Siết kiểm tra, quản lý trang thiết bị y tế
http://vov.vn/xa-hoi/siet-kiem-tra-quan-ly-trang-thiet-bi-y-te-676191.vov
http://www.baohaiquan.vn/pages/chan-chinh-su-dung-trang-thiet-bi-y-te-tai-cac-benh-vien.aspx
http://laodongthudo.vn/tang-cuong-kiem-tra-cac-co-so-mua-ban-trang-thiet-bi-y-te-61016.html
http://www.nguoiduatin.vn/bo-y-te-siet-chat-viec-mua-ban-san-xuat-trang-thiet-bi-y-te-a340411.html
http://infonet.vn/bo-y-te-siet-kiem-tra-quan-ly-trang-thiet-bi-y-te-post238077.info
Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước tăng cường kiểm tra, quản lý trang thiết bị y tế.
Công văn do ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị y tế, Bộ Y tế ký ngày 25/9 nêu rõ: thời gian qua, theo phản ánh của báo chí cũng như những ghi nhận qua việc hậu kiểm của Bộ Y tế, một số cơ sở sản xuất, mua bán làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đến việc điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Để quản lý lý việc này, Bộ Y tế yêu cầu Sở y tế các địa phương tăng cường công tác phổ biến, tập huấn cho các cơ sở mua bán, sản xuất trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Làm tốt công tác tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất, mua bán trang thiết bị y tế của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Bên cạnh đó, rà soát các Công ty đang hoạt động trong lĩnh vực mua bán, sản xuất trang thiết bị y tế trên địa bàn để tăng cường kiểm tra, quản lý chất lượng các mặt hàng là trang thiết bị y tế. Không để xảy ra các trường hợp đơn vị sản xuất, mua bán trang thiết bị y tế hoạt động không đúng quy định, khôgn công bố đủ điều kiện sản xuất, mua bán và sản phẩm không có giấy phép, không có số đăng ký lưu hành sản phẩm.
Xử lý, xử phạt các tổ chức, cá nhân có vi phạm trong hoạt động này và công kha trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nhìn từ bệnh viện: Cần cả sự hy sinh
http://nhandan.com.vn/suckhoe/item/34222302-can-ca-su-hy-sinh.html
Nhiều lần có dịp trò chuyện, các thầy thuốc chuyên ngành tâm thần chia sẻ, nói vui: Có những lúc thấy mình "cứ ngơ ngơ". Biết là nói vui, nhưng đó là thực tế, là "bệnh nghề nghiệp" của những thầy thuốc luôn làm việc với những người "không nhớ mình là ai". Mặt khác, họ luôn phải đối mặt những nguy hiểm, rủi ro. Nhiều thầy thuốc đã bị người bệnh hành hung, gây thương tích, thậm chí có người hy sinh cả tính mạng. Nhưng bằng trách nhiệm và lòng yêu nghề, những thầy thuốc ngành tâm thần đã vượt qua khó khăn, nguy hiểm để hoàn thành công việc được giao; họ thật sự coi người bệnh là người nhà.
Thế nhưng, ngoài chuyện người bệnh tâm thần bị kỳ thị, cả y, bác sĩ làm việc trong ngành này cũng chưa được cộng đồng nhìn nhận đầy đủ. Thăm và làm việc với Bệnh viện Tâm thần T.Ư 1 mới đây, Bộ trưởng Y tế chỉ rõ, người thầy thuốc chuyên ngành tâm thần có những đặc thù trong chẩn đoán, điều trị cũng như chăm sóc người bệnh. Thực tế đó đòi hỏi họ phải yêu nghề, có tâm với nghề, và cả sự hy sinh, mới có thể gắn bó với công việc. Các thầy thuốc đúc kết rằng, với người mắc bệnh tâm thần, nếu không hòa đồng cùng họ, không trò chuyện bằng giọng điệu và suy nghĩ của họ thì khó lòng hợp tác.
Những khó khăn, vất vả của thầy thuốc chuyên ngành tâm thần đã được nhắc nhiều, từ các diễn đàn, hội nghị đến phương tiện thông tin đại chúng. Chính sự khó khăn, vất vả đó mà nhiều năm nay, các cơ sở y tế chuyên ngành tâm thần, kể cả các đơn vị tuyến trung ương cũng luôn rơi vào tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng, nhất là những bác sĩ chuyên khoa sâu.
Theo một số nghiên cứu, tại nước ta, rối loạn tâm thần là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật. Ước tính gần 15% số dân mắc các rối loạn tâm thần phổ biến, ba triệu người bị rối loạn tâm thần nặng. Vì thế bên cạnh đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, vấn đề đào tạo, thu hút cán bộ vào làm việc tại các cơ sở chuyên khoa này là hết sức cần thiết. Xã hội thừa nhận nghề y là một nghề đặc biệt, người làm trong ngành y cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Thiết nghĩ, với các thầy thuốc chuyên ngành tâm thần, sự đặc biệt đó cần tăng gấp đôi.
9 tháng đầu năm 2017: 57 ca tử vong vì bệnh dại
http://laodongthudo.vn/9-thang-dau-nam-2017-57-ca-tu-vong-vi-benh-dai-61009.html
Riêng 9 tháng năm 2017, đã có 57 ca tử vong do bệnh dại tại 29 tỉnh, thành phố và phần lớn xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.
Theo ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, mỗi ca điều trị dự phòng động vật cắn (chủ yếu là chó) tốn khoảng 1,5 triệu đồng. Trung bình mỗi năm có khoảng 400.000 người bị chó cắn phải đi điều trị dự phòng. Thiệt hại trực tiếp về kinh tế ước khoảng 600 tỷ đồng.
Theo Phó cục trưởng Cục Thú y, Bộ NN&PTNT Đàm Xuân Thành cho biết, hiện nay, cả nước có hơn 7,7 triệu con chó nuôi và trên 3,8 triệu hộ nuôi chó. Tuy nhiên, số chó được tiêm phòng vắc-xin dại chỉ đạt hơn 2,9 triệu con, chiếm tỷ lệ 41% tổng đàn.
Giai đoạn 2015-2016, tình hình bệnh dại ở Việt Nam có chiều hướng tăng cao trở lại, với số ca tử vong năm sau cao hơn năm trước. Năm 2016, cả nước có 91 ca tử vong do bệnh dại (tăng 17% so với năm 2015 và tăng 38% so với năm 2014). Riêng 9 tháng năm 2017, đã có 57 ca tử vong do bệnh dại. Số ca tử vong này tương đương số cùng kỳ năm ngoái chỉ ở 22 tỉnh thành phố. Tình hình bệnh lây lan tới nhiều tỉnh đòi hỏi Chính phủ phải có những biện pháp đáp ứng kịp thời.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế nhấn mạnh: “Loại trừ bệnh dại trên người là khả thi từ năm 2030, với điều kiện 70% tổng đàn chó thực tế cần được tiêm phòng và những người bị chó cắn phải tới cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm phòng kịp thời. Chúng tôi kêu gọi sự phối hợp của chính quyền địa phương các cấp hợp tác với hai ngành y tế và thú y để chỉ đạo và cung cấp đủ nguồn lực kiểm soát bệnh”.
Cũng tại hội nghị, Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT và các tổ chức quốc tế đã cam kết nỗ lực, phấn đấu vì mục tiêu "Không còn người chết vì bệnh dại từ năm 2030".
Chiều cao người Việt chỉ ở top 20 nước thấp nhất thế giới, cải thiện thế nào?
Hôm qua 26/9, tại Hà Nội, Viện Y học ứng dụng Việt Nam trực thuộc Tổng hội Y học Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học "Tầm vóc cơ thể và một số yếu tố tăng trưởng chiều cao".
Hội nghị được tổ chức với sự tham gia của các Nhà khoa học, các Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ đầu ngành y khoa, dược khoa nhằm cung cấp các thông tin khoa học cập nhật hữu ích về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cơ thể người Việt Nam, khẩu phần ăn thực tế cho trẻ cũng như vai trò của một số vi chất dinh dưỡng đối với tăng trưởng chiều cao ở trẻ em.
Trong báo cáo “Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cơ thể người Việt Nam”, Ts.Bs Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã nêu xu hướng tăng trưởng chiều cao hiện nay của Việt Nam và thế giới, các yếu tố liên quan đến tăng trưởng, đồng thời đưa ra các giải pháp can thiệp cải thiện chiều cao. Trên thế giới, trong vòng 100 năm qua, nữ giới Hàn Quốc và nam giới Iran đã đạt mức tăng chiều cao trung bình lớn nhất với mức tăng tương ứng là 20.2 cm và 16.5 cm. Trong khi đó, tại Việt Nam, nam giới Việt Nam đứng thứ 19 trong số những nước có chiều cao thấp nhất thế giới, với chiều cao trung bình là 164.4cm; đồng thời nữ giới Việt Nam đứng thứ 13 trong số những nước có chiều cao thấp nhất thế giới, với chiều cao trung bình là 153.6cm.
Ts.Bs Trương Hồng Sơn đã phân tích cụ thể tác động của từng yếu tố khác nhau lên tăng trưởng chiều cao, bao gồm: yếu tố gen, yếu tố dinh dưỡng, chế độ tập luyện thể thao, bệnh tật,… và kết luận: Để cải thiện chiều cao, cần các can thiệp tổng thể theo các mô hình can thiệp bổ sung hỗn hợp các vi chất dinh dưỡng gồm Vitamin A, Canxi, Vitamin K, vitamin D, Sắt, Kẽm …
PGs.Ts Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã đưa ra Khẩu phần ăn thực tế của trẻ từ 02 – 11 tuổi. Theo đó, khẩu phần ăn của trẻ hiện chưa đảm bảo đa dạng, cân đối, chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị về một số chất dinh dưỡng quan trọng (như vitamin A, Vitamin D, canxi, Fe, kẽm…). Trong khẩu phần ăn hàng ngày của cả trẻ bình thường cũng như trẻ bị suy dinh dưỡng nhẹ cân và thấp còi đều không đủ canxi và các vi chất thiết yếu giúp hấp thu canxi vào xương hiệu quả. Có sự khác biệt về cơ cấu chất lượng khẩu phần của trẻ giữa thành phố và nông thôn, giữa các vùng sinh thái, khu vực, mức kinh tế,… Báo cáo khuyến nghị cần đảm bảo bữa ăn của trẻ đa dạng, cân đối, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng.
Cũng tại buổi Hội thảo, PGs.Ts Nguyễn Xuân Ninh – Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã cập nhật vai trò một số vi chất dinh dưỡng với tăng trưởng chiều cao ở trẻ em. Theo đó, ngoài các vi chất dinh dưỡng được biết đến phổ biến như canxi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin D thì vitamin K, đặc biệt là vitamin K2 là vi chất rất cần thiết cho sự tăng trưởng chiều cao ở trẻ nhưng thường ít được biết đến.
Theo PGs.Ts Nguyễn Xuân Ninh, vitamin K2 kích hoạt protein GLA ở thành mạch, chống lắng đọng canxi vào thành mạch, do đó giúp chống xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, đưa canxi vào xương. Không những vậy, vitamin K2 còn kích hoạt Osteocalcin, tăng gắn canxi vào xương, làm tăng mật độ khoáng chất trong xương, giúp ngăn ngừa loãng xương. Đặc biệt, việc bổ sung hợp lý vitamin K2 có tác dụng kích hoạt quá trình tạo xương ở trẻ tiền dậy thì. Vitamin K2 có nhiều trong thực phẩm nguồn gốc động vật dưới dạng MK-4, MK-7, MK-9 như thịt, trứng, sữa và các sản phẩm lên men (pho mát, sữa chua),…
Các nhà khoa học trong hội thảo đã thảo luận và thống nhất các quan điểm chính theo khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về sức khoẻ, bao gồm:
Thứ nhất, trong những năm gần đây, tầm vóc của người Việt Nam đã có những sự thay đổi tích cực. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chiều cao của người Việt Nam còn chậm hơn so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Hiện nay, Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia có chiều cao trung bình thấp nhất thế giới.
Thứ hai, khẩu phần ăn thực tế của trẻ em 2-11 tuổi hiện nay tại Việt Nam tuy đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn chưa đảm bảo đa dạng, cân đối, chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị về một số chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, sắt, kẽm, nhất là trẻ từ 5 – 11 tuổi. Khẩu phần ăn của trẻ có sự khác biệt giữa các vùng sinh thái, khu vực và mức kinh tế. Do vậy, cần ưu tiên giải quyết gánh nặng kép về suy dinh dưỡng, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng đặc thù cho từng vùng.
Thứ 3, để phát triển chiều cao tối ưu, bên cạnh yếu tố gen, trong những năm đầu đời dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến chiều cao tối đa của trẻ khi trưởng thành. Do vậy, cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cơ bản và vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ em, đặc biệt là trong vòng 1000 ngày đầu đời, cũng như giai đoạn thiếu niên và vị thành niên, bao gồm canxi, vitamin D, Sắt, kẽm, vitamin K2,… Dinh dưỡng tốt phối hợp với một chế độ rèn luyện thể lực một cách phù hợp, môi trường sống sạch sẽ, ít bệnh tật sẽ giúp cho trẻ có cơ hội phát triển chiều cao.
Thứ 4, vitamin K2 gần đây mới được các nghiên cứu chứng minh có hiệu quả trong việc giúp xương chắc khỏe hơn. Cơ chế hoạt động của vitamin K2 là hoạt hóa protein osteocalcin và MGP, giúp gắn canxi vào xương và ngăn chặn canxi lắng đọng tại các mô mềm, thành mạch máu, do vậy có tác dụng làm tăng mật độ xương, giảm tốc độ loãng xương và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Hội thảo đã khuyến nghị:
Trước hết, cần đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất các sản phẩm bổ sung phối hợp vitamin K2 + Canxi + vitamin D dành cho trẻ em như sữa, sữa chua, cháo… giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ phát triển chiều cao tối ưu, góp phần cải thiện tầm vóc cho người Việt Nam.
Cùng với đó, trong thời gian tới cần tiến hành các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá hiệu quả của vitamin K2 phối hợp với Canxi và D trong các sản phẩm cụ thể lên sự tăng trưởng chiều cao của trẻ em Việt Nam và lên tăng mật độ xương ở các đối tượng khác.
Phó Thủ tướng: Cần có trung tâm kiểm định riêng về đào tạo y khoa
Thời gian qua hệ thống giáo dục đại học, trong đó có đào tạo y khoa, của Việt Nam đã có những bước đổi mới ban đầu thông qua việc xây dựng và ban hành hệ thống giáo dục quốc dân, khung trình độ quốc gia…
Đáng chú ý, sau thời gian chuẩn bị, sắp tới Chính phủ sẽ ban hành một nghị định dành riêng cho hệ thống đào tạo y khoa trong đó nhấn mạnh đến yêu cầu đào tạo kiến thức cơ bản, để bác sỹ đa khoa có thể phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiếp đến là đào tạo thực hành chuyên khoa; Nhất là quy định điều kiện các cơ sở bệnh viện có quyền lợi, trách nhiệm tham gia vào công tác đào tạo thực hành…
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh như vậy tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về bảo đảm chất lượng đào tạo nhân lực y tế do Bộ Y tế tổ chức ngày 26/9, tại Hà Nội.
“Nghề y là một nghề đặc biệt phải được tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ đặc biệt, nhất là trong điều kiện của Việt Nam, số lượng bác sỹ, điều dưỡng còn thiếu nhưng trình độ chuyên môn từ kiến thức lý thuyết chung đến thực hành, đạo đức nghề nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu. Chưa kể tình trạng các bệnh viện ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thừa bác sỹ đợi việc song bệnh viện các tỉnh rất thiếu. Để giải quyết hài hòa mâu thuẫn này phải có lộ trình từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo y khoa,” Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng chỉ rõ, cả nước có 4 trung tâm kiểm định đại học nhưng chưa trung tâm nào đủ năng lực, “dũng cảm” để kiểm định đào tạo y khoa, vì vậy việc đầu tiên là phải có trung tâm kiểm định riêng về đào tạo y khoa. Đây là trách nhiệm và hoàn toàn nằm trong khả năng của Bộ Y tế, Tổng hội Y học và cả câu lạc bộ các trường đại học y.
"Chúng ta cần tận dụng sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, kinh nghiệm của các nước để xây dựng các chuẩn chương trình phù hợp với thực tiễn Việt Nam, sau đó tiến hành kiểm định,” Phó Thủ tướng cho hay.
Về mô hình hội đồng y khoa, Phó Thủ tướng đánh giá các ý kiến nêu ra tại hội thảo cho thấy đây là xu hướng chung đã được nhiều nước tên thế giới áp dụng từng hàng chục năm nay. Tại khu vực ASEAN hiện chỉ có Việt Nam và Brunei chưa có mô hình này.
Theo Phó Thủ tướng, qua nhiều hội thảo, các ý kiến trao đổi đã thấy rõ sự cần thiết phải có một tổ chức như hội đồng y khoa nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo y khoa. Đây là tổ chức được nhà nước ủy quyền nhưng độc lập, hoạt động phi lợi nhuận với sự tham gia của những người làm công tác đào tạo, bác sỹ khám chữa bệnh, đại diện cơ quan quản lý, người thụ hưởng dịch vụ y tế…
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế, Tổng hội Y học xây dựng đề án thành lập cơ quan này phù hợp với tình hình thế giới và điều kiện thực tiễn ở Việt Nam. Trong đó có các khuyến nghị cụ thể về việc lập ra tổ chức chứng nhận chất lượng đào tạo bác sỹ thông qua các kỳ thi.
“Sắp tới, Trung ương bàn đề án về y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân và đào tạo y khoa là một điểm trong đề án. Chúng ta đang có cơ hội đổi mới đào tạo y khoa một cách căn bản. Đây là một việc rất lớn. Đổi mới hệ thống đào tạo y khoa phải sau 10-15 năm mới thấy được thành quả nhưng nếu bây giờ chúng ta không làm, cứ lùi thì sau này rất nguy hiểm”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan đã chia sẻ những kinh nghiệm về bảo đảm chất lượng nhân lực y tế, trong đó hội đồng y khoa được coi là cơ chế quan trọng trong xây dựng và kiểm định tiêu chuẩn chương trình đào tạo, tổ chức kỳ thi đánh giá chất lượng đầu ra của các cơ sở đào tạo y khoa.
Bạo hành sẽ giảm nếu môi trường vừa có chuyên môn, văn hóa và pháp luật
Làm thế nào để bảo vệ các thầy thuốc, cũng là bảo vệ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, là câu hỏi xuyên suốt trong cuộc hội thảo "Hãy vào cuộc mạnh hơn vì sự an toàn của của cán bộ y tế” do Công đoàn Bộ Y tế và Báo Lao động tổ chức tại Hà Nội ngày 27-9.
Những vụ hành hung bác sĩ vẫn liên tiếp xảy ra khiến các thầy thuốc cảm thấy đơn độc trong cuộc chiến chống lại nạn bạo hành y tế. Các thầy thuốc bị bạo hành với nhiều hình thức: lăng mạ, xúc phạm, đe doạ, tấn công và đã có cán bộ y tế bị bắn chết. Nạn bạo hành y tế đã mang tính xã hội là một điều đáng lo âu, đặc biệt, có cả những người có vị trí trong xã hội cũng gây bạo hành với bác sĩ.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này được các nhà quản lý đưa ra mổ xẻ. Theo Ths. Phạm Đức Mục - Chủ tịch Hội điều dưỡng Việt Nam, nguyên nhân trước hết đến từ bệnh nhân. Họ bị tổn thương về thể chất và tâm lý, lại thiếu sự kiên nhẫn do tác động của bệnh tật nên khi đến bệnh viện (BV) luôn mong muốn được phục vụ trước, trong khi khả năng của cơ sở y tế không thể đáp ứng.
Thứ hai, hệ thống y tế chưa đủ điều kiện cho cán bộ y tế phục vụ người bệnh tốt nhất. Tình trạng thiếu nhân lực khiến một bác sĩ phải khám và điều trị cho vài chục người bệnh một ngày, rồi thủ tục khám rườm rà của BHYT khiến cán bộ y tế phải hứng chịu bức xúc của người bệnh. Do thiếu nhân lực nên cán bộ y tế chỉ tập trung vào chuyên môn mà thiếu tư vấn, cung cấp thông tin cần thiết cho người bệnh- nguyên nhân quan trọng khiến người bệnh bức xúc.
Bà Trần Thị Bích Hằng - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho rằng, hiện chưa có cái nhìn công bằng với cán bộ Y tế. Ở Mỹ, việc hành hung một y tá đang làm việc là tội nghiêm trọng. Trong khi vụ hành hung bác sĩ tại BV đa khoa Nghệ An chỉ bị xử phạt hành chính. Vì thế, cần có chế tài đủ sức răn đe những kẻ đã hành hung nhân viên y tế khi đang thực hiện nhiệm vụ.
TS Dương Đức Hùng - Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp (BV Bạch Mai) cũng đồng tình quan điểm này: Pháp luật phải đủ mạnh, nghiêm minh, để không còn tình trạng bạo hành trong ngành y tế.
Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, có ý kiến thẳng thắn chỉ ra: Các y bác sĩ ở các BV lớn luôn coi mình là bề trên, bệnh nhân muốn được chữa trị phải xin xỏ… Khi phải chứng kiến người thân ra đi oan uổng, trong lúc đau đớn họ không kiềm chế được, dẫn đến bạo lực. Vì thế, cần phải giải quyết thấu đáo gốc của vấn đề, nhất là khi các vụ bạo hành chỉ xảy ra ở các BV công.
Về điều này, ông Cao Hưng Thái – Phó Cục trưởng Cục Quản lý KCB (Bộ Y tế) cho hay, BV ngoài công lập chiếm tỉ trọng rất thấp so với BV công và BV công có nhiều điểm khác với BV tư: BV công là do nhà nước đầu tư, tình trạng quá tải rất cao. Các vụ bạo hành đa phần xảy ra ở nơi nhạy cảm là khu vực cấp cứu, có đông người đến điều trị, quá tải, cơ sở vật chất còn hạn chế…. Phần đông cán bộ y tế có tinh thần trách nhiệm, chỉ một số rất ít có những hành xử chưa đẹp, nhưng lại tác động rất lớn.
Để ngăn chặn nạn bạo hành nhân viên y tế, một số BV tuyến Trung ương đã có lực lượng Công an trực cùng bác sĩ tại các phòng cấp cứu. Song việc hành hung nhân viên y tế vẫn có thể xảy ra. Vì thế, một số người cho rằng, bác sĩ giỏi chuyên môn thôi chưa đủ, cần phải học võ để bảo vệ tính mạng. Bởi hiện nay, về phương tiện bảo vệ cho đến luật pháp, nhân viên y tế không có công cụ gì để bảo vệ mình.
Tuy nhiên, ông Trần Ngọc Cường - Phó Giám đốc BV đa khoa Hà Đông lại cho rằng, ngoài việc KCB, cán bộ y tế còn phải học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, rồi cuộc sống đời thường, chứ không thể có thời gian để đi học võ. Hơn nữa, phải phân tích được nguyên nhân đến từ hai phía, cả cán bộ y tế và bệnh nhân, để có một nếp sống văn minh ở nơi công sở. Đội ngũ cán bộ y tế cũng phải luôn trau dồi kiến thức, chuyên môn, để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ.
Ông Cường cũng chia sẻ kinh nghiệm: Từ thực tiễn, chúng tôi tổng kết có ba đối tượng có thể gây bạo hành với cán bộ y tế là chính bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và các băng nhóm có xảy ra mâu thuẫn, xô xát, rồi cùng đưa vào BV để điều trị. Tại BV, khoa cấp cứu luôn là điểm nóng nhất, hay xảy ra bạo hành nên phải có cửa thoát hiểm cho cán bộ y tế.
Ông Phạm Đức Mục cho rằng, chửi bới, lăng mạ cán bộ y tế là hành vi phạm pháp. Nhưng đáng tiếc đây lại là dạng bạo hành thường gặp nhất của cán bộ y tế ở Việt Nam, hành vi chửi cán bộ y tế chưa đủ để áp dụng việc bắt giam, xử lý.
“Tôi nghĩ cán bộ y tế không thể tự bảo vệ được họ. Sứ mệnh của thầy thuốc là cứu bệnh nhân thì phải có một lực lượng để bảo vệ họ. Cần coi BV là một điểm nóng của xã hội và phải tăng cường hệ thống camera giám sát, tăng cường lượng lực an ninh để bảo vệ cán bộ y tế”- ông Phạm Đức Mục nhấn mạnh.
Nhiều ý kiến đề nghị, để ngăn nạn bạo hành y tế, Bộ Y tế phải ban hành đầy đủ quy định về chuyên môn để cán bộ y tế thực hiện. Cán bộ y tế thực hiện đúng quy định của ngành, thì đó là hàng rào đầu tiên để tự bảo vệ. Bên cạnh đó, cần tăng cường đảm bảo ANTT cho cán bộ y tế làm việc trong các BV. Nếu tạo ra môi trường vừa có chuyên môn, văn hóa, pháp luật thì việc bạo hành sẽ giảm đáng kể.
Bộ Y tế tăng cường các giải pháp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
http://danviet.vn/y-te/bo-y-te-tang-cuong-cac-giai-phap-cham-soc-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-808392.html
Bộ Y tế vừa tổ chức hội nghị "Chính sách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng" nhân kỷ niệm Ngày quốc tế người cao tuổi (1.10). Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tham dự chỉ đạo hội nghị.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Việt Nam đã có nhiều chính sách chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi. Thời gian qua, tuổi thọ của người cao tuổi Việt Nam đã được tăng lên nhưng tuổi thọ khỏe mạnh vẫn thấp. Năm 2016, Việt Nam có 10,1 triệu người cao tuổi chiếm 11% tổng dân số, trong đó có trên 2 triệu người trên 80 tuổi.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam là nước có tốc độ già hóa quá nhanh, vì thế, nếu không nhanh chóng có các giải pháp để chăm lo, an sinh cho người cao tuổi thì xã hội, gia đình sẽ gặp nhiều khó khăn.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị, tời gian tới, Việt Nam cần chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng; phát triển mô hình y học gia đình; đồng thời củng cố các hệ thống bệnh viện chuyên về lão khoa và nhân lực trong chăm sóc người cao tuổi. Việt Nam cũng cần phát triển nhiều mô hình như nhà dưỡng lão phù hợp với truyền thống văn hóa của người Việt Nam; đẩy mạnh phát triển y tế cơ sở để không chỉ phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu mà đặc biệt là chăm sóc người cao tuổi tập trung vào các bệnh mãn tính. Quan trọng hơn, nước ta cần có chính sách phát huy tốt vai trò của người cao tuổi trong xã hội, đây là một trong những phương pháp chăm sóc tốt nhất...
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cũng khẳng định, già hóa dân số đang và sẽ tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội như tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tích lũy, lao động, chăm sóc y tế, an sinh xã hội, thiết kế hạ tầng, tác động di cư quốc tế…
Theo Thứ trưởng Tuấn, năm nay, Việt Nam với tư cách là nước chủ nhà của APEC, vấn đề già hóa dân số và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm, thúc đẩy già hóa khỏe mạnh hướng tới một châu Á-Thái Bình dương khỏe mạnh đã được coi là một ưu tiên của APEC. Già hóa dân số là một vấn đề mang tính quốc tế và là mối quan tâm của các nhà lãnh đạo khu vực cũng như của thế giới.
Hội nghị đã trao đổi nhiều vấn đề về chính sách chăm sóc người cao tuổi, quản lý các bệnh mãn tính; triển khai chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng như: Tăng cường sự sẵn sàng của dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tập trung vào quản lý bệnh mãn tính của người cao tuổi, nâng cao vai trò của bác sỹ gia đình; hướng dẫn, hỗ trợ thay đổi lối sống và phòng bệnh, thúc đẩy già hóa khỏe mạnh và năng động; khuyến khích sự tham gia của lĩnh vực tư nhân, các tổ chức và cộng đồng xã hội phối hợp đầu tư trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi..
Gia tăng đồng tính nam nhiễm HIV
http://baotintuc.vn/van-de-quan-tam/gia-tang-dong-tinh-nam-nhiem-hiv-20170927174247141.htm
Hơn 4.540 bệnh nhân nhiễm HIV mới được phát hiện trong nửa đầu năm 2017, trong đó có sự gia tăng khá nhanh số người nhiễm HIV trong nhóm đồng tính nam (MSM) và nhóm tình dục không an toàn.
Đó là lo ngại được nêu ra tại hội thảo “Đại biểu dân cử khu vực phía Nam với chính sách y tế và phòng, chống HIV/AIDS” do Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức, diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 27/9.
Báo cáo của Cục Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước phát hiện 4.540 người nhiễm HIV mới và 2.312 bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS, trong đó khoảng 800 người đã tử vong.
Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS nhận định: Tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam đã giảm, nhưng giảm chưa sâu, chưa ổn định. Có sự gia tăng khá nhanh số người nhiễm HIV ở nhóm đồng tính nam. Trong đó, lây nhiễm HIV chủ yếu qua đường tình dục; đặc biệt là trong nhóm người sử dụng ma túy tổng hợp do quan hệ tình dục tập thể, tình dục không an toàn.
Mặc dù vậy, theo thông báo từ các tổ chức quốc tế như PEPFAR, Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, Lao và Sốt rét, Dự án ADB… nguồn viện trợ cho hoạt động phòng chống AIDS của Việt Nam sẽ kết thúc vào cuối năm 2017, do đó nguồn kinh phí sẽ chỉ còn trông chờ vào ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, quỹ Bảo hiểm y tế, thu phí…
Hiện nguồn ngân sách Trung ương và tại nhiều địa phương khá hạn hẹp. Vẫn còn 9 địa phương chưa phê duyệt kế hoạch và kinh phí cho đề án phòng chống HIV/AIDS đến năm 2030 là Hà Nội, Hải Phòng, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Yên Bái, Bình Định, Bình Phước.
Chia sẻ về khó khăn tại địa phương, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, dù đã được UBND Thành phố chấp thuận mua thẻ bảo hiểm y tế hỗ trợ cho bệnh nhân HIV nhưng việc chuyển đổi sang điều trị theo bảo hiểm y tế vẫn còn vướng mắc do một số quận, huyện thiếu các điều kiện nhân sự, cơ sở để thành lập phòng khám đa khoa thực hiện điều trị cho ARV bằng bảo hiểm y tế.
Bên cạnh đó, khoảng 24% bệnh nhân đang điều trị ARV tại Thành phố Hồ Chí Minh có hộ khẩu ở các tỉnh, thành khác và không có thẻ bảo hiểm y tế cần được hỗ trợ về kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho họ. Do đó, rất cần có sự điều phối của cấp quốc gia để đảm bảo các tỉnh, thành thực hiện việc mua thẻ cho người dân của tỉnh, thành mình để đảm bảo việc điều trị liên tục.
Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, các đại biểu đến từ các tỉnh Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Nai cũng cho rằng họ gặp nhiều khó khăn khi tài trợ quốc tế giảm đi, trong khi địa phương chưa đủ nhân lực lẫn tài lực để có thể “cáng đáng” được số lượng bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS ngày càng gia tăng.
Do đó trước mắt, để đảm bảo việc điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS được liên tục, Cục Phòng chống HIV/AIDS yêu cầu các địa phương khẩn trương kiện toàn các Phòng khám HIV/AIDS, mở rộng tỷ lệ người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế, đấu thầu thuốc ARV…
Góp ý tại hội thảo, bà Marie Odile Emond, Trưởng Đại diện Cơ quan Phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam (UNAIDS) cho rằng, hầu hết các nước trên thế giới đều dùng tài chính công để đầu tư cho phòng chống HIV/AIDS, do đó Việt Nam cần tăng đầu tư, đầu tư sớm và thỏa đáng cho công tác phòng chống HIV/AIDS, nếu không nguy cơ dịch HIV/AIDS có thể quay trở lại bất cứ lúc nào.
Chia sẻ kinh nghiệm trong chẩn đoán, chăm sóc và điều trị bệnh tâm thần
Ngày 27-9, Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) phối hợp Ủy ban Quan hệ quốc tế của Nhóm Bệnh viện vùng Paris (CH Pháp) về khoa học Tâm thần kinh tổ chức Hội nghị khoa học Tâm thần học Việt - Pháp.
TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Sức khỏe Tâm thần cho biết, hội nghị khoa học này là diễn đàn để bác sĩ của các cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần trong cả nước và các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong thực hành lâm sàng đến từ CH Pháp trao đổi những thông tin bổ ích và quý báu trong việc chẩn đoán, chăm sóc và điều trị cho người bệnh tâm thần. Đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến rối loạn loạn thần, hiện đang chiếm 2-8% tổng số bệnh nhân trong các bệnh viện chuyên khoa tâm thần và 10,5% ở Viện Sức khỏe Tâm thần.
Ngoài ra, đây cũng là dịp để đội ngũ các bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên chuyên ngành Tâm thần học hỏi kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học, góp phần không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Viện Sức khỏe Tâm thần hiện là cơ sở thực hành về chuyên ngành Tâm thần của các trường đại học, cao đẳng và trung học y tế cả trong và ngoài nước; đồng thời là cơ sở đào tạo cán bộ chuyên ngành Tâm thần ở các bậc đại học, sau đại học và trung học chuyên nghiệp.
Những năm gần đây, Viện đã đẩy mạnh và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; nắm bắt kịp thời những tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới, ứng dụng trong điều trị bệnh nhân tâm thần. Nhờ đó, số lượng bệnh nhân đến điều trị nội trú ngày càng tăng, ngày điều trị trung bình được rút ngắn, đặc biệt công tác khám và tái khám đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người bệnh.
Già hóa dân số: Mối quan tâm của APEC 2017 và mang tính thời sự quốc tế
Để người cao tuổi (NCT) sống vui, sống khỏe thì ngoài các giải pháp về vật chất, chăm sóc y tế thì phải làm sao để NCT tiếp tục đóng góp trí tuệ, kinh nghiệm xây dựng quê hương, đất nước.
Đây là nhấn mạnh của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Hội nghị “Chính sách chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng” nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế NCT (1/10) do Bộ Y tế tổ chức tại BV Lão Khoa TW ngày 25/9. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng nhiều đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ngành; Ban bảo vệ sức khỏe cán bộ TW cùng nhiều đơn vị liên quan tham dự hội thảo.
Mở rộng chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, thời gian qua, tuổi thọ của NCT Việt Nam đã được tăng lên nhưng tuổi thọ khỏe mạnh vẫn thấp. Năm 2016, Việt Nam có 10,1 triệu NCT chiếm 11% tổng dân số, trong đó có trên 2 triệu người trên 80 tuổi. Dự báo đến năm 2030, tỷ trọng NCT Việt Nam chiếm 17% và năm 2050 là 25%. Theo Phó Thủ tướng, hiện nay không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đang phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số, bởi cứ 2 giây là có một người trên thế giới bước vào độ tuổi già. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong những nước điển hình sẽ có tốc độ già hóa rất nhanh. Chính vì vậy, chính sách để NCT sống khỏe và sống tốt đang là vấn đề cần được quan tâm.
Những năm qua, vai trò của y tế cộng đồng, mô hình y học gia đình ngày càng được khẳng định trong công tác chăm sóc sức khỏe cho NCT, hạn chế lưu trú tại BV, nhất là đối với điều trị các bệnh mạn tính như huyết áp, tim mạch, tiểu đường... Cùng với đó, hệ thống các khoa, BV lão khoa, cơ sở chăm sóc dưỡng lão, hệ thống nhân lực chăm sóc riêng cho NCT được củng cố và phát triển. Hiện có 46/63 tỉnh, thành phố thành lập Khoa Lão trong BV đa khoa cấp tỉnh và gần 30 nhà dưỡng lão tư nhân.
Xu hướng thế giới là đưa NCT về chăm sóc tại cộng đồng để sao cho trong quá trình chăm sóc, NCT thấy mình ở nhà, gần gũi với cộng đồng. Vì vậy, Phó Thủ tướng đề nghị, thời gian tới, Việt Nam cần chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng; phát triển mô hình y học gia đình; đồng thời củng cố các hệ thống bệnh viện chuyên về lão khoa và nhân lực trong chăm sóc NCT. Việt Nam cũng cần phát triển nhiều mô hình như nhà dưỡng lão phù hợp với truyền thống văn hóa của người Việt Nam; đẩy mạnh phát triển y tế cơ sở để không chỉ phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu mà đặc biệt là chăm sóc NCT tập trung vào các bệnh mạn tính. Quan trọng hơn, nước ta cần có chính sách phát huy tốt vai trò của NCT trong xã hội, đây là một trong những phương pháp chăm sóc tốt nhất...
Những tác động của già hóa dân số
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn, già hóa dân số tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội như tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tích lũy, lao động, chăm sóc y tế, an sinh xã hội, thiết kế hạ tầng, các dòng di cư quốc tế... “Điều này đặt ra những thách thức lớn, có tác động lâu dài cho đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó có công tác chăm sóc sức khỏe NCT. Năm nay, Việt Nam với tư cách là nước chủ nhà của APEC, vấn đề già hóa dân số và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm, thúc đẩy già hóa khỏe mạnh hướng tới một châu Á - Thái Bình Dương khỏe mạnh đã được coi là một ưu tiên của APEC. Già hóa dân số là một vấn đề mang tính quốc tế và là mối quan tâm của các nhà lãnh đạo khu vực cũng như của thế giới” - Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn nói.
Theo báo cáo của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), tại Việt Nam, 65,7% NCT sống ở nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp. Tuổi thọ trung bình cao (73 tuổi) nhưng tuổi thọ khỏe mạnh thấp (64 tuổi). Việt Nam là nước có tốc độ già hóa dân số thuộc hàng nhanh nhất thế giới. Trong khi đó, hệ thống an sinh xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu của NCT; chưa có hệ thống chăm sóc dài hạn cho NCT; chưa có hệ thống cung ứng việc làm cho NCT...
Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình khuyến nghị, cần tăng cường đầu tư, cải thiện chăm sóc sức khỏe ban đầu; lồng ghép chăm sóc y tế với chăm sóc xã hội cho NCT; chú trọng sức khỏe và dinh dưỡng cho NCT; xây dựng môi trường sống thân thiện với NCT; phát huy vai trò và chăm sóc NCT dựa vào gia đình và cộng đồng.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La hoàn thành xử lý triệt để ô nhiễm
Sở TN&MT Sơn La vừa ban hành Quyết định 126/QĐ-STNMT về việc chứng nhận cơ sở đã hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La là một trong các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong Phụ lục 1, Quyết định 64/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ; với đối tượng cần xử lý triệt để là xử lý rác thải y tế. Năm 2016, Bệnh viện đa khoa tỉnh được UBND tỉnh Sơn La ra quyết định về việc nâng quy mô giường bệnh từ 350 giường lên 500 giường với 31 khoa phòng, 1 trung tâm; có 7 phòng chức năng, 18 khoa lâm sàng và 6 khoa cận lâm sàng, với tổng số 359 cán bộ y bác sỹ.
Ông Nguyễn Việt Tiến, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Sơn La cho biết: Về biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để, hiện nay, Bệnh viện đã được Sở Y tế tỉnh Sơn La đầu tư xây dựng mạng lưới thu gom, xử lý nước thải y tế bao gồm mạng lưới đường ống dẫn – thoát nước thải tại các phòng – khoa trong bệnh viện, mỗi nhà khoa trong bệnh viện đều có 1 bể tự hoại 3 ngăn và 1 hệ thống xử lý nước thải tập trung bằng công nghệ AAO – Nhật Bản. Công suất thiết kế 350 m3/ngày đêm.
Về chất thải rắn y tế, được phân loại và thu gom vào các thùng chứa túi nylon có in logo chất thải nguy hại (CTNH), có kích cỡ và màu sắc khác nhau để phân loại. Bệnh viện đã bố trí 1 nhà lưu trữ chất thải diện tích khoảng 40 m2 đặt trong khu xử lý chất thải của bệnh viện, gần lò đốt và khu xử lý nước thải, có biện cảnh báo CTNH bên ngoài cửa. Được xử lý bằng phương pháp nhiệt phân thông qua lò đốt (theo đề án đã được phê duyệt là lò đốt 2 buồng công suất 50 kg/h). Tuy nhiên, sau quá trình sử dụng lò đốt cũ xuống cấp. Năm 2015, Bệnh viện đã đầu tư mua mới lò đốt chất thải rắn y tế nguy hại là lò đốt rác thải y tế Model: Mediburner 08-50W. Công suất 50kg/mẻ; thời gian đốt 2h.
Để chứng nhận Bệnh viện Đa khoa Sơn La đã hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để, Chi cục Bảo vệ môi trường Sơn La đã được giao thẩm định hồ sơ đề nghị chứng nhận cơ sở gây ô nhiễm môi trường đã hoàn thành xử lý triệt để; đồng thời, tham mưu cho Sở TN&MT thành lập đoàn kiểm tra thực địa tại Bệnh viện.
Kết quả thẩm định, hồ sơ đề nghị của Bệnh viện cơ bản đầy đủ về thành phần hồ sơ và cấu trúc theo quy định tại Quyết định số 10/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/8/2006 của Bộ trưởng Bộ TN&MT. Về kết quả kiểm tra thực địa, Đoàn kiểm tra đã tiến hành lấy mẫu, phân tích đối với nước thải, khí thải. Kết quả, các thông số ô nhiễm đều đạt theo QCVN 28:2010/BTNMT Quy chuẩn quốc gia về nước thải y tế (cột B). Khí thoát ra ngoài đảm bảo QCVN 02:2012/BTNMT (cột B).
Trên cơ sở đó, Sở TN&MT đã ban hành Quyết định chứng nhận Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La đã hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian tới, Sở TN&MT Sơn La yêu cầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp tục duy trì liên tục, thường xuyên các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo đảm luôn đạt các tiêu chuẩn môi trường quốc gia.
Việt Nam khó kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030
http://motthegioi.vn/suc-khoe-c-84/viet-nam-kho-ket-thuc-dai-dich-aids-vao-nam-2030-72425.html
Như lời cam kết đến năm 2030 Việt Nam sẽ kết thúc đại dịch AIDS, khi đó Việt Nam sẽ không còn người lây nhiễm HIV/AIDS nhưng đến nay tình trạng trên vẫn còn tiếp diễn, nhất là đồng tính nam nhiễm HIV ngày càng tăng, đặc biệt là chưa biết lấy đâu kinh phí để phòng, chống HIV/AIDS.
Theo thống kế của Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước có thêm 4.540 người nhiễm HIV và 2.312 bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS, trong đó khoảng 800 người đã tử vong.
Chia sẻ tại Hội thảo “Đại biểu dân cử khu vực phía Nam với chính sách y tế và phòng, chống HIV/AIDS” hôm 27.9 tại TP.HCM, TS Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS cho rằng thách thức lớn nhất hiện nay trong việc kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030 là tình trạng gia tăng số người nhiễm HIV trong nhóm đồng tính nam (MSM), nhóm tình dục không an toàn và nguồn kinh phí cho hoạt động phòng, chống căn bệnh này.
“Tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam đã giảm, nhưng giảm chưa sâu, chưa ổn định. Có sự gia tăng khá nhanh số người nhiễm HIV ở nhóm đồng tính nam. Trong đó, lây nhiễm HIV chủ yếu qua đường tình dục; đặc biệt là trong nhóm người sử dụng ma túy tổng hợp do quan hệ tình dục tập thể, tình dục không an toàn”, ông Long nói.
Bên cạnh đó, ông Long cũng cho biết đến cuối năm 2017 này nguồn viện trợ của các tổ chức cho hoạt động phòng chống AIDS như: PEPFAR, Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, Lao và Sốt rét, Dự án ADB… sẽ kết thúc. Do đó, nguồn kinh phí chỉ còn trông chờ vào ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, quỹ bảo hiểm y tế, thu phí…
Tuy nhiên, hiện nguồn ngân sách trung ương và tại nhiều địa phương khá hạn hẹp. Đến nay vẫn còn 9 tỉnh, thành (Hà Nội, Hải Phòng, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Yên Bái, Bình Định và Bình Phước) chưa phê duyệt kế hoạch và kinh phí cho đề án phòng chống HIV/AIDS đến năm 2030.
Tại TP.HCM, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, dù đã được UBND TP chấp thuận mua thẻ bảo hiểm y tế hỗ trợ cho bệnh nhân HIV, nhưng việc chuyển đổi sang điều trị theo bảo hiểm y tế vẫn còn vướng mắc do một số quận, huyện thiếu các điều kiện nhân sự, cơ sở để thành lập phòng khám đa khoa thực hiện điều trị cho ARV bằng bảo hiểm y tế.
Ngoài ra TP còn có đến 24% bệnh nhân đang điều trị ARV có hộ khẩu ở các tỉnh, thành khác và không có thẻ bảo hiểm y tế cần được hỗ trợ về kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho họ.
Nhiều địa phương khác như: Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Nai... cũng cho biết đang gặp rất nhiều khó khăn khi tài trợ quốc tế giảm đi, trong khi địa phương chưa đủ nhân lực lẫn tài lực để có thể cáng đáng được số lượng bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS ngày càng gia tăng.
Trước tình hình trên, để đảm bảo việc điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS được liên tục, ông Long yêu cầu các địa phương khẩn trương kiện toàn các phòng khám HIV/AIDS, mở rộng tỷ lệ người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế, đấu thầu thuốc ARV…
Thanh Hóa: Hơn 100 khách nhập viện sau bữa ăn tại trung tâm điều dưỡng
Sau bữa ăn tại trung tâm điều dưỡng - Trung ương hội Chữ thập đỏ (có địa chỉ tại phường Bắc Sơn, TP Sầm Sơn, Thanh Hóa), hơn 100 khách du lịch nhập viện trong tình trạng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài, sốt...
Ngày 27/9, ông Lê Thành Đồng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP. Sầm Sơn cho biết, trong 2 ngày 25 và 26/9 bệnh viện tiếp nhận tổng cộng 109 bệnh nhân là khách nghỉ tại trung tâm điều dưỡng- Trung ương hội chữ thập đỏ bị ngộ độc thực phẩm.
Cụ thể vào khoảng 9h30 phút ngày 25/9, bệnh viện tiếp nhận hàng chục bệnh nhân với các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, đi ngoài, sốt…
Tiếp đến ngày 26/9, nhiều bệnh nhân khác cũng nhập viện trong tình trạng bệnh lý tương tự. Tính đến 9h15 phút ngày 26/9, tổng số khách nghỉ tại trung tâm điều dưỡng- Trung ương hội Chữ thập đỏ là 109 bệnh nhân.
“Khi tiếp nhận lượng lớn bệnh nhân trên, phía bệnh viện đã phải huy động gấp đôi nhân lực, trang thiết bị và thu dọn 10 phòng của bệnh viện để điều trị, theo dõi.
Sau hai ngày điều trị, sáng ngày 27/9, hầu hết các bệnh nhân đã được xuất viện về nhà”, ông Đồng cho biết thêm.
Cũng theo ông Đồng thì sau khi tiếp nhận số bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm trên, ông đã báo cáo UBND TP Sầm Sơn, Trung tâm y tế TP Sầm Sơn, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm và Sở y tế.
Được biết, 109 người bị ngộ độc thực phẩm là đoàn công nhân nhà máy dệt Yên Lạc, Hòa Bình đến Sầm Sơn để nghỉ mát, họ lưu trú tại Trung tâm điều dưỡng - Trung ương Hội chữ thập đỏ.
Điều đáng nói, trung tâm này chỉ được phục vụ khách nghỉ thuộc đối tượng của Hội chữ thập đỏ. Tuy nhiên, số khách này đều không thuộc đối tượng trên. Việc tiếp nhận khách bên ngoài được lãnh đạo TP Sầm Sơn cho rằng sai quy định.
Trao đổi với PV, ông Phạm Gia Long, Chánh văn phòng UBND TP. Sầm Sơn cho biết, ông cũng vừa mới nghe loáng thoáng sự việc, còn cụ thể như nào thì chưa nắm rõ.
Hơn 60% vụ ngộ độc trong trường học do thức ăn nhiễm vi khuẩn
Tại hội nghị triển khai công tác bảo đảm ATTP trong trường học ngày 27/9, BQL ATTP TPHCM cho biết có hơn 60% các vụ ngộ độc xảy ra trong trường học là do thức ăn nhiễm vi sinh vật, 25% là do thực phẩm bị biến chất, gần 4% là do có hóa chất tồn dư trong thực phẩm...
TPHCM hiện có khoảng 2.821 cơ sở có dịch vụ ăn uống trong trường học, trong đó: bếp ăn tập thể: 1.620 cơ sở; căng tin: 883 cơ sở; cung cấp suất ăn: 318 cơ sở. Điều đáng nói, tình hình ngộ độc thực phẩm xảy ra trong trường học vẫn còn tồn tại. Cụ thể, năm 2014 xảy ra 1 vụ làm 97 học sinh mắc, năm 2015 có 1 vụ làm 65 học sinh mắc, năm 2016 xảy ra 2 vụ làm 127 học sinh mắc. 9 tháng đầu năm 2017 cũng đã xảy ra 1 vụ làm 16 học sinh mắc.
Theo BQL ATTP TPHCM, hơn 60% các vụ ngộ độc xảy ra trong trường học qua phân tích kiểm nghiệm là do thức ăn nhiễm vi sinh vật, 25% là do thực phẩm bị biến chất, gần 4% là do có hóa chất tồn dư trong thực phẩm và hơn 10% là do các tác nhân khác.
Qua tổng hợp thống kê của Ban, có rất nhiều nguyên nhân để xảy ra ngộ độc thực phẩm. Do nhân viên chưa nắm vững kiến thức về ATTP như bảo quản, chế biến thực phẩm chưa hợp vệ sinh; các bếp ăn, cơ sở cung cấp suất ăn chưa có sự giám sát thường xuyên; thời gian từ lúc chế biến đến khi sử dụng còn dài (sau 2 giờ) mà không có thiết bị bảo quản, hâm nóng...
Theo GS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm (BQL ATTP) TPHCM, đối tượng học sinh, sinh viên rất dễ có nguy cơ bị ngộ độc nếu sử dụng thực phẩm không an toàn. Việc đảm bảo ATTP trong trường học là vấn đề rất cấp bách, được TP hết sức quan tâm. Tuy nhiên, dù đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng nguy cơ ngộ độc trong trường học vẫn rất cao.
“Một số bếp ăn, căng tin trong trường học còn sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, chưa có sự giám sát chặt chẽ chất lượng thực phẩm trước khi đưa vào sử dụng” - bà Phạm Khánh Phong Lan chia sẻ.
Thời gian tới, BQL ATTP sẽ ký kết với Sở Giáo dục & Đào tạo TPHCM rà soát lại để đảm bảo không có sơ sở bếp ăn tập thể, căng tin, nơi cung cấp suất ăn sẵn cho trường học không có giấy phép mà vẫn hoạt động.
“Trong quá trình rà soát, chúng tôi cũng sẽ thẩm định lại các cơ sở đã có giấy phép, các cơ sở phải đáp ứng tất cả các điều kiện về ATTP thì mới được cấp phép. Ngoài ra, chúng tôi sẽ thiết lập hệ thống tự kiểm tra giữa các cơ sở, Ban cũng sẽ đi kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, hoặc phối hợp liên ngành đi kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh các điều kiện an toàn thực phẩm tại các cơ sở này. Kiên quyết xử lý các cơ sở không đảm bảo ATTP trong trường học, nhằm phòng chống ngộ độc thực phẩm xảy ra” - bà Lan nhấn mạnh.
Được biết, Sở Giáo dục & Đào tạo TPHCM đã chọn 2 quận là quận 3 và quận 5 làm thí điểm trong việc cam kết các bếp ăn tập thể, căng tin, nơi cung cấp suất ăn cho trường học mua thực phẩm từ các cơ sở chuỗi thực phẩm an toàn được công nhận của TP, các cơ sở đạt chứng nhận VietGap, GlobalGap...
Dự kiến, trong khoảng tháng 10/2017, BQL ATTP TPHCM sẽ tổ chức diễn tập xử lý, điều tra ngộ độc thực phẩm trong trường học, xây dựng quy trình xử lý ngộ độc thực phẩm tại các trường học.
Triển khai phòng khám quốc tế tại Bệnh viện ĐH Y dược
http://infonet.vn/trien-khai-phong-kham-quoc-te-tai-benh-vien-dh-y-duoc-post238036.info
Từ ngày 28/9/2017, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM sẽ triển khai Phòng khám quốc tế dành cho khách hàng trong và ngoài nước.
Khu vực phòng khám quốc tế được bố trí riêng biệt với 2 phòng tiếp nhận, 1 phòng khám chuyên khoa và 1 phòng khám tổng quát. Việc tư vấn, khám bệnh, chẩn đoán, xét nghiệm ban đầu được thực hiện ngay tại phòng khám, giúp khách hàng rút ngắn thời gian chờ đợi, di chuyển và thực hiện cận lâm sàng.
Mỗi năm, số lượng người nước ngoài đến khám ngoại trú khoảng 15.000 lượt và điều trị nội trú hơn 1.000 lượt. Những chuyên khoa tiếp nhận khách nước ngoài nhiều nhất là Tim mạch, Tiêu hoá, Gan Mật Tụy, Thần Kinh, Chấn thương chỉnh hình, Hô hấp, Thẩm mỹ, Chăm sóc da,…
Mới đây, bệnh viện tiếp nhận trường hợp bệnh nhân Nguyễn M., 61 tuổi, Việt kiều sinh sống tại Thụy Điển hơn 20 năm. Trong lần về nước thăm gia đình, ông bị đau ngực trái từng cơn trong khoảng 4 – 5 ngày với tiền sử bệnh tim lâu năm. Ông đã được thực hiện thủ thuật can thiệp mạch vành tại Bệnh viện ĐH Y dược.
PGS.TS.BS. Trương Quang Bình – Phó Giám đốc bệnh viện cho biết, việc ra đời Phòng khám quốc tế nằm trong bệnh viện, tích hợp các yếu tố về chuyên môn cao, quy trình khép kín, trang thiết bị y tế hiện đại nhằm tạo sự thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người đến khám.
Đây cũng là bước tiến mới của bệnh viện trong việc nâng cao quản trị, đổi mới phong cách phục vụ chuẩn quốc tế, hướng đến sự hài lòng của từng đối tượng khách hàng.