Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 27/10/2017

  • |
T5g.org.vn - ​Bộ Y tế lên án nạn bạo hành đang gia tăng đối với nhân viên y tế; ‘Tôi không liều mạng ra trạm y tế để đẻ’; Bộ Y tế: Dịch sốt xuất huyết giảm mạnh; Diễn tập ứng phó cấp cứu phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017; ...

 

Bộ Y tế lên án nạn bạo hành đang gia tăng đối với nhân viên y tế

https://www.baomoi.com/bo-y-te-len-an-nan-bao-hanh-dang-gia-tang-doi-voi-nhan-vien-y-te/c/23708777.epi

Thời gian gần đây, ngành y tế liên tiếp xảy ra những vụ việc tấn công vào các y bác sĩ một cách bạo lực khiến họ bị thương nặng, kể cả khi đang tiến hành cấp cứu cho bệnh nhân.

Vào ngày 20.10, chị Trần Thị Thanh Hải, Phó trưởng Trạm Y tế xã Hương Lâm, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, đang trong ca trực thì bị Hoàng Xuân Hải (SN 1991) dùng dao chém nhiều nhát vào người, khiến chị bị đa chấn thương, phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê.

Mới đây nhất là ngày 23.10, bác sĩ Trần Thanh Sơn đang làm nhiệm vụ trực cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) đã bị người nhà bệnh nhân xông vào đánh, khiến bác sĩ Sơn bất tỉnh, chảy máu vùng mặt, bị nôn ói, phải cấp cứu.

Chia sẻ với phóng viên về vấn đề bạo hành ngành y tế đang gia tăng trong trong thời gian này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: "Tôi nghiêm khắc lên án những hành vi côn đồ, vi phạm pháp luật của những kẻ đã tấn công bạo lực đối với hai thầy thuốc Trần Thị Thanh Hải và Trần Thanh Sơn.

Bộ Y tế kêu gọi chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật tại Hà Tĩnh và Quảng Bình xem xét và có hình thức xử phạt thích đáng đối với những kẻ đã gây thương tích cho hai thầy thuốc trên. Tình trạng thầy thuốc bị hành hung diễn ra ngày một nhiều và đây là thực trạng đau lòng, gây tâm trạng bất an cho đội ngũ nhân viên y tế. Bộ Y tế kêu gọi chính quyền địa phương các cấp chủ động phối hợp với ngành y tế áp dụng những biện pháp an ninh cần thiết để bảo đảm an toàn cho các nhân viên y tế.

Bộ Y tế kêu gọi các cơ quan báo chí và cộng đồng lên án mạnh mẽ những hành vi bạo lực nhằm vào nhân viên y tế. Không được phép hành hung nhân viên y tế với bất cứ lý do nào. Các cơ quan y tế phối hợp với công an sở tại triển khai các biện pháp bảo vệ tính mạng, tài sản cho nhân viên y tế.

Tôi chia sẻ nỗi đau về thể xác và tinh thần mà hai thầy thuốc Trần Thị Thanh Hải và Trần Thanh Sơn phải chịu đựng và cầu chúc hai thầy thuốc sớm bình phục để trở lại với công việc. Đề nghị các cơ sở y tế đang điều trị cho hai thầy thuốc này dành những điều kiện chăm sóc và chữa trị tốt nhất để họ sớm bình phục", Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bày tỏ.

Đồng quan điểm với Bộ trưởng Bộ Y tế, bác sĩ Lê Tư Hoàng - Phó trưởng khoa điều trị theo yêu cầu (bệnh viện Việt Đức, Hà Nội) cho rằng khi sự việc bạo hành các bác sĩ diễn ra, rất nhiều người coi đó là lỗi của chính các y bác sĩ hay nhân viên y tế.

"Hàng ngày, bệnh viện Việt Đức tiếp đón hàng trăm ca cấp cứu có độ phức tạp khác nhau. Chỉ cần một chút không hài lòng thì hành động bức xúc từ người nhà được nhân lên theo sự lo lắng, thậm chí là không tin tưởng bác sĩ, cho rằng bác sĩ vòi tiền. Nhiều lúc các đối tượng khi vào bệnh viện vẫn tiếp tục truy sát nhau; trong khi đó, việc lăng mạ, chửi bới xúc phạm nhân viên y tế xảy ra 'như cơm bữa'. Tôi xin khẳng định bạo hành nhân viên y tế là hành vi vi phạm pháp luật cần phải xử lý nghiêm minh. Ở xã hội văn minh này, quan hệ giữa con người với con người chúng ta không có quyền sử dụng bạo lực để giải quyết. Khi đánh nhân viên y tế còn là hành vi vô văn hóa, trái với đạo lý con người.

Nhân viên y tế hoàn toàn không được trang bị quyền kháng cự trong trường hợp bị lăng mạ, hành hung. Bác sĩ không thể đang mặc áo blouse mà quay sang đối đáp ngang bằng với những lời tục tĩu đó, điều đó xã hội không chấp nhận. Hiện nay dưới cái nhìn của xã hội người ta cứ nghĩ là lỗi nhiều thuộc về các nhân viên y tế để cho bệnh nhân bức xúc. Và khi có sự việc xảy ra thì người ta thường đánh dấu hỏi về nhân viên y tế, sao lại như vậy, sao lại như thế, không có lửa thì làm sao có khói? Chính vì những áp lực như vậy nên người bị hành hung ít khi lên tiếng", TS. Hoàng cho hay.

Theo thống kê của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), có hơn 60% các vụ mất an ninh bệnh viện xảy ra tại tuyến tỉnh. Đối tượng bị tấn công chủ yếu là bác sĩ, chiếm đến 70%. Nghiêm trọng hơn, các vụ tấn công thường xảy ra khi thầy thuốc đang cấp cứu, chăm sóc cho người bệnh. Điển hình, tháng 7.2014, tại Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bạch Mai, đã xảy ra vụ hành hung nhân viên y tế, vì người nhà cho rằng bệnh nhân cần cấp cứu nhưng bác sĩ không xử trí gì.

Hay hồi tháng 4.2017, một bác sĩ là Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất - Hà Nội, trong lúc đang xem hồ sơ bệnh án cho một bệnh nhi, vị bác sĩ này đã bị bố cháu bé dùng cốc thủy tinh đập thẳng vào đầu khiến bất tỉnh và phải theo dõi chấn thương sọ não.

Tình trạng bạo hành nhân viên y tế không chỉ xảy ra ở Việt nam mà còn xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Nhưng tình trạng này ở Việt Nam có xu hướng ngày càng gia tăng, nguyên nhân của vấn đề này không chỉ nằm ở một phía là thái độ, hành vi của nhân viên y tế mà còn nằm ở tâm lý, nhận thức cũng như tình trạng bệnh tật của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. "Việc thay đổi luật pháp, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, nâng cao trình độ người dân cũng như đào tạo nhân viên y tế các phương thức ngăn ngừa, phòng tránh bạo hành hoặc thậm chí thoát hiểm cho nhân viên y tế khi có bạo hành là những biện pháp cần thiết để giảm thiểu vấn nạn bạo hành", bác sĩ Hoàng đưa ra đề xuất để giảm bớt đi tình trạng bạo hành y tế đang diễn ra hiện nay.

 

‘Tôi không liều mạng ra trạm y tế để đẻ’

http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/toi-khong-lieu-mang-ra-tram-y-te-de-de-735705.html

Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ ra bốn khó khăn vẫn còn tồn tại trong việc phát triển mạng lưới y tế cơ sở.

Khi mắc bệnh cần được điều trị, dù là nhẹ hay nặng, điều mà người dân nghĩ đến đầu tiên là ra bệnh viện, ra cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến tỉnh. Còn việc khám bệnh ở trạm y tế vẫn là điều ít ai mặn mà. Và một thực tế rõ ràng đối với người dân là họ xem trạm y tế chỉ có nhiệm vụ tiêm vaccine và xin thuốc BHYT định kỳ!

“Không tin tưởng”

Có mặt tại Trạm Y tế xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba, Phú Thọ từ sáng sớm, bà Lý Thị Thanh ngồi đợi bác sĩ trưởng trạm khám đến lượt mình. Bà Thanh năm nay đã 53 tuổi, bị đau nhức khớp khi thời tiết chuyển mùa, huyết áp cao. Do nhà neo người, mỗi lần đi khám bệnh gặp nhiều khó khăn nên cứ tầm 2-3 tháng bà lại ra xã để xin thuốc một lần.

“Bệnh già mà, xin thuốc về uống cũng thấy đỡ. Lúc nào người mệt quá không thở được, con tôi đưa thẳng đến BV đa khoa huyện Thanh Ba. Từ trạm y tế xã lên BV huyện thêm có mấy cây số mà cái gì cũng có, vào làm gì trong trạm y tế xã rồi cũng vậy. Con cái nó bảo không tin tưởng trạm y tế xã nên ít khi ra đây khám lắm” - bà Thanh nói.

Bế con trên tay, đến lượt khám cho con vừa cảm cúm chiều qua, chị Đinh Thị Nhung (35 tuổi, Thanh Ba, Phú Thọ) chia sẻ do chồng đi làm thuê ở Lào Cai, không ai đưa đi khám nên sáng nay chị bế con ra Trạm Y tế xã Chí Tiên xin tạm thuốc. “Ở trạm y tế muốn xét nghiệm máu hay gì cũng khó, đến khám thì cứ mấy loại thuốc đơn giản, uống riết nó cũng chả còn tác dụng. Đến thuốc trị tiểu đường trạm còn không có thì ai mà liều mạng đưa bà bầu ra đây đẻ” - chị Đinh Thị Nhung cho biết.

4 khó khăn trong phát triển y tế cơ sở

Nhiều ngày thực tế tại các trạm y tế xã vùng cao nhằm nắm bắt khó khăn, hỗ trợ các y, bác sĩ và hướng tới hoàn thành đề án y tế cơ sở cùng với nhiệm vụ mà Nghị quyết Trung ương 6 vừa đề ra, sáng 25-10, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có mặt tại Trạm Y tế xã Chí Tiên. Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng phát triển y tế cơ sở là một mục tiêu sắp tới cần phải đạt được mà Nghị quyết Trung ương 6 yêu cầu. Đối với ngành y tế, đây là nhiệm vụ mà ngành đặt ra đã khá lâu nhưng để hoàn thiện tốt thì vẫn còn quá nhiều khó khăn, vướng mắc.

Thực tế, mạng lưới y tế cơ sở khá rộng khắp, dù đã thực hiện khá tốt công tác chăm sóc sức khỏe, dự phòng, tiêm chủng, dinh dưỡng… Mạng lưới nhân viên hiện tại đã phân bổ khá rộng cán bộ từ bác sĩ nữ hộ sinh, điều dưỡng, thậm chí có cô đỡ thôn bản, bác sĩ thôn bản, thế nhưng yếu kém tồn tại vẫn còn khá nhiều.

Để phát triển y tế cơ sở, bộ trưởng chỉ ra bốn khó khăn vẫn còn tồn tại, trong đó điều khó khăn nhất là vùng sâu, vùng xa người dân tiếp cận trạm y tế xã khó khăn do địa bàn.

Thứ hai là chất lượng khám chữa bệnh y tế xã chưa đạt được yêu cầu của người dân nên người dân chưa đến khám. Đa phần người dân muốn vượt lên tuyến trên.

Hiện nay các danh mục thuốc được thụ hưởng bởi BHYT và quyền lợi cho người dân còn quá thấp. Bà Tiến lấy ví dụ, cũng bệnh đó nếu người ta lên huyện sẽ nhận được nhiều thuốc hơn và nhận được nhiều quyền lợi hơn vì gói quyền lợi tuyến xã khá thấp, vì vậy họ không chọn trạm y tế xã.

“Bên cạnh đó, trình độ cán bộ xã không đồng đều, một số nơi cơ sở vật chất xập xệ không thu hút bệnh nhân, cơ chế tài chính, giá dịch vụ chung dù vừa rồi điều chỉnh nhưng thu hút vật chất về cho xã vẫn chưa đạt” - bà Tiến phân tích.

“Để thực hiện được những nội dung mà Nghị quyết Trung ương 6 đề ra, Bộ Y tế cho rằng cần tăng cường đào tạo kiến thức theo hướng y học gia đình, chăm sóc toàn diện cho người dân và có những chương trình đào tạo riêng.

Về hoạt động y tế, không chỉ có khám chữa bệnh mới được hưởng BHYT mà phải tăng cường thêm dự phòng và nâng cao sức khỏe, chăm sóc sức khỏe như các chương trình dinh dưỡng, quản lý các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường... Làm được như vậy mới thu hút người dân xem trạm y tế xã là mặt trận đầu tiên để chăm sóc sức khỏe” - bộ trưởng đưa ra giải pháp.

Bộ trưởng Y tế lên án mạnh việc bác sĩ bị đánh

Trong bốn ngày qua, liên tiếp xảy ra hai vụ côn đồ hành hung dã man nhân viên y tế khiến bộ trưởng Bộ Y tế đã phải lên tiếng. Đó là trường hợp chị Trần Thị Thanh Hải, Phó trưởng Trạm Y tế xã Hương Lâm, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, bị chém nhiều nhát vào người trong ca trực. BS Trần Thanh Sơn ở BV Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) trong lúc cấp cứu bệnh nhân bị nhóm côn đồ tấn công đến chấn thương sọ não, vết thương rách mi mắt trái, rách giác mạc, xuất huyết tiền phòng độ III.

“Thay mặt Bộ Y tế, tôi nghiêm khắc lên án những hành vi côn đồ, vi phạm pháp luật của những kẻ đã tấn công bạo lực đối với hai thầy thuốc Trần Thị Thanh Hải và Trần Thanh Sơn.

Đồng thời Bộ Y tế kêu gọi chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật tại Hà Tĩnh và Quảng Bình xem xét và có những hình thức xử phạt thích đáng đối với những kẻ đã gây thương tích cho hai thầy thuốc trên” - Bộ trưởng Kim Tiến bức xúc.

Theo Bộ trưởng Kim Tiến, tình trạng thầy thuốc bị hành hung diễn ra ngày một nhiều và đây là thực trạng đau lòng, gây tâm trạng bất an cho đội ngũ nhân viên y tế. Bộ Y tế kêu gọi chính quyền địa phương các cấp chủ động phối hợp với ngành y tế áp dụng những biện pháp an ninh cần thiết để bảo đảm an toàn cho các nhân viên y tế. Các cơ quan y tế phối hợp với công an sở tại triển khai các biện pháp bảo vệ tính mạng, tài sản cho nhân viên y tế.

• Ngày 25-10, Công an huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Hoàng Xuân Hải (26 tuổi, trú huyện Hương Khê) để điều tra về tội cố ý gây thương tích khi chém trọng thương nữ phó trạm trưởng trạm y tế.

 

Bộ Y tế: Dịch sốt xuất huyết giảm mạnh

http://bnews.vn/bo-y-te-dich-sot-xuat-huyet-giam-manh-/65995.html

Ngày 26/10, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế tính đến ngày 22/10, số ca mắc sốt xuất huyết trên toàn quốc liên tục giảm trong suốt 8 tuần qua.

Cụ thể, tuần vừa qua ghi nhận 862 ca mắc sốt xuất huyết, giảm 159 ca so với tuần trước đó và giảm 2.707 (tức giảm 75,8%) so với tuần cao điểm nhất. Đặc biệt, cả nước không ghi nhận thêm ca tử vong. Số bệnh nhân đã khỏi bệnh là 33.990 người (chiếm 97,8%), còn 781 bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện.

Riêng tại thành phố Hà Nội - nơi diễn ra dịch sốt xuất huyết sớm hơn mọi năm với diễn biến phức tạp, hiện nay số ca mắc đã giảm mạnh liên tục trong suốt 9 tuần qua. Ghi nhận tuần qua cho thấy có tổng cộng 1.021 ca mắc sốt xuất huyết, giảm 46 ca so với tuần trước đó và giảm 2.547 ca so với tuần cao điểm của thành phố.

Hiện nay, Hà Nội ghi nhận trung bình mỗi ngày có khoảng 100 ca mắc rải rác tại các quận, huyện và không có sự gia tăng đột biến số trường hợp mắc mới ở các quận, huyện trên toàn thành phố.

Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh: Trước diễn biến tích cực của dịch, ngành y tế vẫn đang tiếp tục giám sát và triển khai đồng bộ mạnh mẽ các hoạt động phòng chống dịch. Đặc biệt, người dân tuyệt đối không chủ quan vì dịch sốt xuất huyết thường kéo dài tới tháng 11 hàng năm.

Bộ Y tế khuyến cáo: Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả, người dân phải đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

Hàng tuần, người dân cần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ; lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa, bình bông; bỏ muối, dầu hoặc hóa chất diệt lăng quăng/bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, các ổ nước đọng.

Các gia đình nên loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, hũ, mảnh chai, chum vại vỡ, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...; ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Khi bị sốt, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị; không tự ý điều trị tại nhà.../.

 

Phân loại mức độ lưu hành dịch bệnh sốt xuất huyết để phòng ngừa

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suc-khoe/881212/phan-loai-muc-do-luu-hanh-dich-benh-sot-xuat-huyet-de-phong-ngua

Chiều 25-10, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý, Trưởng ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh ở người của thành phố đã chủ trì giao ban trực tuyến công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.

Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết liên tục giảm trong 10 tuần gần đây. Riêng tuần qua ghi nhận 862 trường hợp mắc, giảm 159 trường hợp so với tuần trước. Hiện toàn thành phố chỉ còn 230 ổ dịch quy mô nhỏ. Theo bản đồ dịch tễ về dịch sốt xuất huyết, các quận, huyện ở mức báo động đỏ đã chuyển sang màu da cam, màu vàng. 50% xã, phường công bố dịch đã được kiểm soát, còn 50% xã, phường vẫn tập trung vào các biện pháp phòng chống.

Như vậy, nếu toàn thành phố tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống thì hết tháng 11-2017 có thể chấm dứt dịch sốt xuất huyết, chỉ còn duy trì số ca mắc ở mức lưu hành như các năm với khoảng 500 ca/tháng.

Dự kiến, trong tuần này, ngành Y tế Thủ đô sẽ lập danh sách cụ thể từng quận, huyện, xã, phường xem nơi nào đã đạt ở mức khống chế dịch sốt xuất huyết, nơi nào số ca mắc còn gia tăng để có đáp ứng phòng dịch cụ thể.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý chỉ đạo, thời gian tới, công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên toàn thành phố vẫn tiếp tục phải thực hiện một cách quyết liệt. Riêng đối với huyện Chương Mỹ và huyện Mỹ Đức thời gian qua bị úng ngập cần tập trung vệ sinh môi trường phòng dịch bệnh khi nước rút.

Sở Y tế Hà Nội cũng cần rà soát, phân loại cụ thể mức độ lưu hành dịch bệnh sốt xuất huyết tại từng quận, huyện, xã, phường, từ đó tập trung vào từng nhiệm vụ cụ thể, tránh dàn trải để dành nguồn lực phòng, chống các dịch bệnh khác, như: Sởi, ho gà, tay chân miệng… đang có dấu hiệu gia tăng.

 

Diễn tập ứng phó cấp cứu phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017

http://cadn.com.vn/news/119_174185_die-n-ta-p-u-ng-pho-ca-p-cu-u-phu-c-vu-tua-n-le-ca-p-cao-apec-2017.aspx

Ngày 25-10, Bộ Y tế phối hợp với UBND TP và Sở Y tế Đà Nẵng tổ chức diễn tập ứng phó cấp cứu và ra quân đảm bảo công tác y tế phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.

Theo kịch bản diễn tập của tình huống 1, tại trung tâm A. nơi diễn ra Hội nghị APEC, một đại biểu cấp cao trong khi đang phát biểu tại diễn đàn thì ôm ngực đau, mặt trở nên tái nhợt và ngã quỵ xuống sàn. Ngay lập tức, lực lượng an ninh cấp báo cho tổ y tế đang thường trực ngay ngoài cửa hội trường. Tổ y tế nhanh chóng tiếp cận nạn nhân và triển khai các phương án cấp cứu. Các y, bác sĩ đảm bảo việc ổn định huyết động và đường thở, kiểm soát loạn nhịp như khó thở, tụt huyết áp, rối loạn ý thức, đồng thời cho cho bệnh nhân thở oxy. Các chuyên gia y tế xác định bệnh nhân có biến chứng choáng tim. Hội đồng chuyên môn thống nhất phác đồ xử lý của tổ y tế và nhận thấy Bệnh viện quốc tế Vinmec có khoảng cách di chuyển gần nhất (khoảng 10 phút) nên quyết định chuyển người bệnh về nơi này để tiếp tục cấp cứu và điều trị.

Tình huống 2 trong kịch bản diễn tập là hơn 30 đại biểu dự APEC đang ăn sáng ở phòng ăn một khách sạn thì xảy ra vụ nổ. Phần lớn các đại biểu bị thương, bỏng và ngạt. Số còn lại thì hoảng loạn la hét bỏ chạy ra ngoài, ngay lập tức chuông báo vang lên. Tổ y tế thường trực tại khách sạn đánh giá nhanh hiện trường thông báo ngay đường dây nóng của Ban chỉ đạo y tế APEC và huy động các tổ y tế thường trực APEC lân cận đến hỗ trợ triển khai phương án cấp cứu hàng loạt cho các nạn nhân. Sở Y tế Đà Nẵng kích hoạt ngay phương án ứng phó thảm họa đến các đơn vị liên quan và báo cáo Bộ Y tế và UBND TP Đà Nẵng. Tổ y tế phối hợp với lực lượng an ninh đeo khẩu trang chống khói chạy vào phòng ăn khách sạn đưa nạn nhân ra ngoài. Sau khi sơ cứu ở khu vực bệnh viện dã chiến, Tổ y tế đưa các nạn nhân lên xe cứu thương chở về các bệnh viện tiếp tục cấp cứu, điều trị...

Phó Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng Nguyễn Tấn Hải cho biết, để chủ động cho sự kiện Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, Đà Nẵng đã lập 33 tổ y tế, mỗi tổ gồm 1 bác sỹ, 2 điều dưỡng và 1 lái xe, thường trực tại tất cả các địa điểm diễn ra hoạt động APEC cũng như túc trực tại khách sạn đón tiếp các đoàn lãnh đạo cấp cao… Bộ Y tế cũng cử các chuyên gia đầu ngành hỗ trợ cho Đà Nẵng khi thành phố yêu cầu hoặc trong những trường hợp khẩn cấp.

 

BV Đa khoa tỉnh Thanh Hóa: Quy trình bổ nhiệm cán bộ “vượt mặt” cấp trên

http://www.nguoiduatin.vn/bv-da-khoa-tinh-thanh-hoa-bo-nhiem-can-bo-vuot-mat-cap-tren-a344013.html

Mặc dù sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản chỉ đạo cấp dưới tuân thủ quy định của UBND tỉnh, nhưng bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa vẫn thực hiện quy trình bổ nhiệm cán bộ “vượt mặt” cấp trên.

Theo thông tin mà PV báo Người Đưa Tin nhận được, vào chiều ngày 20/10/2017, tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa diễn ra buổi lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm cho ông Nguyễn Văn Thắng (SN 1/1/1975) làm Trưởng phòng Tài chính – Kế toán theo chỉ đạo của Giám đốc Lê Văn Sỹ.

Theo tìm hiểu của PV, ông Nguyễn Văn Thắng (42 tuổi), có bằng đại học tại chức, việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm ông Thắng vào vị trí Trưởng phòng Tài chính – Kế toán là chưa đúng với quy định của UBND tỉnh và chỉ đạo của sở Y tế tỉnh Thanh Hóa.

Cụ thể, việc bổ nhiệm này là chưa đúng với điểm a, khoản 5, Điều 5 của Quyết định 2235 ngày 28/6/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành về quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý.

Ngoài ra, nó còn chưa phù hợp với văn bản chỉ đạo số 2157 ngày 29/9/2017 của sở Y tế tỉnh Thanh Hóa (cơ quan quản lý trực tiếp) về việc nâng cao chất lượng công chức, viên chức quản lý các khoa, phòng.

Theo đó, công chức, viên chức bổ nhiệm lần đầu, nếu tuổi đời dưới 45 tuổi, nói chung phải có trình độ chuyên môn đại học chính quy.

Trước đó vào tháng 8/2017, Giám đốc bệnh viện này cũng đã bổ nhiệm ông Lê Duy Nam (43 tuổi) làm trưởng khoa Dược, khi đó ông Nam mới có bằng đại học tại chức.

Trao đổi với PV về vấn đề này, ông Tô Hoài Phương, Phó Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa thừa nhận: Ông Nam và ông Thắng chưa đủ tiêu chuẩn là bằng đại học chính quy. Tuy nhiên, theo ông Phương, 2 trường hợp này nằm trong nguồn quy hoạch đã được phê duyệt.

Cũng theo ông Phương, việc bổ nhiệm trưởng, phó khoa phòng, trung tâm của bệnh viện theo thẩm quyền thì giao cho Giám đốc bệnh viện. Việc bổ nhiệm 2 ông Nam và Thắng so với Quyết định số 2235 thì chưa đủ tiêu chuẩn.

“Trong Quyết định số 2235 nêu điều kiện bổ nhiệm thì 2 đồng chí này chưa đủ tiêu chuẩn nên phía bệnh viện cũng đưa ra bàn bạc. Tuy nhiên, khi xét chúng tôi dựa trên đặc thù của bệnh viện là phát triển nguồn nhân lực tại chỗ để bổ nhiệm 2 đồng chí này…”, ông Phương cho biết thêm.

Theo thông tin từ đại diện bệnh viện cung cấp, đối với ông Thắng việc bổ nhiệm đã qua 4 giai đoạn: Lấy ý kiến của khoa phòng; ý kiến cán bộ nhân viên trong bệnh viện; lấy ý kiến của ban chấp hành bệnh viện và cuối cùng là lấy ý kiến của ban giám đốc. Sau khi kiểm phiếu xong số phiếu trên đã được bệnh viện niêm phong lại.

Trước sự việc trên, ông Trịnh Hữu Hùng, Giám đốc sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Đến nay hai trường hợp này chúng tôi mới nắm được một trường hợp là đồng chí Nam được bổ nhiệm làm trưởng khoa Dược. Việc đồng chí Nam chưa đủ tiêu chuẩn là bằng đại học tại chức nhưng thời điểm bổ nhiệm đồng chí này UBND tỉnh Thanh Hóa chưa ban hành Quyết định 2235. Khi có Quyết định 2235, chúng tôi cũng có văn bản chỉ đạo các đơn vị phải thực hiện đúng theo quyết định của UBND tỉnh…”.

Ông Trịnh Hữu Hùng, Giám đốc sở Y tế tỉnh Thanh Hóa xác nhận bệnh viện Đa khoa tỉnh đang làm trái với quy định của Sở.

Cũng theo ông Hùng, những trường hợp đặc biệt cần phải xin ý kiến và được sự đồng ý (bằng văn bản) của Giám đốc sở Y tế. Tuy nhiên, việc bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa thực hiện quy trình bổ nhiệm cán bộ chưa đủ tiêu chuẩn là việc làm chưa đúng với quy định.

Trong một thông tin khác mà PV báo Người Đưa Tin nhận được về bệnh viện này, hiện Trưởng phòng Hành chính của bệnh viện đã được chuyển sang làm Trưởng phòng Tài chính của bệnh viện Ung bướu (kể từ ngày 21/9/2017). Đến nay đã hơn 1 tháng nhưng phía bệnh viện vẫn chưa có trưởng phòng để điều động công việc.

Dư luận đang đặt ra câu hỏi, nếu đặt yếu tố bức thiết của công việc, tại sao phía bệnh viện không sớm bổ nhiệm chức danh đang khuyết ở phòng Hành Chính mà bất chấp các quy định để “vượt mặt” cấp trên thực hiện quy trình bổ nhiệm Trưởng phòng Tài chính  - Kế toán?

Sở Y tế sẽ cho kiểm tra xử lý

“Nếu trường hợp đặc biệt, chưa đủ tiêu chuẩn mà muốn bổ nhiệm cần phải có văn bản xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo sở Y tế. Khi được sự đồng ý của lãnh đạo Sở thì phía đơn vị mới được tổ chức bổ nhiệm những trường hợp này. Còn đồng chí Nam việc bổ nhiệm diễn ra trước thời điểm Quyết định 2235 ra đời nên chúng tôi coi như phía bệnh viện chưa nắm rõ.

Nhưng khi có Quyết định 2235 và văn bản chỉ đạo của Sở rồi mà phía bệnh viện vẫn thực hiện thì đó là việc làm trái với quy định. Việc này chúng tôi sẽ cho kiểm tra luôn để có phương án xử lý…”.

(Ông Trịnh Hữu Hùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa).

 

Chặn đà bội chi quỹ bảo hiểm y tế

https://laodong.vn/cong-doan/chan-da-boi-chi-quy-bao-hiem-y-te-572204.ldo

Sau giai đoạn dài loay hoay với tình trạng bội chi Quỹ Khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế (KCB BHYT), nay BHXH tỉnh Bình Định áp dụng các biện pháp mạnh mẽ để từng bước chặn đứng đà tăng phi mã này.

9 tháng, kết dư hơn 210 tỉ đồng

Tại Hội nghị đánh giá công tác KCB BHYT 9 tháng đầu năm do Sở Y tế, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức mới đây, câu chuyện mất cân đối thu - chi tiếp tục được mổ xẻ. Theo báo cáo chính thức, sau 9 tháng, toàn tỉnh có 1.208.324 thẻ BHYT, tăng 49.477 thẻ so với năm 2016. Số lượt KCB của người được cấp thẻ là 1.946.799 lượt, tăng 66.332 lượt so với cùng kỳ 2016; tần suất KCB BHYT là 1,61%, tăng 0,11%. Với áp lực như vậy, chi phí KCB BHYT đã phình ra tới 874,75 tỉ đồng trong khi Quỹ KCB BHYT chỉ có 664,64 tỉ. Vượt ngưỡng 210 tỉ đồng, bội chi lan rộng trên địa bàn. Những cơ sở có mức chi KCB BHYT cao là Bệnh viện Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y học cổ truyền, Phòng khám Đa khoa tư nhân Diêu Trì, Bệnh viện Tâm thần, Trung tâm Y tế An Nhơn, Trung tâm Y tế Hoài Ân, Trung tâm Y tế Vân Canh...

Ông Hà Thúc Chí - Phó Giám đốc BHXH tỉnh Bình Định - lý giải, có lý do từ cơ chế nhưng cũng có bất cập, khiếm khuyết trong quá trình triển khai thực hiện. Một số cơ sở KCB có hiện tượng cán bộ y tế khám, điều trị không đúng chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề hay quy định của Bộ Y tế; chỉ định sử dụng thuốc tân dược trái Thông tư số 40 ngày 17.11.2014 của Bộ Y tế; chỉ định sử dụng chế phẩm y học cổ truyền, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền không theo hướng dẫn tại Thông tư số 05 ngày 17.3.2015 của Bộ Y tế; áp giá thanh toán dịch vụ kỹ thuật ngoài phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT; thanh toán giường bệnh điều trị nội trú vượt quá số giường thực kê... Ông Chí cũng thừa nhận cơ quan quản lý chưa kiểm soát tốt chi phí KCB; còn có tình trạng lạm dụng quỹ BHYT.

Trao đổi với PV Báo Lao Động chiều 24.10, Giám đốc BHXH tỉnh Bình Định Phạm Mai cho rằng, đã có tâm lý nôn nóng khi hoạch định lộ trình BHYT toàn dân. “Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT có hiệu lực từ 2015, đến 2016, chúng ta đã mở cửa cho thông tuyến cấp huyện, khi điều kiện đi kèm chưa thực sự sẵn sàng. Thêm nữa là sức ép tính đúng, tính đủ giá thành dịch vụ y tế theo Thông tư liên tịch số 37 năm 2015 của Bộ Tài chính - Y tế. Bội chi Quỹ BHYT không phải câu chuyện cá biệt, chỉ riêng Bình Định đối mặt. Nó là vấn đề của cả nước”.

Giảm 12 tỉ đồng trong tháng 9

Cho rằng bội chi là một thực tế không thể né tránh trong bối cảnh hiện nay, Giám đốc BHXH tỉnh Bình Định Phạm Mai thông báo, đã có dấu hiệu tích cực nhờ nỗ lực kiểm soát chi tiêu Quỹ KCB BHYT. Như Lao Động đã phản ánh, cuối 2016, đầu năm 2017, nhiều đoàn kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của Sở Y tế Bình Định, của BHXH Việt Nam đã thanh kiểm tra hàng chục cơ sở KCB cả công lập, lẫn tư nhân. Có phòng khám bị xử phạt hàng trăm triệu đồng, bị đề nghị truy thu tiền tỉ, bị đóng cửa ròng rã 2 tháng. Có cơ sở KCB đầu ngành không được chấp nhận thanh toán gần 9 tỉ đồng; bị buộc chứng minh, giải trình gói chi phí kỹ thuật hơn 30 tỉ đồng khác. “Ngay những cá nhân lợi dụng kẽ hở quản lý, quanh năm suốt tháng thập thò tới lui phòng khám, lấy thuốc đem bán thủ lợi, chúng tôi cũng xử lý mạnh tay, mời cả công an vào cuộc. Nhóm này, năm 2016 có 143 trường hợp bị phát hiện, đến tháng 7.2017 chỉ còn 15 người” - ông Mai dẫn chứng.

Tháng 8.2017, UBND tỉnh Bình Định tổ chức liên tiếp hai cuộc họp, chỉ đạo siết chặt quản lý công tác đấu thầu thuốc, KCB BHYT. Ngày 26.9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị 27-CT/TU về việc “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác KCB BHYT”, yêu cầu “đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, cơ quan quản lý, cơ sở KCB trong việc thực hiện KCB BHYT, đảm bảo “đúng người, đúng bệnh, đúng thuốc”, thực hiện công bằng trong hưởng thụ chính sách BHYT, phòng chống các hiện tượng lãng phí, lạm dụng Quỹ BHYT, ảnh hưởng đến mục tiêu an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước”.

Tinh thần chỉ đạo trên được Sở Y tế cụ thể hóa thành văn bản gửi các đơn vị trực thuộc. Đó là tập hợp những giải pháp, ràng buộc ngặt nghèo, khả dĩ khắc chế sự tùy tiện, buông thả ở các cơ sở KCB. Có thể dẫn ra nhiều ví dụ, chẳng hạn giải pháp kiểm soát chặt việc chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng hay giải pháp kiểm soát việc chỉ định thuốc, nghiêm cấm in đơn thuốc ngoại trú tại các nhà thuốc trong khuôn viên bệnh viện. “Chúng tôi hài lòng về sự phối hợp này. Tất nhiên, còn phải huy động nhiều giải pháp hỗ trợ. Chỉ đạo, điều hành cũng phải điều chỉnh để theo kịp tình hình. Trên thực tế, đà bội chi được kìm hãm ngay từ tháng 9, khi số lượt người KCB giảm từ 252.200 xuống còn 220.206 lượt, chi KCB giảm từ 114,01 tỉ đồng xuống còn 101,76 tỉ, tương đương 12,24 tỉ đồng” - ông Mai cho biết.

 

Bé 1 ngày tuổi đột tử: Kết luận sơ bộ

http://baochinhphu.vn/suc-khoe/be-1-ngay-tuoi-dot-tu-ket-luan-so-bo/320121.vgp

Sở Y tế tỉnh Kon Tum kết luận sơ bộ trẻ tử vong chưa rõ nguyên nhân, không có bằng chứng liên quan đến chất lượng vaccine viêm gan B và thực hiện tiêm chủng. Nguyên nhân tử vong đang chờ kết quả xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm lấy từ bệnh nhi.

Chiều 25/10, Sở Y tế tỉnh Kon Tum đã tổ chức họp báo, thông tin về trường hợp bé trai 1 ngày tuổi tử vong sau khi tiêm vaccine viêm gan B sơ sinh.

Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Kon Tum Nguyễn Lộc Vương cho biết theo thông tin từ người nhà, khoảng 3h ngày 20/10, thai phụ Y Vi (23 tuổi) đến Trạm Y tế xã Đắk Blô để sinh và đã sinh thường một bé trai nặng 3 kg vào lúc 4h15.

Khoảng 30 phút sau sinh, cháu bé được tiêm mũi vitamin K1. Đến 9h, thấy con đói nên bố cháu pha bột cho ăn. Cán bộ y tế giải thích không được cho cháu ăn bột và có hướng dẫn tập cho cháu bú mẹ nhiều để tiết sữa.

Lúc 11h5, cháu được tiêm vaccine viêm gan B liều sơ sinh. Sau khi tiêm, cháu khóc nhiều, bú ít. Đến 13h cháu ngủ, thỉnh thoảng giật mình, nên bố mẹ có đắp chăn ủ ấm.

Đến 14h50, khi nhân viên y tế đến thăm khám thấy cháu đã tím tái, miệng dính bột và đã ngừng tim, ngừng thở. Nhân viên y tế của Trạm đã thực hiện hồi sức tích cực, nhưng cháu bé đã tử vong lúc 15h50 cùng ngày.

Sau khi phân tích, tổng hợp đánh giá theo từng nhóm nguyên nhân có thể xảy ra, đoàn kiểm tra của Sở Y tế đã thống nhất kết luận sơ bộ là trẻ tử vong chưa rõ nguyên nhân, không có bằng chứng liên quan đến chất lượng vaccine viêm gan B và thực hiện tiêm chủng.

Hiện Trung tâm Pháp y tỉnh đã khám nghiệm tử thi theo đúng quy trình, giải phẫu bệnh phẩm gửi đi Bệnh viện đại học Y Dược TPHCM. Dự kiến sau 1 tháng sẽ có kết luận chính thức về nguyên nhân tử vong của cháu bé.

* Cũng tại buổi họp báo, Sở Y tế tỉnh Kom Tum cũng thông tin về   36 trường hợp bị phơi nhiễm HIV do tham gia cấp cứu nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng vào ngày 30/6/2017 tại xã Đăk Hring, huyện Đắk Hà.

Đến nay, sau hơn 3 tháng các nạn nhân được theo dõi, xét nghiệm, điều trị phơi nhiễm HIV, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum đã thực hiện 3 đợt lấy mẫu máu xét nghiệm. Kết quả, 35/36 trường hợp âm tính với HIV, còn lại một trường hợp từ chối xét nghiệm. Trung tâm sẽ tiếp tục phối hợp với y tế cơ sở, chính quyền địa phương triển khai xét nghiệm lần thứ 4 cho các trường hợp nói trên sau 3 tháng nữa.

Trước đó, vào khoảng 13h ngày 30/6, xe khách 16 chỗ của nhà xe Mạnh Tiến đi hướng Kon Tum-Tam Kỳ (Quảng Nam) khi đến thôn 11, xã Đăk Hrinh đã tông trực diện với xe khách 16 chỗ của nhà xe Vạn Thành đang lưu thông theo chiều ngược lại.

Vụ tai nạn đã làm 4 người chết, 13 người bị thương. Trong số 4 nạn nhân thiệt mạng có 1 nạn nhân bị nhiễm HIV khiến 36 người tham gia cứu chữa bị phơi nhiễm. 

 

Sai phạm chồng chất tại Bệnh viện Mắt TP.HCM

http://infonet.vn/sai-pham-chong-chat-tai-benh-vien-mat-tphcm-post241899.info

Thanh tra TP.HCM vừa công bố kết luận thanh tra toàn diện hoạt động của Bệnh viện Mắt TP.HCM trong hai năm 2015-2016. Theo kết luận thanh tra, bệnh viện đã xảy ra quá nhiều sai phạm, có biểu hiện không rõ ràng, công khai và minh bạch theo quy định.

Kết luận của Thanh tra thành phố cho thấy, mặc dù UBND TP.HCM đã có quyết định giải tán khoa Bán công kỹ thuật cao chuyên khoa mắt từ tháng 1.2014, bệnh viện đã thành lập khoa Khám và điều trị theo yêu cầu kỹ thuật cao.

Từ năm 2014 đến ngày 30/6/2017, tổng thu ở khoa này hơn 1.000 tỉ đồng, trong đó chi phí trên 724 tỉ đồng, còn dư hơn 283 tỉ đồng. Tuy nhiên, số tiền thu - chi này, bệnh viện chưa đưa vào hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo hằng năm, không báo cáo xin ý kiến của Sở Y tế, Sở Tài chính.

Theo cơ cấu giá phẫu thuật Lasik mà Bệnh viện Mắt xây dựng chi phí bảo trì thiết bị thu hằng năm là 3.000 ca. Tuy nhiên, từ năm 2013 - 2016, bệnh viện thu vượt gấp đôi số ca, số tiền bệnh viện thu ăn gian của bệnh nhân là hơn 8,1 tỉ đồng. Vụ việc này từ năm 2015 Sở Y tế đã phát hiện, chấn chỉnh, cảnh báo nhưng bệnh viện vẫn không chấp hành.

Đặc biệt, ông Trần Anh Tuấn, nguyên Giám đốc bệnh viện còn vi phạm đạo đức nghề y nghiêm trọng. Trong năm 2015 - 2016, tại bệnh viện này có 19 bác sĩ không mổ nhưng vẫn có tên trong 3.225 hồ sơ bệnh án. Các sai phạm, thiếu sót này, Thanh tra TP kết luận là “nghiêm trọng”, cần kiểm điểm, xử lý trách nhiệm nghiêm túc, mà đứng đầu là ông Trần Anh Tuấn.

Đứng đầu danh sách không tham gia phẫu thuật nhưng vẫn có tên là ông Tuấn với 3.042 ca; tiếp theo là BS Phí Duy Tiến, phó giám đốc với 46 ca; BS Nguyễn Thị Diễm Uyên với 40 ca... Thực tế, hầu hết những ca ông Tuấn đứng tên mổ là do BS Diễm Uyên mổ thay, nhưng BS Uyên không nhận thù lao.

Coi thường chỉ đạo của thành phố

Ngày 23/7/2015, Thanh tra thành phố có kết luận một số sai phạm tại bệnh viện về liên doanh, liên kết. UBND TP.HCM ngày 9/9/2015 có chỉ đạo việc xã hội hóa liên kết đặt máy móc, trang thiết bị y tế phải có đề án cụ thể, phải được Giám đốc Sở Y tế TP.HCM phê duyệt trước khi thực hiện.

Tuy nhiên, sau đó lãnh đạo bệnh viện vẫn tiến hành thực hiện mà không xin ý kiến của Sở Y tế. Cụ thể, năm 2015 - 2016, bệnh viện cho đặt và thuê sử dụng 13 máy móc của các đơn vị bên ngoài nhưng không xin ý kiến cấp trên; thuê 4 trang thiết bị y tế không đúng theo phê duyệt của Sở Y tế để áp dụng giá mức thuê cao hơn để thanh toán dẫn đến thất thoát số tiền gần 195 triệu đồng.

Bệnh viện còn ký phụ lục hợp đồng gia hạn thời gian thuê hệ thống máy đo khúc xạ, nhãn áp từ tháng 3 – 9/2017, nhưng thực tế máy này không sử dụng được từ tháng 2/2017 làm thất thoát hơn 46 triệu đồng.

Khoa Dược của bệnh viện đã không xin ý kiến Sở Y tế về mua sắm thuốc trong thời gian chờ kết quả đấu thầu tập trung, vẫn thực hiện mua thuốc trong năm 2015 hơn 2,5 tỷ đồng và năm 2016 hơn 485 triệu đồng.

Cùng với đó, việc các lô thuốc Acuvail và Suxmethonium còn hạn sử dụng khi tiếp nhận nhưng không đảm bảo về hạn sử dụng theo hợp đồng ký kết giữa giám đốc bệnh viện và đơn vị cung cấp nhưng khoa Dược vẫn thực hiện nhập kho mà không báo cáo xin ý kiến cùa lãnh đạo bệnh viện và Hội đồng Thuốc và điều trị. Khoa Dược cũng đã để xảy ra sự cố trong bảo quản 68 lọ Lucentis 2,3mg và 11 lọ Avastin 100mg/4ml với tổng đơn giá gần 1 tỷ đồng vào ngày 24/1/2017.

Theo Thanh tra thành phố, các sai phạm, khuyết điểm, thiếu sót nói trên của Bệnh viện Mắt TP.HCM là nghiêm trọng cần được kiểm điểm, xử lý trách nhiệm nghiêm túc đối với tập thể, cá nhân phụ trách lĩnh vực, phạm vi được phân công.

Thanh tra TP.HCM giao cho Giám đốc Sở Y tế phối hợp với Ban Thường vụ Đảng ủy Sở chủ trì, kiểm điểm làm rõ vi phạm, khuyết điểm về mặt Đảng và chính quyền của ông Trần Anh Tuấn, nguyên Giám đốc, nguyên Bí thư Đảng ủy bệnh viện và tập thể, cá nhân lãnh đạo bệnh viện về công tác chỉ đạo, điều hành lĩnh vực được phân công.

Thanh tra thành phố đề xuất việc chuyển nộp số tiền hơn 283 tỷ đồng là số tiền còn tồn của Khoa khám và điều trị theo yêu cầu Kỹ thuật cao được Bệnh viện Mắt quản lý, hạch toán riêng, không phản ánh vào Báo cáo tài chính của bệnh viện và số tiền hơn 8,1 tỷ đồng thu vượt quá so với quy định tại cơ cấu giá phẫu thuật Lasik thường quy từ năm 2013 đến năm 2016 từ tài khoản tạm giữ của Thanh tra thành phố nộp ngân sách Nhà nước theo quy định.

 

Phát hiện thêm một vụ "VNPharma thứ hai": Lập công ty ma, bán thuốc ung thư giả

https://laodong.vn/phap-luat/phat-hien-them-mot-vu-vnpharma-thu-hai-lap-cong-ty-ma-ban-thuoc-ung-thu-gia-572197.ldo

Trong khi phiên tòa xét xử lãnh đạo Cty VN Pharma với nghi án thuốc ung thư H-Capita 500mg chữa ung thư là thuốc giả đang diễn ra thì tại Hà Nội, một “vụ VN Pharma” nữa mới bị phát hiện.

Ngày 24.10, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TP.Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, thực hiện lệnh bắt tạm giam Nguyễn Công Doanh (sinh 1981, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội), để điều tra về hành vi buôn bán hàng giả. Trong đó, nhiều mặt hàng là thuốc chữa ung thư.

Lập Cty ma

Nguyễn Công Doanh là đối tượng buôn bán các loại thuốc điều trị ung thư, thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ung thư không có nguồn gốc được dán nhãn Vidatox (một sản phẩm của công ty dược phẩm Labiofam - thương hiệu nổi tiếng của Cuba, được chiết xuất từ nọc độc bọ cạp xanh, có tác dụng giảm đau, phục hồi sức khỏe cho các bệnh nhân ung thư) để trục lợi hàng trăm triệu đồng của những bệnh nhân ung thư.

Cơ quan công an kiểm đếm, niêm phong số tang vật phục vụ công tác điều tra. Trao đổi với Lao Động ngày 25.10, đại diện PC46 - Công an Hà Nội - cho biết, để “lòe” và làm cho người tiêu dùng tin tưởng Nguyễn Công Doanh đã tự thành lập một Cty BIDU Pharmanhưng không có pháp nhân

Cty này đối tượng tự gọi, tự đặt ra thương hiệu như vậy. Sau đó tung lên trang mạng để quảng cáo lừa người tiêu dùng. Đối tượng rất tinh vi khi bố trí đầy đủ các bộ phận như một Cty bình thường khác. Vẫn có các bộ phận như chăm sóc khách hàng, kế toán, giao dịch khách hàng…

Để duy trì được việc này, Nguyễn Công Doanh sử dụng rất nhiều số và nhiều điện thoại khác nhau. Khi khách hàng gọi đến các bộ phận thì đều liên lạc được nhưng người nghe vẫn duy nhất chỉ là Doanh.

Phòng PC46 - Công an Hà Nội - cho hay, việc phá vụ án này gặp rất nhiều khó khăn và mất rất nhiều thời gian. Khi bắt đầu triển khai phá án, nguồn tài liệu lúc đó rất ít để chứng minh đối tượng phạm tội. Chính vì vậy, phải lần theo các bước, khi phát hiện đối tượng tung lên trang Web có tên Cty và địa chỉ cụ thể thì buộc cơ quan Công an phải tìm được pháp nhân của Cty này. Phải xác minh được Cty này là của ai, bao nhiêu người, hoạt động như thế nào?… Tuy nhiên, trong quá trình đi thực tế để xác minh địa chỉ thì có thật nhưng không hề có tên Cty đăng trên trang Web BIDU Pharma.

Về sản phẩm thực phẩm chức năng nhãn hiệu Vidatox Plus là sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư do Tập đoàn Labiofam (Cộng hòa Cuba) sản xuất. Nhãn hiệu Vidatox là nhãn hiệu được bảo hộ theo văn bằng bảo hộ quốc tế số 1091524 đăng ký ngày 20.6.2011, có hiệu lực đến năm 2021 tại Văn phòng bảo hộ VIPO có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ).

Tại Việt Nam, đến thời điểm hiện này sản phẩm này mới chỉ một đơn vị nhập khẩu và phân phối độc quyền. Quá trình làm việc, phía đơn vị đó cũng đã hợp tác cung cấp các tài liệu, nhận biết sản phẩm thật giả - cán bộ này nói.

Để phân biệt được sản phẩm này là giả nếu không có sự so sánh hay không tìm hiểu kỹ thì rất khó, ví dụ như các loại màu, tem nhãn, và hạn sử dụng của các sản phẩm. Theo cán bộ này, sản phẩm thật thì hạn sử dụng chỉ được 30 ngày trong khi đó loại giả này thì thời gian đối tượng tự in nên không cố định. Tem nhãn mác cũng thể hiện khác hẳn, loại thuốc giả tem ghi rõ BIDU Pharma trong khi đó loại thuốc thật không ghi hẳn như vậy...

Theo lời khai của Nguyễn Công Doanh, đầu năm 2015, Doanh là cộng tác viên bán sản phẩm thực phẩm chức năng nhãn hiệu Vidatox cho một Cty phân phối độc quyền tại Việt Nam. Thấy có lãi nên Doanh bắt đầu tìm hiểu, đặt hàng và kinh doanh sản phẩm thực phẩm chức năng từ nước ngoài về với giá rẻ (khoảng 2.400.000 đồng - 2.600.000 đồng/sản phẩm), sau đó đặt in các vỏ hộp, hướng dẫn sử dụng để đưa ra thị trường.

Khi đưa lên các trang Web, Doanh niêm yết giá 4.890.000 đồng/sản phẩm. Trong khi giá của một sản phẩm thật trị giá 5.950.000 đồng. “Đối tượng Doanh chủ yếu liên hệ và buôn bán qua các trang Web chứ không hề giao dịch trực tiếp với các hiệu thuốc trên địa bàn” - cán bộ này nói thêm.

Chưa được phép vẫn kinh doanh thuốc chữa ung thư

Theo quy trình nhập khẩu thuốc của Bộ Y tế, một Cty dược nước ngoài muốn được cấp phép phải nộp hồ sơ, các giấy tờ liên quan để Bộ Y tế xem xét. Với các đơn hàng nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký khác, Cục Quản lý Dược tổ chức thẩm định hồ sơ, với tổ 10 chuyên gia thẩm định từ Đại học Dược Hà Nội, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Cục Quản lý Dược. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu cần có giấy chứng nhận thuốc lưu hành tự do (FSC) và giấy chứng nhận nhà máy đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP).

Với thuốc điều trị ung thư Vidatox đã có không ít những lùm xùm trong thời gian qua. Đặc biệt là thị trường thuốc Vidatox được rao bán rầm rộ. Dễ dàng nhận thấy nhất là trên mạng internet. Thuốc được quảng cáo, rao bán, công khai trên mạng.

Tuy nhiên, vào giữa năm 2014, TS Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế (thời điểm đó đang là Cục trưởng Cục Quản lý dược) đã có văn bản gửi các cơ sở y tế khuyến cáo sử dụng thuốc Vidatox 30CH và các sản phẩm có tên gọi tương tự. Theo đó, thuốc Vidatox 30CH được nghiên cứu và sản xuất từ nọc bọ cạp xanh sống ở Cuba và một số nước khu vực Caribe và Trung Mỹ. Thuốc Vidatox 30CH đã được đăng ký lưu hành tại Cuba và một số nước. Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh thuốc có hiệu quả giảm nhẹ triệu chứng ung thư.

Với kết quả này, thuốc Vidatox 30CH dùng để điều trị giảm nhẹ triệu chứng đau cho bệnh nhân ung thư, không có chỉ định điều trị ung thư cho bệnh nhân. Thuốc Vidatox 30CH chưa được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam mà mới chỉ được phép nhập khẩu với số lượng hạn chế theo nhu cầu đặc biệt của bệnh viện.

Đến thời điểm này, thuốc Vidatox mới được cấp phép lưu hành tại Trung Quốc và Mỹ Latinh. Tại Việt Nam, mới chỉ có thực phẩm chức năng Vidatox được Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) chứng nhận là thực phẩm an toàn và Vidatox này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không phải là thuốc chữa bệnh.

Ngay cả tại phiên họp liên Chính phủ Việt Nam - Cuba lần thứ 35 diễn ra từ ngày 28.9-3.10 vừa qua, Vidatox đã được đề cập tới. Trong đó khẳng định, hiện chỉ có HT Pharma tiếp tục giữ vai trò là đơn vị nhập khẩu và phân phối độc quyền sản phẩm VidatoxPlus tại thị trường Việt Nam.

Tập đoàn Labiofam tiếp tục ủy quyền cho HT Pharma là đơn vị duy nhất tiến hành các thủ tục pháp lý để đưa sản phẩm Vidatox30CH vào lưu hành tại thị trường Việt Nam dưới dạng dược phẩm trong thời gian sớm nhất.

Như vậy, ngoài Vidatox Plus, thì các sản phẩm Vidatox 30CH đang bán trên thị trường cũng đều là hàng trôi nổi, không đảm bảo chất lượng.

Theo đại diện từ tập đoàn Labiofam, Vidatox bị làm giả không chỉ ở Việt Nam, thị trường Trung Quốc, mà còn bị làm giả ở ngay tại Cuba.

 

Yêu cầu làm rõ “đường đi” của hơn 1.000 tỷ đồng

http://cand.com.vn/Ban-doc-cand/Yeu-cau-lam-ro-duong-di-cua-hon-1-000-ty-dong-463742/

UBND TP Hồ Chí Minh vừa có chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của Sở Y tế đối với những sai phạm xảy ra tại Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh, đồng thời cho thành lập Đoàn thanh tra làm rõ việc chấp hành các quy định pháp luật trong quản lý, sử dụng các khoản thu, chi hơn 1.000 tỷ đồng của Bệnh viện Mắt trong giai đoạn từ tháng 1-2014 đến nay ở Khoa khám và điều trị theo yêu cầu kỹ thuật cao.

Trước đó, ngày 19-10-2017, Thanh tra TP Hồ Chí Minh công bố kết luận thanh tra toàn diện hoạt động của Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh. Qua đó phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng trong thời kỳ ông Trần Anh Tuấn làm giám đốc. Theo kết luận, trước đây ở Bệnh viện Mắt có Khoa bán công kỹ thuật cao, tháng 1-2014 khoa này giải thể, đã hình thành  Khoa khám và điều trị theo yêu cầu kỹ thuật cao.

Việc quản lý và theo dõi thu chi tài chính của khoa mới vẫn tiếp tục thực hiện theo quy chế quản lý tài chính của Khoa bán công kỹ thuật cao trước đây. Tính từ thời điểm 13-1-2014 đến ngày 30-6-2017, Khoa khám và điều trị theo yêu cầu kỹ thuật cao có tổng thu hơn 1.015 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí số chênh lệch còn lại hơn 290 tỷ đồng.

Vào thời điểm thanh tra tháng 6-2017 số tiền khoa này gửi ngân hàng hơn 283 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn thu và các khoản chi của Khoa này chưa được kiểm tra, kiểm toán; không được bệnh viện phản ánh vào hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo tài chính hàng năm của đơn vị.

Ngoài ra, sau khi Khoa bán công kỹ thuật cao giải thể, Bệnh viện Mắt tiếp tục sử dụng, quản lý nhà đất tại số 58/2, Bà Huyện Thanh Quan (quận 3) và xe ôtô Toyota Zace GL 6 chỗ. Đến ngày 27-7-2015, Bệnh viện Mắt có biên bản cho Sở Y tế mượn ôtô nói trên trong thời hạn 3 tháng nhưng sau đó “quên” đòi lại xe cho đến khi thanh tra phát hiện.

Việc xây dựng cơ cấu giá dịch vụ phẫu thuật lasik thường quy vào ngày 30-12-2002 với chi phí bảo trì thiết bị hàng năm là 1,247 tỷ đồng đối với 3.000 ca, tương đương 415.800 đồng/ca; chi phí nồi hấp nhanh tiệt trùng là 64,7 triệu đồng đối với 3.000 ca, tương đương 21.959 đồng/ca…

Tuy nhiên Bệnh viện Mắt đã thu vượt trên 3.000 ca, tính từ năm 2013-2016 tổng số tiền thu vượt là hơn 8,1 tỷ đồng. Ngoài ra, trong năm 2015-2016 Bệnh viện Mắt có 15 bác sĩ phẫu thuật lasik nhưng đến thời điểm thanh tra chỉ có 1 bác sĩ được Hội đồng khoa học công nghệ xét duyệt thông qua cho phép phẫu thuật. Sau khi làm việc với đoàn thanh tra thì Hội đồng này của bệnh viện mới xét duyệt số bác sĩ còn lại. Cũng trong giai đoạn 2015-2016 có 19 bác sĩ không trực tiếp phẫu thuật nhưng đứng tên trong 3.225 hồ sơ bệnh án là người trực tiếp phẫu thuật, vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

Trong hai năm 2015-2016, Bệnh viện Mắt cho đặt máy và sử dụng các trang thiết bị hỗ trợ kỹ thuật, hợp tác liên kết và thuê sử dụng của đơn vị ngoài (tổng cộng 13 trang thiết bị y tế) nhưng không xin ý kiến của Sở Y tế là sai quy định. Tệ hại hơn là bệnh viện chỉ sử dụng 2 hệ thống kính hiển vi phẫu thuật mắt Opmi Lumera I nhưng lại thuê đến 4 máy, giá thuê lại cao hơn bình thường 80.000 đồng/ca/máy dẫn đến thất thoát số tiền gần 200 triệu đồng sau hơn 6 tháng thuê…

Việc nhập, quản lý thuốc cũng xảy ra nhiều vấn đề mà theo thanh tra là Khoa dược “lộng quyền”. Nội dung tại các hợp đồng với các công ty thì hạn sử dụng còn lại của thuốc trúng thầu phải đảm bảo tối thiểu còn 6 tháng đối với thuốc có hạn sử dụng từ 2 năm trở lên, tuy  nhiên bệnh viện vẫn tiếp nhận nhiều lô thuốc mà hạn sử dụng không đúng theo hợp đồng. Còn sự cố liên quan đến việc bảo quản 68 lọ Lucentis và 11 lọ Avastin (tổng trị giá gần 1 tỷ đồng) cho thấy sự quá thiếu trách nhiệm ở Khoa dược.

Từ năm 2011 đến nay, hàng tháng Bệnh viện Mắt ứng trước tiền để đóng thuế thu nhập cá nhân cho viên chức, người lao động sau đó cấn trừ vào các khoản thu nhập. Tuy nhiên do không cấn trừ và thu hồi kịp thời nên đến thời điểm tháng 1-5-2017 có trên 18 tỷ đồng chưa được thu hồi. Sau khi Đoàn thanh tra làm việc thì số tiền này mới thu hồi lại đủ.

Thanh tra TP Hồ Chí Minh kiến nghị Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh giao Giám đốc Sở Y tế phối hợp với Ban Thường vụ Đảng ủy Sở kiểm điểm làm rõ vi phạm về mặt Đảng, chính quyền đối với ông Trần Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Bệnh viện Mắt và các tập thể cá nhân có liên quan. Đồng thời rà soát, kiểm điểm trách nhiệm trong tập thể lãnh đạo Sở và các cá nhân được phân công phụ trách các lĩnh vực hoạt động của Bệnh viện Mắt. Riêng đối với số tiền hơn 283 tỷ đồng còn tồn của Khoa khám và điều trị theo yêu cầu kỹ thuật cao và số tiền hơn 8,1 tỷ đồng thu vượt giá trong phẫu thuật lasik, thanh tra đề xuất nộp vào ngân sách Nhà nước xử lý theo quy định.

 

Thẩm mỹ viện ở Sài Gòn bị phạt 200 triệu do hoạt động chui

http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/suc-khoe-24h/tham-my-vien-o-sai-gon-bi-phat-200-trieu-do-hoat-dong-chui-406981.html

2 thẩm mỹ viện ở Sài Gòn bị xử phạt gần 200 triệu đồng vì hoạt động chui, hành nghề vượt quá chuyên môn cho phép.

2 cơ sở vừa bị ngành chức năng TP.HCM xử phạt là Phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ thuộc Công ty TNHH TMV SaiGon Star và cơ sở thẩm mỹ Vianna.

Khi kiểm tra thẩm mỹ viện Saigon Star ở 377 Ngô Gia Tự, phường 3, quận 10, thanh tra sở Y tế TP phát hiện bác sĩ Nguyễn Hữu Hoạt thực hiện tư vấn các dịch vụ thẩm mỹ: nâng mũi, thu gọn cánh mũi, cắt mắt, độn cằm cho khách hàng nhưng chưa xuất trình được giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.

Bên cạnh đó, website quảng cáo khám chữa bệnh của của thẩm mỹ viện này chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Thanh tra sở y tế TP xác định thẩm mỹ viện Saigon Star cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động; hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn cho phép và quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.

Với những lỗi trên, cơ sở này bị xử phạt 112,5 triệu đồng.

Còn bà Phan Thị Hồng Vinh - Chủ cơ sở thẩm mỹ Vianna ở 506/22 đường 3/2, phường 14, quận 10, bị phạt 77,5 triệu vì cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động và quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.

 

Trẻ bị sùi mào gà ở Khoái Châu vẫn ngóng chờ công lý

http://www.baogiaothong.vn/tre-bi-sui-mao-ga-o-khoai-chau-van-ngong-cho-cong-ly-d230497.html

Sau 4 tháng phát hiện 80 trẻ bị mắc sùi mào gà ở Khoái Châu, các gia đình vẫn chờ công lý.

Hơn 4 tháng kể từ khi vụ việc các bé bị sùi mào gà ở Hưng Yên bị phát hiện, đến nay khoảng 80 gia đình có con, cháu bị sùi mào gà ở Hưng Yên vẫn chờ đợi công lý. Tất cả số trẻ này trước đó đều đã từng khám, chữa bệnh tại phòng khám tư của y sĩ Hoàng Thị Hiền (Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên).

Sau khi nhận được đơn tố cáo từ các gia đình bệnh nhi, Sở Y tế đã vào cuộc thanh kiểm tra, phát hiện sai phạm từ phòng khám bà Hiền và đã ra quyết định xử phạt hành chính và đình chỉ chuyên môn. Vụ việc được chuyển công an điều tra.

Tuy nhiên, 4 tháng chờ đợi, nhiều gia đình vẫn bức xúc khi chưa rõ ràng kết quả điều tra, trong khi bà Hiền vẫn đến trạm y tế làm việc. Chị Đặng Thị L. (Ông Đình, Khoái Châu, Hưng Yên) có con bị sùi mào gà lây từ phòng khám của bà Hiền vô cùng bức xúc cho biết, con chị đã phải chạy chữa nhiều nơi tốn kém 20 triệu đồng chưa kể những tổn hại tinh thần, sức khoẻ mà cháu bé vẫn hàng ngày phải chịu đựng. Còn bà Hiền vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Anh Đặng T. Đ một phụ huynh có con bị lây sùi mào gà từ phòng khám bà Hiền bức xúc: “Chúng tôi không hiểu vì sao đã có kết luận dụng cụ y tế tại nhà bà Hiền nhiễm vi rút HPV mà bà Hiền vẫn vô can”. Anh Đ. kể nhà cách nhà bà Hiền 2km từ khi sự việc xảy ra bà chối bay, chối biến coi như không liên can gì và khi có kết luận của cơ quan công an bản thân bà Hiền cũng như người nhà của bà ấy chưa một lần tới hỏi thăm động viên các cháu hay có lời xin lỗi thì các gia đình đỡ bức xúc hơn.

 Trạm trưởng Trạm Y tế nơi bà Hiền công tác cũng cho biết, bà Hiền chỉ bị đình chỉ về chuyên môn, không bị đình chỉ về công tác nên vẫn đến làm, trực bình thường (không làm chuyên môn). Anh Đ cho biết, để đòi lại công lý cho 80 đứa trẻ không may mắc sùi mào gà từ việc làm tắc trách của bà Hiền, các phụ huynh của trẻ bị sùi mào gà tiếp tục làm đơn kêu cứu lên các cơ quan Trung ương.

Trao đổi về vụ việc này, ông Lều Văn Quân, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hưng Yên cho biết, hiện vụ việc này thuộc thẩm quyền xử lý của Công an tỉnh. Vừa qua, trẻ mắc sùi mào gà có được giám định tổn hại thì có 9 trẻ được xác định tổn hại từ 1-3%. "Chúng tôi cũng chỉ biết thông tin để điều tra và xử lý khách quan, công an tỉnh đã chuyển vụ việc điều tra này nên cơ quan thẩm quyền cấp Trung ương", ông Quân cho hay.

 

Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc: Rác thải 'bủa vây' ô nhiễm, lãnh đạo thờ ơ?

http://khoe365.net.vn/benh-vien-san-nhi-vinh-phuc-rac-thai-bua-vay-o-nhiem-lanh-dao-tho-o-p44542.html

Sau những phản ánh về tình trạng Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc bẩn, rác thải bừa bộn… PV đã trực tiếp ghi nhận tại bệnh viện này, và sự thật còn kinh hoàng hơn nhiều.

Bất chấp quy định của pháp luật

Theo quan sát của PV, khu tập kết xử lý rác thải sinh hoạt của Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc được dựng rất sơ sài. Khu vực này luôn bốc lên mùi hóa chất và mùi hôi thối nồng nặc khiến ai đi qua đây cũng phải nhức đầu, buồn nôn. Hệ thống xử lý nước thải y tế của bệnh viện cũng rất sơ sài và không hề có biển cảnh báo.

Những xe rác thải sinh hoạt để ngay trước cửa phòng bệnh. Tại đây, rác thải vứt thằng vào xe mà không có bất cứ túi đựng hay ký hiệu chỉ dẫn. Sau đó xe rác được nhân viên vệ sinh chuyển ra phía ngoài cổng bệnh viện đợi xe gom rác chuyển đi?

Chưa nói đến khu giặt giũ quần áo dành cho bệnh nhân cũng vô cùng nhếch nhác, tạm bợ. Khoảng sân giặt rộng khoảng vài mét vuông nhưng bệnh viện đã “tận dụng” đặt những chiếc xe rác sinh hoạt gần đó. Quần áo cũ, giẻ rách, rác rưởi vứt bừa xuống đất. Tình trạng này gây rất nhiều bức xúc và bất tiện cho bệnh nhân khi đến khám chữa bệnh tại đây.

Khoảng không gian phơi quần áo dành cho bệnh nhân thực chất là lối vận chuyển rác thải y tế của bệnh viện. Bệnh nhân vẫn phơi, bệnh viện vẫn lấy làm lối chuyển rác thải y tế ra ngoài.

Tình trạng chật chội, thiếu thốn về hạ tầng cơ sở cũng là vấn đề nan giải của đơn vị y tế này từ nhiều năm nay. Nhưng khi đi vào hoạt động, hằng ngày tiếp nhận số lượng bệnh nhân lớn tại sao bệnh viện vẫn không chịu giải quyết, xử lý rác thải theo đúng quy định để đảm bảo vệ sinh môi trường? Trách nhiệm của Giám đốc bệnh viện đang ở đâu?

Rõ ràng tình trạng buông lỏng khâu thu gom và lưu trữ rác ở bệnh viện này đã thấy trước mắt, mà chưa có cơ quan chức năng nào đứng ra xử lý. Phản ánh của người dân lâu nay về đảm bảo vệ sinh môi trường ở Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc vẫn chưa được giải quyết.

Sự buông lỏng quản lý của lãnh đạo

Theo một nguồn tin cho biết, bệnh viện chính thức đi vào hoạt động từ năm 2011, song đến nay, bệnh viện vẫn đang phải “ở nhờ” trên diện tích của Trung tâm Phòng, chống các bệnh xã hội. Do đó UBND tỉnh đã phê duyệt đề án xây dựng BVĐK tỉnh và Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh. Dự án Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh được xây dựng trên tổng diện tích 9,9 ha nằm trên địa bàn xã Đồng Văn (Yên Lạc) và xã Hợp Thịnh (Tam Dương) với quy mô 500 giường bệnh.

Dự án này chắc hẳn sẽ mang lại nhiều niềm hy vọng cho dân thế nhưng nhiều năm qua, thời gian mà Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc hoạt động cũng là thời gian mà dự án quy mô ấy vẫn... nằm trên giấy. Lý do việc chậm triển khai dự án rất đơn giản đó là “đói vốn”.

Cùng với đó, năm 2015, Sở Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) tỉnh Vĩnh Phúc đã có văn bản hướng dẫn Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc và Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc lập Đề án Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đến nay đã gần 2 năm trôi qua, bệnh viện này vẫn chưa có bất cứ động thái gì để thực hiện.

Rõ ràng, lãnh đạo Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc đang “phó mặc” không thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong khi bệnh viện lại nằm trong danh sách đối tượng phải thực hiện quy định này.

Việc xây dựng một bệnh viện cơ sở mới khang trang hơn để phụ vụ nhu cầu của người dân và con em trong tỉnh là rất cấp thiết. Nhưng vì nhiều lý do nên không biết bao giờ bài toán “đợi chờ” mới tìm ra lời giải.

Nhằm làm rõ hơn việc một số các bệnh viện tại tỉnh Vĩnh Phúc trong đó có bệnh viện Sản nhi Vĩnh Phúc có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật về xử lý rác thải, PV đã đến làm việc với Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, những gì PV nhận được chỉ là sự từ chối vòng vo “khéo” của vị Chánh văn phòng Sở.

Diễn biến vụ việc thế nào chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

QUYẾT ĐỊNH số 2575/1999/QĐ-BYT  ngày 27 tháng 08 năm 1999 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế:

Điều 9. Nguyên tắc thu gom chất thải.

1.       Phân loại phải được thực hiện ngay tại thời điểm chất thải phát sinh và phải đựng chất thải trong các túi hoặc thùng theo đúng quy định.

2.       Các chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải sinh hoạt. Nếu vô tình để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải sinh hoạt thì hỗn hợp chất thải đó phải được xử lý và tiêu hủy như chất thải y tế nguy hại.

Điều 13. Vận chuyển chất thải trong cơ sở y tế.

 1 . Cơ sở y tế phải quy định đường vận chuyển và giờ vận chuyển chất thải. Tránh vận chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc người bệnh và các khu vực sạch khác.

2.       Mỗi cơ sở y tế phải có phương tiện để vận chuyển chất thải từ nơi tập trung của các khoa/ phòng đến nơi lưu giữ chất thải của cơ sở y tế. Các phương tiện này chỉ sử dụng để vận chuyển chất thải và phải cọ rửa, tẩy uế ngay sau khi vận chuyển chất thải. Phương tiện vận chuyển chất thải phải được thiết kế sao cho: dễ cho chất thải vào, dễ lấy chất thải ra, dễ làm sạch, dễ tẩy uế, dễ làm khô.

 

Khống chế thành công 95,5% ổ dịch sốt xuất huyết

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suc-khoe/881212/phan-loai-muc-do-luu-hanh-dich-benh-sot-xuat-huyet-de-phong-ngua

Chiều 25/10, đồng chí Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chủ trì cuộc họp giao ban trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn thành phố.

Theo báo cáo của Sở Y tế, luỹ tích từ 01/01/2017 đến nay, toàn thành phố ghi nhận 34.771 trường hợp, trong đó, có 7 trường hợp tử vong do SXH. Số bệnh nhân đã khỏi là 33.990 người (chiếm 97,8%). Hiện, còn 781 bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện. Số ổ dịch đã được khống chế là 4.926/5.156 ổ (chiếm 95,5%), còn 230 ổ dịch đang hoạt động.

Trong tuần 42 (từ ngày 16/10 đến 22/10/2017), Hà Nội ghi nhận 862 trường hợp, giảm 159 trường hợp so với tuần 41 và giảm 2.707 trường hợp so với tuần cao điểm (tuần 32). Cụ thể, 24/30 quận, huyện có số mắc giảm. Tuy nhiên, 3/30 quận, huyện có số mắc tăng như: Ba Đình (tăng 3), Sơn Tây (tăng 2), Phú Xuyên (tăng 1).

Trong tuần qua, các quận, huyện, thị xã đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố trong việc triển khai các hoạt động phòng, chống dịch SXH. Theo đó, các địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp phòng, chống SXH tới người dân; tuyên truyền trong các cơ quan, trường học. Tiếp tục duy trì các chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, phun hoá chất diệt muỗi theo đúng chỉ định. Kết quả, đội xung kích diệt bọ gậy kiểm tra 1.381.539 hộ gia đình, trong đó, 57.522 hộ gia đình có bọ gậy (chiếm 4,2%). Phun hoá chất 118.746/138.257 hộ gia đình (đạt 86%).

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý biểu dương sự vào cuộc quyết liệt của các quận, huyện, xã, phường, thị xã trên toàn thành phố trong việc thực hiện công tác phòng, chống dịch SXH trên địa bàn. Do vậy, công tác phòng chống SXH đã đạt được kết quả tích cực. Trong tuần tới, đồng chí yêu cầu các quận, huyện, thị xã tiếp tục tăng cường tuyên truyền để người dân biết cách phòng, chống dịch bệnh cho mình, cho gia đình và cho cộng đồng. Đồng thời, đẩy mạnh vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy hàng tuần, kịp thời khoanh vùng, xử lý ổ dịch mới; tiếp tục phun hoá chất diện rộng quy mô xã, phường và tại các trường học. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động phòng, chống dịch trong tuần.

Riêng đối với hai huyện Chương Mỹ và Mỹ Đức cần tăng cường vệ sinh môi trường, phun hoá chất diệt muỗi tại các khu vực bị úng ngập để phòng, chống dịch bệnh.

Ngành Y tế chịu trách nhiệm rà soát, phân loại, công bố xã, phường không còn ổ dịch để có biện pháp chỉ đạo cụ thể. Các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh tiếp tục làm tốt công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân SXH.

 

Phân loại mức độ lưu hành dịch bệnh sốt xuất huyết để phòng ngừa

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suc-khoe/881212/phan-loai-muc-do-luu-hanh-dich-benh-sot-xuat-huyet-de-phong-ngua

Chiều 25-10, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý, Trưởng ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh ở người của thành phố đã chủ trì giao ban trực tuyến công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.

Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết liên tục giảm trong 10 tuần gần đây. Riêng tuần qua ghi nhận 862 trường hợp mắc, giảm 159 trường hợp so với tuần trước. Hiện toàn thành phố chỉ còn 230 ổ dịch quy mô nhỏ. Theo bản đồ dịch tễ về dịch sốt xuất huyết, các quận, huyện ở mức báo động đỏ đã chuyển sang màu da cam, màu vàng. 50% xã, phường công bố dịch đã được kiểm soát, còn 50% xã, phường vẫn tập trung vào các biện pháp phòng chống.

Như vậy, nếu toàn thành phố tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống thì hết tháng 11-2017 có thể chấm dứt dịch sốt xuất huyết, chỉ còn duy trì số ca mắc ở mức lưu hành như các năm với khoảng 500 ca/tháng.

Dự kiến, trong tuần này, ngành Y tế Thủ đô sẽ lập danh sách cụ thể từng quận, huyện, xã, phường xem nơi nào đã đạt ở mức khống chế dịch sốt xuất huyết, nơi nào số ca mắc còn gia tăng để có đáp ứng phòng dịch cụ thể.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý chỉ đạo, thời gian tới, công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên toàn thành phố vẫn tiếp tục phải thực hiện một cách quyết liệt. Riêng đối với huyện Chương Mỹ và huyện Mỹ Đức thời gian qua bị úng ngập cần tập trung vệ sinh môi trường phòng dịch bệnh khi nước rút.

Sở Y tế Hà Nội cũng cần rà soát, phân loại cụ thể mức độ lưu hành dịch bệnh sốt xuất huyết tại từng quận, huyện, xã, phường, từ đó tập trung vào từng nhiệm vụ cụ thể, tránh dàn trải để dành nguồn lực phòng, chống các dịch bệnh khác, như: Sởi, ho gà, tay chân miệng… đang có dấu hiệu gia tăng.

 

80 trẻ bị lây sùi mào gà do nong bao quy đầu ở Hưng Yên bây giờ ra sao?

http://infonet.vn/80-tre-bi-lay-sui-mao-ga-do-nong-bao-quy-dau-o-hung-yen-bay-gio-ra-sao-post241930.info

Hơn 4 tháng kể từ khi vụ việc các bé bị sùi mào gà ở Hưng Yên bị phát hiện tuy nhiên đến nay gần 100 gia đình có con, cháu bị sùi mào gà ở Hưng Yên vẫn thấp thỏm chờ đợi còn y sĩ Hoàng Thị Hiền, người khiến nhiều cháu lây bệnh vẫn đi làm bình thường.

Vụ việc ở Khoái Châu, Hưng Khiến của phòng khám y sĩ Hoàng Thị Hiền (Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên) đã khiến hơn 80 trẻ bị sùi mào gà vẫn là câu chuyện được bàn tán xôn xao ở huyện này.

Nhiều gia đình vẫn chờ trong vô vọng những thông tin tiếp theo của cơ quan điều tra về vụ việc. Chị Đặng Thị L. Ông Đình, Khoái Châu, Hưng Yên có con bị sùi mào gà lây từ phòng khám của bà Hiền vô cùng bức xúc khi vụ việc vẫn chưa đâu vào đâu. Con chị L. bị sùi mào gà đã phải chạy chữa nhiều nơi tốn kém 20 triệu đồng chưa kể những tổn hại tinh thần, sức khoẻ mà cháu bé phải chịu đựng. Nhưng đến nay, chị L. chỉ còn biết im lặng khi y sĩ Hoàng Thị Hiền, người khiến các bé lây bệnh từ dụng cụ phòng khám vẫn đi làm bình thường.

Thậm chí, chị L. cho biết, có cán bộ điều tra xuống nơi chị làm việc để lấy lời khai và hỏi về số tiền 2 triệu đồng được UBND tỉnh hỗ trợ các gia đình nhưng đến nay chị L. vẫn không biết gì về số tiền này.

Ngày 25/10, nhiều phụ huynh quá bức xúc trước cách làm việc của cơ quan y tế địa phương khi cơ quan công an đã khởi tố bị cáo mà bà Hiền vẫn đến trạm y tế xã làm như không có chuyện gì xảy ra. Họ đã kéo tới trạm y tế xã Mễ Sở, Văn Giang, Hưng Yên nơi bà Hiền làm việc để hỏi bà Hiền. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh thất vọng ra về.

Anh Đặng T. Đ. một phụ huynh có con bị lây sùi mào gà từ phòng khám bà Hiền bức xúc: “Chúng tôi không hiểu vì sao đã có kết luận dụng cụ y tế tại nhà bà Hiền nhiễm vi rút HPV mà bà Hiền vẫn vô can”. Anh Đ. tâm sự, anh và nhiều phụ huynh khác vô cùng bức xúc mỗi lần thấy bà Hiền đi làm coi như không có chuyện gì xảy ra.

Anh Đ. kể nhà cách nhà bà Hiền 2km, từ khi sự việc xảy ra bà chối bay, chối biến coi như không liên can gì và khi có kết luận của cơ quan công an bản thân bà Hiền cũng như người nhà của bà ấy chưa một lần tới hỏi thăm động viên các cháu hay có lời xin lỗi để các gia đình đỡ bức xúc hơn.

Khi hỏi bà Hiền về việc bà đi làm, bà Hiền chỉ nói không làm chuyên môn ‘tôi có tiêm ai đâu”. Trạm trưởng Trạm Y tế nơi bà Hiền công tác cũng cho biết bà Hiền chỉ bị đình chỉ về chuyên môn, không bị đình chỉ về công tác nên vẫn đến làm bình thường.

Anh Đ. cho biết, những ngày tới, các phụ huynh của trẻ bị sùi mào gà tiếp tục làm đơn kêu cứu lên các cơ quan trung ương để tìm công lý. Bởi theo anh Đ. dụng cụ nhiễm vi rút HPV mà người sử dụng dụng cụ gây bệnh cho trẻ vẫn vô can thì thật bất công cho gia đình các cháu.

Hiện nay, mới chỉ có khoảng 20 cháu được đưa đi giám định sức khoẻ, con nhà anh Đ. vẫn chưa được đưa đi giám định. Tuy nhiên, anh Đ. và các gia đình vẫn chờ đợi thậm chí có lúc họ tuyệt vọng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lều Văn Quân – Chánh Thanh tra Sở Y tế Hưng Yên cho biết, vụ việc này thuộc thẩm quyền xử lý của Công an tỉnh. Ông Quân cũng thông tin có đưa trẻ mắc sùi mào gà đi giám định tổn hại thì có 9 trẻ được xác định tổn hại từ 1-3%. Ông Quân cho biết, Sở Y tế cũng được biết hiện để điều tra và xử lý khách quan, công an tỉnh đã chuyển vụ việc điều tra này lên cơ quan thẩm quyền cấp trung ương.

 

Nguyên Giám đốc Sở Y tế Bắc Cạn bị đề nghị thi hành kỷ luật

http://nhandan.com.vn/phapluat/item/34512902-nguyen-giam-doc-so-y-te-bac-can-bi-de-nghi-thi-hanh-ky-luat.html

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Cạn vừa đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét thi hành kỷ luật đối với ông Nông Quốc Chí, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Chủ tịch Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh giai đoạn 2009- 2012.

Đồng thời kỷ luật khiển trách đối với hai cá nhân, gồm ông Bế Ngọc Hòa, nguyên Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh; bà Lâm Thị Bích Hường, Phó Giám đốc Trung tâm Giám định Y khoa tỉnh.

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Cạn nêu rõ, với các cương vị nêu trên, ông Nông Quốc Chí đã thiếu trách nhiệm trong điều hành tổ chức hoạt động của Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh (Hội đồng GĐYK), chủ trì, kết luận các cuộc họp của Hội đồng GĐYK tỉnh mà chưa nghiên cứu, rà soát đối chiếu với các danh mục bệnh được quy định tại Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT (Quyết định 09), ngày 20-2-2008 của Bộ Y tế; thiếu kiểm tra, giám sát chỉ đạo, đôn đốc cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý và Phòng GĐYK tỉnh thực hiện không đúng chức năng khám, giám định đúng quy định. Chưa phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thực hiện nhiệm vụ.

Thực hiện không đúng một số nội dung quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH, ngày 7-4-2009 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; Văn bản số 175/GĐYK, ngày 16-6-2009 của Viện GĐYK Trung ương về việc hướng dẫn giám định cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Những vi phạm, khuyết điểm của ông Nông Quốc Chí đã làm giảm uy tín cá nhân và tổ chức, đơn vị nơi đã công tác, gây dư luận xấu trong một bộ phận nhân dân và gây bức xúc đối với đối tượng đang hưởng trợ cấp, vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét kỷ luật đối với ông Chí.

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Cạn thi hành kỷ luật khiển trách đối với ông Bế Ngọc Hòa, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng GĐYK vì chưa làm tròn trách nhiệm được giao, chưa nắm kỹ văn bản để tham mưu với Hội đồng GĐYK, dẫn đến Hội đồng GĐYK kết luận tỷ lệ % suy giảm khả năng lao động đối với các bệnh không thuộc danh mục bệnh được quy định tại Quyết định 09 của Bộ Y tế. Thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, rà soát đối chiếu với quy định liên quan dẫn đến việc kết luận bệnh, xếp tỷ lệ % suy giảm khả năng lao động do bệnh, tật đối với các bệnh không nằm trong danh mục được quy định tại Quyết định số 09 của Bộ Y tế cho 163 trường hợp.

Ông Hòa cũng bị kết luận thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ chuyên môn; thiếu chỉ đạo rà soát, đối chiếu hồ sơ với các văn bản liên quan dẫn đến kết luận nghiệm thu, quyết định cho hưởng chế độ đối với các bệnh không nằm trong danh mục quy định tại Quyết định số 09 của Bộ Y tế dẫn đến việc ngân sách chi trả sai chế độ chính sách.

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Cạn cũng kỷ luật khiển trách bà Lâm Thị Bích Hường, Phó Giám đốc Trung tâm GĐYK tỉnh, nguyên Phó trưởng Phòng GĐYK tỉnh vì đã thiếu trách nhiệm trong việc rà soát, thẩm định, đối chiếu hồ sơ với các văn bản liên quan để tham mưu cho Hội đồng GĐYK trong công tác giám định cho người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, trực tiếp thụ lý 103 hồ sơ và ký 188 biên bản kết luận là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Hội đồng GĐYK tỉnh đã kết luận và xếp hưởng tỷ lệ % suy giảm khả năng lao động do bệnh tật cho 188 trường hợp không đúng danh mục bệnh được quy định tại quyết định số 09, Văn bản 175/GĐYK về việc hướng dẫn khám giám định cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Bên cạnh đó, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Cạn yêu cầu nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm trước tổ chức Đảng nơi đang công tác, sinh hoạt đối với năm người, gồm bà Đinh Thị Chuyên San, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, nguyên Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng GĐYK tỉnh; bà Lò Thị Hoán, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng GĐYK tỉnh; ông Lý Quốc Toàn, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng GĐYK tỉnh; ông Trịnh Đình Cương, Trưởng Khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Ủy viên chuyên môn Hội đồng GĐYK tỉnh và ông Vũ Đức Mạnh, Trưởng Khoa nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Ủy viên chuyên môn Hội đồng GĐYK tỉnh.

 

Trẻ tử vong sau sinh ở Kon Tum có thể do sặc bột sữa

http://suckhoedoisong.vn/tre-tu-vong-sau-sinh-o-kon-tum-co-the-do-sac-bot-sua-n137709.html

Trước nhiều luồng thông tin trái chiều khác nhau về trường hợp trẻ sơ sinh con của sản phụ Y Vi (23 tuổi, buôn Bung Kon, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) tử vong ít tiếng sau khi tiêm phòng vắc xin viêm gan B sơ sinh tại Trạm Y tế xã Đắk Blô vào ngày 20/10, chiều 25/10/2017, Sở Y tế tỉnh Kon Tum đã thông tin chính thức khẳng định trẻ tử vong không phải do vắc xin viêm gan B.

Theo hồ sơ và diễn biến vụ việc thì; Vào khoảng gần 3 giờ sáng ngày 20/10, sản phụ Y Vi chuyển dạ nên đến Trung Tâm y tế xã Đắk Blô, gần 4 giờ thì sinh bé trai nặng 3kg, các chỉ số huyết áp, tim mạch bình thường và cháu được tiêm mũi vitamin K1.

Khoảng 9 giờ 30, do sản phụ chưa có sữa nên người thân đi tự ý đi mua bột về cho trẻ sơ sinh ăn, các y sĩ đã giải thích không nên cho ăn bột sữa. Lúc 11 giờ, y sĩ Võ Xuân Ty thăm khám và thấy các chỉ số về nhịp tim, nhịp thở, thân nhiệt bình thường nên tiến hành tiêm vắc xin viêm gan b sơ sinh.

Sau khi tiêm cháu bé hoàn toàn bình thường cho đến gần 15 giờ chiều thì y sĩ Ty phát hiện cháu bé nhợt nhạt toàn thân, mạch yếu, miệng lại dính đầy bột, trong miệng cũng có bột, tim đã ngưng đập. Các y, bác sĩ đã tích cực cấp cứu tại chỗ nhưng cháu bé đã tử vong lúc 15 giờ 30.

Nguyên nhân ban đầu xác định có thể cháu bé tử vong do bị sặc bột sữa, hoặc phản ứng sau tiêm chủng do cơ địa không hợp chứ hoàn toàn không phải do vắc xin viêm gan B. Vắc xin tiêm cho con sản phụ Y Vi thuộc lô GB-0600916E, thuốc được kiểm định nghiêm ngặt, được Bộ Y tế cấp phép sử dụng. Các trẻ khác tiêm vắc xin này đều phát triển bình thường. Nhiều luồng thông tin cho rằng cháu bé tử vong vì vắc xin là hoàn toàn không có cơ sở.

 

Loại trừ khả năng bé sơ sinh 1 ngày tuổi ở Kon Tum tử vong do tiêm vắc xin

http://khoe365.net.vn/loai-tru-kha-nang-be-so-sinh-1-ngay-tuoi-o-kon-tum-tu-vong-do-tiem-vac-xin-p44580.html

Theo Sở Y tế tỉnh Kon Tum, trường hợp bé sơ sinh 1 ngày tuổi tử vong tại Trạm y tế xã Đăk Blô không phải do tiêm vắc xin viêm gan B.

Chiều 25/10, Sở Y tế tỉnh Kon Tum đã tổ chức họp báo thông tin chính thức vụ việc 1 trẻ sơ sinh trên địa bàn tỉnh đã tử vong, sau khi tiêm vaccine viêm gan B.

Tại buổi họp báo, bác sĩ Nguyễn Lộc Vương, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Đăk Glei, Sở Y tế tỉnh Kon Tum đã cử Đoàn công tác do Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh làm trưởng đoàn trực tiếp đến địa bàn thực hiện việc giám sát, điều tra, phân tích đánh giá nguyên nhân phản ứng sau tiêm chủng về trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B sơ sinh tại Trạm Y tế xã Đăk Blô.

Các chuyên gia loại trừ nguyên nhân tử vong do vaccine. Theo đó, có khả năng, trẻ tử vong là do bị sặc bột sữa, hoặc phản ứng sau tiêm chủng do cơ địa không hợp.

Như đã đưa tin trước đó, vào rạng sáng 20/10, bé trai được sinh ra tại Trạm y tế xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei. Sau khi sinh được vài tiếng, bố cháu bé cho ăn bột vì mẹ chưa có nhiều sữa. Khi phát hiện, bác sỹ đã giải thích và khuyên ngăn.

Đến khoảng 11h05 cùng ngày, cháu bé được tiêm vaccine viêm gan B, liều sơ sinh. Đến khoảng 14h50, người nhà phát hiện bé đã tử vong. Hiện nguyên nhân gây tử vong chính xác vẫn đang được điều tra làm rõ.

 

Lần đầu tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo cấp sở tại Lâm Đồng

http://nhandan.com.vn/chinhtri/item/34512102-lan-dau-to-chuc-thi-tuyen-chuc-danh-lanh-dao-cap-so-tai-lam-dong.html

Sáng 26-10, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, vừa ban hành kế hoạch thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp sở thuộc UBND tỉnh. Đây là lần đầu địa phương tổ chức thi tuyển chọn lãnh đạo cấp sở, góp phần thực hiện tốt chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Theo kế hoạch, các ứng viên dự tuyển chức danh phó giám đốc thuộc các sở: Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp và chức danh Phó trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp; mỗi vị trí tuyển một chỉ tiêu.

Theo quy định, mỗi vị trí dự tuyển phải có ít nhất hai ứng viên tham gia dự tuyển. Đối tượng tham gia dự tuyển gồm cán bộ, công chức, viên chức trong diện quy hoạch có đủ điều kiện bổ nhiệm đang công tác tại cơ quan, đơn vị có nhu cầu thi tuyển cán bộ lãnh đạo; đang công tác tại cơ quan, đơn vị khác, có chức năng nhiệm vụ tương tự (sở, ban, ngành cấp tỉnh và phòng, ban cấp tỉnh, huyện); đối tượng dự tuyển phải đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ cấp phó trưởng phòng cấp sở, huyện và tương đương trở lên; được cấp ủy, lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh tuyển chọn, đề cử và đồng ý bằng văn bản.

Các ứng viên là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp vị trí chức danh thi tuyển; hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong ba năm liền kề thời điểm thi tuyển; bảo đảm độ tuổi bổ nhiệm lần đầu.

Các ứng viên tham gia thi tuyển gồm hai phần, thi viết và trình bày đề án về đánh giá thực trạng, dự báo xu hướng phát triển, đề xuất giải pháp, chương trình hành động... Căn cứ kết quả thi và ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định bổ nhiệm chức vụ cho người trúng tuyển.

Thời gian thi tuyển bắt đầu từ ngày 5-12.

 

Tăng số năm sống khoẻ, sống chất lượng cho người cao tuổi

http://baochinhphu.vn/thoi-su/tang-so-nam-song-khoe-song-chat-luong-cho-nguoi-cao-tuoi/320146.vgp

Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai nhấn mạnh chính sách chăm lo người cao tuổi không chỉ nhằm kéo dài tuổi thọ, mà cần nâng cao chất lượng cuộc sống. Người cao tuổi phải thực sự “sống vui, sống khoẻ, sống có ích”.

Sáng 26/10, tại TP. Tuyên Quang đã diễn ra hội nghị biểu dương người cao tuổi tiêu biểu cơ sở 14 tỉnh Tây Bắc.

Tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban quốc gia Người cao tuổi Việt Nam; lãnh đạo Trung ương Hội Người cao tuổi, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, tỉnh Tuyên Quang… cùng 112 người cao tuổi tiêu biểu đại diện cho 1,6 triệu người cao tuổi ở Tây Bắc.

Những tấm gương tiêu biểu

Thực tế số lao động trẻ ở khu vực nông thôn, miền núi Tây Bắc đổ về đô thị, miền xuôi ngày càng nhiều, trách nhiệm của người cao tuổi ngày càng nặng nề trong tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.

Với nhiều hình thức hoạt động đa dạng, phong phú, người cao tuổi đã đóng góp  tích cực vào tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân. Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, bảo vệ an ninh chính trị.

Trong 5 năm qua đã có 116.241 người cao tuổi tham gia các tổ chức chức chính trị, xã hội như làm bí thư chi bộ; tổ trưởng Đảng; trưởng thôn, bản; tổ hoà giải; tổ bảo vệ đường biên, cột mốc…

Người cao tuổi tại các tỉnh Tây Bắc đã ký cam kết bảo vệ 125 km đường biên, 634 mốc giới. Tiêu biểu như ông Pờ Dần Xinh (dân tộc Hà Nhì xã Xín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) đã cùng Đồn Biên phòng A Pa Chải thường xuyên tổ chức tuyên truyền, trực tiếp bảo vệ cột mốc biên giới. Ông Quàng Văn Un (xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) phối hợp với Đồn Biên phòng Mường Lạn vận động 540 hộ dân ở 8 bản giáp biên ký cam kết tự chủ, tự quản 58 km đường biên giới, 10 mốc giới.

Các mô hình sản xuất do người cao tuổi làm chủ phát huy hiệu quả kinh tế thiết thực. Khu vực Tây Bắc có 7.812 chủ trang trại, chủ doanh nghiệp, 41.824 người được bình chọn "Người cao tuổi sản xuất - kinh doanh giỏi".

Trong các đại biểu về dự hội nghị có ông Lê Quý Đáng (thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) làm kinh tế giỏi, canh tác 18,5 ha cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP, cho thu nhập mỗi năm 150 triệu đồng. Ông Đáng đã giúp 10 hộ cùng canh tác mỗi năm đưa ra thị trường 3.000 tấn cam.

Ông Phùng Đức Duy (thôn Đồng Rẽ, xã Hợp Thanh, tỉnh Hòa Bình) đã khai hoang phục hóa hàng chục ha đất, trở thành trang trại có thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm. Ông Lường Văn Khút (bản Nà Bó, xóm Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) trồng hơn 100 ha rừng, nhận trồng và bảo vệ hàng trăm nghìn cây quế hương liệu, có thu nhập trên 900 triệu đồng/năm.

Người cao tuổi đã chia sẻ kinh nghiệm, kết quả sản xuất cho cộng đồng xã hội, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới.

Thực hiện Chương trình "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới", người cao tuổi đã vận động gia đình, con cháu, dòng họ ủng hộ 1.331.352 ngày công, hiến 4.214.281 m2 đất và hơn 210 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa đường làng, mương máng, nhà văn hóa, trường học, nơi sinh hoạt tín ngưỡng. Đồng thời góp phần giúp đỡ những người khó khăn, cô đơn không nơi nương tựa, hoặc sa vào tệ nạn hoàn lương.

Người cao tuổi ở Tây Bắc luôn ý thức sâu sắc và tích cực tham gia bảo tồn, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc. Tích cực phục dựng lại các phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, nghề truyền thống tốt đẹp. Đơn cử như ông Hoàng Xín Hòa (dân tộc Nùng Dín, thôn Pạc Ngạn, xã Nấm Lư, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) đã cùng những người cao tuổi am hiểu văn hóa, phong tục, lễ nghi của dân tộc mình, sưu tầm, biên tập 72 bài hát cổ, sáng tác 26 bài hát mới bằng tiếng dân tộc Nùng Dín.

Đặc biệt người cao tuổi tích cực tham gia thực hiện các phong trào: "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", "Ngày Biên phòng toàn dân", góp phần bài trừ hủ tục, đẩy lùi mê tín dị đoan, trong ma chay, cưới hỏi... ốm đau đến cơ sở y tế khám, điều trị, sinh đẻ có kế hoạch.

Công tác khuyến học, khuyến tài thu hút đông đảo người cao tuổi tham gia, nhằm đẩy mạnh việc học tập suốt đời trong cộng đồng dân cư, góp phần xóa nạn mù chữ và tái mù, cung cấp kiến thức văn hóa, xã hội, kinh tế, kỹ thuật.

Gương sáng cho các thế hệ sau

Trong phát biểu của mình, đồng chí Trương Thị Mai đánh giá cao Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam đã có nhiều hoạt động tôn vinh người cao tuổi tiêu biểu. Qua đó góp phần động viên khuyến khích người cao tuổi Việt Nam và khu vực Tây Bắc sống vui sống khỏe, sống có ích, luôn là tấm gương sáng giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến chế độ chính sách đối với người cao tuổi. Gần đây nhất, Hội nghị Trung ương 6 đã thông qua Nghị quyết về “Tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”. Nghị quyết xây dựng các mục tiêu nhằm nâng cao sức khỏe cho người dân Việt Nam trong đó có người cao tuổi. Mục tiêu phấn đấu tiếp tục tăng tuổi thọ cho người Việt Nam đến năm 2030 dự kiến là 75 tuổi, nhất là tăng sức khoẻ, số năm sống khoẻ, sống chất lượng cho người cao tuổi.

Bên cạnh đó cần xây dựng các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, giúp người cao tuổi hòa nhập tích cực với cuộc sống, có được nơi nương tựa của tuổi già. Nâng cao được đời sống tinh thần, nêu cao được trách nhiệm của gia đình, cộng đồng xã hội đối với người cao tuổi. Đồng thời cũng phải phát huy được khả năng, vai trò của người cao tuổi trong các mục tiêu phát triển đất nước.

"Với tư cách là người đi trước, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tiếng nói có uy tín trong cộng đồng, người cao tuổi vừa vận động tư vấn, giám sát, vừa tham gia phản biện, tổ chức các hoạt động tự quản trong dân cư.

Các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân cần tiếp tục dành sự quan tâm ủng hộ động viên và phát huy vai trò, vị thế người cao tuổi trong gia đình cũng như ngoài xã hội”, đồng chí Trương Thị Mai nói.

Đến nay, tại khu vực Tây Bắc đã có 329.462 người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội; 243.748 người được khám bệnh, 22.922 người được chữa các bệnh về mắt, thay thủy tinh thể; 167.541 người được nhận áo ấm; 2.324 hộ được xóa nhà tạm, nhà dột, tỷ lệ hộ nghèo giảm.

 

Thừa Thiên – Huế triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng đợt II – 2017

http://moitruong.net.vn/thua-thien-hue-trien-khai-thang-ve-sinh-tieu-doc-khu-trung-dot-ii-2017/

Để chủ động đề phòng, ngăn chặn dịch bệnh gia súc, gia cầm tái phát và lây lan,  bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đàn vật nuôi, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ra Công văn số 7711/UBND-NN gửi UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu khẩn trương triển khai tháng vệ sinh,tiêu độc khử trùng đợt II năm 2017.

Theo báo cáo của Cục Thú y, thời gian qua tại một số địa phương đã xảy ra dịch Cúm gia cầm, Lở mồm long móng gia súc (LMLM) và một số dịch bệnh khác trên vật nuôi; tình hình thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa sẽ làm giảm sức đề kháng của gia súc, gia cầm, tạo thuận lợi cho mầm bệnh có điều kiện phát tán. Cùng với đó là các hoạt động vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép qua biên giới ngày càng tinh vi, khó kiểm soát, việc quản lý dịch LMLM tại các cơ sở giết mổ lợn ở một số địa phương chưa tốt; đàn gia súc, gia cầm đã đến thời kỳ tiêm phòng nhắc lại… Vì vậy, một số dịch bệnh như cúm gia cầm, LMLM, tai xanh ở lợn có nguy cơ xuất hiện và lây lan là rất cao.

Công văn nêu, yêu cầu UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế tổ chức phát động thực hiện “Tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường đợt II năm 2017” tại địa phương. Chỉ đạo chính quyền các xã, phường, thị trấn tổ chức các đội phun thuốc sát trùng cho khu vực chăn nuôi hộ gia đình, chợ buôn bán động vật sống ở nông thôn, nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm, khu nhốt giữ động vật, sản phẩm động vật nhập lậu…

Trại chăn nuôi tập trung, các cơ sở giết mổ động vật, cơ sở gia công, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật phải thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng theo quy định trước và sau mỗi ca sản xuất. Tại cửa khẩu biên giới, chỉ đạo Ban quản lý cửa khẩu bố trí hố sát trùng và giao trách nhiệm cơ quan chăn nuôi thú y địa phương thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật qua lại. Đối với các đường mòn, lối mở biên giới, chính quyền địa phương cấp xã bố trí hố sát trùng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về nghiệp vụ, phương pháp, cách thức tiến hành vệ sinh, tiêu độc khử trùng cho các đối tượng tiêu độc để các địa phương triển khai. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế tổ chức, triển khai “Tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường đợt II năm 2017” đảm bảo hiệu quả.

Bố trí, cấp bổ sung đợt hóa chất tiêu độc khử trùng để các địa phương thực hiện tiêu độc khử trùng. Chỉ đạo các chốt kiểm dịch trên tuyến Quốc lộ 1A tăng cường công tác kiểm tra, tiêu độc khử trùng phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trước khi ra vào địa bàn tỉnh để ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh theo quy định.

Sở Y tế chỉ đạo cơ quan y tế các cấp phối hợp ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, thực hiện tiêu độc khử trùng môi trường để phòng bệnh lây lan cho người.

Sở Tài chính rà soát, nghiên cứu, tham mưu bố trí kinh phí để ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương tổ chức, thực hiện tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường đợt II năm 2017 đạt hiệu quả cao.

Thời gian thực hiện trong vòng 1 tháng, bắt đầu từ ngày 23/10/2017 đến hết ngày 22/11/2017.

 

Các vấn đề “nóng” của ngành y tế Kon Tum tại cuộc họp báo

http://phapluatxahoi.vn/cac-van-de-nong-cua-nganh-y-te-kon-tum-tai-cuoc-hop-bao-106163.html

Một số vấn đề “nóng” của ngành Y tế tỉnh Kon Tum trong thời gian vừa qua đã được đưa ra thảo luận tại cuộc họp báo. 

Chiều ngày 25-10, Sở Y tế tỉnh Kon Tum tổ chức cuộc họp báo để cung cấp thông tin chính xác về những vấn đề xảy ra trong ngành Y tế của tỉnh Kon Tum được dư luận quan tâm trong thời gian gần đây.

Nội dung thứ nhất, liên quan đến kết luận của Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy đối với tập thể và cá nhân có sai phạm trong việc quản lý kinh tế, điều hành giai đoạn 2009-2016 xảy ra tại Trung tâm Y tế huyện Kon Rẫy.

Với nội dung này, theo Báo cáo số 130-TB/UBKTTU ngày 4-10 của Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy cho rằng, để xảy ra sai phạm ở Trung tâm Y tế huyện Kon Rẫy một phần do phía Sở Y tế thiếu theo dõi, đôn đốc nhắc nhở với Trung tâm Y tế huyện Kon Rẫy trong việc khắc phục khuyết điểm qua xét duyệt quyết toán hằng năm.

Việc khuyết điểm kéo dài trở thành vi phạm trong công tác quản lý tài chính, tài sản thuốc vật tư và thiết bị y tế. Thực hiện việc luân chuyển cán bộ, đối với các đồng chí Giám đốc Trung tâm chưa phù hợp với tình hình thực tế. Nhà thầu tư vấn, giám sát, quản lý dự án thiếu trách nhiệm để các công trình, hạng mục xuống cấp ở Trung tâm y tế huyện Kon Rẫy.

Vấn đề này, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã đề nghị khắc phục về nguồn tài chính; tiến hành thu hồi Ngân sách nhà nước số tiền 117.205.541 đồng; thu hồi, nộp tài khoản tạm giữ của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy số tiền 757.444.967 đồng; trong đó, vi phạm chi từ thường xuyên 49.745.911 đồng và vi phạm Xây dựng cơ bản là 707.699.056 đồng.

Đặc biệt, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã chuyển hồ sơ cho CQCSĐT CA tỉnh Kon Tum về sai phạm của 2 hệ thống xử lý chất thải lỏng và rắn không hiệu quả, gây tổn thất, lãng phí ngân sách nhà nước là 3.065.000.000 đồng với chất thải lỏng và 1.600.000.000 đồng với chất thải rắn.

Về nguyên nhân sơ bộ trẻ sơ sinh chết ở Trạm y tế xã Đăk Blô, huyện Đắk Glêi, đại diện Trung tâm y tế dự phòng có kết luận, nguồn gốc vắc xin rõ ràng đã được kiểm định và Bộ Y tế cấp phép sử dụng. Quy trình tiêm chủng đúng quy định và kết luận sơ bộ là trẻ tử vong chưa rõ nguyên nhân, không có bằng chứng liên quan đến chất lượng vắc xin viêm gan B và thực hành tiêm chủng.Trường hợp này, Trung tâm Pháp Y tỉnh đã phẩu thuật tử thi và tiến hành lấy mẫu gửi về Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM đang trong thời gian chờ đợi kết quả cụ thể.

Và nội dung cuối cùng là vụ tai nạn giao thông xảy ra ở xã Đắk Hring, huyện Đắk Hà. Đại diện Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS báo cáo, cho đến nay Hội đồng đã tổ chức họp và báo cáo, trình Giám đốc Sở Y tế cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp theo Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 29-8-2008 của Thủ tướng Chính phủ cho 36 trường hợp.

Ông Đào Duy Khánh - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum chủ trì cuộc họp báo thông tin: “Về mọi việc liên quan đến những vụ việc nói trên thì dù đúng hay không đúng đều phải xử lý. Điều trăn trở nhất là cán bộ cấp cơ sở đang có trình độ hạn chế, cơ sở vất chất còn thiếu thốn, để xảy ra những sự cố đáng tiếc nói trên. Về phía lãnh đạo, tôi cho rằng đây là bài học đắt giá và sâu sắc nhất của ngành trên địa bàn tỉnh”.

 

Bệnh sởi đến sớm và có xu hướng gia tăng

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suc-khoe/881247/benh-soi-den-som-va-co-xu-huong-gia-tang

Ngày 26-10, theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, bệnh sởi có xu hướng tăng trong một vài tuần gần đây. Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 32 ca mắc sởi rải rác tại 15 quận, huyện, trong đó có 1 trường hợp tử vong.

Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, bệnh sởi do vi rút sởi gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban. Vi rút sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Một người mắc có thể gây lây nhiễm cho khoảng 20 người khác. Đa phần các ca mắc sởi đều do chưa được tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ số mũi theo quy định.

"Năm nay, bệnh sởi đến sớm, vì vậy, nếu trẻ nhỏ 9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi mà chưa được tiêm phòng sởi đầy đủ thì khả năng mắc bệnh là rất cao", ông Nguyễn Nhật Cảm nói.

Theo PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, để chủ động phòng chống dịch bệnh sởi, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội giám sát chặt chẽ diễn biến, kịp thời triển khai xử lý ổ dịch. Các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức phân luồng bệnh nhân nghi mắc sởi ngay từ khu vực phòng khám, đồng thời bố trí khu vực cách ly, buồng bệnh cách ly điều trị sởi để tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã rà soát tất cả các trẻ trong diện tiêm chủng mở rộng, bảo đảm trẻ được tiêm phòng đầy đủ theo quy định. Tới đây, Hà Nội sẽ triển khai tổ chức tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ 1 tuần/lần thay vì 1 tháng/lần như hiện nay.

 

Bác sĩ gắp 30 con giòi trong tai bệnh nhân

https://news.zing.vn/bac-si-gap-30-con-gioi-trong-tai-benh-nhan-post790545.html

Bệnh nhân 76 tuổi, sống ở Hồ Nam, Trung Quốc, bị ruồi chui vào tai đẻ trứng và phải nhập viện để điều trị.

Sau khi có triệu chứng đau và giòi bò ra ngoài tai, bệnh nhân đã tới Bệnh viện Xiangya số 3 thuộc Đại học Trung Nam để khám. Theo người cháu gái, bà bị viêm tai giữa mạn tính nhiều năm nay nhưng không chữa trị.

Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện trong tai của bà có 30 con giòi. Căn bệnh viêm tai giữa ra mủ là nguyên nhân khiến ruồi chui vào tai đẻ trứng.

Khoảng một tuần trước khi nhập viện, một con ruồi đã chui vào tai của cụ bà nhưng không có cách gì để lấy nó ra. 4 ngày sau, bộ phận này bắt đầu có dấu hiệu đau và xuất hiện giòi chui từ bên trong ra ngoài.

Các bác sĩ đã gắp toàn bộ giòi trong tai của bệnh nhân ra ngoài. Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiếp tục tiến hành phẫu thuật để chữa bệnh viêm tai giữa mạn tính cho bà.

 

Hội chẩn trực tuyến - Bác sĩ gần dân

http://suckhoedoisong.vn/hoi-chan-truc-tuyen-bac-si-gan-dan-n137717.html

Bệnh viện Nhi Trung ương đã từng hỗ trợ lâm sàng trực tuyến thông qua hội chẩn từ xa, điển hình là với Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An: một trường hợp bệnh nhi sơ sinh mắc phình đại tràng vô hạch, giúp người nhà bệnh nhi yên tâm điều trị bệnh cho con tại địa phương.

Bé Nguyễn P.S. mới 2 tháng tuổi, quê ở Nghệ An. Theo gia đình, bé Sang chào đời khỏe mạnh khi được 38 tuần tuổi. Tuy nhiên, chỉ 7 ngày sau đó, bé xuất hiện một số biểu hiện bất thường: nôn nhiều sau bú, chậm đi ngoài phân su. Cháu được gia đình đưa vào Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Tại đây, các bác sĩ đã cho cháu sử dụng kháng sinh, nuôi dưỡng tĩnh mạch, thụt tháo hàng ngày kết hợp chiếu đèn, tuy nhiên tình trạng bệnh nhi không tiến triển. Cháu được các bác sĩ chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục điều trị chuyên sâu.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, qua thăm khám, chụp Xquang khung đại tràng, sinh thiết đại tràng, các bác sĩ ngoại khoa kết luận bé S. mắc phình đại tràng vô hạch. Phình đại tràng bẩm sinh là bệnh tổn thương đại tràng ảnh hưởng tới quá trình tống xuất phân gây táo bón. Nguyên tắc của điều trị bệnh này là cần phẫu thuật. Bé S. được chỉ định phẫu thuật 2 lần. Sau khi phẫu thuật lần thứ nhất, nhận thấy sức khỏe bệnh nhi đã đủ điều kiện chuyển về theo dõi tại địa phương trong khi chờ phẫu thuật lần 2, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiến hành hội chẩn từ xa với các đồng nghiệp Bệnh viện Sản Nhi trao đổi về tình trạng sức khỏe của bé, đồng thời cùng các đồng nghiệp lên kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng và điều trị cho cháu S. tại địa phương. Trước khi bàn giao cho các bác sĩ tuyến tỉnh, bé được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đặt một đường truyền tĩnh mạch lâu dài để nuôi dưỡng tĩnh mạch và hạn chế phải lấy lại ven nhiều lần.

Trong quá trình cháu S. được chăm sóc tại bệnh viện tỉnh, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương vẫn thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhi và trao đổi hỗ trợ chuyên môn cho các đồng nghiệp thì bất ngờ nhận được thông tin từ các đồng nghiệp Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An về sự cố đường truyền tĩnh mạch của cháu S. Ngay lập tức, một cuộc hội chẩn “nóng” được nối giữa Hà Nội với Vinh, trong lần hội chẩn này có sự tham gia của cha mẹ cháu S. Nhờ vậy, gia đình nắm bắt được diễn biến tình trạng sức khỏe của con mình, được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương giải thích cặn kẽ kế hoạch điều trị để yên tâm chữa bệnh cho bé tại địa phương, cùng với đó tăng cường điều dưỡng có kinh nghiệm từ Hà Nội vào... Là bệnh viện tuyến cao nhất về nhi khoa của toàn miền Bắc với 14-16 bệnh viện vệ tinh, những cuộc hội chẩn từ xa để hỗ trợ về lâm sàng cho các đồng nghiệp tuyến dưới đã trở nên quen thuộc với các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương.

Sau 2 năm đi vào hoạt động, hình thức hỗ trợ lâm sàng trực tuyến thực sự nối dài cánh tay cho các bác sĩ tại các bệnh viện tuyến Trung ương, giúp các nhà chuyên môn tiết kiệm được thời gian, công sức di chuyển trong quá trình hỗ trợ bệnh viện tuyến, tạo điều kiện để người dân yên tâm chữa bệnh tại địa phương. Từ đó, Bệnh viện Nhi Trung ương thực hiện được mục tiêu: giảm tải bệnh viện tuyến Trung ương, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Ở Hà Nội cấp cứu tận Điện Biên

Tại Bệnh viện Việt Đức, công tác cấp cứu qua hệ thống trực tuyến được áp dụng thường quy trong thời gian gần đây. Câu chuyện ngoạn mục nhất đó là trường hợp cứu sống cô giáo bị tai nạn ôtô khiến nội tạng lộ cả ra ngoài.

ThS. Lê Việt Khánh - Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Việt Đức kể, nhận được tin từ Bệnh viện tỉnh Điện Biên báo về lúc 9h sáng ngày 6/3, ThS. Khánh lập tức tổ chức cuộc hội chẩn tại Trung tâm Chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Việt Đức với lãnh đạo và các bác sĩ phẫu thuật, gây mê của Bệnh viện tỉnh Điện Biên qua đường truyền Telemidicine.

ThS. Lê Việt Khánh và TS. Dương Trọng Hiền - Phó Trưởng khoa Phẫu thuật cấp cứu ổ bụng đã cùng xem các hình ảnh tổn thương của bệnh nhân truyền về và qua hệ thống y tế từ xa Telemedicine, các chuyên gia đã tư vấn cho các bác sĩ ở Bệnh viện tỉnh Điện Biên về tình trạng bệnh, khả năng thương tổn cũng như cách xử trí. Nhờ đó, cô giáo không may bị tai nạn đã được cứu sống.

 

Xót xa nhìn bé trai đầu căng tròn như quả bóng nước nằm chờ chết

http://danviet.vn/tin-tuc/xot-xa-nhin-be-trai-dau-cang-tron-nhu-qua-bong-nuoc-nam-cho-chet-816768.html

Cả người bé chỉ khoảng 20kg nhưng đầu nặng đến 15kg, căng mọng như quả bóng nước, có thể vỡ tung bất cứ lúc nào.

Đầu toàn nước, có thể vỡ bất cứ lúc nào

Nằm tại khoa Cấp cứu – Chống độc của Bệnh viên nhi Trung ương, một bệnh nhi với cái đầu to lạ thường, da đầu căng mọng, hằn lên những đường gân, mạch máu chực trào như muốn vỡ ra, tóc lưa thưa… không khỏi khiến nhiều người rùng mình, cám cảnh.

Đó là bệnh nhi Bùi Trung Đoàn (13 tháng tuổi), ở làng Chầm, xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

Sáng 26/10, trao đổi với PV, chị Bùi Thị Hoa (SN 1998) - mẹ cháu Đoàn sụt sùi: “Gia đình đang chuẩn bị cho cháu về quê. Bác sĩ nói đầu con tôi chỉ toàn nước nên khó cứu chữa, mang về nhà sống được ngày nào hay ngày đó”.

Theo chị Hoa, bệnh của cháu Đoàn đã được phát hiện từ lâu nhưng gia đình không có tiền chạy chữa. Ngày 25/10, được sự giúp đỡ của một nhóm tình nguyện, gia đình chị đưa cháu ra Hà Nội khám bệnh. Tuy nhiên, tất cả đã quá muộn.

Chị Hoa cho biết, khi mang thai cháu Đoàn, chị ăn uống bình thường, có đi tiêm phòng và không uống thuốc kháng sinh. Trong thời kỳ mang thai, chị Hoa cũng đi siêu âm nhưng các bác sĩ không phát hiện ra dị tật, kết quả mỗi lần siêu âm đều cho thấy thai nhi phát triển bình thường.

Khi sinh, đầu của cháu Đoàn to hơn những trẻ bình thường khác, hai bên đầu sờ vào rất mềm. Tuy nhiên, 3 tháng đầu, Đoàn ăn ngủ tốt, không quấy khóc.

“Từ tháng thứ 3 trở đi, đầu của cháu to bất thường. Đến khi được 7-8 tháng tuổi, cháu vẫn chơi với mọi người, có nhiều khi quấy khóc nhưng người lớn chơi đùa với cháu thì cháu lại vui vẻ.

Từ tháng thứ 10 đến nay, tay của cháu bị co lại, không giơ được lên đầu nữa. Đến thời điểm hiện tại, đầu cháu phình to ra khiến mắt không nhìn thấy và lúc nào gia đình cũng chỉ sợ đầu con bị vỡ ra. Soi đèn pin qua đầu chỉ toàn thấy nước chứ không thấy não đâu”, chị Hoa ngân ngấn nước mắt.

Trọng lượng toàn bộ cơ thể của cháu Đoàn khoảng 20kg nhưng riêng phần đầu đã nặng khoảng 15kg. Các mạch máu trên đầu nổi lên, da đầu căng mọng như muốn vỡ ra…

Bệnh nhi tiên lượng xấu

Bà Lê Thị Mạo – mẹ chị Hoa cho hay, từ khi sinh ra, Hoa đã phải chịu nhiều thiệt thòi. Gia đình nghèo khó, bố lại mất sớm, chị gái đi lấy chồng nên chỉ còn 2 mẹ con nương tựa vào nhau, sống dựa vào mấy sào ruộng.

Năm Hoa lên 16 tuổi thì nảy sinh tình cảm và có bầu với một thanh niên cùng làng. Sau đó, 2 người không đăng ký kết hôn mà chỉ làm vài mâm cơm mời họ hàng rồi về ở với nhau.

“Khi con gái tôi sinh cháu được 2 ngày thì chồng nó thấy dị tật liền bỏ đi không một lời hỏi han. Tôi thương 2 mẹ con nó nên đón về nhà chăm sóc”, bà Mạo nói.

Dù biết bệnh tình của con nhưng nhiều lần chị Hoa đưa con đi viện rồi lại phải đưa về do không có tiền trả viện phí.

Hiện cháu Đoàn vẫn ăn mỗi ngày được một bát cơm, vẫn nhận thức được và đã bắt đầu biết cất tiếng gọi “mẹ”, “bà”.

TS.BS Trương Mai Hồng - Phó Trưởng khoa cấp cứu (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, bệnh nhi Đoàn mắc chứng bệnh não úng thủy nặng. Não toàn nước nên tiên lượng rất xấu. Bệnh nhân có thể tử vong bất cứ lúc nào nếu não bị vỡ ra.

“Não của cháu Đoàn toàn nước, mí mắt sụp xuống, dịch tay chảy ra ngoài rất khó để điều trị, chúng tôi chỉ có thể kéo dài sự sống cho bệnh nhi”, bác sĩ Hồng nói.

Theo bác sĩ Hồng, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh não úng thủy, riêng với trường hợp bệnh nhi Đoàn có thể là do bẩm sinh. Bệnh não úng thủy nếu không được mổ sớm, nhu mô não bị chèn ép, gây ra những di chứng nghiêm trọng cho trẻ như mù, điếc, liệt hai chi...

Tuổi phẫu thuật tốt nhất cho trẻ là dưới 6 tháng hoặc càng sớm càng tốt ngay sau khi phát hiện. Nếu trẻ được mổ sớm, đầu sẽ không bị to ra và trí tuệ của trẻ vẫn phát triển bình thường.

 

Cứu bệnh nhân có khối u não 'không giống ai'

http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/cuu-benh-nhan-co-khoi-u-nao-khong-giong-ai-735905.html

Tối 26-10, bệnh viện (BV) Đa khoa Xuyên Á (TP.HCM) cho biết nơi đây vừa phẫu thuật thành công khối u não mặt sau xương đá, một vị trí vô cùng nguy hiểm trong não cho bệnh nhân NTT (50 tuổi, ở tỉnh Tây Ninh).

Trước đó, bệnh nhân tới BV Đa khoa Xuyên Á trong tình trạng chóng mặt, hoa mắt, khó thở. Chưa hết, gương mặt bệnh nhân còn bị méo xệch. Kết quả chẩn đoán của các bác sĩ (BS) chuyên khoa Ngoại thần kinh ghi nhận bệnh nhân có khối u não nằm rất sâu ở vị trí liên quan tới nhiều dây thần kinh sọ não và là vùng chức năng quan trọng của não bởi nơi đây điều hành nhịp tim và hô hấp.

Các BS nhận định việc phẫu thuật khối u não ở vị trí quá phức tạp không chỉ đòi hỏi kinh nghiệm chuyên môn mà còn cần sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại. Cụ thể là kính hiển vi phẫu thuật, máy hút mô u chọn lọc không làm tổn thương mạch máu thần kinh… nhằm giảm thiểu các sang chấn cho bệnh nhân.

Trong quá trình phẫu thuật, các BS hết sức thận trọng và tỉ mỉ giải phóng u. Đồng thời tách u ra khỏi mạch máu thần kinh để hạn chế sang chấn thương chức năng của thân não và các dây thần kinh sọ não. Sau hơn bốn giờ, ca phẫu thuật đã thành công. Hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định.

Một BS khoa Ngoại thần kinh BV Đa khoa Xuyên Á cho biết khối u não trở nên cực kỳ nguy hiểm, khó khăn khi điều trị nếu nằm ở vị trí sâu, liên quan đến nhiều dây thần kinh sọ não và vùng thân não (vùng chức năng quan trọng của não như khả năng hô hấp, nuốt, nói...).

“Quá trình phẫu thuật lấy hết u ra khỏi não, đồng thời không làm ảnh hưởng tới các chức năng của não bộ là vô cùng phức tạp” – vị BS này nói.

 

 Nguy cơ bị ung thư do thuốc lá điện tử cao gấp 15 lần thuốc lá điếu

http://laodongthudo.vn/nguy-co-bi-ung-thu-do-thuoc-la-dien-tu-cao-gap-15-lan-thuoc-la-dieu-62916.html

Một số người cho rằng thuốc lá điện tử ít độc hại hơn nên chuyển từ thuốc lá điếu truyền thống sang thuốc lá điện tử. PV đã trao đổi với PGS.TS. Phan Thu Phương, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai xung quanh vấn đề này.

Một số người cho rằng thuốc lá điện tử ít độc hại hơn nên chuyển từ thuốc lá điếu truyền thống sang thuốc lá điện tử. Quan điểm của bà về vấn đề này như thế nào?

Thuốc lá điện tử từng được kỳ vọng sẽ giúp cai được thuốc lá truyền thống và giảm các tác hại, nhưng thực tế lại đang gây nghiện cho nhiều người trẻ. Nhiều công trình nghiên cứu khẳng định, hút thuốc lá điện tử vẫn có nguy cơ gây ung thư và không giúp cai nghiện thuốc lá mà còn gây nghiện.

Nghiện thuốc lá được cấu thành bởi 3 yếu tố: Nghiện thực thể, nghiện thói quen, hành vi và nghiện tâm lý. Sử dụng thuốc lá điện tử không giải quyết được vấn đề nghiện thói quen hành vi và nghiện tâm lí. Đồng thời trong tinh dầu thuốc lá điện tử vẫn có lượng nicotin nhất định, khi sử dụng nếu không có sự kiểm soát thì sẽ không cai được thuốc lá và vẫn phụ thuộc vào nicotin. Dần dần khi nồng độ nicotin trong thuốc lá điện tử không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của cơ thể thì người hút sẽ quay trở lại với thói quen hút thuốc lá đốt thông thường.

Thưa PGS, trong tinh dầu để hút thuốc lá điện tử có những thành phần gì, độc hại ra sao?

Người ta gần như không thể biết đến thành phần có trong tinh dầu thuốc lá điện tử do có rất nhiều chủng loại, xuất xứ cũng khác nhau và có cả những người “chơi” pha trộn nhiều loại với nhau.

Một số chất mà người ta đã tìm ra có trong thuốc lá điện tử là Propylene Glycol thường được dùng trong các máy tạo khói hoặc sương mù nhân tạo trên sân khấu, có thể gây kích ứng phổi và mắt, có thể gây hại cho những người bị bệnh phổi mạn tính như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản.

Trong tinh dầu thuốc lá điện tử còn có chất tạo mùi rất độc hại. Hiện nay các hãng sản xuất cũng không công bố thành phần chi tiết của các chất tạo mùi này với lý do đó là "bí mật thương mại". Theo nghiên cứu tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard mới đây thì 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl - một chất gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Nguy hại hơn, người ta tìm thấy cả các kim loại nặng độc hại trong hơi khói của thuốc lá điện tử như: thiếc, nickel, chì và thủy ngân. Hay chất Diethylene Glycol - một hóa chất độc hại được sử dụng trong chất chống đông. Ngoài ra khi làm nóng tinh dầu và bay hơi sẽ sinh ra một số hóa chất độc hại như: Formaldehyde, Acetaldehyde là chất có thể gây ung thư; Acrolein là chất có thể gây tổn thương phổi và góp phần gây bệnh tim mạch ở những người hút thuốc…

Vậy thưa PGS, thuốc lá điện tử ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của người sử dụng?

Một số loại thuốc lá điện tử còn chứa nicotine - chất gây nghiện, nhằm tạo ra sự sảng khoái, hưng phấn. Vậy nên nếu sử dụng thuốc lá điện tử trong thời gian dài cũng có thể gây nghiện cho người sử dụng.

Thậm chí nếu đem so sánh thuốc lá điện tử với thuốc lá điếu truyền thống thì nguy cơ bị ung thư do thuốc lá điện tử gây ra cao gấp 15 lần thuốc lá điếu.

Những người thụ động hít phải khói của thuốc lá điện tử có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe không và ảnh hưởng như thế nào, thưa PGS?

Khói của thuốc lá điện tử vẫn chứa rất nhiều chất hóa học có hại cho người hít phải (cả người hút trực tiếp và những người xung quanh).

Thứ nhất, nicotin qua thuốc lá điện tử vào cơ thể con người (dạng nicotin lỏng được đốt cháy) vẫn là nicotin giống thuốc lá điếu. Nicotin là chất độc thần kinh và khiến cho não bộ dần phụ thuộc từ đó gây ra hiện tượng nghiện cùng các tác hại đối với người hút (chủ động và thụ động). Ngoài ra nicotine cũng gây ảnh hưởng đến tim mạch máu.

Thứ hai, các chất hóa học trong tinh dầu thuốc lá điện tử nhằm tạo mùi, tạo khói và tạo cảm giác sảng khoái sau khi hút được phả ra ngoài môi trường có thể chứa kim loại nặng (chromium, nickel...). Các chất này sẽ không mất đi mà vào cơ thể con người quan làn khói, có thể là nơi khởi phát ung thư giống như Acrolein khi được hít sâu vào phổi (một chất sinh ra do sự phân hủy glycerin ở nhiệt độ cao).

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong khói thuốc lá điện tử vẫn chứa formaldehyde, benzene và nitrosamines (chất đặc biệt có trong thuốc lá và gây ung thư), acetaldehyde và các chất gây ung thư khác.

Vì vậy, người hít phải khói thuốc lá điện tử thụ động cũng giống như người hút trực tiếp đều có nguy cơ mắc hơn 25 loại bệnh tật. Nặng nề nhất như: ung thư phổi, ung thư thanh quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đột quỵ, xuất huyết não, ung thư dạ dày… Hay các vấn đề sẽ ảnh đến chất lượng cuộc sống: vô sinh, liệt dương, bệnh lý răng miệng, bệnh lý đại tràng, dạ dày,…

PGS có khuyến cáo gì cho những người đang sử dụng thuốc lá điện tử?

Thuốc lá điện tử đều có liên quan tới việc hút thuốc lá truyền thống. Tuy nhiên, vẫn còn quá ít nghiên cứu về tác động của thuốc lá điện tử đối với sức khỏe của người hút và người không hút. Các chuyên gia đều nhấn mạnh rằng, đây không phải là một sản phẩm dành cho những người không hút thuốc.

Bởi vậy, nếu bạn chưa bao giờ hút thuốc thì đừng thử nó. Không có lý do nào để thử thuốc lá điện tử bởi nó có chứa nicotine và cũng sẽ gây nghiện. Đồng thời, nó cũng không phải là sản phẩm có thể giúp bạn cai được thuốc lá.

Xin cảm ơn PGS.TS.

 

Bố có biết những điều đơn giản này hại tới bà bầu và thai nhi không?

http://khoeplus24h.vn/me-be/bo-co-biet-nhung-dieu-don-gian-nay-hai-toi-ba-bau-va-thai-nhi-khong-766714.html

Những thói quen bố tuyệt đối không chủ quan mà làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong bụng.

Những thói quen xấu ở đàn ông như hút thuốc, uống nhiều đồ uống có cồn... đều gây tác hại lớn đến sức khỏe của bà bầu và có nguy cơ gây dị tật thai nhi.

Vì vậy, ngay khi người mẹ mang thai, các ông bố hãy từ bỏ những thói quen xấu dưới đây.

1. Hút thuốc

Hút thuốc có thể khiến thai nhi mắc bệnh hen suyễn ngay từ khi chưa chào đời. Thậm chí, dù người cha đã bỏ thuốc từ nhiều năm trước thì thai nhi cũng có nguy cơ bị mắc bệnh. Do đó, để phòng bệnh cho con ngay từ khi bây giờ, các ông bố hãy từ bỏ thói quen xấu này, vừa tốt cho bản thân, vừa tốt cho thai nhi và bà bầu.

2. Thức uống có cồn

Rượu hay bia đều không phải là thức uống lý tưởng cho cánh mày râu. Thi thoảng uống rượu bia sẽ không gây hại, nhưng nếu nghiện thì điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe bản thân, bà bầu, thai nhi và hạnh phúc gia đình.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người bố nghiện rượu sẽ mang lại nhiều nguy cơ phát triển bất thường cho con. Có thể thai nhi sẽ bị dị tật bẩm sinh, chậm phát triển hoặc sau này rối loạn về hành vi.

3. Môi trường làm việc độc hại

Nếu người chồng làm việc ở môi trường độc hại, có hóa chất thì tỉ lệ khiến thai nhi dị tật rất cao. Do đó, nếu như bạn có ý định có con bạn hãy cân nhắc chuyển đến môi trường làm việc mới lành mạnh hơn.

Một số nghề như nghệ sỹ, công nhân, thợ sơn, làm tóc... thường xuyên tiếp xúc với hóa chất cũng có nguy cơ sinh con dị tật cao hơn so với những người làm việc ở môi trường lành mạnh khác.

4. Căng thẳng

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, căng thẳng ở người bố cũng có tác động lớn đến người mẹ và thai nhi. Thậm chí, những lo lắng của người bố vẫn tác động không nhỏ đến tình trạng sảy thai ở người mẹ.

Vì vậy, khi người vợ mang thai, người chồng nên thường xuyên quan tâm, hạn chế thể hiện sự căng thẳng mệt mỏi về nhà vì có thể gây áp lực cho bà bầu và ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con.

5. Không quan tâm tới mẹ bầu

Khi mang thai, người phụ nữ rất nhạy cảm và cần được chăm sóc, yêu thương. Nhưng nhiều ông bố vẫn không thay đổi thói quen "lạnh nhạt" với vợ bầu. Một số cánh mày râu còn "khô như ngói", không những không ngọt nhạt mà còn hay trách móc, chê bai cơ thể vợ. Điều này làm cho bà bầu tủi thân và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

 

Thịt cá nóc nấu bữa sáng, 1 người chết, 5 người ngộ độc

http://nld.com.vn/suc-khoe/thit-ca-noc-nau-bua-sang-1-nguoi-chet-5-nguoi-ngo-doc-20171026195515876.htm

Một nhóm ngư dân đi biển ăn cá nóc đã bị trúng độc khiến một người chết và 5 người khác phải nhập viện cấp cứu.

Chiều 26-10, Bệnh viện Chợ Rẫy đã cấp cứu 4 ngư dân bị ngộ độc do ăn cá nóc. Các ngư dân được cấp cứu gồm: Nguyễn Quốc Việt (SN 1989), Phạm Đỏ (SN 1990), Nguyễn Văn Phú (SN 1992) và Nguyễn Đức Cường (SN 1992, cùng ngụ thị xã La Gi, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận). Một ngư dân khác là ông Phạm Văn Tính (41 tuổi) đang trên đường chuyển viện từ Bình Thuận vào TP HCM.

Người bị ngộ độc nặng nhất là ông Trần Thiện Thanh qua đời ở tuổi 49 sau khi ăn cá nóc.

Nhóm anh Việt đi đánh bắt xa bờ ở khu vực biển Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Sáng 26-10, nhóm anh Việt làm thịt cá nóc bắt được trên biển để nấu bữa sáng.

Ông Thanh là người nấu ăn và ăn nhiều nhất; nhóm anh Việt ăn sau và ăn ít. Sau khi ăn cá nóc xong, nhóm ngư dân cảm thấy bị tê môi, tê lưỡi, tê tay chân nên vội lái tàu vào bờ và được đưa đi cấp cứu.

Tuy nhiên do bị ngộ độc quá nặng nên ông Thanh đã tử vong sau đó. Nhóm anh Việt được đưa vào bệnh viện địa phương sau đó chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy.

Khi được hỏi sao biết cá nóc độc vẫn ăn thì nhóm ngư dân cho biết từng ăn cá nóc không sao nên lần này tiếp tục làm thịt cá nấu bữa sáng.

Các bác sĩ khuyến cáo, chất độc của cá tập trung ở da, ruột, gan, cơ bụng, túi tinh và nhiều nhất ở trứng cá, vì vậy con cái độc hơn con đực và đặc biệt mùa sinh sản, chất độc đó gọi là tetrodotoxin. Đây là một loại độc tố thần kinh cực độc, gấp hơn 1.200 lần so với cyanua. Độc tố của một con cá đủ giết chết 30 người.

 

24s cận cảnh tiêm gây tê ngoài màng cứng: Triệu bà mẹ lạnh sống lưng, triệu ông bố bật khóc thương vợ!

http://www.phunutoday.vn/24s-can-canh-tiem-gay-te-ngoai-mang-cung-trieu-ba-me-lanh-song-lung-trieu-ong-bo-bat-khoc-thuong-vo-d160054.html

Các ống kim gây tê ngoài màng cứng chỉ được đặt tại chỗ tiêm trong vòng 1-2 phút, đủ dài để đưa một ống thông dài, mỏng và đàn hồi vào, có kích thước như một chiếc bút chì vào khoang màng cứng. Ống kim gây tê tủy sống thậm chí còn nhỏ hơn, chỉ như một sợi tóc.

24s cận cảnh - 24s ám ảnh kinh hoàng!

Để giảm đau trong suốt quá trình sinh nở, nhiều sản phụ đã phải gây tê ngoài màng cứng để quá trình này diễn ra suôn sẻ. Các bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm sẽ bơm một lượng thuốc tê nhỏ liên tục vào khoang ngoài màng cứng bao bọc xung quanh tủy sống để giúp mẹ giảm đau khi chuyển dạ. Nhờ đó, bà đẻ sẽ đỡ mất sức, cuộc chuyển dạ sẽ xảy ra nhanh và nhẹ nhàng hơn.

Tuy nhiên, chắc chắn nhiều bà mẹ chẳng biết các bác sĩ đã tiêm thế nào sau lưng mình. Đoạn clip dưới đây chỉ dài 24s nhưng đã ghi lại cận cảnh quá trình gây tê ngoài màng cứng khiến nhiều người khiếp sợ.

Cảm giác đau do gây tê không kém cảm giác đau chuyển dạ vì ngoài mũi tiêm thuốc tê ban đầu, còn có công đoạn luồn ống nhựa vào trong cột sống. Các ống kim gây tê ngoài màng cứng chỉ được đặt tại chỗ tiêm trong vòng 1-2 phút, đủ dài để đưa một ống thông dài, mỏng và đàn hồi có kích thước như một chiếc bút chì vào khoang màng cứng. Ống kim gây tê tủy sống còn nhỏ hơn, chỉ như một sợi tóc.

Nhưng trước khi thủ thuật này diễn ra, vùng được tiêm sẽ được gây tê cục bộ bằng một mũi tiêm rất nhanh và nhỏ, trong khoảng 10 giây. Và khi tiến hành thủ thuật gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống, mẹ sẽ cảm thấy có áp lực, nhưng sẽ không cảm thấy đau nữa. Nếu bình tĩnh thì sản phụ vẫn có thể đón nhận nó một cách tốt nhất.

Phản ứng phụ đáng sợ sau tiêm

Phản ứng phụ phổ biến nhất sau khi tiêm gây tê ngoài màng cứng là đau lưng dữ dội, tụt huyết áp. Tình trạng này thường xảy ra khi sử dụng thuốc gây tê liều cao. Nhưng nếu được điều trị kịp thời sẽ không có ảnh hưởng gì đến cả mẹ và em bé. Ngoài ra, có thể một số mẹ có cảm giác buồn nôn, tỷ lệ ảnh hưởng đến 20-30% số ca tiêm. Hoặc có thể ngứa, tỷ lệ ảnh hưởng từ 30-50% số trường hợp.

Một tình huống khác là mẹ có thể sẽ bị sốt trong khi chuyển dạ và thường xảy ra với khoảng 20% số trường hợp. Một biến chứng khác, rất hiếm gặp, chỉ xảy ra với 1% số bệnh nhân là đau vùng cột sống, kéo dài trong vài ngày và khiến cho mẹ vô cùng khó chịu.

Những biến chứng rất hiếm gặp bao gồm nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương thần kinh, thở chậm hoặc ngừng thở, co giật, thậm chí tử vong nếu thuốc được tiêm đột ngột vào dòng máu. Tuy nhiên, các bác sỹ gây mê thường đã được đào tạo và sẽ không bao giờ để tình huống này xảy ra.

Tuy không có công nhận khoa học nhưng không ít bà mẹ sau khi tiêm gây tê ngoài màng cứng cho biết trí nhớ của họ đã suy giảm đáng kể.

 

Mổ bắt con thành công và cứu mẹ hôn mê do ung thư di căn não

http://www.sggp.org.vn/mo-bat-con-thanh-cong-va-cuu-me-hon-me-do-ung-thu-di-can-nao-478182.html

Sản phụ nhập viện trong tình trạng lơ mơ và được chẩn đoán là hôn mê chưa rõ nguyên nhân.

Ngày 26-10, Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM cho biết vừa tiến hành mổ bắt con thành công và cứu mẹ hôn mê do ung thư di căn não.

Trước đó, ngày 16-10 sản phụ L.T.K.T (32 tuổi, ngụ tại Kontum) nhập bệnh viện Ung Bướu TPHCM trong tình trạng lơ mơ và được chẩn đoán là hôn mê chưa rõ nguyên nhân. Trước đó 2 tháng, bệnh nhân đã được phẫu thuật di căn hạch bẹn phải. Do đang mang thai tuần thứ 36, nên sản phụ được chuyển viện sang Bệnh viện Nhân dân Gia Định với chỉ định chấm dứt thai kì.

Đến ngày 18-10, sản phụ L.T.K.T nhập Bệnh viện Nhân dân Gia định trong tình trạng hôn mê.

Một cuộc hội chẩn liên chuyên khoa giữa Nội - Ngoại và khoa Sản đã nhanh chóng diễn ra để tìm kiếm nguyên nhân khiến bệnh nhân hôn mê và đưa ra hướng điều trị hợp lý nhất.

Kết quả chụp MRI sọ não không cản từ cho thấy có tình trạng xuất huyết ở thùy thái dương phải, nghi u hắc tố di căn não xuất huyết.

Thay vì thực hiện việc mổ bắt con theo yêu cầu của bệnh viện Ung Bướu, ê-kíp hội chẩn liên chuyên khoa Ngoại thần kinh – Sản của bệnh viện quyết định tiến hành thêm một bước nữa là phẫu thuật lấy cục máu đông và u não.

Ca mổ diễn ra ngay sau đó, trong khi ê-kíp sản khoa mổ bắt con thì ê-kíp ngoại sẵn sàng vào cuộc để mở hộp sọ lấy cục máu đông và khối u não. Bé gái nặng 2,3kg ra đời an toàn sau ca phẫu thuật.

TS.BS Trần Hoàng Ngọc Anh, Phó khoa ngoại Thần kinh – Bệnh viện Nhân dân Gia định cho biết: "Ngoại thần kinh được mời tham gia hội chẩn khi bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê, chỉ số Glasgow còn 7/15 điểm, đồng tử phải dãn 4 ly, bên trái 3 ly, yếu nửa người bên trái. Chúng tôi quyết định áp dụng phương pháp mở hộp sọ, mổ lấy máu tụ và u não gửi đi giải phẫu bệnh. Kết quả sau mổ đúng như chẩn đoán trước mổ. Sau mổ, đồng tử bệnh nhân co lại tốt, kết quả chụp cắt lớp kiểm tra không có gì bất thường. Việc phẫu thuật lấy phần máu tụ thành công có ý nghĩa rất lớn hỗ trợ cho vấn đề điều trị của bệnh nhân sau này".

Sau vài ngày được theo dõi hồi sức tích cực, hiện nay sản phụ đã tự thở được, mạch, huyết áp ổn định, tiếp xúc tri giác tương đối, không bị co giật, hậu sản ổn. Em bé được theo dõi ở Khoa Bệnh lý sơ sinh với tình trạng sức khoẻ tốt, bé tự thở và bú được và có thể xuất viện trong một vài ngày tới.

 

Trẻ tử vong, gia đình bức xúc “tố” bác sỹ bệnh viện tắc trách

http://cand.com.vn/y-te/Tre-tu-vong-gia-dinh-buc-xuc-to-bac-sy-benh-vien-tac-trach-463849/

Ngày 26-10, ông Bùi Khắc Hùng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã nhận được đơn của anh Mai Đức Thông (33 tuổi, trú tại tổ dân phố 9, thị trấn Phước An, huyện Krông Pắk), khiếu nại liên quan đến việc con anh là cháu Mai Mạnh Toàn (2 tuổi) tử vong.

Theo đơn khiếu nại của anh Thông, vào khoảng 8h sáng 27-9, cháu Toàn bị tiêu chảy, mệt mỏi nên gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Krông Pắk thăm khám và điều trị. Tại đây, các bác sỹ chuẩn đoán cháu Toàn bị rối loạn tiêu hóa, phải nằm viện để theo dõi.

Sau khi đã nhập viện, cháu Toàn vẫn tiếp tục bị tiêu chảy nhiều nên gia đình có báo cho điều dưỡng nói thông báo cho các y bác sỹ biết nhưng không có bác sỹ nào đến kiểm tra. Sau đó có 1 điều dưỡng mang 2 gói gói erezon (nước điện giải), 1 viên thuốc cùng 1 gói bột nhỏ nói với gia đình cứ cho cháu Toàn uống. Sau khi uống, bệnh tình của cháu Toàn không những không thuyên giảm và bị sốt cao, đi ngoài nhiều nên gia đình báo cho điều dưỡng yêu cầu bác sỹ đến thăm khám nhưng vẫn không được đáp ứng.

Đến khoảng 15h30 cùng ngày, cháu Toàn sốt và lên cơn co giật nên gia đình lấy nước nóng lau người cho cháu nhưng không thấy đỡ. Sau đó, cháu được chuyển qua phòng cấp cứu, lúc này có 1 bác sỹ qua khám nhưng người này không nói gì. Quá lo lắng cho con, gia đình anh Thông đã yêu cầu chuyển viện lên tuyến trên. Đến khoảng 18h30 cùng ngày, bệnh viện đồng ý chuyển con anh lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk.

Anh Thông cho biết thêm, trên đường đi cấp cứu, bệnh viện cho 1 điều dưỡng đi theo và chỉ cho con anh thở ôxi, không truyền nước. Khi đến bệnh viện Đa khoa tỉnh, các bác sỹ ở đây cho hay, cháu bị mất nước quá nhiều và tổn thương nội tạng. Đến khoảng 11h50, ngày 28-9, cháu Toàn tử vong với nguyên nhân: “Shock nhiễm trùng không hồi phục, tổn thương đa cơ quan”. “Con tôi tử vong do các y bác sỹ tại Bệnh viện Đa khoa huyện Krông Pắk thờ ơ, không quan tâm đến bệnh nhân. Tôi mong cơ quan chức năng điều tra, làm rõ nguyên nhân cái chết của con tôi để những người liên quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”, anh Thông bức xúc nói.

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên, ông Bùi Khắc Hùng lại cho rằng, không có chuyện bệnh viện không có bác sỹ đến tham khám điều trị cho cháu Toàn. Phải có bác sỹ khám bệnh mới cho nhập viện được và trong quá trình điều trị cũng có các sỹ theo dõi. “Cháu Toàn nhập viện trong tình trạng tiêu chảy cấp. Tuy nhiên, do bệnh chuyển biến quá nhanh, nếu ở bệnh viện tỉnh cũng không thể cứu được”, ông Hùng phân trần.

Riêng vấn đề gia đình phản ánh không truyền nước khi chuyển viện, ông Hùng cho rằng: “Đúng ra khi chuyển viện thì phải truyền dịch nhưng do cháu Toàn bị béo phì, khó lấy ven, sợ trễ nên không kịp truyền dịch. Tuy nhiên, cháu tử vong không phải do mất nước mà do shock nhiễm trùng không hồi phục, tổn thương đa cơ quan. Hiện đơn vị đang cho kiểm tra lại tất cả các khâu trong quá trình tiếp nhận, điều trị cho cháu Toàn. Nếu phát hiện sai phạm hay sơ suất ở khâu nào sẽ xử lý nghiêm theo quy định”, ông Hùng cho biết thêm.

 

BVĐK Hồng Ngọc dính nhiều “phốt” khám chữa, bệnh nhân nên tỉnh táo

http://kienthuc.net.vn/xa-hoi/bvdk-hong-ngoc-dinh-nhieu-phot-kham-chua-benh-nhan-nen-tinh-tao-952689.html

Nhiều vụ việc gây ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân liên tiếp xảy ra tại BVĐK Hồng Ngọc (Hà Nội) đang làm nhiều người hoang mang, sợ hãi.

Thời gian qua, dư luận cả nước không khỏi sửng sốt trước những cú “phốt” liên tiếp xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc (số 55 Yên Ninh, quận Ba Đình, TP Hà Nội) làm nhiều người nhà, người bệnh cảm thấy hoang mang, sợ hãi. Không ít người dân sau đó thủ thỉ nhau nên cân nhắc, nên tỉnh táo trước khi lựa chọn vào thăm khám tại Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc kẻo “tiền mất tật mang”.

Kiến Thức xin điểm lại những vụ lùm xùm xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc dưới đây.

Bác sĩ bằng mọi cách để nội soi khiến trẻ chảy cả máu mũi

Lúc 18h30 chiều ngày 25/10/2017, cháu P.P.D. (2 tuổi, ở Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) được người nhà đưa đến Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc (số 55 Yên Ninh, quận Ba Đình) khám vào do cháu ho liên tục mấy ngày. Sau khi làm loạt xét nghiệm huyết học; xét nghiệm sinh hóa; nội soi tai, mũi, họng và chụp X – Quang, thì cháu D. được đưa đến phòng nội soi như chỉ định.

Tại đây, bác sỹ tên Trương Minh Quý là người trực tiếp khám cho cháu D. Người nhà cháu D., cho báo chí biết, để thực hiện thao tác nội soi bác sỹ Quý yêu cầu chị P.H.T. – là mẹ của cháu giữ chân, còn bà cháu thì giữ thân, một nam điều dưỡng khác thuộc Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc giữ đầu. Khi bác sỹ nội soi, cháu D. khóc và vùng vẫy, lúc này bác sỹ, điều dưỡng vẫn ghì chặt cháu bằng mọi cách để nội soi nên đầu dò quệt vào mũi cháu dẫn đến trầy xước.

Trong lúc bác sĩ nội soi, thì mẹ cháu thấy có vết máu qua màn hình nội soi liền hét lên thì bác sỹ Quý nói yên tâm, đồng thời nhỏ một loại dung dịch cầm máu vào mũi cho cháu bé. Nội soi xong, cháu D. ngồi dậy thì người nhà hoảng hốt khi thấy mặt, trán, cổ của cháu xuất hiện nhiều nốt nhỏ thâm đen, da mặt sạm đi. “Chị yên tâm, đây là hiện tượng khi cháu khóc, mao mạch giãn ra, chuyện này thường thôi, không sao đâu. Hôm sau là hết”, bác sỹ Quý giải thích khi người thân cháu D. hỏi tình trạng.

Bố cháu bé thấy những triệu chứng lạ xuất hiện trên mặt con khi cháu về nhà, liền điện theo số điện thoại trên kết quả nội soi thì được bác sỹ Quý thừa nhận: “Bọn em mới vào nghề, kinh nghiệm cũng có mức độ, mong anh thông cảm. Do bọn em ham làm, mục đích tìm ra nguyên nhân cho cháu bị làm sao nên đã để xảy ra sai sót”.

Liên quan đến vụ việc, sáng ngày 26/10/2017, bố của cháu bé đã chủ động đến làm việc với ban giám đốc bệnh viện, cùng các bác sĩ trong ê-kip hôm xảy ra vụ việc. Trong khi đó, ông Từ Đức Sắc – Phó giám đốc BVĐK Hồng Ngọc cho PV Kiến Thức biết: Vụ việc đúng là xảy ra ở bệnh viện. Bệnh viện đã yêu cầu bác sĩ trực tiếp khám giải trình, đồng thời đang giải quyết với gia đình bệnh nhân. Thay mặt bệnh viện, tôi đã xin lỗi gia đình nạn nhân và đang tìm mọi cách khắc phục.

Cháu bé 1 tuổi tử vong sau khám ở Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc

Trước đó, năm 2015, dư luận từng “nóng hầm hập” khi thông tin về việc cháu Nguyễn Việt Lâm (SN 1/2/2014, ở quận Ba Đình, TP Hà Nội) sau khi được điều trị tại Bệnh viện Hồng Ngọc rồi chuyển sang Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị thì tử vong.

Trả lời với báo chí, chị Trương Linh Trang (mẹ của cháu Lâm) cho biết, cháu Lâm có một quá trình điều trị bệnh rất lâu ở Bệnh viện Hồng Ngọc do bị viêm phế quản co thắt. Đợt cuối vào điều trị là ngày 11/2/2015, cháu nhập viện trong tình trạng ho có đờm. Đến ngày 15/2/2015 cháu được ra viện nhưng đến đêm cháu lại ho liên tục, nên gia đình lại đưa cháu quay trở lại Bệnh viện Hồng Ngọc (hôm 16/2/2015).

Bệnh nhân được điều trị đến ngày 18/2/2015 (30 Tết), sau đó được sự đồng ý của bác sỹ gia đình cho cháu về nhà ăn Tết. Tuy nhiên, đến sáng 19/2/2015 (mùng 1 Tết), cháu Lâm bất ngờ sốt cao, nổi mẩn đỏ và ngay lập tức được gia đình đưa trở lại bệnh viện Hồng Ngọc điều trị.

Theo chẩn đoán của các bác sỹ, thì cháu Lâm bị: Viêm mũi họng cấp, sốt và theo dõi phát ban. Đến sáng ngày 22/2/2015, cháu Lâm liên tục sốt cao, khi thăm khám các bác sỹ khẳng định phổi của cháu vẫn ổn và không có chỉ định chuyển viện, dù gia đình rất sốt ruột, lo lắng. Trưa cùng ngày, gia đình thấy cháu thở nhanh nên yêu cầu bác sỹ đến khám thì lúc này bệnh viện lại đưa ra kết luận là cháu bị viêm phổi.

Tiếp đó, gia đình yêu cầu chuyển cháu sang Bệnh viện Nhi Trung ương, và được các bác sỹ tại đây chẩn đoán hoàn toàn khác với những chẩn đoán của bác sỹ Bệnh viện Hồng Ngọc. Mặc dù được tận tình cứu chữa nhưng cháu đã tử vong khoảng 13 tiếng sau khi được chuyển viện.

Theo kết luận của bệnh viện Nhi Trung ương, nguyên nhân tử vong của cháu là do viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng và sốc nhiễm trùng.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, phía Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc cho biết, đã chỉ đạo họp rút kinh nghiệm về chuyên môn cũng như tinh thần thái độ phục vụ của bác sĩ, điều dưỡng khoa nhi và kíp trực. Bệnh viện cũng đến gặp gia đình bệnh nhân để lắng nghe một cách đầy đủ những ý kiến đóng góp của gia đình cũng như chia sẻ mất mát, đau buồn cùng gia đình cháu.

Đặc biệt, trong báo cáo mà Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc gửi cho gia đình nạn nhân, phía bệnh viện đã nhận 5 lỗi cơ bản dẫn tới cái chết của cháu Lâm, cụ thể: khám chữa bệnh chưa thực sự toàn diện; đánh giá, theo dõi bệnh nhân chưa sát; xác định tiên lượng bệnh nhân thiếu chính xác; chuyển viện chưa kịp thời, còn chủ quan, thiếu nghiêm túc trong thực hiện quy chế chuyên môn nhất là quy chết hội chẩn; kỹ năng tham vấn bệnh tật trẻ em còn hạn chế.

Liên quan đến vụ việc, Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh (Bộ Y tế) ngay sau đó đã yêu cầu Sở Y tế Hà Nội làm rõ vụ việc. Gia đình cháu Lâm cũng đồng thời làm đơn khiếu nại gửi lên cơ quan chức năng, tuy nhiên sau đó đã làm đơn xin rút lại.

Thai phụ “mất ăn mất ngủ” vì Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc chẩn đoán sai

Ngày 8/9/2016, chị N.T.K (ở Hà Nội) đi khám thai ở Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc thuộc Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc được chẩn đoán “thai 6 tuần trong buồng tử cung dọa sảy, u bì buồng trứng trái”, sau đó bác sỹ tư vấn đã cho chị K. làm xét nghiệm CA 125 với giá 1,7 triệu đồng.

Tuy nhiên, sau khi khám xong, chị K. cùng người nhà vô cùng lo lắng trước chẩn đoán của bệnh viện. Hai hôm sau (10/9/2016), chị K. đã đến khoa khám bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Phụ sản Trung ương để khám lại.

Tại đây, chị K. vô cùng bất ngờ vì kết quả chẩn đoán của bác sỹ Bệnh viện Phụ sản Trung hoàn toàn khác với phòng khám Hồng Ngọc thuộc Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc.Theo chẩn đoán, thai tương đương tuần thứ 6; Buồng trứng trái kích thước 46x28mm có vùng âm vàng dày; Buồng trứng phải bình thường. Bác sĩ kết luận thai thi phát triển bình thường, không có vấn đề gì. Đến ngày 20/9/2016, chị K. tiếp tục đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương khám lại thì kết quả vẫn bình thường như trước, đến lúc này chị K. mới yêu tâm.

Liên quan đến vụ việc, ông Từ Đức Sắc - Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc cho báo chí biết: "Trước chị K. có u nang nhầy buồng trứng. Từ u nang nhầy dẫn đến ung thư là khoảng cách ngắn. Lúc khám thì chị K. mới có thai 6 tuần nhưng khi thai lớn lên thì có thể u nang cũng sẽ phát triển theo nên khả năng dọa sẩy là bình thường"/

Ông Sắc cũng khẳng định, các bác sĩ ở phòng khám không lạm dụng cho làm CA 125 để xác định có phải ung thư hay không. Ông Sắc giải thích: “Tôi hỏi lại bác sĩ trực lúc đó là có tư vấn kỹ cho bệnh nhân không, bác sĩ nói có tư vấn, lúc làm ở đấy đều nói với bệnh nhân để bệnh nhân thực sự hài lòng, thoải mái mới làm. Còn nếu bệnh nhân không hài lòng thì mình ghi vào trong đấy là bệnh nhân không đồng ý làm để sau này có vấn đề gì đỡ liên lụy”…

Chẩn đoán sai, bệnh nhân suýt mất mạng và phải cắt một nửa buồng trứng

Một vụ việc nghiêm trọng khác cũng xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc suýt cướp đi tính mạng của người dân là vào ngày 30/10/2010.

Theo đó, chị Bùi Thị Quỳnh (19 tuổi, Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội) vào Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc khám thai. Tại đây, cháu được bác sỹ tên Thường chẩn đoán là có thai. Không yên tâm, đến ngày ngày 31/10/2010, gia đình bà tiếp tục đưa chị Quỳnh vào khám lại; sau khi các bác sỹ ở đây siêu âm và cũng nhận được kết quả là cháu đang mang thai.

Tuy nhiên, từ ngày 31/10 đến 3/11/2010, chị Quỳnh bất ngờ bị chảy máu nhiều ở âm đạo. Đến ngày 3/11/2010, gia đình bệnh nhân lại đưa chị vào khám lại. Lần này, sau khi siêu âm lại, các bác sỹ luận chị Quỳnh có thai nhưng thai đã chết lưu… Đồng thời tư vấn với gia đình cho bệnh nhân uống thuốc để đẩy thai lưu ra ngoài.

Điều đáng nói, theo lời của gia đình bệnh nhân, thì sau khi cho chị Quỳnh uống thuốc đẩy thai ra ngoài, thì các bác sỹ mới chẩn đoán chính xác là chị Quỳnh có thai ngoài dạ con chứ không phải thai đã chết lưu như chẩn đoán ban đầu. Hậu quả từ việc chẩn đoán sai là không những cháu suýt mất mạng mà còn phải cắt một nửa buồng trứng của chị Quỳnh.

Người nhà bệnh nhân vô cùng bức xúc, vì sau khi xảy ra vụ việc các bác sỹ liên quan trực tiếp có thái độ dửng dưng, và không hề quan tâm đến chuyện sống chết của bệnh nhân. Trong khi đó, trả lời báo chí ông Phạm Đức Thịnh - Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc khẳng định, bệnh viện không hề có ý định xin lỗi gia đình bệnh nhân.

Liên quan đến việc, cháu P.P.D. (2 tuổi, ở Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) bị bác sỹ Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc bằng mọi cách nội soi khiến trẻ chảy máu mũi. Trên mặt, trán, cổ của cháu xuất hiện nhiều nốt nhỏ thâm đen, da mặt sạm đi... trưa ngày 26/10/2017, trao đổi qua điện thoại với PV Kiến Thức, một lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho biết, trách nhiệm ở đây thuộc về Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc. Đồng thời vị lãnh đạo Sở Y tế cho hay, Sở sẽ liên hệ lại với bệnh viện để nắm bắt rõ vụ việc.

 

Cả nước có 15,6 triệu người hút thuốc

http://www.baonghean.vn/quang-cao/201710/ca-nuoc-co-156-trieu-nguoi-hut-thuoc-2856382

Ở Việt Nam hiện có 15,6 triệu người hút thuốc; mỗi năm, có hơn 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan thuốc lá.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khói thuốc lá có chứa khoảng 7.000 chất hoá học, trong đó có 70 chất là tác nhân gây ung thư. Các nghiên cứu cho thấy sử dụng thuốc lá gây ra 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Với mỗi điếu thuốc lá, người hút đã tự mình làm mất đi 5,5 giây của cuộc sống. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc lá ngắn hơn so với người không hút thuốc lá từ 5-8 năm.

Những chất độc trong thuốc lá khiến thuốc lá là nguyên nhân của hơn 25 căn bệnh nguy hiểm như: ung thư phổi, ung thư miệng, ung thư thanh quản, bệnh tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... cho cả người hút và những người không hút nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động.

Khói thuốc lá có thể tồn tại trong không khí ngay cả khi không còn nhìn thấy hoặc ngửi thấy được. Người không hút thuốc nếu hít phải khói thuốc lá (hút thuốc thụ động) cũng bị ảnh hưởng tương tự như người hút thuốc lá trực tiếp. Những người hít phải khói thuốc lá trong một thời gian dài sẽ có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn những người khác.

Cũng giống như người hút thuốc lá, Người hút thuốc thụ động cũng có nguy cơ mắc các bệnh giống như người hút thuốc: Ung thư, đột quỵ, các bệnh về hô hấp và tim mạch…

Với phụ nữ mang thai thường xuyên hít phải khói thuốc lá thụ động có thể bị sảy thai, làm thai nhi chậm phát triển hoặc sinh non. Ở trẻ em, hút thuốc thụ động có thể gây viêm đường hô hấp, hen, viêm tai giữa, đột tử ở trẻ sơ sinh, kém phát triển chức năng phổi và tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác.

Thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hơn 6 triệu người mỗi năm và là một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn mà thế giới phải đối mặt. Nếu xu hướng này tiếp diễn, thuốc lá sẽ giết chết hơn 8 triệu người mỗi năm vào năm 2030.

Theo Hội Y tế công cộng Việt Nam, năm 2016, cả nước có 15,6 triệu người hút thuốc, trong một năm chi 31.000 tỷ đồng để mua thuốc lá.

GS.TS Ngô Quý Châu - Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam cho biết: Các bệnh liên quan đến thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hơn 40.000 người tử vong tại Việt Nam hằng năm, tương đương khoảng 100 người chết mỗi ngày. Và con số này đến năm 2030 có thể tăng lên đến 70.000 người/năm./.

 

Xử phạt “Thần rồng” trị bệnh mê tín 35 triệu đồng

http://dantri.com.vn/suc-khoe/xu-phat-than-rong-tri-benh-me-tin-35-trieu-dong-201710261314449.htm

Lãnh đạo xã An Thạnh (Mỏ Cày Nam, Bến Tre), vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 35 triệu đồng đối với bà Nguyễn Thị Hoàng, 53 tuổi, ngụ ấp Vĩnh Khánh, xã An Thạnh vì đã có hành vi chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề.

Theo đó, khoảng tháng 4/2017, bà Nguyễn Thị Hoàng tự xưng là “Thần rồng” trên trời giáng thế, mượn xác chữa bệnh cứu người và tổ chức chữa bệnh tại nhà mình.

“Thần rồng” chữa bệnh bằng cách đọc thần chú, huýt sáo, nhảy múa mà không cần dùng thuốc. Cách chữa bệnh mê tín dị đoan này đã thu hút nhiều bệnh nhân trong và ngoài tỉnh đến chữa bệnh tại nhà bà Hoàng, gây mất an ninh trật tự.

Chính quyền địa phương nhiều lần vận động, tuyên truyền, ra thông báo buộc ngưng hoạt động nhưng bà Hoàng vẫn không chấp hành.

Đến giữa tháng 10/2017, Công an huyện Mỏ Cày Nam đã bắt quả tang và lập biên bản vi phạm hành chính việc chữa bệnh bằng hình thức mê tín dị đoan của bà Hoàng.

Tại buổi nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính, bà Nguyễn Thị Hoàng hứa sẽ ngưng hoạt động chữa bệnh của mình.

 

Cụ bà 61 tuổi thay van tim từ động mạch đùi

https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/cu-ba-61-tuoi-thay-van-tim-tu-dong-mach-dui-3661331.html

Bệnh nhân không đủ sức khỏe mổ mở, bác sĩ buộc phải sử dụng kỹ thuật thay van động mạch chủ qua da, luồn ống thông từ động mạch đùi.

Bệnh nhân Hồ Thị Kim Chí (61 tuổi, Kiên Giang) đến cấp cứu Vinmec Central Park trong tình trạng suy kiệt, van động mạch chủ 2 mảnh, hẹp khít. Bà sức khỏe yếu, bệnh lý đi kèm phức tạp. Bác sĩ chỉ định phải thay van tim, song sức khỏe bệnh nhân không đủ sức khỏe để thực hiện cuộc đại phẫu kéo dài nhiều giờ.

Giáo sư, bác sĩ Võ Thành Nhân - Trưởng khoa Tim mạch Vinmec Central Park quyết định sử dụng kỹ thuật thay van động mạch chủ qua ống thông (TAVI). Ông cho biết, kỹ thuật này còn khá mới mẻ tại Việt Nam, cả nước mới có hơn 60 ca. Tuy nhiên, Vinmec đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này nhờ thực hiện được 25 ca.

Bác sĩ sẽ luồn ống từ động mạch đùi đến động mạch chủ qua da, đưa van tim sinh học có khả năng tự nở vào thay thế. Nhờ vậy, bệnh nhân tránh được nhiều biến chứng, tăng khả năng thành công và hồi phục nhanh hơn so với phẫu thuật mổ hở, còn 5-7 ngày.

Đa số bệnh nhân hẹp đông mạch đến cấp cứu trong tình trạng bệnh nặng, khó thở, có thể đột tử bất cứ lúc nào. Vì vậy, TAVI phù hợp cho người cao tuổi, không đủ điều kiện sức khỏe để phẫu thuật mổ mở.

Một số trường hợp mổ TAVI không cần gây mê toàn thân qua nội khí quản, mà chỉ cần an thần sâu. Điều này giúp người mắc các bệnh lý nội khoa nghiêm trọng khác tránh được biến chứng của gây mê toàn thân.

Sau cả mổ TAVI, bà Chí thoát khỏi tình trạng hẹp van động mạch chủ. Tái khám ngày 26/10, bác sĩ cho biết sức khỏe bệnh nhân phục hồi nhanh.

Giáo sư Nhân khuyên, bệnh nhân tim mạch nên chủ động đến thăm khám sớm, tránh trường hợp động mạch hẹp khít đến mức phải cấp cứu.

Tim mạch hiện là một trong 13 chuyên khoa mũi nhọn được Vinmec tập trung đầu tư và phát triển, bên cạnh ung thư, y học tái tạo, ghép tạng… Với mục tiêu trở thành trung tâm tim mạch hàng đầu khu vực, Vinmec Central Park đã đầu tư nhiều thiết bị y tế cao cấp như: máy chụp cắt lớp CT 640, cộng hưởng từ MRI 3 Tesla.

Đây cũng là bệnh viện đầu tiên trong hệ thống y tế Vinmec trang bị thiết bị nội soi cao cấp Evis Exera III của Olympus Nhật Bản, phòng mổ Hybrid theo tiêu chuẩn quốc tế với hệ thống gây mê Avace. Các bác sĩ tim mạch, tim mạch can thiệp, chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật, gây mê hồi sức được cử đi đào tạo ở nước ngoài, tích cực trao đổi kinh nghiệm với chuyên gia đầu ngành.

Ngoài ra, Quỹ Thiện Tâm (Vingroup) dành 1.500 tỷ đồng hỗ trợ bệnh nhân ung thư, bại não, tim mạch và các bệnh nan y khác khám chữa tại Vinmec trong năm 2017. Trong đó, có hơn 1.000 ca tim mạch được quỹ hỗ trợ điều trị.

 

Có hay không việc bệnh viện ký hợp đồng độc quyền với taxi để ép khách?

http://cand.com.vn/y-te/Co-hay-khong-viec-benh-vien-ky-hop-dong-doc-quyen-voi-taxi-de-ep-khach-463883/

Chiều 26-10, ông Lương Ngọc Khuê –Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết đã ký công văn khẩn gửi các bệnh viện yêu cầu khẩn trương xác minh thông tin báo chí nêu về việc hiện nay tại các các hãng taxi ký hợp đồng độc quyền với các bệnh viện để “ép khách trả tiền theo giá thỏa thuận”.

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu Giám đốc các bệnh viện báo cáo công tác tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển người bệnh không cần trợ giúp của y tế và dịch vụ vận chuyển người bệnh cần có trợ giúp y tế; báo cáo thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển người bệnh tại Bệnh viện.

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu Giám đốc các bệnh viện báo cáo công tác tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển người bệnh không cần trợ giúp của y tế và dịch vụ vận chuyển người bệnh cần có trợ giúp y tế; báo cáo thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển người bệnh tại Bệnh viện.

 

Bệnh sởi đến sớm và có xu hướng gia tăng

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suc-khoe/881247/benh-soi-den-som-va-co-xu-huong-gia-tang

Ngày 26-10, theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, bệnh sởi có xu hướng tăng trong một vài tuần gần đây. Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 32 ca mắc sởi rải rác tại 15 quận, huyện, trong đó có 1 trường hợp tử vong.

Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, bệnh sởi do vi rút sởi gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban. Vi rút sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Một người mắc có thể gây lây nhiễm cho khoảng 20 người khác. Đa phần các ca mắc sởi đều do chưa được tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ số mũi theo quy định.

"Năm nay, bệnh sởi đến sớm, vì vậy, nếu trẻ nhỏ 9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi mà chưa được tiêm phòng sởi đầy đủ thì khả năng mắc bệnh là rất cao", ông Nguyễn Nhật Cảm nói.

Theo PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, để chủ động phòng chống dịch bệnh sởi, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội giám sát chặt chẽ diễn biến, kịp thời triển khai xử lý ổ dịch. Các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức phân luồng bệnh nhân nghi mắc sởi ngay từ khu vực phòng khám, đồng thời bố trí khu vực cách ly, buồng bệnh cách ly điều trị sởi để tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã rà soát tất cả các trẻ trong diện tiêm chủng mở rộng, bảo đảm trẻ được tiêm phòng đầy đủ theo quy định. Tới đây, Hà Nội sẽ triển khai tổ chức tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ 1 tuần/lần thay vì 1 tháng/lần như hiện nay.

 

Vận hành quy trình báo động đỏ, cứu sống người đàn ông bị đâm thủng phổi

http://toquoc.vn/y-te/van-hanh-quy-trinh-bao-dong-do-cuu-song-nguoi-dan-ong-bi-dam-thung-phoi-260463.html

Người nhà của bệnh nhân cho biết, chiều 23/10, anh N. (Bến Tre) đi sinh nhật người bạn, trong tiệc có gặp một nhóm thanh niên có hiềm khích trước đó nên lúc ra về thì bị nhóm này tấn công.

Bác sĩ Nguyễn Khắc Trí, Phó khoa Cấp cứu Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre), người trực tiếp cấp cứu bệnh nhân, cho biết: Thời điểm nhập viện, các bác sĩ tiên lượng bệnh nhân nguy kịch có thể tử vong nên phải cấp cứu ngay.

Vì vậy, các bác sĩ trong ca trực áp dụng qui trình báo động đỏ cấp cứu trường hợp khẩn cấp, trong vòng 10 phút bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật cấp cứu.

Mặc dù người nhà bệnh nhân yêu cầu chuyển lên TP.HCM nhưng ê kíp trực vẫn khẩn trương cấp cứu, vừa phẫu thuật vừa xét nghiệm chẩn đoán. Bệnh nhân bị thủng phổi, đứt động mạch liên sườn, rách màng tim, thủng gan, thủng dạ dày, thủng cơ hoành, thủng đại tràng, tràn máu khoang màng phổi và khoang bụng hơn 3,5 lít máu. Sau 5 tiếng tích cực phẫu thuật, các bác sĩ đã giữ lại mạng sống bệnh nhân. Hiện, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, tự thở được, huyết áp bình thường.

Đây là trường hợp nặng nhất trong 6 ca cấp cứu theo qui trình cấp cứu “báo động đỏ” từ đầu năm đến nay. Cấp cứu báo động đỏ mang lại hiệu quả thiết thực cho bệnh nhân, thời gian cấp cứu nhanh, mọi thiết bị y tế, bác sĩ tập trung cao nhất sẵn sàng cấp cứu giành lại mạng sống cho bệnh nhân.

 

Viettel sẽ "may đo" các giải pháp CNTT cho ngành Quân y

http://ictnews.vn/cntt/viettel-se-may-do-cac-giai-phap-cntt-cho-nganh-quan-y-160316.icti

Viettel sẽ "may đo" các giải pháp CNTT đáp ứng nhu cầu thực tế tại các cơ sở y tế trực thuộc Cục Quân y và giải quyết bài toán ngành này đặt ra để khắc phục tình trạng không đồng bộ tại các cơ sở y tế trực thuộc Cục Quân y rải rác khắp đất nước.

Mới đây, Viettel đã giới thiệu các giải pháp ứng dụng CNTT trong lĩnh vực Y tế giữa Viettel và Cục Quân y. Hiện tại, Cục Quân y quản lý 35 bệnh viện, gần 500 bệnh xá và hàng trăm đơn vị quân y cấp tiểu đoàn, trạm y tế quân dân y, phòng khám quân dân y trên cả nước. Với quy mô và phạm vi phân bố rải rác khắp đất nước, đặc biệt tại các vùng miền núi, hải đảo xa xôi nên công tác quản lý ngành Quân y còn rời rạc. Hiện tại, tuyến Bệnh viện của Cục Quân y đã có hệ thống CNTT, tuy nhiên mỗi đơn vị dùng một hệ thống quản lý riêng, không liên thông, giao tiếp được với nhau, còn tuyến bệnh xá chưa được ứng dụng CNTT khiến dữ liệu không đồng bộ, hình thức báo cáo thủ công thiếu tính kịp thời, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, ra quyết định điều hành.

Viettel đã đưa ra những giải pháp tối ưu giải quyết bài toán mà Cục Quân y đặt ra. Các giải pháp mang tính đồng bộ, xuyên suốt và sẽ được Viettel “may đo” theo nhu cầu thực tế tại các cơ sở y tế trực thuộc Cục Quân y.

Phát biểu tại buổi làm việc này Đại tá Nguyễn Xuân Kiên, Phó Cục trưởng Cục Quân y cho biết, đây thực sự là những giải pháp xử lý được khó khăn mà Cục Quân yđang vướng. Đại tá Nguyễn Xuân Kiên cũng chỉ đạo cho các cán bộ Cục Quân y có các buổi làm việc với Vietteltrong mảng quản lý khám chữa bệnh và bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là hệ thống hồ sơ sức khỏe quân nhân để sớm hoàn thiện giải pháp.

Tại buổi làm việc này, ông Tống Viết Trung, Phó Tổng giám đốc Viettel nhận định: “Tính nhất quán của quân đội rất cao, có những quy định của ngành nên triển khai sâu và đồng bộ xuống các tuyến dưới. Đặc biệt hơn, các bài toán liên quan đến hồ sơ sức khỏe quân nhân đều thể hiện tính sẵn sàng. Viettel đã có kinh nghiệm trong công tác xây dựng hệ thống tổng thế như hệ thống quản lý tiêm chủng đang quản lý hơn 6 triệu người trên 63 tỉnh thành trên cả nước, cùng với nguồn nhân lực lớn đủ năng lực để triển khai cả nước”.

Phát biểu tại lễ ký thỏa thuận hợp tác với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội mới đây, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel cho biết, nhiều người thường biết đến Viettel là một doanh nghiệp viễn thông. Tuy nhiên, trong 5 năm vừa qua, Viettel đã có nhiều sự chuyển dịch lớn, trở thành một công ty CNTT hàng đầu tại Việt Nam và trên toàn cầu. Cũng theo chia sẻ của ông Hùng, Viettel còn là công ty dịch vụ đầu tiên tại Việt Nam, sau khi thành công ở hướng cung cấp dịch vụ đã chuyển sang lĩnh vực công nghệ cao. Hiện nay, Viettel tập trung vào 2 mũi chính công nghệ cao là công nghiệp quốc phòng và công nghệ điện tử viễn thông.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết, hiện tại Viettel có đầy đủ nguồn lực để triển khai các hệ thống ứng dụng CNTT cho các bộ, ngành, địa phương, bao gồm cả nguồn lực công nghệ, con người, tài chính, hạ tầng cũng như kinh nghiệm. Trong đó, nói về kinh nghiệm, Viettel đã cung cấp dịch vụ CNTT cho Văn phòng Chính phủ và khá nhiều bộ, ngành ở Việt Nam cùng nhiều Chính phủ trên thế giới. “Về nguồn lực về mặt hạ tầng, Viettel có đầy đủ không những về mặt hạ tầng viễn thông mà cả hạ tầng CNTT. Hiện nay, IDC - Data Center lớn nhất Việt Nam thuộc về Viettel. Với nguồn lực đó, gần như ngay sau khi ký kết hợp tác với các đơn vị, nhiều nội dung công việc có thể triển khai ngay”, ông Hùng chia sẻ.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang