Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 13/11/2015

  • |
T5g.org.vn - Chủ động chặn bệnh bạch hầu; Một triệu chữ ký cam kết phòng chống kháng thuốc…

Chủ động chặn bệnh bạch hầu

Chiều ngày 6/11, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho biết, hiện nay dịch bạch hầu đã xuất hiện tại 6/17 tỉnh, thành phố của Lào, với gần 600 ca bệnh, chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi, 11 người đã tử vong. Để chủ động phòng chống bệnh xâm nhập nước ta, SK&ĐS xin giới thiệu bài viết sau nhằm giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh cũng như biết cách phòng chống bệnh một cách hiệu quả nhất.

Ở Việt Nam đã lâu lắm không còn dịch bạch hầu do thực hiện tốt tiêm chủng vắc-xin bạch hầu. Nhưng đầu năm 2015, tại Gia Lai, Quảng Nam cũng có một vài thôn có bệnh nhân mắc bạch hầu. Vì vậy, cần biết rõ sự nguy hại và cách nhận biết của bệnh này để phòng tránh.

Sự nguy hiểm của bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu do vi khuẩn bạch hầu gây ra bởi ngoại độc tố của chúng. Ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu cực kỳ mạnh, vì vậy, bệnh bạch hầu là một loại bệnh vừa mang tính chất cấp tính vừa mang tính chất cấp cứu. Cấp tính là xảy ra rất nhanh và cấp cứu bởi vì không phát hiện và xử trí kịp thời, người bệnh có thể nguy kịch, tử vong.

Đường lây truyền của vi khuẩn bạch hầu rất dễ dàng, đó là lây theo đường hô hấp do người bệnh, người lành mang vi khuẩn bạch hầu nói, ho bắn vi khuẩn vào không khí, người lành hít phải, nếu chưa có miễn dịch chống vi khuẩn bạch hầu, sẽ mắc bệnh. Vi khuẩn bạch hầu còn lây lan bởi các dụng cụ, đồ dùng trong sinh hoạt của trẻ, nếu một trẻ mắc bệnh, dùng đồ chơi, quần áo, chăn, màn... sẽ bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu rất dễ lây lan mầm bệnh

Nhận biết bệnh bạch hầu

Có 3 loại (thể) bệnh bạch hầu, loại hay gặp nhất là bạch hầu họng, mũi. Ở loại này thời kỳ nung bệnh khoảng vài ba ngày. Biểu hiện có sốt nhẹ, sổ mũi, viêm họng, nuốt vướng, sau vài ngày sẽ xuất hiện màng trắng ngà, xám, dai, dính chặt vào niêm mạc họng rất khó bóc tách, nếu cố bóc tách sẽ chảy máu (giả mạc). Giả mạc phát triển rất nhanh ở amiđan. Người bệnh có biểu hiện nhiễm độc tố (da xanh tái, mệt mỏi, mạch nhanh, huyết áp giảm). Nếu được điều trị đúng, bệnh sẽ khỏi, nếu không phát hiện và điều trị ngay, loại này sẽ tiến triển thành loại bạch hầu thanh quản. Bạch hầu thanh quản do niêm mạc bị bao phủ bởi một lớp giả mạc gây khó thở cấp, dẫn đến suy hô hấp, tử vong (thường ví là chết đuối trên cạn). Loại thứ ba là bạch hầu ác tính (bạch hầu cấp), xuất hiện ngay ngày đầu tiên hoặc ngày thứ 2, thứ 3 hoặc muộn hơn với các triệu chứng sốt cao (39 - 40 độ C) mệt lả, da xanh tái, nôn, nuốt đau, màng giả lan nhanh 2 bên amiđan, hơi thở hôi, hạch góc hàm sưng to, đau làm cổ bạnh ra. Bệnh nhân dần dần bị mệt lả, tím tái, rối loạn nhịp tim, khó thở, khàn tiếng, huyết áp tụt, mạch rất nhanh, nếu không xử trí kịp thời có thể bệnh trở nên nguy kịch đe dọa tính mạng (tử vong).

Bệnh bạch hầu đưa đến biến chứng gì?

Do độc tố của vi khuẩn bạch hầu cực mạnh cho nên khi bị mắc bệnh rất dễ gây biến chứng và là biến chứng nặng, nguy hiểm. Bởi vì, khi vi khuẩn bạch hầu tiết ra ngoại độc tố, chúng sẽ vào máu đi đến khắp cơ thể, đến tim làm tổn thương cơ tim (viêm cơ tim) gây suy tim cấp, đến tổ chức thần kinh gây viêm thần kinh. Biến chứng suy tim cấp có thể xảy ra vào thời kỳ bệnh toàn phát, thậm chí xảy ra muộn hơn sau vài tuần khi bệnh bạch hầu đã khỏi (hết sốt, hết giả mạc,...), nếu viêm cơ tim cấp xảy ra sớm, tình trạng người bệnh sẽ rất nguy kịch. Với biến chứng viêm dây thần kinh, thường là các dây thần kinh vận động (liệt khẩu cái, dây thần kinh vận nhãn, chi, cơ hoành,...). Liệt cơ hoành có thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp do tắc nghẽn đường thở bởi giả mạc gây ra.

 

Bệnh bạch hầu có thể điều trị được không?

Tuy bệnh bạch hầu vừa mang tính chất cấp tính vừa mang tính chất cấp cứu nhưng hoàn toàn có thể điều trị được, nếu phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời. Nguyên tắc điều trị là dùng kháng huyết thanh chống vi khuẩn bạch hầu để trung hòa ngoại độc tố của chúng. Kháng sinh vẫn còn có tác dụng tốt, trong đó có penicillin, erythromyxin. Cho đến nay chưa thấy công bố nào nói đến vi khuẩn bạch hầu kháng thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó cần theo dõi lâm sàng, điện tim, siêu âm tim và nâng thể trạng cho người bệnh.

Điều thuận lợi nhất là chúng ta đã có vắc-xin phòng bệnh hiệu quả nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên tuyệt đối không được chủ quan, để đảm bảo không có người mắc bệnh và không có dịch xảy ra, không bỏ sót đối tượng trong diện được tiêm chủng vắc-xin bạch hầu. Người lớn nếu chưa có miễn dịch cũng cần được tiêm phòng, nhất là trong gia đình có trẻ bị bạch hầu. Khi có người mắc bạch hầu cần cách ly không cho tiếp xúc với người lành và đeo khẩu trang. Những người tiếp xúc thường xuyên với người bệnh cần được sử dụng kháng sinh dự phòng. Cần vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng, dụng cụ mà người bệnh đã sử dụng, nên có chất sát khuẩn mạnh (Cloramin B) để tẩy uế các dụng cụ, sàn nhà, quần áo chăn, màn... của người bệnh Sức khỏe & Đời sống (trang 4):

Một triệu chữ ký cam kết phòng chống kháng thuốc

Lần đầu tiên Việt Nam sẽ tổ chức tuần lễ truyền thông về phòng chống kháng thuốc nhằm báo động tình trạng kháng sinh đang dần vô tác dụng do lạm dụng. Phát động tuần lễ truyền thông về phòng chống kháng thuốc ngày 26/10 tại Hà Nội, thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết kháng thuốc hiện nay là vấn đề toàn cầu, đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Mỗi năm, thế giới có hàng trăm nghìn người chết do kháng thuốc và phải chi hàng trăm tỷ USD. Vì thế Tổ chức Y tế Thế giới xác định kháng kháng sinh là một mối đe dọa nghiêm trọng, thách thức đối với điều trị trong tương lai.

Kháng sinh ra đời là bước ngoặt trong y học về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên việc sử dụng loại "vũ khí" này không thích hợp. Lạm dụng, điều trị kháng sinh khi không mắc bệnh lý nhiễm khuẩn đã làm gia tăng tình trạng kháng thuốc tạo ra sự khan hiếm, thiếu hụt các thuốc kháng khuẩn mới, đặc biệt là đối với các vi sinh vật đa kháng. Điều này làm cho thời gian điều trị kéo dài, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao và chi phí điều trị ngày càng cao. Nhiều chủng vi khuẩn đã kháng nhiều loại kháng sinh kể cả kháng sinh thế hệ mới. * Tiền phong (trang 6):

Năm 2016, có khoảng 49 nghìn liều vắc-xin 6 trong 1

Ngày 12-11, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết: Theo báo cáo của Văn phòng đại diện Công ty GlaxoSmithKline Pte.Ltd. tại Việt Nam, trong năm 2016, sẽ có khoảng 49 nghìn liều vắc-xin 6 trong 1 được cung ứng cho thị trường Việt Nam. Infanrix Hexa là vắc-xin ngừa sáu bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em là: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, bại liệt và viêm màng não do Hib. Năm 2015, công ty này đã cung ứng được khoảng 38 nghìn liều vắc-xin Infanrix Hexa (6 trong 1) cho thị trường Việt Nam. * Nhân dân (trang 5):

Nhiều tiếp cận mới trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Đó là khẳng định của các chuyên gia đầu ngành đưa ra tại hội nghị khoa học tiếp cận mới trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) do Bệnh viện Phổi T.Ư tổ chức ngày 12-11. Theo đó, hiện đã có nhiều phương pháp điều trị COPD, đó là phương pháp điều trị không dùng thuốc; điều trị thuốc; giảm thể tích phổi (đặt van qua nội soi phế quản hoặc phẫu thuật); ghép phổi; điều trị tế bào gốc. Tại Việt Nam cũng đã có Hướng dẫn quốc gia xử trí hen và COPD.

COPD đang ngày càng gia tăng ở các nước, ở nước ta các nghiên cứu cho thấy có từ 4 đến 10% số dân mắc bệnh. Bệnh COPD đang là nguyên nhân gây tử vong xếp thứ năm và sẽ tăng lên xếp thứ ba vào năm 2020. * Nhân dân (trang 5), Hà nội mới (trang 5):

Chưa phát hiện người nhiễm cúm A(H5N1), A(H5N6), A(H7N9) tại Việt Nam

Ngày 12-11, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay tại Việt Nam chưa phát hiện người nhiễm cúm A(H5N1), A(H5N6), A(H7N9), tuy nhiên đã ghi nhận một số ổ dịch cúm A(H5N1), A(H5N6) trên đàn gia cầm tại một số địa phương.

Để chủ động phòng, chống lây nhiễm cúm từ gia cầm lây sang người, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch cúm trên gia cầm, không để lây lan sang người. Giám sát và lấy mẫu bệnh phẩm từ các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng, viêm phổi nặng do vi-rút, kịp thời cách ly, điều trị và phòng, chống dịch... * Nhân dân (trang 5):

Khi giá dịch vụ Y tế tăng: Nhóm cùng chi trả BHYT 20% cũng chịu tác động

Chỉ còn chừng 2 tuần nữa, giá dịch vụ y tế ở các bv sẽ đồng loạt tăng. Các đại diện của ngành Y tế đã nhiều lần khẳng định việc tăng giá này không tác động đến người nghèo và những người có BHYT. Nhưng thực ra, vẫn có nhóm đối tượng được hưởng BHYT bị tác động mạnh do phải cùng chi trả BHYT và tác động nhiều nhất là người không có BHYT.(Chi tiết xem báo). * Công an nhân dân (trang 6).

Khoảng 5.000 trẻ ra đời bằng thụ tinh trong ống nghiệm mỗi năm

Mỗi năm, Việt Nam có gần 5.000 trẻ em ra đời bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết tại Lễ kỷ niệm 1 năm thành lập Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec tổ chức ngày 11/11 tại Hà Nội.

Theo một nghiên cứu của Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Đại học Y Hà Nội, tỉ lệ vô sinh ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15 đến 49 tuổi) ở nước ta là 7,7%, tức là Việt Nam hiện có gần 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh. Trong đó, tỷ lệ vô sinh ở nữ giới là hơn 40%, nam giới gần 40%, còn lại 20% là do cả vợ và chồng.

Đáng báo động là tỷ lệ vô sinh có xu hướng tăng và ngày càng trẻ hóa. Có khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh có độ tuổi dưới 30. Trường hợp ít tuổi nhất là dưới 20 tuổi, vừa cưới xong đã phải hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Hiện cả nước có hơn 20 trung tâm thực hiện được kỹ thuật này. Trong đó một số trung tâm hỗ trợ sinh sản có tỷ lệ thành công cao, tương đương các nước phát triển trên thế giới, thậm chí cao hơn một số nước phát triển trong khu vực.

Chẳng hạn, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản xủa Bệnh viện Phụ sản Trung ương có tỷ lệ thành công hơn 50%, mỗi năm thực hiện 4000 chu kỳ hỗ trợ sinh sản, với gần 1500 trẻ được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, sau 1 năm thành lập đã hỗ trợ sinh sản cho hơn 200 cặp vợ chồng hiếm muộn với tỷ lệ có thai lâm sàng đạt 43,3%.

Giáo sư Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Trung  Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết: “Một năm, ở nước ta có trên 10.000 cặp vợ chồng cần thụ tinh trong ống nghiệm để có con. Nhưng đến nay mới có 22 trung tâm hỗ trợ sinh sản, trong đó có trung tâm thực hiện được hàng chục nghìn chu kỳ nhưng có những trung tâm chỉ thực hiện được vài trăm chu kỳ.

Trong điều trị vô sinh, quan trọng nhất là các kỹ thuật, phương tiện chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân, lúc đó mới đưa ra được biện pháp điều trị cho bệnh nhân. Có những trường hợp khi đi khám thì phát hiện không có tử cung, nhưng người ta vẫn có buồng trứng. Những trường hợp này nếu không thụ tinh ống nghiệm và mang thai hộ thì không thể có con”. * Sức khỏe & Đời sống (trang 2):

Tăng gấp đôi mức kinh phí hỗ trợ cán bộ tiêm chủng mở rộng

Cán bộ tiêm mở rộng sẽ được tăng mức hỗ trợ lên gấp đôi so với quy định cũ; đồng thời, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động bố trí ngân sách địa phương để thực hiện chế độ cho cán bộ tiêm chủng mở rộng năm 2015. Theo công văn ngày 9/11 Bộ Tài chính gửi đến UBND các tỉnh, thành phố về việc bố trí kinh phí thực hiện hỗ trợ công tiêm vắc xin của Dự án Tiêm chủng mở rộng, Bộ Tài chính chính cho biết, thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết của Chính phủ trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2015, giữa tháng 8/2015, liên Bộ Tài chính, Bộ Y tế đã ban hành thông tư liên tịch sửa đổi quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia y tế giai đoạn 2012- 2015; trong đó:

Điều chỉnh mức hỗ trợ cán bộ tiêm chủng mở rộng từ 12.000 đồng/ trẻ lên 24.000 nghìn đồng/ trẻ đối với xã đặc biệt khó khăn và từ 6.000 đồng/ trẻ lên 12.000 đồng/ trẻ đối với các xã còn lại.

Để đảm bảo thực hiện chế độ cho cán bộ tiêm chủng mở rộng năm 2015, Bộ Tài chính đề nghị, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động bố trí ngân sách địa phương để thực hiện chế độ này cho cán bộ tiêm chủng mở rộng năm 2015. Thời gian thực hiện tính từ 01/10/2015.

Trước đó, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 4/2015, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã phản ánh về kinh phí hỗ trợ cho cán bộ làm công tác tiêm chủng thường xuyên rất thấp.

Cụ thể, đối với cán bộ trực tiếp đi tiêm tại tuyến cơ sở cho tiêm chủng đầy đủ (8 mũi) cho 1 trẻ là 6.000 đồng (12.000 đồng đối với các xã đặc biệt khó khăn). Trong khi đó, phí tiêm chủng vaccine dịch vụ tính là từ 7.000 đồng/lần uống đến 17.000 đồng/lần tiêm.

Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, tiền công tiêm trong tiêm chủng mở rộng thấp, dẫn tới việc nhiều cán bộ tuyến xã không muốn làm công tác tiêm chủng do trách nhiệm nặng nề.

Chính vì vậy, tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 4/2015, Chính phủ giao Bộ Y tế khẩn trương soạn thảo Nghị định quy định về hoạt động tiêm chủng để trình Chính phủ; phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, điều chỉnh tăng mức hỗ trợ cho cán bộ làm công tác tiêm vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng và giá vaccine sản xuất trong nước nhằm tiến tới tự chủ vaccine./. * Sức khỏe & Đời sống (trang 2):

Cứu sống bệnh nhân ngưng thở vì điện giật

Từ ngày 7-11 đến 8-11, 3.000 em nhỏ tại huyện Bắc Mê, Mèo Vạc và Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã được các bác sĩ ở khoa Tim nhi, Viện Tim mạch Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai; Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh miễn phí.

Qua thăm khám, các bác sĩ đã phát hiện hơn 20 trường hợp bị bệnh tim bẩm sinh, trong đó có 18 trường hợp được chỉ định cần phẫu thuật ngay.

Chiều 12.11, Thạc sỹ, bác sỹ Trần Thanh Đạt - khoa hồi sức tích cực và phòng chống chống độc bệnh viện TP Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết bệnh nhân ngưng thở vì điện giật đã tỉnh lại và đang tiếp tục được các bác sỹ chăm sóc theo dõi.

Theo đó, khoảng 8 giờ 40 phút ngày 10.11, bệnh viên Bà Rịa tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Văn Phúc (26 tuổi; trú: xã Tân Hưng, TP Bà Rịa) nhập viện trong tình trạng ngưng tim, ngừng hô hấp, mạch và huyết áp tụt về 0, tình hình hết sức nguy kịch.

Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sỹ đã thực hiện các biện pháp cấp cứu khẩn cấp như đặt nội khí quản, đánh sốc điện tim ngoài lồng ngực lấy lại nhịm đập…Được cấp cứu khẩn cấp, nhịp tim đã xuất hiện nhưng bệnh nhân lại rơi vào trạng thái hôn mê.

Chuyển sang khoa hồi sức tích cực và phòng chống chống độc, anh Phúc được chăm sóc tận tình, chu đáo.

Đến ngày 12.11, anh Phúc đã tỉnh táo, có thể đi lại và nói chuyện. Theo bác sỹ Đạt, bệnh nhân đang hồi phục rất tốt. Hiện các bác sỹ vấn đang tiến hành theo dõi sức khỏe của bệnh nhân.

Người thân bệnh nhân cho biết, sáng ngày 10.11, bệnh nhân đóng cầu dao để bơm nước thì bị điện giật rơi xuống ao. Gia đình và hàng xóm đã tổ chức đưa bệnh nhân đến bệnh viên cấp cứu và chữa trị. * Lao động (trang 3):

Hà Giang: Hơn 3.000 em nhỏ được khám sàng lọc bệnh tim miễn phí

Từ ngày 7-11 đến 8-11, 3.000 em nhỏ tại huyện Bắc Mê, Mèo Vạc và Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã được các bác sĩ ở khoa Tim nhi, Viện Tim mạch Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai; Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh miễn phí.

Qua thăm khám, các bác sĩ đã phát hiện hơn 20 trường hợp bị bệnh tim bẩm sinh, trong đó có 18 trường hợp được chỉ định cần phẫu thuật ngay.

Theo PGS,TS Nguyễn Lân Hiếu - Phó giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: “Một số trường hợp bị bệnh tim bẩm sinh phát hiện trong chương trình khám sàng lọc đã chuyển sang giai đoạn tăng áp phổi nặng, cần phải được điều trị ngay nếu để lâu quá bệnh sẽ chuyển biến xấu”.

Bên cạnh hoạt động khám sàng lọc bệnh tim miễn phí, chương trình “Trái tim cho em” cùng các nhà hảo tâm đã trao gần 3.000 suất quà gồm: Sữa, bánh kẹo và khăn ấm, tặng các em nhỏ tại 3 huyện Bắc Mê, Mèo Vạc và Đồng Văn.

Được biết, Bắc Mê, Mèo Vạc và Đồng Văn đều là huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Hà Giang. Nhiều đồng bào dân tộc không biết tiếng Kinh. Có nơi vẫn còn phong tục nếu bị đau ốm thì đưa đến thầy cúng rồi mới mang tới bệnh viện. Vì vậy, việc thăm khám định kỳ và phát hiện điều trị bệnh phức tạp như tim bẩm sinh là điều xa lạ đối với người dân nơi đây.

Hiện nay, hoạt động khám sàng lọc bệnh tim miễn phí cho trẻ em nghèo tại các địa phương đã trở thành hoạt động thường xuyên của chương trình “Trái tim cho em”. Từ năm 2011 tới nay đã có hơn 20.000 trẻ em tại các tỉnh: Thanh Hóa, Hà Giang, Gia Lai, Đồng Nai, Cao Bằng, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lào Cai, Sơn La, Tuyên Quang, Ninh Thuận, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang…  được khám sàng lọc và phát hiện gần 500 trường hợp bị  bệnh tim bẩm sinh.

Sau 7 năm triển khai, “Trái tim cho em” đã quyên góp được  hơn 100 tỷ đồng và hỗ trợ phẫu thuật thành công cho 2.700 em nhỏ dưới 16 tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn. Chương trình “Trái tim cho em” dự định đến năm 2020 sẽ thực hiện phẫu thuật cho 3.000 em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn bị bệnh tim bẩm sinh, thực hiện khám sàng lọc cho 30.000 trẻ em nghèo.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang