Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 16/12/2022

  • |
T5g.org.vn - Cảnh báo phản ứng có hại của thuốc trong bệnh viện; Cả nước có thêm 389 ca Covid-19 trong vòng 24 giờ; Khám, chữa bệnh trong thời gian đình chỉ, 2 phòng khám bị phạt nặng

 

Cảnh báo phản ứng có hại của thuốc trong bệnh viện

Tại hội nghị khoa học do Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) tổ chức ngày 15.12, dược sĩ Vũ Thu Thảo đã báo cáo nghiên cứu phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại BV này.

Theo dược sĩ Thu Thảo, trong giai đoạn từ 2018 đến tháng 11.2022, tại BV Nguyễn Tri Phương đã có 544 báo cáo về ADR. Các biểu hiện ghi nhận ADR là ngứa, ban đỏ, rét run, khó thở, sưng phù mặt - mắt, mệt, buồn nôn - nôn, tăng hoặc hạ huyết áp, sốt, sốc.

Đa số các ca ADR đều ở mức độ không nghiêm trọng (chiếm tỷ lệ 88,6%). Trong 10 thuốc nghi ngờ gây ADR được báo cáo nhiều nhất có đến 6 loại thuốc kháng sinh, cao nhất là 3 loại thuốc Levofloxacin, Ceftriaxone, Vancomycin. Nhóm nghiên cứu nhận định, tại VN, các bệnh về nhiễm khuẩn và ký sinh trùng có tỷ lệ mắc cao, thêm vào đó là tình trạng lạm dụng kháng sinh cũng góp phần làm gia tăng tình trạng ADR của nhóm thuốc này.

Nhiều thứ 2 là thuốc cản quang và nhóm thuốc giảm đau. Riêng thuốc cản quang, chỉ trong năm 2022, BV Nguyễn Tri Phương ghi nhận 33 báo cáo ADR ở mức độ đe dọa tính mạng, tất cả được xử trí kịp thời và không có ca tử vong. Theo nhóm nghiên cứu, trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng thuốc cản quang phục vụ điều trị kỹ thuật cao gia tăng, đồng nghĩa với việc gặp các tác dụng phụ phải được báo cáo gia tăng.

Qua phân tích trên, nhóm nghiên cứu kiến nghị cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ, dược sĩ và nhân viên y tế để báo cáo ADR kịp thời, chính xác. Tăng cường truyền thông về tầm quan trọng của việc báo cáo ADR và vai trò của cán bộ y tế trong hệ thống theo dõi toàn quốc. Nâng cao ý thức tự giác của cán bộ y tế trong báo cáo ADR, xây dựng hệ thống thu thập, xử lý báo cáo kịp thời, hoàn thiện để đưa ra những cảnh báo cần thiết và can thiệp kịp thời nhằm giảm thiểu nguy cơ ADR cho cộng đồng.

Theo nhóm nghiên cứu, ADR là vấn đề nổi cộm trong sử dụng thuốc, là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, giảm tuân thủ điều trị và tăng chi phí điều trị cho bệnh nhân. Ở một số quốc gia, ADR thuộc các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho bệnh nhân (Thanh niên, trang 19).

 

Cả nước có thêm 389 ca Covid-19 trong vòng 24 giờ

Chiều 15-12, theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 389 ca Covid-19 (tăng 69 ca so với ngày trước đó); còn 54 bệnh nhân nặng đang phải thở ôxy (tăng 6 ca so với ngày hôm qua).

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 11.522.097 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.439 ca nhiễm).

Về tình hình điều trị, có thêm 123 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày, nâng tổng số ca được điều trị khỏi là 10.610.035 ca. Ngoài ra, có 54 bệnh nhân đang thở ôxy, trong đó có 47 ca thở ôxy qua mặt nạ, 2 ca thở ôxy dòng cao HFNC và 5 ca thở máy xâm lấn.

Về số bệnh nhân tử vong, hiện chưa ghi nhận thêm ca tử vong. Như vậy, tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay vẫn là 43.179 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam xếp thứ 26/230 quốc gia, vùng lãnh thổ; số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam xếp thứ 7/49 quốc gia, vùng lãnh thổ (xếp thứ 3 ASEAN); tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ (xếp thứ 3 ASEAN).

Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến nay, đã tiêm 265.077.045 liều vắc xin ngừa Covid-19; trong đó, tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.148.756 liều, tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.855.911 liều và tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.072.378 liều (Hà Nội mới, trang 7).


Khám, chữa bệnh trong thời gian đình chỉ, 2 phòng khám bị phạt nặng

Ngày 15.12, tin từ Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính khá nặng đối với 2 phòng khám đa khoa vi phạm pháp luật về khám, chữa bệnh.

Cụ thể, Công ty TNHH MTV dịch vụ y tế Hồng Phong (phòng khám đa khoa, 160-162 Lê Hồng Phong, P.3, Q.5) và Công ty TNHH phòng khám đa khoa Quốc tế (phòng khám đa khoa, 221 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1), mỗi phòng khám bị phạt 100 triệu đồng, bị đình chỉ hoạt động 2 năm.

Nguyên nhân, 2 phòng khám đa khoa trên cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động.

Cùng với đó, chi nhánh Công ty cổ phần Hasaki Beauty & Clinic (chăm sóc da, 468A Nguyễn Thị Thập, khu phố 1, P.Tân Quy, Q.7) bị phạt 90 triệu đồng và bị đình chỉ hoạt động 18 tháng do cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh. Ngoài ra, cơ sở cũng bị phạt 45 triệu đồng vì quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định; bị buộc xóa, gỡ quảng cáo (Thanh niên, trang 18).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang