Đồng hành vì một Việt Nam khoẻ mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, vì một tương lai tươi sáng
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 5/11/2015

  • |
T5g.org.vn - "Vạch mặt" những nguyên nhân khiến 1,5 triệu người Việt bị mù lòa; Nguy cơ dịch bệnh bạch hầu xâm nhập nước ta từ Lào; Ngộ độc do nuốt mật cá trắm

"Vạch mặt" những nguyên nhân khiến 1,5 triệu người Việt bị mù lòa

Theo thống kê, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 1,5 triệu người bị mù lòa, nguyên nhân mắc căn bệnh này có thể là do: đục thủy tinh thể, đái tháo đường, sinh non, thậm chí là việc mất an toàn lao động …

Theo các bác sĩ chuyên ngành về mắt, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mù lòa như: trẻ bị sinh non, đục thủy tinh thể, mất an toàn lao động …Tuy mù lòa là căn bệnh nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân, nhưng theo nhận định của GS Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế tại cuộc Hội thảo về “Đánh giá nhanh các bệnh có thể gây mù để phòng chống mù lòa”, thì hiện nay, nước ta mới chỉ có 18 bác sĩ chuyên ngành mắt/1 triệu dân.

Ngay bản thân các trung tâm mắt không phải nơi nào cũng có thể mổ được và nếu có mổ được thì vì chưa đúng chức năng nên bệnh nhân không được hưởng chế độ khám chữa bệnh theo BHYT. Do vậy, các địa phương cần có những bước chuyển đổi các trung tâm này thành các bệnh viện để tăng cường mạng lưới phòng chống mù loà trên toàn quốc.

Lấy ví dụ điển hình về việc cần thiết phải tăng cường phòng chống mù lòa, Thứ trưởng Tiến đã đề cập đến hội chứng mù lòa do hành tím ở Sóc Trăng trong thời gian qua. Từ đó, để đưa ra những bài học nhằm phòng chống mù lòa cho người dân.

Cũng liên quan đến vấn đề này, TS Vương Ánh Dương  - Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay có tới 85% người mắc bệnh mù lòa có độ tuổi từ 50 trở lên và đa số có biểu hiện đục thuỷ tinh thể (lên đến 74%), sau đến bệnh bán phần sau (6,3%).

Từ kết quả trên, TS Dương nhận định, tốc độ giải quyết tồn đọng đục thuỷ tinh thể chưa gia tăng nếu như không nói có phần chững lại. Kết quả điều tra cũng cho thấy hiện nay đục thuỷ tinh thể là nguyên nhân chính gây mù loà, chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được và chúng ta cần quan tâm đặc biệt hơn ngay lập tức.

Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, cần khởi động các chiến dịch truyền thông giáo dục sức khoẻ tại các địa phương hoặc trên toàn quốc để cộng đồng hiểu được thực trạng cũng như tham gia phẫu thuật đục thủy tinh thể. Các can thiệp khác cho bệnh glucom và bệnh võng mạc tiểu đường cần được tiến hành tích cực ở những nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất.

http://khampha.vn/suc-khoe/vach-mat-nhung-nguyen-nhan-khien-15-trieu-nguoi-viet-bi-mu-loa-c11a367989.html

http://vnmedia.vn/suc-khoe/201511/thu-pham-gay-benh-mu-loa-o-viet-nam-508755/

Nguy cơ dịch bệnh bạch hầu xâm nhập nước ta từ Lào

Bạch hầu là bệnh có tỷ lệ tử vong cao vì lây dễ qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết… Nguy cơ lây cao ở vùng biên giới với Lào.

Trước tình hình dịch bệnh bạch hầu bùng phát tại Lào với gần 600 trường hợp mắc và 11 ca tử vong, Bộ Y tế nước ta nhận định, dịch bệnh này có nguy cơ cao lây truyền vào Việt Nam, nhất là tại các thôn, bản vùng biên giới.

Từ đầu năm đến nay, nước ta chỉ ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh bạch hầu tại một số thôn, bản vùng sâu, vùng xa của huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai và tại xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Sau năm 2010, dịch bệnh này về cơ bản đã được khống chế và giảm hàng trăm lần so với trước đây do thực hiện tốt Chương trình tiêm chủng mở rộng với 2 loại vaccine là DPT (phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván) và vaccine Quinvaxem (phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib). Tuy nhiên, bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta. Người dân vẫn có thể mắc nếu không được tiêm vaccine phòng bệnh, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Đây là bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao vì lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng. Các trường hợp mắc bệnh bạch hầu ở Lào hiện nay chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi và đa số đều không điều tra được tiền sử tiêm vaccine./.

http://vov.vn/xa-hoi/nguy-co-dich-benh-bach-hau-xam-nhap-nuoc-ta-tu-lao-447027.vov

http://daidoanket.vn/khoa-giao/canh-bao-nguy-co-dich-benh-bach-hau/73612

Ngộ độc do nuốt mật cá trắm

Khoảng 2 giờ sau khi nuốt mật cá trắm, một người đàn ông bị đau bụng dữ dội, sau đó phải nhập viện trong tình trạng suy gan, suy thận.

Gần một tuần sau khi được điều trị tại Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), anh Nguyễn Văn T. (38 tuổi, nhà ở Thủy Nguyên, Hải Phòng) đã dần hồi phục. Anh T. kể: “Tôi bị đau dạ dày, nghe người quen mách bảo nuốt mật cá trắm sẽ khỏi đau nên tôi đã xin một cái mật cá trắm khoảng 3 kg về để dùng. Trước lúc nuốt mật, tôi có nhúng nước sôi cho sạch. Khoảng 2 giờ sau đó tôi thấy đau bụng, nôn nao nên nằm nghỉ, nhưng bụng càng đau dữ dội, nôn và tiêu chảy”.

“Đau bụng và nôn nhưng chồng tôi vẫn nấn ná ở nhà, được hai hôm thì mặt sưng nề phù nước, bụng to trướng, mệt nhiều nên gia đình đưa đi khám ở bệnh viện địa phương và bác sĩ yêu cầu nhanh chóng lên trung tâm chống độc để điều trị”, vợ của anh T. cho biết thêm.

Theo TS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân T. nhập viện trong tình trạng suy gan với biểu hiện vàng da, vàng mắt; bụng to trướng phù ứ nước, tiểu ít do suy thận cấp. Vào điều trị, mặc dù được dùng thuốc lợi tiểu (bài niệu cưỡng bức) liều rất cao nhưng chỉ tiểu được 500 ml mỗi ngày; trong khi đó một người bình thường lượng nước tiểu khoảng 1.500 - 2.000 ml/ngày.

Trước anh T., Trung tâm chống độc cũng từng tiếp nhận điều trị các ca ngộ độc là bệnh nhân nuốt mật cá trắm để “trị đau lưng”; có trường hợp nuốt mật cá trắm để “tăng cường sức khỏe”.

Theo chuyên gia, tình trạng ngộ độc phụ thuộc vào lượng mật đưa vào cơ thể, lứa tuổi, thể trạng, nhập viện sớm hay muộn. Nếu đến sớm bệnh nhân được rửa dạ dày; lọc máu điều trị suy thận, suy gan chức năng thận, gan sẽ được phục hồi. Nếu ngộ độc nặng, điều trị muộn bệnh nhân có thể tử vong. “Rất nhiều người phải nhập viện cấp cứu do bị ngộ độc sau khi đã nuốt mật cá trắm hoặc uống mật gấu để “trị đau bệnh” hoặc “bồi bổ”. Đặc biệt xu hướng ngộ độc mật thường tăng vào dịp cuối năm là thời điểm thường tát ao bắt cá to; có các cuộc liên hoan, họp mặt”, TS Sơn cho biết.

Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, vừa qua có hiện tượng người dân sử dụng mật cá trắm để điều trị bệnh như nhức mỏi, hen... bằng cách nuốt sống hoặc pha trộn túi mật với nước, rượu hoặc mật ong. Tuy nhiên, hiện chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định việc nuốt mật cá có tác dụng chữa bệnh mà thực tế rất nhiều trường hợp nuốt mật cá đã bị ngộ độc, nguy hiểm tính mạng. Nuốt mật cá trắm có thể tử vong do phù phổi cấp, phù não do vô niệu. Độc tố chính trong mật cá trắm là 5α Cyprinol chất này gây tổn thương cho gan, thận. Mật của cá trắm từ 3 kg trở lên thì chắc chắn gây ngộ độc, viêm thận cấp và có thể tử vong sau 2 - 3 ngày nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời.

http://www.thanhnien.com.vn/suc-khoe/ngo-doc-do-nuot-mat-ca-tram-629482.html

Người già thêm bệnh vì ăn kém, uống ít

 

Do đặc điểm sinh lý cơ thể, người già có thể bị thêm nhiều bệnh bởi chế độ sinh hoạt ăn uống thiếu hợp lý.

Thông tin được TS.BS Nguyễn Anh Tuấn, Đại học Y Dược TP.HCM chia sẻ tại hội thảo chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.600 người cao tuổi ở Hà Nội và TP.HCM. Hội thảo do Vinamilk phối hợp với Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM và Hà Nội tổ chức nhân dịp kỷ niệm 24 năm Quốc tế người cao tuổi.

BS. Nguyễn Anh Tuấn cho biết “Người cao tuổi có đặc điểm sinh lý cơ thể như khó ăn, ăn không ngon miệng; khó ngủ; đau xương khớp; thường bị các bệnh lý như viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, xương khớp, tim mạch, đái tháo đường, cườm mắt… Nguyên nhân do men tiêu hóa giảm, răng yếu, các cơ quan trong hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, thoái hóa thần kinh, sức đề kháng giảm, chế độ sinh hoạt (ăn uống, làm việc) không hợp lý khi còn trẻ. Hậu quả của chế độ ăn không hợp lý như sau: thiếu đạm, năng lượng dẫn đến suy dinh dưỡng; thừa mỡ động vật, ít vận động dẫn đến thừa cân, bệnh tim mạch; thiếu nước gây táo bón; thiếu calci, vitamin D dẫn đến loãng xương; thừa muối: tăng huyết áp…”

BS Tuấn cũng cho biết các vấn đề tiêu hóa người cao tuổi hay gặp phải: “Người cao tuổi khi mất răng ít được quan tâm, họ chỉ nghĩ “đơn thuần là thẩm mỹ” và “răng yếu thì chọn thức ăn phù hợp” và chọn ăn thức ăn lỏng. Hậu quả: thức ăn không được nhai và tiêu hóa một phần bởi nước bọt dẫn đến dạ dày phải “chịu đựng”, môn vị không mở cho thức ăn xuống dẫn đến ứ trệ trong dạ dày và đầy bụng, khó tiêu”.

Gần 1500 người tiêu dùng tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội đã được Vinamilk hỗ trợ tư vấn về quyền lợi của người tiêu dùng và việc chăm sóc sức khỏe trong tháng 10

Ngoài ra, người cao tuổi thường uống không đủ nước, do trung tâm “báo thiếu nước” trên não hoạt động kém đi nên ít có cảm giác khát nước, dẫn đến da khô, miệng đắng, tim đập nhanh, khó ngủ. Cơ thể thiếu nước dẫn đến đại tràng sẽ tăng tái hấp thu nước cho cơ thể dẫn đến táo bón. Táo bón dẫn đến rặn nhiều và dễ bị bệnh trĩ. Và ít uống nước cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư đại tràng: tích tụ chất cặn bã. Vì vậy người cao tuổi nên uống mỗi ngày 3-5 ly nước lớn, do người cao tuổi hay quên và mất cảm giác khát nên cần tập thói quen uống nước, tuy nhiên cần hạn chế uống nước ngọt, và không uống nhiều nước vào buổi tối.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hòa – Trưởng ban nhãn hiệu, ngành hàng sữa bột, công ty Vinamilk chia sẻ những thông tin hữu ích của các sản phẩm dinh dưỡng dành cho người cao tuổi tại hội thảo ở Hà Nội

Người cao tuổi cần bổ sung đầy đủ Calci - Vitamin D, vì nó có vai trò quan trọng trong tạo xương. Vitamin D: tham gia vào nhiều chuyển hóa trong cơ thể, hỗ trợ miễn dịch. Thiếu vitamin D có liên quan đến nhiều bệnh tật: chuyển hóa calci, bệnh tự miễn, một số ung thư, đái tháo đường typ 2, bệnh nhiễm trùng, bệnh tim mạch.

Người cao tuổi cũng cần quan tâm đến bệnh loãng xương, là vấn đề sức khỏe cộng đồng rất quan trọng trên toàn thế giới (đau đớn, tàn tật, giảm chất lượng sống và tử vong...). Loãng xương là một bệnh phổ biến ở người lớn tuổi, nữ nhiều hơn nam, là một rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm tổn thương sức mạnh của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy xương, do mất cân bằng giữa hủy xương và tạo xương. Để phòng ngừa loãng xương, người cao tuổi cần cung cấp calcium theo nhu cầu, cung cấp vitamin D theo nhu cầu, tập thể dục thường xuyên, giảm nguy cơ té ngã, giữ cân nặng hợp lý, ngưng hút thuốc, giảm rượu bia. Người cao tuổi cũng nên dùng sữa và các chế phẩm từ sữa như yaourt, sữa chua, phômat. Vì sữa giúp người cao tuổi bù năng lượng, tăng dưỡng chất, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu.

Thêm nhiều lựa chọn dinh dưỡng

Trong chương trình, Vinamilk cũng tổ chức đo loãng xương cho người tiêu dùng. Việc đo loãng xương nhằm giúp người tiêu dùng phát hiện và phòng ngừa loãng xương, để bổ sung kịp thời các sản phẩm dinh dưỡng đặc thù và các chế phẩm từ sữa; có chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập thể dục hợp lý…giúp cho người cao tuổi cải thiện tình trạng sức khỏe, gia tăng tuổi thọ để sống lâu hơn với con cháu.

Vinamilk tổ chức đo loãng xương cho người cao tuổi tại TP.HCM và Hà Nội giúp người cao tuổi phát hiện và phòng ngừa loãng xương

Tại Hội thảo, đại diện lãnh đạo của Vinamilk, đại diện Ngành hàng sữa bột đã giới thiệu đến người cao tuổi các thông tin về công ty và các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt cho người cao tuổi.

Người cao tuổi rất quan tâm đến các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt của Vinamilk

Hiện nay Vinamilk có nhiều sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi. Sản phẩm Vinamilk Sure Prevent là giải pháp dinh dưỡng thiết yếu trong chế độ chăm sóc sức khỏe hàng ngày của người lớn tuổi với công thức 3 TỐT: giúp ăn ngủ tốt, tốt cho tim mạch và tốt cho xương. Vinamilk Sure Prevent còn được bổ sung Plant Sterol - chất béo được chiết xuất tự nhiên từ thực vật giúp giảm cholesterol và hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch; Vinamilk CanxiPro - sản phẩm bổ sung Canxi giúp xương chắc khoẻ, đặc biệt Vinamilk CanxiPro là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường được bổ sung đạm Collagen thủy phân giúp nuôi dưỡng, củng cố các khớp xương và sụn, nhờ vậy khớp thêm dẻo dai và linh hoạt; Vinamilk Diecerna - sản phẩm dành cho người bệnh tiểu đường và những người có nguy cơ mắc bệnh cao.

http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/271072/nguoi-gia-them-benh-vi-an-kem--uong-it.html

Bác sỹ Bạch Mai đang khẩn trương cấp cứu 50 bệnh nhi bị ong đốt

Các bác sỹ bệnh viện Bạch Mai đang khẩn trương cấp cứu cho 50 cháu bé bị ong đốt khá nguy hiểm.

Thông tin ban đầu, khoảng 50 học sinh tiểu học đang được các bác sỹ bệnh viện Bạch Mai tích cực cấp cứu do bị ong đốt.

Được biết, đây là những học sinh trường tiểu học Yên Sở. Chúng tôi đã trao đổi với nhà trường nhưng lãnh đạo nhà trường đang từ chối cung cấp thông tin vụ việc.

Bác sỹ Nguyễn Công Long của Khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết: Hiện tại, chúng tôi đang xét xét cụ thể, tiến hành rà soát, kiểm tra sức khỏe của các cháu.

Khi được hỏi về loại ong ‘độc’ nào đã tấn công 50 bệnh nhi, bác sỹ Long cho biết các bác sĩ đang xem đó loại ong gì và khẩn trương có biện pháp tích cực để đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.

Theo Bác sỹ Nguyễn Thị Kim Ngân, khoa nội tổng hợp, Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM, khi bị ong đốt thì tùy theo loại ong mà nọc độc sẽ ít hay nhiều.

Ong gần như không độc là ong mật. Có loại ong rất nguy hiểm mà độc tố có thể gây chết người, có khi chỉ với vài vết đốt là ong vò vẽ, ong đất (ong bắp cày), ong bầu.

Đặc biệt, thường gặp các bé bị ong vò vẽ và ong đất đốt. Nhận biết ong vò vẽ qua thân và bụng ong khá thon gọn, có khoang đen xen kẽ khoang vàng. Đầu ong rộng bằng ngực, không nhẵn, có nhiều nốt rỗ lấm chấm nhỏ, lông tơ cứng, ngắn và thưa.

Ong vò vẽ thường làm tổ nơi lộ thiên, trên cành cây hay bụi cây, có khi làm tổ trong mái nhà. Ong đất thân màu đen, chấm vàng, đầu và ngực có nhiều lông tơ màu nâu vàng,  thường làm tổ ở bụi cây, sát mặt đất, trong đống cây mục.

Khi bị ong đốt thì tùy theo số lượng nhát đốt mà có thể gây sốc phản vệ, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu...

Do đó, biết cách xử trí khi bị ong đốt là hết sức cần thiết. Khi bị ong đốt, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh, cần tìm chỗ tránh ngay, không vung tay xua đuổi ong loạn xạ càng thu hút số lượng ong tới nhiều hơn.

Nọc ong được chứa trong 2 tuyến nọc dẫn vào một kim chích sau đít ong. Vì vậy, sau khi bị ong chích, cần rửa sạch những chỗ có vết chích bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng và dùng kềm nhỏ để rút hết các vòi chích của ong ra, có thể đắp khăn lạnh hay túi chườm nước đá lên vùng sưng nề trong khoảng 15-20 phút để làm giảm đau giảm đau và giảm sưng.

Các dấu hiệu chứng tỏ nạn nhân bị ong độc đốt là: nạn nhân than mệt nhiều, tay chân lạnh, da nổi mẩn, tiểu đỏ, tiểu ít, khó thở.

Khi đó, nên đặt nạn nhân nằm yên một chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan chuyển sang nơi khác. Phần bị chích nên để ở vị trí thấp hơn tim và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.

http://vtc.vn/bac-sy-bach-mai-dang-khan-truong-cap-cuu-50-benh-nhi-bi-ong-dot.321.579168.htm

Phòng ngừa mù lòa do đục thuỷ tinh thể

Hiện nay Việt Nam có đến gần 1,5 triệu người bị mù lòa. Rất nhiều loại bệnh tật có thể dẫn đến mù lòa. Trẻ sinh non cũng có nguy cơ mù bẩm sinh. Hôm qua (3/11), tại cuộc hội thảo về đánh giá nhanh các bệnh có thể gây mù để phòng chống mù lòa (RAAP), GS.TS Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: Mới chỉ có 18 bác sĩ chuyên ngành mắt/1 triệu người dân.

Trong đó, bản thân các trung tâm mắt không phải nơi nào cũng có thể mổ được và nếu có mổ được thì vì chưa đúng chức năng nên bệnh nhân không được hưởng chế độ khám chữa bệnh theo BHYT. Do vậy, các địa phương cần có những bước chuyển đổi các trung tâm này thành các bệnh viện để tăng cường mạng lưới phòng chống mù loà trên toàn quốc. Ông Tiến đề cập đến hội chứng mù loà do hành tím ở Sóc Trăng vừa qua như nêu một bài học nhãn tiền về phòng chống mù loà.

Xuất phát từ cam kết tham gia phòng chống mù loà từng được cố Bộ trưởng Bộ Y tế Đỗ Nguyên Phương ký kết với Tổ chức Y tế thế giới những năm trước đây, tại cuộc hội thảo này, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng: RAAP cần thiết để chúng ta có thể khẳng định thêm một điều rằng: mù loà và giảm thị lực vẫn còn đang là thách thức lớn đối với chúng ta.

Ông cũng cho rằng đái tháo đường liên quan đến mù loà cũng là một khủng hoảng mà chúng ta không dễ khắc phục. WHO nhấn mạnh tới các dịch vụ dự phòng và cải thiện cuộc sống của những người khuyết tật để họ có thể hoà nhập với cộng đồng. Việt Nam đang có nhiều thay đổi, ảnh hưởng nhiều đến các dịch vụ y tế. Công nghệ tiên tiến đòi hỏi chúng ta phải bỏ ra nhiều chi phí. Tôi hy vọng các kết quả điều tra này có thể giúp chúng ta chủ động hơn trong công tác phòng chống mù loà.

Theo TS Vương Ánh Dương, chuyên gia y tế thuộc Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), 85% người mắc bệnh mù lòa có độ tuổi từ 50 trở lên và đa số có biểu hiện đục thuỷ tinh thể (lên đến 74%), sau đến bệnh bán phần sau (6,3%). Cuộc điều tra vừa qua của Cục chủ yếu hướng vào đối tượng người cao tuổi tại 14 tỉnh, thành phố. Tỷ lệ này có khác nhau khá xa giữa các tỉnh nhưng không khác nhau là mấy giữa các giới. Tỷ lệ này có gia tăng hàng năm, tuy nhiên tốc độ gia tăng có chậm lại so với giai đoạn 2000-2007.

Điều này cho thấy, tốc độ giải quyết tồn đọng đục thuỷ tinh thể chưa gia tăng nếu như không nói có phần chững lại. Kết quả điều tra cũng cho thấy hiện nay đục thuỷ tinh thể là nguyên nhân chính gây mù loà và chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được và chúng ta cần quan tâm đặc biệt hơn ngay lập tức.

Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo cần khởi động các chiến dịch truyền thông giáo dục sức khoẻ tại các địa phương hoặc trên toàn quốc để cộng đồng hiểu được thực trạng cũng như tham gia phẫu thuật đục thuỷ tinh thể. Các can thiệp khác cho bệnh glucom và bệnh võng mạc tiểu đường cần được tiến hành tích cực ở những nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất.

Đây là những cơ sở để Bộ Y tế đệ trình Chính phủ một chương trình quốc gia phòng chống mù lòa trong thời gian tới. 

http://daidoanket.vn/khoa-giao/phong-ngua-mu-loa-do-duc-thuy-tinh-the/73608

Hơn 1,3 tỷ đồng phẫu thuật tim cho trẻ em nghèo

Ngày 4/11, theo báo cáo UBND tỉnh Đắk Lắk, trong tháng 10/2015, ngành Lao động-Thương binh và xã hội tỉnh này đã vận động hơn 1,3 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ phẫu thuật tim cho 22 trẻ em nghèo.

Cùng với đó, ngành đã chi hỗ trợ tiền đi lại, tiền ăn cho 10 trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo đi phẫu thuật tại TP Hồ Chí Minh với kinh phí 10,5 triệu đồng; hỗ trợ 8 em bị dị tật vận động ở các huyện đi phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM).

Ngoài ra, ngành Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi tỉnh hỗ trợ kinh phí 60 triệu đồng xây dựng nhà tình thương cho trẻ em mồ côi cha mẹ ở buôn Puăn A, xã Ea Phê, huyện Krông Pắk.

http://daidoanket.vn/khoa-giao/hon-13-ty-dong-phau-thuat-tim-cho-tre-em-ngheo/73648

Kon Tum: Bố trí phòng điều trị riêng cho phạm nhân tại các cơ sở y tế

Ngày 3/11 Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum Đào Duy Khánh cho biết, sau khi thống nhất các nội dung với Công an tỉnh, Sở đã triển khai việc bố trí phòng điều trị riêng cho can phạm, phạm nhân tại các cơ sở y tế trong toàn tỉnh. Đồng thời, thống nhất phương án tổ chức khám, điều trị và triển khai các thủ tục cần thiết khác để khám chữa bệnh cho can phạm, phạm nhân.

Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã có 9 cơ sở y tế gồm Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi và 7 Trung tâm Y tế các huyện đã thực hiện phương án này. 

http://daidoanket.vn/suc-khoe/kon-tum-bo-tri-phong-dieu-tri-rieng-cho-pham-nhan-tai-cac-co-so-y-te/73600

Khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người nghèo Campuchia

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp BV Thái Hòa tổ chức đoàn y, bác sĩ đến thị xã Pur Sát và Biển Hồ (huyện Krakor) thuộc tỉnh Pur Sát, Vương quốc Campuchia khám bệnh cấp thuốc miễn phí cho 1.100 người nghèo Campuchia và kiều bào Việt Nam.

Hoạt động của đoàn thiện nguyện nhằm chia sẻ khó khăn với ngành y tế Campuchia, được chính quyền và người dân Campuchia hết sức cảm kích; hoạt động ý nghĩa này không chỉ giúp đỡ những bệnh nhân nghèo chăm sóc sức khỏe tốt hơn, mà còn góp phần vun đắp, gắn kết bền chặt tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia, cũng như 2 tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Pur Sát.

http://daidoanket.vn/suc-khoe/kham-benh-phat-thuoc-mien-phi-cho-nguoi-ngheo-campuchia/73613

Chuẩn chức năng, nhiệm vụ trạm y tế xã

Cuối tháng 10-2015 vừa qua, Bộ Y tế ra Thông tư số 33/2015/TT-BYT “Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường, thị trấn”, thay thế Thông tư số 08/TT-LB, ngày 20/4/1995 của Liên bộ Y tế - Tài chính - Lao động, Thương binh và xã hội - Ban Tổ chức Chính phủ (cũ).

Theo đó, tại Điều 1 của Thông tư này, Trạm Y tế được quy định “Có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn” và “Có trụ sở riêng, con dấu để giao dịch và phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ”. Trong gần 10 nhiệm vụ được quy định tại đây, trạm y tế có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật trong các lĩnh vực y tế dự phòng, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ sinh sản...

Theo Trưởng Trạm Y tế xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Văn Hương, với thông tư này, vị trí, vai trò các trạm y tế ngày càng được khẳng định không thể thiếu được trong mạng lưới y tế cộng đồng.

Trên thực tế, trong nhiều năm qua, cơ sở y tế này đã và đang là địa chỉ tin cậy và thiết yếu cho hơn 12 nghìn hộ dân xã Cẩm Dương. Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế cũng như đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý ở đây từng bước được đầu tư, huy động. Chính vì vậy, Trạm xá Cẩm Dương trở thành một trong gần 80% của 226 trạm y tế xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn quốc gia.

Đây là một trong những điều kiện cần và đủ để đưa xã nghèo thành  xã nông thôn mới. Hiện nay, cơ sở y tế này đang được giao quản lý hơn 3.000 thẻ BHYT trong dân và đó là một trong những nguồn thu đáng kể từ 3-4 triệu đồng/tháng, cải thiện chi phí, thu nhập cho cán bộ, nhân viên ở đây.

Trong thời gian tới đây, theo ông Hương, nhờ có thông tư này, Trạm sẽ có điều kiện đầu tư, hợp tác cũng như xã hội hoá để mở rộng mạng lưới quản lý đối tượng người có thẻ BHYT này. Hiện nay 100% người dân ở đây có thẻ BHYT do được chính quyền và các tổ chức cá nhân hỗ trợ. Tuy vậy, về lâu dài, ông Hương cho hay, những khoản hỗ trợ này không phải sẽ được duy trì thường xuyên mà mỗi người dân cần ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ, quyền lợi của mình tham gia đóng BHYT.    

http://daidoanket.vn/suc-khoe/chuan-chuc-nang-nhiem-vu-tram-y-te-xa/73609

Cốm Cansua 3+ đang lưu hành trên thị trường hầu hết là hàng giả

Theo thông tin từ Cục ATTP (Bộ Y tế), lô sản phẩm thực phẩm chức năng Cốm Cansua 3+ hiện đang lưu hành trên thị trường hầu hết là hàng giả.

Theo báo cáo của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, hiện nay trên thị trường đang lưu hành lô sản phẩm thực phẩm chức năng Cốm Cansua 3+ (số lô 012015, NSX: 21032015 – HSD: 20032017) giả mạo sản phẩm thực phẩm chức năng Cốm Cansua 3+ của Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh công bố và sản xuất. Địa chỉ của công ty hiện ở thôn Duyên Trường, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Công ty TMHH Dược phẩm và TBYT Minh Phát hiện đang phân phối sản phẩm này tại địa chỉ: Số 31, tập thể Cục An ninh quân đội, Tổ 50, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Cốm Cansua 3+ đang lưu hành trên thị trường hầu hết là hàng giảCách phân biệt  Cốm Cansua 3+ thật-giả

“Cục An toàn thực phẩm thông báo để người dân và các cơ quan chức năng biết. Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các đơn vị chức năng của thành phố Hà Nội xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm và sẽ công bố công khai khi có kết quả xác minh, xử lý”, thông báo khuyến cáo cùng người dân.

Theo công bố của Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh, thành phần chính tạo nên Cansua3 là nguyên sinh chất men bia tươi chứa 21 loại acid amin cùng các nguyên tố vi lượng kẽm, sắt, iode.... Thêm vào đó Cansua 3 được bổ sung vitamin D3; Calci Gluconate; vitamin A; vitamin B1; vitamin B2; vitamin B6; vitamin PP; lysin... Cốm Cansua 3 giúp trẻ tăng trưởng chiều cao, chống còi xương, chống suy dinh dưỡng, tăng cường tiêu hoá, tăng hấp thu và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

http://vietq.vn/com-cansua-3-dang-luu-hanh-tren-thi-truong-hau-het-la-hang-gia-d74720.html

Trực tiếp Chào buổi tối: Ngành y tế đang tìm cách tận thu?

Chương trình Chào buổi tối 4/11: Từ giữa tháng 11, 1.800 giá dịch vụ y tế sẽ tăng với mức trung bình từ 2-7 lần, chủ yếu tập trung cho đối tượng bảo hiểm y tế đang khiến không ít người dân bức xúc.

Chương trình Chào buổi tối 4/11 hôm nay sẽ đề cập tới những vấn đề nổi cộm trong việc điều chỉnh viện phí dự kiến áp dụng từ ngày 15/11 tới đây, với hơn 1.800 dịch vụ y tế điều chỉnh giá sẽ có mức tăng trung bình từ 2 - 7 lần so với giá viện phí áp dụng hiện nay.

Điều đáng nói ở đây là những đối tượng bị tăng viện phí lại chủ yếu tập trung vào đối tượng bảo hiểm y tế, đồng nghĩa gánh nặng về chi phí phải trả cho mỗi lần khám chữa, điều trị của những người có hoàn cảnh khó khăn lại tăng lên.

Thế nhưng theo BHXH Việt Nam, dù viện phí điều chỉnh tăng giá, nhưng mức chi tiêu tiền túi của người bệnh sẽ giảm đi và mục tiêu của Bộ Y tế là sẽ giảm số chi tiền túi của người dân xuống dưới 45% vào năm 2015 và dưới 40% vào năm 2020.

 

Mới đây, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến còn trả lời trên truyền hình rằng: “Khi chúng ta không tính giá dịch vụ đúng, đủ thì chất lượng dịch vụ y tế không thể đảm bảo. Cũng như một cái cốc giá 100 đồng, nhưng chỉ cho phép thanh toán 50 đồng. Như vậy còn 50 đồng nữa là người dân tự bỏ tiền túi chi trả... Vì vậy, chỉ có trả giá dịch vụ y tế đúng với giá trị thực của nó thì mới tạo ra được giá trị thực của chất lượng khám chữa bệnh. Người có thẻ BHYT sẽ được lợi nhiều nhất khi giá dịch vụ y tế được điều chỉnh”.

Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là liệu viện phí tăng lên nhưng chất lượng dịch vụ y tế có tăng lên tương ứng, hay liệu có giải quyết được những vấn đề tồn tại khác của ngành y tế bao nhiêu năm qua?

Liệu có phải ngành y tế đang tìm cách để tận thu? Đó sẽ là những vấn đề sẽ được bình luận rõ hơn trong chương trình Chào buổi tối 4/11 hôm nay.

Chào buổi tối là show tin tức tổng hợp của kệnh truyền hình VTC 14 được lên sóng từ ngày 6/7, đến nay đã nhận được sự quan tâm chú ý cũng như sự yêu mến của lượng lớn khán giả xem truyền hình.

Với những thông tin nổi bật về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa… diễn ra trong ngày cùng những câu chuyện nhẹ nhàng, gần gũi trong đời sống, chương trình Chào buổi tối mong muốn đem tới cho khán giả những giây phút vừa được cập nhật tin tức nóng hổi, vừa được thư giãn sau một ngày bận rộn và bắt đầu buổi tối quây quần bên gia đình.

Đảm nhận vị trí “host” của Chào buổi tối là Hoa hậu Thu Thủy, một trong những người đẹp có học vấn đáng nể nhất trong số các Hoa hậu Việt Nam.

Chương trình Chào buổi tối có thời lượng 30 phút được phát sóng vào lúc 18h hàng ngày trên kênh truyền hình VTC 14 và VTC1.

Khán giả có thể tương tác, bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về các vấn đề thời sự đang được nhiều người quan tâm theo 3 cách:

– Đường dây nóng: 0904881414

– Fanpage: www.facebook.com/bantinchaobuoitoi

– Email: chaobuoitoi@vtc.gov.vn

http://vtc.vn/truc-tiep-chao-buoi-toi-nganh-y-te-dang-tim-cach-tan-thu.2.579155.htm

Hơn 50 học sinh trường tiểu học Yên Sở đi cấp cứu vì bị ong đốt

Tối 4/11, theo nguồn tin phóng viên VietnamPlus, 51 học sinh trường Tiểu học Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) đã được các bác sỹ bệnh viện Bạch Mai tích cực cấp cứu do bị ong đốt.

Vào thời điểm 22 giờ cùng ngày, bác sỹ Nguyễn Công Long (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết đang xem xét cụ thể, tiến hành rà soát, kiểm tra sức khỏe của các bệnh nhi.

Khi được hỏi về loại ong "độc" nào đã tấn công 51 học sinh, bác sỹ Long cho biết đang khám và chưa kết luận đó loại ong gì.

Vào khoảng 22 giờ 15 phút, chỉ có 3 học sinh nói trên thuộc diện phải theo dõi dù trong tình trạng khá tỉnh táo, các cháu còn lại được cho về nhà. Các bác sỹ tại đây cho biết, những trường hợp bị ong đốt nhiều vết cần được theo dõi nước tiểu vì ong đốt có thể gây suy thận, suy gan phủ tạng.

Trong số 51 bệnh nhi này, có một cháu 10 tuổi bị nhiều vết đốt nhất. Cháu Nguyễn Chí Thành, 10 tuổi, cho biết trong giờ ra chơi rất đông học sinh. Các anh học sinh cấp 2 lấy đá ném tổ ong trên cây. Đàn ong túa ra đốt khiến nhiều em hoảng sợ tháo chạy và bị đốt.

Phóng viên VietnamPlus sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc

http://www.vietnamplus.vn/hon-50-hoc-sinh-truong-tieu-hoc-yen-so-di-cap-cuu-vi-bi-ong-dot/353448.vnp

http://phapluattp.vn/suc-khoe/51-hoc-sinh-tieu-hoc-bi-ong-mat-dot-589141.html

http://daidoanket.vn/khoa-giao/51-hoc-sinh-tieu-hoc-phai-nhap-vien-bach-mai-vi-bi-ong-dot/73726

Kỳ tích cứu sống nạn nhân tim ngừng đập và cô gái xẹp phổi hồi sinh

Một bên phổi không còn chức năng hô hấp, bệnh nhân liên tục ho ra máu, cơ thể suy kiệt nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong do suy hô hấp hoặc sốc mất máu. Hai trường hợp bệnh nhân còn khá trẻ (24 tuổi) bị lao dẫn đến tổn thương các cơ quan hô hấp, rơi vào tình trạng ngưng tim, suy hô hấp vừa được y, bác sỹ tại bệnh viện Phổi Trung ương cứu sống kịp thời.

PV báo ĐS&PL đã đến khoa Hồi sức của bệnh viện Phổi Trung ương để trực tiếp tìm hiểu hai ca bệnh vừa được may mắn cứu sống. Nắm tấm dây vải, Nguyễn T.H. (24 tuổi, Giao Thuỷ, Nam Định) đang cố gắng ho, tập thở đều đặn theo hướng dẫn của bác sỹ. Khuôn mặt tỉnh táo, H. chia sẻ với PV: “Lúc cân nặng em “đỉnh cao” là 53kg. Tuy nhiên, một thời gian sau cân nặng em xuống còn 46kg, hiện nay là 44kg. Em cũng có đến bệnh viện kiểm tra sức khoẻ nhưng các bác sỹ cho biết em bị suy nhược có thể do làm việc quá sức. Tình trạng này diễn ra vài năm trời rồi, em đi đến 4, 5 bệnh viện nhưng vẫn không biết rõ mình bị bệnh gì”.

Chị Nguyễn Thị V. A. - chị gái bệnh nhân cho biết: “Cách đây hơn 1 tháng, H. thường xuyên sốt về chiều. Gia đình chúng tôi đã đưa em đi khám ở bệnh viện tỉnh, Trung ương. Nhiều xét nghiệm được các bệnh viện làm. Họ nghi ngờ em tôi bị ung thư máu, thậm chí tiến hành chọc tuỷ, tuy nhiên vẫn không tìm ra được bệnh. Chúng tôi rời viện với kết luận em gái tôi bị suy nhược và cần bồi bổ. Các bác sỹ khuyên gia đình tôi đưa em sang viện Huyết học Truyền máu Trung ương để kiểm tra về máu kỹ hơn”.

Hai ngày sau phẫu thuật, bác sỹ Hoàng Thị Phượng (giữa ảnh) và bác sỹ Đinh Văn Lượng (ngoài cùng bên phải) hội chẩn về tình hình tiến triển của bệnh nhân. Ảnh: Đ.T

Khi gia đình đưa H. tới viện chuyên về máu để kiểm tra, vừa ra đến cổng viện bất ngờ H. bị ho ra máu tươi phải quay lại nhập viện tức khắc. 9h tối hôm đó, H. tiếp tục nôn ra nhiều máu phải cấp cứu. Ngày hôm sau, H. được chuyển sang bệnh viện Phổi Trung ương trong tình trạng suy hô hấp, ho ra máu.

Tiến sỹ, bác sỹ Hoàng Thị Phượng, Trưởng khoa Lao hô hấp (bệnh viện Phổi Trung ương) cho biết: “Tình trạng của bệnh nhân H. khi vào viện rất nguy kịch vì cháu ho ra máu rất nhiều, suy hô hấp nặng phải thở ô xy, cơ thể suy kiệt. Bệnh nhân được chẩn đoán là lao phổi, tổn thương hang. Kết quả chụp phim cho thấy, bệnh nhân bị xẹp phổi bên trái.

Bệnh nhân không thể can thiệp bít mạch phế quản để ngăn chặn tình trạng ho ra máu. Chúng tôi đã điều trị nội khoa, tích cực sử dụng thuốc cầm máu, tuy nhiên tình trạng ho ra máu vẫn rất nặng, đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Đây là trường hợp bệnh lý khá phức tạp. Ngay sau đó, chúng tôi đã đề xuất hội chẩn cấp cứu bệnh nhân xét phẫu thuật. Bảy khoa của bệnh viện bao gồm khoa Lao hô hấp, kế hoạch tổng hợp, Chẩn đoán hình ảnh, soi phế quản, cấp cứu, phẫu thuật lồng ngực, gây mê hồi sức đã được triệu tập để cùng hội chẩn ca bệnh này”.

Bác Nguyễn Ngọc Khánh, người nhà của một bệnh nhân đang cùng nằm tại khoa Hồi sức cho biết: “Thời điểm cháu H. đang nằm cấp cứu. Người nhà tôi cũng đang điều trị tại đây. Ở bên ngoài, khi các bác sỹ trao đổi về tình trạng của cháu H. là 1 phần sống, 9 phần chết. Có ý kiến cho rằng  nguy kịch thế này, nên cho cháu về nhà... lo hậu sự.

Tuy nhiên, tôi khâm phục mẹ cháu về sự quyết tâm. Mẹ cháu một mực nói chỉ cần 1% cơ hội cũng mong các bác sỹ cố gắng. Gia đình họ có niềm tin các bác sỹ sẽ cứu sống được con gái của mình. Nhìn cháu H. bây giờ, phải nói đúng là cháu được “hồi sinh””.

Cải tử hoàn sinh khi tim đã ngừng đập

Quả thật phải nói chuyện với người trực tiếp tham gia kíp phẫu thuật cho H. mới thấy hết được sự cố gắng, quyết tâm của các bác sỹ tại viện. TS.BS Đinh Văn Lượng, Trưởng khoa Phẫu thuật lồng ngực kể lại: “Với các trường hợp thể trạng tốt thì phẫu thuật sẽ đơn giản hơn. Tuy nhiên, cô gái quá yếu. Quá trình gây mê, hồi sức, khi trên bàn mổ, bất cứ lúc nào cô gái cũng phải đối mặt với nguy cơ tử vong. Chúng tôi lo nhất là nguy cơ trào ngược, ho ra máu khi đặt ống gây mê cho bệnh nhân. Phổi bên phải sẽ bị bít tắc và bệnh nhân có thể tử vong ngay trên bàn mổ. Rất may, bằng sự phối hợp nhịp nhàng. Sau hơn gần 5 tiếng đồng hồ, ca mổ đã thành công tốt đẹp”.

Chị gái bệnh nhân tâm sự: “Lúc nhìn các bác sỹ ra khỏi phòng mổ với khuôn mặt vui vẻ, bố mẹ tôi mừng quá phát khóc. Có lẽ, phúc nhà tôi còn lớn nên trời vẫn thương em nó, thương gia đình chúng tôi đã cho em nó gặp thầy, gặp thuốc”.

Kíp mổ đã lấy được các tổn thương ở phổi, ngăn chặn được tình trạng ho ra máu. Sau 2 ngày mổ, kết quả chụp phim cho thấy phổi nở tốt. Dù còn nằm trong phòng Hồi sức nhưng biểu hiện lâm sàng của H. khá tốt. Việc H. trò chuyện được với PV và các bác sỹ phần nào cho thấy kết quả vô cùng khả quan của bệnh nhân. H. tâm sự: “Bây giờ, em tỉnh nghe cả nhà kể lại em mới thấy mình may mắn. May mắn vì tìm ra bệnh, may mắn được các bác sỹ tận tình cứu chữa, may mắn vì có người thân quyết tâm không buông xuôi”.

 Trường hợp thứ hai mà chúng tôi muốn đề cập là trường hợp của chàng kiến trúc sư Võ Minh T. (24 tuổi, quê Tiên Lãng, Hải Phòng). Ca bệnh này lại khiến các bác sỹ rất bất ngờ vì mức độ tiến triển bệnh quá nhanh, nguy cơ tử vong bất kỳ lúc nào trong khi cấp cứu. Trải qua thời khắc sinh tử, giờ T. đã có thể ngồi nói chuyện. T. kể: “Bốn tháng trước, em bị ho, tức ngực. Em về nhà và có lên bệnh viện ở tỉnh kiểm tra.

Tuy nhiên, bệnh viện không phát hiện được là em bị bệnh gì. Cân nặng của em vẫn tăng bình thường, không hề bị suy nhược. Đến khi ho ra máu, em nhập viện Phổi và được chẩn đoán là lao tổn thương ở phế quản. Em còn được bố kể là đã ngưng tim nhưng may mắn được cứu sống. Không biết nếu hôm đó không được cấp cứu kịp thời thì giờ em có thể nói chuyện được với chị không!” (cười).

Bác sỹ Hoàng Thị Phượng cho biết: “Trường hợp T. khá đặc biệt vì phổi của bệnh nhân không bị tổn thương nặng khiến dễ bị bỏ qua. Khi bệnh nhân nhập viện, chúng tôi phát hiện lao tổn thương phế quản gốc. Bệnh nhân ho ra máu rất nhiều và bị ngưng tim. Ngay lập tức, các ê - kíp đã phối hợp nút mạch khẩn trương, đặt ống nội khí quản cấp cứu nhanh chóng. Lúc đó, từng phút, từng giây cũng là khoảnh khắc sống còn với bệnh nhân”.

Theo chia sẻ của các chuyên gia, điều đáng lo ngại là nhiều trường hợp bệnh nhân đến viện trong tình trạng rất nặng, bị bệnh lao không những tổn thương ở phổi mà còn dẫn đến tổn thương nhiều cơ quan khác. Bệnh nhân tốn rất nhiều chi phí thăm khám ở nhiều cơ sở y tế nhưng không phát hiện ra bệnh. Đó thực sự là một điều đáng lo ngại. Theo khuyến cáo, nếu người bệnh có dấu hiệu tụt cân không rõ nguyên nhân, ho ra máu, sốt về chiều... thì nên đến cơ sở chuyên khoa để có chẩn đoán chính xác.

Lao tai dễ bị chẩn đoán, chữa trị nhầm

Việt Nam hiện vẫn đứng thứ 12 trong số 22 nước có người mắc bệnh lao cao và đứng thứ 14 trong số 27 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc. Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, TS.BS Hoàng Thị Phượng, Trưởng khoa Lao hô hấp còn chia sẻ về nhiều trường hợp bị lao tai hiếm gặp nhưng bị chẩn đoán nhầm với bệnh viêm tai giữa.

Điển hình như một trường hợp giáo viên dạy Hoá (Hà Nội) từng được lên lịch mổ tại bệnh viện chuyên về Tai – Mũi - Họng. Thính lực hai tai của bệnh nhân gần như không nghe được gì. Tuy nhiên, trước khi mổ 2 ngày, bệnh nhân đến viện Phổi Trung ương kiểm tra, sau khi kiểm tra, các bác sỹ đã phát hiện bệnh nhân bị lao tai. Ngay sau đó, bệnh nhân được điều trị thuốc đặc hiệu chữa trị mà không phải phẫu thuật.

http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/tam-diem-du-luan/ky-tich-cuu-song-nan-nhan-tim-ngung-dap-va-co-gai-xep-phoi-a117815.html

Ghép tế bào gốc cho cặp song sinh 5 tuổi bị suy tuỷ xương giai đoạn cuối

Ngày 3/11, GS.TS Nguyễn Anh Trí - Giám đốc Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, các bác sĩ ở đây vừa thực hiện ca ghép tế bào gốc bằng tế bào gốc máu dây rốn từ ngân hàng máu cuống rốn cộng đồng cho cặp song sinh 5 tuổi Nguyễn Yến Ph. và Nguyễn Hải Ph. (quê ở Bắc Ninh) bị suy tủy xương giai đoạn cuối.

Trước đó, cặp song sinh này được chẩn đoán là bị suy tủy xương bẩm sinh, điều trị ở BV Nhi Trung ương đến năm 2 tuổi thì chuyển sang khoa Nhi - Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương điều trị tiếp được 3 năm.

Sau khi rà soát ngân hàng tế bào gốc dây rốn cộng đồng, các bác sĩ đã tìm được nguồn tế bào gốc phù hợp với 2 bệnh nhi.

Ngày 30/10 vừa qua, cặp song sinh đã được các bác sĩ tiến hành truyền tế bào gốc từ nguồn máu dây rốn cộng đồng. Đây là 2 ca ghép vô cùng phức tạp. Hiên tại bệnh nhi vẫn đang được theo dõi chặt chẽ. Theo GS.TS Nguyễn Anh Trí, để đánh giá ca ghép tủy có thành công hay không phải đợi khoảng 3 tháng nữa.

http://daidoanket.vn/suc-khoe/ghep-te-bao-goc-cho-cap-song-sinh-5-tuoi-bi-suy-tuy-xuong-giai-doan-cuoi/73610

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang