Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 16/9/2015

  • |
T5g.org.vn - Đề án 1816 - bệnh viện vệ tinh - góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh: Khi bác sỹ tuyến dưới tự tin vào tay nghề; Tạm dừng hơn 3.500 liều văcxin Quinvaxem; Ngành Y nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng; Phẫu thuật lấy khối u tuyến yên ở nền sọ...

Phẫu thuật lấy khối u tuyến yên ở nền sọ

Chiều 15.9, tin từ Bệnh viện (BV) đa khoa Xuyên Á, TP.HCM cho biết ê kíp bác sĩ của BV được sự hỗ trợ của bác sĩ BV Chợ Rẫy đã thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt u tuyến yên cho bệnh nhân Đ.T.T.T (19 tuổi, ngụ H.Trảng Bàng, Tây Ninh). Chị T. bị đau đầu kéo dài hơn 3 năm nay, gần đây cơn đau tăng dần kèm suy giảm thị lực. Qua chụp chiếu, kiểm tra, bác sĩ phát hiện chị T. có một khối u ở tuyến yên (nằm ở nền sọ) chèn ép các bộ phận lân cận gây ra những triệu chứng trên.

Bệnh nhân được phẫu thuật lấy trọn khối u kích thước 2 x 6 cm. Theo bác sĩ, đây là ca phẫu thuật thần kinh chuyên sâu rất phức tạp vì u nằm ở vị trí khó tiếp cận; nếu để lâu u chèn ép não gây xuất huyết, nguy hiểm đến tính mạng (Thanh niên trang 2).

Tạm dừng hơn 3.500 liều văcxin Quinvaxem

Thông tin từ Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia vừa cho hay Cục Quản lý dược đã có quyết định tạm ngưng sử dụng lô văcxin Quinvaxem còn hơn 3.500 liều, hạn sử dụng đến tháng 2-2017. Đây là lô văcxin được cấp phát và sử dụng tại tỉnh Đắk Nông, hôm 3-9 có một trường hợp tai biến nghiêm trọng sau tiêm là bé N.Đ.H. (3 tháng tuổi ở huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) tử vong sau tiêm văcxin thuộc lô này.

Theo Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, các lô văcxin có liên quan đến tai biến tử vong sau tiêm đều phải tạm dừng sử dụng, gửi mẫu kiểm định tại Viện Kiểm định quốc gia về văcxin và sinh phẩm y tế, trường hợp mẫu đạt tiêu chuẩn và tử vong không liên quan đến văcxin thì lô văcxin sẽ được đưa sử dụng trở lại. Liên quan đến trường hợp tử vong của bé H., ông Trần Đắc Phu - cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - cho biết đang chờ kết quả giám định pháp y để xác định nguyên nhân (Tuổi trẻ trang 14).

Ngành Y nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng

Ngày 17/9, tại Hà Nội, Đại hội Thi đua yêu nước ngành Y tế lần thứ VI với chủ đề:“Đổi mới, năng động, sáng tạo, hiệu quả vì sức khỏe nhân dân” được tổ chức long trọng. Đại hội có khoảng 1.200 đại biểu và khách mời, trong đó có nhiều Anh hùng Lao động, điển hình tiên tiến, Chiến sỹ thi đua toàn quốc, Thầy thuốc Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, đại diện các tập thể điển hình tiên tiến trong phong trào Thi đua yêu nước từ các địa phương, đơn vị trong toàn ngành Y tế. Hướng tới người dân

Năm năm qua, với sự đổi mới, năng động, sáng tạo, hiệu quả vì sức khỏe nhân dân và hành động thi đua yêu nước của mỗi cá nhân, tập thể, ngành Y tế đã thực hiện thắng lợi mục tiêu: Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và thói quen giữ gìn sức khỏe của nhân dân.

Vượt qua mọi khó khăn, thách thức, cùng với các ban, ngành khác, ngành Y tế đã phát huy tinh thần thi đua yêu nước góp phần vào sự phát triển chung của đất nước, hoàn thành nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.

Phong trào thi đua trong toàn ngành Y tế đã được thúc đẩy mạnh mẽ từ Trung ương tới Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố và 1.200 bệnh viện công trong cả nước. Tất cả cùng hướng vào tiêu chí chung “Vì sức khỏe của cộng đồng - Vì sự nghiệp dân cường nước thịnh” với tâm đức “Lương y phải như từ mẫu – Thầy thuốc phải như mẹ hiền” mà Bác Hồ kính yêu đã dạy đối với ngành Y tế.

Trong giai đoạn 2011-2015, phong trào thi đua yêu nước trong toàn ngành Y tế đã được đổi mới như: Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác thi đua, khen thưởng; Đề cao vai trò tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của mỗi cán bộ, công nhân viên chức khi tham gia vào các phong trào. Lấy phong trào thi đua làm động lực thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi đơn vị, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm. Các phong trào thi đua yêu nước được phát động thường xuyên, gắn chặt với các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của ngành, của từng đơn vị. Mỗi phong trào đều có mục tiêu thiết thực, hình thức phong phú có tác dụng hỗ trợ cho các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về y tế.

Phong trào thi đua “Hướng về y tế cơ sở, cán bộ y tế làm theo lời dạy của Bác”; “Người thầy thuốc giỏi, đồng thời phải là người mẹ hiền”; Cán bộ y tế quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu Đề án 1816 và quy tắc ứng xử của cán bộ y tế nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh trong toàn hệ thống”… là một số ví dụ điển hình.

Phong trào thi đua sâu rộng trên mọi lĩnh vực

Đối với từng lĩnh vực, nhiệm vụ cụ thể, Bộ Y tế cũng đã phát động nhiều phong trào thi đua sâu rộng như: Phát động thành công Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân (ngày 1/7/2012 tại Hải Dương). Ngày 27/2/2013, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã chính thức phát động Dự án "Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, ưu tiên 62 huyện nghèo"...

Trước tình hình căng thẳng ở biển Đông, trong những ngày đầu tháng 5/2014, Bộ trưởng Bộ Y tế đã phát động phong trào “Cùng ngư dân bám biển” trong toàn ngành Y tế. Phong trào đã nhận được nhiều hưởng ứng tích cực của cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành. Hàng trăm triệu đồng tiền mặt, hàng trăm tủ thuốc đã được trao, nhiều đoàn bác sĩ của Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Tim Hà Nội, Viện Y học biển... đã ra thăm khám và điều trị miễn phí cho ngư dân ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Các phong trào thi đua được tổ chức dưới mọi hình thức với những chủ đề trọng điểm trong từng thời gian khác nhau với hoạt động thiết thực nhất!

Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Toàn thể cán bộ ngành Y tế nước nhà, những “chiến sĩ áo trắng” luôn nhất quán trong việc học tập, thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Lương y như từ mẫu - Thầy thuốc như mẹ hiền". Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về y đức tiếp tục soi đường và chắp cánh cho đội ngũ cán bộ y tế nước ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Những người thầy thuốc không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên rèn luyện y đức để thực hiện lời dạy của Bác.

Thực hiện Chỉ thị 03 CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,  Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch thực hiện các tiêu chí rất cụ thể, phù hợp với ngành. Mỗi cán bộ,công chức, nhân viên ngành Y tế không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội. Nội dung học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được cụ thể hóa bằng các công việc hàng ngày. Đó là học tập tác phong giản dị, khiêm tốn, tiết kiệm, nói phải đi đôi với làm, làm việc hiệu quả, không tham ô, tham nhũng.

Cùng với việc đổi mới, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, trong 5 năm qua Bộ Y tế luôn quan tâm, kết hợp chặt chẽ giữa các phong trào thi đua với công tác khen thưởng kịp thời.

Những thành tích mà cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên ngành Y tế đạt được những năm qua đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và đánh giá cao. Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập ngành, Bộ Y tế đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất.

Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, cũng như cuộc sống hàng ngày, đại đa số cán bộ, nhân viên ngành Y đã làm việc tận tình, hết lòng vì người bệnh, cứu sống nhiều sinh mạng đem lại niềm vui và hạnh phúc cho từng gia đình. Trong các phong trào thi đua, nhiều tập thể và cá nhân điển hình xuất sắc đã được các cấp khen thưởng.

Những thành tích xuất sắc trong 5 năm qua của ngành Y tế có được là nhờ sự quan tâm, lãnh đạo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ, ủng hộ của các bộ, ban, ngành, địa phương, các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân trong cả nước, các tổ chức quốc tế… Đặc biệt là sự đóng góp công sức, trí tuệ, tình cảm của nhiều thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành Y tế từ Trung ương đến địa phương. Và công tác khen thưởng – phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực của mỗi cá nhân, tập thể trong ngành Y sẽ là động lực to lớn góp phần thúc đẩy các phong trào thi đua ngày càng phát triển hơn nữa! (Gia đình & Xã hội (trang 7), Sức khỏe & Đời sống trang 3).

Đề án 1816 - bệnh viện vệ tinh - góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh: Khi bác sỹ tuyến dưới tự tin vào tay nghề

Sau 2 năm thành lập Khoa Tim mạch, vừa qua Bệnh viện Bãi Cháy (TP Hạ Long - Quảng Ninh) đã tiếp nhận thành công gói chuyển giao kỹ thuật tim mạch can thiệp từ Bệnh viện Tim Hà Nội.

Bệnh viện Bãi Cháy là Bệnh viện Đa khoa hạng II tuyến cuối của tỉnh, trực thuộc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh. Bệnh viện có nhiệm vụ cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Năm 2015, tổng số giường bệnh thực kê là 850 giường. Năm 2013, Khoa Tim mạch được thành lập trên cơ sở tách ra từ Khoa Hồi sức cấp cứu, có quy mô 40 giường bệnh, 5 bác sỹ, 7 điều dưỡng với các trang thiết bị đảm bảo triển khai công tác khám, chữa bệnh. Sau khi được thành lập, Bệnh viện đã chủ động liên hệ với Bệnh viện Tim Hà Nội đề nghị được hỗ trợ xây dựng và phát triển chuyên ngành Tim mạch.

Từ năm 2013, hai bệnh viện đã thống nhất ký kết biên bản ghi nhớ về việc hợp tác liên kết, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ về chuyên môn trong lĩnh vực tim mạch. BSCKI Giang Quốc Duy, Giám đốc Bệnh viện Bãi Cháy cho biết, sau 2 năm nghiêm túc thực hiện thỏa thuận hợp tác, tính đến nay, Khoa Tim mạch (Bệnh viện Bãi Cháy) đã có 10 bác sỹ (1 thạc sỹ đang làm nghiên cứu sinh, 1 BSCKI, 1 bác sỹ đang theo học thạc sỹ, 1 bác sỹ đang học bác sỹ nội trú, 6 bác sỹ chuyên khoa đại học), 11 điều dưỡng. Khoa có 2 phòng khám, 1 phòng siêu âm tim, 1 khu điều trị nội trú hoàn chỉnh với quy mô 60 giường bệnh, 1 đơn vị can thiệp tim mạch có hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) trị giá 12,8 tỷ đồng và nhiều máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại khác.

Cũng trong 2 năm qua, Bệnh viện Bãi Cháy đã, đang tiếp nhận 55 lượt cán bộ của Bệnh viện Tim Hà Nội về chuyển giao 5 kỹ thuật chuyên sâu; Phòng khám chuyên Khoa Tim mạch của Bệnh viện Tim Hà Nội tại Bệnh viện Bãi Cháy đã đón trên 5.400 lượt người đến khám, điều trị, trong đó có gần 3.400 ca siêu âm tim; 12 ca can thiệp mạch vành (đặt stent); 12 ca chụp mạch vành, 2 ca phẫu thuật hở tim. Đối với những bệnh nhân nặng vượt quá khả năng điều trị tại Bệnh viện Bãi Cháy, hai Bệnh viện đã liên kết hội chẩn để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý hoặc chuyển lên Bệnh viện Tim Hà  Nội điều trị.

Trong ngày lễ chuyển giao, trước sự chứng kiến của GS.TS Phạm Gia Khải, Chủ tịch danh dự Hội Tim mạch Việt Nam; Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh; Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh cùng các thầy của Bệnh viện Tim Hà Nội, ê kíp bác sỹ Khoa Tim mạch Bệnh viện Bãi Cháy đã thực hiện thuần thục ca can thiệp mạch vành cho bệnh nhân. Theo dõi trực  tiếp từng cử chỉ của các bác sỹ tuyến dưới, bên cạnh là  hệ thống màn hình hiện đại thể hiện các thông số của bệnh nhân, PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết: “Sau khi tiến hành hội chẩn và lên phương án kỹ lưỡng cho từng ca bệnh, bác sỹ Bệnh viện Bãi Cháy sẽ tự thực hiện. Chúng tôi đứng giám sát ở phòng ngoài vừa bằng mắt thường, vừa theo dõi các chỉ số của bệnh nhân hiển thị trên màn hình. Nếu thấy có gì bất thường, chúng tôi sẽ giúp sức. Chính vì thế, học trò của chúng tôi rất tự tin và tiến bộ nhanh” (Gia đình & Xã hội trang 16).

Tags:

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang