Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 27/4/2017

  • |
T5g.org.vn - Bộ Y tế: Bệnh viện hiểu chưa đúng quy định bảo hiểm chi trả cho kháng sinh; Bộ Y tế lên tiếng trước ồn ào 3 loại thuốc đắt tiền bị từ chối thanh toán bảo hiểm; Nụ cười và nước mắt ngày khám sàng lọc tim miễn phí tại huyện đảo

 

Bộ Y tế: Bệnh viện hiểu chưa đúng quy định bảo hiểm chi trả cho kháng sinh

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/bo-y-te-benh-vien-hieu-chua-dung-quy-dinh-bao-hiem-chi-tra-cho-khang-sinh-3575830.html

Bộ Y tế cho rằng một số bệnh viện hiểu chưa đúng khi cho rằng bảo hiểm y tế chỉ thanh toán cho kháng sinh cefepim nếu có kết quả kháng sinh đồ, làm chậm trễ điều trị. Bảo hiểm y tế đột ngột dừng chi trả nhiều thuốc, bệnh nhân gặp nguy / Bảo hiểm tạm thời thanh toán 2 loại thuốc vừa bị dừng chi trả đột ngột

Quy định của thông tư 40 ban hành năm 2014: “Các thuốc có ký hiệu dấu (*) là thuốc chỉ sử dụng khi các thuốc khác trong nhóm điều trị không có hiệu quả và phải được hội chẩn trước khi sử dụng”. Một số thuốc là kháng sinh cũng có đánh dấu (*) và thực hiện theo quy định này. Theo tiến sĩ Hà Văn Thúy, Vụ phó Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế, cefepim là kháng sinh cefalosporin thế hệ 4, có đánh dấu (*) tức thuốc cần cân nhắc trước khi sử dụng nhằm hạn chế tình trạng kháng thuốc cũng như việc lạm dụng thuốc. Tuy nhiên, Bộ Y tế không quy định cần làm kháng sinh đồ trước khi sử dụng cefepim.

“Thuốc này nhằm dự phòng cho những trường hợp nặng hơn, Bộ Y tế chỉ yêu cầu cân nhắc khi sử dụng. Các bệnh viện đã hiểu chưa đúng quy định này”, tiến sĩ Thúy nói. Thông tư 40 cũng quy định: "Quỹ bảo hiểm y tế không thanh toán đối với trường hợp sử dụng thuốc không phù hợp với chỉ định đã đăng ký trong hồ sơ đăng ký thuốc đã được phê duyệt”. Quy định này khiến bảo hiểm y tế đầu tháng 4 dừng thanh toán một số thuốc khiến người bệnh lao đao.

Bộ Y tế cho biết đã nhận được phản ánh của các bệnh viện về việc ngừng thanh toán một số loại thuốc làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị bệnh. Bộ đang tập hợp kiến nghị để sửa đổi thông tư này theo hướng mở rộng thêm căn cứ để bảo hiểm thanh toán. Bộ sẽ thành lập Hội đồng chuyên môn để xem xét từng trường hợp cụ thể làm căn cứ thanh toán, bảo đảm tính an toàn, hiệu quả và quyền lợi của người bệnh.

Trước mắt, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã yêu cầu Bảo hiểm xã hội TP HCM tạm chi trả cho 2 loại thuốc mycophenolat và tacrolimus (điều trị lupus ban đỏ). Bộ Y tế sẽ có văn bản chính thức giải quyết vấn đề này. Theo Bộ Y tế, những thuốc không được bảo hiểm thanh toán theo thông tư 40 không nhiều, vì nhóm thuốc điều trị các bệnh thường có thuốc thay thế.

 

Việt Nam sẽ được mua thuốc biệt dược điều trị viêm gan C với giá thấp nhất

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/viet-nam-se-duoc-mua-thuoc-biet-duoc-dieu-tri-viem-gan-c-voi-gia-thap-nhat-3576454.html

Bộ Y tế ngày 26/4 đạt được thỏa thuận với một công ty dược của Mỹ để mua thuốc biệt dược điều trị viêm gan C với giá chỉ bằng 1/10 giá bán tại Mỹ.

Phó Thủ tướng yêu cầu sửa quy định mua biệt dược gốc để giảm giá thuốc / 447 thuốc biệt dược gốc hết hạn bảo hộ độc quyền

Làm việc với đại diện công ty này ngày 26/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã thống nhất một số biện pháp nhăm tăng cường tiếp cận thuốc điều trị viêm gan C (bao gồm cả thuốc biệt dược và generic). Công ty này là chủ sở hữu bằng sáng chế một số thuốc mới điều trị viêm gan C và là một trong các công ty dược phẩm hàng đầu thế giới chuyên cung cấp thuốc điều trị viêm gan C.

Theo đó, công ty sẽ sản xuất và cung cấp đủ thuốc biệt dược điều trị viêm gan C (thuốc biệt dược) cho Việt Nam với giá thấp nhất, chỉ bằng 1% giá thuốc phát minh đang bán cho thị trường Mỹ. Công ty cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp dược trong nước sản xuất thuốc điều trị viêm gan C để có giá thuốc thấp hơn giá nhập khẩu; đồng thời hỗ trợ nghiên cứu tương đương sinh học đối với thuốc generic sản xuất tại Việt Nam so với thuốc sản xuất tại Mỹ.

Nhà sản xuất này cũng sẽ cung cấp cho Bộ Y tế danh sách các công ty dược nước ngoài được cho phép sản xuất nguyên liệu hoặc thành phẩm thuốc điều trị viêm gan C của công ty theo hình thức giấy phép tự nguyện. Căn cứ vào danh sách, Bộ Y tế sẽ xem xét cho phép nhập khẩu thuốc từ các cơ sở sản xuất này để tăng tính cạnh tranh, giảm giá thuốc generic nhập khẩu.

Bộ Y tế sẽ cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc theo hình thức cấp phép nhanh cho các thuốc điều trị viêm gan C do công ty phát minh, đăng ký và sản xuất. Bộ cũng sẽ báo cáo Chính phủ xem xét việc đưa thuốc điều trị viêm gan C của công ty vào danh sách thuốc mua theo chương trình. Trong trường hợp này, công ty có thể xem xét để cung cấp thuốc cho Việt Nam với giá ưu đãi hơn.

Ước tính tại Việt Nam, khoảng 5% dân số nhiễm viêm gan C, 30% người viêm gan C mãn tính có nguy cơ tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan. Đây là loại virus được giới chuyên môn xem là "sát thủ thầm lặng". Viêm gan C chưa có văcxin phòng bệnh, phòng bệnh chủ yếu là các biện pháp chung như quan hệ tình dục an toàn, sàng lọc máu, các chế phẩm của máu, sử dụng bơm kim tiêm một lần... Bệnh lây qua đường máu, mẹ truyền sang con nếu mẹ bị mắc bệnh.

 

Người không có thẻ BHYT: Sau 1/6, giá dịch vụ y tế sẽ tăng gấp 2-3 lần

http://dantri.com.vn/suc-khoe/nguoi-khong-co-the-bhyt-sau-1-6-gia-dich-vu-y-te-se-tang-gap-2-3-lan-20170426050032299.htm

Việc tăng giá dịch vụ y tế cho người không có thẻ BHYT sau ngày 1/6 đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Vậy căn cứ và tác động của việc tăng giá ra sao, ông Lê Văn Phúc - Phó trưởng Ban thực hiện chính sách BHYT (BHXH VN) giải đáp thêm với báo giới về vấn đề này.

Nhận định của ông về tác động tăng giá dịch vụ y tế theo Thông tư 02/2017/TT-BYT đối với người không có thẻ BHYT ra sao?

- Theo Thông tư 02 của Bộ Y tế, có 3 nhóm dịch vụ dành cho người chưa có thẻ BHYT được điều chỉnh khung giá tối đa. Bao gồm: giá dịch vụ khám bệnh, kiểm tra sức khoẻ; giá dịch vụ ngày giường điều trị; giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm dành cho các hạng BV.

Trong 3 nhóm dịch vụ này, cả hai nhóm dịch vụ khám bệnh và dịch vụ ngày giường điều trị đều có mức tăng giá rất mạnh, cao gấp 2- 4 lần so với giá hiện tại. Cụ thể, tiền khám bệnh đã tăng gấp 4 lần ở phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã; tăng 2 lần ở bệnh viện hạng 1 và hạng 2.

"Thông tư số 02/2017/TT-BYT của Bộ Y tế, từ ngày 1/6/2017 các cơ sở y tế công lập sẽ chính thức áp dụng giá viện phí mới cho hơn 1.900 dịch vụ y tế đối với nhóm đối tượng không có thẻ BHYT, và một số dịch vụ KCB không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT. Với việc kết cấu thêm chi phí tiền lương, phụ cấp đặc thù của nhân viên y tế vào giá dịch vụ y tế, đồng thời điều chỉnh chi phí 3 yếu tố trực tiếp, nhiều dịch vụ y tế có mức tăng 2-3 lần giá cũ và sẽ do người bệnh trả 100%" - ông Lê Văn Phúc nói.

Mức tăng này là rất đáng kể khi người bệnh phải điều trị nội trú, điều trị dài ngày. Tuy nhiên, tác động mạnh nhất đến người bệnh chưa có thẻ BHYT phải là nhóm giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm dành cho các hạng BV bất kể người bệnh điều trị ngoại trú hay nội trú, điều trị ít ngày hay dài ngày.

Với 1.916 dịch vụ được điều chỉnh tăng giá trong Thông tư này, mặc dù mức điều chỉnh mức tăng chủ yếu ở khoảng số 20- 30%, một số ít có mức tăng gấp đôi so với mức giá hiện hành, nhưng số tiền tuyệt đối của nhiều dịch vụ lên tới hàng trăm nghìn; thậm chí, đến cả triệu đồng cho một lần chỉ định, do đơn giá dịch vụ kỹ thuật vốn đã có kết cấu chi phí cao!

Ví dụ như chụp X quang động mạch vành hoặc thông tim, chụp buồng tim dưới DSA tăng từ 5,1 triệu đồng lên gần 5,8 triệu đồng; chụp và can thiệp tim mạch dưới DSA từ 6 triệu lên gần 6,7 triệu đồng; nội soi ổ bụng từ 575.000 đồng tăng lên 793.000 đồng, nội soi thực quản-dạ dày-tá tràng có sinh thiết tăng từ 220.000 đồng lên 385.000 đồng...

Theo Thông tư 02, chỉ có nhóm giá khám bệnh, ngày giường điều trị là khác nhau theo hạng BV, còn lại các các dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm đều thực hiện thống nhất một mức giá tại tất cả các BV trên toàn quốc. Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC, quy định thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT giữa các BV cùng hạng trên toàn quốc cũng đang thực hiện theo nguyên tắc này.

Như vậy, sự khác nhau cơ bản giữa người có và không có thẻ BHYT sau khi có điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế như trên là gì, thưa ông?

- Điều khác nhau cơ bản giữa người có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT là bệnh nhân BHYT đã được quỹ BHYT chi trả từ 80 đến 100% chi phí, tùy theo từng đối tượng thụ hưởng. Còn bệnh nhân khám dịch vụ sẽ phải chi trả 100% toàn bộ chi phí khám chữa bệnh.

"Theo quy định mới, tiền khám tối đa ở BV hạng đặc biệt và BV hạng 1 là 39.000 đồng/lượt; hạng 2 là 35.000 đồng/lượt; hạng 3 là 31.000 đồng/lượt và BV hạng 4/PKĐK khu vực, trạm y tế xã là 29.000 đồng/lượt. Tương tự, giá tối đa dịch vụ ngày điều trị hồi sức tích cực tại BV hạng đặc biệt cũng tăng gấp đôi lên 677.100 đồng; BV hạng 1 là 632.200 đồng; BV hạng 2 là 568.900 đồng. Đối với ngày giường bệnh hồi sức cấp cứu, chống độc, các mức tương ứng là: 362.800 đồng/ngày, 335.900 đồng/ngày, 279.100 đồng/ngày; tại BV hạng 3 là 245.700 đồng/ngày và BV hạng 4 là 226.000 đồng/ngày..." - ông Lê Văn Phúc nói.

Khoản tiền người khám chữa bệnh không có BHYT phải trả thêm so với mức giá hiện hành sẽ là con số không nhỏ. Đặc biệt, những bệnh nhân cần sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao, thì mức chi 100% từ tiền túi rất lớn, ví dụ như chụp PET/CT chi phí tối đa đã lên tới hơn 20 triệu đồng; chi phí PET/CT mô phỏng xạ trị gần 21 triệu đồng...

Căn cứ cho việc tăng giá dịch vụ y tế như trên liệu đã thỏa đáng, thưa ông?

- Thực tế thì lộ trình tăng giá này đã có độ “trễ” rất nhiều theo Luật BHYT, bởi sau 1 năm giá dịch vụ y tế dành cho khoảng gần 20% dân số chưa có thẻ BHYT này mới đuổi kịp giá của những người đang khám chữa bệnh BHYT.

Hiện nay, người chưa tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh vẫn đang trả mức giá thấp hơn nhóm dân số có thẻ BHYT, bởi giá dịch vụ y tế dành cho người chưa có thẻ BHYT chỉ mới kết cấu 3 yếu tố chi phí trực tiếp: Chi phí thuốc, dịch truyền, hoá chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế phục vụ khám chữa bệnh; chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; Chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ.

Chưa kể, giá các dịch vụ y tế này vẫn đang được quy định tại các Thông tư có mức giá khá “lạc hậu” so với thời giá hiện nay như Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BYT-BTC-BLĐTB&XH ban hành từ năm 2006, Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC năm 2012.

Trong khi đó, trong năm vừa qua, quỹ BHYT đã chi trả phần lớn chi phí thay cho những người KCB BHYT mức giá dịch vụ y tế kết cấu cả tiền lương, phụ cấp theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC, quy định thống nhất giá dịch vụ KCB BHYT giữa các BV cùng hạng trên toàn quốc.

Tại sao lại có độ trễ về thời gian cho nhóm đối tượng này, thưa ông?

Do Chính phủ muốn tạo thời gian chuyển tiếp cần thiết cho những người chưa tham gia BHYT thực hiện trách nhiệm của mình trong chủ trương BHYT toàn dân. Giá dịch vụ y tế hiện nay dù được điều chỉnh thì cũng mới kết cấu 4/7 yếu tố chi phí. Lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế vẫn đang được thực hiện, giá dịch vụ y tế sẽ còn tiếp tục tăng theo lộ trình.

Bên cạnh với việc thay đổi cơ chế tài chính y tế, Chính phủ sẽ chuyển sang đầu tư trực tiếp cho người dân thông qua hỗ trợ tham gia BHYT thay vì rót ngân sách vào các BV. Để đảm bảo quyền lợi về tài chính trong chăm sóc sức khỏe, người dân cần và nên tham gia BHYT. Đó cũng là quy định của Luật BHYT đã có hiệu lực từ hơn 2 năm nay.

"Như tôi đã nói, với Thông tư 02, chúng ta sẽ tạo sự công bằng hơn trong việc thực hiện chính sách chung khi giá dịch vụ y tế tương đương nhau khi cung cấp cho cả người có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT. Việc tăng giá chắc chắn có tác động đến ý thức tham gia BHYT của người dân, càng rõ hơn tầm quan trọng và ý nghĩa của BHYT" - ông Lê Văn Phúc.

Xin cảm ơn ông!

 

Bộ Y tế lên tiếng trước ồn ào 3 loại thuốc đắt tiền bị từ chối thanh toán bảo hiểm

http://dantri.com.vn/suc-khoe/bo-y-te-len-tieng-truoc-on-ao-3-loai-thuoc-dat-tien-bi-tu-choi-thanh-toan-bao-hiem-20170426061040353.htm

Trước thông tin 3 loại thuốc chi phí điều trị cao, gồm kháng sinh Cefepim, thuốc Mycophenolat và Tacrolimus điều trị lupus ban đỏ bị quỹ BHYT đột ngột ngừng chi trả, đại diện Vụ Bảo hiểm Y tế (Bộ Y tế) đã giải thích về vấn đề này.

Do hiểu nhầm! Với thuốc kháng sinh Cefepim như một số thông tin phản ánh, là thuốc quan trọng cho bệnh nhân nặng trong 72 giờ đầu nhưng quỹ bảo hiểm y tế chỉ đồng ý thanh toán khi có kết quả kháng sinh đồ (khoảng sau 1 tuần). Việc bảo hiểm y tế chỉ thanh toán kháng sinh cefepim khi có kết quả kháng sinh đồ đã làm chậm trễ điều trị, nguy hiểm cho bệnh nhân.

Về vấn đề này, chiều 25/4, trao đổi với báo chí, TS Hà Văn Thúy, Phó vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế cho rằng các bệnh viện hiểu chưa đúng.

“Thuốc Cefepim mà báo chí phản ánh là thuốc kháng sinh Cefalosporin thế hệ IV, có đánh dấu (*) trong Danh mục ban hành kèm theo Thông tư 40/2014/TT-BYT, là thuốc cần cân nhắc trước khi sử dụng, thực hiện theo đúng hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Bộ Y tế nhằm hạn chế tình trạng kháng thuốc, cũng như việc lạm dụng thuốc. Tuy nhiên, Bộ Y tế không có quy định yêu cầu cần làm kháng sinh đồ trước khi sử dụng Cefepim”, ông Thúy khẳng định.

Tại khoản 6 Điều 5 Thông tư 40/2014/TT-BYT quy định “Các thuốc có ký hiệu dấu (*) là thuốc chỉ sử dụng khi các thuốc khác trong nhóm điều trị không có hiệu quả và phải được hội chẩn trước khi sử dụng”. Một số thuốc là kháng sinh trong Danh mục cũng có đánh dấu (*) và thực hiện theo quy định này.

“Trong điều trị, thuốc kháng sinh này nhằm dự phòng cho những trường hợp nặng hơn; Bộ Y tế chỉ yêu cầu cân nhắc khi sử dụng chứ không có quy định làm kháng sinh đồ trước khi sử dụng”, TS Thúy cho biết.

Cũng liên quan đến việc quỹ BHYT ngừng chi trả đột ngột thuốc Mycophenolat và Tacrolimus điều trị lupus ban đỏ, TS Thúy cho biết, trong Thông tư 40 cũng quy định "Quỹ Bảo hiểm y tế không thanh toán đối với trường hợp: Sử dụng thuốc không phù hợp với chỉ định đã đăng ký trong hồ sơ đăng ký thuốc đã được phê duyệt”. Điều này khiến bảo hiểm y tế dừng thanh toán một số thuốc khiến người bệnh lao đao.

Trước mắt với 2 thuốc mycophenolat và tacrolimus (điều trị lupus ban đỏ), Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã yêu cầu Bảo hiểm xã hội TP HCM tạm thời chi trả cho 2 thuốc này. Bộ Y tế sẽ có văn bản chính thức chỉ đạo giải quyết cụ thể vấn đề này. Theo Bộ Y tế, những thuốc bị vướng không được bảo hiểm thanh toán theo thông tư 40 không nhiều vì một nhóm thuốc điều trị các bệnh thường có thuốc thay thế. Tuy nhiên có tình trạng các thuốc thương mại có cùng hoạt chất nhưng các nhà sản xuất khác nhau sẽ có các chỉ định trong hồ sơ đăng ký thuốc khác nhau, trong khi việc đấu thầu tại các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện theo tên hoạt chất. Trong khi đó, hầu hết thuốc được hướng dẫn sử dụng theo tên hoạt chất. Do đó xảy ra tình trạng bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc (theo tên hoạt chất) phù hợp với Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, Dược thư Quốc gia nhưng có thể một số chỉ định không có trong nội dung chỉ định đã đăng ký (theo tên thương mại của từng công ty đăng ký với Cục Quản lý Dược).

Ngoài ra, trong thực tế lâm sàng, nhiều trường hợp mặc dù không có trong chỉ định đã đăng ký của nhà sản xuất nhưng vẫn cần sử dụng thuốc cho người bệnh, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp liên quan đến tính mạng của người bệnh.

Điều này dẫn đến tình trạng cơ quan BHXH đã dừng thanh toán một số thuốc được sử dụng không phù hợp với chỉ định trong hồ sơ đăng ký thuốc đã phê duyệt, dẫn đến tình trạng bệnh nhân đang điều trị không tiếp tục được thanh toán thuốc hoặc một số cơ sở KCB đã thanh toán thuốc cho người bệnh nhưng bị xuất toán, đã gây bức xúc trong dư luận.

Để giải quyết vấn đề này, Vụ Bảo hiểm Y tế đề nghị các cơ sở KCB, cơ quan BHXH tiếp tục thực hiện theo quy định của Thông tư 40/2014/TT-BYT. Cơ sở KCB, các bác sĩ cần nắm rõ quy định để mua sắm, quản lý, lựa chọn thuốc và chỉ định hợp lý, cũng như thông tin để người bệnh biết. “Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã nhận được một số phản ánh của các bệnh viện. Bộ đang tập hợp kiến nghị các bệnh viện để sửa đổi thông tư này theo hướng mở rộng thêm một số căn cứ để bảo hiểm thanh toán. Bộ sẽ thành lập Hội đồng chuyên môn để xem xét từng trường hợp cụ thể để làm căn cứ thanh toán, bảo đảm tính an toàn, hiệu quả và quyền lợi của người bệnh. Nội dung thông tư sửa đổi sẽ được hoàn thành trong năm 2017”, ông Thúy nói.

 

Tiết kiệm hàng trăm tỉ nếu quản lý "chặt" biệt dược gốc

http://dantri.com.vn/suc-khoe/tiet-kiem-hang-tram-ti-neu-quan-ly-chat-biet-duoc-goc-20170426070617195.htm

Theo Ban Dược và vật tư y tế (BHXH VN), do chưa có danh mục thuốc điều trị tương đương biệt dược gốc khiến việc đấu thầu vẫn “đưa giá nào, trúng giá đó”. Trong khi đó, nếu tăng cường việc quản lý thuốc biệt dược, Nhà nước sẽ tiết kiệm được hàng trăm tỉ đồng. Tại cuộc họp báo công bố thông tin BHXH, BHYT quý 1/2017, chiều 25/4 tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Yến - Phó trưởng Ban Dược và vật tư y tế (Bảo hiểm xã hội VN) - cho biết, hiện có 698 thuốc được công bố là biệt dược gốc, trong đó có hơn 447 loại thuốc hết thời gian bảo hộ (bao gồm 81 thuốc đã có số đăng ký của thuốc nhóm 1).

Theo kết quả đấu thầu tập trung của 59 tỉnh và thành phố, BHXH VN cho biết tổng giá trị trúng thầu là 29,65 ngàn tỉ đồng, tương ứng với 8.371 mặt hàng trúng thầu, trong đó có khoảng 600 mặt hàng là biệt dược gốc (chiếm 25 % tổng giá trị thuốc đấu thầu). Thông qua phân tích kết quả đấu thầu, bà Nguyễn Thị Yến cho rằng giá thuốc biệt dược gốc đang quá cao và chênh lệch lớn so với thuốc nhóm 1. “Đơn cử như Ceftriaxon 1g, tên thương mại là Rocephin, các hội đồng đấu thầu trúng giá là hơn 181.440 đồng/lọ, trong khi thuốc cùng loại nhóm 1 có tới 10 nơi đăng ký giá trúng thầu trung bình chỉ từ 25 - 27.000 đồng/lọ (chênh khoảng 7 lần); thuốc Meropenem 1g, tên thương mại là Meronem, trúng thầu là hơn 700.000 đồng/lọ, trong khi thuốc này ở nhóm 1 ở các hội đồng đấu thầu chỉ có giá trúng thầu trung bình là: 296.000 đồng/lọ (chênh hơn 2 lần)” - đại diện Ban Dược và Vật tư y tế cho biết. Đặc biệt, loại thuốc Paclitaxel 100ng có giá trúng thầu tới 3.927.000 đồng/lọ. “Trong khi thuốc thuộc nhóm 1 với giá trúng thầu trung bình 871.000 đồng/lọ (chênh hơn 4 lần)” - bà Nguyễn Thị Yến cho biết.

Lý giải nguyên nhân, đại diện Ban dược và Vật tư y tế cho rằng, theo quy định hiện hành, Bộ Y tế có nhiệm vụ ban hành danh mục thuốc tương đương điều trị với biệt dược gốc để tham gia đấu thầu, tăng tính cạnh tranh. Nhưng tới nay, Bộ Y tế chưa ban hành được danh mục tương đương điều trị biệt dược gốc.

Bà Nguyễn Thị Yến chia sẻ: “Chính vì vậy, thuốc biệt dược gốc đấu thầu không có cạnh tranh, nên giá trúng thầu rất cao và gần như là để giá nào trúng giá đó. Nếu Bộ Y tế có biện pháp quản lý chặt chẽ về giá thuốc biệt dược gốc thì có thể tiết kiệm được hàng trăm tỉ đồng. Chỉ cần thay đổi cơ chế đấu thầu theo quy định của các Thông tư khác nhau đã làm giá một số loại thuốc giảm tới 35 %”.

Đồng thời, việc xây dựng cơ chế đấu thầu để giảm giá biệt dược gốc sẽ tăng cơ hội sử dụng thuốc tốt với giá hợp lý cho người dân, tránh việc cứng nhắc trong giảm tỉ lệ thuốc biệt dược.

Bên cạnh đó, đại diện Ban Dược và Vật tư y tế cũng khẳng định, việc Chính phủ chỉ đạo việc đưa giá biệt dược gốc cân nhắc để đấu thầu với thuốc nhóm 1 là điều cần thiết và có thể tiết kiệm được nhiều tỉ đồng.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Yến, trong năm 2016, tỉ lệ sử dụng biệt dược gốc trên cả nước ước tính chiếm khoảng 20- 23% trên tổng chi phí thuốc. Tập trung chủ yếu ở các bệnh viện trung ương và ngành. “Bệnh viện BV Chợ Rẫy (TP HCM) và BV Bạch Mai (Hà Nội) đã chiếm từ 40-45 %. Trong khi đó, các bệnh viện địa phương và miền múi thì tỉ lệ thấp: Sơn La, Hà Nam, Lào Cai có tỉ lệ sử dụng biệt dược gốc từ 1-2 %” - bà Nguyễn Thị Yến nói.

 

Nụ cười và nước mắt ngày khám sàng lọc tim miễn phí tại huyện đảo

http://dantri.com.vn/suc-khoe/nu-cuoi-va-nuoc-mat-ngay-kham-sang-loc-tim-mien-phi-tai-huyen-dao-20170426145011153.htm

Nghe tin các bác sĩ từ các bệnh viện lớn ở Hà Nội về, hơn 2.000 trẻ em sống tại huyện đảo Cô Tô và huyện đảo Vân Đồn đã không quản ngại đường xá xa xôi tập trung về điểm khám bệnh để được kiểm tra tim và tư vấn cả những vấn đề sức khỏe họ đang canh cánh trong lòng.

Mất 45 phút từ đảo Vân Đồn tới đảo Cô Tô vào một ngày biển động, các bác sĩ trẻ của bệnh viện Đại học Y, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện E, bệnh viện Bạch Mai, đã dành chọn 1 ngày để khám và siêu âm cho trẻ em trong đảo.

Từ đảo Thanh Lâm, cách Cô tô lớn nửa tiếng đi thuyền, chị Nguyễn Thị Nan buồn bã bế cậu con trai Nguyễn Viết Thái chưa được 1 tháng tuổi tới Trung tâm Y tế huyện Cô Tô khám bệnh. Chị Nan cho biết, khi đẻ mổ tại Trung tâm này, bác sĩ đã cho biết nghi ngờ con chị bị bệnh tim và giờ chị mới biết chính xác con mình bị thông ống động mạch.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, bệnh viện Bạch Mai Hà Nội đã dặn đi dặn lại chị Nam cách chăm sóc con để có sức khỏe tốt, chuẩn bị cho phẫu thuật dị tật thông ống động mạch, chữa khỏi hẳn bệnh.

Một trường hợp khác đã òa khóc khi nghe bác sĩ tư vấn con gái Bảo Hân (11 tháng tuổi, ở Quan Lạn) phải mổ vì bị dị tật thông liên nhĩ. Bởi chị Châu Thị Xoan, mẹ bé Hân, lo lắng không biết lấy tiền đâu để mổ cho con khi không có sổ đỏ, cả nhà chỉ trông vào nghề đi biển.

Riêng chị Thắm, mẹ bé Gia Bảo (người dân tộc Dao, Vân Đồn), lại mếu máo kể về thời gian điều trị đứt đoạn do hết tiền vay ngân hàng từ khi con mới 7 tháng tuổi. Thấy con cứ tím tái như quả sim mỗi khi khóc, nặng chỉ có 8,5kg khi đã 2 tuổi mà chị Thắm không biết phải làm sao. Vậy nên khi nghe bác sĩ tư vấn con chị sẽ được phẫu thuật thông liên thất miễn phí, sẽ khỏi bệnh, người mẹ trẻ lại khóc òa. May thay, nỗi lo âu của những bà mẹ nghèo khó đó dường như được hóa giải khi các bác sĩ tận tình hướng dẫn đưa trẻ đi khám, theo dõi cũng như sẽ được chương trình Trái Tim cho em hỗ trợ về vật chất. Niềm vui của chương trình Trái tim cho em cứ nhân lên khi trong quá trình trực tiếp thăm khám cho các bệnh nhi nhỏ tuổi, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu đã bất ngờ gặp lại bệnh nhân đã từng được chính giáo sư mổ tim và nay đưa con gái Vũ Ngân Khánh, 25 tháng tuổi, đến khám.Người mẹ trẻ không giấu giếm niềm vui gặp lại vị bác sĩ nổi tiếng đã mổ cho mình nhưng nhanh chóng trùng xuống khi bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu đề nghị đưa bé Khánh sang phòng siêu âm. Ngay sau khi nhận kết quả siêu âm với kết luận: thông liên thất phần quanh màng từ tay bệnh nhân, bác sĩ Hiếu đã đưa 2 mẹ con bé Ngân Khánh quay trở lại khu vực siêu âm, kiểm tra kỹ càng thêm một lần nữa. Nỗi lo của mẹ bé Khánh như được trút bỏ khi bác sĩ Hiếu dặn dò đây chỉ là trường hợp nhẹ, cần theo dõi khám định kỳ và nhiều khả năng bệnh sẽ tự khỏi khi bé lớn lên. Và nhiều nữa, những trường hợp của bé Vi Thị Tố Uyên (13 tuổi, ở Hạ Long), hay Lý Thị Tươi (20 tuổi, ở Đoàn Kết, Vân Đồn)… đều từng được mổ tim khi nhỏ, nay nghe tin có đoàn bác sĩ từ trung ương về khám sàng lọc tim đến để được thăm khám. Ai cũng rạng rỡ khi các bác sĩ kết luận sức khỏe của người thân bình thường. Đáng chú ý là rất nhiều phụ huynh mong con không chỉ được khám mà còn được siêu âm để chắc chắn là không có vấn đề gì ở tim. Chỉ đến khi các tình nguyện viên giải thích, siêu âm chỉ thực hiện với những trường hợp bác sĩ nghi ngờ có vấn đề ở tim, các phụ huynh này mới vui vẻ đưa con cháu mình ra về. Nhưng có lẽ niềm vui lớn nhất của cả đoàn tình nguyện Trái tim cho em trong chuyến đi lần này đó chính là tỉ lệ phát hiện dị tật tim bẩm sinh khá thấp. Kết thúc 2 ngày khám sàng lọc cho hơn 2.000 trường hợp tại 2 huyện đảo, các bác sĩ đã phát hiện 11 trường hợp có vấn đề ở tim, cần theo dõi và trong đó có cả những trường hợp chỉ định mổ (tỉ lệ dị tật tim bẩm sinh ở trẻ thông thường là 0,8-0,9%).

Sau 8 năm hoạt động, chương trình “Trái tim cho em” do Đài truyền hình Việt Nam và Tập đoàn Viettel phối hợp tổ chức, đã phối hợp với các bệnh viện tài trợ cho gần 30 chương trình khám sàng lọc phát hiện sớm bệnh tim ở trẻ dưới 16 tuổi trên toàn quốc và hỗ trợ chi phí cho 3.500 ca phẫu thuật và can thiệp tim mạch cho các em mắc bệnh tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn.

 

Bệnh viện thiếu thuốc, mua thuốc ngoài bệnh nhân có được BHYT thanh toán?

http://dantri.com.vn/suc-khoe/benh-vien-thieu-thuoc-mua-thuoc-ngoai-benh-nhan-co-duoc-bhyt-thanh-toan-20170426152403528.htm

http://suckhoedoisong.vn/go-vuong-thanh-toan-bhyt-mot-so-thuoc-de-dam-bao-quyen-loi-cua-nguoi-tham-gia-bhyt-n130799.html

Thực tế tại nhiều bệnh viện đôi lúc xảy ra tình trạng hết thuốc điều trị. Bệnh viện vay thuốc không được, nhiều bệnh nhân phải bỏ tiền túi mua thuốc ngoài dù họ có thẻ BHYT khám đúng tuyến. Vậy thiệt thòi này của người bệnh sẽ được bù đắp như thế nào? Theo phản ánh của một số bệnh viện, thời gian qua loại thuốc điều trị ung Vincran bị hết hàng, khiến bệnh viện lao đao đi vay thuốc của nhau mới có đủ thuốc điều trị cho bệnh nhân.Ông Vũ Đình Tiến, Trưởng khoa Dược (Bệnh viện K) cho biết, thời gian qua, có ít nhất đã có 3 bệnh viện thiếu thuốc Vincran hoạt chất Vincristine có đề nghị bệnh viện K cho vay thuốc, trong đó có 2 bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Ung bướu TP Hồ Chí Minh và một bệnh viện tuyến Trung ương.

Dù bệnh viện K dự trữ đủ thuốc, bệnh nhân không phải ra ngoài điều trị nhưng cũng không dám “vung tay” giúp đỡ để đảm bảo đủ nhu cầu, nên chỉ hai bệnh viện được đáp ứng vay thuốc.

Riêng BV Ung bướu TP Hồ Chí Minh mong muốn vay số lượng lớn, 100 lọ nên bệnh viện không thể hỗ trợ. Đến nay, số vay của BV Ung bướu Hà Nội cũng được đơn vị này trả lại cho BV K. Theo TS Tiến, thuốc Vincran hoạt chất Vincristine có giá 92.000 đồng/1 lọ đã bao gồm thuế, phí và lệ phí. Thuốc này dùng trong điều trị u lympho ác tính, u nguyên bào thần kinh và một số bệnh khác. Loại thuốc này chỉ có duy nhất có một nhà sản xuất của Hàn Quốc tham gia đấu thầu, cung cấp sản phẩm có tên thương mại là Vincran nên rất khó xoay xở nếu thiếu. Tương tự, thuốc giảm đau dành cho bệnh nhân ung thư thời gian qua một số bệnh viện cũng bị thiếu thuốc. Điều này liên quan đến Luật Dược mới, yêu cầu các đơn vị kinh doanh thuốc đặc biệt phải có giấy phép của Chính phủ. Nhưng do nghị định chưa ban hành cụ thể nên đơn vị cung ứng cũng có công văn tạm dừng cung ứng thuốc vì chưa có giấy phép, gây ra tình trạng thiếu thuốc trên.

“Tại viện K may mắn không xảy ra tình trạng này vì đã dự trù trước đó”, ông Tiến nói. Được biết, sau khi Cục Dược có công văn hướng dẫn tiếp tục thực hiện, các viện khác kịp thời giải quyết, viện K không vướng vì đã có dự trữ trước.

Mua thuốc ngoài bệnh nhân có được BHYT thanh toán?

Theo TS Hà Văn Thúy, Phó vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế), thực tế có xảy ra tình trạng bệnh viện hết thuốc trong những giai đoạn chuyển giao. Theo quy định, các bệnh viện phải đảm bảo cung ứng đủ thuốc điều trị cho bệnh nhân, nên vẫn có tình trạng khi thiếu thuốc, các bệnh viện vẫn vay mượn lẫn của nhau, thậm chí vay trước từ đơn vị cung ứng thuốc. Trường hợp bất khả kháng, người bệnh đi khám đúng tuyến mà phải mua thuốc ngoài, họ sẽ được thanh toán trực tiếp tại cơ quan BHXH nơi họ đăng kí khám chữa bệnh ban đầu.

“Chúng tôi cũng tiếp nhận đơn thư của người bệnh, gần đây họ nhận thư của một người bệnh ở Thái Bình phàn nàn bệnh viện hết thuốc điều trị bệnh u tiền liệt tuyến. Trong những trường hợp bệnh viện hết thuốc nên chuyển bệnh nhân lên tuyến trên còn thuốc điều trị”, TS Thúy nói.

Ông Thúy giải thích cụ thể hơn, theo thông tư 40/2014 của Bộ Y tế, bệnh viện phải có trách nhiệm cung ứng đủ thuốc, không để bệnh nhân tự mua. Khi thiếu thuốc, bệnh viện có thể đi vay, trường hợp không đủ thuốc thì cần chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, không để bệnh nhân phải tự mua thuốc.

Trong trường hợp không chuyển bệnh nhân, người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc trong danh mục mà bệnh viện hết thuốc thì người bệnh có thể mua thuốc ở ngoài, bệnh viện thanh toán lại với người bệnh theo hóa đơn mua thuốc, sau đó bệnh viện thanh toán lại với cơ quan bảo hiểm. Hoặc bệnh nhân được thanh toán tiền trực tiếp với cơ quan Bảo hiểm xã hội sau khi xuất trình hóa đơn và bệnh viện có trách nhiệm cung cấp các chứng từ phục vụ việc thanh toán.

Trước câu hỏi trong tình huống người bệnh mua thuốc bên ngoài với giá cao hơn thuốc bảo hiểm có được thanh toán khoản chênh lệch này? Chuyên viên Vụ BHYT cho biết, trên thực tế có thể người dân phải mua thuốc ngoài chợ đen với giá cao hơn rất nhiều, nhưng hiện chưa có quy định nào cho phép thanh toán cao hơn giá thuốc trúng thầu nên người bệnh bị thiệt thòi. Cơ quan BHXH sẽ thanh toán dựa vào từng trường hợp cụ thể.

 

Đảm bảo tốt công tác y tế trong 4 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5

http://suckhoedoisong.vn/dam-bao-tot-cong-tac-y-te-trong-4-ngay-nghi-le-30-4-va-1-5-n130803.html

Để đảm bảo tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong dịp nghỉ lễ ngày chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5 năm 2017, Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh vừa có chỉ đạo gửi các đơn vị về việc thực tốt công tác công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp nghỉ lễ.

Theo đó, đối với Y tế dự phòng các tuyến, phân công cán bộ thường trực phòng dịch 24/24 giờ tại đơn vị trong cả 4 ngày nghĩ lễ; theo dõi nắm bắt tình hình bệnh dịch xẩy ra trên địa bàn.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tăng cường kiểm tra giám sát an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm, tại các điểm vui chơi, lễ hội. Phối hợp tốt với các cơ sở khám, chữa bệnh và các đơn vị y tế dự phòng để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khi có trường hợp ngộ độc thực phẩm xẩy ra.

Các đơn vị khám chữa bệnh thực hiện tốt công tác trực, cấp cứu, khám bệnh cho nhân dân; bảo đảm tất cả người bệnh được cấp cứu, khám và điều trị kịp thời, không từ chối hoặc xử trí chậm trể bất cứ trường hợp nào. Đặc biệt chú trọng nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh; giao tiếp ứng xử ân cần, hòa nhã. Đồng thời thực hiện đúng các quy định liên quan và các quy trình chuyên môn kỹ thuật; sẵn sàng bố trí điều động cán bộ khi có dịch bệnh, thảm họa xẩy ra.

Xử lý tốt các trường hợp thông tin qua đường dây nóng; thực hiện chế độ báo cáo hàng ngày theo quy định, trong đó chú trọng về tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, tai nạn, thảm họa hàng loạt.. để Sở Y tế tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trong các ngày nghỉ lễ.

 

Y tế Quảng Ninh tập huấn sử dụng phần mềm hồ sơ điện tử quản lý sức khỏe

http://suckhoedoisong.vn/y-te-quang-ninh-tap-huan-su-dung-phan-mem-ho-so-dien-tu-quan-ly-suc-khoe--n130802.html

Ngày 24/4, tại thành phố Hạ Long, Sở Y tế Quảng Ninh đã phối hợp với Trung tâm Giải pháp Công nghệ thông tin và Viễn thông Viettel (Viettel ICT) tổ chức tập huấn trực tuyến với 20 đơn vị y tế trong toàn tỉnh về sử dụng phần mềm Hồ sơ điện tử quản lý sức khỏe toàn dân.

Đồng chí Vũ Tuấn Cường - Phó Giám đốc sở Y tế dự và chủ trì buổi tập huấn; tham dự hội nghị có lãnh đạo phòng ban của sở, lãnh đạo và cán bộ Công nghệ thông tin các đơn vị trực thuộc sở Y tế và đại diện của Viettel ICT.

Hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân giúp ngành y tế phát hiện sớm và giải quyết ngay tại cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu đối với bệnh thông thường, hạn chế biến chứng, giúp giảm quá tải bệnh viện. Mặt khác, khi thông tin về sức khỏe của người bệnh thông suốt ở các tuyến sẽ giúp cho việc chẩn đoán chính xác, phối hợp điều trị thống nhất nhằm đạt hiệu quả cao.

Tại buổi tập huấn, báo cáo viên của Viettel ICT trình bày về nội dung phần mềm có 4 modul chức năng chính là: Quản lý hộ gia đình; quản lý hồ sơ sức khỏe; quản lý chương trình chăm sóc sức khỏe; báo cáo, thống kê. Trong mỗi modul đều có các chức năng riêng và cho phép chỉnh sửa, cập nhập thêm các thông tin khám, chữa bênh của người dân. Báo cáo viên đã hướng dẫn các học viên làm quen, thực hành việc đăng nhập vào hệ thống, thêm mới, sửa, xóa các thông tin trên từng modul, làm các thống kê báo cáo… Đặc biệt, để đảm bảo nội dung thông tin, bảo mật của mỗi hồ sơ, trên phần mềm đã phân cấp, phân quyền truy cập từng tuyến và khi thay đổi thông tin trên hồ sơ, hệ thống sẽ tự động ghi lại lịch sử, thời gian và người đã thay đổi.

Ngành Y tế Quảng Ninh là một trong những tỉnh đi đầu triển khai xây dựng Hồ sơ điện tử quản lý sức khỏe toàn dân với mục tiêu đến hết năm 2017, cơ bản quản lý sức khoẻ cho toàn bộ người dân sinh sống và làm việc tại tỉnh Quảng Ninh. Đây là bước tiến quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cấp xã, phường; đồng thời, với việc có hồ sơ quản lý sức khỏe, mỗi người dân sẽ được chăm sóc sức khỏe ngay từ ban đầu tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.

 

Hà Tĩnh: Thu giữ hơn 1 tấn thực phẩm quá hạn chưa kịp mang đi tiêu thụ

http://suckhoedoisong.vn/ha-tinh-thu-giu-hon-1-tan-thuc-pham-qua-han-chua-kip-mang-di-tieu-thu-n130813.html

Vào lúc 14h ngày 25/4, Phòng Cảnh sát Môi trường – Công an tỉnh phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục ATVSTP phát hiện hơn 1 tấn thực phẩm quá hạn sử dụng đang lưu trữ tại HTX Hà Hương, khối phố Văn Thịnh – Phường Văn Yên ( Thành phố Hà Tĩnh). Sau khi nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, các đơn vị trên đã tiến hành kiểm tra kho đông lạnh của HTX Hà Hương. Qua đó, phát hiện 1.180 kg hàng hóa sản phẩm động vật bao gồm: chân giò lợn, cá basa phi lê, cá trứng, cánh gà và nội tạng của gà đã quá hạn sử dụng, ôi thiu đã biến đổi màu sắc, mùi vị.

Ngoài ra, trong kho đông lạnh còn một lượng lớn sản phẩm là thực phẩm chưa qua chế biến với nhiều chủng loại khác nhau. Đặc biệt, phát hiện một cá thể mèo ( nghi mèo rừng) hiện đã bàn giao cho Chi cục Kiểm lâm xem xét xử lý.

Theo lời khai của ông Lê Đình Hà – Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc điều hành HTX Hà Hương, hàng hóa trong kho đông lạnh gồm nhiều loại khác nhau, chủ yếu được mua từ Hà Nội về bán. Đối với số hàng hóa hết hạn sử dụng trên được mua từ năm 2015 và 2016.

Sau khi phát hiện, Cảnh sát môi trường phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hàng kiểm đếm và lập biên bản. Do trời tối, không có địa điểm và thiết bị bảo quản nên số hàng hóa quá hạn được niêm phong, bàn giao lại cho HTX Hà Hương bảo quản chờ xử lý. Số hàng hóa còn lại trong kho chủ cơ sở trình bày có hồ sơ thủ tục tuy nhiên đoàn công tác chưa có điều kiện để kiểm tra. Toàn bộ số thực phẩm này cũng được niêm phong tại đây và sẽ tiếp tục xác minh làm rõ.

Sáng 26/4, các cơ quan chức năng tiếp tục giải quyết vụ việc.

Trước đó, ngày 20/4/2017, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm cũng đã kiểm tra cơ sở này, phát hiện 45 kg cánh gà được nhập khẩu từ Argentina nhưng đã hết hạn sử dụng buộc phải tiêu hủy.

 

Nghị lực của một gia đình có 2 con bị bệnh da cánh bướm

http://suckhoedoisong.vn/nghi-luc-cua-mot-gia-dinh-co-2-con-bi-benh-da-canh-buom-n130822.html

Ngày 24/4, bệnh viện đa khoa Tiền Giang tiếp nhận hai anh em Trần Văn T, 12 tuổi và Trần Văn S, 8 tuổi, nhà ở Thị Trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang vào viện vì bệnh da cánh bướm. Trên vùng da đầu, tay chân, bụng, lưng, khuỷu, gối của hai em có nhiều bóng nước vỡ ra, chứa máu và dịch vàng khiến hai em khó chịu, đau đớn khi chạm vào. Mẹ em kể rằng từ gia đình chị có ba người con, người con gái đầu nay 14 tuổi, học lớp 8, sau đó thì sinh cháu T, rồi cháu S. Cháu T và S ngay khi sanh ra bị loét miệng, không bú mẹ được. Cháu T mãi tới năm lên 6 mới biết ăn cơm, vì mỗi lần ăn thì cháu bị nôn ói, chảy cả máu miệng.

Còn cháu S thì đã 8 tuổi rồi vẫn chưa ăn cơm được, chỉ uống sữa là chính, thỉnh thoảng ăn  được vài muỗng cháu loãng. Hai bàn tay của S sau nhiều lần bị bóng nước bây giờ xuất hiện sẹo gây co rút hết mười ngón tay. Hàm răng của các cháu bị thiểu sản, không có cái răng nào còn nguyên cả. Vậy mà cháu vẫn lạc quan nói : “Bác sĩ trị dùm con cho hết để lớn lên con làm công an, còn anh con sẽ làm phi công!”.

Mẹ của hai cháu buồn buồn nói sẽ ráng nuôi các cháu đến chừng nào hay chừng đó, ba cùa các cháu thì phải đi làm thuê, làm mướn hàng ngày cho các cháu có cái ăn, cái mặc.  Gia đình đã đưa các cháu chữa bệnh ở nhiều nơi với chẩn đoán ghẻ phỏng, nóng gan… dùng nhiều loại thuốc tân dược cũng như đông dược nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Năm 2003 gia đình đưa hai em vào Bệnh viện Da liễu TP HCM chữa trị hai lần, rồi bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Đai học Y dược…nhưng chỉ thuyên giảm chứ không trị dứt được.

Về chuyên môn đây là bệnh da cánh bướm ở trẻ em (Butterfly Children), vì da của những người bệnh này mõng manh như cánh của con bướm, nếu ta chạm vào da của người bệnh thì da rất dễ vở, bong tróc, danh pháp y khoa gọi là bệnh  Ly thượng bì bóng nước bẩm sinh (Epidermolysis bullosa). Bệnh Ly thượng bì bóng nước bẩm sinh khiến da bệnh nhân không có khả năng kết dính với nhau. Điều này đồng nghĩa một vết xước nhỏ có thể khiến họ hết sức đau đớn, dễ dàng bị tổn thương và chảy máu. Đây là căn bệnh do đột biến gen trong thời kỳ mang thai của các bà mẹ. Khi các bé sinh ra bị thiếu gen sản xuất chất collagene type VII, có tác dụng gắn kết lớp ngoài của da với phần sâu bên trong mà ta cứ hình dung như là xi măng gắn kết gạch đá với nhau.

Vì thiếu chất này, da của các bé rất dễ bị tổn thương nếu gặp các va chạm dù chỉ rất nhẹ. Các tổn thương xuất phát từ bên trong da, còn gọi là bệnh nhân bị bỏng trong, nên việc điều trị hết sức khó khăn. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị mới bằng cách ghép tế bào gốc từ tủy xương, đã đem lại những hiệu quả đáng kể đối với bệnh nhân. Tại Việt Nam có Bệnh viện Nhi Trung ương(Hà Nội) là bệnh viện duy nhất thực hiện thành công phương pháp điều trị bệnh ly thượng bì bóng nước bằng ghép tế bào gốc từ tủy xương. Đặc biệt hơn, chi phí ghép tế bào gốc từ tủy xương do Bệnh viện Nhi Trung ương thực hiện có giá thành rẻ hơn rất nhiều lần so với thế giới, khoảng 30.000 USD đến 40.000 USD (Tầm khoảng bảy trăm triệu đồng Việt Nam), chi phí ghép tế bào gốc từ tủy xương của Mỹ được biết lên đến 1 triệu USD.

Hơn mười năm qua, gia đình hai cháu T và S đã vượt qua nhiều khó khăn để chiến đấu với bệnh tật, với những cơn đau hành hạ thể xác và với kinh tế gia đình để giờ đây các cháu vẫn lạc quan yêu đời, đó quả là một nghị lực phi thường mà khiến nhiều người vô cùng ngưỡng mộ.

 

Phòng khám Đông y Nhân Đức "mạo danh" Bộ Y tế để quảng cáo "chui"?

http://www.giadinhvietnam.com/dieu-tra-don-thu/phong-kham-dong-y-nhan-duc-mao-danh-bo-y-te-de-quang-cao-chui-d111515.html

Phòng khám Đông y Nhân Đức cho in ấn rồi phát tờ rơi quảng cáo rầm rộ khắp nơi với nội dung khẳng định phòng khám là "Trung tâm y tế được Bộ Y tế chỉ định chuyên điều trị các bệnh viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi"...

Chữa khỏi hàng loạt bệnh nan y, mãn tính?

Theo phản ánh của một số người dân trên địa bàn một số quận, huyện tại Hà Nội như Gia Lâm, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm... thời gian gần đây họ liên tục được một số nhân viên quảng cáo đến cửa từng gia đình phát tờ rơi và giới thiệu về Phòng khám Đông y Nhân Đức có địa chỉ tại số 558 Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội).

Nội dung quảng cáo, giới thiệu trong tờ rơi, phòng khám này khẳng định có thể chữa khỏi cho hàng ngàn bệnh nhân mắc đủ các bệnh mãn tính như chàm, vảy nến, dạ dày, nam khoa, phụ khoa, đau lưng, đau vai gáy, gai cột sống...

Trong phần "Giới thiệu về Phòng khám Nhân Đức" trên tờ rơi này có các nội dung khẳng định "Phòng khám Đông y Nhân Đức với ưu thế là nơi hội tụ những danh y có tuổi đời, tuổi nghề và những bài thuốc gia truyền".

"Nhà thuốc của Phòng khám Đông y Nhân Đức có hơn 700 vị thuốc, hơn 400 loại thuốc dạng bột, gần 400 loại thuốc đông y thành phẩm, chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý, đáp ứng đầy đủ nhu cầu chữa bệnh của người dân. Toa thuốc chủ yếu là thuốc sắc sẵn và thuốc viên hoàn tán, giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian sắc thuốc và uống thuốc".Đặc biệt, trong phần này có quảng cáo, giới thiệu tại phòng khám này có chuyên gia Đài Loan trực tiếp khám bệnh và dược liệu đều được lựa chọn và nhập khẩu từ Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản và Hồng Kông, giúp điều trị tận gốc bệnh, giúp bệnh nhân giảm sự giày vò của bệnh tật.

Phòng khám Đông y Nhân Đức tại số 558 Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội) giới thiệu, quảng cáo là Trung tâm y tế được Bộ Y tế chỉ định chuyên điều trị các bệnh viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi"...

Chưa hết, phần quảng cáo về bác sĩ Dương Miên với các khả năng như: "Bác sĩ Dương vận dụng các vị thuốc từ động thực vật, châm cứu và những bài thuốc gia truyền trong Dương Thị Y Phương để điều trị triệt để các bệnh nan y, đặc biệt đúc kết ra những bài thuốc đặc trị về xương khớp phong thấp, liệt dương xuất tinh sớm, bệnh da liễu, bệnh xã hội, bệnh viêm mũi, dạ dày, đau đầu mãn tính, mất ngủ, hen suyễn... đảm bảo đạt hiệu quả cao trong điều trị".

"Bác sỹ Dương của phòng khám Đông y Nhân Đức có hơn 10 năm kinh nghiệm lâm sàng và nghiên cứu bào chế ra bài thuốc đặc trị bệnh da liễu và bệnh xã hội. Phác đồ điều trị là kết hợp bên trong và bên ngoài đó là liệu pháp "lưỡng thanh huyết độc". Thuốc dạng uống có tác dụng mạnh, đào thải độc tố trong máu, khống chế sự sản sinh những độc tố mới, giải quyết nguyên nhân từ gốc".

Ngoài ra là hàng chục hình ảnh, nội dung quảng cáo, khẳng định công dụng "tuyệt vời" của những vị thuốc như "cao đen thảo dược 400 năm chuyên dùng trong điều trị xương khớp", "Cao viêm mũi", "Hen suyễn tán"... cũng được giới thiệu trong tờ rơi này.

Riêng phần "1 liệu trình trị tận gốc bệnh viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi" trên tờ rơi này khẳng định "Phòng khám Đông y Nhân Đức là Trung tâm Y tế được Bộ Y tế chỉ định chuyên điều trị các bệnh viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi". Phòng khám này cũng khẳng định "chúng tôi hợp tác liên kết lâu dài với các chuyên gia hô hấp của trường đại học y học cổ truyền Đài Loan, cùng nghiên cứu, sử dụng hơn 90 thảo dược tự nhiên mới: cỏ suyễn, đông trùng hạ thảo, triết bồi... áp dụng công nghệ hóa lỏng tách nước trong 81 ngày để điều chế ra 1 phương thuốc đông y đặc biệt hiệu quả là "Hen suyễn tán" khiến hàng ngàn bệnh nhân từng mất niềm tin chữa bệnh nay đã phục hồi như ban đầu".

Đặc biệt là mục "Điều trị liệt dương, xuất tinh sớm, viêm tuyến tiền liệt" trên tờ rơi này quảng cáo, giới thiệu sản phẩm "Trương đại thận tráng dương hoàn" với các công dụng, hiệu quả "đáng kinh ngạc" (!?).

Phần quảng ưu điểm, công dụng sau khi bệnh nhân dùng sản phẩm này cũng được giới thiệu rất "tuyệt vời" như: "Đôi bên cùng hài lòng, hòa hợp chăn gối, vợ hài lòng, chồng vui, có thể hồi phục như trẻ, tràn đầy sức lực, cuộc sống trở nên mãn nguyện, giải quyết triệt để liệt dương, xuất tinh sớm…".

Liên quan đến vấn đề này, PV cũng đã đến liên hệ làm việc với phía Phòng khám Đông y Nhân Đức để làm rõ những nội dung quảng cáo trên tờ rơi của phòng khám này. Tuy nhiên, phía Phòng khám Đông y Nhân Đức liên tục tìm các thoái thác, né tránh cung cấp thông tin với lý do đại diện phòng khám "đi công tác", "đi vắng"....

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin về nội dung tờ rơi quảng cáo của Phòng khám Đông y Nhân Đức tại số 558 Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội) từ phía PV báo Gia Đình Việt Nam, ông Nguyễn Việt Cường – Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết sẽ cho tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định. Cũng theo ông Cường, việc một phòng khám "mượn danh" khi giới thiệu, quảng cáo "được Bộ Y tế chỉ định" là nơi điều trị, chữa các loại bệnh là hoàn toàn không có cơ sở.

 

TP.HCM: Cảnh báo dấu hiệu bệnh ho gà quay trở lại

http://infonet.vn/tphcm-canh-bao-dau-hieu-benh-ho-ga-quay-tro-lai-post226283.info

Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết, chỉ 3 tháng đầu năm 2017 cả nước đã ghi nhận 82 trường hợp mắc ho gà, trong đó có 5 ca tử vong. Riêng tại TP.HCM có 1 trường hợp mắc bệnh. Theo bà Trương Thị Thanh Lan, Khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, ho gà một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp nguy hiểm. Bệnh có thể lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp có các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng bệnh nhân khi ho, hắt hơi. Khi mắc bệnh trẻ ho rũ rượi từng cơn liên tục, kéo dài ít nhất 2 tuần và kèm theo ít nhất một trong các triệu chứng sau mà không rõ nguyên nhân khác: Nôn sau ho, đỏ mặt, lưỡi thè dài, chảy nước mắt; có thể ngừng thở hoặc tím tái. Mệt bơ phờ, người đẫm mồ hôi, chảy dãi trong suốt, thở rít, thở gấp sau mỗi cơn ho. Bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng, bất kể đối tượng nào cũng có thể nhiễm bệnh, nếu chưa được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch. Tuy nhiên, trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ diến tiến nặng và tử vong.

Để phòng bệnh cho trẻ, biện pháp tốt nhất là thực hiện tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch. Do tính nguy hiểm của bệnh, Bộ Y tế đã đưa bệnh ho gà vào danh sách các bệnh phải được tiêm chủng mở rộng cho tất cả các trẻ với lịch tiêm chủng như sau: tiêm mũi đầu tiên khi trẻ được 2 tháng tuổi, mũi 2 lúc 3 tháng tuổi, mũi 3 lúc 4 tháng tuổi và đặc biệt trẻ cần phải được tiêm nhắc lúc 18 tháng. Đây là mũi tiêm rất quan trọng trong việc tăng cường đáp ứng miễn dịch để phòng bệnh cho trẻ. Khi trẻ được 4-6 tuổi, việc tiêm nhắc cũng cần được thực hiện nhằm duy trì đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ đã qua độ tuổi tiêm chủng mà chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chưa đủ mũi theo lịch thì gia đình cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở tiêm chủng để được tư vấn và tiêm ngừa phòng bệnh cho trẻ. Trên thế giới, việc tiêm phòng bệnh ho gà cũng được khuyến khích đối với người lớn vì có lợi ích không những phòng bệnh cho bản thân mà còn giúp phòng bệnh cho con cái và gia đình. Đặc biệt, phụ nữ dự định có thai hoặc có thai (thai từ 27-36 tuần), việc tiêm vắc xin còn giúp phòng bệnh cho thai nhi, do miễn dịch của mẹ sẽ truyền qua cho con trong thời kỳ mang thai qua nhau thai. Việc tiêm ngừa cần được thực hiện trong mỗi lần mang thai.

Lịch tiêm chủng dành cho người lớn sẽ được tư vấn cụ thể tại các cơ sở tiêm chủng. Tại Việt Nam, Bộ Y tế đang giao cho Cục Quản lý dược và Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia xem xét để có hướng dẫn cụ thể về việc tiêm phòng dịch ho gà cho phụ nữ mang thai.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho và hắt hơi, giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày, đảm bảo nơi ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng cũng là yếu tố quan trọng trong phòng bệnh. Gia đình phải cho trẻ nghỉ học, đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời khi trẻ có các dấu hiệu mắc bệnh hoặc khi thấy trẻ ho kéo dài.

 

Sở Y tế yêu cầu kiểm điểm Ban giám đốc Bệnh viện Mắt TP.HCM

http://infonet.vn/so-y-te-yeu-cau-kiem-diem-ban-giam-doc-benh-vien-mat-tphcm-post226276.info

Sở Y tế TPHCM vừa có văn bản thông báo về kết quả kiểm tra của Đoàn thanh tra về các vi phạm của Ban giám đốc và các cá nhân tại Bệnh viện Mắt TP.HCM.

Trong thông báo do ông Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế TP.HCM ký, ghi rõ: “Sở Y tế đã họp với ban giám đốc bệnh viện Mắt và bác sĩ Trần Anh Tuấn nhiều lần, Sở xem xét nội dung giải trình của bệnh viện và từng cá nhân liên quan. Tất cả cá nhân liên quan đều thừa nhận các vi phạm được thông báo và có giải trình lý do vi phạm”. Theo đó, đối với Ban giám đốc bệnh viện đã để xảy ra những sai phạm trong công tác quản lý hồ sơ bệnh án liên quan đến phẫu thuật tại bệnh viện theo quy định của ngành. Trách nhiệm thuộc về giám đốc bệnh viện và các phòng ban tham mưu. Đối với bác sĩ Trần Anh Tuấn - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Mắt, kê khai thu nhập không chính xác (kê khai thấp hơn so với thu nhập thực tế từ bệnh viện) dẫn đến việc vi phạm về kê khai thu nhập không trung thực được quy định tại điều 29 khoản b Nghị định 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập.

Bác sĩ Tuấn cũng chưa thực hiện đúng trong việc hưởng thù lao phẫu thuật (những ngày không có mặt theo bảng chấm công của bệnh viện nhưng vẫn đứng tên phẫu thuật viên để được tính thù lao).

Ngoài ra, bác sĩ Tuấn còn sử dụng “mộc chữ ký” trong một số hồ sơ của bệnh viện là không đúng quy định về quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị được quy định của Bộ Y tế. Việc không ký chữ ký trực tiếp còn vi phạm của Chính phủ về công tác văn thư. Đối với bác sĩ Phí Duy Tiến - Phó Giám đốc điều hành Bệnh viện Mắt cũng có những sai phạm liên quan đến việc kê thai thu nhập không chính xác (kê khai thấp hơn so với thu nhập thực tế từ bệnh viện) dẫn đến việc vi phạm về kê khai thu nhập không trung thực. Theo thông báo của Sở, bác sĩ Tiến chưa thực hiện đúng trong việc hưởng thù lao phẫu thuật, những ngày không có mặt theo bảng chấm công của bệnh viện nhưng vẫn đứng tên phẫu thuật viên để được tính thù lao. Tuy nhiên, trường hợp của bác sĩ Phí Duy Tiến được chấm công tác nguyên ngày nhưng thực tế đi công tác sau khi thực hiện phẫu thuật. Tương tự bác sĩ Tuấn, bác sĩ Tiến đã sử dụng “mộc chữ ký” trong một số hồ sơ của bệnh viện là không đúng quy định về quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị.

Đối với bác sĩ Võ Thị Chinh Nga - Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt kê khai thu nhập không chính xác (kê khai thấp hơn so với thu nhập thực tế từ bệnh viện) dẫn đến việc vi phạm về kê khai thu thập không trung thực. Ngoài ra, trong việc hưởng thù lao phẫu thuật, bác sĩ Nga có cùng sai phạm như bác sĩ Tiến.

Trước những vấn đề trên của Bệnh viện Mắt, Sở Y tế TP.HCM đã yêu cầu Ban giám đốc bệnh viện chấn chỉnh ngay công tác hồ sơ bệnh án nói chung và hồ sơ phẫu thuật theo đúng quy định;

Chấn chỉnh ngay việc mổ giúp đã xảy ra và đảm bảo bác sĩ trực tiếp phẫu thuật phải chịu trách nhiệm về hồ sơ bệnh án;

Không được sử dụng mộc chữ ký của người có trách nhiệm theo quy định trong bất kỳ hồ sơ nào;

Kiểm tra giám sát công tác kê khai tài sản thu nhập của các cá nhân thuộc diện kê khai theo quy định.

Riêng đối với vi phạm của các cá nhân trong Ban Giám đốc bệnh viện sẽ kiểm điểm, xử lý theo kết luận của Đoàn thanh tra TP. Bên cạnh đó, Sở Y tế TP.HCM cũng yêu cầu Ban giám đốc Bệnh viện Mắt TPHCM nghiêm túc thực hiện chỉ đạo và có báo cáo bằng văn bản cho Sở Y tế trước ngày 28/4.

 

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo vụ thiếu niên bị cắt chân sau ngã xe

http://infonet.vn/bo-y-te-yeu-cau-bao-cao-vu-thieu-nien-bi-cat-chan-sau-nga-xe-post226180.info

Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn yêu cầu Sở Y tế Đồng Tháp báo cáo về vụ việc em Trần Trúc Giang (16 tuổi) bị cắt chân sau điều trị.

Theo đó, thông tin trên báo chí phản ánh về trường hợp bệnh nhân Trần Trúc Giang (16 tuổi) phải cắt cụt 1/3 chân sau khi được bác sĩ nẹp chân do ngã xe.

Trước đó, em Giang được đưa đến Bệnh viện đa khoa Tân Hồng lúc 17 giờ ngày 11/4 sau ngã xe, được chẩn đoán trật khớp gối, theo dõi chèn ép động mạch khoeo chân. Sau khi được điều trị tại đây hơn 10 tiếng, em được chuyển tiếp lên Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp. Tại đây, em cũng được chẩn đoán tương tự. Sau khi theo dõi, điều trị bệnh nhân trong 3 giờ đồng hồ, em được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy. Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, bệnh nhân phải cắt chân vì hoại tử bàn chân phải, tắc động mạch khoeo phải, trật khớp gối phải. Trước vụ việc này, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Hồng cần khẩn trương xác minh sự việc; Xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan. Nghiêm khắc xử lý các tập thể, cá nhân theo đúng quy định hiện hành (nếu có sai phạm). Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế Đồng Tháp cần công khai thông tin và kết quả xác minh, xử lý cho cơ quan truyền thông. Báo cáo về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế trước ngày 3/5/2017 để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ. Được biết, Sở Y tế Đồng Tháp đã họp Hội đồng chuyên môn và nhận định ban đầu như sau: Về thực hiện quy trình chuyên môn: Bệnh viện đa khoa Tân Hồng đã tiếp nhận, chẩn đoán, xử trí, chăm sóc phù hợp.

Tuy nhiên, trong quá trình nằm điều trị tại Bệnh viện đa khoa Tân Hồng là bệnh viện tuyến huyện chưa có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình nên gặp hạn chế về chuyên môn. Nhận định nguyên nhân biến chứng là do chấn thương nặng khớp gối chân phải, có tổn thương mạch máu gây chèn ép.

Bệnh viện đa khoa Tân Hồng còn thiếu bác sĩ chuyên khoa ngoại chấn thương, nên việc tiếp nhận, xử lý, tiên lượng những trường hợp chấn thương nặng, phức tạp còn nhiều khó khăn, hạn chế. Sở Y tế tiếp tục thực hiện trách nhiệm kiểm điểm, rà soát lại toàn bộ quá trình tiếp nhận, xử lý trường hợp chấn thương này, để chấn chỉnh công tác chuyên môn trong thời gian tới.

 

Sử dụng thuốc tránh thai lâu dài tăng nguy cơ mắc ung thư vú

 http://thanhnien.vn/suc-khoe/su-dung-thuoc-tranh-thai-lau-dai-tang-nguy-co-mac-ung-thu-vu-829673.html

Thông tin này được phó giáo sư, tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho biết tại hội thảo Ung thư vú Việt - Pháp, do Bệnh viện K tổ chức ngày 26.4 tại Hà Nội. Theo phó giáo sư (PGS) Thuấn, tại các quốc gia, số mắc ung thư vú cao nhất thường ở phụ nữ 60 - 65. Tuy nhiên, tại Việt Nam, “đỉnh” này lại trẻ hơn nhiều (chủ yếu gặp ở lứa tuổi 40 - 50 tuổi) và vẫn có xu hướng trẻ hơn. Những năm gần đây đã gặp trường hợp chỉ 20 - 21 tuổi đã mắc ung thư vú.

“Chúng tôi sẽ phối hợp với các nhà khoa học trong và ngoài nước có nghiên cứu để tìm câu trả lời cho xu hướng trẻ hóa ung thư này”, PGS Thuấn cho biết.

Cũng theo vị PGS này, mỗi năm, trên thế giới có khoảng 1,7 triệu ca ung thư vú mới. Ở Việt Nam, tỷ lệ ung thư này chiếm 25% tổng số người mắc ung thư ở phụ nữ. Bác sĩ Nguyễn Minh Khánh, Khoa Ngoại vú (Bệnh viện K) cho biết thêm, trong năm 2016, khoa này tiếp nhận hơn 2.400 lượt bệnh nhân ung thư vú điều trị và tỷ lệ bệnh nhân phải cắt bỏ vú là rất lớn. Bệnh viện cũng đã gặp nhiều bệnh nhân phải cắt bỏ vú khi tuổi còn trẻ, thậm chí cả cô gái mới hơn 20 tuổi, chưa chồng.

Nguyên nhân phải phẫu thuật cắt bỏ vú do bệnh nhân phát hiện bệnh muộn, khối u to hoặc di căn lan tỏa. Ngoài ra, ngực của phụ nữ Việt Nam nhỏ, do đó khối u dù chưa lớn cũng đã chiếm gần hết diện tích vú. “Tâm lý của bệnh nhân lo ngại, nếu chỉ phẫu thuật loại bỏ khối u thì sẽ không “triệt tận gốc” tế bào ác, nên phải yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ vú, dù bác sĩ khuyến cáo là chỉ nên phẫu thuật một phần”, bác sĩ Khánh chia sẻ. Có một sự khác biệt về tâm lý và sinh lý khi nói đến sức khỏe của nam và nữ. Vì vậy, điều quan trọng là mỗi giới tính cần nhận thức rõ về các rối loạn ảnh hưởng đặc biệt đến giới tính. Theo bác sĩ Khánh, Bệnh viện K hiện áp dụng nhiều kỹ thuật để tạo ngực thẩm mỹ cho bệnh nhân sau phẫu thuật điều trị ung thư vú, như dùng mô mỡ, da bụng hoặc cơ lưng lên đắp ngực, đặt túi silicon…PGS Thuấn khuyến cáo, các chị em nên thường xuyên đi tầm soát ung thư hoặc tự khám ngực cho mình để phát hiện các khối u khác lạ. Trong gia đình có người thân (mẹ, chị em gái ruột) bị ung thư vú cần đi tầm soát ung thư sớm. Tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú giai đoạn sớm ngày càng cao. Nếu như những năm 1990, ung thư vú được phát hiện giai đoạn sớm tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ đạt 67%, thì hiện nay đã lên tới gần 86%.

“Phụ nữ dùng thuốc tránh thai liên tục, lâu dài từ trên 10 năm, cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú cao hơn 2 - 4 lần”, PGS Thuấn lưu ý.

 

Phẫu thuật cột sống bằng ứng dụng Robot - trả lại cuộc đời “ngay ngắn” cho nhiều người

http://suckhoedoisong.vn/phau-thuat-cot-song-bang-ung-dung-robot-tra-lai-cuoc-doi-ngay-ngan-cho-nhieu-nguoi-n130845.html

http://www.vietnamplus.vn/600-ca-phau-thuat-cot-song-bang-robot-khong-co-bien-chung/443293.vnp

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suc-khoe/867573/ung-dung-thanh-cong-robot-trong-phau-thuat-cot-song-o-viet-nam

Phẫu thuật cột sống là một kỹ thuật khó, tuy nhiên, sau 5 năm triển khai, đã có hơn hơn 1.600 bệnh nhân được các bác sĩ Bv Hữu nghị Việt Đức phẫu thuật thành công và tìm lại cuộc sống “ngay ngắn” cho họ. Theo đánh giá của chuyên gia Y tế Thế giới, BV Hữu nghị Việt Đức là đơn vị đầu tiên ở Đông Nam Á và thứ 2 ở châu Á thực hiện phẫu thuật cột sống bằng robot định vị chính xác Renaissance.

Video Theo GS.TS. Trịnh Hồng Sơn- Phó Giám đốc BV Việt Đức, trình độ phẫu thuật cột sống bằng ứng dụng Robot của Việt Nam sánh ngang tầm Thế giới

Tại hội thảo cập nhật những tiến bộ mới nhất về phẫu thuật cột sống bằng robot tổ chức ngày 26-4 ở Hà Nội, ông Amir Kimel-Giám đốc Hãng Mazor Robotic đánh giá: BV Hữu nghị Việt Đức là trung tâm phẫu thuật cột sống ứng dụng định vị robot hỗ trợ chính xác Renaissance cho người bệnh đầu tiên với số lượng nhiều nhất tại Đông Nam Á. Hiện nay có 20 nước trên thế giới ứng dụng phẫu thuật bằng Robot,160 Robot đã được đưa vào ứng dụng và thực hiện được trên 25.000 ca phẫu thuật. Ông Amir Kimel đánh giá

Ông Amir Kimel chia sẻ: “Ứng dụng Robot trong phẫu thuật là một lĩnh vực rất mới nhưng PGS.TS. Nguyễn Văn Thạch - Chủ tịch Hội chấn thương chỉnh hình Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội chấn thương chỉnh hình châu Á đã tìm tòi và dũng cảm dấn thân thực hiện kỹ thuật mới này. Điều này thể hiện một tầm nhìn lớn của người lãnh đạo. Và kết quả cho thấy, Việt Nam đã thực hiện rất tốt, các ca mổ bằng Robot đã thực hiện không bị biến chứng, người bệnh có cuộc sống ổn định sau mổ” – Ông Amir Kimel chia sẻ.

Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS. Trịnh Hồng Sơn- Phó Giám đốc BV Việt Đức cho biết từ tháng 12/2012, BV Hữu nghị Việt Đức thực hiện mổ cột sống bằng kỹ thuật Robot. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã được các chuyên gia thế giới ghi nhận là trung tâm phẫu thuật cột sống ứng dụng định vị robot hỗ trợ chính xác Renaissance cho người bệnh đầu tiên và nhiều nhất Đông Nam Á. Tới nay, Việt Nam đã thực hiện hơn 600 ca phẫu thuật bằng Robot.

Theo GS.TS. Trịnh Hồng Sơn, với việc mạnh dạn đi đầu trong thực hiện phẫu thuật bằng Robot Renaissance, khoa Phẫu thuật Cột sống của BV Hữu nghị Việt Đức đã góp phần nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh. Hơn 600 ca bệnh được phẫu thuạt cột sống bằng Robot không bị xảy ra tai biến.

Nhiều bệnh nhân đã được các bác sĩ Khoa Chấn thương Chỉnh hình BV Hữu nghị Việt Đức thực hiện phẫu thuật cột sống bằng phẫu thuật cột sống ứng dụng định vị robot Renaissance cũng tới hội nghị.

Bà Thanh cho hay, bà mắc bệnh về cột sống 2 năm trước khi phẫu thuật. Bà cảm thấy rất đau đớn ở trên cơ thể và đi lại rất khó khăn, chỉ đi được khoảng 5 mét là phải dừng và nghỉ.  Sau khi mổ xong 1 tuần, sức khỏe hồi phục, bà Thanh đã tập đi lại được. Bà Thanh cho hay: “Sau mổ và cho đến nay sức khỏe của bà hoàn toàn bình thường, bà vận động và đi lại tốt như những người bình thường khác và không có biến chứng nào.”.

Cháu Lê Hà Phương Anh – 13 tuổi (Hà Nội) cho biết cháu bị cong vẹo cột sống và đã được phẫu thuật 2 năm nay. Từ nhỏ tới 11 tuổi, cháu phát triển bình thường nhưng mẹ cháu đột nhiên phát hiện cháu ngồi học với tư thế lạ, 2 vai lệch nên đưa cháu đi khám và bác sĩ nói cháu bị cong vẹo cột sống. Nếu không phẫu thuật, phần cột sống sẽ phát triển vẹo khiến cháu sẽ mặc cảm về hình thức và ảnh hưởng lớn tới cuộc sống. Sau khi phẫu thuật xong, sức khỏe của cháu trở về bình thường, thân hình phát triển rất cân đối.

Video: Bà Thân Thị Thanh (71 tuổi) ở Hà Tĩnh đi lại, cử động như bình thường sau khi được phẫu thuật cột sống bằng Robot ứng dụng

Độ chính xác gần 100% - yên tâm phẫu thuật cột sống bằng ứng dụng Robot

PGS.TS. Nguyễn Văn Thạch - Chủ tịch Hội chấn thương chỉnh hình Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội chấn thương chỉnh hình châu Á – người đưa kỹ thuật phẫu thuật cột sống bằng robot về Việt Nam, cho biết phẫu thuật cột sống bằng Robot là kỹ thuật của người giầu để phục vụ người nghèo. Mổ phẫu thuật cột sống bằng Robot đã được BHYT chi trả.

Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Thạch, phẫu thuật cột sống bằng Robot là phẫu thuật được thực hiện tại nhà tức là: Bác sĩ đã có những dữ liệu của người bệnh trong máy tính và sẽ tính toán để tạo ra kích thước của vít, độ dài của vít phù hợp với từng đốt sống của người bệnh và sau đó sẽ đưa chuyển cho Robot tiến hành kỹ thuật mổ.

Phẫu thuật bằng Robot sẽ tránh được tình trạng mất nhiều máu trong mổ. Khi tiến hành mổ bằng Robot, khoảng rạch da rất nhỏ, ít xâm lấn, nên vết thương không phải tiếp xúc nhiều với môi trường vì vậy mà khả năng nhiễm trùng rất nhỏ so với mổ thông thường. Trước đây, phẫu thuật cột sống theo phương pháp mổ thông thường phải mất hơn 10h đồng hồ, trang thiết bị, dụng cụ thiếu thốn vì vậy, khả năng rủi ro, tai biến cao nhất là phẫu thuật cột sống là một nơi dễ bị tổn thương. Cũng theo PGS. Thạch, trước đây, mổ cột sống chưa được đưa vào mổ cấp cứu bởi phải chuẩn bị rất nhiều khâu nhưng hiện nay, do mổ bằng Robot, các quá trình thiết kế vit đã được bác sĩ tính toán trước rất chi tiết nên mổ cột sống đã được đưa vào mổ cấp cứu. Hiện nay, mỗi ca phẫu thuật cột sống bằng Robot chỉ còn trung bình một tiếng rưỡi với bệnh nhân chấn thương cột sống và 3 tiếng với bệnh nhân trượt đốt sống, bao gồm cả ghép xương liên thân đốt. Hiện nay, mỗi tuần tại BV Hữu nghị Việt Đức tiến hành tới 5, 6 ca và đã trở thành thường quy.

PGS.TS. Nguyễn Văn Thạch cho biết, trước đây, khi phẫu thuật cột sống bằng phương pháp bắt vít kinh điển, cả bệnh nhân và phẫu thuật viên đều phải chịu mức độ phơi nhiễm của tia X cao nhưng dưới sự định vị robot Renaissance, mức phơi nhiễm tia X đã giảm đến 98.2% đối với cả người bệnh và thầy thuốc.  Điều này giúp giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh ung thư của phẫu thuật viên và người bệnh. TS. Đinh Ngọc Sơn -Trưởng Khoa Phẫu thuật cột sống Bv Hữu nghị Việt Đức cho biết: Trong lĩnh vực cột sống, robot được áp dụng trong các can thiệp lối sau, đặc biệt trong phẫu thuật ít xâm lấn. Ứng dụng robot hỗ trợ phẫu thuật như bắt vít cột sống ngực – thắt lưng qua cuống trong phẫu thuật chỉnh vẹo, phẫu thuật chấn thương cột sống, bệnh lý thoát vị đĩa đệm hoặc trượt đốt sống hàn xương liên thân đốt, bơm xi măng sinh học hoặc sinh thiết thân đốt sống qua cuống... và tiến tới ứng dụng cho phẫu thuật cột sống cổ sau.

Theo TS. Đinh Ngọc Sơn, trước đây đã có nhiều ứng dụng hỗ trợ trong quá trình mổ như hệ thống định vị Navigation, máy O-arm, cộng hưởng từ trong mổ, nhưng tỷ lệ bắt vít qua cuống sai vị trí còn cao tới 10 - 25% trong phẫu thuật chỉnh vẹo và khoảng 4,2% ở bệnh nhân thoái hóa. Tuy nhiên, với việc ứng dụng robot Renaissance trong phẫu thuật các trường hợp chấn thương cột sống ngực – thắt lưng, bệnh lý trượt đốt sống và thoát vị đĩa đệm, chỉnh vẹo cột sống ngực – thắt lưng lối sau đã khắc phục được tỉ lệ sai số bởi độ chính xác và an toàn khi bắt vít qua cuống cột sống.

Đánh giá cao các thành tựu của việc đi đầu trong ứng dụng thành công robot vào phẫu thuật cột sống của Việt Nam, Tổ chức Nghiên cứu và ứng dụng robot trong phẫu thuật cột sống quốc tế đã tặng Khoa Phẫu thuật cột sống - Bệnh viện Việt Đức và Thầy thuốc Nhân dân, PGS.TS. Nguyễn Văn Thạch Kỷ niệm chương “Vì sự tiên phong trong lĩnh vực ứng dụng robot hỗ trợ chính xác Renaissance để điều trị cho người bệnh”.

 

Cẩn thận ngộ độc vì độc tố từ thuốc nam

http://vietq.vn/can-than-ngo-doc-vi-thuoc-nam-d120275.html

Từ lâu nhiều người dùng đã coi dùng thuốc nam là vô hại vì nó được bào chế từ những nguyên liệu tự nhiên. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, khi sử dụng thuốc nam cũng dẫn đến những nguy hại và tai biến nguy hiểm.

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Dụ, nguyên giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, ngộ độc thuốc nam đứng thứ 5 trong các loại ngộ độc thuốc và hiện đang có xu hướng tăng nhanh về số lượng người ngộ độc thuốc nam.

Trong thành phần của thuốc nam đều là các loại cây có chứa hàm lượng độc tố ở mức độ khác nhau. Các loại cây như: nấm là chất amotoxin, củ ấu tầu là aconitin… Trong khi đó thuốc nam lại được pha trộn từ nhiều loại cây, con vật cực độc như sâu ban miêu, mã tiền… Thậm chí nhiều thầy lang còn pha trộn thêm nham môn, chu sa, thần sa… vào thuốc, đây là loại cây có hàm lượng kim loại nặng: thủy ngân, asen, chì…

Nhiều loại độc tố có trong thuốc nam khó xác định được thành phần, tên gọi vì vậy điều trị ngộ độc thuốc nam không có thuốc đặc trị. Đa số người bệnh bị nhiễm độc quá nặng, tình trạng bệnh không thể cứu vãn mới tới bệnh viện kiểm tra, điều trị. Tháng 4/2017 Ths. BS Nguyễn Trung Nguyên – phụ trách Trung tâm chống độ, bệnh viện Bạch Mai cho biết, Trung tâm đang điều trị cho một bệnh nhân 30 tuổi (Chương Mỹ, Hà Nội) bị ngộ độc chì và liệt rất nặng do sử dụng thuốc nam. Theo lời bác sĩ Nguyên, bệnh nhân vào viện trong tình trạng thiếu máu, không thể vận động, thậm chí không thể tự nghiêng mình hay ngồi dậy.

Người nhà bệnh nhân cho biết, 6/2016 bệnh nhân đau khớp gối nên tự ý mua thuốc nam về uống. Sau khi sử dụng đều đặn, đến tháng 9/2016 bệnh nhân xuất hiện tình trạng xanh xao, yếu chân tay, sụt cân, thiếu máu. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị ngộ độc chì nặng do dùng thuốc nam có nguồn gốc không rõ ràng. Nồng độ chì trong máu cao: 188,79 microgam/100 ml. Sau khi xét nghiệm loại thuốc nam mà bệnh nhân uống cho kết quả lượng chì trong mẫu thuốc nam là 2,95% (cao gấp nhiều lần so với tỷ lệ cho phép).

Kết quả xét nghiệm điện cơ và kiểm tra trên người bệnh nhân cho thấy bệnh nhân bị tổn thương nặng nề, teo cơ, giảm sút cân, không thể tự vận động cơ thể.

Bác sĩ cho biết chì là chất cực độc, khó thải loại. Khi vào cơ thể, chì sẽ theo máu đến các cơ quan: não, gan, thận, xương… gây các triệu chứng thiếu máu, teo cơ, liệt chi, suy thận, liệt thần kinh mắt… Để tự thải chì ra ngoài cơ thể phải mất một khoảng thời gian dài lên tới hàng chục năm.

Việc sử dụng thuốc không đúng dễ dẫn đến nhiều nguy hại, tuy nhiên nhiều người cho rằng đó là do phản ứng ban đầu khi dùng thuốc nên vẫn tiếp tục sử dụng. Đến khi biểu hiện quá nghiêm trọng thì đã muộn, vì vậy nếu thấy các biểu hiện sau khi dùng thuốc nam thì nên ngừng lại ngay lập tức:

- Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy là do thuốc không hợp với cơ thể gây kích thích đi ngoài phân lỏng hoặc có nồng độ asen cao.

- Sau khi uống thuốc thấy cơ thể mệt mỏi, chân tay rã rời, vàng da, chán ăn, khó thở, có dấu hiệu của suy tim, chán ăn, rụng tóc.

- Có những loại thuốc uống vào sẽ thấy nặng mặt, da hồng hào, tăng cân nhanh, cơ thể trữ nước… là do thuốc trộn thêm thuốc tây là Dexametazon

 

Nhầm lẫn 'chết người' giữa cây ngô đồng và vông đồng?

http://plo.vn/xa-hoi/nham-lan-chet-nguoi-giua-cay-ngo-dong-va-vong-dong-697682.html

Những ngày qua, báo chí thông tin về nhóm học sinh trường cấp II tại huyện miền núi Nghệ An trong giờ ra chơi đã nhặt hạt quả cây (tạm gọi là ngô đồng) tại khuôn viên trường ăn và phải nhập viện.

Ngay sau đó, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có công văn đề nghị cơ quan chức năng địa phương xảy ra ngộ độc khẩn trương triển khai các biện pháp xử trí, xác minh tác nhân gây ngộ độc để dự phòng, điều tra, xử lý, khắc phục hậu quả của ngộ độc gây ra. Đồng thời Cục An toàn thực phẩm cũng khuyến cáo các địa phương rà soát, loại bỏ ngay và không trồng các loài cây, hoa có chứa các hợp chất gây độc được trồng với mục đích làm cảnh hoặc mọc hoang dại trong khuôn viên đơn vị. Nếu phải trồng với mục đích học tập, nghiên cứu thì cần có biển cảnh báo và các biện pháp kiểm soát an toàn phù hợp đối với mỗi cây, hoa này.

Cục An toàn thực phẩm cũng đã đưa ra danh sách một số các loài cây, hoa có chứa các hợp chất có khả năng gây ngộ độc thường gặp khi ăn phải như:

- Cây lá ngón (Gelsemium elegans); cây cà độc dược (Datura alba)… có chứa alcaloid độc.

- Cây trúc đào (Nerium oleander); cây thông thiên (Thevetia peruviana); cây đai vàng (dây huỳnh, huỳnh anh) (Allamanda cathartica); bông tai (Asclepias curassavica)… có chứa Glycosid tim.

- Cây thầu dầu (Ricinus communis L.); cây ngô đồng (Jatropha podagrica)… có chứa protein độc (Toxalbumin ).

Trong danh sách này, Cục An toàn thực phẩm có nêu tên cây ngô đồng (Jatropha podagrica) và nói loài cây này có chức prptein độc (Toxalbumin ). Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu sinh vật rừng Phùng Mỹ Trung, loài cây mà Cục An toàn thực phẩm nêu tên thực chất là loài cây đồng tính. Đây là một loài cây cảnh nhỏ, cao 30-100 cm, gốc phình to thành củ. Lá hình lọng, có năm khía; lá kèm chia thành những phiến hẹp như kim. Chùy hoa hình ngù, đỏ. Hoa có năm cánh hoa, dài 7-8 mm. Quả nang có đường kính 1,5 cm. Cây này chỉ trồng làm cảnh trong chậu và chưa thấy ai trồng ở sân trường làm bóng mát cho học sinh cả. Về độc học thì đây cũng là cây có độc tính nhẹ vì hầu hết các loài thực vật thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae đều có độc tính. Nhưng cây này không hề chứa protein độc tố (Toxalbumin) như Cục An toàn thực phẩm thông báo.

Theo ông Trung, thật ra cây mà các em học sinh ăn phải, được trồng trong trường học làm bóng mát ở Nghệ An chính là cây bã đậu, còn gọi là cây vông đồng, tên khoa học là - Hura crepitans. Cây này có hạt, dầu hạt, vỏ thân, nhựa mủ đều rất độc, có tác dụng diệt sâu bọ, đặc biệt chất crepitin có độc tính rất cao. Nếu dính vào da, có thể gây rộp da, bắn vào mắt gây tổn thương mắt và có thể bị mù.

Hạt của loài bã đậu Hura crepitans (mà ở trường có học sinh bị ngộ độc gọi là cây ngô đồng) mới là loài có chứa các chất độc: Toxalbumin, Curcine… Chất curcine ít gây kích ứng cho dạ dày-ruột. Theo các thử nghiệm, cứ tám giọt dầu bã đậu đã được cảnh báo dễ gây ra nôn mửa, tiếp đến là tiêu chảy.

"Như vậy, việc thông báo sai của Cục An toàn thực phẩm sẽ khiến dẫn đến ngộ nhận. Đề nghị Cục An toàn thực phẩm nên thông tin lại để người dân cũng như các cháu học sinh biết cách nhận biết các loài cây một cách chính xác nhất, tránh được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra" - ông Phùng Mỹ Trung đề nghị.

Pháp Luật TP.HCM đã liên lạc với ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) và nhận được câu trả lời: Cây ngô đồng có nhiều tên gọi khác nhau, tùy theo cách gọi của mỗi địa phương, vùng miền. Thực chất cây bã đậu (loại trồng trong chậu) và cây ngô đồng (học sinh ăn bị ngộ độc) là hai giống khác nhau nhưng đều là ngô đồng.

Còn ông Nguyễn Hùng Long, Cục phó Cục An toàn thực phẩm, thì cho biết Cục đã đưa ra khuyến cáo chung cho tất cả loài cây chứa độc tố để các trường tuyên truyền, phòng ngừa đến học sinh. Tuy nhiên, khi hỏi về cây bã đậu và cây ngô đồng là một hay hai loài khác nhau thì ông Long không trả lời được.

 

Vụ bé 4 tuổi tử vong ở Nghệ An: Bệnh viện thừa nhận sai sót

http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/tin-trong-nuoc/vu-be-4-tuoi-tu-vong-o-nghe-an-benh-vien-thua-nhan-sai-sot-a188355.html

Liên quan đến vụ việc bé 4 tuổi tử vong bất thường, Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An đã thừa nhận sai sót, đồng thời tiến hành kỷ luật nghiêm bác sỹ, điều dưỡng có thái độ chưa đúng mực với người nhà bệnh nhân.

Theo báo VOV, sau vụ cha ôm thi thể con 4 tuổi đặt ở văn phòng khoa của Bệnh viện Sản nhi Nghệ An vào tối 14/4 và tố bác sỹ tắc trách, yêu cầu làm rõ nguyên nhân bé trai tử vong, bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tổ chức cuộc họp để làm rõ vấn đề, Giám đốc bệnh viện, đã có công văn trả lời gia đình bệnh nhi.

Theo đó, nguyên nhân khiến cháu T. (4 tuổi, trú xã Nghi Đức, TP.Vinh, Nghệ An) tử vong sau 15 giờ nhập viện điều trị do sốt cao co giật nhưng không kiểm soát được, sốt ngày càng cao và nhanh chóng hôn mê, rối loạn đông máu, suy đa phủ tạng và cuối cùng là tử vong.

Nội dung công văn nêu rõ, ca trực chưa tiên lượng được bệnh nhân diễn biến nặng, nên ngay từ đầu chưa quyết liệt trong xử trí mặc dù đã đón tiếp, chăm sóc người bệnh kịp thời. Bên cạnh đó, điều dưỡng chưa đánh giá được tình trạng bệnh để phát hiện những dấu hiệu nặng để tư vấn và xử lý phù hợp. Trong quá trình tiếp xúc với người nhà, nhân viên đã có thái độ chưa đúng mực, giải thích chưa rõ ràng, lớn tiếng gắt gỏng và thiếu chia sẻ với người nhà bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh viện cũng khẳng định bác sĩ đã thực hiện y lệnh tiêm 2 loại thuốc là đúng phác đồ điều trị, không có sự nhầm lẫn. Thuốc tiêm không phải 2 liều an thần mà là 1 ống Danotal và Dexamethason theo phác đồ điều trị của bộ Y tế.

Báo Người Đưa Tin thông tin thêm, trước toàn bộ sai sót trên, Hội đồng chuyên môn và hội đồng kỷ luật bệnh viện đã yêu cầu tất cả các bác sĩ, điều dưỡng có liên quan ca trực phải nghiêm túc xem xét trình độ chuyên môn, tinh thần thái độ để rút kinh nghiệm sâu sắc với bản thân. Riêng đối với điều dưỡng Trần Khánh Hải, bệnh viện đã điều chuyển từ khoa bệnh nhiệt đới đến công tác tại nhà giặt của khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn. Báo Tuổi trẻ dẫn lời anh Nguyễn Độ (cha bé T.) cho hay gia đình không đồng tình với công văn trả lời khiếu nại của Bệnh viện Sản nhi Nghệ An, đồng thời sẽ tiếp tục gửi đơn đến Sở Y tế, Công an tỉnh Nghệ An đề nghị làm rõ. Như đã đưa tin trước đó, vào sáng ngày 14/4, chị Nguyễn Thị Hồng Nhung (mẹ bé N.P.T.) đưa con tới nhập viện Bệnh viện Sản nhi Nghệ An trong tình trạng sốt cao, co giật, mạch nhanh...Sau thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bé T. sốt cao co giật, theo dõi hội chứng não cấp, được xử trí hạ sốt, cho uống thuốc an thần chống co giật.

Tuy nhiên, sau khi xử lý, tình hình bệnh của bé T. vẫn diễn biến theo chiều hướng không có lợi. Tiếp đó, mặc dù đã được hồi sức tích cực thở máy, truyền dịch, sử dụng bốn loại vận mạch, theo dõi monitor liên tục nhưng tình trạng bé T. không cải thiện. Sau 15 giờ vào viện cấp cứu, điều trị, bé T. đã tử vong.

 

Thử nghiệm thành công tử cung nhân tạo mang lại hy vọng cho các ca sinh non

http://bnews.vn/thu-nghiem-thanh-cong-tu-cung-nhan-tao-mang-lai-hy-vong-cho-cac-ca-sinh-non/42446.html

Các nhà khoa học công bố thử nghiệm thành công tử cung nhân tạo có môi trường nuôi dưỡng lý tưởng giúp khắc phục các vấn đề thường mắc phải và giảm thiểu nguy cơ tử vong ở các ca sinh non. Trong nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Nature Communications, các nhà khoa học đã thực hiện thí nghiệm với 6 bào thai cừu có tuổi thai tương ứng 23 đến 24 tuần.Chúng được nuôi dưỡng trong tử cung nhân tạo được thiết kế để duy trì môi trường sinh trưởng tự nhiên cho cừu non giống hệt như trong bụng mẹ. Dây rốn của cừu được nối với một hệ thống thiết bị hỗ trợ bên ngoài thông qua các ống nhỏ. Hệ thống này có nhiệm vụ lọc khí CO2 và đẩy khí O2 vào trong máu truyền qua dây rốn vào cho cừu sinh non. Các cá thể cừu được nuôi dưỡng thêm tối đa 28 ngày.

Kết quả chỉ ra các cá thể cừu sinh non vẫn tiếp tục giữ nhịp thở như bình thường và có các sử động nuốt, mở mắt, lông tiếp tục phát triển, linh hoạt hơn và duy trì các quy trình sinh trưởng và phát triển của hệ thần kinh và nội tạng. Các cá thể cừu sau đó được đưa ra khỏi tử cung giả, nuôi dưỡng và trải qua các bài kiểm tra chức năng não bộ, phổi và các nội tạng khác.

Hầu hết đều phát triển bình thường, có cá thể đã được đưa về nuôi dưỡng ở trang trại. Ngoài hiệu quả giảm nguy cơ tử vong, đột phá mới còn có hệ thống phổi và tim siêu nhỏ với trọng lượng chưa đến 500g đề phòng các trường hợp trục trặc kỹ thuật ở các bộ phận hỗ trợ như ống nội khí quản, thông hơi và bơm nhân tạo.

Đáng chú ý, toàn bộ quy trình hoạt động đều dựa theo nhịp tim đập của cừu đã tạo ra điểm ưu việt của hệ thống là giúp tránh được nguy cơ tim ngừng đập do mất cân bằng dòng máu trong quá trình bơm máu nuôi. Các nhà nghiên cứu đang xin giấy phép từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ để có thể tiến hành các thử nghiệm ở người. Chuyên gia phẫu thuật thai đến từ Viện Nhi Philadelphia, đồng thời cũng là tác giả chính của nghiên cứu Alan Flake tỏ ra lạc quan với khả năng thử nghiệm thành công thiết bị mới trên người.

Hệ thống mới có cấu tạo mô phỏng tử cung của người mẹ nếu thành công trong các thử nghiệm lâm sàng dành cho người sẽ góp phần cải thiện đáng kể những dị tật và các vấn đề sức khỏe mà các bé không may mắn sinh non phải chịu đựng.

Trên thực tế, những trẻ sinh non ở tuần tuổi thứ 22 hoặc 23 hiện chỉ có 50% cơ hội sống sót và 90% các bé sống sót sẽ phải chịu đựng những dị tật và các vấn đề sức khỏe cả đời. Các chuyên gia đánh giá đây là một bước tiến quan trọng trong nghiên cứu hỗ trợ điều trị trẻ sinh non. Các biện pháp điều trị hiện tại có thể giúp trẻ sinh non từ 22 đến 23 tuần tuổi sống sót nhưng chi phí rất cao./.

 

Một BV nhận làm chân giả cho bé bị cắt chân oan uổng

http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/mot-bv-nhan-lam-chan-gia-cho-be-bi-cat-chan-oan-uong-698092.html

“Nếu em Trần Trúc Giang (16 tuổi, ở Đồng Tháp) có nhu cầu làm chân giả thì BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP.HCM sẽ thực hiện”. Sáng 26-4, BS Đỗ Trọng Ánh, Giám đốc BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP.HCM, cho biết thông tin trên.Theo BS Ánh, bệnh viện hiện đang áp dụng kỹ thuật làm chân giả thế hệ mới nên giúp người mang chân giả di chuyển dễ dàng, không đau. “BV cũng đã làm chân giả cho một số trường hợp như em Giang và tất cả đều hài lòng” - BS Ánh cho biết thêm.

Trước đó, ngày 11-4, Giang được đưa vào BV Đa khoa huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) điều trị với chẩn đoán trật khớp gối, theo dõi chèn ép động mạch khoeo chân phải do té xe. Bác sĩ tại bệnh viện này đã tiến hành nẹp cổ chân cho Giang.

Do quá đau nhức nên hôm sau (12-4) Giang được chuyển tới BV Đa khoa tỉnh Đồng Tháp rồi tiếp tục được chuyển lên BV Chợ Rẫy (TP.HCM). Do hoại tử bàn chân phải, tắc động mạch khoeo phải, trật khớp gối phải nên BV Chợ Rẫy phải cắt chân Giang.

Hiện tại, Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp đang chờ kết luận chính thức của hội đồng chuyên môn và sẽ kiểm điểm trách nhiệm của những cá nhân liên quan.

Được biết do hoàn cảnh khó khăn nên Giang nghỉ học, đi làm phụ giúp cha mẹ. Sau tai nạn, Giang mong được hỗ trợ lắp chân giả để tự đi lại và kiếm sống.

 

Stent kim loại thực quản giúp người ung thư ăn dễ hơn

http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/stent-kim-loai-thuc-quan-giup-nguoi-ung-thu-an-de-hon-369754.html

‘Đặt stent kim loại thực quản giúp người bệnh ăn uống tốt hơn’ là thông tin được chia sẻ tại hội thảo "Đặt stent kim loại thực quản" ngày 25/4/2017 do Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt tổ chức. Bác sĩ CKI Lê Trọng Hậu - Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt cho biết “Những người bị ung thư thực quản giai đoạn phát triển, khối u sẽ làm hẹp thực quản, người bệnh khó khăn trong việc ăn uống dẫn tới tình trạng thiếu dinh dưỡng, thể trạng yếu ớt, trong khi đó người bệnh vẫn phải tiếp nhận phác đồ điều trị vô cùng nặng nề. Lâu dần, cơ thể bệnh nhân không đủ sức để chống chọi, từ đó tăng nguy cơ tử vong.” Thông thường, bác sĩ tiến hành thực hiện một số phương pháp nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch hoặc mở thông dạ dày cho bệnh nhân ung thư thực quản nhưng chúng vẫn có một số tồn tại nhất định. Chính vì vậy, kỹ thuật đặt stent kim loại ra đời là biện pháp được lựa chọn hàng đầu để giải quyết các hạn chế của phương pháp cũ, giúp người bệnh ăn uống một cách tốt nhất. Một số bệnh nhân quan ngại rằng việc đặt “dị vật” trong thực quản sẽ khiến cơ thể khó chịu, tuy nhiên, stent có kích thước rất nhỏ khi được đặt vào thực quản, sau vài ngày chúng mới giãn nở với kích thước tiêu chuẩn nên bệnh nhân hoàn toàn cảm thấy dễ chịu. Hơn nữa, stent có lớp kim loại phía ngoài chống trượt và van chống trào ngược nên đặc biệt an toàn cho người bệnh. Sau khi đặt stent, người bệnh sẽ loại bỏ được tình trạng nôn, nghẹn và nhanh chóng trở lại việc ăn uống thường nhật của mình. Từ đó, cơ thể người bệnh được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tạo điều kiện giúp cho quá trình điều trị được hiệu quả hơn. Đặt stent là kỹ thuật dễ thực hiện và được đánh giá là giải pháp tối ưu cho bệnh nhân ung thư thực quản, bệnh nhân thủng thực quản...

Trong hội thảo, Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Văn Thịnh chia sẻ: “Tôi đã thực hiện thành công rất nhiều ca đặt stent cho các bệnh nhân ung thư thực quản. Tôi luôn khuyên bệnh nhân sau khi đặt stent 24 giờ mới được ăn, thức ăn nên được cắt nhỏ cho bệnh nhân nhai để kích thích vị giác”.

Bác sĩ CKII Tạ Chi Phương - Trưởng khoa hóa chất Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt cũng cho biết thêm, người bệnh khi đặt stent kim loại thực quản không cần phải dừng xạ trị, vẫn có thể kết hợp điều trị như bình thường mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, người bệnh ung thư thực quản có thể yên tâm khi thực hiện kỹ thuật hiện đại này.Tại hội thảo, các bác sĩ tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt nhận định đây là một trong những kỹ thuật đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ chăm sóc người bệnh ung thư thực quản. Nhờ có phương pháp đặt stent kim loại thực quản, việc ăn uống sẽ không còn là “cuộc chiến” của những người mắc bệnh ung thư thực quản đang điều trị tại Hưng Việt.

Hội thảo diễn ra thành công sẽ là cơ hội giúp bệnh nhân ung thư thực quản trở lại cuộc sống thường nhật

 

Cứu sống bệnh nhân 'hoại thư sét đánh vùng dương vật' hiếm gặp

http://www.nguoiduatin.vn/cuu-song-benh-nhan-hoai-thu-set-danh-vung-duong-vat-hiem-gap-a323452.html

Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết vừa cứu sống người mắc bệnh hoại tử Fournier, giống với hoại thư sét đánh vùng dương vật hiếm gặp.

BS CKII Vũ Hữu Thịnh (khoa Tạo hình - Thẩm mỹ, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết khoa Cấp cứu của bệnh viện vừa tiếp nhận nam bệnh nhân Nguyễn Minh H. (SN 1954, quê tỉnh Tiền Giang).

Anh H. nhập viện trong tình trạng vùng bìu sưng to gấp 5 lần bình thường, đau liên tục 3 ngày mà không thuyên giảm, có mảng da hoại tử đen vùng bìu khoảng 10cm, viêm tấy đỏ lan xuống mông, hai bên cạnh hậu môn, lan rộng lên trên hai bên hông kèm sốt. Người bệnh được siêu âm bìu hai bên thấy hoại tử sinh hơi mô mềm bìu lan ra tầng sinh môn. Siêu âm phần mềm vùng tầng sinh môn thấy phù nề, dịch len lỏi kèm hơi lan tỏa trong mô mềm vùng gốc bìu, lan ra phần mềm xung quanh tầng sinh môn, không thấy ổ tụ dịch khu trú.

Hình ảnh MRI cho thấy các ổ áp-xe nhiều ngóc ngách lan rộng trong vùng tầng sinh môn, trong khoang mỡ quanh hậu môn, trong bó dưới da cơ thắt ngoài, trong khoang gian cơ thắt, trong mô mềm vùng mông, vùng gốc bìu, trong hố ngồi trực tràng, quanh ống hậu môn đến cơ nâng hậu môn. Đây là trường hợp điển hình của bệnh lý hoại tử Fournier. Hoại thư sinh hơi (hoại tử) Fournier là một bệnh hiếm gặp, bệnh được phát hiện năm 1883 trên 5 trường hợp ở nam giới bởi một bác sĩ tên là Jean Alfred Fournier. Bệnh được mô tả như “Hoại thư sét đánh vùng dương vật”. Tuy nhiên, bệnh này không chỉ xảy ra ở nam giới, mà còn có thể xảy ra ở nữ giới và trẻ em. Đây là bệnh hiếm gặp, diễn tiến chậm nhưng biểu hiện rất nhanh, đột ngột, đe dọa đến tính mạng. Biểu hiện của bệnh là nhiễm trùng lan nhanh vùng tầng sinh môn, bộ phận sinh dục và quanh hậu môn.

Người bệnh được mổ cấp cứu khẩn với sự phối hợp liên chuyên khoa của bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD) là Tiết niệu, Ngoại Tổng quát và Tạo hình – Thẩm mỹ. Trong đó, khoa Ngoại Tổng quát thực hiện cắt lọc – đặt hậu môn nhân tạo ra da, khoa Tiết niệu thực hiện cắt lọc, cắt bỏ da bìu hoại tử – mở bàng quang ra da.

Khoa Tạo hình – Thẩm mỹ điều trị chăm sóc vết thương, tránh nguy cơ hoại tử hai tinh hoàn - đặt VAC (điều trị hỗ trợ bằng máy hút áp lực âm); đóng vết mổ, che phủ tinh hoàn càng sớm càng tốt, đảm bảo không làm tổn thương chức năng sinh lý của tinh hoàn; đối với da vùng bìu mất hoàn toàn, lộ hai tinh hoàn hai bên, không thể khâu đóng trực tiếp thì sử dụng vạt da cân tại vùng bẹn thay thế cho da bìu để che phủ hoàn toàn hai tinh hoàn. Hiện, người bệnh đã hồi phục, vết mổ đã lành, có thể tự đi lại, vùng bìu mất da lộ tinh hoàn đã được che phủ hoàn toàn.

Theo BS CKII Vũ Hữu Thịnh, tính chất nguy hiểm của bệnh là người bệnh thường không có dấu hiệu báo trước nào, phần lớn các trường hợp chỉ thấy trầy xước da hoặc chấn thương nhẹ vùng bìu. Bệnh diễn tiến chậm nên thường người bệnh dễ chủ quan, tự điều trị hoặc điều trị kháng sinh thông thường.

Tuy nhiên, khi đã biểu hiện ra ngoài thì rất nhanh, nhiễm trùng hoại tử mô lan rộng, người bệnh dễ rơi vào tình trạng sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết, nếu không được phát hiện, xử trí và điều trị đúng cách sẽ dễ dẫn đến tử vong.

Một số các yếu tố nguy cơ của bệnh như người bệnh suy giảm hệ miễn dịch, đái tháo đường, xơ gan, uống rượu lâu dài, HIV, hóa trị, sử dụng corticosteroid mãn tính, bệnh bạch cầu, suy nhược, già yếu hay trẻ em suy dinh dưỡng; chấn thương - nhiễm trùng vùng cơ quan sinh dục, vùng hậu môn – trực tràng; bệnh lý đường tiết niệu; bệnh lý về da và tổ chức dưới da vùng bìu.

Hoại tử Fournier là một bệnh hiếm gặp, diễn tiến chậm nhưng khi đã biểu hiện ra thì rất nhanh, đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Việc điều trị cũng đòi hỏi có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa bao gồm cả nội khoa và ngoại khoa. Người bệnh không nên chủ quan lơ là khi có các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc dọa nhiễm trùng ở xung quanh vùng sinh dục, việc tự điều trị hoặc tự chăm sóc tại nhà không đúng cách có thể làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Vì vậy, khi có các dấu hiệu nặng, bệnh nhân cần phải đi khám tại các bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được phát hiện và điều trị kịp thời. Sống lành mạnh, tập thể dục rèn luyện sức khỏe, vệ sinh thân thể, dinh dưỡng hợp lý là cách tránh các yếu tố thuận lợi gây bệnh.

 

Cứu sống sản phụ và thai nhi trong ca bệnh hiếm gặp

http://vov.vn/tin-24h/cuu-song-san-phu-va-thai-nhi-trong-ca-benh-hiem-gap-617719.vov

Bệnh viện phát hiện sản phụ đa ối, thai nhi bị cuồng động nhĩ, suy thai và được chuyển mổ cấp cứu ngay sau đó. Ngày 25/4, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh đã mổ cấp cứu cứu sống sản phụ Nguyễn Thị Sắn, trú tại khu Đống Vông, phường Cộng Hòa (thị xã Quảng Yên) và phẫu thuật thành công thai nhi vừa chào đời bị cuồng động nhĩ bẩm sinh -  ca bệnh hiếm gặp và nguy kịch. Sản phụ Sắn nhập viện trong tình trạng mang thai lần 3, thai nhi hơn 36 tuần tuổi và kèm theo đau bụng. Sau khi chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện phát hiện sản phụ đa ối, thai nhi bị cuồng động nhĩ, suy thai và được chuyển mổ cấp cứu ngay sau đó. Một bé gái chào đời nặng 3,3kg. Tuy nhiên, do nhịp tim nhanh, phản xạ sơ sinh yếu, môi chi tím nhẹ, phổi hai bên thông khí kém, cho nên bé được các bác sĩ khoa sơ sinh chuyển xuống phòng mổ theo dõi.

Khi tiến hành khám tổng thể ban đầu, các bác sỹ phát hiện bé sơ sinh bị cuồng động nhĩ bẩm sinh. Nếu không can thiệp kịp thời, nguy cơ bé tử vong rất cao. Đây là một ca bệnh hiếm gặp và rất nguy kịch, bé có thể tử vong do suy tim nếu cơn nhịp nhanh không được kiểm soát hoặc có thể đột tử bất cứ lúc nào nếu xuất hiện loại loạn nhịp nguy hiểm. Bà Nguyễn Thu Hà - Trưởng khoa sơ sinh, bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ninh, cho biết: “Đến ngày sinh, sản phụ lên bệnh viện khám, phát hiện ra nhịp tim của em bé không ổn, nhanh hơn so với bình thường. Chúng ta thường gọi bệnh này là cuồng động nhĩ; nhịp nhĩ gấp đôi nhịp thất lâu dần dẫn đến suy tim. Đối với trường hợp này trẻ rất nguy hiểm và có thể có nguy cơ tử vong ngay từ trong bụng mẹ. Người mẹ mang con như thế mà không biết kịp thời thì thai có thể tử vong trong bụng mẹ; sẽ có những biến chứng thai lưu ảnh hưởng đến mẹ”.

Sau khi được phẫu thuật, hiện tại bé đã ổn định, tim đập đều, phổi nở tốt, các thông số đảm bảo và được các bác sĩ chăm sóc, theo dõi đặc biệt tại khoa sơ sinh.

 

'Bay' hàng trăm triệu đồng sau điều trị siêu vi khuẩn kháng thuốc

http://baotintuc.vn/van-de-quan-tam/bay-hang-tram-trieu-dong-sau-dieu-tri-sieu-vi-khuan-khang-thuoc-20170426074937807.htm

Sau khi điều trị siêu vi khuẩn kháng thuốc tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân Nguyễn Minh Hải(*), Hà Nội đã may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Tuy nhiên, số tiền viện phí phải thanh toán lên đến gần 400 triệu đồng.Điều trị, chăm sóc bệnh nhân tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai.

GS.TS Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Theo nhiều nghiên cứu, Việt Nam có tỷ lệ kháng kháng sinh cao trên thế giới. Đáng nói, trước kia Việt Nam chỉ phát hiện vi khuẩn chỉ kháng một số loại thuốc nhưng nay đã xuất hiện vi khuẩn siêu kháng thuốc, tức là kháng mọi loại kháng sinh. Thực tế, tại khoa Hồi sức tích cực đã từng điều trị cho một trường hợp siêu kháng thuốc. Đó là bệnh nhân Nguyễn Minh Hải, Hà Nội.

Trước khi được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân Minh Hải mắc bệnh đái tháo đường, bị nhiễm trùng nặng sau nhiều lần phẫu thuật tại nhiều bệnh viện khác nhau. Nhưng vấn đề cơ bản là dù đã rất cố gắng song các bác sĩ vẫn không tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Chỉ khi được chuyển cấp cứu đến khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, sau nhiều nỗ lực thì các chuyên gia mới phát hiện bệnh nhân Hải mang vi khuẩn siêu kháng thuốc.  Rất may, trước đó, các bác sĩ đã nghĩ tới khả năng xấu nên chủ động đưa bệnh nhân vào phòng cách ly nghiêm ngặt ngay từ khi mới vào viện. Trong suốt quá trình điều trị, chỉ những nhân viên y tế được phép mới có thể ra, vào phòng bệnh. Tất cả mọi trang bị phòng hộ, quần áo, găng, mũ.... sau khi vào bệnh phòng, nhân viên y tế buộc phải cởi bỏ, tiêu hủy… "Việc điều trị và phòng chống lây nhiễm cho những bệnh nhân khác vô cùng phức tạp, tốn công sức và tiền của. Qua nhiều lần hội chẩn, chúng tôi quyết định dùng kháng sinh phối hợp liều cao nhằm "đánh nhanh, đánh trúng" vi khuẩn. Sau 2 tuần điều trị tích cực, bệnh nhân đã thoát khỏi sự nguy hiểm nhưng chi phí điều trị lớn, khoảng 300 - 400 triệu đồng", GS.TS Nguyễn Gia Bình chia sẻ. Để chống nhiễm khuẩn, riêng chi phí mua nước rửa tay tại khoa Hồi sức tích cực hết khoảng 10 triệu đồng/ngày.

Để giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về hậu quả của tình trạng kháng thuốc, GS. TS Nguyễn Gia Bình dẫn nhóm phóng viên “thị sát” bệnh phòng, tiếp xúc với một số bệnh nhân đang điều trị.Lúc này, nằm ở phía cuối buồng bệnh, bệnh nhân Nguyễn Quốc Hưng, 40 tuổi ở Hưng Yên, vẫn đang trong tình trạng mê man do sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng. Nguyên nhân cũng vì mang vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh.  Theo TS Nguyễn Công Tấn, sau khi trích nhọt ở phần cạnh hậu môn, bệnh nhân Hưng bị sốt cao liên tục, ý thức xấu dần và suy hô hấp nên phải vào khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Hưng Yên nhưng điều trị không khỏi.

Khi chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân ở trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, nguy cơ tử vong rất cao. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, chiếu chụp cần thiết, bệnh nhân được điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhân dần được cải thiện. Theo bác sĩ điều trị, với bệnh nhân mang vi khuẩn kháng nhiều loại thuốc như bệnh nhân Hưng, riêng tiền kháng sinh khoảng gần chục triệu đồng/ngày. Cộng thêm chi phí lọc máu và một số khoản khác thì tiền viện phí hết khoảng 20 triệu đồng/ngày.

“Chúng tôi gặp khá nhiều bệnh nhân kháng kháng sinh ngay khi vào viện. Chứng tỏ họ đã tiếp xúc với môi trường vi khuẩn kháng kháng sinh hoặc có tiền sử sử dụng rất nhiều loại kháng sinh, khiến vi khuẩn kháng lại kháng sinh đó”, BS Nguyễn Công Tấn cho biết.

GS.TS Nguyễn Gia Bình chia sẻ, điều đáng lo ngại nhất là không riêng gì Bệnh viện Bạch Mai mà ở một vài bệnh viện khác cũng đã báo cáo về chủng vi khuẩn siêu kháng thuốc. Tình trạng này không chỉ gây khó khăn cho các cơ sở y tế trong quá trình điều trị cho bệnh nhân mà còn đòi hỏi phải chủ động đối phó với việc ngăn chặn không để vi khuẩn siêu kháng thuốc lây lan sang bệnh nhân khác hoặc ra cộng đồng. Đặc biệt, nếu không có sự ngăn chặn hữu hiệu từ cộng đồng và cơ quan chức năng, các chuyên gia y tế còn lo ngại về nguy cơ hết thuốc điều trị trong tương lai. "Gần đây, tốc độ tìm ra kháng sinh mới ngày một ít dần đi do khó khăn trong công tác nghiên cứu và rất tốn kém. Vì vậy, các nước đều quản lý chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh, chỉ bán thuốc khi có đơn thuốc do bác sĩ kê", GS.TS Nguyễn Gia Bình nhấn mạnh. Nhưng tại Việt Nam, người dân đang sử dụng kháng sinh rất cẩu thả, một số bác sĩ cũng lạm dụng khi kê toa. Bên cạnh đó, kháng sinh còn sử dụng bừa bãi trong chăn nuôi, tình trạng lây chéo do quá tải bệnh viện cũng là nguyên nhân gia tăng sự lây lan vi khuẩn kháng kháng sinh.

Rửa tay thường xuyên là một biện pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả.

Để kiểm soát tình trạng kháng kháng sinh, GS.TS Nguyễn Gia Bình nhấn mạnh, quan trọng là không được lạm dụng kháng sinh cho người và tuyệt đối không cho vào thức ăn chăn nuôi. Tại các cơ sở y tế cần có chiến lược quản lý kháng sinh, điều tra dịch tễ, tránh nhiễm khuẩn từ nguồn nước, không khí, bể mặt sàn nhà... Quan trọng nhất là các y, bác sĩ cần duy trì thói quen rửa tay trước và sau khi chăm sóc người bệnh. Đặc biệt, phải có lực lượng giám sát phòng, chống nhiễm khuẩn bệnh viện vì chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả lớn.

“Ở Nhật Bản, hầu như không có bệnh nhân mắc bệnh tiêu hóa vì vòi rửa tay có ở khắp nơi , người dân sở tại rất ý thức được việc thường xuyên rửa tay để phòng bệnh. Nhưng ở Việt Nam, người dân lại không có thói quen này, trong khi đây là biện pháp phòng bệnh rất đơn giản, hiệu quả”, GS.TS Nguyễn Gia Bình chia sẻ.

 

Bé gái sinh non 850 gram mắc bệnh tim phục hồi kỳ diệu

http://toquoc.vn/y-te/be-gai-sinh-non-850-gram-mac-benh-tim-phuc-hoi-ky-dieu-236619.html

Sáng 25/4, sản phụ Trương Thị Mỹ Hoa cùng con gái sinh non 31 tuần tuổi nặng 850 gram bị bệnh tim đã được các y bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM cho xuất viện về nhà.

BS Phạm Thị Thanh Tâm - Trưởng khoa Hồi sức sơ sinh BV Nhi đồng 1, sản phụ Hoa sinh con khi thai nhi chỉ mới được 31 tuần tuổi. Thời điểm sinh, bé chỉ nặng 850 gr và bị mắc căn bệnh hẹp eo động mạch chủ khiến tim bị tổn thương, suy hô hấp, rất nguy kịch. Bé gái sinh non 850 gram mắc bệnh tim phục hồi kỳ diệu - ảnh 1Hai mẹ con sản phụ Hoa vui tươi lúc xuất viện.

Cuộc phẫu thuật dù rất khó khăn khi bé gái quá nhẹ cân nhưng nếu không mổ ngay thì bé sẽ tử vong. Ê-kíp bác sĩ BV Nhi Đồng 1 đã thực hiện thành công ca phẫu thuật sau 1 giờ đồng hồ.Một tháng sau ca phẫu thuật, sức khỏe bé gái tiến triển kỳ diệu. Tới ngày xuất viện, bé đã đạt cân nặng 1,740 kg, bằng cân của thai nhi khi 37 tuần tuổi."Gia đình chúng tôi không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn các bác sĩ. Chúc các bác sĩ BV Nhi Đồng 1 luôn mạnh khỏe để chữa trị cho thêm nhiều bệnh nhi khác" - Sản phụ Hoa chia sẻ.BS Thanh Tâm cho biết, khi được xuất viện về nhà thì cũng đồng nghĩa việc bệnh nhi sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ do sinh thiếu tháng, nên gia đình phải đảm bảo môi trường sống an toàn cho bé.Bên cạnh đó, phải bổ sung đủ lượng sữa, chất dinh dưỡng cần thiết cho bé gái. Đồng thời cũng cần nắm vững các bệnh của trẻ sinh thiếu tháng phải đối mặt để có biện pháp xử lý phù hợp.Mỗi tháng bé sẽ tới bệnh viện tái khám 1 lần để các bác sĩ chuyên khoa về thính lực, thị lực…khám. Nếu có vấn đề gì sẽ có phương án can thiệp hợp lý, đảm bảo cho bé phát triển tốt như các trẻ sinh đủ tháng - BS Tâm nói thêm.

Mỹ Hòa - Thế Công

 

Cha mẹ tự điều trị, nhiều trẻ nhập viện vì biến chứng viêm phổi

http://khoe360.tienphong.vn/gia-dinh-suc-khoe/cha-me-tu-dieu-tri-nhieu-tre-nhap-vien-vi-bien-chung-viem-phoi-1143775.tpo

Ngày 25/4, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong những ngày giao mùa này, số trẻ nhập viện vì các bệnh viêm phổi, viêm đường hô hấp tăng đáng kể. Mỗi ngày, Khoa Nhi khám khoảng 400-500 trẻ, trong đó khoảng 30% là các bệnh liên quan hô hấp. Nhiều trẻ bệnh nặng hơn vì biến chứng viêm phổi, suy hô hấp do cha mẹ tự ý điều trị cho con.

Có nhiều trường hợp được ghi nhận, gia đình thấy con bị ho, sốt đã tự ý đi mua thuốc về cho con dùng (có thể theo đơn lần điều trị trước hoặc tự chọn thuốc cho con điều trị) nên khi bệnh trở nặng, suy hô hấp nặng mới hốt hoảng đưa con nhập viện sẽ khiến cho việc chữa trị cho trẻ khó khăn hơn và kéo dài hơn. Thậm chí có trẻ còn phải thở máy điều trị viêm phổi nặng, viêm tiểu phế quản. Điều này khiến kéo dài thời gian điều trị và chi phí cho một lần chữa bệnh sẽ tăng lên, nặng nề hơn, thậm chí trẻ có thể tử vong nếu đến quá muộn. Bác sĩ Trương Văn Quý, Khoa Nhi cho biết, viêm phổi là bệnh có tỷ lệ mắc cao và là nguyên nhân nhập viện điều trị hàng đầu trong các bệnh lý hô hấp. Bệnh dễ diễn biến nhanh, nặng nhanh nếu không phát hiện điều trị kịp thời, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Hiện nay, 60-70% trường hợp trẻ mắc viêm phổi là do virus. Vì vậy, trẻ bị viêm đường hô hấp, không phải lúc nào cũng điều trị bằng kháng sinh.Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), viêm họng phần lớn nguyên nhân do virus, đồng nghĩa với việc không được sử dụng kháng sinh vì không mang lại hiệu quả điều trị. Đó là chưa kể nguy cơ gây kháng thuốc kháng sinh. TS Dũng chỉ ra: “Cứ 10 trẻ bị viêm họng thì có đến 8 trường hợp không cần dùng kháng sinh mà chỉ điều trị triệu chứng bằng cách có sốt thì dùng thuốc hạ sốt; ho thì dùng thuốc ho, thuốc long đờm; nghẹt, sổ mũi thì dùng nước muối biển, thuốc làm co mạch hoặc kháng histamin. Kháng sinh không sử dụng trong những trường hợp này và trên thế giới, phác đồ điều trị viêm họng do virus cũng không sử dụng kháng sinh”. PGS Dũng dẫn chứng nhiều nghiên cứu cho thấy, tác dụng của kháng sinh so với thuốc ho trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ em là rất thấp. Theo đó, thuốc ho làm giảm ho nhiều hơn kháng sinh sau 6 ngày điều trị. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng đặc biệt lưu ý những trường hợp cha mẹ có thói quen cho trẻ uống kháng sinh sau 2 – 3 ngày thấy đỡ liền dừng thuốc. Đây là một điều rất nguy hiểm bởi khi uống thuốc, vi khuẩn đang bị yếu dần đi (nhưng chưa chết hẳn), nếu lúc này ngừng uống thuốc thì khả năng vi khuẩn không bị tiêu diệt, sống lại và dần có sức đề kháng với chính loại kháng sinh đang uống, từ đó gây nên tình trạng kháng thuốc rất nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần tuyệt đối sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

 

Kỳ tích: Cứu sống bé trai bị cành cây đâm rách động mạch cảnh, gây áp xe phức tạp

http://suckhoedoisong.vn/ky-tich-cuu-song-be-trai-bi-canh-cay-dam-rach-dong-mach-canh-gay-ap-xe-phuc-tap-n130787.html

Các bác sĩ của 3 BV lớn là BV Tai Mũi Họng TƯ, BV Bạch Mai và BV Việt Đức đã cùng hội chẩn và phẫu thuật cứu sống một ca bệnh hi hữu chưa từng có. Bệnh nhân (BN) là một bé trai bị dị vật đâm từ họng xuyên ngang đến góc hàm, đâm vào nền sọ gây rách động mạch cảnh (ĐMC). Đáng nói là trong quá trình đâm, dị vật này bị đứt gãy làm 2 đoạn, nằm ẩn nấp rất khó phát hiện, gây nhiễm trùng nặng nề, nguy hiểm đến tính mạng. May mắn thay, BN đã được các bác sĩ hồi sinh một cách ngoạn mục.

Bệnh nhi hi hữu này là cháu Đặng Hải P. (5 tuổi, quê ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) nhập viện sau cú ngã vào hàng rào lúc đang chơi đùa. ThS.BS Trần Hữu Thắng, Phụ trách Khoa Cấp cứu, BV Tai Mũi Họng TƯ cho biết, thông thường, dị vật đâm thẳng vào trong họng và thường để lại tổn thương phía sau (xuyên qua màn hầu, thành sau họng và cân trước sống) nhưng ở trường hợp này, cành cây lại đâm xuyên ngang từ họng lên trên và mạnh tới mức gãy làm đôi; sau đó tiếp tục đâm sâu sát nền sọ làm rách ĐMC trong.

Lúc đầu, khi BN mới được đưa đến viện, qua thăm khám, các bác sĩ không thấy tổn thương sâu mà chỉ thấy vết rách màn hầu, dị vật đâm vào cực trên amidan. BN đã được khâu tổn thương, sức khỏe ổn định và được xuất viện. Tuy nhiên, sau khi trở về nhà, cháu P. đột ngột nôn ra máu và rơi vào tình trạng hoảng loạn. Gia đình đưa cháu P. trở lại BV lần 2 để thăm khám. Các bác sĩ đã nhanh chóng cho kiểm tra lại tình trạng BN, thấy vết khâu màn hầu có xu hướng liền sẹo tốt. Tuy nhiên, khi tiến hành nội soi vùng họng thì phát hiện bệnh tích trên vòm – niêm mạc trần vòm giãn ra như sao và nhận định đây có thể là triệu chứng của bệnh giãn mao mạch niêm mạc đường hô hấp trên. BN được điều trị cho đến khi ổn định và ra viện.

dị vậtHình ảnh dị vật trên phim MSCT.

hình ảnh 3DChụp mạch cảnh xóa nền dựng hình 3D xác định vị trí của dị vật.

Những tưởng sức khỏe BN P. sẽ dần hồi phục nhưng sau đó cháu P. lại có biểu hiện nôn ra máu, tiếp tục nhập viện lần 3 trong tình trạng trụy mạch hoàn toàn. BN được tiến hành hồi sức tích cực, truyền 3-4 đơn vị máu. Đến lúc này, các bác sĩ băn khoăn đặt ra nghi vấn tại sao tình trạng bệnh lại có xu hướng nặng nề đến vậy, trong khi kết quả kiểm tra tổng thể không phát hiện BN có bệnh lý gì kèm theo. Nhiều giả thuyết được đưa ra như BN bị xuất huyết tiêu hóa, hoặc mắc các bênh về máu…, sau đó BN đã được tiến hành làm tất cả những xét nghiệm và thủ thuật cần thiết như gửi máu lên Viện Huyết học và Truyền máu TƯ và nội soi dạ dày tại BV Nhi TƯ nhưng không phát hiện gì đặc biệt.

“Trước tình trạng BN hết sức nghiêm trọng, cuối cùng dựa vào tính chất của chảy máu là ộc máu từng đợt chúng tôi đã chỉ định cho BN đi chụp hệ mạch cảnh xóa nền MSCT để tìm kiếm vùng tổn thương với hy vọng là tìm ra những bất thường về mạch máu. Sau đó chúng tôi đã cùng hội chẩn với chuyên gia chẩn đoán hình ảnh là ThS.BS Lê Văn Khảng của BV Bạch Mai. Với những nỗ lực cùng kinh nghiệm của mình, ThS. Khảng đã phát hiện hình ảnh dị vật đứt làm 2 đoạn, đâm vào nền sọ làm rách ĐMC trong. Đây chính là nguyên nhân gây phình mạch dẫn đến tình trạng BN chảy máu, nôn ra máu nhiều lần như vậy”- ThS. Thắng phân tích. Sau khi đã khoanh vùng được tổn thương thì vấn đề cần thiết đặt ra là vùng tổn thương quá phức tạp, toàn bộ phần tổn thương của ĐMC trong được “bao bọc” một ổ mủ nhiễm trùng, có nguy cơ rách và chảy máu dữ dội, BN có thể sẽ tử vong. Trước tình thế đó, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn liên viện với chuyên gia phẫu thuật đầu cổ là PGS.TS Phạm Tuấn Cảnh (Trưởng Bộ môn Tai Mũi Họng, Trường Đại học Y Hà Nội) và chuyên gia mạch máu là PGS.TS Đoàn Quốc Hưng (Khoa Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực, BV Việt Đức). Sau hội chẩn, các bác sĩ quyết định chuyển BN lên BV Việt Đức để tiến hành cuộc mổ phối hợp giữa chuyên khoa mạch máu – tai mũi họng nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người bệnh.

Lúc này tình trạng cháu P. rất nguy kịch, BN vẫn nôn ộc máu, và phải tiếp tục truyền máu tổng cộng hơn 10 đơn vị máu. Sau khi tính toán cặn kẽ, các bác sĩ quyết định mổ càng sớm càng tốt cho BN. Kíp mổ bao gồm TS. Phạm Hữu Lư của BV Việt Đức và ThS. Trần Hữu Thắng của BV Tai Mũi Họng TƯ.

“Phương án cuộc mổ được đặt ra là mở ĐMC trong, cùng lúc đó thắt buộc sẵn chỉ chờ vì nếu chẳng may chảy máu dữ dội do rách thì các chuyên gia mạch máu sẽ tiến hành buộc ĐMC trong lại. Tình huống này, BN có khả năng sẽ bị liệt nửa người. Ở phương án 2, các bác sĩ sẽ mở ĐMC trong, nếu vẫn không tìm được dị vật gây tổn thương thì rất có thể sẽ phải cắt xương hàm của BN”- ThS. Thắng nói. Tuy nhiên trong quá trình mổ, khi đã mổ đến phần góc hàm là vùng cao của ĐMC trong nhưng vẫn chưa bộc lộ được tổn thương, các bác sĩ quyết định mở tuyến dưới hàm với hi vọng là có thể tiếp cận vùng tổn thương từ phía trong thì sẽ an toàn hơn nhưng cũng không tìm thấy dị vật. Với tinh thần nỗ lực vì người bệnh, tin tưởng lẫn nhau kíp mổ đã quyết định đi lên cao hơn vào vùng mỏm chũm và cách góc hàm hơn 1cm, tiến sát đến phần nền sọ thì bất ngờ phát hiện một ổ viêm.

ThS. Thắng cho hay: “Toàn bộ phần ĐMC trong bị tổn thương được bọc trong ổ mủ cùng với dị vật và khiến các bác sĩ hết sức lo lắng, vì nếu chỉ sơ sẩy trong một tích tắc sẽ khiến nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Điều khó khăn nhất trong cuộc mổ này là làm sao khi lấy dị vật ra mà cầm được máu, tránh nguy cơ chảy máu dữ dội vì tổn thương mạch ở phần cao, sâu, khó khâu cầm máu và đã nhiễm trùng trong một thời gian dài, BN sẽ chết. Đến giai đoạn này là phần của chuyên gia mạch máu, BS. Lư đã phải rất thận trọng, khéo léo, tỉ mỉ vừa cầm máu, buộc mạch và bóc tách để lấy dị vật và cuối cùng lấy ra được hai dị vật có chiều dài 1cm và gần 5cm. Lúc này cả ekip mới thở phào nhẹ nhõm…”.

tai mũi họng

Sau ca mổ, quá trình hậu phẫu cho BN cũng được giám sát chặt chẽ để tránh tai biến. Đến nay sau gần 2 tháng điều trị, tình trạng BN tiến triển tốt, BN từ chỗ nguy kịch và có nguy cơ liệt nửa người đã có thể ổn định sức khỏe, vận động nhẹ nhàng tốt. Hiện các bác sĩ đang tiến hành nâng cao thể trạng cho P. để cháu có thể nhanh chóng xuất viện trong vài ngày tới. Có được thành công của ca mổ hi hữu này, theo ThS. Thắng, đó là do có sự lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp, sát sao, theo dõi từng diễn biến ca bệnh của PGS.TS Võ Thanh Quang, GĐ BV Tai Mũi Họng TƯ. Đến khi sức khỏe BN ổn định, PGS. Quang đã đến tận giường bệnh thăm hỏi và động viên cháu bé và gia đình. Bên cạnh đó là sự phối hợp kịp thời, chính xác giữa các bác sĩ của 3 BV gồm BV Tai Mũi Họng TƯ, BV Bạch Mai và BV Việt Đức đảm bảo cuộc mổ thành công, đem lại sự sống cho người bệnh.

Từ ca bệnh này, ThS. Thắng cũng khuyến cáo, các bậc phụ huynh cần hết sức thận trọng khi trông chừng trẻ nhỏ. Tuyệt đốt không cho trẻ chơi các đồ vật bé, sắc, nhọn, có cán dài như đũa, thước kẻ… vì dễ gây tai nạn cho trẻ. Khi chẳng may bị dị vật đâm cần đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

 

Đến năm 2020, Việt Nam sẽ có gần 200.000 ca ung thư mắc mới

http://laodong.com.vn/y-te/den-nam-2020-viet-nam-se-co-gan-200000-ca-ung-thu-mac-moi-658768.bld

75.000 người Việt Nam chết do ung thư mỗi năm, 200 người chết mỗi ngày. Đó là nỗi đau lớn mà nhiều gia đình Việt Nam đang phải gánh chịu. Chưa dừng lại ở đó, người mắc bệnh ung thư thì khó sống, còn người ở lại tiếp tục phải oằn mình trả nợ. Đó là một thực trạng không tránh khỏi đối với hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh ung thư. Đối với các bệnh nhân được BHYT chi trả, chi phí đi lại, ăn uống, thuốc men cũng đủ trở thành gánh nặng do thời gian điều trị ung thư kéo dài, thuốc men đắt đỏ. Và ung thư đã khiến cho không ít người lâm vào cảnh “nghèo hóa” vì chưa kịp/không mua BHYT. Bà Nguyễn Thị D (Phúc Thọ, Hà Nội, đang chăm sóc chồng ở Bệnh viện K cơ sở Tân Triều) cho biết: Hàng trăm triệu đã không cánh mà bay khi chồng bà mắc bệnh ung thư gan. Chủ quan không mua BHYT, mọi chi phí gia đình phải tự chi trả nên bắt buộc phải bán một số tài sản có giá trị và vay tiền bạn bè, người thân. Bản thân bà và nhiều bệnh nhân khác phải ngủ hành lang, hoặc gầm cầu thang của bệnh viện để chăm sóc chồng, vì mỗi đợt điều trị kéo dài hàng chục ngày, nếu thuê nhà trọ thì rất tốn kém.

Rất nhiều gia đình khác đã lâm vào cảnh nợ nần, kiệt quệ về kinh tế khi một thành viên trong gia đình mắc bệnh ung thư. Chi phí điều trị từng loại ung thư đều ở mức cao. Khi nói về gánh nặng chi phí điều trị ung thư, PGS-TS Trần Thanh Hương - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu ung thư, Bệnh viện K - cho biết: “Chi phí trực tiếp của đợt điều trị hiện tại của tất cả người bệnh trong một nghiên cứu chỉ rõ, chi phí từ hộ gia đình chiếm đến 48%; chi phí từ Chính phủ 27%, còn chi phí từ bảo hiểm y tế chỉ

chiếm 25%.

Trong khi đó, chỉ có 61,3% số bệnh nhân tham gia nghiên cứu có BHYT nhà nước, 13,8% số bệnh nhân có BH cá nhân, 2,8% số bệnh nhân có BH LĐXH, 22,9% số bệnh nhân không có bảo hiểm. Kể từ khi phát bệnh, gia đình bệnh nhân phải vay mượn bạn bè hay người thân (63,5%); sử dụng tiền tiết kiệm mà lẽ ra được dùng vào việc khác (27,2%); vay ngân hàng hay các tổ chức khác (19,9%); bán đi tài sản hoặc phương tiện vận chuyển (13,7%)… chỉ vì cần tiền để trang trải cho việc điều trị ung thư”. Con số 22,9% số bệnh nhân không có bảo hiểm không phải là các bệnh nhân nghèo do hầu hết hộ nghèo, cận nghèo đều được BHYT chi trả cho các chi phí y tế. Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân này đã nhanh chóng bị “nghèo hóa” vì chi phí điều trị ung thư rất tốn kém. “Trong số những việc đã từng làm trong 12 tháng khi cần tiền cho sinh hoạt phí, có đến 66,72% số bệnh nhân phải đi vay tiền, 22,19% phải bán đi tài sản của mình để trang trải chi phí trong quá trình điều trị ung thư” - bà Hương cho biết.

Theo PGS Thanh Hương, sau 12 tháng điều trị, 228 bệnh nhân trên 558 bệnh nhân ban đầu không có vấn đề về kinh tế có đủ dữ liệu và còn sống thì có đến 41% số bệnh nhân xuất hiện khó khăn về kinh tế; 24,4% số bệnh nhân phải đi vay tiền; 14,87% số bệnh nhân phải dùng tiền tiết kiệm mà trước đó được dành để làm việc khác để chữa ung thư, số còn lại đều phải yêu cầu hỗ trợ tài chính từ bạn bè, gia đình hoặc bán đi tài sản, thậm chí chuyển nhà để có tiền chữa bệnh”.

Việc bệnh nhân không thể mua thuốc; chi phí xét nghiệm hoặc tư vấn y tế; không thể thanh toán hóa đơn tiền ga; không thể thanh toán chi phí đi lại, ăn uống, thậm chí cả tiền học phí cho con… là những khó khăn về kinh tế mới xuất hiện sau 12 tháng mà các bệnh nhân ung thư gặp phải. Đây là một nỗi lo lắng không chỉ của các gia đình có bệnh nhân ung thư, mà còn của cả xã hội.Theo đánh giá, gánh nặng kinh tế của 6 bệnh ung thư tại Việt Nam năm 2012, tổng gánh nặng kinh tế trực tiếp gây ra do 6 loại bệnh ung thư là 25.789 tỉ đồng, chiếm 0,22% tổng GDP.

GT-TS Nguyễn Bá Đức - Phó Chủ tịch Hội Ung thư VN - cho rằng, nguyên nhân làm tăng tỉ lệ ung thư hiện nay gồm ô nhiễm các chất độc hại, thuốc trừ sâu trong quá trình sản xuất nông sản thực phẩm, hóa chất bảo quản, rồi quá trình chế biến sử dụng thực phẩm cháy, thực phẩm hun khói, hay việc người dân ăn uống thiếu khoa học, ít rau xanh, hoa quả…

Tại một cuộc hội thảo mới đây do Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế phối hợp với Viện Nghiên cứu ung thư tổ chức, TS Trương Đình Bắc - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - cho biết, 75.000 người Việt Nam chết do ung thư mỗi năm, 200 người chết mỗi ngày. Một kết quả điều tra của Bộ Y tế cho thấy, Việt Nam có khoảng 77,3% số nam giới và 11% số nữ giới sử dụng rượu bia. Trong đó, có 44,2% số nam giới và 1,2% số nữ giới uống ở mức nguy hại. Mà ethanol trong rượu bia là chất gây ung thư đối với người. “Rượu bia là chất gây ra các bệnh ung thư khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ. Những người uống càng nhiều thì nguy cơ ung thư càng tăng. Sự phát triển ung thư thường xuất hiện sau khi bắt đầu uống từ 2 năm trở đi, thậm chí ngay cả sau khi đã cai rượu” - ông Bắc nhấn mạnh. Còn PGS-TS Trần Thanh Hương - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu ung thư - cho hay, mỗi năm ước tính Việt Nam có 100.000-150.000 trường hợp mới mắc và khoảng 75.000 trường hợp tử vong do ung thư. Đến năm 2020, dự kiến Việt Nam sẽ có gần 200.000 ca ung thư mắc mới. Có nhiều nhóm gây ra các bệnh ung thư, trong đó, có nhóm tác nhân liên quan tới ăn uống, uống rượu, bia, chế độ ăn uống không hợp lý và ô nhiễm thực phẩm là một nhóm được đặc biệt lưu ý. “Khi rượu vào cơ thể chuyển hóa thành acetaldehyde, một chất gây ung thư. Việc uống rượu sẽ làm tăng acetaldehyde trong nước bọt, làm tổn thương gene ở các tế bào niêm mạc miệng, họng, thực quản và đường hô hấp trên. Rượu còn làm tăng khả năng hấp thu các chất gây ung thư, kích thích cơ thể sinh ra các phân tử hoạt tính cao, gây tổn thương gene tế bào dẫn đến ung thư…” - PGS-TS Trần Thanh Hương khuyến cáo.

Từ ngày 26.4 đến ngày 28.4 sẽ diễn ra Hội thảo Ung thư vú Việt - Pháp tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (Hà Nội). Đây là cuộc hội thảo chuyên ngành lớn, cập nhật tình hình bệnh ung thư vú và phương pháp điều trị bệnh ung thư tiên tiến trên thế giới hiện nay. T.L

 

Xỉa răng, ngoáy tai cũng bị uốn ván

http://phunuonline.com.vn/suc-khoe/xia-rang-ngoay-tai-cung-bi-uon-van-98871/

Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM cho biết, trung bình mỗi năm tiếp nhận từ 250-300 ca người lớn bị uốn ván, trong đó có những ca bị uốn ván do xỉa răng, ngoáy tai, làm cá, lột nhẫn đeo tay…Đang nuôi mẹ là Nguyễn Thị Thu C., 62 tuổi, chị Nguyễn Thị Hoa than thở: “Má tôi chỉ lột chiếc nhẫn đeo bị chật ở tay, bị trầy xước có chút xíu mà cũng bị phong đòn gánh giật đùng đùng. Nửa đêm, má tôi than khó thở rồi bị cứng hàm, cứng cổ, cứng lưng, tay chân không nhúc nhích được nên chở lên đây cấp cứu. Đã ba ngày nhập viện rồi mà má tôi vẫn nằm bất động, không biết có qua khỏi không nữa”.  Nghe chuyện, cô Hoàng Yến - con gái của bệnh nhân Tiêu Thị T., 45 tuổi -  cũng thút thít: “Má em bị té xe trầy gót chân, tưởng không sao, vậy mà qua ba bữa sau, hàm má em bị cứng đơ, không ăn uống được. Em đưa má đến một BV khám. BS nói má em bị trật khớp thái dương hàm rồi cho thuốc uống. Qua hôm sau, má em bị nặng hơn, cứng hàm, cứng cổ, tái khám thì BS nghi má em bị uốn ván nên  chuyển qua BV Bệnh nhiệt đới từ ngày 30/3/2017 đến nay”. Nhiều người nghĩ, chỉ đạp đinh hay vật sắc nhọn bị gỉ sét thì mới bị uốn ván, nhưng qua thực tế điều trị, các BS BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho biết, bất kỳ vật gì gây trầy xước cơ thể đều có thể khiến vi trùng uốn ván tấn công gây bệnh. Như trường hợp anh Lê Văn M., 41 tuổi, ngụ ở Q.8, TP.HCM là một ví dụ. Anh M. có thói quen xỉa răng rất kỹ sau mỗi bữa ăn. Có lần, anh đang bị viêm nướu, lại xỉa răng hơi mạnh nên nướu bị chảy máu. Nghĩ chảy máu nướu răng là chuyện bình thường nên anh không để ý. Gần một tháng sau, chỗ nướu bị thương sưng to, anh M. cảm thấy rất khó mở miệng, cơn co cứng lan nhanh từ hàm xuống cổ, lưng, tứ chi khiến anh không cử động được. Anh được gia đình chở vào BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM cấp cứu, được chẩn đoán bị uốn ván, mà “nghi phạm” là cây tăm xỉa răng. Anh Lê Quang A., 31 tuổi, ngụ tại Q.5, TP.HCM, điều trị chung phòng với anh M. lại bị uốn ván do ngoáy tai. Khi tắm xong, đang ngồi ngoáy tai, anh A. bị đứa con trai va trúng làm tai anh chảy máu, vài ngày sau thì tai chảy mủ kèm triệu chứng cứng hàm, đơ cơ cổ, cơ lưng. Ngoài việc bị uốn ván do những vật gây nên thương tích có chứa sẵn vi trùng uốn ván, một trong những nguyên nhân khiến nhiều người bị nhiễm trùng uốn ván là do chủ quan, khi bị  những vết thương nhỏ thì chỉ xử lý qua loa khiến vết thương nhiễm trùng, trở thành môi trường thuận lợi cho vi trùng uốn ván xâm nhập.  Vi trùng uốn ván có ở đâu là câu hỏi của nhiều người. Nguyên nhân gây nhiễm trùng uốn ván là do vi khuẩn tetanus. Vi khuẩn này thường có trong đất, cát, vật gỉ sét, môi trường xung quanh và khi tấn công vào cơ thể sẽ tiết ra độc tố gây uốn ván, khiến bệnh nhân bị cứng hàm, cứng cơ cổ, cơ lưng và tứ chi, đớ lưỡi, co giật, khó thở (do đường thở bị co thắt nên nếu không cấp cứu kịp, nguy cơ tử vong khá cao). Trước đây, bệnh này có tỷ lệ tử vong từ 20 đến 50%, nhưng hiện chỉ còn khoảng 5%.  Có những trường hợp bị uốn ván do xỉa răng, ngoáy tai… nhưng khi nhập viện đều phải thở máy, mở khí quản, dùng thuốc an thần và kháng sinh liều cao do bệnh đã trở nặng.  Bác sĩ Dương Bích Thủy, Phó trưởng khoa  Cấp cứu  - Hồi sức tích cực - Chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM cho biết, xử lý vết thương đúng cách là: khi mới có vết thương (dù là vết thương nhỏ), cần dùng nước sạch rửa ngay hoặc rửa dưới vòi nước để pha loãng vi khuẩn và đẩy chất bẩn ra ngoài.Nếu vết thương ra máu và dính nhiều bùn, đất, cát, có thể dùng ôxy già để sát khuẩn, đẩy các hạt bụi, cát bẩn ra và cầm máu. Lưu ý, với vết thương hở, không được bôi cồn 90 độ, i-ốt (betadine, povidine)  trực  tiếp vào vết thương để tránh làm tổn thương mô. Tiếp theo là rửa lại vết thương bằng xà phòng rồi lau khô.

Khi phát hiện có dị vật nằm trong vết thương, nếu đơn giản thì rửa tay sạch rồi lấy ra; sau đó, có thể băng lại bằng gạc y tế và cần theo dõi, thay băng mỗi ngày. Nếu dị vật to hoặc nằm sâu thì không nên cố sức lấy mà cần đến cơ sở y tế.

Trong quá trình chăm sóc vết thương tại nhà, nếu xuất hiện những dấu hiệu như đau tăng dần, phù nề, sưng phồng, đỏ vùng da quanh vết thương, có dịch nhầy từ vết thương, vết thương bốc mùi khó chịu, hạch sưng, vết thương lâu lành hoặc không lành... cần đến BV ngay vì có thể vết thương đã nhiễm trùng. Tuyệt đối không được đắp thuốc rê, thuốc bột…

Để phòng ngừa nhiễm trùng uốn ván, cách hiệu quả nhất là đi chích ngừa, nhất là với những người làm việc trong môi trường tiếp xúc với vật dễ gây thương tích (vật sắc, nhọn); hoặc ngay sau khi bị thương, nên  đến ngay cơ sở y tế để tiêm huyết thanh ngừa uốn ván.

 

Người mẹ và quyết định 'bỏ 1 hay giữ cả 2 con' nghi bị truyền máu song thai

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/nguoi-me-va-quyet-dinh-bo-1-hay-giu-ca-2-con-nghi-bi-truyen-mau-song-thai-3575437.html

Chị Trương Thị Hoa Mỹ mang song thai đến 23 tuần thì bác sĩ nghi ngờ 2 bé bị hội chứng truyền máu song thai, khi 31 tuần thai người mẹ đứng trước quyết định "chọn bỏ 1 hay giữ cả 2 con". Mang song thai ngay lần đầu cấn bầu ở tuổi 33, chị Hoa Mỹ vật lộn với những cơn ốm nghén. Thai được 23 tuần, siêu âm cho thấy một bé lớn và một bé nhỏ bất thường, bác sĩ nghi ngờ có hiện tượng truyền máu song thai nên phải theo dõi chặt chẽ. Thai 31 tuần tuổi, sức khỏe một trong hai bé trở nên xấu, người mẹ đứng trước khoảnh khắc phải quyết định về mạng sống hai con: "Phải bỏ 1 đứa hay đánh liều giữ cả 2 con để sinh".Bác sĩ Nguyễn Xuân Vũ, Phó Khoa Sản Bệnh, Bệnh viện Hùng Vương cho biết nếu người mẹ phải chấm dứt thai kỳ khi mới dưới 28 tuần thì gần như không có hy vọng cứu hai bé. Tuổi thai trên 34 tuần, khả năng cứu sống cả hai cháu là rất cao. Giữa hai khả năng này, cả bác sĩ lẫn người nhà phải "cân não" ra quyết định mang tính sống còn với hai em bé.

"Tình trạng một thai nhi đã rất tệ, nếu kéo dài thai kỳ có thể em bé này sẽ tử vong trong bụng mẹ. Còn mổ lấy thai sớm, hai bé đều còn non tháng nên chúng ta đối diện nguy cơ mất cả hai sau khi chào đời", bác sĩ Vũ phân tích.

Hy vọng vào một phép màu có thể "cứu cả hai con", chị Hoa Mỹ bày tỏ ý nguyện được chấm dứt thai kỳ dây sớm. Ca sinh mổ ngày 4/3 giúp hai bé gái chào đời lần lượt với cân nặng 1,3 kg và một bé chỉ 900 g tức tương đương bàn tay người lớn. Khi mổ bắt con, các bác sĩ mới biết không phải các cháu bị hội chứng truyền máu song thai mà do dây rốn của một bé bám vào rìa mép bánh nhau thai.

"Bình thường dây rốn bám ở khoảng giữa bánh nhau. Trường hợp song sinh này dây rốn của em bé nhỏ hơn lại bám vào rìa mép bánh nhau nên hấp thụ dinh dưỡng kém, dẫn đến nhẹ cân hơn", bác sĩ Vũ nói. Bình thường đối với trường hợp dây rốn thai nhi bám rìa bánh nhau nên kém dinh dưỡng này, các bác sĩ vẫn chỉ định mổ bắt con sớm để tránh nguy cơ tử vong do thai suy.

Cả hai bé được chuyển về chăm sóc tại Khoa Hồi sức Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, theo nguyện vọng gia đình. Bé gái nặng 900 g bị tật tim bẩm sinh khá nặng với tình trạng hẹp eo động mạch chủ, nếu không mổ sẽ có nguy cơ tử vong. Bệnh nhi sinh non quá nhẹ cân lại suy hô hấp nên các bác sĩ phải tính toán kỹ phương án mổ, phối hợp nhịp nhàng giữa kíp phẫu thuật cũng như gây mê, hồi sức.

Bác sĩ Phạm Thị Thanh Tâm, Trưởng Khoa Hồi sức Sơ sinh cho biết vượt qua ca mổ cam go ngày 23/3, cháu bé nhỏ tương đương bàn tay bác sĩ trải qua quá trình hồi sức với muôn vàn thách thức. Cháu không dung nạp được sữa, không tăng cân, nhiễm trùng nên các bác sĩ đã nỗ lực hỗ trợ để vượt qua. Ngày 25/4, cháu bé khỏe mạnh xuất viện với cân nặng gần 1,8 kg. Bé gái còn lại sức khỏe tốt hơn nên vài ngày hồi sức sau khi chào đời đã được xuất viện trước.

"Hiện cháu nhỏ vẫn ăn một phần qua đường miệng, một phần qua ống thông dạ dày nên về nhà phải được tập cho bú, tái khám định kỳ hàng tuần. Chặng đường phía trước vẫn còn gian nan, đòi hỏi mẹ phải nỗ lực rất lớn, ít nhất là cho đến lúc bé đạt được 2,5 kg", bác sĩ Tâm nói.

 

Kon Tum: Phát hiện ca viêm gan virus A đầu tiên

http://daidoanket.vn/tin-tuc/suc-khoe/kon-tum-phat-hien-ca-viem-gan-virus-a-dau-tien-364459

Ngày 25/4, tin từ Trung tâm Y tế thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum), đơn vị sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng chống bệnh viêm gan virus A trên toàn địa bàn, nhất là tại xã Đăk Bla, nới có người bệnh mắc phải.

Trước đó, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum đã giám sát, phát hiện và xác nhận trường hợp người bệnh Tôn Đức Đại (SN 2001, trú thôn Đăk Hà, xã Đăk Bla, TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum) nhập viện trong tình trạng vàng mắt, vàng da, mệt mỏi,  chán ăn, đi cầu phân lỏng; xét nghiệm dương tính với virus viêm gan A. Theo ông Nguyễn Lộc Vương- Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum, đây là trường hợp viêm gan virus A cấp tính đầu tiên trong năm 2017 được phát hiện ở Kon Tum.

Bệnh truyền nhiễm này có thể lây lan nhanh trong cộng đồng và tạo thành những vụ dịch, vì vậy  việc giám sát, tầm soát các ca bệnh để phát hiện sớm, cách ly, điều trị kịp thời không để bệnh lây lan trong cộng đồng là rất cần thiết.    

 

Đầu tháng 6 sẽ khởi công Bênh viện ung bướu Cần Thơ

http://daidoanket.vn/tin-tuc/suc-khoe/dau-thang-6-se-khoi-cong-benh-vien-ung-buou-can-tho-364458

UBND thành phố Cần Thơ vừa làm việc với đại diện Bộ Ngoại giao và Kinh tế đối ngoại Hungary về tình hình thực hiện dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ. Dự án có quy mô 500 giường, tổng mức đầu tư 70,574 triệu Euro (khoảng gần 1.730 tỷ đồng). Trong đó, vốn vay ODA của Chính phủ Hungary là 56,99 triệu Euro, tương đương gần 1.400 tỷ đồng, chiến 88,8%.

Bệnh viện được thiết kế kiểu bệnh viện-khách sạn với trang thiết bị và phương pháp chữa trị ung bướu tiên tiến nhằm giảm chi phí, phù hợp khả năng chi trả của người dân ĐBSCL. Đây cũng sẽ là trung tâm nghiên cứu, đào tạo về điều trị ung bướu đầu ngành của Việt Nam.   

 

Bác sĩ ‘tá hỏa’ vì thuốc chống ngáy

http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/bac-si-ta-hoa-vi-thuoc-chong-ngay-697984.html

Sau vụ lùm xùm ca sĩ Mỹ Linh bị mạo danh bán thuốc chống ngáy ngủ, nhiều bạn đọc thắc mắc thực tế có loại thuốc này hay không. Vào đầu tháng 4, trên trang cá nhân, nữ ca sĩ Mỹ Linh đã chia sẻ dòng trạng thái bày tỏ sự bức xúc khi một website mạo danh Mỹ Linh - Anh Quân để quảng cáo thuốc xịt chống chứng ngáy ngủ. Nữ ca sĩ này khẳng định đó là thông tin hoàn toàn bịa đặt, đề nghị những người liên quan gỡ bài và xin lỗi công khai. Ông T. cho biết hiện kinh doanh hai loại thuốc chống ngáy N (của Nhật và Hàn Quốc) với giá mỗi chai là 350.000 đồng và 550.000 đồng. “Thuốc dạng xịt, sử dụng một tuần là hết ngáy ngay. Nếu không hết thì sử dụng thêm chai thứ hai, thứ ba… Tuy nhiên, dùng đến chai thứ năm là dứt ngáy khi ngủ” - ông T. tuyên bố.

Nghe PV hỏi thuốc có được Bộ Y tế cấp phép không, ông ta trả lời với giọng khó chịu: “Anh hỏi rườm rà quá, thuốc đã được cấp phép thì mới dám bán. Hiện giờ tôi hết thuốc rồi, khi nào nhập về tôi gọi điện thoại cho anh”.

PV tiếp tục liên lạc với người khác qua số điện thoại 091622… để mua thuốc chống ngáy hiệu A. “Thuốc này do Thụy Điển hay Thụy Sĩ gì đó sản xuất tôi cũng… không nhớ, giá mỗi chai 480.000 đồng” - người đàn ông tên M. nói.

Theo như quảng cáo, thuốc A có tác dụng sau hai tuần sử dụng, không có tác dụng phụ. Thuốc được chứng nhận của Liên minh châu Âu và của Hiệp hội Dược phẩm Hoa Kỳ.

PV đưa hai tên thuốc nói trên đi hỏi BS Dương Văn Tá, Trưởng khoa Tai Mũi Họng - BV quận Thủ Đức (TP.HCM). BS Tá trố mắt, lắc đầu: “Hôm nay tôi mới nghe tên hai loại thuốc này. Thực tình mà nói chẳng có loại thuốc nào trị ngáy cả”. Theo BS Tá, muốn trị chứng ngáy khi ngủ phải điều trị cả nội và ngoại khoa. “Điều trị nội khoa tức phải có chế độ ăn uống thích hợp để tiêu mỡ, giảm ký. Còn điều trị ngoại khoa là can thiệp phẫu thuật” - BS Tá giải thích.

BS Ngô Đức Minh Huy, Phó Trưởng khoa Tai Mũi Họng - BV Nhân dân 115 (TP.HCM), cũng khẳng định hiện chưa có thuốc điều trị chứng ngáy. “Ngáy ngủ thường xảy ra khi ngủ giấc sâu, ngủ do quá mệt mỏi, hoặc trong cơn say rượu và ngủ ở tư thế ngửa. Mức độ ngáy, âm thanh to nhỏ và dài ngắn khác nhau tùy thể trạng từng người. Ngủ ngáy thường xảy ra ở người lao động thể lực nặng, béo phì, cổ ngắn… Nếu rơi vào những nguyên nhân trên thì không xem là bệnh” - BS Huy nói. Theo BS Huy, những trường hợp ngáy được xem là bệnh lý bao gồm viêm mũi, phì đại cuốn mũi, lệch vách ngăn mũi, polyp mũi, phì đại VA, viêm amidan quá phát… Những trường hợp nói trên khiến đường thở bị cản trở, luồng khí hít vào thở ra qua khe hẹp làm rung niêm mạc và gây ra hiện tượng ngáy.

“Điều đáng lưu ý là người bị bệnh ngáy nặng, kéo dài thường dẫn đến nguy cơ ngưng thở trong giấc ngủ, thậm chí có thể gây tử vong. Đây được gọi là hội chứng ngừng thở trong khi ngủ” - BS Huy cảnh báo.

ThS-BS Phạm Ngọc Trúc Thảo, Giám đốc Phòng khám chuyên khoa Tai Mũi Họng Viễn Nhi (TP.HCM), cho biết ngáy không được xem là một loại bệnh khi người bị ngáy thường do cơ địa báo hiệu người đó đang có những vấn đề sức khỏe cần lưu ý. Có thể là chứng ngưng thở trong khi ngủ, có thể liên quan đến bệnh tim, cao huyết áp hay tiểu đường... Ngoài ra ngáy còn có nguyên nhân từ dị ứng với các dị nguyên như phấn hoa, lông thú... Một lý do nữa cần lưu ý là thuốc lá. Vì thuốc lá là chất kích thích, gây ra sưng mô mềm, người hút thuốc thường dễ bị viêm họng hơn khiến đường hô hấp dễ bị đóng lại vào ban đêm.

Nghiên cứu từ Viện Tai Mũi Họng và Phẫu thuật cổ tại Mỹ chỉ ra rằng những sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc dân gian không mang lại hiệu quả đáng kể cho tình trạng ngáy. Vì vậy, người bệnh nên tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ và can thiệp hiệu quả nhất. Một số loại thuốc có thành phần chứa sodium chloride, glycerol, edetatesodium, potassium sorbate… giúp bôi trơn và làm mềm màng nhầy, phần nào làm khít và săn hệ cơ trong thanh quản khiến hơi thở không bị ngăn trở. Tuy nhiên, nó phải được phối hợp với phương pháp điều trị của bác sĩ dựa trên cơ địa chứ không thể chỉ dùng nó là chữa được chứng ngáy.

 

Trung Quốc: Tỉnh Cam Túc ghi nhận 3 ca nhiễm H7N9

http://bnews.vn/trung-quoc-tinh-cam-tuc-ghi-nhan-3-ca-nhiem-h7n9/42502.html

Tỉnh Cam Túc, miền Tây Bắc Trung Quốc vừa ghi nhận 3 ca nhiễm virus cúm gia cầm H7N9 ở người đầu tiên tại tỉnh này trong năm nay. Theo thông báo của chính quyền địa phương, trường hợp thứ nhất được phát hiện nhiễm bệnh hôm 7/4 vừa qua ở thành phố Tửu Tuyền. Đến nay, bệnh nhân này đã bình phục và được xuất viện. Hai trường hợp nhiễm virus cúm H7N9 khác là 2 phụ nữ đến từ thành phố Tửu Tuyền và Trương Dịch. Hai bệnh nhân này hiện được điều trị tại bệnh viện địa phương, song một người đang trong tình trạng sức khỏe yếu.

Theo ghi nhận, cả 3 bệnh nhân trên đều đã mua bán gia cầm sống trước khi nhiễm cúm.Trước tình hình trên, giới chức tỉnh Cam Túc đã tăng cường biện pháp giám sát chặt chẽ các chợ gia cầm.

Trong tháng 4 này, tỉnh Cát Lâm và khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc cũng đã thông báo phát hiện các ca nhiễm cúm H7N9 trên người đầu tiên trong năm nay.

Trung Quốc lần đầu tiên ghi nhận ca nhiễm cúm gia cầm H7N9 trên người hồi tháng 3/2013. Các ca nhiễm bệnh thường xuất hiện vào mùa Đông và mùa Xuân.

Giới chuyên gia khẳng định H7N9 không lây lan giữa người với người, song khuyến cáo người dân tránh tiếp xúc với gia cầm sống và chết, đồng thời nên mua các sản phẩm gia cầm có chứng nhận kiểm dịch.

 

Thử nghiệm vắc xin phòng chống căn bệnh giết chết gần nửa triệu người

http://news.zing.vn/thu-nghiem-vac-xin-phong-chong-can-benh-giet-chet-gan-nua-trieu-nguoi-post740999.html

Loại vắc xin mới có tên gọi là RTS,S phòng chống sốt rét đang được tiêm thí điểm ở châu Phi và có thể sẽ được sử dụng trên khắp thế giới vào năm 2018.

Sốt rét cướp đi sinh mạng của khoảng nửa triệu người mỗi năm, phần lớn trong số đó là trẻ em. Bệnh sốt rét lưu hành chủ yếu tại các khu vực như châu Phi, châu Á, Trung và Nam Mỹ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc nghiên cứu thành công vắc xin phòng chống sốt rét sẽ mở ra cơ hội cứu sống hàng chục nghìn người trên khắp thế giới. Loại vắc xin mới có tên gọi là RTS,S, khiến hệ miễn dịch tấn công ký sinh trùng sốt rét. Vắc xin RTS,S được tiêm 4 lần, 3 liều đầu tiên được tiêm mỗi tháng một lần trong ba tháng liên tiếp. Lần thứ 4, cũng là liều quan trọng nhất được tiêm 18 tháng sau mũi thứ 3.

Vắc xin sẽ được thử nghiệm trên ít nhất 120.000 trẻ trong độ tuổi từ 5-17 tháng. Ở nhóm tuổi này, vắc xin mới được cho là có thể ngăn ngừa khoảng 40% số ca mắc sốt rét và làm giảm khoảng 30% trường hợp nặng cũng như giảm số lượng trẻ phải nằm điều trị tại bệnh viện. Trẻ em bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở ba nước Ghana, Kenya và Malawi là những đối tượng đầu tiên được chọn để thử nghiệm vắc xin mới vào năm 2018.Tiến sĩ Matshidiso Moeti, giám đốc WHO khu vực châu Phi, cho biết: “Chúng tôi sẽ cân nhắc khả năng đưa vắc xin phòng chống sốt rét vào sử dụng rộng rãi trên toàn cầu sau khi chương trình thí điểm tại 3 nước châu Phi kết thúc. Với các biện pháp điều trị hiện nay cộng thêm vắc xin thì cơ hội sống sót của hàng chục nghìn người mắc sốt rét ở châu Phi sẽ rất cao”.

Năm 2015, số ca mắc sốt rét ở riêng khu vực phía nam sa mạc Sahara đã chiếm khoảng 90% số ca toàn thế giới. Theo WHO, tỷ lệ tử vong do sốt rét đã giảm 62% trong giai đoạn từ năm 2000-2015. Tuy nhiên, con số ước tính này là không hoàn toàn chính xác đối với 31 quốc gia châu Phi.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang