Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 04/7/2017

  • |
T5g.org.vn - Các bệnh viện thuộc Hà Nội sẽ tăng viện phí từ 1-8-2017; Sốt: Hà Nội chuẩn bị tăng viện phí các bệnh viện; Vụ ngộ độc thực phẩm ở An Giang: Gần 130 công nhân nhập viện; Giảm tải nhờ bệnh viện vệ tinh; Cà Mau: Bé gái đầu tiên chào đời nhờ thụ tinh nhân tạo; ...

 

Các bệnh viện thuộc Hà Nội sẽ tăng viện phí từ 1-8-2017

http://anninhthudo.vn/doi-song/cac-benh-vien-thuoc-ha-noi-se-tang-vien-phi-tu-182017/733443.antd

Nếu được HĐND TP Hà Nội thông qua tại kỳ họp thứ 4 đang diễn ra, các bệnh viện của thành phố Hà Nội sẽ đồng loạt tăng viện phí từ 1-8 tới. 17,6% dân số Hà Nội chưa tham gia BHYT sẽ là đối tượng chịu tác động của việc điều chỉnh giá viện phí lần này. 

UBND TP Hà Nội vừa có tờ trình HĐND TP về việc quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế (BHYT) đối với các cơ sở khám chữa bệnh của thành phố Hà Nội.

Mức giá được ban hành theo Thông tư 02/2017/TT- BYT ngày 15/3/2017 của Bộ Y tế sẽ thay thế mức giá quy định tại Nghị quyết số 13/2013/NQ-HĐND ngày 17/3/2013 của HĐND TP và Quyết định số 30/2014/QĐ-UBND ngày 31/7/2014 của UBND TP về việc điều chỉnh, bổ sung giá một số dịch vụ y tế đối với cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước thuộc thành phố Hà Nội.

Thông tư 02/2017/TT- BYT ngày 15/3/2017 của Bộ Y tế quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2017.

Hiện nay, đã có 50 bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 thuộc Bộ Y tế và thuộc các bộ ngành điều chỉnh tăng giá. Đối với Hà Nội, khi được HĐND TP thông qua mức giá khám khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của BHYT thì theo lộ trình, các cơ sở y tế của Thành phố sẽ thực hiện điều chỉnh giá bắt đầu từ 1/8. Mức giá này gồm các chi phí trực tiếp (thuốc men, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao…), chi phí tiền lương.

Theo thống kê, tại Hà Nội có 82,4% dân số đã có thẻ BHYT bao gồm người già, trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo và cận nghèo, chính sách xã hội. Số còn lại là 17,6% dân số có mức sống ổn định nhưng chưa tham gia BHYT sẽ là đối tượng chịu tác động của việc điều chỉnh giá viện phí lần này. 

Theo đánh giá của Sở Y tế Hà Nội, 17,6% người chưa tham gia BHYT không phải là con số quá cao nên việc tăng giá dịch vụ y tế có thể kiểm soát được, không ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng của toàn thành phố cũng như không tạo nên sự biến động quá lớn về thị trường giá cả.

Việc quy định mức giá khám chữa bệnh cho đối tượng không thuộc phạm vi thanh toán của BHYT, Bộ Y tế cũng như thành phố Hà Nội hướng tới sự bình đẳng về giá, không phân biệt về giá khám chữa bệnh giữa người có BHYT và người không có thẻ BHYT trong cùng một cơ sở y tế.

Việc điều chỉnh giá cũng giúp các cơ sở y tế có điều kiện tăng chất lượng dịch vụ do đảm bảo các yếu tố cấu thành giá dịch vụ: thuốc, hóa chất, vật tư y tế được tính đúng tính đủ; Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thành phố trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý khám chữa bệnh thống nhất một danh mục, một giá.

Mặt khác, việc tăng giá lần này cũng phần nào tác động đến ý thức tham gia BHYT của người dân, thúc đẩy người dân mua BHYT, tăng độ bao phủ và tiến tới BHYT toàn dân

 

Sốt: Hà Nội chuẩn bị tăng viện phí các bệnh viện

http://danviet.vn/y-te/sot-ha-noi-chuan-bi-tang-vien-phi-cac-benh-vien-784281.html

17,6% dân số Hà Nội chưa tham gia BHYT sẽ là đối tượng chịu tác động của việc điều chỉnh giá viện phí lần này.

UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản trình HĐND Thành phố về việc quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Bảo hiểm y tế (BHYT) đối với các cơ sở khám, chữa bệnh của thành phố Hà Nội.

Theo tờ trình, việc ban hành Nghị quyết kể trên nhằm thực hiện đúng Thông tư số 02/2017/TT-BYT ban hành theo mức tối đa của 1.930 dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo lộ trình tính giá đã được quy định tại Nghị định số 16 của Chính phủ, gồm chi phí trực tiếp và tiền lương bác sĩ, áp dụng với người bệnh không có, không sử dụng thẻ BHYT.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý nêu rõ, việc điều chỉnh viện phí này giúp đảm bảo nguồn thu hợp pháp và hợp lý cho các cơ sở khám chữa bệnh của thành phố, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người dân đi khám chữa bệnh. Nếu được HĐND TP Hà Nội thông qua tại kỳ họp thứ 4 đang diễn ra, các bệnh viện của thành phố Hà Nội sẽ đồng loạt tăng viện phí từ 1.8 tới. 17,6% dân số Hà Nội chưa tham gia BHYT sẽ là đối tượng chịu tác động của việc điều chỉnh giá viện phí lần này. 

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, bắt đầu từ 20.6 vừa qua, đã có hơn 50 bệnh viện hạng đặc biệt, chuyên khoa, bệnh viện thuộc các trường Đại học y dược... chính thức điều chỉnh tăng viện phí với bệnh nhân không có thẻ BHYT. Theo đó giá viện phí sẽ được điều chỉnh theo các hạng bệnh viện được quy định tại thông tư 02/2017/TT-BYT, hơn 1.900 dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh tăng giá với mức tăng trung bình khoảng 20%.

Cũng theo lộ trình, ngoài Hà Nội còn có 29 tỉnh/thành khác thực hiện tăng viện phí vào tháng 8 tới đây, 15 tỉnh/thành thực hiện vào tháng 10 và 18 tỉnh/thành thực hiện vào tháng 12.2017.

Theo thống kê, tại Hà Nội có 82,4% dân số đã có thẻ BHYT bao gồm người già, trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo và cận nghèo, chính sách xã hội. Số còn lại là 17,6% dân số có mức sống ổn định nhưng chưa tham gia BHYT sẽ là đối tượng chịu tác động của việc điều chỉnh giá viện phí lần này. 17,6% người chưa tham gia BHYT không phải là con số quá cao nên việc tăng giá dịch vụ y tế có thể kiểm soát được, không ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng của toàn Thành phố cũng như không tạo nên sự biến động quá lớn về thị trường giá cả.

Việc quy định mức giá khám chữa bệnh cho đối tượng không thuộc phạm vi thanh toán của BHYT, Bộ Y tế cũng như thành phố Hà Nội hướng tới sự bình đẳng về giá, không phân biệt về giá khám chữa bệnh giữa người có BHYT và người không có thẻ BHYT trong cùng một cơ sở y tế.

Việc điều chỉnh giá cũng giúp các cơ sở y tế có điều kiện tăng chất lượng dịch vụ do đảm bảo các yếu tố cấu thành giá dịch vụ: thuốc, hóa chất, vật tư y tế được tính đúng tính đủ; Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thành phố trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý khám chữa bệnh thống nhất một danh mục, một giá.

 

 

Vụ ngộ độc thực phẩm ở An Giang: Gần 130 công nhân nhập viện

http://laodong.com.vn/cong-doan/vu-ngo-doc-thuc-pham-o-an-giang-gan-130-cong-nhan-nhap-vien-678920.bld

http://dantri.com.vn/suc-khoe/vu-cong-nhan-nhap-vien-sau-bua-an-trua-ca-tram-cong-nhan-nhap-vien-tro-lai-20170703155206782.htm

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/vu-ngo-doc-tap-the-o-an-giang-hon-100-cong-nhan-tai-nhap-vien-20170703175856251.htm

http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/suc-khoe/hang-tram-cong-nhan-bi-ngo-doc-nam-met-lu-tren-san-benh-vien.html

Bác sĩ Nguyễn Thị Oanh - Giám đốc BVĐK Châu Thành xác nhận, tổng số công nhân của Cty Samho nhập viện cấp cứu tại đơn vị vào ngày 3.7 là khoảng 100 người. Cùng thời điểm này, Trạm Y tế Bình Hòa cũng tiếp nhận điều trị trên dưới 30 công nhân nhập viện trong tình trạng tương tự.

Bác sĩ Oanh cho biết, sự việc bắt đầu từ 7h30. Lúc đầu có vài công nhân của Cty Samho An Giang ở khu công nghiệp Bình Hòa nhập viện sau khi bị ngộ độc vào ngày 1.7. Đến khoảng 9h30, sống lượng công nhân nhập viện cấp cứu tăng lên. Tính đến thời điểm 14h, có khoảng 100 bệnh nhân được đưa vào cấp cứu tại BVĐK Châu Thành.

Theo thống kê chưa đầy đủ, cùng thời điểm này cũng có gần 30 công nhân của Cty Samho được đưa đến Trạm Y tế xã Bình Hòa (Châu Thành) điều trị.

Theo nhận định ban đầu, tất cả các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, khó thở, một số có dấu hiệu nôn ói... Trong đó có khoảng 50% là bệnh nhân của vụ ngộ độc thực phẩm vào chiều (1.7). Hiện bộ phận chức năng đang theo dõi sức khỏe bệnh nhân và tìm hiểu nguyên nhân vụ việc.

Như LĐO đã thông tin, ngày 1.7, có 605 công nhân đang làm việc tại Cty TNHH An Giang Samho, tọa lạc tại Khu Công nghiệp Bình Hòa (xã Bình Hòa, Châu Thành, An Giang) bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm trưa do một cơ sở ở đường Võ Thị Sáu (TP. Long Xuyên) cung cấp. Thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế An Giang), đơn vị này cung cấp 4.180 suất ăn (trong đó có 370 suất ăn chay) gồm có: Thịt kho trứng, thịt nướng, gà sào xả ớt, đùi gà chiên, thịt khìa, rau sống, dưa leo, dưa cải chua...; chia thành 2 ca. Ca ăn lúc 10h thì bị ngộ độc lúc 10h30; ca ăn lúc 11h thì bị ngộ độc lúc 12h.

 

Bộ Y tế cảnh báo tình trạng mạo danh thanh tra y tế "đòi" phong bì cơ sở

http://dantri.com.vn/suc-khoe/bo-y-te-canh-bao-tinh-trang-mao-danh-thanh-tra-y-te-doi-phong-bi-co-so-20170703201924899.htm

Ngày 3/7, Thanh tra Bộ Y tế cho biết gần đây có hiện tượng đối tượng mạo danh Thanh tra Bộ Y tế nhũng nhiễu cơ sở. Đối tượng giả mạo trắng trợn yêu cầu cơ sở đưa phong bì với số tiền 5 triệu một người.

Trước tình trạng ngày, Thanh tra Bộ đã có công văn gửi UBND, Sở Y tế các tỉnh, TP, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và các cơ sở sản xuất, kinh doanh cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực y tế cảnh báo về tình trạng này.

Theo như phản ánh, trước đó, thanh tra Sở Y tế TP.HCM nhận được thông tin phản ánh về việc một cá nhân số điện thoại 0903188591 gọi điện đến đơn vị, tự xưng là lãnh đạo, nhân viên của Thanh tra Bộ Y tế đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực y tế.

Khi gọi đến, cá nhân này yêu cầu các cơ sở đưa phong bì với số tiền 5 triệu đồng/người/đoàn (đoàn thanh tra trên 10 người) để không bị kiểm tra và xử lý vi phạm.

Trước hiện tượng trên, Thanh tra Bộ Y tế khẳng định, tất cả các công chức của Thanh tra Bộ khi đến các đơn vị làm việc đều phải có Quyết định thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra, hoặc công văn, hoặc giấy giới thiệu do lãnh đạo Thanh tra Bộ Y tế ký.

Trên giấy giới thiệu, công văn đều ghi rõ họ tên, chức danh của cán bộ đến làm việc, nội dung làm việc và thời hạn, đồng thời cán bộ đoàn phải xuất trình Thẻ thanh tra khi đến cơ sở làm việc.

Trước hiện tượng này, Thanh tra Bộ Y tế đề nghị các đơn vị phối hợp báo với cơ quan chức năng và Thanh tra Bộ qua số điện thoại: 024.62732160 khi phát hiện những trường hợp mạo xưng là cán bộ Thanh tra Bộ Y tế để có biện pháp xử lý.

 

Người bệnh nằm “xếp lớp”, Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2 “ì ạch”

http://dantri.com.vn/suc-khoe/nguoi-benh-nam-xep-lop-benh-vien-ung-buou-co-so-2-i-ach-20170703200910866.htm

Cơ sở 2 Bệnh viện Ung Bướu được kỳ vọng sẽ giải quyết tình trạng quá tải kinh hoàng người bệnh đã diễn ra lâu nay. Tuy nhiên, sau 1 năm khởi công, tiến độ xây dựng mới đạt 45% kế hoạch, việc hoàn công sau 18 tháng đã “lỗi hẹn” nguy cơ kéo dài thêm.

Thông tin từ Bệnh viện Ung Bướu, TPHCM cho hay, mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp giảm tải như phối hợp công - tư, xây dựng khoa vệ tinh tại nhiều bệnh viện nhưng tình trạng quá tải bệnh nhân ung bướu ngày càng nan giải.

Hiện bệnh viện Ung Bướu (đóng trên địa bàn quận Bình Thạnh) có khoảng 700 giường nhưng mỗi ngày phải tiếp nhận hơn 1.500 bệnh nhân nội trú và khoảng 2.000 - 3.000 bệnh nhân đến điều trị ngoại trú. Nhiều người bệnh cần nhập viện nhưng không còn chỗ nằm.

Dù đã kê thêm giường, song bệnh nhân quá đông, lâu nay mỗi giường luôn phải nằm ghép. Nếu những khoa điều trị cho người lớn ghép ít nhất 2 người thì khoa bệnh trẻ em phải ghép từ 3 đến 4 trẻ. Giường bệnh không còn chỗ, bệnh nhân phải nằm cả... dưới gầm giường để được điều trị. Không chỉ người bệnh khổ mà ngay cả các bác sĩ cũng chịu nhiều áp lực.

Giảm quá tải bệnh nhân ung bướu tại TPHCM nói riêng và khu vực các tỉnh phía Nam nói chung tại bệnh viện tuyến cuối để tăng chất lượng điều trị đã trở thành vấn đề nóng của ngành y tế và các ban ngành liên quan. Sau rất nhiều năm “trục trặc” trong đấu thầu, thay đổi chủ đầu tư, điều chỉnh kinh phí và thời gian thi công, cuối tháng 6/2016 Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2 (quận 9, TPHCM) chính thức động thổ.

Đây là bệnh viện chuyên khoa hiện đại hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Là một trong những dự án trọng điểm về y tế tại TPHCM được thiết kế với quy mô 1.000 giường gồm 10 tầng lầu, 2 tầng hầm, có bãi đáp trực thăng trên sân thượng. Tại lễ khởi công, ông Võ Văn Bé, Tổng Giám đốc Công ty Thuận Việt (đại diện đơn vị thi công là liên danh nhà thầu Thuận Việt - Era E&C) khẳng định, sau 18 tháng (tức tháng 12/2017) công trình sẽ hoàn tất, đưa vào sử dụng.

Sau “lời hứa” trên của nhà thầu, phía Bệnh viện Ung Bướu, TPHCM cũng “chạy đua” với thời gian, đào tạo 300 bác sĩ cán bộ, nhân viên y tế sẵn sàng cho ngày khai trương, phục vụ người bệnh. Các gói trang thiết bị y tế hiện đang được Bộ Y tế khẩn trương thẩm định cấu hình. Nhưng khác với sự rốt ráo của các bên liên quan đơn vị thi công lại thể hiện sự “ì ạch”.

Ngày 30/5/2017, bà Nguyễn Thị Thu, Phó chủ tịch UBND thành phố đã đích thân đến kiểm tra tiến độ xây dựng. Tại thời điểm kiểm tra, công trình mới chỉ xây xong phần thô đến tầng thứ 9. Báo cáo trước Phó chỉ tịch thành phố, Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình thuộc Sở Y tế, trình bày một số khó khăn do tác động của các yếu tố khách quan của thời tiết nên công trình sẽ chậm tiến độ khoảng 3 tháng so với kế hoạch ban đầu. Dự kiến, đến ngày 20/6/2017 sẽ cất nóc, hoàn thành xây dựng phần bê tông cốt thép.

Đến nay, đã sang tháng 7/2017 lễ cất nóc công trình vẫn chưa diễn ra. Trong khi đó, báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2017 của Sở Y tế thành phố về việc xây dựng cơ sở hạ tầng nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ y tế thực hiện giảm tải khẳng định, đến ngày 20/6 tiến độ thi công bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2 (phường Tân Phú, quận 9) mới đạt 45% kế hoạch. Với tiến độ trên, mục tiêu “chia lửa” giảm quá tải bệnh nhân, nâng cao chất lượng điều trị của Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2 còn xa, sẽ có những người bệnh sẽ không đủ sức chờ đợi.

 

Thực thi chính sách bảo hiểm y tế tại cơ sở y tế tư nhân: Vướng những gì?

http://bnews.vn/thuc-thi-chinh-sach-bao-hiem-y-te-tai-co-so-y-te-tu-nhan-vuong-nhung-gi-/49737.html

Chưa có sự thống nhất trong thực thi chính sách bảo hiểm y tế giữa các địa phương; việc giám định, xuất toán bảo hiểm y tế vẫn còn nhiều bất cập.

Chưa có sự thống nhất trong thực thi chính sách bảo hiểm y tế giữa các địa phương; việc giám định, xuất toán bảo hiểm y tế vẫn còn nhiều bất cập là kiến nghị của các đại biểu tham dự hội nghị Đối thoại chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế khu vực phía Nam do Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Hiệp hội bệnh viện tư nhân tổ chức ngày 3/7 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Vũ Xuân Bằng, Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Đến quý I năm 2017, cả nước có 444 bệnh viện và phòng khám tư nhân ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên, các cơ sở y tế tư nhân chưa thực hiện đúng các quy định trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế mà Bộ Y tế yêu cầu, như thực hiện dịch vụ kỹ thuật vượt định mức, vượt thời gian quy định; đề nghị xin được xuống hạng bệnh viện mặc dù quy mô, nhân lực không thay đổi; sử dụng bác sỹ chưa được cấp chứng chỉ hành nghề; bác sỹ tại cơ sở công lập khám chữa bệnh tại cơ sở y tế tư nhân vượt quá 200 giờ/năm; không thông báo và phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội trong việc mua, đấu thầu thuốc, vật tư thiết bị y tế; sử dụng biệt dược gốc tỷ lệ cao…

Ở chiều ngược lại, đại diện của các cơ sở y tế tư nhân lại cho rằng, việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế của các địa phương vẫn còn nhiều bất cập.

Bác sỹ Phan Ngọc Hùng, Giám đốc Bệnh viện An Phước (tỉnh Bình Thuận) phản ánh, bệnh viện bị từ chối khi xét nghiệm định nhóm máu ABO cho sản phụ, nhưng theo bác sỹ Hùng đây là xét nghiệm cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho sản phụ.

Bên cạnh đó, Bảo hiểm xã hội cũng từ chối thanh toán giường bệnh nội trú với lý do bệnh viện cho bệnh nhân nằm ghép trong khi thực tế thì không nằm ghép.

Ông Đào Cảnh Tuất, Giám đốc Bệnh viện Vạn Phúc (tỉnh Bình Dương) cho rằng, năng lực của các giám định viên bảo hiểm y tế còn hạn chế, chưa hiểu rõ nhiều vấn đề chuyên môn trong quá trình khám chữa bệnh dẫn đến khó tìm được tiếng nói chung và các bệnh viện thường bị xuất toán.

Đồng tình với quan điểm này, bác sỹ Nguyễn Đắc Lực, Giám đốc Bệnh viện Y Đức (tỉnh Đồng Nai) cũng cho rằng công tác giám định hiện nay vẫn còn quá bất hợp lý.

Bác sỹ Nguyễn Đắc Lực ví dụ, một bác sỹ chuyên khoa 2 về tim mạch chỉ định cho toàn bộ bệnh nhân tim mạch của bệnh viện, nhưng khi giám định viên chỉ là kế toán đến kiểm tra thì lại bác bỏ một số chỉ định của bác sỹ.

Điều này khiến các bác sỹ rất bức xúc và ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của bệnh nhân.

Ghi nhận ý kiến của các đại biểu, ông Nguyễn Minh Thảo - Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết sẽ kiểm tra, thẩm định lại cũng như đề xuất giải pháp để có sự điều chỉnh hợp lý trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ phối hợp với Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong việc thực thi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để các cơ sở y tế công lập lẫn ngoài công lập thực hiện việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh.

Ông Nguyễn Minh Thảo cũng cho rằng, sau khi thông tuyến bảo hiểm y tế, số lượng bệnh nhân đến khám bệnh tại khu vực tư nhân đã tăng lên nhưng nhiều nơi lại xuất hiện hiện tượng thu hút bệnh nhân không sòng phẳng.

Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu chấn chỉnh lại tình trạng này.

Ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội Y tế tư nhân kiến nghị đơn vị Bảo hiểm xã hội cần có chính sách công bằng với các cơ sở y tế tư nhân; đồng thời thống nhất, đồng bộ trong việc thực thi chính sách về bảo hiểm y tế giữa các địa phương trên cả nước, tránh tình trạng địa phương này áp dụng theo Thông tư này, địa phương khác lại áp dụng theo Nghị định khác.

 

Nhiều bất cập về chính sách BHYT ở bệnh viện tư nhân

http://baochinhphu.vn/bao-hiem-xa-hoi/nhieu-bat-cap-ve-chinh-sach-bhyt-o-benh-vien-tu-nhan/310237.vgp

Sáng 3/7, tại TPHCM, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tổ chức hội nghị đối thoại về thực hiện chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế với các cơ sở y tế tư nhân.

Cơ sở tư nhân khám chữa bệnh BHYT tăng nhanh

Theo số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, năm 2015, cả nước có 365 cơ sở tư nhân (bao gồm 210 phòng khám đa khoa và 155 bệnh viện tư nhân) ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT.

Đến năm 2017, con số này đã tăng lên đến 444 cơ sở tư nhân (phòng khám là 292, bệnh viện là 152). Hầu hết các tỉnh, thành phố đều có cơ sở khám chữa bệnh tư nhân thực hiện khám chữa bệnh BHYT.

Tổng số lượt khám chữa bệnh BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân trong năm 2015 là trên 6,5 triệu lượt. Tổng số tiền thanh toán là 2.834 tỷ đồng.

Tới năm 2016, tổng số lượt khám chữa bệnh BHYT lên đến hơn 16,6 triệu lượt (tăng 255% so với năm 2015). Tổng chi phí thanh toán là 6.617 tỷ đồng (tăng hơn 233% so với năm 2015).

Chỉ tính riêng trong quý I/2017, số lượt khám chữa bệnh là trên 4,2 triệu lượt và chi phí khám chữa bệnh BHYT là 1.591 tỷ đồng. Ước thực hiện cả năm 2017 là trên 21 triệu lượt và số tiền ước chi trên 7,9 tỷ đồng.

Tại các bệnh viện tư nhân, chi bình quân một đợt khám chữa bệnh ngoại trú là 384.528 đồng, chi bình quân một đợt điều trị nội trú là 3,58 triệu đồng. Trong khi đó chi phí bình quân của cả nước là 202.000 đồng/lượt ngoại trú và 2,75 triệu đồng/đợt nội trú.

Ông Nguyễn Minh Thảo, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đánh giá các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân đóng vai trò quan trọng trong khám chữa bệnh BHYT khi góp phần giảm tải cho các cơ sở công lập, tạo môi trường cạnh tranh dẫn đến thúc đẩy phát triển chuyên môn, hạ tầng, nâng cao chất lượng phục người bệnh.

Cơ quan BHYT đã áp dụng một số chính sách ưu tiên đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân như 100% cơ sở khám chữa bệnh tư nhân được áp dụng ngay mức giá có tiền lương kể từ ngày 01/3/2016.

Đồng thời, các bệnh viện chuyên khoa tư nhân tương đương hạng 3, hạng 4, chưa phân hạng được xếp tuyến huyện, được khám chữa bệnh thông tuyến (100% bệnh viện chuyên khoa công lập xếp tuyến tỉnh, không được khám chữa bệnh thông tuyến).

Còn nhiều bất cập

Đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhận định, có nhiều cơ sở y tế tư nhân còn thiếu minh bạch trong khâu quản lý khám chữa bệnh dẫn đến những vướng mắc khi thanh toán BHYT.

Đơn cử như việc quản lý thuốc. Hiện tại một số cơ sở y tế tư nhân đã tự tổ chức đấu thầu thuốc nhưng kết quả lựa chọn nhà thầu có nhiều bất cập. Ví dụ, kết quả đấu thầu của Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic (Bạc Liêu) có 152 mặt hàng so sánh giá được với kết quả đấu thầu của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu thì 46 mặt hàng giá cao hơn, giá trị chênh lệch 116 triệu.

Kết quả đấu thầu ở Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec (Hà Nội) so sánh với Bệnh viện St. Paul, có 423 mặt hàng so sánh giá được thì 92 mặt hàng cao hơn, với tổng giá trị chênh lệch là 2,8 tỷ đồng.

Trong khi đó, nhiều đại diện các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân lại cho rằng, một số quy định về khám chữa bệnh, thanh toán BHYT tại các bệnh viện tư nhân chưa phù hợp với các bệnh viện tư nhân. Đại diện Bệnh viện mắt Tây Nguyên (Đắk Lắk) phản ánh về những khúc mắc trong việc xếp hạng bệnh viện, đại diện Bệnh viện An Phước (Bình Thuận) băn khoăn về quy định sử dụng bác sĩ đã được hay chưa được cấp chứng chỉ hành nghề...

Rất nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Y tế và cơ quan bảo hiểm cần làm rõ các khái niệm trục lợi, lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế để tránh hiểu lầm đối với việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế tại cơ sở y tế tư nhân.

Để giải đáp những vướng mắc còn tồn đọng ở các cơ sở y tế tư nhân về BHYT, ông Nguyễn Minh Thảo, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng, cần tăng cường giám định, tạm ứng kinh phí, thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo đúng quy định, không phân biệt cơ sở nhà nước và cơ sở tư nhân.

"Cơ quan bảo hiểm sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản phù hợp với thực tế, đồng thời thống nhất giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong khám chữa bệnh BHYT. Ngoài ra, việc kết nối dữ liệu giữa các cơ sở y tế và cơ quan bảo hiểm là rất quan trọng. Nó giúp bệnh viện quản lý tốt hơn, và giúp cơ quan bảo hiểm giám định chính xác, thanh toán nhanh chóng hơn".

Ông Hà Văn Thuý, Phó Vụ trưởng Vụ BHYT cho rằng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần tổ chức thường xuyên các cuộc đối thoại thẳng thắn với các cơ sở khám chữa bệnh công lập, cũng như tư nhân để tìm ra được quyết sách thực hiện mục tiêu toàn dân được sử dụng BHYT.

 

Quảng Ngãi: 20 tiểu thương cùng mắc sốt xuất huyết trong một tuần

http://dantri.com.vn/suc-khoe/quang-ngai-20-tieu-thuong-cung-mac-sot-xuat-huyet-trong-mot-tuan-20170703143947307.htm

20 tiểu thương kinh doanh tại chợ tươi sống Quảng Ngãi (phường Nguyễn Nghiêm, TP. Quảng Ngãi) đồng loạt mắc bệnh sốt xuất huyết chỉ trong vòng 1 tuần. Nguyên nhân được xác định do hệ thống cống nước thải tại chợ bị ứ đọng khiến muỗi phát sinh gây bệnh.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, bà Lê Thị Bích Thu - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP. Quảng Ngãi cho biết, từ giữa tháng 6/2017 đến nay trên địa bàn phường Nguyễn Nghiêm ghi nhận khoảng 30 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết. Trong đó có 20 tiểu thương đang kinh doanh tại chợ tươi sống cùng mắc bệnh trong một thời gian ngắn.

Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Quảng Ngãi và Trạm Y tế phường Nguyễn Nghiêm đã tổ chức kiểm tra thực tế tại khu vực chợ tươi sống và xác định hệ thống cống nước thải là nơi muỗi sinh sôi gây bệnh.

"Nhiều đoạn cống thoát nước lộ thiên ứ nước và rác thải, bọ gậy sinh sôi dày đặc. Chúng tôi xác định đây là nguyên nhân khiến muỗi phát sinh gây bệnh cho tiểu thương đang kinh doanh tại chợ tươi sống Quảng Ngãi", bà Thu nhấn mạnh.

Ngoài việc phun 50 lít hóa chất xử lý môi trường tại khu vực chợ tươi sống, ngành Y tế TP. Quảng Ngãi đã yêu cầu Ban quản lý chợ phải khơi thông cống rãnh, xây dựng hệ thống nắp cống cho hệ thống thoát nước tại chợ.

"Những năm trước tại khu vực chợ tươi sống Quảng Ngãi cũng có nhiều trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết. Đây là khu vực đông đúc dân cư, vì vậy nếu Ban quản lý chợ không thực hiện nghiêm túc việc xử lý nước thải sẽ rất dễ phát sinh ổ dịch và lây lan ra diện rộng ảnh hưởng đến sức khỏe người dân", bà Lê Thị Bích Thu - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP. Quảng Ngãi cho biết thêm.

Tính đến thời điểm này, TP. Quảng Ngãi ghi nhận trên 160 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết trong tổng số 400 ca bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

 

TPHCM: 3 người chết, sốt xuất huyết tăng mức báo động

http://dantri.com.vn/suc-khoe/tphcm-3-nguoi-chet-sot-xuat-huyet-tang-muc-bao-dong-20170703144415862.htm

Tăng vọt lên 57% so với cùng kỳ của 4 tuần trước, sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố đã ở mức báo động dịch. Người lớn, trẻ em nhập viện ngày càng nhiều, số ca bệnh nặng đang gây áp lực cho việc điều trị.

Thống kê của Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM về các loại bệnh truyền nhiễm trong tuần qua cho thấy, bệnh sốt xuất huyết đang hoành hành dữ dội.

Theo đó, trong tuần 26 trên toàn thành ghi nhận 449 trường hợp mắc sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị, bệnh tăng 57% so với trung bình 4 tuần trước.

Cộng dồn từ đầu năm đến nay, thành phố đã có 9.141 trường hợp mắc sốt xuất huyết với 3 người chết, số ca bệnh tăng 11% so với cùng kỳ năm trước (8.265 ca).

Trước tình hình bệnh Sốt xuất huyết tăng nhanh, Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố cho biết, cùng với việc đẩy mạnh hoạt động phòng chống dịch, trong tháng 7 Ban giám đốc Trung tâm sẽ lập 3 đoàn kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các quận huyện phân tích tình hình dịch sốt xuất huyết; giám sát, đánh giá các hoạt động chống dịch sốt xuất huyết của quận huyện, phường xã từ đó đề xuất những phương án hiệu quả nhất với mục tiêu “cầm chân”, từng bước khống chế không để dịch lây lan.

Thực tế ghi nhận sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy, tuần qua số ca mắc sốt xuất huyết nhập viện không ngừng gia tăng với nhiều trường hợp nặng.

Theo TS.BS Ngô Ngọc Quang Minh, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, nếu trung bình 5 tháng đầu năm 2017 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết giao động từ 50 đến 60 ca thì tuần qua số trẻ mắc sốt xuất huyết nhập viện lên tới trên 110 trường hợp, trong đó có khoảng 10% rơi vào tình trạng sốc khá nặng khiến việc điều trị trở nên khó khăn.

Từ thực tế dự phòng và điều trị, các nhà chuyên môn nhận định sốt xuất huyết sẽ còn gia tăng nhanh trong thời gian tới khi TPHCM nói riêng và khu vực Nam Bộ nói chung tiến sâu vào mùa mưa. Không loại trừ nguy cơ sốt xuất huyết sẽ tăng nhanh, lây lan và bùng phát trên diện rộng nếu không có hành động tích cực của cả cộng đồng.

Trước tình hình trên, Sở Y tế yêu cầu hệ thống y tế dự phòng quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng và dập dịch; các cơ sở điều trị chuẩn bị đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, vật tư y tế tiêu hao sẵn sàng cứu chữa người bệnh. Bên cạnh đó, Sở Y tế kêu gọi người dân chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình bằng các giải pháp dọn dẹp vệ sinh môi trường, diệt muỗi, lăng quăng, ngủ mùng thường xuyên, phối hợp với chính quyền và y tế địa phương phun hoá chất diệt muỗi.

Khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết như sốt cao liên tục trên 2 ngày kèm theo một trong các triệu chứng: nhức đầu, đau cơ khớp, nổi ban, chấm xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng... người bệnh phải nhanh chóng đến bệnh viện để được khám, điều trị. Gia đình có người mắc bệnh cần thông báo cho trạm y tế địa phương để có giải pháp khoanh vùng, xử lý không để bệnh lây lan trên diện rộng.

 

Trẻ mất tương lai vì quên chích vắcxin

http://danviet.vn/tin-tuc/tre-mat-tuong-lai-vi-quen-chich-vacxin-783597.html

Phòng bệnh nặng của khoa nhiễm – thần kinh bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM chỉ độ chục giường và gần như tất cả bệnh nhi phải thở máy.

Sáng ngày 26.6, trong số những trẻ điều trị ở đây, sáu trẻ bị viêm não Nhật Bản. Chúng đến từ nhiều địa phương, tuổi khác nhau, có đứa nằm vài tuần, đứa vài tháng, thậm chí có đứa gần… một năm. Như thông lệ cứ tầm tháng 5, 6 đến tháng 10 là mùa viêm não Nhật Bản. BS Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm – thần kinh, nói: “Từ đầu năm đến nay khoa chỉ có 25 ca. So với phía Bắc, phần lớn ca bệnh phía Nam nặng hơn, đa số hôn mê sâu và phải thở máy”.

Bệnh liên quan đến não thường nặng và khó trị, viêm não Nhật Bản không ngoại lệ. Cứ mười trẻ mắc có sáu trẻ khỏi, ba trẻ bị di chứng nặng nề và một tử vong. Đặc thù bệnh như thế, nên có lúc bệnh nhi viêm não Nhật Bản phải nằm tạm ở khoa cấp cứu vì khoa nhiễm – thần kinh không còn một giường hồi sức trống. BS Khanh chia sẻ: “Di chứng viêm não Nhật Bản khủng khiếp và phức tạp. Có trẻ thở máy nhiều ngày rồi bị viêm phổi và tử vong. Có trẻ phải sống thực vật, hết bệnh nhưng không biết gì hết, nằm một chỗ nhiều năm trời rồi cũng bội nhiễm và tử vong. Có trẻ lại chậm phát triển trí tuệ, động kinh, khả năng hoà nhập xã hội rất thấp”.

Tại một căn phòng nhỏ của khoa nhiễm – thần kinh, chị T., ở Bến Tre, có con mười tuổi, bị viêm não Nhật Bản nằm từ tháng 10 năm qua, nhớ lại: “Con tôi bị sốt vào bệnh viện huyện vài tiếng rồi được chuyển lên bệnh viện tỉnh. Ở đây bác sĩ lấy máu thử rồi chuyển lên thành phố. Lúc ở tỉnh cháu còn tỉnh, lên đến đây thì nặng dần”.

“Chị có nghe nói gì về bệnh viêm não Nhật Bản và cháu có được chích ngừa chưa?”, tôi hỏi. Chị T. đáp: “Chưa nghe nói. Hồi nhỏ mấy anh trai nó có chích ngừa bệnh gì đó, nhưng đứa này thì không chích”. Con của chị G. ở Long An, nằm điều trị ở khoa nhiễm – thần kinh còn lâu hơn, vào viện từ tháng 8 năm trước. Vừa chia sẻ, chị vừa gạt nước mắt: “Không biết con tôi chích ngừa đủ chưa vì tờ giấy chích ngừa của nó rớt đâu mất”. 

Vắcxin viêm não Nhật Bản được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng nước ta từ năm 1997, đầu tiên ở một số tỉnh, thành có nguy cơ cao và đến năm 2014 vắcxin được triển khai trên cả nước.

Trong cuộc trò chuyện với BS Khanh, tôi không nhớ ông nhắc đến bao nhiêu lần các cụm từ “di chứng khủng khiếp” và “chích ngừa vắcxin”. Điều trị không biết bao nhiêu ca viêm não trong hàng chục năm trời hành nghề, nhưng dường như ông vẫn “mệt mỏi” khi nói đến di chứng của bệnh viêm não Nhật Bản: “Hiện nay chúng ta điều trị viêm não rất tốt, nhưng chỉ giảm được tỷ lệ tử vong, chứ chưa giảm được tỷ lệ di chứng. Di chứng viêm não Nhật Bản phụ thuộc vào cơ địa của em bé và độc lực của virút”. Ông nói thêm: “Các trẻ này xuất viện về nhà phải cần 4 – 5 người chăm sóc, vì chúng không còn khả năng tự sinh hoạt và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội”.

Không ai tính được bao nhiêu công sức và tiền bạc để điều trị và chăm sóc một trẻ bị viêm não Nhật Bản. Trẻ may mắn khỏi bệnh hoàn toàn, thật hạnh phúc. Nhưng cũng biết rằng ngay cả trường hợp này, nếu nằm viện bệnh nặng phải thở máy, mỗi trẻ ngốn hết cả triệu đồng viện phí, có thêm bội nhiễm phổi thì tốn thêm cả triệu đồng tiền kháng sinh. Nếu được bảo hiểm y tế chi trả thì tốt, còn không được thì bi kịch. Bệnh nặng như thế nhưng lại có thể ngừa được bằng vắcxin hoàn toàn miễn phí. Nhưng vấn đề ở đây, theo BS Khanh, các phụ huynh thường nhớ chích cho trẻ hai mũi đầu mà quên chích mũi thứ ba, vì thế hiệu quả bảo vệ của vắcxin thấp.

“Tôi có cảm giác chúng ta chưa làm tốt nhất những gì có thể làm được, vì trẻ mắc viêm não Nhật Bản vẫn nhiều và tỷ lệ di chứng còn cao. Truyền thông, hướng dẫn phụ huynh phòng bệnh cho trẻ cần được làm thường xuyên”, BS Khanh băn khoăn.

Sáng 26.6, trong khi hàng chục báo đài có mặt tại bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM tìm hiểu và tuyên truyền phòng chống viêm não Nhật Bản, thì trên website của một trung tâm truyền thông sức khoẻ hàng đầu của ngành y tế thành phố, người ta không thấy bất kỳ nội dung nào về bệnh này. Và lịch sinh hoạt câu lạc bộ tuần của trung tâm trong tháng 6 cũng không có nội dung nào về viêm não Nhật Bản.        

 

Nguy hại khôn lường vì gây tê tủy sống khi sinh mổ

http://www.phapluatplus.vn/nguy-hai-khon-luong-vi-gay-te-tuy-song-khi-sinh-mo-d47344.html

http://dantri.com.vn/suc-khoe/bo-y-te-khuyen-cao-nhung-thai-phu-khong-nen-gay-te-tuy-song-khi-sinh-mo-2017070310232437.htm

Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đổi cách gây mê khi mổ bắt con nhằm giảm tai biến cho sản phụ. Bởi sau khi sản phụ sử dụng phương pháp này có nguy cơ cao xảy ra một số tai biến như bệnh cảnh của tắc mạch ối, ngừng tim, rối loạn đông máu, suy đa tạng.

Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đổi cách gây mê khi sinh mổ

Gây tê tủy sống còn gọi là gây tê dưới màng cứng hay tê dưới màng nhện, là một phương pháp gây tê vùng, thực hiện bằng cách đưa một lượng thuốc tê thích hợp vào khoang dưới màng nhện, thuốc tê sẽ hòa chung vào dịch não tủy và sẽ tác dụng vào các rễ thần kinh gây nên mất cảm giác, liệt vận động.

Kỹ thuật gây tê tủy sống từng được đánh giá là nhiều lợi điểm so với kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng do đó được áp dụng nhiều trong mổ lấy thai có kế hoạch.

Tuy nhiên, sau khi tiến hành theo dõi, giám sát và thẩm định những trường hợp sản phụ tử vong tại các địa phương cũng như tiếp thu ý kiến phản ánh của một số đơn vị, Bộ Y tế nhận thấy, trong số các trường hợp mổ lấy thai (mổ bắt con) bằng phương pháp gây tê tủy sống trên các sản phụ có các triệu chứng sản giật, tiền sản giật nặng, rau bong non, có rau tiền đạo thể bán trung tâm hoặc trung tâm,… có nguy cơ cao xảy ra một số tai biến như bệnh cảnh của tắc mạch ối, ngừng tim, rối loạn đông máu, suy đa tạng.

Vì vậy Bộ Y tế đề nghị các đơn vị y tế trên toàn quốc (Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Cục Quân y trực thuộc Bộ Quốc Phòng; Cục Y tế trực thuộc Bộ Công an; cơ quan y tế của các bộ ngành) chỉ đạo các các đơn vị y tế có triển khai phương pháp phẫu thuật bắt con (bao gồm cả bệnh viện ngoài công lập) áp dụng phương pháp gây mê nội khí quản đối với những sản phụ nói trên, không được thực hiện phương pháp gây tê tủy sống nhằm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng với sản phụ đẻ mổ.

Đau lưng không phục hồi vì gây tê tủy sống khi sinh mổ

Theo bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn - chuyên khoa gây mê hồi sức và đau mãn tính, giảng viên trường đại học Y dược TP HCM cho biết, việc gây tê khi sinh khiến chị em phụ nữ bị đau lưng là do tác dụng của việc chọc kim vào tủy gây tê.

Thuốc gây tê không có phản ứng gây đau lưng. Bác sĩ Tuấn cho biết hiện nay ở Việt Nam các bác sĩ còn chưa chú ý gì về phản ứng đau lưng khi sinh mổ của người bệnh.

Tuy nhiên, ở nước ngoài họ đã thống kê việc gây tê sinh mổ và cho rằng có đến 6% những phụ nữ sau sinh, gây tê sẽ đau lưng không thể hồi phục. Còn lại thông thường đau lưng sau khi gây tê để sinh con sẽ tự khỏi trong một thời gian ngắn. Có người khỏi sau 1 tháng nhưng cũng có những người mất vài tháng, hiện tượng đau lưng sẽ tự dứt.

Hiện nay, các bác sĩ chưa chú ý đến việc phản ứng đau lưng khi gây tê cho sản phụ vì bản thân người phụ nữ khi mang bầu họ đã bị đau lưng nên sau sinh cần quan tâm hơn biến chứng gây tê khiến đau lưng ở họ.

Ngoài ra, đau đầu là tác dụng phụ xuất hiện phổ biến. Đau đầu xuất hiện sau gây tê và có thể kéo dài hàng tuần. Nguyên nhân gây đau đầu được giải thích là do sự rò rỉ dịch não tủy qua lỗ thủng màng cứng, làm giảm lớp rào cản đệm của dây thần kinh cảm giác, giãn mạch máu não và tăng áp lực não - tủy.

 

Bộ Y tế thông tin về vụ 24 người phơi nhiễm HIV do cấp cứu người bị nạn

http://cand.com.vn/y-te/24-nguoi-phoi-nhiem-hiv-do-cap-cuu-nguoi-bi-nan-da-duoc-dieu-tri-arv-trong-thoi-gian-toi-uu-447994/

Việc 17 nhân viên y tế và 7 người dân bị phơi nhiễm HIV do cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông ở huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum ngày 30-6, vì có một nạn nhân nhiễm HIV, khiến nhiều người rất hoang mang. Để giúp bạn đọc có thông tin đầy đủ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Hoàng Đình Cảnh - Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế)...

+ Cục Phòng, chống HIV/AIDS có biết thông tin về việc một nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông chỉ được biết bị nhiễm HIV của sau khi cấp cứu?

TS. Hoàng Đình Cảnh: Ngay khi có thông tin đầu tiên đăng trên facebook, sau đó một số báo đưa tin về việc này, chúng tôi đã chủ động điện thoại cho lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Kon Tum và Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum để nắm tình hình. Đúng là tình trạng nhiễm HIV của nạn nhân đã tử vong chỉ được biết sau khi đã hoàn thành việc cứu nạn, mà có 17 cán bộ y tế và 7 người dân tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân.

Lập tức, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã yêu cầu Sở Y tế Kon Tum hướng dẫn các cơ sở y tế  tư vấn, xét nghiệm sàng lọc và cấp miễn phí thuốc ARV để điều trị phơi nhiễm HIV ngay cho những người có liên quan đến ca cấp cứu người nhiễm HIV, kể cả người dân tham gia cấp cứu. Chúng tôi cũng yêu cầu Sở Y tế hướng dẫn việc tiệt trùng, xử lý, mai táng người nhiễm và các vật dụng liên quan theo qui định; tổ chức tuyên truyền về dự phòng phơi nhiễm HIV và chủ động cung cấp thông tin chính thức cho các cơ quan báo chí.

+ Một người dân tham gia cấp cứu bị phơi nhiễm HIV cho biết ban đầu, nhân viên y tế yêu cầu họ phải trả tiền nếu muốn dùng thuốc ARV để dự phòng. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?

TS. Hoàng Đình Cảnh: Theo Quyết định 265/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ qui định về chế độ đối với người bị phơi nhiễm do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, thì thuốc ARV dùng điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV chỉ được cấp miễn phí cho những người bị phơi nhiễm do nghề nghiệp như cán bộ y tế, cán bộ lực lượng vũ trang, tổ công tác cai nghiện... khi đang làm nhiệm vụ.

 Tuy nhiên, đây là trường hợp đặc biệt, khi 7 người dân tích cực cấp cứu người bị nạn nên đã bị phơi nhiễm HIV. Do vậy, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã lập tức chỉ đạo Sở Y tế tỉnh Kon Tum cấp miễn phí thuốc ARV để điều trị dự phòng cho cả 24 người đã tham gia cấp cứu nạn nhân này. Hiện tất cả 17 cán bộ y tế và 7 người dân bị phơi nhiễm HIV khi tham gia cấp cứu đều đã được tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV và cấp thuốc ARV để điều trị dự phòng kịp thời.

+Theo thông tin ban đầu, nạn nhân tử vong có nhiễm HIV mới điều trị ARV từ tháng 5-2017. Như vậy nguy cơ bị phơi nhiễm trong trường hợp này ra sao?

TS. Hoàng Đình Cảnh: Theo báo cáo của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum thì nạn nhân này đã điều trị ARV nhiều năm rồi, chứ không phải mới. Mà về mặt khoa học, khi người nhiễm HIV đã được điều trị ARV từ 6 tháng trở lên thì nồng độ virus HIV trong máu ở mức rất thấp (dưới ngưỡng ức chế), nên khả năng lây truyền sang những người khác rất thấp. Mặt khác, 24 người này lại được điều trị dự phòng phơi nhiễm ngay. Vì thế, hy vọng những người tiếp xúc trực tiếp với máu nạn nhân này sẽ không ai bị nhiễm HIV.

+Vụ tai nạn xảy ra trưa 30-6, nhưng người uống ARV sớm nhất là trưa 1-7, muộn nhất là trưa 2-7. Như vậy, việc cho uống thuốc ARV có kịp thời không thưa ông? 

TS. Hoàng Đình Cảnh: Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về quản lý, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS, việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV thực hiện càng sớm càng tốt, tối ưu trong vòng 72 giờ.  Như vậy, cả 24 người đều được điều trị ARV trong vòng 48 giờ đầu sau phơi nhiễm- là thời gian tối ưu mà Bộ Y tế đã khuyến cáo.

+ 24 trường hợp này sẽ uống thuốc trong bao lâu? Khi nào có thể khẳng định họ hoàn toàn an toàn?

TS. Hoàng Đình Cảnh: Việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV kéo dài liên tục trong 28 ngày. Trong thời gian này, họ cần được tư vấn để theo dõi về tác dụng phụ có thể có của thuốc ARV. Không nên ngừng điều trị khi có tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua và nếu có các tác dụng phụ nặng cần đến các cơ sở y tế ngay.

 Những người đang điều trị cũng được tư vấn hỗ trợ tâm lý nếu cần, tư vấn tuân thủ điều trị. Việc xét nghiệm HIV sẽ được làm lại sau 3 tháng theo quy định của Bộ y tế.

Cũng cần lưu ý rằng, mặc dù nguy cơ có thể thấp nhưng những người bị phơi nhiễm chưa loại trừ khả năng đã nhiễm HIV. Do vậy họ không được cho máu và cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Nếu là phụ nữ đang nuôi con nhỏ thì không cho con bú cho đến khi loại trừ được tình trạng nhiễm HIV. Sau 3 tháng xét nghiệm lại nếu âm tính với HIV thì có thể khẳng định là họ không nhiễm HIV.

+Với những người này, phải nghỉ hay vẫn đi làm bình thường, thưa ông?

TS. Hoàng Đình Cảnh: Theo Quyết định số 265/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng qui định về chế độ đối với người bị phơi nhiễm do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, thì những người bị phơi nhiễm HIV do rủi ro nghề nghiệp được nghỉ việc 20 ngày hưởng nguyên lương và phụ cấp để điều trị dự phòng.

Hiện nay các thuốc ARV được lựa chọn điều trị là khá an toàn với người sử dụng và cũng rất ít tác dụng phụ. Tuy vậy một số người mới uống có thể bị mệt mỏi và triệu chứng này sẽ nhanh qua. Do vậy nếu những người dùng thuốc mà khỏe mạnh, họ có thể đi làm bình thường nếu muốn. Những trường hợp có phản ứng phụ của thuốc như dị ứng, mệt mỏi nhiều cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và có thể đổi phác đồ điều trị.

+ Cảm ơn ông  về cuộc trao đổi!

Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, phơi nhiễm HIV là thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da của người không bị bệnh với máu, mô hay các dịch cơ thể của người nhiễm HIV, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV. Những trường hợp được gọi là phơi nhiễm HIV do kim đâm vào khi làm thủ thuật y tế tiêm truyền hoặc lấy máu làm xét nghiệm; vết thương do dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn gây chảy máu; bị tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào; máu, chất dịch của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương, vào mắt, mũi, họng; bị người khác dùng kim tiêm đã sử dụng có máu chứa virus HIV đâm vào, hoặc những người trong khi làm nhiệm vụ (công an, bác sỹ…) cấp cứu tai nạn giao thông, bắt tội phạm…

 Nhưng không phải người nào bị phơi nhiễm HIV cũng bị nhiễm HIV. Việc xử lý sau phơi nhiễm có ý nghĩa đặc biệt giúp hạn chế được những nguy cơ lây nhiễm HIV.

 

Kon Tum bán thuốc ARV cho người dân là vi phạm

http://vov.vn/tin-24h/kon-tum-ban-thuoc-arv-cho-nguoi-dan-la-vi-pham-642428.vov

Bộ Y tế khẳng định, việc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Kon Tum bán thuốc ARV cho người dân với số tiền hơn 2 triệu đồng là sai quy định.

Như VOV đã đưa tin, 17 y, bác sỹ Trung tâm Y tế huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum và 7 người dân đã bị nghi phơi nhiễm HIV sau khi tham gia cấp cứu người bị tai nạn giao thông và tiếp xúc trực tiếp với máu của nạn nhân nhiễm HIV. Tuy nhiên, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS của tỉnh Kon Tum lại bán thuốc chống phơi nhiễm (ARV) cho 2 người dân với số tiền hơn 2 triệu đồng. Bộ Y tế khẳng định, việc làm này là sai quy định.

Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum bán thuốc chống phơi nhiễm HIV (ARV) cho người dân dự phòng sau khi tham gia cấp cứu tai nạn giao thông là vi phạm quy định. Bởi, Trung tâm này không có chức năng bán thuốc mà chỉ được phép tư vấn và giới thiệu người dân mua thuốc ARV tại những hiệu thuốc có bán loại thuốc này. Đây là vấn đề cần rút kinh nghiệm trong toàn ngành.

Ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay chưa có quy định nào về việc cấp thuốc miễn phí cho người dân nếu bị phơi nhiễm HIV từ người khác, kể cả khi tham gia cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.

Ông Hoàng Đình Cảnh nói: “Hiện nay, theo quyết định 265 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ điều trị đối với những người phơi nhiễm do rủi ro nghề nghiệp thì được xét nghiệm, điều trị miễn phí và được nghỉ 20 ngày phép trong quá trình điều trị. Ngoài ra, đối với các đối tượng khác chưa có quy định cấp thuốc miễn phí và những đối tượng này phải tự tìm nguồn thuốc điều trị, nghĩa là phải đến các phòng tư vấn của hệ thống phòng chống HIV/AIDS sẽ được tư vấn, hướng dẫn mua thuốc tại các điểm bán thuốc”.

Mặc dù chưa có quy định, nhưng xét thấy 7 người dân đã tích cực tham gia cấp cứu người bị nạn và bị phơi nhiễm HIV do tiếp xúc trực tiếp với máu của nạn nhân, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã chỉ đạo Sở Y tế Kon Tum tiến hành cấp miễn phí thuốc ARV để điều trị dự phòng cho những người này. Tuy nhiên, người dân đề nghị, cần có quy định về việc cấp thuốc ARV miễn phí trong những trường hợp đặc biệt, như ở Kon Tum vừa qua.

Bác sỹ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai nói: “Ví dụ các trường hợp tai nạn giao thông cần được cấp cứu ngay mà máu của nạn nhân chảy lênh láng vẫn phải bế bệnh nhân lên, tiếp xúc với máu để cứu nạn nhân. Những trường hợp đặc biệt như thế, người dân tham gia cấp cứu không có dụng cụ bảo hộ cần phải được hưởng chế độ ưu tiên. Tôi nghĩ, cơ quan chức năng phải có quy định thêm về điều này. Hiện nay, có thể những trường hợp này ít nên cơ quan quản lý chưa bao quát hết, chưa có quy định cụ thể”.

Bộ Y tế đang kiến nghị Chính phủ cho phép chi trả bảo hiểm y tế đối với việc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS cũng như điều trị dự phòng phơi nhiễm hoặc nghi phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV, đảm bảo việc dự phòng và điều trị được kịp thời, đạt hiệu quả bền vững./.

 

Thêm 10 người có tiếp xúc với nạn nhân vụ 2 xe khách đối đầu uống thuốc phơi nhiễm HIV

http://www.sggp.org.vn/them-10-nguoi-co-tiep-xuc-voi-nan-nhan-vu-2-xe-khach-doi-dau-uong-thuoc-phoi-nhiem-hiv-453478.html

Tính đến 15 giờ chiều 3-7, có 34 người tham gia cứu người trong vụ Tai nạn giao thông ở Kon Tum tham gia uống thuốc phơi nhiễm HIV.

Ngày 3-7, Bác sĩ Nguyễn Hồ Định, Phó Giám đốc Trung tâm y tế huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum cho biết, trong sáng cùng ngày, tại trung tâm có thêm 7 cán bộ y, bác sĩ và 3 người dân phản ánh có tiếp xúc với nạn nhân vụ tai nạn giao thông tử vong bị nhiễm HIV. Những người này đã được chỉ định xét nghiệm và sau đó cho uống thuốc phơi nhiễm HIV.

Như vậy, tính đến 15 giờ chiều 3-7, có 34 người tham gia cứu người trong vụ Tai nạn giao thông ở Kon Tum tham gia uống thuốc phơi nhiễm HIV. Trong đó, Trung tâm y tế huyện Đắk Hà có 24 người và 10 người dân tham gia đưa nạn nhân đi cấp cứu.

Về thông tin một người dân tham gia cấp cứu có tiếp túc với nạn nhân nhiễm HIV đến trung tâm xin thuốc điều trị nhưng được cán bộ trả lời không cấp miễn phí mà phải mua, Bác sĩ Đào Duy Khánh, Giám đốc Sở Y tế Kon Tum cho biết, trong quy định các nhóm điều trị phơi nhiễm thì chưa quy định rõ người tham gia cấp cứu tai nạn giao thông. Khi tiếp nhận, cán bộ trung tâm nhiệt tình tư vấn mua thuốc, không có ý định kinh doanh thuốc gì. Sau khi có ý kiến của lãnh đạo sở, cán bộ trung tâm đã trả lại tiền và cấp thuốc điều trị miễn phí.

* Cũng trong sáng ngày 3-7, UBND huyện Đăk Hà đã trao giấy khen cho những người tích cực tham gia cứu nạn trong vụ tai nạn giao thông.

Trước đó, như SGGP Online đã phản ánh, vào trưa 30-6, tại Km1522 thuộc đường Hồ Chí Minh đoạn qua xã Đắk Hrinh, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum, xe khách 16 chỗ BKS 82B - 002.45 của nhà xe Vạn Thành lưu thông theo hướng từ huyện Đắk Tô về TP Kon Tum đã đâm vào xe khách BKS 82B-002.23 của nhà xe Mạnh Tiến lưu thông hướng ngược lại.

Vụ va chạm khiến 4 người chết, 12 người bị thương. Trong số 4 nạn nhân tử vong có nạn nhân M., 51 tuổi đã bị nhiễm HIV trước đó, nhưng khi đưa đi cấp cứu và làm nhiệm vụ cấp cứu, các y, bác sĩ của Trung tâm y tế huyện Đắk Hà và người dân không hay biết nên không chuẩn bị các phương án phòng hộ.

 

Chậm dự phòng cho người cứu bệnh nhân HIV vì thiếu quy chế

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170703/cham-du-phong-cho-nguoi-cuu-benh-nhan-hiv-vi-thieu-quy-che/1342606.html

Thông tin từ Bộ Y tế ngày 3-7 cho hay sáng cùng ngày, Cục Phòng chống HIV/AIDS đã họp bàn và thống nhất sẽ sớm có quy chế rõ về các trường hợp được uống thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV/AIDS miễn phí. 

Theo đó, 7 người dân tham gia cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân HIV và có tiếp xúc với dịch, máu của người bệnh hôm 30-6 chậm được uống thuốc dự phòng do chưa có quy chế rõ ràng, sau vụ việc ở Kon Tum, Bộ Y tế sẽ sớm có hướng dẫn cụ thể về việc này.

Theo ông Hoàng Đình Cảnh, phó cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, quy định hiện hành chỉ cấp thuốc ARV dự phòng cho những người bị phơi nhiễm trong khi làm nhiệm vụ.

“Tuy nhiên, quan điểm của Bộ Y tế là hỗ trợ tối đa người có hành động dũng cảm, tích cực cứu người. Các đơn vị y tế khi gặp trường hợp tương tự cần báo ngay lên cấp trên và báo về Bộ Y tế để được hướng dẫn”- ông Cảnh cho biết.

Về nguy cơ 24 cán bộ y tế và người dân ở Kon Tum bị lây nhiễm HIV, ông Cảnh cho biết người phụ nữ bị nhiễm HIV và đã tử vong sau tai nạn giao thông hôm 30-6 đã được điều trị nhiều năm bằng thuốc kháng virus (ARV). Về mặt khoa học, khi người nhiễm HIV đã được điều trị ARV từ 6 tháng trở lên thì nồng độ virus HIV trong máu ở mức rất thấp (dưới ngưỡng ức chế), khả năng lây truyền sang những người khác rất thấp.

Mặt khác 24 người này lại được điều trị dự phòng phơi nhiễm ngay, do vậy hy vọng những người tiếp xúc trực tiếp với máu nạn nhân này sẽ không ai nhiễm HIV.

Ông Cảnh cũng cho biết hướng dẫn của Bộ Y tế về quản lý, điều trị và chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS đề nghị điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV càng sớm càng tốt, tối ưu nhất trong vòng 72 giờ.  Như vậy cả 24 bệnh nhân này đều được điều trị ARV trong vòng 48 giờ đầu sau phơi nhiễm. Đây là thời gian tối ưu mà Bộ Y tế đã khuyến cáo.

Việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV kéo dài liên tục trong thời gian 28 ngày. Trong thời gian này, người được điều trị cần được tư vấn để theo dõi về tác dụng phụ có thể có của thuốc ARV. Không nên ngừng điều trị khi có tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua. Nếu có các tác dụng phụ nặng cần đến các cơ sở y tế ngay.

Những người đang điều trị cũng được tư vấn hỗ trợ tâm lý nếu cần, tư vấn tuân thủ điều trị. Sau 3 tháng, những người được điều trị dự phòng sẽ được xét nghiệm lại HIV.

Cũng cần lưu ý rằng, mặc dù nguy cơ có thể thấp nhưng những người bị phơi nhiễm chưa loại trừ khả năng đã nhiễm HIV, do vậy họ không được cho máu, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và nếu là phụ nữ đang nuôi con nhỏ thì không cho con bú cho đến khi loại trừ được tình trạng nhiễm HIV. Sau 3 tháng xét nghiệm lại nếu âm tính với HIV thì có thể khẳng định chắc chắn là họ không nhiễm HIV.

 Đề nghị khen thưởng cho người tham gia cấp cứu, vận chuyển nạn nhân

Thông tin từ Sở Y tế Kon Tum cho hay Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Kon Tum đã có văn bản gửi Sở Y tế, đề nghị Sở tặng bằng khen cho anh Lê Văn Tùng (28 tuổi) do đã có tinh thần trách nhiệm cao, lấy xe tải chở tám người bị tai nạn giao thông đi cấp cứu, trong đó có nạn nhân nhiễm HIV kể trên.

Trước đó, hôm 1-7 trên mạng xã hội có thông tin anh Tùng bị đề nghị “bán thuốc” ARV dự phòng với giá 5 triệu đồng. Status này hiện đã được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội (dù người đăng tải đầu tiên đã xóa status), gây nhiều tranh cãi về việc ngành y tế bị oan hay không oan, việc không cấp thuốc ARV miễn phí cho người tham gia vận chuyển, cấp cứu nạn nhân HIV là đúng quy trình hay là thiếu nhạy cảm…

 

Bé trai 6 tuổi nguy kịch vì bị mực tua cắn

http://khampha.vn/suc-khoe/be-trai-6-tuoi-o-ca-mau-nguy-kich-vi-bi-muc-tua-can-c11a544624.html

Khi bị mực tua cắn vào tay, bé trai 6 tuổi ngay lập tức tím tái toàn thân, sùi bọt miệng, ói mửa và thở yếu ớt.

Chiều 3/7, Bs. Đặng Văn Khuông - Phó giám đốc Bệnh viện (BV) Đa khoa khu vực huyện Đông Hải, Bạc Liêu cho biết, BV vừa cứu sống bé Trần Văn B. (6 tuổi) thoát khỏi tình trạng nguy kịch nghi do mực tua ở biển cắn.

Theo Bs Khuông, gia đình kể bé bị con mực tua ở biển cắn vào tay. Khi nhập viện, tay bé có vết cắn và rất nguy kịch, mạch bằng 0, trí não lơ mơ. Qua chẩn đoán, bác sĩ kết luận cháu bị sốc phản vệ. 

Anh Trần Văn P. ngụ cửa biển Giá Cao thuộc xã Tân Thuận (Đầm Dơi, Cà Mau) - cha ruột  bé trai kể, khoảng 7 giờ sáng cùng ngày, vợ chồng anh đi ra mé biển đăng bắt cá kèo giống, có đem con trai theo.

Bữa nay, nhiều mực tua mắc trong lưới nên anh đổ vào xuồng. Thấy lạ, bé B. đã mò bắt một con mực tua và bị nó quấn lấy tay cắn mạnh. Khi anh P. lại gỡ mực ra thì máu chảy rất nhiều.

Ngay lập tức, cơ thể bé trai bị tím tái, sùi bọt miệng, ói mửa và gần như bất tỉnh, thở yếu ớt. Hoảng sợ, bà con ngư dân đã giúp đỡ đưa bé đi cấp cứu.

Anh P. cho biết, thời gian gần đây, mực tua xuất hiện nhiều ở khu vực bờ biển Đông huyện Đầm Dơi. Nhiều người cũng đã bị con mực này cắn vào tay chảy máu nhưng chưa ai bị trúng độc như con của họ.

Đơn vị y tế địa phương đã tiếp nhận con mực tua do anh P. cung cấp để kiểm tra có độc tố hay không.

 

​Khánh Hòa mới tiêm văcxin viêm gan B cho 50% trẻ sơ sinh

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170703/khanh-hoa-moi-tiem-vacxin-viem-gan-b-cho-50-tre-so-sinh/1342663.html

Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa vừa có chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế thực hiện, chấn chỉnh việc tiêm văcxin ngừa bệnh viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ sau khi sinh. 

Vì cho đến nay việc tiêm văcxin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh cho trẻ sinh sống ở tỉnh này chỉ mới đạt khoảng 50%. Trong khi, cách đây 5 năm (7-2012) Bộ Y tế đã triển khai kế hoạch tiêm văcxin viêm gan B cho đối tượng trẻ sơ sinh như vừa nêu phải đạt từ 65% trở lên.

Các cơ sở y tế tiêm văcxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đạt rất thấp là nhà hộ sinh TP Nha Trang cả năm 2016 và quý I năm nay chỉ tiêm văcxin viêm gan B cho 64 cháu/525 trẻ sinh sống; trung tâm y tế huyện Khánh Vĩnh chỉ tiêm cho 225 cháu/907 trẻ sinh sống; trung tâm y tế huyện Diên Khánh chỉ tiêm cho 624 cháu/2.634 trẻ sinh sống.

Cá biệt, Bệnh viện Quân y 87 (tại Nha Trang) vẫn chưa triển khai tiêm văcxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh.

Còn bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Nha Trang, bệnh viện đa khoa Tâm Trí Nha Trang và trung tâm y tế Cam Ranh không có báo cáo thống kê việc tiêm văcxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao. Tiêm văcxin viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh sẽ phòng được lây truyền bệnh này từ mẹ sang con từ 80% - 95%; nếu tiêm muộn, việc phòng lây truyền đó sẽ ít hiệu quả.

Tổ chức Y tế thế giới cũng có khuyến cáo, tiêm văcxin viêm gan B đủ ba mũi trong năm đầu đời và tiêm văcxin viêm gan liều sơ sinh trong vòng 24 giờ được chứng minh là chiến lược tối ưu nhất trong việc phòng và kiểm soát bệnh viêm gan B.

 

Giảm tải nhờ bệnh viện vệ tinh

http://thanhnien.vn/suc-khoe/giam-tai-nho-benh-vien-ve-tinh-851443.html

Sở Y tế TP.HCM đang tăng cường triển khai chương trình hỗ trợ cho ngành y tế 19 tỉnh phía nam với 38 bệnh viện, kéo dài đến năm 2020 nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý cho các bệnh viện này, đồng thời giảm tải cho các bệnh viện ở TP.HCM.

Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, 6 tháng đầu năm 2017, số lượt khám chữa bệnh tại các bệnh viện (BV) tuyến trên của TP.HCM giảm 1% so với cùng kỳ năm 2016, trong khi các BV quận, huyện lại tăng đến 16%, BV tư nhân tăng đến 17%.

Trong chương trình hỗ trợ trên, Sở Y tế TP.HCM cử 8 BV trực thuộc (Nhân dân Gia định, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Từ Dũ, Hùng Vương, Nhân dân 115, Ung bướu và Chấn thương chỉnh hình) tham gia làm BV hạt nhân cho 38 BV vệ tinh của 19 tỉnh thành ở phía nam (Lâm Đồng, Tiền Giang, Cà Mau, Khánh Hòa, Cần Thơ, Ninh Thuận, Kiên Giang, Đồng Nai...). Các lĩnh vực mũi nhọn được chuyển giao chủ yếu là nhi, chấn thương chỉnh hình, ung bướu, tim mạch, sản khoa...

Không chỉ chuyển giao kỹ thuật cho các BV tỉnh, các BV tuyến trên của TP.HCM còn chuyển giao kỹ thuật cho BV tuyến quận, huyện của TP. Bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc BV Q.2 (TP.HCM), cho biết sau khi BV Nhi đồng 2 đến đặt khoa nhi vệ tinh, rồi rút về, nay BV Q.2 đã tự khám, chữa bệnh được nhiều bệnh lý như: hô hấp, sơ sinh, tay chân miệng, sốt xuất huyết, hồi sức nhi… Hiện BV có 16 bác sĩ chuyên khoa nhi, mỗi ngày khám 200 lượt bệnh nhi; giường bệnh nội trú đạt 90%, tăng 10 - 20% so với trước đây. BV Ung bướu cũng đặt vệ tinh tại BV Q.2. Nay BV Q.2 mỗi ngày khám khoảng 400 lượt bệnh nhân ung thư; 150 giường bệnh khoa ung bướu vệ tinh nằm kín bệnh nhân.

Bác sĩ CKII Thái Phương Phiên, Giám đốc BV tỉnh Ninh Thuận, cho hay BV Chấn thương chỉnh hình của TP.HCM đã chuyển giao và BV Ninh Thuận đã làm được một số kỹ thuật cao như: thay khớp háng, thay khớp gối, chữa đứt dây chằng chéo, đốt sống thắt lưng, đốt sống cổ, nội soi khớp... Nhờ đó, nếu trước đây các loại bệnh chấn thương chỉnh hình nằm điều trị ở tỉnh 40 - 50 người thì nay đã lên 90 - 100 người.

Tương tự, Th.S-BS Chu Văn Thiện, Trưởng phòng Đào tạo nghiên cứu khoa học chỉ đạo tuyến BV Nhi đồng Đồng Nai, chia sẻ: “BV đã được BV Nhi đồng 2 (TP.HCM) chuyển giao kỹ thuật mổ chấn thương sọ não ở trẻ em, đến nay BV đã mổ được 25 ca”. Gần đây BV Nhi đồng Đồng Nai đã giữ lại theo dõi và mổ 10 ca chấn thương sọ não do tai nạn giao thông mà không cần phải chuyển đi. BV cũng đã mổ 10 ca sứt môi hở hàm ếch. Các bệnh dị tật bẩm sinh (thoát vị hoành, hở thành bụng), đường tiết niệu..., bước đầu BV cũng đã làm được. BV Nhi đồng Đồng Nai cũng đã làm chủ kỹ thuật thở máy cao tần, lọc máu những ca bệnh nặng (nhiễm trùng huyết, sốt xuất huyết nặng...) không cần phải lên tuyến trên.

Tuy nhiên, các BV vệ tinh cũng kiến nghị khi được chuyển giao kỹ thuật thì cần có trang thiết bị tương ứng.

 

Cà Mau: Bé gái đầu tiên chào đời nhờ thụ tinh nhân tạo

http://infonet.vn/ca-mau-be-gai-dau-tien-chao-doi-nho-thu-tinh-nhan-tao-post231097.info

Lần đầu tiên, Cà Mau thực hiện thành công kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung để chữa hiếm muộn, kết quả là một bé gái nặng 3,5kg đã chào đời.

Anh Huỳnh Thanh Vẹn (39 tuổi tại Cái Nước, Cà Mau) hạnh phúc cho biết, vợ chồng anh hiếm muộn đã 12 năm nay, mặc dù chạy chữa nhiều nơi nhưng vẫn không có kết quả.

Năm 2016, biết Bệnh viện Hoàn Mỹ Minh Hải (Cà Mau)  triển khai kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, vợ chồng anh đã tìm đến với hy vọng mong manh. Cuối cùng, vợ anh đã mang bầu và cô con gái đầu lòng sau 12 năm chờ đợi đã chào đời mạnh khỏe ngày 1/7 vừa qua.

Bác sĩ Ong Thanh Phong, Phó Giám đốc kiêm Trưởng khoa Sản Bệnh viện Hoàn Mỹ Minh Hải cho biết, đây là cháu bé đầu tiên chào đời bằng kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung chữa vô sinh (IUI) của bệnh viện. Sau gần một năm triển khai, đơn vị hỗ trợ sinh sản nơi này đã khám, tư vấn cho hơn 200 trường hợp hiếm muộn.

Trong 14 trường hợp áp dụng kỹ thuật IUI, có 3 ca thành công và đây là sản phụ đầu tiên vượt cạn, còn 2 người đang mang thai. Tỷ lệ thành công khi áp dụng kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại bệnh viện 21%. Đây là ca sử dụng kỹ thuật IUI thành công đầu tiên tại tỉnh Cà Mau.

 

Chuyên gia cảnh báo nguy hiểm chết người vì thực phẩm chức năng dạng thuốc cho trẻ

http://dantri.com.vn/suc-khoe/chuyen-gia-canh-bao-nguy-hiem-chet-nguoi-vi-thuc-pham-chuc-nang-dang-thuoc-cho-tre-20170703222600022.htm

“Một em bé đang bị đi ngoài ồ ạt, bổ sung oresol phải hàng trăm ml sau mỗi lần đi ngoài. Nếu chỉ uống 10ml/lần thì sẽ cực kỳ nguy hiểm vì mất nước. Vậy mà tôi thấy người ta đóng ống 10ml để bán ra thị trường.

Thử hỏi, một em bé đi ngoài, uống 10ml oresol giải quyết vấn đề gì? Nó không mang ý nghĩa gì trong việc bù nước sau tiêu chảy. Còn để nói dùng hàng ngày thì để làm gì?”, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) bức xúc trước hiện tượng có quá nhiều loại thực phẩm chức năng (TPCN) trên thị trường nhắm đến đối tượng trẻ nhỏ, trong đó có cả những loại vốn là thuốc này cũng được các công ty sản xuất TPCN tranh thủ sản xuất.

Phát minh của thế giới cứu trẻ con bị tiêu chảy cũng thành TPCN

Theo PGS Dũng, Oresol là phát minh của thế giới cứu trẻ con, người lớn bị tiêu chảy bởi nó bù nước, điện giải khi bệnh nhân mất nước vì đi ngoài.

Vì thế, người ta sản xuất với nhiều hàm lượng khác nhau, từ gói 1 lít, gói 500ml và gói pha với 200ml để phù hợp với trẻ nhỏ.

Mỗi lần trẻ hay người lớn đi ngoài phải uống hàng trăm ml oresol để bù nước, điện giải bị mất đi.

“Thế mà tôi nhìn thấy ống oresol chỉ 10ml. Một cháu đi tiêu chảy ào ào, nếu uống 1 ống oresol 10ml thì thử hỏi mất nước sẽ nghiêm trọng như thế nào, nguy hiểm ra sao?”, PGS Dũng nói.

PGS Dũng chia sẻ thêm, người dân rất dễ nhầm lẫn, cứ nghĩ oresol uống một ống này là đủ sẽ rất nguy hiểm bởi bệnh nhân tiêu chảy, mất nước nặng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.

Khi PGS Dũng nhìn thấy bệnh nhi uống đã rất bất ngờ. Người nhà bệnh nhi cũng hồn nhiên nghĩ uống một ống là đủ bù nước.

“Không một đất nước nào đóng oresol 10ml bởi nó không có ý nghĩa bù mất nước. Còn nếu để uống hàng ngày cũng không có ý nghĩa gì. Trong khi đó người dân dễ nhầm lẫn, tưởng uống 10ml là đã điều trị thì rất nguy hiểm. Theo tôi không nên để lưu hành thị trường ống oresol 10ml nếu không chắc chắn sẽ có trẻ gặp nguy hiểm vì mất nước”, PGS Dũng mạnh mẽ kiến nghị.

PGS Dũng khuyến cáo khi trẻ bị tiêu chảy, bổ sung nước bằng oresol là quan trọng nhất. Cha mẹ cần pha đúng tỉ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất, cho trẻ uống thay nước lọc thông thường, uống sau mỗi lần đi ngoài, uống rải rác tiếp đó để bù nước, điện giải.

Không thể thay thế thuốc

Theo PGS Dũng, có một thực tế, nhiều bà mẹ lạm dụng các loại TPCN dùng cho trẻ. Có bé được gia đình mang đến khám uống cùng lúc 2 – 3 loại TPCN.

Trong khi đó, TPCN không thể thay thế ăn uống thông thường bởi nó chỉ bổ sung thành phần nhất định nào đó. Nó cũng không thay thế thuốc khi bị bệnh.

“Nếu lạm dụng vừa tốn tiền, lại có thể có hại, dị ứng. Ngay với thực phẩm thông thường trẻ cũng có thể bị dị ứng, TPCN nguồn gốc là thực phẩm, sử dụng tùm lum cũng có nguy cơ này.

Còn nếu tin nó có tác dụng như siêu thực phẩm sẽ quên đi bổ sung dinh dưỡng thông thường; tin vào có tác dụng như thuốc quên đi thuốc bác sĩ đã kê rất nguy hiểm”, PGS Dũng nói.

Theo PGS Dũng, sử dụng TPCN sao cho tốt không phải dễ. Trong khi đó TPCN thông thường đắt hơn thuốc, đắt hơn thực phẩm. Vì thế, với trẻ nhỏ không tùy tiện sử dụng thực phẩm chức năng. Trước khi dùng nên tham khảo ý kiến thầy thuốc để biết con mình đang thiếu chất gì, sống trong hoàn cảnh nào, mắc bệnh gì… để xem TPCN đó đáp ứng bệnh lý, dinh dưỡng phù hợp chứ dùng loạn lên tốn tiền, có hại.

Tuy nhiên, v  ới những trẻ mắc các bệnh mãn tính, ung thư, các bệnh phải chữa dài ngày, những trường hợp thiếu dinh dưỡng trầm trọng, ăn đường tiêu hóa không đủ, sống trong những hoàn cảnh đặc biệt thì nên bổ sung TPCN theo hướng dẫn để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng cho trẻ.

 

Anh: Cấy ghép tử cung giúp người chuyển giới nữ được làm mẹ

http://motthegioi.vn/suc-khoe-c-84/anh-cay-ghep-tu-cung-giup-nguoi-chuyen-gioi-nu-duoc-lam-me-66321.html

Ngành y xứ sở sương mù ủng hộ đề nghị đưa cấy tử cung cho người chuyển giới nữ vào nhóm dịch vụ miễn phí của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh quốc (NHS), mang lại cho người chuyển giới cơ hội mang thai và làm mẹ.

Từ năm 2014, cấy ghép tử cung đã được thực hiện thành công tại Thụy Điển. Đến nay đã có ít nhất 5 trẻ được sinh ra từ những người mẹ được cấy ghép tử cung. Thành công vang dội của các nhà nghiên cứu Thụy Điển đã khiến những người chuyển giới nữ dấy lên mong muốn được cấy tử cung để có thể mang thai và sinh con.

Thời gian này, chuyện Hayden Cross, 21 tuổi, trở thành người chuyển giới tính từ nam sang nữ đầu tiên mang thai và chuẩn bị sinh con đã khiến đề tài nhạy cảm này nóng lên ở Anh. 

Bà Arianna D'Angelo, Viện Vô sinh Hiếm muộn Xứ Wales của NHS, nói với Daily Mail rằng chuyện cấy tử cung cho người chuyển giới nữ để họ thực hiện thiên chức làm mẹ không đi ngược quan điểm đạo đức. Bà nói: "Chúng tôi đã nhận lưu trữ tinh trùng cho người chuyển giới để họ có thể có đứa con mang gen di truyền của chính họ. Vì vậy, tôi không thấy có sự khác biệt lớn giữa việc này và chuyện hạ sinh đứa con của chính họ".

Tiến sĩ Francoise Shelfield, Giảng viên lâm sàng về sản khoa và phụ khoa tại Đại học College London, cho rằng để xác định loại hình phẫu thuật được tài trợ, thì nên xem xét từ góc độ pháp lý: "Nếu chúng ta nói rằng cần có sự bình đẳng và chúng ta có luật bảo vệ quyền của người chuyển giới), tôi thấy chẳng có lý do gì để không tài trợ việc cấy tử cung cho người chuyển giới".

Người Anh hy vọng rằng các nghiên cứu và thủ tục sẽ nhanh chóng được giải quyết trong vòng 10 năm tới. Đến lúc đó, người chuyển giới nữ có thể thông qua NHS để được cấy ghép tử cung miễn phí.

Trước mắt, các bác sĩ hy vọng có thể tiến hành chương trình cấy ghép tử cung từ thiện cho ít nhất là 3 người vào cuối năm nay.

 

Trung Quốc lai tạo thành công gạo tím phục vụ việc chữa bệnh ung thư

http://www.vietnamplus.vn/trung-quoc-lai-tao-thanh-cong-gao-tim-phuc-vu-viec-chua-benh-ung-thu/454241.vnp

Các nhà khoa học Trung Quốc đã lai tạo thành công loại gạo tím biến đổi gene giàu chất chống oxy hóa phục vụ việc chữa trị bệnh ung thư và các bệnh khác.

Hãng tin Tân hoa xã ngày 2/7 dẫn kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Molecular Plant cho biết lợi ích đối với sức khỏe con người của loại gạo mới này là do nó giàu hợp chất mầu hữu cơ tự nhiên anthocyanin.

Hợp chất này nằm trong nhóm sắc tố để tạo nên chất chống oxy hóa và nhiều màu sắc khác nhau cho hoa mầu và cây trái.

Theo công trình nghiên cứu trên, việc ăn nhiều gạo giàu hợp chất anthocyanin mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ của con người, làm giảm các nguy cơ của một số căn bệnh ung thư, tim mạch, tiểu đường và các căn bệnh mãn tính khác.

Loại hợp chất này có ở nhiều loại hoa quả và rau có màu tím, màu đỏ và màu xanh.

Trước đây, các nỗ lực sử dụng kỹ thuật biến đổi gene để sản xuất hợp chất anthocyanin trong gạo đã thất bại do quá trình trao đổi chất diễn ra hết sức phức tạp.

Nhà nghiên cứu Yao-Guang Liu thuộc Đại học Nông nghiệp Nam Trung Hoa và các cộng sự lần đầu tiên xác định được các gene có liên quan đến việc tạo thành hợp chất anthocyanin trong các loại gạo khác nhau.

Các nhà khoa học đã phát triển cái gọi là "hệ thống sử dụng hoán đổi gene năng suất cao" và sử dụng 8 gene cần thiết để sản xuất hợp chất anthocyanin trong các loại gạo, với mong đợi tạo ra loại gạo tím giàu hợp chất màu hữu cơ tự nhiên và hoạt tính cao chống oxy hóa.

Nhà nghiên cứu Yao-Guang Liu nhấn mạnh "đây là can thiệp đầu tiên của kỹ thuật biến đổi gien trong chuỗi phản ứng phức hợp ở thực vật." Kế hoạch của các nhà khoa học trong tương lai là có thể sử dụng kỹ thuật trên để sản xuất các chất dinh dưỡng quan trọng và các tiền chất sản xuất thuốc chữa bệnh.

Hiện, các nhà nghiên cứu đang có kế hoạch kiểm chứng độ an toàn của gạo tím mới trong quá trình trao đổi sinh hóa ở thức ăn và cố gắng dùng kỹ thuật biến đổi gene để tổng hợp chất anthocyanin trong các loại cây trồng khác như các loại ngũ cốc có màu tím./.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang