Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 17/2/2016

  • |
T5g.org.vn - Mở rộng đối tượng giám sát để phát hiện sớm người nhiễm vi-rút Zika; Bằng chứng nguy hiểm của vi-rút Zika; Góp tiền mừng tuổi ủng hộ bệnh nhi ung thư; Công tác y tế phục vụ Tết được Chính phủ đánh giá cao...

Mở rộng đối tượng giám sát để phát hiện sớm người nhiễm vi-rút Zika

Ngày 16-2, Văn phòng đáp ứng tình trạng khẩn cấp phòng, chống dịch bệnh ( EOC) thuộc Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có cuộc họp để cập nhật tình hình dịch bệnh do vi-rút Zika và các biện pháp phòng, chống tại Việt Nam. Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), đến nay vi-rút Zika đã được ghi nhận tại 44 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mặc dù nước ta chưa ghi nhận trường hợp nào, nhưng nguy cơ loại vi-rút này xâm nhập vào nước ta là hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, các đơn vị liên quan cũng như người dân không được chủ quan, cần thực hiện có hiệu quả các biện pháp mà ngành y tế đã đề ra. Hiện nay, ngành y tế đang mở rộng giám sát ca bệnh, triển khai lấy mẫu để tìm xem vi-rút Zika đã có tại Việt Nam hay chưa. Ngày 15-2 Viện Pa-xtơ TP Hồ Chí Minh đã hoàn thành việc lấy hơn 1.000 mẫu ở tám điểm giám sát để xét nghiệm.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, tình hình dịch bệnh do vi-rút Zika vẫn đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam. Mặc dù loại vi-rút này được phát hiện từ lâu, nhưng ngành y tế đã xếp vào loại dịch bệnh nguy hiểm mới nổi và có kế hoạch hành động phòng chống cụ thể. Trong đó tập trung vào các hoạt động: tăng cường giám sát tại cửa khẩu và cộng đồng; ban hành Hướng dẫn giám sát và sơ đồ giám sát; ban hành Hướng dẫn điều trị bệnh do vi-rút Zika. Đồng thời chuẩn bị sẵn sàng thuốc, trang thiết bị phòng hộ cho cán bộ y tế, khu vực cách ly, giường bệnh; sẵn sàng các đội cấp cứu lưu động để hỗ trợ địa phương cấp cứu, điều trị; thiết lập đường dây nóng về vi-rút Zika... Đến nay, ngành y tế đã triển khai tất cả các biện pháp phòng, chống cần thiết tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, thời gian tới ngành y tế sẽ mở rộng đối tượng phải giám sát. Ngoài phụ nữ mang thai, tất cả những người có tiền sử đi về từ vùng có dịch cần được lấy mẫu xét nghiệm để phát hiện sớm bệnh. Bộ Y tế khuyến cáo những người đi từ vùng dịch trở về, dù có hay không có triệu chứng, hoặc có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, nhất là phụ nữ tuổi sinh đẻ, nên đến cơ quan y tế để lấy mẫu được giám sát chủ động. Vì có đến 80% số bệnh do vi-rút Zika gây ra không có biểu hiện triệu chứng. Việc lẫy mẫu và xét nghiệm là hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra, ngành y tế tăng cường giám sát tại cộng đồng (mở rộng điểm lấy mẫu xét nghiệm ra các tỉnh phía bắc, miền trung); phối hợp các đơn vị liên quan giám sát ngay tại cửa khẩu và giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh. Việt Nam hoàn toàn có khả năng xét nghiệm chẩn đoán vi-rút Zika.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng nhấn mạnh, mặc dù Bộ Y tế đã ban hành phác đồ điều trị, nhưng đến thời điểm này, việc dựa trên các triệu chứng lâm sàng đề chẩn đoán bệnh là rất khó khăn. Vì vậy, chẩn đoán bệnh phải bằng các kết quả xét nghiệm. Phác đồ điều trị hiện nay cũng là điều trị triệu chứng, chứ không phải là điều trị đặc hiệu. Ngoài ra, hiện vẫn chưa có vắc-xin và thuốc điều trị đặc hiệu với loại vi-rút Zika.

Tại cuộc họp, văn phòng EOC cũng như đại diện WHO, CDC cũng khẳng định, chưa tìm thấy mối liên quan nào giữa hóa chất diệt ấu trùng muỗi Pyriproxyfen và hội chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Theo Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), thuốc diệt ấu trùng muỗi hiện đang sử dụng tại nước ta đã được WHO khuyến cáo sử dụng cho nước ăn uống, sinh hoạt. Nhưng việc cấp phép sử dụng hóa chất này là chỉ sử dụng cho nước thải, không sử dụng cho nước ăn uống, sinh hoạt. Đó là điểm khác biệt lớn cho nên người dân không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, các đơn vị sẽ giám sát, liên hệ chặt chẽ với WHO, CDC và các cơ quan quốc tế, nếu phát hiện bất kỳ mối liên quan nào giữa hóa chất nêu trên và hội chứng đầu nhỏ thì ngay lập tức sẽ cho dừng việc sử dụng hóa chất đó.

Đại diện CDC cho rằng, hiện nay hai vấn đề lớn có thể liên quan đến vi-rút Zika là hội chứng đầu nhỏ và viêm đa rễ thần kinh đang tiếp tục được điều tra, nghiên cứu. Ngày càng có bằng chứng rõ ràng nhưng vẫn chưa thể khẳng định vi-rút Zika liên quan đến hai hội chứng này. (* Nhân dân  (trang 8))

Cùng chủ đề Báo Hà Nội mới trang 5: “Mở rộng phạm vi giám sát vi rút Zika”

Bằng chứng nguy hiểm của vi-rút Zika

Theo Roi-tơ và TTXVN, các nhà nghiên cứu Bra-xin vừa thông báo phát hiện vi-rút Zika trong não của các trẻ bị bệnh đầu nhỏ. Đây là một bằng chứng nữa cho thấy mối liên quan giữa loại vi-rút Zika lây truyền qua muỗi và dị tật ở thai nhi. Nhà nghiên cứu L.Nô-rôn-ha thuộc Hội Nghiên cứu bệnh lý học Bra-xin cho biết, các nhà khoa học đã phân tích các mẫu mô não do Viện Nghiên cứu y tế cộng đồng Ô-xoan-đô Cru-dơ cung cấp. Viện này cũng gửi các mẫu mô não cho Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC). Sau các phân tích, hai trung tâm nghiên cứu nêu trên đều kết luận có vi-rút Zika trong não của các bào thai.

Bra-xin là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt bùng phát vi-rút Zika, với khoảng 1,5 triệu ca nhiễm bệnh. Hiện chưa có vắc-xin phòng ngừa vi-rút nguy hiểm này.

* Trả lời phỏng vấn báo chí mới đây, Bộ trưởng Y tế Phi-li-pin G.Ga-rin khuyến cáo phụ nữ nước này dự định mang thai không vội có bầu trong thời điểm hiện tại, thậm chí nên thực hiện kế hoạch mang thai trong năm tới, để tìm hiểu kỹ hơn về bệnh do vi-rút Zika. Bộ trưởng Ga-rin cũng đề nghị công dân Phi-li-pin tránh tới các quốc gia đang có bệnh do vi-rút Zika gây ra. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng vừa đưa ra khuyến cáo đối với phụ nữ hoặc phụ nữ mang thai trong bối cảnh dịch bệnh do vi-rút Zika gây ra đang gia tăng trên thế giới. (* Nhân dân  (trang 8))

Xét nghiệm miễn phí xác định vi rút Zika

Tại cuộc họp của Bộ Y tế với Văn phòng đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh mới nổi (EOC) sáng 16.2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đến thời điểm này đã có 44 quốc gia, vùng lãnh thổ xuất hiện vi rút Zika (vi rút gây bệnh đầu nhỏ ở sơ sinh và viêm rễ dây thần kinh).

Khả năng xâm nhập của vi rút này vào VN và gây dịch là hoàn toàn có thể qua giao lưu quốc tế. Theo ông Long, trong nước chưa phát hiện ca bệnh nhưng Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo hệ thống giám sát dịch chủ động lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng. Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư và Viện Pasteur TP.HCM, Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới T.Ư và BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM đủ điều kiện xét nghiệm Zika. Kết quả có trong vòng 24 - 48 giờ. Những người trở về từ vùng dịch có thể đến các đơn vị đủ điều kiện để được tư vấn, lấy mẫu xét nghiệm miễn phí.

Ông Long đặc biệt lưu ý 80% người nhiễm Zika không có triệu chứng nên sẽ rất khó phát hiện nếu chỉ giám sát khách nhập cảnh tại các cửa khẩu đến. Do đó, ông yêu cầu Vụ Bảo vệ sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế) cần tiến hành ngay việc hướng dẫn thai phụ nên tuân thủ siêu âm thai định kỳ, nếu phát hiện có bất thường ở thai nhi cần lấy mẫu xét nghiệm để xử lý kịp thời; chỉ đạo hệ thống sản khoa nhập cuộc trong việc giám sát vi rút Zika tại nước ta. Những trường hợp thai phụ siêu âm thấy thai nhi có bất thường (kích thước đầu nhỏ hơn so với kích thước trung bình) cần lấy máu xét nghiệm tìm nguyên nhân và can thiệp kịp thời.

Liên quan đến hóa chất pyriproxyfen diệt ấu trùng muỗi bị nghi ngờ gây chứng đầu nhỏ (teo não), đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại VN cho biết hóa chất pyriproxyfen được WHO cho phép sử dụng để diệt ấu trùng muỗi trong nước để phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, chưa có cơ sở khẳng định hóa chất này gây chứng teo não ở trẻ do bà mẹ bị nhiễm hóa chất. Các nghiên cứu về mối liên quan giữa hóa chất Pyriproxyfen và chứng teo não ở trẻ vẫn đang được triển khai.

Bà Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), cho biết thêm VN đã cấp phép cho hóa chất pyriproxyfen lưu hành nhưng chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp (xử lý nước thải, dùng trong xây dựng), không dùng cho xử lý nước ăn uống, sinh hoạt. Đã có 9.000 kg hóa chất trên được nhập về VN. (*Nông thôn Ngày nay, Thanh niên (trang 4))

Góp tiền mừng tuổi ủng hộ bệnh nhi ung thư

200 Euro (tương đương 5 triệu đồng) là số tiền mừng tuổi trong dịp Tết Bính Thân 2016 đã được 3 bạn nhỏ: Trương Tuấn Nam, Trương Trà My, Trương Hoàng Nam (đang định cư tại CHLB Đức) góp lại và chuyển tới Báo An ninh Thủ đô để nhờ trao cho các bạn cùng lứa tuổi mắc bệnh ung thư hiện đang điều trị tại quê nhà.

Trong lá thư ngắn ngủi nhưng đầy tình nghĩa gửi tới tòa soạn, cháu Trương Hoàng Nam viết: “Cháu nhờ bà nội mang số tiền này lên tòa soạn với mong muốn các cô, các chú nhà báo sẽ giúp cháu tặng  những bạn mắc bệnh ung thư 25 suất quà, mỗi suất trị giá 200 nghìn đồng. Số tiền tuy không nhiều vì 3 anh em cháu đều đang đi học, nhưng chúng cháu rất thương các bạn không may mắc bệnh hiểm nghèo. Các cô, các chú chính là địa chỉ tin cậy để có thể làm được việc này giúp anh em cháu”.

Đây là việc nghĩa đầu tiên trong những ngày đầu năm mới mà Báo An ninh Thủ đô nhận được từ các bạn nhỏ đang ở xa Tổ quốc. Chúng tôi trân trọng sự ủy thác này và đảm bảo số quà của các cháu sẽ đến tận tay những bệnh nhi đang điều trị. (* An ninh Thủ đô (trang 6))

Hóa chất diệt mỗi có gây tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh?

Mấy ngày gần đây, thông tin phát hiện nguyên nhân gây chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh là do hóa chất diệt ấu trùng muỗi xuất hiện khiến nhân dân rất hoang mang, bởi tại nước ta loại hóa chất này cũng đang được sử dụng. Tại cuộc họp sáng 16-2, Bộ Y tế đã lý giải chính thức về vấn đề này.

Cách đây ít ngày, một nhóm bác sĩ ở Agentina đưa ra cảnh báo thuốc diệt ấu trùng muỗi pyriproxyfen mới là nguyên nhân dẫn tới dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh ở Brazil chứ không phải do virus Zika. Trước giả thuyết mới này, ngày 16-2, Văn phòng đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh (EOC - Bộ Y tế) đã tổ chức cuộc họp thông tin chi tiết, đồng thời chỉ đạo công tác phòng chống sự xâm nhập và lây lan của virus Zika  tại Việt Nam trong thời gian tới.

Bộ Y tế khẳng định, hiện chưa phát hiện ca nhiễm virus Zika nào ở Việt Nam. Riêng hóa chất pyriproxyfen mà Việt Nam và một số nước đang dùng trong khử trùng, phòng chống sốt xuất huyết bị cho rằng có liên quan đến dị tật đầu nhỏ (teo não), Bộ Y tế khẳng định loại hóa chất này được sử dụng trong sự kiểm soát chặt chẽ.

Cụ thể, đại diện Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế cho biết, ở Việt Nam, hóa chất pyriproxyfen được cấp phép sử dụng trong phạm vi hẹp, không được sử dụng trong nước ăn uống, sinh hoạt mà dùng xử lý diệt ấu trùng muỗi, phòng chống sốt xuất huyết trong nước thải, nước công trình xây dựng. Hóa chất này được cấp phép ở Việt Nam từ năm 2010, nhưng đến năm 2012 mới được nhập khẩu. Đến tháng 4-2014, mới có khoảng 9.500 kg, tuy nhiên mới chỉ bán hơn 2.000 kg.

Chỉ ra hóa chất pyriproxyfen dùng ở tất cả các quốc gia chứ không riêng gì Brazil, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế nói: “Tôi không cho rằng việc sử dụng hóa chất diệt muỗi ảnh hưởng gì đến sức khỏe cũng giống như Brazil đã tuyên bố”. Bộ Y tế cũng khẳng định, sẽ cho dừng ngay việc sử dụng hóa chất pyriproxyfen, nếu Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra kết luận hóa chất này có liên quan đến dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh.

Chia sẻ thêm về mối liên quan giữa hội chứng đầu nhỏ ở trẻ và thuốc diệt muỗi pyriproxyfen, tại họp này, ông Tony Mount, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) tại Việt Nam cho rằng, vấn đề này đang được tiến hành điều tra và chưa có kết luận rõ ràng. Việc dùng thuốc diệt ấu trùng muỗi tại Brazil đã áp dụng thời khá dài tại vùng có dịch sốt xuất huyết và sốt rét.

Theo Bộ Y tế, hiện trong nước đã có 2 đơn vị được chỉ định xét nghiệm virus Zika là Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh. Bộ Y tế cũng đã lấy mẫu xét nghiệm 8 điểm tại miền Nam, 3 điểm tại miền Bắc, trong thời gian tới sẽ tăng lên 1.000 điểm trên toàn quốc để mở rộng phạm vi giám sát loại virus này.

Bộ Y tế sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để phát hiện sớm nếu có sự xâm nhập của virus Zika tại Việt Nam, kiểm soát chặt chẽ những người nhập cảnh vào Việt Nam từ các nước có sự xuất hiện và lan truyền của virus Zika.

Cùng chủ để Báo Công an Nhân dân trang 1: “Chưa có bằng chứng về hóa chất pyriproxyfen gây bệnh teo não”; Báo Tiền phong trang 6: “Hóa chất diệt muỗi bi nghi gây bệnh đầu nhỏ”. (* An ninh Thủ đô (trang 6))

Công tác y tế phục vụ Tết được Chính phủ đánh giá cao

Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương các bộ, cơ quan, địa phương cùng các lực lượng đã phối hợp chặt chẽ, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ trong dịp Tết...

Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương các bộ, cơ quan, địa phương cùng các lực lượng đã phối hợp chặt chẽ, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ trong dịp Tết, đặc biệt là các cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang ngày đêm canh gác bảo vệ chủ quyền nơi biên giới, hải đảo, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ cuộc sống bình yên, an toàn cho nhân dân; các bác sĩ, cán bộ và nhân viên y tế ngày đêm ứng trực cấp cứu, điều trị cho người bệnh; cán bộ, công nhân làm việc tại nhiều công trình trọng điểm trên cả nước...

Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao và biểu dương các bác sĩ, cán bộ và nhân viên y tế ngày đêm ứng trực cấp cứu, điều trị cho người bệnh; cán bộ, công nhân làm việc tại nhiều công trình trọng điểm trên cả nước... Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện tốt hơn. Đồng thời yêu cầu Bộ Y tế bảo đảm nhân lực, thuốc chữa bệnh, trang thiết bị, phương tiện khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân; tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh; chỉ đạo công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giám sát an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh du lịch, tại các lễ hội.

Cũng trong chiều ngày 15/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo các bộ, ngành đánh giá về công tác bảo đảm Tết Bính Thân 2016 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau Tết. Tại phiên họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Các bộ, ngành, địa phương đã nghiêm túc triển khai thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bảo đảm để nhân dân đón Tết cổ truyền trong không khí đầm ấm, vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Đặc biệt, công tác chăm lo Tết đối với người có công, gia đình chính sách, đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn, hộ nghèo... được triển khai kịp thời, thiết thực, thể thao, du lịch diễn ra sôi động, phong phú, góp phần tích cực tạo nên không khí phấn khởi, vui tươi trong dịp Tết cổ truyền dân tộc. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện tốt hơn. An ninh, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông được bảo đảm. Chủ quyền, biên giới, vùng trời, vùng biển được giữ vững. Công tác chăm lo cho bà con Việt kiều về quê đón Tết được tổ chức chu đáo...

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng biểu dương các bộ, ngành, địa phương đã phối hợp tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ trong Tết. Công tác trực Tết và xử lý các vấn đề phát sinh của các bộ, ngành, địa phương đã được nghiêm túc thực hiện, Phó Thủ tướng cũng khen ngợi ngành y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện tốt hơn. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém cần khắc phục. Đó là, tai nạn giao thông vẫn cao; tình trạng đốt pháo, vi phạm trật tự an toàn xã hội do lạm dụng rượu bia còn diễn ra ở một số địa phương gây bất bình trong nhân dân.

Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016, chương trình hành động về đưa Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng vào cuộc sống ngay từ đầu năm 2016.

Cụ thể, các bộ, ngành, địa phương đôn đốc triển khai đẩy mạnh sản xuất nông lâm, ngư nghiệp; chú trọng triển khai các biện pháp cấp bách chống hạn, chống rét, chống xâm nhập mặn tại một số nơi đang gây khó khăn cho nhân dân; đẩy mạnh sản xuất công nghiệp; chủ động, linh hoạt việc điều hành chính sách tiền tệ, tỉ giá, bảo đảm tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm; chống thất thu ngân sách và phòng chống tiêu cực, tham nhũng; tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội; bảo đảm việc tổ chức lễ hội tiết kiệm, không phô trương, lãng phí; bảo đảm các phương tiện giao thông phục vụ đi lại cho nhân dân sau Tết Nguyên đán; tiếp tục thực hiện đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao chủ động trong công tác bảo đảm chủ quyền lãnh thổ, quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ đối ngoại, bảo hộ công dân...

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh các bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương cần quán triệt cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật; khẩn trương tập trung giải quyết, xử lý công việc ngay những ngày làm việc sau Tết, bảo đảm chất lượng và tiến độ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; không tổ chức du xuân liên hoan sa đà, lãng phí; gương mẫu, không đi lễ hội trong giờ hành chính, không sử dụng xe công đi lễ hội. (* Sức khỏe & Đời sống (trang 3))

Việt Nam không sử dụng hóa chất nghi gây chứng đầu nhỏ trong nước sinh hoạt

Có ý kiến cho rằng nguyên nhân gây chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh là do hóa chất diệt ấu trùng muỗi có trong nước sinh hoạt tại Brazil.

Có ý kiến cho rằng nguyên nhân gây chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh là do hóa chất diệt ấu trùng muỗi có trong nước sinh hoạt tại Brazil. Tại cuộc họp về dịch bệnh Zika sáng ngày 16/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, Việt Nam không sử dụng hóa chất pyriproxyfen trong nước sinh hoạt, ăn uống. Tại Việt Nam hóa chất này chỉ được sử dụng trong nước thải, nước công trình xây dựng.

Chưa thể khẳng định hóa chất diệt muỗi pyriproxyfen gây chứng đầu nhỏ

Dịch bệnh do virut Zika tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều nước khu vực châu Mỹ, vùng Carribe. Mối liên quan giữa hội chứng đầu nhỏ ở trẻ và thuốc diệt muỗi là quan ngại mới đưa lên gần đầy. Loại hóa chất được sử dụng là pyriproxyfen - diệt ấu trùng muỗi. Phát biểu tại cuộc họp của Văn phòng đáp ứng dịch bệnh sáng 16/2, ông Tony Mount, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh truyền nhiễm Mỹ (CDC) tại Việt Nam cho rằng, vấn đề này đang được tiến hành điều tra và chưa có kết luận rõ ràng. Việc dùng thuốc diệt ấu trùng muỗi tại Brazil đã áp dụng thời gian khá dài tại vùng có dịch sốt xuất huyết và sốt rét.

Theo chuyên gia này, 2 vấn đề nổi cộm có thể liên quan đến virut Zika hiện nay là hội chứng đầu nhỏ và viêm đa rễ thần kinh đang tiếp tục được điều tra. Ngày càng có bằng chứng rõ ràng nhưng vẫn chưa thể khẳng định virut Zika liên quan đến 2 hội chứng này. Hóa chất pyriproxyfen dùng ở tất cả các quốc gia, chứ không riêng gì Brazil.

Tại Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, theo báo cáo của Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế), hóa chất pyriproxyfen được cấp phép lưu hành tại Việt Nam từ năm 2010, nhưng đến năm 2013 mới có hóa chất nhập vào và sử dụng trong phạm vi hẹp. Hóa chất này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho phép sử dụng, được dùng tại tất cả các quốc gia. Đến nay Việt Nam đã nhập khoảng 9.500kg hóa chất này và trong quá trình sử dụng không ghi nhận báo cáo nào bất thường.

Thứ trưởng Long chỉ đạo Cục Quản lý môi trường cần giám sát, liên hệ chặt chẽ với WHO, CDC Hoa Kỳ và các cơ quan quốc tế, nếu phát hiện bất kỳ mối liên quan nào giữa hóa chất trên và hội chứng đầu nhỏ thì ngay lập tức Việt Nam sẽ dừng việc sử dụng hóa chất này.

Mở rộng giám sát, lấy mẫu tìm xem Zika đã có tại Việt Nam hay chưa

Đến thời điểm này 44 quốc gia vùng lãnh thổ xuất hiện virut Zika. Một số quốc gia bước đầu ghi nhận các ca tử vong do virut Zika như: Venezuela 2 ca, Brazil 3 ca. Tại Mỹ cũng ghi nhận 2 thai phụ bị sảy thai sau khi nhiễm virut Zika, có tiền sử đi du lịch đến khu vực châu Mỹ đang có dịch. Về đường truyền, ngoài muỗi, một số quốc gia ghi nhận một số đường lây truyền khác nhưng vẫn cần xác minh. Như tại Brazil ghi nhận ca bệnh lây truyền qua máu, Mỹ cũng lần đầu tiên xác nhận lây qua đường tình dục, ông Tấn cho biết.  Bộ Y tế nhận định khả năng xâm nhập của Zika vào Việt Nam là hoàn toàn có thể, có khả năng gây thành dịch. Nhưng đến thời điểm này chưa trường hợp nào được khẳng định nhiễm virut tại Việt Nam. Vì thế, hiện Việt Nam đang mở rộng giám sát ca bệnh, triển khai lấy mẫu để tìm xem Zika đã có tại Việt Nam hay chưa. Ngày 15/2, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh đã hoàn thành việc lấy hơn 1.000 mẫu ở 8 điểm giám sát để xét nghiệm, đầu tuần sau sẽ có kết quả.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới TW nhấn mạnh virut Zika xuất hiện rất lâu, có lẽ phân chia theo sinh thái cùng là muỗi Ades truyền nhưng sống ở mỗi châu lục có thể truyền bệnh khác nhau. “Việc điều tra cộng đồng để tìm xem Zika đã có tại Việt Nam hay chưa. PGS. Kính cũng đề xuất Bộ Y tế chỉ đạo hệ thống sản khoa nhập cuộc; trong quá trình siêu âm thai, nếu thấy não bé hơn tuổi thai nghi ngờ, có thể xét nghiệm để tìm nguyên nhân, đánh giá hậu quả. Trường hợp cần thiết phải chỉ định đình chỉ thai nghén. Để đến khi sinh trẻ ra mới phát hiện mắc hội chứng đầu nhỏ thì khó can thiệp. Ngoài ra, trong hệ thống giám sát bệnh bại liệt mà Việt Nam đang duy trì, nếu phát hiện các ca viêm đa rễ thần kinh cũng cần báo cáo”- ông Kính đề xuất.

Tuy nhiên, ông Kính cũng thẳng thắn: “Đừng mải mê quá với virut Zika, chúng ta không chủ quan, không quá thờ ơ nhưng không quên các bệnh khác như bệnh tay - chân - miệng  ảnh hưởng đến não rất nhiều”. Chung quan điểm này, ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế cho rằng việc truyền thông cần đúng tính chất, đúng mức độ; không đến mức khiến người dân thêm hoang mang trong khi đang còn các bệnh khác. Hiện nay khá nhiều bệnh viện sản khoa, bệnh viện nhi tiến hành sàng lọc trước sinh, sơ sinh. Vụ sẽ tiến hành tập huấn sớm cho các cán bộ sản khoa kiến thức về virut Zika, cũng như mối liên quan đến hội chứng đầu nhỏ, trước mắt tập trung vào các điểm quan trọng.

Kết luận tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu ngay tuần sau tiến hành tập huấn này; đồng thời mở rộng hơn nữa đối tượng giám sát, không chờ bệnh nhân vào viện. Những người đi từ vùng có dịch trở về dù có hay không có triệu chứng, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần đến các cơ quan y tế lấy mẫu để có thể chủ động giám sát sớm... (* Sức khỏe & Đời sống (trang 3))

Ra mắt Ban chỉ đạo thực hiện Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sỹ gia đình

Ban chỉ đạo gồm 28 thành viên do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến làm Trưởng ban.

Sáng 16/2, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã ra mắt Ban chỉ đạo thực hiện Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sỹ gia đình

giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 5397/QĐ-BYT ngày 18/12/2015.

Theo đó, Ban chỉ đạo gồm 28 thành viên do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến làm Trưởng ban, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên và Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn làm Phó trưởng Ban. Ban chỉ đạo có Tổ thư ký giúp việc với 17 thành viên. Thường trực Ban chỉ đạo đặt tại Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển mô hình phòng khám Bác sỹ gia đình giai đoạn 2016-2020; kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt, chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện kế hoạch.

Tại buổi ra mắt, các thành viên đã cùng nhau thảo luận về Dự thảo kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sỹ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, trước khi có kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sỹ gia đình, các thành viên trong Ban chỉ đạo, các Vụ, Cục liên quan phải làm rõ mô hình, chức năng nhiệm vụ của Phòng khám bác sỹ gia đình; cơ chế tài chính, thanh toán bảo hiểm y tế; chuyển tuyến; quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị của Phòng khám Bác sỹ gia đình; công tác đào tạo về bác sỹ gia đình và truyền thông về tính ưu việt của phòng khám bác sỹ gia đình…(* Gia đình & Xã hội, Sức khỏe & Đời sống (trang 3))

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang