Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 15/2/2023

  • |
T5g.org.vn - Bộ Y tế trao Kỷ niệm chương "Vì sức khoẻ nhân dân" cho 31 cá nhân; Hà Nội yêu cầu thanh tra các cơ sở y tế ngoài công lập lựa chọn giới tính thai nhi; Đề nghị phạt cựu giám đốc Sở Y Tế TP Cần Thơ 10 năm tù…

 

Bộ Y tế trao Kỷ niệm chương "Vì sức khoẻ nhân dân" cho 31 cá nhân

Chiều tối 13/2, tại Bộ Y tế đã diễn ra hội nghị tổng kết hoạt động xây dựng Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 và Nghị quyết số 80/2023/QH15. Đồng thời, Bộ Y tế đã trao Kỷ niệm chương "Vì sức khoẻ nhân dân" cho 31 cá nhân có nhiều đóng góp trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Dự hội nghị về phía Quốc hội có các đồng chí Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội và các đồng chí trong Thường trực Uỷ ban Xã hội, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội; Lãnh đạo Bộ Tư pháp; Lãnh đạo Vụ Xã hội của Văn phòng Quốc hội; Lãnh đạo một số Vụ của Văn phòng Chính phủ; Lãnh đạo một số Vụ của Bộ Tư pháp cùng một số đồng chí có liên quan. Bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội của Quốc hội và Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đồng chủ trì hội nghị.

Về phía Bộ Y tế có các đồng chí Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Lê Đức Luận cùng Lãnh đạo các Cục/Vụ/ Văn phòng/Thanh tra Bộ dự hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, ngành y tế cố gắng tối đa trong công tác xây dựng pháp luật. Trong nhiệm kỳ này, ngành y tế đăng ký xây dựng 9 dự án luật. Hiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã được thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội. Đối với các dự án luật còn lại, Bộ Y tế hiện đang khẩn trương tiến hành các công tác để sớm hoàn thiện.

Luật Khám bệnh chữa bệnh (sửa đổi) được coi là xương sống của ngành y tế. Qua lắng nghe ý kiến dư luận, đặc biệt là đội ngũ y bác sĩ của ngành y tế rất vui mừng khi Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được thông qua.

Việc Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được thông qua với nhiều điểm mới sẽ tạo ra hành lang pháp lý cho ngành y tế phát triển hơn trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân thời gian tới, đồng thời tạo hành lang pháp lý cho các cơ sở y tế phát triển hơn.

Cũng tại hội nghị này, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chia sẻ, trong kỳ hợp bất thường lần thứ 2 vừa qua, Quốc hội đã đánh giá báo cáo tổng kết Nghị quyết 30/2021/QH15 của Quốc hội về công tác phòng chống dịch COVID-19, trên cơ sở đó Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 80/2023/QH15 Về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2024. "Có thể nói đây là 2 văn bản rất quan trọng đã được Quốc hội thông qua. Ngoài sự nỗ lực của các Vụ/Cục và đơn vị trực thuộc Bộ, còn có sự đóng góp rất lớn của các đồng chí trong quá trình xây dựng Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 và Nghị quyết số 80/2023/QH15. Bộ Y tế trân trọng cảm ơn sự đồng hành chia sẻ, đánh giá cao sự hỗ trợ của các bộ, ngành, Văn phòng Chính phủ cùng với Uỷ ban Xã hội và Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội đã giúp Bộ Y tế hoàn thành nhiệm vụ rất khó khăn này. Những đóng góp của các đồng chí không chỉ cho ngành y tế mà còn cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân" - Bộ trưởng Đào Hồng Lan bày tỏ. Theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan, bài học kinh nghiệm khi xây dựng Luật là phải cùng đồng hành với nhau ngay từ đầu. Trong quá trình rà soát lại công tác xây dựng pháp luật của Bộ, Bộ Y tế sẽ chủ động hơn nữa trong đề xuất, xây dựng pháp luật để ngay từ đầu xin ý kiến các bên liên quan nhằm tạo sự đồng thuận cao, rút ngắn thời gian chỉnh sửa…Tại hội nghị, Bộ Y tế đã trao Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân" cho 31 cá nhân thuộc Uỷ ban Xã hội và Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; Bộ Tư pháp và Bộ Y tế đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân" là phần thưởng cao quý của ngành y tế sự ghi nhận những đóng của cá nhân các đồng chí với ngành trong thời gian qua. (Sức khỏe & Đời sống, trang 2).

 

Hà Nội yêu cầu thanh tra các cơ sở y tế ngoài công lập lựa chọn giới tính thai nhi

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu tăng cường thanh tra các cơ sở y tế ngoài công lập về lựa chọn giới tính thai nhi, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định, pháp luật về việc nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức.
Mới đây, Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 485/KH-SYT về việc triển khai thực hiện chương trình hành động số 02/CTr-UBND của UBND TP. Hà Nội trong lĩnh vực y tế.

Trong Kế hoạch này, Sở Y tế Hà Nội sẽ tập trung thực hiện 4 chỉ tiêu được thành phố giao và 2 chỉ tiêu phấn đấu của ngành y tế Thủ đô.

Cụ thể, các chỉ tiêu thành phố giao, bao gồm: Giảm 0,1% tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên so với năm trước; giảm 0,1% tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân so với năm trước; duy trì 100% xã/phường/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; duy trì chỉ tiêu tỷ lệ 100% chất thải y tế nguy hại được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. 2 chỉ tiêu ngành phấn đấu thực hiện là tỷ lệ giường bệnh/vạn dân đạt 27,5 giường bệnh/vạn dân (gồm 20% số giường bệnh của bộ, ngành trên địa bàn thành phố); tỷ lệ bác sĩ/vạn dân đạt 14,3 bác sĩ/vạn dân.

Để hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, Sở Y tế triển khai đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm 2023 trong công tác chỉ đạo điều hành, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, khám chữa bệnh, y tế cơ sở, dược, quản lý hành nghề y dược tư nhân…

Trong đó, đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm (phát hiện sớm, kiểm soát kịp thời không để bùng phát thành dịch đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi, xâm nhập; khống chế các loại bệnh dịch lưu hành).

Tăng cường hiểu biết, nâng cao ý thức của người dân, cán bộ y tế về phòng chống các bệnh không lây nhiễm, từng bước tiến tới kiểm soát một số bệnh không lây nhiễm, khống chế tốc độ gia tăng các bệnh không lây nhiễm phổ biến…

Về công tác khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng chuyên môn kỹ thuật, đa dạng hóa các loại hình chăm sóc và điều trị người bệnh. Phát triển kỹ thuật cao, xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển kỹ thuật chuyên sâu toàn thành phố, kỹ thuật tiên tiến tại các bệnh viện như: tim mạch, ung bướu, ngoại khoa, nội soi, sản phụ khoa, phẫu thuật tạo hình…

Củng cố và nâng cao năng lực các khoa cấp cứu, hồi sức tích cực, bổ sung nhân lực, trang thiết bị cho khoa cấp cứu, hồi sức tích cực đảm bảo công tác cấp cứu, hồi sức tích cực ngay tại bệnh viện. Liên tục cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ. Xây dựng, triển khai kế hoạch "báo động đỏ" nội viện. Đánh giá và công khai mức chất lượng xét nghiệm của phòng xét nghiệm y học theo Quyết định số 2429/QĐ-BYT ngày 12/06/2017 của Bộ Y tế để thực hiện liên thông công nhận kết quả xét nghiệm giữa các phòng xét nghiệm cùng hạng trên địa bàn. Triển khai mô hình hỗ trợ chuyên môn tích cực giữa bệnh viện tuyến trên với bệnh viện, trung tâm y tế tuyến dưới.

Công tác y tế cơ sở, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức giám sát duy trì tiêu chí quốc gia về y tế xã năm 2023. Hoàn thành triển khai xây dựng trạm y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại trạm y tế, quản lý có hiệu quả bệnh không lây nhiễm. Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế cho các trạm y tế…

Về công tác dân số/kế hoạch hóa gia đình, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền về thực hiện công tác dân số Thủ đô. Tiếp tục thực hiện và triển khai các Đề án, Kế hoạch của thành phố. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra ở các cấp đảm bảo thực hiện chính sách dân số ở địa bàn các quận, huyện, thị xã đặc biệt là đối với các xã, phường, thị trấn có mức sinh còn cao. Tăng cường thanh tra các cơ sở y tế ngoài công lập về không chọn giới tính thai nhi theo các quy định của pháp luật. (Sức khỏe & Đời sống, trang 2).

 

Đề nghị phạt cựu giám đốc Sở Y Tế TP Cần Thơ 10 năm tù

Sau 3 ngày làm việc, ngày 14/2, phiên tòa xét xử bị cáo Bùi Thị Lệ Phi (cựu Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ từ năm 2011 đến ngày 1/2/2019), Cao Minh Chu (cựu Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ từ ngày 1/1/2020), Hoàng Thị Thúy Nga (47 tuổi, cựu Chủ tịch Hội đồng sáng lập NSJ Group) và 17 đồng phạm về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, bước vào phần tranh luận.

Mở đầu phiên tòa, đại diện VKSND TPHCM phát biểu quan điểm về vụ án và đề nghị hình phạt đối với từng bị cáo...  (Chi tiết xem báo Tiền phong, trang 11; Thanh niên, trang 5; Tuổi trẻ, trang 17).

 

Sắp tới, bác sĩ muốn được cấp giấy phép hành nghề phải kiểm tra năng lực

Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định, việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trước khi đề nghị cấp giấy phép hành nghề áp dụng đối với: Bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng.

Hội đồng Y khoa Quốc gia thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định sau: Từ 1/1/2027 đối với chức danh bác sĩ; Từ 1/1/2028 đối với các chức danh y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh; Từ 1/1/2029 với các chức danh kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng.

Chứng chỉ hành nghề được cấp trước 1/1/2024 được chuyển đổi sang giấy phép hành nghề và thực hiện việc gia hạn theo định kỳ 5 năm một lần kể từ ngày chuyển đổi.

Các đối tượng đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong khoảng thời gian sau không phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề:

Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề bác sĩ từ 1/1/2024 - 31/12/2026; Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh từ 1/1/2024 - 31/12/2027; Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng từ 1/1/2024 - 31/12/2028.

Người được cấp văn bằng y sĩ trình độ trung cấp sau 31/12/2026 không được cấp giấy phép hành nghề y sĩ.

Như vậy, Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 đã nâng cao, chuẩn hóa kỹ năng của người hành nghề. Cụ thể, Luật thay đổi phương thức cấp giấy phép hành nghề từ việc cấp giấy phép hành nghề thông qua xét hồ sơ sang quy định phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp giấy phép hành nghề.

Luật quy định giấy phép hành nghề có giá trị 5 năm và quy định cập nhật kiến thức y khoa là một trong các điều kiện để gia hạn giấy phép hành nghề

Luật cũng quy định người nước ngoài hành nghề hành nghề lâu dài tại Việt Nam và khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Nam phải sử dụng tiếng Việt thành thạo trong khám bệnh, chữa bệnh trừ một số trường hợp hợp tác trao đổi chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo.

Quy định áp dụng kê đơn thuốc điện tử, bệnh án điện tử và các thông tin này phải kết nối với Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để kiểm soát, giám sát chất lượng cung cấp dịch vụ của người hành nghề và liên thông kết quả khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh (An ninh thủ đô, trang 8).

Tags:

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang