Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 22/9/2017

  • |
T5g.org.vn - Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 Kế hoạch Hành động quốc gia về phòng, chống kháng thuốc; Báo động tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam; Sẽ giám sát bán thuốc kháng sinh bằng camera tại các nhà thuốc; Sốt rét kháng thuốc từ Campuchia lan sang Việt Nam; Muỗi Wolbachia “khắc tinh” muỗi truyền bệnh SXH: Sắp được thả vào đất liền; ...

 

Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 Kế hoạch Hành động quốc gia về phòng, chống kháng thuốc

http://moh.gov.vn/news/pages/tinhoatdongv2.aspx?ItemID=2239

Ngày 21/09/2107 tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 Kế hoạch Hành động quốc gia về phòng, chống kháng thuốc.

Tham dự buổi lễ có PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế; GS.TS.Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế; TS. Kidong Park Trưởng địa diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam. Đại diện lãnh đạo một số Vụ, Cục, Văn phòng, đơn vị thuộc/ trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường các chuyên gia, các nhà khoa học trong nước và quốc tế. Các cơ quan thông tấn báo đài Trung ương, Hà Nội dự và đưa tin.

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế: Thuốc kháng sinh ra đời từ những năm đầu của thập kỷ 40, là bước ngoặt lớn trong lịch sử y học nhân loại. Kháng sinh giúp cứu sống hàng triệu người mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn như lao, viêm phổi, bạch hầu, viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết.  Tuy nhiên do quá trình chọn lọc tự nhiên của vi khuẩn cũng như việc sử dụng kháng sinh không đúng của con người như dùng không đủ liều, quá liều, không phù hợp với căn nguyên gây bệnh và lạm dụng kháng sinh trong y tế, trong nông nghiệp là một trong nhiều nguyên nhân làm gia tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh. Chi phí y tế, tác động kinh tế, xã hội cũng như gánh nặng bệnh tật và tử vong do kháng thuốc ngày càng tăng.

Tình trạng kháng thuốc kháng sinh gây tác động lớn đến nền kinh tế, sự phát triển chung của xã hội không chỉ riêng đối với Việt Nam mà còn tác động đến tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay

Tại Hội nghị các nước G20, Bộ Y tế Việt Nam cũng đã góp phần tích cực cho chương trình nghị sự của Hội nghị trong đó có phòng, chống kháng thuốc. Việt Nam đã hưởng ứng mạnh mẽ lời kêu gọi trên và là một trong 6 nước đầu tiên trong khu vực châu Á Thái Bình Dương đã xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020 với sự tham gia của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đối với Việt Nam, sự cam kết đa ngành này được thể hiện trong “Văn bản thỏa thuận cam kết đa ngành về phòng, chống kháng thuốc” được ký kết vào tháng 6/2015 giữa Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức quốc tế (WHO, FAO, OUCRU) và các đối tác phát triển (Mỹ, Nhật Bản, Anh, …)

Theo báo cáo toàn cầu về kháng thuốc năm 2014 của Tổ chức Y tế thế giới được tổng hợp từ 114 quốc gia trên khắp các khu vực cho thấy: người bệnh phải nằm viện lâu hơn và tỷ lệ tử vong tăng lên ở tất cả các nhóm tuổi. Tại Châu Âu: số ngày nằm viện tăng 2,5 triệu ngày, tỷ lệ tử vong 25.000 người/năm, Thái Lan, tăng hơn 3,2 triệu ngày nằm viện và tử vong 38.000 người/năm, ở Mỹ khoảng 2 triệu người mắc bệnh nhiễm khuẩn và tử vong 23.000 người/năm. Điều này tác động đến kinh tế, xã hội hết sức to lớn (ở Mỹ chi phí trực tiếp hơn 20 tỷ đô la/năm và chi phí gián tiếp hơn 30 tỷ đô la/năm) đặc biệt ở các nước nghèo, kém phát triển.

Báo cáo tại Hội nghị, PGS.TS.Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh: thời gian qua, Bộ Y tế cùng các Bộ liên quan đã  phối hợp triển khai Kế hoạch hành động quốc gia và Văn bản thỏa thuận cam kết đa ngành về phòng, chống kháng thuốc. Các kết quả đạt được như: tổ chức định kỳ tuần lễ truyền thông Phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam vào tháng 11 hằng năm; xây dựng hệ thống giám sát kháng thuốc tại các cơ sở khám, chữa bệnh; ban hành và khởi động đề án kiểm soát kê đơn và kháng thuốc theo đơn; tăng cường sử dụng thuốc an toàn hợp lý hiệu quả; hoàn thiện các quy chế chuyên môn, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị; quy trình kỹ thuật trong khám, chữa bệnh….

Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và môi trường cùng các đối tác phát triển là WHO, FAO, CDC, OCCRU….đang  tổ chức rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh Kế hoạch hành động quốc gia phòng chống kháng thuốc từ nay đến năm 2020 (Kế hoạch năm 2013 mới chỉ có sự tham gia của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho phù hợp với tình hình thực tế và phù hợp với văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời cụ thể hóa vào chương trình kế hoạch hàng năm của từng Bộ, Ban ngành, các đơn vị từ Trung ương đến địa phương.

Cũng tại Hội nghị, TS. Kidong Park Trưởng địa diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam đánh giá: Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới đánh giá cao về những nỗ lực và đóng góp của Việt Nam cho công cuộc phòng, chống kháng thuốc chung trên toàn thế giới. Việt Nam là một trong 6 nước đầu tiên thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương đã xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng thuốc. Hiện nay WHO và FAO đang nỗ lực hỗ trợ các bộ, ngành liên quan của Việt Nam trong thực hiện kế hoạch hành động phòng chống kháng thuốc kháng sinh

Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc tích cực của các Bộ, ngành liên quan, các tổ chức xã hội nghề nghiệp cùng với sự tham gia tích cực của người dân, cán bộ y tế, cán bộ chuyên môn, chắc chắn công cuộc kháng thuốc của Việt Nam chắc chắn sẽ thu được kết quả tích cực.

Ngày 21/6/2013, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2174/QĐ-BYT về Kế hoạch động quốc gia về phòng chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013-2020 với mục tiêu: Nâng cao nhận thức của cộng đồng và cán bộ y tế về kháng thuốc; Tăng cường, hoàn thiện hệ thống giám sát quốc gia về sử dụng kháng sinh và kháng thuốc; Bảo đảm cung ứng đầy đủ các thuốc có chất lượng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân;Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý ; Tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn; Tăng cường sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn trong trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.

Ngày 24/6/2015, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển ở Việt Nam đã cùng nhau ký kết Văn bản thỏa thuận đa ngành về Phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 2803/QĐ-BNN-TY ngày 07/07/2016 về “Kế hoạch quản lý và giám sát nguyên liệu kháng sinh nhập khẩu để sản xuất thuốc thú y giai đoạn 2016-2020”; Ban hành lộ trình cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi với mục đích kích thích sinh trưởng (tại Thông tư 06/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ NN&PTNT); Ban hành lộ trình cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi với mục đích phòng bệnh cho động vật (Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản); Thực hiện giám sát tồn dư hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;

Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng kháng sinh trong chăn nuôi và NTTS giai đoạn 2017-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 2625/QĐ-BNN-TY ngày 21/6/2017.... Các Bộ Công thương, Bộ Tài Nguyên & Môi trường đã vào cuộc triển khai các hoạt động cụ thể trong phòng chống kháng thuốc.

Sau 4 năm triển khai Kế hoạch hành động quốc gia và 2 năm triển khai Văn bản thỏa thuận cam kết đa ngành về phòng, chống kháng thuốc đã đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng:

Triển khai hoạt động truyền thông và mít tinh về kháng sinh và kháng thuốc vào tháng 11 hằng năm.

Xây dựng các Văn bản pháp quy (Thông tư hướng dẫn hoạt động xét nghiệm vi sinh trong bệnh viện) tài liệu chuyên môn (hướng dẫn sử dụng kháng sinh, hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng), thiết lập mạng lưới giám sát kháng thuốc,…

Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế về kỹ thuật vi sinh, quản lý sử dụng kháng sinh,…

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng được Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý sử dụng kháng sinh và phòng, chống kháng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Bộ Công thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã bước đầu triển khai được một số hoạt động.

 

Báo động tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam

http://cand.com.vn/y-te/Bao-dong-tinh-trang-khang-thuoc-khang-sinh-o-Viet-Nam-459046/

“Việc sử dụng kháng sinh không đúng của con người như dùng không đủ liều, quá liều, không phù hợp với căn nguyên gây bệnh…và lạm dụng kháng sinh trong y tế, trong nông nghiệp, là một trong nhiều nguyên nhân làm gia tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Chi phí y tế, tác động kinh tế, xã hội cũng như gánh nặng bệnh tật và tử vong do kháng thuốc ngày càng tăng.”

Đây thông tin được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đưa ra tại hội nghị sơ kết giai đoạn 1 Kế hoạch Hành động quốc gia về phòng chống kháng thuốc, do Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), Bộ Công thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tại Hà Nội ngày 21-9.

Báo cáo toàn cầu về kháng thuốc năm 2014 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) được tổng hợp từ 114 quốc gia cũng chỉ ra: Người bệnh phải nằm viện lâu hơn và tỷ lệ tử vong tăng lên ở tất cả các nhóm tuổi.

Tại châu Âu, số ngày nằm viện tăng 2,5 triệu ngày, tỷ lệ tử vong 25.000 người/năm, Thái Lan  tăng hơn 3,2 triệu ngày nằm viện và tử vong 38.000 người/năm, ở Mỹ khoảng 2 triệu người mắc bệnh nhiễm khuẩn và tử vong 23.000 người/năm.

Điều này tác động đến kinh tế, xã hội hết sức to lớn (ở Mỹ chi phí trực tiếp hơn 20 tỷ đô la/năm và chi phí gián tiếp hơn 30 tỷ đô la/năm) đặc biệt ở các nước nghèo, kém phát triển.

Ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết: Thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới. Vấn đề kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam ngày càng trầm trọng với nhiều vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh.

Tình trạng kháng thuốc kháng sinh gây tác động lớn đến nền kinh tế, sự phát triển chung của xã hội.

Một cuộc khảo sát ở nhiều nước cho thấy khoảng 1/4 số bệnh nhân được dùng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng cấp tính tại cộng đồng không tuân thủ đầy đủ liệu trình. Nhiều người dùng liều thấp hơn hoặc chỉ dùng trong thời gian ngắn không đủ liệu trình. Mà việc tự ý sử dụng thuốc sẽ gây ra nhiều tác hại bề bệnh tật, tăng tỷ lệ nhập viện, tử vong...

Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là do việc lạm dụng kháng sinh kéo dài trong điều trị, lạm dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và trồng trọt.... tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc. Bên cạnh đó là do chủ sở hữu nhà thuốc muốn tăng doanh thu.

Người dân có thói quen tự mua thuốc, không khám bệnh để tránh sự phiền hà, tốn kém...cũng dẫn tới khó quản lý, kiểm soát, hậu kiểm với việc bán thuốc phải kê đơn.

Vì thế, hiện có tới 90% số kháng sinh được bán không cần kê đơn. Trong đó, chiếm 88% ở thành thị, 91% ở nông thôn. Kháng sinh chiếm 13,4% ở thành thị và 18,7% ở nông thôn trong tổng số doanh thu của cơ sở bán lẻ thuốc.

Theo ông Lương Ngọc Khuê, trong khi việc quản lý kê đơn nội trú được kiểm soát khá chặt chẽ bằng việc áp dụng kê đơn điện tử, giảm nhiều sai sót nhưng việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú vẫn chưa tốt.

Vì thế vẫn còn tình trạng kê đơn theo tên thương mại đối với trường hợp thuốc không có nhiều hoạt chất. Nội dung ghi hướng dẫn sử dụng thuốc còn sai sót, chưa đầy đủ về hàm lượng, liều dùng, đường dùng, thời điểm dùng; thông tin bệnh nhân chưa đầy đủ.

Việt Nam đã có nhiều văn bản quy định về bán thuốc kê đơn, trong đó các hành vi bán lẻ thuốc mà không có đơn thuốc đã bị nghiêm cấm, nhưng việc thực hiện của các cơ sở bán thuốc chưa nghiêm. Công tác hậu kiểm còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, chế tài xử phạt cũng còn nhẹ, không tác động được đến tình trạng bán thuốc không kê đơn. Ví dụ như, hành vi bán lẻ loại thuốc phải kê đơn mà không có đơn thuốc bị xử phạt từ 200.000-500.000 đồng; hành vi kê đơn thuốc không ghi đầy đủ, rõ ràng, không chính xác trong đơn chỉ bị xử phạt từ 1-2 triệu đồng.

 Nhận thức được hậu quả của việc kháng thuốc kháng sinh, Việt Nam đã là một trong 6 nước đầu tiên ở châu Á Thái Bình Dương  xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2013-2020. Sau 4 năm triển khai, công tác phòng, chống kháng thuốc đã có kết quả bước đầu. Việt Nam được WHO đánh giá cao về nỗ lực và đóng góp cho công cuộc phòng, chống kháng thuốc.

Kháng thuốc kháng sinh sẽ khiến việc điều trị không kết quả

Tuy nhiên, ông Lương Ngọc Khuê cho biết, ngành y tế vẫn đang nỗ lực trong phòng chống kháng thuốc để công tác điều trị đạt hiệu quả cao. Theo Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020 do Bộ Y tế phê duyệt ngày 7-9 vừa qua, đến năm 2020, việc bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc ở 100% quầy thuốc, nhà thuốc. Đề án này nhằm tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú và bán thuốc kê đơn, trong đó tập trung kiểm soát kê đơn kháng sinh và bán thuốc kháng sinh.

Để ngăn chặn tình trạng kháng thuốc trong chăn nuôi, đại diện Bộ NN&PTNT cho biết Bộ này cũng đã ban hành lộ trình cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi với các quy định: Không sử dụng kháng sinh trong thức ăn thủy sản; kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam và theo đơn của bác sỹ thú y có chứng chỉ hành nghề.

Chỉ được phép sử dụng tối đa 2 loại kháng sinh trong một sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng phải có bác sỹ thú y có chứng chỉ hành nghề. Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải ghi rõ tên và hàm lượng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngưng sử dụng trên bao bì hoặc tài liệu kèm theo.

 

Bộ trưởng Tiến: Người dân sắp không tự mua được kháng sinh

http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/suc-khoe-24h/bo-truong-tien-nguoi-dan-sap-khong-tu-mua-duoc-khang-sinh-400096.html

Bộ Y tế sẽ thí điểm giám sát mua bán thuốc bằng camera tại các nhà thuốc, tiến tới chấm dứt tình trạng mua kháng sinh không cần đơn vào năm 2020.

Tại hội nghị sơ kết giai đoạn 1 kế hoạch hành động quốc gia về phóng chống kháng thuốc sáng nay, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, tình trạng gia tăng các loại vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc kháng sinh đang trở lên rất báo động, không chỉ tại mỗi quốc gia mà là vấn đề toàn cầu.

Điều này kéo theo người bệnh phải nằm viện lâu hơn, tăng chi phí, tăng tỉ lệ tử vong ở tất cả nhóm tuổi. Như tại Châu Âu, số ngày nằm viện tăng thêm 2,5 triệu, thêm 25.000 người chết mỗi năm.

Tại Thái Lan, tăng hơn 3,2 triệu ngày nằm viện và tử vong 38.000 người/năm.

Ở Mỹ, khoảng 2 triệu người mắc bệnh nhiễm khuẩn và 23.000 người/năm tử vong, khiến quốc gia này tốn khoảng 50 tỷ USD mỗi năm.

Tại Việt Nam, sau 4 năm triển khai phòng chống kháng thuốc, dù chưa có số liệu cụ thể, song ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, 88% thuốc kháng sinh ở thành thị bán không cần đơn, con số này ở nông thôn là 91%.

Đáng lưu ý, càng ở BV tuyến dưới, tỉ lệ sử dụng thuốc kháng sinh càng cao.

Do lợi ích nhóm

Ông Khuê lý giải, BV tuyến huyện, tỉnh sử dụng nhiều kháng sinh vì phần lớn chưa có kháng sinh đồ, BS thường điều trị bao vây bằng nhiều loại thuốc, nhiều loại kháng sinh khác nhau.

Ngoài ra, nhiều chuyên gia tại hội nghị chỉ thêm rằng việc BS kê nhiều kháng sinh còn do chất lượng thuốc kháng sinh chưa tốt, do thiếu kinh nghiệm và do cả... lợi ích nhóm.

Trong nông nghiệp, Cục Thú Y cho biết, mỗi năm phát hiện hàng chục mẫu thuỷ sản nuôi, thịt gà, thịt lợn chứa dư lượng chất cấm, thuốc kháng sinh vượt ngưỡng cho phép.

 

Sẽ giám sát bán thuốc kháng sinh bằng camera tại các nhà thuốc

http://www.vietnamplus.vn/se-giam-sat-ban-thuoc-khang-sinh-bang-camera-tai-cac-nha-thuoc/467291.vnp

Kháng thuốc hiện không còn là vấn đề của mỗi quốc gia mà là của toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc kháng sinh.

Dự báo đến năm 2050, con số này sẽ tăng cao nếu không có những hành động phòng chống kịp thời.

Tại Việt Nam, trong nghiên cứu sàng lọc các bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy một con số đáng báo động khi có đến 30% trẻ có vi khuẩn kháng thuốc trong phân khi nhập viện.

Nhiều người dân tự ý mua thuốc

Hiện nay, việc phòng chống kháng thuốc còn gặp nhiều khó khăn do phổ biến tình trạng người dân khi bị ốm thường tự mua thuốc về uống, không theo chỉ định của bác sỹ. Mặc dù Bộ Y tế đã có thông tư quy định về mua thuốc theo đơn nhưng việc xử phạt dường như không khả thi.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết như vậy tại Hội nghị sơ kết giai đoạn 1 thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về phòng chống kháng thuốc diễn ra sáng 21/9, tại Hà Nội.

Người đứng đầu ngành y tế nhấn mạnh, tình trạng kháng thuốc gây tác động lớn đến nền kinh tế, sự phát triển chung của xã hội không chỉ riêng đối với Việt Nam mà còn tác động đến tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay.

Phó giáo sư Trần Minh Điển - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, trung bình mỗi ngày Bệnh viện Nhi Trung ương khám cho khoảng 3.000- 4.000 trẻ đến khám, điều trị nội trú cho 1.700 bệnh nhân. Trong số đó hầu hết đều là các bệnh nhi rất nặng: hơn 100 ca thở máy/ngày, hơn 200 ca thở oxy/ngày...

Đặc biệt, hầu hết các bệnh nhi nhập viện điều trị trong tình trạng có một trong các dụng cụ thiết bị y tế kèm theo và được chuyển đến từ rất nhiều bệnh viện ở các tỉnh khác nhau, chính vì đặc tính nặng như vậy nên tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện ở mức cao. Đây là điều đáng báo động.

Trong nghiên cứu sàng lọc các bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Nhi Trung ương có cấy phân, trong đó có đến 30% các em bé có vi khuẩn kháng thuốc trong phân khi nhập viện.

Hiện nay, rất nhiều bệnh nhi chuyển đến đã có nhiễm khuẩn từ tuyến dưới, do vậy tại Bệnh viện Nhi Trung ương có tình trạng vi khuẩn kháng thuốc ngay tại bệnh viện. Hàng ngày các bác sỹ phải xác định những ca bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện và đưa ra chiến lược điều trị thích hợp cho mỗi ca bệnh.

Phó giáo sư Điển cho hay, việc xử lý bệnh nhân có tình trạng kháng thuốc là vấn đề khó khăn vất vả cho các bác sỹ lâm sàng, các nhà vi sinh và các nhà kiểm soát nhiễm khuẩn.

“Chúng tôi phải có sự họp bàn phối hợp giữa các chuyên ngành trên để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho các em bé; đồng thời phải kết hợp theo dõi kháng sinh trong điều trị và xác định nồng độ thuốc kháng sinh trong máu của các em bé thì mới có thể mới vượt qua được tình trạng kháng thuốc này,” phó giáo sư Điển chỉ rõ.

Sẽ giám sát việc bán thuốc theo đơn bằng camera

Theo báo cáo toàn cầu về kháng thuốc năm 2014 của Tổ chức Y tế Thế giới được tổng hợp từ 114 quốc gia trên khắp các khu vực cho thấy người bệnh phải nằm viện lâu hơn và tỷ lệ tử vong tăng lên ở tất cả các nhóm tuổi.

Tại châu Âu, số ngày nằm viện tăng 2,5 triệu ngày, tỷ lệ tử vong 25.000 người/năm; Thái Lan, tăng hơn 3,2 triệu ngày nằm viện và tử vong 38.000 người/năm; ở Mỹ khoảng 2 triệu người mắc bệnh nhiễm khuẩn và tử vong 23.000 người/năm.

Tại Việt Nam, theo kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy nhận thức về kháng sinh và kháng thuốc kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp, đặc biệt ở vùng nông thôn.

Trong tổng số 2.953 nhà thuốc được điều tra, có 499/2083 hiệu thuốc ở thành thị (chiếm tỷ lệ 24%) và 257/870 hiệu thuốc ở nông thôn (chiếm tỷ lệ 29,5%) có bán đơn thuốc kê kháng sinh.

Đặc biệt, thuốc kháng sinh đã đóng góp 13% ở thành thị và 18% ở nông thôn trong tổng số doanh thu của hiệu thuốc. Phần lớn thuốc kháng sinh được bán mà không có đơn, chiếm tỷ lệ 88% (ở thành thị) và 91% (ở nông thôn).

Ba loại kháng sinh được bán nhiều nhất là ampicillin/amoxicillin (29%), cephalexin (12%) và azithromycin (7,3%).

Phó giáo sư Trần Minh Điển – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương chỉ rõ, tình trạng kháng kháng sinh cao trong cơ thể con người ngoài các căn nguyên lý do liên quan đến vấn đề môi trường, thức ăn nước uống có tồn tại dư lượng kháng sinh nhất định thì còn có một thực tế là rất nhiều trẻ được các ông bố bà mẹ tự ra hiệu thuốc mua thuốc điều trị với liều lượng kháng sinh không hợp lý. Do vậy, đây cũng là nguyên nhân gây tình trạng kháng thuốc cho trẻ.

Vấn đề thứ hai là việc sử dụng kháng sinh, đây cũng là điều rất quan trọng, cần nâng cao nhận thức để các bác sỹ sử dụng kháng sinh hợp lý, kê đơn điều trị nội và ngoại trú phù hợp.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 6 tháng một lần, lãnh đạo bệnh viện đều có các thông báo vi sinh để có chiến lược xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, tỷ lệ tuân thủ phác đồ từ đó cao lên.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, để khắc phục tình trạng bán thuốc không theo đơn đang phổ biến hiện nay, Bộ Y tế sẽ thí điểm giám sát bằng hệ thống camera tại nhà thuốc và đưa tiêu chí bán thuốc kháng sinh theo đơn vào tiêu chuẩn nhà thuốc đạt Thực hành tốt (GPP). Bộ Y tế đang chỉ đạo Cục Quản lý Dược làm thí điểm tại một số nơi, đặc biệt là tại thành phố lớn.

Việc triển khai phòng, chống kháng thuốc không chỉ tập trung vào thay đổi hành vi của người dân như mua thuốc theo đơn và chống nhiễm khuẩn bệnh viện mà còn tránh tình trạng dư lượng kháng sinh trong động vật, thực vật.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, kháng thuốc hiện không còn là vấn đề của mỗi quốc gia mà là của toàn cầu. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng kháng sinh. Dự báo đến năm 2050, con số này sẽ tăng cao nếu không có những hành động phòng chống kịp thời.

Ước tính chi phí do hậu quả của tình trạng kháng thuốc trên toàn cầu sẽ lên tới hơn 1.300 tỷ USD/năm vào năm 2050./.

Thuốc kháng sinh ra đời từ những năm đầu của thập kỷ 40, là bước ngoặt lớn trong lịch sử y học nhân loại, giúp cứu sống hàng triệu người mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn.

Tuy nhiên, do quá trình chọn lọc tự nhiên của vi khuẩn cũng như việc sử dụng kháng sinh không đúng của con người như: dùng không đủ liều, quá liều kháng sinh, không phù hợp với căn nguyên gây bệnh,…và lạm dụng kháng sinh trong y tế, trong nông nghiệp đã làm làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh.

 

Bộ Y tế sẽ thí điểm giám sát hiệu thuốc bán kháng sinh

https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/bo-y-te-se-thi-diem-giam-sat-hieu-thuoc-ban-khang-sinh-3644710.html

http://dantri.com.vn/suc-khoe/bo-truong-y-te-se-thi-diem-giam-sat-ban-thuoc-theo-don-20170921201320465.htm

Khác nhiều nước, người Việt mua bán kháng sinh không cần đơn của bác sĩ nên góp phần làm gia tăng tình trạng kháng thuốc.

Sơ kết giai đoạn 1 thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về phòng chống kháng thuốc, ngày 21/9 Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận: “Người dân hiện nay dùng kháng sinh khá bừa bãi, đau đầu cảm cúm đều tự ra hiệu thuốc mua bán mà không cần toa bác sĩ, đặc biệt là kháng sinh”.

Để thay đổi thói quen này, Bộ trưởng Tiến cho rằng các nhà thuốc cần ứng dụng công nghệ thông tin, trang bị hệ thống camera, tiêu chuẩn nhà thuốc đạt GPP (thực hành nhà thuốc tốt), phải bán thuốc theo đơn. Cục Quản lý Dược sẽ tiến hành thí điểm giám sát bán thuốc theo đơn tại một số nơi, đặc biệt là các thành phố lớn. Bên cạnh đó, Cục tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế, siết chặt công tác chống nhiễm khuẩn ở khu hậu phẫu, rửa tay bằng xà phòng; sử dụng kháng sinh hợp lý trong chăn nuôi, nuôi trồng.

“Kế hoạch phòng chống kháng thuốc cần cụ thể, tỉ mỉ các hành động như tăng cường truyền thông, cán bộ y tế kê đơn thuốc có đúng phác đồ, có điều trị bao vây, có lạm dụng kháng sinh, có nghĩ đến kháng kháng sinh…", Bộ trưởng Tiến chia sẻ. Bà cho rằng"nếu chúng ta không có hành động mạnh mẽ ngay từ hôm nay thì những năm sau sẽ không còn thuốc".

Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cũng cho biết, tình trạng kháng thuốc kháng sinh xảy ra ở tất cả quốc gia, con người, thực phẩm, động vật. Ông nói: "Nếu không muốn các loại kháng sinh không còn hiệu lực trong tương lai thì các nước cần phải có hành động". Ước tính mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong liên quan kháng thuốc, dự báo năm 2050 con số này sẽ tăng nhiều hơn nữa.

Thuốc kháng sinh ra đời từ những năm đầu của thập kỷ 40, là bước ngoặt lớn trong lịch sử y học nhân loại. Thuốc kháng sinh giúp cứu sống hàng triệu người mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn như lao, viêm phổi, bạch hầu, viêm màng não mủ… Tuy nhiên, do quá trình chọn lọc tự nhiên của vi khuẩn, tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng của con người như dùng không đủ liều, quá liều, không phù hợp với căn nguyên bệnh; lạm dụng kháng sinh trong y tế, nông nghiệp... đã làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh.

Tình trạng kháng thuốc, kháng thuốc kháng sinh ngày càng trở nên trầm trọng. Báo cáo toàn cầu về kháng thuốc năm 2014 của WHO tổng hợp từ 114 quốc gia cho thấy, người bệnh phải nằm viện lâu hơn và tỷ lệ tử vong tăng ở tất cả nhóm tuổi. Tại châu Âu, số ngày nằm viện tăng 2,5 triệu ngày, tử vong 25.000 người mỗi năm. Thái Lan cũng tăng hơn 3,2 triệu ngày nằm viện và tử vong 38.000 người mỗi năm.

Thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Tại Việt Nam, hầu hết cơ sở khám chữa bệnh đang phải đối mặt với sự lan rộng của vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. Mức độ và tốc độ kháng thuốc ngày càng gia tăng, ở mức báo động.

Kháng sinh được ví như "của để dành", dùng trong những trường hợp thực sự nguy cấp. Vì thế không nên lạm dụng nó. Khi có bệnh nên đi khám chứ không tự ý uống thuốc, đặc biệt là kháng sinh. Khi uống cần tuân thủ bốn quy tắc: Đúng chỉ định, liều lượng, thời gian và cách dùng.

 

Từ năm 2020, bán kháng sinh phải có đơn thuốc

http://www.nhandan.org.vn/suckhoe/item/34153302-tu-nam-2020-ban-khang-sinh-phai-co-don-thuoc.html

Hiện nay, 90% số thuốc kháng sinh được bán tại Việt Nam không cần kê đơn, gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho việc kháng kháng sinh tại Việt Nam. Với việc siết chặt quản lý việc kê đơn thuốc kháng sinh, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh “Đến năm 2020, Việt Nam đạt 100% bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc tại quầy thuốc, nhà thuốc”.

Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020 được Bộ Y tế phê duyệt ngày 7-9 vừa qua, nhằm tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú và bán thuốc kê đơn, trong đó tập trung kiểm soát kê đơn kháng sinh và bán thuốc kháng sinh.

90% số thuốc kháng sinh được bán không cần kê đơn

Tại Việt Nam, phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn, chiếm 88% ở thành thị, 91% ở nông thôn. Kháng sinh đóng góp 13,4% ở thành thị và 18,7% ở nông thôn trong tổng số doanh thu của cơ sở bán lẻ thuốc.

Cục trưởng Lương Ngọc Khuê cho biết “Thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, đó là tình trạng lạm dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin, kê quá nhiều thuốc cho một đơn thuốc. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng kháng thuốc kháng sinh”.

Một cuộc khảo sát bệnh nhân ở 11 quốc gia trên toàn thế giới cho thấy 22,3% số bệnh nhân được dùng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trung cấp tính tại cộng đồng thừa nhận không tuân thủ đầy đủ liệu trình. Nhiều bệnh nhân dùng liều thấp hơn hoặc chỉ dùng trong thời gian ngắn ba ngày thay vì năm ngày. Việc tự ý sử dụng thuốc sẽ gây ra nhiều tác hại về bệnh tật, tăng tỷ lệ nhập viện, tử vong...

Theo Cục trưởng Khuê, hiện nay việc quản lý kê đơn nội trú được kiểm soát khá chặt chẽ. Hầu hết các bệnh viện áp dụng kê đơn điện tử, giảm nhiều sai sót trong việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú. Tuy nhiên, việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú vẫn còn tình trạng kê đơn theo tên thương mại đối với trường hợp thuốc không có nhiều hoạt chất. Nội dung ghi hướng dẫn sử dụng thuốc còn sai sót, chưa đầy đủ về hàm lượng, liều dùng, đường dùng, thời điểm dùng; thông tin bệnh nhân chưa đầy đủ.

Các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cũng đang trong tình trạng cảnh báo về việc chưa tuân thủ đầy đủ quy chế kê đơn thuốc ngoại trú. Theo nghiên cứu của Sanchez (năm 2013) ở Tây Ban Nha, có tới 1.127 lỗi kê đơn đã xảy ra trong tổng số 42.000 đơn thuốc, trong đó phổ biến nhất là lỗi đơn không đọc được, chiếm 26,2%.

Vấn đề kháng kháng sinh ở Việt Nam đang ngày càng trầm trọng với nhiều vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra, là do việc sử dụng kháng sinh rộng rãi, kéo dài, lạm dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và trồng trọt.... tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở thành kháng thuốc.

Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan là do chủ sở hữu nhà thuốc muốn tối đa hóa doanh thu. Người dân có thói quen tự ý mua thuốc, không khám bệnh để tránh sự phiền hà, tốn kém...cũng dẫn tới khó quản lý, kiểm soát, hậu kiểm với việc bán thuốc phải kê đơn.

Kiểm soát chặt việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú

Việt Nam đã có nhiều văn bản quy định về bán thuốc kê đơn, trong đó các hành vi bán lẻ thuốc mà không có đơn thuốc đã bị nghiêm cấm, nhưng việc chấp hành và thực hiện của các cơ sở bán thuốc chưa nghiêm. Công tác hậu kiểm còn nhiều hạn chế do số lượng nhà thuốc quá lớn, lực lượng quản lý còn mỏng.

Hiện nay, chế tài xử phạt cũng còn nhẹ, không có giá trị dẹp được tình trạng bán thuốc không kê đơn. Thí dụ như, hành vi bán lẻ loại thuốc phải kê đơn mà không có đơn thuốc bị xử phạt từ 200.000-500.000 đồng; hành vi kê đơn thuốc không ghi đầy đủ, rõ ràng, không chính xác trong đơn chỉ bị xử phạt từ 1-2 triệu đồng.

Theo nội dung Đề án, từ năm 2020, sẽ tăng tỷ lệ tuân thủ việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú. Theo đó, 100% kê đơn thuốc đủ nội dung theo quy định của Bộ Y tế về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú đối với cơ sở khám, chữa bệnh công lập, bệnh viện tư nhân và 80% đối với cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân khác. Đồng thời, kê đơn thuốc tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế về quản lý và sử dụng kháng sinh trong các bệnh lý nhiễm trùng đạt 90% đối với cơ sở khám, chữa bệnh công lập, bệnh viện tư nhân và 70% đối với cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân khác.

“Đến năm 2020, Việt Nam phải đạt 100% bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc tại quầy thuốc, nhà thuốc” - Cục trưởng Khuê nhấn mạnh.

Như vậy, Đề án này sẽ tăng cường kiểm soát việc kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn sẽ góp phần giảm tỷ lệ kê đơn thuốc không đúng quy định, giảm tỷ lệ mua thuốc kháng sinh mà không có đơn thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc thông qua việc nâng cao được nhận thức của người dân về lợi ích mang lại khi đi khám, chữa bệnh.

Trước câu hỏi, Bộ Y tế quản lý với việc kê đơn tại các bệnh viện và kê đơn ngoại trú như thế nào, Cục trưởng Lương Ngọc Khuê cho biết, hiện nay, việc kiểm soát tại các bệnh viện đã khá chặt chẽ. Bệnh viện thực hiện kê đơn thuốc theo đúng chỉ định, quy định, quy chế kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú do Bộ Y tế ban hành; quy chế Hội đồng thuốc điều trị hàng tuần sẽ xem xét bệnh án, đơn thuốc của các thầy thuốc xem có đúng hay không. Bên cạnh đó, các bệnh viện cũng tiến hành củng cố hệ thống vi sinh, xem xét loại vi khuẩn và loại kháng sinh sử dụng đó có phù hợp hay không. Đồng thời, bệnh viện cũng tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh trong bệnh viện, bảo đảm yếu tố vệ sinh và vô trùng.

Về kê đơn ngoại trú, Cục trưởng Khuê nhấn mạnh: “Người tiêu dùng phải trở thành người tiêu dùng thông minh. Với khẩu hiệu, kháng kháng sinh là hiểm họa, nếu chúng ta đi mua thuốc tràn lan ngoài cửa hàng, tự mình làm cho mình kháng thuốc thì tương lai sẽ không có thuốc chữa”.

Bên cạnh đó, các quầy thuốc, nhà thuốc tới đây sẽ phải thực hiện quản lý mua bán, sử dụng thuốc bằng máy tính, một mặt để bảo đảm không chỉ bán thuốc khi có đơn mà còn bảo đảm nguồn thuốc chất lượng để người tiêu dùng được sử dụng thuốc có chất lượng, không quá hạn, công khai minh bạch về giá cả.

“Khi quản lý được việc bán thuốc theo đơn, cơ quan quản lý sẽ biết đơn thuốc đó được kê ở bệnh viện nào, thuốc gì để xem xét và xử lý theo Nghị định 176 Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế” - Cục trưởng Khuê cho hay.

 

Mờ ám thuốc vào bệnh viện từ công ty “ma”?

http://dantri.com.vn/suc-khoe/mo-am-thuoc-vao-benh-vien-tu-cong-ty-ma-20170921110032287.htm

Có ít nhất 6 bệnh viện tại TPHCM đã trúng thầu các loại thuốc của Công ty Health 2000 Inc Canada, nơi đang được điều tra với nghi vấn là công ty dược phẩm “ma” trong vụ án VN Pharma.

Trùng hợp kỳ lạ

Khi vụ án buôn lậu thuốc giả của Công ty CP dược phẩm VN Pharma xảy ra, cơ quan điều tra đã phát hiện một con dấu mang tên Công ty Health 2000 Inc của Canada. Sự trùng hợp là trước đó, nhóm VN Pharma cũng đã dùng một con dấu giả mang tên Công ty Helix Canada, một công ty dược “ma” được VN Pharma dùng để nhập thuốc Capita giả về Việt Nam, trúng thầu vào bệnh viện.

Trước khi phát hiện con dấu của Công ty Health 2000 Inc Canada vào năm 2014, 3 mặt hàng thuốc của công ty này sản xuất là H2K Levofloxacin 500mg/100ml, H2K Ciprofloxacin 200mg/100ml và MGP Axinex-1000mg đã trúng thầu vào ít nhất 6 bệnh viện tại TPHCM và nhiều bệnh viện trên toàn quốc.

Cũng trong năm 2014, Cục Quản lý dược đã nhanh chóng rút giấy phép nhập khẩu của Health 2000 Inc, đồng thời đình chỉ lưu hành các loại thuốc của công ty này. Cho đến nay, cơ quan chức năng vẫn đang điều tra chân tướng của Công ty Health 2000 Inc Canada để xem liệu đây có phải là công ty “ma” như VN Pharma đã từng làm với công ty “ma” Helix để nhập khẩu thuốc ung thư giả?!

Theo tài liệu mà Tiền Phong có được, từ năm 2011-2013 nhiều loại thuốc của Health 2000 Inc Canada đã trúng thầu vào bệnh viện và đã điều trị cho nhiều bệnh nhân. Tại Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương ở TPHCM, thống kê sơ bộ cho thấy thời điểm trên họ đã sử dụng một số thuốc của Health 2000 Inc từ đơn vị cung cấp là Công ty CP dược phẩm Trung ương 2 và Công ty TNHH MTV dược phẩm Vimedimex. Điều đáng nói, có hai loại thuốc H2K Levofloxacin 500mg/100ml và H2K Ciprofloxacin 200mg/100ml trùng tên với thuốc mà Công ty VN Pharma đã trúng thầu vào bệnh viện trước khi ông Nguyễn Minh Hùng- chủ tịch công ty này bị bắt.

Lãnh đạo Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương xác nhận họ trúng thầu 3 loại thuốc của Công ty Health 2000 Inc Canada gồm: H2K Levofloxacin 500mg/100ml, H2K Ciprofloxacin 200mg/100ml và MGP Axinex-1000mg. Người đứng đầu bệnh viện cho biết từ năm 2011-2013, nơi đây sử dụng 27.640 lọ, trong đó 8.040 lọ Ciprofloxacin 200mg/100ml và 19.600 lọ H2K Levofloxacin 2500mg/100ml.

“Quá trình sử dụng không ghi nhận tác dụng ngoài ý muốn của thuốc. Tuy nhiên, sau khi có công văn của Cục Quản lý dược về việc ngừng sử dụng, nhập khẩu các mặt hàng của Công ty Health 2000 Inc Canada, bệnh viện chúng tôi đã không có mặt hàng nào liên quan đến công ty này”- lãnh đạo bệnh viện cho hay.

Theo tìm hiểu, nhiều loại thuốc của Health 2000 Inc Canada như H2K Levofloxacin 500mg/100ml và Ciprofloxacin 200mg/100ml giống nhau về tên nhưng có số đăng ký khác nhau so với số đăng ký của hai loại thuốc như trên trong vụ án Công ty CP VN Pharma.

Đáng nói là tất cả các loại thuốc này đều do Công ty có tên Health 2000 Inc Canada sản xuất. Theo công văn số 19727/QLD-KD ngày 13/11/2014 của Cục Quản lý Dược về việc tạm ngừng nhập khẩu thuốc do Công ty Health 2000 Inc sản xuất hoặc cung cấp thì địa chỉ của công ty này là 70 Beaver Creek Road #30, Richmond Hill, Ontario, Canada.

Trong khi đó, theo hồ sơ thầu của Công ty Health 2000 Inc có thuốc trúng vào 6 bệnh viện thì trụ sở là 70 Beaver Creek Road #30, Richmond Hill, ON, L4B3B2- Canada. Đây là sự trùng hợp kỳ lạ.

Danh sách thuốc H2K Levofloxacin 500mg/100ml, H2K Ciprofloxacin 200mg/100ml của Health 2000 Inc Canada trúng thầu vào BV cấp cứu Trung Vương.

Đang điều tra

Liên quan đến nghi vấn Công ty Health 2000 Inc Canada là “công ty ma”, trao đổi với Tiền Phong dược sĩ Đỗ Văn Dũng - Trưởng phòng Nghiệp vụ dược thuộc Sở Y tế TPHCM cho rằng, để xác định Công ty Health 2000 Inc Canada có phải là “ma” hay không cần xác định hồ sơ pháp nhân của công ty khi xin giấy phép nhập khẩu và số đăng ký thuốc lưu hành tại Việt Nam.

Hiện các cơ quan chức năng đang tiến hành thanh tra việc cấp phép nhập khẩu và số đăng ký thuốc của Cục Quản lý Dược, nên theo ông Dũng cần chờ kết luận thanh tra. “Sở Y tế không có đầy đủ các thông tin về Công ty Health 2000 Inc Canada.

Từ năm 2011-2013, các bệnh viện tại TPHCM tiến hành đấu thầu mua thuốc riêng lẻ tại từng bệnh viện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Nhà thầu là các công ty dược của Việt Nam phân phối thuốc cho Công ty Health 2000 Inc Canada nộp hồ sơ dự thầu trực tiếp cho các bệnh viện” - dược sĩ Dũng nói.

Từ các báo cáo của bệnh viện gửi về Sở Y tế TPHCM, hiện có 3/57 bệnh viện do ngành y tế thành phố quản lý trúng thầu và có sử dụng thuốc trúng thầu của Công ty Health 2000 Inc. Ba bệnh viện đó gồm Bệnh viện Trưng Vương trúng thầu 9 mặt hàng, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương trúng thầu 3 mặt hàng và Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi trúng thầu 1 mặt hàng. Riêng 3 bệnh viện: Phạm Ngọc Thạch, Nhân dân Gia Định và An Bình, mỗi bệnh viện trúng thầu 1 mặt hàng nhưng không sử dụng thuốc. Đại diện Sở Y tế cũng cho biết, từ năm 2011 đến nay, Sở không nhận được phản ánh nào của 3 bệnh viện trúng thầu thuốc Health 2000 Inc Canada về chất lượng thuốc, cũng như các phản ứng bất lợi của thuốc xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc.

Theo Sở Y tế TPHCM, thuốc của Hãng Health 2000 Inc phân phối vào bệnh viện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi. Việc tổ chức đấu thầu tại các bệnh viện tuân thủ theo trình tự, thủ tục quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Thuốc dự thầu được xét theo nhiều tiêu chí: năng lực kinh nghiệm nhà thầu, thuốc có giấy phép lưu hành, tiêu chí kỹ thuật thuốc, tiêu chí giá thuốc… Thuốc trúng thầu là thuốc đạt tiêu chí chất lượng, kỹ thuật và có giá thấp nhất trong cùng nhóm kỹ thuật. “Thuốc của hãng Health 2000 Inc Canada trúng thầu ở các bệnh viện, tất nhiên được nhà thầu cung ứng và bệnh viện sử dụng cho bệnh nhân. Trong quá trình sử dụng nếu có vấn đề về chất lượng thuốc, bệnh viện phải ngừng sử dụng và báo cáo về Sở Y tế để có hướng xử lý” - dược sĩ Dũng nói.

Công ty CP Dược phẩm Trung ương 2 còn nhập về hai loại thuốc sau của Công ty Health 2000 Inc Canada là thuốc MGP Moxinase-625, số đăng ký: VN-8498-09, hạn dùng: 24 tháng và thuốc Kafotax-100 thành phần hoạt chất là Cefotaxime Sodium, số đăng ký: VN-8496-09, hạn dùng: 30 tháng.

 

Mua thuốc kháng sinh không theo đơn bác sĩ ‘chết người như chơi’

http://vietq.vn/mua-thuoc-khang-sinh-khong-theo-don-bac-si-chet-nguoi-nhu-choi-d129874.html

Theo Bộ Y tế, trong ngành y tế, đơn thuốc có ý nghĩa rất quan trọng nhưng hiện nay tình trạng bán thuốc kháng sinh không theo đơn ở mức báo động ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh.

88% thuốc kháng sinh được bán thuốc theo đơn

Thông tin trên Zing News, theo kết quả khảo sát gần đây do Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế phối hợp thực hiện cho thấy, cứ 10 người dân thì có tới 9 người mua thuốc kháng sinh mà không hề có đơn bác sĩ. Riêng lượng thuốc kháng sinh đã chiếm tới 1/4 số thuốc được bán ra mỗi ngày.

Khi bị sốt, người bệnh cho rằng đó là do nhiễm trùng nên chỉ cần uống kháng sinh là có thể khỏi bệnh. Cho nên, người bệnh tự đoán bệnh và tự đi mua thuốc uống.

Còn theo Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020, Bộ Y tế, ở Việt Nam, phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn, tỷ lệ này ở thành thị là 88% và 91% ở nông thôn. Kháng sinh đóng góp 13,4 % (thành thị) và 18,7% (nông thôn) trong tổng số doanh thu của cơ sở bán lẻ thuốc.

Trong ngành y tế, đơn thuốc có ý nghĩa rất quan trọng cả về y khoa (chỉ định điều trị), kinh tế (căn cứ để tính chi phí điều trị) và pháp lý (căn cứ để giải quyết các khía cạnh pháp lý của hoạt động khám chữa bệnh và hành nghề dược, đặc biệt liên quan đến thuốc độc, gây nghiện...).

Một đơn thuốc được ghi nội dung đúng theo quy định, các thuốc kê hợp lý, ghi tên thuốc theo tên chủng quốc tế, hàm lượng, cách dùng, liều dùng,... sẽ giúp giảm thiểu sự lầm lẫn, sai sót trong cấp phát sử dụng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bệnh nhân.

Tình trạng chưa tuân thủ đầy đủ quy chế kê đơn thuốc ngoại trú đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nghiên cứu của Sanchez (2013) ở Tây Ban Nha cho thấy có tới 1.127 lỗi kê đơn xảy ra trong tổng số 42.000 đơn thuốc, trong đó phổ biến nhất là lỗi không đọc được 26,2%.

Mua thuốc không theo đơn bác sĩ nguy hiểm thế nào?

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, khó khăn thách thức trong quá trình hạn chế tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam đó là chất lượng thuốc lưu thông trên thị trường chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Việc người dân sử dụng kháng sinh giá rẻ, không kiểm soát được chất lượng làm giảm hiệu quả điều trị, ngày điều trị kéo dài cũng làm tăng nguy cơ kháng thuốc.

Nhiều người dân khi cảm, sốt, ho, sổ mũi… thường tự ra cửa hàng mua thuốc kháng sinh về uống. Mặc dù không có toa thuốc do bác sĩ kê nhưng khi người bệnh tới mua, các cửa hàng thuốc tây vẫn bán.

Điều đáng nói là việc mua, bán thuốc không theo đơn của bác sĩ đang gây ra nhiều hệ lụy như: Tính mạng người bệnh bị đe dọa, việc điều trị kéo dài và tốn kém, hình thành những bệnh dịch do kháng thuốc kháng sinh.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Bùi - Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương chia sẻ trên TTXVN trước đó: Thực tế không có một kháng sinh nào diệt được tất cả các vi khuẩn. Chẳng hạn, kháng sinh chỉ diệt được một số vi trùng gây nhiễm trùng chứ không có tác dụng với những trường hợp nhiễm siêu vi, nấm, hay các con vi khuẩn đặc hiệu".

Bác sĩ Bùi cũng nhấn mạnh: "Hơn nữa, kháng sinh chỉ có tác dụng với nhiều điều kiện kèm theo như phải sử dụng đúng thuốc cho đúng loại vi khuẩn, phải chú ý đến liều lượng thuốc, uống thuốc vào thời gian nào là phù hợp, người bị gan, thận phải sử dụng thuốc kháng sinh nào phù hợp. Khi uống thuốc kháng sinh sẽ có hai kết quả, thứ nhất diệt được vi trùng gây bệnh; thứ hai khi không diệt được vi trùng sẽ kháng thuốc trở nên mạnh hơn. Tôi từng gặp nhiều trường hợp người bệnh bị hô hấp, nhiễm trùng tiểu đã bị kháng thuốc do dùng nhiều loại kháng sinh tùy tiện ở nhà, đến lúc vào bệnh viện thì không thể cứu chữa được".

Theo các bác sĩ, khi bệnh nhân đã bị kháng thuốc, bác sĩ sẽ phải đổi sang một loại thuốc khác, do đó thời gian điều trị sẽ dài hơn, thuốc phải tăng liều, chi phí điều trị có thể tăng lên từ 10 -20 lần.

Ngoài ra, ngay từ đầu bệnh nhân đã sử dụng thuốc kháng sinh liều mạnh để chữa bệnh nhưng bị kháng thuốc thì lần sau dù có sử dụng đúng kháng sinh cho đúng loại vi khuẩn gây bệnh vẫn không thể chữa được cho bệnh nhân. Khi đó, nếu là bệnh dễ lây lan sẽ tạo nên một đại dịch cho cộng đồng. Đây là điều vô cùng nguy hiểm cho xã hội.

 

Mua kháng sinh ở Việt Nam dễ như… mua rau

https://laodong.vn/suc-khoe/mua-khang-sinh-o-viet-nam-de-nhu-mua-rau-565900.ldo

Tình trạng mua bán, sử dụng thuốc kháng sinh tràn lan tại Việt Nam vẫn ở mức cao. Phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn, tỷ lệ này ở thành thị là 88% và 91% ở nông thôn.

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị Sơ kết giai đoạn I thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng thuốc do Bộ Y tế tổ chức vào ngày 21.9.

Các ý kiến tham dự hội nghị thừa nhận: Trên thị trường, ai cũng có thể mua kháng sinh mà không cần đơn. Người Việt vẫn tồn tại tư duy có bệnh ra hiệu thuốc mua kháng sinh uống vài ngày không đỡ mới tính tiếp, mà đỡ rồi thì khỏi đi bác sĩ.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), việc sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện nghiêm ngặt hơn. Tuy nhiên, bệnh viện tuyến huyện, tỉnh có tỷ lệ sử dụng kháng sinh cao chủ yếu vì ở tuyến này chưa có kháng sinh đồ, bác sĩ thường điều trị bao vây bằng nhiều loại thuốc, nhiều loại kháng sinh khác nhau.

PGS.TS Trần Minh Điển – Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương cho biết: "Trong nghiên cứu sàng lọc các bệnh nhân nhập viện mà chúng tôi có cấy phân, có đến 30% các em bé có vi khuẩn kháng thuốc trong phân khi nhập viện. Ngoài các lý do liên quan đến vấn đề môi trường, thức ăn nước uống có tồn tại dư lượng kháng sinh nhất định thì còn có một thực tế là rất nhiều trẻ được các ông bố bà mẹ tự ra hiệu thuốc mua thuốc điều trị, với liều lượng kháng sinh không hợp lý".

“Hiện nay, rất nhiều bệnh nhi chuyển lên chỗ chúng tôi đã có nhiễm khuẩn từ tuyến dưới, nên ở tại BV Nhi Trung ương có tình trạng vi khuẩn kháng thuốc ngay tại BV", PGS.TS Trần Minh Điển lo lắng.

Nhiều ý kiến cho rằng, ngoài nguyên nhân chưa có kháng sinh đồ, việc bác sĩ kê nhiều kháng sinh còn do chất lượng thuốc kháng sinh chưa tốt, do kinh nghiệm của bác sĩ, do tâm lý và cả… lợi ích nhóm khi kê đơn.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, để khắc phục tình trạng bán thuốc không theo đơn đang phổ biến hiện nay, Bộ Y tế sẽ thí điểm giám sát bằng hệ thống camera tại nhà thuốc và đưa tiêu chí bán thuốc kháng sinh theo đơn vào tiêu chuẩn nhà thuốc đạt Thực hành tốt (GPP).

Thuốc kháng sinh ra đời từ những năm đầu của thập kỷ 40, là bước ngoặt lớn trong lịch sử y học nhân loại, giúp cứu sống hàng triệu người mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, do quá trình chọn lọc tự nhiên của vi khuẩn cũng như việc sử dụng kháng sinh không đúng của con người như dùng không đủ liều, quá liều kháng sinh, không phù hợp với căn nguyên gây bệnh,…và lạm dụng kháng sinh trong y tế, trong nông nghiệp đã làm làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, kháng thuốc hiện không còn là vấn đề của mỗi quốc gia mà là của toàn cầu. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng kháng sinh.

 

Giao lưu trực tuyến: Làm sao để người bệnh là "thượng đế"?

http://nld.com.vn/thoi-su/giao-luu-truc-tuyen-khi-nguoi-benh-duoc-xem-la-khach-hang-20170919103038223.htm

Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từng đưa ra thông điệp: Xem người bệnh là khách hàng và phục vụ họ như thượng đế. Tuy nhiên, đường dây nóng ngành y tế thời gian qua vẫn còn nhận không ít phàn nàn, bức xúc.

Những năm qua, các bệnh viện rầm rộ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thay đổi thái độ phục vụ của nhân viên y tế. Ở nhiều bệnh viện, các lãnh đạo đang tập trung vào mục tiêu "lấy bệnh nhân làm trung tâm", giữ chân khách hàng bằng cách cung cấp những dịch vụ tốt nhất.

Làm việc với lãnh đạo nhiều bệnh viện, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng nhiều lần nhắc lại thông điệp "Phải xem người bệnh là khách hàng. Mà đã là khách hàng thì phải phục vụ như thượng đế".

Tuy nhiên, với hàng nghìn cuộc gọi đến đường dây nóng y tế mỗi năm phản ánh về cơ sở vật chất, nội quy cơ sở y tế, thái độ, tinh thần trách nhiệm của y bác sĩ, thủ tục khám chữa bệnh, tiêu cực trong ngành y… cho thấy người bệnh vẫn còn nhiều băn khoăn và cả những bức xúc.

Làm thế nào để nâng cao chất lượng bệnh viện nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu khám chữa bệnh của người dân? Vấn đề này sẽ được giải đáp chi tiết trong chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề: "Nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân" được tổ chức từ 9 giờ đến 11 giờ ngày 22-9, tại hai đầu cầu Hà Nội và TP HCM.

Buổi giao lưu trực tuyến có sự tham gia của các khách mời:

PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế

Ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ truyền thông, Bộ Y tế

PGS-TS Đồng Văn Hệ, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội)

Bác sĩ Nguyễn Minh Quân, Giám đốc Bệnh viện Quận Thủ Đức, TP HCM

Bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Quận 2, TP HCM

Kính mời độc giả đặt câu hỏi!

 

73 học sinh nhập viện trong đêm sau bữa tối tại Sa Pa

https://laodong.vn/suc-khoe/73-hoc-sinh-nhap-vien-trong-dem-sau-bua-toi-tai-sa-pa-565895.ldo

Sau bữa tối, hàng chục học sinh ở trường bán trú tại huyện Sa Pa có biểu hiện ngộ độc thực phẩm, rất may được cấp cứu kịp thời nên không có sự cố đáng tiếc nào.

Ngày 21.9, ông Vũ Hùng Dũng - Chủ tịch UBND huyện Sa Pa (Lào Cai) - xác nhận, 73 học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở xã Hầu Thào, huyện Sa Pa phải nhập viện sau khi ăn bữa tối với biểu hiện nghi ngộ độc thực phẩm.

Trước đó, khoảng 20h30 ngày 20.9, sau bữa cơm bán trú ăn tại trường, 73 học sinh có dấu hiệu đau đầu, buồn nôn và đau bụng. Ngay sau đó, nhà trường khẩn trương thuê xe đưa các em đến Bệnh viện Đa khoa huyện Sa Pa. Các bác sĩ đã kiểm tra và điều trị cho các em, trong đó 21 em bị nhẹ đã được cho về ngay trong đêm.

Ông Phạm Văn Thinh - Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Đa khoa huyện Sa Pa – cho biết, sức khoẻ các học sinh đã ổn định. Chiều 21.9, 40 em học sinh khác đã được xuất viện. 12 em đang tiếp tục được điều trị tại bệnh viên. Các học sinh hết triệu chứng đau đầu, buồn nôn, đau bụng đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Pa cùng nhà trường làm thủ tục để về trường, tiếp tục học tập, một số em khác phải ở lại để tiếp tục theo dõi.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lào Cai đã kiểm tra việc thực hiện công tác bán trú của trường này và lấy mẫu thức ăn gửi về Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia để xét nghiệm.

Bà Nguyễn Thanh Vân - Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lào Cai – cho biết, do học sinh có biểu hiện đau đầu nên dự đoán nguyên nhân có thể do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trong rau ngót và cà chua tại bữa ăn của học sinh.

 

Sốt rét kháng thuốc từ Campuchia lan sang Việt Nam

https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/sot-ret-khang-thuoc-tu-campuchia-lan-sang-viet-nam-3644582.html

Các nhà khoa học phát hiện sốt rét kháng thuốc từ phía Tây Campuchia đã sang miền nam Việt Nam, đe dọa công tác điều trị và phòng bệnh.

Hiệu quả điều trị sốt rét tại Việt Nam đang ở mức đáng báo động do ký sinh trùng kháng thuốc lan tới miền nam từ phía tây Campuchia. Theo AP, nhận định này được nhóm nhà khoa học thuộc Đơn vị Nghiên cứu Y học Nhiệt đới Mahidol-Oxford Thái Lan (MORU) đưa ra trong bài viết trên tờ Lancet Infectious Diseases.

"Sự lây lan của siêu ký sinh trùng ở tiểu vùng sông Mekong có thể làm tăng số ca sốt rét cũng như gây nguy hại nghiêm trọng đến nỗ lực kiểm soát và loại bỏ căn bệnh", bà Arjen Dondorp đứng đầu MORU kiêm đồng tác giả bài viết nói.

Đầu năm nay, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương xác nhận ký sinh trùng sốt rét kháng artemisinin xuất hiện ở năm tỉnh Quảng Nam, Khánh Hòa, Gia Lai, Đăk Nông, Bình Phước và cảnh báo nguy cơ lây lan toàn quốc. Trước đó, ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc cũng xuất hiện tại Thái Lan, Myanmar, Lào.

Nhận định ký sinh trùng kháng thuốc là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe , đồng nghiệp của bà Dondorp là ông Nicholas White kêu gọi chính phủ các nước nhanh chóng đưa ra biện pháp can thiệp.

Sốt rét là căn bệnh nguy hiểm do muỗi truyền, đặc biệt dễ gây tử vong ở trẻ em. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính năm 2015 có 429.000 người chết vì sốt rét, chủ yếu tập trung ở châu Phi. Hiện hầu hết biện pháp phòng chống sốt rét chỉ nhắm vào muỗi. Cách đây hai năm, văcxin sốt rét ra đời nhưng chỉ tác dụng trên một phần ba trẻ em và chưa được WHO khuyến nghị sử dụng.

Năm 2016, Việt Nam có 4.000 ca sốt rét, giảm 52% so với năm 2015. Chính phủ đặt mục tiêu loại bỏ hoàn toàn sốt rét vào năm 2030.

 

Công bố Quyết định Thanh tra Bộ Y tế

http://dantri.com.vn/suc-khoe/cong-bo-quyet-dinh-thanh-tra-bo-y-te-20170921102948452.htm

http://www.sggp.org.vn/thanh-tra-chinh-phu-cong-bo-quyet-dinh-thanh-tra-bo-y-te-469385.html

http://cand.com.vn/y-te/Thanh-tra-trach-nhiem-Bo-truong-Bo-Y-te-459020/

Sáng nay (21/9), Thanh tra Chính phủ đã tổ chức công bố Quyết định thanh tra tại Bộ Y tế theo kế hoạch thanh tra năm 2017 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo Quyết định được công bố, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra trách nhiệm của Bộ Y tế và các đơn vị trực thuộc, liên quan trong việc thực hiện quy định về tự chủ theo các Nghị định 43/2006/NĐ-CP, 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ; Việc quản lý đầu tư xây dựng 02 bệnh viện trọng điểm theo Đề án 125; Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện 175 Bộ Quốc phòng (Viện chấn thương chỉnh hình).

Thời kỳ thanh tra từ năm 2013 đến năm 2016; khi cần thiết có thể xem xét trước hoặc sau thời kỳ trên. Thời hạn thanh tra là 70 ngày làm việc thực tế (không kể ngày nghỉ, ngày lễ) kể từ ngày công bố quyết định thanh tra.

Đoàn thanh tra do ông Phan Thăng Long-Thanh tra viên cao cấp, Phó Vụ trưởng Vụ III - Thanh tra Chính phủ làm trưởng đoàn. Đoàn thành tra có nhiệm vụ tiến hành thanh tra theo nội dung quy định nói trên và kế hoạch tiến hành thanh tra được Tổng Thanh tra Chính phủ phê duyệt.

Ông Nguyễn Minh Mẫn – Quyền Vụ trưởng Vụ III, chỉ đạo, theo dõi, giúp Tổng Thanh tra Chính phủ xử lý hoặc trình Tổng Thanh tra Chính phủ xử lý theo thẩm quyền các kiến nghị của Đoàn thanh tra; Vụ Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra giúp Tổng Thanh tra Chính phủ giám sát hoạt động Đoàn thanh tra.

Theo nguồn tin của Dân trí, liên quan đến vụ việc VN Pharma, Thanh tra Chính phủ sẽ thành lập đoàn riêng để thực hiện theo đúng yêu cầu của Thủ tưởng Chính phủ. Dự kiến tuần sau Thanh tra Chính phủ sẽ công bố Quyết định thành lập đoàn thanh tra đối với vụ việc VN Pharma.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra việc cấp phép nhập khẩu thuốc và cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc đối với 7 loại thuốc do công ty Helix Pharmaceuticals Inc, Canada sản xuất và việc trúng các gói thầu cung cấp thuốc cho các bệnh viện của công ty cổ phần VN Pharma trước khi xảy ra vụ án; báo cáo Thủ tướng trước ngày 31/12/2017.

 

Thanh tra Bộ Y tế từ ngày 21.9, không có nội dung của VN Pharma

 

https://laodong.vn/suc-khoe/thanh-tra-bo-y-te-tu-ngay-219-khong-co-noi-dung-cua-vn-pharma-565832.ldo

Sáng 21.9, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã công bố quyết định thanh tra tại Bộ Y tế trong 70 ngày kể từ ngày 21.9.

Theo đó, Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra trách nhiệm của Bộ Y tế và các đơn vị trực thuộc liên quan trong việc thực hiện quy định về tự chủ theo các Nghị định 43/2006/NĐ-CP; Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ; Việc quản lý đầu tư xây dựng 2 bệnh viện trọng điểm theo Đề án 125; BV Nhi đồng TP.HCM, BV 175 Bộ Quốc phòng.

Cũng theo Thanh tra Chính phủ, đoàn thanh tra sẽ tiến hành thanh tra trách nhiệm của Bộ Y tế và các đơn vị trực thuộc trong thời gian từ năm 2013-2016; Khi cần thiết có thể xem xét trước hoặc sau thời kỳ trên. Thời gian thanh tra là 70 ngày. Đoàn thanh tra do ông Phan Thanh Long - Phó vụ trưởng Vụ 3 (Tổng thanh tra Chính phủ) -  làm trưởng đoàn.

Phía Thanh tra Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế báo cáo bằng văn bản một số nội dung liên quan để phục vụ công tác thanh tra như việc phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính… hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệ thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế; Việc quản lý, giao dự toán, thanh toán, quyết toán, thanh tra, kiểm tra các đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ Y tế; Việc quản lý đầu tư xây dựng mới 5 BV tuyến Trung ương và tuyến cuối đặt tại TP.HCM được phê duyệt theo Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 16.1.2014 của Thủ tướng Chính phủ với 2 dự án mới Bv Nhi đồng TP.HCM và Viện chấn thương chỉnh hình – BV 175.

Liên quan đến việc, cấp phép nhập khẩu, cấp đăng ký thuốc ở Cục Quản lý Dược của Bộ Y tế, cụ thể là vụ việc tại VN Pharma theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 7.9 vừa qua, đại diện Thanh tra Chính phủ cho biết, sẽ thành lập một đoàn độc lập, không liên quan đến quyết định thanh tra lần này.

 

Vụ chạy thận tử vong: Đối thoại bồi thường lần 2 không thành

HTTP://WWW.NGUOIDUATIN.VN/VU-8-BENH-NHAN-CHAY-THAN-TU-VONG-DOI-THOAI-BOI-THUONG-LAN-2-KHONG-THANH-A339812.HTML

Cuộc đối thoại lần 2 vụ 8 bệnh nhân chạy thận tử vong tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vào cuối tháng 5/2017 đã diễn ra nhưng chưa đạt được sự thống nhất về mức bồi thường.

Gần đây, đại diện gia đình trong vụ 8 bệnh nhân tử vong tại Đơn nguyên thận nhân tạo - khoa Hồi sức tích cực tại bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình đã cùng ban lãnh đạo BVĐK tỉnh đối thoại trao đổi thỏa thuận về trách nhiệm dân sự liên quan đến sự cố ngày 29/5/2017 tại Đơn nguyên thận nhân tạo - khoa Hồi sức tích cực – BVĐK tỉnh Hòa Bình.

Đại diện 8 gia đình vẫn giữ nguyên yêu cầu BVĐK tỉnh phải bồi thường mức 250 triệu đồng đối với một người tử vong như đã đưa ra đối thoại lần 1, trong đó bao gồm tất cả các khoản tiền chi phí cho bệnh nhân tử vong.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho hay, đã căn cứ theo điều 51 luật Dân sự 2015 và các quy định khác của pháp luật; căn cứ vào mặt bằng giá và áp dụng mức trung bình khá cho một đám tang lễ ở tại địa phương.

BVĐK tỉnh cũng đã tính đến bồi thường theo tuổi của người tử vong, tổn hại về tinh thần cho người thân gia đình, đến tiền nuôi dưỡng con của người tử vong dưới 18 tuổi, đến trách nhiệm đối với người được hưởng thừa kế, bồi thường những chi phí ma chay hợp lý và có đủ chứng từ chứng minh.

Mức bệnh viện đưa ra bồi thường đối với người thấp nhất là 136 triệu đồng, người cao nhất là 242 triệu đồng.

Bệnh viện cho rằng đây là mức bồi thường phù hợp, thỏa đáng trong giải quyết những hậu quả đáng tiếc đã xảy ra.

Tuy nhiên đại diện 8 hộ gia đình vẫn không đồng ý với mức bồi thường mà bệnh viện đưa ra.

Do đó, kết quả cuộc đối thoại lần 2 cũng như lần 1 vẫn chưa thành. Đối thoại lần thứ 3 sẽ được tổ chức lại vào ngày gần nhất, khi các gia đình có đủ căn cứ thủ tục về pháp lý, chứng minh những khoản chi phí hợp lý.

Ông Phạm Ngọc Thạo Tổ 13 phường Tân Hòa TP.Hòa Bình là người đại diện chắp nối cho 8 hộ gia đình với BVĐK tỉnh Hòa Bình trong việc đối thoại. Ông Thoại cho biết, cuộc đối thoại lần 3 các hộ gia đình vẫn yêu cầu BVĐK tỉnh bồi thường với mức 250 triệu đồng đối với một bệnh nhân bị tử vong.

Tuy nhiên, nếu bệnh viện đưa ra được những lý do chính đáng, phù hợp với quy định của pháp luật thì các hộ gia đình cũng có thể giảm bớt mức đề nghị bồi thường. Nếu không các hộ cùng bệnh viện đưa vụ việc ra tòa án.

Trao đổi với phóng viên, ông Quách Thiên Tường, Phó Giám đốc Phụ trách BVĐK tỉnh Hòa Bình, người chủ trì cuộc đối thoại cho biết: Các mức bồi thường đưa ra cho gia đình có bệnh nhân tử vong với mức từ thấp nhất là 136 triệu đồng/người đến 242 triệu đồng/người là phù hợp. Bệnh viện đã tính toán cụ thể đối với chi phí hợp lý từng hộ gia đình, phù hợp với các quy định của pháp luật.

Nếu cuộc đối thoại lần thứ 3 tới đây, bệnh viện không nhận được sự đồng thuận, chia sẻ của các hộ gia đình về trách nhiệm dân sự trong sự cố của BVĐK tỉnh, sự việc sẽ đành phải chuyển đến Tòa án Nhân dân xét xử theo quy định của pháp luật.

Tại buổi đối thoại lần 2 ngày 21/9 có sự tham gia của luật sư Vũ Duy Tôn – Trưởng văn phòng Luật sư Hòa Bình. Theo Luật sư Tôn, sự cố ngày 29/5/2017 tại BVĐK tỉnh Hòa Bình là sự cố không mong muốn. Nguyên nhân bắt đầu là việc chữa bệnh cho người bị bệnh thận, do trách nhiệm của người thực hiện dẫn đến vụ việc đáng tiếc.

Trong lúc này phía người nhà của 8 bệnh nhân và bệnh viện cần phải thông cảm, chia sẻ lẫn nhau. Nếu phải chuyển ra tòa án, vụ việc sẽ kéo dài thời gian, gây cho bệnh viện suy giảm công sức tâm trí trong việc chăm sóc, cứu chữa bệnh nhân hiện tại ở bệnh viện.

Đối với 8 gia đình có người thân cũng tốn kém thời gian, công sức cho việc phục vụ các buổi làm việc với tòa án, việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, mất thời gian chờ đợi theo quy định đối với công việc thi hành án. Như vậy, các thân nhân của 8 người đã khuất sẽ giảm bớt tâm trí cho công việc làm ăn, phát triển kinh tế chăm lo cuộc sống gia đình.

Trước đó, chiều 15/9, cũng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, cuộc đối thoại lần 1 được tổ chức nhưng “không thành”.

Được biết, trước đó, ngay sau khi sự cố ngày 29/5/2017 tại Đơn nguyên thận nhân tạo - khoa Hồi sức tích cực – BVĐK tỉnh Hòa Bình, UBND tỉnh Hòa Bình hỗ trợ cho các hộ gia đình có thân nhân bị tử vong 5 triệu đồng. BVĐK tỉnh hỗ trợ mỗi gia đình 20 triệu đồng.

 

Vụ tử vong chạy thận: Hai bên sẽ đưa nhau ra tòa?

http://dantri.com.vn/suc-khoe/vu-tu-vong-chay-than-hai-ben-se-dua-nhau-ra-toa-20170921201132939.htm

Tại cuộc đối thoại lần 2, phía bệnh viện đã đưa ra mức bồi thường thấp hơn từ 10-50% so với yêu cầu của gia đình bệnh nhân và phía gia đình bệnh nhân không đồng ý. Đôi bên cùng nhắc tới việc sẽ ra tòa nếu không thống nhất được với nhau.

Sáng nay 21/9, đại diện 8 gia đình có bệnh nhân tử vong tại Đơn nguyên Thận nhân tạo - Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình, đã cùng ban lãnh đạo bệnh viện này đối thoại lần 2.

Trên tinh thần chia sẻ, cởi mở, thẳng thắn, đại diện 8 gia đình vẫn giữ nguyên yêu cầu BVĐK tỉnh phải bồi thường mức 250 triệu đồng đối với một người tử vong như ở lần một.

Tuy nhiên, phía BVĐK tỉnh Hòa Bình đã căn cứ theo điều 51 Luật Dân sự 2015 và các quy định khác của pháp luật; căn cứ vào mặt bằng giá; tính theo tuổi của người tử vong, tính tổn hại về tinh thần cho người thân, tính đến tiền nuôi dưỡng con của người tử vong dưới 18 tuổi, tính đến trách nhiệm đối với người được hưởng thừa kế, bồi thường những chi phí ma chay hợp lý và có đủ chứng từ chứng minh... đưa ra mức bồi thường thấp nhất là 136 triệu đồng và cao nhất là 242 triệu đồng với một bệnh nhân.

Trước ý kiến của bệnh viện, đại diện 8 hộ gia đình không đồng ý vì cho rằng họ đã phải chịu tổn thất lớn nhất đó là mất đi người thân.

Như vậy, kết quả cuộc đối thoại lần 2 đã không thành và cuộc đối thoại tiếp theo sẽ được tổ chức lại vào ngày gần nhất, khi các gia đình có đủ căn cứ thủ tục về pháp lý và chứng minh những khoản chi phí hợp lý.

Ông Phạm Ngọc Thạo - Tổ 13 phường Tân Hòa TP Hòa Bình (ảnh trên), là người đại diện cho 8 hộ gia đình với BVĐK tỉnh Hòa Bình cho biết. Nếu bệnh viện đưa ra được những lý do chính đáng, phù hợp với quy định của pháp luật thì các hộ gia đình cũng có thể giảm bớt mức đề nghị bồi thường. Nếu không các hộ gia đình sẽ cùng bệnh viện đưa vụ việc ra Tòa án.

Trao đổi với phóng viên ông Quách Thiên Tường, Phó Giám đốc Phụ trách BVĐK tỉnh Hòa Bình, người chủ trì cuộc đối thoại cho biết: Nếu cuộc đối thoại lần thư ba tới đây, nếu không được sự đồng thuận, chia sẻ của các hộ gia đình về trách nhiệm dân sự trong sự cố của BVĐK tỉnh thì sẽ đành phải chuyển đến Tòa án nhân dân xét xử theo quy định của pháp luật.

Được biết, ngay sau khi sự cố ngày 29/5/2017 tại Đơn nguyên thận nhân tạo - Khoa hồi sức tích cực – BVĐK tỉnh Hòa Bình, UBND tỉnh Hòa Bình hỗ chợ cho các hộ gia đình có thân nhân bị tử vong 5 triệu đồng. BVĐK tỉnh hỗ chợ mỗi gia đình 20 triệu đồng.

 

Hôn mê sau khi phẫu thuật chỉnh hình xương hàm

http://baotintuc.vn/phap-luat/hon-me-sau-khi-phau-thuat-chinh-hinh-xuong-ham-20170921131756709.htm

Ngày 21/9, ông Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đang điều tra làm rõ một trường hợp tai biến sau phẫu thuật thẩm mỹ tại Bệnh viện Thẩm mỹ EMCAS.

Cụ thể, vào ngày 17/9, bệnh nhân Trương Thị Đ. (sinh năm 1979, ngụ tại quận Thủ Đức) đến Bệnh viện Thẩm mỹ EMCAS (có địa chỉ tại 14/27 Hoàng Dư Khương, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh) để thực hiện phẫu thuật “chỉnh hình xương 2 hàm”. 12 giờ ngày 17/9, phẫu thuật kết thúc trong tình trạng người bệnh ổn định và chuyển sang phòng hồi sức.

Tuy nhiên, 20 phút sau, các bác sỹ phát hiện bệnh nhân bị chảy máu trong khoang miệng và đã tiến hành xử trí cầm máu tại giường bằng khâu niêm mạc, đặt nẹp vít và theo dõi tiếp. 30 phút tiếp theo, người bệnh đột ngột suy hô hấp, SpO2 (ngoại biên độ bão hòa oxy mao mạch) giảm nhanh dưới 70%, vùng sàn miệng phù nề nên được xử trí mở khí quản tại giường.

 Trong quá trình mở khí quản, người bệnh ngưng tim và được xử trí hồi sức cho đến khi mạch, huyết áp tương đối ổn định, Bệnh viện chuyển người bệnh đến Bệnh viện Nhân dân 115 vào lúc 14 giờ 30 cùng ngày.

Khi nhập viện Bệnh viện Nhân dân 115, bệnh nhân trong tình trạng hôn mê (Glassgow 4 điểm), được bóp bóng hỗ trợ thở, mạch 138 lần/phút, huyết áp 123/90, tim nhanh đều. Tại đây, bệnh nhân được điều trị tại Khoa Hồi sức Ngoại với máy thở, thuốc cầm máu, thuốc chống động kinh. Đến ngày 19/9, bệnh nhân vẫn hôn mê (Glassgrow 5 điểm), phản xạ đau tăng lên, đồng tử hai bên 3mm, CT Scaner não chưa phát hiện bất thường.

 Sáng 21/9, bác sỹ Phạm Xuân Khiêm, Giám đốc Bệnh viện Thẩm mỹ EMCAS cho biết đang thảo luận với người nhà bệnh nhân và các bác sỹ Bệnh viện Nhân dân 115 chuyển bệnh nhân sang Singapore để tiếp tục điều trị.

Thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Thẩm mỹ EMCAS đã được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động từ năm 2013 và phê duyệt danh mục kỹ thuật chuyên môn trong đó có kỹ thuật “chỉnh hình xương 2 hàm”.

Phẫu thuật viên là bác sỹ Trần Ngọc Quảng Phi có hợp đồng làm việc ngoài giờ tại Bệnh viện Thẩm mỹ EMCAS. Bác sỹ Phi được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa răng hàm mặt, có bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú và bằng tiến sỹ chuyên ngành phẫu thuật hàm mặt.

 

Trên 11.000 ca mắc ung thư vú mỗi năm

http://infonet.vn/tren-11000-ca-mac-ung-thu-vu-moi-nam-post237541.info

Tầm soát, sàng lọc là biện pháp nhằm phát hiện ung thư sớm để điều trị có hiệu quả, đặc biệt với các bệnh ung thư khá phổ biến tại Việt Nam như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư đại tràng.

Theo TS BS. Trần Đặng Ngọc Linh – Trưởng Bộ môn Ung thư Đại học Y Dược TPHCM, ung thư vú là loại ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ Việt Nam và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Ước tính mỗi năm cả nước có trên 11.000 ca mới mắc và khoảng 4.500 ca tử vong do ung thư vú.

Tầm soát ung thư vú bằng nhũ ảnh bắt đầu từ sau 40-45 tuổi giúp phát hiện các tổn thương tiền ung thư hay ung thư vú ở giai đoạn rất sớm khi chưa có biểu hiện lâm sàng, tỉ lệ điều trị khỏi cao. Tự khám vú và khám vú định kỳ giúp phụ nữ có cơ hội nhận thức về bệnh tuyến vú của mình.

Với những tiến bộ y học và kĩ thuật điều trị mới, người bệnh ung thư vú có rất nhiều cơ may điều trị khỏi lâu dài, ngay cả các trường hợp phát hiện vào giai đoạn tiến xa, di căn vẫn có cơ hội kiểm soát được bệnh. TS BS. Trần Đặng Ngọc Linh khuyến cáo phụ nữ sau 40-45 tuổi nên tham gia khám tầm soát ung thư vú mỗi 1- 2 năm/lần.

Đối với ung thư cổ tử cung, ThS BS. Lê Thị Kiều Dung – Trưởng khoa Phụ sản Bệnh viện ĐH Y dược cho biết, đây là loại ung thư ở nữ giới phổ biến thứ 3 trên thế giới với số lượng ca tử vong mỗi năm là 270.000 ca, tương đương 2 - 3 phút có một người chết vì ung thư cổ tử cung.

Ở Việt Nam, ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ 2 về mức độ phổ biến, chỉ sau ung thư vú, với khoảng 5.100 ca mắc mới và 2.400 ca tử vong hằng năm. Ung thư cổ tử cung nếu được phát hiện sớm, đặc biệt là tầm soát ở giai đoạn tiền ung thư thì cơ hội chữa khỏi là 100%, tầm soát càng trễ thì tỉ lệ này giảm dần.

Thêm vào đó, việc tầm soát sớm ở giai đoạn tiền ung thư sẽ giúp người bệnh giảm chi phí và thời gian điều trị do phương pháp điều trị đơn giản nhẹ nhàng, tỉ lệ tái phát thấp, đảm bảo duy trì khả năng sinh sản và chất lượng cuộc sống như ban đầu của người bệnh.

Theo ThS BS. Phạm Công Khánh - Phó trưởng khoa Nội soi Bệnh viện ĐH Y dược, tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng là một trong 10 loại ung thư thường gặp với tỉ lệ tử vong đứng hàng thứ 5 ở cả hai giới.

Tuy nhiên, tỉ lệ phát hiện ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm rất thấp chỉ từ 5,3% - 17,2%. Đa số người bệnh đến khám khi ung thư đã tiến triển, di căn đến hạch hay di căn xa, nên tiên lượng thường xấu, thời gian gian sống còn trên 5 năm chỉ đạt 18% - 85%.

Với ung thư tiến triển, người bệnh phải điều trị bằng các phẫu thuật phức tạp và có thể phải hóa và xạ trị, nằm viện lâu dài, tốn kém chi phí và tỉ lệ tái phát cao 5 – 10%.

Nếu được phát hiện sớm, người bệnh sẽ được điều trị bằng những phương pháp ít xâm lấn có thể bảo tồn được đại trực tràng, tỉ lệ sống còn cao trên 90%, tiết kiệm được thời gian và chi phí điều trị, phục hồi nhanh và tỉ lệ tái phát thường dưới 1%.

Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống và phát hiện sớm bệnh ung thư, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM phối hợp Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng thuộc Bộ Y Tế tổ chức chương trình “Sàng lọc và phát hiện sớm một số bệnh ung thư” nhằm khám, tư vấn, xét nghiệm tầm soát miễn phí các bệnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư đại trực tràng cho người dân vào các ngày 23/9, 30/9 và 7/10 tại bệnh viện.

 

30% trẻ em Việt Nam mang vi khuẩn kháng thuốc

http://www.vietnamplus.vn/bao-dong-30-tre-em-co-vi-khuan-khang-thuoc-khi-nhap-vien/467291.vnp

PGS.TS Trần Minh Điền – PGĐ Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, "Khám sàng lọc bệnh nhi nhập viện có được cấy phân thì có tới 30% các em có mang vi khuẩn kháng kháng sinh trong phân".

Theo PGS.TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, tại Bệnh viện Nhi Trung ương mỗi ngày có từ 3000 – 4000 bệnh nhi đến khám và trong đó có khoảng 1700 cháu bé được điều trị nội trú nên tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện khó tránh khỏi.

Trong khi đó, PGS Điển cho biết thêm khi sàng lọc cấy phân thì có đến 30% trẻ có vi khuẩn kháng thuốc trong phân khi nhập viện.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiêm trọng này ngoài vấn đề môi trường, thức ăn nước uống có tồn tại dư lượng kháng sinh nhất định thì còn có một thực tế là rất nhiều trẻ được các ông bố bà mẹ tự ra hiệu thuốc mua thuốc điều trị với liều lượng kháng sinh không hợp lý.

Tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện được ghi nhận từ những bệnh nhi chuyển tới các viện khác và ngay cả với bệnh nhi cũng xuất hiện những trường hợp ghi nhận nhiễm khuẩn tại bệnh viện.

Theo PGS Điển, việc xử lý bệnh nhân có tình trạng kháng thuốc là vấn đề khó khăn, cần sự hội chẩn từ cho các bác sĩ lâm sàng, các nhà vi sinh và các nhà kiểm soát nhiễm khuẩn để có phác đồ điều trị kháng sinh hiệu quả nhất cho các em bé.

Tương tự, PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, sau gần 10 năm theo dõi kháng thuốc, hiện gia tăng tỷ lệ kháng thuốc, đặc biệt là xuất hiện tình trạng đa kháng thuốc của 1 số loại vi khuẩn. Báo động tình trạng kháng thuốc, đặc biệt là các vi khuẩn đa kháng hoặc siêu đa kháng.

Theo ông Kính, hậu quả của kháng thuốc sẽ dẫn đến thời gian điều trị kéo dài, kéo theo sử dụng nhiều kháng sinh, sẽ lại ảnh hưởng đến kinh tế, giá thành điều trị tăng cao. Chưa kể nhiều khuẩn kháng thuốc còn khiến nguy cơ tử vong tăng cao, nhất là với nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm khuẩn.

Để việc phòng chống kháng kháng sinh, các chuyên gia cảnh báo người bệnh cần sử dụng thuốc có trách nhiệm và cũng cần nâng cao nhận thức để các bác sĩ sử dụng kháng sinh hợp lý, kê đơn điều trị nội và ngoại trú phù hợp.

 

Muỗi Wolbachia “khắc tinh” muỗi truyền bệnh SXH: Sắp được thả vào đất liền

http://laodongthudo.vn/muoi-wolbachia-khac-tinh-muoi-truyen-benh-sxh-sap-duoc-tha-vao-dat-lien-60610.html

Sắp tới, muỗi Wolbachia được cho là khắc tinh của muỗi truyền sốt xuất huyết (SXH) sẽ được thả lên đất liền, sau khi đã được nghiên cứu và thử nghiệm thành công trên đảo Trí Nguyên (Nha Trang). Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc họp Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh (Bộ Y tế) diễn ra mới đây tại Hà Nội.

Dự án nghiên cứu thả loại muỗi Wolbachia do quỹ Bill Gate tài trợ cho 7 nước đang có tình hình dịch bệnh SXH tăng cao, và quốc gia đó đang tích cực thực hiện các biện pháp để dập dịch nhanh chóng, trong đó có Việt Nam. Bản chất, muỗi Wolbachia chính là muỗi vằn Aedes Aegypti truyền bệnh SXH, được cấy vi khuẩn chứa Wolbachia (vi khuẩn làm ức chế khả năng lây truyền virút SXH).

Bà Mai Thị Chu Linh, Khoa Côn trùng và Động vật y học (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương), thành viên của Dự án cho biết, muỗi Wolbachia được nuôi trong phòng thí nghiệm với việc theo dõi nhiệt độ rất sát sao để bảo đảm độ ẩm tốt nhất cho muỗi phát triển. Loại máu để cho muỗi hút phải là máu sạch, người cho hút máu không được uống kháng sinh để không làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng muỗi Wolbachia. Và để bảo đảm muỗi Wolbachia có thể sống tốt ngoài tự nhiên, hàng tuần các kỹ thuật viên sẽ thả 20% muỗi ngoài thực địa vào để giao phối với 80% muỗi được nuôi trong phòng thí nghiệm. Sau khoảng 5 – 10 lần nhân giống như vậy, muỗi được thả ra ngoài tự nhiên.

Ngoài ức chế vi rút truyền bệnh SXH, muỗi Wolbachia chính là “khắc tinh” của muỗi truyền bệnh SXH. Với sáu cơ chế, muỗi Wolbachia đực giao phối với muỗi vằn Aedes Aegypti cái sẽ khiến trứng đẻ ra bị lép, không nở thành bọ gậy được. Muỗi Wolbachia cái giao phối với muỗi vằn Aedes Aegypti đực sẽ sinh ra muỗi Wolbachia. Đặc biệt, khi muỗi Wolbachia được thả ra ngoài thực địa, muỗi vằn Aedes Aegypti truyền bệnh SXH sẽ bị tiêu diệt dần dần. Thay thế vào đó là muỗi Wolbachia không truyền bệnh SXH và có vòng đời ngắn hơn rất nhiều loài muỗi vằn thông thường. Tuổi thọ bình thường của muỗi SXH dài 34 ngày, nhưng bị nhiễm vi khuẩn Wolbachia thì sẽ rút ngắn còn 12 ngày.

Được biết, trên thế giới, một số nước như Úc, Anh, Brazil đã sử dụng muỗi Wolbachia để diệt muỗi mang mầm bệnh SXH. Và hiện nay, Việt Nam cũng đang thẩm định kết quả, để sử dụng loại muỗi này nhằm ngăn chặn và dập dịch SXH vốn đang bùng phát hiện nay.

 

Xét nghiêm miễn phí dấu ấn ung thư phổi CYFRA 21-1

http://infonet.vn/xet-nghiem-mien-phi-dau-an-ung-thu-phoi-cyfra-211-post237562.info

Người dân tại Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc sẽ được làm xét nghiệm miễn phí dấu ấn ung thư phổi CYFRA 21-1 nếu có nhu cầu. Chương trình diễn ra từ ngày 1/9 đến hết 29/10.

Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động “Vì sức khỏe cộng đồng” do BV MEDLATEC (42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội)  tổ chức nhằm giúp người dân có cơ hội tầm soát sơm nguy cơ các loại ung thư trong cơ thể.

Theo BS.CKI. Lê Thị Hoài Thanh, chuyên khoa Hô Hấp - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, xét nghiệm dấu ấn khối u CYFRA 21-1 là một trong các dấu ấn góp phần phát hiện ung thư phổi tế bào không nhỏ và phát hiện khối u có bị di căn hay không?  Bởi  khi bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng nghi ngờ ung thư phổi và CYFRA 21-1 >30ng/mL thì nghĩ đến khả năng bị ung thư phổi không tế bào nhỏ và cần làm thêm các xét nghiệm khác như đã nói ở trên để chẩn đoán xác định.

Ngoài ra, xét nghiệm CYFRA 21-1 cũng có thể sử dụng kết hợp với một số dấu ấn khác để chẩn đoán các ung thư khác như ung thư thực quản, tụy, bàng quang, vú và cổ tử cung (đối với nữ).

Do đó, với những người nghi ngờ ung thư phổi, có khối u hoặc có tổn thương bất thường ở phổi; Bệnh nhân đang theo dõi và điều trị ung thư phổi tế bào không nhỏ;Người có bệnh lý mạn tính ở phổi; người làm việc ở môi trường độc hại, bụi phổi; người hút thuốc lá, thuốc lào, tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào… nên thực hiện xét nghiệm này.

Tầm kiểm soát ung thư định kỳ được khuyến cáo 6 tháng hoặc 1 năm/ lần. Riêng đối với người có nguy cơ cao (gia đình có người mắc ung thư, độ tuổi, nghiện thuốc lá…) cần tầm kiểm soát có thời gian ngắn hơn. Các xét nghiệm cần làm để phát hiện ung thư phổi là CYFRA 21-1 , SCC, CEA, CYFRA, NSE, ProGRP...

 

Thế giới cạn kiệt kháng sinh thế hệ mới

http://www.phapluatplus.vn/the-gioi-can-kiet-khang-sinh-the-he-moi-d53452.html

Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy có quá ít kháng sinh mới được điều chế trong khi số bệnh kháng thuốc tiếp tục gia tăng.

Tốc độ phát triển các bệnh kháng thuốc có khả năng sẽ vượt qua quá trình điều chế thuốc kháng sinh và đe dọa trực tiếp đến sức khỏe loài người. Theo CNN, ngày 19/9, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra báo cáo cho thấy quá ít kháng sinh mới được điều chế trong khi số vi khuẩn nguy hiểm không ngừng gia tăng.

Tính đến tháng 5, giới khoa học đang nghiên cứu 51 kháng sinh cùng 11 chất sinh học làm từ các nguồn thiên nhiên có thể thay thế kháng sinh.

Tuy nhiên, chỉ 33 kháng sinh nhắm đến 12 mầm bệnh ưu tiên mà WHO công bố hồi tháng 2 gồm vi khuẩn lao khiến 250.000 người tử vong mỗi năm và Enterobacteriaceae gây các bệnh nhiễm trùng ở bệnh viện, nhà dưỡng lão.

Trong 33 loại thuốc tiềm năng, tám loại là thuốc điều trị mới, tiên tiến hơn, còn 25 loại thực chất được sửa đổi đơn giản từ những nhóm kháng sinh hiện hành. Trường hợp tốt nhất, 25 kháng sinh đó sẽ dùng làm biện pháp ngắn hạn để chiến đấu với vi khuẩn.

Các báo cáo mới nhất cho thấy bệnh lao cần ít nhất ba kháng sinh. Thế nhưng, không quá bảy loại đang bước vào thử nghiệm. Trước tình hình này, nhiều chuyên gia dự đoán chẳng bao lâu nữa, bệnh nhân lao sẽ thiếu hụt trầm trọng thuốc.

Tương tự, vi khuẩn gram âm cũng trở nên khó chữa. Phức tạp hơn nhiều vi khuẩn gram dương, chúng đòi hỏi thuốc kháng sinh đủ mạnh để xâm nhập qua thành tế bào rồi ở lại bên trong.

Bên cạnh số lượng kháng sinh nói chung, WHO nhận định quá ít kháng sinhđường uống được điều chế dù đây là biện pháp hiệu quả và dễ phân phối ở những quốc gia thu nhập thấp hoặc trung bình.

Để giải quyết vấn đề phát triển kháng sinh, WHO và Tổ chức Sáng kiến Thuốc cho Bệnh bị lãng quên đã thành lập Hội Nghiên cứu và Phát triển Kháng sinh Toàn cầu. Bên cạnh đó, WHO nỗ lực cải thiện công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh cũng như soạn thảo hướng dẫn dùng kháng sinhhiệu quả.

 

   Một triệu USD tài trợ chương trình Vì lá phổi khỏe

http://www.nhandan.org.vn/suckhoe/item/34160302-mot-trieu-usd-tai-tro-chuong-trinh-vi-la-phoi-khoe.html

Nhằm góp phần nâng cao nhận thức người dân đối với bệnh hen, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), Tập đoàn dược và dược phẩm sinh học đa quốc gia (Anh - Thụy Điển) AstraZeneca tài trợ một triệu USD để xây dựng 150 phòng khám, quản lý ngoại trú cho các bệnh nhân. Đây là cam kết được đưa ra tại buổi công bố chương trình Vì lá phổi khỏe từ năm 2017-2020.

Chiều 21-9, tại Đà Nẵng, Tập đoàn dược và dược phẩm sinh học đa quốc gia (Anh - Thụy Điển) AstraZeneca, phối hợp Tổng hội Y học Việt Nam, Hội Hô hấp Việt Nam và Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam tổ chức công bố chương trình Vì lá phổi khỏe từ năm 2017-2020. Đây là sự kiện song hành cùng Hội nghị Khoa học thường niên Hội Hô hấp Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng, từ ngày 22 đến 23-9.

Theo thống kê, bệnh hen đang ảnh hưởng đến 315 triệu người trên toàn thế giới, hơn 107 triệu người khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang sống với bệnh hen. Bệnh hen gây ra hơn 346 nghìn ca tử vong và 13,8 triệu người sống với bệnh tật mỗi năm.

Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh hen chiếm 4,1% dân số, trong đó, trẻ em từ 12-13 tuổi có tỷ lệ hen suyễn cao nhất châu Á; Tỷ lệ bệnh COPD mức trung bình đến nặng ở bệnh nhân trên 35 tuổi cũng đang cao nhất khu vực và có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ bệnh COPD ở người 40 tuổi được thống kê chiếm 4,2% dân số, trong đó, tỷ lệ ở nam là 7,1%, nữ là 1,9%. Trong 4,1% dân số, tỷ lệ COPD tại miền bắc là 5,7%, miền trung là 4,6% và miền nam là 1,9%.

Ngoài thuốc lá và nhiên liệu sinh học, ô nhiễm môi trường và đặc biệt là bệnh lao phổi đã góp phần làm tăng các yếu tố nguy cơ COPD tại Việt Nam.

GS, TS Ngô Quý Châu, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam cho biết, bệnh hen và COPD nói riêng, các bệnh hô hấp nói chung vẫn chưa được chú trọng đúng mức tại Việt Nam. Tỷ lệ bệnh hen tại Việt Nam chiếm 4,1% dân số, tuy nhiên chỉ có 29,1% bệnh nhân hen dùng thuốc điều trị duy trì và 39,7% bệnh nhân được kiểm soát hen tốt.

Chương trình Vì lá phổi khỏe sẽ tài trợ một triệu USD thành lập 150 phòng quản lý hen và COPD ngoại trú trên cả nước. Các phòng khám này sẽ hỗ trợ năng lực chuyên sâu về khám, chữa bệnh nhằm nâng cao chất lượng quản lý bệnh hen và COPD, giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh một cách tốt nhất, góp phần làm giảm số ca mắc, tàn tật và tử vong do hen và COPD, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, góp phần làm giảm gánh nặng kinh tế y tế tại Việt Nam.

 

Sài Gòn sẽ có xe đạp, ca nô cứu thương

https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/sai-gon-se-co-xe-dap-ca-no-cuu-thuong-3643990.html

Sở Y tế TP HCM đề xuất cấp mã đào tạo chuyên viên cứu thương paramedic (ngoại viện) và phát triển nhiều loại xe cấp cứu.

Phó giáo sư Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết đoàn cán bộ y tế của thành phố đã đến Australia để học tập kinh nghiệm triển khai hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện theo mô hình Paramedic. Hiện thế giới có hai mô hình vận chuyển cấp cứu là SAMU và Paramedic. Mô hình SAMU triển khai ở Pháp và một vài nước châu Âu, xe cấp cứu được trang bị như một "bệnh viện di động" đầy đủ phương tiện, có cả phòng mổ, có bác sĩ đi cùng, cứu chữa bệnh nhân trước khi đưa về bệnh viện.

Australia là một trong những quốc gia hoàn thiện nhất về cấp cứu Paramedic, với hơn 40 năm phát triển. Việt Nam chọn học theo mô hình nước này vì có nhiều điều kiện phù hợp về vốn đầu tư, đường sá, nhân lực.... Điều cơ bản nhất để vận hành là phải có nhân viên Paramedic, tạm dịch "chuyên viên cấp cứu ngoại viện". Những người này không phải là bác sĩ, y sĩ hay điều dưỡng.

"Các bác sĩ, điều dưỡng được đào tạo theo hình thức nội viện, trong khi môi trường ngoài bệnh viện đòi hỏi quy trình xử trí, trang thiết bị phải khác", Phó giáo sư Thượng chia sẻ. TP HCM đang xây dựng đề án để xin được làm thí điểm mô hình này. Hiện Việt Nam chưa có mã đào tạo, muốn triển khai phải do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp. Dự kiến Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ phối hợp với một số trường đại học của Australia để xây dựng chương trình, đào tạo lực lượng hạt nhân ban đầu.

Theo ông Thượng, điều Australia làm rất tốt và phù hợp với Việt Nam là các phương tiện cấp cứu bằng xe đạp, xe máy, thậm chí ca nô cứu thương. Các phương tiện này được trang bị các vật dụng sơ cứu cần thiết. Đặc biệt trong bối cảnh du lịch đường sông tại TP HCM bắt đầu phát triển, mô hình cứu thương sông nước sẽ được nghiên cứu triển khai, song hành với các giải pháp phát triển du lịch y tế, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực y tế.

Mục tiêu hàng đầu của TP HCM là sớm xây dựng trung tâm cấp cứu với hệ thống điều hành thông minh, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin. Nhân viên vừa tiếp nhận cuộc gọi vừa vận hành màn hình vi tính để sàng lọc thông tin cần thiết theo các câu hỏi và lời khuyên cho người gọi. Thông tin đồng thời được mã hóa và chuyển sang bộ phận điều hành để vận hành các xe cứu thương nhanh chóng đến hiện trường. Bên cạnh đó thành phố đang thiết kế đồng phục để hướng đến sự tiện dụng, phù hợp khi thao tác cấp cứu.

Tại Australia, các bệnh viện không sở hữu riêng xe cứu thương, tất cả đều thuộc quyền kiểm soát và vận hành của trung tâm cấp cứu, có sự phân biệt hai loại hình là xe để vận chuyển người bệnh và xe cấp cứu người bệnh. Xe cứu thương “Ambulance” chỉ để vận chuyển người bệnh mà không có can thiệp điều trị cấp cứu tại hiện trường và không cần tiếp tục hồi sức trên đường. Xe không được trang bị hệ thống đèn ưu tiên, không còi hú, nhân viên đi theo không nhất thiết là chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện.

Xe “Emergency Ambulance” dùng để đến hiện trường ở ngoài bệnh viện, sơ cấp cứu và sau đó vận chuyển người bệnh về bệnh viện để tiếp tục điều trị, cần tiếp tục hồi sức trên xe. Loại xe này được trang bị hệ thống đèn ưu tiên và còi hụ, nhân viên đi theo xe phải là chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện được đào tạo chính quy. Ở Việt Nam hiện chưa có sự phân biệt, ngoài xe của bệnh viện thì có các dịch vụ cứu thương tư nhân, ít nhiều gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, công tác cấp cứu.

 

Siết chặt việc cấp Chứng chỉ hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ

http://www.nhandan.org.vn/suckhoe/item/34155302-bai-2-siet-chat-viec-cap-chung-chi-hanh-nghe-phau-thuat-tham-my.html

Chỉ được đào tạo chuyên môn sâu về tạo hình thẩm mỹ một vài bộ phận cơ thể nhưng lại được cấp Chứng chỉ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ (PTTHTM) toàn bộ, cho thấy thời gian để đào tạo bác sĩ PTTHTM là “quá ngắn” - đó là những “bất cập” đã được các nhà quản lý và các chuyên gia đầu ngành về phẫu thuật thẩm mỹ (PTTM) chỉ rõ.

* Bài 1: Nỗi lo từ sự "nở rộ" của ngành phẫu thuật thẩm mỹ

Bác sĩ “biết một” nhưng lại “mổ mười”

Hiện nay, việc cấp chứng chỉ hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ cho bác sĩ hành nghề được quy định khá chung chung. TS Phạm Trình Quốc Khanh, Trưởng khoa Bỏng, Tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Trưng Vương, Phó Chủ tịch Hội phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ TP Hồ Chí Minh cho biết, tại TP Hồ Chí Minh, vấn đề cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ qua đào tạo phẫu thuật thẩm mỹ vẫn chung chung. Khi đã được cấp chứng chỉ phẫu thuật thẩm mỹ, bác sĩ có thể được phẫu thuật thẩm mỹ “từ đầu đến chân”.

Cho đây là một bất cập lớn, bởi theo TS Quốc Khanh, nhiều bác sĩ chỉ chuyên sâu về một hoặc một vài bộ phận trên cơ thể chứ không thể làm được tất cả. “Chúng tôi đang kiến nghị, tiến tới, khi cấp chứng chỉ, ngành Y tế nên cấp chứng chỉ chuyên sâu cụ thể từng vùng trên cơ thể, tránh tình trạng có những người có chứng chỉ làm được mắt với mũi mà lại nhận cả những ca làm ngực hay bụng” - ông Khanh chia sẻ.

Một thực tế hiện nay cũng gây ra sự lo lắng cho chính những nhà quản lý đã được Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà chỉ ra, đó là việc theo quy định khám chữa bệnh, người hành nghề được cấp chứng chỉ toàn quốc. Thời gian qua, Sở Y tế Hà Nội cũng nhận được nhiều hồ sơ của các địa phương gửi về xin cấp giấy phép hành nghề và theo đúng luật phải công nhận và thực hiện đăng ký hành nghề cho họ. Tuy nhiên, tay nghề của các bác sĩ này cũng khiến các nhà quản lý nghi ngại và rất thận trọng khi cấp giấy phép hành nghề.

“Sở Y tế Hà Nội cũng nhận được nhiều hồ sơ của các địa phương gửi về xin cấp Giấy phép hành nghề và chúng tôi phải rất thận trọng thẩm định hồ sơ, đồng thời tiến hành hậu kiểm phát hiện hành vi vi phạm” - bà Hà khẳng định.

Bà Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) nhận định, hiện nay có bác sĩ chỉ được học chuyên khoa phẫu thuật chỉnh hình hoặc bác sĩ ngoại học định hướng Chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ 18 tháng đã được cấp chứng chỉ hành nghề.

Quá dễ để chỉ 18 tháng có Chứng chỉ hành nghề!

Việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với ngành PTTHTM hiện nay đang gây ra rất nhiều tranh cãi. Một trong những nguyên nhân chính hiện nay dẫn đến “thị trường” phẫu thuật thẩm mỹ “vận hành” thiếu lành mạnh chính là việc được cấp phép một đằng, quảng cáo và làm một nẻo; trong khi trang thiết bị, đội ngũ y, bác sĩ thiếu thốn không đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt, là tình trạng làm vượt quá lĩnh vực được cấp phép.

Theo quy trình cấp phép hiện tại, học viên sau khi được học định hướng chuyên khoa tại các cơ sở đào tạo sẽ trải qua 18 tháng thực hành để được cấp phép hành nghề. TS Phạm Trình Quốc Khanh cho rằng, thời gian 18 tháng là quá ít để đáp ứng điều kiện được cấp phép. Thực tế cho thấy trong 18 tháng thực hành, chắc chắn các học viên không thể kinh qua để có kinh nghiệm xử lý phẫu thuật thẩm mỹ ở tất cả các vùng trên cơ thể con người. Vì thế, ngoài yêu cầu cần có về chứng chỉ cơ bản thì bác sĩ thực hiện PTTHTM phải có chứng chỉ vùng (mặt, chi thể, ngực…) thì mới được thực hiện PTTHTM.

“Tôi cho rằng, học định hướng chuyên khoa 18 tháng thì người học mới chỉ biết về ngành. Dùng định hướng chuyên khoa để cấp hành nghề là chưa đầy đủ. Do vậy, chúng tôi đã ngồi lại với nhau và cho rằng ít nhất chương trình đào tạo phải là ba năm và trong chương trình đào tạo phải có phần phẫu thuật thẩm mỹ” - PGS, TS Lê Hành bày tỏ quan điểm trong một buổi tọa đàm gần đây nhất về phẫu thuật thẩm mỹ tại Hà Nội.

Đồng quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Tài Sơn cho biết, nước ngoài đào tạo phẫu thuật viên mất khá nhiều thời gian, từ 10-14 năm, trong khi ở Việt Nam, khi ra trường, chỉ cần qua chuyên khoa định hướng là đã có thể hành nghề.

Vì thế, trong quá trình cấp Chứng chỉ hành nghề, nhiều ý kiến cho rằng nên tăng cường mở các khóa đào tạo ngắn hạn chuyên sâu về mắt, mũi, bụng… trong thời gian 1-3 tháng. Các bác sĩ đã có chứng chỉ khi cảm thấy chưa đạt yêu cầu vẫn tiếp tục có thể đào tạo lại, đào tạo tiếp. Sau 3 năm hoặc 5 năm có thể xét lại Chứng chỉ hành nghề.

Siết chặt việc cấp Chứng chỉ hành nghề

PGS.TS Nguyễn Tài Sơn bày tỏ, với sự phát triển phẫu thuật thẩm mỹ tại Việt Nam, hy vọng Bộ Y tế sớm có quy chế về phạm vi hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ để có công cụ cho các cơ quan có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc hành nghề và cũng là quy định để phẫu thuật viên biết hành nghề ra sao. Có như vậy mới nâng cao chất lượng phục vụ cho những người có nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ.

Một bất cập hiện nay trong việc quản lý, đó là những lĩnh vực liên quan tới TPTHTM do Bộ Y tế quản lý, nhưng các thẩm mỹ viện, spa thực hiện các hoạt động kinh doanh đơn thuần về làm đẹp lại thuộc Bộ Công thương quản. Nhiều thẩm mỹ viện quảng bá trá hình, ngầm thực hiện các dịch vụ làm đẹp có can thiệp xâm lấn trong khi chưa được cấp phép, gây nhiều hậu quả nhưng cơ quan quản lý không thể kiểm soát chặt.

Đại diện Bộ Y tế, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - bà Trần Thị Trang cũng cho biết, tới đây Bộ Y tế sẽ ban hành bổ sung các văn bản quy định rõ về các văn bằng chứng chỉ, cơ sở đào tạo, chương trình đào tạo,… để bảo đảm học đi đôi với hành và xuyên suốt quá trình từ học đến hành như thế nào.

“Về phạm vi chuyên môn thì học chuyên ngành gì và đi thực hành phạm vi nào, học ngành gì thì được thực hành phẫu thuật gì. Về tổ chức thực hiện sẽ có những giao thoa, nên cần có sự phối hợp Sở Y tế và Sở Công thương để phát hiện vấn đề, hướng dẫn và xử lý vấn đề một cách nhanh và chặt chẽ nhất” - bà Trang ý kiến.

Nhấn mạnh vai trò của truyền thông trong việc tuyên truyền, giám sát và quản lý của các cơ quan truyền thông, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội bày tỏ, tới đây rất mong sự phối hợp giữa các cơ quan truyền thông với cơ quan quản lý nhà nước trong việc phát hiện sai phạm trong lĩnh vực PTTHTM.

“Khi phát hiện hành vi vi phạm thì gọi ngay tới Sở Y tế, chúng tôi sẽ thanh kiểm tra giám sát. Nếu thực sự cơ sở có sai phạm thì sẽ đăng tải trên các phương tiện truyền thông để tuyên truyền cho người dân. Chúng tôi tiến tới cũng sẽ công khai những cơ sở sai phạm trên website của Sở để người dân biết” - bà Trần Thị Nhị Hà cho biết.

 

Những chuyển biến tích cực tại bệnh viện Trung ương Huế

http://dantri.com.vn/suc-khoe/nhung-chuyen-bien-tich-cuc-tai-benh-vien-trung-uong-hue-20170921091858226.htm

Trong những năm qua, Bệnh viện Trung ương Huế đã có những bước chuyển biến tích cực trong nhiều khía cạnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi hết sức cho bệnh nhân, người dân cũng như các nhân viên y tế.

Từ khi áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng phiên bản 2.0 (theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 18 tháng 11 năm 2016), Bệnh viện Trung ương Huế đã có nhiều thay đổi rõ rệt. Cụ thể như sau:

Chỉ dẫn, đón tiếp, hướng dẫn người bệnh

Bệnh viện đã thực hiện cải cách các thủ tục hành chính trong Quy trình khám bệnh ngoại trú, làm giảm thời gian khám chữa bệnh và nâng cao mức độ hài lòng người bệnh, cụ thể gồm:

Bố trí các biển báo, biển hiệu và chỉ dẫn đã được làm rất chỉnh chu trong quá trình thi công và xây dựng bệnh viện.

Các bàn tiếp đón và hướng dẫn được bố trí ở vị trí thuận tiện cho người bệnh dễ tiếp cận, có biển hiệu rõ ràng. Đội ngũ nhân viên hướng dẫn được đào tạo bài bản đảm bảo hỗ trợ tận tình cho người bệnh.

Thiết lập quy trình tiếp đón người bệnh có trật tự, có máy lấy số tự động theo thông tin cá nhân người bệnh đến khám, bảo đảm tính công bằng, trật tự trong việc khám bệnh, thanh toán viện phí để tránh tình trạng chen lấn, chen ngang.

Người bệnh được hỗ trợ và được vận chuyển một cách phù hợp với mức độ và tình trạng bệnh lý trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện.

Xây mới và đưa vào hoạt động 2 nhà xe thông minh, số 1 (tại cổng số 3 khu Khám bệnh tòa nhà ODA) và số 3 (tại khu vực các Khoa Lây – Lao – Tâm thần) từ quý III năm 2017, có áp dụng thẻ điện tử và máy tính giá tiền trông giữ xe máy, ô tô.

Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ người bệnh

Tất cả người bệnh được nằm mỗi người một giường bệnh trong phạm vi bên trong các buồng bệnh hoặc hành lang.

Người khuyết tật được tiếp cận với các khoa/phòng, phương tiện và dịch vụ khám, chữa bệnh trong bệnh viện.

Đảm bảo sự tiện nghi về cơ sở vật chất tại nơi chờ khám, tạo cho người bệnh cảm giác thoải mái, dễ chịu khi chờ đợi sử dụng dịch vụ y tế.

Khu nhà chờ và nhà nghỉ dành cho người nhà bệnh nhân vừa mới được sửa chữa và đi vào hoạt động với không gian chờ thoáng mát, hiện đại, đầy đủ ghế ngồi chờ, máy lạnh phục vụ hoàn toàn miễn phí.

Sửa chữa và xây mới một số căn tin tại khu Khám bệnh ODA và căn tin cũ trong bệnh viện nhằm phục vụ nhu cầu của người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm 24/24 với giá cả cạnh tranh và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Lắp đặt mái hiên che chắn giữa các lối đi bộ nối các khối nhà và đảm bảo tất cả các lối đi đều có mái hiên che nắng, mưa cho người bệnh và nhân viên trong toàn bệnh viện.

Môi trường chăm sóc người bệnh

Sau gần 1 năm triển khai thực hiện cơ sở y tế Xanh - Sạch - Đẹp, toàn Bệnh viện có gần 20% khuôn viên được cây xanh bao phủ với công viên, vườn hoa, bãi cỏ, được quy hoạch tổng thể và có kế hoạch bổ sung cây xanh, cây cảnh hằng năm.

Khoa/Phòng, buồng bệnh được quét dọn đảm bảo gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ phục vụ tốt cho bệnh nhân; Nhà vệ sinh được quét dọn 2 lần/ngày. Phòng chờ bệnh được bố trí đầy đủ ghế ngồi, gọn gàng theo tiêu chí 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng). Đảm bảo rác thải được phân loại, thu gom và quản lý theo quy định.

Quyền và lợi ích của người bệnh

Đăng tải một số thông tin về giá dịch vụ y tế, giá thuốc, vật tư… trên website của bệnh viện, tại các khu vực khám, điều trị và nơi thu viện phí, được trình bày rõ ràng, bố trí tại vị trí dễ quan sát, thuận tiện cho người bệnh tra cứu.

Vào quý II năm 2017, Bệnh viện đã đưa vào hoạt động hệ thống Nhà thuốc Bệnh viện đạt chuẩn GPP với chất lượng thuốc đảm bảo và giá cả phải chăng phục vụ bệnh nhân trong toàn viện.

Tiến hành đánh giá sự hài lòng người bệnh theo bộ công cụ khảo sát của Bộ Y tế xây dựng với toàn diện các khía cạnh, có tính khách quan, độ tin cậy cao với tỷ lệ hài lòng chung của Bệnh viện là 90.83%.

Quyền và lợi ích của nhân viên y tế

Nhân viên y tế được đào tạo liên tục bằng các chương trình do Bộ Y tế hoặc Bệnh viện tổ chức nhằm đào tạo và phát triển kỹ năng nghề nghiệp.

Nhân viên y tế được nâng cao kỹ năng ứng xử, giao tiếp, y đức.

Bệnh viện có cơ chế, chính sách thu hút, tuyển dụng và duy trì nguồn nhân lực y tế có chất lượng làm việc ổn định, lâu dài và yên tâm cống hiến.

Nhân viên được hưởng đầy đủ chế độ tiền lương, phụ cấp theo đúng quy định của Nhà nước.

Bảo đảm điều kiện làm việc, vệ sinh lao động và nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên y tế.

Sức khỏe, đời sống tinh thần của nhân viên y tế được bệnh viện quan tâm và cải thiện. Bệnh viện đã tạo dựng môi trường làm việc tích cực cho nhân viên y tế.

 

Bé gái 10 tuổi bị lột cả mảng da đầu vì tóc cuốn vào máy dệt

http://khampha.vn/suc-khoe/be-gai-10-tuoi-bi-lot-ca-mang-da-dau-vi-toc-cuon-vao-may-det-c11a571452.html

Trong khi chơi đùa, tóc bé H. không may bị cuốn vào chiếc máy dệt đang hoạt động, khiến một mảng da đầu bị lột và nghiền nát thành từng mảng nhỏ.

Nạn nhân trong vụ tai nạn thương tâm này là cháu T.T.H. (10 tuổi). Theo chia sẻ của gia đình, cách đây 4 ngày khi mẹ đang dệt vải, H. có chơi ở gần và không may tóc bị cuốn vào máy dệt khiến một mảng da đầu bị lột rời nát thành nhiều mảng nhỏ.

“Lúc đó 2 mẹ con nô đùa cùng nhau, mái tóc dài của cháu bị cuốn vào khung máy dệt. Tôi đã tắt nguồn điện nhưng không kịp, một mảng da đầu phía trên trán bị tróc.

Khi xảy ra sự việc tôi vô cùng hoảng hốt, sau đó mọi người trong gia đình đã mang cháu cùng miếng da đầu bị đứt rời lên cấp cứu tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức…”, mẹ cháu H. chia sẻ.

Ths.Bs Đào Văn Giang – Phó trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình Thẩm mỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, người tiếp nhận cháu H. cho biết, khi nhập viện cháu H. ở trong tình trạng tỉnh táo, da đầu bị dứt rời 1 mảng từ trán đến đỉnh, kích thước khoảng 10x10cm.

“Thông thường các trường hợp lột da đầu các bác sỹ sử dụng phương pháp trồng lại bằng kỹ thuật vi phẫu. Nhưng với trường hợp của bệnh nhân T.H. tổn thương đứt rời 1 phần da đầu, đặc biệt mảng da đầu đứt rời bị máy dệt cuốn nát thành nhiều mảng nhỏ, mạch máu bị phá hủy nên không thể trồng lại bằng kỹ thuật vi phẫu. Chúng tôi đã quyết định sử dụng phương pháp ghép da tự thân”, BS Giang chia sẻ.

Sau khi tiến hành ghép da tự thân, sức khỏe cháu T.H. ổn định, mảng da ghép dự kiến sau 5 ngày sẽ được mở gạc.

Sau 6 tháng đến 1 năm, cháu T.H. sẽ được làm phẫu thuật đặt túi giãn da, bỏ toàn bộ sẹo và che phủ mảng da đầu không có tóc còn lại bằng vạt da giãn. Lúc đó vết sẹo chỉ là một vệt nhỏ, tóc sẽ mọc bình thường.

Từ trường hợp trên BS Giang khuyến cáo, đối với phụ nữ có mái tóc dài khi làm việc trong môi trường có máy móc cần được trang bị bảo hộ lao động như mũ, dây buộc tóc…

Với các gia đình có các xưởng sản xuất cần lưu tâm đến trẻ nhỏ tránh tình trạng chơi đùa quanh các máy móc. Nếu trường hợp gặp nạn, tổn thương bị đứt rời, phải cho phần đứt rời vào túi nilong sạch buộc kín lại, có thể cho vào gạc sạch nếu có.

Sau đó, tiếp tục đặt trong túi nilon đựng nước, buộc kín và để vào thùng đá, đảm bảo bộ phận đứt rời có nhiệt độ từ 4 – 10 độ C và không tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh vì có thể gây bỏng lạnh, ảnh hưởng đến kết quả nếu được phẫu thuật.

 

Béo bụng đến ngưỡng nào sẽ cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

http://dantri.com.vn/suc-khoe/beo-bung-den-nguong-nao-se-can-xet-nghiem-tien-dai-thao-duong-20170921062928428.htm

Đái tháo đường tuýp 2 ở người béo phì nhiều trường hợp biểu hiện triệu chứng rất kín đáo. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, với nam giới vùng bụng từ 90cm trở lên, nữ giới vòng bụng từ 80cm trở nên nên làm xét nghiệm để chẩn đoán tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường.

Chiều 20/9, Bộ Y tế đã công bố những nội dung trong hướng dẫn cập nhật về bệnh đái tháo đường tuýp 2. Theo đó, các nội dung về quy trình lâm sàng về chẩn đoán, điều trị đái tháo đường tuýp 2, chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, thực hiện xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường ở người chưa có triệu chứng đái tháo đường… được cập nhật thêm nhiều nội dung mới.

Vòng eo quá khổ cần xét nghiệm tiền đái tháo đường

Bên cạnh những cập nhận về điều trị, chẩn đoán, những hướng dẫn về phát hiện sớm bệnh nhân ngay thời kỳ tiền tháo đường cũng được cập nhật.

Theo đó, với người lớn có chỉ số IBM vượt quá 23, với vòng bụng to (nam từ 90cm trở lên, nữ từ 80cm trở lên) được khuyến cáo nên xét nghiệm tiền đáo tháo đường.

Ngoài ra, nếu có thêm các yếu tố như: Ít vận động thể lực; Gia đình có người bị đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh chị em ruột); Tăng huyết áp; Nồng độ HDL cholesterol dưới 35mg/(0,9mmol/L) hoặc nồng độ triglyceride lớn hơn 250mg/dL (2,82mmol/L); Phụ nữ bị buồng trứng đa nang; Phụ nữ đã mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ; HbA1c từ 5,7% trở lên (39mmol/mol), rối loạn glucose huyết đói hay rối loạn dung nạp glucose ở lần xét nghiệm trước đó; Có các dấu hiệu đề kháng insulin trên lâm sàng (như béo phì, dấu gái đen…); Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch thì càng nên đến bệnh viện để được xét nghiệm tiền đái tháo đường.

Còn với các đối tượng khác không có các yếu tố nguy cơ trên thường được khuyến khích kiểm tra sức khỏe, phát hiện đái tháo đường sớm khi từ 45 tuổi trở lên và cần được kiểm tra định kỳ tiêu chí sức khỏe này.

Đồng thời, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cũng công bố chính thức trang thông tin điện tử về đái tháo đường (daithaoduong.kcb.vn).

Nhiều hướng dẫn mới

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), mục tiêu của Bộ Y tế là cung cấp đầy đủ thông tin tới những người hành nghề khám, chữa bệnh ở tất cả các tuyến, các cơ sở khám, chữa bệnh để có khả năng cung cấp dịch vụ chẩn đoán, điều trị, quản lý chuyên nghiệp cho những người bệnh đái tháo đường. Nhất là trong bối cảnh bệnh lý đái tháo đường ở Việt Nam đang tăng nhanh, trong khi chỉ một nửa người bệnh đái tháo đường được chẩn đoán.

Tại Việt Nam, tính đến năm 2015 Việt Nam đã có 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040.

Bên cạnh đó, tỷ lệ người dân bị tiền đái tháo đường cũng gia tang nhanh chóng. Đây là những bệnh nhân có mức đường huyết báo động, vượt trên ngưỡng bình thường nhưng chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán đái tháo đường. Trong số các trường hợp được chẩn đoán tiền đái tháo đường, thì 1/3 diễn tiến bình thường, 1/3 sẽ vẫn duy trì ở trạng thái tiền thái đường và 1/3 trở thành đái tháo đường tuýp 2.

Việc sử dụng và tuân thủ hướng dẫn lâm sàng giúp cải thiện việc ra chỉ định lâm sàng và dẫn đến kết cục lâm sàng được cải thiện đồng thời làm tăng tính nhất quán trong chăm sóc và giảm sự khác biệt về chăm sóc.

“Tôi muốn cán bộ y tế làm tốt nhất với tối đa khả năng của họ có để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng và người bệnh”, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê cho biết. “Tôi muốn cán bộ y tế hiểu rằng để việc chăm sóc, chẩn đoán, điều trị đái tháo đường đạt chất lượng, người bệnh đái tháo đường được quản lý hiệu quả, việc xây dựng và ban hành ra các hướng dẫn chuẩn mực, cập nhật trong chẩn đoán, điều trị bệnh là rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả là việc áp dụng và tuân thủ các hướng dẫn quốc gia, bên cạnh đó cần có giám sát, đánh giá chất lượng về hiệu quả điều trị trên người bệnh”.

PGS Khuê cũng kỳ vọng sẽ mang lại thêm kiến thức về căn bệnh đái tháo đường này với người dân, giúp giảm tỷ lệ gần 70% bệnh nhân đái tháo đường khi được phát hiện đã có biến chứng.

Đáng nói, nhiều người đang sống với bệnh ĐTĐ típ 2 trong một thời gian dài mà không nhận biết được tình trạng bệnh của họ. Đến khi được chẩn đoán, thường đã kèm theo các biến chứng của bệnh.

Bên cạnh việc tầm soát sức khỏe định kỳ, PGS Khuê cũng khuyến khích người dân giữ tinh thần lạch quan, thực hiện lối sống lành mạnh có thể phòng ngừa được 70% đái tháo đường típ 2 và ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ của căn bệnh này.

 

Hơn 4% dân số trên 40 tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

http://dantri.com.vn/suc-khoe/hon-4-dan-so-tren-40-tuoi-mac-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-20170921201227467.htm

Đó là con số được đưa ra tại buổi họp báo công bố chương trình “Vì một lá phổi khỏe” diễn ra tại Đà Nẵng, chiều 21/9 do Tổng Hội Y Học Việt Nam (MSA), Hội Hô Hấp Việt Nam (VNRS) và Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam (VATLD) trong khuôn khổ đồng hành cùng “Chương trình quốc gia về bệnh suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” của Bộ Y Tế tổ chức.

GS.TS.BS. Ngô Quý Châu, Chủ tịch Hội hô hấp Việt Nam cho biết, bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính gây ra các gánh nặng xã hội, từ chi phí điều trị trực tiếp đến các chi phí gián tiếp như giảm năng suất lao động, bỏ học, bỏ việc giữa chừng để điều trị.

Việc quản lý tốt bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính vô cùng cần thiết, vì nó sẽ giúp giảm số ca mắc bệnh, tàn tật và tử vong do hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bênh nhân, giảm gánh nặng kinh tế y tế cho Việt Nam.

Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD ) ở dân số 40 tuổi được thống kê chiếm 4,2% dân số, trong đó tỷ lệ ở nam là 7,1% và ở nữ là 1,9%. Trong dân số đó, tỷ lệ COPD tại miền Bắc là 5,7%, miền Trung là 4,6% và miền Nam là 1,9%. Ngoài thuốc lá và nhiên liệu sinh học, ô nhiễm môi trường và đặc biệt là bệnh lao phổi đã góp phần làm tăng các yếu tố nguy cơ COPD ở Việt Nam.

Cũng theo GS.TS.BS. Ngô Quý Châu, bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nói riêng và các bệnh hô hấp nói chung vẫn chưa được chú ý đúng mức tại Việt Nam. Tỷ lệ hen tại Việt Nam chiếm 4,1% dân số. Tuy nhiên, chỉ có 29,1% bệnh hen dùng thuốc điều trị duy trì và 39,7% bệnh nhân được kiểm soát hen tốt.

PGS.TS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch - Lâm sàng TPHCM – cho biết thêm trong một nghiên cứu về việc áp dụng chiến lược toàn cần cầu xử lý và phòng hen phế quản tại TPCHM cho thấy trong số bệnh nhân đến khám tại cơ sở điều trị ban đầu, có 16% dùng thuốc điều trị hen, dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Theo thống kê từ Ban tổ chức, tại Việt Nam, hiện nay trẻ em lứa tuổi từ 12-13 có tỷ lệ hen suyễn cao nhất Châu Á, tỷ lệ mắc bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mức trung bình đến nặng ở bệnh nhân trên 35 tuổi cũng đang cao nhất khu vực và con số này đang có xu hướng gia tăng.

   

Khi nào bạn cần xét nghiệm đường huyết dù chưa có dấu hiệu tiểu đường

https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/khi-nao-ban-can-xet-nghiem-duong-huyet-du-chua-co-dau-hieu-tieu-duong-3644375.html

Người có chỉ số BMI từ 23, vòng bụng từ 90 cm (nam) và từ 80 cm (nữ) nên xét nghiệm sàng lọc tiểu đường.

Theo hướng dẫn về bệnh đái tháo đường tuýp 2 do Bộ Y tế công bố chiều 20/9, tiêu chuẩn để làm xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường ở người không có triệu chứng của bệnh là người lớn có chỉ số BMI từ 23 trở lên hoặc cân nặng lớn hơn 120% cân nặng lý tưởng.

Ngoài ra, nên xét nghiệm đường huyết nếu bạn có một hoặc một số yếu tố sau:

- Ít vận động thể lực.

- Gia đình có người bị đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh chị em ruột).

- Tăng huyết áp.

- Nồng độ HDL cholesterol dưới 35mg/(0,9 mmol/L) hoặc nồng độ triglyceride lớn hơn 250 mg/dL (2,82 mmol/L).

- Vòng bụng to, nam từ 90 cm và nữ từ 80 cm.

- Phụ nữ bị buồng trứng đa nang.

- Phụ nữ đã mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.

- Xét nghiệm chỉ số HbA1c từ 5,7% trở lên (39 mmol/mol), rối loạn dung nạp glucose ở lần xét nghiệm trước đó.

- Có các dấu hiệu đề kháng insulin trên lâm sàng (như béo phì, dấu gai đen…).

- Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.

Bệnh nhân không có các dấu hiệu trên thì xét nghiệm phát hiện sớm đái tháo đường ở tuổi từ 45 trở lên. Sau đó mỗi 1-3 năm tầm soát một lần, hoặc sớm hơn.

Theo Bộ Y tế, hướng dẫn và quy trình lâm sàng về chẩn đoán, điều trị đái tháo đường tuýp 2 bao gồm phát hiện và chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, thực hiện xét nghiệm ở người chưa có triệu chứng bệnh…

Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đánh giá, bệnh đái tháo đường tăng nhanh tại Việt Nam trong khi nhận thức của người dân về bệnh còn hạn chế. 70% người có bệnh nhưng chưa được chẩn đoán, nhiều người chỉ biết bệnh khi đã biến chứng. Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng công bố trang thông tin điện tử về đái tháo đường.

Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu. Trên toàn thế giới có 415 triệu người lớn (độ tuổi 20-79), tương đương một trong 11 người lớn đang sống với bệnh. Dự đoán vào năm 2040, con số này sẽ tăng lên khoảng 642 triệu người, hay nói cách khác cứ 10 người thì có một bệnh đái tháo đường. Tại Việt Nam, năm 2015 đã có 3,5 triệu người mắc bệnh, dự báo tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040. Kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, chỉ chưa đến 30% người bệnh đái tháo đường được quản lý tại cơ sở y tế.

Tỷ lệ người dân bị tiền đái tháo đường cũng gia tăng nhanh chóng. Tiền đái tháo đường là một thuật ngữ dùng để chỉ những bệnh nhân có mức đường huyết báo động, vượt trên ngưỡng bình thường nhưng chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán đái tháo đường. Trong số các trường hợp được chẩn đoán tiền đái tháo đường, thì 1/3 diễn tiến bình thường, 1/3 vẫn duy trì ở trạng thái tiền thái đường và 1/3 trở thành đái tháo đường tuýp 2. Tình trạng tiền đái tháo đường cũng đã làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Chỉ cần tập luyện thể lực, ăn uống hợp lý thì có thể làm chậm diễn tiến thành đái tháo đường.

 

Điều tra, làm rõ vụ hôn mê sâu do "gọt cằm"

http://www.sggp.org.vn/dieu-tra-lam-ro-vu-hon-me-sau-do-got-cam-469459.html

Bệnh viện Thẩm mỹ EMCAS đã chuyển người bệnh đến Bệnh viện Nhân dân 115. Khi nhập viện Bệnh viện Nhân dân 115, bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, được bóp bóng hỗ trợ thở.

Sáng 21-9, thông tin từ Sở Y tế TPHCM, các đơn vị liên quan đang tiến hành điều tra làm rõ và gửi báo cáo khẩn trình Bộ Y tế về một trường hợp tai biến sau phẫu thuật thẩm mỹ tại Bệnh viện Thẩm mỹ EMCAS.

Trước đó, vào ngày 17-9, bệnh nhân Tr.Th.Đ. (38 tuổi, ngụ quận Thủ Đức) đã đến Bệnh viện Thẩm mỹ EMCAS (địa chỉ 14/27 Hoàng Dư Khương, phường 12, quận 10, TPHCM) để thực hiện phẫu thuật “chỉnh hình xương 2 hàm”.

Đến trưa cùng ngày, sau khi ca phẫu thuật kết thúc, bệnh nhân đã ổn định và được chuyển sang phòng hồi sức. Tuy nhiên, 20 phút sau, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị chảy máu trong khoang miệng và đã tiến hành xử lý cầm máu tại giường bằng khâu niêm mạc, đặt nẹp vít và theo dõi.

30 phút tiếp theo, người bệnh đột ngột suy hô hấp, SpO2 (ngoại biên độ bão hòa oxy mao mạch) giảm nhanh dưới 70%, vùng sàn miệng phù nề nên được xử lý mở khí quản tại giường.

Trong quá trình mở khí quản, người bệnh ngưng tim và được xử lý hồi sức cho đến khi mạch, huyết áp tương đối ổn định.

Đến 14 giờ 30 cùng ngày, Bệnh viện Thẩm mỹ EMCAS chuyển người bệnh đến Bệnh viện Nhân dân 115. Khi nhập viện Bệnh viện Nhân dân 115, bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, được bóp bóng hỗ trợ thở, mạch 138 lần/phút, huyết áp 123/90, tim nhanh đều. Tại đây, bệnh nhân được điều trị tại Khoa Hồi sức Ngoại với máy thở, thuốc cầm máu, thuốc chống động kinh.

Đến ngày 19-9, bệnh nhân vẫn hôn mê phản xạ đau tăng lên, đồng tử hai bên giãn 3mm, CT Scaner não chưa phát hiện bất thường.

Cũng trong sáng 21-9, bác sĩ Phạm Xuân Khiêm, Giám đốc Bệnh viện Thẩm mỹ EMCAS, cho biết đang thương lượng với người nhà bệnh nhân và các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115 chuyển bệnh nhân sang Singapore để tiếp tục điều trị.

Thông tin từ Sở Y tế TPHCM, Bệnh viện Thẩm mỹ EMCAS đã được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động từ năm 2013 và phê duyệt danh mục kỹ thuật chuyên môn trong đó có kỹ thuật “chỉnh hình xương 2 hàm”.

Phẫu thuật viên là bác sĩ Trần Ngọc Quảng Phi được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa răng hàm mặt, có bằng tốt nghiệp bác sĩ nội trú và bằng tiến sĩ chuyên ngành phẫu thuật hàm mặt.

 

Tầm soát ung thư miễn phí cho người dân cả nước

http://nld.com.vn/suc-khoe/tam-soat-ung-thu-mien-phi-cho-nguoi-dan-ca-nuoc-20170921165018619.htm

Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM phối hợp với Bộ Y tế tổ chức khám, tầm soát miễn phí nhiều loại bệnh ung thư cho người dân trên cả nước.

Ngày 21-9, PGS-TS-BS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống và phát hiện sớm bệnh ung thư, bệnh viện phối hợp với Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng (Bộ Y Tế) tổ chức chương trình "Sàng lọc và phát hiện sớm một số bệnh ung thư" dành cho người dân trên cả nước. Các bệnh cụ thể là ung thư vú, cổ tử cung và đại trực tràng. Người dân sẽ có cơ hội được khám, tư vấn, xét nghiệm tầm soát miễn phí nhằm phát hiện sớm nguy cơ ung thư. Thời gian vào lúc 13h00 các ngày thứ Bảy, bắt đầu từ 23-9, 30-9 và 7-10, tại sảnh A, tầng trệt, Bệnh viện Đại học Y Dược, 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5- TP HCM.

Theo giới chuyên môn, ung thư vú là loại ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ Việt Nam và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Hiện nay, ước tính mỗi năm cả nước có trên 11.000 ca mới mắc và khoảng 4.500 ca tử vong do ung thư vú; về ung thư cổ tử cung ở nữ giới, cứ 2 - 3 phút có một người chết vì bệnh này. Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ 2 về mức độ phổ biến với khoảng 5.100 ca mắc mới và 2.400 ca tử vong hằng năm, trong khi đó ung thư đại trực tràng là một trong 10 loại ung thư thường gặp với tỉ lệ tử vong đứng hàng thứ 5 ở cả hai giới. Tuy nhiên, tỉ lệ phát hiện ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm rất thấp, chỉ từ 5,3% - 17,2%. Đa số người bệnh đến khám khi ung thư đã tiến triển, di căn đến hạch hay di căn xa, nên tiên lượng thường xấu, thời gian gian sống trên 5 năm chỉ đạt 18% - 85%, tùy giai đoạn. Tầm soát là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay để giảm nguy cơ mắc bệnh, can thiệp sớm.

Người dân quan tâm có thể đăng ký theo các số điện thoại: 028 3952 5449 – 028 3952 5350 – 028 3952 5142 – 028 3952 5364.

 

Việt Nam nằm trong 42 nước có tỷ lệ trẻ sinh non cao nhất thế giới

https://laodong.vn/suc-khoe/viet-nam-nam-trong-42-nuoc-co-ty-le-tre-sinh-non-cao-nhat-the-gioi-565914.ldo

Báo cáo của Bộ Y Tế cũng cho thấy tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi vẫn rất cao. Trong đó, sinh non là nguyên nhân chính gây ra hơn 75% ca tử vong dưới 1 tuổi.

Theo các chuyên gia nhi khoa, da trẻ sơ sinh vốn rất nhạy cảm, mỏng manh hơn 20% đến 30% so với da người lớn và thậm chí còn mỏng hơn nếu sinh thiếu tháng. Ở trẻ sinh non, chức năng “lá chắn” của da thường xuyên bị rối loạn, gây gia tăng sự mất nước và sự hấp thụ hóa chất từ bên ngoài.

Bảo vệ làn da mỏng manh này là chìa khóa then chốt giúp hồi phục thể trạng và giúp bé dần thích nghi để tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, da cũng chính là bộ phận dễ lây nhiễm và kích ứng nhất, đặc biệt là phần mông của trẻ. Vì vậy, việc chăm sóc da cho trẻ sinh non vô cùng quan trọng.

Với sứ mệnh cùng chung tay chăm sóc làn da cho trẻ em Việt Nam, Pampers thuộc công ty P&G Việt Nam đã trao tặng gần 320.000 miếng tã dành cho trẻ sơ sinh tại 8 bệnh viện sản nhi hàng đầu cả nước.

Trong đó, Pampers đặc biệt dành tặng gần 100.000 miếng tã sinh non nhằm hỗ trợ các bé thiếu tháng trong thời gian khó khăn đầu tiên lúc mới chào đời.

Chương trình tặng tã cho trẻ sơ sinh đã được triển khai từ tháng 4.2017 và sẽ tiếp tục được thực hiện đến tháng 12.2017 trên tinh thần hỗ trợ cho trẻ sơ sinh tại 8 bệnh viện sản nhi hàng đầu tại Việt Nam.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang