Bổ sung 10 máy chạy thận cho bệnh viện thành phố Hòa Bình
Bộ Y tế hỗ trợ 10 máy chạy thận nhân tạo cho Bệnh viện Đa khoa thành phố Hòa Bình để bệnh nhân không phải về Hà Nội chạy thận.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Hòa Bình hiện có 10 máy chạy thận, chỉ đủ để lọc máu cho 20 người một ngày. Sau tai biến 18 người chạy thận ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, khoa Thận nhân tạo bệnh viện này phải dừng hoạt động để phục vụ điều tra nguyên nhân sự cố. 126 bệnh nhân đang chạy thận chu kỳ tại bệnh viện tỉnh phải chuyển về Hà Nội lọc máu tiếp tục. Chỉ một số ít bệnh nhân nặng được bệnh viện đa khoa thành phố tiếp nhận vì không đủ máy.
Trước tình hình này, Bộ Y tế quyết định hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa thành phố Hòa Bình thêm 10 máy chạy thận nữa để có thể điều trị tại chỗ cho nhiều bệnh nhân hơn. Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh cũng đề nghị Sở Y tế Hòa Bình chuẩn bị nhân lực bác sĩ, điều dưỡng để khám, điều trị và vận hành khi có máy hỗ trợ. Bệnh viện chuẩn bị phòng đặt máy, hệ thống nước, giường bệnh để đảm bảo cho bệnh nhân. Bệnh viện Bạch Mai được yêu cầu tư vấn chuyên môn và điều động y bác sĩ hỗ trợ bệnh viện thành phố Hòa Bình.
Trong thời gian khoa Thận nhân tạo phải dừng hoạt động để phục vụ điều tra nguyên nhân tai biến, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình hàng ngày bố trí 2 chuyến xe đưa đón hơn 100 bệnh nhân cần lọc thận theo chu kỳ về các bệnh viện tại Hà Nội chạy thận.
Nguyên nhân gây tai biến đang được điều tra. Kết luận ban đầu của Hội đồng chuyên môn tỉnh là nhiều khả năng do hệ thống nước chạy thận. Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình Trương Quý Dương bị tạm đình chỉ công tác cùng 2 cán bộ bệnh viện. Bộ Y tế đánh giá đây là ca tai biến y khoa nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua. Công an tỉnh Hòa Bình khởi tố vụ án để điều tra nguyên nhân tai biến.
Bộ Y tế yêu cầu báo cáo vụ bệnh nhân chen nhau dưới gầm giường
Ngày 8/6, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh yêu cầu Sở Y tế TP Hồ Chí Minh kiểm tra, báo cáo thông tin phản ánh tại Bệnh viện Ung bướu thành phố về tình trạng người bệnh chen nhau dưới gầm giường, bác sỹ phải ngồi xuống tiêm.
Theo như báo chí phản ánh, tại Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh xảy ra tình trạng quá tải trầm trọng, người bệnh phải nằm ghép 2, 3 người một giường, thậm chí chen nhau dưới gầm giường và dọc các lối đi tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh.
Trước thông tin này, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo Bệnh viện Ung Bướu khẩn trương xác minh sự việc. Đồng thời cần áp dụng các giải pháp quyết liệt để khắc phục tình trạng quá tải tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị của người bệnh và báo cáo sự việc về Bộ Y tế trước ngày 15/6/2017.
Cùng ngày, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cũng đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng kiểm tra thông tin báo chí nêu về việc một phụ nữ chết trong thang máy tại Bệnh viện. Đồng thời xác minh thông tin bệnh nhân nhảy lầu tự tử tại BV Sóc Trăng.
Theo thông tin phản ánh, bảo vệ Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng phát hiện 2 người bị kẹt trong thang máy dành cho nhân viên là Ông Thùy (30 tuổi, ngụ huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng) và Nguyễn Thị Út (40 tuổi, ngụ Giồng Riềng, Kiên Giang).
Về việc này Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh khẩn trương xác minh các thông tin trên. Bên cạnh đó có biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa bảo vệ người bệnh. Kiểm tra, rà soát lại an ninh, an toàn trong bệnh viện, quản lý chẽ chặt người ra vào trong Bệnh viện.
Bệnh viện cũng cần đảm bảo triển khai tốt Tiêu chí C1.1 “Bảo đảm an ninh, trật tự bệnh viện” và Tiêu chí D2.5 “Phòng ngừa nguy cơ người bệnh bị trượt ngã” của Bộ Tiêu chí chất lượng Việt Nam ban hành kèm Quyết định 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 của Bộ Y tế.
Bộ Y tế yêu cầu báo cáo vụ việc về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế trước ngày 16/6/2017.
Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh nhận định nguyên nhân gây sốc chạy thận ở Hòa Bình
Sáng 8/6, tại buổi gặp chia sẻ về 10 trường hợp nạn nhân vụ tai biến hàng loạt chạy thận được ra viện, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đưa ra nhận định về nguyên nhân gây tai biến hàng loạt này.
Theo PGS Khuê, Bộ Y tế đã có quy định về việc bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị y tế. Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế) cũng đã có những văn bản hướng dẫn thực hiện và tại các bệnh viện đều có phòng vật tư trang thiết bị phụ trách việc này.
“Về nguyên tắc, trang thiết bị y tế trong bệnh viện đều được bảo dưỡng, kiểm chuẩn. Tùy theo mức độ và chủng loại thiết bị, giám đốc bệnh viện sẽ quyết định thực hiện quy trình này; có thể phối hợp với các đơn vị có chức năng thực hiện theo đúng quy định. Hiện có những bệnh viện thực hiện rất tốt nhưng có một số bệnh viện thực hiện chưa đạt yêu cầu”, PGS Khuê khẳng định.
Về vụ tai biến hàng loạt khi chạy thận tại BV Đa khoa tỉnh Hoà Bình, ông Khuê cho biết ông đã tìm hiểu kỹ, nghiên cứu, đánh giá và tham khảo các nhà khoa học.
“Sau khi đã loại trừ một số nguyên nhân, tôi cũng nghĩ nhiều đến nguyên nhân hệ thống nước lọc nước tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình chưa đảm bảo. Vì thế, để phục vụ công tác điều tra, ngay sau khi xảy ra sự cố tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình, tôi đã chỉ đạo tạm dừng ngay hoạt động của khoa Thận nhân tạo của bệnh viện này để phục vụ điều tra”, PGS Khuê cho biết.
Theo báo cáo của Bệnh viện đa khoa Hòa Bình, việc thực hiện bảo hành, sửa chữa hệ thống lọc nước trước đây do Công ty Thiên Sơn thực hiện. Tuy nhiên từ năm 2017, Công ty này lại phối hợp với đơn vị khác thực hiện việc bảo dưỡng, sữa chữa hệ thống lọc nước.
Nói về vai trò của hệ thống nước trong quá trình chạy thận, ông Hoàng Đình Khiếu, Phó Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Hoà Bình cho biết: "Hệ thống nước lọc hòa vào các hóa chất, đưa ra nồng độ để thẩm tách chất độc, chất dư thừa, thẩm tách nước ra khỏi cơ thể người bệnh. Nguồn nước ô nhiễm khả năng sẽ gây nhiễm độc cho người bệnh".
Liên quan đến tai biến y khoa khiến 18 bệnh nhân chạy thận tại Boà Bình gặp sự cố, 8 trường hợp tử vong, TS Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (BV Bạch Mai) cho biết, mọi vấn đề chuyên môn đều có quy trình thực hiện, vấn đề là mình phải tuân thủ quy trình, hệ thống giám sát tuân thủ quy trình.
“Đây là một bài học mà những đơn vị đang vận hành, không chỉ thận nhân tạo mà các chuyên môn của ngành khác, qua sự cố này cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh để rà soát quy trình cũng như hệ thống giám sát tuân thủ quy trình. Làm sao đảm bảo làm theo các quy trình hệ số an toàn mới được nâng lên, giảm bớt nguy cơ tai biến y khoa. Tại BV Bạch Mai đã rà soát quy trình chạy thận nhân tạo, thấy rằng nếu làm theo đúng quy trình xác suất xảy ra tai biến là rất thấp”, TS Hùng nói.
Trước đó, sau khi xảy ra tai biến hàng loạt khiến 18 bệnh nhân gặp sự cố khi chạy thận, trong đó 8 bệnh nhân tử vong, BV Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành rà soát, kiểm tra, đưa ra nhận định nghĩ nhiều đến nguyên nhân liên quan đến nguồn nước lọc.
Được biết, một ngày trước khi xảy ra vụ tai biến chạy thận này, Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Sơn có thực hiện sửa chữa bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO phục vụ lọc máu chu kỳ tại khoa Thận nhân tạo của bệnh viện này. Việc bảo dưỡng này được thực hiện định kỳ kể từ khi Đơn nguyên Thận nhân tạo được thành lập đến nay.
Liên quan đến vụ việc, sáng nay Hội đồng chuyên môn Sở Y tế tỉnh Hoà Bình đã họp, với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành đến từ BV Bạch Mai. Tuy nhiên sau buổi sáng, cuộc họp vẫn chưa kết thúc và sẽ được tiếp tục vào chiều nay.
8 người tử vong do chạy thận: Bất thường nguồn nước lọc thận
http://www.sggp.org.vn/8-nguoi-tu-vong-do-chay-than-bat-thuong-nguon-nuoc-loc-than-449165.html
Nếu hệ thống nước bị nhiễm bẩn do vi khuẩn, tạp chất, hoặc xử lý thì bệnh nhân chạy thận có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
Chiều 8-6, Hội đồng chuyên môn y khoa gồm có đại diện lãnh đạo Sở Y tế Hòa Bình và nhiều chuyên gia đầu ngành đã kết thúc cuộc họp để thảo luận, làm rõ nguyên nhân vụ tai biến y khoa rất nghiêm trọng khiến 8 bệnh nhân chạy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình tử vong. Dù Hội đồng chuyên môn chưa có kết luận chính thức nhưng qua cuộc họp đã hé lộ những nguyên nhân dẫn tới vụ tai biến nghiêm trọng này.
Tại cuộc họp Hội đồng chuyên môn do bà Bùi Thu Hằng (Phó Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình) làm Chủ tịch hội đồng, các thành viên trong hội đồng đã tiến hành xem xét, nghiên cứu tài liệu gồm: hồ sơ bệnh án, các tài liệu liên quan và bản tường trình cùa các cá nhân liên quan, các văn bản.
Qua đó, hội đồng chuyên môn kết luận, quy trình tiếp nhận, nhận định, đánh giá và thiết lập vòng tuần hoàn ngoài cơ thể cho bệnh nhân trước khi lọc máu là phù hợp với quy trình. Khi phát hiện có bất thường trong quá trình chạy thận, bệnh viện đã áp dụng các biện pháp xử lý như: dừng lọc máu, cho thở ô xy, sử dụng các biện pháp cấp cứu hồi sức... là phù hợp với diễn biến và tình trạng cấp cứu của người bệnh.
Các bệnh nhân có diễn biến nguy kịch như: suy hô hấp, ngừng tuần hoàn, trụy mạch đã được xử trí cấp cứu tại chỗ và vận chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực là phù hợp với quy trình chuyên môn kỹ thuật. Khi xuất hiện một số lượng lớn bệnh nhân cấp cứu, khoa Thận nhân tạo đã báo cáo với lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình và xin hỗ trợ chuyên môn từ các bệnh viện tuyến trên là phù hợp với Quy chế hội chẩn bệnh nhân nặng.
Tuy nhiên, Hội đồng chuyên môn cũng thẳng thắn chỉ rõ, đây là một thảm họa y khoa lớn. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình còn thiếu kinh nghiệm, nhân lực, kiến thức xử trí tình trạng này. Cả 18 bệnh nhân bị tai biến khi đang chạy thận đều có các biểu hiện tương đối giống nhau tại cùng thời điểm. Về chẩn đoán, Hội đồng chuyên môn nghĩ đến hội chứng ngộ độc cấp qua đường máu do cùng một nguyên nhân gây ra với các biểu hiện tổn thương đa cơ quan như: hô hấp, tuần hoàn, gan, thận, máu.
Đáng chú ý, liên quan tới nguyên nhân của thảm họa y khoa này, Hội đồng chuyên môn cho biết, thời điểm hiện tại chưa đủ căn cứ, cơ sở và bằng chứng khoa học để kết luận khẳng định chắc chắn nguyên nhân của sự cố trên do chưa có kết quả khám nghiệm tử thi, cũng như kết quả phân tích nguồn nước RO nên hiện tại, hội đồng chưa đủ căn cứ, cơ sở để kết luận chắc chắn nguyên nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia trong hội đồng nghiêng về giả thiết có sự bất thường trong nguồn nước RO sử dụng trong quá trình chạy thận cho bệnh nhân. Đây cũng là nguyên nhân đã được nhiều chuyên gia phân tích ngay sau khi sự cố xảy ra.
Cũng liên quan tới nguyên nhân dẫn tới vụ tai biến nghiêm trọng này, PGS.TS Nguyễn Gia Bình, Trưởng Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cho cho rằng, nghi ngờ có chứng cứ rõ nét nhất là tồn dư hóa chất (chất javen) súc rửa đường ống.
Còn TS Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, chất lượng nước được sử dụng cho chạy thận rất quan trọng, cần phải giám sát chặt chẽ. Loại nước này gần giống như nước cất với tỷ lệ vô trùng rất cao. Có tới 21 chỉ số lý hóa cần kiểm soát trong nước dùng cho chạy thận. Để tạo nước siêu tinh khiết cần qua nhiều công đoạn: Lọc thô và lọc tinh, qua cát, than hoạt, lọc mềm... Nếu hệ thống nước bị nhiễm bẩn do vi khuẩn, tạp chất, hoặc xử lý thì bệnh nhân chạy thận có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
Về phía Bộ Y tế, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, Bộ Y tế đã có quy định về việc bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị y tế. Về nguyên tắc, trang thiết bị y tế trong bệnh viện đều được bảo dưỡng, kiểm chuẩn. Tùy theo mức độ và chủng loại thiết bị, giám đốc bệnh viện sẽ quyết định thực hiện quy trình này, có thể phối hợp với các đơn vị có chức năng thực hiện theo đúng quy định. Hiện có những bệnh viện thực hiện rất tốt nhưng có một số bệnh viện thực hiện chưa đạt yêu cầu.
"Bản thân tôi đã tìm hiểu kỹ, nghiên cứu, đánh giá và tham khảo các nhà khoa học, sau đó đã loại trừ một số nguyên nhân và cũng nghĩ nhiều đến nguyên nhân hệ thống nước lọc nước để chạy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình chưa đảm bảo. Để phục vụ công tác điều tra, ngay sau khi xảy ra sự cố tại Bệnh viện đa khoa đã Hòa Bình, tôi đã chỉ đạo tạm dừng ngay hoạt động của khoa Thận nhân tạo của bệnh viện này để phục vụ điều tra”- ông Khuê cho biết.
Trước đó sáng 8-6, Sở Y tế Hòa Bình đã quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Trương Quý Dương, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình cùng 2 cán bộ của bệnh viện này trong 2 tuần để phục vụ công tác điều tra vụ án vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác đã được Công an tỉnh Hòa Bình khởi tố vào ngày 30-5 ngay sau khi xảy ra vụ tai biến chạy thận một ngày tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình làm 18 bệnh nhân chạy thận bị sốc phản vệ, trong đó có 8 người tử vong.
Bệnh viện Hòa Bình không kiểm định nguồn nước RO sau khi bảo trì máy lọc
Đại diện Sở Y tế Hòa Bình đã chính thức công bố kết luận của Hội đồng chuyên môn đánh giá sự cố y khoa tại Đơn nguyên Thận nhân tạo - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình sau hơn 5 tiếng họp kín sáng nay (8/6) không có sự tham dự của báo chí.
Để trả lời dứt điểm vấn đề trên, ông Khánh cho rằng phải có đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Tuy nhiên, cuộc họp báo chiều nay không có đại diện lãnh đạo của bệnh viện này. Ông Khánh đã nhiều lần gọi điện cho lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đến ngay cuộc họp nhưng không được.
15h50:
Phóng viên Dân trí tiếp tục chất vấn: Vậy khi nguồn nước RO chưa được đưa đi kiểm định mà bệnh viện đã đưa vào sử dụng lọc máu cho bệnh nhân thì bệnh viện có sai quy trình và có trách nhiệm gì trong việc này?
Ông Khánh giải thích thêm: “Vấn đề này còn liên quan đến biên bản bàn giao của đơn vị bảo trì. Nếu khi bảo trì xong mà có biên bản nhưng không phiếu kiểm định nguồn nước RO mà kỹ sư vẫn đưa máy vào sử dụng thì người này cũng phải chịu trách nhiệm. Việc này cơ quan điều tra đang rà soát làm rõ các vấn đề này.
15h40
Ông Khánh cho biết:
Việc này phải căn cứ theo hợp đồng bảo trì máy chạy thận giữa Bệnh viện Hòa Bình với Công ty Thiên Sơn. Nếu trong hợp đồng mà có điều khoản buộc phải đưa nguồn nước RO đi kiểm định thì trách nhiệm này thuộc về Công ty Thiên Sơn.
15h30, Phóng viên Dân trí đặt câu hỏi: Phía bệnh viện có kiểm tra độ an toàn của thiết bị sau khi công ty Thiên Sơn bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO? Những lần bảo trì trước đó có đưa nguồn nước RO đi kiểm định không?
Ông Trần Quang Khánh cho biết:
Ngày 28/5, công ty Thiên Sơn bảo trì bảo dưỡng lọc nước RO, Giám đốc BV đa khoa có ký kết hợp đồng bảo trì. Sau khi bảo trì chưa test nước đầu ra, chưa đưa nguồn nước đi kiểm định đã sử dụng cho bệnh nhân.
Còn về công tác kiểm tra hệ thống lọc nước RO ở những lần bảo trì trước thì phải hỏi bệnh viện mới rõ.
Đúng 15h chiều nay, ông Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hòa Bình, đã chính thức công bố kết luận của Hội đồng chuyên môn sau phiên họp sáng nay (8/6).
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu gồm có hồ sơ bệnh án, các tài liệu liên quan và bản tường trình của các cá nhân liên quan, các văn bản Hội đồng đã thảo luận và khẳng định: “Đây là một thảm họa, các bệnh nhân trong tình trạng diễn biến hết sức phức tạp”.
Về chẩn đoán tình trạng của bệnh nhân, trên cơ sở biểu hiện của 18 bệnh nhân lọc máu với các biểu hiện tương đối giống nhau trong cùng một thời điểm, Hội đồng chuyên môn nghĩ đến: Hội chứng ngộ độc cấp qua đường máu do cùng một nguyên nhân gây ra với các biểu hiện tổn thương đa cơ quan (hô hấp, tuần hoàn, gan, thận, máu...).
Về nguyên nhân, ở thời điểm hiện tại, Hội đồng chuyên môn chưa đủ căn cứ, cơ sở và bằng chứng khoa học để kết luận khẳng định chắc chắn nguyên nhân của sự cố trên (do chưa có kết quả xét nghiệm, phân tích nguồn nước RO và kết quả khám nghiệm tử thi...).
Tuy nhiên Hội đồng chuyên môn nghĩ nhiều đến có sự bất thường của nguồn nước RO sử dụng trong quá trình chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân tại Đơn nguyên Thận nhân tạo của BVĐK tỉnh Hòa Bình.
Ngoài ra, các thành viên hội đồng đều thống nhất các khâu tiếp nhận, khám, nhận định, đánh giá, thiết lập vòng tuần hoàn ngoài cơ thể cho bệnh nhân trước khi lọc máu là phù hợp với quy trình; Việc xử lý khi có các dấu hiệu bất thường, xử trí cấp cứu là tích cực, phù hợp với quy trình chuyên môn kỹ thuật…
Hội đồng chuyên môn do bà Bùi Thu Hằng - Phó Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình - là chủ tịch Hội đồng, cùng 11 chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện Bạch Mai (khoa Thận nhân tạo, khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm chống độc; khoa Cấp cứu A9) và các chuyên gia của bệnh viện Đa khoa tỉnh đã họp đánh giá quá trình khám, chăm sóc và điều trị đối với các bệnh nhân trong sự cố y khoa ngày 29/5/2017 tại Đơn nguyên thận nhân tạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình và định hướng tìm nguyên nhân sự cố.
Sở Y tế Hòa Bình: 'Nước chạy thận không được kiểm định sau bảo dưỡng máy'
Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình Trần Quang Khánh cho biết bệnh viện đa khoa tỉnh không kiểm định lại nguồn nước chạy thận sau bảo dưỡng máy.
Sau cuộc họp sáng 8/6 với 12 thành viên hội đồng chuyên môn, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình họp báo chiều cùng ngày công bố kết luận kiểm thảo nguyên nhân 18 bệnh nhân bị tai biến khi chạy thận hôm 29/5.
Bà Bùi Thu Hằng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn, cho biết trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ bệnh án, các tài liệu và tường trình của cá nhân liên quan, hội đồng khẳng định "đây là một thảm họa, các bệnh nhân trong tình trạng diễn biến hết sức phức tạp". Bệnh viện thiếu kinh nghiệm, phương tiện, nhân lực, kiến thức xử trí tình trạng thảm họa.
Bà Bùi Thu Hằng thông báo kết luận ban đầu hội đồng chuyên môn
Biểu hiện của 18 bệnh nhân tương đối giống nhau trong cùng một thời điểm nên "nghĩ đến hội chứng ngộ độc cấp qua đường máu do cùng một nguyên nhân" gây ra với các biểu hiện tổn thương đa cơ quan như hô hấp, tuần hoàn, gan, thận, máu...
Hội đồng chuyên môn cho rằng chưa đủ căn cứ, cơ sở và bằng chứng khoa học để kết luận chắc chắn nguyên nhân tai biến do chưa có kết quả xét nghiệm, phân tích nguồn nước RO, kết quả khám nghiệm thi thể... "Điều được nghĩ đến nhiều nhất là sự bất thường của nguồn nước RO sử dụng trong quá trình chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân", bà Hằng nhấn mạnh. Một ngày trước tai biến, hệ thống nước chạy thận ở bệnh viện Hòa Bình được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ.
Trước câu hỏi "Sau khi bảo trì hệ thống nước có test máy trước khi chạy thận cho bệnh nhân hay không", ông Khánh cho biết theo quy trình đã được Bộ Y tế ban hành, phải test máy chạy thận, kiểm tra thông số nước, theo dõi giám sát hiện tượng xảy ra bất thường. Sau khi bảo trì, hệ thống lọc nước phải được kiểm nghiệm đầu ra trước khi bàn giao cho cán bộ y tế để đưa vào vận hành. Trong vụ việc này, lỗi của cán bộ y tế là chưa có biên bản bàn giao đã vận hành máy. Công an đang điều tra kỹ sư chịu trách nhiệm bảo dưỡng bảo trì.
Với câu hỏi có phải do giá thành đắt nên bệnh viện không kiểm định hệ thống máy, ông Khánh trả lời hiện không có đại diện bệnh viện ở cuộc họp nên Sở không nắm được giá thành. Tuy nhiên theo quan điểm của Sở Y tế, dù chi phí đắt thì bệnh viện vẫn phải thực hiện kiểm định vì sự an toàn của bệnh nhân.
Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình trả lời về quy trình test nước chạy thận
Với câu hỏi về đơn vị chịu trách nhiệm bảo trì bảo dưỡng hệ thống máy chạy thận của bệnh viện tỉnh Hòa Bình, ông Khánh cho biết bệnh viện ký hợp đồng khi lắp đặt hệ thống lọc nước của công ty nào thì nơi đó có trách nhiệm bảo dưỡng, bảo trì định kỳ chất lượng nguồn nước.
Khi thiết lập hệ thống chạy thận thì bao gồm 2 phần là mua máy và lắp đặt hệ thống lọc nước. Nước sử dụng phải qua hệ thống lọc đảm bảo tinh khiết, bắt buộc trước khi vận hành phải kiểm tra, có phiếu đảm bảo đúng quy định của Bộ Y tế. Do đó nếu đã có đầy đủ biên bản bàn giao thì khi xảy ra sự cố có thể nguyên nhân từ khâu bảo dưỡng bảo trì, cán bộ y tế chỉ vận hành. Nếu chưa có biên bản bàn giao mà đã vận hành hệ thống máy thì cán bộ y tế sai.
Hệ thống RO số 2 theo báo cáo của bệnh viện đưa vào sử dụng từ năm 2011 là do Công ty Thiên Sơn cung cấp. Hiện cơ quan công an điều tra hệ thống nước RO không đảm bảo là do đâu.
Liên quan đến quyết định đình chỉ 3 cán bộ của bệnh viện, ông Khánh giải thích ông Trương Quý Dương Giám đốc bệnh viện bị đình chỉ để giải trình, báo cáo cơ quan điều tra. Việc điều hành bệnh viện tạm thời giao lại cho ông Quách Thiên Tường, Phó Giám đốc thường trực, chịu trách nhiệm trong 15 ngày. Hai cán bộ còn lại là ông Trần Văn Sơn nhân viên phòng vật tư bệnh viện là người được phân công giám sát việc bảo dưỡng bảo trì hệ thống máy ngày 28/5; và bà Đỗ Thị Điệp là điều dưỡng Khoa thận nhân tạo làm nhiệm vụ chuyên môn ngày 29/5.
Trong cuộc họp báo, có rất nhiều câu hỏi liên quan đến trách nhiệm của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình song không có đại diện bệnh viện tham dự để trả lời dù được Sở mời nhiều lần. Theo bà Hằng, rõ ràng trong vụ tai biến, bệnh viện có vấn đề sai quy trình. Mọi khi bệnh viện tự kiểm tra hệ thống máy theo định kỳ 3 tháng một lần. Lần này do hệ thống gặp trục trặc nên mới nhờ Công ty Thiên Sơn đến bảo dưỡng. Sau vụ việc Sở Y tế Hòa Bình nhiều lần gọi điện cho Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình nhưng đều không liên lạc được.
Sáng 29/5, 18 bệnh nhân suy thận mãn đang chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đột ngột có dấu hiệu bất thường. 8 người tử vong lần lượt tử vong;10 người được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai ngay trong đêm. Nguyên nhân gây tai biến ban đầu được Hội đồng chuyên môn nghiêng về khả năng nguồn nước chạy thận. Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình Trương Quý Dương sáng 8/6 bị đình chỉ công tác cùng 2 cán bộ khác của bệnh viện. Bộ Y tế đánh giá đây là ca tai biến y khoa nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua. Công an tỉnh Hòa Bình khởi tố vụ án để điều tra nguyên nhân tai biến. |
Vụ tai biến ở Hòa Bình: Cục trưởng Khám chữa bệnh chia sẻ 4 quyết định cân não
http://infonet.vn/vu-tai-bien-o-hoa-binh-cuc-truong-kham-chua-benh-chia-se-4-quyet-dinh-can-nao-post229358.info
Sáng 8/6, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức buổi lễ ra viện cho 10 bệnh nhân bị tai biến sau 10 ngày xảy ra vụ tai biến lúc lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình hôm 29/5.
Chia sẻ với các bệnh nhân, PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng cục Quản lý Khám chữa bệnh gửi lời chia buồn sâu sắc nhất của Bộ Y tế tới những người bệnh không may tử vong trong sự cố y khoa tại bệnh viện Đa khoa Hòa Bình.
Ông Khuê cũng bày tỏ vui mừng khi 10 bệnh nhân trong sự cố y khoa đang điều trị tại bệnh viện Bạch Mai đã ổn định sức khỏe và được xuất viện để tiếp tục chạy máu chu kỳ.
Sau 10 ngày xảy ra tai biến, với ông Khuê đó là 10 ngày rất vất vả của bác sĩ cũng như ngành y. Ông Khuê nhớ lại: “Tối 29/5 khi tôi trực tiếp có mặt tại bệnh viện Đa khoa Hòa Bình và đã cùng các bác sĩ đưa ra 4 quyết định cực kì khó khăn, có lẽ là khó khăn nhất trong cuộc đời công tác của tôi tính tới thời điểm này. Hôm nay, 10 bệnh nhân đã được ra viện với sức khỏe ổn định, chúng tôi cũng thấy nhẹ lòng”
Theo đó, 4 quyết định được PGS.TS Lương Ngọc Khuê chia sẻ là: Đóng cửa nguyên đơn Thận nhân tạo để phục vụ công tác điều tra; Đi thăm từng bệnh nhân, tới từng giường bệnh để sàng lọc bệnh nhân với nguyên tắc xử lý tại chỗ. Có 02 bệnh nhân nặng, quyết định chuyển ngay 10 bệnh nhân về bệnh viện Bạch Mai an toàn trong đêm 29/5; Quyết định thứ 3 là đưa hơn 100 bệnh nhân lọc máu chu kỳ vào ngày hôm sau về những nơi nào có thể lọc máu; Quyết định thứ 4 là ổn định bệnh viện để tiếp tục điều trị cho hơn 1.000 bệnh nhân ở các khoa phòng khác.
Hiện nay, hơn 100 bệnh nhân lọc máu chu kỳ của Hòa Bình được lọc máu tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Hòa Bình và các bệnh viện trong thành phố Hà Nội sức khỏe đều tốt.
Bộ Y tế cũng đang tập trung khắc phục sớm sự cố để đưa hơn 100 bệnh nhân này về trên Hòa Bình, tiếp tục được lọc máu chu kỳ vì thời tiết nắng nóng sẽ ảnh hưởng tới người bệnh nhân, giảm chi phí cho bệnh nhân khi họ và gia đình phải về Hà Nội.
Tuy nhiên, để đơn nguyên đi vào hoạt động thì phải chấm dứt điều tra và tìm rõ nguyên nhân, khắc phục sự cố.
Về phía bệnh viện Bạch Mai, TS. Dương Đức Hùng – Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp bệnh viện Bạch Mai cũng khẳng định: “Hiện tại chúng tôi có đủ điều kiện khẳng định các bệnh nhân còn lại trong sự cố y khoa chạy thận nhân tạo ở Hòa Bình đã trở lại tình trạng sức khỏe như trước khi xảy ra biến cố”.
Bệnh nhân Nguyễn Văn Thiều, 45 tuổi, là người bị sốc phản vệ nặng nhất ngày 29/5 tại Hòa Bình được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai. Khi về Bệnh viện Bạch Mai anh bị hôn mê sâu phải lọc máu ngoài cơ thể, điều trị ở khoa hồi sức tích cực nhưng đến nay anh đã khỏe mạnh có thể lọc máu chu kỳ bình thường trong những ngày tới.
Chia sẻ giờ phút được ra viện anh Thiều cười: "Tôi thấy tràn đầy sức lực có thể yên tâm lọc máu chu kỳ thời gian tới".
Bệnh nhân Phạm Ngọc Chung - 56 tuổi chia sẻ: Ông bị suy thận mạn 9 năm nay phải chạy thận nhân tạo 5 lần/tuần. Đến 8h45 phút ngày 29/5/2017 ông Chung kể khi mình đang chạy thận nhân tạo khoảng 45 phút thì xuất hiện đau bụng, khó thở, nôn, tụt huyết áp.
Ông được dừng chạy thận và dùng corticoid, và được chuyển xuống Bệnh viện thành phố Hòa Bình chạy thận tiếp rồi sau đó chuyển về khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục điều trị. Đến nay sức khỏe của ông tốt hơn.
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Gia Bình - Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, đây là sự cố y khoa thế giới chưa từng ghi nhận. Tuy nhiên, bệnh viện đã huy động tất cả phương tiện tốt nhất, nhân lực giỏi nhất để cứu chữa cho bệnh nhân, nhờ vậy đã giảm đến mức thấp nhất bệnh nhân tử vong.
Vụ 8 người chạy thận tử vong: Triệu tập Giám đốc công ty sửa máy lọc nước
http://news.zing.vn/vu-8-nguoi-chay-than-tu-vong-trieu-tap-gd-cong-ty-sua-may-loc-nuoc-post753330.html
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình đã triệu tập Giám đốc một Công ty ở Bắc Ninh là đơn vị trực tiếp thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO tại khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện (BV) đa khoa Hòa Bình.
Chiều 8-6, theo nguồn tin riêng của Báo CAND, quá trình điều tra vụ án 8 người tử vong trong khi chạy thận nhân tạo, xảy ra ngày 29-5, tại BV đa khoa tỉnh Hòa Bình, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình đã triệu tập Giám đốc một công ty ở Bắc Ninh là đơn vị trực tiếp thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO tại khoa Thận nhân tạo, BV này.
Theo tài liệu ban đầu, Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Sơn, có trụ sở tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội là Công ty đứng ra ký hợp đồng với bệnh viện về việc bảo trì, sửa chữa thiết bị tại khoa Thận, BV đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Tuy nhiên, ngày 28-5, trước khi xảy ra sự cố y khoa nghiêm trọng nêu trên, Công ty này đã thuê một công ty khác để tiến hành thực việc sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO tại Khoa thận.
Theo các y, bác sỹ thì đối với chạy thận nhân tạo, hệ thống lọc nước là quan trọng nhất. Bên cạnh việc tiến hành dựng lại hiện trường, thực nghiệm điều tra để xác định làm rõ nguyên nhân vụ án, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình đã làm việc với Công ty Thiên Sơn để thu thập các tài liệu liên quan, kiểm tra lại các hợp đồng kinh tế với BV.
Cơ quan CSĐT đã triệu tập giám đốc, đồng thời là kỹ sư trực tiếp sửa chữa máy lọc nước để làm việc, làm rõ những nội dung ký kết giữa Công ty Thiên Sơn và Công ty sửa chữa máy lọc nước nêu trên; đồng thời kiểm tra lại quá trình nghiệm thu, bàn giao máy móc giữa Công ty sửa chữa máy lọc nước với BV sau khi máy đã được sửa xong.
Theo Công an tỉnh Hòa Bình, để công bố nguyên nhân gây ra sự cố y khoa làm 8 người chết thì cần thêm kết quả giám định pháp y của Viện Khoa học Hình sự, kết quả khám nghiệm tử thi, khám nghiệm hiện trường, kết quả giám định sinh học, hóa học và một số vấn đề cần phải tiếp tục làm rõ về bệnh án, mẫu nước, mẫu hóa chất thu được tại hiện trường…
10 bệnh nhân Hòa Bình sống sót trong tai biến chạy thận được xuất viện
Sáng 8/6, các bệnh nhân sống sót trong tai biến 18 người chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình được xuất viện.
Sau 10 ngày tích cực điều trị, sức khỏe các bệnh nhân đã ổn định. Họ trở về chu kỳ chạy thận lọc máu như trước đây. Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình trực tiếp về Hà Nội đón các bệnh nhân. Cuộc tiễn đưa giữa các y bác sĩ Bạch Mai và 10 bệnh nhân diễn ra lưu luyến với những cái bắt chặt tay.
Theo bác sĩ Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai, sau khi xuất viện 10 bệnh nhân này tiếp tục được chạy thận tại Bạch Mai cho đến khi khoa thận Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình hoạt động trở lại ổn định.
Bác sĩ Bình cho biết, đêm 29/5, 10 bệnh nhân được chuyển từ Hòa Bình đến Bạch Mai trong tình trạng phản ứng phản vệ, suy thận mạn. Có bệnh nhân rất nặng do nhiễm toan chuyển hóa. Khi nhập viện, họ được đánh giá tình trạng và phân về điều trị ở từng khoa để theo dõi tình trạng tuần hoàn, hô hấp, lọc máu, sử dụng kháng sinh...
Anh Nguyễn Văn Thiều là bệnh nhân bị nhiễm toan nặng nhất. Khi mới được đưa về Bạch Mai, anh nằm tại khoa Hồi sức tích cực và phải lọc máu 2 ngày liên tục. Được xuất viện, người đàn ông vui mừng thổ lộ: "Trong lòng nao nao, cả đêm không ngủ được, tôi nhớ nhà lắm rồi nên sẽ về nhà luôn".
Cục trưởng Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê bày tỏ: "Tôi vui mừng khi thấy 10 bệnh nhân có mặt ở đây sau khi trải qua ca tai biến nghiêm trọng vừa qua". Điều dưỡng trưởng khoa Thận Tiết niệu Đỗ Thị Lan Hương cũng chia sẻ: "10 ngày qua tôi gắn bó, chăm sóc các bệnh nhân vượt qua giai đoạn nguy kịch nên rất vui khi họ được xuất viện".
Bộ Y tế đánh giá đây là ca tai biến y khoa nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua. Công an tỉnh Hòa Bình khởi tố vụ án để điều tra nguyên nhân tai biến.
Vụ 8 người vong tại Hòa Bình: Đơn vị cung cấp máy chạy thận không trực tiếp bảo dưỡng
10h sáng hôm nay 8-6, Bệnh viện (BV) Bạch Mai đã tổ chức lễ tiễn 10 bệnh nhân trong vụ tai biến vì chạy thận ở BVĐK tỉnh Hòa Bình ra viện, đồng thời, cho biết những thông tin chính trong quá trình tiếp nhận và xử lý sự cố y khoa nghiêm trọng này.
Các bệnh nhân đã ổn định
GS. Phạm Minh Thông - Phó Giám đốc BV Bạch Mai cho biết, sau 10 ngày được cấp cứu và điều trị, sức khỏe các bệnh nhân đã ổn định. Hội đồng chuyên môn của BV đã họp và đánh giá tình trạng bệnh nhân ổn định như trước khi xảy ra biến cố nên đồng ý để các bệnh nhân được xuất viện. Lãnh đạo BVĐK tỉnh Hòa Bình trực tiếp đưa xe xuống đón các bệnh nhân về nhà. Tới đây, các bệnh nhân này tiếp tục được lọc máu chu kỳ tại BV Bạch Mai.
Tại buổi tiễn các bệnh nhân, PGS. Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) khẳng định vụ tai biến ở BVĐK tỉnh Hoà Bình là thảm hoạ y khoa nghiêm trọng với 18 người mắc và 8 người tử vong. Ngoài ra, còn khiến hơn 100 bệnh nhân lọc máu chu kỳ tại BVĐK tỉnh Hoà Bình bị gián đoạn điều trị, phải chuyển từ Hoà Bình về Hà Nội lọc máu chu kỳ. Bộ Y tế đang có phương án khắc phục để đưa 100 bệnh nhân tiếp tục về Hòa Bình điều trị.
Hiện tại, BV Bạch Mai vẫn cử chuyên gia khác “cắm chốt” ở BVĐK tỉnh Hòa Bình để hỗ trợ chuyên môn cho BV trong việc chuẩn bị lắp đặt, vận hành 10 máy chạy thận nhân tạo, sớm hoạt động để hơn 100 bệnh nhân không còn phải từ Hoà Bình về Hà Nội lọc máu nữa. Ngoài ra còn 4 chuyên gia tham gia họp Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế Hoà Bình để tìm nguyên nhân vụ việc.
Nguyên nhân do nước không sạch?
Một nội dung đặc biệt quan trọng được báo giới quan tâm tại cuộc họp là nguyên nhân nào khiến xảy ra sự cố? PGS. Lương Ngọc Khuê cho biết: Tôi đã tìm hiểu kỹ, nghiên cứu, đánh giá và tham khảo các nhà khoa học, rồi loại trừ một số nguyên nhân và cũng nghĩ nhiều đến nguyên nhân do hệ thống nước lọc nước tại BVĐK tỉnh Hòa Bình chưa đảm bảo.
Theo báo cáo của BVĐK tỉnh Hòa Bình và qua việc kiểm tra tại BV này thì thấy những năm trước, Công ty Thiên Sơn (đơn vị cung ứng thiết bị chạy thận cho BVĐK tỉnh Hòa Bình) thực hiện bảo hành, sửa chữa hệ thống lọc nước, nhưng năm nay lại phối hợp với đơn vị khác bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lọc nước.”
Theo PGS. Lương Ngọc Khuê, Bộ Y tế đã có quy định về việc bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị y tế. Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế) cũng đã có các văn bản hướng dẫn thực hiện. Về nguyên tắc, trang thiết bị y tế trong BV đều được bảo dưỡng, kiểm chuẩn. Tùy theo mức độ và chủng loại thiết bị, giám đốc BV sẽ quyết định thực hiện quy trình này; có thể phối hợp với các đơn vị có chức năng thực hiện theo đúng quy định. Hiện có những BV thực hiện rất tốt nhưng có một số BV chưa đạt yêu cầu.
Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Đình Khiếu – Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình cho biết: “Chúng tôi cũng hướng tới nguyên nhân tai biến là do nước. Khi nước lọc hòa với hóa chất, sẽ đưa ra nồng độ, thẩm tách các chất độc hoặc chất dư thừa cũng như thẩm phân nước. Vì vậy, khi nguồn nước ô nhiễm, khả năng gây nhiễm độc cho người bệnh. Hiện nay, Bộ Công an và Công an tỉnh Hòa Bình đã dựng lại hiện trường để điều tra, vì thế chúng tôi cũng phải chờ kết luận của cơ quan điều tra mới công bố nguyên nhân chính thức”.
Cũng theo ông Khiếu, hiện BVĐK tỉnh Hòa Bình chưa khắc phục được sự cố và đang niêm phong để cơ quan điều tra. Với sự giúp đỡ của BV Bạch Mai, BVĐK tỉnh Hòa Bình sẽ tổ chức lại hệ thống chạy thân cho hoàn chỉnh, thẩm định lại các hạng mục bảo đảm chất lượng cho toàn bộ hệ thống.
Trước mắt, Bộ Y tế và Sở Y tế đã có phương án mở rộng hoạt động chạy thận ở BV TP Hòa Bình. Hiện nay BV này có 9 máy, được cấp thêm 10 máy mới, với việc chạy liên tục 3-4 ca/ngày sẽ đáp ứng đượ để 100 bệnh nhân không phải về Hà Nội chạy thận nữa.
Sau khi ông Trương Quý Dương-Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình bị tạm đình chỉ công tác trong 2 tuần, bác sĩ Quách Thiên Tường- Phó Giám đốc được phân công tạm điều hành BV từ 8-6.
Ngày 8-6, Cục Quản lý KCB có công văn hỏa tốc gửi Sở Y tế tỉnh Hòa Bình và BV Bạch Mai. Theo đó, Bộ Y tế đã thống nhất với Sở Y tế Hòa Bình phương án mở rộng Khoa Thận nhân tạo cho BVĐK TP Hòa Bình để chạy thận chu kỳ cho hơn 100 người bệnh hiện vẫn phải xuống Hà Nội điều trị. Vì thế, Bộ trưởng Bộ Y tế đã phê duyệt hỗ trợ 10 máy chạy thận nhân tạo cho BVĐK TP Hòa Bình. Để thực hiện yêu cầu này, Cục Quản lý KCB đề nghị Sở Y tế Hòa Bình điều động nhân lực và chuẩn bị cơ sở vật chất để đảm bảo chạy thận cho hơn 100 người bệnh chuyển từ BVĐK tỉnh sang. Cục Quản lý KCB yêu cầu BV Bạch Mai phối hợp với BVĐK TP Hòa Bình tư vấn chuyên môn để sớm xây dựng, thẩm định việc mở rộng đơn nguyên Thận nhân tạo; điều động nhân lực hỗ trợ BVĐK TP Hòa Bình. |
Bệnh nhân vụ chạy thận thương xót cán bộ y tế ở Hoà Bình
TS Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (BV Bạch Mai) cho biết, 10 bệnh nhân vụ tai biến chạy thận ở BV Đa khoa tỉnh Hoà Bình được điều trị tại đây hiện sức khoẻ đã ổn định như trước khi gặp phải biến cố.
Tại buổi ra viện sáng 8/6, bệnh nhân Lê Thị Thùy L chia sẻ chị đã chạy thận được 7 năm nay. "Khi sự cố xảy ra, ai có tội người đó sẽ phải chịu nhưng mình rất thương điều dưỡng, y tá, bác sĩ ở đó bởi họ rất tận tâm. Ngay cả với các bệnh nhân cũng rất thân thiết với nhau. Tôi rất nhớ, rất thương những người đã mất. Xảy ra sự cố này là không may mắn, cũng là một sự cố ảnh hưởng rất nặng đến tâm lý những người đang chạy thận như tôi. Tôi đang rất mệt mỏi, lo lắng và cả đau xót", L chia sẻ, không cầm được nước mắt.
Bà Bùi Thị Rấm, một trong 10 bệnh nhân thoát chết cho biết 10 ngày sau tai biến bà sụt cân 2 kg. "Tôi vẫn còn bị ám ảnh hình ảnh mọi người bị tai biến. Ám ảnh khi nghĩ về gương mặt thân quen của những người đã chết", bà Rấm nói.
Tại buổi họp chia sẻ về quá trình cấp cứu, điều trị cho các bệnh nhân vụ tai biến chạy thận sáng 8/6, PGS.TS Lương Ngọc Khuê khẳng định, vụ tai biến ở Hòa Bình là thảm họa nghiêm trọng, với 18 người mắc phải, 8 người tử vong.
Không dừng lại ở hậu quả đó, hơn trăm bệnh nhân lọc máu chu kỳ tại BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình bị gián đoạn điều trị, phải di chuyển từ Hòa Bình về Hà Nội lọc máu chu kỳ.
Theo GS.TS Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực (BV Bạch Mai), trong suốt quá trình xử lý vụ tai biến này, luôn có các ê kíp của BV Bạch Mai hỗ trợ tại BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Có những giai đoạn có đến 6 ê kip bác sĩ ở tại đây.
Riêng với trường hợp bệnh nhân thứ 8, trải qua 6 ngày điều trị căng thẳng, bệnh nhân không thể qua khỏi vì quá nặng, cùng lúc suy 6 tạng quan trọng.
“Có những lúc bệnh nhân có giai đoạn cải thiện, các bác sĩ cũng hi vọng phép màu sẽ đến với người bệnh. Nhưng bệnh nhân chạy thận chu kỳ lâu, chức năng thận mất hoàn toàn, nhiều lần ngừng tim. Theo thang điểm đánh giá tỉ lệ mất bệnh nhân cao không cứu được. Việc duy trì được 6 ngày bằng hệ thống máy móc, thuốc men hiện đại nhất đã là một kỳ tích”, TS Hùng nói.
GS.TS Phạm Minh Thông, Phó Giám đốc BV Bạch Mai cho biết, 10 bệnh nhân sự cố tai biến chạy thận ở Hòa Bình sức khỏe đã ổn định. Hôm nay BV cũng có chuyến xe đưa họ trở lại Hòa Bình. Sau khi trở về địa phương, các bệnh nhân này sẽ tiếp tục được lọc máu chu kỳ tại Khoa Thận nhân tạo BV Bạch Mai.
Hiện cũng đang có các chuyên gia của BV Bạch Mai tham gia họp Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế Hòa Bình. Đoàn chuyên gia khác tham gia hỗ trợ chuyên môn cho BV Đa khoa TP Hòa Bình trong việc chuẩn bị lắp đặt, vận hành 10 máy chạy thận nhân tạo, để sớm phục vụ hơn 100 bệnh nhân không còn phải di chuyển từ Hòa Bình về Hà Nội lọc máu chu kỳ.bệnh nhân này sau khi trở về Hòa Bình sẽ tiếp tục được lọc máu chu kỳ tại Khoa Thận nhân tạo BV Bạch Mai.
Ông Hoàng Đình Khiếu, Phó Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình trực tiếp lên BV Bạch Mai đón bệnh nhân về. Ông cho biết thêm để tổ chức lại đơn nguyên Thận nhân tạo tại BV cần có nhiều thời gian để tổ chức lại hệ thống cho thật ổn định, với sự giúp đỡ của BV Bạch Mai đảm bảo an toàn. Hiện tại BV đa khoa Thành phố đã có 9 máy lọc thận, nếu có thêm N 10 máy sẽ đáp ứng được cho hơn 100 bệnh nhân khi chạy 3-4 ca.
Hiện tại, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình cũng đã quyết định bác sĩ Quách Thiên Tường, Phó Giám đốc thường trực BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình tạm điều hành bệnh viện thay cho TS Trương Quý Dương - Giám đốc BV đang bị tạm đình chỉ công tác hai tuần để điều tra.
Nói về vai trò của hệ thống nước trong quá trình chạy thận, ông Khiếu cho biết: "Hệ thống nước lọc hòa vào các hóa chất, đưa ra nồng độ để thẩm tách chất độc, chất dư thừa, thẩm tách nước ra khỏi cơ thể người bệnh. Nguồn nước ô nhiễm khả năng sẽ gây nhiễm độc cho người bệnh".
Hé lộ nguyên nhân gây ra vụ tai biến chạy thận ở Hoà Bình
Ngày 8/6, TS Trương Quý Dương, Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Hoà Bình cho biết, sau tai biến xảy ra với 18 bệnh nhân đang chạy thận tại Đơn nguyên thận nhân tạo của BV, tập thể y bác sĩ đã rút kinh nghiệm, nghĩ đến nhiều nguyên nhân gây ra sự cố.
“Chúng tôi nghĩ nhiều nguyên nhân, nhưng nhiều nhất liên quan đến nguồn nước lọc, nhưng kết luận cuối cùng vẫn phải chờ kết luận cơ quan điều tra”, ông Dương nói.
Cũng trong ngày hôm qua, Công an đã dựng lại hiện trường vụ tai biến 18 bệnh nhân có biểu hiện dị ứng được dựng lại tại Đơn nguyên thận nhân tạo tại BV Đa khoa tỉnh Hoà Bình. Công an cũng mời các chuyên gia trong lĩnh vực thiết bị y tế tới để đánh giá về chất lượng máy móc và quy trình chạy thận nhân tạo tại bệnh viện, trên cơ sở đó sẽ sớm xác định chính xác nguyên nhân tử vong.
Trước đó ngày 31/5, tại buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ Y tế với UBND tỉnh, Sở Y tế, BV Đa khoa tỉnh Hoà Bình tại BV này, các bác sĩ tại BV cũng báo cáo Bộ trưởng nguyên nhân nghĩ đến sau khi rà soát quy trình chạy thận của 18 bệnh nhân này.
Trong 4 nhóm nguyên nhân được nghĩ đến gồm: quy trình, quả lọc, và nguồn nước đi qua dịch lọc, các bác sĩ nghĩ nhiều đến nguyên nhân nguồn nước nhất.
Trước sự cố một ngày, hệ thống nước được bảo trì theo định kỳ, như vẫn thực hiện từ khi thành lập đơn nguyên chạy thận đến nay.
Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu trong vòng 7 ngày Hội đồng khoa học phải đưa ra được kết quả kiểm thảo tử vong.
Trả lời về vụ việc, ngày 8/6, một lần nữa TS Dương lại khẳng định với trách nhiệm của người đứng đầu sẵn sàng nhận hoàn toàn trách nhiệm, các hình thức kỉ luật phù hợp với chức trách nhiệm vụ của mình trong sự vụ này.
Ban giám đốc BV cũng đang chờ đợi kết luận của cơ quan chuyên môn để làm rõ trách nhiệm, có hình thức xử lý, chỉ đạo.
Được biết theo dự kiến, ngày hôm nay Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế sẽ họp để kiểm thảo, đánh giá nguyên nhân tử vong. Hội đồng chuyên môn do Lãnh đạo Sở Y tế làm Chủ tịch Hội đồng, Thành viên Hội đồng có các chuyên gia liên quan đến quy trình chạy thận nhân tạo như máy thận nhân tạo, quy trình vận hành, thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, điện, nước... của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thận Hà Nội... và các lĩnh vực liên quan khác do Sở Y tế mời hoặc chỉ định tham gia.
Cũng trong sáng nay, 10 bệnh nhân vụ tai biến chạy thận đang điều trị tại BV Bạch Mai sẽ được xuất viện, bố trí lọc máu chu kỳ.
Mở rộng khoa thận nhân tạo của Bệnh viện thành phố Hòa Bình
http://infonet.vn/mo-rong-khoa-than-nhan-tao-cua-benh-vien-thanh-pho-hoa-binh-post229390.info
Cục Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế vừa có công văn gửi Bệnh viện Đa khoa thành phố Hòa Bình và Bệnh viện Bạch Mai về việc mở rộng khoa thận nhân tạo của Bệnh viện Đa khoa thành phố Hòa Bình.
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc giải quyết hậu quả tai biến điều trị tại đơn nguyên Thận nhân tạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã làm việc và thống nhất với Sở Y tế Hòa Bình phương án mở rộng khoa Thận nhân tạo cho Bệnh viện Thành phố Hòa Bình để chạy thận chu kỳ cho hơn 100 người bệnh hằng ngày chở xuống Hà Nội điều trị.
Tại tờ trình số 419/KCB ngày 05/6/2017 về việc viện trợ máy chạy thận nhân tạo cho Bệnh viện Thành phố Hòa Bình, Bộ trưởng Bộ Y tế đã phê duyệt hỗ trợ 10 máy chạy thận nhân tạo cho việc mở rộng khoa thận nhân tạo trên. Với mục tiêu sớm nhất đưa 10 máy chạy thận chu kỳ hoạt động phục vụ người bệnh.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Sở Y tế Hòa điều động nhân lực bác sỹ, điều dưỡng để khám, điều trị và vận hành máy chạy thận nhân tạo khi có máy hỗ trợ về Bệnh viện Thành phố Hòa Bình.
Ngoài ra, Sở Y tế chuẩn bị cơ sở vật chất
Vụ 8 bệnh nhân chạy thận tử vong: Tạm đình chỉ Giám đốc bệnh viện tỉnh Hòa Bình
Để giải quyết khắc phục hậu quả và làm rõ nguyên nhân, lãnh đạo Sở Y tế dưới sự chỉ đạo của Ban Cán sự UBND tỉnh Hòa Bình đã công bố Quyết định tạm đình chỉ ông Trương Quý Dương - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình 2 tuần.
Theo nguồn tin riêng của phóng viên Dân trí, sở dĩ tạm đình chỉ ông Trương Quý Dương là vì liên đới đến trách nhiệm người đứng đầu và để tiện cho công tác điều tra, làm rõ nguyên nhân liên quan đến vụ việc.
Ngoài ra, theo lãnh đạo Sở Y tế Hòa Bình, 2 cán bộ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình gồm ông Trần Văn Sơn, phòng Vật tư bệnh viện và bà Đỗ Thị Điệp, khoa Thận nhân tạo cũng bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày.
Cũng theo nguồn tin trên, sáng nay (8/6), Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế gồm 11 thành viên đã họp để kiểm thảo, đánh giá nguyên nhân tử vong.
Hội đồng chuyên môn do Lãnh đạo Sở Y tế làm Chủ tịch Hội đồng, Thành viên Hội đồng có các chuyên gia liên quan đến quy trình chạy thận nhân tạo như máy thận nhân tạo, quy trình vận hành, thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, điện, nước... của bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, Bệnh viện Bạch Mai, ... và các lĩnh vực liên quan khác do Sở Y tế mời hoặc chỉ định tham gia. Cuộc họp này các cơ quan báo chí không được dự.
Sáng cùng ngày, trao đổi nhanh với phóng viên Dân trí, Đại tá Phạm Văn Sử, Phó giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, cơ quan điều tra vẫn đang tổng hợp tài liệu để tìm ra nguyên nhân cuối cùng. Ngay khi có kết luận nguyên nhân, cơ quan chức năng sẽ tổ chức họp báo để công bố với cơ quan báo chí.
Trước đó, sáng qua (7/6), Đoàn công tác của Tổng cục Cảnh sát, Viện Kỹ thuật hình sự (Bộ Công an) và lực lượng Cảnh sát Hình sự - Công an tỉnh Hòa Bình đã tiến hành thực nghiệm hiện trường, quy trình lọc máu đối với các máy chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình, thu thập các mẫu nước, dịch truyền được sử dụng trong quá trình lọc máu, chạy thận cho 18 bệnh nhân ngày 29.5 làm 8 người tử vong nhằm tìm ra nguyên nhân vụ việc.Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng thông tin, trong tuần này sẽ có kết luận của Hội đồng chuyên môn về sự cố y khoa khiến 8 người tử vong khi chạy thận tại BVĐK Hòa Bình. Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định, đây là tai biến lớn nhất trong lịch sử y khoa tại Việt Nam và sự việc này không thể khẳng định là thực hiện đúng quy trình bởi nếu làm đúng quy trình thì không thể xảy ra sự cố.
Tại buổi làm việc với Sở Y tế Hoà Bình ngày 6/6, đoàn công tác của Bộ Y tế đã yêu cầu Sở Y tế Hoà Bình chỉ đạo công tác kiểm thảo tử vong đối với 8 trường hợp bị chết trong quá trình chạy thận nhân tạo tại BVĐK tỉnh; yêu cầu BVĐK tỉnh và đơn vị bảo dưỡng hệ thống đường ống nước phối hợp với cơ quan điều tra làm rõ nguyên nhân gây ra sự cố.
Bộ Y tế vào cuộc vụ bệnh nhân nằm gầm giường, bác sĩ ngồi xổm tiêm
http://infonet.vn/bo-y-te-vao-cuoc-vu-benh-nhan-nam-gam-giuong-bac-si-ngoi-xom-tiem-post229392.info
Bệnh viện Ung bướu TP.HCM luôn trong tình trạng quá tải và nhiều thông tin bệnh nhân phải nằm dưới gần giường điều trị còn bác sĩ ngồi tiêm.
Theo Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa Bệnh, ngày 06/6/2017 báo chí có đăng bài “Bệnh viện Ung bướu TP.HCM: Bệnh nhân chen nhau dưới gầm giường, bác sỹ phải ngồi xuống tiêm”, nội dung bài báo phản ánh về tình trạng người bệnh phải nằm ghép 2, 3 người một giường, thậm chí chen nhau dưới gầm giường và dọc các lối đi tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh.
Về việc này Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo Bệnh viện Ung Bướu: Khẩn trương xác minh sự việc bài báo nêu trên. Áp dụng các giải pháp quyết liệt để khắc phục tình trạng quá tải tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị của người bệnh.
Báo cáo về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế thực trạng quá tải Bệnh viện và kết quả các giải pháp giảm quá tải bệnh viện trước ngày 15/6/2017 để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ.
Cũng cùng ngày, ông Lương Ngọc Khuê có văn bản gửi Sở Y tế Sóc Trăng yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo Bệnh viên Đa khoa tỉnh Sóc Trăng làm rõ nguyên nhân trường hợp bệnh nhân nhảy lầu tự tử và có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa bảo vệ người bệnh. Kiểm tra, rà soát lại an ninh, an toàn trong bệnh viện, quản lý chẽ chặt người ra vào trong Bệnh viện; Đảm bảo triển khai tốt Tiêu chí C1.1 “Bảo đảm an ninh, trật tự bệnh viện” và Tiêu chí D2.5 “Phòng ngừa nguy cơ người bệnh bị trượt ngã” của Bộ Tiêu chí chất lượng Việt Nam ban hành kèm Quyết định 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 của Bộ Y tế.
Cấm chợ đầu mối buôn bán thịt không rõ nguồn gốc
http://dantri.com.vn/suc-khoe/cam-cho-dau-moi-buon-ban-thit-khong-ro-nguon-goc-20170607234425279.htm
Thực phẩm có nguồn gốc chưa chắc đã an toàn, nhưng có thể kiểm soát, ngăn chặn và xử lý khi có sự cố xảy ra. Từ thực tế trên, thành phố quyết định cấm các sản phẩm thịt động vật không rõ nguồn gốc nhập vào chợ đầu mối.
Thông tin trên được ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân TPHCM cho biết tại buổi làm việc với Ban An toàn Thực phẩm và lãnh đạo 24 quận, huyện toàn thành vào chiều 7/6.
TPHCM là địa phương đầu tiên trên cả nước thực hiện thí điểm Ban An toàn thực phẩm, nhưng bước đầu hoạt động đơn vị này đang đối mặt với nhiều khó khăn. Địa bàn rộng, nguồn thực phẩm nhập vào thành phố đáp ứng nhu cầu thường ngày của người dân rất lớn song nhân sự mỏng mỗi quận huyện chỉ có 1 đến 2 người phụ trách nên không đủ khả năng bao quát.
Ngoài ra, nhân sự phụ trách về an toàn thực phẩm nhưng trên thực tế hầu hết là kiêm nhiệm nên yếu kém chuyên môn nghiệp vụ lại thiếu trang bị, không có kinh phí lấy mẫu... tình trạng mất an toàn thực phẩm đang tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sức khỏe người dân mọi lúc mọi nơi từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống.
Bức tranh tối màu về vấn đề an toàn thực phẩm của thành phố đã được nhiều chuyên gia cảnh báo sẽ “ngày càng tồi tệ hơn nếu không có giải pháp xử lý tận gốc”. TS Lê Trường Giang, Chủ tịch Hội Y tế Công cộng thành phố phân tích: Lâu nay, không chỉ nguồn thực phẩm kém chất lượng len lỏi trên thị trường theo đường tiểu ngạch mà ngay cả thực phẩm không rõ nguồn gốc, không rõ chất lượng cũng công khai bán tại các chợ đầu mối, đây là điểm “tập kết” trước khi phân phối về các chợ bán lẻ, kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng đầu vào các chợ đầu mối sẽ là cơ sở để kiểm soát thực phẩm trên toàn thành.
Từ thực tế trên, Ban An toàn Thực phẩm đã tham mưu cho UBND thành phố ra quyết định về việc cấm thực phẩm không rõ nguồn gốc tại các chợ đầu mối. Trước mắt, toàn bộ thịt heo, bò, gà... không rõ nguồn gốc sẽ không được nhập vào chợ đầu mối. Thành phố đặt mục tiêu trong thời gian tới các loại thực phẩm khác như rau, củ, quả, thủy hải sản... phải chứng minh được nguồn gốc mới được cấp phép nhập vào các chợ đầu mối.
Ông Trần Vĩnh Tuyến cho rằng, quy định này sẽ góp phần kiểm soát thực phẩm từ gốc trước khi lên bàn ăn của người dân. “Mặc dù, thực phẩm có nguồn gốc chưa chắc đã an toàn nhưng sự rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ là cơ sở quan trọng để kiểm soát về mặt chất lượng và xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra”.
Không chỉ dừng lại ở chợ đầu mối, Phó Chủ tịch thành phố còn khẳng định sẽ sớm truy xuất nguồn gốc tất cả các loại thực phẩm tại chợ truyền thống. Các chế tài xử lý những vi phạm được xem là “đầu độc” đồng loại cũng đã được thành phố đặt ra với mục tiêu xử lý nghiêm và triệt để mọi tổ chức, cá nhân có liên quan. Sắp tới, vi phạm về an toàn thực phẩm sẽ đối mặt với nguy cơ bị khởi tố.
Bên cạnh những vấn đề về chế tài, thành phố cũng đang từng bước thực hiện liên kết vùng trong sản xuất kinh doanh thực phẩm sạch theo chuỗi. Theo đó, tất cả mặt hàng sẽ được kiểm định chặt chẽ ở tất cả các khâu từ hạt giống, con giống đến khi lên bàn ăn của người tiêu dùng.
Để tránh những nguy cơ từ thực phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe, Ban An toàn Thực phẩm khuyến cáo mỗi người dân đặc biệt là các bà nội trợ hãy là một người tiêu dùng thông minh; chỉ sử dụng những sản phẩm tươi, sạch; nói không với thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch; khi phát hiện hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm kém chất lượng cần kịp thời phản ánh đến cơ quan chức năng để có giải pháp ngăn chặn kịp thời.
Phóng viên bị ngăn chặn tác nghiệp tại Bệnh viện Vũ Anh
http://infonet.vn/phong-vien-bi-ngan-chan-tac-nghiep-tai-benh-vien-vu-anh-post229364.info
Sáng 8/6, đoàn kiểm tra của Sở Y tế TP.HCM đã đến kiểm tra Bệnh viện Vũ Anh (15 – 16 đường Phan Văn Trị, phường 7, quận Gò Vấp, TP.HCM) về quy trình chạy thận nhân tạo, tuy nhiên, các phóng viên đi theo tác nghiệp đã bị ngăn chặn thô bạo.
Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết, xuất phát từ sự cố lọc máu tại tỉnh Hòa Bình, Sở Y tế TP.HCM sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra các cơ sở y tế có thực hiện kỹ thuật chạy thận nhân tạo.
Việc kiểm tra thuần túy về mặt nghiệp vụ để nắm tình hình, từ đó có những chấn chỉnh những sai sót. Bệnh viện đa khoa quốc tế Vũ Anh là bệnh viện đầu tiên trong hệ thống cơ sở y tế ngoài công lập được Sở Y tế xuống làm việc.
Đoàn kiểm tra của Sở Y tế TP.HCM gồm đại diện phòng Nghiệp vụ Y, Quản lý Dịch vụ, chuyên gia về thận của Bệnh viện Nhân dân 115 và Trung tâm Kiểm chuẩn xét nghiệm TP.HCM.
Cách đây 6 ngày, Sở Y tế đã yêu cầu Đơn vị Thận nhân tạo của Bệnh viện đa khoa quốc tế Vũ Anh ngưng hoạt động, do bệnh viện này đã thay đổi toàn bộ nhân sự bác sĩ làm việc tại Đơn vị thận nhân tạo. Sở Y tế đề nghị phải thẩm định lại năng lực chuyên môn của các bác sĩ mới trước khi thực hiện kỹ thuật thận nhân tạo.
Tuy nhiên, khi đến bệnh viện, những nhân viên y tế của Bệnh viện đa khoa quốc tế Vũ Anh đã mời phóng viên ra khu vực ghế đá để… uống nước. Sau đó, một nhân viên bảo vệ đã hùng hổ xông ra và thẳng tay yêu cầu các phóng viên ra bên ngoài khuôn viên bệnh viện, đồng thời xô đẩy một nữ phóng viên ra ngoài.
Sau khi buộc phải di chuyển ra bên ngoài khuôn viên bệnh viện, lực lượng báo giới đã tìm cách liên lạc với lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời về nội dung làm việc với Bệnh viện quốc tế Vũ Anh.
Ngày 31/5, Sở Y tế TP.HCM đã gửi công văn yêu cầu các bệnh viện đang triển khai kỹ thuật lọc thận nhân tạo phải rà soát và củng cố quy trình kỹ thuật và hoạt động chuyên môn.
Một trong những lưu ý của Sở Y tế TP.HCM là các bệnh viện phải đảm bảo các yêu cầu về nhân lực thực hiện kỹ thuật lọc máu – thận nhân tạo.
Bác sĩ, điều dưỡng thực hiện kỹ thuật này phải được đào tạo về thận nhân tạo và lọc máu, được Hội đồng khoa học công nghệ bệnh viện thẩm định năng lực thực hiện kỹ thuật và được giám đốc bệnh viện cho phép thực hiện bằng văn bản.
Khám, chữa bệnh BHYT bằng y học cổ truyền: Bất cập từ trên xuống dưới
Tại Hội thảo, Phó Tổng Giám đốc BHXH Phạm Lương Sơn - cho biết, có rất nhiều bất cập trong KCB BHYT y, dược cổ truyền cần phải được xem xét lại.
Giá thuốc chênh lệch, chất lượng không đảm bảo
Tại Hội thảo “Một số khó khăn, vướng mắc trong khám chữa, bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) của các đơn vị trong lĩnh vực y, dược cổ truyền” do Bộ Y tế và BHXH Việt Nam tổ chức ngày 6/6, Phó Tổng Giám đốc BHXH Phạm Lương Sơn - cho biết, có rất nhiều bất cập trong KCB BHYT y, dược cổ truyền cần phải được xem xét lại.
Cụ thể, trong thực hiện và thanh toán chi phí dịch vụ kỹ thuật y học cổ truyền (YHCT), nhiều cơ sở YHCT chỉ định rộng rãi dịch vụ kỹ thuật; Chỉ định đồng thời nhiều dịch vụ kỹ thuật có cùng cơ chế tác dụng/bệnh nhân. Thực hiện dịch vụ kỹ thuật không bảo đảm quy trình kỹ thuật. Có nơi tách các dịch vụ kỹ thuật để thanh toán, kéo dài ngày điều trị nội trú hay đưa bệnh nhân vào điệu trị nội trú khi chưa cần thiết.
Trong khi đó, việc đấu thầu thuốc YHCT cũng được chỉ ra rất đáng quan ngại như giá trúng thầu của các vị thuốc YHCT có sự chênh lệch rất lớn giữa các địa phương.
Ví dụ như Ba kích tại Quảng Nam có giá 338.500 đồng, Thanh Hóa là 630.000 đồng, Điện Biên giá 730.000 đồng/kg. Bạch truật tại Trà Vinh giá 148.000 đồng/ kg, trong khi tại Thanh Hóa giá cao gấp 2,8 lần là 420.000 đồng/kg. Vị thuốc Đào nhân tại Trà Vinh giá 357.000 đồng/kg nhưng tại Bình Dương giá cao gấp đôi, tới 840.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, giá vị thuốc chênh lệch khá cao giữa các cơ sở KCB trên cùng một địa bàn cũng được BHXH chỉ ra. Giá thuốc tại kết quả đấu thầu chưa phản ánh được rõ chất lượng thuốc. Ví như Bạch truật không nói nguồn gốc Việt Nam hay Trung Quốc nên giá dao động từ 134.925/kg - 863.000/kg.
Khám chữa bệnh YHCT nhưng chỉ định cả thuốc tây y không hợp lý
Theo Cục Quản lý YDCT- Bộ Y tế, mới chỉ có 10 doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận. Tại hội thảo, Ths. Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Cục trưởng Cục quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, nhiều bất cập mà khi triển khai thực tế, ngành y dược đang mắc phải.
Một số đơn vị khi thực hiện danh mục kỹ thuật ở một chuyên khoa thì chuyên khoa khác làm không được thanh toán. Các hướng dẫn cụ thể bệnh mãn tính - bệnh cấp tính để BHXH thanh toán chưa cụ thể, một số nơi BHXH áp bệnh mãn tính là bệnh điều trị dài ngày của Bộ Y tế.
Một vướng mắc mà các BVYHCT đang mắc là BHYT không cho phép kê đơn dưới 7 ngày đối với bệnh cấp tính và một đợt điều trị bệnh mãn tính chỉ được khám 1 lần. BHXH yêu cầu một số nơi đề nghị phải có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận về cấy chỉ, trường châm… Hiện tại các trường đại học không nhận bác sĩ chuyên khoa YHCT học chuyên khoa sơ bộ/định hướng một số chuyên ngành y học hiện đại. Do đó, BV không đủ điều kiện về nhân lực để đăng ký khám BHYT ban đầu.
Ông Tuấn đề nghị BHXH có cơ chế mua thuốc nam (thuốc bản địa không qua đấu thầu); nâng định mức trần chi trả tại trạm y tế YHCT; Bổ sung tiêu chí chất lượng cho các dược liệu, đặc biệt là thuốc nam; đề nghị hướng dẫn thực hiện về lưu bã thuốc đối với thang thuốc có vị độc tính.
Để tháo gỡ những vướng mắc trên, đại diện BHXH Việt Nam đề nghị Bộ Y tế cần sớm phối hợp với BHXH tổ chức các đoàn kiểm tra việc thực hiện KCB bằng YHCT. Rà soát lại quy trình thực hiện dịch vụ kỹ thuật để điều chỉnh định mức kinh tế kỹ thuật, nhân lực và thời gian phù hợp. Đồng thời, cần đánh giá hiệu quả sử dụng vị thuốc YHCT tại các địa phương có chi phí lớn. Cần công bố giá thuốc trúng thầu, giá trúng thầu trung bình đối với vị thuốc YHCT. Điều chỉnh quy định về tỉ lệ hư hao YHCT.
BHXH cũng đề nghị Bộ Y tế cần có hướng dẫn cụ thể việc sử dụng, thanh toán đối với thuốc tự bào chế chất lượng, giá cả hợp lý. Tăng cường kiểm tra, đánh giá chất lượng vị thuốc YHCT; hướng dẫn việc kết hợp thuốc thang với thuốc thành phẩm....
Bệnh sốt xuất huyết tăng theo tay chân miệng
http://dantri.com.vn/suc-khoe/benh-sot-xuat-huyet-tang-theo-tay-chan-mieng-20170608045317394.htm
Cùng với sự gia tăng nhanh của bệnh tay chân miệng, bệnh sốt xuất huyết tại TPHCM cũng bắt đầu tăng. Dự báo, sốt xuất huyết sẽ “vào mùa” sớm, cộng đồng cần chủ động các giải pháp phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe.
Thông tin từ Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM ngày 7/6 cho hay, qua công tác giám sát các loại bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tuần qua cho thấy cả hai loại bệnh gồm sốt xuất huyết và tay chân miệng đều gia tăng.
Trong đó, bệnh tay chân miệng đã bắt đầu tăng từ 2 tuần trước, đến nay tuy chưa ghi nhận ca từ vong kể từ đầu năm nhưng số ca bệnh đã lên tới 1.659 trường hợp phải nhập viện điều trị. Tuần qua có tới gần 100 ca bệnh được xác định mắc tay chân miệng phân bố rải rác trên nhiều quận huyện.
Sau khi đạt mức giảm sâu nhất kể từ đầu năm, tuần qua bệnh sốt xuất huyết đã bắt đầu tăng trở lại. Số người mắc sốt xuất huyết được ghi nhận trong tuần lên tới 233 trường hợp (tăng gần 7%) so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca bệnh từ đầu năm đến nay đã lên tới gần 8.800 ca.
Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố cảnh báo, năm nay mùa mưa đến sớm nên nguy cơ sốt xuất huyết “vào mùa” sớm và gia tăng nhanh có thể xảy ra trong thời gian tới. Ngoài việc yêu cầu các đơn vị trực thuộc triển khai cá biện pháp kiểm soát điểm nguy cơ, phun hóa chất diệt muỗi, ngành y tế thành phố kêu gọi động đồng chủ động các biện pháp: vệ sinh môi trường, diệt muỗi, lăng quăng, ngủ mùng thường xuyên... khi có biểu hiện mắc bệnh cần đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm có thể xảy ra.
Vụ tử vong do đi bơi khi vừa xăm mình: Sự thật về vi khuẩn "ăn thịt người" đáng sợ!
Mỗi năm có khoảng 100 người chết do nhiễm Vibrio vulnificus, loại vi khuẩn “ăn thịt người” có thể xâm nhập qua vết trầy xước nhỏ và giết chết bạn. Vậy làm thế nào để giữ an toàn?
Cách đây 1 tuần, đã có một người đàn ông đã chết do đi bơi sau khi mới xăm hình. Vết xăm chưa liền đã khiến nạn nhân - một nam giới 31 tuổi - bị nhiễm trùng khi bơi ở vịnh Mexico. Bệnh nhân đã bị phơi nhiễm với một loại vi khuẩn có tên là Vibrio vulnificus. Vậy vi khuẩn này đáng sợ như thế nào?
Vi khuẩn Vibrio sống ở vùng ven biển nước mặn hoặc nước lợ; người ta có thể nhiễm vi khuẩn này khi bơi trong nước bị ô nhiễm hoặc thậm chí khi ăn hải sản sống bị ô nhiễm như hàu. Tuy nhiên, các trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng là không phổ biến, và không phải lúc nào cũng dẫn đến chết người.
Vibrio không phải là vi khuẩn mới
Có khoảng 12 loài Vibrio gây bệnh cho người, và chúng vẫn tồn tại trong nhiều năm qua. Tháng 10 năm ngoài, một người đàn ông đã chết sau khi bị nhiễm Vibrio tại thành phố Ocean, Maryland. Ông Michael Funk, 67 tuổi, bắt đầu cảm thấy khó ở trong vòng vài giờ sau khi rửa những chiếc thùng đựng cua tại bãi biển và đã chết chỉ bốn ngày sau đó.
Tại bệnh viện, Funk đã được cắt lọc da nhiễm trùng xung quanh vết thương và thậm chí đã phải cắt chân. Nhưng vi khuẩn đã xâm nhập vào máu. Vợ ông nói với tờ báo The Daily Times rằng "trải nghiệm đó giống như trong một bộ phim kinh dị".
Theo CDC, vi khuẩn vibrio gây ra khoảng 100 ca tử vong ở Mỹ mỗi năm. Nó cũng gây ra khoảng 80.000 trường hợp bệnh - 52.000 trong số đó là do ăn hải sản bị ô nhiễm như hàu sống.
Vi khuẩn Vibrio được tìm thấy quanh năm ở những vùng khí hậu ấm. Tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn là điều không thể, vì thế việc học cách giữ an toàn - cách xử lý hải sản an toàn và cách giữ an toàn khi ở dưới nước là rất quan trọng.
Vết thương hở từ trước có thể dẫn đến nhiễm trùng
Vibrio đã được mệnh danh là vi khuẩn “ăn thịt người”, vì tổn thương da dạng bọng nước có thể nhanh chóng lan ra khắp cơ thể nếu nhiễm trùng không được điều trị. Tuy nhiên biệt danh này không hăn là đúng.
Vi khuẩn sẽ không “ăn” da thịt khi tiếp xúc với, mà nạn nhân phải có vết thương hở từ trước - hoặc phải ăn hải sản sống ô nhiễm hoặc uống rất nhiều nước bị ô nhiễm - để vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu; vi khuẩn không thể phá vỡ da bình thường lành lặn"
Nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ cao hơn
Hầu hết các trường hợp bệnh nặng hoặc tử vong do nhiễm vibrio máu xảy ra ở nam giới trên 50 tuổi, và hầu hết là những người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm do một bệnh nào đó như bệnh gan, bệnh tim hoặc tiểu đường. (Hệ miễn dịch khỏe mạnh thường có thể chống lại nhiễm trùng trước khi nó đe dọa tính mạng. Theo các báo cáo của bác sĩ, người đàn ông có hình xăm đã bị bệnh gan mạn tính).
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng estrogen thực sự có thể chống lại nhiễm trùng, đó là lý do tại sao bệnh gặp nhiều hơn ở nam giới. Nam giới cũng thường có lượng chất sắt cao hơn, là thứ mà loại vi khuẩn này cần để phát triển.
Tiếp xúc với cá và động vật có vỏ bị ô nhiễm cũng là một yếu tố nguy cơ, và cua được biết là mang vi khuẩn Vibrio trên vỏ của chúng. Nếu vi khuẩn xâm nhập qua vết thương, nó có thể đi vào máu và phát triển rất nhanh, có thể gây tử vong trong vòng 12 giờ
Điều trị kịp thời là rất quan trọng
Người dân khỏe mạnh không cần phải tránh nước hoặc tránh xa hải sản. Tuy nhiên, điều quan trọng là giữ không để vết thương hở tiếp xúc với nước biển và hải sản tươi sống. Nếu bạn bị thương ở trong hoặc xung quanh môi trường biển, hãy rửa vết thương thật kỹ, và càng sớm càng tốt, bằng xà phòng và nước sạch.
Cần đi khám ngay trong vòng bốn đến năm giờ nếu thấy vết thương đỏ hoặc sưng. Sốt và buồn nôn cũng là những dấu hiệu báo động nhiễm trùng vibrio lan vào máu. Nếu phát hiện đủ sớm, điều trị bằng kháng sinh có thể cứu được tính mạng.
Biến đổi khí hậu có thể làm tăng số ca bệnh
Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên Proceedings of the National Academy of Sciences gợi ý rằng nhiệt độ đại dương nóng hơn có thể sẽ thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn nguy hiểm - bao gồm Vibrio - ở các vùng biển phía bắc. Điều này có thể giải thích cho sự gia tăng số lượng người Châu Âu (nơi nghiên cứu được tiến hành) bị bệnh vì bơi hoặc ăn hải sản ô nhiễm, và nó cũng có thể khiến nhiễm trùng dễ xảy ra hơn ở các vùng khí hậu ấm khác.
“Hồi sinh người chết” bằng liệu pháp tế bào gốc?
Một công ty Mỹ mới đây cho biết sẽ thử nghiệm “hồi sinh người chết” bằng biện pháp tế bào gốc trong ít tháng tới, New York Post đăng tin ngày 6-6.
Bioquark, một công ty trụ sở TP Philadelphia, bang Pennsylvania – Mỹ, tiết lộ sẽ tiến hành thử nghiệm ở một quốc gia bí mật thuộc khu vực châu Mỹ Latin vào cuối năm nay.
Ở hầu hết quốc gia, một người được cho là đã qua đời khi não bộ của họ đã ngưng hoạt động. Tuy nhiên, Bioquark khẳng định đã tìm ra phương pháp có thể "khởi động lại" não bộ và hồi sinh người đã chết. Giám đốc điều hành Bioquark, ông Ira Pastor, tiết lộ công ty sẽ tiến hành thử nghiệm trực tiếp trên cơ thể người mà không qua giai đoạn thử nghiệm trên cơ thể động vật.
Đối tượng thử nghiệm sẽ là những bệnh nhân đã chết não vì chấn thương trong độ tuổi 15-65. Quá trình "khởi động lại" não bộ sẽ được tiến hành qua 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất bao gồm việc thu thập các tế bào gốc từ máu bệnh nhân sau đó tiêm chúng lại vào cơ thể họ.
Sau đó, bệnh nhân được tiêm một liều peptide (protein có cấu trúc là đoạn axit amin ngắn) vào tủy. Sau cùng, bệnh nhân sẽ được kích thích thần kinh trong vòng 15 ngày bằng tia laser và quá trình hồi sinh não sẽ được theo dõi bằng công nghệ chụp cắt lớp MRI.
Hồi sinh não bộ là một phần trong dự án có tên ReAnima. Dự án này nghiên cứu "tiềm năng của công nghệ y sinh đối với khả năng tái tạo và phục hồi thần kinh của con người".
Trả lời Mail Online năm ngoái, ông Pastor khẳng định: "Sứ mệnh của dự án ReAnima là tập trung nghiên cứu lâm sàng trạng thái chết não, hoặc tình trạng hôn mê không thể hồi phục của những bệnh nhân vẫn còn khả năng hô hấp và hấp thu dinh dưỡng".
Người đàn ông Ấn Độ có 2 quả tim, 1 nam, 1 nữ
http://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/nguoi-dan-ong-an-do-co-2-qua-tim-1-nam-1-nu-c62a880175.html
Hai quả tim của Suresh cùng đập để thực hiện chức năng như một quả tim bình thường.
Một bệnh nhân ở Ấn Độ vừa được cấy ghép thành công một quả tim của người hiến tạng nữ, khiến anh trở thành người có 2 trái tim đập cùng lúc trong lồng ngực.
Bệnh nhân có tên Suresh, 45 tuổi, bị suy tim nhưng do sức khỏe yếu nên không thể thực hiện phẫu thuật cấy ghép đơn truyền thống. Nếu cấy ghép, nguy cơ trái tim mới không hoạt động là rất cao.
Do đó, các bác sĩ đã cấy ghép trái tim nhỏ hơn của một người phụ nữ vào khoang ngực của Suresh và kết nối với trái tim cũ.
Sau cuộc phẫu thuật thành công, Suresh có hai trái đập cùng lúc. Đây được cho là cuộc phẫu thuật cấy ghép tim mới hoạt động cùng tim cũ đầu tiên ở châu Á, theo Daily Mail.
Trả lời phỏng vấn tại Bệnh viện và Trung tâm Y tế Kovai ở Coimbatore, Ấn Độ, các bác sĩ cho biết cuộc phẫu thuật "khó khăn và đòi hỏi cao."
Bác sĩ Prasanth Vaijyanath nói: "Bệnh nhân nhận trái tim từ một người hiến tặng nữ có kích thước rất phù hợp với khoang ngực.
“Có năm đường nối giữa hai trái tim. Hai đường nối sẽ lấy máu tinh khiết trong khi ba đường kia lấy máu không tinh khiết”, ông nói thêm.
Theo bác sĩ Vajyanath, trái tim cũ của bệnh nhân chỉ hoạt động 10%. Trái tim của người hiến tạng đang phối hợp cùng trái tim cũ để cả hai cùng thực hiện thành công chức năng của một quả tim bình thường.
Tăng cường an toàn trong hóa trị ung thư.
http://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/tang-cuong-an-toan-trong-hoa-tri-ung-thu-c62a879758.html
Tại Việt Nam, bệnh nghề nghiệp trong ngành y tế chiếm tỷ lệ cao trong danh mục 28 bệnh nghề nghiệp do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và một số bệnh nhiễm độc khác, trong đó, phơi nhiễm hóa trị trong điều trị ung thư đem lại những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng cho đội ngũ y tế. Câu hỏi được đặt ra là: những yếu tố nào cần được đảm bảo để củng cố an toàn trong thao tác hóa trị liệu, từ đó giảm thiểu rủi ro phơi nhiễm hóa trị?
Nguy cơ phơi nhiễm khi tiếp xúc thường xuyên với thuốc đặc trị ung thư
Để chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân ung thư, có nhiều phương pháp khác nhau được chọn, như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị…, trong đó hóa trị liệu là phương pháp được áp dụng trong hầu hết các loại ung thư.
Hóa trị ung thư là một trong các biện pháp điều trị ung thư mang tính toàn thân, dùng các thuốc hóa học có tính chất gây độc tế bào. Các thuốc đặc trị này tiêu diệt các tế bào u đang phân chia nhanh. Về khía cạnh điều trị, đây là các thuốc để trị bệnh, nhưng sẽ là chất độc nếu bị phơi nhiễm. Phần lớn các thuốc này đều được dùng qua đường tĩnh mạch.
Bên cạnh hiệu quả điều trị, phương pháp này cũng đặt ra một vấn đề khác: đó là những tiêu chí an toàn cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế, đặc biệt về khả năng phơi nhiễm nghề nghiệp đối với những nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với thuốc hóa trị ung thư trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.
Tại Việt Nam, mỗi năm có thêm khoảng 125.000 ca mắc ung thư với số tử vong cao đến gần 95.000 ca. Điều này đang trở thành gánh nặng cho xã hội và đặt ra nhiều áp lực cho đội ngũ y tế trong quá trình chăm sóc và điều trị, bao gồm nhu cầu hóa trị tăng nhanh và phức tạp hơn.
Cảnh báo của Viện An Toàn và Sức Khỏe Nghề nghiệp Hoa Kỳ (NIOSH) gần đây cho biết: Làm việc trực tiếp hay gần các thuốc nguy hiểm trong môi trường y tế có thể bị nổi mẩn da, vô sinh, sảy thai, dị dạng thai, bệnh bạch cầu và các ung thư khác. Một nghiên cứu lớn tại Đan Mạch[3] cho thấy các điều dưỡng có tỉ lệ mắc tăng một cách có ý nghĩa các loại ung thư vú, não và hệ thần kinh, melanoma và các ung thư da khác. Tỉ lệ mắc tăng xảy ra cả 10 năm sau khi rời công tác chuyên môn.
Giảm thiểu sự cố phơi nhiễm hóa trị: An toàn hơn cho chính nhân viên y tế
Tại hội nghị khoa học “Tiếp Cận Hiện Nay Đối Với Các Thách Thức Lâm Sàng Trong Ung Thư Vú” diễn ra tại Hà Nội và Tp.HCM vừa qua, các chuyên gia y khoa ngành ung thư trong cả nước cũng đã dành thời gian trao đổi về các tiến bộ trong thực hành hóa trị liệu cho bệnh nhân ung thư vú, cũng như thực hành phòng tránh phơi nhiễm hóa trị .
Bác sĩ Manmohan Suryanath Singh, Giám đốc Y Khoa phụ trách nhóm Ung thư - khu vực châu Á Thái Bình Dương của Pfizer - một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học dựa vào nghiên cứu - khẳng định: “Tiếp xúc thường xuyên với thuốc độc tế bào luôn đặt ra nguy cơ tiềm ẩn cho các nhân viên y tế. Để giảm thiểu những rủi ro này chúng tôi không ngừng nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới nhất trong bao bì và đóng gói thuốc độc tế bào. Công nghệ này hỗ trợ nhân viên y tế có thể dễ dàng nhận biết chủng loại, liều lượng, thao tác dễ dàng và chính xác hơn, từ đó, không chỉ giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến việc phơi nhiễm, mà còn hạn chế những sai sót về liều lượng thuốc.”
Đại diện Pfizer cho biết, những lọ thuốc hóa trị được sản xuất và đóng gói bằng công nghệ của Pfizer sẽ giúp ngăn ngừa rủi ro phơi nhiễm cho cả nhân viên y tế và người bệnh khi tiếp xúc với hóa trị.
Với quá trình phun rửa trước khi dán nhãn nhằm đảm bảo loại bỏ dư lượng thuốc trên bề mặt lọ; đế nhựa PVC chống đổ vỡ giúp giảm thiểu sự cố văng thuốc khi có va chạm; màng bọc lọ bằng nhựa ngăn chặn sự nhiễm bẩn thuốc ra bề mặt và hạn chế diện tích vương vãi thuốc khi rơi vỡ; thiết kế chống tia cực tím ánh sáng nhìn thấy; hay đơn giản chỉ là các mã màu và kích thước lọ tương ứng với những liều khác nhau, là những ưu điểm nổi trội mà các loại bao bì do Pfizer sản xuất đem lại. Những ưu điểm này không chỉ tăng cường tính an toàn cho nhân viên y tế, mà còn là độ chính xác trong liều lượng và chủng loại khi thao tác hóa trị liệu- vốn là yếu tố tiên quyết đảm bảo hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
Để giảm thiểu các sự cố phơi nhiễm hóa trị cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát toàn diện, không chỉ trong quy trình thao tác, trang thiết bị phù hợp, mà trong việc cải tiến công nghệ bao bì và đóng gói các sản phẩm hóa trị liệu. Việc cải tiến này phải đáp ứng yêu câu nâng cao hiệu quả thuốc, và tăng cường tính an toàn sử dụng cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế.
Chấn chỉnh hoạt động gây mất an ninh bệnh viện
http://www.sggp.org.vn/chan-chinh-hoat-dong-gay-mat-an-ninh-benh-vien-449146.html
Sáng 8-6, Bệnh viện Quận 2 phổi hợp với Công an phường Bình Trưng Tây tổ chức ký kết hợp tác nhằm đảm bảo vấn đề an ninh, trật tự trong lĩnh vực y tế.
Theo đó, hai bên sẽ ký thỏa thuận hợp tác nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, chấn chỉnh các hoạt động gây rối tại BV, góp phần đảm bảo an toàn phục vụ công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân.
Phát biểu tại Lễ ký kết, BS Phan Văn Đức, Phó giám đốc Bệnh viện quận 2 cho biết, mặc dù bệnh viện đã có lực lượng bảo vệ túc trực 24/24 nhưng vẫn khó tránh khỏi tình trạng kẻ gian trà trộn vào, lợi dụng lúc bệnh nhân đông thì ra tay trộm cắp, móc túi gây hoang mang cho thân nhân và bệnh nhân. Do đó, lãnh đạo bệnh viện luôn mong muốn các chiến sĩ công an phối hợp hỗ trợ tại bệnh viện quận, kịp thời giải quyết các trường hợp gây rối an ninh trật tự, nhằm bảo vệ cả thầy thuốc lẫn người bệnh.
Ở Việt Nam ung dung khám bệnh chuẩn quốc tế
http://www.sggp.org.vn/o-viet-nam-ung-dung-kham-benh-chuan-quoc-te-449161.html
Người bệnh cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao, được chủ động tham gia vào quá trình điều trị, được an tâm chữa trị và chăm sóc sức khỏe toàn diện theo tiêu chuẩn cao nhất của thế giới… những chuẩn mực này đang có mặt ngay trong những bệnh viện đạt chứng chỉ JCI tại Việt Nam.
Với 8 bộ tiêu chuẩn chăm sóc người bệnh, 6 tiêu chuẩn quản lý bệnh viện, JCI là chứng chỉ thẩm định chất lượng bệnh viện uy tín hàng đầu thế giới với mục tiêu đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn cao nhất cho người bệnh; giúp người bệnh yên tâm chữa trị trong nước thay vì phải ra nước ngoài.
Việt Nam hiện có 3 bệnh viện đạt chứng chỉ JCI, trong đó Vinmec Times City (Hà Nội) là bệnh viện đa khoa đầu tiên được công nhận đạt chứng chỉ JCI vào năm 2015. Tháng 6/2017, bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Central Park (khu đô thị Vinhomes Central Park, quận Bình Thạnh, TP HCM) sẽ trở thành bệnh viện thứ 4 tại Việt Nam được trao chứng chỉ này với điểm số đánh giá gần tuyệt đối (9,84/10), đánh dấu thành công tiếp theo của chuỗi bệnh Vinmec trong lộ trình đưa chất lượng toàn chuỗi bệnh viện đạt tiêu chuẩn quốc tế, tương đương với các chuỗi bệnh viện uy tín trên thế giới
An toàn tối đa cho người bệnh - Mục tiêu cao nhất của JCI
Vinmec và JCI đều có chung giá trị cốt lõi là “lấy người bệnh làm trung tâm, đặt sự an toàn của người bệnh lên hàng đầu”. JCI chính là động lực để Vinmec ngày một hoàn thiện hơn trong việc cung cấp dịch vụ y tế chất lượng hoàn hảo, giữ vững danh hiệu “Bệnh viện chuẩn mực quốc tế”.
Thúc đẩy các bệnh viện đảm bảo quyền của người bệnh và gia đình. Bệnh nhân được đón tiếp chu đáo, tư vấn đầy đủ, hướng dẫn tận tình, giúp người bệnh an tâm chữa trị và chăm sóc sức khỏe. Mọi người bệnh đều được tôn trọng và bảo vệ quyền riêng tư, được đối xử lịch sự, không phân biệt tuổi tác, giới tính, chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo, địa vị xã hội, khả năng thể chất và tinh thần
Xây dựng kế hoạch điều trị cho người bệnh ngay từ ngày đầu nhập viện cho đến sau khi xuất viện.
Kế hoạch này luôn được theo dõi và cập nhật liên tục để phù hợp với diễn biến và tình trạng thực tế của người bệnh.
Người bệnh được đảm bảo quyền chủ động tham gia vào quá trình khám chữa bệnh
Người bệnh được khám, tư vấn, giải thích đầy đủ về tình trạng bệnh, hướng điều trị, giải pháp thay thế, khả năng thành công - phục hồi - hậu quả nếu không điều trị và những rủi ro có thể xảy ra.
Tại những thời điểm quan trọng như: có kết quả chẩn đoán, trước khi can thiệp điều trị, khi có diễn biến bất thường hoặc theo yêu cầu phát sinh, mọi người bệnh đều được giải thích, tư vấn và hướng dẫn cặn kẽ. Không chỉ người bệnh mà người nhà cũng sẽ được tư vấn để nắm rõ kế hoạch cũng như phương pháp điều trị, được cập nhật thông tin liên tục.
Chuẩn hóa quy trình chẩn đoán, điều trị, theo dõi bảo vệ bệnh nhân khỏi những nguy cơ rủi ro.
Tham gia ngay từ đầu vào việc xây dựng kế hoạch điều trị - chăm sóc bệnh nhân là yêu cầu bắt buộc đối với các nhân viên y tế có liên quan đến người bệnh.
An toàn cho người bệnh là yếu tố tiên quyết. Tất cả nhân viên bệnh viện đều được đào tạo cách xử lý những tình huống khẩn cấp, tổ chức diễn tập định kỳ, đánh giá rút kinh nghiệm.
Người bệnh và nhân viên y tế được bảo vệ khỏi nguy cơ nhiễm khuẩn và lây chéo. Trang bị dụng cụ bảo hộ đầy đủ và thực hiện nghiêm ngặt các quy định chống lây nhiễm là yêu cầu bắt buộc.
Hệ thống trang thiết bị hiện đại và đồng bộ nhằm đáp ứng yêu cầu tối đa về hiệu quả điều trị và tính an toàn cho người bệnh.
JCI là gì?
Bộ tiêu chuẩn JCI được xây dựng và triển khai bởi Tổ chức giám định chất lượng bệnh viện JCI (Joint Commission International) của Mỹ, gồm 285 tiêu chuẩn và 1.166 tiêu chí đánh giá đo lường. JCI được công nhận trên 100 quốc gia và là “tiêu chuẩn vàng” tại hơn 960 cơ sở y tế danh tiếng trên toàn cầu. Ở nhiều nước phát triển, cơ quan bảo hiểm y tế chỉ ký hợp đồng và thanh toán viện phí đối với các bệnh viện đã đạt chứng chỉ JCI.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park ra đời tháng 12/2015 với tổng vốn đầu tư 2000 tỷ đồng, gồm 16 chuyên khoa. Nhờ việc quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, điều dưỡng trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, Vinmec Central Park đã chữa trị thành công nhiều ca bệnh khó, đặc biệt là các bệnh lý tim mạch, dị tật tim bẩm sinh nặng, trở thành lựa chọn hàng đầu của người Việt Nam và người nước ngoài sống tại TP HCM, các tỉnh phía Nam và quốc gia lân cận.
Hút thuốc lá, phá hủy đường hô hấp, rước bệnh ung thư
http://cand.com.vn/y-te/Hut-thuoc-la-pha-huy-duong-ho-hap-ruoc-benh-ung-thu-444529/
Hút thuốc lá không chỉ gây ung thư phổi mà còn là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng đường hô hấp. Những tiếng khò khè, nhiều đờm, khó thở… đều có thể là hậu quả của thói quen hút thuốc lá gây ra. Đặc biệt, trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tổn thương đường hô hấp khi phải hút thuốc lá thụ động từ người lớn.
Ảnh hưởng của thuốc lá đến chức năng phổi
Hít phải khói thuốc lá gây tổn thương phổi, làm giảm chức năng phổi, sẽ làm chậm phát triển chức năng phổi ở trẻ nhỏ. Hút thuốc lá còn gây ra nhiều triệu chứng hô hấp mãn tính như: ho mãn tính, khò khè, có đờm, khó thở. Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn những người không hút thuốc mà khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp lại kém hơn.
Điều này là do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt thậm chí bị phá huỷ. Khói thuốc cũng làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và do vậy thành phần của chất nhầy cũng bị thay đổi. Đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc lại làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả cuối cùng là chất nhầy ở những người hút thuốc bị nhiễm bởi các chất độc hại, và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi, cản trở sự lưu thông trao đổi khí.
Những sự thay đổi cấu trúc phổi ở những người hút thuốc làm giảm khả năng lấy oxi của phổi. Khói thuốc gây phá huỷ phế nang làm giảm tính đàn hồi của phổi và làm giảm khả năng trao đổi oxi.
Phổi của những người hút thuốc bị giảm diện tích bề mặt và giảm mạng mao mạch, điều này có nghĩa là dòng máu lưu thông qua phổi bị giảm. Dẫn đến làm giảm cung cấp chất dinh dưỡng và ôxi cần thiết cho cả nhu mô phổi và các tổ chức khác trong cơ thể để duy trì sự khoẻ mạnh và chức năng bình thường của chúng.
Hút thuốc cũng gây ra hiện tượng giảm thông khí đường thở. Do ảnh huởng của các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở bị co thắt. Khi điều này xảy ra thì luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở ở người hút thuốc, và do đó hình thành các tiếng ran rít, ran ngáy và có thể bị khó thở.
Các bệnh hô hấp cấp tính
Hút thuốc lá làm tăng số lần mắc bệnh và làm tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn. Nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cấp tính ở người khỏe mạnh hút thuốc cao hơn người khỏe mạnh không hút thuốc từ 1,5 đến 7 lần. So với nhóm không hút thuốc, tỷ lệ chết do lao hô hấp ở nhóm hút thuốc lá cao hơn 3 đến 5 lần, tỷ lệ chết do cúm và viêm phổi cao hơn từ 1,4 đến 2,6 lần.
Các bệnh hô hấp mạn tính
Theo một nghiên cứu bệnh chứng ở người từ 35 đến 49 tuổi cho thấy so với người không hút thuốc, người hút thuốc lá có tỷ lệ mắc chứng thở khò khè cao gấp 2 lần và mắc chứng ho mãn tính và có đờm gấp 11,5 lần. Những người đã cai thuốc nguy cơ thở khò khè giảm xuống. Một nghiên cứu ở Hà Lan đã chỉ ra so với nhóm không hút thuốc, nhóm hút thuốc có tỷ lệ mắc các triệu chứng hô hấp mãn tính cao gấp 1,9 lần.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là thuật ngữ để chỉ những tổn thương ở phổi có liên quan đến sự tắc nghẽn đường thở. Bệnh tiến triển kéo dài trong nhiều năm và cuối cùng dẫn đến tử vong. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 trên toàn thế giới. Mối liên quan giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hút thuốc cũng mạnh như với ung thư phổi. 90% người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là người nghiện thuốc lá.
Hen
Ở người hút thuốc bệnh hen sẽ bị nặng hơn. Người mắc bệnh hen là người hút thuốc thì phải chịu nhiều đờm, giảm hoạt động của lông mao, dễ bị nhiễm bệnh và dị ứng.
Viêm đường hô hấp mạn tính
Hút thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Nguy cơ viêm đường hô hấp mãn cao hơn ở người không hút thuốc. Người hút thuốc không chỉ phải chịu đựng số lần mắc bệnh nhiều hơn mà họ phải chịu nhiều đợt bệnh ở mức độ nặng hơn.
Hút thuốc lá đã được chứng minh là nguyên nhân của các vấn đề hô hấp mạn tính bao gồm viêm phổi, làm tổn thương quá trình sinh học ảnh hưởng đến phế quản và phế nang, làm hạn chế phát triển chức năng phổi ở trẻ em và suy giảm chức năng phổi người lớn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, làm giảm chức năng phổi ở trẻ sơ sinh khi mẹ hút thuốc trong quá trình mang thai, v.v. |
Hy hữu “nuốt chửng” bọ cánh cứng, bé 8 tháng suýt tử vong
http://dantri.com.vn/suc-khoe/hy-huu-nuot-chung-bo-canh-cung-be-8-thang-suyt-tu-vong-20170608173145201.htm
Thấy con bọ cánh cứng bay lượn trước mặt, cậu bé há miệng như muốn ăn, không ngờ con vật bay thẳng vào, lọt xuống khí quản. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng tím tái, suy hô hấp cấp.
Tai nạn hi hữu trên xảy đến với bé Nguyễn Văn Chí Th. (8 tháng tuổi). Cháu được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp cấp, tím tái.
Qua khai thác bệnh sử từ người mẹ, bác sĩ ghi nhận trước đó cháu đang nằm chơi trong nhà thì xuất hiện một con bọ cánh cứng bay lượn trước mặt.
Theo phản ứng tự nhiên, bé há miệng lớn như muốn ăn. Thấy bọ bay trước mặt con, người mẹ đưa tay để chụp thì bất ngờ nó đổi hướng bay, lao thẳng vào miệng cậu bé, ngay lập tức cháu ho sặc sụa.
Tá hỏa, người mẹ đưa tay vào móc miệng con để bắt bọ ra ngoài nhưng bất thành. Bé rơi vào tình trạng tim tái thở hước, được chuyển đến bệnh viện cấp cứu.
BS Nguyễn Thế Huy, Phó khoa Tai Mũi Họng cho hay, qua hình ảnh nội soi ghi nhận, niêm mạc khí quản của bé bị phù nề, con bọ (khoảng 2cm) nằm ngay vị trí chia 2 thùy phế quản (trái - phải). Do bọ tiết dịch a xít nên khí quản của bé bị phụ nề, tình trạng suy hô hấp ngày càng nặng thêm.
Trong lần nội soi thứ nhất, các bác sĩ chỉ gắp được nửa thân dưới (vùng bụng) của con bọ, phần còn lại tiếp tục lọt sâu hơn xuống đường thở.
Bằng các giải pháp chuyên môn, các bác sĩ đã khai thông đường thở cho bệnh nhi, đồng thời chăm sóc, theo dõi tích cực tình trạng hô hấp. Khi các chỉ số sinh hiệu đã ổn định, cuộc nội soi lần thứ 2 được thực hiện. Sau nhiều lần gắp, toàn bộ xác (bị vỡ nhiều mảnh) của con bọ nằm trong đường thở của bé đã được lấy ra ngoài.
Chiều 8/6, sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định, cháu may mắn không bị xẹp phổi cũng như ảnh hưởng đến hệ thần kinh do thiếu ô xy nuôi não.
Qua trường hợp trên BS khuyến cáo, khi trẻ bị hóc, sặc dị vật, người ứng cứu tuyệt đối không nên đưa tay móc dị vật ra ngoài bởi nguy cơ ngón tay có thể đẩy dị vật vào sâu hơn. Người ứng cứu cần bình tỉnh xử lý bằng các biện pháp vỗ lưng, ấn ngực hoặc phương pháp Heimlich. Mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về cấp cứu ban đầu để sẵn sàng xử lý khi có sự cố xảy ra với bản thân và người khác.
Bắt giữ 5 tấn lợn chết tím tái, bốc mùi hôi thối
http://dantri.com.vn/suc-khoe/bat-giu-5-tan-lon-chet-tim-tai-boc-mui-hoi-thoi-20170608173030165.htm
Qua công tác trinh sát, Công an huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện, bắt giữ 5 tấn lợn chếttím tái, bốc mùi hôi thối tại kho đông lạnh nhà bà Bùi Thị Sơn ( ở thôn Lạng Giai B, xã Nhân Lý, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn).
Vào khoảng 12h30 phút ngày 7/6, Đội Cảnh sát kinh tế Công an huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn tiến hành kiểm tra và bắt quả tang tại nhà bà Bùi Thị Sơn (ở thôn Lạng Giai B, xã Nhân Lý, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) có 1 kho tủ lạnh. Bên trong có chứa nhiều xác lợn thịt đã chết từ lâu được mổ không còn nội tạng.
Đội cũng kiểm tra 1 xe ô tô KiA loại một tấn BKS 29Y- 7373 của đối tượng Đỗ Văn Mạnh (sinh 1989, trú tại thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng) trên thùng xe có nhiều xác lợn chết đã được mổ không còn nội tạng.
Toàn bộ số xác lợn trên trong tình trạng tím tái, bốc mùi hôi thối, không có giấy tờ kiểm dịch, giấy tờ chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Qua kiểm tra trong kho đông lạnh của nhà bà Bùi Thị Sơn phát hiện 5 tấn thịt lợn chết bốc mùi hôi thối. Các đối tượng khai nhận thu mua số lợn chết trên ở những điểm tắm lợn trước khi xuất khẩu và một số nhà dân. Sau đó vận chuyển về Bắc Giang.
Công an huyện Chi Lăng đã tiến hành thu giữ và bàn giao toàn bộ số lợn trên cho Trạm thú y huyện xử lý tiêu hủy. Đồng thời lập hồ sơ xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật.
6 người dân nhập viện nghi do ăn cá chình um măng
http://dantri.com.vn/suc-khoe/6-nguoi-dan-nhap-vien-nghi-do-an-ca-chinh-um-mang-20170608180045119.htm
Chiều 8/6, ông Nguyễn Ngọc Diễn, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết cơ quan này đang làm rõ đối với một vụ ngộ độc thức ăn do ăn cá chình um măng.
Theo ông Diễn, vào tối 5/6, gia đình ông Lê Huế (55 tuổi, trú thôn Đông Hòa, xã Bình Điền, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) có làm một con cá chình biển để nhậu. Con có này với trọng lượng 3,5kg được làm thức ăn với các món là ruột cá chình um măng và một số món khác
Sau khi làm xong, ông Huế đã mời một số hộ dân ở trong thôn xóm đến ăn. Tuy nhiên, sau khi ăn không bao lâu, 6 người đã bị ngộ độc nhập viện các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, tê chân tay gồm: ông Lê Huế, Nguyễn Hợi (cùng 34 tuổi), bà Hồ Thị Điệp (52 tuổi), Lê Thị Nguyệt (40 tuổi), Lê Thị Thương (19 tuổi) và cháu Nguyễn Văn Nhật Luân (7 tuổi).
Cả sáu người ngộ độc đã được đưa lên cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Bình Điền. Trong tối cùng ngày đã được chuyển về Bệnh viện Trung ương Huế. Hiện 4 trong 6 bệnh nhân đã có sức khỏe ổn định và được xuất viện, 2 bệnh nhân còn lại vẫn đang được điều trị.
Theo ông Nguyễn Ngọc Diễn, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế, nguyên nhân ban đầu cơ quan chức năng tìm ra khiến 6 người dân bị ngộ độc, nhập viện là do ăn ruột cá chình um măng.
“Lý do gây ra ngộ độc có thể do gia đình ông Huế đã không làm sạch ruột cá chình khi chế biến, hoặc do ruột cá chình đã bị phân hủy trong quá trình vận chuyển từ Quảng Ngãi ra Thừa Thiên Huế vì không được bảo quản đúng chuẩn. Thường ruột cá chình hay chứa thức ăn dư thừa lên men và chứa nhiều kim loại nặng có hại cho sức khỏe, vì vậy người dân không nên ăn” – ông Diễn cho hay.
Hiện cơ quan chức năng đang làm rõ vụ ngộ độc sau khi ăn cá chình đối với 6 người dân ở Huế trên.
Bé trai 5 ngày tuổi nguy kịch sau khi uống mật khỉ
http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/be-trai-5-ngay-tuoi-nguy-kich-sau-khi-uong-mat-khi-3596912.html
Được người nhà cho uống 5 giọt mật khỉ, bé trai 5 ngày tuổi lên cơn khó thở, tím tái toàn thân.
Sáng 7/6 bé trai 5 ngày tuổi ở xã Lộc Ninh, thành phố Đồng Hới được người nhà đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới trong tình trạng nguy kịch, lơ mơ, tím tái toàn thân. Bé còn bị rối loạn nhịp thở, ngừng thở, không bắt được mạch. Các bác sĩ đã nhanh chóng cấp cứu và chuyển sang khoa sơ sinh bệnh lý để điều trị và chăm sóc đặc biệt.
Người nhà cho biết, nghe nói nếu trẻ đẻ ra mà uống mật khỉ thì khi sốt sẽ không bao giờ bị co giật nên đã cho bé uống 5 giọt. Không ngờ sau khi uống cháu lên cơn khó thở, tím tái.
Các bác sĩ khuyến cáo, trẻ sơ sinh cơ thể còn yếu, phản xạ bú nuốt kém nên nếu dùng những loại mật như mật khỉ, mật gấu, cao khỉ, cao trăn... có thể sặc hoặc ngộ độc dẫn đến nguy kịch tính mạng.
Cứu sống mẹ, con sản phụ bị xuất huyết giảm tiểu cầu nghiêm trọng
http://www.sggp.org.vn/cuu-song-me-con-san-phu-bi-xuat-huyet-giam-tieu-cau-nghiem-trong-449179.html
Ngày 8-6, các bác sĩ của Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đã cứu sống thành công cả mẹ và con một sản phụ bị biến chứng sản khoa rau tiền đạo cài răng lược, xuất huyết giảm tiểu cầu nghiêm trọng.
Sáng cùng ngày, Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận sản phụ Đ.Th.L., 34 tuổi, ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, nhập viện trong tình trạng thai 33 tuần, mệt mỏi, xuất huyết toàn thân, ra máu âm đạo...
Kết quả xét nghiệm, siêu âm cho thấy thai nhi cử động hạn chế, trọng lượng thai nhi khoảng 2,2 kg. Qua kết quả siêu âm, Doppler và tiến hành hội chẩn chuyên khoa, các bác sỹ chẩn đoán sản phụ Đỗ Thị L. bị rau tiền đạo, rau cài răng lược, xuất huyết giảm tiểu cầu nặng và chỉ định mổ cấp cứu. Các bác sĩ tiên lượng đây là ca mổ khó, có nhiều biến chứng nguy hiểm trong cuộc mổ cho cả mẹ và con.
Hơn 2 giờ phẩu thuật, các y, bác sĩ đã cứu sống cả mẹ và bé. Tuy nhiên, do sinh non, cháu bé được chuyển Khoa Sơ sinh để cấp cứu và điều trị. Còn sản phụ Đ.Th.L. hiện đã qua cơn nguy kịch và đang được các bác sĩ tiếp tục điều trị hỗ trợ sau mổ.
Bác sĩ Trần Thị Minh Lý, Phó giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân Đ.Th.L. cho biết, xuất huyết giảm tiểu cầu là một tình trạng bệnh lý rất nặng, dễ gây tai biến vì sản phụ có thể xuất huyết bất kỳ nơi nào, như: chảy máu đường tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục... Biến chứng nguy hiểm nhất là xuất huyết não, màng não.
Bác sĩ Trần Thị Minh Lý cho biết thêm, rau tiền đạo trung tâm đối với sản phụ mang thai rất hiếm và nguy hiểm, có nguy cơ chảy máu dữ dội.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, phụ nữ mang thai cần khám thai định kỳ và đúng quy cách, khi phát hiện thai có xuất huyết giảm tiểu cầu, rau tiền đạo trung tâm cần tuân thủ theo tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ.