Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 22/4/2017

  • |
T5g.org.vn - Bộ trưởng Bộ Y tế thăm bác sĩ bị người nhà bệnh nhi đánh khi đang làm nhiệm vụ; Bộ trưởng Bộ Y tế vi hành phòng khám tư: 'Bệnh nhân thật… dũng cảm!'; Bộ trưởng Y tế phản ứng việc liệt kê 'số ca ung thư do thực phẩm bẩn'; Đà Nẵng: Phạt nặng cơ sở sản xuất nem, chả sử dụng hàn the; Áp trần viện phí cho người không có thẻ BHYT; Thành phố Vinh sẽ có thêm 1 bệnh viện đa khoa; Chủ tịch Quốc hội: Thực phẩm bẩn khiến cuộc sống không yên bình; ...

 

Bộ trưởng Bộ Y tế thăm bác sĩ bị người nhà bệnh nhi đánh khi đang làm nhiệm vụ

http://suckhoedoisong.vn/bo-truong-bo-y-te-tham-bac-si-bi-nguoi-nha-benh-nhi-danh-khi-dang-lam-nhiem-vu-n130664.html

http://giaoducthoidai.vn/thoi-su/bo-truong-bo-y-te-tham-bac-si-bi-hanh-hung-vo-dau-3196214-l.html

Cuối giờ chiều ngày 21/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cùng đại diện các vụ/cục chức năng của Bộ Y tế đã đến Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất thăm, tặng quà và động viên BS Lê Quang Dương- bác sĩ bị bố bệnh nhi đánh trưa ngày 16/4.

Trước đó như báo Sức khỏe &Đời sống đã đưa tin, khi đang xem hồ sơ bệnh án cho bệnh nhi, bác sĩ Lê Quang Dương phó khoa Hồi sức cấp cứu- Bệnh viện Đa khoa Thạch Thất, Hà Nội bất ngờ bị bố bệnh nhi đang điều trị tại Khoa Nhi của Bệnh viện dùng cốc thủy tinh đập thẳng vào đầu khiến anh bất tỉnh, máu vương dính cả lên bệnh án. Người nhà sau đó còn tiếp tục dùng nhiều lời lẽ hăm doạ nhân viên y tế.

Sự việc xảy ra vào trưa ngày 16/4 và chỉ dừng lại khi giám đốc bệnh viện cùng lực lượng công an có mặt và áp tải người hành hung bác sĩ về trụ sở công an.

Bác sĩ Dương sau đó đã được cấp cứu tại chỗ, khâu 7 mũi trên đầu.  Sau khi được cáp cứu, bác sĩ Dương đã tỉnh, nhưng vẫn còn choáng nên được chỉ định theo dõi chấn thương sọ não và cho nghỉ làm.

Trò chuyện với Bộ trưởng và các thành viên trong đoàn công tác của Bộ Y tế, BS Lê Quang Dương bày tỏ lòng cảm ơn đến sự quan tâm của Bộ trưởng, Thứ trưởng và các thành viên trong đoàn công tác của Bộ Y tế đối với cá nhân anh, đồng thời cho biết đến thời điểm này sức khỏe của anh đã tốt hơn, tuy nhiên thi thoảng anh vẫn đau đầu, buồn nôn và các bác sĩ điều trị cho BS Dương cũng cho biết khả năng những chấn thương trên đầu sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ của BS Dương.

Chia sẻ với tình trạng sức khỏe đang dần tốt lên của BS Dương, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng động viên BS Dương yên tâm nghỉ ngơi, điều trị vết thương. Bộ trưởng cũng động viên BS Dương sự việc đáng tiếc xảy ra trưa ngày 16/4 là rất đáng tiếc, đây là một tai nạn nghề nghiệp không ai muốn, do đó Bộ trưởng mong muốn BS Dương tiếp tục yêu nghề, nhiệt huyết cống hiến với nghề nghiệp cứu người mà anh đã lựa chọn.

Bộ trưởng cũng yêu cầu Bệnh viện đa khoa Thạch Thất tạo mọi điều kiện tốt nhất để chăm sóc, điều trị cho BS Dương.

Tại buổi gặp gỡ cán bộ chủ chốt của Bệnh viện đa khoa Thạch Thất sau đó, qua nghe báo cáo của BSCK II Vương Trung Kiên- Giám đốc Bệnh viện và từ đi thăm trực tiếp một số khoa, phòng của bệnh viện, hỏi chuyện người bệnh đang điều trị và người nhà bệnh nhân, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã đánh giá cao những kết quả bệnh viện đạt được trong công tác khám chữa bệnh. Bộ trưởng cũng đề nghị bệnh viện tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ người bệnh để người dân ngày càng hài lòng hơn khi đến khám chữa bệnh tại đây.

Về sự việc đáng tiếc xảy ra với BS Lê Quang Dương, Bộ trưởng nêu rõ: “Sự việc đáng lên án này xảy ra chỉ sau vài ngày Bộ Y tế tổ chức hội nghị về an ninh, an toàn bệnh viện, điều này cho thấy người thầy thuốc luôn đối mặt với những nguy hiểm khi đang làm nhiệm vụ chăm sóc cứu chữa người bệnh. Vì thế, đề nghị ngành y tế Hà Nội, Bệnh viện đa khoa Thạch Thất phối hợp với cơ quan điều tra để sớm làm rõ sự việc, xử lý nghiêm hành vi hành hung cán bộ y tế khi làm nhiệm vụ để răn đe các hành vi tương tự và để đảm bảo sự an toàn cho người thầy thuốc khi hành nghề”.

Cũng tại buổi làm việc, ông Hoàng Đức Hạnh- Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin về sự việc đáng tiếc này, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản gửi Công an Thành phố Hà Nội đề nghị chỉ đạo Công an huyện Thạch Thất điều tra, làm rõ sự việc, xử lý nghiêm hành vi sai phạm của người nhà bệnh nhân.

Liên quan đến sự việc BS Lê Quang Dương bị người nhà bệnh nhi đánh trọng thương trong khi làm nhiệm vụ, ngày 17/4, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) Nguyễn Trọng Khoa cho biết,Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hà Nội.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hà Nội tổ chức thăm hỏi động viên; Chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất quan tâm công tác cấp cứu, điều trị phục hồi sức khoẻ và tâm lý cho bác sỹ bị của bệnh viện bị người nhà người bệnh hành hung trong khi đang làm nhiệm vụ. Bên cạnh chỉ đạo Bệnh viện phối hợp với Cơ quan Công an điều tra xác minh, làm rõ vụ việc và xử lý theo quy định của pháp luật; Sở Y tế Hà Nội tổ chức rà soát, chấn chỉnh công tác an ninh, trật tự tại các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế quản lý, bảo đảm an toàn cho cán bộ và nhân viên Y tế khi cấp cứu, khám chữa bệnh cho người bệnh tại các điểm nóng trong bệnh viện.

 

Bộ trưởng Bộ Y tế vi hành phòng khám tư: 'Bệnh nhân thật… dũng cảm!'

http://www.giadinhvietnam.com/tin-nhanh/bo-truong-bo-y-te-benh-nhan-that-dung-cam-d111247.html

http://baotintuc.vn/van-de-quan-tam/bo-truong-y-te-lo-ngai-truoc-su-nhech-nhac-tai-phong-kham-thien-tam-20170421155241647.htm

http://danviet.vn/tin-tuc/phong-kham-co-yeu-to-nuoc-ngoai-sai-pham-ai-den-kham-la-dung-cam-763856.html

Ngày 21/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trực tiếp dẫn đoàn kiểm tra 2 phòng khám tư nhân trên địa bàn Hà Nội sau hàng loạt sai phạm tại các phòng khám tư xảy ra trong thời gian qua.

Tại thời điểm kiểm tra Phòng khám Đa khoa Thiên Tâm (trên đường Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội) có 2 bác sĩ người Trung Quốc được đăng ký hành nghề. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, Bộ trưởng Bộ Y tế phải giật mình vì cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế ở đây quá nghèo nàn, không đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh.

Tại đây, đoàn kiểm tra cũng phát hiện hàng loạt sai phạm tại Phòng khám Đa khoa Thiên Tâm do bác sĩ Lê Quang Sơn phụ trách phòng khám.

Cụ thể, phòng khám này không có biển hiệu, quầy đón tiếp trống trơn; trang thiết bị hạn chế, cũ kĩ, thậm chí phòng xét nghiệm sinh hoá không có máy, nhân viên hiện đang “nghỉ ốm”; quảng cáo trị liệu bằng phương pháp tần số điện leep nhưng máy “đắp chiếu”; nội dung quảng cáo vượt quá phạm vi cho phép như khám nam khoa, xét nghiệm nội tiết tố nam, nữ...

Đáng lưu ý, phòng khám có dịch vụ phụ sản và kế hoạch hoá gia đình, nhưng dịch vụ nạo phá thai tại đây chưa được đăng ký, không có xô xử lý dụng cụ sau khi làm thủ thuật, nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao.

Phòng khám có 2 bác sĩ người nước ngoài tuy nhiên qua kiểm tra, đoàn phát hiện 2 bác sĩ này đều không có “lưu bút” trong bất cứ sổ sách, hồ sơ, đơn thuốc nào.

Ông Đặng Văn Chính, Chánh Thanh tra Bộ Y tế gay gắt: “Điều này là vi phạm quy chế chuyên môn. Đúng quy định, bác sĩ phải ghi chép bệnh án, chỉ định xét nghiệm, kê đơn và ký vào văn bản, sau đó phiên dịch mới dịch sang tiếng Việt và lưu lại cả 2 bản. Nếu bác sĩ không ghi chép thì lúc xảy ra tai biến lấy gì làm bằng chứng?”.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, khám chữa bệnh mà không có sổ sách là không thể chấp nhận được.

“Dụng cụ lèo tèo, máy xét nghiệm không có, cơ sở vật chất nhếch nhác, bác sĩ nước ngoài không ghi bệnh án, chống nhiễm khuẩn cũng không đạt mà bệnh nhân vẫn dám đến đây khám chữa bệnh thì quả là... dũng cảm”, Bộ trưởng Tiến nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội, vào cuối năm ngoái, phòng khám này đã xử phạt 120 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 4,5 tháng do thực hiện dịch vụ kỹ thuật quá phạm vi chuyên môn được cấp phép và mới được mở trở lại chưa lâu.

Tại buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, nếu để Bộ đi thẩm định thì sẽ không thể cấp giấy phép cho phòng khám như thế này. Bộ trưởng cho biết sắp tới sẽ chỉ đạo các Sở Y tế chấm điểm cơ sở y tế tư nhân theo 83 tiêu chí như đang áp dụng với bệnh viện công lập.

Được biết, trong tuần sau, Bộ Y tế sẽ đi kiểm tra một số cơ sở y tế tư nhân tại TP.HCM.

 

Bộ trưởng Y tế phản ứng việc liệt kê 'số ca ung thư do thực phẩm bẩn'

http://giaoducthoidai.vn/thoi-su/bo-truong-y-te-phan-ung-viec-liet-ke-so-ca-ung-thu-do-thuc-pham-ban-3191366-l.html

Theo báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội, 5 năm qua, qua kiểm tra đối với hơn 54.750 lượt hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã phát hiện hơn 9.000 hộ vi phạm. Về con số bệnh ung thư có nguyên nhân từ thực phẩm không an toàn, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng: Cần phải xem xét lại một cách thận trọng, nếu không người dân sẽ hoang mang, lo sợ.

Chiều 20/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào báo cáo kết quả giám sát tối cao của Quốc hội về chuyên đề “Việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) giai đoạn 2011-2016”.

Đại diện đoàn giám sát của Quốc hội trình bày báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho biết, qua giám sát tại 21 tỉnh/ thành với số lượng 210.000 cơ sở khảo sát cho thấy, công tác đảm bảo ATTP đã có bước chuyển biến tích cực, hoạt động quản lý ATTP của các Bộ ngành, địa phương đã được tăng cường.

Dù vậy, bộ máy quản lý ATTP còn một số bất cập, tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm diễn ra khá nghiêm trọng. Việc kiểm soát ATTP với các mặt hàng rau củ quả, thịt, giết mổ gia súc gia cầm vẫn còn yếu, hàng thực phẩm nhập lậu khó kiểm soát, trong khi hoạt động thanh tra, kiểm tra còn thụ động, xử lý vi phạm chưa kiên quyết...

“Trong giai đoạn giám sát, toàn quốc đã nghi nhận 1.007 vụ ngộ độc thực phẩm với 30.395 người mắc, 25.617 người nhập viện và 164 người chết. Kết quả kiểm tra rau, quả tươi sống giai đoạn 2011 -2016 cho thấy tỷ lệ tồn dư hóa chất vượt ngưỡng cho phép là hơn 8,4%; kiểm tra đối với hơn 54.750 lượt hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã phát hiện hơn 9.000 hộ vi phạm” – ông Phan Xuân Dũng nêu rõ.

Tiếp tục trình bày báo cáo, ông Phan Xuân Dũng nêu: “Bệnh ung thư mỗi năm có khoảng 70.000 người chết và hơn 200.000 ca phát hiện mới, trong đó có nguyên nhân thực phẩm không an toàn và 286 vụ không xác định được nguyên nhân gây ngộ độc (chiếm tỷ lệ 26,6%)”.

Góp ý vào báo cáo giám sát, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bày tỏ cơ bản đồng tình với những kết quả giám sát. Riêng con số bệnh ung thư có nguyên nhân từ thực phẩm không an toàn thì Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng: Báo cáo của Đoàn giám sát cần phải xem xét lại một cách thận trọng, nếu không người dân sẽ hoang mang, lo sợ.

“Thông tin này trước đó cũng đã có lần nêu ra, chúng tôi đã mời các chuyên gia trong và ngoài nước làm rõ. Bộ Y tế đã có thông báo hiện nay nguyên nhân gây ung thư hàng đầu là các bệnh nhiễm trùng cấp tính và mãn tính, ví dụ viêm gan B, viêm gan C…" - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói.

Chia sẻ với Bộ trưởng Bộ Y tế về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng cho rằng, bệnh ung thư có nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không chỉ có thực phẩm không an toàn.

Cũng góp ý vào báo cáo này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đặt câu hỏi: “tại sao người dân lại trồng “rau hai luống”, nuôi “lợn hai chuồng”? và cho rằng, đó là do tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa tốt, xử phạt chưa nghiêm nên người dân vẫn cố tình vi phạm.

 

BHXH VN lên tiếng việc chi trả BHYT với trường hợp KCB ngoài giờ

http://www.nguoiduatin.vn/bhxh-vn-len-tieng-viec-chi-tra-bhyt-voi-truong-hop-kcb-ngoai-gio-hc-a322416.html

Phía BHXH vẫn chấp nhận chi trả BHYT cho các cơ sở KCB ngoài giờ hành chính nhưng phải thực hiện đúng quy định của liên bộ Y tế - Tài chính, thông báo cho tổ chức BHXH và bổ sung vào hợp đồng KCB.

Trường hợp nào khi khám ngoài giờ vẫn được chi trả BHYT?

Mới đây, BHXH Việt Nam đã đề nghị xuất toán hoặc tạm thời chưa thanh toán một số khoản kinh phí với lý do cơ sở khám chữa bệnh “vượt” định mức mà bộ Y tế quy định. Mức khám bình quân/bác sĩ/ngày (8 giờ làm việc) được áp dụng cho từng hạng bệnh viện.

Trong khi đó, bộ Y tế cho rằng, việc cơ quan BHXH các tỉnh/thành phố sử dụng định mức tại các quyết định của bộ Y tế để kiểm soát chi phí và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT cho các cơ sở KCB là chưa đúng quy định về thanh toán chi phí KCB theo luật BHYT và Thông tư liên tịch số 37.

Trước những thông tin này, PV báo Người Đưa Tin đã có buổi trao đổi với ông Lê Văn Phúc – Phó trưởng Phụ trách ban Thực hiện Chính sách BHYT (BHXH Việt Nam).

Ông Phúc cho biết, trong thời gian qua, một số cơ sở KCB vẫn khám ngoài giờ hành chính, phía BHXH vẫn chấp nhận thanh toán nhưng phải thực hiện đúng quy định của liên bộ, thông báo cho tổ chức BHXH và bổ sung vào hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh trước khi thực hiện.

Đồng thời, người có BHYT tới khám chữa bệnh được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi quyền lợi, cơ sở y tế có trách nhiệm bảo đảm nhân lực, điều kiện chuyên môn và công khai khoản chi phí...

Đặc biệt, những cơ sở y tế tư nhân thuê các bác sĩ làm việc trong những ngày lễ, ngày nghỉ cũng phải đảm bảo các bác sĩ đó trong một năm không được làm thêm quá 200 giờ theo quy định của luật Lao động.

“Tất cả chiếu theo quy định của bộ Y tế, bộ Tài chính. Chúng tôi kiểm soát chi phí theo quy trình chuyên môn kỹ thuật của bộ Y tế để đảm bảo chất lượng KCB”, ông Phúc khẳng định.

Đánh giá tình hình thực hiện dịch vụ KCB tại cơ sở KCB các tuyến

Chia sẻ về việc một số cơ sở KCB tuyến dưới bị từ chối thanh toán BHYT đối với cơ sở KCB thực hiện các kỹ thuật tuyến trên, ông Phúc cho biết, cơ sở KCB đó thực hiện kỹ thuật tuyến trên phải đảm bảo các yêu cầu: Dịch vụ kỹ thuật phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt được thực hiện tại cơ sở, có nhân lực đảm bảo đúng chứng chỉ hành nghề, chỉ định thực hiện đúng người đúng bệnh thì vẫn được thanh toán BHYT.

Tuy nhiên, khi bàn về việc thực hiện định mức kinh tế kỹ thuật trong giá dịch vụ KCB, ông Phúc cũng trao đổi:

Hiện nay, việc thực hiện quy trình KCB, dịch vụ kỹ thuật cho người bệnh BHYT tại một số địa phương như Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Bình... cho thấy có sự chệnh lệch rất lớn giữa thực tế sử dụng của cơ sở KCB với định mức nhân lực, thời gian, thuốc, vật tư y tế (VTYT) được xây dựng làm cơ sở tính giá dịch vụ do bộ Y tế quy định như: găng tay, kim châm cứu, giấy in kết quả siêu âm, dịch lọc thận nhân tạo, bơm kim tiêm, cáp nối máy điện tim số lượt khám bình quân/bàn khám/ngày, thời gian để thực hiện dịch vụ kỹ thuật...

Điều này chưa đúng với quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC. Theo đó, thanh toán theo giá dịch vụ là phương thức thanh toán dựa trên chi phí của thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kĩ thuật y tế được sử dụng cho người bệnh tại cơ sở y tế.

Để minh chứng cho ý trên, ông Phúc đưa ra dẫn chứng: "Theo báo cáo của BHXH Nghệ An, tại bệnh viện Đa khoa TP.Vinh có bàn khám thực hiện đến 180 bệnh nhân/bàn khám/ngày. Qua kiểm toán chi KCB BHYT năm 2015 tại bệnh viện Đa khoa Thái Bình cho thấy: Số lượng găng tay sử dụng thực tế cho tất cả các dịch vụ kỹ thuật của toàn viện chỉ bằng 30% so với định mức găng tay được tính trong 02 dịch vụ khám bệnh và ngày giường bệnh, số tiền chênh lên tới 1,2 tỉ đồng; tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Thái Bình, số kim châm cứu thực tế sử dụng chỉ bằng 5% số kim châm cứu theo định mức, số tiền chênh lệch lên tới 1,7 tỉ đồng...".

Phúc đáp lại Công văn số 1294/BYT-KH-TC ngày 17/3 của bộ Y tế gửi BHXH Việt Nam, phía BHXH Việt Nam cho rằng, việc quy định định mức vừa là cơ sở để xây dựng giá dịch vụ KCB, đồng thời là tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng dịch dụ.

Do đó, BHXH Việt Nam cũng đưa ra đề nghị đối với phía bộ Y tế:

Thứ nhất, tổ chức rà soát, đánh giá tình hình thực tế thực hiện dịch vụ KCB tại cơ sở KCB các tuyến để xem xét sửa đổi định mức kinh tế - kỹ thuật, bảo đảm bù đắp chi phí thực tế thực hiện dịch vụ; thống nhất thu hồi về quỹ BHYT đối với phần chi phí chênh lệch vật tư y tế chưa sử dụng hết theo định mức.

Thứ 2, có quy định về tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ KCB, bảo đảm mức chi trả gắn liền với chất lượng dịch vụ. Hướng dẫn cụ thể về mức chênh lệch tối đa giữa phần vật tư y tế chưa sử dụng hết do tiết kiệm so với định mức kinh tế - kỹ thuật theo quy định trong trường hợp cơ sở tiết kiệm vật tư y tế khi cung ứng dịch vụ KCB.

Thứ 3, bộ Y tế chỉ đạo sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các bệnh viện, cơ sở KCB thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 06CT-BYT ngày 29/3/2016 của Bộ trưởng bộ Y tế về việc tăng cường chất lượng dịch vụ KCB khi thực hiện điều chỉnh, thống nhất giá dịch vụ KCB BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình chuyên môn, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tại cơ sở KCB các tuyến.

“Ai cũng có cái khó của riêng mình, cơ quan BHXH được Chính phủ giao quản lý nguồn quỹ BHYT cũng chịu rất nhiều áp lực, làm sao để sử dụng nguồn quỹ còn khiêm tốn thật hiệu quả, trong khi đó quyền lợi người có BHYT được mở rộng, nhiều kỹ thuật mới được áp dụng: Cơ sở KCB cũng muốn vừa KCB tốt cho người bệnh vừa tăng thu nhập cho nhân viên y tế nên nhiều chi tiêu chưa thực sự hợp lý. Việc tăng mức đóng BHYT rất khó khăn, vấn đề ở đây chúng ta phải chung tay, phải tiết kiệm và chi tiêu hiệu quả nguồn quỹ BHYT hiện có”, ông Phúc nói.

 

Kỷ luật bác sĩ không chịu làm giám đốc bệnh viện huyện

http://danviet.vn/y-te/ky-luat-bac-si-khong-chiu-lam-giam-doc-benh-vien-huyen-763718.html

Bác sĩ Tăng Xuân Đỉnh bị Sở Y tế Cà Mau kỷ luật sau gần bốn tháng không chịu nhận quyết định điều động đến huyện làm giám đốc bệnh viện.

Trao đổi với Zing.vn sáng 21/4, ông Trần Hồng Quân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết Sở Y tế đã báo việc xử lý kỷ luật bác sĩ Tăng Xuân Đỉnh vào một ngày trước.

Sở Y tế Cà Mau đã ra quyết định cảnh cáo về mặt chính quyền và đề nghị Đảng ủy khối Dân chính đảng Cà Mau kỷ luật ông Đỉnh về mặt Đảng.

Hiện bác sĩ Đỉnh là Phó bí thư Đảng ủy Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau. Gần bốn tháng trước, ngày 30/12/2016, Sở Y tế Cà Mau triển khai quyết định phân công ông Đỉnh (khi đó là Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cà Mau) làm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Cái Nước, nhưng bác sĩ này không nhận quyết định điều động của tổ chức.

"Không nhận quyết định phân công của Sở Y tế thì ông Đỉnh không còn là Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cà Mau từ lúc đó", ông Quân nói.

Cùng với việc điều động ông Đỉnh, Sở Y tế Cà Mau đã đưa bác sĩ Bùi Đức Văn (nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Cái Nước) làm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, thay cho bác sĩ Lưu Anh Tài xin nghỉ theo nguyện vọng cá nhân.

Bệnh viện Đa khoa Cà Mau hiện không chỉ có chuyện của ông Đỉnh mà còn xảy ra nhiều sai phạm tài chính. Một tháng trước, UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu Sở Y tế và 3 cơ quan chức năng chỉ đạo xử lý sai phạm này theo kết luận của Thanh tra Sở Y tế, báo cáo lên UBND tỉnh trước ngày 29/4.

Theo UBND tỉnh Cà Mau, bệnh viện tỉnh này tồn tại nhiều vấn đề về tài chính. Cụ thể , không đưa chứng từ xuất kho (năm 2012, 2013) với số tiền hơn 27 tỷ đồng vào quyết toán; sử dụng vật tư y tế không qua đấu thầu dẫn đến bảo hiểm xã hội tỉnh từ chối thanh toán gần 8 tỷ đồng.

Bệnh viện Đa khoa Cà Mau còn được cho là tạm ứng chi tăng thu nhập, phúc lợi, khen thưởng cho người lao động khi chưa cân đối được nguồn với số tiền hơn 12 tỷ đồng; không thu hồi tạm ứng cá nhân của người lao động trong thời gian dài với số tiền gần 1,5 tỷ đồng.

Riêng tiền thuốc và vật tư y tế, bệnh viện này nợ đối tác lên trên 54,7 tỷ đồng, mất quỹ tiền mặt gần 400 triệu đồng.

 

Ăn bánh tét, hàng chục người ngộ độc phải cấp cứu

http://danviet.vn/y-te/an-banh-tet-hang-chuc-nguoi-ngo-doc-phai-cap-cuu-763753.html

Vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra tại thôn Phú Môn, xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Đại diện Trung tâm Y tế thị xã Hương Thủy cho biết đến trưa 21.4 vẫn còn 19 bệnh nhân điều trị tại khoa Lây - Lao và khoa Nội nhi của trung tâm. Trong số những người bị ngộ độc có 3 em nhỏ, tất cả đều trú cùng thôn Phú Môn, xã Lộc An.

Hầu hết bệnh nhân đều nhập viện từ sáng 20.4. Sau gần 1 ngày điều trị tích cực các bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, tuy nhiên vẫn còn nhiều bệnh nhân đuối sức cần ít ngày nữa mới phục hồi sức khỏe.

Ông Hoàng Nhất Minh, 41 tuổi, một trong những bệnh nhân bị ngộ độc đang điều trị tại Trung tâm Y tế thị xã Hương Thủy, cho biết đội âm công có khoảng 30 người và 30 người đều được tang chủ tặng cho một người một đòn bánh tét. Phần lớn những người ăn bánh đều bị đau bụng, một số nhập viện cấp cứu, số khác tự đi mua thuốc uống và nghỉ dưỡng tại nhà. “Tôi nhận đòn bánh từ trưa nhưng đến tối mới cắt ăn sau đó thì ngộ độc. Do một đòn bánh có nhiều người ăn nên trong làng cũng có ít nhất 40 người bị ngộ độc”, ông Minh thông tin.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Vỹ, Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Hương Thủy, cho biết phần lớn các bệnh nhân đều nhập viện với triệu chứng đau bụng, đi cầu nhiều. “Chúng tôi nhận định bước đầu bệnh nhân bị ngộ độc thức ăn và nhiễm khuẩn đường ruột. Sau hơn 1 ngày điều trị tích cực hiện sức khỏe các bệnh nhân phục hồi tốt, không còn nguy hiểm đến tính mạng. Nhân đây chúng tôi cũng khuyến cáo bà con cần ăn chín uống sôi và cẩn trọng hơn với các thức ăn tập thể vào mùa nóng”, bác sĩ Vỹ nói.

Ngay trong sáng 21.4 Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cử cán bộ chuyên trách về xã Lộc An và Trung tâm Y tế Hương Thủy để điều tra, nắm tình hình vụ ngộ độc tập thể nói trên. Bác sĩ Nguyễn Đình Lập, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc cho hay trung tâm đã cử đoàn tìm hiểu nguyên nhân vụ ngộ độc, đồng thời tiến hành thu thập mẫu để phân tích đánh giá và có hướng xử lý tiếp theo.

 

Đà Nẵng: Phạt nặng cơ sở sản xuất nem, chả sử dụng hàn the

http://infonet.vn/da-nang-phat-nang-co-so-san-xuat-nem-cha-su-dung-han-the-post225918.info

Ngày 21/4, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Đà Nẵng đã ban hành quyết định xử phạt cơ sở sản xuất nem, chả của bà Nguyễn Thị Kim Bảo số tiền 35 triệu đồng và đình chỉ hoạt động của cơ sở này trong 03 tháng.

Trước đó, ngày 5/4, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Đà Nẵng (Sở NN-PTNT Đà Nẵng) phối hợp với Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm Đà Nẵng (Sở Y tế Đà Nẵng) và Phòng Kinh tế quận Hải Châu tiến hành thanh tra đột xuất cơ sở sản xuất nem, chả của hộ bà Nguyễn Thị Kim Bảo (282/3C Trưng Nữ Vương, quận Hải Châu).

Đoàn kiểm tra đã lấy 01 mẫu chả thịt gửi phòng kiểm nghiệm được chỉ định để kiểm tra hàn the. Kết quả thử nghiệm phát hiện mẫu chả thịt (loại chả que) có chứa chất hàn the nằm ngoài danh mục được phép sử dụng để chế biến thực phẩm theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BYT ngày 15/6/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn về quản lý phụ gia thực phẩm.

Căn cứ Khoản 4 Điều 6 Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm về an toàn thực phẩm, ngày 21/4, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Đà Nẵng đã ban hành Quyết định 81/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở sản xuất nem chả của bà Nguyễn Thị Kim Bảo số tiền 35 triệu đồng và đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm của cơ sở trong 03 tháng theo quy định pháp luật.

Trước đó, ngày 20/4, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Đà Nẵng cũng đã công bố rộng rãi danh sách 29 cơ sở sản xuất, kinh doanh bị xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm trong quý I/2017. Cơ sở bị xử phạt ít nhất là 300.000 đồng, cá biệt có cơ sở bị xử phạt đến 16,65 triệu đồng do vi phạm nhiều hành vi (Cơ sở sản xuất chả an toàn Phương Hiệp ở Số 12, Đồng Bài 3, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng). 

Trong 29 cơ sở bị xử phạt, chiếm phần lớn là các cơ sở sản xuất nem, chả; các lò mổ, kinh doanh động vật… Các hành vi vi phạm chủ yếu là sản xuất hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng; sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; giết mổ động vật ở địa điểm không được cấp phép; không thực hiện quy định về điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật; kinh doanh thịt heo không có dấu kiểm soát giết mổ…

Dịp này, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Đà Nẵng cũng công bố danh sách 112 cơ sở được kiểm tra, xếp loại, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm tính đến ngày 31/3; danh sách 355 tàu cá công suất trên 90 CV được kiểm tra, xếp loại về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tính đến ngày 31/3.

 

Áp trần viện phí cho người không có thẻ BHYT

http://infonet.vn/ap-tran-vien-phi-cho-nguoi-khong-co-the-bhyt-post225916.info

Từ 1/6, người không có thẻ BHYT đi khám bệnh sẽ áp giá trần viện phí mới.

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư số 02/2017/TT-BYT Quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm Y tế (BHYT) trong các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong một số trường hợp.

Thông tư này điều chỉnh giá viện phí với những người chưa tham gia bảo BHYT, hoặc có thẻ nhưng đi khám chữa bệnh hoặc sử dụng các dịch vụ không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT (không bao gồm đi khám tại các khoa khám tự nguyện, theo yêu cầu).

Thông tư này áp dụng cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập, người bệnh chưa tham gia BHYT, người có thẻ BHYT nhưng khi khám chữa bệnh hoặc sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT.

Theo đó, mức tối đa khung giá dịch vụ khám chữa bệnh gồm: chi phí trực tiếp như thuốc, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế để thực hiện các dịch vụ khám chữa bệnh, chi phí về điện nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường, chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ dụng cụ…; Chi phí tiền lương gồm tiền lương ngạch bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp, phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật…

Từ ngày 1/6 tới đây, các cơ sở y tế sẽ chính thức áp dụng giá dịch vụ y tế mới bao gồm hơn 1.900 dịch vụ y tế, bao gồm: Mức giá tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh kiểm tra sức khoẻ; dịch vụ ngày giường điều trị; dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm…

Theo khung giá này, giá khám bệnh tại bệnh viện hạng đặc biệt là 39.000 đồng, tại bệnh viện hạng 2 là 35.000 đồng, hạng 3 là 31.000 đồng đồng; hạng 4 và trạm y tế xã: 29.000 đồng. Một số thủ thuật, phẫu thuật cũng được điều chỉnh tăng giá khoảng 20- 30% so với mức giá hiện hành.

Cơ quan có thẩm quyền (Bộ Y tế, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh…) quyết định mức giá cụ thể nhưng không được vượt quá mức giá tối đa khung giá của thông tư này. Mức giá này gồm các chi phí trực tiếp (thuốc men, dịch truyền, hoá chất, vật tư tiêu hao…); chi phí tiền lương.

Giá ngày giường được tính mỗi người trên một giường, nằm ghép hai chỉ được thu tối đa 50%, nằm ghép từ 3 trở lên chỉ được thu tối đa 30%. Trường hợp nằm trên băng ca, giường gấp tạm thời áp dụng mức giá ngày giường cho nằm ghép 2.

Thời gian thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh do cơ quan có thẩm quyền quyết định

Ngoài ra, thông tư này cũng bổ sung giá của 35 dịch vụ chưa được BHYT chi trả như: dịch vụ thẩm mỹ, thay răng giả, trợ thính, điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ... Với những dịch vụ này, người có thẻ BHYT vẫn áp giá như người không có thẻ BHYT bởi các dịch vụ này chưa được Quỹ BHYT chi trả.

Theo Bộ Y tế, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này để tạo sự bình đẳng giữa người có thẻ BHYT và người không có thẻ, nhằm khuyến khích người dân tham gia BHYT. Hiện nay theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số người tham gia BHYT đạt 82% dân số, như vậy vẫn còn 18% dân số chưa tham gia BHYT.

Thông tư này không áp dụng đối với các dịch vụ khám chữa bệnh trong các trường hợp sau: Đơn vị góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo quy định của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh công lập và thực hiện giá dịch vụ theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích lũy; Cơ sở khám chữa bệnh hoạt động theo mô hình doanh nghiệp do đơn vị sự nghiệp công vay vốn để đầu tư, hợp tác đầu tư theo Nghị quyết của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế; Cơ sở khám chữa bệnh đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

 

Tổng công ty thiết bị Y tế Việt Nam (VINAMED): Tham gia góp vốn xây dựng khối 1 khu điều trị Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM

http://suckhoedoisong.vn/tong-cong-ty-thiet-bi-y-te-viet-nam-vinamed-tham-gia-gop-von-xay-dung-khoi-1-khu-dieu-tri-benh-vien-nhi-dong-1-tphcm-n130622.html

Ngày 18/4/2017, Tổng Công ty Thiết bị Y tế Việt Nam (VINAMED), Công ty đầu tư tài chính nhà nước TPHCM (HFIC) và CTCP Đầu tư xây dựng An Điền (ANDIENCO) đã ký thỏa thuận hợp tác

Ngày 18/4/2017, Tổng Công ty Thiết bị Y tế Việt Nam (VINAMED), Công ty đầu tư tài chính nhà nước TPHCM (HFIC) và CTCP Đầu tư xây dựng An Điền (ANDIENCO) đã ký thỏa thuận hợp tác. Theo đó, liên danh này sẽ lập đề xuất dự án, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, tham gia lựa chọn nhà đầu tư và thực hiện đầu tư Dự án Xây dựng khối 01 – Khu khám và điều trị dịch vụ của Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM. Đây là bước đi mới và đột phá của Vinamed, sau khi chuyển đổi mô hình thành công ty cổ phần. Chúng tôi đã phỏng vấn ông Phạm Quang Huy, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Thiết bị y tế Việt Nam về bước phát triển mới này.

PV: Thưa ông, kể từ sau khi chuyển sang mô hình hoạt động mới, Tổng công ty thiết bị Y tế Việt Nam đã cải tổ mạnh mẽ như nào?

Ông Phạm Quang Huy: Tiền thân của Tổng công ty là Cục Vật tư và Xây dựng cơ bản - Bộ Y tế. Ngày 20/5/1985, HĐBT đã ban hành Nghị định số 139-HĐBT về việc chuyển Cục Vật tư và Xây dựng cơ bản thành Tổng công ty Trang thiết bị và Công trình y tế thuộc Bộ Y tế. Ngày 2/5/1996, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 720/BYT-QĐ thành lập Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam trên cơ sở của Tổng công ty Trang thiết bị và Công trình y tế. Thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, ngày 15/12/2015 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2265/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Phương án cổ phần hóa chuyển Công ty TNHH một thành viên Tổng Công ty thiết bị y tế Việt Nam thành Công ty cổ phần, theo đó vốn điều lệ là 88 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 20% vốn điều lệ, cổ phần bán ưu đãi cho Người lao động trong doanh nghiệp chiếm 0.2% vốn điều lệ; cổ phần bán đấu giá công khai là 3.522.800 cổ phần chiếm 40.03% vốn điều lệ; cổ phần bán cho Nhà đầu tư chiến lược chiếm 39.77% vốn điều lệ.

Từ năm 2000, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam đã triển khai công tác đổi mới và phát triển doanh nghiệp bằng hình thức chuyển các doanh nghiệp thành viên thành công ty cổ phần.  Năm 2007 là năm chuyển đổi cơ bản của Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam từ mô hình Tổng công ty nhà nước sang mô hình đa dạng hóa sở hữu. Tất cả các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty đã thực hiện cổ phần hóa và chuyển thành công ty cổ phần. Ngày 12/7/2016  Tổng Công ty Thiết bị y tế Việt Nam – CTCP (Vinamed) chính thức chuyển thành loại hình doanh nghiệp Công ty cổ phần. Cùng với bộ máy lãnh đạo, quản trị mới, Tổng Công ty bắt đầu có những bước chuyển mình đáng kể. Song song với việc tái cấu trúc bộ máy, tái cơ cấu sở hữu tại các đơn vị thành viên, mô hình hoạt động Tổng công ty có những thay đổi khác biệt, theo hướng Tổng Công ty sẽ tập trung vào các lĩnh vực: Sản xuấtcác sản phẩm phục vụ y tế; phân phối các thiết bị y tế; tư vấn và xây dựng y tế, các giải pháp công nghệ trong y tế đặc biệt là giải pháp PACS, và Đầu tưtrong lĩnh vực y tế.

PV: Theo ông, việc Vinamed chính thức tham gia gốp vốn xây dựng bệnh viện, quyết định đến giá trị của thương hiệu mở ra sự phát triển tương lai của Tổng công ty như thế nào?

Ông Phạm Quang Huy: Như chúng ta đều biết, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM, hiện nay đang rất quá tải. Cơ sở vật chất của bệnh viện được xây dựng trên 50 năm, trong đó nguồn vốn đầu tư dài hạn cho Bệnh viện rất hạn chế. Việc đầu tư nâng cấp bệnh viện theo hình thức xã hội hóa và đối tác công tư PPP là giải pháp được lãnh đạo TP Hồ Chí Minh khuyến khích thực hiện. Bám sát định hướng chiến lược của Tổng Công ty, VINAMED cùng Công ty đầu tư tài chính Nhà nước TPHCM (HFIC) và Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng An Điền (ANDIENCO) đã thống nhất thành lập liên danh lập đề án báo cáo Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt xây dựng khu khám, điều trị dịch vụ Bệnh viện Nhi đồng I theo hình thức PPP. Ngày 18/4/2017 vừa qua, trở thành ngày ghi dấu ấn của VINAMED, khi HFIC, VINAMED và ANDIENCO đã ký thỏa thuận hợp tác nhằm mục đích góp vốn để lâp đề xuất dự án, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, tham gia lựa chọn nhà đầu tư và thực hiện đầu tư Dự án Xây dựng khối 1 – khu khám và điều trị dịch vụ của Bệnh viện Nhi đồng 1. Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến khoảng 750 tỷ đồng.

PV: Vì sao VINAMED, chọn đầu tư hợp tác vào lĩnh vực xây dựng bệnh viện mà không phải ngành khác để dòng vốn được quay vòng nhanh hơn?

Ông Phạm Quang Huy: Như tôi đã nói ở trên, đầu tư xây dựng bệnh viên và các dịch vụ khám chữa bệnh lưu động là một trong những lĩnh vực mà sau cổ phần hoá Tổng công ty chúng tôi đang nhắm tới. Việc đầu tư xây dựng bệnh viện phải có chiến lược dài hơi, không thể “sớm gieo, chiều gặt”. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà đầu tư lớn vẫn quan tâm đổ tiền vào xây dựng bệnh viện. Đầu tư xây dựng cơ sở phòng khám, bệnh viện vẫn được đánh giá là hoạt động mang lại sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu của Tổng Công ty và hơn hết đó là hoạt động mang lại giá trị lớn tác động trực tiếp đến cộng đồng!.

Việc đầu tư xây dựng khối 1 – Khu khám và điều trị dịch vụ của Bệnh viện Nhi đồng 1 theo hình thức đối tác công tư (PPP) là cần thiết và cấp bách góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ em TPHCM và các tỉnh lân cận.

Sự tham gia của VINAMED trong liên danh đánh dấu bước tiến mạnh mẽ trong hoạt động, mở ra một lĩnh vực mới, tạo uy tín trong ngành và chứng minh được sự thành công của việc cổ phần hóa. Cùng với sự hậu thuẫn của Bộ Y tế, ban lãnh đạo VINAMED sẽ tiếp tục nghiên cứu  và thực hiện các dự án đầu tư hiệu quả, tiềm năng cũng như tiếp tục tái cấu trúc các đơn vị thành viên hợp lý mang lại hiệu quả thực sự trong hoạt động của Tổng Công ty.

Sự tham gia của VINAMED trong liên danh đã đánh dấu bước tiến mạnh mẽ tronghoạt động, mở ra một lĩnh vực mới, tạo uy tín trong ngành và chứng minh đượcsự thành công của việc cổ phần hóa.

Cùng với sự ủng hộ của Bộ Y tế, ban lãnh đạo VINAMED sẽ tiếp tục nghiên cứu và thực hiện các dự án đầu tư hiệu quả, tiềm năng cũng như tiếp tục tái cấu trúc các đơn vị thành viên hợp lý mang lại hiệu quả thực sự trong hoạt động của Tổng Công ty.

 

Bảo hiểm y tế đột ngột dừng chi trả nhiều thuốc, bệnh nhân gặp nguy

http://nongnghiep.vn/bao-hiem-y-te-dot-ngot-dung-chi-tra-nhieu-thuoc-benh-nhan-gap-nguy-post192073.html

Kháng sinh Cefepim có tính quyết định với sinh mạng bệnh nhân thường trong 72 giờ đầu, tuy nhiên bảo hiểm y tế chỉ đồng ý thanh toán khi có kết quả kháng sinh đồ, tức sau khoảng 1 tuần.

Cefepim là thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 4, phổ rộng, có tác dụng quan trọng với nhiều trường hợp nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Nếu sử dụng thuốc này, bệnh nhân tốn trung bình khoảng 2-6 triệu đồng mỗi ngày. Thông thường bác sĩ phải áp dụng phác đồ "xuống thang", dùng thuốc liều cao ngay từ đầu, đợi có kết quả kháng sinh đồ sẽ giảm liều mới để đảm bảo an toàn cho tính mạng bệnh nhân.

Tuy nhiên theo quy định, bảo hiểm y tế chỉ thanh toán thuốc này khi có kết quả kháng sinh đồ xác định bệnh nhân nhiễm trùng nặng, tức đợi khoảng một tuần. "Nếu không dùng thuốc kịp thời, thường là trong 72 giờ đầu, vi khuẩn có thể tiết ra độc tố làm suy đa cơ quan, phủ tạng, nhiễm trùng toàn thân, nguy hiểm tính mạng", một bác sĩ tại TP HCM chia sẻ.

Với những bệnh nhân đủ điều kiện kinh tế để tự ch trả, bác sĩ giải thích và kê đơn cho dùng thuốc ngay từ đầu. Nhiều trường hợp không đủ tiền, bác sĩ phải tính đến những cách "đối phó" như hội chẩn liên viện, báo động đỏ... mới được bảo hiểm y tế thanh toán.

Kháng sinh thế hệ mới là giải pháp duy nhất trong nhiều trường hợp điều trị. "Nếu thuốc không có trong danh mục để sử dụng hiệu quả ngay từ đầu, quá trình điều trị sẽ kéo dài, tốn kém, không chỉ là gánh nặng cho bệnh nhân mà bảo hiểm y tế cũng sẽ chi trả tổng cộng có thể lớn hơn", bác sĩ này phân tích.

Hiện nhiều bệnh nhân có nguy cơ bỏ cuộc điều trị vì bảo hiểm chỉ chi trả thuốc theo hướng dẫn nhà sản xuất. Thông tư 40 của Bộ Y tế năm 2014 quy định: “Bảo hiểm y tế không thanh toán đối với trường hợp sử dụng thuốc không phù hợp với chỉ định đã đăng ký trong hồ sơ đăng ký thuốc đã được duyệt”. Do đó những thuốc được sử dụng không có trong chỉ định của tờ hướng dẫn sử dụng thuốc kèm theo hộp thuốc sẽ không được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán.

Tại TP HCM, nhiều loại thuốc bảo hiểm y tế vừa bị dừng thanh toán vì không có trong chỉ định điều trị của nhà sản xuất, trong khi thực tế bác sĩ sử dụng do cần thiết cho một số bệnh nhân.

Từ đầu tháng 4, hàng trăm gia đình bệnh nhi tại các viện nhi ở TP HCM đang điều trị hội chứng thận hư, lupus ban đỏ phải điêu đứng vì bảo hiểm y tế dừng thanh toán hai loại thuốc Mycophenolate mofetil và Tacrolimus. Khoảng 80% bệnh nhân bắt buộc phải dùng thuốc này mỗi ngày để duy trì sự sống. Gánh nặng điều trị mỗi tháng khoảng trên 5 triệu đồng, thay vì chỉ dưới 1 triệu đồng như trước khiến nhiều gia đình lao đao. Nhiều phụ huynh ở tỉnh đưa con đi khám định kỳ hàng tháng, bất ngờ nhận được thông báo bảo hiểm dừng chi trả 2 loại thuốc này, đành phải xin bác sĩ kê thuốc vài ngày, sau đó đưa con về nhà kiếm tiền rồi quay lại viện lấy thuốc tiếp.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 ví dụ, theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế thì phải sử dụng thuốc Gamma Globulin để trị bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên trong hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất thì lại không có điều trị bệnh này. Theo thông tư 40 thì bảo hiểm y tế không chi trả cho bệnh nhân khi bác sĩ dùng thuốc Gamma Globulin để trị bệnh tay chân miệng. Rất nhiều loại thuốc đặc trị các bệnh khác cũng trong tình trạng tương tự.

"Thông tư, hướng dẫn để ngăn bác sĩ dùng thuốc quá tay là đúng nhưng cần phải tìm hiểu thực trạng điều trị", bác sĩ Khanh nói. Việc kê đơn không thể phụ thuộc hoàn toàn vào hướng dẫn của nhà sản xuất mà phải theo phác đồ của Bộ Y tế, hội đồng khoa học, tùy đáp ứng của mỗi bệnh nhân, kinh nghiệm của bác sĩ...

Phó giáo sư Phạm Khánh Phong Lan, đại biểu Quốc hội, chuyên gia trong ngành dược cho biết vấn đề cần đặt ra ở đây là thuốc dù không có trong chỉ định điều trị của nhà sản xuất nhưng theo phác đồ, bác sĩ vẫn kê đơn điều trị một cách hiệu quả và bệnh nhân trả tiền bình thường. Vô hình chung điều này gây ra sự thiệt thòi, không công bằng giữa bệnh nhân có và không có bảo hiểm.

Theo bà Lan, việc cân đối để tránh vỡ quỹ bảo hiểm y tế là rất cần thiết nhưng phải bằng nhiều cách hợp lý hơn như xem lại kết cấu tài chính, nguồn thu, giảm cồng kềnh bộ máy quản lý... Điều khiến nhiều bác sĩ luôn trong tâm trạng thấp thỏm là cứ mỗi năm bảo hiểm y tế lại dừng thanh toán một vài loại thuốc, khiến việc điều trị bị ảnh hưởng rất lớn.

"Nếu bảo hiểm không thanh toán loại thuốc nào thì nên thực hiện ngay từ đầu, việc đột ngột dừng chi trả khiến cha mẹ nghèo bế con từ tỉnh xa xôi lên thành phố chữa bệnh không biết phải xoay trở ra sao, ảnh hưởng đến tính mạng con trẻ", phó giáo sư Phong Lan chia sẻ.

 

Hàng loạt sai phạm tài chính tại BVĐK tỉnh Cà Mau: Sở Tài chính đề nghị cung cấp hồ sơ quyết toán

http://dantri.com.vn/suc-khoe/hang-loat-sai-pham-tai-chinh-tai-bvdk-tinh-ca-mau-so-tai-chinh-de-nghi-cung-cap-ho-so-quyet-toan-20170421092230119.htm

Liên quan đến hàng loạt sai phạm tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, Sở Tài chính tỉnh này vừa đề nghị Sở Y tế cung cấp hồ sơ quyết toán của bệnh viện để làm cơ sở tham mưu UBND tỉnh xử lý.

Nguồn tin từ Sở Tài chính tỉnh Cà Mau xác nhận, ông Phan Hoàng Vũ (Phó Giám đốc Sở) đã ký công văn đề nghị Sở Y tế tỉnh Cà Mau cung cấp hồ sơ quyết toán của Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh này để có cơ sở tham mưu UBND tỉnh xử lý tình hình tài chính của bệnh viện.

Theo công văn, Sở Tài chính đề nghị cung cấp các loại hồ sơ quyết toán, gồm: Báo cáo tình hình nhập, xuất kho thuốc, hóa chất, vật tư y tế từ năm 2011 đến năm 2014, kèm theo biên bản kiểm kê hàng hóa tồn kho, biên bản thanh quyết toán Bảo hiểm y tế và Quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế; Thông báo xét duyệt quyết toán thu - chi ngân sách năm 2916; biên bản thanh, quyết toán Bảo hiểm y tế năm 2016, kèm theo báo nhập, xuất kho thuốc, hóa chất, vật tư y tế; Báo cáo tình tình thu - chi tài chính đến thời điểm cuối tháng 3/2017, kèm theo báo cáo nhập, xuất kho thuốc, hóa chất, vật tư y tế của Quý I/2017;…

Như Dân trí đã thông tin, thời gian qua, dư luận đặc biệt quan tâm về những “lùm xùm” trong vấn đề nhân sự và những khoản nợ được cho là “khủng” tại BVĐK tỉnh Cà Mau. Theo kết luận của cơ quan chức năng, bệnh viện này đã không đưa chứng từ xuất kho năm 2012 và 2013 với số tiền hơn 27 tỷ đồng vào quyết toán; sử dụng vật tư y tế không qua đấu thầu, dẫn đến Bảo hiểm xã hội tỉnh từ chối thanh toán gần 5 tỷ đồng; tạm ứng chi tăng thu nhập, phúc lợi, khen thưởng cho người lao động khi chưa cân đối được nguồn với số tiền hơn 12 tỷ đồng; không thu hồi tạm ứng cá nhân của người lao động trong thời gian dài với số tiền gần 1,5 tỷ đồng; thu nhập tạm ứng tiền của người bệnh có thẻ Bảo hiểm y tế không đúng quy định; nợ nhà cung cấp thuốc, vật tư y tế số tiền gần 55 tỷ đồng; mất quỹ tiền mặt gần 400 triệu đồng;...

Ngoài ra, BVĐK tỉnh Cà Mau còn sai phạm về số liệu xuất nhập thuốc, vật tư y tế không trùng khớp, không quản lý tài sản theo quy định, không lập phiếu thu theo dõi tạm ứng;…

Về vấn đề “lùm xùm” trong bố trí nhân sự, vào cuối tháng 12/2016, Sở Y tế tỉnh Cà Mau triển khai các quyết định điều động ông Tăng Xuân Đỉnh (Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Cà Mau) về làm Giám đốc BVĐK khu vực Cái Nước (huyện Cái Nước); ông Bùi Đức Văn (Giám đốc BVĐK khu vực Cái Nước) về làm Giám đốc BVĐK tỉnh Cà Mau.

Tuy nhiên, ông Tăng Xuân Đỉnh từ chối nhận quyết định trên vì cho rằng ông đang yêu cầu đến cơ quan chức năng giải quyết nhiều vấn đề bất cập xảy ra ở BVĐK tỉnh Cà Mau nhưng chưa được xử lý dứt điểm.

Điều bất thường là sau khi triển khai quyết định cho thôi giữ chức vụ Giám đốc BVĐK tỉnh đối với ông Lưu Anh Tài chưa được bao lâu, thì cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau lại bất ngờ công khai những sai phạm về tài chính với khoảng nợ “khủng” gây xôn xao dư luận.

 

Thành phố Vinh sẽ có thêm 1 bệnh viện đa khoa

http://baonghean.vn/kinh-te/201704/thanh-pho-vinh-se-co-them-1-benh-vien-da-khoa-2801945/

Bệnh viện đa khoa Trường Đại học y khoa Vinh có cấu trúc phù hợp với một bệnh viện quy mô 200 - 250 giường, bố trí đủ các khu chức năng theo quy định của Bộ Y tế.

Đó là một trong những nội dung quan trọng được UBND tỉnh Nghệ An nhất trí thông qua tại phiên họp thường kỳ tháng 4.

Mở đầu phiên họp chiều nay, lãnh đạo sở NN&PTNT trình bày đề án sắp xếp, đổi mới các công ty TNHH MTV: Đầu tư phát triển chè, cà phê cao su, nông công nghiệp 3/2.

Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND tỉnh xem xét, trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy phương án sắp xếp, đổi mới 03 doanh nghiệp theo hình thức Cổ phần hóa, nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối, cụ thể như sau: Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Chè: Cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ tỷ lệ 35% cổ phần. Công ty TNHH MTV Cà phê cao su: Cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ tỷ lệ 35% cổ phần. Công ty TNHH MTV Nông công nghiệp 3/2: Phát hành thêm cổ phiếu để thực hiện cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ tỷ lệ 30% cổ phần.

Tại cuộc họp, ý kiến các đại biểu phân tích nhà nước có nên nắm giữ cổ phần chi phối hay không, tỷ lệ cổ phần bán cho nhà đầu tư bao nhiêu là hợp lý…

Theo đồng chí Lê Xuân Đại – Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cổ phần hoá là để đa dạng hoá các hình thức sở hữu, nâng cao năng lực điều hành để hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn. Do đó, nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối và cần tăng tỷ lệ vốn góp để hấp dẫn nhà đầu tư hơn.

Cũng với quan điểm đó, ý kiến nhiều đại biểu cho rằng tỷ lệ nhà nước nắm giữ 30-35% là hợp lý vì với tỷ lệ đó vẫn có thể phủ quyết các vấn đề quan trọng, nhất là liên quan đến đất đai.

Kết luận nội dung này, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường cơ bản đồng tình với đề án sắp xếp, đồng thời đề nghị Sở NN&PTNT tiếp thu ý kiến các đại biểu để bổ sung phương án, hoàn chỉnh nội dung đề án trình BTV Tỉnh uỷ trong phiên họp tới.

Tiếp đó, Hiệu trưởng trường ĐH Y khoa Vinh trình bày Đề án thành lập Bệnh viện đa khoa Trường Đại học Y khoa Vinh. Bệnh viện được xây dựng trong khuôn viên nhà trường, cấu trúc phù hợp với một bệnh viện quy mô 200 - 250 giường, bố trí đủ các khu chức năng theo quy định của Bộ Y tế; đảm bảo điều kiện vô trùng, các điều kiện vệ sinh môi trường và triển khai kỹ thuật chuyên môn theo quy định của pháp luật.

Về số lượng và cơ cấu hiện nay, cơ bản đáp ứng với quy mô của một bệnh viện đa khoa tuyến huyện, đạt tiêu chuẩn hạng III quy mô 100 giường bệnh, đến năm 2020 phấn đấu nâng quy mô lên 200 giường bệnh.

Bệnh viện là đơn vị sự nghiệp có thu, hạch toán độc lập, tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên.

Kết luận nội dung này, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường cho rằng việc thành lập Bệnh viện trường ĐHYK Vinh là phù hợp với chủ trương và định hướng chiến lược công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong giai đoạn hiện nay; Phù hợp với quy hoạch phát triển của nhà trường, của tỉnh. Tuy nhiên, cùng với việc thành lập bệnh viện, Trường ĐH y khoa Vinh cần tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, đưa bệnh viện đi vào hoạt động hiệu quả.

Trên cơ sở ý kiến các đại biểu dự họp, Chủ tịch UBND tỉnh nhất trí thông qua thành lập Bệnh viện đa khoa, đề nghị Trường ĐH Y khoa Vinh hoàn thiện đề án, trình BTV Tỉnh uỷ thông qua.

Cũng trong chiều nay, UBND tỉnh nghe và cho ý kiến về kết quả 3 năm thực hiện đề án phát triển Đài PT-TH Nghệ An ngang tầm Đài PT-TH khu vực, giai đoạn 2014- 2020; Dự thảo Kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017-2020.

 

Người bệnh vẫn “chê” trạm y tế

http://infonet.vn/nguoi-benh-van-che-tram-y-te-post225919.info

Tại Hội nghị giao ban công tác khám chữa bệnh quý 1/2017 cho thấy, số lượt đến khám chữa bệnh tại các trạm y tế lại tiếp tục giảm.

BS Nguyễn Thị Thoa, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ Y – Sở Y tế TP.HCM cho biết, số lượt khám chữa bệnh trong quý 1/2017 của toàn thành phố tăng 7,4% so với cùng kỳ với 7,1 triệu lượt.

Điều đáng ghi nhận là phân bố tỉ lệ số lượt khám chữa bệnh giữa các khối cơ sở khám chữa bệnh có sự thay đổi nhẹ. Nếu như tỉ lệ phân bố số lượt đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện thành phố giảm 1%, khối phòng khám đa khoa giảm gần 0,5% và trạm y tế giảm 1%, thì ngược lại, các bệnh viện quận, huyện lại tăng gần 2% so với cùng kỳ.

Điều này thể hiện rõ tác dụng của chính sách liên thông khám chữa bệnh BHYT tuyến huyện, đồng thời cũng chứng minh những nỗ lực nâng cao năng lực chuyên môn kỹ thuật và chất lượng phục vụ của các bệnh viện quận, huyện.

Phân tích số liệu khám chữa bệnh trong quý 1/2017 cho thấy 20/23 bệnh viện quận, huyện đều có số lượt khám chữa bệnh tăng so với cùng kỳ, chỉ có 3 quận có số lượt giảm là quận 10, quận 3 và quận 7.

Tại các bệnh viện trong tình trạng quá tải, điều đáng ghi nhận là lần đầu tiên trong nhiều năm, số lượt đến khám chữa bệnh tại bệnh viện Nhi đồng 1 giảm nhẹ. Nếu như quý 1/2016 có 417.000 lượt thì quý 1/2017 giảm còn 396.000 lượt.

Tỷ lệ phân bố số lượt khám chữa bệnh tại trạm y tế tiếp tục giảm đòi hỏi ngành y tế cần đẩy mạnh việc nhân rộng những mô hình mới nhằm tạo niềm tin và thu hút người dân đến khám chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế như triển khai Phòng khám đa khoa vệ tinh của bệnh viện quận, huyện đặt tại trạm y tế và triển khai đổi mới hoạt động khám chữa bệnh tại trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình.

Được biết sắp tới, thành phố sẽ triển khai thí điểm xã hội hoá hoạt động khám chữa bệnh tại trạm Y tế theo mô hình đối tác công – tư nhằm nâng cao đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và nguồn nhân lực cho trạm Y tế.

 

Chủ tịch Quốc hội: Thực phẩm bẩn khiến cuộc sống không yên bình

http://dantri.com.vn/chinh-tri/chu-tich-quoc-hoi-thuc-pham-ban-khien-cuoc-song-khong-yen-binh-20170421065423766.htm

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phân trần, nguyên nhân gây ung thư hàng đầu với người Việt không phải do thực phẩm bẩn. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận định, mức độ nguy hại của thực phẩm bẩn ngày càng nhiều, làm người ta cảm thấy cuộc sống không yên bình…

Đây là những quan điểm khác nhau được đưa ra tại phiên thảo luận của UB Thường vụ Quốc hội chiều ngày 20/4 về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016.

3,3 triệu cuộc kiểm tra, chỉ 1 vụ rượu độc được khởi tố

Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội nêu nhiều nhận định, con số. Tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm diễn ra khá nghiêm trọng, là một thách thức lớn. Trong thời gian này, toàn quốc ghi nhận hơn 1.000 vụ ngộ độc với gần 31.000 người mắc, 25.600 người phải nhập viện, 164 người chết.

Bệnh ung thư mỗi năm có khoảng 70.000 người chết và hơn 200.000 ca phát hiện mới, trong đó có nguyên nhân thực phẩm không an toàn và còn 268 vụ không xác định được nguyên nhân gây ngộ độc (chiếm tỷ lệ 26,6%).

Quản lý an toàn thực phẩm đối với rau, quả, thịt, sản phẩm thịt tươi sống, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật còn là khâu yếu. Kết quả kiểm nghiệm rau quả trong giai đoạn 2011-2016 cho thấy, tỷ lệ tồn dư hoá chất vượt ngưỡng cho phép là gần 8,5%. Phần lớn lượng gia súc, gia cầm tiêu thụ được giết mổ tại các cơ sở nhỏ lẻ, tình trạng chung là không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ…

Theo Đoàn giám sát, hàng nhập khẩu tiểu ngạch, buôn lậu qua biên giới vẫn diễn ra, rất khó kiểm soát. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2016, hàng trăm tấn phụ gia, thực phẩm từ Trung Quốc không rõ nguồn gốc được nhập lậu vào Việt Nam. Điển hình là vụ thu giữ 4,2 tấn phụ gia tại Hạ Long, Quảng Ninh đúng 1 năm trước.

“Trong các lô hàng thu giữ có rất nhiều hàng là chất phụ gia, hương liệu có độ độc cao, chuyên dùng để tẩm ướp thực phẩm đã phân huỷ thành thực phẩm tươi sống, tẩy mùi thối, giữ màu…” – báo cáo giám sát mô tả.

Tình trạng vi phạm quy định về an toàn thực phẩm cũng được đánh giá chung là khá phổ biến, trong nhiều loại hình kinh doanh thực phẩm. An toàn thực phẩm có lúc, có nơi đã đến mức báo động. Báo cáo của Bộ Nông nghiệp cho thấy, 5 năm qua, có gần 680.000 cơ sở được kiểm tra vi phạm quy định (chiếm 20,5%). Con số rất cao đó cũng vẫn chưa phản ánh hết tất cả các vi phạm về an toàn thực phẩm trong thực tế.

Còn số liệu báo cáo từ 48 tỉnh thành thì thể hiện, trong tổng số hơn 408.000 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, chỉ có 33,6% thuộc diện phải cấp chứng nhận đủ điều kiện hoạt động. Tỷ lệ như vậy là rất thấp.

Trong khi đó, việc kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về ant oàn thực phẩm đã được triển khai đồng bộ, quyết liệt, nghiêm minh hơn trước nhưng công tác này vẫn còn thụ động, chưa đảm bảo tính răn đe.

Trong 5 năm, có hơn 150.000 đoàn thanh, kiểm tra liên ngành được thành lập, kiểm tra được trên 3,3 triệu cơ sở, phát hiện gần 680.000 cơ sở vi phạm (tương đương 20,3%). Dù vậy, theo thống kê của Bộ công an, trong thời gian đó, chỉ có 1 vụ việc được khởi tố hình sự, 9 vụ khác được đề nghị truy tố.

Giữa rất nhiều nguyên nhân chỉ ra, nhiều yếu tố chủ quan được tập trung phân tích, như một số cán bộ, công chức, viên thức thực thi công vụ còn chưa nghiêm, có biểu hiện né tránh, ngại va chạm, thậm chí có dấu hiệu “bảo kê”, bao che của một số cán bộ thực thi công vụ.

Lực lượng thanh tra hiện còn quá mỏng, việc xử lý vi phạm còn chưa nghiêm, mặc dù số vi phạm là nhiều, có nhiều vụ nghiêm trọng xong việc xử phạt không tương xứng với mức độ vi phạm. Số vụ việc được xử lý hình sự quá ít so với mức độ nghiêm trọng xảy ra, không tạo sức răn đe đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong an toàn thực phẩm.

"Ung thư, chết nhiều không phải do thực phẩm"

Báo cáo thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Công an – Thượng tướng Lê Quý Vương thì thông tin, trong 5 năm, con số xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này được thống kê là trên 13.000 vụ việc, trong đó, riêng lực lượng công an xử lý hơn 8.000 vụ.

1 vụ việc duy nhất được khởi tố hình sự về đúng tội danh “vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm” (Điều 244), đó chính là vụ sản xuất rượu methadol gây ngộ độc làm chết 4 người, 3 bị can bị khởi tố. Còn 90 vụ khác được đề nghị truy tố là ở các tội danh liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm như tội sản xuất hàng giả…

Tướng Vương cũng phân tích thêm những khó khăn khiến việc xử lý hình sự các vi phạm trong lĩnh vực này khó khăn. Trước hết, Điều 244 quy định điều kiện để xử lý các đối tượng là hành vi vi phạm phải gây thiệt hại, hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa có hướng dân cụ thể hoá để định lượng mức độ nên việc xác định chứng cứ ban đầu rất khó khăn.

Sau nữa, theo quy định, với hành vi này, đòi hỏi về công tác giám định rất lớn, cần giám định xem chất gây độc trong thực phẩm là gì rồi giám định tiếp trên nạn nhân xem người bị hại có đúng là vì chất tìm được trên thực phẩm không. Mà các chất độc thì người sử dụng nhiễm phải nhưng hậu quả có thể nhiều ngày sau mới đến, như vụ rượu độc ở Hà Giang, những người uống sau 2-3 ngày mới bùng phát dấu hiệu ngộ độc, tử vong. Việc chứng minh quan hệ nhân quả như thế cũng không dễ gì.

Cơ bản đồng tình với báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát tối cao nhưng Bộ trưởng Y tế Nguyễn Kim Tiến cũng giải thích, hiện nay, nguyên nhân hàng đầu gây ung thư là các bệnh nhiễm trùng cấp tính, mãn tính như viêm gan B, viêm gan C… gây ra.

“Nói ung thư là do thực phẩm bẩn, giờ ăn gì cũng sợ, ăn gì cũng ung thư thì không đúng, gây hoang mang không đáng có” – Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh.

Chốt lại vấn đề, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận định, nguy cơ về sức khoẻ do thực phẩm không an toàn là một thực tế, mới hôm qua vừa có thêm một người chết vì rượu cồn công nghiệp, những vụ ngộ độc lớn, tập thể diễn ra hàng ngày cũng rất nhiều. Cơ quan quản lý nhà nước cố gắng nhiều nhưng chưa đạt được kết quả như mong đợi.

“An toàn thực phẩm ngày nay là mối quan tâm rất lớn của người dân khi mức độ nguy hại của thực phẩm bẩn ngày càng nhiều hơn. Nó làm người ta cảm thấy cuộc sống không yên bình, có quá nhiều mối đe doạ xung quanh, ngay cả từ chuyện ăn uống” – Chủ tịch Quốc hội dẫn báo cáo độc lập của Ngân hàng thế giới (WB) về vấn đề này để lưu ý, Việt Nam đã đi đầu trong khu vực, xây dựng được hệ thống khung pháp lý khá đầy đủ với lĩnh vực này, hạn chế lớn nhất cần tập trung khắc phục là khâu tổ chức thực hiện.

Tán thành phân tích, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị làm nổi bật hơn nữa nhận định về tình hình vì nội dung nêu ra trong dự thảo nghị quyết chưa tương xứng với độ nóng của chủ đề. Theo ông Lưu, cần nhấn mạnh một nguyên nhân chính là xây dựng hệ ý thức xã hội, để không còn hiện tượng mỗi gia đình có 2 luống rau, 2 chuồng lợn, chuồng gà phân biệt để dùng cho gia đình hay để bán.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu chỉ rõ trong dự thảo Nghị quyết những địa chỉ trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành, địa phương để xảy ra nhiều việc vi phạm.

 

Không có thẻ BHYT, viện phí có thể tăng gấp 4 lần

http://infonet.vn/khong-co-the-bhyt-vien-phi-co-the-tang-gap-4-lan-post225930.info

Từ ngày 1/6 tới, giá viện phí mới với bệnh nhân chưa có thẻ BHYT sẽ được áp dụng theo đó chi phí có dịch vụ tăng tới 4 lần.

Tăng tiền khám bệnh và giường

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 02/2017/TT-BYT quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (KCB) không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở KCB của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí KCB trong một số trường hợp.

Theo đó, thông tư quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (KCB) không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở KCB của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí KCB trong một số trường hợp.

Mức giá hơn 1.900 dịch vụ y tế, bao gồm: Mức giá tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh kiểm tra sức khoẻ; dịch vụ ngày giường điều trị; dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm… được áp dụng tại cơ sở khám chữa bệnh nhà nước, người bệnh chưa tham gia BHYT, người bệnh có thẻ BHYT nhưng đi khám bệnh, chữa bệnh hoặc sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT.

Ông Lê Văn Phúc - Phó trưởng Ban phụ trách Ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) cho biết, mức giá tối đa được quy định tại thông tư này cũng tương đương với giá đã ban hành cho nhóm bệnh nhân có BHYT theo các hạng bệnh viện. Việc tăng giá lần này chủ yếu tập trung vào tăng giá khám bệnh và giá giường nằm.

Cụ thể, tiền khám bệnh đã tăng gấp 4 lần ở phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã; tăng 2 lần ở bệnh viện hạng 1 và hạng 2. Theo quy định mới, tiền khám tối đa (bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương) ở BV hạng đặc biệt và BV hạng 1 là 39.000 đồng/lượt; hạng 2 là 35.000 đồng/lượt; hạng 3 là 31.000 đồng/lượt và BV hạng 4/PKĐK khu vực, trạm y tế xã là 29.000 đồng/lượt.

Giá tối đa dịch vụ ngày điều trị hồi sức tích cực tại BV hạng đặc biệt là 677.100 đồng; BV hạng 1 là 632.200 đồng; BV hạng 2 là 568.900 đồng. Đối với ngày giường bệnh hồi sức cấp cứu, chống độc, các mức tương ứng là: 362.800 đồng/ngày, 335.900 đồng/ngày, 279.100 đồng/ngày; tại BV hạng 3 là 245.700 đồng/ngày và BV hạng 4 là 226.000 đồng/ngày...

Giá ngày giường điều trị chỉ được tính cho 1 người/giường điều trị; trường hợp nằm ghép 2 người/giường thì chỉ được thu tối đa 50%. Trường hợp nằm ghép từ 3 người trở lên, thì chỉ được thu tối đa 30%. Trường hợp người bệnh nằm trên băng ca, giường gấp thì tạm thời áp dụng mức giá 50% theo từng loại chuyên khoa đã được quy định tại Thông tư…

Ngoài ra một số thủ thuật, phẫu thuật cũng được điều chỉnh tăng giá khoảng 20- 30% so với mức giá hiện hành và tương đương giữa nhóm có BHYT và không có BHYT. Trong đó, có những dịch vụ có chi phí rất cao. Ví dụ với chụp PET/CT chi phí tối đa lên tới hơn 20 triệu đồng; chi phí PET/CT mô phỏng xạ trị gần 21 triệu đồng.

Không có BHYT sẽ rất tốn kém

Theo ông Lê Văn Phúc, trước khi Bộ Y tế ban hành Thông tư 02/2017/TT-BYT, còn khoảng 20% người chưa có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh vẫn được thanh toán theo Thông tư 04/2012/TTLT-BYT-BTC của lên Bộ Tài chính – Y tế.

So với giá dịch vụ y tế cũ chỉ cấu thành trên 3 yếu tố nên người dân khi bị bệnh sẵn sàng chi trả theo giá dịch vụ mà không cần tham gia BHYT nhưng lần áp giá trần này chi phí tăng rất lớn.

Ông Lê Văn Phúc đưa ra ví dụ, khi người dân đi khám bệnh ở phòng khám đa khoa, giá là 29.000 còn giá cũ là 7.000. Khi người dân đi khám mà có BHYT sẽ được BHYT thanh toán 80%, còn người dân đồng chi trả hơn 4.000. Nếu theo giá cũ người dân cũng chỉ phải thanh toán 7.000 nên nhiều người suy nghĩ không cần tham gia BHYT.

Nếu người dân không may bị bệnh, nhất là bệnh nặng, nhiều dịch vụ y tế, nhất là với những dịch vụ kỹ thuật cao thì chi phí sẽ rất lớn.

Theo quy định tại mức giá mới này, những bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo như điều trị ung thư hay thực hiện các kỹ thuật cao trong điều trị mà không có BHYT thì chi phí rất lớn. Ví dụ như điều trị ung thư tiền liệt tuyến bằng hạt phóng xạ I-125 có chi phí tối đa là 15.090.000 đồng, chụp PET/CT có giá hơn 20 triệu đồng, chi phí xạ phẫu bằng Cyber Knife là hơn 20 triệu đồng, xạ phẫu bằng Gamma Knife là hơn 28 triệu đồng, xạ trị bằng X Knife là hơn 28 triệu đồng….

Thông tư cũng quy định rõ mức giá của phẫu thuật nội soi robot dành cho các bệnh nhân không có BHYT.

Cụ thể, phẫu thuật nội soi robot điều trị các bệnh lý về gan mật: hơn 84 triệu đồng; phẫu thuật nội soi robot điều trị các bệnh lý lồng ngực: hơn 90 triệu đồng; phẫu thuật nội soi robot điều trị các bệnh lý tiết niệu: gần 80 triệu đồng; phẫu thuật nội soi robot điều trị các bệnh lý tiêu hóa, ổ bụng: hơn 96 triệu đồng.

Còn với chi phí giường bệnh, việc nằm hồi sức tích cực cũng là gánh nặng nếu bệnh nhân không có BHYT. Chỉ cần nằm điều trị khoảng mười ngày, chi phí đã lên khoảng gần 10 triệu đồng. Còn khi có thẻ BHYT, người bệnh được thanh toán theo mức mà BHYT quy định.

Theo ông Lê Văn Phúc, việc điều chỉnh giá cho nhóm đối tượng này sẽ tạo công bằng hơn trong việc thực hiện chính sách chung để tạo sự bình đẳng giữa người có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT trong chi trả chi phí cho bệnh viện.

Ông Lê Văn Phúc nhấn mạnh, cùng với các giải pháp khác như tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT, hỗ trợ cho người dân mua thẻ BHYT, nâng cao chất lượng KCB,… thì việc tăng giá dịch vụ y tế theo Thông tư 02/2017/TT-BYT sẽ góp phần thúc đẩy người dân tham gia BHYT, tiến tới thực hiện BHYT toàn dân.

 

Phẫu thuật thành công cho bé 16 tháng tuổi mắc bệnh tim

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170421/phau-thuat-thanh-cong-cho-be-16-thang-tuoi-mac-benh-tim/1302216.html

Ngày 21-4, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện thành công ca phẫu thuật cho bệnh nhi 16 tháng tuổi bị dị tật tim bẩm sinh.

Đây là lần đầu tiên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh thực hiện ca phẫu thuật tim cho bệnh nhi nhỏ tuổi với sự hỗ trợ của chuyên gia hàng đầu về can thiệp tim mạch từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Trước đó, ngày 19-4, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhi Tạ Trà M. (16 tháng tuổi, trú tại phường Cao Thắng, TP Hạ Long.

Các bác sĩ đã kiểm tra và chẩn đoán bé bị thông liên thất, là bệnh tim bẩm sinh hay gặp nhất sau dị tật bẩm sinh ở van động mạch chủ.

Theo các chuyên gia, trẻ bị dị tật này thường chậm lớn và có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được xử trí sớm

Sau khi họp bàn, ekip mổ với sự hỗ trợ của chuyên gia hàng đầu về can thiệp tim mạch PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, phó giám đốc Trung tâm tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tiến hành phẫu thuật tim cho bệnh nhi.

Kỹ thuật được sử dụng là bít thông liên thất bằng dụng cụ qua da. Sau ca mổ, bé đang tiếp tục được theo dõi và điều trị tích cực.

 

Tiếp tục giảm tỷ lệ tử vong ở mẹ và con

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170421/tiep-tuc-giam-ty-le-tu-vong-o-me-va-con/1302129.html

PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã phát biểu như vậy tại Hội nghị khoa học “Thai kỳ nguy cơ cao và chẩn đoán trước sinh” được Bệnh viện Hùng Vương tổ chức vào ngày 21-4.

Hiện nay, tỷ lệ người mẹ bị tử vong ở Việt nam là 65/100.000 ca sinh sống. Theo một bác sĩ sản khoa, với tỷ lệ này mỗi ngày tại Việt Nam có 2 bà mẹ bị tử vong khi sinh con.

Nguyên nhân khiến bà mẹ tử vong là do bà mẹ bị băng huyết sau sinh và cao huyết áp, thuyên tắc mạch…

PGS Tăng Chí Thượng cho rằng các bệnh viện sản phụ khoa bổ sung được các kỹ thuật tiên tiến, cập nhật vào các quy trình chẩn đoán và điều trị thai kỳ nguy cơ cao và chẩn đoán trước sinh, hướng dẫn và hỗ trợ cho cho các bệnh viện tuyến dưới thì tỷ lệ tử vong mẹ và con sẽ tiếp tục được cải thiện trong thời gian tới.

Ngoài ra, để tăng khả năng cứu sống các sản phụ không may bị biến chứng của thai kỳ nguy cơ cao, cần có sự phối kết hợp hiệu quả giữa các bệnh viện với nhau, ngay cả những bệnh viện không có khoa Sản.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang