Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 14/11/2015

  • |
T5g.org.vn - Đánh giá sự hài lòng của người bệnh toàn quốc; Đình chỉ việc khám chữa bệnh của “công chúa Hằng Nga”; Tỷ lệ vô sinh ở Việt Nam ngày càng tăng và trẻ hóa; Bồi hoàn hơn bốn tỷ đồng sai phạm ở Trung tâm y tế huyện Quế Phong; Máy đo thực phẩm an toàn: Không thực sự cần thiết...

Đánh giá sự hài lòng của người bệnh toàn quốc

Từ tháng 11 này, một cuộc đánh giá chất lượng bệnh viện và khảo sát sự hài lòng của người bệnh sẽ được tiến hành trên toàn quốc. 

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê cho biết như trên tại hội nghị được tổ chức ở Hà Nội ngày 13-11 để hướng dẫn triển khai hoạt động này.

Theo ông Khuê, đợt đánh giá chất lượng bệnh viện này sẽ dựa trên bộ tiêu chí gồm 83 điểm như hướng đến người bệnh hay chưa, phát triển nguồn nhân lực y tế như thế nào, hoạt động chuyên môn đúng quy trình hay không, cải tiến chất lượng bệnh viện ra sao...

Các bệnh viện sẽ tự chấm điểm theo bộ tiêu chí, Hội Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Y tế và các sở y tế, cơ quan báo chí sẽ giám sát việc đánh giá này.

Ông Khuê cho rằng so với cách đánh giá cũ, việc đánh giá chất lượng bệnh viện theo bộ tiêu chí mới sẽ thực chất hơn.

Dịp này, Bộ Y tế cũng công bố chương trình hành động quốc gia về nâng cao năng lực quản lý chất lượng khám chữa bệnh từ nay đến năm 2025. Theo đó, Bộ Y tế cho biết từ năm 2016 việc đánh giá và công bố công khai chất lượng bệnh viện sẽ được tiến hành hằng năm. (Tuổi trẻ trang 2)

Cùng chủ đề Báo Công an Nhân dân trang 1: “Người bệnh sẽ chấm điểm bệnh viện”; Nhân dân trang 5: “Các bệnh viện đánh giá chất lượng và khảo sát sự hài lòng của người bệnh”

 Đình chỉ việc khám chữa bệnh của “công chúa Hằng Nga”

Bà Châu (Đồng Tháp) tự xưng là công chúa Hằng Nga và thực hiện việc khám chữa bệnh công khai tại nhà riêng. Mỗi ngày có hàng chục lượt người đến chữa bệnh. 

Ngày 13-11, ông Đoàn Tấn Bửu, phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp, cho biết đoàn kiểm tra liên ngành đã đến kiểm tra và đình chỉ việc khám chữa bệnh của bà Nguyễn Thị Mỹ Châu (33 tuổi, xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười) do bà này hành nghề không có giấy phép và có dấu hiệu mê tín dị đoan.

Thời gian qua, bà Châu tự xưng là công chúa Hằng Nga và thực hiện việc khám chữa bệnh công khai tại nhà riêng. Mỗi ngày có hàng chục lượt người đến chữa bệnh. “Phương pháp” trị bệnh của bà Châu là sử dụng cao dán dán vào chỗ đau và cho người bệnh uống nước suối.

Ngoài ra, trên tài khoản Facebook Nguyễn Thị Mỹ Châu còn có nhiều hình ảnh, video về những hoạt động khám chữa bệnh tại nhà của bà Châu. Trong đó có cả những video nhảy múa, chúc tụng tại nơi mà bà Châu gọi là “chánh điện”.

Cũng theo ông Bửu, mặc dù đã lập biên bản xử lý, đình chỉ việc khám chữa bệnh nhưng bà Châu nhiều lần chống đối. “Trước mắt vận động bà Châu chấp hành, đồng thời cảnh báo để người dân hiểu không đến nhà bà Châu trị bệnh. Sau đó, các ngành chức năng trong đó có Sở Y tế sẽ giám sát chặt chẽ, nếu bà Châu còn vi phạm sẽ có biện pháp xử lý mạnh” - ông Bửu nói. (Tuổi trẻ trang 9)

 Tỷ lệ vô sinh ở Việt Nam ngày càng tăng và trẻ hóa

Tỷ lệ vô sinh ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15 đến 49 tuổi) ở nước ta hiện nay là 7,7%, tức là Việt Nam hiện có gần 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh.

Đây là số liệu từ một nghiên cứu của Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Đại học Y Hà Nội. Trong đó, tỷ lệ vô sinh ở nữ giới là hơn 40%, nam giới gần 40%, còn lại 20% là do cả vợ và chồng. Đáng báo động là tỷ lệ vô sinh đang có xu hướng tăng và ngày càng trẻ hóa.

Cũng theo nghiên cứu này, khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh có độ tuổi dưới 30. Trường hợp ít tuổi nhất là dưới 20 tuổi và cần phải áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Hiện, mỗi năm nước ta có trên 10.000 cặp vợ chồng cần thụ tinh trong ống nghiệm để có con và khoảng gần 5.000 trẻ ra đời bằng phương pháp này. Tuy nhiên, cả nước mới có 22 trung tâm thực hiện được kỹ thuật này. Trong đó một số trung tâm hỗ trợ sinh sản có tỷ lệ thành công cao, tương đương các nước phát triển trên thế giới như: Trung tâm Hỗ trợ sinh sản thuộc BV Phụ sản Trung ương có tỷ lệ thành công hơn 50%, mỗi năm thực hiện 4.000 chu kỳ hỗ trợ sinh sản, với gần 1.500 trẻ được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm; Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, sau 1 năm thành lập đã hỗ trợ sinh sản cho hơn 200 cặp vợ chồng hiếm muộn với tỷ lệ có thai lâm sàng đạt 43,3%.

Theo các chuyên gia, trong điều trị vô sinh, quan trọng nhất là các kỹ thuật, phương tiện chẩn đoán để tìm nguyên nhân, lúc đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Ví dụ trường hợp phát hiện không có tử cung, nhưng vẫn có buồng trứng, thì bắt buộc phải áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ.

Hiện nay, nước ta đã cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Quy định này nhằm tạo điều kiện cho những cặp vợ chồng không may mắn vì không thể mang thai có con.

Từ tháng 3/2015, ba BV được phép thực hiện mang thai hộ (gồm BV Phụ sản Trung ương; BV Đa khoa Trung ương Huế và BV Phụ sản Từ Dũ – TPHCM) bắt đầu nhận được hồ sơ đề nghị của bệnh nhân. Đến nay, BV Phụ sản Từ Dũ đã thực hiện thành công 2 ca mang thai hộ đầu tiên, BV Phụ sản Trung ương sắp có hơn 10 trẻ được sinh ra từ phương pháp này.

Bộ Y tế cũng vừa công bố 2 thủ tục hành chính quy định về việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Trong đó, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở đủ điều kiện tiến hành các kỹ thuật mang thai hộ và thụ tinh trong ống nghiệm, trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, phải có kế hoạch điều trị cho cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân. Trong trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và không thể có kế hoạch điều trị phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. (Công an Nhân dân trang 2)

 Bệnh viện công phải đổi mới để tồn tại

 

Tại hội nghị triển khai đánh giá chất lượng bệnh viện (BV) và khảo sát sự hài lòng của người bệnh do Bộ Y tế tổ chức ngày 12.11 tại Hà Nội.

 

Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, lưu ý việc đổi mới phong cách phục vụ, từ bảo vệ đến các khoa phòng và phải làm thực chất.

Theo ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, khảo sát vừa qua cho thấy BV tuyến trên được hài lòng về chất lượng chuyên môn kỹ thuật nhưng bị phàn nàn về quá tải. Với BV tuyến dưới thì người bệnh chưa hài lòng về chuyên môn. Đó là những tiêu chí cần khắc phục. Ngoài ra, điều kiện điện nước, vệ sinh cũng là tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ tại BV, nhằm chấm dứt cảnh nhà vệ sinh cho nhân viên y tế sạch sẽ nhưng khóa kín, còn bệnh nhân và người nhà mỗi sáng vẫn phải dậy từ 5 - 6 giờ sáng xếp hàng chờ đợi do nhà vệ sinh cũng quá tải.

Chia sẻ về đổi mới ở BV công, đại diện BV H.Nga Sơn (Thanh Hóa) khẳng định, để tồn tại, BV phải nâng cao chất lượng chuyên môn, giải quyết các vấn đề “đau đầu” mà người bệnh hay phàn nàn, như vệ sinh BV, chờ đợi lâu, nhiễm khuẩn... Sau khắc phục, “khách hàng” của BV đã tăng lên rõ rệt, hiện đã có 90.000 lượt bệnh nhân mỗi năm.

Bác sĩ Cao Ngọc Thắng, Phó giám đốc BV đa khoa tỉnh Yên Bái, cho rằng khi giá dịch vụ y tế được thống nhất trên toàn quốc, các BV buộc phải cạnh tranh về chất lượng. BV đang mở chiến dịch “nâng cấp” về nhân lực với chính sách hỗ trợ 8 triệu đồng/tháng cho bác sĩ đi học nâng cao; bố trí chỗ ở cho bác sĩ xa nhà; ngân sách tỉnh hỗ trợ tiến sĩ về công tác 120 triệu đồng và 80 triệu đồng đối với thạc sĩ. “Chúng tôi đang phát triển cho các chuyên khoa sâu, kỹ thuật cao như can thiệp tim mạch, điều trị đột quỵ não; điều trị ung thư”, bác sĩ Thắng chia sẻ. Đặc biệt, BV “tỉnh lẻ” này đã lên chiến lược marketing đến năm 2020 và đang khẩn trương triển khai. (Thanh niên trang 3)

 Bi hoàn hơn bn t đng sai phm Trung tâm y tế huyn Quế Phong

 

Ngày 13-11, Sở Y tế Nghệ An cho biết: Các đơn vị sai phạm tại công trình xây dựng cơ sở vật chất Trung tâm y tế huyện Quế Phong (Nghệ An) đã nộp đủ tổng số tiền 4.361.157.000 đồng sai phạm vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra tỉnh. Ngoài ra, Sở Y tế Nghệ An đã chỉ đạo Trung tâm y tế huyện Quế Phong tổ chức kiểm điểm đối với sai phạm của Giám đốc Mạc Văn Lâm. Ông Lâm tự nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo nhưng tập thể Trung tâm y tế huyện Quế Phong phần lớn bỏ phiếu hình thức kỷ luật cách chức. Hội đồng kỷ luật Sở y tế Nghệ An sẽ họp và có hình thức kỷ luật chính thức với ông Mạc Văn Lâm.

 

Báo Nhân Dân ra ngày 11-11 đã đưa tin, Sở Y tế Nghệ An quyết định tạm đình chỉ công tác Giám đốc Trung tâm y tế huyện Quế Phong Mạc Văn Lâm để kiểm điểm làm rõ sai phạm làm thất thoát hơn bốn tỷ đồng theo kết luận của Thanh tra tỉnh Nghệ An. (Nhân dân trang 5)

 Tăng cưng giám sát, khng chế các bnh truyn nhim Thanh Hóa

Theo giám sát của mạng lưới y tế dự phòng tỉnh Thanh Hóa, tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 162 người dương tính và có biểu hiện lâm sàng với sốt xuất huyết, 639 người mắc bệnh tay-chân-miệng, 27 ca viêm não vi-rút, 84 người bệnh sởi, sáu trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính do vi-rút. Một số địa phương có người bệnh mắc các bệnh truyền nhiễm cao như: Huyện Tĩnh Gia có 65 người bị sốt xuất huyết; TP Thanh Hóa có 188 người và huyện Nông Cống 65 người mắc bệnh tay, chân, miệng.

Ngành y tế Thanh Hóa khuyến cáo, hiện đang ở thời điểm giao mùa, cho nên người dân cần chú trọng phòng, chống các bệnh liên quan đến đường hô hấp; thực hiện vệ sinh cá nhân hằng ngày như đánh răng, súc miệng bằng nước muối sinh lý, hạn chế tập trung đông người nếu phát hiện người bệnh có biểu hiện lâm sàng viêm đường hô hấp cấp tính. (Nhân dân trang 3)

 Nguy cơ bùng phát cúm gia cầm dịp cuối năm

Theo Cục Y tế dự phòng, vào những tháng cuối năm 2015, nguy cơ dịch cúm gia cầm xâm nhập, lây lan là rất cao. Hiện, cả nước đã có một ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại xã Quảng Chính, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị ngành nông nghiệp các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát, điều tra để phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch cúm gia cầm. (Nhân dân trang 8)

 49.000 liều vaccine "6 trong 1" sẽ về Việt Nam

Theo thông tin từ Cục Quản lý dược - Bộ Y tế, Văn phòng đại diện Công ty GlaxoSmithKline Pte.Ltd. (GSK) tại Việt Nam vừa cho biết, năm 2016 tới đây, công ty này sẽ phân bổ khoảng 49.000 liều vaccine “6 trong 1” Infanrix Hexa cung ứng cho thị trường Việt Nam. 

Trong năm 2015, SGK đã cung ứng được khoảng 38.000 liều vaccine Infanrix Hexa cho Việt Nam song số lượng này không đáp ứng được nhu cầu tiêm chủng dịch vụ rất lớn trong nước.
Phía văn phòng GSK tại Việt Nam cho biết thêm, nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm vaccine dịch vụ “5 trong 1”, “6 trong 1” hiện nay là do nhu cầu vaccine trên thế giới và thị trường vaccine có chứa thành phần ho gà vô bào gia tăng đáng kể vài năm qua, trong khi các nhà cung cấp vaccine trên phạm vi toàn cầu có sự giới hạn về cung ứng vaccine có chứa thành phần ho gà vô bào.  (An ninh Thủ đô trang 1)

Cùng chủ đề Báo Nông thôn Ngày nay trang 2: “Năm 2016, chỉ có 49.000 liều vaccine 6 trong 1”

 Đánh giá chất lượng bệnh viện: Tiêu chí "xa xỉ" nên... nới lỏng ?

Tại Hội nghị "Hướng dẫn triển khai đánh giá chất lượng bệnh viện (BV) và khảo sát sự hài lòng của người bệnh, nhân viên y tế năm 2015" khu vực phía Bắc được Bộ Y tế tổ chức ngày 13-11, nhiều đại biểu cho rằng, cùng với việc tăng giá viện phí trong thời gian tới thì việc thay đổi hình ảnh, thái độ của bác sĩ, nhân viên y tế với người bệnh là hết sức cần thiết.
Nới lỏng 30 tiêu chí
Năm 2013, Bộ Y tế đã ban hành thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng BV, tuy nhiên, trong quá trình triển khai, không ít BV đã tỏ ra lúng túng với việc đáp ứng các tiêu chí đặt ra. Thậm chí, có những tiêu chí, để thực hiện BV sẽ phải đập đi xây mới hoặc phải đầu tư rất nhiều kinh phí. Theo Giám đốc BV Đa khoa Đức Giang Nguyễn Thái Sơn, khi xây dựng BV, quy hoạch không đồng bộ nhưng lại đòi hỏi triển khai quy củ. Đơn cử như hệ thống xử lý rác thải, không thể muốn đầu tư là được ngay.
Bởi lẽ việc xây dựng hệ thống xử lý rác thải liên quan đến kết cấu chung của BV. Phó Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (BV Đa khoa Hưng Yên) Nguyễn Anh Tuấn thì cho rằng, các tiêu chí trong Bộ tiêu chí này cao quá, hướng tới tiêu chuẩn quốc tế khiến các BV tuyến dưới khó có thể đáp ứng. Ngoài ra, cơ sở y tế mỗi tuyến có điều kiện khác nhau, nên không thể "cào bằng" trong một Bộ tiêu chí. "Một trong những tiêu chí "xa xỉ" như phòng chờ có điều hòa hai chiều hoạt động thường xuyên và bảo đảm nhiệt độ thích hợp cho người bệnh rất khó thực hiện", ông Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.
Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các bên liên quan trong 2 năm triển khai thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng BV, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: Bộ Y tế vừa ban hành, bổ sung, điều chỉnh nhiều nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng BV năm 2015. Trong đó có hơn 30 tiêu chí đánh giá chất lượng BV đã được điều chỉnh nới lỏng, phù hợp với thực tế tại các BV. Đơn cử tiêu chí cũ quy định khoảng cách giữa 2 giường bệnh liền kề tối thiểu phải là 2m để bảo đảm một phần sự yên tĩnh riêng tư cho người bệnh nhưng tiêu chí mới chỉ quy định, khoảng cách tối thiểu giữa 2 giường bệnh cách nhau 1m. Tiêu chí phòng chờ cho bệnh nhân có điều hòa 2 chiều hoạt động thường xuyên được thay bằng chỉ cần bảo đảm nhiệt độ thích hợp cho bệnh nhân... "Bộ tiêu chí quốc gia chất lượng BV Việt Nam 2015-2016 dựa trên quan điểm chủ đạo "lấy người bệnh là trung tâm của hoạt động điều trị và chăm sóc, nhân viên y tế là then chốt"" PGS.TS Lương Ngọc Khuê khẳng định.
Công khai kết quả đánh giá
Một khảo sát về sự hài lòng của người bệnh được Bộ Y tế tiến hành thời gian qua cho thấy: BV tuyến trên đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật nhưng người dân phàn nàn về tình trạng quá tải, người bệnh chưa được giải thích cặn kẽ. Ngược lại, một số BV tuyến dưới, người bệnh còn chưa hài lòng về chuyên môn nhưng lại đánh giá tốt hơn về thái độ ứng xử.
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, việc đổi mới phong cách phục vụ từ bảo vệ đến các khoa phòng phải thực chất. Thực tế có BV vừa triển khai ký cam kết đổi mới phong cách phục vụ hướng đến hài lòng nhưng khi ô tô của Bộ Y tế ra cổng, bảo vệ "chạy theo" đòi tiền trông xe. Theo quy định, đơn vị có trách nhiệm trông xe cho cơ quan quản lý đến công tác. Hầu hết, bảo vệ ở BV kiêm luôn việc thu tiền ô tô. Thậm chí, nhận tiền nhưng không hóa đơn, không cảm ơn, không trả tiền thừa.
"Ngoài vấn đề chuyên môn, kỹ thuật, người bệnh cần được bảo đảm nhu cầu tối thiểu về điện, nước, vệ sinh. Nhiều BV vẫn còn tình trạng nhà vệ sinh nhân viên y tế khóa kín, trong khi khu vực phòng bệnh cả bệnh nhân và người nhà mỗi sáng vẫn phải dậy từ 5-6 giờ xếp hàng chờ. Đặc biệt, các giường bệnh xã hội hóa, thu tiền giường dịch vụ cần phải tách biệt khỏi các khu phòng bệnh điều trị bệnh nhân BHYT. Điều không chấp nhận được là 3-4 người bệnh BHYT chung một giường mà ngay cạnh đó là khu dịch vụ với điều kiện khác biệt, thoáng mát hơn. Cần nhanh chóng tách bạch dịch vụ công với dịch vụ xã hội hóa", PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.
Phó Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Yên Bái Cao Ngọc Thắng cho rằng, BV cần đổi mới, nhất là khi giá dịch vụ điều chỉnh tăng và đồng nhất trên cả nước thì các BV buộc phải cạnh tranh về chất lượng. Hiện BV đang triển khai chiến dịch "nâng cấp" về nhân lực với chính sách hỗ trợ 8 triệu đồng/tháng cho bác sĩ đi học nâng cao; bố trí chỗ ở cho bác sĩ xa nhà; tiến sĩ về công tác được hỗ trợ ngay 120 triệu đồng. BV cũng tập trung phát triển các chuyên khoa sâu, kỹ thuật cao như: Can thiệp tim mạch, điều trị đột quỵ não, điều trị ung thư…
Từ tháng 11 này, các BV trên cả nước lên kế hoạch và phải triển khai khảo sát đánh giá sự hài lòng của người bệnh và đánh giá thường xuyên và kết quả này sẽ được công bố công khai. (Hà Nôi mới trang 1)

Máy đo thực phẩm an toàn: Không thực sự cần thiết

Gần đây trên thị trường xuất hiện nhiều loại máy đo, que thử nhanh thực phẩm an toàn. Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, người dân không thực sự cần thiết phải dùng các máy này bởi khả năng đo các loại độc tố của chúng rất hạn chế.

Thời gian gần đây, trên thị trường các máy đo an toàn thực phẩm được quảng cáo khá rầm rộ. Loại máy này dùng để phát hiện hàm lượng nitrat, nitrit tồn dư trong thực phẩm có trong các chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật, và các chất tẩy rửa tổng hợp.

Sản phẩm bán phổ biến xuất xứ từ Nga, được quảng cáo là có thể kiểm tra nhanh trong 20 giây bằng việc cắm chiếc kim của máy vào thực phẩm. Hàm lượng tồn dư nitrat được đánh giá bằng cách đo mức độ dẫn điện của dòng điện xoay chiều tần số cao trong sản phẩm. Kết quả kiểm tra phân tích hiển thị trên màn hình với lượng nitrat bằng miligam trên kilogam. Thiết bị được quảng cáo có thể phát hiện hàm lượng nitrit, nitrat ở 60 loại hoa quả, thực phẩm.

Ngoài các máy đo thực phẩm kể trên, trên thị trường còn bán bộ sản phẩm test nhanh thực phẩm của Viện Kỹ thuật Hóa sinh và Tài liệu nghiệp vụ, Bộ Công an. Sản phẩm này gồm nhiều loại, mỗi loại có khả năng phát hiện một độc tố trong thực phẩm như que test kiểm tra nhanh foocmon, dùng để kiểm tra nhanh fomaldehyd trong một số loại thực phẩm hải sản sống, thịt cá tươi, bánh phở, bún; test kiểm tra nhanh phẩm màu  cho phép kiểm tra, xác định nhanh phẩm màu kiềm trong thực phẩm như bánh, kẹo, các loại mứt, nước giải khát. Test kiểm tra nhanh Nitrit giúp kiểm tra nitrit trong nước, đồ uống, nước giải khát không màu; test kiểm tra nhanh thuốc trừ sâu để kiểm tra, phát hiện thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ và carbamate trong rau, quả.

Sản phẩm được bán theo hộp, mỗi hộp có 20-30 que thử tùy loại, mỗi que thử sử dụng một lần. Giá cho các sản phẩm này tương đối cao, hộp test kiểm tra nhanh foocmon gồm 20 que, giá 500 nghìn đồng, hộp  test kiểm tra nhanh thuốc trừ sâu có 10 que giá hơn 700 nghìn đồng, test kiểm tra nhanh Nitrat, hộp 20 test giá 451 nghìn đồng.

Ngoài ra, Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng đang thử nghiệm que thử phát hiện nhanh vi khuẩn tụ cầu vàng trong thực phẩm - một trong những nguyên nhân chính gây ra ngộ độc thực phẩm. Sản phẩm dự kiến ra thị trường vào 2016.

Test nhanh, sai số cao

Đánh giá về dòng máy đo an toàn thực phẩm đang bán trên thị trường hiện nay, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay, tôi thấy không thực sự cần thiết.

Theo PGS Thịnh, nitrit và nitrat, nếu hàm lượng vượt quá mức cho phép sẽ ảnh hưởng đến khả năng lưu thông oxy trong máu. Tuy nhiên đây không phải là mối đe dọa nghiêm trọng từ thực phẩm hiện nay. “Trên thực tế có nhiều độc tố nguy hiểm hơn nitrat và nitrit rất nhiều nhưng máy này không thể đo được”, GS Thịnh đánh giá. Cũng theo ông, sản phẩm này chỉ cần cho một số hộ trồng rau xuất khẩu, dùng để đo hàm lượng nitrit, nitrat trong sản phẩm có đáp ứng được tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu hay không.

Trong khi theo TS Nguyễn Xuân Đà, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm Quốc gia, hiện có khoảng 2.000 loại hóa chất được dùng để bảo quản hoa quả, thực phẩm. Trong đó, phòng thí nghiệm trong nước mới chỉ phát hiện ra 600 loại hóa chất. Lý giải việc này, ông Đà cho rằng, những năm gần đây, các trang thiết bị liên quan đã được trang bị đầy đủ. Tuy nhiên, có những loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm chúng ta chưa xác định được đó là loại gì để có chất thử và phương pháp định danh. 

Bà Nguyễn Ánh Nguyệt, Phó chi cục trưởng Chi cục An toàn Thực phẩm Hà Nội cho hay, sử dụng máy để kiểm tra thực phẩm thì người dùng phải có kiến thức mới sử dụng được.

Với bộ test thực phẩm nhanh của Viện Kỹ thuật Hóa sinh và Tài liệu nghiệp vụ (Bộ Công an), PGS Thịnh cho hay, sản phẩm này có tác dụng khá tốt khi tiến hành test nhanh thực phẩm. “Tôi từng cho các học trò của mình dùng sản phẩm này để kiểm tra nhanh thực phẩm mua ở chợ. Kết quả khá tốt”. Tuy nhiên, theo PGS Thịnh, que thử này chỉ có tính chất định tính, tức là chỉ phát hiện ra sản phẩm có độc tố hay không mà không cho biết được hàm lượng cụ thể là

bao nhiêu.

Ngoài ra, sản phẩm cũng chỉ phù hợp cho các cơ quan chức năng mang đi kiểm tra nhanh thực phẩm chứ người dân khó mà sử dụng được. “Chẳng hạn hộp test nhanh thuốc trừ sâu có giá hơn 700 nghìn đồng, tức là hơn 70 nghìn đồng cho một lần thử. Mua một mớ rau có 5 nghìn đồng mà mất 70 nghìn tiền thử thì ít ai mua?”, PGS Thịnh đặt vấn đề. Cũng giống như máy đo thực phẩm an toàn, que thử chỉ kiểm tra được một độc tố trong khi thực tế một sản phẩm có thể có nhiều độc tố.

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa, trường Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội, các sản phẩm test nhanh cho phép sai số cao, có thể tới 200% nên rất khó để khẳng định thực phẩm có nguy hiểm hay không khi dùng các sản phẩm này.

Theo bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), hiện nay Cục An toàn thực phẩm chỉ mới cấp phép cho 01 bộ máy kiểm tra hàm lượng Nitrat và một bộ sản phẩm test kiểm tra vi sinh vật, 01 bộ test kiểm tra hàn the trong giò chả, 01 bộ kiểm tra chất histamin trong cá và 01 bộ test nhanh kiểm tra hóa chất. Theo bà Nga, việc sử dụng que test bao giờ cũng có sai số nhất định. Điều này có thể do người dân sử dụng không đúng quy cách. Bà Nga cũng khuyến cáo, nếu sử dụng sản phẩm test nhanh người dân chỉ nên tìm mua những sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp đăng ký lưu hành.  (Tiền phong trang 10)

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang