Điều tra, làm rõ thông tin cô gái Hàn Quốc nhiễm Zika từ Việt Nam
Ngày 8/5, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏe & Đời sống, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết đã nhận được thông tin cô gái Hàn quốc nhiễm vi rút Zika từ Việt Nam và đang yêu cầu các cơ quan liên quan tiến hành điều tra dịch tễ, làm rõ xem người này đã lưu trú tại những địa điểm nào trong thời gian ở Việt Nam...
Tờ Koreatimes của Hàn Quốc đưa tin, Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) vừa xác nhận trường hợp nhiễm virus zika thứ 4 ở nước này. Bệnh nhân là một phụ nữ Hàn Quốc 25 tuổi vừa trở về Hàn Quốc từ Tp Hồ Chí Minh của Việt Nam. Cô gái này đã làm việc tại TP HCM từ ngày 10 đến 30/4 và về nước vào ngày 1/5. Ngày 4/5, cô gái này đến một bệnh viện tại Incheon để điều trị bệnh tuyến giáp sau khi có biểu hiện sốt và đau khớp. Tại các bác sĩ phát hiện cô gái nhiễm virus Zika.
KCDC nghi ngờ cô gái có thể đã bị muỗi đốt trong khoảng thời gian tại Việt Nam. Họ cũng đang tiến hành kiểm tra một người từng tiếp xúc với bệnh nhân trong khoảng thời gian từ ngày 13-17/4 tại Việt Nam. Hiện sức khỏe bệnh nhân ổn định.
Ngày 8/5, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏe & Đời sống, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết đã nhận được thông tin này và đang yêu cầu các cơ quan liên quan tiến hành điều tra dịch tễ, làm rõ xem người này đã lưu trú tại những địa điểm nào trong thời gian ở Việt Nam...
Trước đó, đầu tháng 4/2016, Việt Nam cũng thông báo 2 ca nhiễm vi rút Zika đầu tiên gồm một người phụ nữ 64 tuổi tại Nha Trang, Khánh Hòa và một thai phụ 33 tuổi ở quận 2, TP HCM. Tuy nhiên, đến ngày 22/4/2016, cả TP Hồ Chí Minh và Khánh Hòa đều công bố đã hết dịch bệnh do vi rút Zika gây ra ở quy mô cấp xã/phường.
Cũng liên quan đến dịch bệnh do vi rút Zika, hồi cuối tháng 3/2016, Tổ chức Y tế Thế giới cũng thông báo Australia xác nhận một trường hợp nhiễm vi rút Zika sau khi trở về từ Việt Nam
Tại Việt Nam, theo báo cáo từ các Viện Vệ sinh dịch tễ/ Pasteur, các địa phương, kết quả giám sát trọng điểm và tại cộng đồng chưa phát hiện thêm trường hợp mới nhiễm vi rút Zika. Tuy nhiên, sau khi phân tích các thông tin về tình hình dịch bệnh trên thế giới, đặc điểm sự phân bố, lưu hành muỗi Aedes, một loại muỗi vừa truyền bệnh sốt xuất huyết, vừa truyền bệnh do vi rút Zika, các chuyên gia nhận định có thể do đặc điểm vi rút Zika tại Việt Nam thuộc phân típ khu vực châu Á, không hoàn toàn giống với phân típ vi rút Zika khu vực châu Mỹ la tinh nên không bùng phát thành dịch lớn với mức độ lây lan nhanh song trong thời gian tới hoàn toàn có thể sẽ tiếp tục ghi nhận các trường hợp bệnh mới rải rác tại một số địa phương nơi lưu hành dịch bệnh sốt xuất huyết cao, đặc biệt có thể gia tăng trùng với mùa dịch sốt xuất huyết sắp đến gần.
Việt Nam hiện đang áp dụng mức độ cảnh báo ở mức độ hai theo Kế hoạch hành động phòng chống dịch bệnh do virus Zika.
Bộ Y tế cũng cho biết tiếp tục đặt ở mức cảnh giác cao với dịch bệnh do vi rút Zika, tiếp tục đẩy mạnh việc giám sát, lấy mẫu xét nghiệm xác định vi rút Zika để phát hiện sớm, xử lý kịp thời ổ dịch; thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động truyền thông cho cộng đồng, thực hiện các chiến dịch diệt muỗi, loăng quăng (bọ gậy) để phòng bệnh; đặc biệt đối với phụ nữ mang thai hoặc chuẩn bị mang thai thực hiện các biện pháp tránh bị muỗi đốt chủ động theo dõi sức khỏe, khám thai định kỳ, nếu có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đến ở quan y tế để được khám, tư vấn và chẩn đoán điều trị kịp thời, không nên tự ý đi xét nghiệm xác định khi chưa có ý kiến tư vấn của cán bộ y tế
Virus Zika tồn tại từ lâu, gần đây bùng phát mạnh mẽ nhất là khu vực châu Mỹ. Virus Zika bị cho là nguyên nhân gây bệnh đầu nhỏ khiến trẻ sinh ra có phần đầu dị thường, não phát triển lệch lạc hoặc không phát triển dẫn khuyết tật về trí tuệ, vận động và ngôn ngữ. Virus Zika truyền qua muỗi, có thể lây qua đường máu giữa người với người song không phổ biến; truyền từ mẹ sang con khi sinh nhưng không lây qua sữa mẹ. Một số nghiên cứu cũng cho thấy bệnh còn lây qua quan hệ tình dục và đàn ông cũng có thể mắc bệnh. http://suckhoedoisong.vn/dieu-tra-lam-ro-thong-tin-co-gai-han-quoc-nhiem-zika-tu-viet-nam-n116251.html
http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160508/mot-co-gai-han-quoc-nghi-nhiem-virus-zika-o-viet-nam/1097422.html
http://dantri.com.vn/suc-khoe/mot-phu-nu-han-quoc-tro-ve-tu-viet-nam-duoc-xac-dinh-nhiem-vi-rut-zika-20160508144641723.htm
http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/co-gai-han-quoc-nhiem-virus-zika-sau-khi-tro-ve-tu-viet-nam-3399372.html
http://www.vietnamplus.vn/mot-phu-nu-han-quoc-tro-ve-tu-viet-nam-nhiem-virus-zika/384967.vnp
http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/khoanh-vung-noi-o-cua-benh-nhan-han-quoc-nhiem-vi-rut-zika-tai-viet-nam-n20160508181420984.htm
http://plo.vn/suc-khoe/mot-phu-nu-han-quoc-nhiem-virus-zika-sau-khi-tro-ve-tu-tphcm-627742.html
http://anninhthudo.vn/xa-hoi/bo-y-te-xac-nhan-thong-tin-mot-phu-nu-han-quoc-nhiem-zika-sau-khi-tro-ve-tu-viet-nam/677122.antd
Đề phòng virus Zika xuất hiện trở lại với dịch sốt xuất huyết
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết Bộ Y tế đã tổ chức họp Văn phòng đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh (EOC) nhằm tăng cường chia sẻ thông tin và đánh giá nguy cơ dịch bệnh do virus Zika tại Việt Nam trong thời gian tới.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đến cuối tháng 4, đã ghi nhận 68 quốc gia và vùng lãnh thổ có sự lưu hành hoặc có sự lây truyền virus Zika, trong đó có 55 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp tục ghi nhận có sự lây truyền của virus Zika do muỗi truyền. Tại Việt Nam, theo báo cáo từ các Viện Vệ sinh dịch tễ và các địa phương, chưa phát hiện thêm trường hợp mới nhiễm virus Zika. Tuy nhiên, sau khi phân tích các thông tin về tình hình dịch bệnh trên thế giới, đặc điểm sự phân bố, lưu hành muỗi Aedes (một loại muỗi vừa truyền bệnh sốt xuất huyết, vừa truyền bệnh do virus Zika), các chuyên gia nhận định: Có thể do đặc điểm virus Zika tại Việt Nam thuộc phân tuýp khu vực châu Á, không hoàn toàn giống với phân tuýp virus Zika khu vực châu Mỹ Latinh nên không bùng phát thành dịch lớn với mức độ lây lan nhanh.
Song trong thời gian tới có thể sẽ tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc bệnh mới rải rác tại một số địa phương nơi lưu hành dịch bệnh sốt xuất huyết cao, đặc biệt có thể gia tăng trùng với mùa dịch sốt xuất huyết sắp đến gần. http://daidoanket.vn/suc-khoe/de-phong-virus-zika-xuat-hien-tro-lai-voi-dich-sot-xuat-huyet/100303
Đám cưới cổ tích của cô dâu mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Ngày 8 -5, đúng ngày Tan máu bẩm sinh Thế giới, khi chiếc nhẫn cưới được trao vào tay, cô dâu Thiên Hương – bệnh nhân mắc bệnh Tan máu bẩm sinh đã 17 năm bỗng ngập tràn trong hạnh phúc và nhiều người tham dự Hôn Lễ cũng không nén nổi cảm xúc. Tất cả như một đám cưới cổ tích...
Chọn đúng ngày 8-5-2016, nhân Ngày Thalassemia Thế giới, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Hội tan máu bẩm sinh Việt Nam đã tổ chức Lễ thành hôn, thực hiện ước muốn của chị Thiên Hương – người mắc bệnh đã 17 năm kết hôn cùng chồng là một người hoàn toàn khỏe mạnh.
Tình yêu cổ tích vượt nhiều sóng gió
Thiên Hương- người phụ nữ không may mắc bệnh Tan máu bẩm sinh (Thalassemia), từ năm 13 tuổi, đến nay chị đã có hơn 30 năm gắn bó cuộc đời với bệnh viện, truyền máu.
Cách đây hơn 10 năm, chị gặp anh Hoàng Dũng- chàng cán bộ văn hoá mạnh khỏe đang công tác tại Phường Yên Hoà (Cầu Giấy, Hà Nội). Mắc căn bệnh hiểm nghèo, chị không bao giờ nghĩ rằng mình có thể có người yêu, lập gia đình. Nhưng tình yêu đã đến với họ.
Sau hai năm yêu nhau, do vấp phải sự cản trở của gia đình, họ đã không thể làm đám cưới. Song vì tình yêu quá lớn, hai người đã vượt qua tất cả và dọn về chung sống dưới một mái nhà. Khi chị Thiên Hương có bầu 7 tháng, các bác sỹ nói rằng chị không đủ sức khoẻ để chịu đựng ca mổ lấy con. Nhưng chị đã quyết định giữ con bằng mọi giá.
Điều kỳ diệu đã đến với cặp đôi, mặc dù sức khỏe yếu song chị Thiên Hương đã hạ sinh được một cậu con trai kháu khỉnh. Đến nay cậu bé đã tròn 9 tuổi, hoàn toàn thông minh và mạnh khỏe dù có mang gen bệnh.
Qua lời kể của chị Thiên Hương, 10 năm chiến đấu với bệnh tật cùng anh Hoàng Dũng chị có thêm nhiều sức mạnh, sự quyết tâm bởi tình yêu anh dành cho chị quá lớn, chị hạnh phúc vì mình được làm vợ, làm mẹ như bao người phụ nữ bình thường khác.
Tuy nhiên điều đau đáu của cả anh Hoàng Dũng và chị Thiên Hương vẫn là anh chị chưa một ngày được thực hiện nghi lễ thiêng liêng mà bất kỳ cặp đôi nào cũng mong muốn đó là lễ cưới.
Giây phút hạnh phúc bất tận khi hai người trao nhau cặp nhẫn cưới hạnh phúc, gắn kết hai số phận, khiến hai người yêu nhau được ở bên nhau mãi mãi.
Sẽ tiếp tục có thêm những đứa con khỏe mạnh
Biết được câu chuyện tình vượt qua bao gian khổ khó khăn của anh chị, và tâm nguyện đau đáu của hai người, lãnh đạo Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã lên kế hoạch, kêu gọi tài trợ để giúp cặp đôi này có được một lễ cưới cổ tích.
Chọn đúng ngày 8-5-2016, nhân Ngày Thalassemia Thế giới, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Hội tan máu bẩm sinh Việt Nam đã tổ chức đám cưới cổ tích cho vợ chồng anh chị Hoàng Dũng- Thiên Hương.
Chủ hôn của đám cưới đặc biệt này là GS.TS. Nguyễn Anh Trí, Giám đốc Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương. Khi bước lên sân khấu tiến hành nghi lễ ông đã không thể phát biểu được do quá xúc động.
Dưới khán đài, hàng ngàn con mắt theo dõi hôn lễ, ai cũng không nén được giọt nước mắt trào dâng xúc động. Tất cả đều cảm phục nghị lực của anh Dũng chị Hương và cầu mong cho những bất hạnh bệnh tật mà họ chịu đựng sẽ được bù đắp bằng tình yêu ấm áp, sự quan tâm, sẻ chia của cộng đồng.
Xúc động trong Lễ thành hôn của cặp đôi, GS.TS Nguyễn Anh Trí phát biểu: Hạnh phúc của anh Dũng chị Hương hôm nay là sự quyết liệt vượt lên số phận. Tất cả những điều đó là nhờ có tình yêu vô cùng lớn mà một người đàn ông hoàn toàn khỏe mạnh như anh Dũng dành cho cô dâu không may mắc bệnh.
GS.TS. Nguyễn Anh Trí cho biết, nếu chị Thiên Hương và anh Hoàng Dũng muốn sinh thêm một em bé, thì ông và các thầy thuốc của Viện Huyết học Truyền máu Trung ương sẽ trợ giúp để cháu bé sinh ra khoẻ mạnh, không có gen bệnh Tan máu bẩm sinh.
GS.TS. Nguyễn Anh Trí cũng mong muốn dư luận xã hội có cái nhìn thiện cảm, giúp đỡ bệnh nhân Tan máu bẩm sinh như chị Hương có cuộc sống bình thường, tuyệt đối tránh tình trạng kỳ thị bởi hơn ai hết họ là những người kém may mắn khi không may mắc bệnh.
Tại Việt Nam hiện có hơn 20 nghìn bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh cần được truyền máu thường xuyên. Mỗi năm Việt Nam có 2000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Bệnh Tan máu bẩm sinh hoàn toàn có thể chữa được và tránh được, nếu các các cặp đôi trước khi cưới đi xét nghiệm máu để được tư vấn trước hôn nhân, đồng thời xác định người mang gen bệnh. Do tính chất nguy hiểm của bệnh nên hàng năm thế giới chọn ngày 8-5 là ngày Thalassimia thế giới nhằm kêu gọi cộng đồng chung tay đẩy lùi bệnh tật. http://suckhoedoisong.vn/dam-cuoi-co-tich-cua-co-dau-mac-benh-tan-mau-bam-sinh-n116248.html
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/roi-nuoc-mat-trong-dam-cuoi-co-tich-tai-benh-vien-20160508143452032.htm
http://dantri.com.vn/suc-khoe/dam-cuoi-nhu-mo-tai-benh-vien-cua-nguoi-phu-nu-mac-benh-tan-mau-bam-sinh-20160508144032496.htm
http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/dam-cuoi-co-tich-cua-co-gai-mac-benh-tan-mau-3399402.html
http://giadinh.net.vn/gia-dinh/dam-cuoi-dac-biet-trong-benh-vien-cua-benh-nhan-bi-tan-mau-bam-sinh-2016050816162897.htm
Nhiều người không biết mình mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Hướng ứng Ngày Thalassemia Thế giới 8.5 (bệnh tan máu bẩm sinh), Viện Huyết học – Truyền máu TƯ đã tổ chức hàng loạt các sự kiện như mittinh, tổ chức đám cưới cho bệnh nhân, tọa đàm và hội thảo nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh tan máu bẩm sinh. Tại chuỗi hoạt động này, các nhà khoa học cho biết, có nhiều người mắc bệnh nhưng chưa thực sự biết mình đang mang bệnh.
Bệnh tan máu di truyền bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh lý huyết học di truyền và là căn bệnh di truyền phổ biến nhất trên thế giới. Ở Việt Nam ước tính có khoảng 10 triệu người mang gen bệnh tan máu di truyền bẩm sinh, có khoảng 20.000 người bị bệnh cần phải điều trị, người bị bệnh và mang gen bệnh có ở tất cả các tỉnh/ thành phố, ở các dân tộc, tuy nhiên các dân tộc miền núi có tỷ lệ cao hơn. Điều đáng quan tâm hơn, mỗi năm có thêm 2.000 trẻ em sinh ra bị bệnh.
Trong khi đó, nhận thức của cộng đồng, kể cả của bệnh nhân và cán bộ y tế về bệnh này còn mờ nhạt. Phương tiện chẩn đoán, phác đồ chẩn đoán và điều trị tại đa số các bệnh viện còn vô cùng đơn giản và nghèo nàn. Điều đáng nói nhất là những người mang gen về bệnh không biết về căn bệnh này, không biết mình đang mang gen bệnh do vậy tỷ lệ hai người cùng mang gen bệnh kết hôn với nhau càng cao dẫn đến càng có nhiều trẻ sinh ra bị bệnh. Điều này, đã và đang ảnh hưởng xấu tới chất lượng dân số và sự phát triển của giống nòi. Theo tính toán của Viện Huyết học – Truyền máu TƯ thì trung bình chi phí điều tri cho một bệnh nhân mức độ nặng từ khi sinh ra tới 30 tuổi khoảng gần 3 tỷ đồng. Để tất cả các bệnh nhân được điều trị đầy đủ, mỗi năm cần khoảng 500.000 đơn vị máu an toàn, với tổng chi phí điều trị đến gần 2.000 tỷ đồng, bao gồm chi phí thuốc thải sắt và máu.
Phát biểu tại cuộc tọa đàm về bệnh Tan máu bẩm sinh, Gs – Ts Giám đốc Viện Huyết học – Truyền máu TƯ Nguyễn Anh Trí cho rằng, truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh là một trong những giải pháp quan trọng, để người dân có được những hiểu biết về bệnh, từ đó có những thay đổi trong việc phòng, chữa bệnh, bao gồm việc tham gia tư vấn trước hôn nhân, chẩn đoán trước sinh... Bên cạnh đó, phải tập trung nghiên cứu về dịch tễ học ở từng địa phương và theo dân tộc học làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, nhân lực, vật lực... cũng như tổ chức hệ thống phòng chống bệnh cho mỗi khu vực.
Hiện, việc ghép tế bào gốc cho bệnh nhân bị tan máu di truyền bẩm sinh đã được thực hiện ở một số cơ sở y tế, trong đó có Viện Huyết học – Truyền máu TƯ. http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=371735
Báo điện tử VNExpress online: Thu hồi văcxin bại liệt đường uống
Bộ Y tế đã yêu cầu các đơn vị thu hồi và tiêu hủy văcxin bại liệt uống OPV chứa 3 tuýp virus bại liệt 1, 2, 3 để thay thế bằng văcxin mới chỉ gồm tuýp 1 và tuýp 3.
Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố đã thanh toán toán thành công virus bại liệt tuýp 2 trên toàn cầu. Hầu hết các quốc gia đang sử dụng văcxin ngừa cả 3 tuýp virus bại liệt 1, 2 và 3 (OPV3). WHO cảnh báo nếu tiếp tục sử dụng văcxin bại liệt cũ chứa virus tuýp 2 tiêm cho trẻ có thể dẫn đến nguy cơ bị bệnh bại liệt do virus tuýp 2 biến đổi di truyền.
Tại cuộc họp Đại Hội đồng Y tế Thế giới thông qua chiến lược “Thanh toán bệnh bại liệt toàn cầu giai đoạn 2013-2018”, WHO yêu cầu các quốc gia chuyển đổi thay thế văcxin bại liệt uống 3 tuýp (OPV3) bằng văcxin 2 tuýp trong chương trình Tiêm chủng mở rộng từ tháng 5 năm nay.
Trao đổi với VnExpress.net, tiến sĩ Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết Việt Nam đang triển khai kế hoạch thay thế văcxin bại liệt uống 3 tuýp bằng văcxin bại liệt uống 2 tuýp từ tháng 6, hướng tới mục tiêu không còn bệnh bại liệt.
Hiện nay virus bại liệt hoang dại vẫn còn lưu hành ở một số quốc gia Nam Á như Afghanistan, Pakistan, một số nước đã thanh toán bệnh này gần đây báo cáo có các trường hợp virus bại liệt hoang dại xâm nhập. Sự xâm nhập của virus bại liệt hoang dại và nguy cơ tái bùng phát dịch tại một số nước cho thấy nguy cơ virus này có thể xâm nhập vào Việt Nam.
Văcxin OPV 3 chứa 3 tuýp virus bại liệt được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các nước, mang lại hiệu quả cao trong công tác phòng, chống bệnh bại liệt. Việt Nam và các nước khu vực Tây Thái Bình Dương đã thanh toán thành công bệnh này từ năm 2000. 15 năm qua ngành y tế nước ta vẫn bảo vệ được thành quả ấy thông qua công tác giám sát liệt mềm cấp và duy trì tỷ lệ uống 3 liều văcxin bại liệt OPV3 ở trẻ dưới một tuổi luôn đạt trên 90% ở quy mô toàn quốc. Theo bà Hồng, văcxin mới sẽ sớm được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng để thay thế văcxin cũ nhằm duy trì thành quả thanh toán bệnh bại liệt trên cả nước và tiến tới mục tiêu không còn bệnh này trên phạm vi toàn cầu. http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/thu-hoi-vacxin-bai-liet-duong-uong-3399217.html
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suc-khoe/833600/tu-thang-5-2016-ngung-su-dung-vac-xin-bai-liet-uong-topv
http://vtv.vn/suc-khoe/ngung-su-dung-vaccine-bai-liet-dang-uong-opv-20160508054937932.htm
http://nongnghiep.vn/thu-hoi-triet-de-vacxin-topv-post163774.html
http://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/thu-hoi-vacxin-bai-liet-duong-uong-1847709-l.html
Vì sao phải ngưng sử dụng vắc xin bại liệt tOPV?
Việc Cục quản lý Dược (Bộ Y tế) mới ra công văn thông báo thu hồi, ngưng sử dụng trên toàn quốc từ tháng 5.2016 đối với vắc xin phòng bại liệt tOPV cho trẻ nhỏ khiến nhiều gia đình nghi ngại về vắc xin này.
Theo thông báo của Cục quản lý Dược, từ 1.5.2016, vắc xin tOPV bại liệt uống (là vắc xin sống giảm độc lực chứa 3 tuýp vi rút bại liệt 1,2 và 3, số đăng ký: QLSP-H02-0801-14) ngưng phân phối và sử dụng trên toàn quốc.
Bộ Y tế yêu cầu Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia (Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư) tổ chức thu hồi toàn bộ số vắc xin nêu tại tất cả các cơ sở tiêm phòng trên toàn hệ thống, đồng thời phối hợp với nhà sản xuất đề xuất phương án tiêu hủy. Vắc xin OPV chứa 2 týp 1 và 3 (bOPV) sẽ sử dụng thay thế cho vắc xin tOPV.
Về vấn đề này, Dự án Tiêm chủng mở rộng (Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư) cho biết, tại Việt Nam, vắc xin tOPV đã được triển khai từ năm 1985 cho trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi. Nhờ uống vắc xin tOPV đạt tỷ lệ cao trên toàn quốc trong tiêm chủng thường xuyên và trong các chiến dịch cho trẻ dưới 5 tuổi mà Việt Nam đã chính thức thanh toán bệnh bại liệt từ năm 2000.
Mở website đăng ký tiêm vắc xin
Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư ra thông báo, từ 9 giờ sáng 29.12, sẽ chính thức mở website để người dân đăng ký tiêm vắc xin dịch vụ “5 trong 1”.
Tuy nhiên, vắc xin tOPV là vắc xin sống (vắc xin chứa các thành phần vi rút bại liệt được làm suy yếu) nên có tỷ lệ rất nhỏ nguy cơ vi rút biến đổi, nhân lên trong đường ruột, đào thải qua phân ra môi trường và có khả năng gây bệnh ở cộng đồng. Mặc dù tỷ lệ này là rất hiếm nhưng trên thế giới cũng đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh bại liệt do vi rút có nguồn gốc vắc xin và thường gặp nhất là vi rút týp 2.
Hướng tới một thế giới không còn bệnh bại liệt, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đặt mục tiêu Thanh toán bệnh bại liệt trên toàn cầu vào năm 2020. Tháng 9.2015, WHO đã công bố thanh toán vi rút bại liệt hoang dại týp 2 trên toàn cầu. Để thực hiện mục tiêu quan trọng này, WHO yêu cầu các quốc gia cần thay thế vắc xin bại liệt 3 týp (tOPV) bằng sử dụng vắc xin bại liệt uống 2 týp bOPV (chứa vi rút bại liệt 1 và 3) để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ bệnh bại liệt do vi rút týp 2 dù ở mức rất nhỏ. Không chỉ có Việt Nam, hiện nay đã có hơn 150 nước trên thế giới hoàn thành việc chuyển đổi này. Đây được đánh giá là một trong những chiến dịch có quy mô lớn nhất, triển khai đồng loạt tại nhiều quốc gia.
Lịch tiêm chủng không thay đổi
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng xác nhận: Tại Việt Nam, từ tháng 6.2016, chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ chuyển sang sử dụng vắc xin phòng bại liệt OPV 2 týp (bOPV) thay thế cho vắc xin bại liệt uống 3 týp (tOPV) trước đây. Trên thế giới, tất cả các quốc gia sử dụng vắc xin tOPV đều đổi sang vắc xin bOVP.
“Cả hai loại vắc xin đều an toàn và hiệu quả, chỉ khác nhau về thành phần kháng nguyên phòng bệnh bại liệt”, ông Phu cho biết.
Lịch tiêm chủng vắc xin bại liệt sẽ không thay đổi. Cụ thể: liều 1 khi trẻ 2 tháng tuổi; liều 2 khi trẻ 3 tháng tuổi; liều 3 khi trẻ 4 tháng tuổi. Các trẻ trước đây đã uống vắc xin tOPV sẽ tiếp tục uống liều tiếp theo với vắc xin bOPV mà không cần uống lại từ đầu.
“Việt Nam đã thanh toán bại liệt nhưng vẫn tiếp tục triển khai uống vắc xin bOPV để duy trì thành quả thanh toán bệnh bại liệt, tránh cho bệnh dịch trở lại”, ông Phu nhấn mạnh. http://thanhnien.vn/thoi-su/vi-sao-phai-ngung-su-dung-vac-xin-bai-liet-topv-700273.html
Phát triển y tế cơ sở từ sức mạnh chương trình Kết hợp quân dân y
Chương trình kết hợp quân dân y (KHQDY) triển khai sau 10 năm đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế. Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng vẫn phối hợp tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm không ngừng phát triển y tế cơ sở phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân và bảo đảm y tế cho quốc phòng góp phần xây dựng các tỉnh, thành phố khu vực phòng thủ vững chắc.
Lịch sử hình thành KHQDY trải qua 4 giai đoạn, từ cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954); kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1954 - 1975); các cuộc chiến tranh chống lấn chiếm tại biên giới phía Bắc và biên giới phía Nam (1975 - 1989); cho đến sự nghiệp xây dựng và bảo tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (1990 đến nay).
Dù ở giai đoạn nào, thời kỳ nào đấu tranh giải phóng dân tộc hay bảo vệ tổ quốc nhưng tinh thần xuyên suốt của KHQDY luôn có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Điều này được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, sự lãnh đạo của 2 Bộ Quốc phòng và Y tế. Bên cạnh đó còn có sự giúp đỡ, phối hợp của các cấp, các ngành và sự đoàn kết hiệp đồng của QDY cùng thực hiện nhiệm vụ. Nói cách khác, KHQDY đã trở thành nguyên tắc trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, bộ đội theo định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước.
Tổng kết 10 năm triển khai, chương trình KHQDY đã đạt được những thành tựu nhất định. Trong đó phải kể đến những đóng góp to lớn vì nhân dân quên mình của đội ngũ y, bác sĩ và sự tin yêu của người dân dành cho những những quân y, y sĩ, bác sĩ tại các cơ sở y tế KHQDY.
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, các mô hình khác nhau của KHQDY đã được hình thành, hoàn thiện và tiếp tục mở rộng. Bao gồm, phòng khám, trạm y tế, bệnh xá, trung tâm y tế KHQDY và lớn hơn nữa là bệnh viện KHQDY. Mô hình y tế KHQDY có vị trí thường nằm ở những địa bàn quốc phòng an ninh, kể cả tại các vùng biển đảo là nơi rất nhạy cảm, khó khăn, hệ thống y tế dân sự thiếu, nguồn lực yếu. Nhưng khi kết hợp QDY lại tạo ra nguồn lực mới, rất hiệu quả và được chính quyền địa phương ủng hộ. Từ những ngày đầu khó khăn, năm 2006 chương trình KHQDY đã trở thành dự án nên được đánh giá là mục tiêu quốc gia và nguồn lực đã tốt hơn nhiều. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng thống nhất đầu tư hoàn chỉnh cho hơn 700 trạm y tế, đầu tư từng mảng cho hơn 2000 trạm y tế. Những trạm y tế này thường ở những vị trí xung yếu hết sức khó khăn, hệ thống y tế đơn thuần không thể đáp ứng được yêu cầu và không hoàn thành được nhiệm vụ, nhưng khi kết hợp lại tạo ra những cơ sở y tế phục rất tốt đáp ứng nhu cầu cấp bách của người dân.
Đồng quan điểm, Cục trưởng Cục quân y, Bộ Quốc phòng Vũ Quốc Bình chia sẻ, trong ngành y tế phân cấp về chức năng, nhiệm vụ theo tuyến, vì thế tuyến KHQDY có trách nhiệm giải quyết chăm sóc y tế mang tính chất cơ sở theo phân định của chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên với những vùng biển đảo có đặc thù khó khăn về khoảng cách địa lý, nhiều trường hợp không thể có chi viện từ tuyến sau ngay được. Điều đáng mừng, hiện nay đã có sự phát triển về y học từ xa nhằm đáp ứng những khó khăn trong tuyến cơ sở do khoảng cách về địa lý, địa hình bằng cách kết nối trực tuyến qua mạng Telemedicine (y học từ xa) để những chuyên gia từ tuyến sau có thể trực tiếp tư vấn hoặc mới đây đã có trường hợp tiến hành ca mổ ruột thừa được chỉ đạo thực hiện các bước từ xa qua hình thức này. Như vậy những vấn đề khó khăn từ tuyến trước không giải quyết được đã kịp thời có hỗ trợ từ tuyến sau bằng hình thức trực tuyến từ xa. Nhờ sự phát triển khoa học kỹ thuật, sự phát triển của KHQDY, sự quan tâm của 2 Bộ Y tế và Quốc phòng với sự chỉ đạo chung của Đảng và Nhà nước thì sự chăm sóc sức khỏe cho ngư dân, đặc biệt vùng biển đảo xa xôi đến nay đã được thực hiện rất tốt.
Bên cạnh những tiến bộ khoa học kỹ thuật của Tây y, đất nước ta cũng là một vùng đất có nhiều dược liệu quý từ thiên nhiên và nền y học cổ truyển phong phú. Việc phát huy những bài thuốc, phương pháp y học cổ truyền, phía Bộ Y tế đã có chỉ đạo chung về việc áp dụng y học cổ truyền trong khám, chữa bệnh. Việc tận dụng y học cổ truyền trong điều trị tại các cơ sở y tế KHQDY sẽ khắc phục phần nào khó khăn tại các vùng xung yếu vùng sâu, vùng xa. Cục trưởng Vũ Quốc Bình cho biết, phía quân đội luôn có phòng y học cổ truyền ở cơ quan chỉ đạo chiến lược, tại các bệnh viện luôn chủ trương khuyến khích tỷ lệ ứng dụng y học cổ truyền trong điều trị, có nơi đạt 20 - 40% áp dụng đơn thuốc y học cổ truyền tùy vị trí kê đơn thuốc. Trong các đơn vị bộ đội luôn có vườn thuốc nam, quy định phải trồng ít nhất 10 loại cây thuốc thông thường để chữa bệnh, vườn cây thường xuyên được trồng chăm sóc và được tính vào điểm thi đua để phục vụ việc khai thác sử dụng chăm sóc sức khỏe ban đầu. Quân đội có viện y học cổ truyền khá lớn là nơi bào chế, nghiên cứu các phương thuốc cổ truyền, kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ y tế để đào tạo, giao lưu với các nước, khu vực xung quanh về phát triển y học cổ truyền. Trong quân đội có khẩu hiệu “Thầy tại chỗ, thuốc tại chỗ” để nói về y học cổ truyền được triển khai rất có hệ thống. Gần đây, quân đội có chương trình xác định những khu trồng, phát triển những cây dược liệu quý nhằm cung cấp phục vụ cho y học cổ truyền.
Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn nhận định rằng, việc phát triển y học cổ truyền cũng được xác định là mục tiêu trọng tâm trong thời gian tới. Thể hiện rõ nhất trong việc vừa qua QH thông qua Luật dược, trong luật đã nêu rõ về việc phát triển y học cổ truyền, bởi đây là tiềm lực sẵn có trong nước có thể tự sản xuất, bào chế không hề bị phụ thuộc về nguyên liệu như đối với thuốc tây. Bộ Y tế đã xây dựng tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, trong đó có tiêu chí phát triển y học cổ truyền nghĩa là khuyến khích sử dụng ít nhất 20% cây thuốc, vị thuốc cổ truyền đối với cả y tế quân đội hay dân sự và hiện nay tỷ lệ này đang tăng lên. Để phát triển được điều này cần tạo điều kiện, cả thầy thuốc và bệnh nhân đều phải yêu quý, tin tưởng đối với sử dụng phương thức, bài thuốc cổ truyền. Thực tế đã chứng minh có rất nhiều bài thuốc rất tốt được sử dụng rộng rãi. Điều này cũng làm giảm khó khăn về vấn đề nguồn lực tại các cơ sở y tế KHQDY.
Ngày nay dịch vụ bác sĩ gia đình đang được quan tâm và phát triển. Chiến lược phát triển y học gia đình đang được đẩy mạnh nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe người dân có chất lượng từ tuyến cơ sở. Những phòng khám KHQDY tại các khu vực biên giới là nơi tiếp xúc thường xuyên, trực tiếp nhất với người dân. Để những phòng khám KHQDY có kiến thức về y học gia đình nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân tại khu vực biên giới là mục tiêu của dự án KHQDY trong thời gian qua. Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn khẳng định, đây là mục tiêu trọng tâm ưu tiên để cố gắng xây dựng hệ thống phòng khám KHQDY khu vực biên giới tích hợp hoàn toàn với hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu. Những năm qua, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức đào tạo nâng cao hơn 3 lớp với khoảng hơn 300 đồng chí quân y hầu hết đang công tác tại các đồn biên phòng.
Trong thực tế vẫn xảy ra tình trạng người dân Việt Nam tại một số tỉnh biên giới như Cao Bằng, Lào Cai cũng sang Trung Quốc chữa bệnh rất nhiều. Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn cho rằng, cần tăng chất lượng phòng khám QDY để người dân Việt Nam không phải sang nước láng giềng khám. Qua khảo sát, tại biên giới với Lào và Campuchia, chất lượng phòng khám nước bạn còn nhiều mặt chưa bằng với của nước ta nên người dân nước bạn cũng tìm đến nước ta để khám chữa bệnh. Ngược lại, khu vực biên giới phía Bắc, qua tìm hiểu cũng thấy rằng, đa phần người dân nước ta sang Trung Quốc chủ yếu để khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền vì bên Trung Quốc là đất nước có rất nhiều bài thuốc y học cổ truyền có tiếng. Để giảm tình trạng người dân sang nước bạn khám chữa bệnh, chương trình KHQDY cũng đã đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng phòng khám ngày càng tốt hơn để phục vụ người dân. Tuy nhiên cũng do hạn chế về mặt quy mô phòng khám, cơ sở kỹ thuật cũng ở mức độ nhất định nên chủ yếu phòng khám KHQDY chỉ đáp ứng việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Nhu cầu cấp thiết của người dân được khám chữa bệnh tại điểm y tế gần nhất. Vì vậy, Bộ Y tế cũng đưa ra mục tiêu cung ứng dịch vụ y tế gần nơi sinh sống của dân đó chính là trạm y tế KHQDY. Vấn đề hiện nay, tại các đồn biên phòng, thuốc được cấp phục vụ cho bộ đội nhưng với nhiệm vụ chính trị đã được mở rộng cấp phục vụ cho nhân dân để giải quyết vấn đề cấp bách. Tuy nhiên vấn đề liên quan đến số lượng thuốc cung cấp còn gặp nhiều khó khăn. Luật bảo hiểm y tế đã cho phép người dân sử dụng bảo hiểm y tế tại huyện hoặc có thể tại xã. Trách nhiệm của ngành y tế là phối hợp với quốc phòng để nâng cao chất lượng KHQDY ngày càng tốt hơn. Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn cho biết, xuất phát từ điều này, Bộ Y tế đã làm việc với BHXH, thống nhất tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện sẽ được BHXH ký hợp đồng. Để xác định đủ điều kiện đã có thông tin hướng dẫn đầy đủ, nhưng trách nhiệm của cơ sở phải trình lên cơ quan cấp trên quản lý đó là Sở Y tế để xác minh xem xét để BHXH ký kết hợp đồng phục vụ nhu cầu người dân. Đây là giải pháp trước mắt nhưng cũng có trường hợp một số trạm y tế, bệnh xá KHQDY gặp khó khăn do chưa đủ bác sĩ, chỉ có nhân lực là y sĩ . Vấn đề này Bộ Y tế, ban chỉ đạo KHQDY, Cục quân y đang nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp.
Để phát triển chương trình KHQDY trong tương lai, ngoài kinh nghiệm và những hiệu quả đã đạt được vẫn cần sự đầu tư hơn nữa, giải pháp đưa ra là sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau từ các chương trình mục tiêu khác, đặc biệt tuyên truyền vận động các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm. Bởi nguồn lực cho từng trạm y tế KHQDY không lớn, nhưng không thể không quan tâm, vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương rất quan trọng để có thể duy trì, tạo ra hệ thống mạng lưới số lượng trạm y tế KHQDY nhiều hơn phục vụ nhu cầu người dân tuyến cơ sở. Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn chia sẻ, Bộ Y tế cùng Bộ Quốc phòng đã được Chính phủ chấp thuận trong thời gian tới sẽ xây dựng Nghị định về KHQDY, hướng dẫn chuyên môn, tổ chức đào tạo với các chiến sĩ quân y về những kiến thức chăm sóc bà mẹ trẻ em, dinh dưỡng, chăm sóc người cao tuổi, tập huấn bác sĩ gia đình…. nhằm nâng cao nghiệp vụ, nâng cao chất lượng để cung ứng nhiều dịch vụ hơn, đáp ứng cao hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân tuyến cơ sở đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa, biến giới hải đảo. http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=371734
Kết hợp quân dân y để chăm sóc sức khỏe nhân dân: Hơn 20 chuyến bay đột xuất đưa người bệnh vào đất liền cấp cứu
Cứ mỗi khi có dịch lớn, thảm họa hay thiên tai, sự tiên phong có mặt, xông xáo và trách nhiệm của các chiến sĩ quân y cùng với lực lượng y tế địa phương kịp thời tổ chức cứu chữa cho nạn nhân, giảm thương tích và tử vong, đã trở thành hình ảnh đẹp, không thể thiếu, tạo nên niềm tin yêu trong nhân dân suốt 10 năm qua –10 năm thực hiện kết hợp quân và dân (KHQDY) trên cả nước.
Trong các tình huống đột xuất về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, hay thiên tai thảm họa, sự kết hợp giữa dân và quân y mang ý nghĩa đặc biệt. Những chiến sĩ bộ đội áo trắng có mặt rất sớm trong những vụ bão, lụt, lũ quét, lốc xoáy, sạt lở đất... xảy ra ở Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, cháy rừng ở Lào Cai, Cà Mau; bão lũ tại miền Trung các năm 2007, 2008, 2011... đã cấp cứu, vận chuyển, góp phần làm giảm tỷ lệ thương vong cho nhân dân.
Bộ Quốc phòng đã điều động hàng trăm tổ quân y đến các khu vực trọng điểm, phối hợp với các bệnh viện (BV), các trung tâm y tế địa phương cấp cứu, điều trị cho nhân dân. Đặc biệt, trong vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ ngày 26-9-2007, 11 tổ quân y của Quân khu 9 đã có mặt kịp thời, tham gia cấp cứu tại hiện trường và phun thuốc xử lý vệ sinh môi trường được 10.000m².
BV Quân y 121 (Quân khu 9) đã xử trí cấp cứu 32 nạn nhân, trong đó nhiều bệnh nhân rất nặng đã được cứu chữa khỏi; tiếp nhận bảo quản 49 nạn nhân tử vong, phối hợp với các cơ quan chức năng xác định danh tính và cùng các cơ quan chức năng chuyển nạn nhân về địa phương đảm bảo an toàn, tình nghĩa.
Một minh chứng nữa cho công tác KHQDY trong cứu hộ, cứu nạn là ở vụ sập cầu treo Chu Va (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) năm 2014. Ngay sau khi xảy ra sự cố, BV Bạch Mai, BV Việt Đức đã cử đoàn công tác gồm hàng chục chuyên gia đầu ngành về hồi sức cấp cứu, gây mê hồi sức, huyết học truyền máu, chấn thương chỉnh hình mang theo các trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc thiết yếu, máu, dịch truyền đến Lai Châu cứu chữa cho nhân dân.
Cùng lúc, lực lượng quân y và y tế địa phương cũng có mặt, kịp thời khắc phục hậu quả, cứu chữa cho các nạn nhân. Lực lượng cán bộ y tế trong và ngoài quân đội được huy động đông đảo đã nhanh chóng khắc phục hậu quả của thiên tai, hạn chế thấp nhất tử vong.
Riêng vụ cháy nổ ở nhà máy Z121, Quân khu 2 đã cử 8 tổ cấp cứu gồm 37 người và 8 xe cứu thương phối hợp với Viện Bỏng quốc gia, BV Quân y 103 và y tế địa phương cứu chữa, vận chuyển 47 nạn nhân, góp phần giảm tỷ lệ thương vong cho người bị nạn. Sự phối hợp chặt chẽ giữa quân dân y giúp cho ngành y tế luôn chủ động trong phòng và giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai, thảm họa gây ra.
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn nhấn mạnh: Vai trò của việc KHQDY ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, biển, đảo càng đặc biệt, khi mạng lưới khám, chữa bệnh (KCB) và phòng chống dịch bệnh có mặt khắp mọi miền.
Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng và các địa phương đã xây dựng được hệ thống 152 phòng khám quân dân y tại các đồn biên phòng đóng quân dọc tuyến biên giới, thực sự là “cánh tay kéo dài” của các trạm y tế xã đến tận thôn, buôn, bản của đồng bào để chăm sóc sức khỏe cho đồng bào và giúp dân phát triển kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo.
Ngoài KCB, quân y bộ đội biên phòng còn tham gia các chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét, phòng chống lao, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, sức khỏe sinh sản..., vận động bà con xây dựng nếp sống vệ sinh khoa học, bài trừ hủ tục lạc hậu. Các phòng khám của quân y biên phòng thực sự là chỗ dựa cho bà con ngư dân trên biển mỗi khi bị bệnh, nhất là khi cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân về các cơ sở y tế trên đất liền.
Trong 10 năm qua, dự án QDYKH đã đầu tư nâng cao năng lực hoạt động cho 529 trạm y tế xã, củng cố hơn 500 trạm với tổng ngân sách 420.397 triệu đồng. Số trạm y tế vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được củng cố là 410 trạm (chiếm 77,50%). Bảo đảm y tế cho nhân dân vùng biển, đảo là một vấn đề hết sức đặc thù, khó khăn, nhưng có tính chiến lược trong phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Vì vậy thời gian qua, dự án QDYKH đã đầu tư cơ bản trang thiết bị y tế có kết nối mạng Internet phục vụ triển khai hệ thống Telemedicine cho các phòng mổ trên huyện đảo: Bạch Long Vỹ, Phú Quý, Thổ Chu; hỗ trợ trang thiết bị y tế cho các huyện đảo: Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cô Tô vv…
Thiếu tướng Vũ Quốc Bình, Cục trưởng Cục Quân y (Bộ Quốc phòng) cho biết: Bộ Quốc phòng không bao giờ từ chối người dân ở các hải đảo khi bị ốm đau và đã tổ chức hơn 20 chuyến bay khẩn cấp, đột xuất trên biển để đưa người dân vào bờ. Những khi thời tiết xấu, vẫn chờ ngay khi có thể đi được là máy bay hoặc tàu ra đón người bệnh vào bờ chăm sóc sức khỏe.
Trên khu vực quần đảo Trường Sa – DK, Cục Quân y tham mưu cho Bộ Quốc phòng cử các tổ quân y từ các BV quân y đến thường trực tại bệnh xá các đảo, chủ động lực lượng, phương tiện sẵn sàng tăng cường cho huyện đảo Trường Sa.
Ngoài hình thức đào tạo tập trung, thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, các BV quân y, BV dân y tuyến Trung ương đã cử hàng trăm cán bộ xuống giúp đỡ, chuyển giao kỹ thuật có hiệu quả cho các BV, bệnh xá tuyến dưới, tiêu biểu là các BV Bạch Mai, Việt Đức, BV Quân y 108, 175, 103...
Ban Quân dân y cấp Bộ còn hỗ trợ kinh phí cho các Quân khu tổ chức đào tạo hàng nghìn nhân viên y tế thôn bản, từ nguồn chiến sỹ là con em đồng bào dân tộc, trở về tham gia làm công tác y tế thôn bản.
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn khẳng định: 10 năm thực hiện KHQDY, cái được lớn nhất là lòng tin của người dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc ít người, cư dân, ngư dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, biển, đảo chính nhờ được bình đẳng trong KCB. http://cand.com.vn/y-te/Hon-20-chuyen-bay-dot-xuat-dua-nguoi-benh-vao-dat-lien-cap-cuu-391830/
Xúc động giây phút bác sĩ cúi đầu mặc niệm nam thanh niên 20 tuổi hiến tạng
Đúng 13h, trước khi lấy tạng từ nam thanh niên chết não hiến tạng, ê-kíp gồm các y bác sĩ Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) đã dành một phút mặc niệm để tri ân bệnh nhân. Tạng được hiến giúp hồi sinh 4-5 cuộc đời khác.
GiadinhNet – Khi sự sống chỉ còn tính bằng ngày bởi suy gan, suy tim giai đoạn cuối, hai vị cán bộ cấp cao ngành công an đã được các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức ghép tim, ghép gan thành công. Tạng được chuyển từ TPHCM ra Hà Nội bằng đường hàng không.
Đó là nam thanh niên 20 tuổi, không may bị tai nạn giao thông, được xác định chết não tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM). Gia đình anh đã đồng ý hiến 2 thận, tim, gan và hai giác mạc để giúp hồi sinh những cuộc đời khác.
Hai quả thận của anh đã được ghép cho 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy, còn tim và gan đã được vận chuyển ra Hà Nội để ghép cho hai bệnh nhân khác – những người mà sự sống chỉ còn được tính bằng ngày.
Đó là hai cán bộ cấp cao ngành công an đã về hưu. Người nhận gan hiến là một bệnh nhân nam, 54 tuổi, bị suy gan giai đoạn cuối, nguyên là Thiếu tướng, lãnh đạo ngành công an tỉnh miền núi.
Còn bệnh nhân nhận tim năm nay 64 tuổi, nguyên là cán bộ cấp cao của Bộ Công an, bị suy tim giai đoạn cuối, đặt stents 9 lần. Sự sống của cả hai bệnh nhân này đều tính bằng ngày.
12h trưa ngày 26/4, người hiến tạng được chuyển vào phòng mổ, cùng lúc đó, ê-kíp đã mời đại diện cơ quan công an, giám định pháp y tới làm việc. 12h43 phút, cơ quan công an và pháp y đã đồng ý cho phép được lấy tạng từ người hiến chết não.
Đúng 13h, phút mặc niệm người hiến tạng chết não trước khi tiến hành lấy tạng. Nhớ lại giây phút xúc động và thiêng liêng đó, PGS,TS Nguyễn Hữu Ước – Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực (Bệnh viện Việt Đức) chia sẻ: “Tôi vinh dự được ê-kíp cử làm điều hành phút mặc niệm cho bệnh nhân hiến tạng. Tôi nghĩ, đó là một hành động đẹp, rất nhân văn của các bác sĩ tại Bệnh viện Chợ Rẫy và các bác sĩ nói chung”.
Chia sẻ thêm về ca ghép tạng đặc biệt này, PGS. TS Nguyễn Hữu Ước cho biết, bản thân ê-kíp bác sĩ từ Hà Nội vào TP HCM để lấy tạng và vận chuyển tạng đã phải hội chẩn rất nhiều với các bác sĩ trong Bệnh viện Chợ Rẫy, bởi khi người hiến tạng đã bị tai nạn giao thông từ 6 ngày trước, chết não từ hơn 5 ngày, sẽ gây hạn chế, tạng đã bị ảnh hưởng, có giai đoạn sốc chấn thương tương đối nặng, huyết áp tụt gần 10 tiếng nên ảnh hưởng đến chức năng thận. Khi tiến hành lấy thận thì đã có biến chứng suy thận chức năng, có tổn thương phổi có thể do nhồi máu phổi, tắc mạch máu phổi.
“Một là có lấy tạng hay không, hai là phân chia các tạng cho các bệnh viện ra sao, rồi những vấn đề như suy thận chức năng liệu có lấy và ghép được không? Chúng tôi cũng phải hội chẩn rất nhiều ngay trong buổi sáng đoàn từ Hà Nội vào” – PGS.TS Nguyễn Hữu Ước kể lại.
May mắn cho hai bệnh nhân được ghép tim và gan ở Hà Nội là hai tạng vẫn còn rất tốt, phù hợp người nhận, dù thời gian thiếu máu nóng trong tim của người cho hơi dài (7h15 phút), điều này do khách quan giao thông vận chuyển nhưng vẫn đảm bảo.
Do có kinh nghiệm ca ghép tạng xuyên Việt thứ 1 nên với ca ghép tạng thứ 2 này, tất cả các khâu chuẩn bị, mổ lấy tạng, vận chuyển và ghép tạng đều được tổ chức rất tốt, thực hiện chuyên nghiệp, trong thời gian nhanh nhất có thể, trừ những tác động khách quan về giao thông.
Mỗi ngày tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) có 2-3 bệnh nhân chết não có thể hiến tạng nhưng 5 năm qua chỉ có gần 30 trường hợp hiến tạng. Trong dịp nghĩ lễ vừa qua, tại Bệnh viện có 3-4 người chết não trước đó đã đồng ý hiến tạng nhưng vì gia đình, người thân không đồng ý nên không ca nào đồng ý hiến tạng.
Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, việc hiến tạng hiện nay còn rất khiêm tốn. Theo thông tin từ Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, hiện có hơn 4.000 người đăng ký.
“Việc vận động cực kỳ khó khăn vì người dân vẫn quan niệm chết phải toàn thây. Trong khi đó có hàng nghìn người đang mòn mỏi chờ tạng để được sống. Một người chết não hiến tặng có thể cứu sống được nhiều người” – Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói.
Từ năm 2006 đến nay cả nước có hơn 1.000 người được ghép mô, tạng; trong đó nguồn mô, tạng chủ yếu từ người đang sống, người thân hiến một quả thận, một phần gan; nguồn tạng từ người cho chết não rất ít. http://giadinh.net.vn/y-te/xuc-dong-giay-phut-bac-si-cui-dau-mac-niem-nam-thanh-nien-20-tuoi-hien-tang-20160507224126051.htm
http://ngoisao.net/tin-tuc/thoi-cuoc/24h/y-bac-si-cui-dau-truoc-chang-trai-hien-tang-cuu-4-nguoi-3399308.html
Bệnh viện Bạch Long Vĩ cứu sống bệnh nhân viêm ruột thừa hóa mủ
Bác sỹ Nguyễn Đức Quân, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), cho biết Bệnh viện đã tiếp nhận và cấp cứu thành công một bệnh nhân viêm ruột thừa hóa mủ trong tình trạng nguy kịch.
Trước đó, vào hồi 21 giờ 30 ngày 7/5, Bệnh viện đa khoa Bạch Long Vĩ tiếp nhận bệnh nhân Trần Thị Lan Phương, 30 tuổi, tạm trú khu dân cư số 2, huyện đảo Bạch Long Vĩ.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng vùng mạng sườn phải, sau lan xuống hố chậu phải, kèm chán ăn, sốt nhẹ. Bệnh nhân được bác sỹ chuyên khoa bệnh viện chẩn đoán viêm ruột thừa cấp.
Theo dõi những giờ tiếp theo, bệnh nhân sốt tăng, có hội chứng nhiễm trùng, ấn điểm Marburney đau chói, phản ứng thành bụng rõ, siêu âm có tụ dịch vùng hố chậu phải. Bệnh viện huyện đảo đã hội chẩn cùng Quân y Tiểu đoàn phòng thủ đảo, chẩn đoán xác định viêm ruột thừa cấp giờ thứ 24.
Ngay sau đó, Giám đốc bệnh viện Nguyễn Đức Quân đã thông báo tình hình nguy kịch của bệnh nhân cho gia đình, đồng thời xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng và lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện Bạch Long Vĩ cần mổ cấp cứu ngay trong đêm cho bệnh nhân tại đảo, do ruột thừa có thể vỡ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh nhân được đưa lên phòng mổ và gây tê tủy sống lúc 22 giờ 30 cùng ngày. Các bác sỹ đã mổ theo đường trắng giữa, khi vào trong ổ bụng hết sức phức tạp (ruột thừa viêm phù nề xuất tiết, hóa mủ gốc, quặt ngược sau manh tràng và nằm dưới gan), phẫu thuật viên chính tiến hành cố định gốc ruột thừa, kẹp cắt ruột thừa ngược dòng, bóc tách và cắt dần mạc treo, ruột thừa viêm to, dài khoảng 15cm, khâu cầm máu, vệ sinh ổ bụng, đặt ống dẫn lưu và đóng bụng theo giải phẫu.
Ca mổ kết thúc thành công lúc 1 giờ 45 sáng 8/5. Một giờ sau đó bệnh nhân được thoát mê an toàn, chuyển xuống phòng Hồi sức. Hiện bệnh nhân đang ổn định và hồi phục tích cực. Dự kiến từ 7-10 ngày bệnh nhân Trần Thị Lan Phương sẽ được cắt chỉ và xuất viện.
Bệnh viện đa khoa Bạch Long Vĩ thực hiện kiêm nhiệm cả bốn chức năng (điều trị, dự phòng, dân số và quản lý y tế tư nhân). Tuy lực lượng mỏng nhưng tập thể cán bộ, y bác sỹ nơi đây luôn khắc phục mọi khó khăn, hết mình vì sự nghiệp chăm sức khoẻ nhân dân.
Thành công trong việc cấp cứu và điều trị những ca bệnh khó, nguy hiểm, khẳng định trình độ chuyên môn vững giỏi của tập thể y, bác sỹ tại đây, là điểm tựa tin yêu về chăm sóc sức khoẻ cho người dân huyện đảo và ngư dân các tỉnh hoạt động trên vùng biển này./. http://www.vietnamplus.vn/benh-vien-bach-long-vi-cuu-song-benh-nhan-viem-ruot-thua-hoa-mu/385008.vnp
http://cand.com.vn/y-te/Mo-cap-cuu-kip-thoi-benh-nhan-viem-ruot-thua-cap-tren-dao-xa-391872/
Trẻ con Hà Nội ồ ạt nhập viện do nắng nóng
Chỉ trong 3 ngày từ 4-6/5, gần 10.000 bệnh nhi đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương, chủ yếu bệnh hô hấp, tiêu hóa, tiêu chảy... do thời tiết nắng nóng.
Nắng nóng gay gắt nên số lượng người nhập viện tại Hà Nội những ngày qua tăng đột biến, đặc biệt là trẻ em. Chỉ trong 3 ngày, từ 4-6/5, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận khoảng 10.000 lượt bệnh nhi đến khám, trong đó có gần 600 trường hợp nhập viện.
Phần lớn các bé được gia đình đưa tới bệnh viện khám, điều trị do bị viêm đường hô hấp, sốt virus, rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy...
Bác sĩ Trương Thúy Vinh, Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, những ngày này các bác sĩ luôn phải làm việc hết công suất. Bệnh viện thực hiện không nằm ghép giường nên những ca nhẹ được chuyền về bệnh viện tuyến dưới để tránh tình trạng quá tải bệnh nhân.
Bệnh viện đã trang bị thêm nhiều quạt điện chống nóng cho bệnh nhi và người thân, song do quá đông đúc nên không khí vẫn rất ngột ngạt. Người bà phải bế cháu ra ngoài phòng bệnh cho thoáng khí, trưa 6/5. http://suckhoe.vnexpress.net/photo/suc-khoe/tre-con-ha-noi-o-at-nhap-vien-do-nang-nong-3398929.html
Ngăn chặn chất cấm, tồn dư thuốc trong thực phẩm
Dân trí UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2016.
Theo đó, mục tiêu của Tháng hành động là giải quyết căn bản bức xúc về việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; giảm thiểu mức tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả; tồn dư hóa chất, kháng sinh trong thịt lợn, gà, thủy sản nuôi; tạo niềm tin cho người tiêu dùng; nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, lưu thông, buôn bán thực phẩm, đặc biệt là các chợ đầu mới, cung ứng rau, thịt, nông sản. Giảm ngộ độc thực phẩm do rau, thịt mất an toàn gây ra.
Đà Nẵng ban hành kế hoạch Tháng hành động nhằm giải quyết căn bản bức xúc về việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi...
Để thực hiện mục tiêu trên, công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường ở tất cả các cấp, ngành. Thống nhất thành lập 1 đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra 43 cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc cấp thành phố quản lý. Ngành y tế thành lập 5 đoàn thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với 200/1.177 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống.
Ngành nông nghiệp thành lập 4 đoàn kiểm tra 8 cơ sở giết mổ tập trung, 12 cơ sở chăn nuôi quy mô 100 con trở lên, 10 cơ sở sản xuất rau tập trung, 5 cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và 30 cơ sở chế biến, kinh doanh nông, lâm, thủy sản. Ngành công thương thành lập 2 đoàn kiểm tra 30/305 cơ sở sản xuất và doanh nghiệp thực phẩm.
Đặc biệt, sau Tháng hành động an toàn vệ sinh thực phẩm (5-2016), các ngành vẫn tiếp tục tổ chức thanh tra, kiểm tra hết các cơ sở còn lại. http://dantri.com.vn/suc-khoe/ngan-chan-chat-cam-ton-du-thuoc-trong-thuc-pham-20160508081700534.htm
Chống thực phẩm bẩn: Cuộc chiến chưa hồi kết
“Trong cuộc chiến chống thực phẩm bẩn, điều quan trọng là doanh nghiệp (DN) phải tự thức tỉnh lương tâm. Nếu nhà sản xuất, DN vẫn đặt quyền lợi của mình lên trên sức khỏe của người tiêu dùng, thì “cuộc chiến” này sẽ khó có hồi kết”- bà Nguyễn Thị Mỹ, Việt kiều Úc, chuyên gia ngành môi trường chia sẻ với Đại Đoàn Kết.
PV: Thưa bà, thời gian qua, thực trạng thực phẩm bẩn đã trở thành vấn nạn. Người tiêu dùng lo lắng. Với tư cách là lãnh đạo một DN chuyên hoạt động trong lĩnh vực môi trường, bà có thể nêu quan điểm đối với môi trường sống hiện nay ở Việt Nam nói chung và tình trạng mất an toàn thực phẩm nói riêng?
Bà Nguyễn Thị Mỹ: Hoạt động lâu năm trong ngành môi trường, tôi cũng đã đi rất nhiều vùng miền ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Có một điều tôi thấy rất đáng tiếc, đó là đất nước chúng ta nhiều sông ngòi, kênh rạch, nhưng nhiều người dân lại không có ý thức bảo vệ những thứ mà thiên nhiên ban tặng. Tôi rất buồn khi chứng kiến những con kênh đen kịt vì rác, ô nhiễm nặng nề. Người ta hàng ngày vẫn vứt rác, xác súc vật chết xuống kênh mương vô tội vạ. Họ không hề quan tâm rằng môi trường đang bị hủy hoại bởi chính việc làm của mình. Thực sự nguồn nước của chúng ta đã bị ô nhiễm rất nặng nề. Mà như chúng ta đã biết, 70% lượng nước ngọt được sử dụng để sản xuất, để nuôi trồng. Nếu như bị ô nhiễm như vậy thì làm sao chúng ta có thể sản xuất ra được những sản phẩm sạch. Do đó, tôi cho rằng, điều đầu tiên cần nhìn nhận, không phải ai khác mà chính mỗi người dân đang tự đầu độc mình khi họ tự xả rác ra môi trường, đổ những thứ bẩn xuống các dòng sông, các con kênh, từ đó gây ô nhiễm nguồn nước và dẫn đến tình trạng thực phẩm bẩn như hiện nay.
Không chỉ nguồn tài nguyên nước ô nhiễm, mà tài nguyên đất cũng ngày một cằn cỗi. Đó là hệ lụy của sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường của chính mỗi người dân Việt Nam.
Là một DN, bà có suy nghĩ và hành động gì trong cuộc chiến chống thực phẩm bẩn?
- Vâng, một phần là do người dân tự hủy hoại tài nguyên đất và tài nguyên nước. Mặt khác, tôi cũng rất bất bình với phương thức làm ăn của nhiều DN hiện nay. Họ không có lương tâm khi bơm các loại hóa chất, kháng sinh vào con vật nuôi để bán cho người tiêu dùng. Rồi các loại rau, củ quả cũng ngâm, tẩm hóa chất để được tươi lâu, để được chín nhanh. Đó thực sự là những hành động thiếu lương tâm của các nhà sản xuất, các DN kinh doanh. Họ chỉ thấy mối lợi trước mắt mà không màng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Họ đang đánh đổi sinh mạng con người lấy những món lợi nhuận từ việc sản xuất kinh doanh phi pháp. Tôi cho rằng, mặc dù không còn sớm song đã đến lúc bản thân các DN cần phải tự thức tỉnh lương tâm. Họ cần phải hiểu rằng, việc làm của họ không chỉ giết dần giết mòn những người dân vô tội mà còn hủy hoại môi trường sống, và cũng là hủy hoại chính họ. Tới đây, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, phương thức làm ăn kiểu “chộp giật”, đặt lợi nhuận lên trên hết mà không tính đến sự phát triển bền vững, lâu dài của một số DN Việt Nam sẽ không thể tồn tại được. DN muốn đẩy mạnh xuất khẩu phải tuân thủ các quy định, quy chuẩn của quốc tế, trong đó có vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Mặt khác, tôi cho rằng, người tiêu dùng cũng phải thay đổi tư duy, họ phải ủng hộ DN trong nước bằng cách ngừng ngay suy nghĩ muốn mua được hàng hóa, thực phẩm giá rẻ. Vì người ta vẫn nói “của rẻ là của ôi”. Nếu người tiêu dùng chỉ tìm mua đồ rẻ tiền, thì sẽ đẩy các DN phải tìm cách sử dụng các nguyên liệu giá rẻ để làm ra các sản phẩm bán cho người tiêu dùng. Và đó là một phần nguồn cơn của việc sử dụng các loại hóa chất tràn lan trong thời gian qua.
Có ý kiến cho rằng, chính sự quản lý lỏng lẻo, chồng chéo đã đẩy vấn nạn này tới thực tế như hiện nay. Ý kiến của bà?
- Tôi rất tiếc khi mà Nhà nước có trong tay nhiều quyền lực nhưng lại chưa thực thi tốt vấn đề này. Tôi nhớ có lần tôi đã đọc được bài báo viết đại ý rằng nhiều bộ cùng quản… một chiếc bánh trung thu, cho thấy sự bối rối của cơ quan nhà nước trong việc quản lý lĩnh vực. Để giải quyết tình trạng này, chúng ta cần xây dựng lộ trình quản lý ATTP phù hợp hơn, trong đó có những phân công cụ thể giữa các bộ, ngành để biết rõ ai làm, làm đến đâu, không làm được sẽ chịu trách nhiệm như thế nào, ai chịu trách nhiệm.
Thời những năm 1980, tôi có một số người bạn Úc khi sang Việt Nam đã bày tỏ tâm tư rằng, Việt Nam đã từng có một mô hình quản lý rất tốt nhưng khi mở cửa, đã bị “chói lòa” bởi hội nhập và thay đổi toàn bộ phương thức quản lý, không còn giữ lại một chút nào thời kỳ trước đó nữa. Trong khi đáng lẽ ra khi hội nhập, mở cửa, mình có thể thay đổi nhưng vẫn cần phải kế thừa những cái tốt, thì mình lại từ bỏ tất cả để tiếp cận những phương thức hoàn toàn mới. Đó là điều đáng tiếc. Các bạn tôi đã nói như vậy.
Ngay cả trong việc đưa ra các chính sách cũng đang bộc lộ những lỗ hổng lớn. Tôi lấy ví dụ luật về môi trường. Thế giới người ta kiểm soát môi trường bằng cách họ yêu cầu kiểm tra quan trắc 24/24h đối với DN. Trong khi đó, Luật Môi trường của ta lại quy định về kiểm tra quan trắc đối với DN 3 tháng 1 lần. Tôi không thể tưởng tượng được, tại sao các DN hoạt động, sản xuất 24/24h mà chúng ta lại chỉ kiểm soát họ 3 tháng 1 lần? Làm sao mình biết trong thời gian 3 tháng đó DN đã làm những gì, xả ra môi trường những chất gì, có độc hại hay không. Làm như vậy là chúng ta đang quá dễ dãi với DN, để họ muốn làm gì thì làm, trong đó có việc gián tiếp hủy hoại môi trường của chúng ta.
Về phương diện khoa học kỹ thuật, nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam đang đi sau thế giới hàng chục năm trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Và chính điều này đang tác động lớn đến hoạt động sản xuất của người dân, DN Việt Nam. Bà có khuyến nghị gì đối với vấn đề này?
- Việt Nam cần phải nâng cấp các phương tiện khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực nói chung, và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Khi chúng ta nâng cấp được các phương tiện khoa học kỹ thuật, sử dụng các công cụ dự báo về khí hậu, biến động giá cả thị trường… chúng ta có thể hướng bà con nông dân nên trồng cây gì phù hợp với mùa nào, vùng nào, khí hậu nào. Đó là phương thức hiện đại mà thế giới đang dùng, Việt Nam cần phải cập nhật để giảm thiểu tình trạng cung vượt cầu mà chúng ta đang gánh chịu lâu nay. Ngay cả việc cải tạo đất để đưa nguồn đất tốt vào trồng trọt, nhằm đưa ra những sản phẩm sạch cũng là vấn đề cần phải sử dụng công nghệ, kết hợp xử lý tại chỗ các vùng đất đang bị ô nhiễm để khôi phục, tạo nguồn đất sạch.
Trân trọng cảm ơn bà!
http://daidoanket.vn/suc-khoe/chong-thuc-pham-ban-cuoc-chien-chua-hoi-ket/100274
Minh Phương (thực hiện)
Chống thực phẩm bẩn: Cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, an toàn thực phẩm không chỉ là vấn đề giống nòi dân tộc mà còn là uy tín quốc tế của đất nước, đã đến lúc phát huy tối đa sức mạnh của hệ thống chính trị, đặt quyết tâm cao độ ở mọi cấp, mọi ngành và toàn xã hội trong đấu tranh với thực phẩm bẩn.
Trong ”cuộc chiến” không khoan nhượng ấy, chính quyền địa phương phải là đơn vị giữ thế chủ công.
Quy trách nhiệm, định thẩm quyền
Nói về thực trạng của thực phẩm bẩn, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng từng nhiều lần nhấn mạnh, nguyên nhân số 1 là không xác định được trách nhiệm, trong khi tình trạng mất vệ sinh thì tràn lan.
“Nếu không xử lý được ai, như vậy cả làng đều vui, ăn bẩn vẫn vui vì có xác định được ai có trách nhiệm đâu. Nếu để tình trạng như thế này tiếp diễn thì không giải quyết được vấn đề.”
Nhìn nhận cụ thể hơn, Bí thư Đinh La Thăng còn chỉ rõ: “Lò mổ bất hợp pháp, cơ sở mất vệ sinh thì xã, phường đều biết nhưng không ai bị xử lý, đây là trách nhiệm của bí thư, chủ tịch. Chúng ta cần phải xác định và xử lý trách nhiệm đơn vị, cá nhân có liên quan đến tình trạng lộn xộn, bất cập trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay.”
Dưới góc độ địa phương, Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến cũng nhấn mạnh là "cực kỳ khó khăn" trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vì một địa phương có quyết tâm đến mấy cũng không thể giải quyết được hoàn toàn vấn đề.
Thực phẩm ở địa phương này rất dễ dàng để chuyển sang địa phương khác, do đó công tác này phải làm đồng bộ trên cả nước, liên tỉnh, liên vùng và cả quốc gia chứ nếu chỉ trông chờ vào một địa phương thì không thể làm nổi.
Để nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng yêu cầu cần xác định rõ trách nhiệm, cơ chế tài chính và chọn một số việc để chỉ đạo đến cùng.
Theo Phó Thủ tướng, trước năm 2010, công tác quản lý an toàn thực phẩm theo kiểu “cắt ngang,” nói nôm na thì ở ruộng, ở chuồng là trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ở chợ thì Bộ Công Thương, liên quan đến cái ăn là Bộ Y tế.
Tuy nhiên, từ khi có Luật An toàn thực phẩm thì tất cả những sản phẩm thực phẩm đều có địa chỉ cụ thể là ngành nào quản lý, từ khâu sản xuất, lưu thông, kinh doanh, chế biến, kể cả bao bì đóng gói.
Trong quá trình triển khai, có một số mặt hàng giao thoa thì các bộ đều đã có thông tư liên tịch giao cho một bộ quản lý chính. Trách nhiệm của địa phương cũng được quy định rất rõ là quản lý toàn diện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Trở lại câu chuyện "một mâm cơm 3 bộ liên quan," xem xét một cách toàn diện, có thể khẳng định rằng, trên thực tế, hiện nay các văn bản pháp luật đã quy định rất rõ về trách nhiệm chính của từng bộ, ngành, địa phương trong lĩnh vực này.
Bia do Bộ Công thương quản lý, rau, thức ăn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm về sản xuất, Bộ Y tế chịu trách nhiệm về mức độ an toàn... Còn khi xảy ra sự cố, chính quyền địa phương lại là nơi phải chịu trách nhiệm.
Nếu các Bộ, ngành đều làm tốt, phối hợp tốt thì sẽ không còn tình trạng người dân vẫn phải dùng thực phẩm “bẩn,” thực phẩm không đảm bảo an toàn thường xuyên.
Chiếu dẫn Luật an toàn thực phẩm (các điều từ 61 đến 65), Nghị định 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ, có thể thấy, trách nhiệm của các bộ, ngành và của các cấp chính quyền địa phương trong quản lý an toàn thực phẩm đã được phân định tương đối rõ ràng, rành mạch.
Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Các bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Cụ thể hơn, các bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương có trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm đối với từng loại sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh (thay vì chỉ quản lý một công đoạn như sản xuất hoặc lưu thông hoặc chế biến như quy định của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm trước đây).
Còn đối với ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý.
Những quy định cụ thể này dẫn chiếu một điều hết sức đơn giản đối với người dân, khi gặp sự cố về vệ sinh an toàn thực phẩm trong cuộc sống, trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về chính quyền sở tại.
Đơn cử như một người dân bị ngộ độc do ăn phải rau nhiễm thuốc trừ sâu (bị cấm sử dụng) khi mua từ chợ gần nhà. Việc đầu tiên, trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến việc để mớ rau không an toàn đó tiêu thụ trên thị trường, mà ở đây là Ban Quản lý chợ, ủy ban nhân dân xã, phường, quận, huyện nơi khu chợ hoạt động.
Phân tích kỹ hơn, nếu mớ rau đó chứa độc tố ngay từ khâu sản xuất thì cả chính quyền địa phương nơi này cũng phải chịu trách nhiệm.
Cũng liên quan đến mớ rau nhiễm thuốc trừ sâu ấy, ngành Công thương, Công an, hải quan, nông nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm khi không quản lý được thị trường thuốc trừ sâu, để xảy ra tình trạng nhập lậu khi đã có lệnh cấm nhập khẩu.
Đáng chú ý, Bộ luật hình sự năm 2015 (có hiệu lực từ 1/7/2016) có nhiều quy định từ Điều 190-195, Điều 317 về tội phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Theo đó, các hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, sản xuất, buôn bán hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối, lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi đều được coi là hành vi tội phạm, bị xử lý về hình sự với chế tài nghiêm khắc (phạt tiền, phạt tù, cấm kinh doanh, trường hợp nghiêm trọng có thể bị phạt tù giam tới 20 năm).
Chống thực phẩm bẩn là giữ gìn đạo đức xã hội
Tuy nhiên, mỗi cuộc đấu tranh đều cần có điểm tập trung. “Cuộc chiến” chống thực phẩm bẩn cũng cần phải ‘nhắm” vào những điểm xung yếu để đảm bảo thành công.
Cũng chính bởi thế mà Chính phủ đã lựa chọn thực phẩm tươi sống là điểm ưu tiên để tập trung kiểm soát, xử lý dứt điểm tình trạng không đảm bảo an toàn.
Đấu tranh với thực phẩm bẩn không chỉ là vấn đề pháp luật mà còn là vấn đề đạo đức xã hội và vì thế, trong “cuộc chiến” này, phải vận động cả xã hội tham gia, vừa vận động vừa xử lý nghiêm để răn đe.
Hiến kế đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung từng đề xuất giao thẳng trách nhiệm cho Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp từ quận, huyện đến phường xã.
Ông Chung kiến nghị niêm yết rõ nguồn gốc thực phẩm, tên chủ sản xuất, tên nhà cung cấp từ khâu nuôi trồng, vận chuyển và bán lẻ để giúp người dân dễ dàng giám sát.
Ngoài ra, đặt lộ trình để buộc chủ sản xuất, người vận chuyển phải có đầy đủ phương tiện bảo quản, vận chuyển đảm bảo vệ sinh, an toàn; đặt lộ trình để buộc những người hành nghề mua bán thực phẩm, giết mổ gia súc phải có chứng chỉ cho người chủ kinh doanh, giết mổ thực phẩm theo lộ trình.
Lãnh đạo ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng kiến nghị tăng mạnh hơn nữa chế tài xử phạt với hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tóm lại, ý nghĩa bao trùm của việc đổi mới tư duy trong tổ chức sản xuất, trong quản lý, phân định thẩm quyền, trách nhiệm đều hướng đến lấy lợi ích của người dân, người tiêu dùng làm trung tâm để phục vụ và đảm bảo.
Khi chỉ đạo về công tác này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nhiều lần nhấn mạnh cái gì có ích cho dân, vì quyền lợi nhân dân thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Đảng lãnh đạo, Chính phủ thừa hành, dựa vào nhân dân, huy động sức mạnh của nhân dân thì việc đó sẽ thành công. Đó cũng là phương châm trong mọi chương trình, kế hoạch hành động của một Chính phủ kiến tạo, một Chính phủ của dân, do nhân dân và vì nhân dân./.
http://www.vietnamplus.vn/chong-thuc-pham-ban-can-su-vao-cuoc-quyet-liet-cua-chinh-quyen/384984.vnp
Lạng Sơn: Bệnh quai bị bùng phát do thiếu vắc xin
Theo Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Lạng Sơn, từ đầu năm đến nay có hơn 600 ca mắc quai bị, cao gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái, thời gian cao điểm nhất vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 với gần 300 trường hợp. Tuy nhiên, việc phòng ngừa và chữa trị bệnh quai bị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu do thiếu vắc xin phòng bệnh.
Ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Lạng Sơn cho biết: Từ nhiều năm nay, các điểm được phép tiêm vắc xin thuộc dịch vụ công trên địa bàn tỉnh chủ yếu tiêm phòng 10 loại vắc xin miễn phí theo quy định, do đó, các loại vắc xin như: quai bị, sốt xuất huyết, dại… phải tự túc kinh phí nhập về theo nhu cầu người dân. Tại Lạng Sơn, phần lớn dân cư nghèo, đa phần người dân chỉ tiêm vắc xin thuộc danh mục miễn phí nên đầu ra cho các loại vắc xin tự nhập rất hạn chế. Hiện tại, Trung tâm chỉ có thể ưu tiên mua vắc xin tiêm phòng dại do đây là loại bệnh thuộc nguy cơ tử vong cao, còn bệnh quai bị không có vắc xin phòng bệnh dự trữ nên bệnh bùng phát thời gian qua. Hiện nay, toàn tỉnh Lạng Sơn có duy nhất một cơ sở ngoài công lập là Phòng khám đa khoa Phú Lộc có vắc xin phòng bệnh quai bị tuy nhiên số lượng không nhiều.
Bệnh quai bị không có thuốc điều trị đặc hiệu nên tiêm vắcxin là cách phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, vắc xin phòng quai bị chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng bắt buộc nên còn khá xa lạ với người dân. Đồng thời, một mũi vắc xin tiêm phòng giá khoảng 200.000 đồng cũng khiến nhiều người ngần ngại khi bỏ tiền tiêm, nhất là với một tỉnh miền núi như Lạng Sơn.
Dù số lượng bệnh nhân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn bùng phát nhưng theo Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Lạng Sơn, phần lớn bệnh nhân chủ động điều trị ở nhà và chỉ có khoảng 100 người nhập viện. Tất cả các bệnh nhân nhập viện đều được điều trị theo các triệu chứng sốt, bổ sung thêm vitamin, nước hoa quả để tăng cường miễn dịch cho cơ thể kháng lại vi rút gây bệnh. Bác sĩ chỉ can thiệp vào khi có những biểu hiện bệnh bất thường.
Do không có vắc xin tiêm phòng bệnh quai bị tại các trạm xá, trong khi để lên được thành phố Lạng Sơn và tìm đến cơ sở ngoài công lập thì đường đi lại quá xa và khó khăn, nhiều người dân tìm đến các bài thuốc nam hoặc các thầy cúng, bà then. Chị Liễu Minh Thương, thôn Còn Làng, xã Hồng Phong, huyện Cao Lộc cho biết: Trước đây khi đi tiêm phòng miễn phí cho con tôi cũng có hỏi về vắc xin tiêm phòng bệnh quai bị nhưng trạm y tế xã không có, hỏi nhiều nơi xem có bán loại vắc xin này nhưng cũng không ai biết, giờ cháu mắc bệnh quai bị mấy ngày nay nên phải tìm đến bà then trong làng cúng cho cháu khỏi.
Theo Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Lạng Sơn, bệnh quai bị được xếp vào loại bệnh lưu hành, thường bùng phát vào chu kỳ mỗi 4 đến 5 năm một lần. Việc chữa trị bằng thuốc nam hay cúng bái chỉ có tác dụng tinh thần vì bệnh thường giảm và kết thúc sau vài ngày mắc. Trong tình hình khan hiếm vắc xin phòng bệnh quai bị hiện nay, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Lạng Sơn đã đề ra nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát dịch bệnh như: tổ chức tập huấn và tập huấn lại cho cán bộ y tế các tuyến từ huyện, xã đến tận các thôn bản về các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là quai bị; tăng cường khử trùng các trường học, nhất là các trường mầm non, tiểu học bằng hóa chất Cloramin B…; tăng cường truyền thông đến các bậc cha mẹ, thầy cô giáo về cách phòng chống bệnh quai bị…
Ông Hà Tuấn An, Trưởng trạm y tế xã Hồng Phong cho biết: Trạm đã tăng cường phát trên loa phóng thanh cách phòng chống các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là quai bị. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền đến các trường học, tuyên truyền phòng tránh bệnh bằng cách sớm phát hiện và tránh tiếp xúc với nguồn bệnh. Trong tình hình thiếu vắc xin tiêm phòng như hiện nay, đây là những cách trực tiếp nhất để hạn chế sự lây lan bệnh trong dân./. http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=371728
http://bnews.vn/benh-quai-bi-bung-phat-do-thieu-vac-xin/15134.html
Nhiều văcxin mới được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng
Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong tháng 6 tới, một số văc xin mới sẽ được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng thường xuyên miễn phí.
Ngày 6/5, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Quản lý đối tượng và các hoạt động tiêm chủng bằng công nghệ thông tin là xu thế tất yếu. Do đó, thời gian qua Bộ Y tế đã phối hợp với Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel xây dựng phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia.
Đồng thời, Bộ Y tế cho biết thêm, từ tháng 6 tới, một số văc xin mới sẽ được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng thường xuyên miễn phí.
Theo đó, văc xin phòng bệnh viêm não Nhật bản B, vaccine sởi-rubella, văc xin bại liệt uống 2 týp (bOPV) sẽ được đưa vào sử dụng từ tháng 6.
Còn văc xin bại liệt tiêm (IPV) sẽ được đưa vào sử dụng từ năm 2017 và văc xin phòng chống tiêu chảy do virus Rota sẽ được đưa vào sử dụng từ năm 2018.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu để đưa văc xin mới vào sử dụng như văc xin phòng bệnh sốt xuất huyết, văc xin phòng bệnh cúm A/H5N1, cùng với gần 30 loại văc xin đã được sử dụng tại Việt Nam dưới hình thức tiêm dịch vụ
Bộ Y tế khẳng định: Nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được nhiều vắc xin tiêm chủng để phòng bệnh bền vững, tiến tới loại trừ hoặc thanh toán các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, một số vắc xin mới đã được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng thường xuyên, miễn phí.
Nhờ sự nỗ lực không ngừng của ngành y tế trong công tác tiêm chủng, nước ta đã thanh toán được bệnh đậu mùa từ năm 1979, thanh toán bệnh bại liệt từ năm 2000 và loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh vào năm 2005. Các bệnh truyền nhiễm khác trong chương trình tiêm chủng mở rộng như bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật bản, sởi đã giảm từ hàng trăm đến hàng nghìn lần so với thời kỳ trước tiêm chủng. http://phunutoday.vn/xa-hoi/nhieu-vacxin-moi-duoc-dua-vao-chuong-trinh-tiem-chung-mo-rong-106306.html
Người nhà bệnh nhân mệt mỏi vạ vật tránh nắng ở hành lang bệnh viện
Thời tiết nắng nóng không chỉ khiến cho những bệnh nhân khó chịu mà người nhà bệnh nhân cũng trở nên mệt mỏi.
Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng không chỉ khiến cho nhiều người ngã bệnh nhất là người nhà và trẻ em. Không chỉ có bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, xuống sức mà nắng nóng còn khiến cho người nhà bệnh nhân luôn trong tình trạng lo lắng, tất bật.
Mới đây, PV báo Người Đưa Tin đã ghi lại hình ảnh người nhà bệnh nhân “chầu chực” chăm người nhà tại Bệnh viện K3, Tân Triều trong những ngày nắng nóng. Đa số người dân đều từ ở quê ra, trong khi chờ đến giờ thăm người nhà họ đều tìm một chỗ lý tưởng để tránh nắng.
Hành lang bệnh viện, sảnh bệnh viện là những nơi lý tưởng để người nhà bệnh nhân tranh thủ tìm một giấc ngủ ngon lành. Ở đây không chỉ mát mẻ mà còn khá rộng rãi, thoáng mát.
Nhiều người còn chui cả vào chân cầu thang để nghỉ ngơi. Dường như họ đã quá quen với cảnh này nên không chút e ngại. Dù chưa tới giờ nghỉ trưa nhưng đa số người nhà bệnh nhân vì trực người bệnh cả đêm nên nằm xuống là ngủ.
Theo chị M (32 tuổi, Yên Bái) chia sẻ: "Thăm bệnh nhân đếu có giờ giấc cụ thể, nên nhiều người tranh thủ ngủ nghỉ sau chặng đường dài để vào thăm người nhà. Cũng có những người phải thay nhau trực chăm người nhà nên trảnh thủ ra sảnh để nghỉ.
Ở đây rộng rãi, thoáng mát nên có thể chợp mắt được một lúc. Nói chung chuyện ngủ ở hành lang bệnh viện không hiếm".
Có những người từ xa tới, chưa kịp thuê nhà trọ cũng ngồi ở đây để chờ người nhà. Trong khi đó, một số người chỉ tranh thủ một lúc nghỉ trưa vào thăm. Họ tranh thủ ngồi ở sảnh để chờ ăn vội bữa cơm trưa.
Đây là thời điểm 11h30 phút tại sảnh, nơi chờ làm thủ tục của Bệnh viện K3, dường như ngoài giờ hành chính số bệnh nhân vẫn đông. Đa số là người nhà bệnh nhân chờ đợi để làm thủ tục nhập viện, ra viện. Phòng chờ lúc nào cũng đông nghịt người những ngày nắng nóng con số này dường như đông đúc hơn.
Một cặp vợ chồng trung tuổi ra chăm con trai đang điều trị ở Bệnh viện K. Ghế đá dường như đã trở nên quen thuộc với họ, một giấc ngủ ngon và không chút giật mình.
Phía sau khuôn viên của Bệnh viện K3, người nhà bệnh nhân nghỉ trưa, tránh nắng. Dù mệt mỏi nhưng những người cùng cảnh ngộ vẫn tranh thủ trò chuyện, làm quen với nhau.
Những ngày nắng nóng, hình ảnh này quả không hiếm gặp ở bất kỳ bệnh viện nào. Đa số họ là những người ở quê lên thăm, chăm sóc người nhà nhưng không được vào thăm nên tranh thủ ngủ nghỉ.
Cả xã rủ nhau đến thăm một bệnh nhân nhỏ tuổi bị U đầu tụy. Theo chia sẻ của người nhà có gần 20 người đi thăm cháu bé này. Tất cả đều hồi hộp đứng ngồi không yên để chờ tới lượt vào thăm cháu và hỏi thăm tình hình sức khỏe cháu.
Chị T cho hay: "Chúng tôi xuống đây từ sáng. Thời tiết nắng nóng nên ai cũng tranh thủ nghỉ ngơi. Nhìn những bệnh nhân đã khổ sở, người nhà họ cũng thương không kém. Người ngủ dưới cầu thang, người ngủ ghế đá, người thì nằm ngay ở sảnh. Cũng may ở trong này có điều hòa nên mát mẻ hơn".http://www.nguoiduatin.vn/nguoi-nha-benh-nhan-met-moi-va-vat-tranh-nang-o-hanh-lang-benh-vien-a239681.html
Báo điện tử Thanh niên online: Điều trị ung thư đại trực tràng
Với sự ứng dụng thiết bị nội soi thế hệ mới, bệnh nhân ung thư đại trực tràng vẫn được duy trì hoàn toàn chức năng tiêu hóa sau khi mổ lấy khối u ở vị trí thấp.
Tại Khoa Phẫu thuật cấp cứu tiêu hóa, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), bệnh nhân nữ 39 tuổi vừa nhập viện trong tình trạng cảm giác bụng đầy trướng, đi ngoài thấy phân dính máu, có cảm giác đau quặn trước khi đại tiện. Qua thăm khám và nội soi trực tràng, bệnh nhân được phát hiện khối u trực tràng và có chỉ định phẫu thuật. “Do khối u cách khá xa rìa hậu môn (10 cm) nên chúng tôi thực hiện phẫu thuật nội soi lấy bỏ khối u và cắt bỏ một đoạn ruột đã bị khối u “ăn” vào, sau đó nối lại. Tất cả được thực hiện hoàn toàn bằng nội soi khá thuận lợi”, PGS-TS Trần Bình Giang, Phó giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho hay.
Tuy nhiên, theo PGS-TS Trần Bình Giang, rất nhiều trường hợp khối u đại trực tràng ác tính không ở vị trí thuận lợi như vậy. Mới đây nhất, bệnh nhân nữ 58 tuổi (ở Q.Đống Đa, Hà Nội) sau thời gian dài chung sống với khối u đại trực tràng thấp (cách rìa hậu môn 4 cm) đã phải nhập viện. Các phương pháp chẩn đoán đã xác định khối u nằm trong hốc nhỏ, ngay sát rìa hậu môn, khi cắt sẽ phải rộng hơn để lấy hết khối u nên đường mổ chỉ còn cách rìa hậu môn 2 cm.
Trước đây, với các khối u đại trực tràng cách rìa hậu môn 6 - 10 cm, sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ khối u và toàn bộ hậu môn, đóng hậu môn. Như vậy, bệnh nhân phải làm hậu môn nhân tạo, không thể tự chủ việc đại tiện, khiến cho chất lượng sống giảm sút rất nhiều sau phẫu thuật cắt u đại trực tràng thấp. Tuy nhiên, hiện tại, nhờ trang bị thiết bị nội soi hiện đại với phần “dao” cắt khối u có hình cong nhỏ, cho phép đi đến tận khối u ở vị trí trực tràng thấp nằm sâu trong hốc, sát với rìa hậu môn. Đây là hốc xương nhỏ gồm trực tràng và niệu đạo (ở nam giới) và trực tràng, tử cung, mặt sau âm đạo (nữ giới). Với thiết bị cắt cong, nhỏ gọn vừa “lọt” vào trong hốc sát hậu môn, phẫu thuật viên có thể thực hiện đường mổ ở vị trí rất thấp, sát rìa hậu môn, phẫu thuật lấy khối u đồng thời vẫn bảo tồn được hậu môn và nối với phần ruột ở phía trên khối u đã cắt bỏ, nhờ đó giúp giữ nguyên hậu môn và chức năng cơ hậu môn sau mổ.
Đặc biệt, PGS-TS Trần Bình Giang cho biết thiết bị này còn có hệ thống bơm chất ICG (là chất có khả năng tạo ánh sáng xanh, chỉ “ăn” vào các phần tăng sinh của khối u). Một ống kính đặc biệt gắn trên đầu thiết bị mổ nội soi sẽ “đọc” thấy phần ánh sáng này, qua đó giúp cho phẫu thuật viên phát hiện và lấy được hết phần khối u được bao phủ bởi lớp ánh sáng xanh. Thiết bị này cũng cho phép phẫu thuật viên nhìn thấy các mạch máu đã đi đến các đoạn ruột được nối lại sau khi cắt bỏ khối u, giúp cho phần ruột sau nối không bị hoại tử do thiếu mạch máu đưa máu đến nuôi dưỡng.
Với bệnh nhân 58 tuổi nói trên, ca phẫu thuật đã lấy được toàn bộ phần u ác tính, bảo tồn được hậu môn với nguyên vẹn chức năng. Bệnh nhân được mổ nội soi, chức năng tiêu hóa được giữ nguyên, không phải làm hậu môn nhân tạo. http://thanhnien.vn/suc-khoe/dieu-tri-ung-thu-dai-truc-trang-700171.html
Nỗi lo trẻ béo phì
Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng ở mức cao so với thế giới, đồng thời phải chịu thêm gánh nặng về tình trạng trẻ em béo phì tăng nhanh. Trong lúc cơ quan chức năng chưa có những cuộc điều tra tổng thể để cảnh báo thì “thảm họa” béo phì đang lặng lẽ hiện hữu ở từng gia đình, trở thành mối lo lắng cho các bậc phụ huynh và cả xã hội.
Béo phì ở trẻ em gia tăng
Ủy ban Chấm dứt nạn béo phì trẻ em (ECHO) thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo trẻ em ngày nay đang lớn lên trong một môi trường dễ mắc bệnh béo phì. Báo cáo cho biết thế giới hiện có 41 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị béo phì. Tuy nhiên, đây chỉ là bề nổi của tảng băng bởi con số đang tăng mạnh, đe dọa đe dọa kéo lùi sự gia tăng tuổi thọ đạt được trong thập kỷ qua và góp phần làm gia tăng số tử vong, bệnh tật và làm giảm chất lượng cuộc sống của những người bị ảnh hưởng.
Tại Việt Nam, theo các cuộc điều tra dinh dưỡng cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi và thể nhẹ cân ở trẻ em và học sinh giảm đáng kể so với thời gian trước. Tuy nhiên, tỉ lệ thừa cân béo phì lại gia tăng rất nhanh. Tại Hà Nội, theo kết quả điều tra năm 2013 trên 2.375 trẻ ở độ tuổi từ 4-9 tại một số trường mẫu giáo và trường tiểu học thuộc Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội về tình trạng thừa cân, béo phì cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì của trẻ là 39,9% (tỷ lệ thừa cân là 21,9% và tỷ lệ béo phì là 18,0%).
Còn tại TP.Hồ Chí Minh, theo Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP HCM, chỉ sau 5 năm (từ 2009 - 2014), tỉ lệ học sinh béo phì của TP.HCM đã tăng từ 4% lên 19%, tỉ lệ trẻ thừa cân tăng từ 14,6% lên 22,4%. Càng ở các cấp học nhỏ tuổi, tỉ lệ trẻ thừa cân, béo phì càng nhiều. Ở Việt Nam đã xuất hiện trường hợp siêu béo phì.
Rất nhiều phụ huynh tỏ ra lo ngại với tình trạng béo phì của con em mình . Mẹ bé Minh - chị Nga (Vĩnh Tuy, Hà Nội) kể: Nhà chị ăn uống đơn giản, thực đơn cũng nhiều rau xanh. Nhưng cách đây mấy năm một người bà con đi công tác về có cho gia đình một hộp mắm tép trưng thịt. Hai cậu con trai nhà chị mê ăn món này đến nỗi chỉ cần mỗi một món mà ăn liền đến 4 bát cơm, gần như bữa nào cũng thế, không có mắm tép con ăn ít đi, thậm chí không chịu ăn cơm. Ban đầu thấy con ngon miệng, phấn khởi cứ hết chị lại mua.
Rồi một ngày mùa hè đưa các con đi bơi, chợt nhận thấy hai cậu con trai đã thừa cân khá nhiều, chị muốn dừng không cho con ăn món khoái khẩu nhưng các cháu không chịu.
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng từng cảnh báo về mức độ nguy hiểm của việc ăn theo quảng cáo của trẻ em. Bé Hà (Long Biên, Hà Nội) mới 6 tuổi đã nặng 35 kg, vượt tiêu chuẩn đến 9kg. Chị Trang - mẹ bé chia sẻ: Mỗi bữa cháu chỉ ăn có một bát cơm nhưng rất thích ăn vặt, mà phải ăn những thứ được quảng cáo trên TV. Nào kẹo dẻo, bánh snack, khoai tây chiên, xúc xích..., hễ xem quảng cáo thấy hấp dẫn là cô bé lại đòi mua và ăn rả rích suốt buổi tối.
Tiến sĩ Hoàng Kim Thanh, Viện Dinh dưỡng khẳng định, một loại thực phẩm dù tốt đến đâu nếu ăn quá nhiều cũng không tốt. “Không một thức ăn nào có đủ các thành phần cần thiết. Vì vậy nếu ăn quá nhiều món nào đó thì sẽ gây thừa một số chất và thiếu nhiều chất khác” - TS Kim Thanh khẳng định.
Đối diện với nguy cơ bệnh tật
Béo phì được Tổ chức Y tế Thế giới coi là một thách thức của thiên niên kỷ và là một trong “tứ chứng nan y” của loài người: AIDS, ung thư, béo phì và ma túy. Điều này chứng tỏ đây là một bệnh khó trị. Béo phì không chỉ gây bệnh tim mạch, ngừng thở khi ngủ, tiểu đường tuýp 2, rối loạn hoóc môn sinh dục... Viện nghiên cứu ung thư Mỹ vừa chính thức công bố kết quả một nghiên cứu mới: Thêm cân nặng là thêm nguy cơ ung thư.
Theo PGS.TS Lê Thị Bạch Mai- Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, béo phì khiến trẻ thừa mỡ, mỡ thừa đọng lại ở các tạng gây nguy cơ: gan nhiễm mỡ, lâu dài ảnh hưởng chức năng gan; chít hẹp đường thở khiến trẻ thiếu ô xy, dẫn đến ngủ không sâu, ngủ kém giảm khả năng tăng trưởng chiều cao, trong khi đó trẻ hạn chế chiều cao càng dễ béo phì do chỉ tăng trọng lượng kéo chiều ngang và đó là vòng luẩn quẩn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, với trẻ béo, trọng lượng nặng gây quá tải khớp gối, dễ dẫn đến bệnh về cơ xương khớp.
Về nguyên nhân béo phì, theo TS Lê Thị Bạch Mai dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Bữa ăn hiện mới chú trọng về đảm bảo an toàn thực phẩm nhưng một số khảo sát cho thấy khẩu phần ăn còn nhiều năng lượng từ đạm động vật, chất béo, chưa có thực đơn phù hợp cho nhu cầu dinh dưỡng. Trong đó, can xi cần cho tăng trưởng chiều cao, cung cấp cho quỹ xương, răng, nhưng khẩu phần ăn hiện mới đáp ứng 50 - 60% nhu cầu canxi. Thói quen ăn ngọt cũng làm trẻ dư cân.
Cũng theo TS Bạch Mai, kiểm soát béo phì không chỉ là chế độ ăn, mà trẻ còn cần được vận động. Để tốt cho sức khỏe, thể lực các em chỉ cần các môn thể thao đại chúng. Ví dụ như nhảy dây với động tác nhảy chụm đầu gối tạo sức bật, kích thích màng xương đùi. Động tác này giúp trẻ khi ngủ sẽ tiết hormone tăng trưởng tốt hơn, giúp tăng chiều cao. Do đó, ăn uống hợp lý, lối sống năng động, tăng vận động không chỉ là thực hành ở nhà trường mà chính cha mẹ cũng phải vào cuộc.
Thói quen thức khuya cũng không tốt cho phát triển của trẻ. Trẻ nên được ngủ trước 22 giờ vì ngủ sau thời gian này sẽ hạn chế việc tiết hormone tăng trưởng. Do đó, nên cho trẻ ngủ sớm, ngủ đủ và ngủ sâu.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp- Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP HCM chia sẻ: “Phần lớn các cháu nhìn thấy gầy gầy mới là phát triển bình thường, nhưng tâm lý chung của các bậc cha mẹ, ông bà đều muốn con cháu mình phải bụ bẫm mà không biết rằng, trẻ như vậy đã là thừa cân hoặc béo phì”. Đáng giật mình hơn, khi tiến hành khảo sát ở 30 trường học tại TP HCM, có đến 15,4% học sinh bị tăng huyết áp. BS Ngọc Diệp nhấn mạnh, gần như 100% trẻ béo phì đều tăng huyết áp. Đây là vấn đề rất đáng lo ngại về sức khỏe học đường.
Để khắc phục tình trạng này, Trung tâm dinh dưỡng TP HCM đưa các khuyến nghị: Cần có chương trình can thiệp nhanh, đồng bộ, hiệu quả nhằm khống chế sự gia tăng thừa cân, béo phì; Rà soát, sửa đổi, xây dựng các quy định cụ thể về vận động, dinh dưỡng trong trường học; Giao chỉ tiêu kiểm soát học sinh thừa cân, béo phì cho các trường; Tăng cường nhân lực phụ trách y tế, bán trú. http://daidoanket.vn/suc-khoe/noi-lo-tre-beo-phi/100302
Thí điểm đưa điều dưỡng sang CHLB Đức làm việc
Cục Quản lý lao động ngoài nước và Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) vừa ký thỏa thuận về việc triển khai dự án thí điểm tuyển chọn và đào tạo điều dưỡng viên Việt Nam sang học tập và làm việc trong lĩnh vực chăm sóc người bệnh tại các bệnh viện của CHLB Đức.
Các ứng viên tham gia chương trình có tuổi đời ít nhất là 21 và không quá 25 (có ngày sinh trong khoảng thời gian từ 1-1-1991 đến 31-12-1995), tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành điều dưỡng tại Việt Nam, đủ tiêu chuẩn sức khỏe đi làm việc ở nước ngoài.
Những ứng viên đủ tiêu chuẩn được lựa chọn sẽ được tham gia đào tạo tiếng Đức tại Việt Nam. Sau đó những ứng viên đáp ứng yêu cầu về tiếng Đức sẽ được đưa sang đào tạo ngành điều dưỡng tại Đức. Nếu tốt nghiệp thành công chương trình đào tạo này, ứng viên sẽ được ở lại Đức làm công việc chăm sóc người bệnh tại các bệnh viện của CHLB Đức.
Ứng viên nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Quản lý lao động ngoài nước hoặc qua đường bưu điện theo địa chỉ: Cục Quản lý lao động ngoài nước, số 41B Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ ngày 9-5-2016 đến hết ngày 27-5-2016 (trong các ngày làm việc). Đối với hồ sơ nộp qua đường bưu điện sẽ được tính theo dấu ngày gửi của bưu điện. Ứng viên cần tìm hiểu thêm thông tin có thể liên hệ trực tiếp với Cục Quản lý lao động ngoài nước theo số điện thoại: 04.39366633 hoặc 04.38249517 (số máy lẻ: 511, 512). http://plo.vn/suc-khoe/thi-diem-dua-dieu-duong-sang-chlb-duc-lam-viec-627774.html