Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 20/8/2017

  • |
T5g.org.vn - Ổ dịch sốt xuất huyết đầu tiên ở Thanh Hóa; Dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội đang chững, nhưng còn nhiều lo ngại; Hà Nội sẽ xử lý tổ chức, cá nhân không phối hợp phòng chống sốt xuất huyết; Dịch sốt xuất huyết ở khu vực duyên hải Bắc Bộ diễn biến phức tạp; Sự cố chạy thận: 8 gia đình nạn nhân kiến nghị xử lý nghiêm đúng người, đúng tội; Hàng ngàn cặp vợ chồng hiếm muộn khóc òa vì hạnh phúc; 10 lời khuyên về ăn uống cho người bệnh sốt xuất huyết; ...

 

Ổ dịch sốt xuất huyết đầu tiên ở Thanh Hóa

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/o-dich-sot-xuat-huyet-dau-tien-o-thanh-hoa-3629830.html

http://nld.com.vn/thoi-su/o-dich-sot-xuat-huyet-dau-tien-bung-phat-o-thanh-hoa-14-ca-mac-20170819064451443.htm

Ổ dịch sốt xuất huyết đầu tiên của Thanh Hóa có dấu hiệu bùng phát tại xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia.

Ngày 19/8, ông Hà Đình Ngư, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hóa cho biết, tính từ đầu tháng 8 đến nay xã Hải Bình có 14 người bị sốt xuất huyết. Điều tra dịch tễ cho thấy bệnh nhân đầu tiên đang học tập tại Hà Nội về quê đã mang theo mầm bệnh, khi muỗi đốt đã lây sang người thân trong gia đình, từ đó xuất hiện thêm nhiều bệnh nhân khác tại xã. Giám sát véc tơ truyền bệnh tại khu vực này có các chỉ số vượt ngưỡng cho phép.

Cũng theo Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hóa, hiện nay bệnh sốt xuất huyết diễn biến rất phức tạp trên địa bàn. Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, tỉnh này có gần 600 bệnh nhân sốt xuất huyết ngoại lai, hơn 90 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nội tỉnh.

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hóa đã phun hóa chất diệt muỗi chủ động ở 31 xã với hơn 56.000 hộ gia đình. Bên cạnh đó, lực lượng y tế dự phòng phun hóa chất phòng chống dịch bệnh đợt hai ở 9 trong 12 xã có bệnh nhân sốt xuất huyết.

Ngành Y tế dự phòng khuyến cáo người dân chủ động, tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết như diệt muỗi, làm vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, nằm màn…

 

Dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội đang chững, nhưng còn nhiều lo ngại

http://cand.com.vn/y-te/Dich-sot-xuat-huyet-o-Ha-Noi-dang-chung-nhung-con-nhieu-lo-ngai-454628/

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Y tế và UBND TP Hà Nội trong việc “hạ nhiệt” dịch sốt xuất huyết (SXH) trên đặc biệt Thủ đô, mấy ngày gần đây, số người mắc SXH ở Hà Nội đã chững lại.

Theo Sở Y tế Hà Nội, đến nay, Hà Nội có khoảng 17.400 ca mắc SXH, nhiều nhất trong 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, số người mắc đang giảm: ngày 14-8 có 3.076 người mắc bệnh, ngày 15-8 đã giảm xuống 2.635 người và đến ngày 17-8 còn 2.575 người...

Trong tuần qua, hàng loạt giải pháp dập dịch đã được triển khai đồng loạt trên toàn TP Hà Nội. Các quận, huyện đã thành lập 26.038 đội xung kích diệt bọ gậy với hơn 63.000 người tham gia, đã kiểm tra dụng cụ chứa nước của hơn 1,34 triệu hộ gia đình, chiếm 73% số hộ dân; đã xử lý hơn 400.000 dụng cụ chứa nước có bọ gậy, thả hơn 40.000 con cá. Tuy nhiên, các đoàn kiểm tra của Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội vẫn cho rằng hoạt động của các đội xung kích chưa hiệu quả.

Với 19 máy phun thuốc diệt muỗi công suất lớn được các tỉnh hỗ trợ, cùng các máy phun và hóa chất do Bộ Y tế cung cấp, ngành y tế Hà Nội đã triển khai lịch phun hóa chất diệt muỗi cả ngày và đêm ở các địa bàn, nên hiện đã phun được hơn 24.000 hộ dân trong vùng có dịch; 67% số cơ quan, xí nghiệp, trường học, khu vực công cộng được phun thuốc diệt muỗi.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã tiến hành giám sát véc-tơ truyền bệnh SXH tại một số phường trọng điểm và cho thấy mật độ muỗi ở Hà Nội đã giảm. Tuy nhiên, việc kiểm tra ở một số khu vực, nhất là các khu chung cư cũ, nơi người dân trồng nhiều rau trên các tầng thượng, đều cho thấy hầu hết các chậu trồng rau chứa nước đều có bọ gậy.

Trong khi đó, theo các chuyên gia, trứng của muỗi vằn có thể bám trên bề mặt các vật dụng chứa nước mà không có nước rất lâu. Khi có nước mưa và nắng lên, chúng phát triển thành bọ gậy, phát triển thành lứa muỗi mới và tiếp tục đốt người. Một con muỗi cái nhiễm virus gây SXH thì lứa muỗi mới cũng mang virus này, là nguyên nhân khiến dịch lan nhanh.

Theo ông Trần Vũ Phong -Trưởng khoa Côn trùng và Động vật y học (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), mật độ muỗi có dấu hiệu giảm sau khi phun hóa chất nhưng các ổ bọ gậy vẫn còn nhiều và rất khó tìm; có gần 97% dụng cụ chứa nước đọng ở các nghĩa trang có chứa ổ bọ gậy. Đây là nguy cơ khiến cho việc khống chế dịch SXH ở Hà Nội còn khó khăn.

Hiện, Hà Nội có 12 quận, huyện đang ở mức báo động đỏ (tập trung khoảng 90% số bệnh nhân của toàn TP) là Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hà Đông, Thanh Trì, Ba Đình, Nam Từ Liêm, Thanh Oai, Thường Tín và Hoàn Kiếm; năm quận, huyện ở mức báo động màu da cam và 13 quận, huyện màu vàng (có ít bệnh nhân mắc). Điều lo ngại là các vùng dịch tễ chắc chắn sẽ có biến động, khi một số quận, huyện từ vùng dịch tễ màu vàng có thể trở thành vùng báo động đỏ.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, dịch đang có xu hướng chững lại, nhưng thời gian tới số ca mắc SXH ở Hà Nội có thể tiếp tục gia tăng do thời tiết ẩm, mưa nhiều. Vì vậy, Hà Nội cần có cách làm tổng thể hơn, vì riêng ngành y tế không thể giải quyết được hết.

Ngày 19-8, Cục Y tế Dự phòng tiếp tục khuyến cáo các bệnh nhân SXH điều trị tại nhà cần ngủ màn để phòng bệnh cho người khác, nhằm hạn chế dịch bệnh.

Theo đó, khả năng truyền virus sang người lành được thực hiện khi muỗi hút máu bệnh nhân trong thời kỳ nhiễm virus huyết. Nhiễm virus huyết có thể có 6 -18 giờ trước khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Như vậy bệnh nhân là nguồn lây ngay trước thời kỳ sốt và cho đến khi hết sốt, trung bình là 6 -7 ngày.

Nguồn bệnh SXH là người mang virus dengue, đặc biệt là những người mắc bệnh ở thể nhẹ, hoặc người nhiễm virus mà không phát bệnh đóng một vai trò quan trọng trong việc lây lan dịch bệnh, vì những người này vẫn đi lại được, nên họ có thể virus từ vùng này sang vùng khác.

Với đặc tính hút máu và làm lan truyền vi rút dengue để gây bệnh cho người của muỗi, không chỉ có người lành phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân, mà để phòng bệnh cho người lành, một biện pháp rất quan trọng là người bệnh SXH điều trị tại nhà cần ngủ màn, mặc quần áo dài tay… để tránh muỗi đốt làm lây truyền bệnh cho người khác.

 

Hà Nội sẽ xử lý tổ chức, cá nhân không phối hợp phòng chống sốt xuất huyết

http://cand.com.vn/y-te/Thanh-uy-Ha-Noi-yeu-cau-xu-ly-to-chuc-ca-nhan-khong-phoi-hop-phong-chong-sot-xuat-huyet-454615/

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu Bí thư, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Thành ủy, UBND TP về công tác phòng, chống dịch SXH trên địa bàn.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu toàn bộ hệ thống chính trị cùng vào cuộc, trong đó huy động thêm lực lượng bộ đội, công an tham gia chống dịch.

Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ chức và tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở cần tiếp tục thực hiện nghiêm Văn bản chỉ đạo của Thành ủy, Chỉ thị của UBND TP về việc tăng cường các biện pháp phòng chống SXH; xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng trong thời gian tới. Bí thư, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Thành ủy, UBND TP về công tác phòng, chống dịch SXH trên địa bàn.

Đặc biệt, phải kiên quyết xử lý các cá nhân, tổ chức không hợp tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Để việc xử lý này đạt hiệu quả, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đề nghị Bộ tư lệnh Quân khu Thủ đô, CATP Hà Nội chỉ đạo các đơn vị bố trí lực lượng tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi phòng, chống dịch SXH tại địa phương đóng quân.

 

Hà Nội: Chủ tịch các quận, huyện, thị xã trực tiếp chịu trách nhiệm về phòng, chống sốt xuất huyết

http://www.nhandan.org.vn/suckhoe/item/33831002-ha-noi-chu-tich-cac-quan-huyen-thi-xa-truc-tiep-chiu-trach-nhiem-ve-phong-chong-sot-xuat-huyet.html

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng vừa ký ban hành Thông báo số 866-TB/TU thông báo kết luận hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng đối với công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn thành phố năm 2017.

Thông báo nêu rõ, thời gian qua, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố có diễn biến phức tạp, số người mắc bệnh tăng cao so với cùng kỳ các năm trước và đã có bẩy trường hợp tử vong. Một số địa bàn có số người mắc bệnh cao là quận Đống Đa, Hoàng Mai… Thành ủy, UBND thành phố đã chủ động lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, huy động các cấp, ngành từ thành phố đến cơ sở tập trung nhiệm vụ phòng chống dịch SXH. Công tác phòng, chống dịch SXH trên địa bàn bước đầu có kết quả, số ca mắc mới có dấu hiệu chững lại. Tuy nhiên, tình hình bệnh SXH dự báo vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, xuất hiện nhiều yếu tố làm cho dịch có thể tiếp tục bùng phát mạnh trong thời gian tới.

Để chủ động ngăn chặn, kiềm chế, không để dịch bệnh SXH lan rộng trên địa bàn thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và tổ chức chính trị - xã hội từ Thành phố đến cơ sở cần tiếp tục thực hiện nghiêm Văn bản chỉ đạo số 698-CV/TU ngày 31-7-2017 của Thành ủy, Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 11-7-2017 của UBND Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố; đồng thời, tập trung thực hiện tốt sáu nhiệm vụ chủ yếu sau:

Một là, cấp ủy, chính quyền, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội các cấp phải xác định công tác phòng, chống dịch SXH là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng trong thời gian tới; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động mọi lực lượng, triển khai quyết liệt các giải pháp tối ưu trong công tác phòng, chống dịch. Các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Thành ủy, UBND thành phố về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

Hai là, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh SXH bằng nhiều hình thức, phổ biến kiến thức để nhân dân nhận thức đúng và tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống SXH cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Ban Tuyên giáo Thành ủy chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan về công tác tuyên truyền, thông tin một cách kịp thời, chính xác diễn biến dịch bệnh, các hoạt động phòng, chống dịch của thành phố.

Ba là, các cấp ủy, chính quyền chủ động phối hợp MTTQ, tổ chức chính trị xã hội các cấp thực hiện các đợt cao điểm vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi trên diện rộng theo kế hoạch của thành phố. Tổ chức tốt hoạt động của các đội phòng, chống dịch cơ động; đội xung kích diệt bọ gậy tại các xã, phường, thị trấn. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống SXH tại địa phương. Kiên quyết xử lý các cá nhân, tổ chức không hợp tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Bộ Tư lệnh Quân khu Thủ đô, Công an Thành phố chỉ đạo các đơn vị bố trí lực lượng tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi phòng, chống dịch SXH tại địa phương đóng quân.

Bốn là, Sở Y tế theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, chỉ đạo, phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ dịch; hướng dẫn các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố tổ chức các điều kiện tốt nhất để điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết, theo đúng phác đồ điều trị. Kịp thời tổng hợp tình hình, số lượng bệnh nhân để có giải pháp phân tuyến điều trị, chuyển bệnh nhân nhẹ về tuyến y tế cơ sở, nhằm giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.

Năm là, Ban cán sự đảng UBND Thành phố tiếp tục tập trung chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh. Bố trí đủ nguồn lực thực hiện hỗ trợ đối với các bệnh viện, cán bộ y tế, các lực lượng tham gia công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Thường xuyên báo cáo kết quả với Ban Thường vụ Thành ủy.

Sáu là, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy phụ trách địa bàn chủ động theo dõi, kiểm tra, đôn đốc địa phương được phân công phụ trách trong công tác tổ chức thực hiện phòng, chống dịch SXH.

 

Dịch sốt xuất huyết ở khu vực duyên hải Bắc Bộ diễn biến phức tạp

HTTP://WWW.NGUOIDUATIN.VN/DICH-SOT-XUAT-HUYET-O-KHU-VUC-DUYEN-HAI-BAC-BO-DIEN-BIEN-PHUC-TAP-A336111.HTML

Thống kê tại sở y tế và trung tâm y tế Dự phòng các tỉnh thành khu vực duyên hải Bắc Bộ cho thấy tình hình dịch sốt xuất huyết có diễn biến phức tạp. Các địa phương đang tập trung công tá phòng ngừa và chữa trị căn bệnh này.

Tại tỉnh Nam Định, theo báo cáo mới nhất mà PV báo Người Đưa Tin có được từ trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, toàn tỉnh Nam Định hiện có 1.650 bệnh nhân nhiễm bệnh sốt xuất huyết (SXH). Số xã, phường có bệnh nhân SXH là 204/229, chiếm tới 89%.

Trong đó, bệnh nhân nội tỉnh chiếm 44% (mắc SXH tại địa phương). Bệnh nhân mắc SXH ngoại lai (mắc tại các tỉnh lân cận về Nam Định điều trị: 56%.

Tại tỉnh Quảng Ninh, theo số liệu thống kê của trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, từ đầu năm 2017 đến ngày 17/8, toàn tỉnh có 126 ca mắc SXH, trong đó 98 ca dương tính.

Tại TP.Hải Phòng, tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố có 123 ca nhiễm SXH, trong đó có 49 ca dương tính với bệnh SXH, không có bệnh nhân nào tử vong.

Tại tỉnh Hải Dương, theo báo cáo của trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận được 157 trường hợp mắc, nghi mắc bệnh SXH. Trong đó, có 74 trường hợp được xét nghiệm dương tính với SXH Dengue, chưa có trường hợp tử vong.

Về phương án phòng dịch và chữa bệnh SXH, tỉnh Nam Định nhận định nguy cơ bùng phát dịch SXH tại tỉnh Nam Định là rất cao do lượng bệnh nhân nội tỉnh và ngoại lai liên tục tăng, chỉ số véc tơ truyền bệnh ở ngưỡng cao, điều kiện thời tiết thuận lợi nên ổ dịch SXH vừa và nhỏ sẽ tăng.

Trên cơ sở đó, ngành y tế Nam Định tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch qua hệ thống giám sát BTN, giám sát chủ động tại các BV tuyến tỉnh, huyện và tại cộng đồng nhằm phát hiện sớm ca bệnh dịch tại cộng đồng và cơ sở y tế; tổ chức khoanh vùng, xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để.

Trên cơ sở báo cáo hoạt động thực tế của các đơn vị đã triển khai phòng, chống sốt xuất huyết trong thời gian qua, lãnh đạo sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế trong tỉnh cần tiếp tục triển khai kế hoạch phòng chống sốt xuất huyết, phát hiện sớm các trường hợp mắc, khoanh vùng và xử lý triệt để 100% khi phát hiện bệnh.

Đồng thời, tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, phối hợp tuyên truyền phù hợp để người dân biết phòng chống bệnh cho cá nhân và cộng đồng. Các đơn vị tuyến tỉnh tiếp tục hướng dẫn, giám sát chuyên môn đối với các đơn vị tuyến dưới; cùng với đó, cần triển khai tập huấn, rà soát vật tư, hóa chất, trang thiết bị để phục vụ công tác phòng chống sốt xuất huyết.

Trước tình hình dịch bệnh gia tăng, UBND Hải Dương đã có công văn chỉ đạo công tác phòng chống dịch SXH, ngành y tế và các địa phương đã xây dựng và triển khai các kế hoạch tăng cường phòng, chống dịch.

Trong đó, đã tổ chức các lớp tập huấn về điều tra, giám sát, khoanh vùng và xử lý ổ dịch, hướng dẫn, chẩn đoán, cấp cứu và điều trị SXH trên phạm vi toàn tỉnh. Ngành y tế đã phối hợp với các địa phương thực hiện triệt để các biện pháp khoanh vùng xử lý các ổ dịch theo đúng hướng.

 

Chiến đấu với sốt xuất huyết: Thày thuốc và người nhà bệnh nhân đã nhiều đêm không ngủ

https://laodong.vn/photo/chien-dau-voi-sot-xuat-huyet-thay-thuoc-va-nguoi-nha-benh-nhan-da-nhieu-dem-khong-ngu-550072.ldo

Sốt xuất huyết - đã và đang là cuộc chiến căng thẳng của các thày thuốc và người nhà các bệnh nhân nặng. Những lắng lo, mệt mỏi, gắng gượng in hằn bởi những đêm không ngủ... PV Lao Động đã ghi nhận một đêm cùng với những bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.

Hơn 11h đêm tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, các y bác sĩ vẫn tất bật thăm khám cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Chưa bao giờ dịch sốt xuất huyết lại bùng phát mạnh và có những diễn biến phức tạp như năm nay. Số ca mắc bệnh tăng cao đã gây nên nhiều áp lực cho các bệnh viện, gia đình bệnh nhân và toàn xã hội. Đêm muộn, bác sĩ Trần Văn Kiên – Khoa hồi sức tích cực bệnh viện Nhiệt đới Trung ương vẫn miệt mài theo dõi từng bệnh nhân tại khoa. Theo bác sĩ Kiên, các bệnh nhân ở khoa này hầu hết có những biến chứng nguy hiểm, do đó cần phải theo dõi sát sao. Thông thường ca trực của bác sĩ Kiên đến 22h đêm, nhưng trong những ngày này khi số ca mắc bệnh tăng cao, bác sĩ cũng như nhiều đồng nghiệp của mình nhiều đêm phải thức đến 2,3h sáng. Thậm chí với những ca nặng thì các anh phải thức đến sáng. Người nhà anh Kỳ Dương nằm điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhiệt đới trung ương đã 1 tháng nay với biến chứng viêm màng não. Cẩn thận chăm sóc, thay khăn mát, cặp nhiệt độ cho người thân, anh Dương chia sẻ với PV những vất vả khi chăm sóc người nhà mắc sốt xuất huyết. Anh Dương luôn túc trực bên cạnh bệnh nhân và đôi khi động viên nhau bằng những cái siết tay thật chặt. Người mắc bệnh nằm điều trị, người không mắc bệnh căng thẳng lo lắng không rời mắt khỏi người bệnh. Có khi là nguyên một đêm trắng. Tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, nhiều người nhà tranh thủ chợp mắt lấy lại sức sau những ngày đồng hành cùng người thân chống lại căn bệnh sốt xuất huyết đang hoành hành. Xúc từng thìa cháo để mong người bệnh chóng qua khỏi để được về nhà...... Nỗi mong mỏi duy nhất là người thân qua cơn bạo bệnh.

 

Thai nhi chết lưu, bệnh viện hỗ trợ 100 triệu đồng

http://nld.com.vn/thoi-su/thai-nhi-chet-luu-benh-vien-ho-tro-100-trieu-dong-2017081909343197.htm

Sở Y tế tỉnh Nam Định đã có kết luật về trường hợp thai nhi của sản phụ Phạm Thị Nh. tử vong tại bệnh viện huyện Ý Yên do “tắc mạch ối”, phía bệnh viện huyện này đã hỗ trợ gia đình 100 triệu đồng.

Sở Y tế tỉnh Nam Định vừa có thông báo kết luận hội đồng chuyên môn cấp tỉnh về trường hợp sản phụ Phạm Thị Nh. (ngụ xã Yên Dương, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) vào Bệnh viện Đa khoa huyện Ý Yên chờ sinh, sau đó thai nhi chết lưu khiến gia đình bức xúc kéo đến bệnh viện "bắt đền".

Trong kết luận nêu rõ: Căn cứ quá trình diễn biến và hồ sơ bệnh án, tài liệu lưu trữ, Hội đồng chuyên môn nghĩ đến khả năng sản phụ bị "tắc mạch ối" đã gây tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn nặng. Nguyên nhân gây tử vong cho thai nhi do mẹ trụy mạch nên thai nhi suy hô hấp".

Đối với trường hợp tai biến của sản phụ Nh., hội đồng chuyên môn cho rằng Bệnh viện Đa khoa huyện Ý Yên không có sai sót về chuyên môn kỹ thuật.

Trước đó, vào tối ngày 18-6 vừa qua, sản phụ Phạm Thị Nh. có dấu hiệu chuyển dạ nên gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Ý Yên. Bác sĩ khám thông báo sức khỏe mẹ bình thường, thai nhi khỏe song do thai nhi lớn mẹ lại cao tuổi (49 tuổi) nên chỉ định mổ đẻ.

Tuy nhiên, sau khi tiêm kháng sinh và đưa vào phòng phẫu thuật được khoảng 10 phút thì sản phụ xảy ra tai biến, co giật người tím tái. Thai nhi tử vong sau đó, còn sản phụ được đưa tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định rồi Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cấp cứu nên may mắn thoát nạn.

Ngày 18-8, thông tin từ ông Nguyễn Văn Huy chồng sản phụ Nh. cho biết phía bệnh viện đã hỗ trợ gia đình 100 triệu đồng và yêu cầu không kiện cáo gì nữa. Ông cho biết không muốn làm to chuyện nhưng không hài lòng với kết luật của Sở Y tế Nam Định.

 

Sự cố chạy thận: 8 gia đình nạn nhân kiến nghị xử lý nghiêm đúng người, đúng tội

http://dantri.com.vn/suc-khoe/su-co-chay-than-8-gia-dinh-nan-nhan-kien-nghi-xu-ly-nghiem-dung-nguoi-dung-toi-20170819081502967.htm

Đại diện các gia đình trong vụ tai biến chạy thận tại BV đa khoa tỉnh Hoà Bình đã đồng loạt ký tên vào đơn kiến nghị gửi tới cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Các gia đình mong muốn vụ việc được điều tra, xử lý nghiêm đúng người, đúng tội những cá nhân, tổ chức gây ra cái chết cho hàng loạt người bệnh.

Trong đơn kiến nghị ngày 16.8 gửi Bộ Công An, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Y tế, lãnh đạo chính quyền, ngành y tế và công an tỉnh Hòa Bình; các gia đình bày tỏ sự đau xót của người thân trong vụ tai biến chạy thận vừa qua.

“Chúng tôi thiết nghĩ bệnh viện là nơi khám, chữa bệnh cứu người, vậy mà đó là nơi gây ra vụ chết người hàng loạt. Trước cái chết của người thân, các gia đình vẫn bảo nhau kiềm chế, không có bất cứ động thái nào gây mất trật tự tại bệnh viện. Đây là lần đầu tiên các gia đình lên tiếng về vụ việc”, các gia đình nêu trong đơn kiến nghị.

Các gia đình đặt câu hỏi: Theo kết luận của Bộ Công an và các chuyên gia đầu ngành của BV Bạch Mai, nguyên nhân dẫn đến cái chết của 8 nạn nhân do nguồn nước chạy thận có chứa hoá chất axit flohydric có nồng độ cao gấp 260 hàm lượng cho phép. Đây là hoá chất dung trong ngành công nghiệp và nằm ngoài danh mục được phép của ngành y tế. Tại sao một hoá chất cực độc lại có mặt bất thường trong đường dẫn vào máy lọc thận của BV đa khoa tỉnh Hoà Bình?

Theo các gia đình, việc sửa chữa, bảo dưỡng thay thế thiết bị y tế trước khi sử dụng khám chữa bệnh phải đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho người bệnh. Điều này có nghĩa các thành viên ban giám đốc bệnh viện, thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hòa Bình, Sở Y tế tỉnh phải chịu trách nhiệm khi buông lỏng quản lý, chưa làm hết chức năng nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm.

Các vấn đề ký kết hợp đồng có liên quan đến BV đa khoa tỉnh Hoà Bình và công ty bảo dưỡng hệ thống lọc nước cũng cần làm rõ. Công ty dược phẩm Thiên Sơn không đủ năng lực nhưng được BV ký kết hợp đồng.

“Đến nay, vụ việc xảy ra đã 3 tháng nhưng thái độ của BV đa khoa tỉnh Hoà Bình vẫn thờ ơ, không có ý kiến và trách nhiệm gì. Điều này khiến các gia đình nạn nhân rất bức xúc”. Theo họ, hình thức kỷ luật cách chức giám đốc BV đa khoa tỉnh Hòa Bình với ông Trương Quý Dương là quá nhẹ, chưa thỏa đáng. Ông Trương Quý Dương là người trực tiếp ký với Công ty dược phẩm Thiên Sơn và công ty khác để bảo dưỡng hệ thống máy lọc nước chạy thận.

Trước những bức xúc trên, các gia đình kiến nghị cơ quan chức năng điều tra, xử lý nghiêm đúng người, đúng tội những cá nhân, tổ chức gây ra cái chết cho hàng loạt người bệnh.

Trước đó, vào ngày 29/5, 18 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo ở BV đa khoa tỉnh Hòa Bình đột ngột có dấu hiệu bất thường. 8 người lần lượt tử vong, 10 người được chuyển về BV Bạch Mai điều trị và hiện sức khỏe đã hồi phục. Cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án. Ông Trương Quý Dương bị cách chức Giám đốc bệnh viện từ ngày 9.8. Cơ quan chức năng cũng đang tiếp tục xử lý vụ việc.

 

Những nguy hiểm tiềm ẩn khi xỉa răng

http://dantri.com.vn/suc-khoe/nhung-nguy-hiem-tiem-an-khi-xia-rang-20170819151258264.htm

Tăm là một sự công cụ trợ giúp đắc lực khi bạn bị thức ăn mắc giữa các kẽ răng. Thoạt nhìn thì những chiếc tăm, thường làm từ tre, hoàn toàn vô hại. Nhưng thực ra có một số nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn sau thói quen xỉa răng.

Các nha sĩ khuyên nên đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa răng như một cách an toàn để làm sạch thức ăn dính ở răng. Dưới đây là những lý do tại sao bạn không nên sử dụng tăm thường xuyên.

• Mòn răng

Mòn răng chậm có thể xảy ra khi bạn dùng tăm xỉa răng thường xuyên. Mòn răng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra lỗ hổng hoặc lỗ rỗ trên răng. Nhất là nếu bạn dùng tăm chọc vào kẽ răng với lực mạnh.

• Tổn thương nướu răng

Trường hợp những que tăm nhọn gây chảy máu nước răng không phải là hiếm gặp. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến viêm nướu răng và các bệnh khác ở nướu răng. Đặc biệt nếu có vi khuẩn hoặc mầm bệnh xâm nhập vào vết thương.

• Răng trở nên yếu

Mật độ chất khoáng ở răng có thể giảm nếu bạn thường xuyên dùng tăm. Nhất là nếu vị trí của răng thường bị mắc thức ăn không thay đổi. Hậu quả là răng sẽ trở nên yếu và càng nhiều thức ăn mắc kẹt trong đó.

• Men răng bị vỡ

Men răng, hay lớp phủ ngoài cùng của răng, có thể bị hư hỏng nếu bạn thường xuyên dùng tăm để cậy thức ăn bị mắc. Nếu men răng bị hư hại thì bạn sẽ cảm thấy răng ê buốt uống nước đá vì lớp bảo vệ bị ăn mòn.

 

Gần 1 tấn nầm lợn đang phân hủy trên đường từ Bắc vào Nam

http://dantri.com.vn/suc-khoe/gan-1-tan-nam-lon-dang-phan-huy-tren-duong-tu-bac-vao-nam-20170819063533678.htm

Trên đường vận chuyển gần 1 tấn nầm lợn, đuôi, gân lợn đang trong quá trình phân hủy vào Nam tiêu thụ, chiếc xe khách đã bị lực lượng CSGT Thanh Hóa bắt giữ.

Ngày 18/8, thông tin từ Trạm CSGT QL 1A, thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa bắt giữ một khối lượng thực phẩm lớn không rõ nguồn gốc xuất xứ, bốc mùi hôi thối.

Theo đó, vào hồi 16h30 phút ngày 17/08/2017 tại km309 QL1A, thuộc Xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tổ tuần tra kiểm soát giao thông Trạm CSGT Quảng Xương do đồng chí Trung tá Nguyễn Hữu Nam - Phó trạm trưởng làm tổ trưởng tiến hành kiểm tra xe ô tô khách BKS: 30Z-7327.

Qua kiểm tra, phát hiện trên xe vận chuyển 990 kg thực phẩm bẩn (830 kg nầm lợn, 160kg đuôi, gân lợn) đang trong quá trình phân hủy, không có giấy tờ hợp lệ.

Lái xe Nguyễn Văn Vọng (SN 1974, trú tại xã Phước Đồng, Nha Trang, Khánh Hòa) khai nhận số hàng hóa trên được chở từ Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh tiêu thụ.

Hiện toàn bộ hàng hóa cùng phương tiện đã được Trạm CSGT bàn giao cho đội Quản lý thị trường số 9, Chi cục quản lý thị trường Thanh Hóa xử lý theo chức năng, thẩm quyền.

 

Cô gái xinh xắn 20 năm ngược xuôi chữa vẹo cột sống

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/co-gai-xinh-xan-20-nam-nguoc-xuoi-chua-veo-cot-song-3629468.html

Phụng chào đời với vết sẹo vùng lưng dẫn đến vẹo cột sống, từ TP HCM ra Hà Nội sang Singapore vẫn không chữa được.

Nữ sinh 20 tuổi vừa trải qua hai ca mổ cột sống thay đổi cuộc đời tại Bệnh viện Trưng Vương (TP HCM). Hiện cô sinh viên kinh tế có thể đi đứng thẳng người, tập vật lý trị liệu để hồi phục hoàn toàn.

Tuổi thơ của cô gái có gương mặt xinh xắn, khả ái là những tháng ngày ngược xuôi từ Nam chí Bắc, sang tận nước ngoài chạy chữa trong vô vọng.

Phụng sinh ra có một vết sẹo vùng thắt lưng, điều trị vẫn tiến triển ngày càng xấu. Lúc 3 tuổi cô được bác sĩ Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM mổ vi phẫu giãn da. Lớn lên, gia đình đưa con ra Hà Nội tìm giải pháp vẫn không có hy vọng. Năm 7 tuổi Phụng tiếp tục được mổ đặt túi giãn da nhưng kết quả không cải thiện nhiều. 14 tuổi, bác sĩ thông báo có thể phẫu thuật chỉnh cột sống nhưng tỷ lệ thành công chỉ 50-50, có nguy cơ bị liệt nên gia đình từ chối mổ.

"Tuổi dậy thì, tình trạng cong vẹo cột sống càng chuyển biến rõ", mẹ của Phụng cho biết. Cô gái trở ra hai bệnh viện lớn tại Hà Nội vẫn không điều trị được. Gần đây cứ ngồi một lát là Phụng mỏi lưng phải nằm nghỉ nên gia đình lo lắng đưa sang Singapore. Bác sĩ tại đây kết luận cô bị thoát vị đĩa đệm cột sống, đưa ra phác đồ 3 đợt điều trị. Không tin tưởng vào kết luận bệnh, chi phí lại cao đến 2-3 tỷ đồng, Phụng trở về, tới phó giáo sư Võ Văn Thành, Chủ tịch Hội Cột sống TP HCM, cố vấn Đơn vị Cột sống Bệnh viện Trưng Vương.

Phó giáo sư Võ Văn Thành cho biết đây là trường hợp cong và vẹo cột sống do sẹo co rút hiếm gặp, là ca thứ bảy mà ông gặp trong hơn 40 năm phẫu thuật. Sẹo thắt lưng co rút làm cơ thể phát triển không đối xứng, không thăng bằng khiến tình trạng vẹo cột sống ngày càng nặng. Bệnh nhân trải qua 2 lần mổ để nắn chỉnh cột sống.

"Lần mổ đầu giúp giải phóng cột sống từ cong 85 độ xuống còn 50 độ. Sau đó 10 ngày các bác sĩ tiếp tục cuộc phẫu thuật kéo dài 8 giờ để nắn hoàn thiện", bác sĩ Thành chia sẻ. Phần da nhô lên ở lưng đã xẹp. Phụng đang được tập luyện để trở lại sinh hoạt bình thường.

Theo bác sĩ Thành, vẹo cột sống có thể do bẩm sinh, không rõ nguyên nhân hoặc một số hội chứng khác. Trường hợp không rõ nguyên nhân, trẻ nên được phẫu thuật từ 14-15 tuổi. Càng lớn tuổi, mức độ càng nặng thì việc phẫu thuật sẽ càng khó khăn. Nếu không phẫu thuật, theo thời gian có thể gây suy hô hấp, rối loạn chức năng phổi nguy hiểm tính mạng.

 

Trẻ 12 tuổi nặng 67 kg có nên giảm cân?

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/dinh-duong/tre-12-tuoi-nang-67-kg-co-nen-giam-can-3629698.html\

Con tôi 12 tuổi rưỡi  cao 1,6 m nặng 67 kg, biết bơi lội, uống sữa đều đặn, ăn rau nhiều. Xin hỏi có cần giảm cân? (Thùy Dương).

Trả lời:

Chào bạn,

Bé 12 tuổi rưỡi có chiều cao 1,6 m là đạt chuẩn. Nhưng với cân nặng này, con của bạn có chỉ số BMI 26,17, dù là bé trai hay gái đều ở mức béo phì. Bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ dinh dưỡng để được đánh giá toàn diện và có phương pháp điều trị giúp điều chỉnh tình trạng dinh dưỡng của cháu cho phù hợp.

Về dinh dưỡng, cháu đang thừa cân nặng nên cần hạn chế năng lượng trong khẩu phần để ngăn ngừa tăng cân thêm và hỗ trợ giảm cân hợp lý. Tuy nhiên cũng phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để cháu khỏe mạnh và tiếp tục phát triển chiều cao. Có vài điểm cần lưu ý như sau:

- Giảm lượng tinh bột trong khẩu phần. Cụ thể là giảm 1/3 so với hiện tại lượng cơm, bún, phở, mì…trong các bữa ăn chính.

- Hạn chế tối đa thực phẩm béo, ngọt. Không ăn mỡ, da, phủ tạng động vật, nước luộc thịt, bánh, kẹo, nước ngọt, đường, chè kem… Khi chế biến món ăn nên ưu tiên hấp, luộc, nướng, hạn chế dầu mỡ.

- Ăn đủ đạm từ thịt nạc, cá nạc, trứng, đậu, đỗ, hải sản… nên ăn cá nhiều hơn thịt.

- Ăn nhiều rau, quả là tốt. Nên ăn sống, luộc, hấp, nấu canh. Trái cây chọn loại ít ngọt.

- Uống sữa từ 400 đến 500 ml mỗi ngày. Chọn sữa không đường, tách béo hoặc sữa dành cho trẻ thừa cân béo phì.

- Không ăn quá no trong một bữa. Ăn đủ bữa, không bỏ bữa sáng, không ăn vặt, không ăn muộn sau 20h.

- Chú ý chơi thể thao đều đặn. Bơi lội rất tốt cho chiều cao. Giữ nhịp độ vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày.

- Đảm bảo ngủ đủ giấc, ngủ sớm trước 22h giúp tăng chiều cao tốt và tiêu hao mỡ thừa.

Chúc cháu khỏe.

 

Thai nhi Nam Định chết lưu do biến chứng tắc mạch ối

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/thai-nhi-nam-dinh-chet-luu-do-bien-chung-tac-mach-oi-3629637.html\\

Hội đồng chuyên môn Sở Y tế Nam Định đánh giá ca sinh thai nhi chết lưu hôm 18/6 do sản phụ bị tắc mạch ối dẫn đến trụy mạch.

Hội đồng cũng đánh giá trong ca sinh này ê kíp y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Ý Yên không có sai sót về chuyên môn kỹ thuật.

"Căn cứ quá trình diễn biến và hồ sơ bệnh án, tài liệu lưu trữ, Hội đồng chuyên môn nghĩ đến khả năng sản phụ bị tắc mạch ối gây ra tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn nặng. Vì mẹ trụy mạch nên thai nhi suy hô hấp tử vong", hội đồng chuyên môn kết luận.

Trước đó, tối 18/6, sản phụ Phạm Thị Nhâm có dấu hiệu chuyển dạ nên gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Ý Yên. Bác sĩ khám thông báo sức khỏe mẹ bình thường, thai nhi khỏe song do thai lớn mẹ lại cao tuổi (49 tuổi) nên chỉ định mổ đẻ.

Sau khi tiêm kháng sinh, sản phụ được đưa vào phòng phẫu thuật. Ít phút sau bác sĩ thông báo sản phụ nguy cấp, thai nhi tử vong. Sản phụ được chuyển cấp cứu đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định sau đó chuyển tiếp đến Bệnh viện Bạch Mai.

Cho rằng thai nhi chết lưu có phần lỗi của y bác sĩ, gia đình sản phụ đòi bệnh viện chịu trách nhiệm. Bệnh viện đã hỗ trợ gia đình 100 triệu đồng.

 

Hàng ngàn cặp vợ chồng hiếm muộn khóc òa vì hạnh phúc

http://cand.com.vn/y-te/Hang-ngan-cap-vo-chong-hiem-muon-duoc-lam-cha-me-nho-ky-thuat-thu-tinh-ong-nghiem-454602/

Chỉ sau 5 năm thành lập, Khoa Hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện (BV) chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã điều trị cho hàng nghìn cặp vợ chồng thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON).

Đặc biệt, tỷ lệ thành công của BV cao tương đương với tỷ lệ của các trung tâm TTTON lớn trong nước và quốc tế, trong đó có nhiều trường hợp rất khó, tưởng chừng như vô vọng.

Vì thế, nhân 5 năm thành lập Khoa Hỗ trợ sinh sản và đánh dấu cột mốc 20 năm Bộ Y tế cho phép thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (19-8-1997 – 19-8-2017), ngày 19-8 Bệnh viện (BV) đã tổ chức hội thảo “Ươm mầm hạnh phúc 2017 để các chuyên gia trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản chia sẻ nhiều kinh nghiệm” trong lĩnh vực này nhằm tiếp tục mang đến niềm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn.

GS.TS. Trần Thị Phương Mai – một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản đã cập nhật “Các phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện nay”, tổng quát những tiến bộ y học trong việc điều trị vô sinh, hiếm muộn.

Sau 20 năm được Bộ Y tế cho phép thực hiện TTTON, ngày càng có nhiều kỹ thuật mới được các trung tâm hỗ trợ sinh sản trên cả nước áp dụng, giúp hàng chục ngàn cặp vợ chồng không may bị vô sinh, hiếm muộn sớm thực hiện mơ ước làm cha, làm mẹ.

Trong đó, trữ lạnh và rã đông phôi là một trong những kỹ thuật giúp đưa lĩnh vực hỗ trợ sinh sản lên một bước tiến mới mà BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã áp dụng thành công. Việc trữ lạnh và rã đông phôi sẽ giúp trữ lại những phôi dư có chất lượng tốt của bệnh nhân, tránh được sự lãng phí, tiết kiệm chi phí cho lần điều trị sau và đặc biệt là giảm được gánh nặng về thể chất và tâm lý cho bệnh nhân do quá trình kích thích buồng trứng mang lại.

Nhờ những kỹ thuật tiến bộ trong hỗ trợ sinh sản, cùng với đầu tư trang thiết bị, máy móc và áp dụng công nghệ mới trong nuôi phôi hiện đại, BV đã giúp cho gia đình chị Trương Thị Hà và anh Lê Văn Năm (Thanh Hóa) có niềm hạnh phúc bất ngờ.

Cả hai vợ chồng đều bị liệt nửa người, tưởng chừng không thể có con, nhưng sau những nỗ lực rất lớn của gia đình anh chị, cùng sự giúp sức của các bác sĩ, họ đã có được một bé trai. Hay như trường hợp của gia đình chị Nguyễn Thanh Thủy, anh Nguyễn Tuấn Anh đã 6 lần làm TTTON tại các nơi khác bằng phương pháp xin tinh trùng nhưng không thành công, chỉ đến khi đến BV này mới thành công và sinh con bằng chính tinh trùng của chồng.

Một trường hợp đặc biệt khác là gia đình chị Nguyễn Thị Thu Hiền, anh Đặng Hồng Thanh bị bất thường nhiễm sắc thể nhưng cuối cùng cũng có được 1 bé trai và 1 bé gái.

Cũng tại hội thảo và lễ kỷ niệm 5 năm thành lập, BV đã trao hơn 60 gói hỗ trợ trị giá từ 2 triệu đến 60 triệu đồng cho các cặp vợ chồng, đồng thời, dành tặng món quà 5 triệu đồng/ca cho tất cả các cặp vợ chồng đến khám mới trong 2 tuần qua có nhu cầu thực hiện TTTON.

 

Cụ bà bị đau bụng, nhập viện phát hiện nhồi máu cơ tim

http://cand.com.vn/y-te/Cu-ba-77-tuoi-dau-bung-nhap-vien-phat-hien-nhoi-mau-co-tim-454598/

Thông tin được biết vào chiều 19-8, từ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (BVXA) -TP. HCM. Cụ bà L.H.T. (77 tuổi, ngụ tại Củ Chi) nhập viện với triệu chứng đau bụng, tụt huyết áp; người nhà khi đưa vào BVXA với ý nghĩ cho rằng cụ chỉ bị bệnh tiêu hoá! Song, qua các xét nghiệm các bác sĩ đã tìm ra bệnh nhồi máu cơ tim cấp, cứu sống kịp thời bệnh nhân.

Đêm ngày 18-8, khi cụ bà L.H.T được người nhà đưa vào BVXA với triệu chứng: au bụng, ói mửa, chân tay lạnh, tụt huyết áp. Người nhà cho hay, triệu chứng bệnh kéo dài từ trưa cùng ngày, tới chiều tối, tình trạng đau bụng nôn mửa, mệt mỏi của bà T. càng lúc càng nặng. Tới khuya thì cụ bà đã đau bụng dữ dội, ói nhiều, mệt lả người. Gia đình hốt hoảng đưa đến BVXA để cấp cứu.

Tại Khoa Cấp Cứu, kết quả điện tim với dấu hiệu bất thường đã được các bác sĩ chú ý ngay.

Khoa Cấp cứu đã mời các bác sĩ Khoa Can Thiệp Tim Mạch nhanh chóng hội chẩn và xác định bệnh nhân bị "nhồi máu cơ tim vùng sau dưới", có biến chứng rối loạn nhịp chậm và block nhĩ thất.

Bệnh nhân đã được chụp mạch vành, can thiệp cấp cứu với sự hỗ trợ của hệ thống máy chụp mạch máu kỹ thuật số xóa nền (DSA). Tại đây, bệnh nhân cũng được đặt máy tạo nhịp tạm thời qua đường tĩnh mạch nhằm giúp cho nhịp tim được ổn định và nhằm nâng huyết áp.

Trong quá trình can thiệp, hình ảnh chụp cận mạch vành cho thấy, bệnh nhân bị hẹp nặng mạch vành bên trái và tắc hoàn toàn động mạch vành bên phải tại vị trí xuất phát. Ê kip các bác sĩ đã nhanh chóng  tiến hành nong động mạch vành và mở thông động mạch vành ở vị trí tắc, khôi phục dòng chảy bình thường.

Ngay sau can thiệp, điện tim đã cải thiện, nhịp tim bệnh nhân trở về nhịp xoang bình thường và huyết áp ổn định. Chiều 19-8, bệnh nhân đã hoàn toàn ổn định.

Qua trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo, ở những gia đình đang chăm sóc người già, người bệnh lớn tuổi và đặc biệt là kèm theo bệnh lý tim mạch khi có những biểu hiện đau bụng thì phải hết sức cảnh giác. Nên đến khám tại các bệnh viện lớn có đầy đủ chuyên khoa và trang thiết bị hiện đại, nhằm phát hiện và can thiệp kịp thời nhồi máu cơ tim nếu có.

Những bệnh cảnh như trường hợp cụ bà L.H.T trên đây được coi là một trong những dấu hiệu điển hình của "nhồi máu cơ tim vùng sau dưới", có thể gây ra biến chứng sốc tim, rối loạn nhịp chậm mà nhiều người chủ quan là bệnh lý đường tiêu hóa. Việc xử lý can thiệp, điều trị chậm trễ có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề, thậm chí là người bệnh tử vong.

 

Đà Nẵng lần đầu tiên đào tạo ngành điều dưỡng chuẩn quốc tế

http://cand.com.vn/y-te/Da-Nang-Lan-dau-tien-dao-tao-nganh-dieu-duong-chuan-quoc-te-454568/

Với chương trình đào tạo chuẩn quốc tế được công nhận này, các sinh sẽ vừa được nhận bằng Cử nhân điều dưỡng bậc đại học, vừa được nhận chứng chỉ nghiệp vụ điều dưỡng đã được công nhận tại CHLB Đức.

Chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành điều dưỡng do Tập đoàn Leonardis (CHLB Đức) và Đại học Đông Á Đà Nẵng hợp tác theo tiêu chuẩn Đức và cung cấp trang thiết bị y tế tiên tiến phục vụ công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tại Việt Nam và đặc biệt là cung cấp nguồn nhân lực ngành điều dưỡng có trình độ đạt chuẩn quốc tế cho các tỉnh khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Được biết, ở giai đoạn đầu của hợp tác chiến lược này, được bắt đầu ngay sau khi ký kết hợp tác, các chuyên gia của hai bên tiến hành so sánh, chuyển đổi tiến tới công nhận chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng của Đại học Đông Á tại CHLB Đức, làm tiền đề cho việc chuẩn hóa chương trình và đưa vào đào tạo điều dưỡng mang tính quốc tế ngay tại ĐH Đông Á, Việt Nam.

Đồng thời, sinh viên còn được đào tạo đến thông thạo tiếng Đức ở trình độ B2 để sẵn sàng đáp ứng với yêu cầu làm việc tại Đức ngay khi ra trường.

Với chương trình chuẩn quốc tế được công nhận này, sinh viên Đại học Đông Á khi ra trường sẽ vừa được nhận bằng Cử nhân điều dưỡng bậc đại học của Đại học Đông Á vừa được nhận chứng chỉ nghiệp vụ điều dưỡng đã được công nhận tại CHLB Đức.

Bên cạnh đó, hai bên cũng thống nhất việc trao đổi giảng viên hàng năm để nâng cao nghiệp vụ, năng lực điều dưỡng tại các bệnh viện đối tác của Leonardis tại Đức từ 2018. Đợt đầu tiên sẽ bắt đầu vào tháng 1/2018 với 2 giảng viên điều dưỡng của Đại học Đông Á tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ điều dưỡng nâng cao này. 

 

Lần đầu tiên một phụ nữ 60 tuổi sinh con ở Việt Nam

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suc-khoe/875824/lan-dau-tien-mot-phu-nu-60-tuoi-sinh-con-o-viet-nam

Đó là thông tin được đưa ra tại hội thảo tổng kết "Tuần lễ vàng ươm mầm hạnh phúc 2017" do Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tổ chức vào ngày 19-8. Chương trình diễn ra nhân kỷ niệm 20 năm Bộ trưởng Bộ Y tế ký quyết định cho phép thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (19/8/1997-19/8/2017).

Tại hội thảo, vợ chồng bà Nguyễn Thị Nguyệt (62 tuổi ở Lạng Giang, Bắc Giang) không giấu nổi niềm hạnh phúc khi ôm cậu con trai kháu khỉnh tên là Nguyễn Trọng Khánh (18 tháng tuổi) trên tay và chia sẻ về hành trình sinh con. Đây là cặp vợ chồng lớn tuổi nhất từ trước đến nay có con nhờ thụ tinh trong ống nghiệm.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt cho biết, con gái lớn của vợ chồng bà đã lập gia đình từ năm 2009. Khi đến tuổi nghỉ hưu, gia cảnh vắng vẻ nên vợ chồng bà quyết định tìm cơ hội để có thêm mụn con. Đi khắp các bệnh viện ở Hà Nội, vợ chồng bà đều bị từ chối vì tuổi đã cao, không còn phù hợp với việc sinh đẻ. Đến năm 2015, hai vợ chồng tìm đến Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội khi tuổi đời đã sáu mươi. Ở đây, vợ chồng bà được bác sĩ Lê Thu Hiền, Phó Giám đốc kiêm Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản của bệnh viện tư vấn và giúp đỡ. Thật may mắn, chỉ một lần thụ tinh trong ống nghiệm duy nhất đã mang lại tin vui cho vợ chồng bà. Quá trình mang thai ở tuổi 60 cũng không khiến bà Nguyệt mệt mỏi, dù thời gian đầu bà phải tiêm thuốc giữ thai. Thai giữ được đến tuần thứ 37, bà Nguyệt được chỉ định mổ đẻ. Cậu con trai nặng 2,6 kg chào đời là niềm hạnh phúc không thể diễn tả bằng lời của vợ chồng bà Nguyệt và với cả đội ngũ y bác sĩ.

Trước đó, các bác sĩ bệnh viện cũng đã hỗ trợ sinh sản thành công cho một sản phụ 58 tuổi - sinh một bé trai khỏe mạnh, nặng 3,2 kg.

Theo bác sĩ Lê Thu Hiền, với các sản phụ cao tuổi muốn mang thai thành công thì quan trọng nhất là chất lượng niêm mạc của tử cung, do tuổi sinh đẻ ở phụ nữ tốt nhất là trước 25, sau đó là giai đoạn trước 35 tuổi. Hiện có một xu hướng mới đang được nhiều người quan tâm là lưu trữ trứng và tinh trùng khi tuổi còn trẻ để dự phòng cho sau này, đặc biệt là người có dự định lập gia đình muộn, người bị ung thư và cần lưu trữ trứng, tinh trùng trước khi điều trị để tránh chất lượng trứng và tinh trùng bị tổn thương... Với kỹ thuật hiện nay, có những trường hợp trữ lạnh trứng và tinh trùng trong vòng 15 năm khi rã đông để làm hỗ trợ sinh sản thì chất lượng trứng, tinh trùng vẫn còn tốt.

 

Bại liệt nửa người, tinh trùng bất động vẫn có cơ hội sinh con đầy kỳ diệu

http://www.nhandan.org.vn/suckhoe/item/33830502-bai-liet-nua-nguoi-tinh-trung-bat-dong-van-co-co-hoi-sinh-con-day-ky-dieu.html

Không nén được sự xúc động nhớ lại những ngày tháng gian khó để “bắt con” khi cả hai vợ chồng đều bị liệt nửa người, gia đình chị Trương Thị Hà (33 tuổi), anh Lê Văn Năm (39 tuổi) hạnh phúc cho biết, nỗ lực vượt qua mọi rào cản về tâm lý, sức khỏe, cùng sự giúp sức của các bác sĩ Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã giúp họ có được một bé trai kháu khỉnh vào ngày 1-5 vừa qua.

Khó khăn chồng khó khăn, quyết tâm sinh con dù bại liệt nửa người

Anh Lê Văn Năm (quê quán Thanh Hóa) cho biết, anh bị cướp đi đôi chân tại một tai nạn khiến cuộc đời anh phải dựa vào chiếc xe lăn suốt đời. Bị quan, chán nản, thậm chí đã có lúc nghĩ tới sẽ quyên sinh, anh đã có duyên gặp chị Hà. Chị Hà khi sinh ra vì không được uống vắc xin bại liệt nên cũng phải ngồi xe lăn từ tấm bé.

“Hai người cùng cảnh, cùng chia sẻ với nhau, rồi yêu thương nhau từ lúc nào không biết. Khi mọi suy nghĩ đã cùng chung một điểm, chúng tôi quyết định đi đến hôn nhân. Dù gặp không ít khó khăn, nhưng chúng tôi quyết tâm vượt qua tất cả và cũng như bao cặp vợ chồng khác, vợ chồng tôi cũng mong muốn có một đứa con” – Anh Nam bộc bạch.

Nhưng ông trời lại thử thách vợ chồng anh chị khi cả hai đều không thể có con như những người bình thường. Nhiều người can ngăn vì lo ngại với đôi bàn chân tật nguyền kia, cả hai sẽ không thể chăm sóc được đứa con của mình. Nhưng, sự khao khát được nghe tiếng gọi thân thương bố - mẹ đã khiến anh chị vượt qua mọi áp lực, vượt qua khó khăn để tìm đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.

Tại đây, một lần nữa, anh Nam chết lặng khi nghe bác sĩ thông báo tinh trùng bất động, bị dị dạng nên xác xuất thụ tinh không cao.

Bác sĩ Lê Thị Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện cho biết, vợ chồng anh Nam không thành công ngay từ lần đầu chọc trứng, lấy tinh trùng. Cả hai phải điều trị theo một phác đồ rất sát sao đã thành công được 5 phôi. Nhưng sau đó, do khiếm khuyết về mặt hình thể và do tâm lý, lần đầu đặt phôi đã không thành công.

 “Dù không thành công, nhưng vợ chồng tôi vẫn luôn nuôi hy vọng. Trong lần thứ hai thực hiện, lần này kết quả còn vượt qua sự mong đợi của chúng tôi, khi bác sĩ thông báo vợ chồng tôi được 10 phôi. Tôi mừng phát khóc mà phải cố kìm nén giọt nước mắt, để không ảnh hưởng đến tâm lý. Và ước mơ đã trở thành sự thật, sau 15 ngày đặt phôi, sau khi kiểm tra có thai, vợ chồng tôi lúc đó đã ôm nhau khóc” – Anh Nam xúc động nói.

Hành trình giữ thai của chị Hà cũng vô cùng cam go, có lúc cơ hội chỉ còn 1% vì phải nằm suốt trong thời kỳ mang thai. Rồi hành trình gần 9 tháng cũng qua đi trong cái thở phào nhẹ nhõm khi chị hạ sinh cháu trai Lê Trương An Phúcs nặng 2,6 kg vào ngày 1-5 vừa qua. Cơn nguy kịch vì chị Hà phải cấp cứu vì xẹp phổi và con trai anh có vấn đề về hậu môn cũng đã được các bác sĩ tận tình cứu chữa.

Chia sẻ trong nỗi niềm hạnh phúc tột độ, anh Nam nói “Tôi biết rằng phía trước vợ chồng tôi còn rất nhiều khó khăn, thử thách, Nhưng để có được như ngày hôm nay tôi chẳng biết nói gì hơn là lời cảm ơn từ tận đáy lòng mình với tập thể các cán bộ, bác sĩ Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Nếu không có các bác sĩ, không có sự hỗ trợ của bệnh viện thì chắc chắn vợ chồng tôi sẽ không bao giờ được hưởng niềm vui và hạnh phúc trọn vẹn như ngày hôm nay”.

Nhiều “trái ngọt” từ thụ tinh nhân tạo

Sáng 19-8, Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập khoa Hỗ trợ sinh sản (2012 – 2017) và Hội thảo tổng kết “Tuần Lễ vàng ươm mầm hạnh phúc 2017”. Tại hội thảo, nhiều trường hợp quá hy hữu, tưởng chừng như tuột khỏi tay cơ hội được bế ẵm đứa con mình dứt ruột sinh ra, thì nay đã hạnh phúc tới trào nước mắt khi được khoe với mọi người, với những cặp vợ chồng hiếm muộn khác về những đứa con của mình. Đó là gia đình chị Nguyễn Thanh Thủy, anh Nguyễn Tuấn Anh đã sáu lần làm thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) tại các nơi khác bằng phương pháp xin tinh trùng nhưng không thành công, sau đó đến bệnh viện chọc PESA và sinh con bằng chính tinh trùng của chồng. Một trường hợp đặc biệt khác là gia đình chị Nguyễn Thị Thu Hiền, anh Đặng Hồng Thanh bị bất thường nhiễm sắc thể nhưng cuối cùng cũng có được một bé trai và một bé gái. Đây là minh chứng cho “quả ngọt” sau những nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ y bác sĩ bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.

Từ ngày thành lập đến nay, khoa Hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã đón nhận hàng chục nghìn lượt bệnh nhân tới khám, chữa bệnh trong đó có hàng nghìn cặp vợ chồng thực hiện kỹ thuật TTTON với tỷ lệ thành công rất cao (tương đương với tỷ lệ của các trung tâm TTTON lớn trong nước và quốc tế). Bên cạnh đó, cùng với việc nâng cấp, mở rộng trang thiết bị, cơ sở vật chất như đầu tư kính vi phẫu, máy điều trị rối loạn cương dương Renova cũng như áp dụng công nghệ mới trong nuôi phôi, bệnh viện đã điều trị thành công nhiều ca khó, tưởng chừng như vô vọng.

Là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, GS.TS. Trần Thị Phương Mai cho biết, ngày càng có nhiều kỹ thuật mới được các trung tâm Hỗ trợ sinh sản trên cả nước áp dụng, giúp hàng chục ngàn cặp vợ chồng không may mắc vô sinh, hiếm muộn sớm thực hiện mơ ước làm cha, làm mẹ. Trong đó, trữ lạnh và rã đông phôi là một trong những kỹ thuật giúp đưa lĩnh vực hỗ trợ sinh sản lên một bước tiến mới mà bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã áp dụng thành công. Việc trữ lạnh và rã đông phôi sẽ giúp trữ lại những phôi dư có chất lượng tốt của bệnh nhân, tránh được sự lãng phí, tiết kiệm chi phí cho lần điều trị sau và đặc biệt là giảm được gánh nặng về thể chất và tâm lý cho bệnh nhân do quá trình kích thích buồng trứng mang lại.

Từ ngày 5-8 đến 19-8, bệnh viện cũng đã triển khai chương trình Tuần lễ Vàng Ươm mầm hạnh phúc 2017 với chủ đề “Kết nối yêu thương, ươm mầm hạnh phúc”. Chương trình đã tiếp nhận hơn 2000 cặp vợ chồng đến khám và điều trị. Bên cạnh đó, tất cả các cặp vợ chồng đến khám mới trong thời gian này và có nhu cầu thực hiện TTTON được bệnh viện hỗ trợ trực tiếp 5.000.000 đồng/ca. Bệnh viện cũng dành tặng các gói hỗ trợ bằng phương pháp bốc thăm cho các cặp vợ, chồng hiếm muộn gồm một gói hỗ trợ đặc biệt điều trị TTTON miễn phí tương đương 60 triệu đồng; hai gói hỗ trợ vàng, trị giá 30 triệu đồng/gói; 10 gói hỗ trợ bạc trị giá 10 triệu đồng/gói; 20 gói hỗ trợ đồng, trị giá 5 triệu đồng/gói; 30 gói hỗ trợ cơ bản, trị giá 2 triệu đồng/gói.

 

Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam đào tạo điều dưỡng chất lượng cao

http://www.nhandan.org.vn/suckhoe/item/33831102-nhat-ban-ho-tro-viet-nam-dao-tao-dieu-duong-chat-luong-cao.html

Ngày 19-8, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Viện nghiên cứu Phúc lợi xã hội tổng hợp SYASOUKEN (Nhật Bản) tổ chức lễ khai trương Trung tâm đào tại điều dưỡng Hoa Anh Đào 175.

Đến dự có ông Kawaue Junichi – Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh, bà Trần Thị Giáng Hương – Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Y tế và ông Bùi Ngọc Hải – Trưởng phòng Quân huấn, Cục Quân y, Bộ Quốc phòng.

Thiếu tướng – PGS – thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Hồng Sơn – giám đốc Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) cho biết: “Trung tâm đào tạo điều dưỡng Hoa Anh Đào 175, là trung tâm được trang bị hệ thống trang thiết bị hiện đại, có nhiều đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác đào tạo, huấn luyện điều dưỡng với quy trình kỹ thuật theo tiêu chuẩn Nhật Bản nhằm mục đích nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ điều dưỡng của BV Quân Y 175, điều dưỡng các BV tuyến quân đội phía Nam và hướng tới là cho điều dưỡng các cơ sở y tế trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và vùng lân cận”.

Ông Kawaue Junichi – Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh đang được điều dưỡng của Trung tâm hướng dẫn trải nghiệm mô hình.

Cùng với đó, Trung tâm sẽ hỗ trợ huấn luyện và đào tạo kỹ năng chăm sóc người cao tuổi cho đội ngũ chăm sóc tại BV, tiến tới chuẩn bị đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao phục vụ cho hai bệnh viện quy mô và hiện đại trong tương lai là Viện chấn thương chỉnh hình (500 giường) và Bệnh viện Đa khoa 175 (1000 giường), đặc biệt là Viện Dưỡng lão tiêu chuẩn Nhật Bản tại Việt Nam trong khuôn viên Bệnh viện Quân y 175.

Theo thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn, đây là mô hình liên kết rất mới của Viện Nghiên cứu Phúc lợi xã hội Syasouken Nhật Bản với một đơn vị quân đội. Bên cạnh sự kiện này, thì Bệnh viện Quân y 175 còn kết hợp với một đơn vị quan đội Nhật Bản để đào tạo lực lượng gìn giữ hòa bình. Đại diện Bệnh viện Quân y 175 cũng đã tri ân sự hỗ trợ của Chính phủ hai nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh cũng như các đơn vị khác.

 

Phẫu thuật thành công ca vẹo cột sống hiếm gặp

http://www.nguoiduatin.vn/phau-thuat-thanh-cong-ca-veo-cot-song-hiem-gap-a336125.html

Bệnh viện Trưng Vương TP.HCM vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhân Nguyễn Lê Hải Phụng (20 tuổi, ngụ tỉnh Tiền Giang) bị vẹo cột sống nặng, hiếm gặp.

Chia sẻ với PV, PGS. Võ Văn Thành, chuyên gia đầu ngành về cột sống, cố vấn cho đơn vị Cột sống bệnh viện Trưng Vương cho biết, đây là trường hợp đặc biệt, chưa được y văn thế giới ghi nhận. Bệnh nhân Phụng nhập viện vào tháng 2/2017, trong tình trạng viêm hoại tử, sẹo vùng thắt lưng.

Gia đình đã đưa bệnh nhân đi khắp nơi, kể cả ra TP.Hà Nội và các nước có nền y tế phát triển như Singapore để được điều trị. Tuy nhiên, tình trạng vẹo cột sống không tiến triển, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, học tập của bệnh nhân.

Khi nhập viện Trưng Vương để điều trị, qua 4 tháng theo dõi, các bác sĩ tiến hành mổ cho bệnh nhân Phụng. Ca mổ kéo dài từ 9h-15h15', ê-kíp mổ đã tiến hành mở lối trước căn chỉnh làm dẻo cột sống.

Tiếp đó 10 ngày, các bác sĩ tiến hành mổ lối sau, chùng các cao ốc chân cung cố định và căn chỉnh cột sống. Sau mổ, bệnh nhân hồi phục tốt, đặc biệt có thể đi đứng bình thường. Hiện, bệnh nhân đang được bác sĩ tiến hành tập vật lý trị liệu.

Chia sẻ về việc con gái có thể đi đứng lại sau mổ, bà Tôn Thị Bạch Lan, mẹ chị Phụng xúc động: “Từ nhỏ, con gái tôi được chẩn đoán là viêm hoại tử, sẹo vùng thắt lưng. Gia đình đã đưa cháu đi điều trị khắp nơi, ra tận Hà Nội, qua Singapore để tiếp cận với những kỹ thuật hiện đại. Thế nhưng, ra Hà Nội, tại một bệnh viện chuyên cột sống, chúng tôi được các bác sĩ trả về, họ không dám phẫu thuật.

Trong khi đó, tại Singapore, chi phí quá đắt đỏ. Các bác sĩ ở nước này cho biết, quá trình điều trị hết khoảng 100.000USD, gia đình không có khả năng nên đành quay về. Năm 7 tuổi, Phụng trải qua cuộc phẫu thuật kéo da ở lưng, sẹo co rút dần gây nên tình trạng vẹo cột sống. Sau này, tình trạng vẹo càng ngày càng nặng. Con tôi cứ than đau lưng dù mới ngồi xuống học bài được khoảng 10 phút".

"Một năm trở lại đây, tình trạng biến chứng càng tăng lên. Gia đình tôi hỏi thăm khắp nơi và tình cờ biết được bác sĩ Thành qua các phương tiện truyền thông nên quyết tâm cho con nhập viện điều trị tại bệnh viện Trưng Vương.

Lần này, gia đình tôi may mắn tìm được đúng bác sĩ giỏi, có tâm, con tôi đã trải qua ca phẫu thuật thành công tốt đẹp. Qua đây, gia đình tôi rất cảm ơn bệnh viện, mong cho những trường hợp bệnh nặng, hiếm gặp như con tôi tìm được đúng bác sĩ giỏi để họ vượt qua hiểm nghèo”, bà Lan cho biết thêm.

Theo PGS. Võ Văn Thành, ông từng mổ nhiều trường hợp vẹo cột sống, nhưng trường hợp của Phụng là hiếm gặp, mức độ vẹo rất nặng. Hơn nữa, cột sống của bệnh nhân từng trải qua một lần mổ, có sẹo nên những bệnh viện chuyên khoa hàng đầu về cột sống cũng đã trả bệnh nhân về, không cho mổ.

 

Tưởng đau bụng tiêu hóa, ai ngờ nhồi máu cơ tim nguy hiểm

http://www.sggp.org.vn/tuong-dau-bung-tieu-hoa-ai-ngo-nhoi-mau-co-tim-nguy-hiem-462667.html

Sáng 19-8, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cho biết, vừa can thiệp cấp cứu thành công cho cụ bà L.H.T. (77 tuổi, ngụ Củ Chi, TPHCM) bị nhồi máu cơ tim nhưng trước đó người nhà cứ nghĩ bà T. bị bệnh tiêu hóa thông thường.

Theo thông tin người nhà bệnh nhân, bà T. có dấu hiệu đau bụng từ trưa ngày 18-8. Đến đêm khuya thì triệu chứng bệnh càng lúc càng nặng nên mới hốt hoảng đưa đến Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á để cấp cứu.

Bệnh nhân được đưa đến cấp cứu trong tình trạng đau bụng dữ dội, ói nhiều, tụt huyết áp... Tại khoa cấp cứu, bệnh nhân được các bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng và kiểm tra lâm sàng.

Kết quả điện tim ghi nhận có dấu hiệu bất thường, lập tức, các bác sĩ Khoa Can thiệp Tim mạch nhanh chóng được mời hội chẩn và xác định bệnh nhân bị nhồi máu cơ vùng sau dưới, có biến chứng rối loạn nhịp chậm và block nhĩ thất.

Sau khi giải thích cho người nhà về tình trạng biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bệnh nhân đã được nhanh chóng đưa đến Khoa Can thiệp Tim mạch tiến hành chụp mạch vành, can thiệp cấp cứu với sự hỗ trợ của hệ thống máy chụp mạch máu kỹ thuật số xóa nền (DSA).

Tại đây, bệnh nhân được đặt máy tạo nhịp tạm thời qua đường tĩnh mạch nhằm giúp cho nhịp tim được ổn định 60 lần/phút, nâng huyết áp. Hình chụp cận mạch vành ghi nhận bệnh nhân bị hẹp nặng mạch vành bên trái và tắc hoàn toàn động mạch vành bên phải tại vị trí xuất phát. Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành nong động mạch vành và mở thông động mạch vành ở vị trí tắc, khôi phục dòng chảy bình thường.

Sau can thiệp, điện tim cải thiện, nhịp tim bệnh nhân trở về nhịp xoang bình thường và huyết áp ổn định. Hiện tại, tình trạng bà T. đã ổn định.

Các bác sĩ khuyến cáo những bệnh nhân lớn tuổi, đặc biệt là các bệnh nhân có bệnh lý tim mạch khi thấy những biểu hiện đau bụng thì phải cẩn thận. Nên đến khám tại các bệnh viện lớn có đầy đủ chuyên khoa và trang thiết bị hiện đại, nhằm phát hiện và can thiệp kịp thời nhồi máu cơ tim, nếu có.

Những biểu hiện đau bụng cũng là một trong những dấu hiệu nhồi máu cơ tim vùng sau dưới, có thể gây ra biến chứng sốc tim, rối loạn nhịp chậm mà nhiều người chủ quan là bệnh lý đường tiêu hóa. Việc can thiệp xử lý, điều trị chậm trễ có thể để lại hậu quả nặng nề, thậm chí người bệnh tử vong.

 

10 lời khuyên về ăn uống cho người bệnh sốt xuất huyết

http://khoahocphattrien.vn/suc-khoe/10-loi-khuyen-ve-an-uong-cho-nguoi-benh-sot-xuat-huyet/20170818092533503p1c784.htm

Người bị sốt xuất huyết nên ăn cháo, súp, đu đủ, uống nước cam, tránh các thực phẩm có dầu và món cay.

Sốt cao, đau khớp, nhức đầu và phát ban... là triệu chứng chủ yếu của người sốt xuất huyết. Người bệnh có thể không cần đến bệnh viện nếu biết cách tự chăm sóc và chế độ ăn uống phù hợp giúp tăng cường sức khỏe, giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh và đẩy nhanh khả năng hồi phục của cơ thể.

Dưới đây là chế độ ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân sốt xuất huyết, theo Stylecraze.

Cháo ngũ cốc

Các loại ngũ cốc ngon là lựa chọn sáng suốt cho bữa sáng. Hàm lượng chất xơ và giá trị dinh dưỡng của ngũ cốc đảm bảo rằng bạn có đủ sức chống lại căn bệnh. Cháo rất dễ nuốt và tiêu hóa. Nhớ ăn nhiều cháo khi bạn bị sốt xuất huyết.

Súp

Súp là một trong những thức ăn tốt nhất để điều trị và làm dịu các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết. Súp ít gia vị và vì thế rất tốt cho sự tiêu hóa.

Cam

Cam có đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu và vitamin. Chúng chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, hàm lượng chất xơ cao giúp điều trị chứng khó tiêu. Đây là trái cây không thể thiếu cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

Đu đủ

Đu đủ được coi là một loại thuốc. Các nghiên cứu cho thấy hạt đu đủ độc hại đối với muỗi Aedes - muỗi gây bệnh sốt xuất huyết. Các nghiên cứu khác kết luận rằng đu đủ giúp cơ thể sản sinh tiểu cầu nhanh hơn ở bệnh nhân sốt xuất huyết. Cách dùng: Nghiền nát vài lá đu đủ, nấu nước uống mỗi ngày hai lần để chống sốt xuất huyết.

Trà thảo mộc

Trà thảo mộc có thể giảm các triệu chứng của sốt xuất huyết. Bạn nên chọn hương vị như thảo quả, bạc hà hoặc gừng. Gừng có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa nên giảm sốt rất tốt.

Nước dừa

Sốt thường gây mất nước. Nước dừa là một trong những thực phẩm tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết vì là nguồn nước tự nhiên, khoáng chất thiết yếu và chất điện giải. Uống nước dừa có thể bổ sung lượng chất lỏng trong cơ thể.

Nước ép rau

Bạn có thể điều trị các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết bằng cách uống nước ép rau tươi. Cà rốt, dưa chuột và các loại rau lá khác đặc biệt tốt khi bị sốt xuất huyết. Những loại rau này chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giảm đau cho bệnh nhân.

Nước trái cây

Vitamin C là chất chống oxy hóa hiệu quả, kích hoạt cơ thể sản xuất collagen và tăng cường hệ thống miễn dịch. Trái cây như cam, dứa, dâu tây, ổi và kiwi tăng sản xuất lympho bào, chống nhiễm virus. Bệnh nhân sốt xuất huyết cần phải uống nhiều nước trái cây.

Lá neem

Cây neem (cây thường xanh Ấn Độ) hay còn gọi là cây nim. Các chiết xuất từ dung dịch lá neem có thể ức chế virus dengue, kháng virus nên có tác dụng điều trị bệnh sốt xuất huyết hiệu quả.

Tránh thực phẩm dầu mỡ

Một trong những vấn đề thường gặp khi bị bệnh sốt xuất huyết là dạ dày. Khi đó không nên ăn thức ăn có dầu và cay vì sẽ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

 

Ít kết quả xét nghiệm được liên thông sau gần 1 tháng triển khai

https://laodong.vn/suc-khoe/it-ket-qua-xet-nghiem-duoc-lien-thong-sau-gan-1-thang-trien-khai-550105.ldo

Việc liên thông kết quả xét nghiệm thực hiện tại các bệnh viện (BV) tuyến trung ương đã được thực hiện từ 1.8 tại 38 BV. Tuy nhiên, sau gần 1 tháng triển khai, chỉ một số ít xét nghiệm được liên thông.

Không phải xét nghiệm nào cũng được liên thông

Mỗi năm BV Bạch Mai (Hà Nội) thực hiện hàng triệu xét nghiệm các loại. Từ 1.8, cùng với 37 BV tuyến trung ương, BV Bạch Mai cũng thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm. Do thời gian thực hiện còn ít nên chưa đánh giá được kết quả, tuy nhiên số xét nghiệm được liên thông không nhiều.

Lý giải điều này sau gần 1 tháng thực hiện, TS Dương Đức Hùng, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp (BV Bạch Mai) cho rằng: Theo nguyên tắc, việc liên thông chỉ áp dụng cho một số xét nghiệm, kết quả có giá trị trong một thời gian nhất định. BV chỉ công nhận kết quả xét nghiệm của BV khác có chất lượng tương đương hoặc cao hơn. Quyền chỉ định xét nghiệm vẫn là của bác sĩ nếu thấy cần thiết.

“Chỉ đơn cử, có bệnh nhân buổi sáng làm xét nghiệm men gan ở BV Thành Nhàn nhưng chiều sang BV Bạch Mai bác sĩ vẫn yêu cầu xét nghiệm lại. Bệnh nhân cũng thắc mắc nhưng kết quả cho ra hoàn toàn khác nhau. Điều này không phải do chất lượng xét nghiệm khác nhau mà bệnh tình bệnh nhân nặng thêm. Trong trường hợp này, bệnh nhân vẫn cần làm xét nghiệm để tiên lượng bệnh và có hướng điều trị”- TS Hùng lấy ví dụ.

Bác sĩ Tuấn Anh, Trưởng khoa hoá sinh (BV Bạch Mai) cũng cho rằng: Liên thông nhưng đảm bảo chất lượng điều trị của bệnh nhân. Trong tổng số xét nghiệm BV vẫn làm, số lượng được phép liên thông đạt tỷ lệ ít. Không phải xét nghiệm nào cũng liên thông được.

Việc giảm chi phí, thời gian cho người bệnh không phải là tất cả, điều quan trọng là từ xét nghiệm chính xác để có hướng điều trị cho bệnh nhân. Tuỳ thuộc vào tình trạng người bệnh, bác sĩ ra quyết định có phải làm lại xét nghiệm không.

Liên thông xét nghiệm – bước đệm quản lý bệnh nhân liên tuyến

“Nói như vậy không có nghĩa các BV từ chối xét nghiệm của bệnh nhân ở BV cùng hạng hay tuyến dưới. Xét nghiệm bất kỳ cơ sở nào cũng quan trọng. Đó là tài liệu tham khảo, để nhân viên y tế hiểu hơn về tiền sử bệnh của bệnh nhân”, TS Hùng nói.

Từ việc liên thông kết quả xét nghiệm, thời gian tới, các BV sẽ quản lý bệnh nhân theo hệ thống. Mỗi bệnh nhân sẽ có mã riêng. Khi mã bệnh nhân nhập vào hệ thống, các BV có thể theo dõi tất cả dữ liệu của bệnh nhân, trong đó có cả xét nghiệm. Điều này tiết kiệm chi phí, thời gian cho người bệnh. Bên cạnh đó, hạn chế tình trạng lạm dụng khám chữa bệnh để rút BHYT.

Hiện nay, chất lượng xét nghiệm giữa các cơ sở điều trị và giữa các tuyến điều trị chưa đồng đều. Kết quả thường tốt hơn ở các BV tuyến trung ương và tuyến tỉnh, hạn chế ở tuyến dưới. Cũng vì thế, tình trạng các BV không công nhận kết quả xét nghiệm của nhau khiến bệnh nhân phải xét nghiệm nhiều lần đã gây mất thời gian và tốn kém tiền của.

Theo lộ trình, chậm nhất đến năm 2018, kết quả xét nghiệm  sẽ liên thông đối với các phòng xét nghiệm thuộc BV hạng đặc biệt, hạng 1 và tương đương. Đến năm 2020, liên thông với các phòng xét nghiệm có cùng mức chất lượng trong phạm vi quản lý thuộc mỗi tỉnh, thành. Năm 2025 sẽ liên thông trên phạm vi toàn quốc.

Cả nước hiện có 38 BV tuyến trung ương, 492 bệnh viện tuyến tỉnh, 645 BV huyện và 31 BV ngành. Bước đầu Bộ Y tế thí điểm thực hiện tại 38 BV trung ương, chọn mỗi chuyên ngành 2-3 xét nghiệm được liên thông, sau đó từng bước mở rộng, xây dựng các danh mục xét nghiệm.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang