫn thiếu sự cạnh tranh, trang thiết bị còn thiếu thốn nên chưa thu hút được bệnh nhân.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện Bộ quản lý 111 đơn vị sự nghiệp y tế công lập, địa phương quản lý hơn 2.000 đơn vị. Số lượng cán bộ y tế trong cả nước là gần 355.000 người.

Bộ Y tế cũng nhận định, hiện còn nhiều đầu mối các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế. Hệ thống y tế địa phương còn quá nhiều đầu mối, quy mô nhỏ, dẫn đến các nguồn lực bị đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. Chức năng, nhiệm vụ giữa các tổ chức trong cùng tuyến và giữa các tuyến còn chồng chéo.

Nhằm tinh giảm biên chế, tiết kiệm chi phí, thời gian qua, Bộ đã chỉ đạo các tỉnh, thành phố sáp nhập các đơn vị y tế dự phòng thành Trung tâm kiểm soát dịch bệnh. Theo báo cáo của 36 tỉnh, thành phố, đã có 22 tỉnh có quyết định thực hiện mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh trên cơ sở sáp nhập từ 2-8 trung tâm hiện có tại tuyến tỉnh (giảm gần 100 trung tâm tuyến tỉnh). Khi toàn bộ 63 tỉnh, thành phố thực hiện mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh, ước tính sẽ giảm hơn 300 đầu mối các đơn vị sự nghiệp, trung tâm tuyến tỉnh.

Còn tuyến huyện, theo báo cáo của 36 tỉnh, thành phố thì đã có 19 tỉnh đã thực hiện sáp nhập và hình thành mô hình Trung tâm Y tế huyện thực hiện 2 chức năng. Nếu tất cả 63 tỉnh, thành phố đều thực hiện mô hình Trung tâm Y tế huyện 2 chức năng này sẽ giảm được 450 đầu mối đơn vị sự nghiệp tại 450 huyện (trước đây tách riêng Trung tâm Y tế huyện và bệnh viện huyện) và hơn 1.800 cán bộ quản lý.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho biết, hiện giá dịch vụ được tính thêm chi phí tiền lương nên cả nước có khoảng 100 bệnh viện công đã tự bảo đảm chi hoạt động thường xuyên, có 1 bệnh viện tự chủ hoàn toàn.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng kiến nghị, cho phép thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) xã hội nhiều mức đóng theo lương, có mức cơ bản, có mức nâng cao để khuyến khích các tầng lớp nhân dân tham gia BHYT. Nhà nước mua và hỗ trợ cho một số đối tượng theo mức BHYT cơ bản, được hưởng gói quyền lợi cơ bản. Các đối tượng có nhu cầu, có khả năng tài chính có thể tham gia và hưởng các dịch vụ ngoài gói cơ bản. Đồng thời, sửa đổi Luật BHYT theo hướng có lộ trình bổ sung một số dịch vụ y tế dự phòng và khám, sàng lọc một số bệnh do BHYT chi trả theo nguyên tắc mức hưởng phù hợp với mức đóng.

 

Bộ trưởng Y tế: Nhiều nơi thầy thuốc đã nói lời cảm ơn với bệnh nhân

http://toquoc.vn/y-te/bo-truong-y-te-nhieu-noi-thay-thuoc-da-noi-loi-cam-on-voi-benh-nhan-239331.html

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về khảo sát, xây dựng Đề án đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập.

Nhiều nơi thầy thuốc đã nói lời cảm ơn với bệnh nhân

Tới nay, ngành y tế công lập có 111 đơn vị do Trung ương quản lý, hơn 2.000 đơn vị do khối địa phương quản lý. Tổng số nhân lực y tế công lập hiện khoảng hơn 440.000 người. Số lượng đơn vị y tế tự đảm bảo chi thường xuyên ngày càng tăng.

Theo Bộ trưởng Y tế, các cơ sở khám, chữa bệnh đã chuyển từ tư duy “phục vụ” sang “cung ứng dịch vụ”, nhiều bệnh viện đã hiểu rõ không có người bệnh thì sẽ không có điều kiện để phát triển chuyên môn và hơn thế bệnh viện có thể phải đóng cửa. Ở nhiều nơi người thầy thuốc cũng đã nói lời cảm ơn với người bệnh.

Ngành sẽ tiến tới xoá bỏ "chế độ chủ quản" đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, tạo điều kiện để các đơn vị tự chủ tài chính, giúp Nhà nước dành ngân sách hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội.

Về triển khai thực hiện cơ chế quản lý, cơ chế tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập, năm 2017, do thực hiện được giá dịch vụ có tính tiền lương nên ước tính cả nước có khoảng 100 bệnh viện công đã tự bảo đảm toàn bộ chi hoạt động thường xuyên.

Bộ Y tế cũng nỗ lực tổ chức lại hệ thống theo hướng giảm đầu mối, tăng cường hiệu quả hoạt động, đặc biệt là các đơn vị tại tuyến tỉnh, huyện. Theo báo cáo của 36 tỉnh, thành phố, đã có 22 tỉnh có quyết định thực hiện mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh trên cơ sở sáp nhập từ 2 -8 trung tâm hiện có tại tuyến tỉnh, giảm gần 100 trung tâm tuyến tỉnh.

Khi toàn bộ 63 tỉnh, TP thực hiện mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh, ước tính sẽ giảm hơn 300 đầu mối các đơn vị sự nghiệp, trung tâm tuyến tỉnh.

Ở tuyến huyện cũng đang sắp xếp lại các mô hình.

“Không vì lợi ích của bộ mình, ngành mình mà sợ mất quyền”

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ Y tế là cơ quan đi đầu trong đổi mới cơ chế hoạt động, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đi liền với đổi mới cơ chế tài chính.

Tuy nhiên, Bộ Y tế và ngành y cần đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới cơ chế quản lý, tài chính và sắp xếp lại hệ thống đơn vị sự nghiệp; hoàn thiện lại báo cáo đầy đủ hơn, đề xuất phương án sửa luật cụ thể để bảo đảm hoạt động các đơn vị sự nghiệp đi đúng hướng. “Tinh thần là nhìn thẳng vào sự thật. Không vì lợi ích của bộ mình, ngành mình mà sợ mất quyền, mà phải vì lợi ích quốc gia đất nước là trên hết” – Phó Thủ tướng yêu cầu.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Y tế đánh giá lại chủ trương “xóa vai trò chủ quản” tại các đơn vị sự nghiệp và bảo đảm y tế là công cụ an sinh xã hội hiệu quả của nhà nước.

Bộ Y tế cần tập trung thực hiện sắp xếp các đầu mối của các đơn vị, tập trung đánh giá kỹ vai trò của hơn 400 Phòng khám đa khoa khu vực (ở tuyến huyện) để tránh chồng chéo nhiệm vụ, biên chế, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ y tế, khám chữa bệnh để đạt mục tiêu tăng cường năng lực, mở rộng quy mô khám chữa bệnh cho người dân; đi liền với đó là phân định rõ hệ thống công- tư trong y tế, bảo đảm không phân biệt ứng xử công- tư…

 

Bạo hành tại bệnh viện gia tăng: Bộ trưởng Bộ Y tế ra chỉ thị

http://dantri.com.vn/suc-khoe/bao-hanh-tai-benh-vien-gia-tang-bo-truong-bo-y-te-ra-chi-thi-20170520074800339.htm

Trước tình trạng người nhà người bệnh, côn đồ hành hung nhân viên y tế, người bệnh trong bệnh viện thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến ra chỉ thị yêu cầu các bệnh viện cần nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, tổ chức thực hiện đảm bảo an ninh bệnh viện.

Chỉ thị Bộ trưởng về tăng cường an ninh bệnh viện có hiệu lực từ ngày 19/5. Bộ trưởng yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chủ động phối hợp với Công an; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan và ban, ngành liên quan tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức của người dân tôn trọng, bảo vệ danh dự và tính mạng nhân viên y tế; huy động sự tham gia của chính quyền địa phương trong bảo đảm an ninh, trật tự tại bệnh viện và các cơ sở y tế.

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế về nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh, trách nhiệm của nhân viên y tế, đạo đức nghề nghiệp; về biện pháp phòng vệ, xử trí trước các tình huống có khả năng tạo ra hành vi xâm hại danh dự và tính mạng nhân viên y tế; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở khám, chữa bệnh để hạn chế các sai sót về chuyên môn và tinh thần, thái độ, kỹ năng tiếp xúc người bệnh; bảo đảm công tác an ninh, trật tự bệnh viện, các biện pháp phòng ngừa tình trạng mất an ninh, trật tự bệnh viện.

Tại các bệnh viện, lãnh đạo có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự, các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ danh dự, tính mạng của nhân viên y tế; bảo đảm môi trường an toàn cho người bệnh tới khám và điều trị tại bệnh viện.

Thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ người bệnh, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với người bệnh của nhân viên y tế; thực hiện cải cách thủ tục hành chính, quy trình khám bệnh, chữa bệnh rút ngắn thời gian chờ đợi; thường xuyên nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh.

Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Công an tỉnh, thành phố, phường, xã để chủ động xây dựng kế hoạch và hướng dẫn cụ thể về các phương án phòng chống khủng bố trong bệnh viện, phòng chống trộm cắp, các đối tượng lưu manh, cò mồi, lừa đảo trong bệnh viện... làm mất an ninh, trật tự bệnh viện; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ tại các bệnh viện, tăng cường chế độ trực, ngăn chặn kịp thời các hành vi đe dọa tấn công cán bộ y tế và người dân đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện.

Bộ trưởng cũng yêu cầu quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh dịch vụ trong và ngoài bệnh viện; rà soát, củng cố và kiểm soát mức độ an toàn trên toàn bộ khuôn viên, tường rào, các lối ra, vào của bệnh viện; lắp đặt hệ thống Camera an ninh, hệ thống báo động khẩn cấp, có thể trang bị khóa từ ở các khoa có nguy cơ mất an ninh trật tự cao và các phương tiện phòng hộ khác. Rà soát, cập nhật các bảng biểu về nội quy của bệnh viện, trách nhiệm của người bệnh, người nhà người bệnh; quản lý số lượng hợp lý người nhà vào thăm, nuôi người bệnh; tuyên truyền đến nhân viên y tế, người bệnh, gia đình người bệnh và cảnh báo về các thủ đoạn, hành vi của các đối tượng có khả năng gây rối an ninh, trật tự bệnh viện.

Xây dựng và phổ biến hướng dẫn phản ứng nhanh trước các nguy cơ và tình huống có hành vi xâm hại tới danh dự và tính mạng nhân viên y tế và người bệnh trong bệnh viện (Phản ứng nhanh xử lý bạo hành trong bệnh viện). Cần đảm bảo nhân lực làm công tác an ninh, trật tự bệnh viện là lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp được đào tạo; phân công đủ nhân viên bảo vệ trực thường xuyên 24/24h, tăng cường thêm lực lượng bảo vệ trong các tua trực đêm.

 

Bộ Y tế: Tăng đầu tư tuyến dưới để thu hút bệnh nhân

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/bo-y-te-tang-dau-tu-tuyen-duoi-de-thu-hut-benh-nhan-3587726.html

Tuyến dưới chiếm đến 70% số giường bệnh cả nước bệnh nhân không ở vì không tin tưởng chuyên môn mà đổ dồn lên tuyến trên dù chen chúc.

Ngày 20/5, Đoàn khảo sát của Ban chỉ đạo Nhà nước do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã làm việc với Bộ Y tế về việc xây dựng đề án đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập.

Phó Thủ tướng quan tâm đến 3 vấn đề lớn: Số lượng đơn vị sự nghiệp y tế công ở các tuyến còn nhiều, đặc biệt hệ thống y tế dự phòng quá chồng chéo, quá đông; mô hình quản lý tự chủ tại các bệnh viện; xã hội hóa.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, hệ thống y tế hiện có quá nhiều đầu mối nên ngành đang tiến hành sáp nhập các trung tâm y tế thành Trung tâm kiểm soát dịch bệnh. Có tỉnh đến 13 trung tâm, riêng TP Hà Nội từ 9 trung tâm gộp thành 2. Cả nước hiện có 700 trung tâm, hiện mới sáp nhập được một nửa, giảm được 300 đầu mối và giảm 1.200 cán bộ quản lý.

Bộ Y tế sẽ tiếp tục rà soát tinh giảm đầu mối, giảm đơn vị sự nghiệp do Bộ quản lý. Cả nước có đến hơn 13.000 cơ sở y tế, trung ương 83, có 913 ở cấp tỉnh, gần 1.200 ở huyện, hơn 11.700 ở cấp xã.

Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường cũng chỉ ra thực tế khi hệ thống y tế của nước ta phân theo tuyến, bệnh nhân nào cũng muốn lên tuyến cao nhất. Lý do vì chuyên môn tuyến dưới chưa đạt yêu cầu. Số giường bệnh trên đầu dân ở mức trung bình trên thế giới, số giường ở tuyến dưới chiếm đến 70%, tuyến trung ương chỉ có 35.000 giường, luôn quá tải.

“Việc đầu tư cho tuyến dưới hiện chưa thực sự hiệu quả, số giường rất nhiều nhưng dân không ở, có trạm y tế xã cả ngày chỉ 3-4 bệnh nhân”, Thứ trưởng Cường nói. Bên cạnh đó, các bệnh viện đang tồn tại tình trạng công tư lẫn lộn. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: “Bệnh viện mà dân tin tưởng thì 2-3 bệnh nhân một giường vẫn nằm, viện không nằm ghép thì dân không tin chất lượng”.

Lý giải vấn đề này, Thứ trưởng Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết 70% nhu cầu chăm sóc ban đầu có thể giải quyết được tại y tế cơ sở. Tuyến dưới hiện nay yếu, cần được nâng cao chất lượng, quan tâm xây dựng đầu tư. Thứ trưởng Tuấn tin rằng “Nếu đầu tư cho tuyến dưới thì sẽ tiết kiệm rất nhiều, còn đầu tư vào bệnh viện thì bệnh nhân tiếp tục hút về bệnh viện, kể cả trường hợp không cần thiết điều trị ở tuyến tr”.

Bộ Y tế đang nghiên cứu 18 cơ sở y tế được xã hội hóa. Các bệnh viện được đầu tư máy móc hiện đại, phương tiện kỹ thuật cao, dân được hưởng thụ. Mặt hạn chế là có nơi lạm dụng. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, hiện nay việc tự chủ về tài chính và thực hiện xã hội hóa các dịch vụ y tế đang diễn ra mạnh mẽ tại tuyến trung ương, tạo nên sự cạnh tranh để nâng cao chất lượng nhưng cũng còn tình trạng lẫn lộn công tư. Trong khi đó tuyến dưới lại thiếu sự đầu tư về trang thiết bị và nhân lực nên thiếu sự cạnh tranh và vắng bệnh nhân.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế xem xét, đánh giá kỹ chức năng của trạm y tế xã, trung tâm y tế, phòng khám; tăng cường năng lực để sử dụng triệt để; đề xuất các giải pháp có bước đột phá. Mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ cho phép được tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa; thực hiện cơ chế kết hợp công tư về nhân lực; thống nhất trong cả nước việc quản lý theo ngành ở địa phương. Theo đó Sở Y tế quản lý thống nhất trên địa bàn cả chuyên môn, nhân lực và tài chính.

 

Bộ Y tế khẳng định không tăng viện phí đồng loạt

http://dantri.com.vn/suc-khoe/bo-y-te-khang-dinh-khong-tang-vien-phi-dong-loat-20170520074615757.htm

Sắp tới, viện phí mới sẽ được áp dụng cho bệnh nhân chưa có bảo hiểm y tế. Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn khẳng định, việc áp dụng viện phí mới sẽ được thực hiện theo lộ trình, không đồng loạt tăng trên cả nước.

Tại hội nghị hướng dẫn thực hiện mức thu viện phí mới tổ chức ngày 19/5 tại Hà Nội, Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn khẳng định việc áp dụng viện phí mới được thực hiện từng bước, thận trọng, theo lộ trình điều chỉnh giữa các địa phương, tỷ lệ tham gia BHYT. Việc tăng viện phí không áp dụng cùng lúc vì liên quan đến kinh tế vĩ mô, chỉ số tiêu dùng. “Việc này cũng tương tự như triển khai thông tư 37 điều chỉnh viện phí trong năm 2016, đến tháng 4/2017 mới điều chỉnh tăng viện phí hết 63 tỉnh thành phố", ông Tuấn nói,

Theo đó, đợt viện phí mới áp dụng cho bệnh nhân không có bảo hiểm y tế sẽ được chia theo lộ trình từ. Cụ thể vào tháng 8 khoảng 30 tỉnh thực hiện viện phí mới; 15 tỉnh thành áp dụng vào tháng 10 và 18 tỉnh thành còn lại áp dụng vào tháng 12/2017.

Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho biết, sẽ có trên 1900 dịch vụ y tế được áp dụng giá viện phí mới, với mức tăng giá từ 20 – 25%. Đây là mức giá viện phí đã áp dụng trước đó cho bệnh nhân có BHYT, được quỹ BHYT thanh toán khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến. Đến thời điểm này, mức giá viện phí được áp dụng chung cho cả hai nhóm bệnh nhân có BHYT, không có BHYT để đảm bảo tính công bằng, thúc đẩy người dân tham gia BHYT.

Theo ông Tuấn, số lượng 20% dân số còn lại cần thúc đẩy quá trình tham gia BHYT để được hưởng quyền lợi khi đi khám bệnh. Việt Nam là một trong những nước có mệnh giá thẻ BHYT ở mức thấp (khoảng trên 600 nghìn/năm) nhưng người tham gia BHYT được quyền lợi cao. Rất nhiều bệnh nhân nặng về tim mạch, ung bướu, bệnh nhân hồi sức tích cực được BHYT chi trả vài trăm triệu đồng. Chi phí này sẽ là rất khó khăn với người không tham gia BHYT, tự bỏ tiền túi ra chi trả dịch vụ.

 

38 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

http://www.sggp.org.vn/38-cong-nhan-nhap-vien-nghi-do-ngo-doc-thuc-pham-445794.html

Tính đến 16 giờ ngày 19-5, Khoa cấp cứu của Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu và Bệnh viện Đa khoa huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre đã tiếp nhận 38 công nhân vào cấp cứu nghi do ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa.

Các công nhân này làm việc tại Công ty TNHH CN SIGMA, ở Khu công nghiệp Giao Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

Chị Cao Thị Mỹ Vân, một công nhân phải nhập viện, cho biết: Vào khoảng 11 giờ 30 ngày 19-5, các công nhân ăn cơm trưa, nhưng do cơm chưa chín nên chỉ ăn thức ăn và canh. Sau khi ăn khoảng 2 giờ, chị Vân thấy chóng mặt, buồn nôn... được các công nhân khác đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Bác sĩ Trần Thị Phượng, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, cho biết: Các công nhân nhập viện đều có triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, huyết áp tăng, Bệnh viện đã tích cực triển khai các biện pháp cấp cứu. Bước đầu nghi các công nhân bị ngộ độc thực phẩm. Trong 20 người được cấp cứu tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu có 1 nữ công nhân mang thai 6 tháng, các bác sĩ của bệnh viện đang tích cực theo dõi cấp cứu cho thai phụ tránh gây nguy hại cho thai nhi.

Hiện cơ quan chức năng tỉnh Bến Tre đã tiến hành lấy mẫu thức ăn tại Công ty TNHH CN SIGMA để điều tra nguyên nhân vụ việc.

 

Trạm y tế hiện đại đầu tiên giữa lòng Sài Gòn

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/tram-y-te-hien-dai-dau-tien-giua-long-sai-gon-3587009.html

Trạm y tế phường 11, quận 3, từ vắng bệnh nhân trở thành phòng khám khang trang, hiện đại nhờ sự đầu tư của một công ty y tế tư nhân theo mô hình xã hội hóa.

Phòng khám hoạt động từ ngày 19/5 với dịch vụ khám chữa bệnh ban đầu, khám bảo hiểm y tế, trở thành tuyến kế cận giảm tải cho các tuyến trên, chú trọng hoạt động bác sĩ gia đình. Bên cạnh đó là các chức năng của cơ sở y tế địa phương cũ như tiêm chủng, phòng ngừa, kiểm soát dịch, khám chữa bệnh cho gia đình thuộc diện chính sách. Bệnh nhân có thể đặt lịch hẹn khám tự động, được quản lý hồ sơ bệnh án điện tử, đội ngũ đón tiếp chu đáo.

Trạm y tế phường 11 quận 3 là sự nâng cấp và kết hợp giữa cơ sở y tế địa phương với mô hình phòng khám đa khoa hiện đại. Các thiết bị y tế theo tiêu chuẩn gồm máy sinh hóa, huyết học, miễn dịch, vi sinh, sinh học phân tử. Xét nghiệm phát hiện các tác nhân virus, vi khuẩn gây bệnh như vi khuẩn lao, virus sốt xuất huyết Dengue, virus gây bệnh tay chân miệng, viêm gan B, C, xét nghiệm HPV, tầm soát ung thư, bệnh di truyền, chẩn đoán trước và sau sinh...

Quận 3 là quận tiên phong thực hiện mô hình thí điểm trạm y tế thuộc dự án xã hội hóa trạm y tế phường, xã. Dự án được triển khai dựa trên quyết định của Bộ Y tế về kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 và quyết định của UBND TP HCM về quy hoạch phát triển ngành y tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

Sở Y tế TP HCM cho biết mô hình sẽ tiếp tục được nhân rộng tại hệ thống trạm y tế các phường lân cận trên địa bàn quận 3 và lần lượt quận 1, 2, Phú Nhuận, huyện Nhà Bè...

Hiện thành phố có 3 mô hình phòng khám đa khoa gồm phòng khám đa khoa tư nhân, vệ tinh của bệnh viện quận tại trạm  y tế và phòng khám đa khoa xã hội hóađặt tại trạm y tế. Ngày 20/5, phòng khám đa khoa vệ tinh của Bệnh viện Quận Tân Phú đặt tại trạm y tế phường Tây Thạnh cũng hoạt động với 9 phòng khám hiện đại, tiếp sau thành công của trạm y tế phường Bình Chiểu và phường Hiệp Bình Chánh vệ tinh Bệnh viện Quận Thủ Đức

 

Muốn khám bệnh, chỉ cần ‘a lô’

http://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/muon-kham-benh-chi-can-a-lo-c62a876015.html

Bác sĩ, điều dưỡng đến tận nhà khám chữa bệnh vừa tiện lợi cho bệnh nhân, vừa góp phần giảm tải bệnh viện.

Hiện nay dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) tại nhà đang được nhiều bệnh viện (BV) cũng như các phòng khám tư triển khai. Mô hình này đáp ứng nhu cầu của nhiều người dân, đặc biệt là người bệnh lớn tuổi và trẻ em.

Từ bệnh viện công

15 giờ 30 ngày 16-5, BS Trần Nguyễn Ái Thanh, Trưởng khoa Nội tổng quát, BV quận Thủ Đức, có mặt tại nhà bệnh nhân Trà Văn Dự (79 tuổi, 54/8 Cây Keo, phường Tam Bình, quận Thủ Đức). Ông Dự nói hôm nay thấy khó chịu, chóng mặt nên gọi cho bác sĩ. Sau khi đo huyết áp, đo nhịp tim và hỏi thăm tình hình sức khỏe, BS Thanh đã kê đơn thuốc cho bệnh nhân.

Lắng nghe BS Thanh tư vấn xong, ông Dự cho hay: “Giờ tôi già rồi, mỗi khi cần đi khám phải cậy con cháu, mà chúng nó đều bận đi làm ăn. Bác sĩ chịu tới nhà khám là làm phúc đó cô. Có tốn kém chút xíu nhưng tôi đỡ phải chờ đợi, tới lui” - ông Dự nói.

Chị Trà Thị Thu Hương, giáo viên Trường Nguyễn Trung Trực, con gái út của ông Dự, chia sẻ cha chị bị rối loạn tiền đình kèm theo tăng huyết áp nên lúc trước phải nhập viện điều trị. Sau thời gian nằm BV, gia đình được BV giới thiệu dịch vụ này nên chị đăng ký luôn cho cha mình. “Chỉ cần gọi điện thoại hẹn bác sĩ. Chi phí khám bệnh 300.000 đồng/lượt so với giá tại BV cũng không cao lắm. Có bác sĩ tới nhà khám cho ba, tôi cảm thấy yên tâm khi đi làm” - chị Hương chia sẻ thêm.

BS Trần Thị Hiếu, phụ trách phòng Chăm sóc khách hàng, BV quận Thủ Đức, chia sẻ người bệnh có nhu cầu sử dụng dịch vụ sẽ gọi điện thoại tới đường dây nóng của BV hay gọi tới phòng Chăm sóc khách hàng. Sau khi tiếp nhận thông tin, nhân viên y tế sẽ xác định bệnh nhân thuộc khoa nào để mời bác sĩ phù hợp và sắp xếp lịch khám.

BS Hiếu cho biết ngoài KCB tại nhà, BV có cả các dịch vụ như tắm, gội, cho ăn uống, thay băng, rửa vết thương, cắt chỉ, chích thuốc… do điều dưỡng phụ trách. Hiện bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, các bệnh mạn tính như tiểu đường, rối loạn tiền đình, viêm khớp… sử dụng dịch vụ này ngày càng nhiều.

BS Phan Hồng Ngọc, Phó Giám đốc BV quận Tân Bình (TP.HCM), cho biết bên cạnh cấp cứu ngoại viện, dịch vụ KCB tại nhà cũng đang được BV triển khai từ đầu tháng 4-2017. Phí dịch vụ là 400.000 đồng/lần. Ngoài ra, một số BV khác như BV quận Bình Thạnh, BV Ung bướu… cũng thực hiện KCB và làm xét nghiệm tại nhà cho bệnh nhân.

… Đến phòng khám tư

Bên cạnh các BV, hiện dịch vụ này cũng đang mở rộng tại nhiều phòng khám tư ở TP.HCM.

Chị Nguyễn Thị Vân Anh (đường Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình) cho biết chị là khách quen của một phòng khám tư trên đường Cách Mạng Tháng Tám. Mấy tháng trước, con chị bị viêm phế quản nên đưa đến khám tại đây. Sau đó do thấy cháu đi lại bất tiện nên chị yêu cầu dịch vụ khám tận nhà. “Mỗi lần khám chỉ mất khoảng 15 phút, mức phí 200.000 đồng tuy cao hơn BV nhưng bác sĩ rất tận tình và đỡ vất vả” - chị Anh nói.

BS Tô Quang Định, cố vấn chuyên môn Phòng khám Bác sĩ gia đình (phường Phú Thạnh, quận Tân Phú), cho hay từ năm 2015 phòng khám đã thực hiện dịch vụ tại nhà, vừa khám tổng quát vừa thực hiện lấy máu xét nghiệm cho người bệnh. Một số trường hợp nặng hoặc người già, ốm yếu không thể đi lại, bác sĩ có thể mang theo cả máy đo điện tim, máy siêu âm... Ngoài ra, bác sĩ còn tư vấn giúp người bệnh cải thiện sức khỏe bằng việc thay đổi cách ăn uống, tập luyện.

“Việc KCB tại nhà không dành cho trường hợp bệnh nhân cấp cứu khẩn cấp” - BS Định khuyến cáo. Việc đầu tiên của nhân viên khi tiếp nhận cuộc gọi tới phải nghe, hỏi thông tin để nhận biết xem đó có phải là trường hợp cấp cứu hay không. Trong trường hợp cấp cứu, phải hướng dẫn bệnh nhân gọi 115. “Vấn đề quan trọng là làm sao khi tiếp nhận cuộc gọi biết được đó là một ca cấp cứu hay ca bệnh bình thường. Điều này đòi hỏi người tiếp nhận thông tin phải là người có kinh nghiệm. Đây cũng là khó khăn đối với các phòng khám tư” - BS Định nói.

 

"Giải cứu" chứng bệnh móng chân quặp

http://dantri.com.vn/suc-khoe/giai-cuu-chung-benh-mong-chan-quap-20170520115124414.htm

Khi phần rìa của móng chân đâm sâu vào phần da, gây sưng, đỏ và đau khi chạm vào, bạn đã bị chứng móng chân quặp (móng mọc ngược, móng quặp thịt). Ngoài các nguyên nhân khách quan như chân nhiều mồ hôi, hình dáng tự nhiên của móng, phần lớn thủ phạm là từ thói quen cắt móng chân của bạn.

Biểu hiện

Ngón chân cái thường bị hội chứng này nhiều nhất, bị một bên hoặc cả 2 bên. Các triệu chứng khác gồm:

- đau khi ấn vào ngón chân

- viêm da vùng móng chân chọc vào

- chảy dịch ở quanh ngón chân

- da phát triển nhanh quanh móng

- chảy máu

- mủ trắng hoặc vàng xuất hiện quanh vùng móng quặp

Khi nào đến gặp bác sĩ?

Gặp bác sĩ nếu móng chân quặp bắt đầu viêm, chảy máu hay chảy mủ vì đó là dấu hiệu của viêm nhiễm.

Nguyên nhân gây móng quặp

- Cắt móng chân không đúng: Cắt móng chân quá sâu hoặc không cắt tròn móng sẽ khuyến khích da phủ lên móng và móng chọc vào da

- Đi giày, tất chật: điều này sẽ tạo áp lực lên da xung quanh ngón chân, da có thể đâm thủng nếu nó bị ép vào móng chân

- Chân nhiều mồ hôi: Nếu da quanh ngón chân mềm, móng sẽ dễ dàng chọc thủng

- Bị chấn thương: ví dụ như nếu bị vấp chân, móng sẽ bị mọc quặp

- Hình dáng tự nhiên của móng: Những cạnh của móng vốn đã cong nên sẽ có xu hướng chọc vào vùng da xung quanh

- Nấm móng cũng có thể khiến móng chân dày và mọc bè ra.

Điều trị móng quặp

Theo hướng dẫn của Mayoclinic và Dịch vụ Y tế Anh NHS:

- Ngâm chân vào nước ấm 15-20 phút/ lần, thực hiện 3 - 4 lần/ngày. Ngâm chân sẽ giúp giảm sưng và giảm đau.

- Lấy sạch mủ bằng bông (trước khi lấy mủ nên thoa dầu ôliu để làm mềm da)

- Đặt 1 miếng bông hay chỉ nha khoa ở dưới ngón chân quặp. Sau đó mỗi lần ngâm, hãy thay miếng bông hay sợi chỉ nha khoa mới. Điều này sẽ giúp cho móng mọc hướng lên trên, không chọc vào dạ nữa.

- Bôi kem kháng sinh: Bôi thuốc mỡ đặc trị vào vùng da bị sưng đau và băng lại.

- Chọn giày phù hợp: Cân nhắc mang giày hở ngón hay xăng-đan cho đến khi chân về bình thường.

- Dùng thuốc giảm đau. Các loại thuốc giảm đau không kê toa như acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil, Motrin IB) and naproxen sodium (Aleve) có thể giúp giảm tình trạng đau ở ngón chân.

Phẫu thuật sẽ là giải pháp cuối cùng và khi đó sẽ cắt toàn bộ hay một phần móng.

Ngăn ngừa móng chân quặp

Theo Mayoclinic, chăm sóc bàn chân đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề ở chân, trong đó có móng chân:

Điều quan trọng nhất là bạn cắt móng chân đúng cách: cắt thẳng, không cắt khóe móng, không cắt sâu, gây lộ thịt móng.

Rửa chân mỗi ngày, lau khô và dùng kem dưỡng ẩm chân. Bạn cũng có thể dùng đá bọt để tẩy da chết ở chân.

Đi giày vừa chân sẽ giúp chân luôn khỏe mạnh.

Nên thay tất mỗi ngày.

 

Mở phòng khám đa khoa vệ tinh ở trạm y tế

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170520/mo-phong-kham-da-khoa-ve-tinh-o-tram-y-te/1317714.html

Phòng khám đa khoa vệ tinh đặt tại Trạm Y tế phường Tây Thạnh đi vào hoạt động sáng 20-5 tại địa chỉ 200/14 Nguyễn Hữu Tiến, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM.

Phòng khám vệ tinh do Bệnh viện quận Tân Phú và Trung tâm y tế quận Tân Phú phối hợp thành lập.

Bác sĩ Nguyễn Thị Lan Hương - phó giám đốc Bệnh viện quận Tân Phú - cho biết việc mở phòng khám vệ tinh tại trạm y tế tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng tốt ở nơi gần nhất, góp phần giảm tải cho Bệnh viện quận Tân Phú.

Phòng khám có cơ sở vật chất khang trang với 14 bàn khám, 2 giường bệnh, khám đầy đủ các chuyên khoa, có đội ngũ chuyên môn vững (12 bác sĩ, dược sĩ, 9 điều dưỡng và nữ hộ sinh, 2 kỹ thuật viên...), trang thiết bị y tế phù hợp với qui mô phòng khám.

Người dân ở phường Tây Thạnh và các khu vực lân cận sẽ được khám chữa bệnh có chất lượng tốt như đến Bệnh viện quận Tân Phú.

Nhân ngày khai trương phòng khám vệ tinh, các bác sĩ đã khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà (đường, sữa, dầu ăn...) cho 200 bệnh nhân là người cao tuổi, người có công cách mạng và hoàn cảnh khó khăn.

Trị giá thuốc và quà tặng khoảng 250.000 - 300.000 đồng/người.

Theo PGS.TS Tăng Chí Thượng - phó giám đốc Sở Y tế TP - đây là phòng khám đa khoa vệ tinh thứ hai do bệnh viện tuyến quận đầu tư được đặt tại trạm y tế.

Thời gian tới, mô hình này sẽ được mở rộng hơn nữa ở các quận, huyện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khám bệnh ở nơi gần nhất, góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến trên.

 

Đừng để lãng phí nguồn dược liệu

http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=390411

Mặc dù có tiềm năng rất lớn về tài nguyên dược liệu nhưng hiện nay, trong nước mới chủ động được 25% nhu cầu dược liệu, phần còn lại phụ thuộc vào nhập khẩu. Để khai thác hiệu quả nguồn dược liệu, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, theo các chuyên gia, cần xây dựng chính sách pháp luật rõ ràng, cụ thể hơn.

Cần quy hoạch chi tiết

Cục Quản lý y dược cổ truyền cho biết, hiện nay, số lượng loài cây dược liệu có khả năng khai thác tự nhiên còn rất ít, cả nước hiện chỉ còn khoảng 206 loài cây dược liệu có giá trị có thể khai thác tự nhiên, nhiều loài cây dược liệu quý hiếm trong nước đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt, trong khi, tình trạng trồng và khai thác dược liệu còn tự phát, quy mô nhỏ, sản lượng không ổn định, giá thấp; nhiều dược liệu không được trồng theo quy trình, quy hoạch cụ thể đã làm ảnh hưởng đến chất lượng thuốc bào chế. Đó là chưa kể, sản phẩm từ dược liệu quý của nước ta chưa trở thành hàng hóa có giá trị cao và chưa được sử dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, việc trồng dược liệu chưa có sự gắn kết chặt chẽ với nhu cầu thị trường; tuyển chọn giống cây vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức; đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, đặc biệt công nghệ chiết xuất, bào chế dược phẩm còn hạn chế. Ngoài ra, việc kiểm soát chất lượng dược liệu cũng đang gặp nhiều khó khăn.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân của thực trạng này là do hệ thống chính sách phát triển dược liệu được xây dựng nhiều nhưng khi triển khai còn thiếu đồng bộ; nhiều chính sách chưa đủ mạnh. Bên cạnh đó, tài nguyên dược liệu của nước ta có nguy cơ cạn kiệt do nạn chặt phá rừng, khai thác tự nhiên quá mức, chưa đi đôi với việc tái tạo, bảo tồn. Nhiều dược liệu quý hiếm bị các thương lái thu mua theo kiểu tận thu và vận chuyển lậu sang nước ngoài, dẫn tới “chảy máu” trầm trọng nguồn tài nguyên trong nước.

Cần hoàn thiện chính sách...

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, nước ta may mắn sở hữu nhiều loài dược liệu quý, hiếm, nhưng có một nghịch lý là hiện nay chúng ta mới chủ động được 25% nhu cầu, 75% còn lại phải phụ thuộc nguồn nhập khẩu; trong khi dược liệu xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, giá trị thấp.

Thực tế cho thấy, quy mô, cách làm và cách phát triển cây dược liệu hiện nay còn nhỏ, lẻ hiệu quả chưa cao. Để phát triển dược liệu trong nước, phấn đấu đạt mục tiêu của Đề án phát triển dược liệu là đến năm 2020 bảo tồn được 50% và năm 2030 là 70% tổng số loài dược liệu; đáp ứng được 50% vào năm 2020 và 70% vào năm 2030 tổng nhu cầu dược liệu sử dụng trong nước, các chuyên gia cho rằng, cần có khuôn khổ chính sách pháp luật rõ hơn, để dược liệu có điều kiện phát triển.

Ngoài ra, để dược liệu có đầu ra ổn định, hình thành sản xuất theo chuỗi giá trị, sản xuất theo hướng bào chế không “làm thô” cần chú trọng đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ; phát triển các doanh nghiệp, công nghiệp dược để chế biến tiết kiệm hiệu quả, bao bì đẹp, quảng bá mạnh mẽ.  Đồng thời Nhà nước phải có chính sách đặc thù để phát triển ngành dược, cây dược liệu, công nghiệp dược.

 

Cẩn trọng với tai nạn đuối nước khi con bạn nghỉ hè ở nhà

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/can-trong-voi-tai-nan-duoi-nuoc-khi-con-ban-nghi-he-o-nha-3586196.html

Đuối nước là tai nạn thường gặp nhất trong mùa hè nên cha mẹ cần nhắc nhở con trẻ chơi đùa an toàn, đặc biệt phải trang bị kỹ năng bơi và xử trí khi đuối nước.

Chưa nghỉ hè song những ngày qua tai nạn đuối nước ở trẻ nhỏ xảy ra tại nhiều địa phương. Gần nhất ngày 15/5 có 3 học sinh ở huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước chết đuối thương tâm ở một ao nước là nơi các em vẫn thường xuyên chơi đùa.

Tai nạn đuối nước ở trẻ em là tai nạn thường gặp nhất trong mùa hè. Trung bình mỗi ngày Bệnh viện Nhi trung ương tiếp nhận khoảng 1-2 trẻ đuối nước nhập viện trong tình trạng nặng như suy hô hấp phải đặt nội khí quản, tiên lượng tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng.

Theo bác sĩ Phạm Ngọc Toàn, khoa Cấp cứu chống độc Bệnh viện Nhi Trung ương, đuối nước gây tình trạng thiếu oxy các cơ quan trong cơ thể và đặc biệt là thiếu oxy não. Nạn nhân thường hít phải nước hoặc các dị vật vào hệ tiêu hóa, đường hô hấp, nguy cơ ngừng thở ngừng tim là rất cao.

Vì vậy, ngay khi đưa được nạn nhân đuối nước lên bờ, người cấp cứu phải tiến hành đánh giá, xác định xem nạn nhân còn thở không, có vật gì cản trở đường thở không, sau đó tiến hành kiểm tra mạch, ép tim ngoài lồng ngực cho họ. Quan trọng nhất là người cấp cứu cần bình tĩnh xử trí theo các bước nhanh và dứt khoát, gọi người hỗ trợ nếu có. Gần đây, nhờ được trang bị kiến thức và kỹ năng sơ cứu đuối nước, một chiến sĩ công an đã cứu sống cháu bé ở Hà Giang.

 Bác sĩ Lương Văn Chương, khoa Cấp cứu Bệnh viện Xanh Pôn cho rằng, những kỹ năng cơ bản về sơ cứu đuối nước là cực kỳ cần thiết, mọi người nên tự trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cơ bản này.

Tuy nhiên, bác sĩ Chương lưu ý thêm, khi sơ cứu nạn nhân đuối nước, người cấp cứu tuyệt đối không được xốc nạn nhân lên vai vì không có hiệu quả, thậm chí còn gây nguy cơ chấn thương ngã gãy cổ. Ngoài ra, khi thổi ngạt, người cấp cứu nên bóp mũi nạn nhân để hơi không thoát ra ngoài. Khi ép tim, cần nghiêng đầu nạn nhân sang một bên để nước trong cơ thể trào ra ngoài cứ không chảy ngược lại đường thở gây sặc nước.

 

Để xương chắc khỏe, tránh ăn nhiều 4 thực phẩm này

http://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/de-xuong-chac-khoe-tranh-an-nhieu-4-thuc-pham-nay-c62a875869.html

Để phòng chống loãng xương, bạn không nên chỉ ăn thực phẩm giàu canxi mà còn cần tránh các loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến xương. Dưới đây là bốn loại thực phẩm bạn cần tránh ăn nhiều để giữ xương chắc khỏe.

1. Muối

Muối hiện diện trong hầu như tất cả món ăn, đặc biệt là đồ ăn chế biến sẵn. Một chế độ ăn nhiều muối có thể làm tăng lượng canxi bị đào thải qua đường nước tiểu, tăng lượng canxi bị mất trong xương.

Người lớn không nên ăn quá 2.000 mg muối (tương đương 1 muỗng cà phê muối) mỗi ngày. Trẻ em chỉ nên ăn muối với số lượng bằng 1/3 hoặc 1/2 người lớn, tùy độ tuổi.

Cần lưu ý, trẻ em dưới 1 tuổi không cần phải nêm muối vào thức ăn.

2. Rượu

Các bác sĩ khuyến cáo rằng nam giới không nên uống quá 3 ly rượu, phụ nữ 2 ly rượu mỗi ngày, tương đương với 220 ml bia, 100 ml rượu vang, 30 ml rượu nặng.

Việc uống quá nhiều rượu sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc hấp thu và sử dụng canxi, vitamin D, các chất dinh dưỡng cho xương, làm tăng nguy cơ loãng xương. Điều này còn ảnh hưởng đến hình thành tế bào xương và hoócmon điều hòa chuyển hóa canxi.

Nghiện rượu nặng trong thời gian dài thường đi đôi với suy dinh dưỡng do ăn uống không đầy đủ.

3. Cà phê

Vài nghiên cứu cho thấy uống hơn 2-3 ly cà phê mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Caffeine làm tăng thải canxi qua nước tiểu, giảm hấp thụ canxi.

Các nghiên cứu gần đây khuyên rằng nên điều hòa lượng caffeine uống hằng ngày bằng cách dùng thêm canxi (khoảng 800 mg mỗi ngày) để không gây hại cho xương.

4. Chế độ ăn quá nhiều protein

Thành phần xương chiếm khoảng 50% là protein,  thiếu protein có thể gây ảnh hưởng đến việc duy trì khối lượng xương, chuyển hóa xương.

Tuy nhiên, vài nghiên cứu khuyến cáo rằng ăn quá nhiều và kéo dài các thực phẩm có tính acid như protein có thể dẫn đến loãng xương. Nếu chế độ ăn quá nhiều protein, thiếu thực phẩm có tính kiềm như rau quả, các chất khoáng tính kiềm như kali, canxi, magie có thể bị lấy đi khỏi xương.

 

Các nhà khoa học bất ngờ công bố sữa mẹ có thể chữa ung thư

HTTP://WWW.NGUOIDUATIN.VN/HOP-CHAT-GI-TRONG-SUA-ME-CO-THE-CHUA-UNG-THU-A325994.HTML

Nghiên cứu của các nhà khoa học Thuỵ Điển cho thấy, hợp chất Hamlet trong sữa mẹ có thể ứng dụng để chữa ung thư.

Các nhà khoa học đã tìm ra hợp chất Hamlet trong quá trình nghiên cứu kháng sinh từ sữa mẹ rồi tiến hành thử nghiệm lên bệnh nhân ung thư bàng quang. Kết quả thu được vô cùng hứa hẹn khi những người được tiêm hỗn hợp sữa mẹ nhanh chóng thải tế bào ung thư chết qua đường nước tiểu chỉ sau vài ngày. Giáo sư miễn dịch học Catharina Svanborg thuộc đại học Lund (Thụy Điển) giải thích, hợp chất Hamlet có khả năng nhận dạng và tiêu diệt tế bào ung thư.

Bên cạnh đó, GS. Svanborg cho biết, sữa mẹ còn chứa protein alpha-lactalbumin. Khi vào dạ dày, loại protein này trở thành chất chống ung thư bảo vệ tế bào khỏe mạnh. Như vậy, sữa mẹ cho phép thay thế các biện pháp như xạ trị và hóa trị vốn làm tổn thương cả tế bào khỏe mạnh.

Sau khi thử nghiệm với bệnh nhân ung thư bàng quang, các nhà khoa học gợi ý, sữa mẹ có thể hỗ trợ bệnh nhân ung thư ruột và ung thư cổ tử cung. Các thử nghiệm khác sẽ được tiến hành trong thời gian tới.

Trước đó, tạp chí Nhi khoa Ireland đã công bố kết quả nghiên cứu ngoài công dụng tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa nhiều bệnh tật cho cả mẹ và bé, việc nuôi con bằng sữa mẹ còn tác động tốt đến sự phát triển và hành vi của trẻ về lâu dài.

Các nhà khoa học đã theo dõi sự phát triển của 7.500 trẻ em từ 9 tháng đến 5 tuổi. Kết quả cho thấy, trẻ bú sữa mẹ kéo dài hơn 6 tháng sẽ ít hiếu động hơn và có kỹ năng "mềm" tốt hơn so với trẻ không được bú mẹ nhiều. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể phòng ngừa hơn 80.000 trường hợp trẻ em và 20.000 trường hợp người mẹ tử vong do bệnh ung thư vú mỗi năm.

 

Bệnh viện quận Thủ Đức cứu sống bệnh nhân vỡ tim do tai nạn giao thông

http://baophapluat.vn/song-khoe/benh-vien-quan-thu-duc-cuu-song-benh-nhan-vo-tim-do-tai-nan-giao-thong-335466.html

Sáng sớm ngày 19/5/2017, Bệnh viện quận Thủ Đức (TP HCM) đã tiếp nhận một trường hợp chấn thương đặc biệt hi hữu. Nữ bệnh nhân ngụ quận Bình Thạnh bị tai nạn giao thông (TNGT) được đưa vào cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương, sốc, mất máu, mạch nhanh, nhẹ, huyết áp không đo được, trầy xước vùng mặt, ngực và bụng.

Mặc dù trên người không có vết thương hở nhưng bệnh nhân trong tình trạng lơ mơ không có phản ứng. Kết quả siêu âm cho thấy có dịch màng ngoài tim lượng nhiều, nghi do tràn máu màng tim. Thăm khám xác định bệnh nhân có triệu chứng của chèn ép tim cấp (vỡ tim sau chấn thương vùng ngực), nếu không được phẫu thuật kịp thời tim sẽ ngừng đập trong thời gian rất ngắn.

Hệ thống báo động đỏ được kích hoạt, bệnh nhân được chuyển thẳng vào phòng mổ sau khi được lập đường truyền máu, truyền dịch. Bác sĩ Nguyễn Kim Anh – Trưởng khoa Ngoại Lồng ngực mạch máu, người trực tiếp mổ cho bệnh nhân kể lại: Đúng như dự đoán, bệnh nhân bị rách toạc buồng tim (tiểu nhĩ trái) vết rách khoảng 3cm, máu  chảy ồ ạt. Kíp mổ đã nhanh chóng tiến hành kẹp vị trí rách, cầm máu và khâu vết thương tim. Từ khi mở lồng ngực đến khi đóng vết mổ diễn ra trong đúng 1 tiếng đồng hồ.

Ghi nhận tại bệnh viện, hiên bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, huyết áp ổn định trở lại, siêu âm tim sau mổ không thấy tổn thương van tim và các tổn thương khác. Bệnh nhân được truyền máu để bù lại lượng máu đã mất trước đó (mất khoảng 1500ml máu).

Trường hợp bệnh nhân chỉ bị trầy xước bên ngoài nhưng vỡ tim bên trong lồng ngực là rất hiếm gặp, chẩn đoán rất khó do không rõ chấn thương nằm ở đâu.

 

30 triệu lít nước tinh khiết phục vụ bệnh nhân miễn phí

http://baophapluat.vn/song-khoe/30-trieu-lit-nuoc-tinh-khiet-phuc-vu-benh-nhan-mien-phi-335465.html

Tiếp nối hành trình “Tận tâm vì tương lai Việt” khởi động từ năm 2015, từ tháng 4/2017 công ty cổ phần Karofi Việt Nam tiếp tục trao tặng nguồn nước tinh khiết đến các bệnh viện.

Đến nay đã có 87 cây nóng lạnh tích hợp lọc nước tinh khiết được lắp đặt tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện E, bệnh viện K cơ sở 3, bệnh viện Nhi T.Ư, bệnh viện phụ sản T.Ư. Ngày 24/5 tới đây, Karofi Việt Nam lắp thêm 21 máy lọc nước tại bệnh viện Mắt T.Ư, nâng tổng số máy đã lắp đặt lên 108 máy. Ước tính có khoảng 30 triệu lít nước tinh khiết cung cấp miễn phí.

Ngoài việc trao tặng, đơn vị tài trợ duy trì bảo dưỡng định kỳ toàn bộ sản phẩm trong 5 năm. Tổng giá trị chương trình giai đoạn này khoảng 2 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước tinh khiết cho khoảng 15 triệu người tới bệnh viện.

Đánh giá về nhu cầu nước sạch, PGS.TS Trần Minh Điển- Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết: Bệnh viện là tuyến điều trị cao nhất về nhi khoa trong cả nước, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 3000 trẻ em đến khám, 1600 bệnh nhi nằm điều trị nội trú. Do đó nhu cầu sử dụng nước của bệnh nhân và người nhà là rất lớn. Vấn đề đặt ra là làm sao có đủ nguồn nước sạch cung cấp.

Chia sẻ về mục đích chương trình từ thiện trên, ông Trần Trung Dũng- Tổng Giám đốc công ty Karofi Việt Nam nói rằng dựa trên nhu cầu sử dụng nước tại bệnh viện nên công ty quyết định tặng máy lọc nước.

“Hầu như các bệnh viện hiện nay chưa có hệ thống lọc nước tinh khiết có thể sử dụng trực tiếp. Hệ thống máy lọc sau khi lắp đặt sẽ hoạt động 24/24h cho ra nước tinh khiết và được làm nóng-lạnh ngay lập tức để đáp ứng đầy đủ nhu cầu liên tục. Chúng tôi hy vọng qua đây giúp người bệnh giảm thiểu phần nào chi phí khám chữa bệnh”, ông Dũng nói.

 

Ăn uống, vận động để tăng khả năng chiến đấu với ung thư

http://baophapluat.vn/lam-dep/an-uong-van-dong-de-tang-kha-nang-chien-dau-voi-ung-thu-335336.html

Ăn cân bằng dinh dưỡng với nhiều loại thực phẩm như bánh mì, gạo, mì, ngũ cốc, trái cây, rau, thịt nạc, cá, gia cầm và sữa; hạn chế bơ và các loại dầu.

Các chuyên gia của Trung tâm ung thư PCC, Singapore, chỉ ra duy trì cân nặng lý tưởng trong giới hạn BMI bình thường là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo sức khỏe, đặc biệt với bệnh nhân ung thư sau điều trị. Ăn uống khoa học không có nghĩa phải kiêng khem quá mức mà cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

Không ăn theo sở thích mà hãy chọn thực phẩm lành mạnh

Việc ăn uống của bạn nên phù hợp với bản thân, nhu cầu cơ thể và lối sống. Đừng chỉ ăn theo sở thích. Chế độ ăn lý tưởng là cân bằng dinh dưỡng gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau như bánh mì, gạo, mì, ngũ cốc, trái cây, rau, thịt nạc, cá, gia cầm và sữa. Hạn chế tiêu thụ bơ, kể cả bơ thực vật và các loại dầu.

Mức giảm cân lý tưởng được khuyến cáo là từ 500 g đến một kg mỗi tuần. Để giảm cân thành công cần giữ tinh thần tốt và kiên nhẫn với bản thân, đừng nóng vội mà hãy giảm từ từ.

Xác định nguyên nhân tăng cân

Hãy đặt ra mục tiêu hợp lý cho kế hoạch giảm cân của bạn. Nên suy xét xem đâu là nguyên nhân khiến bạn ăn nhiều (có thể do căng thẳng hoặc buồn chán) để tìm cách khắc phục. Trên thực tế rất khó để thay đổi lối sống của một người, do vậy bạn không nên nóng vội mà hãy tập luyện dần dần.

Tránh sử dụng đường

Đường chứa rất ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng mà lại gây tăng cân nhanh. Do đó hãy bắt đầu bằng việc không dùng các loại thực phẩm chất tạo ngọt tự nhiên như sữa đặc có đường và các sản phẩm sữa có đường. Nếu bạn yêu thích bất kỳ loại thực phẩm nào, hãy cố gắng chọn món chứa ít đường hơn. Chẳng hạn nếu bạn thích chocolate, hãy chọn chocolate đen và trái cây tươi thay vì chocolate trắng.

Để ý đồ uống

Nước rất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh, nên uống ít nhất từ 6 đến 8 cốc mỗi ngày. Nếu bạn thích đồ uống có hương vị, hãy chọn trà hay cà phê, thêm chút đường hoặc kem. Tránh đồ có ga và các loại nước ép trái cây ngọt vì chúng chứa nhiều đường và calo dễ gây tăng cân. Bạn nên chọn rượu vang trắng hoặc rượu mạnh thay vì nước ngọt có cồn. Thức uống giảm cân cũng dùng được, song nên uống vừa phải, tránh lạm dụng.

Tiêu thụ lượng tinh bột vừa phải, thêm nhiều chất xơ hơn

Chất xơ thực phẩm là một phần thiết yếu cho bữa ăn của bạn vì giúp no lâu hơn. Hạn chế ăn thực phẩm giàu carbonhydrate vì dễ gây mệt mỏi và cáu gắt, không giúp giảm cân lâu dài. Nếu thích ăn tinh bột, bạn hãy chọn các loại carbonhydrate giàu chất xơ.

Ví dụ như ngũ cốc nguyên hạt, mì nâu, bánh mì và pasta ngũ cốc, gạo lứt, mì gạo, yến mạch, đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng. Mỗi ngày nên dùng thêm ít nhất 2 phần quả tươi còn vỏ (nếu có thể) và nhiều rau xanh (nấu với ít dầu hoặc tốt nhất là để nguyên, làm tái hoặc hấp).

Giảm tiêu thụ chất béo, chọn đúng loại chất béo lành mạnh

Bệnh nhân ung thư nên giảm khẩu phần ăn và tránh đồ chiên xào bất cứ khi nào có thể. Tuy nhiên, chất béo vẫn cần thiết cho cơ thể, nên cần tiêu thụ với lượng vừa phải đồng thời chú ý lựa chọn chất béo lành mạnh hơn, tránh các loại chế biến sẵn. Thay vào đó hãy dùng bơ nguyên béo với lượng ít, sử dụng ít dầu khi chế biến cũng như sốt salad, nước sốt thịt, sốt phết bánh.

“Đọc nhãn thực phẩm cẩn thận, đặc biệt khi bạn đang tìm kiếm các sản phẩm ít chất béo. Thói quen này sẽ giúp bạn cắt giảm đáng kể lượng chất béo đi vào cơ thể”, chuyên gia dinh dưỡng cấp cao Fahma Sunarja khuyên.

Tập luyện hàng ngày

Tập luyện vừa giúp vóc dáng cân đối vừa giải tỏa tinh thần và giảm căng thẳng. Đi bộ là cách tuyệt vời để làm tăng hoạt động hàng ngày và đốt cháy calo từ thực phẩm mà bạn đã tiêu thụ. Hãy bắt đầu đi bộ từ 20 đến 30 phút mỗi ngày, ít nhất 3 lần một tuần. Khi đã quen dần, bạn có thể tăng thời lượng đi bộ lên một giờ hoặc hoạt động mạnh hơn trong 30 phút.

Chuyên gia Fahma Sunarja khuyên mọi người, đặc biệt là bệnh nhân ung thư nên hạn chế ngồi nhiều, bỏ thói quen ít vận động. Nên tăng cường đi cầu thang bộ thay vì thang máy. Nếu không thích đi bộ, bệnh nhân ung thư có thể tập luyện một môn thể thao mình yêu thích, song tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập luyện chuyên sâu.

 

Bệnh viện Bạch Mai cấm giặt, phơi đồ trong bệnh viện

HTTP://LAODONG.COM.VN/SUC-KHOE/BENH-VIEN-BACH-MAI-CAM-GIAT-PHOI-DO-TRONG-BENH-VIEN-666340.

Thông tin từ BV Bạch Mai cho biết, từ ngày 22.5, bệnh viện sẽ nghiêm cấm bệnh nhân, người nhà bệnh nhân giặt, phơi đồ vải. Bệnh viện cũng đồng thời triển khai dịch vụ giặt là giá rẻ trên tinh thần phục vụ người bệnh.

Ngày 19.5, theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, nhằm chung tay gìn giữ môi trường “xanh-sạch-đẹp”, cách đây 2 tháng, lãnh đạo bệnh viện đã có thông báo và đề nghị bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thực hiện chủ trương không giặt, phơi đồ vải cá nhân trong khuôn viên bệnh viện, đồng thời triển khai dịch vụ giặt là trên tinh thần phục vụ người bệnh.

Theo TS Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch- Tổng hợp Bệnh viện Bạch Mai, tình trạng người nhà bệnh nhân phơi đủ loại quần áo trong khuôn viên bệnh viện, nhất là phơi dọc lan can các tầng trông nhếch nhác, phản cảm.

“Vì vậy, từ ngày 22.5, bệnh viện sẽ nghiêm cấm bệnh nhân, người nhà bệnh nhân giặt, phơi đồ vải. Bệnh viện cũng quyết định đồng ý để Công ty Cổ phần Dịch vụ và Môi trường Y tế triển khai dịch vụ giặt là đồ vải cá nhân”- ông Hùng nói.

Theo đó, phí thu từ dịch vụ này bảo đảm với giá thấp tối đa và bệnh viện sẽ chịu trách nhiệm bù lỗ. Chẳng hạn, việc giặt đồ lót, áo lót, tất chân, vỏ gối chỉ thu phí 2.000 đồng/chiếc; phí giặt áo sơ mi ngắn tay, áo sơ mi dài tay, áo ngủ là 5.000 đồng/chiếc; quần soóc 4.000 đồng; quần âu, quần ngủ 6.000 đồng; màn đơn 8.000 đồng; vỏ chăn, vỏ gas 10.000 đồng…

Cũng theo TS Dương Đức Hùng, bước đầu khi triển khai chủ trương này, sẽ có ý kiến trái chiều, bởi về tâm lý, bỏ thêm một đồng cũng không ai muốn. Có được mức giá này bởi BV Bạch Mai chịu bù lỗ chi phí, điện nước.

Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên, chi phí các loại dịch vụ giặt là như trên cũng không “kém cạnh” dịch vụ giặt là bên ngoài là bao. Một người làm dịch vụ giặt là chia sẻ: "Giá vỏ chăn vỏ gas có thể rẻ hơn chỗ chúng tôi nhưng nếu giá giặt đồ nhỏ, quần áo tách từng chiếc thì có thể sẽ đắt hơn. Vì chỗ chúng tôi và nhiều nơi khác, giá này là 9- 10 nghìn đồng/kg trong khi 1 kg quần áo khô có thể từ 7- 10 chiếc”.

Với đối tượng người nghèo, người cận nghèo sẽ khó có khả năng tiếp cận giá giặt trên dù được cho là rất rẻ. Nhiều người bày tỏ mong muốn BV có thể xem xét, giảm mức chi phí trên hoặc có cách tính toán hợp lý hơn để tạo điều kiện tốt nhất cho người bệnh.

TS Hùng cho biết, bệnh viện đã có phiếu khảo sát ý kiến của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về việc không cho phép giăt, phơi đồ vải cá nhân, theo thống kê sơ bộ, hầu hết đều đồng ý. Còn đối với đối tượng nghèo, cận nghèo, có thể bệnh viện sẽ xem xét để giảm trừ một số chi phí khi bệnh nhân thanh toán tổng chi phí khi ra viện.

Theo đại diện BV Bạch Mai, đây là một trong những biện pháp chống nhiễm khuẩn bệnh viện, hướng tới xây dựng bệnh viện sạch đẹp toàn diện khi mà người bệnh tự giặt không sạch sẽ, lại tham gia quá trình chăm sóc bệnh nhân có thể mang thêm vi khuẩn truyền cho người bệnh. Chưa kể, có hiện tượng người nhà bệnh nhân sử dụng xà phòng rửa tay sát khuẩn đổ ra lavabo rửa mặt giặt đồ, chi phí lớn, người chăm sóc bệnh nhân không còn xà phòng để rửa...

TS Hùng cũng cho biết, với những trường hợp chưa nghiêm túc thực hiện, bệnh viện sẽ nhắc nhở. Tới đây, bệnh viện sẽ tiến hành tháo gỡ toàn bộ dây mắc, treo phơi ở ban công các phòng bệnh.Tuy nhiên, dịch vụ này hoàn toàn là tự nguyện, không ép buộc. Người nhà bệnh nhân có nhu cầu sẽ chủ động mang đồ đến khu vực giặt là; hoặc có thể mang về nhà; giặt là bên ngoài. Còn quần áo của bệnh nhân nằm điều trị vẫn do đơn vị Kiểm soát nhiễm khuẩn của bệnh viện thực hiện, giặt với quy trình sát khuẩn đồ dính máu, chất thải của bệnh nhân... tốn kém hơn rất nhiều.

BV Bạch Mai là số ít những bệnh viện công lập đầu tiên thực hiện dịch vụ giặt là giá rẻ cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

 

Chữa mù thành công cho cụ ông 101 tuổi

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170520/chua-mu-thanh-cong-cho-cu-ong-101-tuoi/1317672.html

Khoa Glocom - Đáy mặt Bệnh viện Mắt Huế vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật đục thủy tinh thể cho cụ ông Trần Lâm, năm nay đã 101 tuổi.

Sáng 20-5, BS CKII Nguyễn Thế Hùng - phó giám đốc Bệnh viện Mắt Huế - cho biết cụ Trần Lâm, 101 tuổi, trú thôn Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế, bị mù hoàn toàn do đục thủy tinh thể trong hơn 2 năm nay.

Sau khi nhập viện ngày 13-5, cụ ông được các bác sĩ khám thủy tinh thể và võng mạc. Ngay sau đó, các bác sĩ khoa Glocom - Đáy mắt đã tiến hành phẫu thuật đặt một thấu kính để thay thế thủy tinh thể bị mờ đục ở hai bên mắt.

Sau phẫu thuật, cụ Lâm đã nhìn được mọi thứ và xem tivi bình thường, di chuyển thuận lợi hơn. Cụ rất mừng khi thấy được con cháu mình sau hơn 2 năm chìm trong bóng tối.

Theo BS Hùng, quan niệm người đã già không nên phẫu thuật hoặc phẫu thuật không thành công sẽ bị mù lòa hoàn toàn sai lầm. Có thể tùy vào mức độ của bệnh và theo chỉ định của bác sĩ để phẫu thuật.

“Trường hợp như cụ Lâm và các bệnh nhân trên 90 tuổi khác đã điều trị tại bệnh viện, tỷ lệ phẫu thuật để tìm lại ánh sáng lên đến 90%” - BS Hùng cho hay.

Được biết, cụ Trần Lâm là bệnh nhân trên một trăm tuổi thứ 2 được phẫu thuật thành công tại Bệnh viện Mắt Huế.

Năm 2016, người bệnh cao tuổi nhất được mổ thay thủy tinh thể và sáng mắt trở lại đã 100 tuổi. Ngoài ra, bệnh viện cũng đã phẫu thuật thành công cho nhiều bệnh nhân trên 90 tuổi khác.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang