Đồng hành vì một Việt Nam khoẻ mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, vì một tương lai tươi sáng
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 05/4/2017

  • |
T5g.org.vn - Người dân hài lòng hơn với bảo hiểm y tế công lập nhưng lo ngại hơn về vấn đề môi trường; Cổ phần hóa bệnh viện – Giá trị không ở bề nổi; Bệnh thương hàn 'rượt đuổi sát nút' quai bị và thủy đậu

 

Người dân hài lòng hơn với bảo hiểm y tế công lập nhưng lo ngại hơn về vấn đề môi trường

http://www.nhandan.com.vn/xahoi/item/32507102-nguoi-dan-hai-long-hon-voi-bao-hiem-y-te-cong-lap-nhung-lo-ngai-hon-ve-van-de-moi-truong.html

Kết quả khảo sát Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2016 do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES) công bố sáng 4-4, tại Hà Nội, cho thấy xu hướng tích cực trong cung ứng dịch vụ công, với tỷ lệ người dân hài lòng hơn với dịch vụ y tế công lập và giáo dục tiểu học công lập cao hơn so với những năm khảo sát trước.

Tuy nhiên, người dân ngày càng quan ngại về những vấn đề môi trường. Trong quản trị công hiện vẫn tồn đọng những điểm yếu trong việc huy động sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định ở cấp cơ sở, trách nhiệm giải trình của chính quyền với người dân và kiểm soát tham nhũng trong khu vực công.

Theo đó, hơn 14.000 người dân từ tất cả 63 tỉnh thành được chọn phỏng vấn ngẫu nhiên trong năm 2016. Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) thể hiện đánh giá của người dân thông qua trải nghiệm và cảm nhận của họ về hiệu quả quản trị, hành chính công và cung ứng dịch vụ công của bộ máy chính quyền các cấp.

Phát biểu ý kiến tại Hội nghị công bố, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam Kamal Malhotra nhận xét: “Kết quả khảo sát PAPI 2016 cho thấy một bức tranh đa chiều. Một mặt, cung ứng dịch vụ công được cải thiện bền vững trong suốt sáu năm qua. Mặt khác, hầu hết các tỉnh thành có thể làm tốt hơn để cải thiện năng lực và thái độ của công chức, viên chức; tăng tính minh bạch, khả năng phản hồi và trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước.”

Trong sáu chỉ số nội dung, chỉ số cung ứng dịch vụ công tăng mạnh nhất ở 35 tỉnh, thành so với năm 2011. Cụ thể, nhận thức của người dân về y tế công lập cải thiện rõ rệt do số lượng người có bảo hiểm y tế tăng từ 62% năm 2015 lên 73% năm 2016. Báo cáo cũng cho thấy chất lượng chăm sóc sức khỏe miễn phí cho trẻ em tăng mạnh: 32% người khảo sát cho biết dịch vụ dành cho trẻ em dưới 6 tuổi “rất tốt”, cao hơn so với tỷ lệ 23% năm 2015. Người dân chấm điểm chất lượng bệnh viện công tuyến huyện/quận cao hơn. Song, đánh giá của người sử dụng dịch vụ này giữa các tỉnh, thành phố có mức chênh lệch lớn: thí dụ, Sóc Trăng đạt 8,16 điểm trong khi Gia Lai chỉ đạt 1,9 điểm, theo thang điểm từ 1 đến 10.

Tuy nhiên, chỉ số kiểm soát tham nhũng khu vực công năm 2016 có xu hướng giảm điểm. Tỷ lệ người dân cho biết họ phải chi “lót tay” cho công chức để làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và cho giáo viên tiểu học công lập để con em được quan tâm hơn vẫn tiếp tục tăng lên trong năm 2016. Bên cạnh đó, khoảng 54% số người dân cho rằng cần phải đưa hối lộ mới xin được việc làm trong khu vực nhà nước, cao hơn tỷ lệ 51% của năm 2015 và 46% của năm 2011. Tỷ lệ người dân cho rằng cán bộ chính quyền địa phương biển thủ công quỹ cũng tăng. Một xu hướng tích cực ghi nhận được trong năm 2016 đó là số người cho rằng cần phải đưa hối lộ để tiếp cận dịch vụ y tế công cộng cấp quận/huyện giảm từ 43% năm 2015 xuống 39% năm 2016.

Bên cạnh đó, đói nghèo vẫn được xem là vấn đề hệ trọng nhất đối với người dân. Tuy nhiên, so với kết quả khảo sát năm 2015, năm 2016 tỷ lệ người dân cho rằng môi trường là mối quan ngại lớn nhất tăng 10%. Sự gia tăng đột biến này chắc chắn phản ánh mối quan tâm của dư luận sau sự kiện cá chết hàng loạt tại khu vực duyên hải miền trung hồi tháng 4 năm 2016. Báo cáo cũng cho thấy người dân cả nước ngày càng quan ngại hơn về ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Hơn 67% số người sống gần sông, ngòi cho biết chất lượng nước từ những nguồn này kém hơn so với ba năm trước, và 36% số người trả lời cho rằng chất lượng không khí kém hơn so với ba năm trước. Những vấn đề hệ trọng khác là việc làm, phát triển kinh tế, tranh chấp Biển Đông, tham nhũng và giao thông.

Việc tham gia vào đời sống chính trị của người dân ở cấp cơ sở còn hạn chế. Tỷ lệ người trả lời khảo sát PAPI 2016 cho biết họ trực tiếp đi bỏ phiếu bầu Đại biểu Quốc hội khóa 15 là 69%, tăng 2% so với kết quả khảo sát PAPI năm 2011 (67%). Tỷ lệ người trả lời cho biết họ trực tiếp đi bầu đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp năm 2016 là 67%, giảm 2% so với tỷ lệ 69% của năm khảo sát 2011... Trách nhiệm giải trình với người dân vẫn còn hạn chế. Năm 2016, khoảng 22% người trả lời trên cả nước cho biết họ tìm gặp trưởng thôn/tổ trưởng dân phố khi có bức xúc với gia đình, hàng xóm hoặc cán bộ chính quyền (tăng khoảng 3% so với năm 2015). Tỷ lệ này dao động từ 4% ở Thái Bình đến 51% ở Quảng Nam. Có tới 85% số người đã tìm gặp trưởng thôn/tổ trưởng dân phố đánh giá những cuộc gặp đó đem lại kết quả. Số người tìm gặp những cán bộ từ cấp xã trở lên, đặc biệt là cán bộ dân cử thấp hơn nhiều.

Kết quả khảo sát cho thấy dịch vụ hành chính công từng bước được cải thiện. Người dân nhìn chung hài lòng hơn với các thủ tục đăng ký cấp giấy phép xây dựng và dịch vụ hành chính cấp xã/phường cho giấy tờ tùy thân. Dịch vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) đạt điểm thấp nhất trong số bốn loại dịch vụ hành chính công PAPI đo lường... Xu hướng thu hồi đất tiếp tục giảm: khoảng 6,8% người trả lời cho biết họ bị thu hồi đất năm 2016, thấp hơn tỷ lệ 7,4% của năm 2015 và 5,7% của năm 2014 không đáng kể, song giảm tương đối so với tỷ lệ 9% mỗi năm giai đoạn trước khi Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2013 có hiệu lực...

PGS. TS. Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES) chia sẻ: “Chúng tôi hy vọng rằng, với dữ liệu PAPI năm 2016 và năm năm tới, Chính phủ có thêm nguồn thông tin tham khảo để theo dõi và đánh giá những nỗ lực hiện nay trong việc xây dựng chính phủ kiến tạo phát triển, phục vụ người dân".

Báo cáo kết quả tổng hợp cho thấy, các tỉnh, thành phố Nam Định, Hà Tĩnh, Quảng Trị và Đà Nẵng vẫn duy trì vị trí của mình trong nhóm đạt điểm cao nhất qua sáu năm liên tiếp, từ 2011 đến 2016. Các tỉnh trong nhóm điểm thấp nhất tập trung phần lớn ở khu vực miền núi phía bắc và khu vực phía nam, như: Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Lai Châu có tên trong nhóm đạt điểm thấp nhất cùng với Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh và Kiên Giang. Đối với Bình Dương, 2016 là năm thứ hai liên tiếp người dân địa phương đánh giá chưa cao về hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công.

 

Cổ phần hóa bệnh viện – Giá trị không ở bề nổi

http://www.tienphong.vn/kinh-te/co-phan-hoa-benh-vien-gia-tri-khong-o-be-noi-1137073.tpo

Xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập là chủ trương đúng đắn của Chính phủ nhằm mục đích là đưa các đơn vị này hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm và phát triển mạnh hơn. Như trường hợp Cổ phần hóa (CPH) bệnh viên Giao thông vận tải Trung ương (GTVTTW) là một ví dụ điển hình.

Sau 1 năm hoạt động theo mô hình mới, bệnh viện GTVTTW đạt doanh thu bệnh nhân bảo hiểm y tế là 112,240 tỷ đồng, đạt 145,8%; doanh thu bệnh nhân dịch vụ là 29,68 tỷ đồng, đạt 116,15%; Chế độ phụ cấp thường trực tăng bình quân 58% so với chế độ hiện tại; Thu nhập bình quân của người lao động tăng 19,7% so với năm 2015.

Thách thức hậu cổ phần hóa…

Việc cổ phần hóa thành công bệnh viện GTVTTW sẽ mở ra cơ hội cho việc xã hội hóa nhiều bệnh viện công lập nói riêng và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực giáo dục, y tế. Đặc biệt, việc chấm dứt nguồn hỗ trợ từ ngân sách cho bệnh viện hàng năm sẽ giảm chi ngân sách, từng bước chuyển đổi cơ chế từ hỗ trợ tổ chức sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách. Đó là chủ trương hoàn toàn đúng đắn của chính phủ. Tuy nhiên, điều này là khó khăn đầu tiên mà bệnh viện phải đối mặt sau khi thực hiện CPH.

Từ một bệnh viện công lập, sau khi CPH, bệnh viện GTVT bị cắt ngay khoản hỗ trợ thường xuyên và không thường xuyên hàng năm của Nhà nước khoảng 60 tỷ đồng, đồng thời phải thực hiện trích khẩu hao tài sản, dẫn đến chi phí, giá thành tăng lên cũng gây cho đơn vị những khó khăn nhất định và ảnh hưởng tâm lý của bác sĩ, nhân viên y tế, người lao động trong bệnh viện. Trong trường hợp sau cổ phần hóa mà BVGT vẫn được nhận nguồn gần 60 tỷ trên thì sẽ có lãi gần 37 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, là hàng loạt vấn đề mà bệnh viện phải đối mặt như chuyện xung đột lợi ích, tư tưởng của cán bộ nhân viên còn nhiều khúc mắc, do việc chuyển đổi sang cổ phần hóa, cơ sở vật chất thiếu thốn, chất lượng khám chữa bệnh và dịch vụ chưa đạt yêu cầu, chức năng nhiệm vụ, quy chế, quy trình của các khoa/phòng còn chưa ban hành... Tư duy của phần lớn cán bộ, nhân viên bệnh viện còn chưa quen với cơ chế và mô hình hoạt động mới, cũng đã ảnh hưởng đến hoạt động của bệnh viện

Những thay đổi tích cực

Còn nhớ, vào ngày 26/12/2015, BVGTVTTW tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất với tỷ lệ biểu quyết tán thành tuyệt đối (chiếm 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết dự họp). Từ thời điểm đó, đơn vị này chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 5/1/2016 với tên giao dịch là Công ty Cổ phần Bệnh viện Giao thông Vận tải.

Mặc dù tình hình tài chính của bệnh viện còn khó khăn do không còn nguồn hỗ trợ từ ngân sách, nhưng với phương châm nhất quán của nhà đầu tư chiến lược là để hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc người bệnh phải bắt đầu từ việc chăm sóc đội ngũ cán bộ y bác sĩ, Hội đồng Quản trị đã quyết định tăng thu nhập cho toàn thể cán bộ nhân viên lên 20%, từ tháng 4/2016, Tổng quỹ lương tăng 23,45% so với năm 2015. Chế độ phụ cấp thường trực tăng bình quân 58% so với chế độ hiện tại. Thu nhập bình quân của người lao động tăng 19,7% so với năm 2015. Cũng sau 1 năm thí điểm CPH, số lượng bệnh nhân tăng so với cùng kỳ năm 2015: Tổng số lượt khám bệnh đạt 108,99%; Tổng số người bệnh điều trị ngoại trú đạt 117,08%; bệnh nhân nội trú bảo hiểm y tế đạt 102,74%; Bệnh nhân ngoại trú dịch vụ đạt 114,13%; bệnh nhân ngoại trú dịch vụ đạt 114,13%;.... Theo đó, doanh thu tăng so với cùng kỳ năm 2015:  trong đó, doanh thu bệnh nhân bảo hiểm y tế là 112,240 tỷ đồng, đạt 145,8%; doanh thu bệnh nhân dịch vụ là 29,68 tỷ đồng, đạt 116,15%;...

Trong một năm qua, bệnh viện từng bước chuẩn hoá theo tiêu chuẩn bệnh viện đa khoa cấp I (điều chỉnh quy mô, cơ cấu khoa, phòng từ 26 lên 37 khoa phòng theo quy định). Thành lập phòng quản lý chất lượng giúp tăng cường công tác kiểm soát, quản lý chất lượng khám chữa bệnh theo tiêu chuẩn quy định.

Ngoài ra, bệnh viện còn tổ chức và hỗ trợ toàn bộ bữa ăn tập thể buổi trưa cho cán bộ công nhân viên Bệnh viện tạo sự yên tâm, gắn bó cho cán bộ công nhân viên; Tết nguyên đán 2017, bệnh viện đã giữ nguyên mức thưởng cho cán bộ, công nhân viên, người lao động là 10.000.000 đồng/người, đồng thời, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty đã hỗ trợ thêm 2,4 tỷ đồng bổ sung vào tiền thưởng Tết (bình quân mỗi người lao động được thêm khoảng 10.000.000 đồng).

Tại cuộc họp quý IV/2016, Hội đồng quản trị công ty đã quyết định, trong năm 2017 sẽ tiếp tục tăng thu nhập cho người lao động trong đó có ưu tiên cho đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, dự kiến quỹ lương năm 2017 sẽ tăng khoảng 12,7 tỷ đồng (tương đương tăng 20% so với năm 2016 và gần 44% so với năm 2015)...

Bộ Giao thông và Bộ Y tế nói gì?

Theo đánh giá của Bộ Giao thông và Bộ y tế, qua 01 năm hoạt động theo mô hình mới, công tác cổ phần hoá Bệnh viện GTVT TW đã đạt được thành công bước đầu, chứng minh việc chuyển đổi mô hình hoạt động của bệnh viện công lập sang công ty cổ phần, thu hút được các nguồn lực từ xã hội nâng cao chất lượng dịch vụ cho người dân là hoàn toàn đúng đắn.

Kể từ sau khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần, mặc dù Bệnh viện không còn được nhận khoản hỗ trợ thường xuyên và không thường xuyên của Nhà nước (khoảng 60 tỷ đồng/năm), nhưng với việc tăng cường công tác quản lý, điều hành công khai, minh bach đã chiết giảm chi phí. Đồng thời, nhà đầu tư chiến lược đã phối hợp, trực tiếp tham gia vào hoạt động điều hành và bước đầu thực hiện cam kết của nhà đầu tư chiến lược, Bệnh viện vẫn hoạt động ổn định và có tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước (về số lượng bệnh nhân khám, chữa bệnh, doanh thu và thu nhập của người lao động), góp phần từng bước ổn định tâm lý của đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế và người lao động làm việc trong mô hình hoạt động mới.

Tuy nhiên, theo yêu cầu của hai Bộ, việc đánh giá toàn diện công tác cổ phần hoá bệnh viện cần được tiếp tục theo dõi, nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách mạnh mẽ hơn để đáp ứng với mô hình mới và nhu cầu xã hội.

Trên cơ sở báo cáo của Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông vận tải (Công ty cổ phần Bệnh viện) về tình hình và kết quả hoạt động sau 01 năm kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp (04/01/2016) của Công ty cổ phần bệnh viện, nhằm thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ về việc đánh giá kết quả thí điểm cổ phần hoá bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Y tế đã thống nhất một số nội dung, cụ thể như sau:

Thứ nhất, hoạt động của Bệnh viện GTVTTW (nay là Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông vận tải) nhìn chung các chỉ tiêu cơ bản đều có tăng trưởng so với trước khi chuyển thành công ty cổ phần.

Thứ hai, Bộ Y tế đã thành lập một đoàn công tác độc lập làm việc với Công ty cổ phần bệnh viện Giao thông vận tải để đánh giá tình hình, kết quả hoạt động của bệnh viện trước và sau khi chuyển sang công ty cổ phần, trọng tâm là về các nội dung thuộc lĩnh vực hoạt động dịch vụ chuyên ngành Y tế.

Xuất phát từ tình hình và nhu cầu thực tế đã nêu ở trên, để thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, sau khi có báo cáo đánh giá của Bộ Y tế về kết quả hoạt động của Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương (trước và sau khi chuyển sang công ty cổ phần), Bộ Giao thông vận tải sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án thoái bớt phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông vận tải.

 

Bệnh thương hàn 'rượt đuổi sát nút' quai bị và thủy đậu

http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/benh-thuong-han-ruot-duoi-sat-nut-quai-bi-va-thuy-dau-693195.html

Theo BS Nga, thương hàn là bệnh truyền nhiễm có thể gây thành dịch, do vi khuẩn salmonella typhi gây ra. Vi khuẩn này có thể tồn tại trong môi trường nước từ hai tuần đến ba tuần, trong phân và nước đá từ hai tháng đến ba tháng. “Người mắc bệnh thương hàn thường là do sử dụng thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn nhưng không được nấu chín, ngoài ra có thể là do đã tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân hoặc người mang vi khuẩn”, BS Nga lưu ý.

“Người nhiễm bệnh thương hàn thường sốt cao kéo dài, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, táo bón hoặc tiêu chảy, đôi khi đi ngoài ra máu, xuất hiện những nốt hồng ban trên thân. Bệnh nặng có thể mê sảng, ảo giác và dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm”, BS Nga nói thêm.

Theo BS Nga, thương hàn là bệnh rất dễ lây và có thể diễn tiến rất nghiêm trọng. Do vậy, để phòng ngừa bệnh cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân và vệ sinh an toàn thực phẩm nhưrửa tay thường xuyên với nước sạch và xà bông, ăn chín, uống sôi, không ăn trái cây và rau củ đã cắt sẵn nhưng không được bảo quản vệ sinh.

“Bệnh thương hàn có thể phòng ngừa bằng vaccine. Những người chế biến thực phẩm, kinh doanh ăn uống, người đi du lịch thường xuyên cần tiêm vaccine để phòng ngừa bệnh này. Tuy nhiên để tăng hiệu quả phòng bệnh, điều quan trọng là kết hợp nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh”, BS Nga khuyến cáo.

Bên cạnh đó, báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho thấy từ ngày 17 đến 23-3, TP phát hiện thêm hai ở dịch thủy đậu, nâng tổng số ổ dịch thủy đậu đang theo dõi lên 10. Ngoài ra, TP.HCM cũng phát hiện thêm một ổ dịch quai bị, nâng số ổ dịch quai bị đang được theo dõi từ 8 lên 9 ổ dịch.

 

Xuất hiện ổ bệnh cúm gia cầm A/H5N1 tại tỉnh Đắk Lắk

http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=388295

Sáng 4.4, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Khắc Chuyên cho biết các ngành chức năng của tỉnh vừa tiêu hủy hơn 100 con gia cầm của hộ bà Bùi Thị Sơn, phường An Bình, thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) do nhiễm cúm A/H5N1.

Trước đó, ngày 28.3, gia đình bà Bùi Thị Sơn (tổ dân phố 5, phường An Bình, thị xã Buôn Hồ) phát hiện đàn gia cầm có biểu hiện ốm, bỏ ăn, chết không rõ nguyên nhân. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đắk Lắk đã giám sát và lấy mẫu gà bị bệnh gửi Cơ quan Thú y vùng V (tại Đắk Lắk) để xét nghiệm.

Ngày 30.3, Cơ quan Thú y vùng 5 đã gửi kết quả xét nghiệm thông báo đàn gia cầm của gia đình bà Bùi Thị Sơn dương tính với cúm A/H5N1. Ngay sau đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắk Lắk, Trạm Chăn nuôi và Thú y thị xã Buôn Hồ đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ số gia cầm tại gia đình bà Bùi Thị Sơn.

Theo nhận định của ông Nguyễn Khắc Chuyên, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắk Lắk, ổ bệnh cúm gia cầm A/H5N1 tại phường An Bình có nguy cơ lây lan ra diện rộng do ổ bệnh xảy ra ở khu vực đông dân cư, có điểm kinh doanh buôn bán gia cầm.

Để ngăn chặn hiệu quả cúm A/H5N1 lây lan, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã đề nghị Ủy ban nhân dân thị xã Buôn Hồ công bố dịch trên địa bàn phường; triển khai các biện pháp vệ sinh cơ giới, phun thuốc tiêu độc, sát trùng ổ bệnh; kiểm soát chặt chẽ việc mua bán vận chuyển, giết mổ gia cầm tại địa bàn, không để bệnh cúm A/H5N1 lây lan trên diện rộng và lây lan sang người.

 

Vụ bệnh nhân bị cưa chân: Gia đình đề nghị khởi tố bác sĩ

http://danviet.vn/tin-tuc/vu-benh-nhan-bi-cua-chan-gia-dinh-de-nghi-khoi-to-bac-si-758924.html

Do không thỏa thuận được mức bồi thường, gia đình bệnh nhân đã có đơn tố cáo bác sĩ của Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM.

Liên quan tới vụ việc bệnh nhân Lê Hoàng Lâm (SN 1989, ngụ tỉnh Long An) bị cưa 1/3 dưới đùi chân phải sau khi điều trị ở Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM gây xôn xao dư luận hồi giữa năm 2016, gia đình bệnh nhân vừa có đơn tố cáo bác sĩ T.C.K - bác sĩ chuyên khoa II tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, người trực tiếp thăm khám và điều trị cho bệnh nhân Lâm.

Thông tin từ Công an Q.5 cho biết, cơ quan này đã nhận được đơn tố cáo của gia đình bệnh nhân Lê Hoàng Lâm vào ngày 3/4. Nội dung lá đơn tố cáo bác sĩ T.C.K “vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh gây ra hậu quả nghiêm trọng” theo điều 242 Bộ Luật Hình sự.

Trước đó, vào ngày 20/6/2016, Lâm bị ngã xe máy dẫn đến chân phải bị sưng phù, đau nhức và được người dân chở đến Bệnh viện huyện Mộc Hóa cấp cứu. Tại đây, bệnh viện xác định là ca nặng nên sơ cứu và chuyển Lâm lên Bệnh viện Đa khoa Long An. Tuy nhiên, do chân bệnh nhân Lâm ngày càng sưng to và đau nên gia đình quyết định chuyển thẳng Lâm lên Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM.

Bệnh nhân Lâm được đưa tới Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM lúc 23h đêm cùng ngày. Tại đây, bác sĩ T.C.K là bác sĩ trực tiếp khám, đã chỉ định chụp X-Quang kiểm tra. Theo gia đình, trong thời gian khám, mẹ của Lâm đã trình bày rõ tình trạng vết thương như bác sĩ ở bệnh viện huyện nói với gia đình, nhưng bác sĩ Khôi bỏ ngoài tai và kết luận Lâm bị “chấn thương phần mềm gối phải”; sau đó kê toa thuốc, cho Lâm xuất viện và hẹn một tuần sau tái khám.

Lâm về nhà chưa được 3 ngày thì chân không cử động được, bị mất cảm giác ở bàn chân phải nên gia đình tức tốc đưa Lâm quay lại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM để kiểm tra. Sau khi xem lại kết quả chụp phim, bác sĩ Nguyễn Văn An và bác sĩ Lê Đặng Thạch chẩn đoán “bệnh nhân bị chấn thương gối phải, có tổn thương động mạch khoeo”, xác định “đây là ca khó điều trị”. Sau đó, Lâm được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ kết luận Lâm bị hoại tử cẳng bàn chân phải - tắc động mạch khoeo chân phải - chấn thương khớp gối nên cần phẫu thuật gấp, cắt cụt 1/3 dưới đùi phải để tránh nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử, đe dọa về tính mạng.

Ngày 27/6/2016, cha và mẹ của Lâm là ông Lê Ngọc Nam và bà Lý Thị Kim Chi đã trình báo sự việc của tôi lên Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM. Tới ngày 25/7/2016, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM công bố kết quả đánh giá quá trình khám và điều trị của bác sĩ Trần Chí Khôi đối với trường hợp của Lâm do Hội đồng chuyên môn - Sở Y tế TP.HCM lập ngày 20/7/2016.

Trong thời gian qua, gia đình bệnh nhân và Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM đã có nhiều cuộc gặp để thỏa thuận bồi thường. Theo đó, gia đình Lâm đã đưa ra 5 yêu cầu bồi thường, gồm: Lắp chân giả (250 triệu đồng), bồi thường tinh thần (72 triệu đồng), thiệt hại kinh tế trong thời gian Lâm bị nạn (93 triệu đồng), chi phí hỗ trợ hướng nghiệp (một tiệm internet 20 máy tính với tổng trị giá 350 triệu đồng) và bồi thường tỉ lệ thương tật (53 triệu đồng), tất cả là 818 triệu đồng.

Tuy nhiên, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM không đáp ứng đủ các yêu cầu trên. Tại buổi gặp gần nhất là vào ngày 12/8/2016, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM cho biết đã đặt hàng loại chân giả tốt tại Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng TP.HCM và chỉ có thể hỗ trợ 150 triệu đồng để Lâm chuyển đổi nghề nghiệp.

 

Phụ gia thực phẩm cũng phải có toa

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170404/phu-gia-thuc-pham-cung-phai-co-toa/1291877.html

Phụ gia thực phẩm là loại hàng hóa đặc thù, buộc người mua phải có trách nhiệm nói với người bán mục đích mua. Cũng giống như mua thuốc phải có toa.

Mua thuốc phải có toa, mua phụ gia sao chưa có toa?

Đợt giám sát quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm của HĐND TP.HCM mới đây, các chuyên gia đều cho rằng giải pháp để hạn chế vi phạm sử dụng phụ gia thực phẩm là cần phải có quy định đối với người mua mặt hàng này, không phải để ai muốn mua bao nhiêu thì mua.

Ông Phạm Đức Hải - phó chủ tịch HĐND TP.HCM, trưởng đoàn giám sát - cho rằng vì đây là loại hàng hóa đặc thù, do đó người mua phải có trách nhiệm nói với người bán mục đích mua.

Cũng giống như mua thuốc phải có toa, tại sao không làm vậy đối với người mua phụ gia thực phẩm?

“Phải yêu cầu 104 hộ kinh doanh phụ gia thực phẩm tiến tới khi bán phụ gia phải biết bán cho ai, bán được bao nhiêu, người ta sử dụng như thế nào.

Như vậy để chính người bán và người mua thấy được trách nhiệm của mình khi sử dụng loại hàng đặc thù này. Khi đã kiểm soát chặt việc mua bán thì sau này chỉ cần kiểm tra mẫu ở các cơ sở sử dụng phụ gia, như vậy là đã thành công” - ông Hải nhấn mạnh

BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, chi cục phó Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM, cho rằng việc kiểm soát đầu ra của các hộ kinh doanh phụ gia thực phẩm hiện đang bị bỏ dở và đến nay việc quản lý, kiểm soát còn khó khăn.

Ở nhiều nước, khi kinh doanh ngành hàng cụ thể nào thì mới được mua loại phụ gia dành cho thực phẩm đó. Trong khi ở nước ta, bà nội trợ mua 10.000 đồng cũng bán.

“Ngành y tế đã đề xuất về việc quy định đầu ra cho phụ gia, làm sao có quy định chặt chẽ đối với người đến mua, phải chứng minh cho được giấy phép kinh doanh và mua số lượng bao nhiêu”- BS Mai cho biết.

Cần quy định đầu ra

BS Nguyễn Mạnh Trí - phó trưởng bộ môn y học cổ truyền, Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) - cho rằng phải có quy định rõ về lượng phụ gia được mua, để tránh tình trạng mua về dùng không hết lại dùng cho mục đích khác.

Vì vậy, phải xác định xem năng suất sản xuất đến đâu để xác định số lượng phụ gia họ được mua.

TS Phan Thế Đồng, nguyên trưởng khoa công nghệ thực phẩm Trường đại học Nông lâm TP.HCM, đề nghị nên tách riêng khu buôn bán đối với phụ gia thực phẩm và hóa chất công nghiệp vì một số hóa chất chứa tạp chất không an toàn cùng chủng loại với phụ gia nhưng chỉ dùng cho công nghiệp mà không được dùng cho thực phẩm.

Theo TS Đồng, người bán phụ gia thực phẩm phải lưu lại được hóa đơn, chứng từ bán cho ai, doanh nghiệp nào, bán với số lượng bao nhiêu. Đối với hóa chất công nghiệp cũng phải quản lý như vậy.

TS Đồng nói quy định đối với người mua phụ gia thực phẩm là một giải pháp, tuy nhiên kiểm soát không phải dễ vì khó tránh khỏi việc người mua người bán thông đồng với nhau. Vì vậy, các cơ quan chức năng phải quản lý chặt và có công cụ quản lý.

BS Mai cho biết đã thực hiện bằng hai cách: thứ nhất chỉ cho phép các hộ kinh doanh một loại phụ gia thực phẩm, không được kinh doanh các loại khác (như hóa chất công nghiệp hiện đang được bán chung với phụ gia thực phẩm) và giấy phép của UBND quận cấp là chỉ kinh doanh phẩm màu hoặc hương liệu dùng cho thực phẩm.

Cách quản lý thứ hai là thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra chuyên đi kiểm tra, xử lý về hóa chất...

Vi phạm chiếm đến 34%

BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, chi cục phó Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM, cho biết hiện nay trên địa bàn TP có 14 cơ sở sản xuất phụ gia thực phẩm, 104 cơ sở kinh doanh, 2.544 cơ sở sử dụng phụ gia.

Trong 2 năm gần đây, ngành y tế thanh tra, kiểm tra 863 cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm thì có 297 cơ sở vi phạm (chiếm 34,4%). Đoàn thanh tra, kiểm tra cũng lấy mẫu thực phẩm, kết quả có trên 41% mẫu không đạt.

Siết chặt quản lý methanol

Trước hàng loạt vụ việc ngộ độc liên quan đến việc sử dụng rượu chứa methanol, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã có cuộc họp khẩn cấp với các đơn vị liên quan trực thuộc bộ về tình hình quản lý, sản xuất và kinh doanh liên quan đến hóa chất nguy hại methanol.

Việc quản lý hóa chất là nhiệm vụ của Bộ Công thương, mà cụ thể là trách nhiệm của các sở công thương. Tuy nhiên, bộ trưởng nhìn nhận việc quản lý hóa chất, đặc biệt là hóa chất trong danh mục nguy hiểm, bị cấm hiện còn nhiều lỗ hổng, bất cập.

Ngay sau cuộc họp, ông Trần Tuấn Anh đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường quản lý hóa chất độc hại bị lạm dụng trong bảo quản, chế biến thực phẩm.

Chỉ thị nhấn mạnh vào công tác quản lý đối với cồn công nghiệp, hóa chất và methanol, trong đó yêu cầu phải tăng cường quản lý đối với hoạt động nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh hóa chất, cồn công nghiệp.

Thanh tra, kiểm tra đột xuất để phát hiện sớm và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm...

Các chi cục quản lý thị trường phối hợp với các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM, tập trung thanh tra, kiểm tra các nội dung như điều kiện kinh doanh hóa chất, phân loại hóa chất, ghi nhãn hóa chất, hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, công bố hợp quy...

Trọng điểm là tại các khu vực như chợ Kim Biên (TP.HCM), khu vực hàng Hòm, hàng Buồm (Hà Nội)...

Bộ cũng yêu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng của các cơ sở sản xuất cồn trong nước.

Đặc biệt, rà soát, sửa đổi và bổ sung chế tài xử phạt theo hướng tăng mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

Đồng thời, Cục Hóa chất phối hợp với Vụ Khoa học và công nghệ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật phục vụ quản lý cồn công nghiệp sản xuất trong nước và nhập khẩu.

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm phân biệt giữa cồn công nghiệp với cồn thực phẩm...

 

Tăng tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS tham gia BHYT: Khó vẫn phải làm

http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2017/4/454293/

Khi viện trợ quốc tế bị cắt giảm và chấm dứt thì việc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS sẽ phải dựa vào những nguồn lực trong nước, buộc người bệnh phải có bảo hiểm y tế (BHYT) thì mới có cơ chế để chi trả và là giải pháp chủ yếu đảm bảo sự bền vững cho họ được điều trị. Tuy nhiên, ở nước ta nói chung và TPHCM nói riêng, số người nhiễm HIV/AIDS tham gia BHYT còn rất thấp, gây không ít khó khăn trong nỗ lực tiến tới kết thúc đại dịch.

30% người nhiễm chưa có BHYT

Tại Hội thảo “Đánh giá công tác khám chữa bệnh HIV/AIDS bằng BHYT năm 2016” diễn ra ở TPHCM vừa qua, ông Dương Minh Hải, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS TPHCM, cho biết hiện tổng số bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đang sinh sống và điều trị trên địa bàn TP là 29.402 người, số bệnh nhân được tư vấn BHYT 27.685 người (trong đó, bệnh nhân có hộ khẩu TP 19.583 người, chiếm 71%). Tuy nhiên, trong số 19.583 bệnh nhân có hộ khẩu TP thì chỉ 13.639 người có thẻ BHYT (chiếm 70%) và 4.985 người nhiễm HIV/AIDS sử dụng thẻ (chiếm 30%).

Mặc dù thời gian qua TP đã đưa ra nhiều giải pháp nâng cao khám chữa bệnh cho người nhiễm HIV/AIDS bằng nhiều giải pháp như: vận động người bệnh tham gia BHYT; phát triển các cơ sở điều trị đủ sức bao phủ; tăng cường khả năng chăm sóc toàn diện cho gần 30.000 người bệnh… nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu như kỳ vọng. Hiện chỉ có khoảng 70% người nhiễm HIV/AIDS tham gia BHYT, 30% còn lại hoặc không muốn tham gia, bởi có những e ngại khi sử dụng BHYT khi khám, chữa bệnh phải đưa giấy tờ, chứng minh nhân thân sẽ bị lộ danh tính, nhiều người còn trông chờ sự hỗ trợ của nhà nước hoặc các dự án. Tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn cao, gây cản trở cho người có nhu cầu tiếp cận các dịch vụ dự phòng, điều trị và chăm sóc, làm giảm tác dụng và hiệu quả của các dịch vụ này, bao gồm cả việc mua và sử dụng thẻ BHYT...

Để đạt được mục tiêu 100% bệnh nhân có thẻ BHYT vào năm 2018, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho rằng, sở đã kiến nghị UBND TP dùng số tiền kết dư quỹ BHYT năm 2016 hỗ trợ mua thẻ BHYT cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS có hoàn cảnh khó khăn, không có khả năng mua thẻ. Tuy nhiên, vẫn còn một số bệnh nhân khó mua được thẻ BHYT do không có giấy tờ nhân thân và bệnh nhân đang cai nghiện tại các trường, trại. Hiện TP cũng đã kiến nghị Bộ Y tế có giải pháp để những bệnh nhân này được điều trị liên tục trong thời gian chờ mua thẻ BHYT.

Mở rộng mạng lưới điều trị

Tính đến nay, TPHCM có 46 phòng khám ngoại trú tiếp nhận và điều trị bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, nhưng chỉ có 20 đơn vị đủ điều kiện thanh toán BHYT. Và đến tháng 3-2017, mới có 6/24 trung tâm y tế dự phòng có chức năng điều trị HIV/AIDS. Dù con số cơ sở điều trị và thanh toán BHYT khiêm tốn như vậy, nhưng TP không lựa chọn phương thức sáp nhập bệnh viện quận, huyện vào trung tâm y tế dự phòng để thành lập trung tâm y tế hai chức năng, mà chỉ tăng thêm chức năng điều trị cho các trung tâm y tế dự phòng hiện hành. Về các cơ sở điều trị bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, theo số liệu của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS TPHCM, trong năm 2016 đã triển khai thêm 16 phòng khám ngoại trú đặt tại các bệnh viện quận, huyện và hiện đã có 11 phòng khám nhận bệnh cũng như khám chữa bệnh theo diện BHYT. Dự kiến trong quý 2-2017, 5 phòng khám còn lại sẽ đưa vào hoạt động và mở thêm 2 phòng khám ngoại trú tư nhân mới.

Như vậy, trong năm 2017, TP sẽ có mạng lưới 48 phòng khám ngoại trú gồm 30 phòng khám cũ và 18 phòng khám mới, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Mặt khác, Sở Y tế TPHCM cũng đề nghị các quận, huyện đẩy nhanh việc thành lập các phòng khám đa khoa tại trung tâm y tế quận, huyện để có thể ký hợp đồng khám chữa bệnh với BHYT, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân HIV/AIDS được điều trị kịp thời. Dự kiến đến tháng cuối năm 2017, tất cả các cơ sở này sẽ tiếp nhận và khám chữa bệnh bằng BHYT cho bệnh nhân HIV/AIDS.

Liên quan đến vấn đề kiện toàn hệ thống điều trị bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS qua BHYT. Bác sĩ Lưu Thị Thanh Huyền, Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội TP, cho rằng các phòng khám ngoại trú cũng cần nhanh chóng đáp ứng đủ các điều kiện để sớm ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT. Ngoài ra, đề xuất Bộ Y tế mở rộng danh mục thuốc cho tuyến quận, huyện để đáp ứng nhu cầu điều trị cho người có thẻ BHYT, đặc biệt là bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS nhằm tiến tới khống chế và sớm kết thúc đại dịch n

Theo thống kê của Cục Phòng chống HIV/AIDS, tính đến hết tháng 1-2017, cả nước có 116.000 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại 397 cơ sở và 33 điểm cấp thuốc. Tuy nhiên, mới chỉ có 59 cơ sở y tế thực hiện khám chữa bệnh BHYT đối với bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS và 185 cơ sở đủ điều kiện ký hợp đồng thanh toán BHYT.

13 tỷ đồng/năm hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tham gia BHYT

Theo bà Đinh Thị Liễu, Trưởng phòng Kế hoạch tài chính, Sở Y tế TPHCM, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế, TPHCM đã có kế hoạch miễn phí 100% việc cấp thẻ BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS. Đối tượng được hưởng là bệnh nhân có hộ khẩu TP và người nhiễm cư trú lâu dài (trên 6 tháng) tại TP. Nguồn hỗ trợ lấy từ Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, Quỹ kết dư BHYT hàng năm và ngân sách TP. Dự trù kinh phí hỗ trợ hơn 13 tỷ đồng/năm.

Ngoài ra, người bệnh còn được TP hỗ trợ 20% phí đồng chi trả BHYT đối với thuốc ARV. Chi phí hỗ trợ điều trị theo phác đồ này ước tính khoảng 3 - 18 triệu đồng/người/năm.

 

Bệnh nhân nhảy từ lầu 6 bệnh viện tử vong

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170404/benh-nhan-nhay-tu-lau-6-benh-vien-tu-vong/1292033.html

Khoảng 3h30 sáng 4-4, một bệnh nhân đang điều trị tại khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ đã bất ngờ nhảy từ nơi điều trị trên lầu 6 xuống ban công và tử vong.

Theo đó, vào khoảng thời gian này người nhà đang ngủ, giật mình thức dậy thì không thấy ông P.T.K (45 tuổi, ở phường Cái Khế, Q.Ninh Kiều) đâu, liền chia nhau đi tìm.

Sau đó mọi người phát hiện ông K. rớt xuống ban công lầu 3 bệnh viện và báo bác sĩ trực đưa ông K. vào cấp cứu, nhưng ông K. đã tử vong trước đó.

Bác sĩ khoa Ngoại Thần kinh, nơi bệnh nhân đang điều trị, cho biết ông K. nhập viện từ ngày 17-3, điều trị nội khoa do đau nhức cột sống, đĩa đệm thắt lưng.

Theo hồ sơ, cách đây khoảng 10 năm, bệnh nhân đã được phẫu thuật u tủy tại một bệnh viện ở TP.HCM, cách đây 3 tháng lại mổ lần 2 và khoảng 1 tháng trước nhập một bệnh viện khác tại Cần Thơ do nhiễm trùng vết mổ.

Bác sĩ điều trị cho biết có thể do tình trạng bệnh tình chậm cải thiện, đau nhức kéo dài, bệnh nhân yếu 2 chân đã lâu, đi lại khó khăn… nên chán nản và tìm đến cái chết.

Bệnh viện đã báo công an và các cơ quan chức năng đến khám nghiệm.

 

Phát hiện sai phạm hơn 5,7 tỉ đồng tại Trường ĐH Y khoa Vinh

http://thanhnien.vn/giao-duc/phat-hien-sai-pham-hon-57-ti-dong-tai-truong-dh-y-khoa-vinh-822231.html

Cụ thể, tại gói thầu mua sắm trang thiết bị giảng dạy thực thành, thí nghiệm, khám chữa bệnh, trường đã mua với giá vượt mức của hội đồng thẩm định giá của tỉnh, gây thất thoát hơn 2 tỉ đồng. Tại 2 công trình khu nhà ở sinh viên và khu thực hành tiền lâm sàng của trường, thanh tra phát hiện sai phạm trong quyết toán giữa Trường ĐH Y khoa Vinh với nhà thầu hơn 3,6 tỉ đồng.

Kết luận thanh tra chỉ rõ, trách nhiệm để xảy ra các sai phạm trên thuộc về chủ đầu tư là Trường ĐH Y khoa Vinh và nguyên hiệu trưởng nhà trường là ông Nguyễn Trọng Tài (đã nghỉ hưu năm 2016) cùng đơn vị thi công, thiết kế và giám định.

Thanh tra tỉnh cũng cho biết sau khi bị phát hiện sai phạm, Công ty CP giám định và thẩm định tài sản VN (đơn vị giám định) và ông Nguyễn Trọng Tài đã nộp lại số tiền hơn 2 tỉ đồng sai phạm tại gói thầu mua sắm trang thiết bị giảng dạy.

 

Bộ Y tế yêu cầu BV Việt Đức khẩn trương làm rõ thông tin bệnh nhân tử vong sau 2 lần cắt u lành

 http://laodong.com.vn/suc-khoe/bo-y-te-yeu-cau-bv-viet-duc-khan-truong-lam-ro-thong-tin-benh-nhan-tu-vong-sau-2-lan-cat-u-lanh-652925.bld  

Ngày 3.4, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) có văn bản gửi Giám đốc Bệnh viện Việt Đức yêu cầu xác minh, làm rõ thông tin bệnh nhân Nguyễn Thị Tú ở Thạch Thất, Hà Nội tử vong sau khi trải qua 2 cuộc phẫu thuật cắt bỏ u lành ruột non tại Bệnh viện Việt Đức.

Qua công văn, Cục Quản lý khám chữa bệnh yêu cầu Bệnh viện Việt Đức làm rõ thông tin, nếu phát hiện sai phạm, phải xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan, nghiêm khắc xử lý theo đúng quy định, đồng thời công khai thông tin với báo chí và báo cáo kết quả xử lý về Bộ Y tế trước ngày 10.4.

Trước đó, trong đơn gửi lãnh đạo Bộ Y tế và các cơ quan báo chí, anh Vũ Ngọc Đức cho biết, đầu tháng 2 vừa qua, chị Nguyễn Thị Tú (vợ anh) đến Bệnh viện Việt Đức khám, được kết luận bị u ruột lành tính và được chỉ định mổ nội soi. Tuy nhiên, ngày 12.2, chị Tú lại được mổ mở mà gia đình không nhận được lời trao đổi nào từ phía bệnh viện.

Sau 6 ngày điều trị, chị Tú có nhiều biểu hiện xấu, sốt cao liên tục..., gia đình kiến nghị bác sĩ cho chụp chiếu kiểm tra 3 lần nhưng không tìm ra nguyên nhân. Đến lần thứ 4, chị Tú được đưa đi chụp nội soi siêu âm cấp cứu và được bác sĩ quyết định đưa đi mổ lần thứ 2 vào ngày 30.2.

Theo chồng chị Tú, một bác sĩ cho biết, trong lần mổ đầu tiên, chị Tú đã bị cắt bỏ 60cm ruột non, lần 2 tiếp tục cắt thêm vì ruột bị hoại tử, còn 50cm ruột sẽ được đem ra ngoài “nuôi”.

Điều đáng nói ở đây là, sau khi chị Tú mất, anh Đức vẫn không biết nguyên nhân chính xác do đâu, quy trình mổ, khám chữa bác sĩ không thông báo trước cho người nhà bệnh nhân. Anh Đức chỉ biết các bác sĩ động viên hãy yên tâm … Tuy nhiên, đã gần 1 tháng qua, gia đình không biết được nguyên nhân do đâu cũng như chưa nhận được câu trả lời từ phía bệnh viện.

 

Cắt bỏ dạ dày và tái tạo thành công dạ dày mới cho một bệnh nhân ung thư

http://congly.vn/xa-hoi/suc-khoe/cat-bo-da-day-va-tai-tao-thanh-cong-da-day-moi-cho-mot-benh-nhan-ung-thu-203844.html

Bệnh viện Quốc tế Đồng Nai vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân bị ung thư dạ dày, có một khối u lớn, xâm lấn toàn bộ dạ dày, di căn xuống vùng lưng, tụy và rốn gan

Ngày 4/4, thông tin từ Bệnh viện Quốc tế Đồng Nai cho biết, hiện bệnh nhân Vũ Quyết Tại (63 tuổi, ở phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) bị ung thư dạ dày rất nặng đã tỉnh lại, các chỉ số sinh tồn dần ổn định.

Trước đó, ngày 31/3, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau thượng vị. Người nhà ông Tại cho biết đã đưa đi khám ở nhiều nơi nhưng không tầm soát được bệnh.

Tiến hành kiểm tra, làm sinh thiết cho bệnh nhân, các bác sĩ Bệnh viện Quốc tế Đồng Nai phát hiện, bệnh nhân Vũ Quyết Tại bị ung thư dạ dày, có một khối u lớn, xâm lấn toàn bộ dạ dày, di căn xuống vùng lưng, tụy và rốn gan, được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày.

Sau 5 giờ tiến hành phẫu thuật, ca mổ thành công, các bác sĩ đã cắt bỏ toàn bộ dạ dày (bao gồm khối u), đồng thời sử dụng máy cắt nối ruột bằng táp-lơ để tái tạo một dạ dày nhân tạo mới bằng ruột non của bệnh nhân.

Trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân, bác sĩ Lê Đình Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Quốc tế Đồng Nai cho biết, phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày là ca bệnh rất hiếm gặp, đòi hỏi người bác sĩ phải có kinh nghiệm mới thực hiện được. Bệnh nhân được tái tạo dạ dày mới, mặc dù mất dịch vị nhưng còn dịch non, dịch tụy nên chức năng tiêu hóa vẫn thực hiện được, tốt nhất nên cho bệnh nhân ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.

Cũng theo bác sĩ Hùng, do bệnh nhân nhập viện muộn, tình trạng bệnh rất xấu nên buộc phải cắt toàn bộ dạ dày, tái tạo dạ dày mới. Nếu không được phẫu thuật, chữa trị kịp thời, bệnh nhân khó có thể sống được hơn một tháng.

Bệnh viện Quốc tế Đồng Nai khuyến cáo, đối với những người thường xuyên đau dạ dày nên đi khám tầm soát, nội soi để phát hiện bệnh sớm và có những phương pháp điều trị kịp thời.

Hiện bệnh nhân Vũ Quyết Tại đã tỉnh lại, các chỉ số sinh tồn dần ổn định, tình trạng khả quan, nếu sức khỏe tiến triển tốt, bệnh nhân sẽ được xuất viện khoảng 7 - 10 ngày tới.

 

Một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi đang được chăm sóc tại BVĐK Quảng Trị

http://vov.vn/xa-hoi/mot-be-trai-so-sinh-bi-bo-roi-dang-duoc-cham-soc-tai-bvdk-quang-tri-609982.vov

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đang chăm sóc một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi, tình trạng sức khỏe tốt.

Trước đó, ngày 3/4, chị Nguyễn Thị Thắm, 32 tuổi, trú tại xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị cùng mẹ chồng là bà Phạm Thị Danh, 60 tuổi phát hiện một bé trai sơ sinh còn nguyên dây rốn bị bỏ rơi tại mương thủy lợi gần nhà. Hai người nhanh chóng đưa bé trai sơ sinh vào trạm y tế xã để thăm khám, kiểm tra sức khỏe.

Ngay sau đó, UBND xã Triệu Giang đưa bé trai sơ sinh vào kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị và giao cho bà Võ Thị Lan, 46 tuổi, trú tại thôn Phước Mỹ, xã Triệu Giang chăm sóc khi bé trai này được theo dõi sức khỏe tại đây.

Bác sĩ Trần Vĩnh Hoàng, Phó trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết, bé trai nhập viện vào lúc 17h ngày 3/4, hiện sức khỏe của cháu tạm ổn định, cân nặng 3,1 kg.

Bác sĩ Trần Vĩnh Hoàng nói: “Hiện tại sức khỏe của cháu bé tạm ổn định, không có dấu hiệu gì nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của cháu. Qua các xét nghiệm sàng lọc cho kết quả ban đầu chưa có gì bất thường, còn các xét nghiệm viêm gan B, HIV cho kết quả âm tính. Cháu được cho uống sữa, nằm lồng ấp ủ ấm để giữ nhiệt”.

 

Đồ uống ít đường, tăng cường sức khỏe

http://www.baogiaothong.vn/do-uong-it-duong-tang-cuong-suc-khoe-d202854.html

Ngày 4/4, Viện Y học ứng dụng Việt Nam trực thuộc Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đồ uống và sức khoẻ” nhằm cập nhật, cung cấp các thông tin khoa học hữu ích về các nhóm đồ uống và lợi ích của chúng với sức khỏe; thảo luận về vai trò của nước uống, nhu cầu nước uống đối với từng lứa tuổi và từng nhóm bệnh.

Báo cáo về vai trò và nhu cầu nước khuyến nghị của PGs.Ts Phạm Văn Hoan – Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã nêu bật vai trò quan trọng của nước đối với sức khoẻ và đưa ra các số liệu trên thế giới cũng như Việt Nam về nhu cầu nước khuyến nghị cho từng lứa tuổi. Để đáp ứng nhu cầu nước của cơ thể, cần phải bổ sung nước mỗi ngày. Nhu cầu nước hàng ngày của cơ thể sẽ tăng dần theo tuổi từ khi còn là trẻ sơ sinh (cần khoảng 0,6 lít nước) cho tới khi là trẻ nhỏ (khoảng 1,7 lít). Với người trưởng thành, nhu cầu nước của nam giới khoảng 2,5 lít/ngày nếu có mức độ lao động thể lực mức độ nhẹ, có thể tăng lên tới 3,2 lít/ngày nếu hoạt động thể lực ở mức độ trung bình và tăng lên tới 6 lít/ngày nếu hoạt động thể lực nhiều và sống trong điều kiện khí hậu nóng. Nhu cầu nước của nữ giới thấp hơn của nam giới cùng nhóm tuổi khoảng từ 0,5 - 1 lít nước.

Báo cáo của Ts.Bs Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tập trung phân tích các nhóm đồ uống với các lợi ích và hạn chế, đồng thời phân tích xu hướng toàn cầu trong việc sử dụng đồ uống có lợi cho sức khoẻ. Hiện nay, các khuyến nghị tập trung vào việc giảm sử dụng đồ uống có cồn (rượu, bia), giảm các loại nước ngọt có gas và tăng cường sử dụng các loại nước đóng chai, nước ngọt không gas ít đường và đặc biệt là các loại trà, trà thảo mộc ít đường.

Các kết luận trong 20 nghiên cứu thử nghiệm và 297 tài liệu khoa học trong những năm gần đây đã cho thấy rõ vai trò của trà thảo mộc trong tăng cường sức khoẻ, chống viêm thông qua các cơ chế ức chế các chất trung gian gây viêm, ức chế hoạt động của các chất tiền viêm, tác dụng chống oxy hóa do có chứa các chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có khả năng thu nhặt các gốc tự do, bảo vệ gan, phòng chống nhiễm vi khuẩn, virus, chống nấm và dự phòng một số bệnh mạn tính không lây. Các hiệu quả trên có được từ các hoạt chất chứa trong các loại thảo mộc như kim ngân hoa, cúc hoa, la hán quả, hạ khô thảo… hiện nay đang được áp dụng trong các loại sản phẩm trà tại nhiều nước trên thế giới và đang được áp dụng tại Việt Nam, như trà thảo mộc Dr Thanh và các loại trà thảo mộc khác.

Báo cáo của PGs.Ts Nguyễn Xuân Ninh – Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã nêu ra các khuyến nghị sử dụng đồ uống cho từng nhóm đối tượng, đặc biệt là các đối tượng đang đối mặt với các vấn đề bệnh tật. Sử dụng đồ uống phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ sẽ được tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới trên các phương tiện thông tin đại chúng vì mục tiêu sức khoẻ cộng đồng.

Các nhà khoa học trong hội thảo đã thảo luận và thống nhất các quan điểm chính theo khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về sức khoẻ, bao gồm:

Đẩy mạnh truyền thông, giáo dục sức khoẻ nhằm giảm sử dụng đồ uống có cồn tại Việt Nam nhằm giảm các bệnh liên quan đến lạm dụng sử dụng rượu bia. Đặc biệt nghiên cứu sâu hơn về nước cho các đối tượng khác nhau, đặc biệt là trẻ em và các bệnh lý khác nhau.

Giảm sử dụng các đồ uống có nguy cơ gây ra các vấn đề sức khoẻ lâu dài: đồ uống có lượng đường cao, đồ uống sử dụng các phụ gia, hương liệu, hóa chất có hại cho sức khoẻ.

Tăng cường sử dụng các đồ uống truyền thống có nguồn gốc thiên nhiên như trái cây, các loại trà, trà thảo mộc có hàm lượng đường thấp. Sử dụng đồ uống cho từng đối tượng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe và bệnh tật.

 

100 y bác sĩ cứu bé gái 15 tuổi gia đình xin về để chết

http://danviet.vn/y-te/100-y-bac-si-cuu-be-gai-15-tuoi-gia-dinh-xin-ve-de-chet-758824.html

Bé gái 15 tuổi chỉ còn sống được từng phút, Giám đốc BV Việt Đức đã ký giấy để gia đình đưa về nhưng phút cuối, các bác sĩ quyết định ghép gan để cứu bệnh nhân.

Chiều 3/4, GS Trần Bình Giang, Giám đốc BV Việt Đức vui mừng thông báo, ca ghép gan từ cặp bố - con đã thành công sau 4 ngày phẫu thuật.

“Trong số hơn 36 ca ghép gan tại BV thì đây là trường hợp rất đặc biệt, vô cùng hy hữu, trên thế giới cũng có rất ít trường hợp bệnh nhân nặng như thế này”, GS Giang chia sẻ.

Bệnh nhân là Dương Thị Phương M. (15 tuổi, Tĩnh Gia, Thanh Hoá), mắc hội chứng Wilson bẩm sinh khiến cơ thể không thải được đồng, tích tụ gây xơ gan.

Tháng 2/2017, bé M. bắt đầu xuất huyết tiêu hoá, hôn mê gan. Đầu tháng 3 được chuyển ra BV Nhi TƯ trong tình trạng rối loạn đông máu nặng, chỉ bằng 10-20% người bình thường, nhiễm khuẩn huyết, được chỉ định thay huyết tương nhiều đợt, lọc gan... nhưng tình trạng không cải thiện.

Do gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ngày 23/3, một bệnh viện tư đã đưa bệnh nhân về để điều trị khi điểm MELD lên tới 56 (trong khi trên 25 điểm đã có nguy cơ tử vong trên 80%).

Khi chuyển sang Việt Đức vào tối 28/3, bệnh nhân đã suy gan cấp, hôn mê gan độ 2, 3, rối loạn đông máu nặng. Tiên lượng chắc chắn tử vong nếu không được ghép gan.

May mắn xét nghiệm gan của ông bố 39 tuổi hoà hợp. Tuy nhiên gia đình trăn trở rất lớn, không muốn đánh đổi sức khoẻ của người cha để lấy 5-6% hy vọng, do đó đã xin giám đốc BV ký giấy xin về.

“Chúng tôi rất đau lòng khi phải huy động tới 5-6 người để gỡ hệ thống máy móc trên người cháu bé. Trong gần 2 tiếng, mọi động tác gỡ phải thật nhẹ nhàng để cháu không bị chảy máu, phồng rộp khi về. Khi xe cứu thương đang trên đường đến, gia đình đã thay đổi quyết định trong phút cuối”, BS Đào Thị Kim Dung, TT Gây mê hồi sức nhớ lại.

5h sáng ngày 29/3, trước khi ca mổ bắt đầu, bé M. bị suy hô hấp, hôn mê gan, phải chuyển đến phòng cấp cứu. Từ ca ghép tạng thông thường chuyển thành ca ghép tối cấp cứu.

Bé M. hồi phục tốt sau ghép gan

“Bệnh nhân trong tình trạng vô cùng nặng, chống chỉ định phẫu thuật do động vào đâu là chảy máu đến đó, cơ thể bị nhiễm trùng, động mạch gan cấp máu không tốt. Các bác sĩ cũng không kịp làm các xét nghiệm chuyên sâu trước khi ghép”, TS Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc trung tâm ghép tạng cho biết.

Do điều trị qua nhiều bệnh viện, hệ thống mạch máu của bệnh nhân cũng đã được sử dụng hết, không còn chỗ chọc. Các bác sĩ phải tiến hành siêu âm để dò, nếu không sẽ không cầm được máu, tử vong.

11h, 1 ekip tiến hành mở bụng lấy 60% gan phải của người bố, với trọng lượng 800g. Chuẩn bị gan ngoài cơ thể 90 phút.

12h, ekip còn lại bắt đầu tiến hành ca ghép và hoàn tất sau 9 giờ căng thẳng. Khi nối, các miệng nối mạch máu, đường mật rất nhỏ nên phải dùng kính phóng đại khi mổ.

Sau mổ 36 tiếng, bệnh nhân được rút ống nội khí quản, sớm hơn dự tính 1-2 ngày. Sau mổ 4 ngày, tình hình sức khoẻ bệnh nhân tiến triển tốt, các chỉ số sau ghép gan dần ổn định, có thể ăn nhẹ.

Bố của cháu M. cũng đã tỉnh táo, sức khoẻ ổn định, chức năng gan tốt, dự tính được xuất viện trong tuần này.

Giám đốc bệnh viện Việt Đức cho biết, để cứu sống được cháu bé, bệnh viện đã phải huy động đến hơn 100 y bác sĩ, theo dõi chặt chẽ từng giây, từng phút.

 

Bé gái Việt Nam nặng 3,3kg chào đời từ trứng đông lạnh

http://danviet.vn/y-te/be-gai-viet-nam-nang-33kg-chao-doi-tu-trung-dong-lanh-758782.html

Sau 3 năm chữa vô sinh không có kết quả, cặp vợ chồng trẻ tại Hà Nam vui mừng đón con gái đầu lòng từ trứng đông lạnh.

Bé gái nặng 3,3kg vừa chào đời tại BV Bưu Điện vào cuối tháng 3 vừa qua, là trường hợp thụ tinh nhân tạo đầu tiên từ trứng đông lạnh thành công tại bệnh viện này.

Vợ chồng anh Trần Đức Thành và chị Đỗ Thị Thanh (28 tuổi, Hà Nam) kết hôn từ năm 2012. Hơn 1 năm sau vẫn chưa có tin vui, chị Thanh mới đi khám, phát hiện bị buồng trứng đa nang.

Cặp đôi đã 2 lần thử bơm tinh trùng vào trứng nhưng không thành công. Bác sĩ chỉ định thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp ICSI – tiêm tinh trùng trực tiếp vào bào tương của noãn.

Cuối tháng 6/2016, chị Thanh đến BV Bưu Điện để làm ICSI, tuy nhiên vì lý do đột xuất, chồng chị không đến kịp. Các bác sĩ quyết định đông lạnh toàn bộ trứng của chị Thanh theo phương pháp mới nhất để thử vận may.

1 tháng sau, chồng chị quay lại để lấy mẫu tinh trùng. Trứng đông lạnh được lấy ra rã đông và thụ tinh ICSI. Ngày 20/7, bệnh nhân được bác sĩ chuyển 2 phôi.

22 ngày sau, vợ chồng chị đón nhận tin vui đầu tiên khi bác sĩ thông báo đã có túi thai, 28 ngày sau bắt đầu có tim thai.

Đến tuần thứ 38 vào cuối tháng 3 vừa qua, chị Thanh hạ sinh con gái đầu lòng. Vợ chồng chị đã không giấu nổi niềm hạnh phúc vỡ oà sau nhiều năm đợi mong.

BS Nguyễn Thị Nhã, Trưởng Trung tâm hỗ trợ sinh sản, BV Bưu điện cho biết, phương pháp đông lạnh trứng có thể giúp lưu trữ trứng khi còn trẻ cho một số phụ nữ có nhu cầu, đặc biệt giúp bảo toàn khả năng làm mẹ cho nhiều bệnh nhân không may mắc ung thư khi phải xạ, hoá trị.

Phương pháp đông trứng đã được thế giới áp dụng từ những 80 thế kỷ trước, tuy nhiên tỉ lệ trứng thoái hoá sau đông cao do trứng chứa nhiều nước, dễ bị hình thành các tinh thể đá nội bào gây phá huỷ cấu trúc tế bào trứng. Do đó, việc đông lạnh trứng không phổ biến bằng đông lạnh tinh trùng.

Với phương pháp mới, cho phép đông trứng nhanh hơn phương pháp cổ điển 600 lần sẽ giúp hạn chế việc hình thành các tinh thể đá.

Theo BS Nhã, việc thụ tinh thành công cho ca đông trứng đầu tiên này sẽ mở ra thêm nhiều cơ hội cho nhiều trườnghợp khác.

 

Cứu sống 2 trẻ sinh non bị ngưng tim

http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2017/4/454346/

Ngày 4-4, bác sĩ Nguyễn Viết Đồng , Phó Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Hà Tĩnh cho biết, bệnh viện này vừa kịp thời cứu sống 2 trẻ sinh non tháng, ngưng tim.

Trước đó, Khoa sản BVĐK Hà Tĩnh tiếp nhận 2 sản phụ là Hoàng Thị Hằng (26 tuổi, ở xã Thạch Xuân, huyện Thạch Hà) và Nguyễn Thị Hồng Mơ (21 tuổi, ở xã Đức Giang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) trong tình trạng đau bụng dữ dội.

Sau khi thăm khám, các bác sĩ xác định thai mới 27 tuần và tiến hành đỡ đẻ gấp cho 2 sản phụ. Tuy nhiên sau khi sinh, mỗi bé chỉ nặng gần 1 kg, bị suy hô hấp sơ sinh nặng, tím tái toàn thân, ngừng thở, ngừng tim… các bác sỹ đã tiến hành cấp cứu, hồi sức cho bé, đồng thời cho chuyển sang Khoa nhi để tiếp tục điều trị.

Bác sĩ Lê Hữu Anh, Trưởng Khoa nhi cho biết: “Sau khi tiếp nhận chúng tôi tiến hành cấp cứu, hồi sức, cho thở máy, bơm Surfactant qua nội khí quản, đặt tĩnh mạch rốn, nuôi dưỡng hoàn toàn qua tĩnh mạch thì da có biểu hiện hồng lên, có nhịp tim trở lại... Sau khi được bơm Surfactant và cho thở máy một thời gian, 2 bé được chuyển qua chế độ chăm sóc đặc biệt như nằm lồng ấp, nuôi dưỡng qua tĩnh mạch, cho thở bằng máy…  Sau một thời gian điều trị tích cực, sức khỏe 2 bé đã ổn định, dự kiến sẽ xuất viện trong vài ngày tới.

Bác sĩ Lê Hữu Anh khuyến cáo, đối với các bệnh viện tuyến huyện khi bệnh nhân có dấu hiệu đẻ non, cố gắng duy trì sức khỏe sản phụ, đồng thời cho chuyển ngay lên tuyến trên để được xử lý kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Còn đối với những sản phụ có tiền sử sinh non tháng, nếu mang thai cần đi khám định kỳ tại các cơ sở y tế có chuyên khoa sản để được tư vấn đầy đủ. Nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.    

 

Hoàn tất thử nghiệm thuốc chống ung thư ngoài không gian

http://dantri.com.vn/suc-khoe/hoan-tat-thu-nghiem-thuoc-chong-ung-thu-ngoai-khong-gian-20170404115543474.htm

Tại Viện nghiên cứu Quốc gia thuộc Cơ quan Y – Sinh học Liên Bang Nga (FMBA) đã hoàn tất các thử nghiệm tiền lâm sàng “Protein sốc nhiệt” – loại thuốc có thể làm một cuộc cách mạng trong ung thư. Với sự trợ giúp của công nghệ sinh học, đây là phương pháp mới để điều trị các khối u ác tính.

Nga đã tạo ra thuốc chống ung thư và đang thử nghiệm trong không gian Đây là loại thuốc biến đổi gen có tác dụng lên tất cả các loại ung thư, ở tất cả các giai đoạn khác nhau. Thuốc sẽ được tung ra thị trường sau 3 – 4 năm nữa.

Các nhà khoa học cho rằng, phương pháp này có thể giúp những người ngày hôm nay đang mắc những khối u ác tính. Thành công trong việc tạo ra loại thuốc này là nhờ có thử nghiệm trong không gian. Phóng viên báo “Izvestia” đã có một bài phỏng vấn với giáo sư Andrew Simbirtsev – Phó giám đốc Viện khoa học, hội viên RAS, Tiến sỹ khoa học y khoa:

Thành phần hoạt chất chính của một loại thuốc mới cho các khối u ác tính là gì?

- Thuốc của chúng tôi có tên gọi tạm thời theo hoạt chất chính là “Protein sốc nhiệt”. Đây là phân tử được tổng hợp bởi các tế bào bất kỳ trong cơ thể con người để đáp ứng các tác động căng thẳng khác nhau.

Các nhà khoa học đã biết về sự tồn tại của nó đã lâu. Ban đầu người ta cho rằng, protein có thể chỉ bảo vệ tế bảo khỏi bị tổn thương. Sau đó người ta nhận ra rằng, ngoài việc này nó có một tính năng độc đáo - giúp tế bào hiển thị những kháng nguyên khối u của hệ thống miễn dịch và do đó tăng cường phản ứng miễn dịch chống khối u.

Nếu cơ thể sản xuất các phân tử như vậy, tại sao tự nó lại không thể đối phó với bệnh ung thư?

- Bởi vì lượng protein trong cơ thể là tối thiểu. Nó không đủ để đạt được hiệu quả điều trị. Hơn nữa không thể đơn giản là lấy các phân tử này từ các tế bào khỏe mạnh để đưa vào cơ thể người bệnh. Do đó, công nghệ sinh học đặc biệt đã được tạo ra để tổng hợp protein tạo thành thuốc.

Chúng tôi đã tách gen chịu trách nhiệm sản xuất protein trong tế bào và từ đó nhân bản nó. Sau đó chúng tôi tạo ra một khuôn buộc vi khuẩn tổng hợp protein của người. Các tế bào này sinh sôi nảy nở, cho phép chúng tôi nhận được một số lượng không giới hạn protein.

Phát minh của các ông bao gồm cả việc tạo ra công nghệ "protein sốc nhiệt"?

- Không chỉ vậy. Chúng tôi cũng đã có thể nghiên cứu cấu trúc của nó, giải mã có chế hoạt động chống ung thư ở mức độ phân tử. FMBA có cơ hội duy nhất để tiến hành các thử nghiệm y khoa với sự giúp đỡ của chương trình không gian.

Vấn đề ở chỗ để phân tích x-quang hoạt động của protein cần tạo ra tinh thể siêu tinh khiết từ nó. Tuy nhiên, trọng lực hấp dẫn của trái đất không thể thu được nó - tinh thể protein phát triển không đồng đều. Do vậy mới nảy sinh ra ý tưởng phát triển các tinh thể trong không gian.

Thí nghiệm này được thử nghiệm năm 2015. Chúng tôi đã đóng gói các protein siêu tinh khiết vào gửi chúng tới trạm ISS. Sau 6 tháng bay các tinh thể hoàn hảo đã hình thành trong các ống dẫn. Chúng sẽ quay trở về trái đất và được đưa đi phân tích ở Nga và Nhật Bản.

Và tính hiệu quả của thuốc đã được chứng minh?

Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm trên chuột đang bị khối u ác tính và ung thư dạng mô mềm. Trong nhiều trường hợp khi sử dụng thuốc đã được chữa khỏi hoàn toàn, ngay cả ở những giai đoạn cuối. Nghĩa là, chúng ta có thể tin rằng, protein sở hữu hoạt động sinh học cần thiết cho việc chữa trị ung thư.

Tại sao ông nghĩ rằng "protein sốc nhiệt" sẽ không chỉ giúp cho bệnh ung thư mô mềm mà còn hiệu quả với cả ung thư ác tính?

Trên cơ sở của thuốc mới - phân tử được tổng hợp bởi tất cả các loại tế bào. Không đặc trị bất kỳ loại nào cả. Do vậy loại thuốc chống ung thư sẽ hành động vì tính phổ quát này.

Liệu có cần gửi protein vào không gian mỗi lần sản xuất thuốc không thưa ông?

- Không. Tạo một tinh thể trong không trọng lực chỉ cần cho giai đoạn khoa học phát triển thuốc. Thí nghiệm không gian chỉ xác nhận rằng chúng tôi đang đi đúng hướng. Việc sản xuất sẽ thực hiện ở trái đất.

Trên thực tế, chúng tôi đã sản xuất thuốc ở các địa điểm sản xuất của Viện Nghiên cứu. Nó là một dung dịch protein có thể dùng cho bệnh nhân. Chúng tôi đưa thuốc vào chuột thông qua tĩnh mạch. Nhưng, có lẽ, trong thời gian thử nghiệm lâm sàng chúng tôi sẽ tìm thấy những cách tiếp cận hiệu quả hơn, ví dụ có thể đưa protein vào khối u

Có tác dụng phụ gì từ loại thuốc này không?

- Cho đến này thì chưa có vấn đề gì cả. Trong thời gian thử nghiệm “Protein sốc nhiệt” không thấy có độc tính. Nhưng chúng tôi có thể đưa ra kết luận cuối cùng về sự an toàn tuyệt đối của thuốc chỉ sau khi tiến hành các nghiên cứu lâm sàng. Và điều đó sẽ mất thêm 1 năm nữa.

Có nghĩa là nếu như thuận lợi, loại người sẽ có thể có thuốc chống ung thư?

- Thử nghiệm lâm sàng đầy đủ thường mất 2-3 năm. Thật không may, là không thể nhanh hơn - đó là một nghiên cứu nghiêm túc. Tính đến giai đoạn cuối cùng của nghiên cứu tiền lâm sàng, bệnh nhân nhận được một loại thuốc mới sau ba hoặc bốn năm.

 

10 đại học hàng đầu về đào tạo y khoa năm 2017

http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/10-dai-hoc-hang-dau-ve-dao-tao-y-khoa-nam-2017-3565571.html

Đại học Harvard, Oxford và Cambridge giữ vững 3 vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng đại học đào tạo y khoa năm 2017 của QS. Trong khi đó, đại diện của Thụy Điển có sự tăng hạng vượt bậc.

So với năm 2016, 10 cái tên xuất hiện trong danh sách vẫn được giữ nguyên nhưng thứ hạng có nhiều thay đổi, đặc biệt ở nhóm dưới.

Cụ thể, Đại học Johns Hopkins từ vị trí thứ 5 đã vươn lên vị trí thứ 4, đồng hạng với Đại học Stanford. Đại học này việc giảng dạy chủ yếu được tiến hành tại bệnh viện Johns Hopkins, một trong những bệnh viện hàng đầu của Mỹ.

Với các đại diện còn lại của Mỹ, Đại học Harvard và Đại học Yale vẫn giữ vững vị trí, lần lượt đứng thứ nhất và thứ 8. Đại học California ở Los Angeles tăng một bậc, trong khi phân hiệu của trường này ở San Francisco lại tụt 3 bậc.

Học viện Karalinska tăng 4 bậc trên bảng xếp hạng (từ thứ 10 lên thứ 6). Đây là đại diện duy nhất của Thụy Điển lọt vào top 10. Theo số liệu năm 2016, Karalinska chiếm hơn 30% công tác đào tạo y khoa và 40% số lượng công trình nghiên cứu ở nước này.

Với việc tiến hành giảng dạy ở nhiều bệnh viện, phòng khám, trung tâm nghiên cứu hàng đầu nước Anh, ba đại diện của quốc gia này bao gồm Đại học Oxford, Cambridge và College London không thay đổi thứ hạng so với năm 2016.

QS là bảng xếp hạng thường niên về thứ hạng các đại học thế giới của tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (Anh quốc). Năm 2017, QS xếp hạng đại học đào tạo y khoa dựa trên đánh giá danh tiếng quốc tế của mỗi trường từ các nhà nghiên cứu và nhà tuyển dụng, số lượng trích dẫn nghiên cứu và chỉ số đo hiệu quả, tác động của các nghiên cứu đã được công bố.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang