Đồng hành vì một Việt Nam khoẻ mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, vì một tương lai tươi sáng
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 26/4/2017

  • |
T5g.org.vn - Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược quy tụ 500 gian hàng; WHO kêu gọi các quốc gia tận dụng hết sức mạnh của vắcxin; Tìm phương án tối ưu hóa quy trình điều trị đột quỵ não cấp tính; 200.000 người chết mỗi năm vì bệnh tim mạch: Người Việt vẫn đang chủ quan!; Trẻ mắc bệnh viêm phổi gia tăng vào thời điểm giao mùa; Trẻ con Hà Nội nhập viện do bệnh hô hấp lúc giao mùa; ...

 

Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược quy tụ 500 gian hàng

http://www.nhandan.org.vn/suckhoe/item/32701302-trien-lam-quoc-te-chuyen-nganh-y-duoc-quy-tu-500-gian-hang.html

 Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược (VIETNAM MEDI-PHARM 2017) được coi là có quy mô lớn nhất từ trước đến nay sẽ diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô Hà Nội từ ngày 10 đến 13-5.

Triển lãm năm nay quy tụ 500 gian hàng, 410 tập đoàn, doanh nghiệp đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự như: Ấn Độ, Bangladesh, Bỉ, CH Séc, CHLB Đức, Đài Loan, Hà Lan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Indonesia, Israel, Malaysia, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Thái Lan, Thụy Điển, Trung Quốc, Triều Tiên, Phần Lan, Liên bang Nga, Việt Nam... Bộ Y tế sẽ có khu gian hàng đặc biệt “Y tế Việt Nam – Hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. Bên cạnh đó, là khu gian hàng các quốc gia và vùng lãnh thổ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan...

Sản phẩm trưng bày chính tại triển lãm gồm các nhóm ngành hàng: Dược phẩm, thực phẩm chức năng; thiết bị y tế; Bệnh viện - phòng khám; nha khoa, nhãn khoa; thiết bị hỗ trợ và kỹ thuật, sản phẩm chăm sóc sức khỏe; hóa chất và Thiết bị phân tích, thí nghiệm; thiết bị và sản phẩm làm đẹp; du lịch y tế; dịch vụ du lịch y tế, chăm sóc sức khỏe chất lượng cao…

Diễn ra đồng thời với VIETNAM MEDI-PHARM 2017 còn có các chuyên đề Triển lãm: Triển lãm quốc tế về Thiết bị hỗ trợ và kỹ thuật chăm sóc sức khỏe (REHATEX VIETNAM 2017); Triển lãm Bệnh viện Quốc tế Việt Nam lần thứ 10 (VIETNAM HOSPITAL 2017); Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Nha khoa Việt Nam lần thứ 6 (VIETNAM DENTAL 2017).

Triển lãm là dịp giới thiệu với nhân dân cả nước những chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác y tế; những tiến bộ, thành tựu mới của ngành y dược trong và ngoài nước về dược phẩm, thực phẩm chức năng; trang thiết bị và vật tư y tế; Thiết bị hỗ trợ và kỹ thuật, sản phẩm chăm sóc sức khỏe; Hóa chất và Thiết bị phân tích, thí nghiệm; Thiết bị và sản phẩm làm đẹp; nha khoa, nhãn khoa;v.v....

Qua đó, mở ra cơ hội để các doanh nghiệp trong nước và quốc tế giới thiệu quảng bá sản phẩm, giao lưu, tìm kiếm đối tác kinh doanh. Đồng thời, mở rộng thị trường, liên doanh liên kết, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y tế nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ y tế đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

Bên cạnh đó, triển lãm sẽ có nhiều hội thảo, tọa đàm chuyên ngành và các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng như: hội thảo “Hướng dẫn thi hành Luật Dược số 105/2016/QH13 và Hướng dẫn thực hiện việc Phân loại Trang thiết bị Y tế được quy định tại Nghị định 36/2016/NĐ-CP về quản lý Trang thiết bị y tế”; hội thảo hưởng ứng ngày phòng chống tăng huyết áp thế giới: “Đo tim mạch, huyết áp, tiểu đường”; “Lợi khuẩn và sức khỏe đường tiêu hóa”; hội thảo: “Điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch và tế bào gốc”...

 

Tìm phương án tối ưu hóa quy trình điều trị đột quỵ não cấp tính

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170425/tim-phuong-an-toi-uu-hoa-quy-trinh-dieu-tri-dot-quy-nao-cap-tinh/1303980.html

Hội thảo khoa học nhằm chia sẻ những kinh nghiệm, tìm ra giải pháp về tối ưu hóa quy trình điều trị đột quỵ não cấp tính vừa diễn ra tại Hà Nội do VPĐD Boehringer Ingelheim International GmbH tại TP.HCM tổ chức.

Hội thảo cũng là buổi ra mắt chương trình Angels - Initiative nhằm hỗ trợ xây dựng mạng lưới đột quỵ tại VN.

Nguyên nhân gây tử vong hàng đầu

Theo tổ chức đột quỵ Châu Âu, Cứ mỗi 30 phút lại có một bệnh nhân đột quỵ đáng lẽ có thể được cứu sống lại phải chết hoặc tàn phế  vĩnh viễn. Điều đáng tiếc là kết cục bi thảm này không chỉ gây ra do đột quỵ mà còn do người bệnh không được đưa đúng đến  bệnh viện chuyên khoa

Theo TS. BS Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội đột quỵ TP.HCM, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện nhân dân 115, đột quỵ là nguy cơ gây tử vong thứ ba trên toàn thế giới và đứng số một tại VN. Mỗi năm VN có khoảng 200.000 ca đột quỵ mới, tỉ lệ tử vong do căn bệnh này gây ra tại nước ta vượt qua nhiều những bệnh lý hiểm nghèo khác như ung thư , bệnh lý tim mạch, tai nạn giao thông,…

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trên là do bệnh nhân không biết được triệu chứng, hoặc khi biết triệu chứng thì đến không đúng bệnh viện vì số lượng bệnh viện có đơn vị đột quỵ còn quá ít. Cả nước có chưa tới 50 đơn vị.

Cũng theo ước tính của TS.BS.Nguyễn Huy Thắng, năm 2016 cả nước chỉ có khoảng 1% bệnh nhân đột quỵ được điều trị chuẩn bằng liệu pháp tiêu huyết khối. Tại bệnh viện Nhân dân115, một trong những bệnh viện có nhiều kinh nghiệm nhất cả nước về điều trị đột quỵ thì tỷ lệ này cũng chỉ khoảng 3%. Đại đa số bệnh nhân được chuyển đến trễ quá “giờ vàng” của  điều trị tiêu huyết khối là 4.5 giờ từ lúc khới phát triệu chứng và do đó không thể hưởng được lợi ích từ phương pháp điều trị chuẩn này.

Theo PGS.TS Mai Duy Tôn, Khoa cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, thời gian cấp cứu đối với bệnh nhân đột quỵ vô cùng khẩn trương vì cứ một phút trôi qua có 2 triệu tế bào thần kinh bị tổn thương, và cứ 15 phút trôi qua, bệnh nhân đột quỵ sẽ tăng thêm 4% nguy cơ bị tàn tật vĩnh viễn.

Nếu việc điều trị được tiến hành trong vòng 90 phút từ lúc bệnh nhân bị  đột quỵ sẽ giảm rất nhiều nguy cơ tàn phế đối với người bệnh.

Cũng theo PGS. Tôn, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm trễ trên là do quy trình cấp cứu bệnh nhân đột quỵ hiện nay ở nước ta còn nhiều bất cập. Khâu phân loại bệnh nhân đột quỵ để ưu tiên cấp cứu trước tại các cơ sở y tế ở nhiều nơi chưa đạt yêu cầu, hay có tình trạng thiếu phối hợp giữa các khoa, phòng trong cấp cứu bệnh nhân đột quỵ.

Do đó, vấn đề đặt ra đối với công tác cấp cứu bệnh nhân đột quỵ ở nước ta là làm sao tối ưu hóa được quá trình rút ngắn thời gian cấp cứu.

Đối với tình hình tại VN, PGS.Tôn đề xuất giải pháp: sử  dụng túi cấp cứu, xây dựng đồng bộ các protocol, thường xuyên trao đổi theo nhóm các bác sĩ điều trị đột quỵ qua mạng xã hội.

Ngoài ra tại hội thảo, nhiều bác sĩ cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển mạng lưới đột quỵ, mạng lưới cáp cứu ngoại viện và các chương trình tuyên truyền cho cộng đồng.

Xây dựng các chương trình đột quỵ

Trong khi đó, một điểm sáng trong bức tranh tối của cấp cứu điều trị đột quỵ hiện nay ở TP.HCM đó là các trạm cấp cứu vệ tinh 115 nằm ở 23 điểm trên 24 quận huyện của thành phố đã rút ngắn được thời gian cấp cứu và đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Điểm sáng thứ hai là quy trình báo động đỏ trong viện giúp rút ngắn thời gian cấp cứu cho bệnh nhân. Nếu các đơn vị 115 ở các quận huyện trang bị thêm bản đồ trung tâm điều trị đột quỵ thì sẽ đưa bệnh nhân đến đúng nơi một cách nhanh nhất (có thể cập nhật các trung tâm đột quỵ lên goolge map để khai thác cơ sở dữ liệu này).

Mặt khác các đơn vị điều trị cấp cứu đột quỵ, nếu áp dụng quy trình tương tự quy trình báo động đỏ trong viện thì hoàn toàn có thể rút ngắn thời gian điều trị cho bệnh nhân và tăng tỷ lệ cứu sống bệnh nhân lên một cách đáng kể.

Theo ông Stephen Joshep Walter - trưởng VPĐD Boehringer Ingelheim tại VN, việc tổ chức đơn vị đột quỵ sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong, tàn phế, giảm biến chứng, thời gian nằm viện, chi phí ý tế và tăng khả năng trở về cuộc sống bình thường cho bệnh nhân đột quỵ. Là công ty nhiều kinh nghiệm trong phòng ngừa và điều trị đột quỵ, Boehringer Ingelheim mong muốn tăng số lượng bệnh nhân được điều trị tại các đơn vị đột quỵ và tối ưu hoá chất lượng điều trị tại các đơn vị hiện có thông qua chương trình Angels - Initiative.

Chương trình Angels - Initiative (Acute Network Striving for  Excellence in Stroke) là chương trình mang tính toàn cầu được thực hiện lần đầu tiên tại châu Âu vào năm 2015, năm 2017 bắt đầu triển khai tại khu vực Đông nam Á trong đó có VN. Chương trình được cố vấn bởi hội đột quỵ châu Âu và hội đột quỵ thế giới.

Tầm nhìn của Angels là làm sao cho mọi bệnh nhân đột quỵ đều nhận được cùng một mức độ điều trị như nhau bằng việc tăng số bệnh viện sẵn sàng tiếp nhận đột quỵ và tối ưu hóa chất lượng điều trị tại tất cả các trung tâm đột quỵ hiện có.

Hiện, chương trình có thể hỗ trợ đào tạo nhân viên thông qua Học viện Angels và trang bị cho bệnh viện  gần như tất cả mọi thứ cần để điều trị đột quỵ cấp - trong một túi cấp cứu đột quỵ; cung cấp tư cách  thành viên trong cộng đồng đột quỵ một nền tảng để có nhiều hỗ trợ hơn, nhiều ý tưởng hơn, nhiều chia sẻ hơn và ghi nhận thành tựu thông qua các chương trình giải thưởng toàn cầu.

Tại VN, mục tiêu của chương trình Angels là hỗ trợ xây dựng một cộng đồng chuyên môn gồm 100 đơn vị đột quỵ trên cả nước vào năm 2021.

 

200.000 người chết mỗi năm vì bệnh tim mạch: Người Việt vẫn đang chủ quan!

http://cand.com.vn/y-te/Moi-nam-co-khoang-200-000-nguoi-tu-vong-vi-benh-tim-mach-438284/

Mỗi năm, nước ta có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% số người tử vong do các bệnh và gần gấp 20 lần số tử vong do ung thư và gấp 10 lần số tử vong do tai nạn giao thông.

Điều này được GS.TS. Đỗ Doãn Lợi, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam cho biết tại hội thảo về dự phòng, quản lý tăng huyết áp và bệnh tim mạch do Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội ngày 25-4.

Cả nước hiện có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp và là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, trong đó, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ. Thế nhưng, đáng lo ngại khi theo TS Trương Đình Bắc – Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, có tới gần 60% người bị bệnh tăng huyết áp chưa được phát hiện và hơn 80% chưa được điều trị.

Có tới 70% số người có nguy cơ bị tim mạch hiện không được tư vấn, quản lý dự phòng. Dưới 1/3 (28,9%) số người có nguy cơ tim mạch cao được điều trị/tư vấn dự phòng đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Bác sĩ Dương Ngọc Long (Viện Tim mạch Việt Nam) cho biết, khảo sát mới nhất tại 1.179 xã đã phát hiện số bệnh nhân tăng huyết áp tới 365.182/2.203.893 người khám sàng lọc. Trong đó, số người mới phát hiện chiếm 50% và là con số đáng báo động về thực trạng thiếu nhận thức về tăng huyết áp.

Nguyên nhân của bệnh tim mạch tăng nhanh ở Việt Nam được các chuyên gia chỉ ra. Đó là do ăn thiếu rau và trái cây ở mức rất cao: có tới 57,2% dân số trưởng thành ăn thiếu rau/trái cây so với khuyến cáo của WHO là 400g/ngày và tỷ lệ này cao hơn ở nam giới so với nữ giới (63,1% so với 51,4%).

Việc ăn mặn cũng góp phần làm gia tăng bệnh tim mạch: Trung bình một người Việt Nam tiêu thụ 9,4 gam muối trong một ngày, cao gần gấp đôi so với khuyến cáo của WHO là dưới 5 gam muối/người/ngày. Lười vận động cũng là nguyên nhân của bệnh tim mạch: chúng ta có gần 1/3 dân số thiếu hoạt động thể lực so với khuyến cáo của WHO (hoạt động thể lực ít nhất 150 phút/tuần). Tỷ lệ này ở nam chỉ là 20,2%, thấp hơn so với nữ hiện là 35,7%.

Trong khi ăn nhiều chất dinh dưỡng lại ít vận động, dẫn đến tình trạng béo phì-kẻ thù của bệnh tim mạch. Có tới 15,6% số người Việt Nam bị thừa cân béo phì và bệnh này không có sự khác biệt giữa nam và nữ, ở thành thị cao nông thôn. Tỷ lệ thừa cân béo phì đang có xu hướng tăng nhanh.

Thế nhưng, mặc dù bệnh tim mạch tăng nhanh về cả số người mắc và tử vong ở mức báo động, nhưng các chuyên gia lưu ý đây lại là bệnh hoàn toàn có thể phòng được, bằng việc thay đổi hành vi nguy cơ phổ biến như ăn nhạt hơn, tăng khẩu phần rau quả, không rượu bia, thuốc lá và vận động nhiều.

Bên cạnh giải pháp phòng chống các yếu tố nguy cơ, để giảm gánh nặng bệnh tim mạch, Bộ Y tế đang tăng cường triển khai các dịch vụ dự phòng tại các trạm y tế xã nhằm phát hiện sớm, quản lý người có nguy cơ tim mạch, quản lý lồng ghép đối với các bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là tăng huyết áp và đái tháo đường...

Dự án cộng đồng Vì trái tim khỏe có mục tiêu kiểm soát huyết áp của 2 triệu người dân (khoảng 700.000 người trên 40 tuổi) thông qua tăng khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chất lượng cao có tính khả thi, bền vững và có thể nhân rộng đang được triển khai ở bốn quận tại TP Hồ Chí Minh từ 2016-2018. Dự án đã giúp thêm 141.840 người tiếp cận với thông điệp về tăng huyết áp, thiết lập mạng lưới phát hiện và quản lý tăng huyết áp; thông tin cơ bản của những người bệnh được nhập vào phần mềm theo dõi quản lý tăng huyết áp. Với cấu phần Health đang thử nghiệm, đã có tin nhắn SMS thúc đẩy sự tuân thủ điều trị và thay đổi lối sống tích cực cho những người tham gia chương trình.

 

Trẻ mắc bệnh viêm phổi gia tăng vào thời điểm giao mùa

http://www.nhandan.org.vn/suckhoe/item/32703002-tre-mac-benh-viem-phoi-gia-tang-vao-thoi-diem-giao-mua.html

BS Trương Văn Quý, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, mỗi ngày, Khoa Nhi khám khoảng 400-500 trẻ, trong đó 1/4 là các bệnh liên quan đến hô hấp, viêm phổi. Vào thời điểm giao mùa như hiện nay, số lượng bệnh nhi đến khám tăng gấp 1,3-1,5 lần và chủ yếu là các bệnh liên quan đến hô hấp.

Giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường khiến số trẻ mắc các bệnh hô hấp, viêm phổi, viêm tiểu phế quản tăng lên gấp 1,3-1,5 lần. Trong số đó, có những trẻ do bố mẹ tự ý điều trị hoặc ra hiệu thuốc để người bán thuốc kê đơn nên bệnh trở nặng hơn, dẫn đến biến chứng: viêm phổi nặng, suy hô hấp nặng…

Viêm phổi là bệnh có tỷ lệ mắc cao và là nguyên nhân nhập viện điều trị hàng đầu trong các bệnh lý hô hấp. Bệnh dễ diễn biến nhanh, nặng nhanh nếu không phát hiện điều trị kịp thời, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới một tuổi.

Bác sĩ Trương Văn Quý cho biết, nhiều gia đình thấy con bị ho, sốt đã tự ý đi mua thuốc về cho con dùng (có thể theo đơn lần điều trị trước hoặc tự chọn thuốc cho con điều trị) nên khi bệnh trở nặng, suy hô hấp nặng mới hốt hoảng đưa con nhập viện sẽ khiến cho việc chữa trị cho trẻ khó khăn hơn và kéo dài hơn.

Nhiều ca bệnh nặng khi nhập viện phải thở máy điều trị viêm phổi nặng, viêm tiểu phế quản. Như vậy sẽ kéo dài thời gian điều trị và chi phí cho một lần chữa bệnh sẽ tăng lên, nặng nề hơn. Thậm trí, trẻ có thể tử vong nếu đến viện quá muộn do việc tự ý điều trị tại nhà của một số gia đình.

Hiện nay, 60-70% trường hợp trẻ mắc viêm phổi là do virus. Các loại virus hay gặp là hợp bào hô hấp, virus cúm, á cúm, Adenovirus, Rhinovirus... Các trường hợp còn lại có thể do vi khuẩn hoặc các nguyên nhân khác... Vì vậy, trẻ bị viêm đường hô hấp, không phải lúc nào cũng điều trị bằng kháng sinh. Bác sĩ Quý khuyến cáo các bậc cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua kháng sinh mà cần đưa trẻ đến bác sĩ khám và đưa ra quyết định điều trị.

Vì thế, các bậc phụ huynh cần lưu ý các yếu tố thuận lợi khiến trẻ dễ mắc bệnh nặng và nguy cơ tử vong cao bao gồm: Trẻ nhỏ dưới một tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh; Trẻ đẻ non, trẻ thiếu cân (suy dinh dưỡng bào thai); Trẻ không được bú sữa mẹ; Trẻ bị mắc các bệnh bẩm sinh như: tim bẩm sinh, dị dạng bộ máy hô hấp, suy giảm miễn dịch bẩm sinh; Cơ địa dị ứng; Và yếu tố thay đổi khí hậu, môi trường sống ô nhiễm. Trong đó suy dinh dưỡng là yếu tố thuận lợi khiến trẻ dễ mắc bệnh hô hấp.

Để phòng bệnh cho trẻ, bác sĩ Quý khuyến cáo, ngay từ khi có thai các bà mẹ cần được chăm sóc dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, đầy đủ. Chăm và nuôi dưỡng trẻ trong môi trường vệ sinh; cần tránh khói thuốc lá, khói than, bụi bẩn. Thực hiện tiêm chủng đầy đủ đúng theo lịch quy định; Cho trẻ bú mẹ... Khi phát hiện thấy trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ (sốt cao, bú kém, nôn, thở nhanh, li bì...), nên cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ.

Biểu hiện viêm phổi ở trẻ em rất đa dạng và tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Các triệu chứng thường gặp như ho, mệt, bú kém, chảy mũi, khò khè, thở nhanh, khó thở và có thể thấy trẻ tím tái khi tiến triển nặng. Khi trẻ có các biểu hiện trên thì các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị.

Trong quá trình theo dõi trẻ thì cần lưu ý các biểu hiện của bệnh nặng hơn như: trẻ sốt cao hơn và tần số sốt dầy hơn, mệt và li bì hơn, ăn uống kém, thở nhanh. Mẹ nên vén áo, quan sát lồng ngực để đếm nhịp thở. Trẻ bị viêm phổi có nhịp thở nhanh, đây là dấu hiệu nhận biết sớm các gia đình có thể theo dõi tại nhà-đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên (>60 lần/phút ở trẻ < 2 tháng; > 50 lần/phút ở trẻ từ 2 đến 12 tháng tuổi; >40 lần/phút ở trẻ 1 – 5 tuổi). Ngoài ra, còn có các dấu hiệu rút co rút lồng ngực khi thở và trẻ có dấu hiệu tím tái (khi có biến chứng suy hô hấp).

 

Trẻ con Hà Nội nhập viện do bệnh hô hấp lúc giao mùa

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/tre-con-ha-noi-nhap-vien-do-benh-ho-hap-luc-giao-mua-3575447.html

Thời tiết Hà Nội những ngày qua thay đổi thất thường khiến số trẻ đến viện khám tăng, phần lớn mắc bệnh hô hấp như viêm phổi, viêm tiểu phế quản.

Mỗi ngày, khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) khám 400-500 trẻ, trong đó 25% mắc bệnh liên quan đến hô hấp, viêm phổi. Thời điểm giao mùa hiện nay, số trẻ bệnh hô hấp đến viện khám tăng gấp 1,5 lần. Nhiều trường hợp bố mẹ tự điều trị cho con (theo đơn thuốc cũ hoặc tự chọn thuốc) hoặc để người bán thuốc kê đơn khiến bệnh trở nặng hơn, dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp nặng…

Bác sĩ Trương Văn Quý, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết; nhập viện muộn khiến việc điều trị cho trẻ khó khăn và kéo dài hơn. Có bé phải thở máy điều trị viêm phổi nặng, viêm tiểu phế quản, thậm trí trẻ có thể tử vong nếu đến quá muộn.

Theo bác sĩ Quý, viêm phổi là nguyên nhân nhập viện hàng đầu trong các bệnh lý hô hấp ở trẻ. Bệnh dễ diễn biến nhanh, nặng nhanh nếu không phát hiện điều trị kịp thời, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. 60-70% trường hợp trẻ mắc viêm phổi là do virus. Vì thế không phải lúc nào dùng kháng sinh cũng hiệu quả.

Bác sĩ khuyến cáo cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua kháng sinh mà cần đưa trẻ đến bác sĩ khám. Trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh, đẻ non, thiếu cân, mắc các bệnh tim bẩm sinh, cơ địa dị ứng… dễ mắc bệnh nặng, nguy cơ tử vong cao.

Biểu hiện viêm phổi ở trẻ rất đa dạng và tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh. Các triệu chứng thường gặp như ho, mệt, bú kém, chảy mũi, khò khè, thở nhanh, khó thở và có thể thấy trẻ tím tái khi tiến triển nặng. Khi trẻ có các biểu hiện trên thì cha mẹ nên đưa đi khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị.

Trong quá trình theo dõi trẻ thì cần lưu ý các biểu hiện của bệnh nặng hơn như sốt cao và tần số sốt dày, mệt và li bì, ăn uống kém, thở nhanh. Mẹ nên vén áo trẻ, quan sát lồng ngực để đếm nhịp thở. Trẻ bị viêm phổi có nhịp thở nhanh. Tiêu chuẩn thở nhanh theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới là hơn 60 lần trong một phút đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi, hơn 50 lần một phút với trẻ 2 tháng đến 12 tháng tuổi và hơn 40 lần một phút với trẻ 1-5 tuổi.

Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý trẻ dưới 6 tháng tuổi còn yếu, bệnh rất dễ chuyển biến nặng nếu không được chữa trị ngay từ đầu. Cha mẹ cần lưu ý 3 dấu hiệu là bú, ngủ và cách thở của trẻ. Nếu thấy con bú ít hơn ngày thường, khóc khi bú hoặc quan sát thấy bé thở nhanh, ngực lõm, đầu gật gù thì cha mẹ cần đưa đi khám sớm vì có thể bệnh đã diễn biến nặng. Trẻ ngủ nhiều hơn bình thường cũng có thể do bị bệnh. Ở trẻ sơ sinh, sốt và ho không phải là những dấu hiệu quan trọng.

Trẻ  ho, chảy mũi, thở bằng miệng, sốt, không có các dấu hiệu như thở nhanh, co rút lồng ngực, thở rít khi nằm yên..., nhiều khả năng không bị viêm phổi mà chỉ ho cảm thông thường. Một số có thể khò khè. Các bé này thường bệnh do virus, không cần dùng kháng sinh mà chỉ điều trị triệu chứng, bệnh sẽ khỏi sau 1-2 tuần.

Để phòng bệnh, cha mẹ cần chú ý tăng cường dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin để tăng sức đề kháng, giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ... Xịt mũi cho trẻ cũng cần đúng cách, xịt xong phải hút hết chất nhầy trong mũi, nên xịt trước khi đi ngủ giúp trẻ ngủ dễ hơn, có thể xịt trước bữa ăn để tránh tình trạng trẻ bị nôn trớ.

 

Nhiều trẻ đổ bệnh vì nóng lạnh bất thường

http://dantri.com.vn/suc-khoe/nhieu-tre-do-benhvi-nong-lanh-bat-thuong-20170425100624529.htm

Thời tiết miền Bắc một tuần trở lại đây “đảo nhiệt” liên tục, khi nắng đổ mồ hôi, khi se lạnh khiến nhiều trẻ em bị đổ bệnh. Số trẻ đến khám vì các bệnh lý hô hấp, viêm phổi, viêm tiểu phế quản tăng lên gấp 1,3-1,5 lần.

Tại Khoa Nhi (BV Bạch Mai) hơn một tuần qua, lượng bệnh nhân đến khám tăng lên, với khoảng 400-500 trẻ đến khám mỗi ngày.

BS Trương Văn Quý, khoa Nhi cho biết, các bệnh lý trẻ mắc chủ yếu là hô hấp. Đáng chú ý, nhiều trường hợp do bố mẹ tự mua thuốc điều trị cho con khiến bệnh trở nặng, viêm phổi, suy hô hấp nguy hiểm. Trong số bệnh nhi phải nhập viện, đa phần là viêm phổi ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Đặc biệt là ở lứa tuổi sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi dấu hiệu không điển hình nên nhiều bố mẹ ngỡ ngàng khi con phải nhập viện điều trị vì viêm phổi.

 “Ban đầu chỉ là những triệu chứng hô hấp thông thường như ho, sổ mũi, viêm tiểu phế quản… nhiều phụ huynh chủ quan, tự mua thuốc theo kinh nghiệm, theo đơn thuốc cũ cho trẻ uống khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng lên. Có trường hợp trẻ phải vào thở máy vì bố mẹ tự điều trị, không đánh giá được diễn tiến bệnh của trẻ, khi đưa vào viện đã suy hô hấp, viêm phổi nặng”, BS Quý nói.

Theo BS Quý, viêm phổi ở trẻ nhỏ, đặc biệt sơ sinh không biểu rầm rộ như ở trẻ lớn, nên việc nhận biết dấu hiệu là rất khó khăn.

“Ở trẻ lớn khi viêm phổi thường có những dấu hiệu điển hình là sốt cao, ho nhiều. Còn ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, viêm phổi diễn biến rất nhanh và dấu hiệu lại thường không điển hình, dễ bị bỏ qua. Với nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi thì dấu hiệu sốt, ho là những dấu hiệu không quan trọng, thậm chí nhiều trẻ không sốt (chỉ hâm hấp) và không ho nhưng đã bị viêm phổi rất nặng”, BS Quý nói.

Trẻ dưới 2 tháng tuổi được cho là thở nhanh khi bé thở từ 60 lần trong một phút trở lên. Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 11 tháng tuổi có nhịp thở 50 lần trong một phút trở lên và trẻ từ 1-5 tuổi có nhịp thở từ 40 lần trở lên trong một phút. Cách đếm nhịp thở đơn giản nhất là cho trẻ nằm yên, không cho bú và tốt nhất là khi bé ngủ. Người lớn đặt tay trên ngực bé hoặc quan sát bằng mắt.

Mỗi lần ngực trẻ phình lên được tính là một nhịp.Vì thế, trong quá trình chăm trẻ ốm, cha mẹ phải quan sát kỹ để nhận biết những dấu hiệu khác thường của trẻ. Nếu thấy trẻ bỗng ậm ạch khó chịu, bú ít hơn ngày thường, khóc khi đang bú, có giấc ngủ bất thường (ngủ nhiều hơn bình thường hoặc ít hơn bình thường, quấy khóc) thì cha mẹ cần chú ý, đưa trẻ đi khám ngay khi có bất thường.

“Theo dõi trẻ là rất quan trọng bởi diễn biến viêm phổi trẻ em rất nhanh. Có những bé, ở thời điểm đi khám chưa có biểu hiện viêm phổi, nhưng chỉ vài tiếng sau đã có dấu hiệu rút lõm lồng ngực, nhịp thở nhanh”, BS Quý cảnh báo.

Với trẻ em, việc đếm nhịp thở rất quan trọng để phát hiện nguy cơ bệnh diễn biến nặng lên. Cha mẹ nên vén áo lên để đếm nhịp thở. Nếu thấy bé thở nhanh, ngực lõm hơn bình thường thì cha mẹ cần đưa con đi khám sớm vì có thể bệnh đã diễn biến nặng.

Trong thời điểm giao mùa cần đặc biệt chú ý khi cho trẻ mặc quần áo. Tốt nhất nên mặc làm nhiều lớp, sáng ra trời lạnh có thể mặc áo thun dài tay, một áo khoác mỏng, trẻ để dễ cởi bỏ khi nắng lên. Tuyệt đối không mặc quá ấm khiến trẻ ra nhiều mồ hôi sẽ ngấm ngược lại cơ thể khiến trẻ mắc bệnh.

 

Không dùng giảm đau tramadol và giảm ho codeine cho trẻ nhỏ

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170425/khong-dung-giam-dau-tramadol-va-giam-ho-codeine-cho-tre-nho/1303818.html

Ngày 20-4 (giờ Mỹ), Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã thông báo: trẻ em dưới 12 tuổi không nên dùng tramadol (tác dụng giảm đau) hoặc codeine (chỉ định đối với giảm đau và giảm ho). Theo FDA, hai thuốc này gây nguy cơ trầm trọng bị thở chậm, khó thở và tử vong.

FDA cũng hạn chế dùng 2 thuốc này cho trẻ trên 12 tuổi và khuyến cáo rằng những người mẹ cho con bú không nên dùng vì có thể gây suy hô hấp dẫn đến tử vong cho bé.

Những dược phẩm nào chứa 2 hoạt chất trên sẽ được chỉnh lại trong hướng dẫn sử dụng như sau:

- Đối với trẻ em dưới 12 tuổi, codeine chống chỉ định đối với ho hoặc đau, và tramadol đối với đau.

- Tramadol chống chỉ định đối với đau sau phẫu thuật cắt amiđan hoặc nạo V.A ở trẻ dưới 18 tuổi.

- Codeine và tramadol chống chỉ định ở trẻ 12 đến 18 tuổi bị béo phì, bệnh phổi nặng hoặc ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.

 

Bệnh nguy hiểm do côn trùng đốt: Cách xử trí đơn giản và hiệu quả

http://www.nguoiduatin.vn/benh-nguy-hiem-do-con-trung-dot-cach-xu-tri-don-gian-lai-hieu-qua-a323238.html

Người dân dễ gặp những hệ lụy về sức khỏe do nguy cơ bị côn trùng đốt, cắn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Cần ứng phó ra sao đối với những nguy cơ này?

“Hậu họa” do côn trùng

Theo TS.BS Đỗ Thị Thu Hiền - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh viện (BV) Da liễu Trung ương, khi bị côn trùng đốt hoặc khi tiếp xúc với côn trùng có thể gặp một số bệnh ngoài da như sẩn ngứa (do bọ chét, mò ve, ruồi vàng), bệnh ghẻ, bệnh chấy rận, viêm da. Hay gặp nhất là viêm da tiếp xúc kích ứng do côn trùng.

Do đặc điểm khí hậu, bệnh do côn trùng cũng theo mùa mà bùng phát thành dịch. “Gần gũi” nhất trong cuộc sống của chúng ta chính là muỗi. Muỗi là trung gian truyền khá nhiều bệnh như: sốt rét, sốt xuất huyết, Zika hoặc sốt vàng, viêm não Nhật Bản.

Nhưng nhiều khi, nạn nhân của côn trùng không hề biết mình phải hứng chịu những căn bệnh đó là do tiếp xúc với côn trùng. Chẳng thế mà rất nhiều người bị viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang chỉ biết “thủ phạm” khi đến bác sĩ với những vết tổn thương bỏng rát trên da.

Tại BV Da liễu Trung ương, bệnh do côn trùng đốt hay gặp nhất là do kiến ba khoang. Mùa thu năm 2016, vụ dịch kiến ba khoang xảy ra và BV tiếp nhận gần 4.000 bệnh nhân viêm da tiếp xúc do côn trùng. Từ đầu năm nay cũng xuất hiện trở lại các trường hợp mắc bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng, khoảng hơn 300 trường hợp, đỉnh điểm chủ yếu vào đợt mưa ẩm.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn, nguyên Giám đốc trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai, Khi côn trùng đốt như ong mật, kiến, bọ chét thường là nhẹ, biểu hiện tại chỗ là ngứa ngáy khó chịu. Nhưng ngòi, nọc của nó có thể gây tổn thương lâu dài như viêm da, loét da bên ngoài. Trường hợp nặng có biểu hiện toàn thân như sốc phản vệ, tổn thương huyết học, đông máu, hô hấp, có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, thậm chí tử vong.

Một trong những mối lo bệnh tật khác do côn trùng đốt là bệnh viêm não Nhật Bản. PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy (Trưởng bộ môn Nhi, trường ĐH Y Hà Nội) cho biết, viêm não Nhật Bản là một bệnh dịch xảy ra hằng năm. Bệnh lây do muỗi đốt và đó là muỗi Culex.

Bệnh không lây trực tiếp từ người sang người mà thông qua vật chủ trung gian là loài chim tu hú, nghĩa là đúng vào mùa vải ở miền Bắc cũng là mùa dịch viêm não Nhật Bản. Và đây là nỗi lo uy hiếp tất cả những người có con nhỏ và cả những thầy thuốc nhi khoa vì viêm não Nhật Bản thường để lại di chứng về tâm thần, vận động sau này, tỉ lệ tử vong cũng khá cao. Hằng năm, số ca mắc viêm não Nhật Bản (bệnh do muỗi Culex đốt) vẫn là mối lo ngại cho y tế và xã hội.

Xử lý ra sao khi bị côn trùng đốt, cắn?

Theo các chuyên gia, khi bị côn trùng đốt, cắn, nếu nhẹ có thể xử lý tại nhà. PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy khuyên, trước hết cần xem xét vết cắn, đốt có gì đặc biệt không, chẳng hạn như sưng, nề, ngứa, không có mủ thì không đáng ngại. Còn nếu nó gây hậu quả như sốt cao, sưng phù, tái đi tái lại, trẻ gãi liên tục gây mủ... thì bắt buộc phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế. Trong dân gian thì có nhiều cách như bôi dầu khuynh diệp, bôi vôi... nhưng không nên lạm dụng vì chưa có bằng chứng khoa học. Người ta thường bôi dầu khuynh diệp, dầu đậu nành... để tránh bị côn trùng đốt chứ không phải khi nó đốt rồi thì mới bôi.

TS.BS Đỗ Thị Thu Hiền cũng cho biết, những cách dân gian tự xử lý khi bị côn trùng đốt như rửa bằng nước muối sinh lý có tác dụng giảm viêm rất tốt hoặc rửa bằng xà phòng vì xà phòng có tính kiềm giúp trung hòa acid trong nọc độc của muỗi.

Cũng tương tự như vậy, nước vôi cũng giúp trung hòa acid trong nọc độc của muỗi hoặc côn trùng. Ngoài ra, dân gian còn có biện pháp rửa tổn thương bằng chanh hoặc giấm loãng có tác dụng sát khuẩn cũng làm giảm viêm ở các vết đốt.

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy khuyến cáo, chúng ta cũng không nên chủ quan vì có một số vết thương có thể gây nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng dù rất nhỏ. Đó là khi vết thương đó sưng nề, mưng mủ, chảy dịch vàng, gây sốt cao, nổi hạch toàn thân, người mệt mỏi, những vết thương lâu liền, lúc nào cũng rỉ máu... thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế.

Riêng đối với kiến ba khoang, mặc dù luôn có cảnh báo nhưng năm nào hầu như cũng xảy ra các trường hợp viêm da do kiến ba khoang. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn, sai lầm phổ biến gây ra “thảm trạng” là do người ta vô tình di, giết kiến ba khoang khiến chất pederine trong kiến giải phóng ra gây tình trạng như bỏng axit chứ không phải là kiến ba khoang đốt. Khi đó, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như rát đỏ, mụn nước, mụn mủ, thường thành vệt. Nhẹ có thể tự khỏi nhưng trong trường hợp nặng, mụn nước, mụn mủ nhiều hoặc có các triệu chứng nóng rát nhiều có thể điều trị đặc hiệu bằng thuốc mỡ kháng sinh hoặc kháng sinh kết hợp corticoid.

Các vết thâm do bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang đốt thông thường theo thời gian sẽ tự hồi phục. Vì thế, nếu gặp kiến ba khoang, trước hết tránh di, miết. Nếu đã làm vậy, sau đó phải rửa tay ngay, không bôi ra vùng da khác để tránh vết bỏng lan rộng.

 

Bệnh sốt rét đang có nguy cơ bùng phát trở lại tại Việt Nam

http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=389331

Tại Việt Nam, năm 2016, cả nước ghi nhận hơn 4.000 bệnh nhân có ký sinh trùng sốt rét và ba trường hợp tử vong.

So với năm 2015, số trường hợp nhiễm ký sinh trùng giảm 52,6%. Bệnh ghi nhận chủ yếu tại các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước.

Theo Viện trưởng Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương (Bộ Y tế) Trần Thanh Dương, tình hình sốt rét những năm tới có xu hướng sẽ tiếp tục giảm số mắc, số tử vong nhưng chưa bền vững và có nguy cơ bùng phát trở lại; đặc biệt đáng lo ngại là tình trạng sốt rét kháng thuốc.

Sốt rét kháng thuốc có nguy cơ lan rộng

Theo Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2015, trên phạm vi toàn cầu có 214 triệu trường hợp mắc sốt rét, trong đó 438.000 ca tử vong có liên quan đến sốt rét, đặc biệt có 78% số ca tử vong là trẻ em dưới 5 tuổi.

Có khoảng 3,2 tỷ người, tương đương 1/2 dân số thế giới có nguy cơ mắc sốt rét. Bệnh hiện lưu hành tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ; tập trung tại các quốc gia châu Phi, Tây Thái Bình Dương.

Thông tin từ Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương cho biết số bệnh nhân mắc sốt rét ở Việt Nam vẫn ở mức cao, hàng năm ghi nhận trung bình khoảng 30.000 trường hợp mắc sốt rét, trên 100 trường hợp sốt rét ác tính và gần 10 trường hợp tử vong do sốt rét.

Đặc biệt, ký sinh trùng sốt rét P. falciparum kháng thuốc Artemisinin đã xuất hiện ở năm tỉnh là Quảng Nam, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước và đang có nguy cơ lan rộng sang các tỉnh khác trên phạm vi toàn quốc. Nguy cơ bệnh sốt rét dễ dàng quay trở lại và gây dịch ở nhiều nơi.

Nguyên nhân là do Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, điều kiện khí hậu thuận lợi cho các loài côn trùng gây bệnh tồn tại và phát triển. Muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết có mặt ở 63/63 tỉnh, thành phố.

Công tác phòng chống côn trùng bao gồm phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết và các côn trùng truyền bệnh khác còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt trong bối cảnh những biến đổi bất thường của khí hậu toàn cầu, côn trùng gây bệnh xuất hiện nhiều loài, đa dạng, thay đổi tập tính trú đậu ngoài nhà, trong nhà; muỗi sốt rét và muỗi sốt xuất huyết kháng hóa chất diệt tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh...

Mặt khác, thời gian qua, nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác phòng chống sốt rét giảm mạnh trong những năm gần đây. Ngoài ra, hoạt động phòng chống sốt rét không thu hút được cán bộ có trình độ chuyên môn cao do thu nhập thấp; phụ cấp cho cán bộ thực hiện hoạt động giám sát, phun tẩm hóa chất thấp...

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), hoạt động phòng chống bệnh sốt rét hiện nay đang gặp nhiều thách thức như sốt rét hiện nay tập trung tại những địa bàn còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế xã hội và người dân còn có nhận thức hạn chế về phòng chống sốt rét; sự gia tăng tình trạng di biến động dân cư từ vùng không có lưu hành sốt rét vào vùng lưu hành sốt rét, giao lưu, đi lại của lao động Việt Nam đến các quốc gia có lưu hành sốt rét (như châu Phi, Lào, Campuchia...) làm gia tăng nguy cơ mắc và lan rộng sốt rét và ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc tại Việt Nam. Ngoài ra còn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến muỗi thay đổi tập tính, kháng hóa chất diệt; sự thiếu quan tâm của các cấp chính quyền và người dân dẫn đến nguy cơ dịch sốt rét quay trở lại ở một số vùng khi miễn dịch sốt rét không bền vững.

Triển khai các hoạt động phòng chống tại những khu vực trọng điểm

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu khẳng định để tiến tới loại trừ sốt rét tại Việt Nam vào năm 2030, công tác phòng chống sốt rét cần tập trung vào các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe với nhiều hình thức khác nhau để mọi người dân chủ động phòng chống bệnh sốt rét; tập trung các hoạt động giám sát và chỉ đạo các biện pháp phòng chống sốt rét tại các khu vực trọng điểm. Đồng thời, ngành y tế phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý và giám sát chặt chẽ nhóm đối tượng di biến động, cấp thuốc tự điều trị cho người đi rừng, ngủ rẫy; tăng cường giám sát, báo cáo ca bệnh, giám sát muỗi truyền bệnh...

Theo Viện trưởng Trần Thanh Dương, hoạt động sốt rét tại Việt Nam đã chuyển từ phòng chống sang phòng chống và loại trừ. Mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ sốt rét giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ở Việt Nam là đảm bảo cho tất cả người dân đều được tiếp cận với chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và hiệu quả tại các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân; đảm bảo tất cả những người có nguy cơ mắc sốt rét được bảo vệ bởi các phương pháp phòng chống phù hợp.

Bên cạnh hoạt động loại trừ bệnh ở những tỉnh mắc sốt rét nhẹ, giảm tỷ lệ mắc mới ở những vùng mắc sốt rét vừa và nặng, Chiến lược còn đề ra mục tiêu nâng cao chất lượng các hoạt động nghiên cứu khoa học và áp dụng các kết quả nghiên cứu vào hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét.

Thời gian tới, Viện sẽ tích cực nâng cao năng lực chuyên môn cho các Trung tâm tuyến tỉnh, tuyến huyện để thực hiện công tác giám sát, phát hiện, điều trị kịp thời bệnh sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng. Mặt khác, Viện sẽ huy động xã hội hóa, góp vốn, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật để mở rộng cơ sở, phát triển các dịch vụ, kỹ thuật; triển khai các kỹ thuật ngoài danh mục và nhiệm vụ chuyên môn được giao; tổ chức các hoạt động dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của xã hội, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị và đúng với quy định của pháp luật.

Để thực hiện chiến lược phòng chống và loại trừ sốt rét, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các quốc gia cần giám sát ca bệnh sốt rét một cách chủ động ở các địa phương. Đây là yêu cầu cần thiết hiện nay để có biện pháp xử trí phù hợp, kịp thời; không để sốt rét quay trở lại trên địa bàn, đặc biệt là từ mầm bệnh ngoại lai bị nhiễm ở ngoài nước, ngoài tỉnh, ngoài huyện mang về và lây lan cho cộng đồng người dân.

Bộ Y tế khuyến cáo hiện nay chưa có vắcxin phòng ngừa sốt rét, chính vì vậy việc phòng chống muỗi truyền bệnh vẫn được xem là biện pháp hữu hiệu nhất. Có nhiều phương pháp khác nhau để phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét (như diệt muỗi bằng hóa chất hoặc ngăn sự tiếp xúc giữa người và muỗi truyền bệnh).

Ở các vùng có bệnh sốt rét lưu hành, người dân cũng cần chú ý thực hiện một số biện pháp nhằm ngăn cản sự tiếp xúc giữa muỗi và người như mặc quần dài, áo tay dài khi đi làm nương, làm rừng, bôi thuốc xua muỗi lên những nơi da hở, đốt hương muỗi, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng...

Người dân cũng có thể làm cửa lưới, mành rèm chống muỗi ở các cửa sổ để giảm tối đa sự xâm nhập của muỗi vào nhà. Điều quan trọng nhất, hữu hiệu nhất để phòng chống sốt rét hiện nay là người dân phải ngủ màn thường xuyên, màn phải được tẩm hóa chất và phun hóa chất diệt muỗi.

 

Sốc nhiệt khi trời nắng nóng, hậu quả khôn lường

http://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/soc-nhiet-khi-troi-nang-nong-hau-qua-khon-luong-c62a870168.html

Với khí hậu nóng bức thất thường của mùa hè, sốc nhiệt là mối quan ngại cho bất kỳ ai vì nó có thể dẫn tới hậu quả không thể lường trước được.

Nhận biết sớm các dấu hiệu cơ thể bắt đầu bị sốc nhiệt để nhanh chóng nghỉ ngơi, tìm cách hạ nhiệt cơ thể là điều mà mọi người đều cần biết để có cách xử trí đúng.

1. Nhiệt độ cơ thể tăng cao

Một trong những dấu hiệu quan trọng nhất của sốc nhiệt là nhiệt độ cơ thể đột ngột tăng cao mà không đổ mồ hôi. Nếu thấy dấu hiệu này, hãy ở trong nhà, trong bóng râm để nghỉ ngơi.

2. Da đỏ, khô

Ánh nắng gay gắt có thể làm cơ thể mất nước nghiêm trọng, khiến da nóng, đỏ lên. Nếu có làn da nhạy cảm, có thể bạn sẽ bị bỏng đỏ da.

3. Đồng tử thu nhỏ lại

Mắt cũng bạn cũng chịu tác động của nhiệt độ cao. Vài người có thể bị thu nhỏ đồng tử do mất nước quá mức và thiếu năng lượng do sốc nhiệt. Trong những trường hợp nghiêm trọng, mắt có thể bị đau ngứa, nhức nhối.

4. Nôn ói

Trong vài trường hợp, sốc nhiệt cũng đi liền với nôn nao, ói mửa do hệ tiêu hóa rối loạn vì mất nước quá mức. Nếu tình trạng này xảy ra nặng và thường xuyên, nên nhanh chóng đi khám.

5. Nhức đầu, chóng mặt

Khí nóng, ẩm cũng gây ảnh hưởng chung lên sức khỏe, triệu chứng thường gặp là đau đầu. Ngoài ra bạn cũng có thể bị chóng mặt do mệt mỏi quá mức, thiếu nước và điện giải.

6. Bất tỉnh

Dù bất tỉnh là dấu hiệu của rất nhiều tình trạng sức khỏe, nếu bạn làm việc ngoài trời, dưới khí nóng trong thời gian dài, đây có thể do sốc nhiệt. Cần cung cấp nước và đến bệnh viện ngay lập tức.

Khi một người bị sốc nhiệt, bạn có thể sơ cứu họ bằng cách đưa họ vào bóng râm, phòng mát. Chườm đá lên vùng bẹn, nách, đầu và cổ, đây là những vùng cung cấp máu nên chườm lạnh có thể làm giảm sức nóng.

 

447 thuốc biệt dược gốc hết hạn bảo hộ độc quyền

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/447-thuoc-biet-duoc-goc-het-han-bao-ho-doc-quyen-3575818.html

Một lọ thuốc chữa ung thư paclitaxel 100 mg biệt dược gốc giá gần 4 triệu đồng trong khi giá trung bình các thuốc generic nhóm 1 chưa đến 900.000 đồng.

Theo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, hiện có 698 thuốc biệt dược gốc, trong đó 447 thuốc hết hạn bảo hộ độc quyền. Trong số thuốc hết hạn bảo hộ độc quyền, có 81 thuốc đã có từ 3 số đăng ký nhóm 1, 185 thuốc có 2 số đăng ký nhóm 1.

Biệt dược gốc là thuốc do các công ty dược phát minh, sáng chế đầu tiên, trải qua quy trình nghiên cứu, thử nghiệm (trên động vật, trên người) đến khi cấp phép ra thị trường mất 8-12 năm. Khi các thuốc này hết hạn bảo hộ bản quyền, các công ty dược khác có thể lấy công thức, quy trình đó để sản xuất mà không phải qua giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm, được gọi là thuốc generic. Trong đó, thuốc generic nhóm 1 là thuốc đáp ứng theo tiêu chuẩn cao nhất.

Chiều 25/4, đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết đã phân tích kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc năm 2016 của 59 tỉnh thành và các bệnh viện tuyến trung ương ở Hà Nội và TP HCM. Theo đó, tổng giá trị trúng thầu hơn 29.000 tỷ đồng tương ứng với 8.371 mặt hàng, trong đó có khoảng 600 biệt dược gốc tương ứng với 300 hoạt chất. Tổng giá trị thuốc biệt dược gốc hơn 7.000 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 25% tổng giá trị thầu.

Tỷ lệ sử dụng biệt dược gốc trên cả nước ước tính chiếm khoảng 20-30% trên tổng chi phí thuốc. Tỷ lệ này tại một số bệnh viện tuyến trung ương chiếm từ 45% (Bệnh viện Chợ Rẫy) đến trên 50% (Bệnh viện Bạch Mai).

Một số thuốc biệt dược gốc đã hết hạn bảo hộ độc quyền sáng chế, giá chênh lệch khá cao so với các nhóm thuốc nhóm 1 cùng chất, nồng độ, hàm lượng. Có loại gấp đến 8 lần.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc sửa đổi, bổ sung quy định mua biệt dược gốc đã hết bản quyền để giảm giá thuốc, Bảo hiểm xã hội đề nghị Bộ Y tế thông báo danh mục thuốc biệt dược gốc đã hết hạn bảo hộ. Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội thống nhất cơ cấu mua sắm sử dụng thuốc biệt dược gốc và thuốc nhóm 1.

Theo bà Nguyễn Thị Yến, Phó Trưởng ban Dược và Vật tư y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, biệt dược gốc là thuốc tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên Bộ Y tế cần có cơ chế đấu thầu để giảm giá biệt dược, tăng cơ hội sử dụng thuốc tốt với giá hợp lý cho người dân, không cứng nhắc trong việc giảm tỷ lệ biệt dược.

"Nếu Bộ Y tế có biện pháp quản lý chặt chẽ về giá đối với các biệt dược gốc có thể tiết kiệm chi phí hàng trăm tỷ đồng”, bà Yến khẳng định.

So sánh giá một số thuốc biệt dược gốc và thuốc generic nhóm 1.

Tên hoạt chất,
Biệt dược gốc
Giá Generic nhóm 1, giá trung bình
Thuốc tiêm ceftriaxon 1g (kháng sinh) 181.444 đồng/lọ 10 số đăng ký, 22.414 đồng/lọ
Thuốc meropenem 1 g, tiêm 700.306 đồng/lọ  4 số đăng ký, 296.1010 đồng/lọ
Thuốc paclitaxel 100 mg dạng tiêm (thuốc ung thư) 3.927.000 đồng/lọ 3 số đăng ký, 871.774 đồng/lọ

 

Niêm phong Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/niem-phong-benh-vien-quoc-te-phuc-an-khang-3575672.html

Toàn bộ tài sản, thiết bị y tế và các khoa phòng của Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang ngày 25/4 đã được niêm phong để kiểm kê trước thời hạn ngưng hoạt động.

Ngày 25/4, 3 ngày trước thời hạn đóng cửa chính thức, Bệnh viện Phúc An Khang vắng lặng, không có bệnh nhân, một vài bác sĩ và nhân viên còn ở lại để làm nốt những công việc cuối cùng. Cửa hầu hết các khoa phòng đều đã được niêm phong kỹ. Công việc niêm phong các phòng sẽ hoàn tất vào ngày 28/4. Bên ngoài bệnh viện treo đầy những băng rôn thông báo ngưng hoạt động từ ngày 28/4 và ngưng tiếp nhận bệnh nhân kể từ ngày 16/4. 

Trao đổi với VnExpress.net, luật sư Trần Tấn Tài, đại diện Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang, cho biết để đảm bảo quyền lợi cho người dân đã khám chữa tại bệnh viện, bộ phận chăm sóc khách hàng chủ động liên lạc đến từng cá nhân có lịch khám chữa bệnh trong thời gian còn lại để thông báo về việc viện tạm ngưng hoạt động. Nếu còn nợ tiền tạm ứng của bệnh nhân, bệnh viện sẽ hoàn trả trước ngày 28/4. Đường dây nóng của bệnh viện dự định hoạt động đến cuối tháng 5 để giải đáp các thắc mắc của bệnh nhân.

Ông Tài cho biết thêm, bệnh viện đã có phương án trả lương cho nhân viên và đóng đủ bảo hiểm xã hội khoảng 900 triệu đồng cho 4 tháng đầu năm 2017. Hơn 50% cán bộ công nhân viên đồng ý nghỉ việc trước ngày 28/4. Còn lại một số bác sĩ, kỹ thuật viên và điều dưỡng chưa tìm được công việc mới nên xin làm đến tháng 5.

Bà Tăng Thị Hường, Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Quận 2 xác nhận Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang đã hoàn tất các thủ tục và chi trả đầy đủ bảo hiểm cho người lao động theo quy định của phát luật. Bà Hường cho biết 4.000 người đã đăng ký thẻ bảo hiểm y tế tại Phúc An Khang có thể đến bất kỳ bệnh viện cùng tuyến quận huyện nào để khám chữa mà vẫn đảm bảo đầy đủ quyền lợi. Trường hợp muốn đổi nơi đăng ký ban đầu sang bệnh viện khác có thể liên hệ tại Bảo hiểm xã hội quận 2 để được cấp đổi ngay.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Phúc An Khang hoạt động từ ngày 3/2/2015 tại số 800 Đồng Văn Cống, phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP HCM. Cơ sở này có quy mô 500 giường bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế, là mô hình bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam chuyển đổi công năng từ chung cư cao cấp. Sau hơn 2 năm hoạt động bệnh viện đã lỗ lũy kế trên 60 tỷ đồng chưa bao gồm lãi vay ban đầu, đến nay không còn đủ tài chính để duy trì nên xin ngưng hoạt động kể từ ngày 28/4.

 

Dược liệu Thần khúc của nhà thuốc gia truyền Hà Nội bị thu hồi

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/duoc-lieu-than-khuc-cua-nha-thuoc-gia-truyen-ha-noi-bi-thu-hoi-3575289.html

Cục Quản lý y dược cổ truyền, Bộ Y tế khẩn cấp ngừng lưu hành dược liệu Thần khúc do nhà thuốc Thọ Thế Đường (Hà Nội) sản xuất.

Trước đó Sở Y tế Hà Nội kiểm tra nhà thuốc Thọ Thế Đường phát hiện nơi đây hoạt động không phép, đã xử lý theo quy định. Cục Quản lý y dược cổ truyền đề nghị Sở Y tế tỉnh thành yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh và kinh doanh thuốc, dược liệu ngừng bán và thu hồi ngay dược liệu Thần khúc do nhà thuốc này sản xuất.

Dược liệu Thần khúc là một bài thuốc gồm nhiều vị thuốc khác nhau, điều trị các chứng bệnh liên quan tiêu hóa.

 

.               WHO kêu gọi các quốc gia tận dụng hết sức mạnh của vắcxin

http://www.vietnamplus.vn/who-keu-goi-cac-quoc-gia-tan-dung-het-suc-manh-cua-vacxin/443019.vnp

Ngày 24/4 - ngày đầu tiên của Tuần lễ Tiêm chủng thế giới (24 đến 30/4 tới), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh hiện đã có các loại vắcxin ngăn chặn được 26 căn bệnh có nguy cơ gây chết người, song các quốc gia chưa tận dụng được hết sức mạnh của các vắcxin này.

Trong thông cáo báo chí được công bố trong ngày đầu tiên của Tuần lễ Tiêm chủng thế giới, Tổng Giám đốc WHO Margaret Chan cho biết vắcxin là một trong những câu chuyện thành công nhất của nền y học hiện đại, đã giải quyết được nhiều căn bệnh truyền nhiễm bằng cách kích thích hệ miễn dịch để giúp cho con người có sức đề kháng hoặc miễn nhiễm.

Trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2015, biện pháp tiêm chủng vắcxin đã ngăn chặn được ít nhất là 10 triệu ca tử vong.

Tuy nhiên, WHO nhấn mạnh rằng cộng đồng quốc tế vẫn chưa tận dụng hết tác dụng của vắcxin.

Cơ quan y tế của Liên hợp quốc khẳng định rằng tỷ lệ người dân được tiêm chủng càng cao, quy mô cộng đồng được bảo vệ càng lớn, nhất là đối với những trẻ em còn quá nhỏ để có thể được sử dụng vắcxin, hay người già có nguy cơ cao bị mắc bệnh hiểm nghèo, hoặc những người phải sử dụng các loại thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch.

Theo thông cáo báo chí của WHO, việc cách tăng cường các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu có thể cứu sống được mỗi năm 1,5 triệu người.

Tuần lễ Tiêm chủng năm nay cũng đánh dấu mốc thời điểm các quốc gia hoàn tất được nửa số mục tiêu đề ra trong Kế hoạch Hành động Tiêm chủng toàn cầu (GVAP), đó là đến năm 2020 xóa sổ những căn bệnh có thể ngăn ngừa được.

Mục đích của kế hoạch là cải thiện sức khỏe cho tất cả mọi người thông qua việc giúp cho mọi người dân đều được hưởng những lợi ích của việc tiêm chủng.

Tuy nhiên, WHO cảnh báo rằng tiến độ thực hiện GVAP đang quá chậm so với kế hoạch.

Theo số liệu mới nhất của cơ quan này, trên thế giới hiện có khoảng 19,4 triệu trẻ em không được tiếp cận các dịch vụ tiêm căn bản như là tiêm phòng ba liều vắcxin bạch hầu, uốn ván và ho gà (DTP3).

Trong một thông điệp được đưa ra nhân Tuần lễ Tiêm chủng, bà Chan, thay mặt trẻ em trên thế giới, nhấn mạnh "Không thể để bất kỳ trẻ em nào bị tước quyền được tiềm chủng vì những lý do không công bằng, trong đó có những nguyên nhân kinh tế hoạch xã hội. Mọi rào cản phải được dỡ bỏ."

Trong số 19,4 triệu trẻ em không được tiêm phòng DTP3, có tới 11,5 triệu em sống ở 10 quốc gia Angola, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Ấn Độ, Indonesia, Iraq, Nigeria, Pakistan, Philippines, và Ukraine.

Mục tiêu mà toàn bộ 194 nước đã ký vào GVAP đề ra là tới năm 2020 đạt được tỷ lệ bao phủ tiêm chủng cho ít nhất 90% diện tích quốc gia và chí ít là 80% ở mỗi quận huyện.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang