Đồng hành vì một Việt Nam khoẻ mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, vì một tương lai tươi sáng
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 19/8/2016

  • |
T5g.org.vn - Bộ trưởng Bộ Y tế: Chỉ một vài sự cố cũng ảnh hưởng đến uy tín cả ngành y; Đưa chi phí tiền lương vào giá dịch vụ y tế: Viện phí tăng 18%...

Bộ trưởng Bộ Y tế: Chỉ một vài sự cố cũng ảnh hưởng đến uy tín cả ngành y

 “Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh là hoạt động quan trọng và chủ đạo của ngành y tế" - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định.

Sáng nay (18/8), Bộ Y tế phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) tổ chức Hội nghị Tăng cường quản lý chất lượng bệnh viện tại Hà Nội.

Tại hội nghị, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ: “Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh là hoạt động quan trọng và chủ đạo trong công tác chỉ đạo của lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh và của ngành y tế. Hoạt động này luôn nhận được sự quan tâm của tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Tuy nhiên, ngoài việc đầu tư vào cơ sở vật chất và nâng cao trách nhiệm của mỗi cán bộ, cần tăng cường nguồn nhân lực và tài chính tại các cơ sở y tế, cải thiện an toàn người bệnh và sự hài lòng người bệnh”.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết: Những bài học đau xót của ngành xảy ra trong thời gian gần đây cho thấy, những bệnh viện đầu ngành có chất lượng chuyên môn rất tốt, nhận được biết bao tin yêu và khen ngợi của người dân, nhưng chỉ vì một vài sự cố đã làm ảnh hưởng đến uy tín cả ngành y. Sự cố có thể đến từ bất kỳ hoạt động nào của bệnh viện, từ chất lượng dịch vụ là người bảo vệ, tường ẩm mốc, nhà vệ sinh… cho đến các sự cố về chất lượng lâm sàng như nhầm người bệnh. Vì vậy, nếu bệnh viện không quản lý được toàn diện chất lượng các dịch vụ, rất có thể những sự cố đó sẽ còn lặp lại.

Đại sứ Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cũng nhấn mạnh: "Liên minh châu Âu đã đồng hành cùng Bộ Y tế trong 20 năm qua để cải thiện chất lượng và tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở tất cả các tuyến. Quyền của người dân về sức khỏe và tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe là một trong những giá trị cốt lõi đối với EU và EU ủng hộ các quốc gia đối tác trên thế giới trong việc đạt được các nguyên tắc này”.

Để nâng cao chất lượng, hiện đa số các bệnh viện đã thành lập phòng hoặc tổ quản lý chất lượng nhằm bao quát, giám sát chất lượng các hoạt động trong bệnh viện. Qua đó, các bệnh viện từ huyện trở lên đều có một bộ mặt thay đổi cơ bản, đây cũng là bước quan trọng trong nội dung thay đổi và nâng cao chất lượng bệnh viện, góp phần nâng cao sự hài lòng của người bệnh.

Bên cạnh chia sẻ những kinh nghiệm cải tiến chất lượng, Hội nghị còn bàn về chiến lược tài chính y tế, bảo hiểm y tế nhằm thúc đẩy nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng người bệnh và nhân viên y tế. http://vtv.vn/trong-nuoc/bo-truong-bo-y-te-chi-mot-vai-su-co-cung-anh-huong-den-uy-tin-ca-nganh-y-20160818123002915.htm

 

Đưa chi phí tiền lương vào giá dịch vụ y tế: Viện phí tăng 18%

http://baodauthau.vn/thoi-su/dua-chi-phi-tien-luong-vao-gia-dich-vu-y-te-vien-phi-tang-18-26061.html

http://vtv.vn/trong-nuoc/tang-vien-phi-18-o-16-tinh-thanh-pho-20160818075448898.htm

Vừa qua (ngày 12/8), Bộ Y tế vừa có công văn gửi các tỉnh, thành về việc điều chỉnh giá viện phí. 

Đây là đợt điều chỉnh giá viện phí đầu tiên trong lộ trình đưa chi phí tiền lương vào giá dịch vụ y tế. 

Theo Bộ Y tế, bình quân mức giá có tiền lương tăng khoảng 18% so với mức giá viện phí hiện nay chưa tính tiền lương. Mức giá có tiền lương này chỉ áp dụng cho người có thẻ bảo hiểm y tế nên không ảnh hưởng đến người chưa có thẻ bảo hiểm y tế. 

16 tỉnh, thành phố điều chỉnh tăng giá viện phí.

Theo thông báo tại văn bản số 6188/BYT-KH-TC do Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn ký, từ 12/8/2016, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bao gồm cả chi phí tiền lương sẽ được thực hiện tại 16 tỉnh có tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế trên 85%.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn, 16 tỉnh, thành phố điều chỉnh tăng giá viện phí lần này gồm: Lào Cai, Thái Nguyên, Điện Biên, Hà Giang, Bắc Kạn, Sơn La, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lai Châu, Đà Nẵng, Sóc Trăng, Hoà Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Yên Bái và Lạng Sơn.

Trước đó, liên Bộ Y tế -Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 37 (ngày 29-10-2015) quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc, trong đó quy định giá dịch vụ y tế bảo hiểm y tế được thực hiện theo lộ trình 2 bước.

Bước 1: mức giá bao gồm chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù được thực hiện từ ngày 1/3/2016; bước 2 được tính thêm chi phí tiền lương được thực hiện từ 1/7/2016.

Sau thời gian cân nhắc, liên Bộ thống nhất phương án điều chỉnh giá viện phí có tính thêm tiền lương thành 4 đợt. Trong đó, mỗi đợt 15-16 tỉnh, thành để việc điều chỉnh tác động vào chỉ số giá tiêu dùng khoảng 0,4-0,6% mỗi đợt – tương đương với khoảng dưới 2% cho cả 4 đợt điều chỉnh bước 2; không điều chỉnh trong tháng Chín – là thời điểm đầu năm học.

Đợt 1: thực hiện trước ngày 15/8/2016 đối với 16 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế trên 85%.

Theo phân tích của Bộ Tài chính và Tổng Cục thống kê, đây là thời điểm thích hợp vì giá xăng dầu đang tiếp tục giảm, do chưa vào năm học mới nên tránh được tác động cộng hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của giá dịch vụ giáo dục, hơn nữa CPI hiện đang ở mức thấp.

Thay đổi nhận thức của cán bộ y tế?

Dự kiến từ nay đến đầu năm 2017 sẽ còn 3 đợt điều chỉnh giá được thực hiện ở các địa phương còn lại. 

Cụ thể mức giá tính thêm chi phí tiền lương sẽ được thực hiện trước tiên tại các cơ sở khám chữa bệnh (trung ương, địa phương) của 16 tỉnh/thành có tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 85% đã nêu trên.

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị, địa phương còn lại tiếp tục thực hiện mức giá như hiện nay (có tính thêm chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù) đến khi Bộ Y tế có văn bản thông báo tiếp.

Trước đó, kể từ ngày 1/3, các bệnh viện tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư đã được thực hiện mức giá gồm: chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù và tiền lương.

Với đợt điều chỉnh giá lần này, những dịch vụ kỹ thuật có chi phí tiền lương cao như tiền ngày giường; các phẫu thuật nặng được xếp loại đặc biệt, loại một có tới 7-8 bác sỹ tham gia làm trong 3-4 giờ... sẽ có mức tăng cao.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn, Bộ Y tế đánh giá việc điều chỉnh viện phí, trong đó có tính thêm yếu tố tiền lương về cơ bản không làm ảnh hưởng đến các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ dưới 6 tuổi… vì các đối tượng này đã được Nhà nước mua thẻ hoặc hỗ trợ phần lớn để mua thẻ bảo hiểm y tế. Phần thêm cơ bản do Bảo hiểm xã hội thanh toán, tạo điều kiện cho các bệnh viện nâng cao chất lượng dịch vụ...
Bên cạnh đó, quyền lợi của người có thẻ bảo hiểm y tế được tăng lên vì không phải trả thêm hoặc mua một số vật tư chưa kết cấu vào giá; giảm chi tiền túi, giảm phiền hà cho người bệnh. 

Theo Bộ Y tế, việc tính tiền lương vào giá cũng sẽ làm thay đổi nhận thức của cán bộ y tế, bệnh viện phải phục vụ tốt thì mới có nguồn thu để trả lương và thu nhập cho cán bộ. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ làm hài lòng người bệnh, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ./.

 

Cao Bằng: Nghi ngờ dịch viêm đường hô hấp cấp là ho gà

Hiện đang có 153 bệnh nhân có triệu chứng, dấu hiệu của dịch viêm đường hô hấp cấp nghi mắc ho gà.

Theo thông tin được Infonet đăng tải, Trung tâm Y tế huyện Bảo Lâm, Cao Bằng đã thông báo vởi Sở y tế về 153 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp.

Qua giám sát, điều tra cho thấy từ ngày 22/7 - 11/8/2016 có 153 trường hợp từ 02 tháng đến 20 tuổi tại xóm Cà Đổng, xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm có các triệu chứng chính: cơn ho rũ rượi, sau cơn ho khạc đờm dãi trắng, khó thở rít, không sốt, một số bệnh nhân có nôn sau cơn ho, xuất tiết kết mặc mắt. 

Trong đó có 04 bệnh nhân điều trị (03 bệnh nhân đang điều trị tại BVĐK huyện Bảo Lâm, 01 trường hợp chuyển BVĐK tỉnh Hà Giang, hiện nay đã khỏi và ra viện).

Ngay sau đó, đoàn công tác trung ương gồm: Cục Y tế Dự phòng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương đã trực tiếp đến điều tra, giám sát, thu thập mẫu bệnh phẩm tại xóm Cà Đổng. 

Tại đây, Sở Y tế Cao Bằng đã yêu cầu lấy bốn mẫu máu đang được điều trị tại Trung tâm y tế huyện xét nghiệm gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (hiện đang chờ kết quả xét nghiệm).

Trao đổi với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thống nhất tên dịch bệnh là viêm đường hô hấp cấp tính nghi ho gà, báo Nhân dân cho biết.

Để phòng các trường hợp mắc bệnh mới xuất hiện, dù chưa phát hiện thêm trường hợp nào mắc mới nhưng ngành y tế chỉ đạo các cơ sở y tế địa phương triển khai tích cực công tác cấp phát thuốc điều trị cho bệnh nhân và thuốc điều trị dự phòng cho người.

Ngoài ra, phải tổ chức khoanh vùng và cách ly, không cho người có bệnh di chuyển đến các xóm lân cận và các xã khác. Các cán bộ y tế vận động gia đình đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất khám và điều trị, kết hợp phun khử trùng Cloramin B tại xóm có ca bệnh, dự trù đầy đủ thuốc, trang thiết bị, kinh phí cho công tác phòng, chống dịch; kiểm soát tình hình dịch bệnh; đảm bảo công tác thống kê, báo cáo công tác phòng, chống dịch bệnh theo quy định của Bộ Y tế. http://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/cao-bang-nghi-ngo-dich-viem-duong-ho-hap-cap-la-ho-ga-a158419.html

http://toquoc.vn/y-te/cao-bang-xuat-hien-153-truong-hop-viem-duong-ho-hap-nghi-ho-ga-206592.html

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suc-khoe/845038/cao-bang-ghi-nhan-nhieu-truong-hop-mac-ho-ga

 

‘Bệnh lạ’ tái xuất ở miền tây Quảng Ngãi

Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, chân; căn bệnh từng hoành hành ở miền tây Quảng Ngãi cách đây 3 năm vừa được phát hiện tái phát trở lại.

Ngày 18.8, bác sĩ Lê Thị Bích Liên, quyền Trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi cho biết bệnh viện đang tiếp nhận và điều trị 2 trường hợp bị "bệnh lạ" được phát hiện tại xã Sơn Ba (huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi).

2 bệnh nhân bị bệnh là cha con ông Đinh Văn Ngân (70 tuổi) và con Trai Đinh Văn Hoa (21 tuổi). Ngay sau khi phát hiện ông Ngân bị bệnh, người nhà đã lập tức chở bệnh nhân nhập viện vào ngày 16.8, còn anh Hoa được đưa đi nhập viện vào sáng hôm nay.

Bác sĩ Liên thông tin: “Ngoài tổn thương vùng da ở bàn tay và chân như vốn thấy của căn bệnh này, tình hình sức khỏe của cha con ông Ngân và Hoa vẫn ổn định. Việc điều trị bệnh Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, chân (người dân hay gọi là bệnh lạ) được điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế”.

Trưa nay, đoàn kiểm tra của Sở Y tế Quảng Ngãi do ông Nguyễn Tấn Đức - Giám đốc Sở phụ trách đã đến kiểm tra tình hình thực tế về môi trường, điều kiện sinh hoạt, ăn uống... của người dân xã Sơn Ba.

Căn bệnh này phát hiện tại miền tây Quảng Ngãi từ năm 2013, bùng phát dữ dội vào thời điểm trên. Vào thời điểm đó, nhiều đoàn chuyên gia đã vào cuộc nhưng chưa thể khẳng định được cụ thể đó là bệnh gì.

Đến thời điểm này, riêng tại huyện Sơn Hà đã phát hiện 5 trường hợp người dân bị bệnh Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, chân. http://motthegioi.vn/thoi-su-c-66/xa-hoi-c-94/benh-la-tai-xuat-o-mien-tay-quang-ngai-40768.html

http://laodong.com.vn/suc-khoe/quang-ngai-benh-la-tro-lai-sau-3-nam-tam-lang-584599.bld

http://soha.vn/benh-la-tung-khien-nhieu-nguoi-chet-o-quang-ngai-tai-xuat-hien-20160818105830168.htm

http://danviet.vn/tin-tuc/quang-ngai-benh-la-tai-xuat-sau-3-nam-tam-lang-702083.html

 

Hành trình cứu sống bé gái sinh non 5 tháng tuổi, năng 900 gram

Bác sĩ Tuyết kể lại: "Có những lúc bé Bình tưởng chừng không còn cơ hội sống, sau khi bé được chăm sóc tại hồi sức nhi cũng có những diễn biến, tình huống phức tạp".

Sinh non, da bé rất mỏng

Ngày 17/8, bé gái Tạ Lê Mỹ Bình (3 tháng tuổi) được được Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt làm thủ tục cho xuất viện sau quãng thời gian nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch trong lồng ấp, bằng một chế độ rất đặc biệt.

Ngày 18/8, chia sẻ với báo Phụ Nữ TP.HCM, bác sĩ Chế Thị Ánh Tuyết, Trưởng khoa Nhi của bệnh viện cho biết, bé Tạ Lê Mỹ Bình được mẹ sinh non khi mới chỉ mang thai đến tháng thứ 5, nặng 900 gram.

Mẹ cháu là chị Lê Thị Lan Hương (ngụ tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng). Đến nay, cháu bé đã nặng 2,4kg, sức khỏe đã tiến triển bình thường, tự bú và không còn phải hỗ trợ thở máy.

Bệnh nhi sinh ra trong tình trạng suy hô hấp, nhiễm khuẩn từ bào thai, sức khỏe cháu rất yếu. Bé Bình đã được đưa vào lồng ấp, hỗ trợ thở máy bằng khí áp lượng dương, cách trùng với bên ngoài.

Tại thời điểm đó, sự nguy hiểm đối với người mẹ không nhiều vì sản phụ đã vỡ ối nên việc sinh con trở nên đơn giản hơn nhưng vấn đề ở đây là em bé. Bé sinh non rất nguy hiểm, nếu không xử trí kịp lúc đó thì em bé có thể tử vong luôn.

Sau khi sinh, thực hiện hồi sức sau sinh tốt, bé được chuyển lên Khoa nhi, được hỗ trợ có các thiết bị về thở thì bé đã qua được nguy kịch tại thời điểm đó. Nhưng trong tiến trình đó, bé lại tiếp tục bị tác động nhiều yếu tố từ môi trường, khả năng của bé không thể tự chịu đựng được nên các bác sĩ phải chăm sóc rất cẩn thận, đặc biệt là khâu chống nhiểm trùng thật tốt.

Có nghĩa là tất cả những can thiệp trên em bé phải đảm bảo vô trùng, vì em bé còn quá non nên da của bé không còn khả năng bảo vệ, da rất mỏng. Trong khi đó, hàng rào bảo vệ da là hàng rào tốt nhất trong giai đoạn sau sinh để bé có thể chống được tình trạng nhiễm trùng.

"Bé Bình khi đó lại không có hàng rào – không có khả năng đó nên việc can thiệp trên bé phải đảm bảo việc vô trùng hoàn toàn tuyệt đối. Cái đó là 1 điểm đặc biệt đối với em bé này", bác sĩ Ánh Tuyết nhận định.

Nữ bác sĩ tiếp lời: Từ khâu chăm sóc đến khâu điều trị phát sinh rất nhiều những biến cố có thể xảy ra đối với bé này nhưng chúng tôi xử lý theo đúng quy trình về điều trị. Cần phải tính từng ly từng tý theo tất cả các phác đồ hướng dẫn của Bộ Y Tế và kinh nghiệm của các cái bệnh viện lớn như là Nhi Đồng, tôi cũng áp dụng hết vào cho bé".

Có những lúc tưởng như bé sắp ngừng thở

"Có những lúc bé Bình tưởng chừng không còn cơ hội sống, sau khi bé được chăm sóc tại hồi sức nhi cũng có những diễn biến, tình huống phức tạp, em bé cũng có thể “rớt tim”, ngưng thở nhưng mà mình vẫn kịp thời can thiệp, giúp bé qua khỏi cơn nguy kịch đó, nữ bác sĩ kể lại.

Bác sĩ Tuyết vẫn giữ nguyên cảm xúc hồi hộp: "Những tình huống xảy ra khá phức tạp và bất ngờ nên không thể tính trước được điều gì cả, chúng tôi phải túc trực 24/24, phòng trường hợp biến cố xảy ra để mình phải xử lý thật nhanh, còn nếu không thì bé không thể chống đỡ nổi".

Bé Bình được nuôi trong lồng kính trong vòng 2 tháng. Trong quãng thời gian này, ngoài các y, bác sĩ, chỉ có mẹ của bé là người được tiếp xúc với cháu, các bác sĩ phải đảm bảo tránh những gì mà đụng chạm đến bé thì phải hạn chế tuyệt đối. Mẹ của bé cũng phải được hướng dẫn cách chăm sóc con, xử lý vô trùng.

Nữ bác sĩ cũng chia sẻ, trong quá trình đó, chị còn chú ý đến việc động viên người mẹ, khi bé bình còn có cơ hội thì mình cứ cố gắng mọi thứ, tạo điều kiện tốt nhất có thể để cho bé Bình có cơ hội. Ngược lại, tình yêu của người mẹ cũng là một trong những nguồn động viên tất cả đội ngũ khoa nhi cố gắng, vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

"Mặc dù mẹ của bé là người yếu đuối khi thấy con mình như vậy nhưng họ cũng động viên mình. Việc chăm sóc cháu trong thời gian qua là niềm vui, hạnh phúc không chỉ của mẹ cháu mà còn của toàn thể đội ngũ - tập thể khoa nhi. Điều kỳ diệu đã xảy ra", bác sĩ Tuyết mỉm cười.

Trước đây, tại bệnh viện cũng đã gặp trường hợp tương tự, nhưng tình huống đó phức tạp hơn, khi bé mới chỉ được 25 tuần thai, bé được 800 gram, lại không có phương tiện, máy móc hiện đại như bây nên nên ngày hôm sau, bé đã tử vong.

"Sự thành công trong việc cứu sống em bé này không phải của riêng tôi mà của cả hệ thống đội ngũ khoa nhi", bác sĩ Tuyết giản dị nói.

http://phunuonline.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/tin-tuc/hanh-trinh-cuu-song-be-gai-sinh-non-5-thang-tuoi-nang-900-gram-81264/

 

Nước chung cư chứa vi khuẩn gây bệnh gấp… 860 lần

            Như Pháp Luật TP.HCM đưa tin, kết quả kiểm tra 606 mẫu nước ở các chung cư trên địa bàn TP.HCM trong sáu tháng đầu năm 2016 cho thấy 31 mẫu (hơn 5%) không đạt hai chỉ tiêu vi sinh (Coliform tổng số và E.coli).

Tìm hiểu thêm, Pháp Luật TP.HCM được biết nhiều mẫu nước ở chung cư chứa vi khuẩn gây bệnh gấp hàng trăm lần.

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành, Coliform và E.coli không được hiện diện trong 100 ml nước dùng ăn uống. Tuy nhiên, báo cáo xét nghiệm gần đây nhất của trung tâm y tế dự phòng các quận, huyện cho biết nguồn nước máy tại lô E, F, G chung cư A4 Phan Xích Long (phường 7, quận Phú Nhuận) chứa 860 vi khuẩn Coliform/100 ml, gấp 860 lần so với quy chuẩn.

Vi khuẩn Coliform và E.coli hiện diện trong nước máy ở chung cư 151-173 Nguyễn Tri Phương (phường 8, quận 5) cũng không nhỏ. Kết quả khảo sát ghi nhận 121 vi khuẩn Coliform/100 ml và 121 vi khuẩn E.coli/100 ml, gấp 121 lần so với quy chuẩn. Điều đáng nói chung cư có tiến hành xúc, xả hồ chứa nước và lấy mẫu lần hai nhưng kết quả vẫn không đạt. Cũng nằm trong địa bàn quận 5, nước máy ở chung cư 46 Tạ Uyên (phường 15) chứa 25 vi khuẩn Coliform/100 ml.

Tiếp xúc với Pháp Luật TP.HCM, một người dân sống ở lô E chung cư A4 Phan Xích Long (phường 7, quận Phú Nhuận) tỏ ra lo lắng khi biết nguồn nước ăn uống hằng ngày chứa tới 860 vi khuẩn Coliform/100 ml. “Lô E có 48 hộ. Nước máy được bơm vô hồ, sau đó bơm lên bồn rồi cung cấp cho các hộ. Do nước không màu, chẳng có mùi lạ nên tôi nghĩ bình thường. Nhà có con nhỏ, nay nghe nói vi khuẩn gây bệnh hiện diện trong nguồn nước khiến tôi thực sự lo ngại cho sức khỏe” - người này cho biết.

Trong khi đó, một cư dân sống ở chung cư Phú An (phường Thới An, quận 12) cho biết sẽ phải sử dụng nước đóng bình để nấu cơm, rửa rau quả cho an toàn. “Tôi đâu biết nước đang dùng hằng ngày lại bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Ban quản lý chung cư và cơ quan chức năng sớm có biện pháp khắc phục để các hộ được dùng nước đạt chất lượng” - ông này nói.

TS Phan Thế Đồng (Trường ĐH Hoa Sen, TP.HCM) cho biết vi khuẩn Coliform và E.coli sẽ chết khi nấu sôi khoảng năm phút. Tuy nhiên, hai vi khuẩn nói trên có thể tái tạo nếu nước để nguội quá lâu. Chưa hết, vi khuẩn Coliform và E.coli cũng sẽ bám vào rau quả sau khi rửa. Rau quả đã rửa để càng lâu thì các bào tử của hai vi khuẩn này tái tạo càng nhiều. “Vi khuẩn Coliform và E.coli gây bệnh đường ruột và ngộ độc thực phẩm” - TS Đồng lưu ý.

Để cải thiện nguồn nước ăn uống, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM kiến nghị Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco) tiếp tục cải tạo những đường ống đã cũ, xuống cấp. Tăng áp lực nước để các hộ dân giảm tỉ lệ sử dụng nước gián tiếp qua bồn chứa. Bên cạnh đó, có kế hoạch súc xả đường ống thường xuyên để tránh cặn bám trong lòng ống bị bong ra khi áp lực nước thay đổi, ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp. Đồng thời có kế hoạch châm Clo bổ sung trên mạng lưới đường ống cấp nước để đảm bảo nồng độ Clo dư đạt tiêu chuẩn (0,3-0,5 mg/l) đến các hộ dân sử dụng nước. http://plo.vn/suc-khoe/nuoc-chung-cu-chua-vi-khuan-gay-benh-gap-860-lan-647424.html

 

Còn nhiều nguy cơ xuất hiện trở lại những ổ dịch ho gà

Vừa qua, tại xóm Cà Đổng, xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) có nhiều người nghi mắc bệnh ho gà. Các trường hợp trên có các biểu hiện như ho rũ rượi, mắt đỏ. Một số trường hợp đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Lâm.
Theo nhận định từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), mặc dù dịch bệnh ho gà đã được khống chế nhưng đây không phải là bệnh chưa được thanh toán hoặc loại trừ trên thế giới cũng như ở Việt Nam. 

Vì vậy, nguy cơ có thể có những ổ dịch nếu không làm tốt công tác phòng ngừa như duy trì tiêm vắcxin đạt tỷ lệ cao (đặc biệt vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ...), không thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

Vừa qua, Bộ Y tế đã thành lập Đoàn công tác trực tiếp đến địa phương kiểm tra và hỗ trợ các hoạt động giám sát, điều tra và xử lý dịch bệnh ho gà tại xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.

​Từ ngày 22/7- 11/8, kết quả khám phân loại 168 trường hợp có triệu chứng viêm đường hô hấp tại ba óm Cà Đổng, xóm Cà Mèng và xóm Cà Pẻn A thuộc xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm ghi nhận 49 bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng điển hình với bệnh ho gà (Cà Đổng 34, Cà Mèng 11, Cà Pẻn A 04).

Kết quả xét nghiệm từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương có 4 mẫu dương tính với ho gà trong tổng số 18 mẫu bệnh phẩm.

Đoàn công tác của Bộ Y tế đã kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh tại xóm Cà Đổng, xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, đồng thời chỉ đạo ngành y tế địa phương triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
Đoàn công tác đã chỉ đạo địa phương xây dựng kế hoạch, tổ chức ngay đợt tiêm chủng vắcxin DPT phòng ho gà cho tất cả trẻ em lứa tuổi từ 24 tháng đến 48 tháng trên toàn địa bàn xã Đức Hạnh. 

Trước tình hình dịch bệnh ho gà xảy ra như trên, Bộ Y tế khuyến cáo người dân rằng ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn gây nên, bệnh lây qua đường hô hấp. Bệnh thường gặp chủ yếu ở trẻ em 1-6 tuổi. 

Trẻ càng nhỏ tuổi bệnh càng nặng. Người mắc bệnh ho gà có các biểu hiện như sốt, ho dữ dội thành cơn kéo dài và có tiếng thở rít, chảy nước mắt, nước mũi, kèm theo nôn có đờm dãi trắng và rất dính.

Để chủ động phòng chống bệnh ho gà, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp như chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng vắcxin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch; Bảo đảm nhà ở, nhà trẻ, lớp học sạch sẽ, thông thoáng và có đủ ánh sáng.
Người dân cần thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân cho trẻ như che mũi, miệng khi hắt hơi; Ăn uống đủ chất, dinh dưỡng hợp lý.

Trong trường hợp khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà, trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế để được khám, cách ly và điều trị./. http://www.vietnamplus.vn/con-nhieu-nguy-co-xuat-hien-tro-lai-nhung-o-dich-ho-ga/401706.vnp

 

Xuất hiện ổ dịch sốt xuất huyết nguy hiểm tại Hóc Môn

Báo cáo của Sở Y tế TP.HCMcho thấy ổ dịch sốt xuất huyết (SXH) nguy hiểm đã xuất hiện tại tổ 10, ấp 1, xãĐông Thạnh, huyện Hóc Môn (TP.HCM).

Thêm một ca tử vong do sốt xuất huyết ở người lớn Tây Nguyên bùng phát dịch sốt xuất huyết, 4 người chết Thủ tướng yêu cầu hạn chế thấp nhất tử vong do sốt xuất huyết

Ổ dịch này được phát hiện từ ngày 22-7, đến ngày 12-8 đã có năm ca SXH (một ca tử vong - PV) và hai ca sốt.

Đặc biệt trong vòng bốn ngày (từ ngày 4 đến 8-8), ngành y tế TP.HCM phát hiện bốn ca mắc SXH tại khu vực nói trên.

Theo Sở Y tế TP.HCM, khu vực xảy ra ổ dịch SXH là vùng bán thành thị, dân cư đông, xen kẽ những khu đất trống, có sân vườn và chăn nuôi gia súc.

Trung tâm Y tế dự phòng huyện Hóc Môn và Trạm Y tế xã Đông Thạnh đã xử lý ổ dịch kịp thời. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức diệt lăng quăng, ngành y tế của huyện còn bỏ sót những vật phế thải đọng nước ngoài nhà. Sở Y tế TP đề nghị Trung tâm Y tế dự phòng huyện Hóc Môn xác định lại phạm vi ổ dịch bán kính 200 m. Đồng thời tổ chức diệt lăng quăng toàn bộ phạm vi ổ dịch, sau đó phun hóa chất.

Trước thực trạng trên, UBND huyện Hóc Môn chỉ đạo các cấp chính quyền và ban ngành huy động mọi nguồn lực tại khu phố/ấp, tổ dân phố phân công nhân sự giám sát các điểm nguy cơ để có hướng xử lý phù hợp. Đồng thời tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bệnh trên địa bàn. Bên cạnh đó, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Trong khi đó, báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho thấy số ca mắc SXH trên địa bàn TP có chiều hướng gia tăng. Tháng 7 có 875 ca SXH nhập viện, trong khi tháng 5 và 6 lần lượt là 616 và 527.

Từ đầu năm 2016 đến nay, TP.HCM cũng đã ghi nhận ba ca tử vong do SXH. Theo nhận định của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, dịch SXH có nguy cơ bùng phát vào tháng 9 và 10 vì đây là thời điểm mưa nhiều.

Điều đáng quan tâm, qua giám sát gần 10.980 điểm nguy cơ SXH ngoài cộng đồng mới đây, ngành y tế TP.HCM phát hiện có đến 3.440 điểm nguy cơ (31%) có lăng quăng. Chưa hết, ngành y tế còn ghi nhận trên địa bàn TP có trên 720 điểm nguy cơ mới phát sinh. Vùng nguy cơ cao về SXH tập trung chủ yếu ở quận Thủ Đức và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn. http://dantri.com.vn/suc-khoe/xuat-hien-o-dich-sot-xuat-huyet-nguy-hiem-tai-hoc-mon-20160818123108428.htm

 

Giáo sư nổi tiếng bị tố mổ xong khối u vẫn còn nguyên

Dư luận đang xôn xao trước các thông tin trái chiều quanh vụ việc một Giáo sư nổi tiếng bị tố mổ xong mà khối u vẫn còn nguyên.

Thông tin vụ Giáo sư nổi tiếng bị tố mổ xong khối u vẫn còn đang được nhiều báo đăng tải một vài ngày gần đây. Theo đó, ngày 31/5/2016, ông Trần Quốc Phú, 51 tuổi ở Nghệ An chuyển viện và khám tại Bệnh viện ĐH Y Hà Nội sau khi được chẩn đoán phát hiện có khối u tá tràng kích thước 2 cm.

Tại đây, bệnh nhân Phú được chỉ định mổ và ca mổ sẽ do GS. TS Hà Văn Quyết trực tiếp thực hiện. Vào ngày 7/6 bệnh nhân Phú đã được phẫu thuật chi phí thăm khám, xét nghiệm, phẫu thuật hết khoảng 70 triệu đồng.

Tuy nhiên, sau khi được phẫu thuật, bệnh nhân Phú cho biết ông vẫn bị đau từng cơn giống như chưa mổ. Ngày 19/7 ông Phú đã quay lại bệnh viện tiến hành chụp chiếu, thăm khám lại và được thông báo khối u tái phát cách u đã mổ 1 cm, cần phải mổ sớm.

Cho rằng bác sĩ mổ nhầm, bệnh nhân này đã gửi đơn đến Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến để tố.

Trao đổi với báo chí sau khi bị bệnh nhân tố, GS.TS Hà Văn Quyết cho biết thời điểm tháng 6/2016 ông đã phẫu thuật khối u hạch cho bệnh nhân Trần Quốc Phú. Vấn đề chỉ ở chỗ ông không lường được khối u lại tái phát và phát triển nhanh như vậy.

Cũng theo GS Quyết vào thời điểm mổ khối u cho bệnh nhân này các bác sĩ đã đưa khối u đi sinh thiết và kết luận đó là u hạch. Và có biên bản sinh thiết rất rõ về khối u đã mổ.

Trả lời trên Tuổi Trẻ, vị Giáo sư bị tố khẳng định trong ca mổ diễn ra vào tháng 6 ông đã bóc khối u và kiểm tra kỹ ruột của bệnh nhân. Do ông không sờ thấy bất kỳ khối u nào khác ngoài khối u đã mổ, nên ông đã không mở ruột bệnh nhân ra để kiểm tra, vì vậy không lường được khối u tái phát và phát triển nhanh.

Khối u mới phát hiện ra gần đây có thể là u hạch mới tái phát và trong vòng 1-1,5 tháng rất có thể phát triển đến kích thước như khối u đã mổ. http://kienthuc.net.vn/khoe-dep/giao-su-noi-tieng-bi-to-mo-xong-khoi-u-van-con-nguyen-728841.html

http://www.phapluatplus.vn/vu-mo-bung-nhung-quen-cat-khoi-u-benh-nhan-dau-don-va-buc-xuc-d21477.html

 

Một trường hợp suýt tử vong vì mắc liên cầu lợn

Chủ quan tự mổ thịt và chế biến lợn ốm của nhà, một người đàn ông ở Thanh Hoá đã mắc liên cầu lợn vào viện  trong tình trạng nguy kịch.

Thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW với PV Kiến Thức, cho biết, bệnh viện này mới tiếp nhận một ca bệnh mắc liên cầu lợn rất nguy kịch.

Sự việc xảy ra khi 3- 4 người cùng mổ con lợn ốm, sau đó khoảng 20 người trong gia đình cùng nhau ăn nhưng ông ông Đ.V.K (51 tuổi, Thanh Hóa) là người duy nhất bị mắc liên cầu lợn.

3 ngày sau khi mổ lợn, ông K. có biểu hiện sốt cao, ớn lạnh cùng với đó là những vết thâm đen trên tay nhưng vẫn không chịu đi bệnh viện, chỉ khi có dấu hiệu nguy kịch, mới đồng ý cho gia đình đưa đi viện.

Nhập viện điều trị tại khoa cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW từ ngày 14/8 vừa qua, nhưng tới giờ ông K. vẫn đang trong tình trạng rất nguy kịch. Chị Đỗ Thị Trang, con gái ông K. cho biết: “Sau 3 ngày chỉ có mình bố tôi bị thôi vì ông trực tiếp tham gia mổ, mà tay lại có các vết xước. Có lẽ do sức đề kháng kém dẫn đến tình trạng này".

Nói về tình trạng của bệnh nhân K., Ths. BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: “Bệnh nhân Đ.V.K được chuyển đến BV Nhiệt đới Trung ương hôm 14/8 trong tình trạng sốc, hôn mê, suy gan suy thận. Bệnh nhân vẫn trong tình trạng hôn mê, thở máy, lọc máu liên tục”.

Cũng theo BS Cấp, tiết canh là nguyên nhân gây ra 70% ca nhiễm liên cầu lợn còn lại là qua giết mổ, tiếp xúc và ăn thịt lợn chưa được nấu chín. Do khi giết mổ lợn, tiếp xúc (vệ sinh chuồng trại), chế biến thịt lợn nhiễm liên cầu…. vi khuẩn cũng có thể lây bệnh qua các vết xước, như trường hợp của ông K.

Năm nào cũng vậy, có tới hàng trăm ca mắc liên cầu lợn nhập viện và đã có trường hợp tử vong. Dù đã được cảnh báo từ ngành Y tế nhưng vì tiếc rẻ, chủ quan người ta vẫn giết mổ, ăn thịt lợn chưa được nấu chín từ những con lợn bệnh của những người thân quen nuôi. Bằng chứng là từ đầu năm tới nay, tại khoa Cấp cứu đã tiếp nhận khoảng vài chục bệnh nhân mắc bệnh này. 

Nếu may mắn vượt qua được giai đoạn nguy hiểm, thì bệnh nhân mắc liên cầu lợn này sau này cũng chịu nhiều di chứng để lại do liên cầu lợn như bị điếc vĩnh viễn, thậm chí xấu hơn nếu bị hoại tử tay có thể phải cắt chi.

Các bác sĩ khuyến cáo: Để phòng liên cầu lợn, tuyệt đối không ăn tiết canh, ăn các sản phẩm từ lợn chưa được nấu chín. Khi giết thịt, chế biến, vệ sinh chuồng trại cần có phương tiện bảo hộ phù hợp. Đặc biệt với lợn ốm càng không nên giết thịt. http://kienthuc.net.vn/khoe-dep/mot-truong-hop-suyt-tu-vong-vi-mac-lien-cau-lon-728835.html

 

 

Tăng 40 % khám chữa bệnh theo BHYT trong 6 tháng, BHXH VN nói gì?

 “Chi phí khám chữa bệnh theo BHYT trong 6 tháng đầu năm 2016 tăng 40% so với cùng kỳ năm 2015, với tổng số tiền tăng thêm 8.545 tỉ đồng. Có 37 tỉnh chi vượt định mức quỹ khám chữa bệnh BHYT với số tiền bội chi tăng thêm 2.879 tỉ đồng”.

Ông Phạm Lương Sơn - Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội VN, trao đổi với PV Dân trí về tình hình sử dụng quỹ khám, chữa bệnh BHYT trong 6 tháng đầu năm qua. Đây là số liệu vừa được BHXH VN công bố chiều 17/8 tại Hà Nội. Điểm đáng lưu ý là số kinh phí khám chữa bệnh thời điểm này có dấu hiệu bội chi cao so với cùng kỳ năm 2015.

Xin ông cho biết tình hình gia tăng đột biến chi phí KCB và sử dụng quỹ BHYT trong thời gian qua ra sao?

Qua 6 tháng đầu năm 2016, BHXH VN thống kê 37 tỉnh có số chi vượt quỹ khám chữa bệnh được giao với tổng số tiền vượt quỹ gần 3.404 tỉ đồng, tăng 22 tỉnh so với cùng kỳ năm 2015. Số tiền bội chi tăng thêm 2.897 tỉ đồng và tăng thêm 12 tỉnh so với cả năm 2015.

Toàn bộ 25 tỉnh đã chi vượt Quỹ BHYT trong năm 2015 vẫn tiếp tục vượt Quỹ trong 6 tháng đầu năm.

Nhiều tỉnh có số vượt Quỹ 6 tháng đầu năm rất lớn (mức trên 100 tỈ đồng) gồm: Thanh Hóa 370 tỉ đồng, Nghệ An 351 tỉ đồng, Quảng Nam 238 tỉ đồng, Cà Mau 221 tỉ đồng, Thái Bình 213 tỉ đồng, Đà Nẵng 167 tỉ đồng, Bắc Giang 142 tỉ đồng, Phú Thọ 125 tỉ đồng, An Giang 116 tỉ đồng, Hải Dương 115 tỉ đồng, Bình Định 109 tỉ đồng, Quảng Ninh 102 tỉ đồng.

Số lượng các tỉnh vượt quỹ tăng cao một phần do tác động khách quan. Tuy nhiên, một số tỉnh chưa bao giờ trong tình trạng bội chi nhưng nay đã trở thành đơn vị bội chi như Bắc Cạn, Lào Cai, Quảng Trị, Tuyên Quang.

Việc tăng chi tới 40% so với cùng kỳ năm 2015, với tổng số tiền tăng thêm 8.545 tỉ đồng trong khám chữa bệnh BHYT là cảnh báo không nhỏ trong việc sử dụng Quỹ BHYT. Vậy các nguyên nhân nào dẫn đến gia tăng chi phí này, thưa ông?

Qua tìm hiểu, BHXH VN xác định có 3 nhóm nguyên nhân chính.

Đầu tiên phải kể đến là nguyên nhân do tăng đối tượng tham gia BHYT. Điều này tất yếu dẫn tới chi phí khám chữa bệnh tăng theo. Cụ thể, số đối tượng tham gia tăng 12%, tương ứng số tiền khoảng 2.941 tỉ đồng.

Nguyên nhân thứ 2 là do việc áp dụng giá dịch vụ y tế đồng hạng theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC. Việc áp dụng giá mới này đã làm tăng thêm tới 3.173 tỉ đồng.

Cuối cùng, số tiền bội chi một phần còn do việc tác động của chính sách thông tuyến huyện khám, chữa bệnh trong toàn quốc với 1.399 tỉ đồng.

Ngoài ra, số tiền tăng thêm còn lại do các nguyên nhân khác 1.032 tỉ đồng: Do tần suất khám chữa bệnh nội trú tăng cao hơn quy luật thông thường hằng năm; do đối tượng phát triển tăng mới có tỷ trọng thuộc nhóm hộ gia đình tham gia cao, mà nhóm hộ gia đình là nhóm có tần suất khám chữa bệnh cao dẫn đến tần suất khám chữa bệnh tăng thêm ...

Để nhằm đảm bảo việc điều hành và quản lý Quỹ BHYT, BHXH VN có biện pháp kiểm soát chi phí từ nay tới cuối năm 2016 ra sao, thưa ông?

BHXH VN sẽ đẩy mạnh đồng thời thực hiện nhiều biện pháp đề điều chỉnh.

Trong đó, việc đầu tiên cần cập nhật liên tục tình hình chi phí KCB, sử dụng quỹ BHYT. Theo đó, BHXH VN sẽ yêu cầu BHXH các tỉnh thực hiện tổng hợp, phân tích số liệu KCB BHYT hàng tháng, hàng quý tại các cơ sở khám chữa bệnh BHYT, so sánh đối chiếu với tháng trước, quý trước, cùng kỳ năm trước để phát hiện bất thường tại mỗi cơ sở KCB để tìm hiểu nguyên nhân và có các giải pháp can thiệp kịp thời.

BHXH VN tăng cường làm việc với các địa phương để xác định các biện pháp kiểm soát chi phí gia tăng cho phù hợp với đặc thù cơ sở cung cấp dịch vụ y tế của từng tỉnh. Cụ thể, việc quản lý sẽ chia các địa phương thành 3 nhóm để thực hiện chỉ đạo can thiệp: Nhóm các tỉnh vẫn tự kiểm soát được chi phí KCB và cân đối trong quỹ KCB của tỉnh; Nhóm các tỉnh có chi phí tăng cao nhưng vẫn đạt yêu cầu cân đối quỹ theo kế hoạch của BHXH Việt Nam đã giao; Nhóm các tỉnh có chi phí tăng cao đột biến, khó kiểm soát, mất cân đối quỹ KCB BHYT lớn cần chỉ đạo can thiệp, có giải pháp giám sát tình hình thực hiện ngay.

Ngoài ra, các biện pháp đi kèm gồm việc tiếp tục tăng cường ứng dụng CNTT kết nối liên thông dữ liệu giữa cơ sở khám, chữa bệnh và cơ quan BHXH để phục vụ việc giám định, thanh toán BHYT. Qua đó kịp thời phát hiện những trường hợp đihám, chữa bệnh nhiều lần để tránh chỉ định trùng.

"BHXH VN sẽ tăng cường công tác chỉ đạo nghiệp vụ, yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố rà soát, thống kê toàn bộ chi phí dịch vụ kỹ thuật phát sinh từ ngày 1/7/2016 thực hiện trên các trang thiết bị xã hội hóa lắp đặt không đúng quy định của Thông tư số 15/TT-BYT như: không trúng thầu hóa chất, vật tư y tế; cho mượn máy; không xây dựng đề án, thông báo với cơ sở y tế việc cơ quan BHXH tạm thời chưa chấp nhận thanh toán các chi phí này để báo cáo xin ý kiến của liên Bộ Y tế - Tài chính..."- ông Phạm Lương Sơn nói. http://dantri.com.vn/suc-khoe/tang-40-kham-chua-benh-theo-bhyt-trong-6-thang-bhxh-vn-noi-gi-20160818150812356.htm

 

 

Những thay đổi bất ngờ ở bệnh viện Nhà nước

Đêm 8/9, khi đến khoa Cấp cứu, bệnh viện (BV) Việt Đức khám vì đau đầu, đi chếnh choáng, vừa đọc tên, anh Phạm Huy Phương (Hà Tĩnh) bất ngờ khi cô điều dưỡng hỏi đích danh địa chỉ nhà. Trước đó 10 năm, anh đã phẫu thuật thay van tim ở BV này và tái khám ở BV khác.

Hết sợ “chữ bác sĩ”!

Sau khi nộp tiền tạm ứng cấp cứu, anh Phương được lưu tại bệnh phòng một đêm trước khi chuyển đến BV Bạch Mai. “Chồng em đến khám được phát hiện nhồi máu não sau thay van tim. Giấy ra viện kèm hóa đơn đầy đủ, được in trên giấy rõ ràng các khoản mục được BHYT thanh toán, phần người bệnh cùng chi trả, rất rõ ràng”, chị Hải vợ anh Phương cho biết.

Đồng hành cùng chồng suốt 10 năm qua, cứ 3 tháng lại đi tái khám một lần, chị Hải cho biết trước đây nhìn vào đơn thuốc là sợ “chữ bác sĩ”, trong khi thuốc chống đông của chồng chị phải dùng liều cực chuẩn, đôi khi thêm, bớt tí ti. Nhưng nay, đơn thuốc được in rõ ràng liều lượng. Anh chị luôn kẹp vào sổ tái khám để nhìn vào đơn.

Không chỉ vấn đề “chữ bác sĩ”, mà từ khi Bộ Y tế tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong khám chữa bệnh, thanh toán BHYT, người bệnh được hưởng nhiều thuận lợi. Như đến viện, thay vì phát số thủ công như trước kia, hiện tại các bệnh viện hầu hết đều có bảng điện tử, số in điện tử, thuận lợi cho người bệnh khi đi khám.

Không dừng ở đó, nhiều bệnh viện đang đầu tư để xây dựng hệ thống bệnh viện điện tử.

Như tại khoa Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai) là một trong những đơn vị được chọn để đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng hệ thống E-Hospital. Khi ứng dụng phần mềm này, bác sĩ khoa cấp cứu sẽ được cập nhật một cách nhanh nhất kết quả xét nghiệm cũng như chẩn đoán hình ảnh của bệnh nhân khám, cấp cứu và điều trị tại khoa ngay trên hệ thống E-Hospital.

Với hệ thống này, bất cứ bệnh nhân nào đã từng được khám, cấp cứu và điều trị... tại bệnh viện Bạch Mai khi tái khám thì bác sĩ có thể lôi lại được hồ sơ bệnh án điện tử của bệnh nhân đó trong những lần vào viện trước chỉ trong vòng vài phút.

“Với một bệnh nhân nhồi máu não, bình thường sẽ được chuyển ngay sang khoa Thần kinh. Nhưng khi có bệnh án điện tử, thông tin bệnh nhân được bác sĩ xem xét toàn diện trên bệnh án của họ, họ sẽ không bị chuyển đến khoa thần kinh mà sẽ được theo dõi ở tim mạch bởi hiện tượng này liên quan đến việc điều chỉnh liều lượng của thuốc chống đông sau thay van tim”, một bác sĩ cho biết.

Lợi đủ đường

Bệnh viện Nội Tiết Trung ương từ khi áp dụng CNTT trong khám chữa bệnh và thanh toán BHYT, mọi việc đều đơn giản hơn vì thông tin bệnh nhân được kết nối qua mạng tại tất cả các khoa, phòng. Bệnh nhân không phải chạy lên chạy xuống giữa các phòng khám. Trên hệ thống phần mềm, mỗi bệnh nhân có một mã riêng thống kê tất cả các lần khám và chỉ định điều trị, giúp cho việc tra cứu các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh từ những lần khám trước chỉ trong khoảng 1 phút, thay cho việc phải chờ đợi hàng giờ đồng hồ để tìm các hồ sơ bệnh án như trước

PGS.TS Trần Ngọc Lương, Giám đốc BV Nội tiết cho biết, tháng 4 vừa qua, hệ thống phần mềm cả 2 cơ sở của Bệnh viện đã thông nhau là cơ sở để Bệnh viện đang triển khai cấp thẻ khám bệnh điện tử nhỏ gọn, tích hợp với thẻ ATM để bệnh nhân có thể thanh toán viện phí bằng thẻ chỉ qua một cú nhấp chuột của bác sỹ. Bệnh nhân cũng không gặp khó khi trước đó đi khám tại cơ sở 1, nay lại đi khám ở c ơ sở 2 bởi thông tin bệnh nhân sẽ được “thông” giữa hai cơ sở nhờ hệ thống CNTT.

BS CKII Đào Quốc Thái, khoa Khám bệnh (Bệnh viện Đa khoa Đống Đa) cho biết, trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận khoảng 600 - 800 ca. Trong đó, số bệnh nhân khám theo thẻ BHYT chiếm đa số.

Đặc biệt, số hồ sơ bệnh tiểu đường và cao huyết áp viện quản lý là 2.000 và 17.000 hồ sơ. Với mô hình bệnh tật hiện nay, số bệnh nhân mắc bệnh mãn tính không lây ngày càng nhiều, những ứng dụng CNTT trong quản lý khám chữa bệnh ngày càng phát huy hiệu quả.

Sau khi lấy phiếu số tự động khám bệnh, đến lượt bệnh nhân chỉ cần quét mã vạch trên thẻ BHYT, phần mềm của Bệnh viện sẽ tự động quét và hiển thị các thông số cần thiết về bệnh nhân đã được lưu trữ trong hệ thống thông tin của BV.

BS Nguyễn Thị Phương Thùy, Trưởng phòng Kế hoạch – Tổng hợp (Bệnh viện Đa khoa Đống Đa), hiện BV đang hoàn thiện hệ thống xét nghiệm kết nối thông tin hai chiều. Cụ thể, nếu trước đây, bệnh nhân khi lấy mẫu xét nghiệm, tiến hành xét nghiệm, đợi kết quả và đưa kết quả đó đến các khoa phòng tiếp theo theo chỉ định của bác sĩ, thì với hệ thống mới, bệnh nhân sau khi xét nghiệm chỉ cần chờ đợi trong thời gian ngắn, kết quả sẽ được tự động truyền đi các khoa phòng được chỉ định.

Trước đó, tháng 6/2016, hơn 13.000 cơ sở trong tổng số 14.000 cơ sở y tế trên toàn quốc đã chính thức kết nối thành công vào hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế (BHYT). Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn cho biết, nhờ ứng dụng CNTT, người bệnh giảm được thời gian chờ khám bệnh, thanh toán viện phí, được cung cấp đầy đủ thông tin về chi phí được quỹ BHYT chi trả, tham gia giám sát quyền lợi được hưởng. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin, các chi phí ngoài quy định được phát hiện và xử lý kịp thời, tránh được tình trạng lạm dụng quỹ BHYT. http://dantri.com.vn/suc-khoe/nhung-thay-doi-bat-ngo-o-benh-vien-nha-nuoc-20160818082044539.htm

 

 

Bảo hiểm từ chối trả 71 tỷ đồng cho phòng khám ‘chữa bệnh tặng quà’

Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông báo từ chối thanh toán 71 tỷ đồng cho Phòng khám Phương Nam (Cà Mau) vì cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh không hợp lý trong 6 tháng đầu năm.

Theo Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Phạm Lương Sơn, Bảo hiểm xã hội đã từ chối thanh toán cho Phòng khám Phương Nam (Cà Mau) 71 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, là con số kỷ lục. Phòng khám này được cho là đã cung cấp những dịch vụ y tế pháp luật không cấm (khám bệnh tặng quà) nhưng sử dụng không hợp lý, lãng phí trong bối cảnh quỹ bảo hiểm xã hội của tỉnh vượt chi. Ví dụ, trường hợp siêu âm tim 4 màu mà không phát hiện có dấu hiệu mạch vành thì được xếp vào nhóm khám sức khỏe thông thường và không được bảo hiểm chi trả.

Cơ quan chức năng xác định phòng khám đã thực hiện một số dịch vụ như khám bệnh, siêu âm, nội soi tai mũi họng, điều trị răng... không đảm bảo chất lượng do không tuân thủ quy trình và thời gian thực hiện. Phòng khám cũng đã chỉ định rộng rãi sử dụng thuốc bổ, thuốc hỗ trợ điều trị giá trị cao đối với một số bệnh nhân....

Với chính sách tặng quà như đường, sữa, chén, ly, đồ chơi... cho bệnh nhân bảo hiểm y tế, phòng khám Phương Nam (Cà Mau) thu hút hàng nghìn người đến khám mỗi ngày trong khi các bệnh viện công trên cùng địa bàn, bệnh viện tư, phòng khám tư khác vắng khách. Bệnh nhân đến khám đều được chỉ định làm cận lâm sàng như nội soi tai mũi họng, siêu âm tim, siêu âm ổ bụng, tổng phân tích tế bào máu...

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 6 tháng đầu năm quỹ bảo hiểm y tế được sử dụng cho khám chữa bệnh đã bội chi gần 3.000 tỷ. Ông Sơn cho biết, năm 2009 khoản bội chi này phải vay từ quỹ bảo hiểm xã hội. Sau rất nhiều nỗ lực của các cơ quan chức năng, nguồn kinh phí bảo hiểm y tế mới kết dư đến năm 2014, đến 2015 quỹ lại bắt đầu gặp khó khăn. 

Theo ông Sơn, việc bội chi này có nhiều nguyên nhân như tăng số người tham gia bảo hiểm y tế nên tăng chi, thông tuyến huyện, điều chỉnh giá dịch vụ y tế… Bên cạnh đó còn có tình trạng trục lợi, lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế như Phòng khám Phương Nam khám bệnh tặng quà. Có cơ sở y tế tại phía Bắc chuẩn bị sẵn nước chanh, bánh mì kẹp thịt để bệnh nhân đến khám bệnh nếu đói có thể ăn uống thoải mái.

Hiện giá dịch vụ y tế có tính thêm tiền lương được thực hiện trước tiên tại 16 tỉnh thành có tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế trên 85%. Thực tế này khiến các chuyên gia lo ngại về tình trạng bội chi quỹ, có những tỉnh được dự báo bội chi vài trăm tỷ đồng.  http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/bao-hiem-tu-choi-tra-71-ty-dong-cho-phong-kham-chua-benh-tang-qua-3454321.html

 

Chất lượng khám chữa bệnh kém vì nội bộ mất đoàn kết

Sở y tế Đồng Nai đã tiến hành kỷ luật đối với giám đốc, phó giám đốc Bệnh viện Xuân Lộc và sẽ có sự điều chuyển trong thời gian tới.

Tại hội nghị phát triển bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2016 – 2020, do UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức ngày 18-8, bà Huỳnh Thị Lành, Phó chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc cho biết người dân địa phương phản ánh hiện chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện Xuân Lộc thấp.

Theo bà Lành nguyên nhân khiến chất lượng khám, chữa bệnh của Bệnh viện Xuân Lộc thấp là do nội bộ của bệnh viện này mất đoàn kết. “Chuyện này đã diễn ra khoảng hai năm nay nhưng hiện vẫn chưa được giải quyết dứt điểm được”, bà Lành nói.

Giám đốc Sở y tế Đồng Nai ông Huỳnh Minh Hoàn cho biết trước đây Bệnh viện Xuân Lộc phát triển rất tốt, là bệnh viện tuyến huyện có chất lượng tốt nhất tỉnh so với các bệnh viện cùng tuyến. Tuy nhiên, thời gian gần đây xảy ra việc nội bộ mất đoàn kết, ảnh hưởng đến chất lượng, khám chữa bệnh khiến người dân phải phán ánh đến các cơ quan chức năng.

“Sở đã tiến hành làm việc với thường trực huyện ủy Xuân Lộc để giải quyết vấn đề mâu thuẫn nội bộ trên, đồng thời kỷ luật đối với giám đốc và phó giám đốc Bệnh viện Xuân Lộc. Sắp tới sẽ có sự điều chuyển giám đốc”, ông Hoàn cho biết.

Tại hội nghị trên, BHXH tỉnh Đồng Nai cho biết tỷ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn tỉnh này còn thấp, chỉ đạt 73,3%. Thấp hơn so với bình quân chung toàn quốc (79%), chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tình trạng trốn đóng, nợ BHXH, BHYT, BHTN của các đơn vị sử dụng lao động vẫn còn phổ biến gây khó khăn cho công tác chốt sổ và giải quyết các chế độ BHXH, BHYT, BHTN.

 

Thuốc lạ, một trong những nguyên nhân gây bội chi quỹ BHYT

Theo BHXH Việt Nam, trong năm 2015 nhiều bệnh viện, đơn vị khám chữa bệnh vẫn sử dụng thuốc “lạ” đưa vào danh mục thuốc được BHYT chi trả, điều này gây lãng phí quỹ BHYT.

Ông Phạm Lương Sơn – BHXH Việt Nam cho biết hàm lượng thuốc lạ rất đáng quan tâm. Có một số thuốc sau khi BHYT khảo sát thì chỉ có giá 156 nghìn đồng nhưng lại bị thổi lên đến 254 nghìn đồng, đây là hành vi trục lợi BHYT trên danh mục thuốc.

Ví dụ: Levofloxacin750mg/150 ml có giá cao hơn 2 lần so với hàm lượng phổ thông, nhưng vẫn thu hút rất nhiều bệnh viện mua.

Chỉ tính riêng chi phí thuốc “lạ” này đã chênh lệch tới 3 tỷ đồng so với hàm lượng thông thường và là một trong những nguyên nhân làm quỹ bảo hiểm y tế của bệnh viện bội chi.

Bên cạnh đó, nhiều bệnh viện mua thuốc với giá cao hơn giá kê khai, sai quy định của Bộ Y tế. Như Bệnh viện đa khoa Quảng Nam mua cao hơn giá kê khai 2 năm 2014-2015 hơn 2 tỷ đồng; Bệnh viện đa khoa Phú Thọ 2 năm 2014-2015 mua thuốc cao hơn giá kê khai hơn 2,4 tỷ đồng; Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu không đấu thầu thuốc năm 2015 và 6 tháng đầu 2016, sử dụng kết quả đấu thầu 2014 đã hết hiệu lực để mua thuốc và giá nhiều thuốc cao hơn so với các tỉnh lân cận…

Đặc biệt, ông Sơn đưa ra con số: Nhiều tỉnh đòi thay đổi nước cất đóng chai thuỷ tinh sang nước cất đóng chai nhựa và chỉ tính riêng sự thay đổi này đã tiêu tốn khoảng 15 tỷ đồng đây là một con số rất lớn.

Theo ông Sơn, nếu dành 15 tỷ đồng này cho bệnh nhân ung thư, bệnh nhân HIV, mua thẻ BHYT cho người nghèo còn có ích hơn rất nhiều thay vì thay đổi chai đựng nước cất.

Ngoài ra, ông Sơn cho biết hiện nay còn vấn đề nổi cộm đó là đặt các máy xét nghiệm miễn phí như mổ phaco, xét nghiệm sinh hoá, nội soi tai mũi họng máy nhưng máy đó của nhà thầu trúng thầu hoá chất. Với những trường hợp này, ông Sơn cho biết BHYT sẽ không thanh toán.

Theo BHXH Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm đã có 37 tỉnh có số chi vượt quỹ KCB được giao, với tổng số tiền vượt quỹ gần 3.404 tỷ đồng, tăng 22 tỉnh so với cùng kỳ năm 2015 với số tiền bội chi tăng thêm 2.897 tỷ đồng và tăng thêm 12 tỉnh so với cả năm 2015, 

Toàn bộ 25 tỉnh đã vượt quỹ trong năm 2015 thì tiếp tục vượt quỹ 6 tháng đầu năm. Nhiều tỉnh có số vượt quỹ 6 tháng đầu năm rất lớn (trên 100 tỷ đồng) gồm: Thanh Hóa 370 tỷ, Nghệ An 351 tỷ, Quảng Nam 238 tỷ, Cà Mau 221 tỷ, Thái Bình 213 tỷ, Đà Nẵng 167 tỷ, Bắc Giang 142 tỷ, Phú Thọ 125 tỷ, An Giang 116 tỷ, Hải Dương 115 tỷ, Bình Định 109 tỷ, Quảng Ninh 102 tỷ.

Số lượng các tỉnh vượt quỹ tăng cao một phần do tác động của gia tăng giá dịch vụ y tế và thông tuyến KCB. Tuy nhiên, một số tỉnh chưa bao giờ trong tình trạng bội chi nay đã trở thành đơn vị bội chi như Bắc Cạn, Lào Cai, Quảng Trị, Tuyên Quang.

Hiện nay, các bệnh viện đã gửi mã thuốc về tuy nhiên mới chỉ có 94 % các loại thuốc đã có mã còn lại vẫn chưa có thuốc cá mã.

 

Tăng giá viện phí 4 tháng, BHYT đã bội chi hơn 3000 tỷ đồng

Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm, quỹ BHYT đã bội chi 3000 tỷ đồng, đây là một con số rất lớn, nếu không cân đối quỹ BHYT thì sẽ ảnh hưởng đến quỹ.

Theo ông Phạm Lương Sơn – Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng quỹ khám chữa bệnh BHYT: 28.220 tỷ đồng. Trong khi đó tổng chi khám chữa bệnh tại tỉnh: 30.372 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 42% dự toán Chính phủ giao.

Trong đó: Chi phí theo loại hình KCB ngoại trú, nội trú bao gồm ngoại trú: 11.932 tỷ đồng, tăng 38%, nội trú: 18.150 tỷ đồng, tăng 41%, chi chăm sóc sức khoẻ ban đầu là: 290 tỷ đồng.

Còn chi phí cho khám chữa bệnh theo khu vực khám chữa bệnh ban đầu: 12.559 tỷ đồng, tăng 36,3% so với cùng kỳ, đa tuyến đến nội tỉnh: 10.108 tỷ đồng, tăng 50%, đa tuyến đến ngoại tỉnh: 7.415 tỷ đồng, tăng 33%. Tổng số lượt khám chữa bệnh: 67.609.210 lượt, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đó, chi phí khám chữa bệnh 6 tháng đầu năm 2016 tăng 40% so với cùng kỳ năm trước, với tổng số tiền tăng thêm 8.545 tỷ đồng. Trong đó, nếu chia theo loại hình chi phí ngoại trú, nội trú thì thấy rõ chi phí gia tăng đột biến tại khu vực KCB nội trú (41%) và nếu chia theo khu vực chi phí thì chi phí tăng tại khu vực KCB đa tuyến đến nội tỉnh (tức là chi phí của bệnh nhân đi KCB ngoài nơi KCB ban đầu tại các cơ sở trên địa bàn tỉnh) là 50%.

Nguyên nhân dẫn đến bội chi trong quỹ BHYT, ông Sơn cho rằng hoàn toàn do các yếu tố cơ học như tăng số người tham gia BHYT. Chi phí khám chữa bệnh BHYT 6 tháng đầu năm tăng 8.545 tỷ so với cùng kỳ năm trước, gồm các nguyên nhân sau: 

- Tăng do tăng đối tượng tham gia BHYT: số đối tượng tham gia tăng 12%, tương ứng số tiền khoảng 2.941 tỷ đồng. Trong nhóm người tham gia BHYT đều là người yếu thế chưa có thu nhập cao và nhóm nhiều nguy cơ mắc bệnh nên chi phí nhóm này cao hơn các nhóm khác. Mỗi người tham gia BHYT ở thời điểm này cao hơn 1,5 lần so với nhóm đối tượng trước tham gia. Dù tăng người tham gia BHYT lại tăng quỹ nhưng đây là điểm chia sẻ cộng đồng của BHYT.

Nguyên nhân thứ 2 là do áp dụng tăng giá dịch vụ y tế đồng hạng theo Thông tư 37 là 3.173 tỷ đồng.

Theo quy định tại Điều 5, Thông tư số 37: từ ngày 01/3/2016, các cơ sở KCB trên toàn quốc áp dụng mức giá dịch vụ bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí phụ cấp đặc thù theo Quyết định 73/QĐ-TTg, theo đó phần lớn giá các DVYT sẽ tăng lên bằng 100% giá tối đa của Thông tư số 03, Thông tư số 04/2012/TTLT-BYT-BTC, đồng thời kết cấu thêm tiền trực, trợ cấp phẫu thuật thủ thuật vào giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT. 

Riêng các cơ sở khám chữa được cấp có thẩm quyền phân loại là đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân được thực hiện mức giá gồm chi phí trực tiếp, chi phí phụ cấp đặc thù và chi phí tiền lương từ ngày 01/3/2016. 

Từ ngày 01/3/2016, có 38 bệnh viện công lập được cấp có thẩm quyền phân loại là đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và 154 bệnh viện tư nhân, 212 phòng khám tư nhân thực hiện mức giá gồm chi phí trực tiếp, chi phí phụ cấp đặc thù và chi phí tiền lương.

Tổng số tiền tăng thêm do áp dụng giá dịch vụ y tế mới của 4 tháng từ tháng 3 đến hết tháng 6 khoảng 3.173 tỷ đồng. 

Ngoài ra, nguyên nhân khiến quỹ BHYT bội chi là tác động của áp dụng luật BHYT mới như thông tuyến huyện trên toàn quốc, số tiền tăng thêm do tác động của thông tuyến huyện khám, chữa bệnh: 1.399 tỷ đồng. 

Số tiền tăng thêm còn lại do các nguyên nhân khác 1.032 tỷ đồng: do tần suất khám chữa bệnh nội trú tăng cao hơn quy luật thông thường hằng năm; do đối tượng phát triển tăng mới có tỷ trọng thuộc nhóm hộ gia đình tham gia cao, mà nhóm Hộ gia đình là nhóm có tần suất khám chữa bệnh cao dẫn đến tần suất khám chữa bệnh tăng thêm. http://infonet.vn/tang-gia-vien-phi-4-thang-bhyt-da-boi-chi-hon-3000-ty-dong-post206612.info

 

Bệnh viện làm dinh dưỡng trên sổ sách để đối phó kiểm tra

 “Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên sổ sách liên quan đến các vấn đề dinh dưỡng tại nhiều bệnh viện (BV) hiện nay chỉ làm với tính chất đối phó, kiểm tra. Làm sao đáp ứng quy định của Sở Y tế, Bộ Y tế đặt ra”.

Đó là một trong những kết luận được TS-BS Tạ Thị Tuyết Mai trình bày tại hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên đề “Kiểm soát dinh dưỡng trong tăng cường chất lượng điều trị” do BV Chợ Rẫy phối hợp với Hội Dinh dưỡng lâm sàng TP.HCM tổ chức ngày 18-8.

Theo TS-BS Tạ Thị Tuyết Mai, Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhân dân Gia Định, khả năng đáp ứng của khoa Dinh dưỡng so với nhu cầu bệnh nhân còn rất thấp.

Qua khảo sát tại BV Nhân dân Gia Định, con số này chỉ chiếm 0,5%. Số liệu thực tế cho thấy trong số 3.000 bệnh nhân ngoại trú và hơn 1.500 bệnh nhân nội trú điều trị tại BV thì chỉ có 10 bệnh nhân trong số này được các bác sĩ, điều dưỡng đánh giá dinh dưỡng.

Về quá trình đánh giá dinh dưỡng, BS Mai phân tích quá trình đánh giá dinh dưỡng một bệnh nhân được trải qua bốn giai đoạn. Bao gồm các bước sàng lọc, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, thực hiện can thiệp dinh dưỡng và đánh giá hiệu quả can thiệp dinh dưỡng. Trong khi đó, khoa Dinh dưỡng chỉ được can thiệp vào giai đoạn 3, tức là giai đoạn thực hiện can thiệp dinh dưỡng. Tất cả khâu còn lại là phần trách nhiệm của bác sĩ, điều dưỡng điều trị.

“Tuy nhiên, việc sàng lọc dinh dưỡng, đánh giá hiệu quả dinh dưỡng của bệnh nhân hiện nay rất phức tạp. Cộng với kiến thức dinh dưỡng của bác sĩ điều trị và điều dưỡng chăm sóc hiện nay vẫn rất là kém. Ở các BV lớn bệnh nhân lại quá đông. Vì vậy để đáp ứng quy định của Sở Y tế, Bộ Y tế đặt ra hầu hết các BV làm dinh dưỡng trên sổ sách để đối phó kiểm tra là chủ yếu” - BS Mai ý kiến.

Đánh giá chung về vấn đề kiểm soát dinh dưỡng trong tăng cường chất lượng điều trị. PGS-TS Nguyễn Văn Khôi, Phó Giám đốc BV Chợ Rẫy, khẳng định rằng dinh dưỡng luôn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho nạn nhân như ngăn ngừa biến chứng, cải thiện kết quả điều trị, hạn chế biến chứng sau phẫu thuật, góp phần rất nhiều vào thành công của nhiều ca phẫu thuật.

Vì vậy, khoa Dinh dưỡng ở các BV cần được chú trọng phát triển hơn nữa, để bệnh nhân được chăm sóc tốt nhất. 

 

http://plo.vn/suc-khoe/benh-vien-lam-dinh-duong-tren-so-sach-de-doi-pho-kiem-tra-647441.html

 

Sẽ lập ban quản lý ATTP trực thuộc UBND TP.HCM

Sở Nội vụ TP.HCM vừa trình UBND TP đề án thành lập Ban quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) TP.HCM trên cơ sở tổ chức lại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế và một số bộ phận thuộc các phòng, chi cục của Sở NN&PTNT, Sở Công Thương.

Ban quản lý ATTP sẽ trực thuộc UBND TP, có chức năng giúp UBND TP thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ATTP.

Ban quản lý có nhiệm vụ quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, lưu thông, kinh doanh đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói... Tổ chức việc cấp, đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP…

Theo lý giải của Sở Nội vụ, việc thành lập Ban quản lý ATTP là cấp bách nhằm khắc phục những bất cập trong hoạt động quản lý ATTP theo kiểu phối hợp liên ngành hiện nay, thiếu một đầu mối có đủ thẩm quyền quản lý xuyên suốt công tác này. http://plo.vn/suc-khoe/se-lap-ban-quan-ly-attp-truc-thuoc-ubnd-tphcm-647335.html

 

Phản khoa học bí kíp bỏ thai siêu tốc chỉ với giá 50 ngàn đồng

Một bí kíp bỏ thai chỉ với “50 ngàn đồng” bằng vài loại thuốc trị bệnh thông thường phối hợp chung đang được một số người dân thiếu hiểu biết tại TP.HCM đồn thổi có “công dụng” phá thai siêu hiệu quả và siêu nhanh. PV báo ĐS&PL đã nhập cuộc tìm hiểu và làm rõ thực hư sự việc đồn thổi kỳ dị này.

Liên tục được truyền miệng

Thời gian gần đây, trên địa bàn vùng giáp ranh TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, nhiều nữ công nhân, sinh viên đang truyền tai nhau thông tin về một bí kíp bỏ thai mang tên “50 ngàn đồng” do một cô gái trẻ có thai ngoài ý muốn “sáng tạo” ra. Công thức rất đơn giản, gồm: 1 viên thuốc tránh thai siêu tốc, 2 viên thuốc cảm cúm, 1 viên thuốc ngủ và 1 viên thuốc phá thai. Tất cả nghiền nát, trộn lẫn với nhau rồi pha với nước uống. Sau khi uống xong, khoảng 3 giờ đồng hồ, người muốn bỏ thai sẽ đạt được ý muốn.

Theo tìm hiểu của PV, bí kíp này còn nhấn mạnh muốn đạt hiệu quả cao hơn, người có nhu cầu phải bổ sung thêm vài viên thuốc Vitamin nữa. Ngoài ra, phải uống thuốc vào thời điểm 5h sáng, lúc chưa ăn. Chị Đ.T.H. (21 tuổi, sinh viên một trường đại học tại quận 7, TP.HCM), cho biết: “Tất cả các loại thuốc trong công thức trên đều mua rất dễ, lại có giá rất rẻ, người muốn bỏ thai chỉ cần chi ra 50 ngàn đồng là có thể mua đầy đủ các loại thuốc. Thậm chí số tiền còn ít hơn nếu mua thuốc đúng giá. Vì vậy, “công thức” phá thai này mới có tên gọi “50 ngàn đồng”. Ngoài ra, bí kíp này còn được quảng cáo là chỉ công hiệu đối với người phá thai 1, 2 lần đầu. Người thực hiện từ lần 3 trở đi, nếu áp dụng công thức này sẽ không đạt được đến hiệu quả cao nhất”.

Chị P.B.T. (25 tuổi, công nhân, ngụ quận Thủ Đức) tiết lộ, chị vừa được một người bạn làm chung công ty kể cho công thức “siêu tốc” này. Người bạn này khẳng định, rất nhiều người có thai ngoài ý muốn áp dụng “công thức” này đều hiệu quả mà không gây đau đớn cho người uống. Có người uống hôm trước và ngày hôm sau cơ thể đã quay lại trạng thái bình thường như chưa có thai. Vài ngày nay, nghe tin về bí kíp này, nhiều bạn nữ công nhân tìm đến hỏi thăm. Hiện, rất nhiều nữ công nhân trên địa bàn TP.HCM “sưu tầm” được bí kíp bỏ thai này thông qua con đường truyền miệng.

Những ngày qua, bí kíp phản khoa học trên liên tục được truyền miệng từ người này đến người khác, thậm chí nhiều biến thể mới về nó cũng xuất hiện. Chị T.T.Q. (25 tuổi, lao động thời vụ, ngụ quận 12) cho hay: “Tôi cũng biết đến ba bí kíp bỏ thai mang tên “50 ngàn đồng” do một số người bạn mách cho. Tôi phân vân không biết “công thức” nào là chính xác nhất. Bởi, người này bổ sung loại thuốc này, người khác bổ sung loại thuốc khác. Đến khi tôi tiếp nhận thì “công thức” trên đã thay đổi rất nhiều”.

Theo nhiều chị em phụ nữ, việc có thai ngoài ý muốn rồi đến bệnh viện, các phòng khám tư để bỏ rất tốn kém. Thế nên, từ khi “công thức 50 ngàn đồng” xuất hiện, không ít người đã sử dụng, thậm chí coi là bí kíp để phòng thân. Thế nhưng, quá trình ghi nhận thực tế, PV chưa trực diện được với nhân vật nào đã áp dụng “công thức” này để giải quyết “hậu quả” ngoài ý muốn. Tất cả đều là truyền miệng từ người này qua người khác. Thậm chí, cô gái trẻ mang thai ngoài ý muốn, người “sáng tạo” ra công thức này nhiều người không biết địa chỉ thật sự ở đâu. Các thông tin chỉ là lời kể chung chung, không rõ nguồn gốc. Dù biết thông tin trên là truyền miệng, nhưng nhiều chị em phụ nữ lại tin tưởng sự “kỳ dị” của nó. Họ rất hiếu kỳ và tò mò muốn biết để “phòng thân”.

Phản khoa học, gây hậu họa

Trước thông tin trên, PV đã ghi chép tỉ mỉ “công thức” và đến tham vấn ý kiến của bác sỹ Nguyễn Văn Nam (bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM) để được giải đáp. Sau khi xem “công thức”, vị bác sỹ lắc đầu ngao ngán, và hỏi lại PV: “Công thức bỏ thai kỳ dị như vậy cũng có người tin theo để thực hiện sao”. Theo vị bác sỹ này, các loại thuốc được phối hợp trong “công thức” phá thai trên chẳng những không có tác dụng phá thai siêu tốc mà còn gây họa cho người sử dụng nó.

Ông khuyến cáo, việc sử dụng thuốc tránh thai, thuốc phá thai không có chỉ định của bác sỹ thì không được uống. Ngoài ra, các loại thuốc cảm cúm, thuốc ngủ kết hợp với nhau sẽ tạo ra những tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm với người uống. Vị bác sỹ này khẳng định, “công thức” phá thai trên là phản khoa học, gây tác dụng phụ cho cơ thể.

Tiếp tục đem công thức trên tìm gặp nhiều bác sỹ, chuyên gia y tế để tìm hiểu thực hư, liệu nó có thật sự giúp người mang thai ngoài ý muốn đạt mục đích, chúng tôi đều nhận được khẳng định, “công thức” phá thai trên chỉ là lời đồn thổi vô căn cứ, không có tác dụng giúp phá thai khi uống vào. “Việc phối hợp các loại thuốc trên để phá thai là điều chưa từng xảy ra tại bất kỳ cơ quan y tế nào”, bác sỹ Phạm Thị Thu Thủy (bệnh viện Thủ Đức, TP.HCM) nói.

BSCKII Võ Đức Chiến (Giám đốc bệnh viện Nguyễn Tri Phương) khi được PV cung cấp thông tin cũng hết sức bất ngờ. Bác sỹ Chiến khẳng định, chưa từng nghe “công thức” phá thai nào như vậy.

Theo khuyến cáo của bộ Y tế, việc bỏ thai bằng thuốc chỉ được áp dụng với thai dưới 50 ngày và chỉ dành cho những thai phụ vì điều kiện đặc biệt không thể thực hiện bỏ thai bằng ngoại khoa. Ngoài ra, quy định của bộ Y tế cũng nói rõ phương pháp phá thai bằng thuốc chỉ được thực hiện tại các bệnh viện tỉnh và trung ương, các phòng khám tư nhân không được thực hiện. Do vậy, nhiều bác sỹ tại TP.HCM khẳng định, công thức trên không có tác dụng phá thai hiệu quả như đồn thổi của dư luận. Các chị em phụ nữ không nên áp dụng công thức trên để phá thai để tránh hậu quả ngoài ý muốn. http://www.doisongphapluat.com/doi-song/phan-khoa-hoc-bi-kip-bo-thai-sieu-toc-chi-voi-gia-50-ngan-a158413.html

 

Việt Nam đang nằm trong số nước có tỉ lệ nạo phá thai cao

Theo báo cáo về tình trạng phá thai của các quốc gia trên thế giới của tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam hiện đang nằm trong số các nước có tỉ lệ phá thai cao. Số lần nạo phá thai trung bình của một phụ nữ độ tuổi sinh đẻ của Việt Nam (19-45 tuổi) hiện nay là 0,5 lần. Con số này chiếm tỉ lệ cao ở các thành phố, đô thị lớn. Đáng chú ý, có những trường hợp từ 15-39 tuổi đã nạo thai đến 3-4 lần.

 

 

 

Một bé trai tử vong vì hóc hạt nhãn

Do không được xử trí kịp thời khi hóc hạt nhãn, một bé trai ở Thái Nguyên đã tử vong.

Ngày 17/8, trên mạng xã hội lan truyền thông tin một bé trai tử vong do hóc hạt nhãn. Thông tin trên được đăng từ facebook cá nhân có tên BB với nội dung: “Hôm nay tại bệnh viện A Thái Nguyên, có một bé trai tử vong do hóc hột nhãn. Các mẹ chú ý, cẩn thận khi cho con ăn đừng để xảy ra những hậu quả đáng tiếc nhé !!!! Chứng kiến cảnh mình là người ngoài còn rơi nước mắt. Cầu mong cho linh hồn cháu được siêu thoát”.

Nội dung trên nhanh chóng được chia sẻ với tốc độ chóng mặt và thu hút một lượng lớn người dùng mạng xã hội bình luận với trạng thái cảm xúc đau xót.

Giám đốc Bệnh viện A Thái Nguyên Đỗ Minh Thịnh xác nhận thông tin bệnh nhi bị tử vong do hóc hạt nhãn lan truyền trên mạng facebook là đúng sự thật. Ông Thịnh cho biết bệnh nhi trên nhập viện đêm 16/8 và đã tử vong trước đó. Nguyên nhân tử vong được xác định là do bị hóc hạt nhãn.

Trước đó, Bệnh viện Bạch Mai cũng đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp trẻ bị hóc dị vật. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, khi bị hóc bất cứ dị vật gì nếu không được cấp cứu kịp thời trẻ rất dễ bất tỉnh và dẫn tới tử vong. Khi trẻ bị hóc dị vật cần đặt trẻ năm sấp trên cánh tay đầu thấp, dùng lòng bàn tay kia vỗ vỗ mạnh vào lưng 5 lần để dị vật bật ra ngoài. Nếu trẻ còn khó thở dùng 2 ngón tay ấn ngực 5 lần. Và nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu sớm.  

Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo, trẻ ăn bất cứ loại quả gì đều phải tách vỏ, bỏ hạt. Tuyệt đối, không cho trẻ chơi những vật dụng nhỏ; để trẻ tự ý cắn hạt bí, hạt dưa… http://congly.com.vn/xa-hoi/suc-khoe/mot-be-trai-tu-vong-vi-hoc-hat-nhan-169408.html

http://news.zing.vn/be-trai-tu-vong-do-hoc-hat-nhan-post674735.html

 

Cứu sống sản phụ bị phong huyết tử cung rau

Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết, vừa phẫu thuật thành công cho một sản phụ bị phong huyết tử cung rau trong tình trạng thiếu máu và rối loạn đông máu nặng.

Trước đó ngày 13/8, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã tiếp nhận sản phụ Nông Thị H. 30 tuổi trú tại Thủy Nguyên – Hải Phòng. Sản phụ nhập viện trong tình trạng đang mang thai tháng thứ 7, đau bụng liên tục, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, tử cung co cứng liên tục và ra máu âm đạo. Sản phụ H. đã sinh mổ 1 lần và mổ chửa ngoài tử cung 1 lần.

Qua thăm khám và siêu âm cho thấy thai nhi đang ở tuần thứ 27 nặng khoảng 1.050 gram, không còn tim thai và có khối máu tụ sau rau lớn.

Ths.BS Nguyễn Thị Thu Hường – Trưởng khoa Sản Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, cho biết trường hợp sản phụ H. rất hiếm gặp, với chẩn đoán phong huyết tử cung rau (rau bong non thể nặng) là một trong những biến chứng của tiền sản giật. Trong khi trước đó sản phụ không được theo dõi và quản lý thai sản khi nhập viện thai nhi đã tử vong. Nếu không được xử lý kịp thời thì sản phụ cũng có thể tử vong.

Các bác sĩ bệnh viện đã nhanh chóng tiến hành cấp cứu và mổ lấy thai ngay cho sản phụ. Tuy nhiên, do sản phụ bị thiếu máu và rối loạn đông máu nặng nên các bác sĩ đã phải huy động máu tươi được hiến từ ngân hàng máu sống của bệnh viện. Nhờ được xử trí cấp cứu và truyền máu kịp thời nên ca phẫu thuật diễn ra thành công, người bệnh đã qua được cơn nguy kịch. Hiện, sức khỏe sản phụ ổn định và đã ăn uống đi lại bình thường. http://congly.com.vn/xa-hoi/suc-khoe/cuu-song-san-phu-bi-phong-huyet-tu-cung-rau-169398.html

 

 

Cứu người đàn ông thoát khỏi nguy cơ tiểu không kiểm soát, xuất tinh ngược

Người đàn ông tìm đến bệnh viện trong tình trạng tiểu khó, cảm giác đi tiểu không hết và tiểu lắt nhắt nhiều lần về đêm. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Bệnh nhân đứng trước nguy cơ tiểu không kiểm soát, xuất tinh ngược dòng và rối loạn cương dương nếu phải phẫu thuật cứu chữa căn bệnh trên.

Ngày 18.8, Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM cho hay bệnh viện đã cứu chữa thành công bệnh nhân N.T.H. (sinh năm 1958, ngụ ở Hóc Môn, TP.HCM) mắc bệnh tăng sinh tuyến tiền liệt mà không cần phẫu thuật, giúp bệnh nhân thoát khỏi nguy cơ tiểu không kiểm soát, xuất tinh ngược dòng và rối loạn cương dương.

Bác sĩ Trần Thanh Vũ - Trưởng đơn vị can thiệp mạch máu, Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, trước đó bệnh nhân H. đến bệnh viện với những triệu chứng bệnh như: tiểu khó, tiểu rặn, cảm giác đi tiểu không hết, tiểu lắt nhắt nhiều lần về đêm… Những triệu chứng này khiến bệnh nhân rất khó chịu, chất lượng cuộc sống bị giảm.

Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt và điều trị thuốc nội khoa nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm.

Sau đó, các bác sĩ tiến hành siêu âm và chụp cộng hưởng từ phát hiện tăng sinh tuyến tiền liệt khoảng 50gram; tiền liệt tuyến phì đại, có nhân xơ khoảng 47x29mm, nước tiểu tồn lưu khoảng 148ml; kích thước tuyến tiền liệt 59x48x34mm, chèn ép làm hẹp niệu đạo và vùng cổ bàng quang.

“Bệnh nhân điều trị không thuốc không giảm, chỉ còn cách phẫu thuật nhưng nếu phẫu thuật sẽ khiến cho bệnh nhân có nguy cơ tiểu không kiểm soát, xuất tinh ngược dòng, rối loạn cương dương… làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống”, bác sĩ Vũ chia sẻ.

Đứng trước tình hình trên, bệnh viện đã tiến hành một cuộc hội chẩn với nhiều chuyên khoa và đưa ra phương pháp điều trị bằng kỹ thuật can thiệp làm tắc động mạch tuyến tiền liệt, trong đó giao cho 2 chuyên khoa là Ngoại niệu ghép thận và Đơn vị can thiệp mạch máu chịu trách nhiệm thực hiện kỹ thuật này.

Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ Trần Thanh Vũ cho biết, các bác sĩ phải luồn một ống thông vào động mạch đùi đến động mạch chậu trong, bơm thuốc cản quang để xác định nguyên ủy của động mạch tuyến tiền liệt. Sau đó, qua ống thông này, dùng hạt nhựa PVA (Polyvinylalcohcol) 350- 500 micron đưa vào để làm tắt động mạch tuyến tiền liệt, hạn chế tăng sinh và khối u sẽ nhỏ lại.

“Can thiệp làm thuyên tắc động mạch tuyến tiền liệt là một kỹ thuật ít xâm lấn, can thiệp tối thiểu. Với phương pháp này sẽ hạn chế được các nguy cơ, rủi ro do phẫu thuật mở, đặc biệt hạn chế xuất tinh ngược dòng và ít rối loạn cương dương, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đây là một phương pháp điều trị mới mà hiện nay tại TP.HCM chỉ có duy nhất bệnh viện chúng tôi thực hiện”, bác sĩ Vũ cho hay.

Theo bác sĩ Vũ, tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới từ 45 đến 75 tuổi, chiếm tỷ lệ 45-70% với các triệu chứng: tắc nghẽn, kích thích đi tiểu nhiều lần về đêm, tiểu són, tiểu gấp, tiểu không hết, đôi khí bí tiểu… làm chất lượng cuộc sống suy giảm, diễn tiến nặng có thể gây tạo sỏi, suy thận và tử vong... http://motthegioi.vn/suc-khoe-c-84/cuu-nguoi-dan-ong-thoat-khoi-nguy-co-tieu-khong-kiem-soat-xuat-tinh-nguoc-40790.html

 

Nhà báo Hữu Bằng: ‘Tôi đã được tái tạo nhựa sống cho cuộc đời mới’

Sáng 17-8, sau gần bốn tháng chạy thận, nhà báo Nguyễn Văn Bằng (bút danh “Hữu Bằng”) - báo Long An đã được các bác sĩ BV Chợ Rẫy phẫu thuật ghép thận thành công.

Nói chuyện với chúng tôi sau đúng một ngày trải qua ca phẫu thuật ghép thận, nhà báo Hữu Bằng đã lạc quan hơn rất nhiều, anh nói vui: “Hôm qua mới phẫu thuật xong ảnh không đẹp, hôm nay mặt có thêm tí nước mập lên xíu, chắc chụp ảnh đẹp rồi”.

Việc đầu tiên anh Bằng thực hiện khi tỉnh dậy sau cơn mê là gửi lời cảm ơn đến tất cả mạnh thường quân, các y bác sĩ BV Chợ Rẫy đã tận tâm giúp mình. Anh Bằng viết trên trang cá nhân: “Cuộc phẫu thuật đã thành công vào ngày 17-8. Nó xua tan những tháng ngày đau khổ cả về thể xác lẫn tâm hồn, tái tạo nhựa sống, một cuộc đời mới. Cảm ơn các cô chú, anh chị em gần xa đã động viên, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần. Cảm ơn đội ngũ y, bác sĩ nhiệt tình chữa trị. Cảm ơn người hy sinh một phần thân thể của mình cho tôi được sống, được thực hiện ước mơ, hoài bão của mình. Ngàn lời tri ân cuộc đời này...”.

Do gia đình khó khăn, cộng với các anh em trong nhà đều khá lớn tuổi, không thuận tiện trong việc đi lại, anh Nguyễn Văn Tâm (em rể anh Bằng) là người duy nhất túc trực bên ngoài phòng mổ từ lúc trước cho đến khi anh Bằng vào phẫu thuật. Gần 6 giờ sáng 17-8, khi anh Bằng được đưa vào phòng cách ly, người em rể cứ mãi đứng ngồi không yên. “Mấy ngày nay bác sĩ đo huyết áp tăng liên tục. Sức khỏe anh như vậy, vào phòng mổ càng khiến gia đình lo hơn. Mong sao mọi sự tốt lành, không phụ lòng những người đã tận tâm giúp đỡ hết lòng cho ca phẫu thuật ngày hôm nay” - anh Tâm tâm sự.

Niềm vui thành công sau ca phẫu thuật của anh Bằng giờ không chỉ là niềm vui của người trong cuộc mà nó là niềm vui của mọi người đã chung tay giúp đỡ anh.

Trước đó, ngày 16-4-2016, báo Pháp Luật TP.HCM đăng bài “Một nhà báo tử tế cần tiếp sức” nhận được rất nhiều phản hồi và giúp đỡ từ bạn đọc. Qua đó, báo Pháp Luật TP.HCM đã quyên góp được hơn 800 triệu đồng phụ giúp chi phí chạy thận và ghép thận cho nhà báo Hữu Bằng. Ngày 19-4, Văn phòng Bộ Y tế cũng đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến về việc giúp đỡ, hỗ trợ nhà báo Hữu Bằng điều trị và ghép thận. http://plo.vn/suc-khoe/nha-bao-huu-bang-toi-da-duoc-tai-tao-nhua-song-cho-cuoc-doi-moi-647501.html

 

Điều trị phì đại tiền liệt tuyến không cần dao mổ

http://plo.vn/suc-khoe/dieu-tri-phi-dai-tien-liet-tuyen-khong-can-dao-mo-647453.html

Chiều 18-8, TS-BS Nguyễn Đình Phú, Phó Giám đốc BV Nhân dân 115 (TP.HCM), cho Pháp Luật TP.HCM biết thông tin trên.

“Sau thời gian điều trị phì đại tiền liệt tuyến bằng kỹ thuật thuyên tắc mạch không cần phẫu thuật, bệnh nhân NTH (nam, 58 tuổi, ở Hóc Môn, TP.HCM) không còn tiểu buốt, tiểu khó… Chất lượng cuộc sống được cải thiện hẳn”, ông Phú cho biết.

Trước đó, bệnh nhân được đưa vào BV Nhân dân 115 với các các triệu chứng tiểu khó, tiểu rặn, cảm giác đi tiểu không hết, tiểu lắt nhắt nhiều lần về đêm… Tình trạng này khiến bệnh nhân luôn khó chịu, chất lượng cuộc sống giảm sút.

Chẩn đoán cho thấy bệnh nhân bị tăng sinh tuyến tiền liệt, đã điều trị với thuốc nội khoa nhưng bệnh không thuyên giảm. Kết quả siêu âm còn ghi nhận tiền liệt tuyến phì đại làm hẹp niệu đạo và vùng cổ bàng quang, có nhân xơ, nước tiểu tồn lưu.

ThS-BS Trương Hoàng Minh (Trưởng khoa Ngoại niệu ghép thận), BS Trần Thanh Vũ (Trưởng đơn vị Can thiệp mạch máu) cùng các bác sĩ khoa Chẩn đoán hình ảnh tiến hành điều trị bằng kỹ thuật can thiệp làm tắc động mạch tuyến tiền liệt.

“Đây là kỹ thuật ít xâm lấn, can thiệp tối thiểu. Đầu tiên, các bác sĩ luồn một ống thông vào động mạch đùi đến động mạch chậu trong. Đồng thời bơm thuốc cản quang để xác định nguyên ủy của động mạch tuyến tiền liệt. Sau đó qua ống thông này, bác sĩ dùng hạt nhựa PVA (Polyvinylalcohcol) 350- 500 micron đưa vào để làm tắc động mạch tuyến tiền liệt, hạn chế tăng sinh và khối u sẽ nhỏ lại” - BS Vũ giải thích.

ThS-BS Minh cho biết thêm tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới trong độ tuổi 45-75. Ông lý giải thêm: “Phương pháp điều trị hiện nay là nội khoa hoặc can thiệp phẫu thuật cắt đốt nội soi. Tuy nhiên, sau phẫu thuật dễ dẫn đến các nguy cơ như tiểu không kiểm soát, xuất tinh ngược dòng, rối loạn cương dương…, làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống”.

TS-BS Nguyễn Đình Phú nhận định: “Điều trị phì đại tiền liệt tuyến bằng kỹ thuật thuyên tắc mạch không cần phẫu thuật là kỹ thuật mới được triển khai và áp dụng đầu tiên tại TP.HCM. BV Nhân dân 115 là đơn vị thứ hai áp dụng kỹ thuật này tại Việt Nam sau BV Bạch Mai (Hà Nội). Phương pháp này hạn chế nhiều rủi ro, thời gian nằm viện ngắn, có thể xuất viện trong ngày sau khi thực hiện thủ thuật”.

 

Nhập viện với dao bầu xuyên qua đầu

Ngày 18.8, bác sĩ Nguyễn Đức Liên – Khoa Phẫu thuật thần kinh 2 (Bệnh viện Việt Đức) cho biết, bệnh viện vừa cứu sống 1 bệnh nhân nhập viện với một con dao bầu khoảng 40cm xuyên qua đầu.

Theo bác sĩ Liên, rạng sáng 18.8, bệnh nhân đã được đưa vào viện trong tình trạng “nguyên xi” con dao bầu cắm từ thái dương xuyên qua họp sọ, cắt qua não vùng thái dương, xuyên qua nền sọ, xuống cùng hàm mặt, phần não nằm ngay cạnh lưỡi dao. Bệnh nhân là nam 25 tuổi, làm công nhân tại Thanh Hóa. Người nhà cho biết bệnh nhân đi ăn tối với bạn, sau đó xảy ra cãi cọ. Người bạn đã lấy dao bầu đâm. Bệnh nhân được sơ cứu tại bệnh viện ở Thanh Hóa, được băng ở quanh dao nên nhờ đó dao đã không bị xô lệch đi.

Bác sĩ Liên cho biết, vị trí dao cắm ngay tại các mạch máu lớn. Quá trình phẫu thuật đã gây chảy máu, mất hơn 500ml máu. Các bác sĩ đã phải mài xương sọ quanh dao nên mới lấy dao ra được an toàn. “Rất may là người thân đã không rút dao ra, nếu rút các động mạch não có thể sẽ bị cắt đứt, tính mạng sẽ bị đe dọa. 

Sau 3 tiếng, ca mổ đã thành công, bệnh nhân đang được hồi sức sau mổ. Tuy nhiên, bác sĩ Liên cho biết cần phải tiếp tục theo dõi biến chứng sau mổ, nhiễm trùng áp xe, rò dịch não tủy sau mổ và các thiếu sót thần kinh (di chứng muộn về thần kinh).

Bác sĩ Liên khuyến cáo, với những tổn thương dị vật cắm sâu vào trong não người bệnh hoặc người thân không cố rút hoặc làm dịch chuyển dị vật mà nên đưa đến cơ sở y tế để được sơ cứu ban đầu sau đó chuyển đến cơ sở chuyên khoa. http://danviet.vn/tin-tuc/nhap-vien-voi-dao-bau-xuyen-qua-dau-702205.html

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suc-khoe/845100/cuu-song-nam-thanh-nien-bi-dao-bau-dam-xuyen-nao

 

 

Tập huấn triển khai thí điểm Bộ công cụ và quy trình giám sát dựa vào cộng đồng

Nhằm đánh giá khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, từ ngày 18 – 20.8, Ban quản lý dự án VUSTA – Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS tổ chức Hội thảo Tập huấn triển khai thí điểm Bộ công cụ và quy trình giám sát dựa vào cộng đồng tại Hà Nội.

Phát biểu tại hội thảo, Giám đốc Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam Đỗ Thị Vân cho biết, giám sát dựa vào cộng đồng không giống như các giám sát thông thường, bởi vì mục đích của nó không phải đưa ra một báo cáo tác động của các hoạt động phát triển ở cộng đồng mà thay vào đó là hướng tới sự phát triển tốt hơn. Trong đó quá trình giám sát cộng đồng sẽ liên quan đến một quan hệ đối tác 3 chiều giữa nhà cung cấp dịch vụ và quản lý y tế, các tổ chức xã hội và các tổ chức dựa vào cộng đồng và các tổ chức NGO.

Dịch vụ phòng chống HIV/AIDS là dịch vụ rất chuyên nghiệp và đặc biệt. Tất cả các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS đều thuộc hệ thống dịch vụ công và chịu sự kiểm tra, giám sát theo các quy trình của Bộ Y tế. Tuy nhiên, việc theo dõi chất lượng dịch vụ từ phía khách hàng hầu như chưa được thực hiện. Do vậy, việc triển khai thí điểm Bộ công cụ và quy trình giám sát dựa vào cộng đồng là điều cần thiết.

Bộ công cụ và quy trình giám sát dựa vào cộng đồng sẽ được thí điểm từ tháng 9 - 12.2016, thời gian cụ thể do các nhóm quyết định. Tại buổi tập huấn, các đại biểu là đại diện từ các CBO, NGO ở  cộng đồng đã được giới thiệu về Bộ công cụ và quy trình giám sát. Nội dung cơ bản của bộ công cụ được thể hiện qua các phiếu lấy ý kiến của người sử dụng với 3 phần chính gồm phần 1 là thông tin về cơ sở dịch vụ cũng như giới thiệu tên cơ sở dịch vụ, ngày thu thập thông tin, giới thiệu về bản thân giám sát viên và mục đích thu thập thông tin; phần 2 là thông tin người sử dụng dịch vụ; phần 3 là đánh giá của người sử dụng dịch vụ.

Trong đó giám sát 3 dịch vụ phòng chống HIV/AIDS chính là dịch vụ điều trị ARV, dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện và dịch vụ methadone. Quy trình giám sát sẽ được thực hiện từ thu thập số liệu, xử lý số liệu và báo cáo, sau đó là họp giao ban thảo luận kết quả giám sát. Việc phản hồi kết quả giám sát sẽ được thực hiện qua cuộc họp giữa đại diện của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố, đại diện đơn vị cung cấp dịch vụ và đại diện các NGO, CBO ở cộng đồng. Tại cuộc họp các bên sẽ trình bày và thảo luận về kết quả giám sát, so sánh với kết quả giám sát 6 tháng trước (nếu có) hoặc với các giám sát khác; thảo luận các vấn đề liên quan đến chất lượng dịch vụ, công tác giám sát dựa vào cộng đồng hay các vấn đề khác có liên quan…

Việc tổ chức tập huấn triển khai thí điểm Bộ công cụ và quy trình giám sát dựa vào cộng đồng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS nhằm góp phần cải thiện dịch vụ, tăng hài lòng của người sử dụng dịch vụ đặc biệt là về điều trị và dự phòng HIV/AIDS. http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=376893

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang