Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 24/11/2017

  • |
T5g.org.vn - Bộ Y tế trao giải cuộc thi "Y tế thôn bản giỏi"; Chung tay phát triển bảo hiểm y tế; Bộ Y tế: Đề nghị chăm sóc tối đa cho trẻ sơ sinh chuyển lên từ Bắc Ninh; Bảo hiểm y tế đang "bỏ rơi" hàng triệu bệnh nhân viêm gan C; Vĩnh Long: Gần 2.600 ca bệnh tay chân miệng; ...

 

Bộ Y tế trao giải cuộc thi "Y tế thôn bản giỏi"

http://www.baohaiquan.vn/pages/bo-y-te-trao-giai-cuoc-thi-y-te-thon-ban-gioi.aspx

http://thanhtra.com.vn/xa-hoi/y-te/ton-vinh-nhung-nguoi-lam-y-te-thon-ban-gioi_t114c9n127345

http://www.giadinhvietnam.com/ton-vinh-ve-dep-tri-thuc-tri-tue-tai-nang-cua-can-bo-y-te-thon-ban-d120774.html

http://baochinhphu.vn/suc-khoe/6-tinh-tranh-tai-y-te-thon-ban-gioi-nam-2017/322898.vgp

http://laodongthudo.vn/chung-ket-cuoc-thi-y-te-thon-ban-gioi-lan-thu-2-nam-2017-64684.html

https://laodong.vn/suc-khoe/tim-ra-nhung-nhan-vien-y-te-thon-ban-gioi-nhat-577857.ldo

Cuộc thi “Y tế thôn bản giỏi lần thứ 2 năm 2017” do Bộ Y tế tổ chức tại 3 khu vực: Tây Nguyên,Tây Nam Bộ và khu vực miền núi phía Bắc đã lựa chọn được 6 đội xuất sắc tham gia cuộc thi chung kết Cuộc thi “Y tế thôn bản giỏi lần thứ 2 năm 2017” tại Thủ đô Hà Nội vào ngày 23/11/2017.

 Trong nhiều năm qua, đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, đặc biệt là nhân viên y tế thôn bản được đánh giá là “cánh tay nối dài” của ngành Y tế, góp phần vào thành công chung của toàn ngành Y tế.

 Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, cuộc thi Y tế thôn bản giỏi do Bộ Y tế tổ chức thực sự đã trở thành ngày hội của các cán bộ y tế cơ sở, đặc biệt nhân viên y tế thôn bản có thể giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, khắc phục khó khăn để thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

 "Thông qua cuộc thi, Bộ Y tế cũng muốn tôn vinh vẻ đẹp tri thức, trí tuệ, tài năng, y đức, phong cách phục vụ người bệnh của những cán bộ y tế cơ sở, đặc biệt là nhân viên y tế thôn bản nhằm đẩy mạnh phong trào học tập, rèn luyện, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng thực hành, khả năng giao tiếp, chăm sóc người bệnh", Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

 Chung kết Hội thi, Ban tổ chức đã trao giải Nhất cho đội thi y tế thôn bản giỏi đến từ tỉnh Bắc Kạn; giải Nhì cho đội Đồng Tháp, giải Ba cho đội Gia Lai, các đội thi từ Thái Nguyên, Lâm Đồng và Vĩnh Long đoạt giải Khuyến khích. Ngoài ra Ban tổ chức cũng trao nhiều giải phụ cho các đội thi.

Nhân dịp này Bộ Y tế đã trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế cho các thành viên của các đội tham dự cuộc thi và cờ lưu niệm cho 6 đội thi.

 

Chung tay phát triển bảo hiểm y tế

http://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/chung-tay-phat-trien-bao-hiem-y-te-3907460-b.html

Bảo hiểm y tế được ví như chiếc “phao cứu sinh” cho những ai không may mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo. Lý thuyết là vậy nhưng trên thực tế việc huy động người dân, HSSV tham gia bảo hiểm y tế không phải chuyện dễ bởi ngoài lý do liên quan đến kinh tế còn là sự e dè, bức xúc của người bệnh khi phải đến cơ sở y tế, thủ tục mua thẻ bảo hiểm rườm rà.

Thay đổi để đáp ứng nhu cầu người dân

Chất lượng dịch vụ y tế với nhiều người là yếu tố quan trọng nhất để họ quyết định có tham gia bảo hiểm hay không. Những năm qua, ngành y tế liên tục có thay đổi hoàn thiện mình, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Để bảo hiểm y tế bao phủ toàn dân, đặc biệt là đối tượng HSSV, rất cần sự chung tay của liên ngành y tế - bảo hiểm và giáo dục trong việc cung cấp dịch vụ, tuyên truyền để cha mẹ, HSSV hiểu về lợi ích của bảo hiểm y tế.

Việc tăng giá 1.900 dịch vụ y tế là một cách để ngành y tế nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Với mức tăng trung bình khoảng 30% so với trước đó, người bệnh được thụ hưởng nhiều dịch vụ kỹ thuật cao nhưng vẫn được bảo hiểm thanh toán theo quy định. Mặt khác, việc phí khám chữa bệnh bao gồm cả lương, phụ cấp đồng nghĩa với việc người bệnh trực tiếp trả lương cho nhân viên y tế.

Điều này tác động nhiều đến quan điểm, thái độ và hành vi ứng xử của đội ngũ này với người bệnh. Theo đó, để nhân viên có lương, bệnh viện có ngân sách duy trì hoạt động, ngoài việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thái độ của nhân viên y tế cũng phải thay đổi từ ban ơn sang phục vụ.

Thay đổi tiếp theo phải kể đến là việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý khám chữa bệnh, giám định và thanh toán bảo hiểm y tế. Ông Lê Văn Khảm, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) cho biết: Một loạt các văn bản pháp quy về ứng dụng CNTT trong quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được Bộ nghiên cứu, xây dựng, ban hành, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện sau khi thống nhất với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Đó là bộ mã danh mục dùng chung, gồm 8 bộ mã (Danh mục chẩn đoán, Danh mục kỹ thuật, Danh mục thuốc, Vật tư y tế…); Chuẩn và định dạng dữ liệu đầu ra trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế… giúp giảm bớt thủ tục hành chính gây phiền hà cho người bệnh.

Đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đơn vị phát hành và có trách nhiệm thu - chi giúp người dân, thời gian qua cũng có nhiều thay đổi. Điển hình là việc tuy giá dịch vụ y tế tăng nhưng không ảnh hưởng đến quyền lợi bệnh nhân, gây vỡ quỹ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục thực hiện việc đấu thầu thuốc tập trung với mục tiêu kéo giá thuốc giảm từ 10 - 15%. Tăng cường tuyên truyền về quyền lợi - trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế cũng như giảm thủ tục, tăng cơ hội tiếp cận trong việc mua bảo hiểm…

Tăng tính hấp dẫn

Tham gia bảo hiểm y tế là quyền lợi, là trách nhiệm của mỗi người. Lợi ích khi tham gia bảo hiểm đã rõ ràng nhưng việc huy động người dân chưa tham gia bảo hiểm hiện nay mua thẻ thực sự là việc không dễ.

Theo ông Vũ Xuân Bằng, Phó Trưởng ban Chính sách (Bảo hiểm xã hội Việt Nam), nhóm chưa tham gia bảo hiểm hiện nay phần lớn là người lao động tự do, làm việc trong doanh nghiệp quy mô nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do vậy, việc tham gia bảo hiểm y tế, xã hội của người lao động phụ thuộc chủ yếu vào ý thức của chủ cơ sở. Tại những đơn vị này, cần sự lên tiếng mạnh mẽ hơn của người lao động, của tổ chức công đoàn. Còn nhóm thuộc diện được ngân sách Nhà nước đóng và hỗ trợ phần lớn cũng đang có xu hướng giảm do chịu tác động của cơ chế (giảm số hộ cận nghèo, nghèo) trong khi ngân sách địa phương chưa đủ mạnh để hỗ trợ hết.

Bảo hiểm y tế toàn dân vừa là chính sách an sinh xã hội, người khỏe tích lũy khi có kinh tế để dùng khi ốm đau, già yếu và người không ốm giúp người bệnh tật cần điều trị. Việc tham gia bảo hiểm y tế cũng là cách giảm chi phí trực tiếp từ túi người dân, giúp hạn chế tình trạng bần cùng hóa vì bệnh tật đồng thời tạo công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế.

Tuy nhiên, tỷ lệ người dân chưa tham gia bảo hiểm hiện nay một phần do nhận thức nhưng quan trọng nhất vẫn là khó khăn về kinh tế. Vậy làm thế nào để người dân tìm đến bảo hiểm và bảo hiểm đến được với mọi người, nhiều ý kiến cho rằng, cần tăng tính hấp dẫn của bảo hiểm.

Ở nước ta, bảo hiểm chỉ thực sự hấp dẫn khi chất lượng khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế cải thiện rõ rệt. Trong cùng cơ sở khám chữa bệnh không còn cảnh phân biệt người khám bằng bảo hiểm với người trả tiền tươi. Thủ tục hành chính liên quan đến bảo hiểm cần được cải cách hơn nữa và điều không kém phần quan trọng là minh bạch trong chính sách, tức quy định thế nào thì khi người dân đi khám, điều trị bệnh được hưởng thế đó.

Với HSSV, đến nay vẫn còn khoảng 2 triệu em chưa tham gia bảo hiểm. Nguyên nhân do chưa có chế tài xử lý, các cơ sở GD không có biện pháp ràng buộc nên còn tỷ lệ nhất định chưa có thẻ trong khi đây là đối tượng trong diện bắt buộc, hoàn thành mục tiêu phổ cập bảo hiểm trong năm học 2017 - 2018. Khảo sát của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, phần lớn sinh viên chỉ mua bảo hiểm y tế ở năm học đầu tiên. Từ năm học thứ 2 trở đi, tỷ lệ tham gia giảm rõ rệt.

 

Bộ Y tế: Đề nghị chăm sóc tối đa cho trẻ sơ sinh chuyển lên từ Bắc Ninh

http://laodongthudo.vn/bo-y-te-de-nghi-cham-soc-toi-da-cho-tre-so-sinh-chuyen-len-tu-bac-ninh-64686.html

http://suckhoedoisong.vn/huy-dong-nhan-luc-chuyen-mon-cao-nhat-cham-soc-tre-so-sinh-chuyen-tu-bv-san-nhi-bac-ninh-n138755.html

Ngày 23/11, Bộ Y tế đã có công văn số 6706/BYT-BM-TE gửi Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Phụ sản Trung ương về việc hỗ trợ chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh được chuyển lên từ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh.

Theo đó, nhằm chăm sóc và điều trị cho các trẻ sơ sinh được chuyển đến từ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh, Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện trên huy động tối đa nhân lực có kinh nghiệm và chuyên môn cao nhất, đảm bảo điều kiện các cơ sở vật chất, trang thiết bị và thuốc để chăm sóc và điều trị các trẻ sơ sinh trong điều kiện tốt nhất.

Trước đó, ngày 20/11 tại Bệnh viện sản nhi Bắc Ninh đã xảy ra sự việc 4 trẻ sơ sinh tử vong, hiện Hội đồng chuyên môn và cơ quan liên quan đang tiến hành điều tra xác định tìm nguyên nhân tử vong của các trẻ sơ sinh này.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế, để đảm bảo an toàn cho các trẻ sơ sinh đang được điều trị tại đơn vị Hồi sức sơ sinh thuộc Bệnh viện sản nhi Bắc Ninh, các trẻ sơ sinh đã được chuyển đến các bệnh viện: Nhi Trung ương, Bạch Mai, Phụ sản Trung ương để chăm sóc và điều trị.

 

Tìm thấy vi khuẩn đa kháng thuốc trên trẻ sơ sinh đã điều trị tại Bắc Ninh

https://thanhnien.vn/suc-khoe/tim-thay-vi-khuan-da-khang-thuoc-tren-tre-so-sinh-da-dieu-tri-tai-bac-ninh-902852.html

Ngày 22.11, theo tin từ Bệnh viện (BV) Bạch Mai và BV Nhi T.Ư (Hà Nội), đã có kết quả cấy máu cho thấy trong số các bé sơ sinh chuyển lên từ BV Sản Nhi Bắc Ninh, có 2 bé đang điều trị tại BV Nhi T.Ư nhiễm vi khuẩn kháng thuốc và 1 bé đang điều trị tại BV Bạch Mai nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc.

 Trước đó, sau sự cố 4 trẻ sơ sinh sinh non tử vong tại BV Sản Nhi Bắc Ninh trong sáng 20.11, đã có 18 bệnh nhi sơ sinh trong tình trạng nặng được chuyển từ BV này lên 3 BV tuyến T.Ư điều trị, gồm: BV Nhi T.Ư, BV Phụ sản T.Ư và BV Bạch Mai.

PGS-TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc BV Nhi T.Ư, cho biết có 4/8 bệnh nhi chuyển tới BV này trong tình trạng nặng được điều trị với phác đồ nhiễm khuẩn huyết và được cách ly, có 2 bé thở máy cần theo dõi chức năng sống. Tại Khoa Nhi BV Bạch Mai, PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết hiện 3 bé sơ sinh bị sốc nhiễm khuẩn đang điều trị tại khoa. Trong đó, 1 bé tình trạng rất nghiêm trọng, chuyển đến BV trong tình trạng xuất huyết não, tim to, bụng trướng, gan bị tổn thương rất nặng, hạ đường máu liên tục, vàng da ứ mật.

Tại BV Phụ sản T.Ư, TS Lê Minh Trác, Giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh, cho biết chiều 22.11, cả 7 bé được chuyển tới BV điều trị đều đã ngưng thở máy. Dự kiến, 2 - 3 bé sẽ ra viện trong tuần tới.

 

TIẾP VỤ 4 TRẺ SƠ SINH TỬ VONG: Xử lý nhiễm khuẩn ở Bệnh viện Sản - Nhi Bắc Ninh

https://laodong.vn/suc-khoe/xu-ly-nhiem-khuan-o-benh-vien-san-nhi-bac-ninh-577677.ldo

Đến ngày 22.11, đã có 19 trẻ sơ sinh của BV Sản nhi Bắc Ninh được chuyển về các BV tuyến TƯ để điều trị, 8 bé được chuyển về BV Nhi TƯ, 4 bé chuyển về BV Bạch Mai và 7 bé chuyển về BV Phụ Sản TƯ. Hầu hết các bé đều đang nghi ngờ bị nhiễm khuẩn sơ sinh.

Các bệnh nhi đều có chung nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết

Sau khi nghiên cứu hồ sơ bệnh án, biên bản họp của Hội đồng chuyên môn và báo cáo của BV Sản nhi Bắc Ninh, các thành viên của hội đồng đưa ra kết luận ban đầu về nguyên nhân tử vong của 4 trẻ sơ sinh. Mặc dù để kết luận nguyên nhân cuối cùng cần phải chờ kết quả từ cơ quan điều tra, nhưng các phân tích ban đầu của hội đồng chuyên môn cũng như qua việc điều trị những trẻ sinh non tại BV Nhi TƯ và BV Bạch Mai, Hà Nội đều có chung nghi ngờ do nhiễm khuẩn huyết.

7 bé được chuyển đến BV Phụ sản TƯ đến sáng 22.11 không phải thở máy, có 2-3 cháu dự kiến sẽ ra viện trong tuần tới. Đặc biệt có 3 cháu cân nặng 1- 1,4 kg phải nằm nuôi dưỡng trong lồng ấp từ 1 đến 2 tháng. Theo tiến sĩ Lê Minh Trác - GĐ Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh, BV Phụ sản TƯ - các cháu sinh non nên dễ bị suy hô hấp, ruột dễ hoại tử, khả năng miễn dịch kém, dễ viêm não và xuất huyết… Do đó, phải theo dõi sát sao vấn đề dinh dưỡng, đặc biệt, trong quá trình chăm sóc phải tuyệt đối giữ vệ sinh vô khuẩn. Cả 7 bé đều sẽ được BV Phụ sản TƯ miễn hoàn toàn viện phí.

Cũng liên quan đến vụ việc, chiều 22.11, BV Bạch Mai tổ chức họp báo, PGS.TS Nguyễn Quốc Anh - Giám đốc BV - cho biết: “Tôi đã chỉ đạo các bác sĩ cố gắng cứu các cháu bằng mọi cách. BV miễn toàn bộ viện phí cho các cháu”. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai - cho hay, tại BV Sản Nhi Bắc Ninh, sau khi nghe bác sĩ kể lại quy trình chữa bệnh thì đoàn công tác nhận định sơ bộ có thể các cháu bị nhiễm khuẩn.

BS Nguyễn Thành Nam - phụ trách khoa Nhi BV Bạch Mai - cho biết thêm, cháu Vũ Thị Minh Tr. vào viện ngày thứ 11 sau sinh, mẹ có tiền sử sản khoa, sinh con lần 1, mổ đẻ suy thai, thai nặng 2,8kg. Qua hội chẩn, cháu bị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng, được xử trí bù dịch, kháng sinh, dinh dưỡng, hỗ trợ hô hấp, truyền máu. Sau 3 ngày điều trị, cháu vẫn trong tình trạng nặng.

Cháu Nguyễn Hùng C. vào viện vào ngày thứ 4 sau sinh, mẹ sinh thai 34 tuần, thai lần 2, mẹ bị rau tiền đạo, chảy máu, con nặng 3kg. Cháu bị suy hô hấp, nhiễm khuẩn. BV đang cho cháu dinh dưỡng hợp lý, chiếu đèn. Cháu Đỗ Bảo L. sinh vào ngày thứ 4 sau sinh, thai 34 tuần, nặng 2,9 kg. Chẩn đoán cháu bị suy hô hấp, vàng da,... Hiện tại, trẻ được thở oxy, chiếu đèn.

Tìm ra vi khuẩn kháng thuốc trong máu 2 bệnh nhi

Tại BV Nhi TƯ, PGS.TS Trần Minh Điển cho biết, trong 8 trẻ được chuyển đến có 4 bệnh nhi ở tình trạng nặng, điều trị với phác đồ nhiễm khuẩn huyết và được cách ly riêng. Hiện có 2 bé thở máy, 2 bé tự thở oxy, hô hấp, tuần hoàn trong tầm kiểm soát.

Cũng theo PGS.TS Trần Minh Điển, đã có kết quả cấy vi khuẩn trong máu của 2 bệnh nhi nặng. Đây là loại vi khuẩn kháng thuốc, thậm chí đa kháng thuốc nên việc điều trị đặt vào tình trạng tối đa. Hy vọng với sự điều trị tích cực, kháng sinh mạnh nhất, cộng với thuốc tăng cường miễn dịch, tính mạng trẻ sẽ ổn định.

Tại BV Sản Nhi Bắc Ninh, sau khi đã xác định nguyên nhân ban đầu của sự việc, bên cạnh việc chuyển bệnh nhân nặng lên tuyến trên, BV sẽ phân loại bệnh nhân để giảm bớt số bệnh nhân tại đơn nguyên sơ sinh, giải phóng giường bệnh để tiệt khuẩn môi trường. Sau khi xử lý tình trạng nhiễm khuẩn, BV sẽ lấy mẫu để cấy vi khuẩn, khi nào ổn định mới đón các em bé về lại BV Sản nhi Bắc Ninh.

Theo các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn BV đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu đe dọa sự an toàn của người bệnh, làm tăng tỷ lệ người bệnh tử vong, tăng biến chứng, tăng ngày nằm điều trị, tăng mức sử dụng kháng sinh, tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật...

Bác sĩ Phạm Văn Tiến - Trưởng khoa Cấp cứu, BV Quân y 103 - cho biết, ở Việt Nam, nhiễm khuẩn BV đang là một vấn đề nan giải. Đây được xem là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ người bệnh tử vong, biến chứng.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng - Trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, BV Bạch Mai - cho hay, trẻ sơ sinh là đối tượng có nguy cơ nhiễm cao nhất và khi đã mắc nhiễm khuẩn, tỷ lệ tử vong sẽ cao nhất do chưa hoàn chỉnh hệ thống miễn dịch. Tỷ lệ tử vong khi mắc nhiễm khuẩn BV có thể lên tới 50%.

TS Hùng giải thích, trong không khí luôn tồn tại vi khuẩn, nhưng chúng thường không gây bệnh. Vi khuẩn này sẽ thường trú trên cơ thể trẻ. Khi có can thiệp thủ thuật, sẽ mở đường cho vi khuẩn vào trong cơ thể gây ra nhiễm khuẩn. Trẻ mắc bệnh nặng cần can thiệp nhiều, nguy cơ nhiễm khuẩn cũng tăng lên.

“Kiểm soát nhiễm khuẩn BV ở Việt Nam thực sự là một thách thức. Điều đó liên quan tới ý thức cá nhân, vai trò trách nhiệm của một người đối với mọi người. Một người không tuân thủ tốt nhiễm khuẩn thì nguy cơ nhiễm khuẩn là vẫn còn” - TS Hùng cho hay.

 

Một mặt hàng thuộc Bộ Y tế quản lý: Hai đơn vị cấp phép

http://www.baohaiquan.vn/pages/bo-y-te-mot-mat-hang-hai-don-vi-cap-phep.aspx

Cùng một mặt hàng nhập khẩu là bơm tiêm nhưng lại được 2 đơn vị thuộc Bộ Y tế cấp phép/phân loại theo hai chính sách quản lý khác nhau, gây khó khăn cho DN và cơ quan Hải quan trong quá trình thực hiện.

Theo Tổng cục Hải quan, trong quá trình thực hiện Nghị định 36/2016/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế, Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Dược, cơ quan Hải quan gặp vướng mắc trong việc áp dụng chính sách quản lý đối với mặt hàng bơm tiêm và túi đựng dịch truyền dùng trong y tế.

Có trường hợp DN khi thực hiện thủ tục hải quan NK mặt hàng bơm tiên (có kim tiêm) xuất trình cho cơ quan Hải quan Bản phân loại trang thiết bị y tế thuộc loại B do tổ chức thực hiện phân loại trang thiết bị y tế cấp. Tuy nhiên, có doanh nghiệp khác cũng NK mặt hàng bơm tiêm có kim tiêm nhưng xuất trình cho cơ quan Hải quan giấy phép NK do Cục Quản lý dược-Bộ Y tế cấp theo quy định tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP.

Theo Tổng cục Hải quan, vấn đề tương tự cũng gặp phải đối với mặt hàng Túi đựng dịch truyền bằng nhựa PP.

Ngoài những mặt hàng trên, Tổng cục Hải quan cho biết, trong thời gian qua đã có văn bản trao đổi và trực tiếp làm việc với Vụ Trang thiết bị và Công trình Y tế, Cục Quản lý dược về việc áp dụng chính sách quản lý đối với các mặt hàng thuộc quản lý của Bộ Y tế, nhưng đến nay chưa nhận được ý kiến chính thức của cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Y tế, như: Trường hợp mặt hàng Chất nhầy dùng cho phẫu thuật là trang thiết bị y tế hay là thuốc dành cho người; mặt hàng dung dịch sịt STUD 100 là mỹ phẩm hay là thuốc dành cho người; mặt hàng kem trị mụn trứng cá. Trong một số văn bản trả lời của cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Y tế cho rằng không đủ căn cứ và thông tin để phân loại sản phẩm do không có hồ sơ pháp lý và kỹ thuật của sản phẩm.

Để có cơ sở hướng dẫn các đơn vị trong ngành thực hiện thống nhất, mới đây Tổng cục Hải quan đã đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát và có ý kiến chính thức về chính sách quản lý đối với hai mặt hàng bơm tiêm, túi đựng dịch truyền dùng trong y tế và các mặt hàng tương tự.

 

Bảo hiểm y tế đang "bỏ rơi" hàng triệu bệnh nhân viêm gan C

http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/bao-hiem-y-te-dang-bo-roi-hang-trieu-benh-nhan-viem-gan-c-a210483.html

Sau 1 năm Bộ Y tế ban hành phác đồ mới, đạt hiệu quả điều trị cao nhưng đến nay Bảo hiểm Y tế (BHYT) vẫn chưa chấp nhận chi trả tiền thuốc cho những người bị nhiễm siêu vi C mạn.

Tính đến năm 2016, Việt Nam có khoảng 1 triệu người bị nhiễm siêu vi C mạn, mỗi năm có khoảng 6.000 ca tử vong liên quan đến siêu vi C.

Trước đây, việc điêu trị viêm gan siêu vi C rất tốn kém (hơn 100 triệu đồng cho liệu trình điều trị khoảng 48 tuần) thời gian điều trị kéo dài ít nhất 12 tháng, song thuốc có nhiều tác dụng phụ khiến người bệnh thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng sống và công việc. Dù hiệu quả điều trị bệnh đạt khoảng 80% nhưng vì tác dụng phụ, chi phí cao nên số người bệnh tiếp cận rất hạn chế.

Từ năm 2013 đến nay, thế giới xuất hiện nhóm thuốc kháng vi rút tác động trực tiếp, hiệu quả điều trị bệnh đạt trên 90% những người điều trị đáp ứng vi rút bền vững sau điều trị 12 tuần - tương đương khỏi bệnh. Mặt khác, nhóm thuốc mới là dạng uống trong quá trình điều trị, người bệnh ít bị tác dụng phụ. Hiện, một liệu trình điều trị ở mức giá khoảng hơn 40 triệu đồng (cho 12 tuần).

Từ năm 2013 với phác đồ điều trị cũ, chi phí điều trị rất cao nhưng BHYT đã chấp nhận chi trả cho người bệnh. Tuy nhiên, ngày 20/9/2016 khi phác đồ điều trị mới được ban hành thì BHYT không thanh toán chi phí thuốc điều trị cho người bệnh.

Liên quan đến vấn đề này, GS Phạm Hoàng Phiệt, Phó chủ tịch Hội Gan Mật Việt Nam cho rằng: Phác đồ điều trị quốc gia đã chỉ định thuốc thế hệ mới từ 1 năm qua thì không có lý do gì để BHYT né tránh các phương án đưa thuốc điều trị vào danh mục thanh toán cho người bệnh. Đây là điều bất hợp lý cần sớm khắc phục để bảo đảm quyền lợi của người bệnh tham gia BHYT.

Phác đồ mới điều trị viêm gan C mạn tính sử dụng biệt dược Sovaldi (thành phần: Sofosbuvir 400mg) đã được thông qua và lưu hành. Thuốc dùng dạng uống, điều trị trong vòng 1 tuần với hiệu quả rất cao có thể lên đến 99% và ít tác dụng phụ, ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với phác đồ điều trị cũ.

 

Nhiều chiêu thức có dấu hiệu trục lợi Quỹ Bảo hiểm y tế

http://laodongthudo.vn/nhieu-chieu-thuc-co-dau-hieu-truc-loi-quy-bao-hiem-y-te-64639.html

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, kết quả kiểm tra trực tiếp tại các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) và kết quả kiểm tra, rà soát dữ liệu KCB BHYT trên hệ thống thông tin giám định BHYT, BHXH Việt Nam đã phát hiện việc thống kê, thanh toán chi phí KCB BHYT tại các cơ sở KCB thời gian qua còn nhiều bất cập, chưa đúng quy định.

Nhập nhèm trong kê khai dịch vụ kỹ thuật

Cụ thể, do không kiểm soát việc KCB thông tuyến dẫn đến tình trạng chỉ định sử dụng và thanh toán thuốc, dịch vụ kỹ thuật (DVKT) trùng lặp giữa các lần người bệnh đi KCB tại 1 hoặc nhiều cơ sở KCB trong cùng 1 ngày hoặc 1 tuần. Bên cạnh đó, việc tách các DVKT nằm trong quy trình chuyên môn kỹ thuật thực hiện DVKT khác để thanh toán thêm, cơ cấu giá của các DVKT tách ra thanh toán thêm đã nằm trong DVKT khác.

Đặc biệt, nhiều cơ sở KCB thực hiện một DVKT nhưng thống kê thanh toán theo tên 1 DVKT khác có mức giá cao hơn, DVKT thực hiện bằng phương pháp này nhưng thống kê thanh toán theo phương pháp khác với mức giá cao hơn; thống kê sai số lượng DVKT; thanh toán DVKT chưa được phê duyệt thực hiện tại cơ sở KCB; thanh toán các vật tư y tế, DVKT nằm trong cơ cấu giá của DVKT khác; thanh toán DVKT thực hiện bằng các máy móc, thiết bị lắp đặt không đúng quy định...

Bên cạnh đó, theo Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Minh Thảo, tại các cơ sở KCB BHYT khá phổ biến tình trạng chỉ định DVKT rộng rãi không phù hợp với tình trạng bệnh, mang tính chất sàng lọc, nhất là các xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh (chụp CT-Scanner, MRI); chỉ định nội soi tai mũi họng (TMH) không đúng hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế.

Đáng chú ý, tại nhiều cơ sở KCB chỉ định bệnh nhân vào điều trị nội trú rộng rãi đối với nhiều trường hợp bệnh nhẹ không cần thiết phải nằm viện như: Điều trị tủy răng, viêm họng cấp, tái khám sau các can thiệp hoặc phẫu thuật tim mạch...; kéo dài ngày điều trị không hợp lý như: Đẻ thường, phẫu thuật Phaco, điều trị hóa chất; tiếp nhận nhiều trường hợp vào viện cấp cứu không đúng tình trạng bệnh lý...

Dẫn ra một số nguyên nhân làm gia tăng bất hợp lý chi phí KCB BHYT tại các cơ sở KCB 9 tháng đầu năm, theo BHXH Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân đến khám được chỉ định vào điều trị nội trú toàn quốc là 9%. Tuy nhiên, tại tỉnh Tuyên Quang, qua kiểm tra cho thấy, tỷ lệ này tăng cao đột biến, trong đó: Bệnh viện (BV) Đa khoa huyện Lâm Bình là 28,9%; tại BV Đa khoa huyện Hàm Yên là 27,08%.

Đặc biệt, nhiều cơ sở KCB tại Tuyên Quang chỉ định bệnh nhân viêm họng vào điều trị nội trú, trong đó: BV Đa khoa huyện Hàm Yên 2.129 lượt; BV Đa khoa huyện Sơn Dương: 962 lượt; BV Đa khoa khu vực Kim Xuyên: 766 lượt; BV Đa khoa huyện Chiêm Hóa: 575 lượt. Tại TP Hà Nội, qua kiểm tra, việc chỉ định bệnh nhân vào điều trị nội trú tại BV Đa khoa huyện Mỹ Đức là 25,67% và BV Đa khoa huyện Hoài Đức là 20,35%.

Báo cáo của BHXH Việt Nam 9 tháng đầu năm cho thấy có tình trạng gia tăng chỉ định dịch vụ kỹ thuật nội soi Tai Mũi Họng. Cụ thể, 9 tháng 2017, toàn quốc có 2.106.134 lượt nội soi Tai Mũi Họng với chi phí 415 tỷ đồng. Một số cơ sở KCB có chỉ định tăng cao như: BV Sản Nhi, BV Đa khoa TP Vinh, BV Đa khoa khu vực Tây Bắc, BV Đa khoa Cửa Đông (Nghệ An); BV Nhi (Thanh Hóa)...

Cũng qua kiểm tra, BHXH Việt Nam phát hiện nhiều khoản thanh toán các DVKT do bác sĩ công tác tại các cơ sở KCB khác đến khám tại cơ sở KCB thực hiện quyết toán BHYT chưa đúng quy định như: Không có văn bản của cấp có thẩm quyền cử đến theo Đề án 1816, Đề án Bệnh viện vệ tinh, hợp đồng hợp tác chuyển giao kỹ thuật giữa 2 cơ sở KCB; hoặc có hợp đồng ký kết giữa bác sĩ với cơ sở KCB nhưng không có văn bản đồng ý của Thủ trưởng cơ sở KCB nơi bác sĩ công tác...

Sẽ tăng cường công tác giám định, kiểm tra đột xuất

Trước việc gia tăng bất hợp lý chi phí KCB BHYT, để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT và thanh toán chi phí KCB BHYT theo đúng quy định của pháp luật, BHXH Việt Nam đề nghị BHXH các tỉnh tăng cường công tác giám định, thực hiện giám định theo đúng Quy trình giám định BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 1456/QĐ-BHXH ngày 1/12/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. BHXH Việt Nam đề nghị lưu ý tập trung giám định dữ liệu KCB BHYT trên hệ thống thông tin giám định BHYT để phân tích, đánh giá, kịp thời phát hiện những sai sót, bất cập về chi phí KCB BHYT, xác định những chi phí gia tăng bất thường để giám định trực tiếp tại cơ sở KCB.

BHXH Việt Nam cũng đề nghị BHXH các tỉnh, thành phố cần kiểm tra, rà soát, đánh giá việc chỉ định và thống kê thanh toán các DVKT để phát hiện những bất cập, sai sót; đồng thời phối hợp với các cơ sở KCB để kiểm tra sự có mặt của người bệnh tại các khoa phòng điều trị nội trú và việc đảm bảo quyền lợi của người có thẻ BHYT đến KCB.

 

Ưu tiên để Trạm y tế làm công tác dự phòng

http://voh.com.vn/tin-tp-ho-chi-minh/uu-tien-de-tram-y-te-lam-cong-tac-du-phong-253907.html

Sáng nay 23/11, đoàn khảo sát Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP đã làm việc với Sở Y tế TP về một số nội dung khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Báo cáo với đoàn, PGS.TS Tăng Chí Thượng - Phó Giám đốc Sở Y tế TP cho biết, từ tháng 10/2017, 51/55 bệnh viện công lập trên địa bàn TPHCM phải thực hiện tự chủ tài chính hoàn toàn, đòi hỏi các bệnh viện phải tự mình chuyển động vì nếu không có bệnh nhân thì sẽ không có nguồn thu hoạt động.

Thống kê 9 tháng năm 2017, đã có 25 triệu lượt khám chữa bệnh trong đó, số lượt khám bảo hiểm y tế là 14 triệu, tăng 10% so với cùng kỳ.

Sở Y tế đã và đang bắt tay thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như nâng cao năng lực y tế cơ sở, thực hiện khảo sát không hài lòng ở 15 nội dung khi người bệnh đi khám chữa bệnh.

Một điểm nổi bật trong nâng cao năng lực y tế cơ sở là đặt phòng khám vệ tinh tại trạm, xã hội hóa trạm y tế mà Quận 3 đã thí điểm.

Bác sĩ Thượng cho biết, sức hút người bệnh đến trạm y tế trong hàng chục năm qua phải nói rất thấp nên năm nay Sở Y tế TP thí điểm triển khai khoa khám bệnh vệ tinh bệnh viện quận đặt tại trạm. Nghĩa là sẽ có nhiều phòng khám chuyên khoa của bệnh viện quận đặt tại trạm y tế.

Cụ thể như phòng khám tại trạm y tế Bình Chiểu mỗi ngày khám 120 – 150 bệnh nhân, Hiệp Bình Chánh 80 bệnh nhân/ngày hay tại quận Tân Phú, phường Tây Thạnh cũng thu hút khoảng 50 bệnh nhân/ngày. Mới đây là mô hình xã hội hóa trạm y tế phường 1 - Quận 3 cũng thu hút khoảng 30 bệnh nhân/ ngày.

Ở góc nhìn khác, bà Thi Thị Tuyết Nhung – Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội Hội đồng nhân dân thành phố - Trưởng đoàn khảo sát cho rằng, nên đánh giá năng lực lại, ưu tiên để trạm y tế làm tốt công tác dự phòng, tránh dàn trải.

Bà Nhung cho rằng, cần xem lại khả năng khám chữa bệnh của tất cả bệnh viện tuyến quận, huyện để từ đó tập trung đầu tư vào đây, để trạm y tế tập trung chức năng nhiệm vụ là phòng chống dịch bệnh cho người dân.

“Nếu như chúng ta đầu tư về trạm nữa thì sẽ dàn trải và bộ máy sẽ không hiệu quả. Theo suy nghĩ của tôi như vậy”, bà Nhung nói.

 

Năm 2017, Quỹ bảo hiểm y tế TP Hồ Chí Minh sẽ không có kết dư

https://baotintuc.vn/van-de-quan-tam/nam-2017-quy-bao-hiem-y-te-tp-ho-chi-minh-se-khong-co-ket-du-20171123152600100.htm

https://laodong.vn/suc-khoe/tphcm-khong-ket-du-quy-kham-chua-benh-bao-hiem-y-te-nam-2017-577796.ldo

Tính đến ngày 31/10/2017, số lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh quản lý là 14,96 triệu lượt, tương ứng với chi phí khám chữa bệnh 12.563 tỷ đồng. Trong khi đó, nguồn thu Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2017 của thành phố chỉ có hơn 8.000 tỷ đồng.

Thông tin này được bà Lưu Thị Thanh Huyền, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cho biết ngày 23/11, tại buổi làm việc với Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND Thành phố Hồ Chí Minh  và các đơn vị liên quan về tình hình khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Mặc dù không kết dư nhưng bà Lưu Thị Thanh Huyền nhận định, Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2017 vẫn có thể cân đối do các địa phương có bệnh nhân chuyển tuyến lên Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thanh toán lại cho thành phố sau. Hiện một số bệnh viện đã chi vượt quỹ nhưng sẽ được Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh bổ sung quỹ tạm thời nên không ảnh hưởng đến tình hình khám chữa bệnh của người dân.

Trước đó, năm 2016, Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của Thành phố Hồ Chí Minh là 7.696 tỷ đồng; trong khi chi khám chữa bệnh 7.038 tỷ đồng, kết dư gần 700 tỷ đồng.

Về tự chủ tài chính các bệnh viện công lập trên địa bàn, ông Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện 51/55 bệnh viện công lập trên địa bàn thực hiện tự chủ tài chính, trừ 4 bệnh viện đặc thù gồm: Bệnh viện Nhân Ái (điều trị bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS giai đoạn cuối), Bệnh viện phong Bến Sắn, Bệnh viện Tâm thần và Bệnh viện Nhi đồng thành phố. Chủ trương tự chủ tài chính bệnh viện đã tiết kiệm ngân sách cho thành phố khoảng 1.500 tỷ đồng mỗi năm.

Ông Tăng Chí Thượng cho biết thêm, sau khi thực hiện tự chủ tài chính, các bệnh viện công lập đã có sự chuyển mình trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, trong đó khối bệnh viện quận, huyện biến chuyển rõ nét nhất. Điều này thể hiện số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện quận, huyện ngày càng tăng cao. Điển hình, Bệnh viện quận Thủ Đức có trên 4.000 lượt khám bệnh/ngày, các bệnh viện quận Tân Phú, Bình Thạnh, Bình Tân có hơn 3.000 lượt người khám/ngày…

Sau khi khảo sát thực tế tại một số bệnh viện quận, huyện thực hiện tự chủ tài chính, bà Thi Thị Tuyết Nhung, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội, HĐND Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ lo ngại một số bệnh viện sẽ không thể tồn tại do không có các chuyên khoa sâu. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, chất lượng bác sỹ ở bệnh viện tuyến dưới vẫn chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

“Nếu không thu hút được bệnh nhân, làm sao bệnh viện đủ trả lương cho bác sỹ và chi các hoạt động khác. Ví dụ tại Bệnh viện Quận 8 hiện nay, lương bác sỹ chuyên khoa 1 là 8,7 triệu đồng/tháng, với mức lương này, chắc chắn sẽ không thể giữ chân bác sỹ giỏi”, bà Nhung băn khoăn. Chính vì thế, Sở Y tế thành phố cần đánh giá năng lực thực chất của từng bệnh viện để có phương án hỗ trợ cụ thể.

 

Bệnh nhân không phải tạm ứng tiền khi vào viện cấp cứu

https://baotintuc.vn/suc-khoe/benh-nhan-khong-phai-tam-ung-tien-khi-vao-vien-cap-cuu-20171123180558915.htm

Đó là khẳng định của ông Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, trong buổi làm việc với Ban Văn hóa Xã hội - Hội đồng nhân dân TP Hồ Chí Minh ngày 23/11.

Trước đó, trong buổi làm việc với  bệnh viện Nhân dân Gia Định (quận Bình Thạnh), bệnh viện này cũng khẳng định từ lâu đã không thu tạm ứng đối với bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú, nhất là bệnh nhân cấp cứu, cho dù bệnh viện phải can thiệp điều trị cấp cứu bằng kỹ thuật cao có chi phí lớn. Riêng đối với bệnh nhân nội trú có chỉ định sử dụng kỹ thuật điều trị chi phí cao thì thu tạm ứng phần chênh lệch mà người bệnh phải chi trả ngoài phần bảo hiểm xã hội sẽ thanh toán.

Ông Tăng Chí Thượng cho hay, Sở Y tế cũng đã có văn bản yêu cầu các bệnh viện không thu tạm ứng đối với bệnh nhân vào viện cấp cứu. Cũng theo ông Thượng, trong những năm gần đây, với phát triển kỹ thuật chuyên sâu, các phòng cấp cứu được trang bị những kỹ thuật cao với chi phí rất đắt tiền, chẳng hạn như kỹ thuật thông tim cấp cứu, tiêu sợi huyết trong cấp cứu đột quỵ... Nếu bệnh viện cấp cứu xong, người bệnh không có khả năng chi trả bệnh viện sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bởi hiện nay các bệnh viện đã bắt đầu tự chủ tài chính.

Riêng đối với bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú thực hiện các kỹ thuật cao, đắt tiền thì sẽ phải tạm ứng phần chênh lệch giá với bảo hiểm y tế chi trả. "Trước đây, khi các bệnh viện còn được cấp ngân sách có thể xin cấp ngân sách để bổ sung thêm, còn hiện nay tự chủ các bệnh viện sẽ gặp khó khăn", ông Thượng cho biết thêm.

"Nên có một nguồn quỹ để giúp những bệnh nhân nghèo không có tiền chi trả khi vào cấp cứu và thực hiện các kỹ thuật cao. Khi bệnh nhân được cứu sống thì các bệnh viện sẽ được chi trả từ nguồn quỹ này, còn bệnh nhân tử vong thì sẽ không được chỉ trả. Chính điều này, sẽ giúp các bệnh viện có thêm động lực, cố gắng hết sức để cấp cứu bệnh nhân", ông Thượng đề xuất.

Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, từ ngày 1/10/2017, có 51/55 bệnh viện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh thực hiện tự chủ tài chính thường xuyên, cộng với lộ trình thực hiện BHYT toàn dân thì nguồn thu từ BHYT sẽ là nguồn tài chính chủ yếu của bệnh viện. Việc tự chủ tài chính này đã tiết kiệm cho ngân sách thành phố khoảng 1.500 tỷ đồng mỗi năm.

 

Nhiều bệnh viện công vắng hoe bệnh nhân, vẫn phải 'tự lo'

http://motthegioi.vn/thoi-su-c-66/xa-hoi-c-94/nhieu-benh-vien-cong-vang-hoe-benh-nhan-van-phai-tu-lo-76571.html

Đến thời điểm hiện nay hầu hết các bệnh viện công thuộc TP.HCM đều đã tự chủ tài chính toàn bộ, cả thu chi thường xuyên và đầu tư xây dựng cơ bản. Trong số đó, khá nhiều bệnh viện vắng hoe bệnh nhân, thậm chí có bệnh viện chẳng bác sĩ nào muốn đến công tác nhưng cũng phải tự chủ tài chính.

Tất cả bệnh viện quận-huyện đã tự chủ tài chính hoàn toàn

Chia sẻ tại buổi làm việc với Ban Văn hóa xã hội (Hội đồng nhân dân TP.HCM) vào sáng nay (23.11),  PGS-TS-BS Tăng Chí Thượng cho hay theo quyết định của UBND TP.HCM thì tới tháng 10.2017 đã có 51/ 55 bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế TP.HCM tự chủ tài chính hoàn toàn. Các bệnh viện này đã bị cắt nguồn ngân sách của TP từ tháng 10.2017. Nhự vậy hiện chỉ còn 4 bệnh viện phụ thuộc vào ngân sách TP là: Bệnh viện Nhi đồng, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Nhân Ái và Bệnh viện Phong Bến Sắn.

Điều đáng chú ý nhất, toàn bộ 24/24 bệnh viện quận - huyện đều phải tự chủ tài chính toàn hoàn, trong đó nhiều bệnh viện vắng hoe bệnh nhân như: Bệnh viện quận 9, Bệnh viện huyện Củ Chi, Bệnh viện quận 12..., thậm chí cả Bệnh viện huyện Cần Giờ, một bệnh viện vùng sâu vùng xa mà nhiều cán bộ y tế đã từ bỏ ra đi do không có bệnh nhân, thu nhập quá thấp, cũng phải tự chủ tài chính.

Theo ông Thượng, một số bệnh viện tuyến quận - huyện cũng đã bắt đầu mạnh lên đáng kể, cá biệt có Bệnh viện quận Thủ Đức số lượt khám, chữa trung bình mỗi ngày trên 4.000 lượt; một số bệnh viện trên 3.000 lượt/ngày như: Bệnh viện quận Tân Phú, Bệnh viện quận Bình Tân; trên 2.000 lượt/ngày có: Bệnh viện quận 2, Bệnh viện huyện Nhà Bè, Bệnh viện quận 11...

Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều bệnh viện quận - huyện còn vắng bệnh nhân như: Bệnh viện quận 9, Bệnh viện quận 12, Bệnh viện huyện Củ Chi, Bệnh viện huyện Cần Giờ... Việc tự chủ tài chính hoàn toàn đối với những bệnh viện này sẽ cực kỳ khó khăn, đặc biệt là Bệnh viện huyện Cần Giờ.

Hiện nay Bệnh viện huyện Cần Giờ đang rất khó khăn cả về nhân lực cũng như cơ sở hạ tầng. Đây là bệnh viện vùng sâu vùng xa, có khoảng 140 cán bộ, công chức, trong đó chỉ có 18 bác sĩ. Mỗi ngày số lượt khám và điều trị ngoại trú ở đây chỉ khoảng 200 lượt, nhiều năm qua không tuyển được bác sĩ nào.

Ông Thượng cho rằng Bệnh viện huyện Cần Giờ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi nguồn ngân sách TP cắt hoàn toàn, không biết tìm nguồn đâu kinh phí để hoạt động. Trước đây, mỗi năm bệnh viện này đều được ngân sách TP cấp khoảng 1.500 tỉ đồng, giờ tự chủ hoàn toàn nên sẽ rất khó khăn.

Ông Thượng cho biết trong thời gian tới ngành y tế TP sẽ mở các khoa, phòng vệ tinh của những bệnh viện tuyến TP tại Bệnh viện huyện Cần Giờ cũng như các bác sĩ ở bệnh viện tuyến TP luân phiên về khám, chữa bệnh và hỗ trợ chuyên môn tại đây. Điều này sẽ giúp nâng cao năng lực khám, chữa bệnh để thu hút bệnh nhân đến với bệnh viện này.

Chia sẻ về điều này, bà Thi Thị Tuyết Nhung – Trưởng ban Văn hóa xã hội (Hội đồng nhân dân TP.HCM) cho rằng một bệnh viện mà 10 năm qua không tuyển được bác sĩ nào như Bệnh viện huyện Cần Giờ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực thì yếu và thiếu sẽ rất khó cho việc tự chủ tài chính, nếu không muốn nói là bất lực.

“Sở Y tế TP phải sơ kết đánh giá công tác tự chủ tài chính của các bệnh viện. Qua đó có những giải pháp để có thể hỗ trợ cho các bệnh viện về nhân lực cũng như trang thiết bị cần thiết”, bà Nhung đề nghị.

Cân đối được quỹ bảo hiểm y tế trong năm 2017

Cũng tại buổi làm việc với Ban Văn hóa xã hội, Bảo hiểm Xã hội TP.HCM cho biết tính đến hết tháng 10.2017 tổng số người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình của TP là 1.613.513 người, đạt 105,33% chỉ tiêu mà UBND TP giao.

Bà Lưu Thị Thanh Huyền- Phó giám đốc Bảo hiểm Xã hội TP.HCM thông tin từ đầu năm 2017 đến nay số lượt bệnh nhân khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là 14,42 triệu lượt, tương ứng với chi phí bảo hiểm  y tế phải trả là 9.131,73 tỉ đồng.

Nếu so với cùng kỳ năm trước, số lượt khám chữa bệnh tăng 10,07% làm tăng chi phí chi trả bảo hiểm y tế là 29,46%, tương ứng số tiền 1.575, 5 tỉ đồng.

Tuy nhiên bà Huyền khẳng định trong năm 2017 này Bảo hiểm Xã hội TP sẽ cân đối được nguồn quỹ bảo hiểm y tế, không vượt quỹ. Do đó các đơn vị khám chữa bệnh vượt quỹ sẽ được cung ứng tiền kịp thời. “Khả năng năm 2017 này bảo hiểm y tế sẽ không còn quỹ kết dư như năm 2016. Hiện số tiền quỹ còn lại chỉ đủ để chi cho những tháng cuối của quý 4”, bà Huyền cho hay.

 

Diễn tập bảo đảm an toàn thông tin lĩnh vực Y tế

http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/bao-mat/dien-tap-bao-dam-an-toan-thong-tin-linh-vuc-y-te-412656.html

http://ictnews.vn/cntt/bao-mat/can-bo-cntt-nganh-y-te-dien-tap-xu-ly-tinh-huong-tan-cong-mang-161482.ict

Y tế là 1 trong 11 lĩnh vực cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia. Do đó, việc triển khai các hoạt động nhằm bảo đảm an toàn thông tin cho lĩnh vực Y tế là yêu cầu cần thiết và cấp bách.

Trong khuôn khổ phối hợp với cơ quan chủ trì các lĩnh vực quan trọng, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) tổ chức Hội nghị Diễn tập bảo đảm an toàn thông tin, phòng, chống tấn công mạng cho các hệ thống thông tin lĩnh vực Y tế diễn ra sáng 23/11 tại Hà Nội.

Hội nghị có sự tham gia của một số cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện, tổ chức liên quan trong lĩnh vực Y tế trên phạm vi cả nước.

Với Thông điệp “Đưa diễn tập an toàn thông tin vào thực chất”, các cuộc diễn tập trong Chuỗi sự kiện Diễn tập bảo đảm an toàn thông tin cho lĩnh vực quan trọng sẽ tập trung chú trọng vào việc trang bị cho cán bộ kỹ thuật kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế và sự nhanh nhạy, ứng phó xử lý tình huống khi xảy ra tấn công mạng, nguy cơ, mối đe dọa về an toàn đối với các hệ thống thông tin.

Trong thời gian tới, thực hiện nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giao về việc tổ chức triển khai Quyết định số 632/QĐ-TTg, Cục An toàn thông tin sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chủ trì lĩnh vực quan trọng, chủ quản hệ thống thông tin tổ chức các hoạt động nhằm bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, trong đó bao gồm cả Chuỗi sự kiện Diễn tập bảo đảm an toàn thông tin cho lĩnh vực quan trọng.

Qua Sự kiện diễn tập bảo đảm an toàn thông tin này, các cơ quan, đơn vị liên quan, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật trực tiếp sẽ được trang bị vững vàng thêm kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn để triển khai công tác bảo đảm an toàn cho các lĩnh vực, hệ thống thông tin quan trọng quốc gia và hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động của cơ quan, tổ chức cũng như phục vụ cho cộng đồng.

 

Gần 100% thiết bị y tế chưa được kiểm định chất lượng khi sử dụng

https://thanhnien.vn/suc-khoe/gan-100-thiet-bi-y-te-chua-duoc-kiem-dinh-chat-luong-khi-su-dung-902919.html

Ngày 22.11, Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế) tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy lọc thận với sự tham gia của hàng trăm học viên đến từ các đơn nguyên chạy thận nhân tạo trong cả nước.

Tại hội nghị, TS Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Thận nhân tạo (Bệnh viện Bạch Mai), cho biết VN hiện có khoảng 20.000 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo, dự kiến số này sẽ tăng lên khoảng 30.000 - 40.000 người vào năm 2030. Hiện cơ sở vật chất nhiều đơn nguyên chạy thận không được đầu tư xây mới mà chủ yếu cơi nới, cơ sở hạ tầng chưa đạt yêu cầu; đa số các đơn nguyên chạy thận đều tự bảo hành trang thiết bị, rất ít nơi được các hãng sản xuất máy móc bảo trì.

TS Lê Thanh Hải, Viện trưởng Viện Trang thiết bị và Công trình y tế, cho biết hiện nay hàng ngàn trang thiết bị y tế sử dụng tại các cơ sở y tế mới chỉ được kiểm định đầu vào trước khi đưa vào sử dụng, gần như 100% thiết bị y tế chưa được kiểm định chất lượng trong quá trình vận hành sử dụng tại các cơ sở y tế.

Ngày 22.11, theo tin từ Bệnh viện (BV) Bạch Mai và BV Nhi T.Ư (Hà Nội), đã có kết quả cấy máu cho thấy trong số các bé sơ sinh chuyển lên từ BV Sản Nhi Bắc Ninh, có 2 bé đang điều trị tại BV Nhi T.Ư nhiễm vi khuẩn kháng thuốc và 1 bé đang điều trị tại BV Bạch Mai nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc. 

 

Vĩnh Long: Gần 2.600 ca bệnh tay chân miệng

https://thanhnien.vn/suc-khoe/gan-2600-ca-benh-tay-chan-mieng-902895.html

Ngày 22.11, tin từ Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long cho biết từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận gần 2.600 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng và hơn 60 ổ dịch, tăng gần 1.000 ca so với cùng kỳ năm trước.

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, bệnh tay chân miệng vẫn còn diễn biến phức tạp, lực lượng chuyên ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh, giám sát thường xuyên các ca bệnh và xử lý triệt để tại cộng đồng cũng như trong các trường học.

Đồng thời, phụ huynh cần giữ vệ sinh và hạn chế cho trẻ đến nơi đông người, khi trẻ mắc bệnh cần điều trị và cách ly theo khuyến cáo của ngành y tế.

Một cô gái 20 tuổi (quê Vĩnh Long) vừa được các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ mổ nội soi lấy gần 250 viên sỏi từ túi mật và hai nhánh mật trong gan.

 

Bộ Y tế chậm công bố kết luận sẽ gây thiệt hại cho phòng khám đa khoa Tâm Đức

http://enternews.vn/bo-y-te-cham-cong-bo-ket-luan-se-gay-thiet-hai-cho-phong-kham-tam-duc-120691.html

Bà Tôn Ngọc Hạnh, Phó trưởng đoàn ĐBQH Bình Phước cho rằng, Bộ Y tế kéo dài thời gian công bố kết luận kiểm tra phòng khám Tâm Đức sẽ gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp, thậm chí còn ảnh hưởng đến chính sách thu hút đầu tư, cải cách thủ tục hành chính…

Cần sớm có thông tin…

Liên quan đến vụ việc Bộ Y tế chưa công bố kết luận kiểm tra công tác khám chữa bệnh BHYT tại phòng khám đa khoa Tâm Đức (Bình Phước), bên lề hành lang Quốc hội, phóng viên báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã có buổi trao đổi với bà Tôn Ngọc Hạnh - phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước. Bà Hạnh cho biết: “ Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước nhận được đơn kiến nghị của cử tri Ngô Minh Chiến - Giám đốc phòng khám Tâm Đức về việc Bộ Y tế chưa công bố kết luận kiểm tra khiến phòng khám gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện công tác KCB – BHYT cho người dân. Theo thông tin, đến thời điểm này, phòng khám chưa nhận được bản kết luận cuộc kiểm tra đó, nên giờ phòng khám cũng không biết chính thức là có vi phạm hay không vi phạm, nhưng để kéo dài như vậy là rất không ổn.

Đoàn ĐBQH Bình Phước cũng đã có ý kiến gửi văn bản đến Bộ Y tế, bản thân tôi cũng đã gặp Bộ trưởng Bộ Y tế và cũng đã có trao đổi riêng về vấn đề này. Tôi cũng đề nghị Bộ Y tế  phải có thông tin chính thức, vì ngoài phòng khám Tâm Đức thì còn những đơn vị khác đang trong tình trạng tương tự thì cũng phải sớm hoàn thiện các thủ tục để còn phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Nếu để kéo dài như thế sẽ gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp, thậm chí còn ảnh hưởng đến chính sách thu hút đầu tư, cải cách thủ tục hành chính…

Khi có thông tin về sai phạm của doanh nghiệp, cơ quan chức năng phải kiểm tra là điều tất nhiên. Kiểm tra để bảo vệ và chấn chỉnh doanh nghiệp, nhưng để bảo vệ quyền lợi cho người khám chữa bệnh - người dân là chủ yếu. Do đó, cần phải có thông tin chính thức sớm, sai hay không thì phải có thông tin kết luận chứ không nên để kéo dài quá lâu”.

Gần 2 tháng họp bàn về dự thảo, tiếp tục họp, tiếp tục trao đổi...

Theo nguồn tin riêng của Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, ngày 17/11/2017, Bộ Y tế cũng đã có văn bản số 6618/BYT/VPB1 về việc trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIV. Công văn cũng gửi Thủ tướng, phó Thủ tướng Vũ Đức Đam để báo cáo và các đơn vị liên quan để biết. Công văn có nội dung:

“Hiện nay, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Phước và Sở Y tế tỉnh Bình Phước đang tiếp tục trao đổi để làm rõ, đảm bảo khách quan, minh bạch tất cả các nôi dung kiểm tra”.

Trước đó, ngày 10/10/2017, Bộ Y tế đã có dự thảo kết luận kiểm tra công tác KCB – BHYT tại Phòng khám đa khoa Tâm Đức.

Ngày 09/11/2017, Thứ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Viết Tiến cũng đã chủ trì buổi họp với các đơn vị có liên quan về các nội dung trong bản dự thảo kết luận nhưng không có sự tham gia của phòng khám Tâm Đức.

Theo Luật sư Nguyễn Thế Truyền - Công ty Luật Hợp Danh Thiên Thanh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, luật sư đại diện bảo vệ quyền lợi cho phòng khám đa khoa Tâm Đức, người tham gia buổi họp nghe dự thảo kết luận ngày 10/10/2017, dự thảo kết luận có nội dung Phòng khám đa khoa Tâm Đức đủ hồ sơ pháp lý là cơ sở KCB – BHYT ban đầu.

Trước đó, ngày 24/5/2017, Bảo hiểm xã hội Bình Phước đã ban hành công văn số: 308/BHXH/GĐYT  tạm dừng Hợp đồng KCB – BHYT đối với phòng khám Tâm Đức theo chỉ đạo của BHXH Việt Nam tại công văn số:1955/BHXH-CSYT ngày 22/05/2017. Một trong các lý do để tạm dừng Hợp đồng là phòng khám đa khoa Tâm Đức không đủ điều kiện là cơ sở KCB – BHYT ban đầu.

Điều mà dư luận cũng như các đại biểu Quốc hội đang quan tâm là không hiểu tại sao một vụ việc đã gần 02 tháng trôi qua từ khi có dự thảo kết luận, tổ chức 02 cuộc họp mà Bộ Y tế vẫn chưa minh bạch thông tin và chỉ cho biết “ sẽ có văn bản sớm nhất” mặc cho phòng khám đa khoa Tâm Đức “sống dở chết dở”.

 

Bị doanh nghiệp “tố” chậm trả kết quả hồ sơ qua mạng, Cục An toàn thực phẩm nói gì?

http://ictnews.vn/cntt/bi-doanh-nghiep-to-cham-tra-ket-qua-ho-so-qua-mang-cuc-an-toan-thuc-pham-noi-gi-161493.ict

Trước việc doanh nghiệp phản ánh chậm trả kết quả hồ sơ qua mạng, Cục An toàn thực phẩm cho hay sau khi rà soát đã phát hiện nguyên nhân là do một số trường hợp đơn vị tư vấn dịch vụ không nộp hồ sơ của doanh nghiệp lên hệ thống dịch vụ công của Cục.

Với dịch vụ công mức 4, việc nộp hồ sơ và trả kết quả được thực hiện hoàn toàn qua mạng

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, trong thời gian qua, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã nhận được phản ánh của một số doanh nghiệp về việc “Cục chậm trả kết quả hồ sơ theo quy định”, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, hiện nay Cục đã triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 về lĩnh vực an toàn thực phẩm, việc nộp hồ sơ và trả kết quả đã thực hiện hoàn toàn qua hệ thống mạng.

Trước phản ánh của doanh nghiệp, sau khi rà soát và tìm hiểu, Cục An toàn thực phẩm nhận thấy một số tổ chức, cá nhân không trực tiếp thực hiện nộp hồ sơ trên hệ thống mà thông qua các đơn vị tư vấn dịch vụ, dẫn tới nhiều trường hợp các đơn vị tư vấn dịch vụ không nộp hồ sơ lên hệ thống dịch vụ công của Cục.

Hoặc khi Cục có công văn yêu cầu sửa đổi bổ sung thì các đơn vị tư vấn dịch vụ không bổ sung hồ sơ theo yêu cầu hoặc không nộp lại hồ sơ, dẫn tới hồ sơ quá hạn sửa đổi bổ sung.

Do đó, Cục An toàn thực phẩm đề nghị các tổ chức, cá nhân khi làm hồ sơ nên trực tiếp nộp hồ sơ trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến để chủ động theo dõi tiến trình hồ sơ của doanh nghiệp và sửa đổi bổ sung hồ sơ theo nội dung của Cục An toàn thực phẩm yêu cầu.

Trong trường hợp các doanh nghiệp gặp khó khăn vướng mắc hoặc các hồ sơ chậm giải quyết, Cục An toàn thực phẩm đề nghị các doanh nghiệp gửi thông tin tới bộ phận hỗ trợ khách hàng qua email: hotrokhachhang@vfa.gov.vn hoặc liên hệ trực tiếp với Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (điện thoại: 0913563250, email: nguyenthanhphong@vfa.go.vn) để được giải quyết kịp thời.

Trước đó, cũng liên quan đến tình trạng nêu trên, trong tháng 10/2017, Công ty Cổ phần Phát triển khoa học công nghệ Mỹ Úc đã phản ánh lên hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ về việc Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế chậm cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm qua mạng 2 lô hàng của công ty, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Theo quy định tại Nghị định số 38/2012, thời gian giải quyết đối với hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Tuy nhiên quá trình giải quyết các hồ sơ nói trên tại Cục An toàn Thực phẩm có chậm so với quy định (1 hồ sơ chậm 9 ngày làm việc, 1 hồ sơ chậm 10 ngày làm việc và 1 hồ sơ chậm 11 ngày làm việc).

Sự chậm trễ này được Cục An toàn thực phẩm trả lời là do phần mềm dịch vụ công trực tuyến gặp sự cố trong thời gian xử lý các hồ sơ trên (phần mềm bị quá tải), chuyên viên được phân công thụ lý hồ sơ đã trực tiếp liên hệ với công ty để giải thích và hướng dẫn công ty bổ sung hồ sơ theo đúng quy định.

Cục An toàn Thực phẩm mong nhận được sự chia sẻ của doanh nghiệp và đã tích cực phối hợp với đơn vị cung cấp phần mềm dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 để nâng cấp phần mềm.

 

Nước sinh hoạt nhiễm asen tại Tân Tây Đô: Công văn hỏa tốc từ Cục Quản lý Môi trường Y tế

http://vietq.vn/nuoc-sinh-hoat-nhiem-asen-tai-tan-tay-do-cong-van-hoa-toc-tu-cuc-quan-ly-moi-truong-y-te-d133728.html

Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) đã có công văn hỏa tốc về việc lập đoàn công tác liên ngành kiểm tra chất lượng nước tại KĐT Tân Tây Đô.

Liên quan đến vụ việc nước sinh hoạt tại Khu đô thị (KĐT) Tân Tây Đô nhiễm asen nặng, mới đây, Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) đã gửi công văn hỏa tốc đến Công ty CP Xây dựng và dịch vụ thương mại Tuấn Quỳnh và Công ty CP Đầu tư Công nghệ Môi trường Việt Nam yêu cầu phối hợp với Đoàn công tác liên ngành kiểm tra chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt tại khu đô thị.

Nội dung công văn nêu rõ, vào ngày 22/11, Cục Quản lý môi trường y tế đã nhận được báo cáo số 3922/BC-YTDP của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho thấy kết quả xét nghiệm nước tại Trạm cấp nước Tân Tây Đô có hàm lượng Asen vượt ngưỡng cho phép 3 lần, hàm lượng Amoni vượt ngưỡng cho phép 5 lần.

Để bảo vệ sức khỏe người dân, Cục Quản lý môi trường y tế tổ chức Đoàn công tác liên ngành kiểm tra tình hình vệ sinh chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt của Trạm cấp nước do hai công ty nêu trên quản lý, vận hành và cung cấp cho cư dân tại KĐT Tân Tây Đô.

Theo lịch, trong ngày hôm nay (23/11), Đoàn công tác liên ngành tiến hành kiểm tra tình hình vệ sinh chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt của Trạm cấp nước Tân Tây Đô. Sau khi có kết luận sẽ cung cấp thông tin cho báo chí.

Trước đó, như Chất lượng Việt Nam Online (VietQ.vn) đã đưa tin, đại diện cho hàng trăm hộ dân đang sinh sống tại Tòa nhà chung cư HHB - khu đô thị Tân Tây Đô, BQT chung cư HHB đã làm công văn gửi đến hàng loạt đơn vị trong đó có Cục quản lý môi trường y tế - Bộ y tế; Sở y tế Hà Nội; Sở khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội; Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội... đề nghị “xem xét chất lượng nước nhiễm asen và việc sử dụng hóa chất để sản xuất nước”.

Tới ngày 10/11, Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) đã có công văn khẩn gửi Sở Y tế thành phố Hà Nội yêu cầu kiểm tra tình hình nhiễm asen trong nước ăn uống, sinh hoạt. Tiếp đó, vào ngày 17/11, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã công bố kết quả xét nghiệm mẫu nước sau xử lý tại Trạm cấp nước Tân Tây Đô, KĐT Tân Tây Đô (Đan Phượng-Hà Nội).

Cụ thể, với mẫu nước do Khoa sức khỏe môi trường và sức khỏe trường học gửi xét nghiệm (mẫu nước lấy ngày 9/11/2017), kết quả được công bố từ Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho thấy hàm lượng asen ở mức 0,031 mg/L. Với kết quả này, hàm lượng asen trong nước vẫn vượt chuẩn so với quy định của Bộ Y tế trong QCVN 01: 2009/BYT tới hơn 3 lần.

Kết quả trên cũng cao hơn một chút so với kết quả xét nghiệm mẫu nước tại KĐT Tân Tây Đô mà Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng công bố ngày 3/10 vừa qua (mẫu nước được lấy ngày 29/9/2017 bởi Ban Quản lý tòa nhà Tân Tây Đô thuộc Công ty CP dịch vụ đô thị Hải Phát PSP. Hàm lượng Asen trong mẫu nước đã xét nghiệm tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là 0,03 mg/L (vượt “chuẩn” nước sinh hoạt theo Thông tư 04/2009/TT-BYT của Bộ Y tế là 3 lần).

 

Tuần qua, số ca mắc sởi và sốt xuất huyết đã giảm

http://www.phapluatplus.vn/tuan-qua-so-ca-mac-soi-va-sot-xuat-huyet-da-giam-d58058.html

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua số ca mắc sốt xuất huyết và sốt phát ban dạng sởi đã giảm, tuy nhiên Hà Nội vẫn tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không chủ quan.

Cụ thể, trong tuần qua (từ ngày 13-19/11), Hà Nội ghi nhận 448 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó 15/30 quận, huyện có số mắc giảm; 15 quận, huyện còn lại có số mắc tương đương so với tuần trước.

Hiện chỉ còn 404 bệnh nhân điều trị tại các bệnh viện và 113 ổ dịch sốt xuất huyết. Ngoài ra, trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 9 trường hợp mắc sốt phát ban dạng sởi. Từ đầu năm đến nay, toàn thành phố ghi nhận nhận 198 trường hợp sốt phát ban dạng sởi, 1 trường hợp tử vong (trong đó có 66 trường hợp dương tính với sởi, 1 tử vong).

Trước tình hình dịch sốt xuất huyết liên tục giảm trong những tuần gần đây, ông Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho hay, dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội đã được kiểm soát và không xảy ra đỉnh dịch thứ hai trong tháng 11 như cảnh báo.

Đánh giá về nguy cơ bệnh sởi bùng phát, ông Hạnh cũng cho rằng, tốc độ lây lan của sởi nhanh và mạnh hơn so với sốt xuất huyết. Chỉ cần người bệnh ho, hắt hơi là bệnh sẽ phát tán ra xung quanh.

Thời tiết mưa lạnh như hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh sởi lây lan và bùng phát. Chỉ tiêm chủng đầy đủ mới giải quyết dứt điểm được bệnh sởi, nhưng hiện thành phố còn tới hơn 30 nghìn trẻ chưa được tiêm phòng vắc xin sởi, tiềm ẩn nguy cơ gây dịch.

Ngành y tế Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết, và bệnh sởi theo chỉ đạo của Bộ Y tế, Thành ủy và UBND TP.

 

Tìm ra loại protein có thể làm giảm sự lây lan ung thư

http://suckhoedoisong.vn/tim-ra-loai-protein-co-the-lam-giam-su-lay-lan-ung-thu-n138768.html

Các nhà nghiên cứu vừa tìm ra một loại protein mới có thể làm giảm sự lây lan ung thư bằng cách gắn các tế bào ung thư với nhau và cho phép chúng xâm nhập vào các mô.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ ĐH Guelph, Ontario đã xác định được loại protein cadherin-22, một yêu tố tiềm ẩn gây di căn hoặc lây lan ung thư. Loại protein này cũng làm giảm 90% tỷ lệ bám dính và xâm lấn của các tế bào ung thư vú và ung thư não.

Tác giả chính của nghiên cứu GS Jim Uniacke cho biết: “Cadherin-22 có thể là một chỉ dấu tiên lượng hiệu quả về các giai đoạn ung thư tiến triển và kết quả của bệnh nhân. Nếu bạn có thể tìm ra một phương pháp điều trị hoặc loại thuốc có thể ức chế cadherin-22, bạn có thể ngăn ngừa các tế bào ung thư di chuyển, xâm lấn và di căn.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chính trong các điều kiện khí oxy thấp các tế bào ung thư sẽ kích hoạt sản xuất cadherin-22 làm tăng một loại protein giúp gắn kết các tế bào với nhau, tăng cường chuyển động tế bào, xâm lấn và di căn. Nghiên cứu tế bào ung thư vú và não trong môi trường khí oxy thấp, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cadherin-22 có liên quan tới quá trình lây lan của các tế bào ung thư. Đối với cả hai loại ung thư, nhóm nghiên cứu sử dụng các công cụ phân tử để giảm lượng cadherin-22.

Họ đã đặt các tế bào ung thư của người vào lồng ấp và làm giảm oxy đến mức tương đương với trong một khối u. Các tế bào không lây lan được.

 

Không tiêm văcxin, 50 nhân viên y tế Mỹ bị đuổi việc

http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/suc-khoe/khong-tiem-vacxin-50-nhan-vien-y-te-my-bi-duoi-viec.html

"Những ai không tiêm phòng không được phép ở lại", đại diện Bệnh viện Essentia Health (Mỹ) nói về quyết định sa thải 50 nhân viên.

Để bảo vệ sức khỏe bệnh nhân, y bác sĩ cũng cần được tiêm phòng. Gần đây, chuỗi Bệnh viện Essentia Health (Mỹ) đã đưa ra chính sách bắt buộc gần 14.000 nhân viên tiêm phòng cúm và sa thải 50 người từ chối tiêm.

"Bệnh nhân tới bệnh viện vì họ bị ốm. Không tiêm phòng khiến bệnh nhân có nguy cơ mắc và tử vong vì cúm", bác sĩ Rajesh Prabhu đứng đầu phòng Chất lượng và An toàn Bệnh nhân tại Bệnh viện Essentia Health giải thích.

Bác sĩ William Schaffner, chuyên gia bệnh truyền nhiễm từ Đại học Vanderbilt kiêm phát ngôn viên của Hiệp hội Bệnh Truyền nhiễm Mỹ, đồng tình: "Vấn đề này liên quan đến sự an toàn của bệnh nhân. Có tiêm phòng đầy đủ, chúng tôi mới không lây lan cúm".

Theo NBC, y bác sĩ có thể truyền virus cúm sang những nhóm dễ bị tổn thương bao gồm người cao tuổi, trẻ sơ sinh, bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch do điều trị ung thư. Tiêm phòng cho nhân viên y tế là biện pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo sức khỏe người bệnh, đồng nghiệp cũng như chính bản thân họ. "Y bác sĩ cần đứng vững để hoàn thành nhiệm vụ", bác sĩ Schaffner nói.

Trên thực tế, mỗi năm virus cúm khiến 4.000-50.000 người Mỹ tử vong, trong đó có những trẻ vốn cực kỳ khỏe mạnh. Trung tâm Kiểm soát và Phòng tránh Bệnh tật khuyến cáo cộng đồng tiêm phòng cúm mỗi 6 tháng trừ trường hợp dị ứng với thuốc song tỷ lệ tiêm văcxin vẫn rất thấp. Đặc biệt, nhiều y bác sĩ từ chối tiêm chủng với lý do sợ tác dụng phụ, không bao giờ bị ốm và hiệu quả văcxin cúm không kéo dài mãi.

"Từ năm 2012 đến 2015, số nhân viên chịu tiêm phòng cúm của chúng tôi chỉ khoảng 70%. Như vậy là chưa đủ", bác sĩ Prabhu tiết lộ. Nhằm thay đổi tình hình, Bệnh viện Essentia Health đã tổ chức tiêm văcxin miễn phí vào ngày 20/11 và yêu cầu toàn hệ thống tham dự. Ngày 22/11, 50 nhân viên không tiêm văcxin đã bị cho thôi việc.

"Những ai không tiêm phòng không được phép ở lại Essentia Health", bác sĩ Prabhu nhấn mạnh. Sắp tới, ông cho biết nhân viên y tế sẽ được tiêm phòng thêm viêm gan B, sởi, quai bị, rubella, bạch hầu, uốn ván, thủy đậu và ho gà.

 

Quan chức y tế Ấn Độ ‘gây phẫn nộ’ vì nói ung thư do tội lỗi

http://www.doisongphapluat.com/tin-the-gioi/quan-chuc-y-te-an-do-gay-phan-no-vi-noi-ung-thu-do-toi-loi-a210468.html

Quan chức y tế đứng đầu bang Assam, Himanta Biswa Sarma, đã gây xôn xao dư luận khi nói những người bị ung thư vì những tội lỗi mà họ đã gây ra trong quá khứ.

Những nhận xét này đã gây ra phản ứng mạnh mẽ trong giới chính trị và giữa các bệnh nhân ung thư.

"Chúa Trời tạo cho chúng ta gặp những đau khổ khi chúng ta phạm tội. Đôi khi chúng ta gặp những người trẻ tuổi bị ung thư hoặc thanh niên gặp tai nạn. Đó chính là công lý ", ông Himanta Biswa Sarma, quan chức đứng đầu khu vực y tế bang Assam, Ấn Độ tuyên bố tại buổi lễ trao giấy bổ nhiệm cho giáo viên hôm 21/11.

"Trong cuộc sống hiện tại hoặc trước đây của chúng ta.. hoặc những người đàn ông trẻ đã không làm nhưng bố anh ta đã làm điều gì đó sai trái”, ông Sarma nói thêm. “Sự công bằng thiêng liêng luôn luôn ở đó. Không ai có thể thoát khỏi công lý thiêng liêng và nó sẽ xảy ra".

Tuyên bố của ông Sarma đã khiến lãnh đạo phe đối lập trong nghị viện bang chỉ trích.

"Thật đáng buồn vì một quan chức y tế lại có đưa ra những lời nói đó về bệnh nhân bị ung thư. Do ông ta đã phát biểu nơi công cộng, nên ông ta phải công khai xin lỗi", nghị sĩ Debabrata Saikia cho biết hôm 22/11.

Bên cạnh đó, người phát ngôn đảng Mặt trận Dân chủ Thống nhất toàn Ấn Độ ông Aminul Islamd cho rằng, ông Sarma đang dùng những lời lẽ này để biện hộ cho sự thất bại trong nỗ lực kiểm soát ung thư.

"Ông ta công bố luật chống thuốc lá vài năm trước chủ yếu để chống ung thư. Cách giải thích của ông ta hiện nay sẽ làm các bệnh nhâu đau hơn bất kỳ điều gì người khác nói", ông Islam khẳng định.

"Theo tôi hiểu. quan chức y tế này không công bố phát biểu dựa trên cơ sở khoa học mà dựa vào bối cảnh xã hội. Tôi không cho đó là một vấn đề để mang ra bàn luận, cũng không phải là chuyện đáng xem là quan trọng", bác sĩ Borthakur tại Viện Ung thư Barooah ở thành phố Guwahati, Assam, tuyên bố.

 

Tìm ra loại thuốc mới có thể chữa khỏi bệnh ung thư máu

http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/thuc-hu-thong-tin-tim-ra-loai-thuoc-chua-hoan-toan-benh-ung-thu-mau-a210489.html

Nhóm các nhà khoa học từ Mỹ đã tìm ra một cách mới để chữa bệnh bạch cầu (ung thư máu), thay thế hóa trị liệu bức xạ.

Nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học từ Đại học Stanford và Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) đã phát hiện ra một phân tử gọi là "CD22" có khả năng giết các tế bào bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp, một bệnh ung thư phổ biến ở trẻ em.

Điều này được phát hiện ngay sau khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt một liệu pháp trị liệu tế bào gen "CAR T-cell".

CAR T-cell, là tế bào lympho T chứa thụ thể kháng nguyên dạng khảm, có trong máu bệnh nhân sau khi đã tách riêng các tế bào T. Phương pháp này hoạt động bằng cách dùng các tế bào miễn dịch của bệnh nhân để tiêu diệt các tế bào bạch cầu gọi là "CD19".

Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, Mackell (nhà nghiên cứu của trường Đại học Stanford) và Terry Fry (nhà nghiên cứu huyết học nhi khoa của NIH) đã phát hiện ra một phân tử gọi là "CD22" có thể có khả năng tương tự.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã xem xét và điều trị 21 bệnh nhân bị bệnh bạch cầu tế bào B, những người từ 7-30 tuổi thử nghiệm phương pháp mới "CD22", 17 người trước đó đã điều trị bằng liệu pháp CD19, 15 trong số họ đã tái phát hoặc chữa trị không hiệu quả.

Kết quả cho thấy rằng, ở mức độ liều lượng thấp nhất, một trong sáu bệnh nhân đã thuyên giảm bệnh. Với liều tăng cao hơn, 11 trong số 15 bệnh nhân cũng có kết quả khả quan.

Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng việc tập trung vào cả "CD19 và CD22" có thể tạo ra một cách tiêu diệt các tế bào ung thư, từ đó tìm ra liệu pháp mới để chữa bệnh bạch cầu trong tương lai.

Ung thư tế bào máu là một dạng bệnh ung thư ác tính còn có cái tên khác là ung thư bạch cầu. Đó là căn bệnh nguy hiểm với tỉ lệ thường gặp chiếm đến 78,2 ở độ tuổi trên 15 và chiếm 21,7% ở độ tuổi dưới 15. Độ tuổi mắc bệnh phổ biến rơi chủ yếu vào khoảng từ 35 – 69 tuổi.

Những dấu hiệu ung thư máu bạn cần biết:

Đau xương biểu hiện của ung thư máu. Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư máu đều có triệu chứng đau xương. Đặc biệt, vùng khung chậu, xương sườn, lưng và xương sọ sẽ đau nhức hơn cả.

Khò khè khó thở. Khò khè, ho kéo dài là hiện tượng rất thường gặp ở nhiều triệu chứng bệnh như cảm cúm kéo dài, ho hen, các chứng bệnh về phổi,…Tuy nhiên, nó cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư máu mà hầu hết chúng ta đều nhầm lẫn và bỏ qua.

Xuất hiện đốm đỏ trên da. Nếu trên da bỗng xuất hiện những đốm đỏ hoặc tím, cần đề cao cảnh giác bởi rất có thể nó là hệ quả của việc sụt giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể.

Sốt, nhức đầu. Hầu hết các bệnh ung thư đều có dấu hiệu sốt nhẹ và nhức đầu. Khi lượng bạch cầu tăng lên nhưng lại không có khả năng kháng lại những vi khuẩn có hại từ bên ngoài, làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể yếu đi, thường xuyên nhạy cảm, dễ viêm nhiễm bởi môi trường xung quanh.

Chảy máu cam triệu chứng của bệnh ung thư máu. Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, dễ gây viêm nhiêm và những hạch bạch huyết là hậu quả của sự viêm nhiễm đó. Ngoài ra, ở bệnh nhân ung thư máu có hiện tượng chảy máu cam nhưng ít người để tâm.

Dễ bị bầm tím. Đây là một dấu hiệu khá rõ ràng và thường gặp nhất về ung thư máu. Nếu thấy cơ thể thường xuyên bị bầm tím khi bạn không có bất cứ những va chạm nào thì hãy coi chừng bệnh ung thư máu.

Giảm khả năng miễn dịch. Khi mắc ung thư máu, bệnh nhân có xu hướng giảm khả năng miễn dịch. Do vậy, họ dễ bị nhiễm trùng; mắc các chứng như viêm xoang, zona, viêm phổi, nhiễm trùng da, thận… liên tục trong thời gian dài

Đau bụng. Khi sự tiến triển của bệnh ung thư máu gia tăng ở gan và lá lách, nó có thể gây sưng tấy ở các bộ phận này. Chính vì thế, người mắc ung thư máu ở giai đoạn này sẽ có cảm giác đau bụng, đầy hơi khó chịu.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang