Đồng hành vì một Việt Nam khoẻ mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, vì một tương lai tươi sáng
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 29/10/2015

  • |
T5g.org.vn - Cần tăng ngân sách nhà nước chi cho công tác y tế dự phòng; Tăng cường giám sát dịch cúm gia cầm A (H7N9); Lực lượng vũ trang chính thức tham gia bảo hiểm y tế…

Cần tăng ngân sách nhà nước chi cho công tác y tế dự phòng

Tối 28-10, tại Hà Nội, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội phối hợp Bộ Y tế tổ chức hội thảo Đại biểu dân cử với việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế dự phòng (YTDP). Tham dự, có đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, đại diện đại biểu Quốc hội của hơn 30 tỉnh, thành phố và các tổ chức quốc tế.

Trong thời gian qua, công tác YTDP đạt một số thành tựu, như: tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới một tuổi đạt hơn 90%; thanh toán các bệnh đậu mùa, bại liệt...; ngăn chặn và khống chế được một số dịch bệnh lớn, không xâm nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên, công tác YTDP hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc: tỷ trọng chi cho YTDP trong tổng số ngân sách nhà nước chi cho y tế thấp và không ổn định, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao, nhất là tại tuyến huyện...

Các đại biểu thảo luận và đưa ra một số kiến nghị về việc đổi mới hệ thống tổ chức YTDP một cách toàn diện.

http://www.nhandan.org.vn/xahoi/tin-tuc/item/27823602-can-tang-ngan-sach-nha-nuoc-chi-cho-cong-tac-y-te-du-phong.html

 

Tăng cường giám sát dịch cúm gia cầm A (H7N9)

TTr

Ngày 28-10, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Ủy ban quốc gia Y tế và Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc thông báo thêm hai trường hợp nhiễm vi rút cúm gia cầm A(H7N9) tại TP Huzhou và Jinhua thuộc tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc).

Hai trường hợp này gồm một bệnh nhân là nữ 55 tuổi, khởi phát bệnh ngày 18-9 và một bệnh nhân nam 53 tuổi, khởi bệnh ngày 21-9. Cả hai bệnh nhân đều tiếp xúc với gia cầm và chợ gia cầm sống. Không có mối liên quan dịch tễ giữa hai bệnh nhân.

Chính phủ Trung Quốc đã triển khai nhiều biện pháp giám sát và phòng chống bao gồm: Tăng cường giám sát và phân tích tình hình; tăng cường hoạt động điều trị và truyền thông nguy cơ.

WHO đã thực hiện đánh giá tình hình dịch tễ và phân tích nguy cơ dựa trên các thông tin cập nhật gần đây và cho biết nguy cơ cúm A(H7N9) đối với sức khỏe cộng đồng là không thay đổi.

Theo thông báo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), kể từ tháng 6-2015, vi rút cúm A(H7N9) tiếp tục được phát hiện trên gia cầm tại nhiều tỉnh của Trung Quốc. Như vậy, vi rút này vẫn tồn tại dai dẳng trên gia cầm. Nếu vẫn theo mô hình lây nhiễm như các năm trước đây, số trường hợp nhiễm cúm trên người sẽ gia tăng trong những tháng tới. Thêm vào đó, một số trường hợp nhiễm rải rác sẽ được ghi nhận tại các khu vực bị ảnh hưởng hoặc lân cận.

Các trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) khi đi tới các quốc gia khác, nếu phát hiện lây nhiễm ngay hoặc sau khi đến thì cần xem xét mức độ lây lan của vi rút trong cộng đồng vì cho đến nay chưa có bằng chứng cho thấy vi rút này có thể lây truyền dễ dàng từ người sang người.

WHO khuyến cáo tất cả hành khách khi đến quốc gia có dịch cúm gia cầm không nên đến các trang trại gia cầm, tránh tiếp xúc với gia cầm tại chợ gia cầm sống hoặc vào khu vực giết mổ gia cầm, tránh tiếp xúc với bất kỳ bề mặt nào bị nhiễm phân của gia cầm hoặc động vật khác. Du khách nên rửa tay bằng xà phòng và thực hiện biện pháp an toàn thực phẩm.

WHO không khuyến cáo áp dụng các biện pháp sàng lọc tại cửa khẩu, hạn chế đi lại hoặc giao thương quốc tế. Hành khách khi xuất hiện các triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính nặng trong khi du lịch hoặc sau khi trở về từ vùng dịch nên được chẩn đoán nhiễm cúm gia cầm.

WHO khuyến cáo các quốc gia tiếp tục tăng cường giám sát cúm bao gồm giám sát hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính nặng (SARI) và rà soát các mô hình bất thường nhằm bảo đảm phát hiện và báo cáo chính xác các trường hợp nhiễm ở người theo quy định của Điều lệ Y tế quốc tế (IHR 2005) và tiếp tục có kế hoạch ứng phó cấp quốc gia.

Trước đây, vi rút cúm A (H7N9) đã tìm thấy ở chim, chưa xác định được ở động vật hoặc trên người cho đến khi vi rút này được phát hiện tại Trung Quốc vào tháng 3-2013.

Đến nay, toàn cầu ghi nhận 573 trường hợp dương tính với cúm A (H7N9) ở người (Trung Quốc 554, Đài Loan bốn, Hồng Công 12, Malaysia một và Canada hai). Trong đó, 212 người đã tử vong. Riêng đối với trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) được báo cáo từ Malaysia và Canada đều có tiền sử là đi từ Trung Quốc về.

Tại Việt Nam hiện nay chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm cúm A(H7N9). Tuy nhiên, do có đường biên giới dài với Trung Quốc, giao lưu đi lại, làm ăn, buôn bán giữa Việt Nam và Trung Quốc rất lớn nên nguy cơ dịch xâm nhập là cao.

Hiện, Bộ Y tế đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh ở gia cầm và trên người nhằm phát hiện sớm dịch bệnh xâm nhập, kịp thời ngăn chặn, tránh lây lan.

http://www.nhandan.org.vn/suckhoe/tin-tuc/item/27817302-tang-cuong-giam-sat-dich-cum-gia-cam-a-h7n9.html

 

Lực lượng vũ trang chính thức tham gia bảo hiểm y tế

Thanh Quý

Bắt đầu từ ngày 15-10, theo Nghị định số 70/2015/NĐ-CP của Chính phủ, quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu chính thức tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Đây là một chính sách mới trong chăm sóc sức khỏe cho lực lượng vũ trang và góp phần thực hiện lộ trình BHYT toàn dân.

Theo Nghị định 70/2015/NĐ-CP, đối tượng của lực lượng vũ trang tham gia BHYT, gồm: sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ và học viên Công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân ở bộ, ngành, địa phương và học viên cơ yếu. Ngân sách nhà nước bảo đảm đóng toàn bộ BHYT với mức bằng 4,5% tiền lương tháng đối với người hưởng lương và 4,5% mức lương cơ sở đối với người hưởng sinh hoạt phí. Do lần đầu quân đội và Công an triển khai thực hiện BHYT sau hàng chục năm thực hiện chăm sóc sức khỏe trong hệ thống y tế riêng, cho nên, Chính phủ đưa ra lộ trình: từ nay đến hết năm 2015, thực hiện BHYT đối với 15% đối tượng; năm 2016 - 2017, ít nhất 30%; năm 2018 - 2019 ít nhất 60%; từ ngày 1-1-2020, đạt 100% số đối tượng. Được biết, hiện nay, mẫu thẻ BHYT đang được Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoàn tất để kịp thời bảo đảm quyền lợi cho các đối tượng và đạt lộ trình đã đề ra. Với các đơn vị chưa nằm trong lộ trình thực hiện BHYT vẫn thực hiện việc khám, chữa bệnh trong hệ thống cơ sở y tế của ngành như trước đây.

Đại tá Lưu Mạnh Hùng, Trưởng phòng BHYT (Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng) cho biết, thực hiện quy định mới, quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu sẽ được mở rộng hơn quyền lựa chọn đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu, không chỉ tại các bệnh xá, bệnh viện quân đội, công an mà tại trạm y tế xã, phòng khám khu vực hoặc bệnh viện đa khoa huyện. Với cán bộ thuộc trung ương quản lý, đăng ký tại bệnh viện được giao nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương; cán bộ thuộc diện tỉnh, thành phố quản lý, đăng ký tại Phòng khám của Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố hoặc bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố. Nếu đi công tác, được khám, chữa bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh BHYT thuận tiện nhất. Kết quả thực hiện thí điểm chăm sóc sức khỏe quân nhân tại ngũ theo hình thức BHYT của Bộ Quốc phòng thời gian qua cho thấy, tại các đơn vị thí điểm, có 67% số quân nhân đi khám, chữa bệnh được chuyển tuyến đến bệnh viện của ngành y tế. Điều đó cho thấy nhu cầu tiếp cận dịch vụ y tế kỹ thuật cao, trang thiết bị y tế hiện đại tại các bệnh viện của ngành y tế của lực lượng vũ trang khá cao và quy định mới đáp ứng được nhu cầu này.

Thuận lợi hơn là quy định về chuyển tuyến. Trước đây theo quy định việc chuyển tuyến điều trị về cơ bản chỉ thực hiện trong hệ thống quân y hoặc y tế công an. Thực hiện chính sách BHYT mới, cán bộ, chiến sĩ có điều kiện chuyển ra điều trị tại các bệnh viện dân sự nếu vượt khả năng chuyên môn của cơ sở y tế đang điều trị. Đại tá Nguyễn Minh Thao, Trưởng phòng BHYT, Tổng cục Chính trị Công an nhân dân (Bộ Công an) cho biết, quy định chuyển tuyến thuận lợi hơn cho cán bộ, chiến sĩ trong trường hợp một số chuyên khoa ở các bệnh viện dân sự được đầu tư trang bị kỹ thuật tốt, bác sĩ tay nghề cao. Với cán bộ, chiến sĩ ở vùng sâu, vùng xa sẽ thuận tiện trong việc đi lại khám, chữa bệnh, không phải vất vả vượt hàng trăm cây số đến bệnh viện của ngành như trước đây. Ngoài ra, theo tính toán của các chuyên gia BHYT, quyền lợi của cán bộ, chiến sĩ, quân nhân được bảo đảm tốt hơn khi chi phí điều trị trung bình cho một đầu giường bệnh theo chế độ BHYT cao hơn trước đây. Tuy nhiên, với các trường hợp khám, chữa bệnh không đúng tuyến, Quỹ BHYT chỉ chi trả 40% chi phí điều trị nội trú tại tuyến trung ương; 60% chi phí điều trị nội trú tại tuyến tỉnh đến ngày 31-12-2020; 70% chi phí tại tuyến huyện đến ngày 31-12-2015.

Không chỉ nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, việc triển khai BHYT cho quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu còn tạo cơ hội cho các cơ sở y tế của quân đội, công an tự chủ, tránh lãng phí thuốc, hóa chất, nâng cao trình độ, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, mở rộng dịch vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân. Bởi vì, Chính phủ cho phép Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được được giữ lại một phần kết dư quỹ để nâng cấp, mua sắm phương tiện, trang thiết bị y tế...; một phần kinh phí kết dư đóng góp vào quỹ dự phòng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam để điều tiết chung.

BHYT đối với lực lượng quân nhân, công an nhân dân là một chính sách mới. Các đơn vị liên quan của hai bộ: Quốc phòng và Công an đang tập trung triển khai tuyên truyền, tập huấn để các quy định thật sự đi vào cuộc sống, góp phần thiết thực, hiệu quả vào việc chăm sóc sức khỏe cho quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu ngày càng tốt hơn và tiến tới thực hiện BHYT toàn dân.

http://www.nhandan.org.vn/suckhoe/tin-tuc/item/27823402-luc-luong-vu-trang-chinh-thuc-tham-gia-bao-hiem-y-te.html

 

Tiếp sức cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K T.Ư

Ngày 28-10, tại Bệnh viện K T.Ư đã diễn ra lễ ra quân chương trình “Tiếp sức người bệnh”. Đây là một trong những hoạt động thực hiện chủ trương của Bộ Y tế về “Đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.

Theo đó, sẽ có 50 tình nguyện viên nhiệt tình, nhanh nhẹn, có kỹ năng tốt tham gia vào Đội tiếp sức người bệnh tại Bệnh viện K T.Ư, bao gồm 5 đội hình: đội hướng dẫn khám bệnh; đội hướng dẫn nội quy bệnh viện; đội hướng dẫn giúp đỡ bệnh nhân khó khăn; đội hướng dẫn ra vào viện; đội hướng dẫn xét nghiệm.

Cụ thể, các tình nguyện viên sẽ hướng dẫn người bệnh về các quy trình, thủ tục khám bệnh. Hỗ trợ người bệnh di chuyển tới các khoa, phòng theo yêu cầu của bác sĩ. Hỗ trợ người bệnh làm các thủ tục hành chính; nhắc nhở người bệnh không hút thuốc lá trong bệnh viện. Giúp đỡ người nhà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn chăm sóc người bệnh trong quá trình khám và điều trị tại bệnh viện...

Thạc sĩ Lê Văn Quân, Phó Giám đốc Bệnh viện K T.Ư cho biết: “Với đặc thù là bệnh viện chuyên khoa tuyến T.Ư nên số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện K rất đông, nhất là tại Khoa Khám bệnh và các Khoa Cận lâm sàng. Do đó, hoạt động tiếp sức người bệnh sẽ giúp ích rất nhiều cho người dân để họ thuận lợi hơn khi đến bệnh viện, đặc biệt là các bệnh nhân từ xa đến. Ngoài việc triển khai tiếp sức người bệnh ở cơ sở 1 (Quán Sứ), chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai tại cơ sở 2 và 3 của bệnh viện ở Tam Hiệp và Tân Triều”.

Ông Nguyễn Bá Tĩnh, Phó Chủ tịch Thường trực, kiêm Tổng thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cho biết, sau một năm triển khai thực hiện chương trình tiếp sức người bệnh tại một số bệnh viện đã đem lại kết quả tốt và sự hài lòng cho người bệnh. Trong năm 2015, chương trình sẽ triển khai tại 31 bệnh viện trên toàn quốc. Dự kiến đến năm 2016, chương trình sẽ triển khai rộng khắp ở 63 tỉnh thành trên cả nước, nhằm đáp ứng nhu cầu về chăm sóc cho bệnh nhân nghèo, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại các bệnh viện thông qua cung cấp đội ngũ nhân viên chăm sóc tình nguyện được đào tạo và hoạt động có tổ chức.

Sự tham gia của đội ngũ sinh viên tình nguyện không chỉ giúp cho các bệnh viện làm tốt hơn công tác phục vụ người bệnh, giúp người bệnh vơi đi những lo lắng, yên tâm trong quá trình khám và điều trị mà còn giúp chính bản thân các bạn sinh viên tình nguyện có thêm những trải nghiệm, kinh nghiệm thực tiễn và làm sâu sắc hơn bài học y đức được học trên ghế nhà trường.

http://www.nhandan.org.vn/suckhoe/tin-tuc/item/27817802-tiep-suc-cho-benh-nhan-ung-thu-tai-benh-vien-k-t-u.html

 

Kỷ niệm 20 năm Hợp tác y tế Việt Nam – Hoa Kỳ

Bảo Linh

Ngày 28-10, tại Hà Nội, Việt Nam và Hoa Kỳ đã tổ chức kỷ niệm 20 năm Hợp tác y tế Việt Nam - Hoa Kỳ và bình thường hóa quan hệ song phương. Dự lễ kỷ niệm có Đại sứ Ted Osius, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc.

Phát biểu trong diễn văn khai mạc, Đại sứ Ted Osius nhấn mạnh: “Trong 20 năm qua, kể từ khi bình thường hóa quan hệ, hợp tác y tế hai nước đã cứu sống biết bao người Việt Nam và còn nhiều hơn thế nữa. Hoa Kỳ và Việt Nam đã cùng nhau đạt được rất nhiều thành tựu trong 20 năm qua. Tôi tin tưởng rằng quan hệ hợp tác của hai nước sẽ phát triển sâu rộng sang nhiều lĩnh vực mới".

Tại Lễ kỷ niệm, Đại sứ Osius và Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã trao Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho bảy cán bộ ngoại giao Hoa Kỳ và Bằng khen của Đại sứ quán Hoa Kỳ cho 40 cán bộ Việt Nam vì sự đóng góp to lớn của họ trong việc đẩy mạnh các hoạt động hợp tác y tế song phương.

Các chương trình hỗ trợ y tế của chính phủ Hoa Kỳ tại Việt Nam đến nay lên tới hơn 900 triệu USD, kể từ khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, chiếm gần 75% tổng hỗ trợ của chính phủ Hoa Kỳ dành cho Việt Nam.

Kể từ khi thực thi vào năm 2005, Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ cho phòng chống HIV/AIDS (PEPFAR) trở thành nhà tài trợ lớn nhất cho cuộc chiến chống lại HIV/AIDS tại Việt Nam. Năm nay, đánh dấu một bước tiến quan trọng của chương trình PEPFAR với gần 100 nghìn người Việt Nam được điều trị ARV và hơn 40 nghìn người được điều trị nghiện bằng methadone.

Chính phủ Hoa Kỳ cũng là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho công tác phòng chống cúm tại Việt Nam và hỗ trợ các lĩnh vực khác như: lao, sốt rét, phòng chống thuốc lá, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, người khuyết tật, phòng chống thiên tai, y tế biển và phòng chống các bệnh truyền nhiễm.

Từ năm 2014, Hoa Kỳ và Việt Nam đã và đang xây dựng quan hệ đối tác ngày càng phát triển trong khuôn khổ Chương trình An ninh y tế toàn cầu (GHSA) để phát hiện, ngăn chặn và đối phó tốt hơn với các đợt bùng phát dịch bệnh. Cùng nhau giải quyết các vấn đề y tế toàn cầu không chỉ mang lại lợi ích cho hai quốc gia, mà còn cho cả khu vực và toàn thế giới.

http://www.nhandan.org.vn/suckhoe/tin-tuc/item/27817202-ky-niem-20-nam-hop-tac-y-te-viet-nam-%E2%80%93-hoa-ky.html

http://phapluattp.vn/suc-khoe/20-nam-hop-tac-y-te-viet-nam-hoa-ky-587726.html

 

Ung thư - Bệnh được chuyển thẳng từ trạm y tế lên bệnh viện tuyến thành phố

Đây là thông tin mới nhất từ Sở Y tế và BHXH thành phố Hà Nội, thống nhất danh mục một số bệnh trong đó bệnh Ung thư sẽ được chuyển thẳng từ trạm y tế xã lên bệnh viện tuyến thành phố.

Nhiều lợi ích cho bệnh nhân Ung thư

Nhằm giảm bớt thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh tham gia BHYT, Sở Y tế và BHXH thành phố đã thống nhất danh mục một số bệnh được chuyển thẳng từ trạm y tế xã lên BV tuyến thành phố trong trường hợp trước đó đã được BV đầu ngành chẩn đoán xác định bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn của BV tuyến huyện. Cụ thể là: Bệnh tim có chỉ định phẫu thuật, ung thư, suy tủy, chạy thận nhân tạo, tan máu bẩm sinh (Thalasemia), tan máu tự miễn, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm, bệnh lý chức năng tiểu cầu… 

Được biết trong danh mục 74 thuốc thuốc điều trị ung thư hiện nay thì đã có đến 59 loại được Bảo hiểm y tế chi trả 100%, bảo đảm đáp ứng nhu cầu điều trị ung thư.

11 thuốc ngoài danh mục hiện được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán 50% được bổ sung đưa vào danh mục để kiểm soát, quản lý và giữ nguyên tỷ lệ thanh toán 50% như trước đây; chỉ có 4 thuốc giảm tỷ lệ thanh toán từ 100% xuống còn 50%.

Quy định về chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Y tế 

Các hình thức chuyển tuyến

- Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên (tuyến 4 chuyển lên tuyến 3, tuyến 3 chuyển lên tuyến 2, tuyến 2 chuyển lên tuyến 1); 

- Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới; 

- Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.

Điều kiện chuyển tuyến 

Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị.

Đối với trường hợp chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp (căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt) thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn. 

Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4). 

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới phù hợp khi người bệnh đã được chẩn đoán, được điều trị qua giai đoạn cấp cứu, xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm, có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới.

Giám đốc Sở Y tế hướng dẫn thực hiện chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên các địa bàn giáp ranh để bảo đảm điều kiện thuận lợi cho người bệnh.

Trường hợp người bệnh không đáp ứng điều kiện chuyển tuyến theo quy định nêu trên nhưng người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh vẫn yêu cầu chuyển tuyến thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giải quyết cho người bệnh chuyển tuyến để bảo đảm quyền lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển người bệnh đi phải cung cấp thông tin để người bệnh biết về phạm vi quyền lợi và mức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh không theo đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật.

Thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước là người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được ủy quyền của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân là người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người được ủy quyền người chịu trách nhiệm chuyên môn ký giấy chuyển tuyến; trong phiên trực là người trực lãnh đạo ký giấy chuyển tuyến đối với trường hợp cấp cứu.

Thủ tục chuyển tuyến 

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện chuyển người bệnh lên tuyến trên hoặc cùng tuyến theo thủ tục sau đây: 

- Thông báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh; 

- Ký giấy chuyển tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này; 

- Trường hợp người bệnh cấp cứu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến; kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển; 

- Trường hợp người bệnh cần sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh đi phải thông báo cụ thể về tình trạng của người bệnh và những yêu cầu hỗ trợ để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến có biện pháp xử trí phù hợp; 

- Giao giấy chuyển tuyến cho người hộ tống hoặc người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh để chuyển tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến; 

- Bàn giao người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến.

http://khoe360.tienphong.vn/gia-dinh-suc-khoe/ung-thu-benh-duoc-chuyen-thang-tu-tram-y-te-len-benh-vien-tuyen-thanh-pho-926123.tpo

 

Nguy cơ cúm A/H7N9 xâm nhập từ Trung Quốc

Huy Hà

“Tuy Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm cúm A/H7N9 nhưng do có đường biên giới dài với Trung Quốc nên nguy cơ dịch xâm nhập vào nước ta là cao”

 - PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cảnh báo trước thông tin vừa có thêm hai trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm A/H7N9 tại Trung Quốc.

Ông Phu cho biết việc buôn bán gia cầm lậu gia tăng trong những tháng cuối năm tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch cúm A/H7N9 vào Việt Nam. “Hiện Bộ Y tế đang phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh ở gia cầm và trên người nhằm phát hiện sớm dịch bệnh xâm nhập, kịp thời ngăn chặn, tránh lây lan” - ông Phu nói.

Theo Bộ Y tế, cúm A/H7N9 là một chủng mới, có khả năng lây nhiễm cho người dẫn đến viêm phổi nặng, tiến triển nhanh, tỉ lệ tử vong cao. Người nhiễm cúm A/H7N9 có biểu hiện: ho, sốt, khó thở, có tổn thương nhu mô phổi... Đến nay toàn cầu ghi nhận gần 600 trường hợp dương tính với cúm A/H7N9 ở năm quốc gia, trong đó 212 người đã tử vong. 

http://phapluattp.vn/suc-khoe/nguy-co-cum-a-h7n9-xam-nhap-tu-trung-quoc-587690.html

 

Không thể xử lý thịt 'dính' tồn dư kháng sinh

Trần Ngọc

"Không thể xử lý thịt gà “dính” tồn dư kháng sinh Enrofloxacin và Flofenicol", đây là nhận định của ông ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, tại hội thảo “Loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi” do báo Thanh Niên tổ chức sáng 28-10.

“Văn bản của Bộ NN&PTNT về việc cấm sử dụng 22 loại hóa chất kháng sinh trong chăn nuôi đã có từ những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Đến năm 2014, bộ này lại ra văn bản tăng thêm bốn chất cấm. Ra văn bản thì dễ, thực thi văn bản là việc khó. Vì vậy, từ năm 2005 đến nay xảy ra thực trạng sử dụng tràn lan các loại kháng sinh và chất cấm trong chăn nuôi”. Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho biết thông tin trên buổi hội thảo.

Theo ông Lịch, nguyên nhân dẫn đến thực trạng sử dụng kháng sinh, chất cấm là do người chăn nuôi chạy theo lợi nhuận. Quản lý nhà nước ở cơ sở lỏng lẻo, có phần thông cảm và nể nang. 

“Để hạn chế việc sử dụng kháng sinh và chất cấm, cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra đột xuất những hộ chăn nuôi, trại chăn nuôi, nhà máy thức ăn gia súc. Nếu sử dụng chất cấm, kháng sinh không phép hoặc sử dụng kháng sinh quá liều thì không cho xuất bán sản phẩm trong thời gian từ 3-6 tháng. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng công bố liều lượng sử dụng từng loại kháng sinh” – ông Lịch đề xuất.

Trao đổi riêng với Pháp Luật TP.HCM, ông Phan Xuân Thảo, cho biết ngày 14-10-2015, sau khi phát hiện thịt gà chứa tồn dư kháng sinh Enrofloxacin và Flofenicol, Chi cục Thú y TP.HCM đã có công văn gửi Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT). 

Công văn có nội dung: “Bộ Y tế ban hành Thông tư 24/2013 ngày 14-8-2013 về quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm. Tuy nhiên, thông tư này đang thiếu các quy định về mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y đối với một số loại sản phẩm của ngành nông nghiệp (ví dụ Enrofloxacin, Flofenicol trong thịt gà…). Điều này gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình kiểm tra và không thể xử phạt nếu phát hiện tồn dư kháng sinh Enrofloxacin và Flofenicol trong thịt gà”.

Đến ngày 22-10-2015, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có công văn phúc đáp với nội dung sau: “Bộ NN&PTNT đã có công văn đề nghị Bộ Y tế soát xét bổ sung quy định tại Thông tư 24/2013 đối với một số loại sản phẩm của ngành NN&PTNT (có thể tham khảo mức quy định của Codex hoặc EU, Nhật Bản). Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thống báo tới Chi cục Thú y TP.HCM biết để thực hiện”. 

“Thực tình mà nói, sau khi nhận được công văn trả lời của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Chi cục Thú y TP.HCM… bó tay, không biết phải thực hiện như thế nào. Điều này có nghĩa không thể xử lý thịt gà “dính” tồn dư kháng sinh Enrofloxacin và Flofenicol” - ông Thảo cho hay.

Chín tháng đầu năm 2015, Chi cục Thú y TP.HCM đã lấy 159 mẫu thịt heo ngẫu nhiên được kinh doanh trên địa bàn TP để xét nghiệm tồn dư kháng sinh. Kết quả cho thấy 37/159 mẫu thịt heo (hơn 23%) tồn dư vượt mức kháng sinh Tetracycline.  Bên cạnh đó, có đến 26 mẫu (trên 16%) tồn dư vượt mức kháng sinh Sulfadimidin. 

Chưa hết, Chi cục Thú y TP.HCM còn phát hiện gần 28% mẫu thịt gà ở TP.HCM chứa tồn dư kháng sinh cấm sử dụng trong chăn nuôi là Enrofloxacin và Flofenicol.

http://phapluattp.vn/suc-khoe/dinh-duong/khong-the-xu-ly-thit-dinh-ton-du-khang-sinh-587540.html

 

Cơ hội làm cha mẹ cho 30 cặp vợ chồng hiếm muộn

Trần Ngọc

Ngày 28-10, Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM cho biết chương trình “Ươm mầm hạnh phúc” lần 2 (năm 2015-2016) đã chính thức khởi động. 

Theo đó, từ ngày 1 đến 10-12, những cặp vợ chồng vô sinh có hoàn cảnh khó khăn nộp hồ sơ tại BV Mỹ Đức (TP.HCM) để được xét duyệt. Tới ngày 22-12, 30 hồ sơ đủ điều kiện tham gia chương trình sẽ chính thức bắt đầu thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.

Các cặp vợ chồng này sẽ được điều trị miễn phí toàn bộ (thuốc kích thích buồng trứng, thuốc chuẩn bị niêm mạc tử cung, thuốc hỗ trợ hoàng thể, chi phí chọc hút trứng, tạo phôi và nuôi cấy phôi, trữ lạnh phôi, chuyển phôi trữ).

Theo BS Hồ Mạnh Tường, Tổng Thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM, “Ươm mầm hạnh phúc” là chương trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí dành cho 30 trường hợp có chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm nhưng có điều kiện kinh tế khó khăn.

“Ươm mầm hạnh phúc” diễn ra định kỳ vào quý 4 hằng năm. Trước đó, “Ươm mầm hạnh phúc” lần thứ nhất (năm 2014-2015) đã thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cho 30 trường hợp và đến nay 16 trường hợp đã có thai. Trong đó có tám trường hợp sinh em bé khỏe mạnh. Các trường hợp còn lại thai đã trên bốn tháng tuổi và phát triển tốt.

Ươm mầm hạnh phúc là chương trình do Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM phối hợp BV Mỹ Đức thực hiện. Tổng cộng kinh phí của chương trình cho đến thời điểm hiện tại gần 2,5 tỉ đồng. Số tiền trên do tập thể nhân viên BV Mỹ Đức và các đối tác trong lĩnh vực thụ tinh trong ống nghiệm đóng góp.

http://phapluattp.vn/suc-khoe/co-hoi-lam-cha-me-cho-30-cap-vo-chong-hiem-muon-587521.html

 

Viện Tim yêu cầu dừng quảng cáo “máy lọc nước giảm mỡ máu”

Lan Anh

Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn cho biết đã yêu cầu Công ty cổ phần tập đoàn điện lạnh điện máy Việt Úc dừng quảng cáo tác dụng giảm mỡ máu khi sử dụng nước từ máy lọc nước K. 

Theo ông Tuấn, công ty này đã quảng cáo trên nhiều tờ báo, tạp chí, quảng cáo biển bảng ngoài trời tác dụng giảm mỡ máu ở bệnh nhân rối loạn mỡ máu tại Bệnh viện Tim Hà Nội làm ảnh hưởng đến uy tín của bệnh viện và gây hiểu lầm trong người dân.

Ông Tuấn cho biết từ tháng 4 đến tháng 6-2015, có 20 bệnh nhân tham gia nghiên cứu tác dụng giảm mỡ máu của máy lọc nước K. tại Bệnh viện Tim Hà Nội.

“Theo kết luận ban đầu, bệnh viện đã khuyến nghị bệnh nhân sử dụng sản phẩm nước từ máy lọc nước này như một biện pháp hỗ trợ điều trị song song với các biện pháp dùng thuốc và thay đổi lối sống” - kết luận tại cuộc làm việc hai bên vừa qua cho biết.

Thời gian vừa qua, chủ sở hữu sản phẩm máy lọc nước K. đã đem kết quả này đi quảng cáo ở nhiều tờ báo, làm biển quảng cáo ngoài trời cỡ lớn. Đồng thời ông Tuấn có văn bản thông báo kết quả thử nghiệm lâm sàng máy lọc nước hiệu K. và đề xuất “nên sử dụng máy lọc nước K. tại gia đình bệnh nhân, người có nguy cơ nhiễm mỡ máu cao ở tuổi trung niên như một phương pháp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa rối loạn mỡ máu. Tập đoàn có thể sử dụng kết quả nghiên cứu này trong các hoạt động quảng cáo, kinh doanh của mình phù hợp quy định của pháp luật và tuyên truyền rộng rãi tới cộng đồng...”.

Tuy nhiên do bị nhiều ý kiến phản ứng, cho rằng nghiên cứu này thực hiện trong thời gian ngắn, trên lượng bệnh nhân quá nhỏ và đem quảng cáo là vô trách nhiệm, trong tuần vừa qua Bệnh viện Tim Hà Nội và chủ sở hữu nhãn hiệu máy lọc nước K. đã có hai cuộc họp.

Tại biên bản hai cuộc họp này, ông Tuấn lại yêu cầu dừng, thu hồi toàn bộ panô quảng cáo, quảng cáo trên báo đài và tiến hành cải chính. Đồng thời cho rằng “đây là kết luận nghiên cứu trong phạm vi bệnh viện, kết quả thử nghiệm tại Bệnh viện Tim chỉ có kết quả như là một khuyến nghị về phương pháp sử dụng nước sạch tinh khiết”!

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20151028/vien-tim-yeu-cau-dung-quang-cao-may-loc-nuoc-giam-mo-mau/992572.html

 

​Nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm tại Việt Nam

Vũ Thủy

Sáng 28-10, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương (NIHE) phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo quốc tế nhằm chia sẻ kinh nghiệm về an toàn sinh học. 

Hội thảo nằm trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực đảm bảo an toàn sinh học và xét nghiệm tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho mạng lưới phòng xét nghiệm tại Việt Nam” được thực hiện từ tháng 2-2011 đến tháng 2-2016, với mục tiêu nâng cao năng lực kiểm soát các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại Việt Nam.

Hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Y tế, đại diện JICA tại Việt Nam cùng 100 nghiên cứu viên, kỹ thuật viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, Bộ Y tế Lào và Campuchia, Viện Các bệnh truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Pasteur và 10 trung tâm y tế dự phòng của Việt Nam.

Tại hội thảo, các chuyên gia Lào và Campuchia đã chia sẻ kinh nghiệm về an toàn sinh học của mỗi nước, từ đó mở ra cơ hội hợp tác trong tương lai giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế và các nước trong khu vực ở lĩnh vực an toàn sinh học.

Trước đó, một dự án viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản thực hiện tại Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương từ năm 2006-2008 đã giúp xây dựng hệ thống phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 và cấp 3, đạt chuẩn của WHO.

Nhờ các phòng xét nghiệm này, hiện Việt Nam không còn phải gửi mẫu xét nghiệm ra nước ngoài để phục vụ chẩn đoán xác định bệnh nữa.

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20151028/nang-cao-nang-luc-kiem-soat-dich-benh-nguy-hiem-tai-viet-nam/992506.html

 

WHO: ăn thịt chế biến tăng nguy cơ ung thư

Anh Thư

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 26-10 cảnh báo ăn các loại thịt chế biến như thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích có thể tăng nguy cơ gây ung thư. 

Theo báo cáo của WHO, một người tiêu thụ 50 gam thịt chế biến mỗi ngày, tức là ít hơn 2 lát thịt chế biến, tăng 18% nguy cơ mắc ung thư. Ngoài ra, WHO cho biết các loại thịt đỏ cũng có "nguy cơ tăng tỉ lệ mắc ung thư" nhưng bằng chứng chứng minh điều này khá hạn chế.

Tuy nhiên WHO nhấn mạnh rằng các loại thịt chế biến và thịt đỏ như thịt bò cũng mang lại những lợi ích sức khỏe cho con người.

Lý giải cụ thể, BBC cho biết các hóa chất sử dụng trong quá trình chế biến thịt có thể tăng tỉ lệ mắc bệnh ung thư. Quá trình chế biến thịt với nhiệt độ cao cũng có thể tạo ra các hóa chất có khả năng gây ung thư.

WHO đã đưa ra kết luận trên dựa vào các bằng chứng khoa học tốt nhất của cơ quan cố vấn của WHO là Cơ quan Nghiên cứu quốc tế về ung thư. Hiện WHO liệt kê thịt chế biến trong cùng danh sách với hóa chất plutonium và đồ uống có cồn như là những tác nhân gây ung thư.

Bên cạnh đó, thịt đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất như kẽm, sắt và vitamin B12. WHO trích dẫn những bằng chứng nhất định cho thấy dùng hơn 100 gam thịt đỏ mỗi ngày tăng 17% 
nguy cơ ung thư.

Tuy nhiên, theo CNN, ngành công nghiệp thịt phản đối báo cáo của WHO, cho rằng tổ chức này đưa ra kết luận "cảnh báo kịch tính và quá mức cần thiết".

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20151028/who-an-thit-che-bien-tang-nguy-co-ung-thu/992149.html

 

Cứu sống sản phụ đẻ non mắc bệnh tim rất nặng

Nguyễn Linh

Ngày 28-10, bác sĩ Bạch Cẩm An, trưởng khoa phụ sản Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết vừa cứu sống một sản phụ đẻ non bị mắc bệnh tim rất nặng.

Theo bác sĩ An, bệnh nhân P.T.P.T. (35 tuổi, trú Gia Lai) nhập viện chiều 21-10 trong tình trạng mang thai tuần thứ 35, bị vỡ ối, bị hẹp khít van tim hai lá ba lá, tăng áp phổi, sức khỏe nguy kịch.

Các bác sĩ khoa sản quyết định mổ lấy thai nhi sinh non để cứu tính mạng của hai mẹ con.

Ngay sau đó, êkip bác sĩ khoa sản phối hợp với khoa gây mê hồi sức A đã tiến hành gây mệ, đặt nội khí quản, mổ lấy thai nhi nặng 1,9kg (thiếu cân) ra an toàn.

Sau sáu ngày được chăm sóc đặc biệt tại khoa gây mê hồi sức A, sản phụ T. đã khỏe mạnh, các chỉ số sinh tồn (mạch, huyết áp, hơi thở) đều ở mức bình thường, sức khỏe ổn định; có thể ăn uống và trò chuyện bình thường; thai nhi phát triển, bú mẹ tốt.

Bác sĩ Bạch Cẩm An cho biết đây là ca cứu sống rất hiếm, bởi những sản phụ mắc bệnh hẹp khít van tim khi sinh con thường có tỉ lệ tử vong rất cao, rất khó cứu sống cả mẹ lẫn con.

Bác sĩ An khuyến cáo đối với những phụ nữ mắc bệnh này không nên mang thai vì có thể dẫn đến tử vong cả mẹ lẫn con.

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20151028/cuu-song-san-phu-de-non-mac-benh-tim-rat-nang/992701.html

 

Khánh Hòa: thêm 1 người chết do sốt xuất huyết

Duy Thanh – Thái Lũy

Đây là bệnh nhân sốt xuất huyết thứ hai ở tỉnh Khánh Hòa tử vong từ đầu năm đến nay.

Ngày 27-10, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Khánh Hòa cho biết vừa có thêm bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tử vong, đó là bé V.T.T.T. (4 tuổi, ở xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh) dù đã được điều trị tích cực từ Trung tâm Y tế huyện Vạn Ninh đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa trong sáu ngày. 

Thống kê mới nhất của ngành y tế tỉnh Khánh Hòa cho thấy từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 3.930 ca mắc sốt xuất huyết, dẫn đầu về số ca mắc ở khu vực miền Trung.

Dự báo đến cuối năm số ca mắc sốt xuất huyết ở Khánh Hòa có thể lên đến 6.000 - 7.000 ca, bằng với đỉnh dịch năm 2012.

Dù vậy, đến nay Khánh Hòa chưa công bố dịch sốt xuất huyết vì theo ông Lâm Quang Chứng - phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, ngành vẫn kiểm soát được tình hình.

* Cứu bệnh nhi sốt xuất huyết nặng nhóm máu hiếm

Bác sĩ Hà Anh Tuấn, trưởng khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, cho biết các y bác sĩ của khoa vừa điều trị thành công một ca sốt xuất huyết nặng, mất máu và rối loạn đông máu dữ dội. Do thuộc nhóm máu hiếm O Rh(-) nên việc tìm nguồn máu điều trị cho em rất khó khăn.

Trước đó, em N.V.T. (8 tuổi, ở huyện Bình Tân, Vĩnh Long) nhập viện trong tình trạng lờ đờ, chân tay lạnh, huyết áp không đo được, nôn ói nhiều, sốt cao liên 
tục sáu ngày.

Nhận định đây là trường hợp sốc sốt xuất huyết Dengue nặng, mạch huyết áp bằng không, các bác sĩ đã tích cực cấp cứu.

Sau khi truyền tạm huyết tương tươi (không cần cùng nhóm) để điều chỉnh rối loạn đông máu, một ngày sau mới tìm được người có nhóm máu Rh(-) và tiểu cầu để truyền bổ sung cho bệnh nhi.

Hiện em đã uống sữa được và chuyển ra khoa bệnh nhẹ theo dõi.

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20151028/khanh-hoa-them-1-nguoi-chet-do-sot-xuat-huyet/992140.html

 

VAY HƠN 28,6 TỶ YÊN VỐN ODA XÂY BỆNH VIỆN CHỢ RẪY HỮU NGHỊ VIỆT – NHẬT

Châu Huệ

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nội dung dự thảo Hiệp định vay ODA Nhật Bản cho Dự án Xây dựng Bệnh viện Chợ Rẫy Hữu nghị Việt Nhật thuộc năm tài khóa 2015.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung thay mặt Chính phủ Việt Nam ký kết Hiệp định vay nêu trên với phía Nhật Bản.

Bộ Ngoại giao thực hiện thủ tục ủy quyền theo quy định. Bộ Tư pháp cấp ý kiến pháp lý cho khoản vay sau khi ký kết.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1577/QĐ-TTg ngày 12/9/2015 về việc ký kết Công hàm trao đổi về việc Chính phủ Nhật Bản cung cấp khoản ODA vốn vay trị giá 28,612 tỷ Yên tài khóa 2015 cho Chính phủ Việt Nam để thực hiện Dự án Xây dựng bệnh viện Chợ Rẫy hữu nghị Việt-Nhật, theo đó cần hạn chế việc sử dụng vốn dự phòng từ vốn vay, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và đúng mục đích của Dự án.

Bệnh viện Chợ Rẫy hữu nghị Việt – Nhật được xây dựng tại huyện Bình Chánh (TP. HCM) với quy mô dự kiến khoảng 1.000 giường bệnh, sau khi hoàn thành, bệnh viện sẽ góp phần giảm tải cho các bệnh viện trong nội thành.

Tổng mức đầu tư dự án xây dựng Bệnh viện Chợ Rẫy hữu nghị Việt – Nhật dự kiến là 287,9 triệu USD.

http://enternews.vn/vay-hon-286-ty-yen-von-oda-xay-benh-vien-cho-ray-huu-nghi-viet-nhat.html

 

Nỗ lực để làm hài lòng người bệnh

Tạ Nguyên

Sau một thời gian triển khai cam kết “Thay đổi phong cách, thái độ phục vụ của nhân viên y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, tại các bệnh viện đã bắt đầu có chuyển biến, tuy nhiên những lời phàn nàn về thái độ nhân viên y tế vẫn còn nhiều. Để việc cam kết thực sự phát huy tác dụng, ngành y tế cần thêm thời gian và sự nỗ lực rất lớn.

Bao giờ mới hết phàn nàn

Tại bệnh viện K (Hà Nội), buổi sáng là cao điểm nhất, trước cửa khu khám bệnh và sân bệnh viện đều chật kín bệnh nhân. Tay cầm sổ khám bệnh, chị Nguyễn Thị Thủy, ở Bắc Giang, đang lơ ngơ không biết phòng chụp X- quang ở đâu thì một bạn sinh viên ở đội “Tiếp sức người bệnh” chạy tới hỏi han, xem sổ khám và nhiệt tình dẫn chị Thủy tới tận nơi và hướng dẫn chị đặt sổ xếp hàng. 

Chị Thủy xúc động: “Trước kia đi khám ở bệnh viện này rất khổ vì luôn phải chen chúc, có các bạn sinh viên tình nguyện nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, người bệnh chúng tôi đỡ khổ hơn rất nhiều mà thời gian khám cũng sẽ nhanh hơn”.

Màu áo xanh của đội “Tiếp sức người bệnh” thực sự đang là “cứu cánh” cho nhiều bệnh viện những lúc quá tải, giúp bệnh viện “lấy lòng” được bệnh nhân. Tuy vậy, theo đánh giá của nhiều bệnh nhân tại các bệnh viện, ngoài các bạn tình nguyện, thái độ phục vụ người bệnh của cán bộ y tế vẫn chưa thay đổi nhiều. Tình trạng quát tháo, hạch sách bệnh nhân tuy đã giảm nhưng vẫn còn tình trạng “đến viện chữa bệnh mà như người đi xin”.

Buổi chiều tại khoa khám bệnh của bệnh viện Bạch Mai, lượng bệnh nhân vẫn rất đông, tuy nhiên, nhân viên tại bàn hướng dẫn tay vẫn khư khư chiếc điện thoại. Chị Vũ Thị Hậu (Thanh Xuân, Hà Nội) vừa đỡ mẹ vừa đưa phiếu khám để nhờ nhân viên y tế chỉ dẫn. Lúc đó, nhân viên này mới bỏ điện thoại xuống, xem phiếu và chỉ: “Khám phòng này!”. Chưa hiểu nên chị Hậu hỏi lại thì nhân viên này gắt lên, khiến chị tái mặt: “Phòng này chứ phòng nào, nhìn thấy cửa có đóng đâu mà hỏi”. 

Chị Nguyễn Thu Hà (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng từng bức xúc khi đưa bố chị đi mổ sỏi thận tại bệnh viện Việt Đức. Vì mổ nội soi không thành công, nên bố chị phải mổ lại lần 2. “Thế mà khi nằm điều trị cũng không thấy bác sĩ xuống thăm, khám”, chị Hà cho biết. 

Cam kết phải từ tâm 

Những ngày qua cũng đang nóng lên nhiều vụ xử phạt nhân viên y tế như: Bốn y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã bị trừ lương, trừ tiền thưởng, phê bình trước toàn cơ quan vì thái độ hách dịch, có lời nói xúc phạm đến bệnh nhân; hay vụ điều chuyển công tác một nhân viên khoa khám bệnh, bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định do làm việc riêng trong giờ, bỏ mặc bệnh nhân chờ… Điều này thể hiện sự mạnh tay của ngành y tế để dẹp bỏ những “con sâu làm rầu nồi canh”. 

TS. Bùi Diệu - Giám đốc bệnh viện K cho biết: “Ngay sau khi ký cam kết “Thay đổi phong cách, thái độ phục của nhân viên y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, chúng tôi đã khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo để thực hiện và triển khai tập huấn về cách cư xử giao tiếp cho nhân viên tại tất cả các khoa phòng và toàn bộ bệnh viện”.

Cũng theo ông Diệu, nếu vẫn còn thấy thái độ của nhân viên y tế không vừa lòng, người bệnh nên góp ý trực tiếp với nhân viên y tế đó để họ hiểu và nhận thấy những điều chưa đúng của mình trong quá trình khám chữa bệnh cũng như giao tiếp với người bệnh và thân nhân người bệnh. Bệnh viện có số điện thoại đường dây nóng, nếu có những bức xúc, sai phạm, người dân hãy gọi điện phản ánh để Ban Giám đốc nắm được tình hình và sẽ vào cuộc xử lý. Những sai phạm tùy mức độ sẽ bị xử lý nhắc nhở, phê bình hoặc xử phạt theo đúng quy định.

“Để thay đổi thực sự thái độ của nhân viên y tế, cần có một lộ trình, vì đây là thay đổi thói quen của con người nên sẽ rất khó khăn và sẽ gây ra áp lực cho họ. Tuy nhiên, mỗi cán bộ y tế phải tự xác định đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của mình đối với người bệnh là trách nhiệm, nghĩa vụ và cũng là quyền lợi của mình, vì theo đổi mới cơ chế tài chính tiến tới sẽ tính đúng, tính đủ chi phí bệnh viện. Nếu bệnh nhân hài lòng thì họ sẽ đến bệnh viện nhiều hơn, thu nhập của chính cán bộ y tế sẽ được cao hơn, và ngược lại. Bộ Y tế cũng mong muốn mỗi người dân, mỗi người bệnh và đặc biệt các cấp chính quyền cùng vào cuộc, giám sát và giúp đỡ cho cán bộ y tế để cả hai bên đều hài lòng lẫn nhau hướng đến mục tiêu cuối cùng là người bệnh được chăm sóc sức khỏe.” ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế chia sẻ.

Hầu hết “khách hàng” của bệnh viện đều cho rằng, ngoài những điều đã cam kết trên giấy tờ, mỗi cán bộ y tế cũng phải có những “bản cam kết” bằng cái tâm của nghề y, mới mong có những thay đổi thực sự.

http://baotintuc.vn/suc-khoe/no-luc-de-lam-hai-long-nguoi-benh-20151028223300730.htm

 

Sức khỏe tâm thần cần được quan tâm hơn nữa

Lê Hảo

Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến đã khẳng định, công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần luôn được ngành y tế đặc biệt quan tâm.

Ngày 28/10 tại Hà Nội, Bộ Y tế, Cục quản lý Khám, chữa bệnh phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới tổ chức Hội thảo góp ý Chiến lược quốc gia về sức khỏe tâm thần giai đoạn 2016 – 2025 với sự tham dự của các chuyên gia về lĩnh vực sức khỏe tâm thần của Tổ chức Y tế thế giới; các chuyên gia trong và ngoài nước cùng lãnh đạo các bệnh viện tâm thần trong cả nước...

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến khẳng định, công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần luôn được ngành y tế đặc biệt quan tâm, tuy nhiên đến nay, mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần. Hiện số người bị rối loạn tâm thần ngày càng gia tăng và nếu không được phát hiện sớm, điều trị, quản lý đúng hướng, kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả  nặng nề cho chính bản thân người bệnh, gia đình và cả xã hội. 

Việc phát hiện sớm, điều trị tốt sẽ ngăn chặn được sự gia tăng tội phạm, trong đó có tội phạm giết người… Để phát hiện sớm, quản lý và điều trị kịp thời mang lại quyền lợi thiết thực cho cả người mắc bệnh trong bối cảnh nhân lực về sức khỏe tâm thần ở nước ta còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực, rất cần có một chiến lược dài hạn và tổng thể. Chính vì vậy, việc xây dựng Chiến lược quốc gia về sức khỏe tâm thần giai đoạn 2016 – 2025 là cần thiết và quan trọng.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các nội dung như việc cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần tại cộng đồng được lồng ghép với các dịch vụ cho các bệnh không lây nhiễm và các bệnh mãn tính khác. Công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cần được lồng ghép vào chăm sóc sức khỏe chung. 

Các bệnh viện đa khoa, nhất là ở tuyến huyện cần cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần thiết yếu cho bệnh nhân sức khỏe tâm thần. Điều này mang lại sự thuận tiện cho bệnh nhân, nhất là đối với những người vừa bị mắc rối loạn sức khỏe tâm thần vừa bị bệnh thể chất. Cần có dịch vụ sức khỏe tâm thần cho các nhóm đặc biệt như trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người bị khủng hoảng sau thảm họa, thiên tai và tù nhân trong nhà tù; cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội cho bệnh nhân rối loạn tâm thần…

Các chuyên gia cũng cho rằng vấn đề về sức khỏe tâm thần cần phải được quan tâm hơn nữa như có chính sách ưu tiên trong đào tạo nguồn nhân lực; cần có Luật sức khỏe Tâm thần và đơn vị chuyên trách về sức khỏe tâm thần tại Bộ Y tế. Ngay cạnh Việt Nam là Lào, Thái Lan đều có Cục sức khỏe tâm thần giải quyết nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Dự thảo Chiến lược quốc gia về sức khỏe tâm thần giai đoạn 2016 – 2025 được xây dựng với quan điểm sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Không có sức khỏe tâm thần thì sẽ không có sức khỏe. Chăm sóc sức khỏe tâm thần góp phần đạt được mục tiêu phát triển bền vững. 

Dự thảo chiến lược đề ra mục tiêu chung là nâng cao sức khỏe tâm thần, dự phòng các rối loạn tâm thần, đảm bảo cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế và xã hội hiệu quả và công bằng, thúc đẩy sự hồi phục, bảo vệ quyền con người, giảm bệnh tật, tử vong, và tàn tật cho người có các rối loạn tâm thần. 

Trong đó, có 5 mục tiêu cụ thể bao gồm tăng cường lãnh đạo, điều hành, phối hợp liên ngành của chính quyền các cấp và huy động xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần; tăng cường dịch vụ y tế và xã hội toàn diện, lồng ghép, dựa vào cộng đồng cho người có rối loạn tâm thần; tăng cường công tác nâng cao sức khỏe tâm thần và dự phòng các rối loạn sức khỏe tâm thần cho nhân dân; đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế và xã hội theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển trong chăm sóc sức khoẻ tâm thần và củng cố năng lực và tính hiệu quả của nguồn nhân lực sức khỏe tâm thần về dự phòng, giám sát, phát hiện, điều trị, quản lý, phục hồi chức năng và hỗ trợ xã hội đối với rối loạn tâm thần..../.

http://vov.vn/suc-khoe/suc-khoe-tam-than-can-duoc-quan-tam-hon-nua-445108.vov

Phạt 30 triệu đồng Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 25

Phương Anh

Chánh Thanh tra Bộ Y tế Đặng Văn Chính vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 25 do vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 25 đã thực hiện hành vi vi phạm: Sản xuất thuốc không báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định khi có thay đổi nhỏ trong quá trình sản xuất thuốc Uphatin, Cloramphenicol; Cezimate; Diclofenac 50 me; Nicotinamid 500mg; Asmin; (thêm các tá dược: Natri metabisulfit, Natri hydroxyd, sodium starch glycolate, Disocel...).

Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất thuốc, Công ty đã không thực hiện quy định của pháp luật, thông tin thuốc không đúng với nội dung đã đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; thông tin thuốc đang trong thời hạn xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật (thuốc Paracetamol 500mg thêm chỉ định dùng điều trị bệnh thấp khớp; thuốc Lincomycin 600mg/2ml thêm đường dùng tiêm tĩnh mạch).

Căn cứ vào mức độ vi phạm, Chánh Thanh tra Bộ Y tế đã xử phạt hành chính Công ty 30 triệu đồng. Yêu cầu Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 25 nghiêm túc chấn chỉnh và khắc phục những tồn tại và thực hiện nghiêm túc các quy định về sản xuất thuốc, chỉ sản xuất theo đúng hồ sơ đăng ký thuốc đã được Cục Quản lý dược thẩm định, phê duyệt.

Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 25 chịu trách nhiệm về chất lượng tất cả các mặt hàng thuốc sản xuất chưa đúng hồ sơ đăng ký (nêu trên) đã lưu hành trên thị trường. Đồng thời tăng cường kiểm tra, thực hiện nghiêm túc quy định sản xuất, kinh doanh thuốc để đảm bảo cung cấp thuốc chất lượng cho người sử dụng.

http://thanhtra.com.vn/xa-hoi/y-te/phat-30-trieu-dong-cong-ty-co-phan-duoc-pham-trung-uong-25_t114c9n95133

 

Giám đốc Sở Y tế phải nói được một ngoại ngữ thông dụng

Người được bổ nhiệm Giám đốc Sở Y tế phải đang giữ ngạch chuyên viên chính hoặc các ngạch tương đương trở lên.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 32/2015/TT-BYT về tiêu chuẩn chức danh Giám đốc (GĐ), Phó GĐ Sở Y tế thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cụ thể, GĐ Sở Y tế phải sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc trình độ trung cấp bậc 3 trở lên; với những tỉnh có đa số đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thì có thể thay bằng tiếng dân tộc thiểu số.

Ngoài ra, còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ khác như: Có trình độ chuyên môn sau đại học về y, dược, y tế công cộng, quản lý y tế; ưu tiên người tốt nghiệp đại học chuyên ngành y.

Đang giữ ngạch chuyên viên chính hoặc các ngạch tương đương trở lên.

Tốt nghiệp các khóa đào tạo, bồi dưỡng chương trình lý luận chính trị cao cấp, chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp, có chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng về quản lý y tế dành cho lãnh đạo Sở Y tế.

Có trình độ tin học văn phòng để áp dụng trong công tác quản lý, điều hành và chuyên môn nghiệp vụ.

Đáng chú ý là phải có thời gian từ 02 năm trở lên đảm nhiệm chức vụ Phó giám đốc Sở Y tế hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc đơn vị sự nghiệp y tế công lập tuyến trung ương, tuyến tỉnh hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hoặc Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải đáp ứng tiêu chuẩn trình độ chuyên môn về y tế.

Tuổi bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ Giám đốc, Phó giám đốc Sở Y tế không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thông tư 32/2015/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 02/12/2015./.

http://thanhtra.com.vn/xa-hoi/y-te/giam-doc-so-y-te-phai-noi-duoc-mot-ngoai-ngu-thong-dung_t114c9n95163

 

Thanh toán bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Là một bệnh viện ngoài công lập được phép đăng ký bảo hiểm ban đầu tại Hà Nội, Bệnh viện Ung bướu HƯng Việt áp dụng chính sách bảo hiểm y tế cho người bệnh theo đúng quy định của Bộ Y tế về thanh toán bảo hiểm. Với mong muốn tạo điều kiện tốt nhất để người dân có thể tiếp cận với y học hiện đại trong khám chữa bệnh.

Hiện nay với nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân, bảo hiểm y tế (BHYT) là một phần không thể thiếu trong việc hỗ trợ bệnh nhân về các vấn đề viện phí và chi phí điều trị. Nếu như trước đây BHYT chỉ được áp dụng tại các bệnh viện công lập thì giờ đây, việc thanh toán bảo hiểm đã được mở rộng đến các bệnh viện ngoài công lập (tư nhân). Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt là một trong số ít các bệnh viện tư nhân tại miền Bắc áp dụng chính sách bảo hiểm một cách triệt để, mang đến lợi ích tối đa cho khách hàng. Các thủ tục thanh toán cũng được thực hiện nhanh chóng, chuyên nghiệp, không mất nhiều thời gian. 

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt áp dụng 03 hình thức thanh toán BHYT như sau:

Thanh toán bảo hiểm ngoại trú đúng tuyến: là hình thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh ngoại trú tại cơ sở y tế đã được bệnh nhân đăng ký làm nơi khám chữa bệnh ban đầu. Khách hàng sẽ được thanh toán 80%, 95% hoặc 100% chi phí (giá quy định của BHXH) theo mã đối tượng trên thẻ BHYT căn cứ vào bảng giá danh mục kỹ thuật đã thống nhất giữa cơ quan BHXH và bệnh viện.

Thanh toán bảo hiểm nội trú đúng tuyến: là hình thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh nội trú tại cơ sở y tế đã được bệnh nhân đăng ký làm nơi khám chữa bệnh ban đầu. Bệnh nhân sẽ được thanh toán 80%, 95% hoặc 100% chi phí (giá quy định của BHXH) theo mã đối tượng trên thẻ BHYT căn cứ vào bảng giá danh mục kỹ thuật đã thống nhất giữa cơ quan BHXH và bệnh viện.

Thanh toán bảo hiểm nội trú trái tuyến: là hình thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh nội trú tại các cơ sở y tế nằm ngoài nơi được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Bệnh nhân sẽ được thanh toán 60% chi phí, quyền lợi bảo hiểm người bệnh được hưởng (theo giá quy định của BHXH) dựa trên danh mục kỹ thuật đã thống nhất giữa cơ quan BHXH và bệnh viện.

Các ưu điểm khi sử dụng thẻ BHYT đúng tuyến và trái tuyến tại BVUB Hưng Việt

+ Khách hàng đến BVUB Hưng Việt có BHYT được sử dụng dịch vụ chất lượng cao theo đúng như các dịch vụ BVUB Hưng Việt đang cung cấp và được phục vụ như các khách hàng đến khám thông thường.

+ Khách hàng được sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh kỹ thuật cao với máy móc và trang thiết bị hiện đại.

+ Chi phí thanh toán được miễn giảm theo quy định của BHXH.

+ Trong trường hợp phải điều trị các phương pháp kỹ thuật cao, khách hàng sẽ được tư vấn cụ thể về chuyên môn và chi phí được chi trả từ BHYT trước khi sử dụng dịch vụ.

http://khoe360.tienphong.vn/gia-dinh-suc-khoe/thanh-toan-bao-hiem-y-te-tai-benh-vien-ung-buou-hung-viet-926128.tpo

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang