Bộ Y tế họp khẩn đối phó dịch sốt xuất huyết hoành hành
Trước diễn biến bất thường của dịch sốt xuất huyết (SXH), Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chủ trì cuộc họp trực tuyến tại 2 điểm cầu Hà Nội và TP.HCM đề nghị tăng cường công tác phòng chống dịch SXH.
Phân tuyến để chăm sóc tốt bệnh nhân
Dịch SXH đang bùng phát một cách mạnh mẽ trên địa bàn cả nước ta, đặc biệt là ở Hà Nội và một số tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM. Hiện tại, cả nước ghi nhận gần 60.000 ca mắc, trong đó có 17 người tử vong do SXH.
SXH có thể phòng được và chữa được; do đó, cần phải truyền thông mạnh hơn nữa, tới tận các xã, phường để người dân có ý thức vệ sinh tại chỗ ở, để phòng chống loại muỗi gây bệnh sinh sản, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng nhấn mạnh, cố gắng không để bệnh nhân tử vong, không được để bệnh nhân nằm ghép, bệnh nhân phải được đón tiếp tử tế. Đối với các cơ sở y tế, Bộ trưởng cho rằng phải phòng lọc bệnh nhẹ. Nếu bệnh nhân nhẹ chỉ giảm sốt thì xuống tuyến nhẹ hơn.
“Không nên nhận bệnh nhân nhẹ vì sẽ không tập trung chăm sóc tốt bệnh nhân nặng được, lại còn dẫn đến lây chéo. Các BV không được để quá tải, nằm ghép. Vì thế, các BV phải lọc bệnh, thực hiện phân tuyến kỹ thuật. Các BV tuyến quận, huyện đã có phác đồ điều trị phải chia sẻ gánh nặng với các BV tuyến trên. Nếu để quá tải sẽ không thể chăm sóc được hết những ca nặng, sẽ gây nhiều hậu quả. Bài học kinh nghiệm là để lây chéo sẽ tăng tử vong.” - Bộ trưởng Tiến chỉ đạo.
Cục trưởng Cục Khám, chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cũng cho biết, hiện tại Cục đã đưa ra giải pháp giảm tử vong do SXH là phân tuyến cho các BV trong điều trị SXH, không để xảy ra quá tải tại BV tuyến trên. Cục cũng yêu cầu các đơn vị tăng cường nhân lực, tăng cường làm việc vào ngày nghỉ để khám chữa cho người mắc SXH.
Ngoài ra, Bộ Y tế sẵn sàng cấp cho các địa phương các loại thuốc, hóa chất để khử trùng, diệt côn trùng cũng như vắc xin phòng chống các bệnh viêm não Nhật Bản; thuốc phòng chống bệnh đường ruột phòng tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy…
Dịch SXH sẽ còn diễn biến phức tạp
PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tại Việt Nam, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 58.246 ca mắc, 17 trường hợp tử vong. Số mắc tăng 9,7% so với cùng kỳ của năm 2016.
Thống kê của Cục Y tế dự phòng cho thấy, hiện nay ở miền Bắc số bệnh nhân chỉ tập trung tại Hà Nội với tỷ lệ 53,7/100.000 dân. Trong đó Đà Nẵng là 473/100.000 dân, TP.HCM là 137,5/100.000 dân. Trung bình cả nước là số mắc là 48/100.000 dân.
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, đến nay trên toàn thành phố ghi nhận thêm 2 trường hợp bệnh nhân tử vong do SXH. Như vậy, đến thời điểm này có 3 bệnh nhân tử vong do SXH từ đầu năm.
Đại diện Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết, hiện 28 bệnh viện đa khoa của Hà Nội đều có bệnh nhân SXH vào điều trị. Trong đó, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Đống Đa có lượng bệnh nhân đông nhất.
Thời gian vừa qua, Cục Y tế Dự phòng cũng đã chỉ đạo các cơ sở nắm vững ổ dịch, tổ chức xử lý ổ dịch kịp thời, phun hóa chất diệt muỗi chủ động diện rộng tại các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch. Cả nước ghi nhận 7.476 ổ dịch, đã xử lý 7.224 ổ dịch (đạt tỷ lệ 96,6%). Đã có 35 tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện chiến dịch quy mô lớn diệt bọ gậy, lăng quăng phòng chống SXH và zika.
PGS.TS Trần Đắc Phu dự báo trong những tháng cuối năm 2017, dịch SXH vẫn diễn biến phức tạp do hiện đang bước vào mùa dịch, cùng đó mùa nóng kéo dài nhuận 2 tháng 6 âm lịch cũng là nguyên nhân khiến dịch SXH gia tăng. Cũng theo ông Phu, từ đầu năm 2017 đến nay, Hà Nội xử phạt một trường hợp; TP.HCM đã xử phạt 75 cơ sở, hộ gia đình không hợp tác trong phòng chống dịch SXH.
Dịch sốt xuất huyết sẽ dữ dội hơn
http://www.sggp.org.vn/dich-sot-xuat-huyet-se-du-doi-hon-457516.html
Dịch sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành phố, trong đó Hà Nội và TPHCM đang là điểm nóng của dịch bệnh nguy hiểm này...
Đây là cảnh báo của Bộ Y tế tại Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh SXH diễn ra chiều 24-7 tại 2 điểm cầu Hà Nội và TPHCM.
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận gần 60.000 ca bệnh SXH, trong đó có 17 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái số bệnh nhân SXH nhập viện tăng trên 12,5%, số tử vong tăng 3 trường hợp. Dịch SXH đã xuất hiện tại 61/63 tỉnh thành phố, trong đó 26 địa phương có số ca mắc tăng rất cao so với cùng kỳ năm ngoái. 10 tỉnh có số ca mắc SXH cao nhất cả nước là Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, Đà Nẵng, Đồng Nai, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Khánh Hòa và Long An.
Nhận định về tình hình dịch SXH, nhiều chuyên gia dịch tễ cho rằng do mùa hè đến sớm ở miền Bắc, trong khi ở miền Nam mùa mưa đến sớm, nhiệt độ trung bình tại hầu hết các khu vực tăng cao hơn những năm trước dẫn đến muỗi truyền bệnh phát triển mạnh. Cùng với đó còn có nguyên nhân chủ quan khiến dịch SXH gia tăng bất thường, đó là người dân ở nhiều nơi còn rất lơ là, chủ quan trước dịch bệnh. Cơ quan chức năng, chính quyền cấp cơ sở ở một số địa phương cũng chưa chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Đặc biệt nhiều hộ dân không hợp tác với cơ quan y tế trong việc phun hóa chất diệt muỗi. Chẳng hạn ở Hà Nội có hơn 20% hộ gia đình đi vắng khi có đội phòng dịch đến diệt mầm bệnh, 5% không cho phun hóa chất, 7% hộ gia đình đi vắng khi phun hóa chất.
Bộ Y tế cũng nhận định những tháng cuối năm 2017, dịch bệnh SXH vẫn diễn biến phức tạp do hiện nay vẫn đang là mùa dịch, mùa nóng kéo dài do nhuận 2 tháng 6 âm lịch. Tình hình dịch trên thế giới và khu vực vẫn đang tăng nhanh.
Trong khi đó, đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, kết quả xét nghiệm cho thấy, type virus gây bệnh SXH ở miền Bắc chủ yếu là D1, tại miền Nam là type D2. Hiện chưa có sự biến đổi về chủng virus gây bệnh nhưng dự báo thời gian tới dịch SXH còn bùng phát mạnh hơn nếu không triển khai các biện pháp phòng, chống quyết liệt.
Qua điều tra cho thấy, ổ muỗi, bọ gậy/lăng quăng truyền bệnh SXH tập trung chủ yếu ở dụng cụ chứa nước ở chậu cây cảnh, lốp xe, lọ hoa, chum vại đựng nước không có nắp đậy và những bãi đất trống.
Trước diễn biến tiếp tục phức tạp và bất thường của dịch SXH năm nay, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, vấn đề quan trọng nhất là hướng dẫn người dân các biện pháp phòng bệnh SXH.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ, trong thời gian qua, công tác truyền thông mới chỉ tập trung vào số lượng ca mắc, ca tử vong, đó là câu chuyện khi dịch đã bùng phát. Thay vào đó, cần tập trung vào công tác phòng chống bệnh, tuyên truyền để người dân hiểu rõ về dịch bệnh.
Muỗi truyền SXH là muỗi ưa nước sạch, đốt buổi sáng… do đó cần phải tuyên truyền mạnh tới người dân các biện pháp phòng bệnh cụ thể như: lật úp ngược các chum, dụng cụ đựng nước, diệt loăng quăng chứ không chỉ tập trung phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng yêu cầu các bệnh viện truyền nhiễm mở rộng cơ sở điều trị ban ngày để tiếp nhận bệnh nhân SXH. Khi người dân mắc bệnh dứt khoát phải được điều trị kịp thời nhưng không được để quá tải bệnh viện, không được để bệnh nhân nằm ghép.
Bộ trưởng Y tế: 'Tôi rất sốt ruột trước tình hình dịch sốt xuất huyết'
Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp, bất thường so với mọi năm. Tình hình này khiến nhiều người lo ngại dịch bệnh do virus Zika có thể tái bùng phát. Bởi cả hai căn bệnh này đều do muỗi vằn (Aedes) lây truyền.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: “Tôi đang rất sốt ruột trước tình hình dịch sốt xuất huyết. Đó là lý do phải họp khẩn cấp".
Theo bà, khi mùa mưa lũ đến sẽ kéo theo các bệnh về đường ruột, đau mắt, da liễu, viêm màng não, viêm não, đặc biệt là sốt xuất huyết. Năm nay, do miền Bắc nóng sớm nên sốt xuất huyết đến sớm và gia tăng.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong 7 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận gần 60.000 ca mắc, 16 người tử vong vì sốt xuất huyết. Ngoài ra, 27 trường hợp nhiễm virus Zika đã được phát hiện tại 7 tỉnh, thành phố, trong tổng số 638 mẫu xét nghiệm, cao nhất là TP.HCM.
Theo ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, tính đến ngày 6/7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca bệnh do virus Zika tại 12 quận, huyện và 19 phường xã. Trong đó, 13 phụ nữ mang thai lúc bệnh và đến nay còn 8 thai phụ đang tiếp tục thai kỳ, 5 thai phụ đã kết thúc thai kỳ (1 bỏ thai và 1 sảy thai và 3 thai phụ đã sinh).
Chiều 24/7, bên lề buổi họp trực tuyến của Bộ Y tế về việc phòng chống dịch sốt xuất huyết, trả lời Zing.vn, ông Mai Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Khám Chữa bệnh, cho hay trước tình hình diễn biến phức tạp của sốt xuất huyết, dịch bệnh do virus Zika có nguy cơ tái bùng phát là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh do virus Zika được phát hiện từ năm 1947, mới đây đã bùng phát lại. Tại nước ta, ngày 5/4/2016, Bộ Y tế chính thức công bố hai ca nhiễm virus Zika đầu tiên tại Việt Nam, được ghi nhận ở Nha Trang và TP.HCM. Sau đó, bệnh có những diễn biến phức tạp. TP.HCM được xem là tâm điểm của dịch.
Diệt muỗi: Biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất
Sốt xuất huyết là bệnh gây ra do muỗi vằn Aedes truyền bệnh. Bệnh có biểu hiện sốt cao đột ngột, đau nhức cơ thể, xuất huyết, chảy máu cam. Ở thể nặng, bệnh gây xuất huyết ồ ạt, biến chứng gan, thận, xuất huyết não và tử vong.
Đặc biệt, virus gây bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng huyết thanh khác nhau. Nếu một người đã nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo được miễn dịch suốt đời với chủng virus đó. Do vậy, mỗi người có thể sẽ mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời.
Bệnh do virus Zika có nhiều điểm tương đồng với sốt xuất huyết, biểu hiện sốt, nổi mẩn và một số triệu chứng khác như đau cơ, nhức đầu, đau mắt. Thời gian ủ bệnh 3-12 ngày. Điều này khiến nhiều người nhầm lẫn giữa hai bệnh. Ông Phu cho hay chỉ có xét nghiệm mới biết chính xác đó là bệnh do virus Zika hay sốt xuất huyết.
Tiến Vũ Đức Chính, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương thông tin muỗi vằn được sinh ra sẽ mang virus đó trên mình. Chúng chủ yếu đẻ trứng ở các ổ nước sạch trong nhà hoặc gần nhà (ống máng, lọ hoa, đồ vỏ hộp), hốc cây, kẽ lá, vũng nước dưới đất, trong vườn, dụng cụ chứa nước có nhiều lá cây. Khi muỗi đã nhiễm virus, nó có thể truyền bệnh suốt đời.
Thời điểm trời mưa hay nắng lên là thời điểm muỗi vằn phát triển mạnh. Trứng của chúng có thể chịu được khô hạn tới hơn một năm và vẫn nở ra loăng quăng khi gặp nước. Đến nay, các bác sĩ vẫn chưa tìm ra thuốc điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết và bệnh do virus Zika, vắc xin phòng bệnh còn đang trong giai đoạn nghiên cứu.
Để hạn chế dịch bệnh lây lan, Bộ trưởng Tiến nhấn mạnh biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất là diệt loăng quăng, lật úp các dụng cụ chứa nước, tuyên truyền cho từng người dân. Bên cạnh đó, đối với các ca đã mắc bệnh, các bác sĩ nhất định phải cứu chữa kịp thời, hạn chế tử vong, không để dịch lan rộng. Đặc biệt, các cơ sở y tế không được để xảy ra tình trạng quá tải, nằm ghép, bệnh nhân vào viện phải được tiếp đón kịp thời.
Bộ trưởng Y tế lo sốt xuất huyết lây chéo khi bệnh nhân nằm ghép giường
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu các bệnh viện phân loại bệnh nhân, nhẹ thì chuyển tuyến dưới, giữ lại ca nặng để tập trung cứu chữa.
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận gần 59.000 ca sốt xuất huyết, 17 người tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái, số bệnh nhân nhập viện tăng gần 13%, số tử vong tăng 3 người. Dịch tăng cao miền Bắc, chủ yếu là Hà Nội. Từ đầu năm đến nay, thủ đô ghi nhận gần 7.000 người sốt xuất huyết, 3 ca tử vong.
Một số bệnh viện ở Hà Nội quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết nên phải nằm ghép 2 người một giường như Bạch Mai, Nhiệt đới Trung ương... Tình trạng phải ghép bệnh nhân sốt xuất huyết này khiến Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khá bức xúc tại cuộc họp trực tuyến các địa phương về phòng chống dịch sốt xuất huyết chiều 24/7.
"Khi số lượng bệnh nhân quá lớn thì điều dưỡng, bác sĩ không thể đủ sức theo dõi, làm tăng nguy cơ tử vong. Tôi rất sốt ruột nên phải tổ chức cuộc họp này”, Bộ trưởng Tiến nói.
Nhắc lại ổ dịch sởi năm 2014 tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), Bộ trưởng Y tế cho rằng đây là bài học sâu sắc với các bệnh viện “không được để bệnh nhân nằm ghép để tránh lây chéo”. Giải thích tình trạng này, Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cho biết, từ đầu năm đến nay bệnh viện tiếp nhận khám hơn 7.000 bệnh nhân sốt xuất huyết, số nhập viện hơn 700. Bệnh viện tiến hành sàng lọc bệnh nhân, cho nhập viện theo dõi với những bệnh nhân đã vào ngày thứ 3 của bệnh, có dấu hiệu cảnh báo nguy cơ biến chứng…
“Bệnh nhân vào viện được khám sàng lọc, phân loại, 3 xe cấp cứu của bệnh viện liên tục vận chuyển bệnh nhân để giảm tải. Tuy nhiên, có trường hợp nhẹ bác sĩ tư vấn cho về nhà theo dõi thì bệnh nhân vác gậy đuổi, thậm chí dọa về nhà có vấn đề gì thì sẽ kiện bệnh viện”, tiến sĩ Kính nói.
Bộ trưởng lưu ý các bệnh viện tuyến trên không thể nhận tất cả bệnh nhân. Bệnh nhân vào viện thì phải tiếp đón tử tế, phân loại, lọc bệnh, trường hợp nhẹ chuyển về tuyến dưới; chỉ tập trung cấp cứu các ca nặng. Bộ trưởng cũng đề nghị bệnh viện tuyến cuối tập huấn nhanh, thực hiện nghiêm phác đồ điều trị, luôn sẵn sàng cơ chế thuốc...
Theo nhận định của ngành y tế, tình hình dịch sốt xuất huyết trên cả nước chưa diễn biến trầm trọng. Tuy nhiên, dịch xảy ra cao điểm tại một số tỉnh thành như Hà Nội số mắc tăng gấp 6-7 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Theo chu trình dịch tễ, hiện là giai đoạn đầu bùng phát, chưa phải đỉnh dịch. Vì thế, thời gian tới số ca mắc có thể tiếp tục gia tăng. Mùa mưa là mùa của bệnh sốt xuất huyết. Tại miền Bắc, bệnh gặp ở người lớn nhiều hơn trong khi ở phía nam trẻ nhỏ mắc bệnh nhiều hơn.
Bệnh chưa có văcxin phòng bệnh, thuốc điều trị đặc hiệu nên việc phòng bệnh là quan trọng nhất. Sốt xuất huyết là bệnh do muỗi vằn Aedes aegypti truyền bệnh. Đặc điểm của loại muỗi này là thích đẻ trứng ở nước sạch - nước mưa, nước đọng, phát triển rất nhanh. Phòng bệnh bằng cách diệt loăng quăng, bọ gậy; lật úp tất cả dụng cụ chứa nước không cần thiết, thả cá vào bể tiểu cảnh…
Bác sĩ khuyến cáo các trường hợp sốt, uống hạ sốt không thuyên giảm, ở trong vùng có dịch sốt xuất huyết; thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám bệnh kịp thời.
Sốt xuất huyết tăng cao, bệnh nhân doạ ‘tính sổ’ với BV
Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới chia sẻ, có trường hợp sốt xuất huyết nhẹ, BS tư vấn về nhà theo dõi liền bị bệnh nhân vác gậy đuổi, thậm chí doạ sẽ tính sổ với BV.
Trước tình hình gia tăng nhanh số ca mắc sốt xuất huyết trên cả nước, chiều nay, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phòng chống dịch.
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận gần 59.000 ca mắc, 17 người tử vong, gần 50.000 trường hợp nhập viện. So với cùng kỳ năm ngoái, số ca nhập viện tăng gần 13%, tăng 3 tử vong.
Đáng lưu ý, tại Hà Nội, số mắc đã tăng lên gần 7.000 ca, gấp 6-7 lần so với cùng kỳ, trong đó có 3 ca tử vong, khiến một số BV tại Hà Nội như Bạch Mai, Bệnh Nhiệt đới... bị quá tải, phải nằm ghép.
Trước thực trạng này, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu: “Không được nằm ghép, không được để quá tải. Phải phân tuyến kỹ thuật, phải sàng lọc bệnh nhân. Tôi rất sốt ruột nên phải tổ chức cuộc họp này”.
Bộ trưởng cho biết, kinh nghiệm xương máu tại TP.HCM là phải sàng lọc bệnh, bệnh nặng thì cấp cứu còn bệnh nhẹ chuyển về các tuyến.
“Không thể bệnh nhân nào đến cũng nhận, điều dưỡng, bác sĩ không đủ sức theo dõi hàng giờ được, làm tăng nguy cơ tử vong chưa kể lây truyền chéo nhiều bệnh”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Tiến cũng đề nghị BV tuyến cuối tập huấn nhanh; tất cả các BV, thực hiện nghiêm phác đồ điều trị, luôn sẵn sàng cơ chế thuốc, không được để dịch lan rộng, không để tử vong...
Giải thích, PGS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TƯ cho biết, trong số hơn 5.000 bệnh nhân đến khám từ đầu năm đến nay, BV đã lọc rất kỹ, chỉ cho nhập viện hơn 800.
Đây đều là những bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo nguy cơ biến chứng và đều ở ngày thứ 3 của bệnh. 3 xe cấp cứu của BV luôn túc trực để vận chuyển bớt các bệnh nhân sang cơ sở 2.
“Tuy nhiên có trường hợp nhẹ, BS tư vấn cho về nhà theo dõi nhưng bệnh nhân không chịu, vác gậy đuổi, thậm chí dọa sẽ tính sổ với BV nếu có chuyện gì xảy ra”, PGS Kính chia sẻ.
Theo nhận định của các chuyên gia, nguyên nhân sốt xuất huyết năm nay tăng cao do dịch đến sớm hơn mọi năm, nắng nóng kỷ lục, mưa kéo dài, tạo điều kiện cho muỗi vằn đẻ trứng, sinh sôi.
Do đó Bộ trưởng Y tế cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp diệt muỗi, bọ gậy.
Bộ trưởng cũng yêu cầu các BV truyền nhiễm mở rộng cơ sở điều trị ban ngày để tiếp nhận bệnh nhân. Bệnh nhân vào viện phải được tiếp đón tử tế, được chăm sóc ngay từ đầu và cần phải có phương án phân loại bệnh bệnh nhân.
“Trước tình hình này phải làm quyết liệt, không được chủ quan. Không để tình trạng cứ đến khám là nhập viện. Cứ tưởng thương nhưng thực ra làm khổ bệnh nhân. Nhắc lại bài học đau đớn chính là vụ dịch sởi”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Nhìn bệnh nhân sốt xuất huyết sắp chết, bác sĩ bất lực!
http://vov.vn/xa-hoi/nhin-benh-nhan-sot-xuat-huyet-sap-chet-bac-si-bat-luc-651287.vov
Bộ Y tế khuyến cáo tất cả những người dân bị sốt, có dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hiện nay, tại các bệnh viện đầu ngành truyền nhiễm ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang quá tải trầm trọng bệnh nhân sốt xuất huyết. Nhiều người bệnh nhập viện muộn, bị biến chứng xuất huyết não hoặc rối loạn chảy máu không thể cầm được. Nhìn bệnh nhân sắp chết, các y, bác sỹ không còn cách nào để cứu. Vì sao dịch bệnh sốt xuất huyết “vỡ trận” như hiện nay?
Điều trị cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương hơn nửa tháng nay vì bị sốt xuất huyết, biến chứng viêm cơ tim nặng, giờ đây, chịBùi Thị Quyên ở Giao Thủy, Nam Định gần như đã cạn kiệt sức lực. Chị cho biết, mới từ quê lên Hà Nội làm phu hồ tại một công trình xây dựng ở quận Cầu Giấy. Ở tạm ngay tại công trường nhiều rác, nước đọng và nhiều muỗi, chị Quyên đã bị mắc sốt xuất huyết và nhập viện ngày 8/7 vừa qua.
“Ở chỗ tôi ở rất ô nhiễm và rất nhiều muỗi. Lúc chưa vào màn ngủ đã bị muỗi đốt rồi. Tôi không nghĩ muỗi đốt truyền bệnh sốt xuất huyết lại nặng như thế này. Tôi khiếp sợ lắm rồi, không dám ở đó nữa”, chị Quyên cho biết.
Những ngày gần đây, số bệnh nhân đến khám và điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương đã tăng lên tới gần 300 người, mỗi ngày. Quá tải bệnh nhân, nhiều người bệnh phải nằm ghép hoặc nằm ngoài hành lang. Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, nhiều bệnh nhân bị biến chứng xuất huyết não hoặc rối loạn chảy máu không thể cứu được.
“Thông thường những ca bệnh nặng thường xuất hiện cuối mùa dịch nhưng năm nay, ngay từ đầu mùa dịch đã có những bệnh nhân sốt xuất huyết biến chứng nặng, rất nguy hiểm. Riêng với bệnh nhân sốt xuất huyết đến ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 có thể sẽ giảm sốt nhưng lại gây những biến chứng nặng”, bác sỹ Nguyễn Trung Cấp nói.
Tại Bệnh viện Đống Đa, chuyên khoa đầu ngành truyền nhiễm của Hà Nội cũng quá tải, với gần 200 bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị nội trú. Bệnh viện phải kê thêm giường ngoài hành lang tại các khoa Điều trị tích cực, khoa Nhi và khoa Truyền nhiễm.
“Em cũng chủ quan cứ nghĩ phun thuốc muỗi rồi thì không ngủ màn nữa. Sau đợt ốm này sẽ rút kinh nghiệm phải ngủ màn”,bệnh nhân Trần Đức Tuân, sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội, trọ tại phường Phương Liên, quận Đống Đa cho biết.
Người dân thì chủ quan, còn cơ quan chức năng lơ là, thiếu chủ động đã dẫn đến “vỡ trận” dịch bệnh sốt xuất huyết.
Ông Ngô Quang Vinh, người dân phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai cho biết: “Ở chỗ tôi sống muỗi nhiều lắm. Bà tổ trưởng tổ dân phố đã thông báo cho bên y tế rồi mà không thấy ai đến phun thuốc diệt muỗi. Nhà tôi năm ngoái con dâu và cháu cũng bị sốt xuất huyết nên năm nay lo lắm. Thỉnh thoảng tôi cũng mua thuốc về phun nhưng muỗi chỉ say thôi, không chết,2 đến 3 ngày sau phun, lại có muỗi”.
Ông Trần Quý Thái, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai thừa nhận, dịch bệnh xảy ra rầm rộ, cơ quan chức năng của quận và các phường mới vào cuộc mạnh. Ông Thái cho rằng: “Có thể do thời tiết bất thường. Ở quận thì lại nhiều ao hồ, công trình xây dựng. Bây giờ các phường muốn chủ động phòng chống dịch bệnh thì cũng có người đâu, công chức phường thì chỉ có vài người….”.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh, Sở Y tế Hà Nội đã triển khai đầy đủ các biện pháp nhưng dịch bệnh sốt xuất huyết ngày càng tăng nhanh. Ông Hạnh cho rằng không nên đổ lỗi do thời tiết, môi trường mà cần nhìn nhận trách nhiệm từ các cấp chính quyền.
Còn ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng, Hà Nội cho biết: “Hiện nay, muỗi đã kháng với một số loại hóa chất. Ví dụ hóa chất tesmaterin. Trong nội thành Hà Nội hiện nay độ nhạy cảm của muỗi với hóa chất này rất thấp. Vì vậy Hà Nội chuyển sang loại hóa chất mới, thuộc nhóm đentamesilin, hiệu lực diệt muỗi trên 95% ”.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh, sáu tháng đầu năm nay điều trịhơn 4.300 ca sốt xuất huyết. Đến tháng 7 này, số bệnh nhân tăng lên tới gần 1.000 ca, gấp đôi so với trước đó. Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận ít nhất 14 ca tử vong do sốt xuất huyết.
“Không phải 100% bệnh nhân sốt xuất huyết đến ngay được các cơ sở y tế chuyên khoa. Bệnh sốt xuất huyết lúc đầu chỉ có biểu hiện sốt, rất dễ nhầm với bệnh cảm cúm và các bệnh khác. Bệnh chuyển biến từ dạng nhẹ đến dạng nặng rất nhanh, có thể gây sốc. Không phải cơ sở y tế nào cũng chẩn đoán đúng sốt xuất huyết ngay từ đầu. Vì vậy, chúng tôi đã khuyến cáo tất cả những người dân bị sốt, có dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết cần đến cơ sở y tế. Các bác sỹ cũng phải nhạy cảm về dịch tễ, trong thời điểm này bệnh nhân bị sốt cần nghĩ ngay đến sốt xuất huyết ”, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế Trần Đắc Phu phân tích.
Để không còn “vỡ trận” dịch bệnh sốt xuất huyết và không còn cảnh thầy thuốc phải bất lực trước những bệnh nhân giảm tiểu cầu nghiêm trọng hoặc xuất huyết não, cần sự vào cuộc phòng chống dịch bệnh của cả cơ quan chức năng và người dân. Mới đây, lần đầu tiên một cơ sở sửa chữa ô tô ở Hà Nội đã bị phạt 2 triệu đồng vì tạo ra nhiều ổ bọ gậy trong lốp ô tô cũ.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiều người dân bất hợp tác với nhân viên y tế dự phòng cũng đã bị xử phạt.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có cán bộ và cơ quan chức năng nào bị xử lý khi để xảy ra “vỡ trận” dịch bệnh sốt xuất huyết, trong khi ai cũng biết, không có bọ gậy, không có muỗi sẽ không có dịch bệnh sốt xuất huyết./.
Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, bệnh nhân nhập viện tăng
http://tbdn.com.vn/sot-xuat-huyet-dien-bien-phuc-tap-benh-nhan-nhap-vien-tang_n27462.html
Hiện tại, cả nước ghi nhận trên 50.000 ca mắc bệnh và 15 trường hợp đã tử vong. Diễn biến dịch sốt xuất huyết ở cả hai miền đất nước đang ngày càng phức tạp.
Liên tiếp nhiều tuần qua tại Hà Nội hứng chịu nhiều đợt mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, đây là điều kiện để muỗi phát triển, khi tác nhân gây bệnh này không bị diệt trừ thì việc có hàng nghìn người mắc là điều tất yếu.
Ghi nhận tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, hiện toàn bộ nguồn lực được tập trung để điều trị cho các bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Bệnh nhân gia tăng trong khi giường bệnh có hạn nên phải ghép 2-3 bệnh nhân chung giường thậm chí 3-4 bệnh nhân/giường.
Ghi nhận tại một số bệnh viện số lượng người đến khám điều trị ngày càng nhiều
Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, tại bệnh viện 2 tuần trở lại đây số bệnh nhân sốt xuất huyết tăng nhanh, với hơn 200 bệnh nhân khám mỗi ngày, tỉ lệ nhập viện 10 – 20%. So với cùng kỳ năm ngoái số bệnh nhân sốt xuất huyết tăng 4 lần và nhiều ca diễn biến nặng.
Theo ông Kính, để đáp ứng điều trị, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã phải mở thêm 3 phòng khám chuyên về sốt xuất huyết. Ngoài ra, bệnh viện bố trí riêng một tầng và một nửa số giường bệnh ở khoa Viêm gan để điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết nhưng vẫn không đủ giường bệnh, phải luân chuyển người bệnh liên tục.
PGS Kính cũng cho biết, hiện có 15 ca tử vong vì sốt xuất huyết trên cả nước. Ca tử vong thứ 15 vì sốt xuất huyết trên cả nước là trường hợp bị xuất huyết não tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cách đây 5 ngày.
Bệnh nhân nam giới, 51 tuổi ở phường Vạn Phúc, Cống Vị, Ba Đình. Trước đó tại một bệnh viện tư nhân, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết, chụp CT não phát hiện xuất huyết não, sau đó được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sáng sớm ngày 12/7. Đến rạng sáng ngày 14/7 bệnh nhân tử vong vì xuất huyết não quá nặng, ngoài tầm kiểm soát.
Đây là trường hợp thứ 2 ở Hà Nội tử vong do sốt xuất huyết, ca thứ nhất là một nữ sinh Đại học Ngoại thương Hà Nội tử vong vào tháng 4.
Tại bệnh viện bện Bạch Mai cũng lâm vào cảnh tương tự, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, hiện số người bệnh mắc sốt xuất huyết nặng đến điều trị cũng tăng chóng mặt, trung bình mỗi ngày có khoảng 20-25 bệnh nhân phải nhập viện điều trị nội trú.
Đối tượng mắc bệnh nhiều chủ yếu là thanh niên trẻ, sinh viên. Khoa đã tiếp nhận cả bệnh nhân là người già 85 tuổi và nhiều ca mang thai, bệnh nhi. Số bệnh nhân mắc bệnh nặng chủ yếu tập trung ở Hà Nội (Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng)”, TS. BS Cường nói.
Bệnh viện Nhiệt Đới và bệnh viện Bạch Mai đang quá tải với 2 bệnh nhân một dường nằm viện điều trị sốt xuất huyết
Tính từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận trên 50.000 ca sốt xuất huyết, 15 người tử vong. Sốt xuất huyết đến nay chưa có văcxin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.
Theo BS Lê Xuân Thuỷ (Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế), sốt xuất huyết xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.
Việc dịch bệnh sốt xuất huyết xuất hiện theo mùa là điều đã được cảnh báo, chỉ vì do quá chủ quan từ người dân và các cơ quan chức năng chưa tuyên truyền sâu rộng cho người dân hiểu đã gây nên diến biến dịch bệnh ngày càng phức tạp.
Người dân chưa chủ động phòng, chống dịch
http://thanhtra.com.vn/xa-hoi/y-te/nguoi-dan-chua-chu-dong-phong-chong-dich_t114c9n122084
Trước diễn biến phức tạp của bệnh sốt xuất huyết, chiều 24/7, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với các tỉnh/thành phố về tăng cường phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
Báo cáo tại Hội nghị cho thấy, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận gần 59.000 ca bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 17 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái số bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện tăng gần 13%, số tử vong tăng 3 trường hợp. Dịch sốt xuất huyết đã xuất hiện tại 61/63 tỉnh thành phố, trong đó 26 địa phương có số mắc tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. 10 tỉnh có số mắc sốt xuất huyết cao nhất cả nước là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Nẵng, Đồng Nai, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Khánh Hòa và Long An.
Bên cạnh đó, một số dịch bệnh sau mưa lũ cũng ghi nhận rải rác tại các tỉnh, thành phố. Bệnh viêm não vi rút đã ghi nhận 416 trường hợp mắc và có 13 trường hợp tử vong. So với năm 2016, số trường hợp mắc giảm 16,9%, tử vong tăng 2 trường hợp.
TP Hồ Chí Minh là địa phương có số ca ghi nhận mắc sốt xuất huyết cao nhất cả nước. Tính đến 6/7, số ca bệnh mắc sốt xuất huyết là 9.628, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái (8.422 ca). 17/24 quận, huyện có số ca sốt xuất huyết tăng so với năm 2016, trong đó quận 12 tăng đến 85%. TP Hồ Chí Minh đã có 3 trường hợp tử vong vì căn bệnh này.
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, dịch sốt xuất huyết có diễn biến phức tạp, gia tăng về số lượng ca bệnh do thời tiết thay đổi, dẫn đến véc tơ truyền bệnh phát triển mạnh. Bên cạnh đó, người dân còn chủ quan, xem thường bệnh sốt xuất huyết chưa chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch. Sự chủ động, phối hợp của người dân và ban, ngành đoàn thể trong công tác phòng chống sốt xuất huyết tại một số địa phương chưa cao. Sau khi vận động đi kiểm tra thấy người dân không thay đổi hành vi, việc phun hoá chất chưa hợp tác và phun chưa triệt để (tại Hà Nội 20% hộ gia đình đi vắng khi diệt bọ gậy, 5% không cho phun hóa chất, 7% hộ gia đình đi vắng khi phun hóa chất trong ổ dịch)…
Cũng theo ông Phu, bệnh sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Bệnh do muỗi vằn đốt, muỗi truyền bệnh từ người bệnh sang người lành do đó có thể gây thành dịch. Biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết chủ động, hiệu quả nhất là diệt muỗi, diệt lăng quăng và diệt bọ gậy.
Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết gia tăng tại nhiều tỉnh, thành phố, thời gian qua, Bộ Y tế đã thành lập 7 đoàn kiểm tra 14 tỉnh trọng điểm; sử dụng hệ thống định vị toàn cầu trong giám sát trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết tại TP Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, ngành Y tế đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức diệt bọ gậy, loăng quăng phòng, chống sốt xuất huyết và Zika; thành lập các đội đáp ứng nhanh phòng chống dịch bệnh tại 4 khu vực và trên cả nước, riêng thành phố Hà Nội đã thành lập 50 đội chống dịch cơ động; tổ chức 90 lớp tập huấn về giám sát dịch bệnh, điều tra côn trùng, lấy mẫu xét nghiệm huyết thanh và phun hóa chất.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, do mùa mưa lũ cùng với biến đổi khí hậu nên có nguy cơ xảy ra nhiều dịch bệnh như bệnh đường ruột, đau mắt đỏ, viêm não, viêm màng não do não mô cầu, bệnh da liễu... Đặc biệt, mùa mưa là mùa bệnh sốt xuất huyết gia tăng.
“Biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất là diệt loăng quăng, lật úp các dụng cụ chứa nước, tuyên truyền đến từng hộ, từng người dân để hạn chế dịch bệnh lây lan. Hiện sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng chống. Do đó, một trong những cách chống dịch tốt nhất là tiêu diệt muỗi, bọ gậy, loăng quăng. Người dân cần tránh bị muỗi đốt, đặc biệt trong thời gian dịch bệnh đang diễn biến phức tạp”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.
Đối với các ca đã mắc bệnh, các bác sĩ nhất định phải cứu chữa ngay, hạn chế tử vong, không để dịch lan rộng. Các cơ sở y tế không được để xảy ra tình trạng quá tải, nằm ghép, bệnh nhân vào viện phải được khám chữa và điều trị kịp thời. Ngoài những dịch bệnh thường gặp, các địa phương cần theo dõi sát các bệnh viêm não Nhật Bản, viêm não mô cầu và nhiều bệnh viêm não mà đến nay thế giới vẫn chưa chẩn đoán được căn nguyên.
Nhấn mạnh đến vai trò của công tác truyền thông trong phòng chống dịch, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu, hiện nay, việc ưu tiên chính là truyền thông phải đi trước một bước, các đơn vị phải chủ động cung cấp thông tin phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là biện pháp diệt loăng quăng (bọ gậy); ăn chín, uống sôi, rửa tay với xà phòng, vệ sinh nơi ở sạch sẽ... Người dân khi bị sốt ở trong vùng dịch sau khi uống hạ sốt không giảm cần phải đến ngay cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.
TP.HCM: Sốt xuất huyết bất ngờ tăng đột biến, nhiều người tử vong
Dịch bệnh sốt xuất huyết trên cả nước đang diễn biến phức tạp, đặc biệt tại TP.HCM số ca mắc sốt xuất huyết tăng lên từng ngày. Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nhập viện ở TP tăng đến 21% so với cùng kỳ, dù đây mới chỉ là thời điểm bắt đầu bước vào mùa.
Tại Hội nghị trực tuyến: “Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa mưa lũ và sốt xuất huyết” do Bộ Y tế tổ chức chiều nay (24.7), Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu cho hay trong 7 tháng đầu năm 2017, cả nước ghi nhận 58.888 ca mắc sốt xuất huyết (50.497 trường hợp nhập viện), có 17 ca tử vong. So với cùng kỳ 2016 (44.859/14), số trường hợp nhập viện tăng 12,6%, số trường hợp tử vong tăng 3 trường hợp.
Hiện có 61 tỉnh, thành phố ghi nhận có trường hợp mắc sốt xuất huyết. Có 26 tỉnh, thành phố có số mắc tích lũy tăng cao so với cùng kỳ 2016. Đặc biệt tại TP.HCM tính đến cuối tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết lên đến 10.652 ca; tăng 21% so với cùng kỳ 2016 (8.814), ghi nhận 3 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.
Phân tích của Cục Y tế Dự phòng cho thấy ngoài những nguyên nhân chủ quan do tập quán trữ nước của người dân ở một số vùng miền, ý thức của người dân chưa cao, lơ là xem thường bệnh sốt xuất huyết, chưa chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dịch..., thì tình hình thời tiết năm 2017 này có những diễn biến khác thường góp phần làm gia tăng dịch bệnh sốt xuất huyết.
“Thời tiết thay đổi do biến đổi khí hậu, mùa hè đến sớm ở miền Bắc, mùa mưa đến sớm ở miền Nam; nhiệt độ trung bình tại hầu hết các khu vực cao hơn những năm trước, dẫn đến véc tơ truyền bệnh phát triển mạnh”, ông Phu nói.
Trong khi đó tại TP.HCM - địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất nước -, theo Sở Y tế TP.HCM trong tháng 6 đầu năm 2017, toàn TP ghi nhận 16.787 điểm nguy cơ được lập danh sách giám sát. Trong đó, khoảng 50% điểm nguy cơ không thay đổi hàng tháng là các trường học, chùa…
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng - Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết sốt xuất huyết ở TP chỉ mới bắt đầu tăng nhẹ vào tuần thứ 21 (từ đầu năm 2017 đến tuần thứ 20 sốt xuất huyết vẫn còn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2016), nhất là mấy tuần gần đây (từ tuần thứ 25 đến tuần thứ 29 vừa qua), số ca mắc sốt xuất huyết tăng lên chóng mặt, đẩy số ca mắc sốt xuất huyết ở TP lên đến 10.652 ca.
Ông Hưng cho rằng từ nay đến cuối năm, tình hình sốt xuất huyết ở TP còn diễn biến phức tạp. Do đó Sở Y tế TP sẽ tăng cường phối hợp với các Sở ngành, UBND quận, huyện, đặc biệt quận, huyện có nhiều điểm nguy cơ và nhiều ca sốt xuất huyết; phối hợp Sở Tài nguyên Môi trường và Thành đoàn thực hiện ra quân tổng vệ sinh môi trường đến hết mùa mưa. Đặc biệt sẽ xử phát nghiêm theo Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế” đối với những cá nhân, tổ chức, đơn vị làm phát sinh muỗi, lăng quăng lan truyền dịch bệnh.
“Trong thời gian qua, ngành y tế đã phối hợp với các ngành chức năng thực hiện xử phạt 75 trường hợp làm phát sinh muỗi, lăng quăng lan truyền dịch bệnh tại 10 quận, huyện (quận 1, quận 10, quận 6, quận 12, quận Tân Bình, quận Tân Phú, quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức, huyện Hóc Môn và huyện Bình Chánh)”, ông Hưng cho hay.
Cũng theo ông Hưng từ nay đến cuối năm 2017, TP sẽ tiếp tục tập trung giám sát chặt chẽ sốt xuất huyết tại 8 quận, huyện trọng điểm (Q.8, Tân Phú, Tân Bình, Hóc Môn, Thủ Đức, Bình Chánh, Bình Tân, Gò Vấp); hướng dẫn, chỉ đạo trung tâm y tế tham mưu UBND quận, huyện về phân loại mức độ nguy cơ theo chỉ số lăng quăng; mở rộng ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) ở 100% phường, xã; ứng dụng GIS trong xác định vị trí ca bệnh và thời gian xuất hiện ca bệnh bằng những màu khác nhau.
20 người bị ngộ độc sau khi ăn tiết canh
http://danviet.vn/tin-tuc/20-nguoi-bi-ngo-doc-sau-khi-an-tiet-canh-790235.html
Theo thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Sông Mã (Sơn La), qua xét nghiệm mẫu bệnh phẩm, xác định số bệnh nhân trên bị ngộ độc là do ăn tiết canh sống.
Vào hồi 4h sáng 23.7, Bệnh viện Đa khoa huyện Sông Mã đã tiếp nhận 20 người ở bản Bằng Mồn, xã Bó Sinh (Sông Mã) bị ngộ độc thực phẩm. Các bệnh nhân có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, đi ngoài nhiều lần và mất nước.
Ông Tòng Văn Chậm, Bí thư Đảng ủy xã Bó Sinh, thông tin: Tối 22.7, gia đình ông Vì Văn Inh, ở bản Bằng Mồn đã mổ dê, lợn làm lễ cúng giỗ, có khoảng 40 người ăn tiệc cỗ. Tuy nhiên, trong các món ăn, có thêm món tiết canh. Hầu hết những người ăn tiết canh sống ngay sau khi ăn đều có biểu hiện đau bụng, buồn nôn và đi ngoài.
Theo thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Sông Mã, qua xét nghiệm mẫu bệnh phẩm, xác định số bệnh nhân trên bị ngộ độc là do ăn tiết canh sống. Ngay sau khi tiếp nhận số bệnh nhân, Bệnh viện đã kịp thời cấp cứu, đến 9h cùng ngày thì toàn bộ số bệnh nhân đã tỉnh táo, đã có 1 người được ra viện, hiện 19 bệnh nhân vẫn đang tiếp tục được điều trị.
Chiều 24/7 công bố nguyên nhân hơn 70 trẻ mắc sùi mào gà ở Hưng Yên
http://tbdn.com.vn/chieu-247-cong-bo-nguyen-nhan-hon-70-tre-mac-sui-mao-ga-o-hung-yen_n27471.html
Sáng 24/7, thông tin từ Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, hôm nay, Bệnh viện sẽ cử Tổ chuyên gia Hội đồng chuyên môn làm việc theo giấy mời của Sở Y tế Hưng Yên vào lúc 14h cùng ngày.
Cuộc làm việc sẽ xem xét, kết luận chuyên môn về việc trẻ em ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên mắc sùi mào gà điều trị tại Bệnh viện Da liễu Trung ương tăng cao.
Tính đến hết ngày 21/7 (thứ 6 tuần trước), số trẻ được chẩn đoán bị sùi mào gà tại huyện này đã tăng lên 72. Hầu như không có ngày nào không có trẻ trai ở Khoái Châu, Hưng Yên được gia đình đưa đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám do mắc sùi mào gà. Trong số những trẻ được đưa đến khám, một số trẻ được giữ lại viện để điều trị.
Bệnh viện Da liễu Trung ương miễn phí hoàn toàn chi phí khám và điều trị cho các trẻ bị sùi mào gà dưới 15 tuổi của huyện Khoái Châu từ ngày 17/7 - 31/12.
Tính trên toàn tỉnh Hưng Yên, từ 1/1-21/7 có 79 trẻ mắc sùi mào gà vào Viện Da liễu Trung ương khám và điều trị.
Hầu hết em bé này trước đó đều được chữa chít hẹp bao quy đầu tại phòng khám tư nhân của bà Hoàng Thị Hiền, y sĩ công tác tại trạm y tế xã Mễ Sở, huyện Khoái Châu.
Theo PGS.TS Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, sự gia tăng bất thường số bệnh nhân sùi mào gà tại một địa phương chứng tỏ tại nơi đó có nguồn lây.
Vì sùi mào gà do virus HPV lây chủ yếu qua đường tình dục, một số trường hợp lây qua tiếp xúc trực tiếp, nên bố mẹ các bé cũng được yêu cầu khám để xác định xem có mắc bệnh và lây cho trẻ hay không. Hiện không có bố mẹ nào mắc bệnh này.
Vì thế, các bác sĩ nghi ngờ nguồn lây từ sự chăm sóc y tế không đảm bảo điều kiện vệ sinh khiến trẻ nhiễm bệnh.
Các chuyên gia cũng cho biết, HPV không phải là loại virus quá dễ lây truyền, trừ khi da và niêm mạc có tổn thương thì rất dễ bị lây. Thời gian ủ bệnh lên đến một năm.
Vì thế các chuyên gia khuyên những người từng điều trị chít hẹp bao quy đầu tại phòng khám của y sĩ Hoàng Thị Hiền nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Bệnh viện Da liễu Trung ương sẽ miễn hoàn toàn chi phí khám và điều trị cho các trẻ bị sùi mào gà dưới 15 tuổi của huyện Khoái Châu từ ngày 17/7 đến hết ngày 31/12.
Gần 80 trẻ sùi mào gà sau cắt bao quy đầu: Đình chỉ công tác y sĩ
http://danviet.vn/y-te/gan-80-tre-sui-mao-ga-sau-cat-bao-quy-dau-dinh-chi-cong-tac-y-si-790125.html
Ông Bùi Quang Chung, PGĐ Sở Y tế tỉnh Hưng Yên đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác chuyên môn đối với y sĩ Hoàng Thị Hiền.
Liên quan đến việc gần 80 trẻ bị sùi mào gà trong gần 3 tháng qua, Sở Y tế tỉnh Hưng Yên đã quyết định đình chỉ chuyên môn đối với y sĩ Hoàng Thị Hiền để làm rõ mối liên quan giữa việc điều trị hẹp bao quy đầu và sùi mào gà.
Theo đó, bà Hoàng Thị Hiền, y sĩ tại Trạm Y tế xã Mễ Sở sẽ bị tạm đình chỉ chuyên môn trong 15 ngày và sẽ tiếp tục gia hạn cho đến khi làm rõ việc gần 80 trẻ em bị sùi mào gà. Quyết định có hiệu lực ngay lập tức.
Chiều nay, 24/7, Bệnh viện Da liễu Trung ương cử Tổ chuyên gia Hội đồng chuyên môn làm việc theo Giấy mời của Sở Y tế Hưng Yên để làm rõ sự việc.
PGS.TS Lê Hữu Doanh cho biết, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, hiện tại bệnh viện cũng sắp xếp, bố trí một khu dành riêng cho trẻ mắc sùi mào gà để thuận tiện hơn cho việc chăm sóc và tránh lây nhiễm.
Phía bệnh viện cũng vừa nhận được văn bản của UBND tỉnh Hưng Yên cho biết, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã nhận được quyết định xử phạt dự kiến 110 triệu đồng cho 3 lỗi vi phạm (hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn, không có giấy phép hoạt động, bán thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh) của y sĩ Hoàng Thị Hiền.
Cũng theo PGS. Doanh, sùi mào gà là bệnh lây chủ yếu qua đường tình dục, việc lây qua tiếp xúc trực tiếp là có, song, virus HPV gây bệnh sùi mào gà không phải là loại virus quá dễ lây truyền, trừ khi da, niêm mạc có tổn thương thì rất dễ bị lây. Việc người lớn chăm sóc trực tiếp cho trẻ bị bệnh rồi lại tắm rửa cho trẻ khác cũng có khả năng lây bệnh và là điều đáng quan tâm...
Thông thường, với trẻ mắc sùi mào gà, các bác sĩ sẽ điều trị sạch tổn thương, theo dõi định kỳ, 2 tuần tái khám một lần. Có những trẻ điều trị một lần là có thể khỏi, nhưng cũng có trẻ phải 10-20 lần mới khỏi tùy thuộc vào tổn thương.
Được biết, hiện tại, các gia đình có con bị sùi mào gà sau cắt bao quy đầu đã mời luật sư để khởi kiện bảo vệ trẻ.
50 gia đình có con mắc sùi mào gà kêu cứu lên Bộ trưởng Bộ Y tế
Lúc đầu, những gia đình này chỉ muốn giấu việc con bị bệnh sùi mào gà, vì lo lắng cho tương lai của con, sợ mọi người biết sẽ dè bỉu, ái ngại. Nhưng vì muốn đòi lại công bằng, ngày 23.7 họ đã cùng đồng thuận làm đơn kêu cứu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Sự việc động trời làm xáo trộn cả vùng quê
Vụ việc hơn 70 cháu ở Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nhiễm sùi mào gà đều có sự trùng hợp là nong tách bao quy đầu tại phòng khám chui của bà Hoàng Thị Hiền (ở thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Bệnh viện Da liễu Trung ương nghi ngờ nguồn lây từ sự chăm sóc y tế không đảm bảo điều kiện vệ sinh khi loại bỏ khả năng các cháu lây sùi mào gà từ bố mẹ. Vì qua kiểm tra, xét nghiệm bố mẹ các cháu đều không mắc bệnh.
Tuy nhiên, hiện y sĩ Hiền chối bỏ trách nhiệm, đổ cho gia đình các cháu bé chăm sóc không vệ sinh, do đóng bỉm kém chất lượng nên làm các cháu mắc bệnh. Bà không đồng ý đối chất với các gia đình có con bị bệnh, với lý do không biết họ là ai.
Đau đớn nhất là vì căn bệnh quái ác này, nhiều gia đình đã bị sốc tâm lý. Mất ăn, mất ngủ, bỏ việc để trông con đã đành, họ còn phải nuốt nước mắt cách ly con, không cho con chơi với bạn bè hàng xóm, với chính anh chị em ruột của mình vì sợ lây lan bệnh.
“Khi phát hiện con trai chưa đầy 2 tuổi mắc bệnh, vợ chồng tôi cho cháu ở phòng riêng trong buồng để tránh lây bệnh sang chị gái. Tội nhất là con trẻ đã biết gì đâu, chị em chúng nó cứ quấn lấy, đòi chơi với nhau. Nhìn tội lắm, đau xót lắm, nhưng không thể làm khác được” - anh Đặng Nhật Minh (Hưng Yên) chua xót nói.
Kêu cứu lên Bộ trưởng Bộ Y tế
Sáng 23/7, các gia đình có con bị mắc sùi mào gà nghi do cắt bao quy đầu tại phòng khám tư của bà Hoàng Thị Hiền ở thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đã đồng thuận làm đơn kêu cứu gửi đến Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Người dân mong muốn bộ trưởng có những chỉ đạo sát sao, làm rõ trách nhiệm của bà Hoàng Thị Hiền trong việc khám-chữa bệnh, gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngày 23/7, gần 50 gia đình đã cùng ký vào lá đơn gửi tới các cơ quan chức năng, mong làm rõ những sai phạm của y sĩ Hiền. Để làm được điều này, họ đã phải trải qua cuộc đấu tranh tâm lý. Bởi lúc đầu họ chỉ muốn giấu việc con bị bệnh, vì lo lắng cho tương lai của con, sợ mọi người biết sẽ dè bỉu, ái ngại. Con lớn lên trong sự mặc cảm vì bệnh tật. Nhưng vì muốn đòi lại công bằng, họ cùng đồng thuận làm đơn.
Nghe kể về hoàn cảnh của các gia đình và thương các cháu nhỏ, khi đang tuổi ăn tuổi lớn đã phải chịu những đau đớn về thể xác và tinh thần, luật sư Nguyễn Anh Thơm - Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh – đã nhận lời tư vấn pháp lý miễn phí cho người dân ở Khoái Châu (Hưng Yên).
“Nếu nguyên nhân khiến hàng loạt cháu nhỏ bị mắc bệnh sùi mào gà được xác định do bà Hoàng Thị Hiền gây ra, thì bà Hiền có thể bị chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 242 Bộ luật Hình sự về vi phạm các quy định khám chữa bệnh. Đồng thời, phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại, chi phí điều trị cho các cháu cho đến khi khỏi bệnh, cũng như thiệt hại khác về vật chất, tinh thần theo Bộ luật Dân sự 2015” – luật sư Nguyễn Anh Thơm chia sẻ.
Luật sư Thơm cũng cho biết, sẽ đồng hành cùng gia đình có con bị mắc bệnh sùi mào gà, để làm rõ vụ việc trên cơ sở pháp luật, đạo lý và tình người.
Vụ gần 80 bé trai bị sùi mào gà: Tiến hành điều tra dịch tễ toàn huyện
Trong cuộc họp hội đồng chuyên môn đầu tiên sau sự việc gần 80 bé trai bị sùi mào gà, Sở Y tế Hưng Yên đã thống nhất tiến hành điều tra dịch tễ trên toàn huyện Khoái Châu.
Chiều ngày 24/7, buổi họp đầu tiên của hội đồng chuyên môn dưới sự chủ trì của Phó giám đốc Sở Y tế Hưng Yên, ông Bùi Quang Chung, cùng ông Lều Văn Quân, đại diện Bộ Y tế và PGS.TS Lê Hữu Doanh, đại diện Bệnh viện Da liễu Trung ương.
Hội đồng chuyên môn đề ra những công việc cần làm tiếp theo để giải đáp câu hỏi mà dư luận đang đặt ra. Sau khi cuộc họp kết thúc, PGS.TS Lê Hữu Doanh, Phó giám đốc Viện Da liễu Trung ương, cho biết: “Hội đồng đã họp các bước tiếp theo sẽ làm, trong đó có một vấn đề rất quan trọng là sẽ tiến hành tổng điều tra dịch tễ, khi có kết quả chúng tôi điều tra dịch tễ về mặt virus học để xác định nguồn gốc của virus này”.
Liên quan đến quá trình điều tra dịch tễ toàn huyện Khoái Châu, ông Doanh nói thêm: “ Việc điều tra do Sở Y tế và Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương chịu trách nhiệm, khi có kết quả cuối cùng chúng tôi sẽ dựa vào mẫu để giá trị gen, qua đó để xác định nhiều cháu trẻ có cùng nguồn gốc từ loại dịch này không”.
Việc điều tra sẽ được tiến hành trên toàn huyện Khoái Châu, trong đó có cơ sở y tế của bà Hoàng Thị Hiền (ở thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu), cũng như tại gia đình, nơi sinh hoạt của các cháu nhỏ bị nhiễm bệnh.
Về việc chữa trị cho các cháu nhỏ bị sùi mào gà, ông Doanh cho biết: “Hiện nay điều trị cho các cháu đang trong giai đoạn theo dõi, môt số trường hợp đang trong giai đoạn điều trị tại bệnh viện. Trong thời gian tới, việc điều trị sẽ có quy trình và chữa khỏi hoàn toàn cho các cháu. Gia đình có thể yên tâm về mặt chuyên môn, hỗ trợ tối đa về mặt y tế khi điều trị tại bệnh viện”.
Sau khi sự việc xảy ra, các hộ gia đình ở đây đều rất bức xúc và hối hận. Anh Nguyễn V.S (một phụ huynh có con mắc bệnh) cho biết: “Trong lần cho cháu đi khám tại cơ sở của bà Hiền thì chúng tôi thấy bà Hiền sử dụng một chiếc găng tay để tiến hành khám cho nhiều cháu. Dụng cụ tiến hành tiểu phẫu cũng rất đơn giản, chiếc banh và kéo dùng để tiểu phẫu được lấy từ chiếc khay không hề khử trùng”.
Các gia đình ở đây đều tỏ ra hối hận và thương xót cho con mình sau khi đưa đi khám tại cơ sở của bà Hiền. “Cháu còn nhỏ nên sức khỏe yếu, bệnh tình ngày càng phát triển nhanh. Hàng đêm cháu khóc khiến chúng tôi thấy rất đau xót”, một vị phụ huynh nói.
Bên cạnh đó, những gia đình này còn mất rất nhiều chi phí để chữa trị bệnh cho con, trung bình là 20-30 triệu đồng, có người đã lên tới 80 triệu đồng.
Tiêm thuốc tại nhà trưởng trạm, cụ ông tử vong
http://danviet.vn/y-te/tiem-thuoc-tai-nha-truong-tram-cu-ong-tu-vong-790190.html
http://vov.vn/xa-hoi/tu-vong-sau-khi-tiem-thuoc-tai-nha-truong-tram-y-te-xa-651179.vov
Thấy mệt trong người, một cụ ông đã đến nhà trưởng trạm y tế nhờ chữa bệnh hộ, sau khi tiêm cụ ông đã tử vong.
Trưa 24/7, ông Nguyễn Văn Lưu - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Yên Thành, Nghệ An cho biết: “Trên địa bàn vừa xảy ra sự việc, một bệnh nhân sau khi tiêm thuốc tại nhà riêng của trưởng trạm, đã tử vong”.
Cũng theo ông Lưu, hiện sự việc đã được 2 bên giải quyết ổn thỏa, không có kiện cáo. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do sốc phản vệ, tai biến y khoa.
Trước đó, vào khoảng 7h30 ngày 22/7, ông Trần Đình Đắc (SN 1955, trú tại xã Mã Thành, huyện Yên Thành) có biểu hiện mệt mỏi. Sau đó, ông Đắc sang nhà bà Hà Thị Lương (SN 1967 - Trạm trưởng Trạm y tế xã Tiến Thành) để nhờ chữa trị.
Bà Lương đo huyết áp cho ông Đắc thấy bình thường (85/50), thăm khám và đã tiêm thuốc trợ tim loại Nikethamet và Piracetam.
Sau khi được tiêm thuốc khoảng 5 phút, bà Lương thấy ông Đắc ra mồ hôi nhiều nên đã lấy một hộp sữa tươi cho ông Đắc uống nhưng không khỏi.
Ông Đắc tiếp tục có dấu hiệu không ổn định nên bà Lương quyết định tiêm thuốc Adrenalin và Solu - Medrol (thuốc sốc phản vệ).
Tuy nhiên, chỉ ít phút sau bỗng dưng ông Đắc có nhiều biểu hiện như sùi bọt mép, lên cơn co giật…Thấy ông Đắc nguy kịch, bà Lương và chồng cho ông thở ô xy sau đó gọi xe cấp cứu chở về nhà ông Đắc.
Về đến nhà được khoảng 30 phút thì ông Đắc tử vong. Sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương đã báo cáo lên cấp trên đồng thời lập biên bản sự việc
Được biết, bà Hà Thị Lương đã hoạt động trong nghề y hơn 20 năm. Ngoài công việc ở trạm xá, bà Lương còn có phòng khám riêng tại nhà.
Không có chuyện bác sĩ Trung Quốc khám bệnh “chui” ở Hải Phòng
Chiều 24.7, một lãnh đạo Sở Y tế Hải Phòng khẳng định: Trong đợt đoàn kiểm tra của Bộ Y tế về một số cơ sở khám chữa bệnh tư nhân tại Hải Phòng do Thứ trưởng Lê Quang Cường làm trưởng đoàn vừa qua, không có cơ sở khám chữa bệnh (KCB) nào có bác sĩ Trung Quốc khám bệnh “chui” như một số cơ quan truyền thông đã đưa.
Theo biên bản số 820/BB-KCB do Thứ trưởng Lê Quang Cường ký ngày 21.7, trên địa bàn TP Hải Phòng hiện có 1.052 cơ sở KCB ngoài công lập, trong đó có 5 bệnh viện tư, 29 phòng khám đa khoa (PKĐK), 657 phòng khám chuyên khoa, 228 cơ sở KCB bằng y học cổ truyền, 138 dịch vụ y tế.
Đoàn công tác của Bộ Y tế đã kiểm tra đột xuất tình hình hoạt động hành nghề y tế tư nhân tại 3 cơ sở KCB gồm: Phòng khám đa khoa Hiện Đại (464 Lạch Tray, Q.Ngô Quyền); Phòng khám đa khoa Hòa Bình (số 8 Hoà Bình, Q.Kiến An); Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Vân Hà (số 91 Hàng Kênh, Q.Lê Chân).
Tại PKĐK Hiện Đại, đoàn kiểm tra của Bộ Y tế xác nhận có đầy đủ hồ sơ pháp lý để hoạt động: Phòng khám được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động; Phòng khám có 2 bác sĩ người nước ngoài (Trung Quốc) có chứng chỉ hành nghề KBCB do Bộ Y tế cấp và được sở LĐTBXH Hải Phòng cấp phép hành nghề.
Mặc dù đoàn kiểm tra đã kết luận, về phạm vi hoạt động chuyên môn, tại thời điểm kiểm tra, phòng khám cơ bản thực hiện đúng phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép. Tuy nhiên, việc quảng cáo phạm vi hành nghề của bác sĩ nước ngoài chưa đúng với phạm vi hành nghề được cấp phép: Bác sĩ Huang Qiang được cấp phép hành nghề là bác sĩ chuyên khoa ngoại chuyên ngành tiết niệu, nhưng phòng khám này quảng cáo là bác sĩ nam khoa.
Một thành viên trong đoàn kiểm tra cho biết: “Việc quảng cáo như vậy là chưa phù hợp với phạm vi chuyên môn được cấp phép, nhưng không phải là hành vi khám chữa bệnh “chui”.
Ngoài ra, đoàn kiểm tra của Bộ Y tế cũng chỉ ra, PKĐK Hiện Đại thực hiện việc quảng cáo trên internet và tại phòng khám khi chưa được sở Y tế Hải Phòng cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo. Đoàn cũng phát hiện 1 dụng cụ y tế (dùng để hút thai) đã hết hạn sử dụng.
Theo lãnh đạo Sở Y tế Hải Phòng, với hai vi phạm hành chính trên, Sở đã giao Thanh tra sở xem xét để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với phòng khám này trong thời gian tới.
Tại Phòng khám đa khoa Hòa Bình, đoàn kiểm tra cũng xác nhận hồ sơ pháp lý, giấy phép hoạt động đầy đủ. Tại thời điểm kiểm tra, đoàn không phát hiện hoạt động quá phạm vi chuyên môn cho phép, nhưng đoàn kiểm tra cũng chỉ ra, phòng khám chưa có nơi xử lý tập trung và không có quy trình xử lý dụng cụ, thực hiện quảng cáo khi chưa được Sở Y tế xác nhận nội dung.
Tại Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Vân Hà, đoàn ghi nhận đơn vị có đầy đủ hồ sơ pháp lý theo quy định, không phát hiện vi phạm chuyên môn.
Kết thúc kiểm tra, đoàn kiểm tra ghi nhận những nỗ lực của ngành y tế Hải Phòng trong việc quản lý hoạt động các cơ sở KCB trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, đoàn cũng lưu ý, nhắc nhở việc quảng cáo của các cơ sở khám chữa bệnh còn chưa phù hợp, yêu cầu ngành phải phổ biến, quán triệt về luật KCB cho các cơ sở y tế, thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động để kịp thời phát hiện những sai phạm, xử lý kịp thời về việc xử lý nước, rác thải y tế, kiểm soát nhiễm khuẩn...
Bác sĩ thành phố về U Minh thăm bệnh cho bà con
http://plo.vn/xa-hoi/bac-si-thanh-pho-ve-u-minh-tham-benh-cho-ba-con-717031.html
Ngoài việc khám bệnh, phát thuốc cho bệnh nhân nghèo, các bác sĩ còn phối hợp với chính quyền địa phương trao quà và bằng khen cảm ơn các mẹ Việt Nam anh hùng nhân ngày Thương binh liệt sĩ 27-7 tới đây.
Trong 3 ngày từ 21 đến 23-7, đoàn bác sĩ BV Trưng Vương TP.HCM phối hợp với Hội chữ thập đỏ TP.HCM đã dành những ngày cuối tuần để về huyện U Minh, tỉnh Cà Mau khám chữa bệnh cho bà con nghèo nơi đây.
Đa phần bà con đều biết mình mắc bệnh gì, đau chổ nào. Tuy nhiên tất cả đều có tâm lý chờ đợi vì họ cho rằng khi nào bệnh nặng không đi nổi mới đi khám.
“Nhà tôi nghèo lắm, nay đã 91 tuổi rồi, gần đất xa trời, sống nay chết mai nên cứ thế mà sống. Chồng tôi mất lâu rồi, các con cũng đi làm xa kiếm tiền nuôi gia đình riêng. Bởi vậy tôi sống một mình, đau ốm gì cũng gượng cho tới ngày mất chứ có dám đi khám đâu, sợ tốn tiền, lại ngại đi xa. Mấy nay xã gọi ra có bác sĩ tới khám bệnh, tui đi nhờ vỏ lãi nhà hàng xóm tới đây coi bị bệnh gì, sẵn hỏi luôn bác sĩ coi sống được mấy năm nữa”, bà Nguyễn Thị Út (xã Khánh Lâm, huyện U Minh) chia sẻ.
Biết được cái khó của bà con, các bác sĩ BV Trưng Vương hay sắp xếp đi về các huyện nghèo thường xuyên để khám bệnh. “Tỉnh Cà Mau chúng tôi đi một năm hai lần. Khi chúng tôi khám, nhiều người dân biết bệnh của mình, nói rất rõ bệnh của mình nhưng không có thuốc uống thường xuyên vì có lẽ điều kiện ở đây không có. Qua thăm khám cho hơn 300 bệnh nhân đợt này, đa phần bà con mắc các bệnh thường gặp tuổi già như đau nhức xương khớp, mệt mỏi, ăn uống không ngon.. Với một số trường hợp bệnh nặng, chúng tôi không cho thuốc mà khuyên người bệnh nên đi khám, tầm soát ở bệnh viện lớn hơn, có đầy đủ máy móc hơn để chẩn đoán bệnh chính xác nhằm sớm có biện pháp điều trị” – BS Cao Tấn Phước, Phó giám đốc Bệnh viện Trưng Vương (TPHCM) nói.
Cuộc sống khó khăn, công thêm với giao thông đi lại không thuận lợi, BV lại quá xa so với nơi mình sống đã tạo nên rất nhiều khó khăn cho bà con nơi đây.
Ngoài chương trình khám bệnh từ thiện, Đoàn bác sĩ BV Trưng Vương còn phối hợp với Hội chữ thập đỏ TP, hội cựu chiến binh tỉnh Cà Mau.. trao nhiều phần quà có các mẹ Việt Nam anh hùng, những cựu chiến binh, gia đình chính sách nhân ngày 27-7 sắp tới. Đồng thời đoàn cũng trao các phần quà khác như mì gói, gạo, sách vở.. cho các em học sinh và bà con huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
Bà con đến khám đa phần là những người lớn tuổi.
Khám miễn phí cho 2.000 trường hợp vô sinh, hiếm muộn
http://hanoimoi.com.vn/Danh-muc-tin/281/Suc-khoe
Chiều 24-7, bác sĩ Lê Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc kiêm Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản (Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) cho biết, tỷ lệ các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn đang có xu hướng gia tăng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân do nữ thường chiếm khoảng 30% số trường hợp vô sinh, nguyên nhân do nam chiếm khoảng 30%-40% và 20% trong số trường hợp vô sinh có nguyên nhân từ cả hai vợ chồng. Tuy nhiên, có khoảng 10%-15% trường hợp không tìm thấy nguyên nhân gây hiếm muộn.
Cũng theo bác sĩ Lê Thị Thu Hiền, với người vợ, nguyên nhân hay gặp nhất là tắc 2 vòi tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, bất thường tử cung, lạc nội mạc tử cung. Còn với người chồng, vô sinh thường do có sự bất thường về số lượng, chất lượng tinh trùng... Điều đáng mừng là y học hiện đại ngày nay đã có nhiều phương pháp có thể giúp điều trị cho những người hiếm muộn. Chỉ cần các cặp vợ chồng hiếm muộn nhận thức sớm tình trạng của mình, đi khám sớm và chia sẻ cởi mở với bác sĩ thì khả năng điều trị thành công là rất cao. Hiện nay, tỷ lệ thành công của các cặp vợ chồng điều trị hiếm muộn nhờ phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) đạt 31%; tỷ lệ có thai trong chuyển phôi tươi đạt 42% và với phương pháp chuyển phôi đông lạnh là 63%...
Được biết, từ ngày 5-8 đến 19-8, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội sẽ tổ chức chương trình "Tuần lễ vàng-Ươm mầm hạnh phúc 2017" với chủ đề "Kết nối yêu thương, ươm mầm hạnh phúc" hướng đến mục tiêu chung tay cùng cộng đồng nâng cao nhận thức của các cặp vợ chồng về vô sinh - hiếm muộn, đồng thời hỗ trợ kinh phí, góp phần giảm nhẹ gánh nặng kinh tế cho các cặp vợ chồng trong hành trình tìm kiếm đứa con thân yêu. Trong suốt thời gian diễn ra chương trình, bệnh viện dành tặng 2.000 suất tư vấn, khám, siêu âm miễn phí cho các trường hợp bị vô sinh, hiếm muộn.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội khuyến cáo, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, quan hệ thường xuyên (3-4 lần/tuần) không dùng biện pháp tránh thai trong vòng 1 năm (hoặc 6 tháng nếu người nữ trên 35 tuổi) mà chưa có thai thì có thể nghĩ đến khả năng bị vô sinh.
Khám, cấp thuốc miễn phí cho trẻ em vùng cao Quảng Trị
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/kham-cap-thuoc-mien-phi-cho-tre-em-vung-cao-quang-tri-1170280.tpo
Trong chuỗi hoạt động thiện nguyện nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, Đoàn công tác Bệnh viện Nhi TƯ đã trực tiếp đến khám, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho hơn 1.000 trẻ em ở rẻo cao huyện Hướng Hóa.
Ngày 24/7, Đoàn công tác Bệnh viện Nhi TƯ đã trực tiếp đến khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho hơn 1.000 trẻ em huyện Hướng Hóa, nơi đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số.
“Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, việc làm đoàn công tác là một hoạt động thiết thực đến với đồng bào vùng cao, vùng xa-những con người từng phải chịu nỗi đau trong thời chiến”- Trưởng Đoàn, TS.BS Lê Kiến Ngãi chia sẻ.
Cùng với việc khám, chữa bệnh và cấp thuốc cho các em bệnh nhi, Đoàn công tác đã đến thăm và làm việc với Trung tâm Y tế huyện Hướng Hóa.
BS Lâm Chí Đức, Giám đốc Trung tâm này cho hay, ngoài việc chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác khám chữa bệnh, các y bác sĩ trong Đoàn đã tập huấn cấp cứu, sơ cứu cho cho cán bộ y tế của Trung tâm Y tế huyện, các cán bộ y tế thuộc các Trung tâm Y tế học đường và Trạm Y tế tuyến xã.
Malaysia ghi nhận 122 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết
http://www.vietnamplus.vn/malaysia-ghi-nhan-122-truong-hop-tu-vong-do-sot-xuat-huyet/457560.vnp
Theo phóng viên TTXVN tại Malaysia, Bộ Y tế Malaysia đã lên tiếng kêu gọi các cơ quan chức năng và người dân nước này cùng chung tay chống lại dịch sốt xuất huyết đang có diễn biến xấu tại đây.
Bộ trưởng Y tế Malaysia S. Subramaniam ngày 23/7 cho biết tính đến thời điểm hiện tại, nước này đã ghi nhận 51.000 ca sốt xuất huyết, trong đó có 122 trường hợp tử vong.
Trong năm 2016, tại Malaysia đã có trên 101.500 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, làm ít nhất 230 trường hợp tử vong.
Bộ Y tế Malaysia mới đây đã bày tỏ quan ngại các bệnh truyền nhiễm như lao, leptospira và bệnh dại mà quốc gia này đã kiềm chế thành công trước đây đang quay trở lại, trong đó bệnh lao là đáng lo ngại nhất và cũng là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất trong số tất cả các bệnh truyền nhiễm ở Malaysia.
Theo thống kê của Bộ Y tế Malaysia, năm 2016 tại nước này có 25.739 ca mắc bệnh lao trong đó 1.945 ca tử vong, tăng 14.7% so với 1.696 trường hợp tử vong trong tổng số 24.220 ca mắc bệnh trong năm 2015.
Theo tiến sỹ Abdul Razak Muttalif, một trong yếu tố khiến tình trạng mắc bệnh tăng cao là sự chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị, dẫn đến sự lan truyền bệnh./.
Sri Lanka tạm đóng cửa toàn bộ trường học vì dịch sốt xuất huyết
Ngày 24/7, Sri Lanka thông báo sẽ cho tạm đóng cửa toàn bộ các trường học, trong bối cảnh đảo quốc này đẩy mạnh các nỗ lực chống dịch sốt xuất huyết đang diễn biến với độ phức tạp chưa từng có trong lịch sử làm gần 300 người thiệt mạng.
Bộ Giáo dục Sri Lanka cho biết tất cả các trường học sẽ đóng cửa trong bốn ngày tính từ ngày 28/7.
Hàng chục nghìn tình nguyện viên sẽ cùng với các quan chức chính phủ và binh sỹ tham gia chiến dịch đang được triển khai rộng khắp trên toàn quốc diệt muỗi, bọ gậy và tiêu trừ môi trường nước tù đọng vốn là nơi sinh sản của muỗi.
Bộ trên đã gửi hướng dẫn tới tất cả các trường học đề nghị phối hợp với các chính quyền địa phương và chủ động tiêu trừ các khu vực muỗi đẻ trứng ở lân cận.
Theo số liệu chính thức, tổng cộng 290 người tại Sri Lanka đã tử vong do sốt xuất huyết trong năm nay, gần gấp bốn lần con số ghi nhận của cả năm ngoái. Trong khi đó, số trường hợp nhiễm bệnh đã tăng lên 105.000 ca, tăng mạnh so với con số 55.150 ca của năm ngoái. Một nửa trong số đó ghi nhận tại phía Tây của đảo quốc này, trong đó bao gồm thủ đô Colombo.
Theo một tuyên bố của tổ chức Chữ thập Đỏ Sri Lanka, một nguyên nhân khiến dịch sốt xuất huyết bùng phát dữ dội vượt ngoài tầm kiểm soát là do loại virus sốt xuất huyết đang lây lan tại đảo quốc này là một chủng mới mà hệ miễn dịch của người chưa có sức chống lại.
Tổ chức này cho biết đã tăng ngân sách 300.000 USD để giúp Sri Lanka ngăn ngừa dịch bệnh, đồng thời cảnh báo tình trạng quá tải ở các bệnh viện./.
FDA phê chuẩn Nerlynx để giảm nguy cơ tái phát ung thư vú
http://suckhoedoisong.vn/fda-phe-chuan-nerlynx-de-giam-nguy-co-tai-phat-ung-thu-vu-n134358.html
Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ mới đây đã phê chuẩn sử dụng thuốc Nerlynx để điều trị ung thư vú dương tính với HER2 giai đoạn đầu nhằm giảm nguy cơ tái phát.
Ung thư vú là dạng ung thư hay gặp nhất ở Mỹ. Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia ước tính 252.710 phụ nữ có chẩn đoán ung thư vú trong năm 2017 và 40.610 người sẽ tử vong do bệnh này. Khoảng 15% bệnh nhân ung thư vú có các khối u dương tính với HER2.
“Ung thư vú dương tính với HER2 là các khối u xâm lấn có thể lan rộng tới các bộ phận khác trong cơ thể, vì vậy liệu pháp bổ trợ là một phần quan trọng trong chiến lược điều trị”, bác sĩ Richard Pazdur thuộc Trung tâm Nghiên cứu và đánh giá thuốc của FDA cho biết.
Mẹo tránh ‘khô vùng kín’ giúp đời sống vợ chồng thăng hoa Bị Đờm, ho, khó thở, hen suyễn, COPD lâu năm cần lưu ý
FDA phê chuẩn Nerlynx để giảm nguy cơ tái phát ung thư vú
Nerlynx (hoặc neratinib) là liệu pháp bổ trợ mở rộng đầu tiên, dạng liệu pháp được tiến hành sau khi bắt đầu điều trị để hỗ trợ giảm nguy cơ tái phát, cho bệnh nhân ung thư vú dương tính với HER2. Thuốc này hoạt động bằng cách ức chế một số enzyme thúc đẩy sự tăng trưởng tế bào ung thư.
FDA đã phê chuẩn sử dụng Nerlynx cho bệnh nhân trưởng thành trước đó được điều trị bằng thuốc trastuzumab. Các nhà nghiên cứu đã xem xét độ an toàn và hiệu quả của Nerlynx trong một thử nghiệm lâm sàng gồm 2.840 bệnh nhân bị ung thư vú dương tính với HER2 giai đoạn đầu được trị bằng trastuzumab 2 năm trước. Kết quả cho thấy, sau 2 năm 94,2% bệnh nhân được điều trị bằng Nerlynx không bị tái phát ung thư vú hoặc tử vong so với tỉ lệ 91,9% ở bệnh nhân dùng giả dược.
Các nhà khoa học Tây Ban Nha tìm ra thuốc điều trị Zika
http://cand.com.vn/cong-nghe/cac-nha-khoa-hoc-tay-ban-nha-tim-ra-thuoc-dieu-tri-zika-450907/
Một phân tử trước đây từng được sử dụng như một chất kháng sinh có thể là chìa khóa để chống lại ảnh hưởng của virus Zika, theo nghiên cứu mới từ một đại học ở Tây Ban Nha.
Đại học Công giáo San Antonia Murcia thông báo hôm 23-7, các nhà khoa học công tác tại nhóm nghiên cứu Y sinh học phát hiện ra hợp chất novobiocin trong một loại thuốc kháng sinh đến này còn được sử dụng có khả năng chống lại các căn bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra.
“Đó là một loại thuốc không còn bán trên thị trường, bởi vì nó đã đánh mất đi hiệu năng như một loại kháng sinh, nhưng chúng tôi biết nó thật sự hữu ích đối với con người”, ông Jose Pedro Ceron, một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết.
Kháng sinh được đề cập trước đây từng được dùng để phòng nhiễm trùng bệnh viện.
Cấu trúc phân tử protein liên quan đến quá trình nhân bản của virus Zika lần đầu tiên được phát hiện vào năm ngoái.
Bây giờ, hợp chất novobiocin đã được thử nghiệm trên chuột đạt hiệu suất chữa khỏi bệnh 100%. Các nhà nghiên cứu vẫn cần phải thiết lập liều lượng thích hợp để điều trị cho người.
Các cuộc thử nghiệm được Đại học Hong Kong (Trung Quốc) thực hiện đã củng cố phát hiện của các nhà khoa học Tây Ban Nha. Cả 2 đại học hiện đều nộp đơn xin cấp bằng sáng chế thuốc điều trị Zika.
Ông Ceron hy vọng nghiên cứu sẽ dẫn đến việc tái thương mại hóa thuốc novobiocin.
Zika lây truyền chủ yếu qua muỗi Aedes và phụ nữ mang thai là đối tượng đặc biệt có nguy cơ cao.
Vào đầu năm 2015, virus lây lan với tốc độ chóng mặt khắp khu vực Nam Mỹ và Caribean buộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đại ích.
WHO tuyên bố chấm dứt đại dịch Zika vào tháng 10-2016, sau thời gian một năm toàn thế giới phải chiến đấu vất vả với virus.
Ca nhiễm HIV được chữa khỏi thứ 3 trên thế giới
http://dantri.com.vn/suc-khoe/ca-nhiem-hiv-duoc-chua-khoi-thu-3-tren-the-gioi-2017072422123677.htm
Hy vọng về việc chữa khỏi căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS một lần nữa được thắp lên khi một bé gái Nam Phi, 9 tuổi trở thành ca bệnh được chữa khỏi thứ 3 trên thế giới. Các nhà khoa học ngày 24/7 đã công bố thông tin trên tại Hội nghị quốc tế về bệnh AIDS đang diễn ra tại thủ đô Paris, Pháp.
Theo giới nguyên cứu, bé gái nói trên đã bị chẩn đoán nhiễm HIV khi mới 32 ngày tuổi. Sau đó, bé đã tiếp nhận 1 liệu trình kéo dài 10 tháng theo chương trình thử nghiệm thuốc kháng HIV. Toàn bộ liệu trình điều trị kết thúc lúc cô bé 1 tuổi.
Tại thời điểm kết thúc liệu trình, kết quả xét nghiệm cho thấy số lượng virus HIV trong máu của bệnh nhi từ mức "rất cao" đã xuống còn "không thể phát hiện". Sau thời gian 8 năm 9 tháng, HIV trong cơ thể cô bé đã rơi vào trạng thái "ngủ đông" và sức khỏe hiện nay của cô bé hoàn toàn bình thường mà không cần tiếp nhận thêm bất cứ liệu trình điều trị nào.
Các nhà khoa học cho rằng đây là ví dụ điển hình của phương thức chữa bệnh không cần dùng thuốc liên tục, tương tự như "chữa bệnh chức năng". Khác với phương thức chữa bệnh truyền thống mà trong đó virus gây bệnh bị diệt trừ tận gốc, với phương thức "chữa bệnh chức năng" này, HIV vẫn tồn tại trong cơ thể người bệnh, song virus quá yếu không thể trỗi dậy hoặc gây lây bệnh qua quan hệ tình dục.
Trước đây, cũng đã có 2 bệnh nhân được coi là đã chữa khỏi căn bệnh thế kỷ này là ông Thimothy Brown, 46 tuổi, ở miền Tây nước Mỹ, vào tháng 7/2012 và một trường hợp em bé 2 tuổi, người Mỹ, được công bố vào tháng 3/2013.
Các nhà nghiên cứu hy vọng việc người nhiễm virus được điều trị sớm ngay sau khi nhiễm bệnh sẽ giúp cơ thể họ một ngày nào đó kích hoạt khả năng "chữa bệnh chức năng" để người bệnh có một cuộc sống ổn định lâu dài. Hiện các nhà nghiên cứu đang tập trung nghiên cứu cơ chế chữa bệnh này, bên cạnh các nghiên cứu nhằm tìm ra một phương pháp chữa bệnh lâu dài.
Điều trị bằng thuốc kháng retrovirus (ARV) như hiện nay chỉ giúp kiềm chế hoạt động của virus HIV, song không thể diệt trừ virus nguy hiểm này. Người nhiễm HIV phải uống thuốc hàng ngày với chi phí tốn kém và phải chịu nhiều phản ứng phụ.
Theo thống kê của Liên hợp quốc, số ca tử vong do căn bệnh AIDS trong năm 2016 là 1 triệu người, giảm gần một nửa so với mức đỉnh điểm 1,9 triệu người tử vong hồi năm 2005. Đây là lần đầu tiên LHQ ghi nhận quy mô của đại dịch HIV/AIDS đã được kiểm soát.
Cũng theo báo cáo của LHQ, trong năm 2016, 19,5 triệu người trên tổng số 36,7 triệu ca nhiễm HIV đã được điều trị bằng liệu pháp thuộc ARV, đánh dấu việc lần đầu tiên hơn một nửa số người lây nhiễm được điều trị theo phương pháp trên.
6.000 chuyên gia y tế dự Hội nghị quốc tế về căn bệnh AIDS ở Paris
Chủ tịch Viện xã hội quốc tế về AIDS Linda-Gail Bekker (trái) và Chủ tịch Ủy ban Tư vấn đạo đức quốc gia Pháp kiêm Chủ tịch Hội nghị Jean-Francois Delfraissy phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ngày 23/7, Hội nghị quốc tế về HIV/AIDS khai mạc tại thủ đô Paris của Pháp. Trong 4 ngày, hội nghị sẽ thu hút sự tham gia của khoảng 6.000 chuyên gia y tế, chuyên gia miễn dịch học và di truyền học nghiên cứu về bệnh HIV/AIDS. Đây là dịp để tổng kết những tiến bộ khoa học từ chăm sóc, điều trị đến cơ hội cung cấp thuốc cho bệnh nhân nghèo.
Ngay trước giờ khai mạc hội nghị, Ban tổ chức công bố "Tuyên bố Paris" bày tỏ quan ngại trước việc Mỹ cắt giảm 2/3 ngân sách cho chương trình phòng chống HIV/AIDS của Liên hợp quốc, đồng thời cảnh báo "HIV sẽ không bao giờ bị diệt nếu không có nghiên cứu. Nghiên cứu sẽ không tiến triển nếu không có đầu tư lâu dài."
Kể từ khi virus HIV được phát hiện cách đây 34 năm, hy vọng tìm ra loại thuốc điều trị hiệu quả căn bệnh thế kỷ này vẫn còn xa vời. Trở ngại lớn nhất đối với các nhà khoa học là HIVcó khả năng ẩn náu trong một số tế bào và khi hết đợt điều trị, chúng lại tái xuất hiện. Hiện các nhà khoa học chỉ có thể duy trì tình trạng "yên nghỉ" của HIV càng lâu càng tốt và kiềm chế virus này tiến triển thành bệnh AIDS. Các nhà khoa học cũng sẽ thảo luận về các liệu pháp đơn giản và ít tốn kém cho bệnh nhân ở các nước nghèo.
Theo thống kê của Liên hợp quốc, số ca tử vong do căn bệnh AIDS trong năm 2016 là 1 triệu người, giảm gần một nửa so với mức đỉnh điểm 1,9 triệu người tử vong hồi năm 2005. Đây là lần đầu tiên Liên hợp quốc ghi nhận quy mô của đại dịch HIV/AIDS đã được kiểm soát. Cũng theo báo cáo của Liên hợp quốc, trong năm 2016, 19,5 triệu người trên tổng số 36,7 triệu ca nhiễm HIV đã được điều trị bằng liệu pháp kháng retrovirus (ARV), đánh dấu việc lần đầu tiên hơn một nửa số người lây nhiễm được điều trị theo phương pháp trên.
Mỹ là quốc gia cung cấp 2/3 ngân sách phòng chống HIV/AIDS trên thế giới. Trong năm 2016, Mỹ đã đóng góp gần 5 tỷ USD cho chương trình này. Tuy nhiên, gần đây, Tổng thống Donald Trump yêu cầu giảm chi phí này trong dự luật ngân sách 2018 của Mỹ. AIDS là một căn bệnh mãn tính nguy hiểm do virus HIV gây ra.
HIV phá hủy các tế bào của hệ miễn dịch, khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các virus, vi khuẩn và nấm gây bệnh. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bất kỳ loại thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh thế kỷ này. Những người nhiễm bệnh cho tới nay chỉ có thể kéo dài sự sống nhờ liệu pháp ARV để ngăn chặn sự lây lan của HIV.