Thanh tra việc cấp phép nhập khẩu thuốc và cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc
http://www.nguoiduatin.vn/thanh-tra-cap-phep-nhap-khau-thuoc-tai-vn-pharma-a340263.html
Ngày 26-9, tại Bộ Y tế (Hà Nội), Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra việc cấp phép nhập khẩu thuốc và cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc đối với bảy loại thuốc do Công ty Helix Pharmaceuticals Ins., Ca-na-đa sản xuất và việc trúng các gói thầu cung cấp thuốc cho các bệnh viện của Công ty cổ phần VN Pharma. Đến dự, có các đồng chí: Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn; Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường, cùng đại diện các đơn vị liên quan thuộc Bộ Y tế và các thành viên Đoàn thanh tra.
Theo Quyết định số 2333/QĐ-TTCP ngày 15-9-2017 của Tổng Thanh tra Chính phủ, Đoàn thanh tra có sáu thành viên do ông Vũ Hồng Khánh, Phó Vụ trưởng Vụ III - Thanh tra Chính phủ làm Trưởng đoàn. Thời gian thanh tra là 60 ngày làm việc thực tế, kể từ ngày công bố Quyết định. Đoàn thanh tra có nhiệm vụ tiến hành thanh tra theo nội dung quy định và kế hoạch tiến hành thanh tra được phê duyệt. Cũng theo Quyết định số 2339/QĐ-TTCP ngày 19-9-2017 của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc thành lập Tổ giám sát Đoàn thanh tra theo Quyết định 2333/QĐ-TTCP do ông Ngô Khánh Luận, Trưởng phòng Nghiệp vụ III, Vụ Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra của Thanh tra Chính phủ làm Tổ trưởng.
http://nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/34211602-thanh-tra-viec-cap-phep-nhap-khau-thuoc-va-cap-giay-dang-ky-luu-hanh-thuoc.html
75% mẫu nước dùng cho chạy thận không đủ tiêu chuẩn
http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/75-mau-nuoc-dung-cho-chay-than-khong-du-tieu-chuan-730064.html
“Trên thế giới, nước đầu vào dùng trong chạy thận nhân tạo là nước uống được, trong khi nước đầu vào ở nước ta là nước máy, chưa uống được.
Qua kiểm tra các bệnh viện (BV) có đơn vị chạy thận nhân tạo trên toàn quốc cho thấy có đến 75% BV có mẫu nước đầu vào dùng cho chạy thận nhân tạo chưa đảm bảo tiêu chuẩn”.
Thông tin trên được PGS-TS Doãn Ngọc Hải, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường - Bộ Y tế, cho biết tại buổi tập huấn giám sát chất lượng nước RO trong điều trị thận nhân tạo cho các BV khu vực phía Bắc. Buổi tập huấn diễn ra sau khi sự cố chạy thận từ BV đa khoa tỉnh Hòa Bình làm 18 người gặp phản ứng, tám trường hợp tử vong.
Ông Hải cho biết ông đã đi thăm hầu hết cơ sở y tế lớn trong nước thấy rằng hệ thống lọc nước phục vụ cho chạy thận hiện nay không đảm bảo được chất lượng nước ổn định và đạt các tiêu chuẩn. “Chúng ta còn thiếu rất nhiều quy định liên quan như quy chuẩn thiết kế hệ thống lọc nước, BV tự thiết kế hay do đơn vị sản xuất thiết kế; hoặc quy định về vận hành, ghi chép về khử trùng đường ống: dùng bao nhiêu hóa chất, ai làm, làm như thế nào… nhưng mỗi BV làm một kiểu” - ông Hải cho biết.
“Sắp tới viện sẽ đưa ra dự thảo “Hướng dẫn giám sát chất lượng nước RO dùng cho lọc thận nhân tạo”. Đây là hướng dẫn quan trọng sẽ được phổ biến tới tất cả cơ sở y tế có chạy thận nhân tạo nhằm kiểm soát các yếu tố nguy cơ, phòng ngừa các tai biến khi chạy thận nhân tạo” - ông Hải thông tin.
Việt Nam đứng số 1 Châu Á về tỉ lệ nạo phá thai
http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/viet-nam-dung-so-1-chau-a-ve-ti-le-nao-pha-thai-730197.html
Tổ chức Y tế thế giới xếp Việt Nam vào danh sách một trong năm nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới và là nước có tỷ lệ phá thai cao nhất châu Á.
Sáng 26-9, nhân dịp kỉ niệm 10 năm ngày Tránh thai thế giới, Báo Phụ nữ TP.HCM Tổ chức buổi tọa đàm “Giúp phụ nữ tiếp cận phương pháp tránh thai hiện đại” với buổi trao đổi và cung cấp kiến thức từ GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Phó Chủ tịch Hội phụ sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Nội tiết Sinh sản và Vô sinh TP.HCM.
GS Ngọc Phượng cho hay, theo báo cáo của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y Tế, tại Việt Nam, mỗi năm cả nước có khoảng 250.000 – 300.000 ca phá thai được báo cáo chính thức. Trong đó, tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp Việt Nam vào danh sách một trong năm nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới và là nước có tỷ lệ phá thai cao nhất châu Á.
Cũng theo số liệu có được từ hai BV phụ sản lớn là BV Từ Dũ và BV Hùng Vương số lượng phụ nữ đến nạo phá thai những năm qua gần như không giảm. Theo đó, năm 2016, BV Từ Dũ tiếp nhận 27.154 ca phá thai, riêng sáu tháng đầu năm 2017, BV có 14.159 ca đến bỏ thai. Trong đó, phá thai ở trẻ vị thành niên chiếm hơn 1.000 ca. Trung bình mỗi ngày BV tiếp nhận khoảng 80 ca đến phá thai.
Đối với BV Hùng Vương, TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc BV cho biết, năm 2016 BV này có 15.129 ca đến nạo phá thai, trong đó, độ tuổi từ 18-25 có 3.922 ca. Sáu tháng đầu năm 2017, 7.143 phụ nữ đến phá thai, độ tuổi từ 18-25 chiếm 1.646 ca. Trung bình một ngày BV tiếp nhận khoảng 60-70 ca.
"Trước những con số đầy trăn trở và đau lòng đã cho chúng ta thấy được thực tế về tình trạng phá thai đáng báo động tại Việt Nam", GS. BS Ngọc Phượng bày tỏ,
“Bản thân tôi làm công việc của một bác sĩ phụ sản đã hơn 40 năm, chứng kiến không biết bao nhiêu câu chuyện đau lòng. Vì thế ngoài những mong muốn mang kiến thức ngừa thai đến cho đối tượng các bạn trẻ là sinh viên, tôi còn một niềm trăn trở với đối tượng là công nhân. Chúng ta phải làm sao cùng nhau chung tay đưa thông tin cập nhật về biện pháp ngừa thai hiện đại đến với các bạn trẻ nhằm góp phần nâng cao kiến thức và nhận thức về thái độ lựa chọn cách sống chủ động, trong đó có chủ động lựa chọn biện pháp ngừa thai an toàn - hiệu quả” – GS . BS Ngọc Phượng chia sẻ.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi tại Việt Nam vẫn rất cao
PGS, TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, trong 30 năm qua, tỷ lệ biến đổi suy dinh dưỡng giảm ngoạn mục từ 51% xuống 14%, nhưng tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi chỉ giảm một nửa, từ 59,7% xuống 26%.
Việt Nam có chiều cao trung bình đứng 19 từ dưới lên
Sáng 26-9, Tổng hội Y học Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học tầm vóc cơ thể và một số yếu tố tăng trưởng chiều cao. Theo TS, BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng Thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, Đông - Nam Á có sự tăng trưởng về chiều cao tăng tốc trong những năm gần đây. Trong 100 năm qua, nữ giới tại Hàn Quốc và nam giới tại Iran có chiều cao tăng trưởng nổi bật. Quốc gia có chiều cao cao nhất là Hà Lan với 182,5 cm, thấp nhất là nam giới ở ĐôngTimo và nữ giới ở Guetamala.
Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng, trong vòng 34 năm qua (1975-2009), chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam tăng 4,4 cm (từ 160 cm lên 164,4 cm), chiều cao trung bình của nữ giới tăng 3,4 cm (từ 150 cm lên 153,4 cm). Tuy nhiên, đây là mức tăng trưởng thấp. Hiện nay, Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia có chiều cao trung bình thấp nhất thế giới.
TS, BS Trương Hồng Sơn cho biết, những năm 2005-2010, chương trình suy dinh dưỡng quốc gia đưa chỉ tiêu suy dinh dưỡng thấp còi lên vị trí số một và chiều cao là vị trí thứ hai. Nhưng từ năm 2010, Việt Nam đã đưa vấn đề chiều cao lên vị trí số một trước thực trạng chiều cao của người Việt Nam vẫn còn rất thấp so với thế giới.
BS Sơn thông tin, có bốn yếu tố liên quan đến phát triển chiều cao là di truyền, hoạt động môi trường, hoạt động thể lực và các yếu tố môi trường khác. Tại các quốc gia châu Âu hoặc Bắc Mỹ, di truyền có thể ảnh hưởng tới 80% chiều cao khi trưởng thành, trong khi tại các quốc gia châu Á như Trung Quốc, di truyền chỉ quyết định khoảng 65% chiều cao khi trưởng thành. Có khoảng hơn 400 gen khác nhau ảnh hưởng đến chiều cao của con người, trong số đó có 83 gen có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chiều cao.
“Yếu tố gen lên chiều cao sẽ tăng dần theo tuổi và sẽ gây ra ảnh hưởng lớn nhất ở độ tuổi vị thành niên, quyết định tới 83% chiều cao ở trẻ trai và 76% ở trẻ gái. 20-40% chiều cao khi trưởng thành được quyết định bởi các yếu tố khác, trong đó quan trọng nhất chính là dinh dưỡng” - TS Trương Hồng Sơn cho hay.
Ngoài ra, một vài yếu tố quan trọng nữa cũng ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của trẻ em là các yếu tố bệnh tật như bệnh truyền nhiễm, giun sán, bệnh đường hô hấp; vai trò của giấc ngủ; luyện tập thể thao…
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi vẫn còn cao
PGS, TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, trong 30 năm qua, tỷ lệ biến đổi suy dinh dưỡng giảm ngoạn mục từ 51% xuống 14%, nhưng tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi chỉ giảm một nửa, từ 59,7% xuống 26%.
Từ phân tích khẩu phần ăn thực tế của trẻ từ 02 – 11 tuổi, TS Lê Bạch Mai cho biết, khẩu phần ăn của trẻ hiện chưa bảo đảm đa dạng, cân đối, chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị về một số chất dinh dưỡng quan trọng (như vitamin A, Vitamin D, canxi, Fe, kẽm…). Trong khẩu phần ăn hàng ngày của cả trẻ bình thường cũng như trẻ bị suy dinh dưỡng nhẹ cân và thấp còi đều không đủ canxi và các vi chất thiết yếu giúp hấp thu canxi vào xương hiệu quả.
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất năm 2015, có cứ sáu trẻ dưới năm tuổi thì có một trẻ suy dinh dưỡng. Cứ 10 trẻ có bảy trẻ thiếu kẽm. Cứ hai trẻ có một trẻ thiếu máu. Thực trạng suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng thấp còi ngoài yếu tố di truyền, theo TS Mai có liên quan rất nhiều đến yếu tố dinh dưỡng. Hiện nay, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng cũng trong tình trạng cảnh báo.
Trừ Đông Nam bộ đáp ứng nhu cầu vitamin A, còn hầu hết các vùng sinh thái khác, các chỉ số về vi chất dinh dưỡng đều thiếu. Trong năm năm qua, việc thiếu vitamin A cận lâm sàng không giảm đáng kể. Con số này năm 2010 là 14% và đến năm 2015, chỉ giảm được 1%, còn 13%.
TS Lê Bạch Mai cho biết thêm “Khu vực đồng bằng sông Hồng dù đời sống khá hơn nhưng tỷ lệ thiếu máu vẫn giữ nguyên mức từ năm 2000 đến 2010, không thay đổi, trong khi đó, các vùng Tây Nguyên lại thay đổi ngoạn mục. Hiện nay, tỷ lệ thiếu máu trung bình giảm 28%, nhưng tỷ lệ này ở độ tuổi dưới hai tuổi không thay đổi từ năm 2005-2010”.
Việc lựa chọn thực phẩm chưa đúng, sẽ tạo ra thế hệ tương lai tiêu thụ thực phẩm không phù hợp. Hiện nay, việc các bậc phụ huynh cho con ăn đồ ăn nhanh, sử dụng nhiều nước hoa quả, nước hoa quả trong sữa… kèm theo cacbonhydrat có chỉ số đường cao. “40% đường cung cấp cho trẻ em đến từ sữa. Nhiều mẹ thích loại sữa kèm hoa quả, chưa phù hợp về nguyên tắc hấp thu” - TS Mai cảnh báo.
Tỷ lệ protein động vật chỉ đáp ứng 33%, chưa đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Lượng chất béo tổng số thấp hơn nhu cầu khuyến nghị, do đó, rất khó để giúp cơ thể trẻ nhỏ giảm bớt lượng cacbonhydrat. Năng lượng lipit cung cấp cũng mới chỉ bảo đảm 25%.
Tỷ lệ canxi đáp ứng nhu cầu ở lứa tuổi 6-8 tuổi rất thấp, chỉ chiếm 59% và thấp hơn nữa ở lứa tuổi 9-11, chỉ 45% canxi. Đối với trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, mức đáp ứng nhu cầu canxi cho cơ thể trẻ cũng rất thấp, chưa tới 49%. “Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi cho trẻ nhỏ” - TS Mai cho biết.
Vì một tương lai trẻ không bị suy dinh dưỡng, suy dinh dưỡng thấp còi, các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo, các bậc phụ huynh cần lưu ý bổ sung vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển chiều cao của trẻ gồm khoáng chất như sắt, kẽm, canxi; vitamin A, D, K2…
Cũng tại buổi Hội thảo, PGS,TS Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã cập nhật vai trò một số vi chất dinh dưỡng với tăng trưởng chiều cao ở trẻ em. Theo đó, ngoài các vi chất dinh dưỡng được biết đến phổ biến như canxi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin D thì vitamin K, đặc biệt là vitamin K2 là vi chất rất cần thiết cho sự tăng trưởng chiều cao ở trẻ nhưng thường ít được biết đến. Vitamin K2 có nhiều trong thực phẩm nguồn gốc động vật dưới dạng MK-4, MK-7, MK-9 như thịt, trứng, sữa và các sản phẩm lên men (pho mát, sữa chua),…
Do đó, các nhà khoa học kiến nghị, tới đây, Việt Nam cần đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất các sản phẩm bổ sung phối hợp vitamin K2 + Canxi + vitamin D dành cho trẻ em như sữa, sữa chua, cháo… giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ phát triển chiều cao tối ưu, góp phần cải thiện tầm vóc cho người Việt Nam. Trong thời gian tới cần tiến hành các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá hiệu quả của vitamin K2 phối hợp với Canxi và D trong các sản phẩm cụ thể lên sự tăng trưởng chiều cao của trẻ em Việt Nam và lên tăng mật độ xương ở các đối tượng khác.
Nỗ lực của ngành y tế là yếu tố tiên quyết
http://www.qdnd.vn/xa-hoi/y-te/no-luc-cua-nganh-y-te-la-yeu-to-tien-quyet-518947
Đến thời điểm hiện tại, dịch sốt xuất huyết (SXH) đã bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Số ca mắc mới chỉ còn rất ít. Để có được kết quả đó, ngoài sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, ý thức tham gia phòng, chống dịch của mọi người dân thì nỗ lực của ngành y tế chính là những yếu tố tiên quyết trong việc giảm số ca mắc bệnh, không để phát sinh thêm số ca tử vong.
Nỗ lực của cả hệ thống y tế
Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, PGS, TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ Y tế đã rất chủ động và quyết liệt triển khai các giải pháp để ngăn chặn dịch SXH, nhất là ở địa bàn Hà Nội. Khi tình hình dịch bắt đầu gia tăng ở các thành phố lớn, như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... cùng với các biện pháp nghiệp vụ, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã có sự chỉ đạo quyết liệt, với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả ngay từ cơ sở, như: Tổ chức các đội diệt lăng quăng, bọ gậy; phun thuốc diệt muỗi... Đặc biệt, các cơ quan, đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn cũng tham gia một cách chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch SXH. Các bệnh viện trong quân đội không những thu dung, điều trị những người mắc SHX mà còn tăng cường lực lượng phối hợp với ngành y tế địa phương tổ chức dập dịch; tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống bệnh SXH một cách hiệu quả...
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, dịch SXH năm nay diễn biến bất thường và đến sớm. Cao điểm, có những ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 1.000 bệnh nhân SXH đến khám. Để chống dịch, các bác sĩ đã phải làm ngoài giờ, làm việc cả ngày nghỉ, hủy bỏ nghỉ phép, tuân thủ mọi lệnh điều động đáp ứng cho nhu cầu khám, chữa của người bệnh. Có thời điểm, bệnh nhân quá tải nên bệnh viện phải mượn gần 400 giường của một số công ty thiết bị y tế để tránh tình trạng bệnh nhân phải nằm ghép. Thậm chí, bệnh viện tận dụng nhiều nơi, như: Hội trường, hành lang, phòng làm việc của nhân viên y tế... để làm nơi điều trị cho bệnh nhân. Cùng với chủ động phân tuyến và ứng dụng tốt phác đồ điều trị SXH của Bộ Y tế nên việc điều trị cho người bệnh bảo đảm an toàn, hiệu quả. Ngoài ra, bệnh viện cũng tổ chức 6 lớp tập huấn cho các bệnh viện tuyến dưới trong tiếp nhận và điều trị bệnh nhân SXH để giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Không chủ quan
Mặc dù chúng ta mới tạm thời khống chế được dịch SXH, nhưng trước diễn biến thời tiết như hiện nay, nắng nóng, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh SXH phát triển thì nguy cơ dịch SXH vẫn có thể diễn biến phức tạp với số mắc gia tăng nếu chủ quan trong công tác phòng, chống dịch. PGS, TS Trần Đắc Phu cho biết, dự báo tình hình SXH sẽ còn gia tăng trong các tháng cuối năm, người dân phải biết tự bảo vệ chính bản thân mình. Bệnh SXH đến nay chưa có vắc-xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế đã có khuyến cáo mạnh mẽ người dân đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hằng tuần, thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Đồng thời loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng, như: Chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt, đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà. Phối hợp với ngành y tế và các ngành liên quan để phun hóa chất vì mầm bệnh vẫn ở trong cộng đồng. Song song với khuyến cáo, ngành y tế vẫn tổ chức phun hóa chất để bảo đảm không phát sinh ổ dịch mới. Đồng thời tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cộng đồng về các biện pháp chủ động phòng, chống dịch, đặc biệt là dịch SXH và các loại dịch bệnh khác...
Bệnh viện Quân y 175 cứu sống bệnh nhân bị xe bồn cán qua bụng
http://www.qdnd.vn/xa-hoi/y-te/benh-vien-quan-y-175-cuu-song-benh-nhan-bi-xe-bon-can-qua-bung-518941
Ngày 26-9, Bệnh viện Quân y 175 cho biết, vừa tiếp nhận bệnh nhân Trần Tuấn Linh (14 tuổi, ngụ tại quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) trong tình trạng sốc, mất máu, gãy khung chậu, đứt cổ bàng quang, tràn dịch màng phổi, gãy hai xương sườn.
Qua hội chẩn, ê-kíp bác sĩ của 4 chuyên khoa (tiết niệu, ổ bụng, chấn thương chỉnh hình, hồi sức tích cực chống độc) của Bệnh viện Quân y 175 đã quyết định tiến hành phẫu thuật dẫn dịch màng phổi, cố định khung chậu, nối cổ bàng quang cho nam sinh. Ca phẫu thuật kéo dài hơn 4 tiếng, bệnh nhân được truyền hơn một lít máu. Theo gia đình, bệnh nhân trên đường đi học thì va chạm với xe bồn, bị ngã xuống đường và bị một phần bánh xe cán qua bụng. Sau phẫu thuật, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, không còn thở máy, đang tiếp tục được chăm sóc tại bệnh viện.
Việt Nam cần tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nhân lực ngành y tế
Ngày 26-9, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo Quốc tế chia sẻ kinh nghiệm về đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực y tế với sự tham dự của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam dự và phát biểu tại hội thảo.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường cho biết, trong những năm gần đây, đào tạo nhân lực y tế tại Việt Nam được trú trọng đặc biệt thông qua việc đa dạng hóa các hình thức đào tạo. Cùng với đào tạo chính quy, đào tạo nhân lực y tế còn có nhiều hình thức đào tạo khác như: Cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo liên thông... với sự tham gia của nhiều cơ sở đào tạo công lập và ngoài công lập. Nhờ vậy, chỉ số bác sĩ trên một vạn dân ở nước ta trong thời gian qua đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, việc kiểm soát năng lực hành nghề của sinh viên sau tốt nghiệp hiện đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy, việc đánh giá khách quan năng lực trước khi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người thầy thuốc vẫn còn bỏ ngỏ ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ y tế nói chung. “Thi để cấp phép hành nghề cũng là một giải pháp quan trọng nhằm kiểm soát chất lượng đào tạo và năng lực hành nghề của nhân lực y tế, song đây là một việc làm mới chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam. Do vậy việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế để vận dụng với điều kiện thực tiễn trong nước là việc làm hết sức cần thiết”, Thứ trưởng Lê Quang Cường nhấn mạnh.
Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao những kinh nghiệm của các chuyên gia quốc tế đã chia sẻ, đồng thời nhấn mạnh, nhân lực y tế là một yếu tố quan trọng, là điều kiện tiên quyết quyết định chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế. Nhân lực y khoa rất đặc biệt bởi vì đây là nghề đặc biệt, được đào tạo đặc biệt, tuyển dụng đặc biệt và đãi ngộ đặc biệt. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị, Bộ Y tế cần đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực y khoa theo lộ trình. Việt Nam hiện có 4 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục đại học nhưng chưa có trung tâm đủ năng lực kiểm định về đào tạo y khoa. Vì vậy, Việt Nam cần có một cơ sở kiểm định chung và thành lập các chuẩn chương trình, lấy kinh nghiệm từ các nước, áp dụng vào thực tiễn của Việt Nam sao cho phù hợp.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, năng lực hành nghề cùng với sự phù hợp về số lượng, sự cân đối về cơ cấu và phân bố của nhân lực y tế là những tiền đề quan trọng tạo nên chất lượng dịch vụ y tế. Để hình thành được năng lực hành nghề của nhân viên y tế, các nước trên thế giới cũng luôn chú trọng đến việc chuẩn hóa và kiểm định chất lượng của các cơ sở, chương trình đào tạo. Vì vậy, việc sát hạch năng lực trước khi hành nghề trở thành khâu rất quan trọng được nhiều nước trên thế giới triển khai, coi đó là một điều kiện bắt buộc để cấp phép hành nghề giúp cho người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng, an toàn và vì chính lợi ích của cơ sở y tế và nhân viên y tế.
Tại hội thảo, các diễn giả trong nước và quốc tế cũng đã chia sẻ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và khu vực về đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực y tế, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong thời gian tới như: Sự cần thiết của việc thành lập Hội đồng y khoa quốc gia; đề xuất các bước đi để xây dụng mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của hội đồng sao cho phù hợp với bối cảnh kinh tế-xã hội và đơn giản các thủ tục hành chính ở nước ta hiện nay…
3 dự án bệnh viện tính sai chi phí hơn trăm tỉ đồng
http://thanhnien.vn/suc-khoe/3-du-an-benh-vien-tinh-sai-chi-phi-hon-tram-ti-dong-879466.html
Thanh tra Bộ Xây dựng đã công bố Kết luận thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng của Sở Y tế TP.HCM tại ba dự án bệnh viện, có chi phí tính sai hơn trăm tỉ đồng.
Thanh tra Bộ Xây dựng ngày 25.9 đã công bố Kết luận thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng của Sở Y tế TP.HCM tại ba dự án: san lấp mặt bằng để xây dựng Bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố (xã Tân Kiên và Tân Nhựt, H.Bình Chánh, trị giá gần 59 tỉ đồng); cơ sở 2 BV Ung bướu (P.Tân Phú, Q.9, trị giá gần 5.800 tỉ đồng); khu khám bệnh, chẩn đoán và điều trị kỹ thuật cao BV Ung buớu (số 47 Nguyễn Văn Lượng, Q.Bình Thạnh, trị giá 204 tỉ đồng).
Theo kết luận thanh tra, thứ nhất, các đơn vị đã tính sai làm tăng khối lượng tại một số hạng mục công trình, dự toán tính một số chi phí chưa phù hợp dẫn đến giá trị dự toán đươc duyệt sai tăng gần 105 tỉ đồng (dự án cơ sở 2 BV Ung bướu hơn 94 tỉ đồng; dự án xây dựng khu khám bệnh, chẩn đoán và điều trị kỹ thuật cao BV Ung bướu hơn 10,8 tỉ đồng).
Tại dự án xây dựng cơ sở 2 BV Ung bướu: Vách hầm tầng 2 bị nứt, thấm tại nhiều vị trí, chưa được xử lý. Có một số vị trí vết nứt dài từ sàn đến hết chiều cao tầng hầm. Vị trí bể lắng phóng xạ vách bị cong, phồng. Phòng xạ trị LINAX toàn bộ vách tường tại trục HH bị nứt, thấm và cong phồng. Phòng HDR vách bị phồng, chân vách tại vị trí sàn bị lõm, không tạo thành mặt phẳng.
Tại thời điểm thanh tra, một số hạng mục của dự án bị chậm tiến độ do đó làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của toàn dự án.
Ngoài ra, công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp của các dự án còn một số sai sót như: không yêu cầu các tiêu chí cụ thể đối với một số vật tư thiết bị để có cơ sở nghiệm thu thanh toán; hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu giấy đăng kiểm của máy thi công; thiếu bản vẽ thể hiện biện pháp thi công bê tông dầm, ốp đá…
Về công tác thi công quản lý và quản lý chất lượng công trình, nhà thầu thi công thiếu giấy tờ lưu hành của một số thiết bị, máy móc; nhật ký thi công không đánh số trang, tư vấn giám sát không ghi ý kiến cho công việc tiếp theo; một số hạng mục không đúng kích thước thiết kế…
Kiểm điểm trách nhiệm, thu hồi hơn trăm tỉ đồng
Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình thực hiện điều chỉnh giảm dự toán số tiền gần 105 tỉ đồng ở 2 dự án đã nêu. Yêu cầu chủ đầu tư và các đơn vị liên quan có trách nhiệm rà soát, kiểm tra khối lượng sai, khối lượng thực tế trước khi nghiệm thu làm cơ sở quyết toán công trình. Yêu cầu giảm trừ số tiền 27 triệu đồng vào đợt thanh toán tiếp theo tại dự án xây dựng khu khám bệnh, chẩn đoán và điều trị kỹ thuật cao BV Ung bướu. Không thanh toán số tiền 175 triệu đồng do công ty TNHH kiểm toán Việt Úc không thực hiện hợp đồng tư vấn, thẩm định giá chi phí thiết bị tại dự án cơ sở 2 của BV Ung bướu.
Thanh tra Bộ Xây dựng cũng đã thu hồi gần 1,7 tỉ đồng nộp vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra Bộ do thanh toán giá trị gói thầu không đúng quy định tại dự án trên (sơ sở 2 BV Ung bướu là gần 1,6 tỉ đồng; dự án xây dựng khu khám bệnh, chẩn đoán và điều trị kỹ thuật cao BV Ung bướu là 110 triệu đồng).
Ngoài ra, Thanh tra Bộ đề nghị Sở Y tế TP.HCM tổ chức kiểm điểm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân của Sở và Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình thuộc Sở liên quan đến các sai sót và có biện pháp khắc phục. Yêu cầu Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình, tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát và nhà thầu thi công tiến hành kiểm định chất lượng công trình tầng hầm cơ sở 2 BV Ung bướu. Tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công và đảm bảo về mặt chất lượng.
Đồng Nai ghi nhận 11 người bị bệnh do virút Zika
http://tuoitre.vn/dong-nai-ghi-nhan-11-nguoi-bi-benh-do-virut-zika-20170926191521424.htm
Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai, từ tháng 12-2016 đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 11 trường hợp bị mắc bệnh do vi rút Zika. Trong đó, 2 ca ở TP Biên Hòa, 4 ca ở huyện Nhơn Trạch và 5 ca ở Thống Nhất.
Bác sĩ Hoàng Nghĩa Đài, giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thống Nhất, cho biết trường hợp mới nhất dương tính với virút Zika là một sản phụ 20 tuổi, đang mang thai 15 tuần. Sau khi có kết quả, trung tâm đã tiến hành các biện pháp xử lý phòng chống dịch. Đồng thời, tư vấn thai phụ thường xuyên khám thai để có hướng điều trị kịp thời nếu có biến chứng xảy ra.
Bác sĩ Huỳnh Cao Hải, phó giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, cho biết từ đầu năm 2017, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai phòng chống bệnh do virút Zika trình UBND tỉnh phê duyệt, triển khai lấy mẫu xét nghiệm, giám sát chủ động tại tất cả các bệnh viện từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện có thực hiện chức năng chữa bệnh, tăng cường giám sát mật độ muỗi và lăng quăng, đặc biệt tại các vùng trọng điểm, chủ động tổ chức diệt lăng quăng và phun hóa chất diệt muỗi nhằm ngăn chặn dịch do virút Zika.
Cũng theo bác sĩ Hải, đối với các trường hợp bệnh nhân dương tính với virút Zika, sở đã chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng Đồng Nai phối hợp với các trung tâm y tế huyện khoanh vùng và xử lý ổ dịch quy mô toàn khu phố, ấp trong vòng 24 giờ theo đúng quy định của bộ.
Trước đó, ngày 19-9, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Vĩnh Long cho biết phát hiện bệnh nhân N.H.K. (63 tuổi, ngụ xã Trung Chánh, huyện Vũng Liêm) dương tính với virút Zika. Qua quá trình điều tra, bệnh nhân K. được xác định đã di chuyển từ tỉnh Đồng Nai về Vĩnh Long.
Bộ Y tế sẽ "siết chặt" tiêu chuẩn bài thuốc gia truyền
Bài thuốc, phương pháp chữa bệnh theo kinh nghiệm của dòng tộc, gia đình, tính đến người đề nghị cấp Giấy chứng nhận ít nhất là 3 đời hành nghề liên tục truyền lại; bài thuốc có công thức rõ ràng, phương pháp chữa bệnh an toàn và hiệu quả. Bài thuốc, phương pháp chữa bệnh được sao chép, tham khảo trong các tài liệu đã công bố, đã xuất bản; bài thuốc, phương pháp chữa bệnh mới được nghiên cứu không được coi là bài thuốc chữa bệnh gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Theo dự thảo Thông tư quy định cấp, cấp lại Giấy chứng nhận Người có bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền đang được Bộ Y tế lấy ý kiến công dân quy định, việc cấp, cấp lại Giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền nêu rõ, bài thuốc, phương pháp chữa bệnh gia truyền cần đạt tiêu chí sau:
Bài thuốc, phương pháp chữa bệnh theo kinh nghiệm của dòng tộc, gia đình, tính đến người đề nghị cấp Giấy chứng nhận ít nhất là 3 đời hành nghề liên tục truyền lại; bài thuốc có công thức rõ ràng, phương pháp chữa bệnh an toàn và hiệu quả; Hội đồng tư vấn cấp Giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền công nhận (Hội đồng tư vấn); được Hội Đông y tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác nhận về đạo đức hành nghề.
Bên cạnh đó, bài thuốc, phương pháp chữa bệnh được sao chép, tham khảo trong các tài liệu đã công bố, đã xuất bản; bài thuốc, phương pháp chữa bệnh mới được nghiên cứu không được coi là bài thuốc chữa bệnh gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền. Trường hợp đặc biệt cá nhân có bài thuốc, phương pháp chữa bệnh mà gia đình dòng tộc chưa hành nghề đủ ba đời hoặc được người khác dòng họ truyền lại nhưng hiệu quả chữa bệnh cao thì Giám đốc Sở Y tế tỉnh báo cáo về Bộ Y tế xin xem xét đặc cách.
Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận người có bài thuốc, phương pháp chữa bệnh gia truyền
Để đư¬ợc cấp Giấy chứng nhận người có bài thuốc, phương pháp chữa bệnh gia truyền, người đề nghị cấp Giấy chứng nhận phải đạt các điều kiện sau:
Là công dân Việt Nam, đang cư trú trong lãnh thổ Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Là người sở hữu hợp pháp, được gia đình, dòng tộc có bài thuốc, phương pháp chữa bệnh truyền lại;
- Có hiểu biết về bài thuốc, phương pháp chữa bệnh gia truyền: Đối với bài thuốc gia truyền, phải biết rõ và kê khai đầy đủ công thức bài thuốc về số lượng vị thuốc, hàm lượng từng vị thuốc; phương pháp, kỹ thuật bào chế từng vị thuốc, bài thuốc; cách khám, chẩn đoán bệnh, chứng bệnh; chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng; tác dụng không mong muốn và xử trí khi tác dụng không mong muốn xảy ra.
Đối với phương pháp chữa bệnh gia truyền: Phải nắm được cách khám bệnh, chẩn đoán bệnh; nắm vững chỉ định, chống chỉ định; tác dụng không mong muốn, cách xử trí khi tác dụng không mong muốn xảy ra; quy trình và thực hiện thành thạo các thao tác kỹ thuật của phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Không được chuyển nhượng mua, bán, cho thuê, mượn Giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền
Theo dự thảo, người có Giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền sau khi được Sở Y tế tỉnh, thành phố (Sở Y tế tỉnh) cấp Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của luật Khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi cả nước; được đăng ký sản xuất, kinh doanh hoặc ủy quyền cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc để đăng ký sản xuất lưu hành trên thị trường theo quy định của Luật Dược.
Bên cạnh đó, được phổ biến để áp dụng bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; được quyền đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ để giữ bí mật bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Dự thảo nêu rõ, người có bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền không được chuyển nhượng mua, bán cho thuê hay cho mượn Giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền để cá nhân hay tổ chức khác hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Người có bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền khi hành nghề bằng bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự an toàn cho người bệnh.
Bộ Y tế yêu cầu công khai đơn vị vi phạm về sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế
Bộ Y tế vừa đề nghị Sở Y tế các địa phương tăng cường công tác kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật và quản lý chất lượng các mặt hàng là trang thiết bị y tế.
Bộ Y tế vừa có công văn số 5438/BYT-TB-CT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước đề nghị tăng cường kiểm tra, quản lý các cơ sở sản xuất, mua bán trang thiết bị y tế.
Công văn của Bộ Y tế cho biết, ngày 15/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế và có hiệu lực từ ngày 01/7/2016. Tuy nhiên, thời gian qua, theo phản ánh của Báo chí cũng như những ghi nhận qua việc hậu kiểm của Bộ Y tế cho thấy một số cơ sở sản xuất, mua bán trang thiết bị y tế không tuân thủ các quy trình, quy định trong sản xuất, mua bán làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đến việc điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Để đảm bảo công tác quản lý các hoạt động sản xuất, mua bán trang thiết bị y tế đúng quy định cũng như việc quản lý chất lượng sản phẩm an toàn khi đưa vào sử dụng, Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế) đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường công tác phổ biến, tập huấn cho các cơ sở mua bán, sản xuất trên địa bàn về các quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý trang thiết bị y tế và Nghị định số 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế. Làm tốt công tác tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất, mua bán trang thiết bị y tế của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Bộ Y tế cũng đề nghị Sở Y tế các địa phương rà soát lại danh sách các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực mua bán, sản xuất trang thiết bị y tế trên địa bàn để tăng cường công tác kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật và quản lý chất lượng các mặt hàng là trang thiết bị y tế.
Không để xảy ra các trường hợp đơn vị sản xuất, mua bán trang thiết bị y tế trên địa bàn hoạt động không đúng quy định, không công bố đủ điều kiện sản xuất, mua bán và sản phẩm không có giấy phép, không có số đăng ký lưu hành sản phẩm
Đồng thời Sở Y tế các địa phương cần xử lý, xử phạt các tổ chức, cá nhân vi phạm (nếu có) trong hoạt động mua bán, sản xuất trang thiết bị y tế theo quy định hiện hành. Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng những trường hợp vi phạm trong hoạt động mua bán, sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế.
Kiểm điểm xã, phường chưa làm tốt công tác phòng dịch sốt xuất huyết
Chiều 26/9, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý chủ trì cuộc giao ban trực tuyến công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết (SXH) với 30 quận, huyện, thị xã. Phó Chủ tịch yêu cầu cần kiểm điểm những xã, phường có tỷ lệ phun hóa chất diệt muỗi, tỷ lệ diệt bọ gậy thấp.
Người bệnh đã khỏi, hóa chất vẫn chưa phun
Theo thống kế của Sở Y tế, qua kiểm tra, giám sát của các Đoàn kiểm tra TP và Tổ kỹ thuật tại một số xã phường cho thấy, tỷ lệ sót ổ bọ gậy cao (trên 30%) vẫn tồn tại ở Phúc Lâm – Mỹ Đức, Dương Xá – Gia Lâm, Bưởi – Tây Hồ, Gia Thụy – Long Biên. Các xã, phường có tỷ lệ hóa chất thấp, không triệt để như Phúc Xá – Ba Đình, Cự Khê – Thanh Oai, La Khê – Hà Đông, Hàng Gai – Hoàn Kiếm. Đặc biệt, tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, đoàn kiểm tra đánh giá tại đây xử lý ổ dịch còn chậm so với quy định. Thậm chí, khi Phó Chủ tịch TP Ngô Văn Quý đi kiểm tra tại đây, có ổ dịch người bệnh đã khỏi bệnh nhưng gia đình vẫn chưa được phun hóa chất.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, trong tuần qua (từ 18 – 24/9), toàn TP ghi nhận 1.604 trường hợp mắc SXH, giảm 352 ca so với tuần trước đó. 21/30 quận, huyện có số ca mắc giảm, tuy nhiên, 5/30 quận huyện (gồm: Đông Anh, Mỹ Đức, Gia Lâm, Phúc Thọ, Hai Bà Trưng) có số mắc tăng, 4 quận huyện còn lại số mắc không tăng, không giảm. Như vậy, lũy tích từ đầu năm 2017 đến nay, TP đã có 30.344 ca mắc SXH, 7 ca tử vong.
Trong đó, 95,7% bệnh nhân mắc đã khỏi, hiện còn 1.289 bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện. “Mặc dù số ca mắc SXH liên tục giảm trong 6 tuần gần đây. Song, số mắc trung bình/ngày vẫn ở mức cao (230 bệnh nhân/ngày) tương đương thời điểm cuối tháng 7, đồng thời điều kiện thời tiết thất thường thuận tiện cho muỗi phát triển, học sinh sinh viên mới vào năm học mới nên rất có thể xuất hiện đỉnh dịch thứ 2 trong năm vào tháng 10,11/2017 nếu không duy trì triển khai quyết liệt các biện pháp phòng dịch như thời gian qua” – TS Hoàng Đức Hạnh nhấn mạnh.
Tập trung xử lý ổ dịch đang hoạt động
Theo TS Hoàng Đức Hạnh, các quận, huyện có số mắc cao cần tập trung lực lượng y tế vào các ổ dịch, giám sát việc diệt bọ gậy sau đó thực hiện phun cuốn chiếu. Như tại phường Phú Lương (quận Hà Đông), nhờ thực hiện tốt việc này nên số ca mắc đã giảm đáng kể. “Vừa qua, Đội giám sát công tác phòng dịch SXH của Bộ Y tế đã kiểm tra trực tiếp ở phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng), đi theo đoàn phun thuốc ở 10 hộ gia đình nhưng 4/10 hộ kiên quyết không phun mặc dù đã được cán bộ đi cùng tuyên truyền.
Như vậy, quan trọng là ý thức của người dân phải tự giác thu gom phế thải, diệt lăng quăng bọ gậy và phối hợp với đội phun thuốc, nhất là các hộ dân trong ổ dịch đang hoạt động” – TS Hạnh phân tích.
Đại diện huyện Đông Anh bày tỏ, một trong những nguyên nhân khiến số ca mắc mới tăng trong tuần qua là khoảng 30% công trình xây dựng trên địa bàn phát hiện còn ổ bọ gậy. UBND huyện đã yêu cầu phòng Y tế phối hợp với phòng Xây dựng để xử lý và tăng cường công tác tuyên truyền đến các chủ công trình xây dựng và công nhân trong công trường. Còn tại quận Hoàng Mai – quận có số ca mắc mới cao nhất TP trong tuần qua, tỷ lệ phun hóa chất tại địa bàn chỉ đạt 86,8%, trong đó tỷ lệ phun tại phường Định Công mới đạt 60% (20% hộ gia đình không đồng ý phun, 20% hộ gia đình đi vắng).
Điều đáng nói, toàn quận có 342 đơn vị, DN đóng trên địa bàn quận nhưng qua kiểm tra trong 2 tuần gần đây đã phát hiện được tới 402 ổ bọ gậy. Với 65 ổ dịch đang hoạt động, số ca mắc mới tuần qua đứng thứ 2 toàn TP, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Phan Hồng Việt khẳng định, thời gian tới quận sẽ tập trung tối đa lực lượng để xử ý triệt để các ổ dịch đang hoạt động đúng hướng dẫn của Sở Y tế. Đây cũng là mục tiêu chung của các quận, huyện có số mắc mới tuần qua cao và tăng.
Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền cho rằng, số mắc SXH mặc dù giảm nhưng chưa tương xứng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Do vậy, cần đánh giá lại sự vào cuộc cuộc các đoàn thể như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, học sinh sinh viên. Theo TS Nguyễn Khắc Hiền, các quận, huyện có số mắc mới hàng tuần phải xem lại toàn bộ quy trình phòng dịch từ khâu diệt bọ gậy, pha thuốc, kỹ thuật phun, giám sát người bệnh cho đến công tác kiểm tra, giám sát.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Ngô Văn Quý yêu cầu các quận, huyện, thị xã tiếp tục duy trì các biện pháp phòng chống dịch SXH theo đúng hướng dẫn của ngành y tế, tập trung xử lý các ổ dịch đang hoạt động. Đối với các xã, phường có tỷ lệ phun hóa chất, diệt bọ gậy thấp, lãnh đạo UBND cần kiểm điểm nghiêm túc, có báo cáo cụ thể với Ban chỉ đạo phòng dịch TP nguyên nhân và hướng khắc phục trong thời gian tới. Phó Chủ tịch lưu ý các quận, huyện kiểm tra việc diệt bọ gậy tại các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị đóng trên địa bàn.
Triển khai sàng lọc hơn 50 loại bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh
Tại buổi gặp gỡ báo chí về kết quả triển khai Dự án "Nâng cao nhận thức về chẩn đoán, sàng lọc và điều trị bệnh rối loạn chuyển hoá bẩm sinh" diễn ra chiều 26-9, bác sĩ Vũ Chí Dũng, Trưởng khoa Nội tiết - Chuyển hoá - Di truyền (Bệnh viện Nhi trung ương) chia sẻ, nhờ có dự án này, con số tử vong ở trẻ sơ sinh do căn bệnh rối loạn chuyển hoá bẩm sinh đã giảm rõ rệt.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), rối loạn chuyển hóa bẩm sinh là một nhóm bệnh lý di truyền trong số các bất thường bẩm sinh. Tuy nhiên, ở nước ta, căn bệnh này đa số được phát hiện muộn, tỷ lệ tử vong cao. Các bất thường bẩm sinh, trong đó bao gồm cả các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh chiếm 16% các nguyên nhân tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam.
Dự án "Nâng cao nhận thức về chẩn đoán, sàng lọc và điều trị bệnh rối loạn chuyển hoá bẩm sinh" lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, do Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) và Bệnh viện Nhi trung ương thực hiện.
Qua gần 4 năm triển khai, dự án đã giúp hơn 700 y bác sĩ phụ sản và nhi khoa trên hầu khắp các tỉnh, thành phố cả nước tăng cường kiến thức sàng lọc, chẩn đoán, điều trị rối loạn chuyển hoá bẩm sinh, giúp xác định thêm 45-50 trường hợp mắc mới mỗi năm.
PGS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, tới đây, bệnh viện sẽ triển khai sàng lọc hơn 50 loại bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh nhằm phát hiện bệnh trước khi có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.